Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

82 CÂU TRẮC NGHIỆM HKI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.97 KB, 9 trang )

Câu 1: Đâu là tác phẩm trường ca của nhà thơ Thanh Thảo?
A. Dấu chân qua trảng cỏ. B. Từ một đến một trăm.
C. Những người đi tới biển. D. Khối vuông ru-bích.
Câu 2: Thể loại Hát nói thuộc thể loại nào của Thơ ca Việt Nam?
A. Là một thể loại riêng. B. Thể thơ Đường luật.
C. Thể thơ dân tộc. D. Thể thơ hiện đại
Câu 3: Yêu cầu của một văn bản khoa học phổ cập là gì?
A. Câu từ được chau chuốt, tỉ mỉ.
B. Từ ngữ chính xác tuyệt đối, sử dụng nhiều hình ảnh tượng trưng.
C. Văn phong trang trọng, có phần khô khan.
D. Dễ hiểu nhưng phải hấp dẫn.
Câu 4: Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh được in trong tập thơ
A. Hoa dọc chiến hào. B. Lời ru trên mặt đất.
C. Hoa cỏ may. D. Tơ tằm - Chồi biếc.
Câu 5: Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng là?
A. tên ba tập thơ của Tố Hữu những năm đầu dấn thân vào "đời cách mạng".
B. tên ba phần trong tập thơ Từ ấy của Tố Hữu.
C. tên ba bài thơ của Tố Hữu.
D. tên ba bài thơ tiêu biểu nhất trong tập thơ Từ ấy được Tố Hữu lấy làm tiêu đề cho ba phần trong tập thơ.
Câu 6: Trong khổ thơ đầu của bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca, không gian văn hóa mang đậm chất Tây Ban
Nha không được gợi lên qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
A. Hình ảnh người kị sĩ trên yên ngựa. B. Hình ảnh cô gái Di-gan.
C. Tiếng đàn ghi ta. D. Hình ảnh áo choàng của người kị sĩ.
Câu 7: Nội dung của khổ thơ thứ hai và thứ ba trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca là gì?
A. Cái chết đầy bi phẫn của Lor-ca và nỗi đau xót, tiếc thương của tác giả.
B. Tái hiện hình ảnh Lor-ca trong bối cảnh không gian văn hóa mang đậm chất Tây Ban Nha.
C. Suy tư về cách ra đi, sự giải thoát của Lor-ca.
D. Nỗi đau đớn xót xa khi sự nghiệp đấu tranh và những nỗ lực cách tân nghệ thuật của Lor-ca không có ai tiếp tục.
Câu 8: Khổ thơ:
"Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam


Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương"
(Sóng - Xuân Quỳnh)
nói lên được nét nào sau đây trong tình yêu của người phụ nữ?
A. Thủy chung. B. Đôn hậu. C. Nồng nhiệt. D. Say đắm.
Câu 9: Trong bài thơ Việt Bắc, Tố Hữu thay lời người kháng chiến khẳng định tình cảm đối với Việt Bắc bằng câu
thơ: "Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu". Cách nói này thể hiện
A. sự thắm thiết, bền lâu, dạt dào không bao giờ vơi cạn của nghĩa tình kháng chiến.
B. lòng biết ơn sâu nặng và niềm xúc động chân thành của "người về" đối với "kẻ ở".
C. nỗi nhớ da diết, không nguôi của người cách mạng với đồng bào Việt Bắc, với những kỉ niệm kháng chiến.
D. không khí trang trọng, thiêng liêng trong buổi tiễn đưa.
Câu 10: Câu thơ nào dưới đây không được trích ra từ bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu?
A. "Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay". B. "Ta với mình, mình với ta".
C. "Quân đi điệp điệp trùng trùng". D. "Tin vui chiến thắng trăm miền".
Câu 11: Một nét đặc sắc của thơ Tố Hữu rất dễ nhận ra là
A. cảm hứng lãng mạn. B. đậm đà tính dân tộc.
C. có giọng tâm tình, ngọt ngào tha thiết. D. khuynh hướng sử thi.
Câu 12: Thơ trữ tình chính trị là nét tiêu biểu trong phong cách thơ Tố Hữu. Nét phong cách này được thể hiện trong
bài thơ Việt Bắc ở
A. niềm vui lớn, đó là niềm vui chiến thắng của nhân dân trong cuộc kháng chiến.
B. khúc hát ân tình đối với nhân dân, đất nước, với cách mạng, kháng chiến được thể hiện bằng những rung động
của trái tim như trong tình yêu đôi lứa.
C. tình cảm lưu luyến đối với con người và thiên nhiên Việt Bắc - "Thủ đô kháng chiến" trong thời chống Pháp.
D. niềm say mê lí tưởng thiết tha, sôi nổi.
Câu 13: Khổ thơ cuối của bài Sóng (Xuân Quỳnh) thể hiện khát vọng nào sau đây?
A. Khát vọng khẳng định cái tôi cá nhân.
B. Ước vọng được hóa thân vĩnh viễn thành tình yêu muôn thuở.
Trang 1/9 - Mã đề thi 132
C. Khát vọng được sống hết mình cho tình yêu, cho cuộc đời.
D. Khát khao về một tình yêu vĩnh cửu, tuyệt đích.

Câu 14: Hình ảnh chàng Lor-ca hiện lên qua khổ thơ đầu bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca có đặc điểm gì?
A. Một người chiến sĩ, một nghệ sĩ khao khát tự do, cách tân nghệ thuật (chống lại nền chính trị phản động và nền
nghệ thuật già nua bấy giờ) nhưng những nỗ lực của chàng mong manh và đơn độc.
B. Một người nghệ sĩ đa sầu đa cảm với trái tim nhạy cảm và tâm hồn gắn bó thiết tha, sâu nặng với đất nước và
nhân dân Tây Ban Nha.
C. Một người nghệ sĩ mang trong mình dòng máu phiêu lưu của những kị sĩ Tây Ban Nha.
D. Một người khách lữ hành phiêu lãng, ham thích thú ngao du "trên yên ngựa" và say sưa, "chếnh choáng" với
vầng trăng lãng mạn.
Câu 15: Nét đẹp tiêu biểu nhất của con người Việt Bắc mà Tố Hữu ca ngợi trong bài Việt Bắc là
A. căm thù giặc Pháp.
B. lạc quan tin tưởng vào kháng chiến.
C. sự nghĩa tình: san sẻ, cùng chung gian khổ, niềm vui, cùng gánh vác nhiệm vụ kháng chiến.
D. cần cù, chịu khó trong lao động.
Câu 16: Lời giới thiệu nào sau đây về lính Tây Tiến là cụ thể và chính xác nhất?
A. Lính Tây Tiến là những người nông dân chân chất, đến từ khắp mọi miền tổ quốc.
B. Lính Tây Tiến phần đông đến từ quê hương sông Mã anh hùng.
C. Lính Tây Tiến là những trí thức, văn nghệ sĩ thủ đô tình nguyện đi theo kháng chiến.
D. Lính Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh trí thức.
Câu 17: Ngay từ những tác phẩm đầu tay, Xuân Quỳnh đã bộc lộ?
A. một hồn thơ hắt hiu, cô quạnh, đầy hờn giỗi.
B. một hồn thơ phong phú, hồn nhiên, tươi mới và sôi nổi khát vọng.
C. một hồn thơ nồng ấm, đầy yêu thương, luôn hướng về hiện tại.
D. một hồn thơ trầm buồn, luôn đi tìm kiếm niềm hạnh phúc trong mơ ước.
Câu 18: Thông tin nào sau đây không chính xác về nhà thơ Thanh Thảo?
A. Sau năm 1975, Thanh Thảo luôn nỗ lực tìm tòi, đổi mới, cách tân thơ Việt theo xu hướng khai thác triệt để chất
dân gian từ việc lựa chọn thể loại đến ngôn ngữ, hình ảnh thơ, cách diễn đạt....nhằm đem lại nét mới, những khả năng
biểu đạt mới cho nền thơ ca dân tộc.
B. Với tài năng, quá trình lao động nghệ thuật, đóng góp và cống hiến của mình, Thanh Thảo đã được tặng Giải
thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001.
C. Trưởng thành trong những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, Thanh Thảo đã đem đến cho

phong trào thơ trẻ thời đó tiếng nói riêng, thể hiện một thế hệ cầm súng đầy tự giác trước lịch sử.
D. Thanh Thảo sinh năm 1946, quê ở Mộ Đức, Quảng Ngãi.
Câu 19: Nhận xét về đặc điểm nghệ thuật truyện kí của Hồ Chí Minh, tác giả sách Ngữ văn 12 viết: "Bằng một [...]
hiện đại và [...] linh hoạt, Nguyễn Ái Quốc đã tạo nên được những tình huống truyện độc đáo, hình tượng sinh động,
sắc sảo. Qua những thiên truyện này, người đọc có thể nhận ra một cây bút văn xuôi tài năng với trí tưởng tượng
phong phú, một vốn văn hóa sâu rộng, một trí tuệ sắc sảo và một trái tim tràn đầy nhiệt tình yêu nước và cách mạng"
(trích Ngữ văn 12, tập một, tr26).
Lựa chọn từ ngữ thích hợp điền vào dấu [...] trong đoạn văn trên để hoàn thành lời nhận định đó.
A. [bút pháp]...[kết cấu]. B. [tư duy nghệ thuật]...[cách xử lí tình huống].
C. [phong cách]...[giọng điệu]. D. [bút pháp]...[nghệ thuật trần thuật].
Câu 20: Tác phẩm nào nằm ngoài hệ thống với ba tác phẩm còn lại?
A. Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh).
B. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (Hồ Chí Minh).
C. Về luân lí xã hội ở nước ta (Phan Châu Trinh).
D. Một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh).
Câu 21: Cảm xúc chính trong Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm là?
A. cảm nhận và lí giải về mối quan hệ giữa Đất và Nước.
B. ca ngợi Đất Nước đau thương mà anh hùng.
C. cảm nhận và lí giải về Đất Nước.
D. ca ngợi vẻ đẹp của Đất Nước.
Câu 22: Yếu tố nghệ thuật nào sau đây tương ứng với Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm?
A. Có giọng triết lí, tuy nhiên sự thành công nghệ thuật chủ yếu vẫn là ở bút pháp lãng mạn rất tài hoa.
B. Sự độc đáo đầy phóng túng của thể thơ tự do, tài năng xuất sắc của tác giả trong việc tiếp thu và sử dụng chất
liệu dân gian.
C. Kết hợp được hài hòa hai bút pháp hiện thực và lãng mạn. Cảm hứng lãng mạn và sắc thái bi hùng đã tạo nên
tính sử thi đặc biệt.
Trang 2/9 - Mã đề thi 132
D. Gây ấn tượng khá đặc biệt bằng một chất giọng trong sáng mà thiết tha, sâu lắng, tài hoa, giàu chất họa, chất
nhạc.
Câu 23: Trong văn bản Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong nền văn nghệ của dân tộc, tác giả đã dẫn câu thơ nào

của Nguyễn Đình Chiểu để chứng minh cho luận điểm "Nguyễn Đình Chiểu...khinh miệt bọn lợi dung văn chương để
làm việc phi nghĩa"?
A. "Thấy nay cũng nhóm văn chương - Vóc dê da cọp khôn lường thực hư".
B. "Sự đời thà khuất đôi tròng thịt - Lòng đạo xin tròn một tấm gương".
C. "Học theo ngòi bút chí công - Trong thi cho ngụ tấm lòng Xuân thu".
D. "Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm - Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà".
Câu 24: Quan điểm sáng tác văn chương nào sau đây không đúng với Hồ Chí Minh?
A. Người luôn quan niệm văn chương phải có tính chân thật. Tính chân thật được xem là thước đo giá trị cho các
tác phẩm văn chương nghệ thuật.
B. Trong sáng tác văn học, Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng yếu tố nội dung tư tưởng, coi nội dung tư tưởng là yếu
tố có vai trò quan trọng, chi phối các yếu tố khác và là việc đầu tiên mà người nghệ sĩ cần xác định trước khi bắt tay
vào việc sáng tạo.
C. Người xem văn nghệ là một hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng.
D. Người đặc biệt chú ý đến đối tượng thưởng thức. Văn chương trong thời đại cách mạng phải coi quảng đại quần
chúng là đối tượng phục vụ.
Câu 25: "Toàn bộ những quy tắc về số câu, số tiếng, cách hiệp vần, phép hài thanh, ngắt nhịp...trong các thể thơ được
khái quát theo những kiểu mẫu nhất định". Định nghĩa trên để nói về khái niệm nào?
A. Quy luật của ngôn ngữ. B. Quy luật sáng tác văn.
C. Quy luật sáng tác thơ. D. Quy luật sáng tác văn chương nói chung.
Câu 26: Nhận xét nào sau đây phù hợp với phần Máu lửa trong tập thơ Từ ấy của Tố Hữu?
A. Thể hiện sự trưởng thành vững vàng của người thanh niên cách mạng qua những gian lao thử thách hiểm nghèo.
B. Là tiếng reo náo nức của một tâm hồn trẻ băn khoăn đi tìm lẽ sống thì gặp gỡ ánh sáng lí tưởng cách mạng.
C. Thể hiện một tâm hồn tha thiết yêu đời, hướng về cuộc sống và con người ở bên ngoài nhà tù, khát khao tự do và
hành động.
D. Ghi lại cuộc đấu tranh gay go của người chiến sĩ cách mạng trong nhà tù thực dân.
Câu 27: Nét nào sau đây không phải là phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu?
A. Tính triết lí, suy tưởng. B. Giọng tâm tình ngọt ngào.
C. Khuynh hướng sử thi. D. Trữ tình chính trị.
Câu 28: Tác phẩm nào được tác giả văn bản Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong nền văn nghệ của dân tộc ví như
"những đóa hoa, những hòn ngọc rất đẹp" trong sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu?

A. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. B. Chạy Tây.
C. Xúc cảnh. D. Lục Vân Tiên.
Câu 29: Nội dung bao trùm của cả bài thơ Việt Bắc là?
A. ca ngợi con người và cảnh sắc núi rừng Việt Bắc.
B. ca ngợi cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc.
C. khúc hát ân tình, thủy chung của con người kháng chiến với quê hương đất nước, với nhân dân, với kháng chiến.
D. kỉ niệm sâu nặng về tình đồng chí, đồng đội gắn bó trong kháng chiến.
Câu 30: Để hình thành luật thơ cũng như mô phỏng, cách tân các thể thơ, cần phải dựa trên yếu tố nào?
A. Đặc trưng ngôn ngữ của tiếng Việt. B. Đặc trưng từ vựng của tiếng Việt.
C. Đặc trưng ngữ âm của tiếng Việt. D. Đặc trưng ngữ pháp của tiếng Việt.
Câu 31: Bốn mùa trong bức tranh tứ bình về cảnh và người Việt Bắc(từ câu: "Ta về mình có nhớ ta.... Nhớ ai tiếng hát
ân tình thủy chung") được sắp xếp theo trình tự nào sau đây?
A. Thu - Đông - Xuân - Hạ. B. Xuân - Hạ - Thu - Đông.
C. Hạ - Thu - Đông - Xuân. D. Đông - Xuân - Hạ - Thu.
Câu 32: Đoạn thơ sau sử dụng những biện pháp tu từ nào?
"Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng"
(trích Việt Bắc, Tố Hữu)
A. Điệp ngữ, so sánh. B. Điệp ngữ và điệp cấu trúc.
C. Liệt kê, điệp từ. D. Nhân hóa, liệt kê.
Câu 33: Câu thơ: "Không ai chôn cất tiếng đàn - Tiếng đàn như cỏ mọc hoang" (Đàn ghi ta của Lor-ca) sử dụng
những biện pháp tu từ nào?
A. So sánh, ẩn dụ, nhân hóa. B. So sánh, điệp ngữ, nói giảm nói tránh.
Trang 3/9 - Mã đề thi 132
C. So sánh, hoán dụ, nhân hóa. D. Nói giảm nói tránh, so sánh, nhân hóa.
Câu 34: Trong bài thơ Việt Bắc - Tố Hữu, hình ảnh người dân miền núi được thể hiện qua hình ảnh hoán dụ nào trong
các hình ảnh sau đây?
A. Măng mai. B. Áo chàm. C. Lau xám. D. Trám bùi.

Câu 35: Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng có tên ban đầu là Nhớ Tây Tiến. Việc đổi lại tên bài thơ như vậy có tác
dụng nghệ thuật gì?
A. Làm cho mạch thơ không bị lộ, cảm xúc thơ trở nên ấn tượng và sâu sắc hơn đồng thời tạo cho tác phẩm một kết
cấu thống nhất.
B. Làm cho nhan đề thêm cô đọng, giàu sức gợi, đồng thời mở rộng nội dung cảm xúc bài thơ (không chỉ là nỗi
nhớ) và tạo nên nhiều liên tưởng cho người đọc.
C. Bổ sung thông tin cụ thể cho tác phẩm: xác định rõ không gian, thời gian và hình tượng nhân vật trung tâm trong
toàn bộ tác phẩm.
D. Làm cho nhan đề bài thơ thêm ấn tượng, khơi gợi trí tò mò và sở thích tìm hiểu, khám phá của người đọc.
Câu 36: Câu: "Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn" trong Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm có ý nghĩa
như thế nào là phù hợp với cảm xúc mà tác giả đang thể hiện?
A. Ca ngợi tình yêu thủy chung, vượt lên mọi khó khăn của người cha và người mẹ.
B. Đất nước gắn với đạo lí truyền thống, trong đó có tình nghĩa thủy chung được nói đến nhiều trong ca dao xưa và
vẫn được duy trì trong đời sống gia đình hôm nay.
C. Gợi nhớ tới những câu ca dao nói về tình yêu chung thủy như:
"Em ơi chua ngọt đã từng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau".
D. Gợi hình ảnh thân thiết về người cha và người mẹ.
Câu 37: Trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng có mấy câu chỉ gồm toàn thanh bằng?
A. 1 B. 2 C. 4 D. 3
Câu 38: Nội dung của bốn câu thơ đầu bài Việt Bắc của Tố Hữu là?
A. kể cụ thể những kỉ niệm đã từng chung sống với nhau giữa người các bộ kháng chiến với người dân Việt Bắc.
B. bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ thương lưu luyến đối với người kháng chiến về xuôi.
C. gợi những kỉ niệm trong lòng người về, đồng thời gửi gắm kín đáo nỗi nhớ của mình bằng cách dùng hàng loạt
câu hỏi.
D. khuyên người về chớ quên cảnh và tình của núi rừng, con người Việt Bắc.
Câu 39: Tâm hồn người phụ nữ đang yêu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh?
A. trắc trở, lo âu.
B. hồn hậu, chân thành, nhiều lo âu và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường.
C. lắng sâu, đằm thắm.

D. sôi nổi, đắm say.
Câu 40: Hình ảnh trong câu thơ: "Kìa em xiêm áo tự bao giờ" là hình ảnh của?
A. "dáng Kiều thơm" của những kiều nữ Hà Nội chập chờn hiện về trong "đêm mơ" của lính Tây Tiến.
B. người sơn nữ mà tình cờ lính Tây Tiến gặp được trên đường hành quân giữa núi rừng Tây Bắc.
C. các cô gái dân tộc nơi đoàn quân Tây Tiến đóng quân.
D. người yêu trong tâm tưởng, mong nhớ của lính Tây Tiến.
Câu 41: Câu thơ: "Mai Châu mùa em thơm nếp xôi" trong bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng) được hiểu là
A. mùi thơm của nếp xôi ở Mai Châu khiến người lính Tây Tiến nhớ về quê hương sông Mã.
B. một cấu trúc ngữ pháp đặc biệt: những Mai Châu, những "mùa em", những "thơm nếp xôi" như hòa lẫn nhau
một niềm nhớ bâng khuâng, xa xôi, ngọt ngào, nồng thắm ân tình.
C. mùa gặt từ bàn tay em ở Mai Châu khiến cho bát cơm các anh ăn như thơm hơn mùi nếp xôi.
D. ở Mai Châu quê em vào mùa thơm nếp xôi.
Câu 42: Thông tin nào sau đây không chính xác khi nói về tiểu sử Nguyễn Khoa Điềm?
A. Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, sau đó vào miền Nam tham gia chiến đấu.
B. Từng là Tổng thư kí Hội nhà văn Việt Nam (khóa V) và Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin.
C. Xuất thân trong gia đình trí thức cách mạng.
D. Trong cuộc Tổng tiến công Mậu Thân năm 1968 đã bị giặc bắt.
Câu 43: Yếu tố nào được coi là quan trọng nhất trong việc hình thành nên luật thơ?
A. Nhịp điệu. B. Tiếng. C. Thanh. D. Vần.
Câu 44: Câu thơ: "Biết trồng tre đợi ngày thành gậy" trong Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm được lấy ý từ?
A. truyện cổ tích Cây tre trăm đốt. B. một câu ca dao xưa.
C. bài thơ Tre Việt Nam của Nguyễn Duy. D. truyền thuyết Thánh Gióng.
Câu 45: Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng được in trong tập thơ nào?
A. Rừng về xuôi. B. Nhà đồi. C. Mùa hoa gạo. D. Mây đầu ô.
Trang 4/9 - Mã đề thi 132
Câu 46: Trích đoạn sau thuộc loại văn bản khoa học nào?
"Trẻ ăn nhiều vẫn bị suy dinh dưỡngcó thể do lượng thức ăn đưa vào nhiều nhưng không cung cấp đủ chất dinh dưỡng
cần thiết hoặc cơ thể không hấp thu được chất dinh dưỡng. Hơn nữa, ăn nhiều và thường xuyên một loại thức ăn nào đó
khiến cho cơ thể thiếu cơ hội thu nhậncác thực phẩm khác dẫn đến thiếu chất và không có sự tăng trưởng toàn diện"
(Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 1, trang 72)

A. Không thuộc loại văn bản khoa học nào. B. Văn bản khoa học giáo khoa
C. Văn bản khoa học phổ cập. D. Văn bản khoa học chuyên sâu.
Câu 47: Trong Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm, ai đã "góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên"?
A. Những người học trò nghèo.
B. Những vị vua anh minh quan tâm tới việc khoa cử.
C. Những người thợ dân gian tài hoa.
D. Những vị Trạng nguyên nổi tiếng trong lịch sử.
Câu 48: Ý nào sau đây không nằm trong mạch suy nghĩ và cảm xúc của Nguyễn Khoa Điềm trong Đất Nước?
A. Đất nước hóa thân trong mỗi con người, vì thế mỗi con người phải có trách nhiệm với đất nước.
B. Đất nước là đất nước của nhân dân.
C. Đất nước chịu nhiều đau thương, mất mát trong chiến tranh.
D. Đất nước gần gũi, thân thiết, bình dị trong cuộc sống hằng ngày của con người.
Câu 49: Tập thơ nào dưới đây đánh dấu sự trưởng thành trong suy nghĩ của người thanh niên trẻ tuổi Tố Hữu, một
lòng quyết tâm đi theo ngọn cờ và lí tưởng của Đảng?
A. Từ ấy. B. Gió lộng. C. Ra trận. D. Việt Bắc.
Câu 50: Tập thơ nào của Tố Hữu được đánh giá là "khúc ca ra trận, là mệnh lệnh tiến công và lời kêu gọi, cổ vũ hào
hùng cả dân tộc trong cuộc chiến đấu ở cả hai miền Nam, Bắc"?
A. Gió lộng, Ra trận. B. Việt Bắc, Gió lộng.
C. Ra trận, Máu và Hoa. D. Việt Bắc, Máu và Hoa.
Câu 51: Giọng điệu chủ đạo trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh là?
A. tha thiết, chân thành, có ít nhiều sự phấp phỏng, lo âu.
B. mạnh mẽ, sôi nổi, cháy bỏng ngọn lửa tình yêu.
C. nhẹ nhàng, mộc mạc, đầy lạc quan.
D. buồn bã, sâu lắng, lo sợ trước những thử thách khắc nghiệt của tình yêu.
Câu 52: Câu văn nào trong văn bản Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong nền văn nghệ của dân tộc thể hiện tập
trung nhất nhận định, đánh giá khái quát của tác giả về sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu?
A. "Cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu là của một chiến sĩ hi sinh phấn đấu vì một nghĩa lớn."
B. "Phong trào kháng Pháp khắp nơi sôi nổi và mạnh mẽ lúc bấy giờ ở Nam Bộ, làm nảy nở nhiều nhà văn, nhà thơ,
tài năng xuất chúng, bản lĩnh phi thường, mà tác phẩm là những bông hoa của một thời buổi oanh liệt và đau thương..."
C. "Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới

thấy, và càng nhìn thì càng thấy sáng. Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy."
D. "Nhưng Nguyễn Đình Chiểu cũng như nhiều bậc hiền triết ngày xưa ở phương Đông hoặc phương Tây, vẫn để
lại cho đời sau những điều giáo huấn đáng quý trọng."
Câu 53: Đặc điểm nào sau đây không phải là tiền đề quyết định cho sự phát triển của văn học giai đoạn 1945 - 1975?
A. Hiện thực cách mạng khơi nguồn sáng tạo và là đối tượng phản ánh chủ yếu của nhiều tác phẩm văn chương.
B. Sự giao lưu, tiếp xúc rộng rãi với tất cả các nền văn hóa, văn học lớn trên thế giới.
C. Đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng đối với văn hóa nghệ thuật nói chung, văn học nói riêng.
D. Một đội ngũ nhà văn giàu nhiệt tình cách mạng và giàu sức sáng tạo.
Câu 54: Đánh giá nào sau đây là hợp lí khi nhà thơ Xuân Quỳnh trong bài thơ Sóng ước muốn được "Thành trăm con
sóng nhỏ"?
A. Ước muốn vì tuyệt vọng, bất lực trước giới hạn của con người.
B. Ước muốn viễn vông, phi thực tế.
C. Ước muốn thành con sóng để trốn đi kiếp người đau khổ.
D. Ước muốn của người có tình yêu lớn, muốn được trường tồn với tình yêu.
Câu 55:
Đối với suy nghĩ và cảm xúc của Nguyễn Khoa Điềm trong Đất Nước thì người đã "làm ra Đất Nước" là?
A. những bậc nam nhi - trụ cột trong xã hội.
B. vô vàn những người con trai, con gái vô danh, bình dị.
C. những anh hùng nổi tiếng trong lịch sử.
D. các vị vua Hùng.
Câu 56: Dòng nào nêu đúng các biện pháp tu từ tác giả sử dụng trong khổ thơ sau:
"tiếng ghi ta nâu
bầu trời cô gái ấy
Trang 5/9 - Mã đề thi 132

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×