Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Đánh giá tác động của phát triển khu kinh tế vân đồn tới sử dụng đất và đời sống của người dân huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh, giai đoạn 2017 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 95 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM THỊ LINH CHI

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN KHU
KINH TẾ VÂN ĐỒN TỚI SỬ DỤNG ĐẤT VÀ ĐỜI
SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN HUYỆN VÂN ĐỒN,
TỈNH QUẢNG NINH, GIAI ĐOẠN 2017 - 2019

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Thái Nguyên - 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM THỊ LINH CHI

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN KHU
KINH TẾ VÂN ĐỒN TỚI SỬ DỤNG ĐẤT VÀ ĐỜI
SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN HUYỆN VÂN ĐỒN,
TỈNH QUẢNG NINH, GIAI ĐOẠN 2017 - 2019
Ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 8.85.01.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Thế Đặng

Thái Nguyên - 2020




i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong
bất kì cơng trình nào.
Tơi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Phạm Thị Linh Chi


2

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ,
tạo điều kiện thuận lợi nhất, những ý kiến đóng góp và những lời chỉ bảo quý báu của
tập thể, cá nhân trong và ngồi Trường Đại học Nơng Lâm Thái Nguyên.
Đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc GS.TS. Nguyễn Thế Đặng là người
trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài và hồn thành
luận văn. Tơi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Lãnh đạo, cơng chức,
viên chức Phịng Tài ngun và Mơi trường, Trung tâm phát triển quỹ đất, Chi nhánh
Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Vân Đồn, các cơ quan ban ngành khác có liên quan
đã tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu, những thông tin cần thiết để thực hiện luận
văn này.
Tơi xin được bày tỏ lịng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới sự giúp đỡ tận tình,
quý báu đó.
Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả luận văn

Phạm Thị Linh Chi


3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH

MỤC

CHỮ

VIẾT

......................................................................................vi

DANH

TẮT
MỤC

BẢNG

.....................................................................................................vii DANH MỤC HÌNH
.................................................................................................... viii

MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài....................................................................................2
3. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................................3
3.1. Ý nghĩa khoa học......................................................................................................3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................................3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...........................................................................4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài.........................................................................................4
1.1.1. Cơ sở lý luận..........................................................................................................4
1.1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển khu kinh tế...............................................................4
1.1.3. Cơ sở pháp lý.......................................................................................................11
1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về sử dụng đất ..............................................................13
1.2.1. Khái niệm về đất đai............................................................................................13
1.2.2.
Đặc
điểm
đất
..................................................................................................14

đai

1.2.3. Vai trò của đất đai................................................................................................15
1.3. Các vấn đề về phát triển khu kinh tế trên Thế giới và Việt nam ............................16
1.3.1. Các nghiên cứu và phát triển khu kinh tế trên Thế giới ......................................16
1.3.2. Các nghiên cứu và phát triển khu kinh tế ở Việt Nam ........................................17
1.3.3. Các nghiên cứu về tình hình phát triển khu kinh tế gắn với q trình đơ thị hóa


đất


đai

trên

Thế

giới



Việt

Nam

.................................................................................22
1.4. Những nhận xét rút ra từ tổng quan tài liệu............................................................27
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....29


4

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................29


5

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................29
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................29
2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................................29
2.2. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................29

2.2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và quá trình thành lập, phát triển
Khu kinh tế Vân Đồn.....................................................................................................29
2.2.2. Thực trạng và ảnh hưởng của phát triển khu kinh tế Vân Đồn đến sử dụng đất
giai đoạn 2017 - 2019
...........................................................................................................29
2.2.3. Đánh giá sự ảnh hưởng của phát triển Khu kinh tế đến đời sống người dân trên
địa bàn giai đoạn 2017 - 2019 .......................................................................................29
2.2.4. Đánh giá chung về phát triển Khu kinh tế tác động đến sử dụng đất và cuộc sống
người dân giai doạn 2017 - 2019...................................................................................30
2.2.5. Một số giải pháp nhằm khắc phục tác động tiêu cực của phát triển Khu kinh tế 30
2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................30
2.3.1. Phương pháp thu thập thơng tin ..........................................................................30
2.3.2. Phương pháp phân tích, xử lý và tổng hợp số liệu ..............................................33
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.......................................34
3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và quá trình thành lập, phát triển Khu
kinh tế Vân Đồn.............................................................................................................34
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................34
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ....................................................................................38
3.1.3. Đánh giá tiềm năng phát triển của Vân Đồn .......................................................39
3.1.4. Khái quát Khu kinh tế Vân Đồn ..........................................................................42
3.2. Thực trạng và ảnh hưởng của sự phát triển Khu kinh tế Vân Đồn đến sử dụng đất
huyện Vân Đồn giai đoạn 2017 - 2019..........................................................................43
3.2.1. Thực trạng phát triển Khu kinh tế Vân Đồn giai đoạn 2017 - 2019....................43
3.2.2. Ảnh hưởng của phát triển Khu kinh tế đến đất đai giai đoạn 2017 – 2019.........45
3.3. Đánh giá ảnh hưởng của phát triển Khu kinh tế đến đời sống người dân trên địa
bàn giai đoạn 2017 - 2019
....................................................................................................53


6


3.3.1. Tình hình đền bù cho các hộ dân khi thu hồi đất giải phóng mặt bằng phục vụ
phát triển Khu kinh tế từ năm 2017 –
2019...........................................................................53


55

3.3.2. Ảnh hưởng của phát triển Khu kinh tế đến đời sống người dân trên địa bàn giai
đoạn 2017 - 2019 ...........................................................................................................53
3.4. Đánh giá chung về phát triển Khu kinh tế tác động đến sử dụng đất và cuộc sống
người dân giai doạn 2017 - 2019...................................................................................59
3.4.1. Mặt tích cực .........................................................................................................59
3.4.2. Mặt tiêu cực và nguyên nhân...............................................................................60
3.5. Một số giải pháp nhằm khắc phục tác động tiêu cực của phát triển Khu kinh tế...64
3.5.1. Giải pháp từ phía chính quyền.............................................................................64
3.5.2. Giải pháp cho các hộ nông dân............................................................................66
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .........................................................................................67
1. Kết luận......................................................................................................................67
2. Kiến nghị ...................................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................69
PHỤ LỤC


66

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Đ
K
G

D
K
C
K
K
K
T
T
C,
T
H
T
H

Đ

T

K
h
K
h
K
i
T
r
T
r
T
r



viii
7
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các khu kinh tế được thành lập tại Việt Nam giai đoạn 2003 – 2010 ..........18
Bảng 2.1. Tổng số hộ chịu ảnh hưởng của thu hồi đất giai đoạn 2017 – 2019 và số
lượng mẫu điều
tra..................................................................................................31
Bảng 3.1. Dân số, mật độ dân số Vân Đồn giai đoạn 2017 - 2019 ...............................38
Bảng 3.2. Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Vân Đồn giai đoạn 2017 2019.... 39
Bảng 3.3. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội huyện Vân Đồn
giai đoạn 2017 - 2019...................................................................................45
Bảng 3.4. Thực trạng sử dụng đất ở Vân Đồn giai đoạn 2017 - 2019 ..........................46
Bảng 3.5. Tình hình biến động đất đai ở Vân Đồn giai đoạn 2017 – 2019...................48
Bảng 3.6. Tình hình chuyển mục đích sử dụng đất nơng nghiệp sang đất phi nông
nghiệp trên địa bàn Vân Đồn giai đoạn 2017 – 2019
..............................................50
Bảng 3.7. Tổng hợp kết quả thu hồi đất trên địa bàn Vân Đồn giai đoạn 2017 –
2019....... 51
Bảng 3.8. Tổng hợp loại đất bị thu hồi trên địa bàn Vân Đồn giai đoạn 2017 – 2019....
52
Bảng 3.9. Tổng hợp kết quả thu hồi đất Vân Đồn giai đoạn 2017 - 2019 ....................53
Bảng 3.10. Một số thông tin cơ bản về các chủ hộ điều tra ..........................................54
Bảng 3.11. Kết quả khảo sát tình hình chuyển đổi nghề nghiệp của hộ trước và sau thu
hồi đất...........................................................................................................55
Bảng 3.12. Đánh giá tác động của phát triển Khu kinh tế Vân Đồn đến thu nhập của hộ
gia đình.........................................................................................................56
Bảng 3.13. Đánh giá tác động của phát triển Khu kinh tế Vân Đồn đến môi trường
sống tại địa

phương...............................................................................................58
Bảng 3.14. Mong muốn của người dân trước tác động của phát triển Khu kinh tế Vân
Đồn trong tương lai ......................................................................................58


viii
8
DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1. Bản đồ vị trí địa lý huyện Vân Đồn...............................................................34
Hình 3.2. Cảnh quan Khu kinh tế Vân Đồn ..................................................................42
Hình 3.3. Tỷ lệ sử dụng đất thu hồi cho các hoạt động trên địa bàn Vân Đồn 20172019.... 52


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong q trình đổi mới nền kinh tế - xã hội ở nước ta, quá trình chuyển
dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng giá trị nông, lâm, thủy sản
trong tổng thu nhập quốc dân trong nước (GDP) và tăng dần tỷ trọng các ngành
công nghiệp, xây dựng, dịch vụ trong GDP; đồng thời q trình đơ thị hóa cũng
diễn ra mạnh mẽ tại tất cả các địa phương trong cả nước. Các quá trình này đã tác
động lớn đến sự chuyển dịch trong cơ cấu sử dụng đất: tỷ lệ diện tích đất nơng
nghiệp có xu hướng giảm, thay vào đó là tỷ lệ đất phi nơng nghiệp tăng lên, tỷ lệ
đất chưa sử dụng được đưa vào sử dụng cũng ngày càng nhiều. Việc thay đổi cơ
cấu sử dụng đất ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản lý, sử dụng đất của các địa
phương và ít nhiều tác động tới đời sống của người dân bị mất đất phục vụ quá
trình phát triển kinh tế
- xã hội cho địa phương đó. Việc phát triển tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

cũng không phải trường hợp ngoại lệ.
Tỉnh Quảng Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ được thành
lập theo quyết định Thủ tướng Chính phủ từ tháng 9/1997 (gồm các thành phố Hà
Nội, Hải Phòng và các tỉnh Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương) với diện tích
hơn
10.000 km², trong đó mỗi địa phương được xác định phát triển với thế mạnh khác
nhau. Tỉnh Quảng Ninh có 14 đơn vị hành chính trực thuộc, trong đó có huyện
Vân
Đồn.
Với vị trí thuận lợi nằm trong vịnh Bái Tử Long và liền kề với di sản thiên
nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, huyện Vân Đồn có diện tích đất tự nhiên khoảng
58.183,3 ha và diện tích mặt nước biển rộng gần 1.600 km2 (gấp 3 lần diện tích đất
nổi) với trên 600 hịn đảo lớn nhỏ, trong đó có 20 đảo đất lớn, số đảo cịn lại là núi
đá và cồn rạn. Vân Đồn hội tụ nhiều ưu thế để phát triển kinh tế biển, với các
ngành mũi nhọn là đánh bắt, nuôi trồng thủy sản đặc hữu và đặc biệt là du lịch
biển đảo. Ngày 19/8/2009, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch chung
xây dựng khu kinh tế Vân Đồn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trong đó


2

định hướng phát triển Khu kinh tế Vân Đồn trở thành khu du lịch sinh thái biển
đảo chất lượng cao và phát triển du lịch là hoạt động chính để phát triển các ngành
kinh tế - xã hội


3

khác. Bức tranh tổng thể về Vân Đồn đã có những bước khởi sắc, với hàng loạt
các cơng trình trọng điểm đã được xây dựng và đi vào hoạt động từ năm 2018

như: Cảng hàng không quốc tế Quảng Ninh tại xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn;
đường cao tốc Hạ Long – Vân Đồn; cùng các cơng trình của các tập đoàn lớn đang
gấp rút được triển khai như khu cơng viên phức hợp với casino Vạn n của tập
đồn SunGroup, Sân Golf và khu nghỉ dưỡng cao cấp Ao Tiên tại xã Hạ Long, Tổ
hợp khu nghỉ dưỡng cao cấp Sonasea Vân Đồn của tập đoàn CEO, khu nghỉ
dưỡng cao cấp tại xã Ngọc Vừng của tập đoàn FLC... Mới đây nhất, ngày
17/2/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 266/QĐ-TTg v/v
phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn (Quảng
Ninh) đến năm
2040, tầm nhìn đến năm 2050. Tương lai, Vân Đồn sẽ trở thành trung tâm kinh tế,
hành chính năng động, sáng tạo của vùng, của cả nước và giao thương quốc tế.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển khu kinh tế Vân Đồn cũng đã gây ra
biến động trong cơ cấu sử dụng đất và việc quản lý, sử dụng đất của người dân
trên địa bàn huyện. Đặc biệt trong giai đoạn từ cuối năm 2016 đến năm 2019, là
giai đoạn chuẩn bị các bước để trình Quốc hội thơng qua dự thảo Luật khu hành
chính
– kinh tế đặc biệt, tình hình đất đai trên địa bàn huyện Vân Đồn có nhiều biến
động mạnh mẽ…gây ra một số tác động cả tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến
nhiệm vụ quản lý đất đai và an ninh trật tự của địa phương.
Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà
trường, Khoa Quản lý tài nguyên, Phòng đào tạo – Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên và dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Nguyễn Thế Đặng, chúng tôi tiến
hành thực hiện đề tài nghiên cứu "Đánh giá tác động của phát triển khu kinh tế
Vân Đồn tới sử dụng đất và đời sống của người dân huyện Vân Đồn, tỉnh
Quảng
Ninh giai đoạn 2017 – 2019”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của sự phát triển khu kinh tế Vân Đồn
đến sử dụng đất huyện Vân Đồn giai đoạn 2017 – 2019.



4

- Đánh giá sự ảnh hưởng của phát triển khu kinh tế Vân Đồn đến đời sống
người dân trên địa bàn huyện Vân Đồn giai đoạn 2017 – 2019.


5

- Đánh giá và đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục tác động tiêu cực
của phát triển khu kinh tế Vân Đồn.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở dữ liệu bổ ích cho các chương trình
dự án nghiên cứu về tác động của phát triển đặc khu kinh tế đến quản lý đất đai
nói riêng và quản lý kinh tế xã hội nói chung ở Việt Nam.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu là tài liệu quan trọng cho các cấp quản lý của tỉnh
Quảng Ninh và huyện Vân Đồn xem xét, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất những năm tới sao cho phù hợp nhất với tình hình của địa phương, nâng cao
được hiệu quả sử dụng đất gắn với công tác quản lý đất đai bền vững và đảm bảo
đời sống của người dân.


6

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sở lý luận

Đề tài là cơng trình khoa học nghiên cứu một cách tồn diện và có hệ thống
về quá trình phát triển khu kinh tế Vân Đồn, các chính sách về đất đai cũng như
ảnh hưởng của sự phát triển khu kinh tế Vân Đồn đến sử dụng đất và đời sống của
người dân. Từ đó đề xuất hướng hồn thiện chính sách kèm theo các giải pháp thực
hiện.
Kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm góp phần đẩy nhanh q trình cơng
nghiệp hóa – hiện đại hóa, cùng với đơ thị hóa để huyện Vân Đồn ngày càng văn
minh, giàu đẹp, sánh vai với các khu kinh tế khác trong tỉnh và cả nước nhưng
không gây ảnh hưởng đến nền sản xuất nông nghiệp của địa phương; Góp phần
vào việc nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý Nhà nước về đất đai nói chung và
trong cơng tác quản lý, phát triển kinh tế nói riêng của một khu kinh tế trẻ; Góp
phần hạn chế, giải toả những bức xúc về khiếu kiện của công dân khi bị mất đất
sản xuất để phục vụ các dự án phát triển kinh tế - xã hội
1.1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển khu kinh tế
1.1.2.1. Khái niệm khu kinh tế
Thuật ngữ “Khu kinh tế” (Economic zones) xuất hiện từ cuối thập niên 70
của thế kỷ trước từ Trung Quốc. Cho đến nay, có nhiều quan niệm khác nhau về
khu kinh tế. Theo nghĩa rộng, KKT là những khu vực địa lý được áp dụng những
chính sách kinh tế đặc biệt. Theo nghĩa hẹp, KKT là một loại hình riêng của khu
kinh tế tự do, đầy đủ như một xã hội thu nhỏ. Đó là một khu vực địa lý riêng biệt,
được áp dụng những chính sách kinh tế đặc biệt nhằm thu hút vốn đầu tư nước
ngồi, cơng nghệ, kiến thức về quản lý để phát triển kinh tế với một cơ cấu ngành
nghề đầy đủ, trong đó ưu tiên phát triển cơng nghiệp hướng về xuất khẩu, nhưng
cũng không bỏ qua thị trường nội địa. KKT bao gồm tất cả các loại hình khác nhau
của khu kinh tế tự do, được tổ chức thành các khu chức năng: khu công nghiệp,
khu chế xuất, cảng nước sâu và các ngành công nghiệp, dịch vụ gắn với cảng, khu
phi thuế quan, khu đô thị, khu du lịch, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức
năng khác.



7

Ở Việt Nam, KKT được hiểu là khu vực có ranh giới địa lý xác định thuộc
lãnh thổ và chủ quyền của quốc gia, có khơng gian kinh tế riêng biệt, với môi
trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi và bình đẳng bao gồm: các khu chức năng, các
cơng trình hạ tầng kỹ thuật - xã hội, các cơng trình dịch vụ và tiện ích cơng cộng
với các chính sách ưu đãi, khuyến khích, ổn định lâu dài và cơ chế quản lý thơng
thống, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài yên
tâm đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong khung pháp lý
hiện hành và ngày càng hoàn thiện (Nguyễn Văn Phú, 2005).
Một số tài liệu khác cũng có khái niệm tương tự, khu kinh tế là khu vực độc
lập hay có ranh giới địa lý xác định; Chỉ chịu ảnh hưởng bởi một cơ quan quản lý
duy nhất; Các thủ tục, chính sách áp dụng cho doanh nghiệp trong KKT có một cơ
chế riêng, độc lập, và có sự đột phá theo hướng thủ tục ngày càng gọn nhẹ; Có
những ưu đãi nhất định để thu hút đầu tư (Huỳnh Thế Du và cs, 2014).
Mới đây nhất, tại Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính
phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế, khái niệm khu kinh tế
được giải thích như sau: “Khu kinh tế là khu vực có ranh giới địa lý xác định, gồm
nhiều khu chức năng, được thành lập để thực hiện các mục tiêu thu hút đầu tư,
phát triển kinh tế
- xã hội và bảo vệ quốc phịng, an ninh” (Chính phủ, 2018).
1.1.2.2. Đặc trưng của Khu kinh tế
Khu kinh tế có một số đặc trưng cơ bản sau
+ Là khu vực có vị trí địa lý, ranh giới riêng biệt với các vùng khác, một bộ
phận lãnh thổ của quốc gia được Chính phủ cho phép xây dựng và phát triển, vận
hành bởi khung pháp lí riêng, mở cửa theo các thông lệ quốc tế.
+ Là nơi có mơi trường đầu tư, kinh doanh, bn bán phù hợp với cơ chế
thị trường, được hưởng quy chế tự do và ưu đãi hơn các vùng khác.
+ Là nơi giao lưu kinh tế với nước ngồi thơng thống, ưu tiên hướng xuất
khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngồi

1.1.2.3. Vai trị của Khu kinh tế trong q trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa và
hội nhập
Vai trị của Khu kinh tế được tổng hợp sau (Đặng Tiến Sĩ, 2016):
- Các KKT có điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư trong và ngoài nước,
giúp giải quyết khó khăn về vốn, tiếp cận và chuyển giao khoa học - công nghệ


8

tiên tiến, học hỏi được kinh nghiệm quản lý hiện đại; khai thác và sử dụng tối ưu
nguồn vốn còn


9

chưa được huy động; tạo nên sự thông thương, liên kết giữa các doanh nghiệp
trong và ngoài nước; từng bước thúc đẩy doanh nghiệp trong nước phát triển năng
động hơn, có khả năng cạnh tranh sản phẩm cao hơn trên thị trường quốc tế.
- Các KKT tiếp nhận kỹ thuật, công nghệ tiên tiến và phương pháp quản lý
hiện đại. Với ưu thế đặc biệt, các KKT đã cơ bản đáp ứng được những yêu cầu về
cơ sở hạ tầng cho việc tiếp nhận, chuyển giao cơng nghệ và trình độ quản lý tiên
tiến từ nước
ngồi.
- Các KKT góp phần khai thác hiệu quả các nguồn lực và lợi thế của quốc
gia, các khu vực. Ở những khu vực có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội thuận
lợi, với sự xuất hiện của các KKT đã làm cho việc khai thác và sử dụng các nguồn
lực trở nên hiệu quả hơn, nền kinh tế phát triển sôi động hơn, cơ cấu kinh tế
chuyển dịch nhanh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ở những khu vực có
đất đai cằn cỗi, hoang hóa, khơng thuận lợi cho sản xuất nơng nghiệp, ít có khả
năng sinh lợi, khi KKT được xây dựng và đi vào hoạt động với sự thu hút đầu tư

cả trong và ngoài nước đã làm cho bộ mặt kinh tế - xã hội thay đổi hẳn: các vùng
thuần nông trở thành các vùng kinh tế đa ngành, trong đó các ngành cơng nghiệp
và dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn, cịn nơng nghiệp chuyển sang nền nơng
nghiệp sản xuất hàng hóa; chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên rõ
rệt.
- Các KKT tạo thêm việc làm và nâng cao trình độ cho người lao động. Sự
hoạt động đa ngành nghề của các KKT đã tạo thêm nhiều việc làm cho lao động,
đặc biệt là lao động địa phương với chính sách ưu tiên giải quyết việc làm cho lao
động tại chỗ. Với yêu cầu ngày càng cao của phát triển kinh tế, trình độ lao động
trong các KKT cũng phải được nâng lên xứng tầm. Do đó, khi đi vào hoạt động,
các KKT một mặt thu hút lao động có chất lượng, mặt khác có hỗ trợ để bồi
dưỡng nâng cao tay nghề lao động. Đồng thời, với quy chế hoạt động sản xuất,
kinh doanh chặt chẽ, các KKT còn rèn luyện tác phong lao động mới và nâng cao
tính kỷ luật lao động.
- Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng lực xuất khẩu.
Sự phát triển của các KKT với việc ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp và


10

dịch vụ sẽ thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ khu vực 1 sang
khi vực 2 và
3, kéo theo chuyển dịch lao động tương ứng. Nơi đây có sự tập trung và ưu tiên về
vốn, khoa học - cơng nghệ, do đó sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường
trong


11

nước cũng như quốc tế. Điều này làm tăng cơ hội xuất khẩu cho hàng hóa được

sản xuất trong các KKT.
- Góp phần đổi mới cơ chế quản lí, cải thiện môi trường đầu tư và mở rộng
quan hệ kinh tế thương mại với các nước trên thế giới. Rút kinh nghiệm từ việc
xây dựng và phát triển các KKT ở những quốc gia đi trước, các KKT đi sau cũng
ứng dụng các cơ chế quản lý thơng thống, từ đó cải thiện được rất nhiều mơi
trường đầu tư. Việc hấp dẫn đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước làm quen, ký kết hợp đồng
kinh tế với nhau.
1.1.2.5. Sự phát triển khu kinh tế gắn với đơ thị hóa và tác động của nó tới biến
động đất đai và đời sống người dân
Theo Trịnh Duy Luân (2004): Trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế
thế giới thì việc chú trọng phát triển các vùng kinh tế trọng điểm và các đô thị là
vô cùng cần thiết cho phát triển kinh tế ở các nước nói chung và ở nước ta nói
riêng. Từ sau những năm 1990 cùng với những chuyển biến tích cực về mặt kinh
tế - xã hội, mạng lưới đô thị quốc gia của nước ta đã được mở rộng và phát
triển. Năm
1990, số lượng đơ thị cả nước mới có khoảng 500 đô thị lớn nhỏ, đến năm 2000
con số này lên 649 và năm 2003 là 656 đô thị. Đến tháng 12 năm 2014, cả nước có
774 đơ thị, trong đó có hai đơ thị loại đặc biệt, 15 đơ thị loại I, 21 đô thị loại II, 42
đô thị loại III, 68 đô thị loại IV và 626 đô thị loại V. Dân số thành thị (gồm các
khu vực: nội thành, nội thị và thị trấn) đạt gần 31 triệu người với tỷ lệ đơ thị hóa
trung bình năm 2014 khoảng 34,5%. Tốc độ đơ thị hóa tăng nhanh, trong những
năm gần đây tăng trung bình 1% - 1,02%/năm, tương ứng với 1 - 1,2 triệu dân đô
thị mỗi năm. Tổng thu ngân sách khu vực đô thị chiếm hơn 70% tổng thu ngân
sách tồn quốc. Đơ thị Việt Nam đã và đang chuyển biến tích cực cả về mặt lượng
và chất, mạng lưới đô thị quốc gia phát triển ngày một mạnh mẽ hơn. Ngày
7/5/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 445/QĐ-TTg về
phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025
và tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, phấn đấu đến năm 2025 tổng số đô thị của cả
nước vào khoảng



12

1.000 đơ thị, trong đó có 17 đơ thị từ loại I đến đặc biệt; 21 đô thị loại II; 81 đơ thị
loại III; 122 đơ thị loại IV; cịn lại là các đô thị loại V.


13

Tuy vậy, phát triển đơ thị ở Việt Nam cịn ở mức thấp so với khu vực và
trên thế giới. Tăng trưởng kinh tế hàng năm của các đô thị ở Việt Nam trung bình
từ 12
- 15%. Thu nhập đầu người tăng nhanh, tại các đô thị lớn như thành phố Hồ Chí
Minh đạt khoảng 5.100 USD vào năm 2014. Tăng trưởng không gian đô thị cũng
đạt tỷ lệ đáng kể. Năm 1999, đất đô thị chỉ chiếm 0,2% diện tích đất tự nhiên cả
nước. Theo chiến lược phát triển đơ thị Việt Nam, diện tích đất đơ thị hiện nay sẽ
tăng từ 105.000 ha lên đến 460.000 ha vào năm 2020, tỷ lệ đơ thị hố dự kiến tăng
từ 34,5% năm 2014 lên đến 46% vào năm 2025.
Trong thời gian gần đây việc mở rộng không gian đô thị đã và đang làm
giảm diện tích đất nơng nghiệp, đặc biệt là đất sản xuất nông nghiệp. Theo thống
kê cho thấy, một số tỉnh, thành phố có sự suy giảm đáng kể về diện tích đất nơng
nghiệp, ví dụ như vùng Đồng bằng sông Hồng giảm tới 32.000 ha chỉ sau 5 năm
(2005 2010). Cùng với đó là sự gia tăng về quy mơ diện tích đất sử dụng cho các mục
đích phi nơng nghiệp. Sự suy giảm này là do một phần diện tích đất sản xuất nơng
nghiệp đã được chuyển sang sử dụng cho các mục đích phi nơng nghiệp và mục
đích khác như: xây dựng các cơng trình cơng nghiệp, cơng trình thủy lợi, giao
thơng, nhà ở, các cơng trình hạ tầng xã hội... Trong khi đó, quỹ đất nơng nghiệp
khơng cịn khả năng mở rộng nhiều. Đây sẽ là thách thức không nhỏ đối với các
nhà quản lý, quy hoạch đất đai và các nhà hoạch định chính sách.

Một xu thế phát triển trong tương lai đó là xu hướng gia tăng mạnh nhu cầu
về quỹ đất phục vụ cho mục đích phi nơng nghiệp, đặc biệt là áp lực tăng cầu về
diện tích đất chuyên dùng phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội. Khi
diện tích đất chưa sử dụng đã được tận dụng, khai thác gần hết thì để có được quỹ
đất phục vụ cho các mục đích phi nơng nghiệp, sản xuất, kinh doanh chỉ có thể
chuyển một phần từ quỹ đất nông nghiệp. Điều này sẽ ảnh hưởng đáng kể tới sản
lượng sản xuất nông nghiệp trong khu vực cũng như những người nơng dân có
quyền sử dụng quỹ đất nông nghiệp, đồng thời làm thay đổi cơ cấu lao động tại
các vùng, địa phương.


×