Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Nghiên cứu nhu cầu phục hồi chức năng của ng¬ười khuyết tật và kết quả chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tại hai xã của huyện tiên du

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 107 trang )

..

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y - DƢỢC THÁI NGUYÊN

Dƣơng Quang Tỉnh

NGHIÊN CỨU NHU CẦU PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
CỦA NGƢỜI KHUYẾT TẬT VÀ KẾT QUẢ CHƢƠNG TRÌNH
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI
HAI XÃ CỦA HUYỆN TIÊN DU TỈNH BẮC NINH

LUẬN ÁN BÁC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP II

THÁI NGUYÊN, NĂM 2011


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y - DƢỢC THÁI NGUYÊN

Dƣơng Quang Tỉnh

NGHIÊN CỨU NHU CẦU PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
CỦA NGƢỜI KHUYẾT TẬT VÀ KẾT QUẢ CHƢƠNG TRÌNH
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI
HAI XÃ CỦA HUYỆN TIÊN DU TỈNH BẮC NINH

CHUYÊN NGÀNH: Y TẾ CÔNG CỘNG
Mã số: 62 72 76

LUẬN ÁN BÁC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP II



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Cao Minh Châu

THÁI NGUYÊN - 2011


LỜI CẢM ƠN

Tơi xin trân trọng cảm ơn Phó giáo sƣ, Tiến sĩ Cao Minh Châu,
ngƣời thầy đã tận tình giảng dạy, cung cấp cho tôi những kiến thức,
phƣơng pháp luận q báu và trực tiếp hƣớng dẫn tơi thực hiện đề tài.
Xin trân trọng cảm ơn các Thày, Cô giáo đã giảng dạy, giúp đỡ và
đóng góp cho tơi nhiều ý kiến q báu trong q trình học tập, nghiên
cứu và hồn thành bản luận án của tơi đƣợc tốt hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa sau đại học, Bộ
môn Y tế công cộng Trƣờng đại học Y - Dƣợc Thái Nguyên, Trung tâm
y tế huyện Tiên Du, UBND và trạm y tế 2 xã: Lạc Vệ, Việt Đoàn đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình học tập, nghiên cứu và thực
hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Sở Y tế Bắc Ninh, Bệnh viện Điều dƣỡng
phục hồi chức năng tỉnh Bắc Ninh đã động viên, khích lệ và giúp đỡ tơi
trong q trình học tập và cơng tác.
Tơi xin trân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã ln
động viên, khích lệ, tạo mơi trƣờng tốt cho tôi học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn.
Tác giả luận án

Dƣơng Quang Tỉnh



LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Dƣơng Quang Tỉnh


MỤC LỤC
Trang phụ bìa

Trang

Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................... 0
Chƣơng 1. TỔNG QUAN ........................................................................................ 3
1.1. Tình hình ngƣời khuyết tật và nhu cầu phục hồi chức năng của ngƣời
khuyết tật................................................................................................ 3
1.2. Hoạt động của chƣơng trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng 17
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 29
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu .......................................................................... 29
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu: Sử dụng phƣơng pháp dịch tễ học mô tả ... 29
2.3. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................ 33
2.4. Thời gian nghiên cứu ........................................................................... 33
2.5. Xử lý số liệu ......................................................................................... 33

2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ........................................................ 37
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 38
3.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu ......................................... 38
3.2. Nhu cầu phục hồi chức năng của ngƣời khuyết tật .............................. 44
3.3. Kết quả chƣơng trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tại 2 xã
Việt Đoàn và Lạc Vệ sau 01 năm thực hiện ........................................ 51


Chƣơng 4. BÀN LUẬN ......................................................................................... 58
4.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu ......................................... 58
4.2. Nhu cầu phục hồi chức năng của ngƣời khuyết tật .............................. 62
4.3. Kết quả chƣơng trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tại 2 xã
Việt Đoàn và Lạc Vệ sau 01 năm thực hiện ........................................ 66
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 68
KHUYẾN NGHỊ .................................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BV

Bệnh viện

CBR

Chƣơng trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng

CBYT


Cán bộ y tế



Cộng đồng

CTV

Cộng tác viên

CSSKBĐ

Chăm sóc sức khỏe ban đầu



Gia đình

GĐ NKT

Gia đình ngƣời khuyết tật

KTGĐ

Kinh tế gia đình

KT

Khuyết tật


NCSC

Ngƣời chăm sóc chính

NCPHCN

Nhu cầu phục hồi chức năng

NKT

Ngƣời khuyết tật

NVYT

Nhân viên y tế

PHCNNKT

Phục hồi chức năng ngƣời khuyết tật

PHCN

Phục hồi chức năng

PHCNDVCĐ

Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng

TĐHV


Trình độ học vấn

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông



Vận động

WHO

Tổ chức y tế thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng

Tên bảng

Trang

3.1: Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo nhóm tuổi, giới .............................. 38
3.2: Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo trình độ học vấn ............................ 39

3.3: Phân bố ngƣời khuyết tật theo nguyên nhân .......................................... 40
3.4: Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo loại khuyết tật ............................... 41
3.5: Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo kinh tế gia đình ............................. 42
3.6: Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo số lƣợng khuyết tật ....................... 43
3.7: Nhu cầu PHCN của ngƣời khuyết tật phân bố theo giới........................ 44
3.8: Nhu cầu PHCN của NKT phân bố theo tuổi .......................................... 45
3.9: Nhu cầu PHCN của NKT phân bố theo loại khuyết tật ......................... 46
3.10: Phân bố nhu cầu PHCN theo mục đích của ngƣời khuyết tật................ 47
3.11: Nhu cầu PHCN của NKT theo từng mục đích trong hịa nhập ............. 48
3.12: Nhu cầu PHCN của NKT phân bố theo từng mục đích trong sinh hoạt 49
3.13: Nhu cầu PHCN của ngƣời khuyết tật phân bố theo từng mục đích trong
giao tiếp .................................................................................................. 50
3.14: Kết quả công tác tập huấn CTV phục hồi chức năng ............................ 51
3.15: Kết quả huấn luyện NKT và ngƣời nhà NKT của CTV phục hồi chức
năng dựa vào cộng đồng......................................................................... 52
3.16: Kết quả sản xuất dụng cụ trợ giúp của ngƣời dân và cán bộ y tế xã ..... 53
3.17: Kết quả luyện tập PHCN của đối tƣợng nghiên cứu ............................. 54
3.18: Kết quả phục hồi chức năng cho ngƣời khuyết tật Sau 01 năm thực hiện
chƣơng trình ........................................................................................... 55
3.19: Liên quan giữa kết quả luyện tập PHCN với giới của đối tƣợng
nghiên cứu .............................................................................................. 56


Bảng

Tên bảng

Trang

3.20: Liên quan giữa kết quả luyện tập PHCN với tuổi của đối tƣợng

nghiên cứu .............................................................................................. 56
3.21. Liên quan giữa kết quả luyện tập PHCN với kinh tế gia đình của ngƣời
khuyết tật ................................................................................................ 57
3.22. Niềm tin của bản thân và gia đình của ngƣời khuyết tật........................ 57


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang

3.1: Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo giới ...................................................... 38
3.2: Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo trình độ học vấn ................................ 39
3.3: Phân bố khuyết tật theo nguyên nhân .......................................................... 40
3.4: Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo loại khuyết tật ..................................... 41
3.5: Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo kinh tế gia đình .................................. 42
3.6: Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo số lƣợng khuyết tật ............................ 43
3.7: Nhu cầu PHCN của NKT phân bố theo giới ............................................... 44
3.8: Phân bố nhu cầu PHCN của ngƣời khuyết tật theo tuổi ............................. 45
3.9: Phân bố nhu cầu PHCN của NKT theo loại khuyết tật............................... 46
3.10: Phân bố nhu cầu PHCN theo mục đích của NKT ....................................... 47
3.11: Nhu cầu PHCN của NKT phân bố theo từng mục đích trong hịa nhập cộng
đồng ................................................................................................................ 48
3.12: Nhu cầu PHCN của ngƣời khuyết tật phân bố theo từng mục đích trong
sinh hoạt ......................................................................................................... 49
3.13: Nhu cầu PHCN của ngƣời khuyết tật phân bố theo từng mục đích trong
giao tiếp .......................................................................................................... 50
3.14. Kết quả cơng tác tập huấn cộng tác viên ...................................................... 51

3.15: Kết quả huấn luyện NKT và ngƣời nhà NKT của CTV phục hồi chức năng
dựa vào cộng đồng ........................................................................................ 52
3.16: Kết quả sản xuất dụng cụ trợ giúp của ngƣời dân và cán bộ y tế xã .......... 53
3.17: Kết quả luyện tập PHCN của đối tƣợng nghiên cứu ................................... 54
3.18: Kết quả PHCN cho NKT sau 01 năm thực hiện chƣơng trình ................... 55


1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), trên thế giới vào năm 1996 có khoảng
500 triệu ngƣời khuyết tật (NKT) do các nguyên nhân khác nhau, trong đó có
140 triệu là trẻ em, chủ yếu tại các nƣớc đang phát triển. Tỷ lệ khuyết tật hiện
nay chiếm 10% dân số và hàng năm tăng tăng thêm 1,63%, trong đó 3% có
nhu cầu phục hồi chức năng [38].
Ở Việt Nam, hiện nay có khoảng trên 5 triệu ngƣời khuyết tật, chiếm tỷ
lệ 6,4% dân số [12]. Theo số liệu của Uỷ ban Bảo vệ Chăm sóc trẻ em Việt
Nam, Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội, năm 1995 có 215.485 trẻ bị
khuyết tật, chiếm 0,8% tổng số trẻ em, theo một nghiên cứu tại Thái Bình thì
có 11,3% số con của các gia đình cựu chiến binh có dị tật bẩm sinh [4].
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới khuyết tật và ngƣời khuyết tật đều giống
nhau ở chỗ họ phải chịu nhiều thiệt thòi do khuyết tật gây nên: Trẻ em khuyết
tật thƣờng bị suy dinh dƣỡng, nhiễm trùng và tỷ lệ tử vong cao, ít có khả năng
tới trƣờng. Ngƣời lớn khuyết tật khơng có khả năng, hoặc giảm khả năng lao
động, ít có cơ hội tìm việc làm và thƣờng có thu nhập thấp, tỷ lệ mắc các bệnh
hiểm nghèo rất cao. Ngoài ra những ngƣời khuyết tật khơng có đời sống xã
hội, tinh thần nhƣ những ngƣời khác, họ ít có cơ may xây dựng cuộc sống gia
đình hạnh phúc, ít có cơ hội thảo luận và quyết định những vấn đề của cộng
đồng, thậm chí ở một số nơi, họ bị miệt thị và phân biệt đối xử [22]. Chính vì
vậy phục hồi chức năng cho ngƣời khuyết tật, giúp họ khắc phục tật nguyền,

tự chăm sóc đƣợc bản thân mình, giảm một phần gánh nặng cho gia đình và
xã hội, giúp họ hòa nhập cộng đồng là việc làm cần thiết.
Tại hội nghị Almata, WHO đã đề xuất chiến lƣợc “Phục hồi chức năng
dựa vào cộng đồng” nhằm mục tiêu chăm sóc ngƣời khuyết tật một cách tồn
diện với kỹ thuật thích ứng, giá thành thích hợp tại nơi ngƣời khuyết tật sinh


2
sống với bất cứ thời gian nào mà họ có thể. Kinh nghiệm của nhiều nƣớc trên
thế giới cho thấy 90% ngƣời khuyết tật có thể phục hồi tại cộng đồng và gia
đình. Theo kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả trên thế giới, phục hồi chức
năng dựa vào cộng đồng là một mơ hình có nhiều ƣu điểm: Ngƣời khuyết tật
đƣợc phục hồi chức năng (PHCN) ngay tại gia đình, khơng phải đến các cơ sở
y tế, có thể huy động đƣợc nhiều ngƣời tại gia đình, cộng đồng tham gia phục
hồi chức năng cho ngƣời khuyết tật, tiết kiệm đƣợc nguồn lực và ngƣời
khuyết tật tránh đƣợc mặc cảm.
Tại Việt Nam, từ năm 1987, dƣới sự điều hành của Ban chủ nhiệm
Chƣơng trình phục hồi chức năng Trung ƣơng, Dự án phục hồi chức năng dựa
vào cộng đồng đã đƣợc triển khai tại 46 tỉnh/thành phố, với 215 huyện, trên
2.412 xã [4]. Qua báo cáo đánh giá của Ban chủ nhiệm chƣơng trình trung
ƣơng và Ban chủ nhiệm chƣơng trình tỉnh, bƣớc đầu chƣơng trình phục hồi
chức năng dựa vào cộng đồng (PHCNDVCĐ) đã thu đƣợc những kết quả khả
quan [5]. Tại Bắc Ninh, Chƣơng trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
đƣợc triển khai tại 85 xã, phƣờng, thị trấn thuộc một số huyện, thị xã, thành
phố trong tỉnh, tại huyện Tiên Du chƣơng trình đƣợc triển khai thực hiện tại 8
xã trong đó có Việt Đoàn và Lạc Vệ [39]. Để giúp các cấp chính quyền và
ngành y tế trong cơng tác điều hành quản lý và thực hiện chƣơng trình chƣơng
trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tại Bắc Ninh đạt hiệu quả.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu nhu cầu phục hồi chức
năng của ngƣời khuyết tật và kết quả chƣơng trình phục hồi chức năng

dựa vào cộng đồng tại hai xã của huyện Tiên Du” nhằm mục tiêu:
1. Xác định nhu cầu phục hồi chức năng của ngƣời khuyết tật tại 2
xã Lạc Vệ và Việt Đoàn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh năm 2009.
2. Đánh giá kết quả chƣơng trình phục hồi chức năng dựa vào cộng
đồng sau 1 năm thực hiện tại 2 xã Lạc Vệ và Việt Đoàn huyện Tiên Du
tỉnh Bắc Ninh.


3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Tình hình ngƣời khuyết tật và nhu cầu phục hồi chức năng của ngƣời
khuyết tật
1.1.1. Một số khái niệm có liên quan
1.1.1.1. Khái niệm, phân loại, nguyên nhân và hậu quả của khuyết tật
*Khái niệm về khuyết tật
Bất kỳ một bệnh nào cũng diễn biến theo một q trình nhất định, có
những bệnh có thể tự khỏi hoặc khỏi hồn tồn nếu đƣợc chẩn đốn đúng và
điều trị kịp thời, có những bệnh có thể dẫn đến tử vong, có những bệnh có hay
khơng đƣợc điều trị đều để lại di chứng và sau đó gây nên khuyết tật. Quá
trình này đƣợc WHO gọi là quá trình khuyết tật. Khuyết tật diễn biến theo
một quá trình nhất định, gồm 3 mức độ: khiếm khuyết, giảm chức năng và
khuyết tật [7].
Khiếm khuyết (impairment): là tình trạng mất mát hoặc bất bình thƣờng
về tâm lý, sinh lý, cấu trúc giải phẫu chức năng của cơ thể.
Giảm chức năng (disability): là tình trạng hạn chế chức năng do khiếm
khuyết làm mất khả năng thực hiện một hoạt động hoặc các chức năng mà
ngƣời bình thƣờng có thể thực hiện đƣợc.
Khuyết tật (handicap): do khiếm khuyết và giảm chức năng gây nên làm
ngăn cản việc thực hiện vai trị của mình trong xã hội, khơng có cuộc sống

độc lập, khơng hồ nhập trong cộng đồng.
Ngƣời khuyết tật là ngƣời bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ
thể hoặc chức năng biểu hiện dƣới các tật khác nhau, làm suy giảm khả
năng hoạt động, khiến cho lao động, sinh hoạt và học tập gặp nhiều khó
khăn [12], [18].


4
*Phân loại khuyết tật.
Có nhiều cách phân loại khuyết tật, nhƣng nhìn chung những cách này
đều tƣơng đối. Bởi vì, một đứa trẻ bị khuyết tật bẩm sinh, do bại não thì đồng
thời có nhiều khó khăn về vận động, trí tuệ và thể chất...Tuy nhiên, để cộng
đồng dễ nhận biết và tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời khuyết tật chấp nhận
tình trạng của mình, Việt Nam có sử dụng phân loại khuyết tật của Tổ chức y
tế thế giới gồm 7 nhóm khuyết tật khác nhau [12].
- Khó khăn về vận động: bao gồm các khiếm khuyết, giảm khả năng,
khuyết tật về hệ vận động; bẩm sinh hay mắc phải và có hoặc khơng kèm theo
các dạng khuyết tật khác.
- Khó khăn về nghe, nói: bao gồm các khiếm khuyết, giảm khả năng,
khuyết tật về nghe hoặc cả nghe và nói; bẩm sinh hay mắc phải, có hoặc
khơng kèm theo các dạng khuyết tật khác.
- Khó khăn về học: bao gồm các khiếm khuyết, giảm khả năng, khuyết
tật về trí tuệ dẫn đến khó khăn về học; bẩm sinh hay mắc phải, có hoặc khơng
kèm theo các dạng khuyết tật khác.
- Khó khăn về nhìn: bao gồm các khiếm khuyết, giảm khả năng, khuyết tật
về mắt; bẩm sinh hay mắc phải, các chấn thƣơng mắt, có hoặc khơng kèm theo
các dạng khuyết tật khác.
- Mất cảm giác: bao gồm cả các khiếm khuyết, giảm khả năng, khuyết tật
liên quan đến bệnh phong.
- Động kinh: bao gồm các khiếm khuyết, giảm khả năng, khuyết tật liên

quan đến bệnh động kinh; bẩm sinh hay mắc phải, có hoặc khơng kèm theo
các dạng khuyết tật khác.
- Hành vi xa lạ: bao gồm các khiếm khuyết, giảm khả năng, khuyết tật
liên quan đến bệnh tâm thần.


5
* Nguyên nhân khuyết tật.
Nguyên nhân khuyết tật rất đa dạng, sự đa dạng đó là kết quả của những
điều kiện kinh tế, xã hội khác nhau và sự cung cấp các dịch vụ khác nhau.
Phân tích nguyên nhân khuyết tật có thể tìm cách phịng, chống khuyết tật
trong tƣơng lai. Nguyên nhân khuyết tật bao gồm:
- Do bẩm sinh, do ốm đau, do tuổi già, do tai nạn.
- Do chiến tranh và các nguyên nhân khác.
- Do bản thân khuyết tật tạo ra các khuyết tật khác.
- Thái độ sai lệch của xã hội với khuyết tật.
- Do nền y học chƣa có màng lƣới phục hồi chức năng tốt, y học quá lạc
hậu hoặc quá tiến triển [5], [12]
*Hậu quả của khuyết tật.
Đối với xã hội: bản thân ngƣời khuyết tật khơng tham gia vào q trình
sản xuất trong xã hội. Xã hội phải chi một số vốn nhất định để giúp đỡ ngƣời
khuyết tật. Thái độ xã hội đối với ngƣời khuyết tật sai trái, thƣờng không chú
ý đến nhu cầu của ngƣời khuyết tật và không đánh giá đúng vai trị của họ.
Đối với gia đình: Ngƣời khuyết tật không đƣợc tham gia các hoạt động
trong gia đình. Đồng thời, gia đình khơng những khơng có thu nhập của ngƣời
khuyết tật mà còn phải tốn thời gian và tiền của để chăm sóc ni dƣỡng họ.
Những ngƣời khuyết tật thƣờng bị xã hội dèm pha và kém thân thiện.
Đối với ngƣời khuyết tật: 90% trẻ em khuyết tật chết dƣới 20 tuổi. Tỷ lệ
ngƣời khuyết tật mắc bệnh hiểm nghèo rất cao. Họ thƣờng bị thất học và ít có
cơ hội đƣợc học nghề. Một nghiên cứu ở Thái Bình cho thấy: có 7,3% ngƣời

khuyết tật mù chữ, 27,8% trẻ em khuyết tật chƣa đƣợc đi học; 35,7% có trình
độ cấp 1 (tiểu học) và 49,7% có trình độ cấp 2 (trung học cơ sở). Ngƣời
khuyết tật thƣờng có tỷ lệ thất nghiệp cao (34,8%) và thu nhập thấp, gia đình
họ thƣờng trở nên nghèo hơn (59,4%). Bản thân ngƣời tàn khuyết tật không


6
có cơ hội lập gia đình và bị xã hội coi thƣờng, bị xa lánh, tách biệt và đối xử
bất bình đẳng, vì vậy, họ ln có nhu cầu đƣợc luyện tập, học tập và đƣợc hoà
nhập với cộng đồng nhƣ những ngƣời khác [6].
1.1.1.2. Nhu cầu phục hồi chức năng
1.1.1.2.1. Phục hồi chức năng
*Khái niệm: Các phƣơng pháp chữa bệnh nhƣ xoa bóp, khí cơng, dƣỡng
sinh đã có từ thời Hypocrate và đƣợc ghi lại trong các sách y học cổ. Dần về
sau, những tiến bộ của khoa học đã thúc đẩy sự phát triển đi theo các hƣớng
chuyên ngành sâu. Theo từng giai đoạn phát triển của y học, ngƣời ta quan
niệm phục hồi chức năng là bƣớc thứ ba của y học hiện đại, đó là:
- Bƣớc 1. Y học điều trị: có nhiệm vụ giải quyết chữa trị cho ngƣời bệnh.
- Bƣớc 2. Y học dự phịng: đánh dấu sự chuyển biến mới thay vì chỉ thụ
động điều trị đã tiến lên một bƣớc là dự phòng.
- Bƣớc 3. Y học phục hồi: Đây là một quan niệm mới đƣợc hình thành rõ
rệt từ sau Đại chiến thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918), lần thứ hai (1940 - 1945)
sau khi đã để lại hàng triệu ngƣời tàn phế do vết thƣơng chiến tranh. Các nhà
nghiên cứu về ngoại khoa, chấn thƣơng, chỉnh hình, các nhà xoa bóp, vận
động, các nhà hoạt động xã hội đã nghiên cứu sử dụng các biện pháp vật lý‎trị
liệu, trong đó có vận động trị liệu là cơ bản... Dần dần, sự tiến bộ của y học
hiện đại đã cứu sống đƣợc nhiều ngƣời bệnh, nhƣng những ngƣời đƣợc cứu
sống, họ sẽ sống ra sao nếu nhƣ họ không sinh hoạt độc lập, mất khả năng lao
động, phải sớm phụ thuộc. Để giải quyết tình trạng đó, chun ngành phục
hồi chức năng (Rehabilitation) đƣợc hình thành và phát triển.

Phục hồi chức năng đƣợc hiểu là “áp dụng các vấn đề y học, xã hội,
hướng nghiệp, giáo dục nhằm hạn chế ảnh hưởng của khiếm khuyết, giảm
chức năng do khuyết tật, tạo điều kiện cho người khuyết tật hội nhập, tái hội
nhập xã hội, có cơ hội bình đẳng tham gia vào các hoạt động trong cộng


7
đồng”. Hay nói cách khác, là “sự khơi phục đầy đủ nhất những cái bị mất đi
do bệnh tật, tổn hại hoặc khuyết tật bẩm sinh”. Sự phục hồi của cá nhân liên
quan rất nhiều đến sinh thái môi trƣờng và các mối quan hệ trong xã hội [15].
Phục hồi chức năng cho ngƣời khuyết tật không phải chỉ là cơng tác y tế
đơn thuần mà nó cịn có ‎ nghĩa nhân đạo, kinh tế, xã hội, nhân lực và pháp lý
sâu sắc. Mục đích của phục hồi chức năng gồm có [9].
- Hồn lại một cách tối đa thể chất, tinh thần và nghề nghiệp.
- Ngăn ngừa tổn thƣơng thứ phát.
- Tăng cƣờng tối đa khả năng còn lại của họ để giảm hậu quả của khuyết
tật của bản thân, gia đình và xã hội.
- Thay đổi tích cực nhận thức, thái độ và hành vi của xã hội, các thành
viên trong gia đình và chính bản thân ngƣời khuyết tật, coi ngƣời khuyết tật
cũng là một thành viên bình đẳng trong cộng đồng.
- Cải thiện các điều kiện nhà ở, trƣờng học, giao thơng... để ngƣời khuyết
tật có thể tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội. Ngƣời khuyết tật
không phải lúc nào cũng làm đƣợc những việc mà ngƣời bình thƣờng có thể
làm hoặc khơng làm theo cách của ngƣời bình thƣờng đƣợc.
- Động viên đƣợc tồn xã hội nhận thức đƣợc việc phịng ngừa khuyết tật là
công việc chung của cộng đồng, xã hội và tích cực tham gia vào hoạt động này.
Khuynh hƣớng trƣớc đây cho rằng, quá trình phục hồi chức năng cho
ngƣời khuyết tật chỉ đƣợc bắt đầu khi một hoặc nhiều bộ phận trong cơ thể đã
bị mất chức năng hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn. Ngày nay, quan điểm về
phục hồi chức năng cho ngƣời bệnh đƣợc xác định kể từ khi chƣa bị bệnh.

Ngƣời ta gọi đó là “phục hồi dự phịng”.
Có nhiều hình thức phục hồi chức năng khác nhau, trong thực tế có các
hình thức phục hồi chức năng cơ bản sau đây [12]:


8
*Các hình thức phục hồi chức năng
- Phục hồi chức năng tại các trung tâm
Đây là hình thức phục hồi chức năng đã đƣợc áp dụng từ lâu, để chỉ tình
trạng một khi hầu hết hoặc tất cả mọi dịch vụ phục hồi chức năng đều đƣợc
tập trung tại viện hoặc tại trại dành cho ngƣời khuyết tật. Phục hồi chức năng
tại trung tâm có nhiều thuận tiện về điều kiện cán bộ kỹ thuật, cơ sở vật chất
và trang thiết bị, có thể phục hồi đƣợc những trƣờng hợp khó và nặng. Tuy
nhiên, hình thức này địi hỏi chi phí cao, trong khi số lƣợng ngƣời đƣợc phục
hồi khơng nhiều và gây rất nhiều bất tiện cho bản thân ngƣời khuyết tật và gia
đình họ một khi họ phải sống xa nhà. Điều này làm cho ngƣời khuyết tật đƣợc
phục hồi khó chấp nhận các trung tâm.
- Phục hồi chức năng ngồi trung tâm
Đây là hình thức đƣa cán bộ phục hồi chức năng cùng phƣơng tiện
xuống cộng đồng hay là phục hồi chức năng ngồi viện. Với hình thức này, số
lƣợng ngƣời khuyết tật đƣợc phục hồi chức năng có thể tăng lên chút ít và
khắc phục đƣợc nhiều khó khăn cho bản thân và gia đình ngƣời khuyết tật.
Tuy vậy, chi phí cho phục hồi chức năng ngồi trung tâm rất lớn và khó có
thể đảm bảo đƣợc đủ nhân lực và trang bị. Phục hồi chức năng dựa vào cộng
đồng khắc phục đƣợc những khó khăn này.
- Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
Cộng đồng: Là những ngƣời sống và sinh hoạt với nhau tại một địa
phƣơng (bản làng, thơn xóm, xã, huyện, tỉnh và quốc gia...).
Phục hồi chức năng: Bao gồm các biện pháp y học, kinh tế xã hội, giáo
dục và kỹ thuật phục hồi làm giảm tối đa tác động giảm chức năng và khuyết

tật, bảo đảm cho ngƣời khuyết tật (do hậu quả của ốm đau và tai nạn, tật bẩm
sinh, cao tuổi..) hội nhâp và tái hội nhập xã hội, có những cơ hội bình đẳng,
tham gia vào các hoạt động xã hội. Phục hồi chức năng không phải là phƣơng


9
pháp chữa khỏi bệnh mà là một ngành khoa học làm cho ngƣời khuyết tật
thích ứng hồn cảnh khuyết tật tối đa, làm cho xã hội ý thức đƣợc tránh nhiệm
của mình đối với ngƣời khuyết tật có cuộc sống tự lập tối đa trong hồn cảnh
tật nguyền của mình [12].
Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng: Năm 1994, Tổ chức Y tế Thế
giới và Liên đoàn Lao động Quốc tế đã thống nhất định nghĩa: “Phục hồi chức
năng dựa vào cộng đồng là chiến lƣợc phát triển của cộng đồng về PHCN,
bình đẳng về cơ hội hội nhập xã hội của mọi NKT. Triển khai phục hồi chức
năng dựa vào cộng đồng thuộc về trách nhiệm của cộng đồng, bản thân ngƣời
khuyết tật và gia đình của họ thông qua các dịch vụ y tế, giáo dục, hƣớng
nghiệp và xã hội” [18].
Phân bố hệ thống phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng: Nhiệm vụ
phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng đƣợc phân bố cho nhiều nguồn nhân
lực ở các tuyến khác nhau, đòi hỏi sự điều hành của các Bộ, ngành, chính
quyền địa phƣơng và các tổ chức phi chính phủ. Trong đó: Tuyến huyện có
nhiệm vụ khám với mục đích là xác định chẩn đốn ngƣời khuyết tật, từ đó có
thể điều trị, nhƣ phẫu thuật điều trị co rút...Giáo dục trẻ khuyết tật, nhƣ: cung
cấp giáo viên. Đồng thời, thực hiện các nhiệm vụ hƣớng nghiệp, nhƣ: giám
định khả năng làm việc và hƣớng nghiệp... và cung cấp các dụng cụ chỉnh
hình đơn giản và các dụng cụ thích ứng khác cho ngƣời khuyết tật. Tuyến tỉnh
khám và điều trị y học cho những trƣờng hợp khó khăn hơn và những trƣờng
hợp khơng tiến bộ tại cộng đồng hoặc tuyến huyện, đồng thời tiến hành giáo
dục đặc biệt và giáo dục hƣớng nghiệp, nhƣ: đánh giá toàn diện và cung cấp
các dụng cụ phục hồi chức năng tiêu chuẩn. Tuyến Trung ƣơng có nhiệm vụ

chẩn đốn y học tồn diện, điều trị các trƣờng hợp đặc biệt, ít gặp; đồng thời
phục hồi chức năng toàn diện và tập huấn ở các viện, các trƣờng tổng hợp.


10
Các hƣớng dẫn phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng: Hƣớng dẫn cho
cán bộ địa phƣơng về theo dõi phục hồi chức năng trong việc triển khai
Chƣơng trình CBR, hƣớng dẫn cho ban điều hành trong việc quản l‎ý‎ Chƣơng
trình. Hƣớng dẫn cho ngƣời khuyết tật, trong việc giúp đỡ ngƣời khuyết tật có
thể làm đƣợc gì cho chính bản thân họ và cho ngƣời khác tại cộng đồng.
Hƣớng dẫn cho giáo viên phổ thông để dạy cho lớp có trẻ khuyết tật.
1.1.1.2.2. Nhu cầu phục hồi chức năng
*Khái niệm: Nhu cầu phục hồi chức năng là những nhu cầu cơ bản và
chung nhất cho mọi ngƣời khuyết tật, nhằm cải thiện tình trạng khuyết tật,
giúp họ có thể tự thực hiện vai trị của mình để tồn tại trong cộng đồng nhƣ
những ngƣời khác cùng tuổi, giới tính, hoàn cảnh [7].
*Mục tiêu của phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng là giúp cho
ngƣời khuyết tật hoà nhập xã hội, nghĩa là, khuyến khích họ tham gia tối đa
vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Mục tiêu này đáp ứng đƣợc những
nhu cầu cơ bản của con ngƣời đƣợc Maslow đƣa ra 5 mức độ từ thấp đến
cao, nhƣ sau: [23].


11

Nhu
cầu về
khả năng
nhận thức của
bản thân


Nhu cầu đƣợc tôn trọng
quan tâm của xã hội

V. Nhận thức đƣợc khả
năng của bản thân, biết
sống hữu ích và đóng góp
cho xã hội

IV. Tơn trọng và đƣợc
tơn trọng trong gia đình
và cộng đồng

Nhu cầu xã hội

III. Đƣợc là thành viên
của cộng đồng, đƣợc yêu
thƣơng

Nhu cầu an tồn

II. Đƣợc che chở, bảo
vệ, có quần áo, nhà ở

Nhu câu

Nhu cầu về sinh lý, tồn tại

Nh cầu về sinh lý, tồn tại


I. Nhu cầu thiết
yếu để ăn uống
nghỉ ngơi

Hình 1.1. Những nhu cầu cơ bản của con người
Nhu cầu về khả năng nhận thức của bản thân: nhận thức đƣợc khả năng
của mình để đóng góp cho xã hội và biết sống một cách hữu ích cho xã hội.
Nhu cầu đƣợc tôn trọng và quan tâm của xã hội: đƣợc mọi ngƣời trong
xã hội tôn trọng, quan tâm để mƣu sinh và giải trí.
Nhu cầu xã hội: nhu cầu đƣợc trở thành một thành viên của cộng đồng, đƣợc
u thƣơng, có tình cảm, đƣợc tham gia các hoạt động của cộng đồng và xã hội.
Nhu cầu an toàn: nhu cầu thiết yếu để che chở, bảo vệ: quần áo, nhà ở...
Nhu cầu về sinh lý, tồn tại là nhu cầu cần thiết trong đời sống hàng ngày
để con ngƣời tồn tại, nhƣ: ăn uống, nghỉ ngơi, vệ sinh, di chuyển, giao tiếp, có
việc làm, khám chữa bệnh và phục hồi chức năng...[23].


12
*Nhu cầu phục hồi chức năng của ngưòi khuyết tật
Từ cơ sở 5 mức độ nhu cầu cơ bản của con ngƣời đã đƣợc Maslow khái
quát, qua nghiên cứu nhiều năm, ở nhiều nƣớc trên thế giới và cụ thể ở Việt
Nam, năm 1988, Trần Trọng Hải và Padmani Mendis đã đƣa ra 23 nhu cầu
nhằm xác định nhu cầu phục hồi chức năng của ngƣời khuyết tật, nhƣ sau:
Nhu cầu 1: Tự ăn uống
Nhu cầu 2: Tự làm vệ sinh
Nhu cầu 3: Đại tiểu tiện
Nhu cầu 4: Mặc quần áo
Nhu cầu 5: Hiểu câu nói
Nhu cầu 6: Thể hiện ý muốn
Nhu cầu 7: Hiểu đƣợc điệu bộ dấu hiệu của ngƣời khác

Nhu cầu 8: Ra hiệu để ngƣời khác biết đƣợc ý muốn của mình
Nhu cầu 9: Đọc mơi
Nhu cầu 10: Nói
Nhu cầu 11: Ngồi
Nhu cầu 12: Đứng
Nhu cầu 13: Di chuyển đƣợc trong nhà
Nhu cầu 14: Di chuyển đƣợc trong làng
Nhu cầu 15: Đi bộ đƣợc ít nhất 10 bƣớc
Nhu cầu 16: Đau các nơi
Nhu cầu 17: Trẻ bú sữa mẹ và lớn bình thƣờng
Nhu cầu 18: Chơi đùa
Nhu cầu 19: Đi học
Nhu cầu 20: Tham gia hoạt động trong gia đình
Nhu cầu 21: Tham gia hoạt động cộng đồng
Nhu cầu 22: Làm việc nội trợ
Nhu cầu 23: Làm việc và thu nhập


13
*Bậc thang đánh giá nhu cầu phục hồi chức năng của người khuyết tật
Việc đánh giá nhu cầu phục hồi chức năng của ngƣời khuyết tật là một kỹ
năng quan trọng, một khâu không thể thiếu trong việc nghiên cứu về ngƣời
khuyết tật. Phƣơng pháp lƣợng giá 23 nhu cầu theo cách cho điểm 0; 1 và 2,
nhƣ sau:
- Số 0: Ngƣời khuyết tật tự làm hồn tồn, khơng có nhu cầu PHCN.
- Số 1: Ngƣời khuyết tật làm đƣợc khi có sự giúp đỡ, có nhu cầu PHCN.
- Số 2: Ngƣời khuyết tật hồn tồn phụ thuộc, có nhu cầu PHCN.
Dựa theo phƣơng pháp này, các nhà nghiên cứu có thể điều tra, đánh giá
nhu cầu của ngƣời khuyết tật trong cộng đồng và triển khai thực hiện kế
hoạch phục hồi chức năng cho ngƣời khuyết tật [23].

1.1.2. Tình hình người khuyết tật và nhu cầu phục hồi chức năng
1.1.2.1. Tình hình người khuyết tật và nhu cầu phục hồi chức năng của người
khuyết tật trên thế giới
1.1.2.1.1. Tình hình người khuyết tật trên thế giới
Trên thế giới có khoảng 600 triệu ngƣời khuyết tật, chiếm khoảng 10%
dân số thế giới [39], trong đó, có 140 triệu trẻ em khuyết tật; trên 340 triệu
ngƣời khuyết tật ở các nƣớc đang phát triển và hơn 98% ngƣời khuyết tật bị
lãng qn [18]. Riêng khu vực tây Thái Bình Dƣơng có 100 triệu ngƣời
khuyết tật, trong số họ có 75% chƣa có sự chăm sóc y tế và xã hội. Theo
thống kê của Tổ chức unicef về số trẻ em khuyết tật ở Bắc Mỹ là 6 triệu, Châu
Âu là 11 triệu, Châu Mỹ La tinh là 13 triệu, Châu Phi là 18 triệu và Châu Á là
88 triệu [18].
Nguyên nhân khuyết tật do bệnh và tuổi cao chiếm 85%; 10% do bạo lực
và tai nạn, 5% do bẩm sinh [11].
Trên thế giới, ngƣời khuyết tật sống tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn
của các nƣớc đang phát triển, đặc biệt có khoảng 25% dân số chịu ảnh hƣởng
của vấn đề về ngƣời khuyết tật.


14
Tỷ lệ của một số dạng khuyết tật ở các nƣớc đang phát triển cao hơn ở
các nƣớc công nghiệp. Các yếu tố dẫn đến tử vong của ngƣời khuyết tật là các
bệnh nhiễm trùng và ỉa chảy. ở một vài nƣớc đang phát triển hầu hết trẻ em
sinh ra bị khuyết tật hoặc mắc phải trong năm đầu thƣờng không sống đến 20
tuổi. Tƣơng tự, những ngƣời lớn bị khuyết tật cũng không thể sống lâu đƣợc.
Do hậu quả nhƣ vậy, nên tỷ lệ khuyết tật ở các nƣớc đang phát triển thấp hơn
ở các nƣớc công nghiệp [23].
1.1.2.1.2. Nhu cầu phục hồi chức năng của người khuyết tật trên thế giới.
Một số nƣớc đang phát triển hầu nhƣ khơng có phục hồi chức năng. Một
số nƣớc khác phục hồi chức năng dựa vào bệnh viện chỉ phục vụ cho một số ít

ngƣời khuyết tật. Đây là hình thức phục hồi chức năng thụ động, ngƣời khuyết
tật sống trong các bệnh viện khơng có cơ hội tham gia vào các Chƣơng trình
phục hồi chức năng chủ động. Ƣớc tính có khoảng 2 đến 3% ngƣời khuyết tật
cần phải đƣợc phục hồi chức năng. Tuy nhiên, ngày nay phục vụ y tế và các
hoạt động cộng đồng ở các nƣớc phát triển đƣợc cải thiện, tỷ lệ sống của ngƣời
khuyết tật tăng lên (tăng tuổi thọ), vì vậy, tuy mong muốn giảm tỷ lệ ngƣời
khuyết tật, nhƣng thực tế tỷ lệ ngƣời khuyết tật tăng lên.
1.1.2.2. Tình hình và nhu cầu phục hồi chức năng của người khuyết tật tại
Việt Nam
1.1.2.2.1. Tình hình người khuyết tật ở Việt Nam
Nƣớc ta trải qua nhiều năm chiến tranh, nghèo đói dẫn đến tỷ lệ dân bị
khuyết tật tƣơng đối cao. Theo kết quả điều tra Quốc gia năm 2001 - 2002 có
13% các hộ có ngƣời khuyết tật. Tỷ lệ ngƣời bị khuyết tật là 2,9%, tƣơng
đƣơng với 2,2 triệu ngƣời khuyết tật, trong đó, khuyết tật vận động chiếm tỷ
lệ cao nhất (0,8%), sau đó là đến khuyết tật về nhìn chiếm 0,7% [6]. Theo báo
cáo của Văn phòng Điều phối các hoạt động hỗ trợ ngƣời khuyết tật Việt
Nam, tính đến năm 2004 Việt Nam có trên 5 triệu ngƣời khuyết tật, chiếm
6,4% dân số, trong đó ngƣời khuyết tật ở độ tuổi lao động chiếm 69% [24].


15
Ngƣời khuyết tật ở Việt Nam có khoảng 25 đến 30% là do bẩm sinh đối
với cả nam lẫn nữ. Bệnh tật là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến khuyết
tật cả nam và nữ. Tuy nhiên, do vai trò của nam giới trong chiến tranh và tính
chất nguy hiểm của công việc do nam giới đảm đƣơng, nên tỷ lệ nam giới bị
khuyết tật do chiến tranh và do tai nạn cao hơn nữ giới. Ngƣợc lại, tỷ lệ nữ
giới bị khuyết tật do ốm đau hoặc vì già cao hơn nam giới.
Đối với tai nạn, tỷ lệ khuyết tật do tai nạn tăng theo mức độ sống có thể
một phần do những ngƣời có mức sống khá hơn tham gia giao thơng nhiều
hơn và có nguy cơ bị tai nạn cao hơn. Ốm đau dẫn đến khuyết tật vẫn chiếm

một tỷ lệ cao nhất đối với hầu hết các nhóm trừ ngƣời nghèo (do các tật bẩm
sinh cao hơn và là tỷ lệ tƣơng đối trong số ngƣời khuyết tật. ốm đau có thể là
nguyên nhân khuyết tật dễ phòng tránh nhất, do vậy ngành y tế cần có các giải
pháp tác động để giảm tỷ lệ khuyết tật ở nƣớc ta.
Ở Việt Nam, theo điều tra 72.020 ngƣời dân thuộc tỉnh Hà Tây, thấy
rằng: số ngƣời khuyết tật trên 15 tuổi chiếm tỷ lệ khá cao (94,73%) so với
ngƣời khuyết tật từ dƣới 15 tuổi (5,27%) [10]. Một nghiên cứu trên 17.311
ngƣời dân tại các tỉnh miền núi phía Bắc, thì tỷ lệ ngƣời khuyết tật ở hai độ
tuổi trên đây chênh lệch không đáng kể, ngƣời khuyết tật từ dƣới 15 tuổi
chiếm 44,32% và ngƣời khuyết tật trên 15 tuổi chiếm 55,68% [18].
Mức sống có thể ảnh hƣởng tới nguy cơ của khuyết tật, nhƣng khuyết
tật cũng ảnh hƣởng tới nguy cơ của mức sống. Kết quả điều tra y tế Quốc gia
cho thấy, tỷ lệ ngƣời khuyết tật do bẩm sinh cao nhất ở hộ nghèo. Điều này có
thể do một phần của mơi trƣờng sống, điều kiện khi mang thai của bà mẹ
nghèo nhƣng cũng có thể do gia đình có ngƣời bị khuyết tật sẽ là gánh nặng
tài chính dẫn đến giảm mức sống. Tỷ lệ ngƣời khuyết tật do chiến tranh không
liên quan đến mức sống vì có thể do sự hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với những
ngƣời này [24].


×