Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Đánh giá tác động của người dân xã Bản Thi tới tài nguyên rừng và đề xuất biện pháp bảo tồn tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc - huyện Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (427.59 KB, 65 trang )

1
I HC THI NGUYấN
TRNG I HC NễNG LM




CHU TH Hễ



Tờn ti:
Đánh giá tác động của ngời dân xã Bản Thi tới tài nguyên rừng
và đề xuất biện pháp bảo tồn tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh
Nam Xuân Lạc - huyện Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn


khóa luận tốt nghiệp đại học




H o to : Chớnh quy
Chuyờn ngnh : Nụng lõm kt hp
Khoa : Lõm nghip
Khoỏ hc : 2010-2014






Thỏi Nguyờn, nm 2014
2
I HC THI NGUYấN
TRNG I HC NễNG LM




CHU TH Hễ



Tờn ti:
Đánh giá tác động của ngời dân xã Bản Thi tới tài nguyên rừng
và đề xuất biện pháp bảo tồn tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh
Nam Xuân Lạc - huyện Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn


khóa luận tốt nghiệp đại học




H o to : Chớnh quy
Chuyờn ngnh : Nụng lõm kt hp
Khoa : Lõm nghip
Khoỏ hc : 2010-2014
Ging viờn hng dn : ThS. Nguyn Vit Hng





Thỏi Nguyờn, nm 2014
3
LỜI CẢM ƠN

Thực tập tốt nghiệp là một trong những giai đoạn rất quan trọng và cần
thiết của mỗi sinh viên trong quá trình học tập nhằm củng cố lại kiến thức lý
thuyết đã học, vận dụng nó vào thực tiễn sản xuất. Qua đó giúp cho mỗi sinh
viên có được một phương pháp nghiên cứu khoa học trước khi ra trường
nhằm đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của công việc sau này.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và được sự nhất trí của Ban chủ
nhiệm khoa Lâm nghiệp, trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên tôi tiến
hành thực hiện khóa luận: “Đánh giá tác động của người dân xã Bản Thi tới
tài nguyên rừng và đề xuất biện pháp bảo tồn tại khu bảo tồn loài và sinh
cảnh Nam Xuân Lạc - huyện Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn”.
Sau một thời gian làm việc nghiêm túc đến nay, khóa luận của tôi đã
hoàn thành. Nhân dịp này, tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo
trong khoa Lâm nghiệp - những người đã trang bị cho chúng tôi hành trang
kiến thức cơ bản về chuyên môn Nông lâm kết hợp, đặc biệt là thầy giáo Th.S
Nguyễn Việt Hưng và thầy giáo Th.S La Quang Độ - người đã tận tình chỉ
dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành bài khóa luận này. Đồng thời tôi xin chân thành
cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của cán bộ kiểm lâm của khu bảo tồn loài và sinh
cảnh Nam Xuân Lạc - tỉnh Bắc Kạn, cán bộ và nhân dân xã Bản Thi đã giúp
đỡ tôi hoàn thành khóa luận.
Do trình độ chuyên môn còn hạn chế và thời gian có hạn nên bài luận
văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vậy tôi kính mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo trong khoa cùng toàn thể các
bạn sinh viên để khóa luận này hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 5 năm 2014
Sinh viên


Chu Thị Hô
4
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân
tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong khóa luận là quá trình
điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu
có gì sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Thái Nguyên, tháng 5 năm 2014
XÁC NHẬN CỦA GVHD

Người viết cam đoan




ThS.Nguyễn Việt Hưng


Chu Thị Hô




XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN




ThS.Nguyễn Văn Mạn
5
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


1. ĐDSH : Đa dạng sinh học
2. KBT : Khu bảo tồn
3. VQT : Vườn quốc gia
4. KBTTN : Khu bảo tồn thiên nhiên
5. LSNG : Lâm sản ngoài gỗ
6. KNXTTS : Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh
7. NLKH : Nông lâm kết hợp

6
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1. Dân số xã Bản Thi năm 2014 13

Bảng 4.1. Thống kê độ tuổi lao động ảnh hưởng đến khai thác tài nguyên rừng 23

Bảng 4.2. Tình hình khai thác và sử dụng cây gỗ 27

Bảng 4.3. Tình hình săn bắt động vật 29

Bảng 4.4. Danh lục một số loài cây thường được dùng làm củi 30

Bảng 4.5. Các loài cây được sử dụng làm thức ăn cho người và gia súc 33


Bảng 4.6. Các cây sử dụng làm thuốc 35























7
MỤC LỤC
Trang
Phần 1: MỞ ĐẦU 1


1.1. Đặt vấn đề 1

1.2. Mục đích nghiên cứu 2

1.3. Mục tiêu nghiên cứu 3

1.4. Ý nghĩa của đề tài 3

1.4.1. Trong học tập và nghiên cứu khoa học 3

1.4.2. Trong thực tiễn sản xuất 3

Phần 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 4

2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 4

2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 4

2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 7

2.3. Điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế của khu vực nghiên cứu 10

2.3.1. Điều kiện tự nhiên 10

2.3.2. Điều kiện dân sinh kinh tế - xã hội 13

Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17


3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 17

3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 17

3.2.1. Địa điểm 17

3.2.2. Thời gian 17

3.3. Nội dung nghiên cứu 17

3.4. Phương pháp nghiên cứu 18

3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 18

3.4.2. Phương pháp phân tích số liệu 18

Phần 4: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 19

4.1. Hiện trạng công tác quản lý và bảo vệ rừng của khu bảo tồn loài và
sinh cảnh Nam Xuân Lạc 19

4.2. Đánh giá mức độ tác động của người dân tới khu bảo tồn và các hoạt
động có ảnh hưởng đến tài nguyên rừng của người dân. 22

8
4.2.1. Đối tượng khai thác và sử dụng tài nguyên rừng 22

4.2.2. Các tác động của người dân tới tài nguyên rừng 25

4.2.3. Tác động của cộng đồng lên sinh cảnh 36


4.3. Các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng suy giảm tài nguyên rừng
Khu bảo tồn 37

4.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực của
người dân và phát huy những tác động tích cực 39

Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 43

5.1. Kết luận 43

5.2. Kiến nghị 44

TÀI LIỆU THAM KHẢO 45


1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rừng tự nhiên là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá của cả
nước. Nó không chỉ góp phần đáp ứng nhu cầu về gỗ và các loại lâm đặc sản
khác mà còn có tác dụng phòng hộ, điều hoà không khí, bảo vệ môi trường,
điều hòa dòng chảy hạn chế tối đa tình trạng xói mòn và rửa trôi. Rừng có
được những chức năng đó là nhờ có đa dạng sinh học (ĐDSH). Thuật ngữ
ĐDSH được dùng để chỉ sự phong phú và đa dạng của giới sinh vật từ mọi
nguồn trên trái đất, nó bao gồm sự đa dạng trong cùng một loài, giữa các loài và
sự đa dạng hệ sinh thái (Hồ Ngọc Sơn, 2004) [9]. Đây cũng là nơi sinh sống của
đồng bào các dân tộc thiểu số với nguồn lợi sinh kế phụ thuộc trực tiếp vào tài
nguyên thiên nhiên trong đó chủ yếu là tài nguyên rừng và đất rừng. Trong

những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế làm cho quá trình
đô thị hóa ngày càng phát triển, nhu cầu về gỗ nguyên liệu phục vụ cho ngành
nguyên liệu giấy ngày càng tăng. Vì vậy, nhu cầu về sử dụng lâm sản ngày
càng nhiều, để đáp ứng nhu cầu của người dân trong việc xây dựng nhà và các
công trình dân dụng làm cho chất lượng rừng tự nhiên ngày càng bị giảm sút.
Nguyên nhân dẫn đến diện tích rừng giàu ngày càng cạn kiệt là do nạn khai
thác trái phép một cách bừa bãi, không có quy hoạch vùng khai thác và bảo
vệ. Mặt khác, nhu cầu sử dụng đất của người dân ngày càng tăng, để có đất
sản xuất người dân đã trực tiếp phá rừng tự nhiên, các khu rừng đang phục hồi
để có đất trồng trọt. Bên cạnh đó, diện tích rừng và đất lâm nghiệp phục vụ
cho nhu cầu phát triển kinh tế lâm nghiệp chưa được đánh giá một cách đúng
mức để có hướng quy hoạch sử dụng hợp lý.
Việt Nam được coi là một trong những trung tâm về đa dạng sinh học
của khu vực cũng như của thế giới. Song cùng với những tác động tiêu cực
của con người dân đặc biệt là cộng đồng các dân tộc thiểu số,vùng cao đã làm
cho tài nguyên rừng ở Việt Nam bị suy thoái nghiêm trọng kéo theo đó là
nhiều loài động thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng cao và đang rất
cần được bảo vệ. Chính vì vậy mà các Khu bảo tồn thiên nhiên và các Vườn
2
quốc gia được thành lập nhằm bảo vệ đa dạng sinh học. Khu bảo tồn thiên
nhiên (KBTTN) là vùng đất hay vùng biển đặc biệt được dành để bảo vệ và
duy trì tính đa dạng sinh học, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, kết hợp với
việc bảo vệ các tài nguyên văn hoá và được quản lí bằng pháp luật hoặc các
phương thức hữu hiệu khác.Theo nghĩa hẹp, khu bảo tồn thiên nhiên còn gọi
là khu dự trữ tự nhiên và khu bảo tồn loài và sinh cảnh, là vùng đất tự nhiên
được thành lập nhằm mục đích đảm bảo diễn thế tự nhiên.
Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân lạc được thành lập theo
Quyết định số 342/QĐ-UB ngày 17/3/2004 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc
Kạn với diện tích là 1.788 ha. Khu bảo tồn nằm trên địa bàn 03 xã Đồng Lạc,
Xuân Lạc và Bản Thi, vùng lõi gồm địa phận của 8 thôn, có 7 hộ sinh sống

trong vùng lõi với 36 nhân khẩu. Về tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh
học: có khoảng 373 loài động vật, trong đó có 20 loài quý hiếm, hệ thực vật
khá phong phú gồm 515 loài thực vật bậc cao, trong đó có 30 loài quý hiếm
được ghi trong sách đỏ Việt Nam.

Có những loài tưởng như đã tuyệt chủng
trong vòng 25 năm qua như vạc hoa lại được phát hiện xuất hiện tại khu bảo
tồn này
.
Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc đã có người dân sinh
sống trong vùng lõi từ trước khi thành lập. Đời sống các hộ dân trong khu vực
còn nhiều khó khăn, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo cao,
nhận thức và điều kiện canh tác còn lạc hậu, diện tích canh tác ít, thậm chí
không có đất ruộng để canh tác nên phụ thuộc nhiều vào việc khai thác
khoáng sản, lâm sản và săn bắt động vật hoang dã. Trong thời gian qua người
dân đã có những tác động không nhỏ đến tài nguyên rừng của Khu bảo tồn
loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc.
Xuất phát từ thực tiễn trên tôi tiến hành thực hiện chuyên đề: “Đánh
giá tác động của người dân xã Bản Thi tới tài nguyên rừng và đề xuất các
biện pháp bảo tồn tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc -
Huyện Chợ Đồn - Tỉnh Bắc Kạn”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá những tác động của người dân xã Bản Thi đến tài nguyên
rừng tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc - huyện Chợ Đồn - tỉnh
3
Bắc Kạn từ đó đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực và
phát huy các tác động tích cực của người dân đến tài nguyên rừng.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được những tác động tích cực của người dân tới tài nguyên
rừng của khu bảo tồn.

- Đánh giá được những tác động tiêu cực của người dân tới tài nguyên
rừng của khu bảo tồn.
- Đề xuất biện pháp nhằm làm giảm thiểu tác động tiêu cực và phát huy
những tác động tích cực của người dân tới tài nguyên rừng.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Được thực tập kỹ năng giao tiếp, điều tra phỏng vấn người dân, kỹ
năng tổng hợp số liệu qua các đợt thực tập nghề nghiệp.
- Là cơ sở để củng cố những kiến thức đã học trong nhà trường vào
hoạt động thực tiễn.
- Tạo cơ hội cho sinh viên làm quen với nghiên cứu khoa học, áp dụng
những kiến thức học được trong thực tiễn sản xuất và nghiên cứu khoa học.
1.4.2. Trong thực tiễn sản xuất
- Đánh giá được thực trạng Quản lý bảo vệ rừng và tình hình sử dụng
tài nguyên thiên nhiên tại khu vực nghiên cứu. Biết được tác động của người
dân tới tài nguyên rừng từ đó đưa ra các biện pháp bảo tồn tránh sự suy giảm
đa dạng sinh học.
- Đưa ra các biện pháp giúp người dân sống trong rừng, gần rừng và
phụ thuộc vào rừng cải thiện sinh kế, giảm thiểu những tác động tiêu cực đến
tài nguyên rừng.



4
Phần 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
Rừng là nguồn tài nguyên vô cùng phong phú. Rừng có ý nghĩa to lớn
về mặt sinh thái, lịch sử, kinh tế, văn hóa. Để duy trì và phát triển nguồn tài
nguyên này con người cần không ngừng nỗ lực để bảo vệ phát triển rừng, con

người và rừng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình phát triển.
Đặc biệt sự tác động của con người có ý nghĩa to lớn quyết định tới rừng. Để
đánh giá đúng đắn vấn đề, người ta đã tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu điều
tra trên nhiều góc độ về sự ảnh hưởng của con người tới các khu rừng ở nhiều
nơi trên thế giới.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Theo đánh giá tài nguyên rừng do FAO thực hiện (FRA) diện tích rừng thế
giới hiện nay có khoảng gần 4 tỷ hecta, chiếm 30% tổng diện tích đất trên hành
tinh. Tuy nhiên, diện tích rừng đang tiếp tục suy giảm nghiêm trọng với diện tích
rừng bị mất, trong thời kỳ 2006-2010, trung bình một năm là 13 triệu ha (FAO).
Bên diện tích bị mất, rừng thế giới cũng đang đối mặt với những thách thức khác
bao gồm đa dạng sinh học trở nên nghèo nàn, năng suất rừng thấp hơn, khả năng
thực hiện chức năng phòng hộ và đóng góp vào phát triển kinh tế , xã hội kém
hơn. Do vậy, bảo vệ và phát triển rừng cho hiện tại và các thế hệ tương lai thông
qua tìm kiếm và áp dụng các giải pháp nhằm quản lý rừng bền vững, trong đó có
chứng chỉ rừng, luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của tất cả các tổ chức
Chính phủ và phi Chính Phủ trên toàn thế giới. Để bảo vệ diện tích và chất lượng
của rừng con người đã chú trọng ngày càng nhiều tới việc quản lý rừng bền
vững. Nỗ lực đầu tiên về quản lý rừng bền vững, gắn liền với chứng chỉ, được
thực hiện là thành lập Hệ thống Rừng Trang trại Hoa kỳ (American tree Farm
System - ATFS) năm 1941, tiếp đó là Hội đồng Quản trị Rừng (Forest
Stewardship Council - FSC) năm 1993, Lembaga Ekolabel Indonesia (LEI) Forest
Certification Schemes - PEFC) năm 1999 và Hệ thống chứng chỉ gỗ Malaysia
MTCS (Malaysian Timber Certification Scheme - MTCS) năm 2001. Cho đến
5
cuối năm 2011, tổng diện tích rừng được quản lý bền vững, được cấp chứng chỉ
theo các bộ tiêu chuẩn khác nhau là 401.418.552 ha, tương đương 10% tổng diện
tích rừng toàn cầu [16].
Nghiên cứu của Liên hợp quốc (LHQ) công bố ngày 05/10/2010 được

coi là đánh giá toàn diện nhất về hiện trạng rừng trên thế giới. Trong thời gian
từ năm 2000-2010, mỗi năm diện tích rừng bị chuyển đổi thành diện tích đất
nông nghiệp và các mục đích sử dụng khác, hoặc bị mất do các nguyên nhân
tự nhiên đã giảm từ 16 triệu hecta trong những năm 90 của thế kỷ trước xuống
còn 13 triệu hecta. Diện tích rừng nguyên thuỷ toàn cầu với các hệ sinh thái
đa dạng và phong phú nhất về các loài sinh vật, với khoảng 1,4 tỷ hecta,
chiếm 36% tổng diện tích rừng toàn cầu, cũng giảm trung bình hàng năm hơn
40 triệu hecta, với tốc độ 0,4% mỗi năm. Khu vực Nam Mỹ bị mất rừng
nguyên thuỷ lớn nhất, sau đó là châu Phi và châu Á. Nghiên cứu trên chỉ rõ
các mối đe doạ khác đối với đa dạng sinh học rừng là do việc quản lý rừng
không bền vững, biến đổi khí hậu, cháy rừng, thảm hoạ tự nhiên, dịch bệnh và
do sự phá hoại của các loài côn trùng và các sinh vật xâm thực. LHQ còn
cảnh báo hiện trạng săn bắn vì mục tiêu thương mại do nhu cầu tiêu dùng ở
các thành phố cũng đang đẩy nhiều loài vật hoang dã tới nguy cơ tuyệt chủng
trong tương lai. Tình trạng này sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu các nước không thực
hiện những biện pháp hiệu quả để ngăn chặn. LHQ kêu gọi các nước cần hành
động mạnh mẽ nhằm bảo tồn hiệu quả và sử dụng bền vững đa dạng sinh học
các diện tích rừng sản xuất, đặc biệt ở các khu rừng nhượng quyền sử dụng.
Tuy nhiên, nghiên cứu của LHQ cũng hoan nghênh các biện pháp đang được
thực hiện ở nhiều nước nhằm bảo tồn đa dạng sinh học rừng. Hiện diện tích
rừng được khoanh vùng trở thành các khu bảo tồn đa dạng sinh học trên toàn
cầu đã tăng hơn 95 triệu hecta kể từ năm 1990, trong đó hơn 46% được
khoanh vùng trong thời kỳ 2000-2005. Hơn 460 triệu hecta, chiếm 12% tổng
diện tích rừng nguyên thuỷ, đã được khoanh vùng để bảo tồn đa dạng sinh
học, bảo vệ đất và nguồn nước hoặc bảo tồn các di sản văn hoá. Các diện tích
rừng được khoanh vùng thành khu bảo tồn đa dạng sinh học, công viên quốc
gia, khu vực hoang dã…được bảo vệ bằng luật pháp [15].
6
Các nhà nghiên cứu Mỹ từ năm 2000 đến 2012, toàn thế giới đã mất đi
2,3 triệu km

2
rừng, lớn hơn diện tích nước Mông Cổ. Cũng trong thời gian đó
đã hình thành 800.000 km
2
rừng mới trồng. Brazil đã thành công trong việc
bảo vệ rừng. Trong khi từ 2003 đến 2004, nước này đã phá khoảng 40.000
km
2
rừng thì tới 2010 và 2011, mức độ triệt hạ rừng đã giảm một nửa.Tại
Indonesia tỷ lệ rừng bị triệt hạ tăng. Từ 2011 đến 2012 đã biến mất gần
20.000 km
2
rừng mưa nhiệt đới - tăng trên gấp đôi so với thời kỳ bắt đầu tiến
hành quan sát. Bất chấp một lệnh cấm của chính phủ ban hành năm 2011,
những tháng sau đó việc triệt hạ rừng đã diễn ra mạnh mẽ hơn. Sự mất mát
rừng ngày càng tăng còn diễn ra ở Malaysia, Paraguay, Bolivia, Sambia và
Angola. 32% diện tích rằng bị giảm trên toàn thế giới là rừng nhiệt đới.Trong
khoảng thời gian từ năm 2000-2012, ở vùng đông nam Mỹ đã khai thác 31%
diện tích rừng đồng thời song song là việc trồng lại rừng. Điều này phản ánh
việc thâm canh rừng ở Mỹ. Diện tích rừng ở vùng ôn đới chỉ giảm nhẹ, ở đây
cũng có nhiều diện tích trồng mới rừng. Tại Đức trong khoảng thời gian từ
năm 2000-2012, theo nghiên cứu này, đã có 4.980 km
2
rừng bị biến mất,
trong khi diện tích trồng mới là 2585 km
2
[18].
Các công ước quốc tế đã được ký kết nhằm mục đích bảo vệ tài nguyên
rừng và bảo tồn đa dạng sinh học như: công ước Cites 1973, IUCN
(International Union for Conservation of Nature and Natural Resources) - liên

minh quốc tế về bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nghị định Thư
Montreal về các chất làm suy giảm tầng Ozon (1987). Tháng 9 năm 1991, hội
nghị lâm nghiệp thế giới lần thứ X tại Pari đã vạch ra chiến lược toàn cầu hóa
về bảo vệ rừng. Năm 1991, Hiệp hội thế giới về bảo vệ thiên nhiên (IUCN) và
quỹ bảo vệ động vật hoang dã (WWF) đã đưa ra đề xuất tăng diện tích rừng
được bảo vệ lên 10% vào thế kỷ XXI, Công ước bảo vệ di sản văn hóa thế
giới (1973), công ước về buôn bán các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng
(Công ước Cites 1973), công ước bảo vệ các vùng đất ướt Ramar, Công ước
RAMSAR, Iran (1971), Công ước Paris (1972), Công ước bảo vệ các loài
ĐVHD di cư, Born (1979). Song song với việc xây dựng các công ước bảo vệ
ĐDSH, các công trình nghiên cứu khoa học về ĐDSH cũng được công bố (Bộ
tài nguyên và môi trường, 2009) [4].
7
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 quy định rừng đặc dụng
bao gồm: Vườn quốc gia; Khu bảo tồn thiên nhiên gồm có khu dự trữ thiên
nhiên và khu bảo tồn loài - sinh cảnh; Khu bảo vệ cảnh quan gồm khu rừng di
tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; Khu rừng nghiên cứu, thực
nghiệm khoa học. Hiện nay tổng số khu rừng đặc dụng là 128, trong đó có 30
Vườn quốc gia, 48 khu dự trữ thiên nhiên, 12 khu bảo tồn loài, 38 khu bảo vệ
cảnh quan. Tổng diện tích các khu rừng đặc dụng trên 2 triệu ha và tổng diện
tích rừng của cả nước gần 13,4 triệu ha, độ che phủ rừng toàn quốc 39,5 %
(tính đến 31/12/2010 theo QĐ số 1828/QĐ-BNN-TCLN, ngày 11/8/2011), tỷ
lệ giữa diện tích rừng đặc dụng và diện tích rừng cả nước là 15 % (tiêu chuẩn
của thế giới 10 %), tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào chất lượng của rừng, sự
phân bố đều trên toàn bộ diện tích tự nhiên và tính đa dạng sinh học mới có
thể duy trì bảo tồn rừng [14].
Hiện nay chúng ta đã thiết lập được hệ thống các khu rừng đặc dụng
chung cho toàn quốc, xây dựng các tiêu chí để thành các rừng đặc dụng
(Vườn quốc gia, khu bảo tồn,…), các khu rừng đặc dụng được thành lập trải

dài trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, hầu hết các hệ sinh thái tự nhiên quan
trọng có các loài đặc hữu, nguy cấp, quý hiếm đã được bảo tồn và nằm trong
rừng đặc dụng.
Quan điểm về bảo tồn hiện nay còn nhiều bất cập: Bảo tồn không có
nghĩa là bảo vệ và duy trì tự nhiên của loài, quan điểm này bị bó hẹp, sớm
muộn loài sẽ bị tuyệt chủng; cần phải có cái nhìn tích cực hơn: Bảo tồn bao
gồm bảo vệ, sử dụng hợp lý và sử dụng biện pháp kỹ thuật phù hợp ví dụ như
Pơ mu tái sinh chỉ gặp ở nơi có độ tàn che phù hợp - có ánh sáng (cần phải
xúc tiến tái sinh) [14].
Ở Việt Nam, có sự liên quan chặt chẽ giữa vị trí của các khu bảo tồn và
vấn đề nghèo đói. Điều này không có nghĩa là ở đây có mối quan hệ nhân quả
giữa việc sống gần các khu bảo tồn và nghèo đói. Tình trạng nghèo đói của
người dân sống trong và xung quanh các khu bảo tồn là một thực tế của các
8
vùng xa xôi hẻo lánh, thường có diện tích đất canh tác hạn hẹp và ít có cơ hội
tiếp cận với thị trường [3].
Nhiều khu bảo tồn của Việt Nam là nơi sinh sống của các dân tộc ít
người. Ở Việt Nam, các dân tộc ít người chiếm khoảng 14% dân số cả nước
và tình trạng nghèo đói của họ cũng chủ yếu do các nguyên nhân như thuộc
vùng sâu, vùng xa, thiếu thị trường và diện tích canh tác. Vì vậy, các cộng
đồng này thường phụ thuộc nhiều vào các nguồn tài nguyên còn lại trong các
khu bảo tồn [3].
Nguyễn Thị Thoa và cs (2010) [7], khi đánh giá những tác động tiêu
cực của người dân xã Vũ Chấn tới tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên
Thần Sa - phượng hoàng, tỉnh Thái Nguyên thấy rằng do đời sống nhân dân
còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập thấp, nên tình trạng xâm hại tài nguyên
rừng hiện nay vẫn còn xảy ra. Các tác động chính là: tự do vào rừng khai thác
gỗ về làm nhà cửa, chuồng trại, khai thác củi đun; xẻ gỗ quý hiếm đem bán,
đốt rừng làm nương rẫy, các loại lâm sản ngoài gỗ khác như: cây thuốc, săn
bắt động vật, lấy măng, lấy rau trong đó hoạt động khai thác và vận chuyển

lâm sản là tác động mạnh nhất.
Các khu bảo tồn tự nó không phải là công cụ mạnh để giảm nghèo
nhưng có thể mang lại nhiều lợi ích quan trọng giúp làm giảm mức độ
nghèo khổ của các cộng đồng nghèo. Ví dụ, đối với nhiều vùng xa xôi hẻo
lánh, các khu bảo tồn cung cấp các cây thuốc, thường dưới dạng dùng trực
tiếp, giữ vai trò như “kho dự trữ thức ăn” khi thiếu đói. Các khu bảo tồn
cung cấp nước sạch cho các cộng đồng xung quanh và giúp cho việc kiểm
soát lũ lụt ở hạ lưu. Các khu bảo tồn là địa điểm tốt cho các chương trình
nghiên cứu khoa học và học tập ngoại khoá. Một số khu bảo tồn còn giúp
cho việc bảo tồn văn hoá dân tộc thiểu số nhờ việc bảo vệ các khu rừng
thiêng có ý nghĩa tôn giáo quan trọng [2]. Đặc biệt xã Bản Thi nằm trong
Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc
Kạn, người dân sống ở đây chủ yếu dựa vào tài nguyên rừng tác động rất
mạnh đến khu bảo tồn nhưng chưa có tác giả nào nghiên cứu về vấn đề này
nên đề tài nghiên cứu nội dung này là cấp thiết.
9
Khu bảo tồn loài sinh cảnh Nam Xuân Lạc thuộc hệ sinh thái rừng trên
núi đá điển hình của miền Bắc Việt Nam, diện tích rừng nằm trên độ cao
trung bình từ 600 - 800 m, đỉnh cao nhất là 1.159 m, nơi đây có hệ động, thực
vật rất phong phú và đa dạng, theo kết quả điều tra nghiên cứu của dự án
PARC và Chi cục Kiểm lâm Bắc Kạn cho thấy:

Về hệ thực vật rừng có 430 loài, trong đó cây gỗ 155 loài, cây cỏ 101
loài, dây leo 85 loài… nơi đây còn rất nhiều loài quý hiến như Nghiến, Đinh,
Lát hoa, Trai lý, Thông đá, Sa nhân, Ba kích, củ Bình vôi… đặc biệt có 5 loài
lan hài (P.hangianum) quý hiếm được ghi vào sách đỏ Việt Nam.
Về hệ động vật: Do đặc điểm vị trí địa lý Khu bảo tồn loài sinh cảnh
Nam Xuân Lạc nằm giữa Vườn Quốc gia Ba Bể và Khu Bảo tồn thiên
nhiên Na Hang, với diện tích rừng tự nhiên trên núi đá vôi còn nhiều, địa
hình hiểm trở đã tạo thành mái nhà chung. Vì vậy, đây là nơi cư trú của

nhiều loài động vật quý hiếm, ngoài ra khu vực này còn có vai trò là cầu
nối (hành lang) đi lại của các loài động vật từ Vườn Quốc gia Ba Bể sang
Khu Bảo tồn thiên nhiên Na Hang và ngược lại. Từ kết quả điều tra nghiên
cứu của Tổ chức Birdlife năm 2000 đã phát hiện được ở Nam Xuân Lạc có
283 loài động vật có xương sống trong đó (động vật có vú 26 loài, chim
198 loài, bò sát 32 loài, lưỡng cư 21 loài) và có 242 loài bướm. Đặc biệt
còn có 11 loài động vật quý hiếm có nguy cơ bị đe dọa cao và được ghi vào
trong sách đỏ Việt Nam như Voọc đen má trắng, Voọc mũi hếch, Cu li lớn,
Gấu ngựa, Gấu chó, Hổ, Cày vằn, Sơn dương…
Bên cạnh sự đa dạng phong phú về các loài động, thực vật Khu bảo
tồn loài sinh cảnh Nam Xuân Lạc là thượng nguồn của một số con suối lớn
cung cấp nước sinh hoạt, phục vụ nông nghiệp cho người dân ở khu vực.
Ngoài ra trong khu bảo tồn Nam Xuân Lạc còn có các tuyến đường do
Pháp xây dựng từ đầu thế kỷ 20 đi từ xã Bản Thi đi Xuân Lạc rất thuận lợi
cho việc phát triển du lịch sinh thái nếu được đầu tư sẽ tạo thêm công ăn
việc làm cho người dân địa phương.
Hiện nay các ảnh hưởng lớn đến khu bảo tồn là do tình trạng khai thác
gỗ, săn bắn, bẫy bắt các loài động vật hoang dã trái phép làm mất mát các loài
10
động thực vật quan trọng. Các mối đe dọa do Ban quản lý chỉ ra đã được ghi
lại trong (Bản Đánh giá nhu cầu bảo tồn 1.2).
Những vấn đề xã hội: Một số hộ dân sống ở trong Khu bảo tồn chủ yếu là
đồng bào dân tộc thiểu số Dao, Nùng, Tày và H’Mông. Ngoài ra còn có các hộ
dân đang sống tại các vùng giáp ranh với khu bảo tồn. Các mối đe dọa bắt nguồn
từ các hộ dân cư đang sinh sống trong và xung quanh khu bảo tồn cuộc sống của
họ còn gặp nhiều khó khăn, phụ thuộc nhiều vào việc khai thác tài nguyên thiên
nhiên như lấy củi, lấy gỗ làm nhà, chăn nuôi gia súc, và một số lâm sản phụ khác
Nhận thức của người dân sống ở trong và xung quanh khu bảo tồn về
quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học còn rất hạn chế, do nhiều
nguyên nhân những trong đó có các nguyên nhân cơ bản là kỹ năng tuyên

truyền của cán bộ Kiểm lâm, kinh phí đầu tư cho công tác tuyên truyền còn
rất hạn chế, trình độ nhận thức của người còn thấp.
Các vấn đề về giới: Phụ nữ ở vùng dự án chịu trách nhiệm về hầu hết
công việc sản xuất nông nghiệp, lấy củi và các loại lâm sản ngoài gỗ từ rừng
thuộc Khu bảo tồn. Phụ nữ cũng đóng vai trò lớn trong các chương trình phát
triển kinh tế để cải thiện đời sống, tăng thu nhập cho gia đình, họ là những người
cũng đóng vai trò rất lớn trong công tác tuyên truyền bảo vệ rừng trên địa bàn
khu bảo tồn. (Tống Hoàng Thu Hương, 2013) [5].
2.3. Điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế của khu vực nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên
2.3.1.1. Vị trí địa lí
Xã Bản Thi là xã vùng sâu vùng xa miền núi cao đặc biệt khó khăn nằm ở
phía Tây Bắc của huyện Chợ Đồn, cách trung tâm huyện khoảng 27km, cách
trung tâm tỉnh Bắc Kạn 73km, với tổng diện tích tự nhiên là 6.499ha.
Xã có ranh giới tiếp giáp với một số địa phương lân cận trong và ngoài
tỉnh như sau:
- Phía Bắc giáp xã Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn và xã Sơn Phú, huyện Na
Hang, tỉnh Tuyên Quang
- Phía Nam giáp các xã Yên Thượng, Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn
11
- Phía Đông giáp các xã: Đồng Lạc, Quảng Bạch, Ngọc Phái, huyện
Chợ Đồn
- Phía Tây giáp xã Yên Thịnh, huyện Chợ Đồn và xã Thanh Tương,
huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang
2.3.1.2. Đặc điểm địa hình
Bản Thi lã xã có vùng đồi núi cao, độ dốc lớn, chia cắt bởi các con suối
khe cạn, độ cao trung bình khoảng 500 - 600m do với mặt nước biển, có đỉnh
cao nhất 1640m, nơi thấp nhất khoảng 400m. Do điều kiện địa hình có nhiều
đồi núi dốc, lượng mưa lớn và tập trung nên tạo ra hệ thống khe suối khá dầy
đặc, có độ dốc tương đối lớn, lưu lượng nước thay đổi theo mùa, mùa khô

thường xảy ra hạn hán mùa mưa dễ gây lũ quét, sạt lở đất. Xã có tuyến đường
liên xã chạy qua, mặt đường đã xuống cấp nên rất khó khăn cho việc đi lại và
phát triển kinh tế, dân cư thưa thớt, không có thung lũng phù sa rộng, phát
triển nông nghiệp khó khăn.
2.3.1.3. Điều kiện khí hậu
Xã Bản Thi có những nét đặc trưng của khí hậu miền núi bắc bộ, khí
hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa đông khô và lạnh, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều.
Nhiệt độ trung bình năm là 21,2
o
C, nhiệt độ trung bình các tháng cao nhất:
28
o
C÷29
o
C trong các tháng 6 và tháng 7. Các tháng lạnh nhất trong mùa đông
là tháng 1 và tháng 2 nhiệt độ trung bình 16,1
o
C, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối
có thể xuống (-2
o
C).
Lượng mưa trung bình năm: 1700mm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10,
lượng mưa chiếm 75 - 80% lượng mưa cả năm, tập trung vào các tháng 7 và
tháng 8, số ngày mưa trong năm vào khoảng: 150 - 179 ngày/năm. Độ ẩm trung
bình năm: 82 - 87%, lượng bốc hơi trung bình hằng năm là 750 - 800mm.
Hướng gió chính là gió mùa Đông bắc kèm theo không khí khô và lạnh,
mùa hạ có gió mùa Tây nam. Do địa hình bị chia cắt và bị che chắn bởi các
dãy núi tạo nên các hướng gió tiểu vùng dọc theo các khe suối.
Thời tiết trên địa bàn xã Bản Thi đôi khi có những trận gió lốc, hiên
tượng sương mù cũng thường xuyên xảy ra làm ảnh hưởng đến đời sống và

12
sản xuất của người nông dân. Mùa đông thường có rét đậm rét hại kéo dài ảnh
hưởng đến cây trồng, vật nuôi.
2.3.1.4. Tài nguyên thiên nhiên
* Tài nguyên rừng
Phía Bắc của xã Bản Thi là vùng rừng bảo tồn Nam Xuân Lạc, xã có
4.914,46 ha đất lâm nghiệp chiếm khoảng 75,62% diện tích đất tự nhiên của
xã, chủ yếu là rừng phòng hộ (3.413,77 ha) và rừng sản xuất (1.500,69 ha).
Hệ động vật tương đối đa dạng và phong phú gồm các loài thú rừng, bò sát,
chim,…Nhưng hiện nay số lượng động vật đang bị suy giảm nhiều do nạn săn
bắt bừa bãi và chặt phá rừng làm mất nơi cư trú.
Việc quản lý về môi trường hiện chưa chặt chẽ, vệ sinh môi trường không
đảm bảo, mặt khác diện tích rừng đang bị suy giảm gây ảnh hưởng đến môi trường.
* Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã là 6499 ha. Rừng và đồi núi chiếm
khoảng 90% tổng quỹ đất tự nhiên của xã.
* Tài nguyên khoáng sản
Về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn xã có nguồn khoáng sản khá dồi
dào là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế xã nhà. Hiện nay xã có một
công ty khai khoáng đóng quan trọng trên địa bàn, tạo công ăn việc làm cho
lực lượng lao động địa phương.
* Tài nguyên nước
Mực nước ngầm mạch nông xuất hiện ở độ sâu trung bình từ 18-20m,
tùy theo mùa. Cần phải xét nghiệm chất lượng nước trước khi khai thác cấp
cho nước sinh hoạt.
Lượng nước từ các khe, mỏ nước khá dồi dào, chất lượng nước chưa
được xét nghiệm, kiểm tra là nguồn nước để cấp nước sinh hoạt chủ yếu dung
cho nông nghiệp. Vấn đề nước sạch, vệ sinh môi trường và xử lý rác thải chưa
được quy hoạch quản lý.
13

2.3.2. Điều kiện dân sinh kinh tế - xã hội
2.3.2.1 Tình hình dân số, dân tộc
Tính đến hết tháng 12/2013 toàn xã có tổng số dân là 1902 nhân khẩu
với 505 hộ dân trong đó 960 Nam và 939 Nữ, gồm có 8 thôn bản.
Bảng 2.1. Dân số xã Bản Thi năm 2014
TT

Dân tộc
Số hộ Số nhân khẩu
Ghi chú
Số lượng
(hộ)
Tỉ lệ
(%)
Số lượng
(khẩu)
Tỉ lệ
(%)
1 Kinh 196 38,8% 642 33,6%
2 Tày 113 22,3% 417 21,8%
3 Nùng 43 8,5% 157 8,2%
4 Dao 114 22,5% 547 28,6%
5 Hoa 37 7,3% 135 7,1%
6 H’Mông 2 0,4% 11 0,6%
7 Sán chỉ 1 0,2% 1 0,05%
8 Mường 0 0% 1 0,05%

Tổng
506 100% 1911 100%


Bảng 2.1. cho thấy xã Bản Thi gồm các dân tộc anh em sinh sống trên
địa bàn như sau: dân tộc Kinh có 196 hộ, 642 khẩu; dân tộc Tày có 113 hộ,
417 khẩu; dân tộc Nùng có 43 hộ ,157 khẩu; dân tộc Dao có 114 hộ, 547
khẩu; dân tộc Hoa có 37 hộ, 135 khẩu; dân tộc H’Mông có 2 hộ, 11 khẩu; dân
tộc Sán chỉ có 1 hộ, 1 khẩu và dân tộc Mường có 1 khẩu. Mỗi dân tộc trong
cộng đồng sinh sống ở xã đều có những nét đặc trưng về tập quán sản xuất và
phương thức canh tác riêng.
Lực lượng đang trong độ tuổi lao động của xã chiếm khoảng 60% tổng
số nhân khẩu. Hầu hết dân số sống ở nông thôn chủ yếu sản xuất nông lâm
nghiệp đây là nguồn nhân lực chính thúc đẩy nhanh quá trình sản xuất và phát
triển kinh tế của xã.
14
2.3.2.2. Hoạt động nông lâm nghiệp
* Nông nghiệp
Trong nông nghiệp trồng trọt đóng vai trò chủ đạo,các cây trồng chính của
xã gồm cây ngô, lúa, cây lạc, dong riềng, khoai sắn, đậu đỗ các loại. Trong đó:
Cây lúa trồng được 64,18 ha, năng xuất đạt 44 ta/ha, sản lượng đạt 281,64 tấn.
Cây ngô trồng được 113,3 ha, năng xuất đạt 38 tạ/ha, sản lượng 430,43 tấn. Cây
lạc diện tích trồng 4,21 ha, năng xuất đạt 16 tạ/ha, sản lượng đạt 6,74 tấn. Cây
dong riềng diện tích trồng được 3,85 ha và một số cây trồng khác.
* Chăn nuôi
Tổn
g
đàn gia súc, gia cầm (thời điểm 01/9/2013) là 6.590 con, trong đó:
Đàn trâu 399 con, đàn bò 148 con, đàn lợn 924 con, đàn gà 4.542 con, ngan
106 con, ngựa 25 con, dê 92 con, chó 354 con. Tất cả vật nuôi đều chăn nuôi
nhỏ lẻ theo hộ gia đình.
* Lâm nghiệp
Công tác quản lý nhà nước về lâm nghiệp được tăng cường và duy trì có hiệu
quả. Trong năm 2013 UBND xã xác nhận Bản đăng ký khai thác lâm sản cho các

chủ rừng 13 hồ sơ trong đó: gỗ tận dụng sau xử lý thực bì trồng rừng 6 hồ sơ bằng
56,091 m
3
; gỗ xoan vườn 4 hồ sơ bằng 84,2 m
3
; lâm sản phụ 4 hồ sơ bằng 167 m
3
,
phát động tết trồng cây xuân Quý Tỵ được 150 cây các loại.
Diện tích đăng ký trồng rừng theo dự án 147 của các thôn trên địa bàn
xã trong năm 2013 như sau: Tổng diện tích thiết kế là 59,89 ha, tổng diện tích
đã trồng được 57,24 ha trong đó diện tích trồng theo dự án là 45,45 ha (Cây
Mỡ 43,27 ha, cây Keo 2,18 ha), diện tích dân trồng theo dự án nhưng không
nằm trong hồ sơ thiết kế 11,3 ha, diện tích dân tự bỏ vốn trồng 0,5 ha (cây
Mỡ), diện tích thiết kế nhưng không thực hiện được 14,44 ha (11 hộ). Các hộ
trồng rừng theo dự án 147 năm 2014 với tổng diện tích đăng ký là 70,78 ha,
trong đó: Trồng rừng tập trung 45,44 ha = 49 hộ, trồng rừng phân tán 25,34
ha = 54 hộ. Nhờ thực hiện tốt chủ trương giao đất, giao rừng cho các hộ gia
đình nên diện tích trồng rừng ngày càng tăng và rừng được bảo vệ, khai thác
đúng theo quy định.
15
2.3.2.3. Giao thông, thủy lợi
* Giao thông
Trên địa bàn xã có 01 trục đường liên xã chạy qua trung tâm xã là 10km
mặt đường rộng 4m đường cấp phối, mặt đường đã xuống cấp trầm trọng, rất
khó khăn cho việc đi lại vào mùa mưa, nhất là khu trung tâm xã. Đường trục
thôn có 4 tuyến với tổng chiều dài 24,5km chủ yếu là đường đất nhỏ hẹp mùa
mưa còn lầy lội, trơn trượt khó đi. Việc quản lý các trục đường sau khi được đầu
tư như kiểm tra, quản lý các trường hợp xâm lấn lề đường, các dấu hiệu phá hoại
công trình giao thông trên địa bàn còn nhiều hạn chế, chưa được quan tâm đúng

mức và xử lý chưa kịp thời các trường hợp vi phạm.
* Thủy lợi
Hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn toàn xã có 9,8km mương nội
đồng. Trong đó: Được kiên cố hóa 7 mương = 2,74km mương, còn lại 8
mương = 7,06km chưa được kiên cố hóa. Hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng
được yêu cầu sản xuất và dân sinh.
2.3.2.4. Văn hóa, giáo dục, y tế
* Văn hóa
Xã đã có trụ sở UBND xã, các xóm trong xã đã có nhà văn hóa nhưng
chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định của bộ Văn hóa thể thao du lịch và những
hoạt động văn hóa tại các thôn bản không có gì đặc biệt. Trong xã có điểm
họp chợ tại trung tâm xã nhưng ở đây chủ yếu buôn bán những mặt hàng thực
phẩm phục vụ nhu cầu sinh hoạt. Nhìn chung trình độ văn hóa của người dân
trong khu vực chưa cao. Hiện tại xã Bản Thi quản lý 8 thôn bản. Các khu dân
cư phân bố dọc theo các trục đường liên xã và liên thôn, ven các sườn đồi và
gần các nguồn nước. Trụ sở UBND xã, trường học, trạm y tế, chợ, trạm kiểm
lâm, … tập trung chủ yếu ở trung tâm xã.
* Giáo dục
Cả xã có 2 bậc học tại điểm trường chính được quy hoạch xây dựng
một khu trường riêng biệt cho từng bậc học, bậc Tiểu học riêng, bậc Mầm non
riêng, còn các phân trường vùng cao thì bố trí chung điểm tường.
16
Bậc Mầm non: Hiện có 12 phòng học, trong đó 4 phòng đạt chuẩn và 7
phòng mượn phòng để học thôn Hợp Tiến mượn nhà họp thôn và phòng của
Công ty kim loại màu Bắc Kạn để học và 1 phòng tạm. Có 1 điểm trường
chính và 4 thôn có phân trường nhà Mẫu giáo, 3 thôn chưa có lớp Mẫu giáo.
Co sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học cho các cháu còn thiếu.
Bậc Tiểu học: Có 1 điểm trường chính và 4 thôn có phân trường tiểu
học. Trong đó điểm trường chính có tổng 6 phòng, 5 phòng học và 1 phòng
học nhạc số phòng đạt chuẩn chưa có. Các điểm trường ở các thôn tổng có 8

phòng học và 2 phòng tạm. Cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học cho
các em còn thiếu thốn chưa đảm bảo và đáp ứng theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo
dục và Đào Tạo.
Xã hiện chưa có trường Trung học cơ sở, học sinh học tại thị trấn Bằng
Lũng và trường THCS xã Yên Thịnh.
* Y tế
Trạm y tế xã đã được xây dựng kiên cố với tổng diện tích 1.700 m
3
.
Trạm xá phục vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong xã và đã đạt
Trạm Y tế thân thiện. Ngoài ra xã Bản Thi có 1 bệnh viện đa khoa 50
giường tại thôn Bản Nhượng đã xây dựng đang chờ đưa vào sử dụng. Tỉ lệ
người dân được giao bảo hiểm y tế chủ yếu là đối tượng chính sách xã hội
như hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số ngoài ra một số hộ có dân tộc Kinh tự
đóng bảo hiểm tự nguyện.
2.3.2.5. Điện nước
Trong toàn xã đã có khoảng 90% số hộ đã được sử dụng nguồn điện
lưới quốc gia, có 5 trạm biến áp với tổng công suất là 955 KW chưa đạt chuẩn
cần nâng cấp và xây mới 3 trạm biến áp, xây mới 1km đường dây kw cấp điện
cho các trạm biến áp phụ tái xây mới. Nâng cấp đường điện cho 4 thôn, làm
mới 3 tuyến đường dây cho 3 thôn dài 7,5km với tổng công suất nâng lên 210
KW. Hiện tại người dân trong xã hầu hết vẫn sử dụng hệ thống nước được
dẫn từ các mạch nước ngầm.


17
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Là những hoạt động sản xuất, khai thác của

người dân ảnh hưởng đến tài nguyên rừng thuộc khu bảo tồn loài và sinh cảnh
Nam Xuân Lạc- Chợ Đồn- Bắc Kạn
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài điều tra tất cả các hoạt động của người dân có
ảnh hưởng làm suy giảm tính đa dạng sinh học: khai thác sử dụng gỗ và các loại
lâm sản ngoài gỗ, đánh giá mức độ tác động của con người lên sinh cảnh. Và một
số hoạt động tích cực như trồng rừng, trồng một số loại LSNG.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.2.1. Địa điểm
Xã Bản Thi, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
3.2.2. Thời gian
Thời gian : Từ tháng 1/2014 đến tháng 5/2014
3.3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu đặt ra cần thực hiện được các nội dung sau:
* Hiện trạng công tác quản lí bảo vệ rừng tại khu bảo tồn loài và sinh
cảnh Nam Xuân Lạc.
* Đánh giá tác động của người dân tới khu bảo tồn và các hoạt động có
ảnh hưởng đến tài nguyên rừng của người dân.
- Đối tượng sử dụng tài nguyên rừng.
- Tác động của người dân tới tài nguyên rừng.
+ Tác động tích cực.
+ Tác động tiêu cực.
- Tác động của con người lên sinh cảnh.
* Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm tài nguyên rừng
Khu bảo tồn.
* Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực và
phát huy những tác động tích cực của người dân.

×