Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

PHÂN TÍCH KINH TẾ XÃ HỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.74 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ
---------CẦM PHẢI BÁN VÀO CƠ SỞ LÝ THUYẾT ĐẺ GIẢI THÍCH CHỨ KO CHỈ ĐƯA
RA NHƯNG BẰNG CHỨNG KO VẬY 8

BÀI TẬP NHĨM
PHÂN TÍCH KINH TẾ-XÃ HỘI

GVHD:

PGS.TS Bùi Quang Bình
Nhóm:

02

1 Tơn Thị Thảo

41K20

2 Nguyễn Trường Tùng

41K20

3 Lê Thị Thắm

41K20

 NHÓM ĐĂNG KÍ THUYẾT TRÌNH 



A.

1.

Đà Nẵng 2016

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI GIÁ DẦU

Sự biến động của giá dầu chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố tác động tới cả
phía cung và phía cầu bao gồm: (i) tổng cầu của nền kinh tế thế giới,(ii) sự co
giãn của cầu dầu theo giá, (iii) “tài chính hóa” thị trường dầu, (iv) sự biến động
của đồng USD, (v) các sự kiện địa chính trị, (vi) chính sách của OPEC, (vii) các
yếu tố về công nghệ và môi trường, và (viii) kỳ vọng của các nhà đầu tư trên thị
trường dầu.
Tổng cầu của nền kinh tế thế giới. Mặc dù tỷ lệ sử dụng dầu trong tiêu thụ
năng lượng trên thế giới đã giảm dần từ những năm 1970 và dầu đã dần được
thay thế bằng các loại năng lượng khác, dầu vẫn là một yếu tố đầu vào quan
trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bên cạnh các
yếu tố sản xuất khác như vốn, lao động, đất đai… Chính vì vậy, tổng cầu của
nền kinh tế thế giới có tác động trực tiếp đến nhu cầu sử dụng dầu tại các quốc
gia. Khi nền kinh tế thế giới tăng trưởng mạnh mẽ, nhu cầu sử dụng nhiên liệu
tăng khiến nhu cầu dầu tăng, làm giá dầu trên thế giới tăng lên. Ngược lại, khi
nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái, các hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình
trệ và cắt giảm, nhu cầu về dầu giảm xuống và làm giảm giá dầu.
Sự co giãn của cầu dầu theo giá và thu nhập. Nhiều nghiên cứu 2 đã ước
tính và cho thấy độ co giãn của cầu dầu thô theo giá là rất thấp. Điều này có
nghĩa là sự thay đổi của lượng cầu khi giá thay đổi là rất nhỏ. Khi đó, một cú
sốc giảm sản lượng sẽ làm giá dầu tăng mạnh và một cú sốc tăng sản lượng sẽ

làm giá dầu giảm mạnh. Bên cạnh đó, tỷ lệ chi tiêu cho dầu trong tổng thu nhập
cũng là yếu tố ảnh hưởng tới sự biến động của giá dầu. Khi tỷ lệ này thấp, giá
dầu tăng lên cũng chưa ảnh hưởng tới ngân sách tiêu dùng, do vậy sẽ chưa ảnh
hưởng tới lượng cầu dầu và khiến giá tiếp tục tăng. Tuy nhiên, khi giá tăng lên
đến mức khiến tỷ lệ chi tiêu cho dầu trong tổng thu nhập tăng lên quá cao,
lượng cầu dầu sẽ giảm xuống, tác động làm giảm giá dầu.
“Tài chính hóa” thị trường dầu vật chất. Sự “tài chính hóa” thị trường
thương phẩm nói chung và thị trường dầu nói riêng bởi các nhà đầu tư tài chính
khi coi dầu là một loại tài sản đầu tư riêng biệt và hình thành thị trường dầu
tương lai từ những năm 1980s đã tác động tới sự biến động của giá dầu. Sự gia
tăng/cắt giảm nguồn vốn đầu tư vào dầu tạo áp lực làm tăng/giảm giá dầu. Bên
cạnh đó, với sự tham gia của nhiều nhà đầu cơ trên thị trường hơn, mức độ biến
động của giá dầu cũng nhanh và mạnh hơn. Những biến động của giá dầu còn bị


khuếch đại hơn nữa dưới tác động của hiệu ứng tâm lý bầy đàn trên thị trường
dầu tương lai.
Sự biến động của đồng USD. Đồng USD biến động có thể ảnh hưởng tới
giá dầu chủ yếu là do dầu được coi là một loại tài sản đầu tư ngang hàng với các
loại thương phẩm khác cũng như đồng USD. Khi đồng USD lên giá, các nhà
đầu tư chuyển sang đầu tư vào đồng USD khiến các loại tài sản khác trong đó
có dầu mất giá. Ngược lại, khi đồng USD mất giá, các nhà đầu tư chuyển sang
đầu tư vào tài sản khác trong đó có dầu làm dầu lên giá. Bên cạnh đó, tác động
của sự biến động của USD tới giá dầu còn mạnh hơn là do dầu được yết giá
bằng đồng USD trên thị trường quốc tế. Đồng USD lên giá so với các đồng tiền
khác làm giảm sức mua của các nước không sử dụng đồng USD, qua đó có thể
làm giảm nhu cầu nhập khẩu dầu của các nước này, từ đó làm giá dầu giảm.
Các sự kiện địa chính trị. Nhiều đợt biến động giá dầu lớn trong lịch sử gắn
liền với việc nguồn cung dầu mỏ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các sự kiện chính trị
diễn ra tại nhiều khu vực sản xuất dầu mỏ khác nhau trên thế giới. Theo thứ tự

thời gian, có thể kể đến các sự kiện ảnh hưởng đến giá dầu như cuộc chiến tranh
Yom Kippur năm 1973 kéo theo lệnh cấm vận dầu mỏ của Ả rập Xê út năm
1973-1974, cuộc Cách mạng Iran năm 1978-1979, cuộc chiến tranh Iran-Iraq
năm 1980-1988, cuộc chiến tranh vịnh Ba tư năm 1990-1991, cuộc khủng
hoảng tại Venezuela năm 2002, cuộc chiến tranh Iraq năm 2003, cuộc nổi dậy ở
Libya năm 2011, và gần đây nhất là chiến sự tại Iran và Syria. Những sự kiện
này ảnh hưởng xấu tới việc sản xuất cũng như vận chuyển dầu mỏ, làm sụt
giảm nguồn cung dầu, qua đó làm giảm giá dầu.
Chính sách của OPEC và các nước sản xuất dầu lớn. Đóng góp một
nguồn cung lớn trong sản lượng dầu mỏ trên tồn cầu, các nước OPEC và sản
xuất dầu lớn có khả năng tác động tới giá dầu bằng các chính sách của mình.
Trước đây, OPEC có truyền thống điều chỉnh năng lực sản xuất để ảnh hưởng
tới nguồn cung và bình ổn giá trong một biên độ mục tiêu của OPEC. Nếu
khơng có những chính sách điều chỉnh sản lượng của OPEC, những biến động
ngắn hạn trong cung và cầu dầu sẽ có tác động mạnh hơn nhiều tới giá dầu. Tuy
nhiên, các chính sách của OPEC cũng có thể gây ra những biến động mạnh
trong giá dầu khi nhắm tới các mục tiêu khác. Chẳng hạn, giá dầu tăng mạnh
trong giai đoạn năm 1973-1974 là do hồi tháng 10/1973 OPEC tuyên bố cắt
giảm 5% sản lượng dầu cho đến khi các lực lượng quân sự của Israel “hoàn
toàn rút khỏi tất cả các vùng lãnh thổ của các nước Ả rập bị chiếm đóng từ cuộc
chiến tranh tháng 6/1967 và các quyền hợp pháp của người dân Palestin được
phục hồi”. Sự tăng giá dầu kỷ lục giai đoạn 2007-2008 cũng được cho là có sự
đóng góp của việc OPEC không tăng sản lượng sản xuất dầu trong bối cảnh nhu
cầu dầu tăng trưởng mạnh. Ngược lại, khi Ả rập xê út khơng thực hiện chính


sách “đỡ giá” dầu năm 1986 đã làm giá dầu giảm mạnh từ mức 27 USD/thùng
xuống còn 14 USD/thùng. Tương tự, cuối năm 2014 khi đứng trước sản lượng
gia tăng ở các nước ngoài OPEC, các nước OPEC đã thay đổi mục tiêu chính
sách sang bảo vệ thị phần bằng cách duy trì mức trần sản lượng ở mức 30 triệu

thùng/ngày thay vì cắt giảm sản lượng để bảo vệ giá.
Các yếu tố về công nghệ và môi trường. Cả cung và cầu dầu đều có thể bị
tác động bởi các yếu tố về công nghệ và môi trường. Về phía cung, do dầu mỏ
là một nguồn năng lượng khơng thể tái tạo được, các nước trên thế giới đều
đang nỗ lực tìm kiếm các nguồn dầu mỏ mới cũng như tìm kiếm các cách khai
thác dầu mới để đáp ứng nhu cầu về dầu mỏ. Với kỹ thuật khoan chiều ngang
và bẻ gãy bằng sức nước, các nhà sản xuất dầu mỏ tại Mỹ đã chứng tỏ khả năng
chiết xuất dầu từ đá phiến với chi phí thấp hơn trong thời gian ngắn hơn so với
phương pháp khai thác dầu truyền thống. Lượng cung tăng cùng với chi phí sản
xuất thấp hơn đã có tác động làm giảm giá dầu. Về phía cầu, với các cam kết về
việc cắt giảm khí thải CO2 của các nước phát triển trên thế giới, nhiều công
nghệ mới được ra đời nhằm sản xuất ra các thiết bị thân thiện với môi trường,
hạn chế việc sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch trong đó có dầu. Điều này
làm giảm nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ dầu, làm giảm nhu cầu về dầu trong
dài hạn, qua đó làm giảm giá dầu.
Kỳ vọng của các nhà đầu tư trên thị trường dầu. Một yếu tố vơ cùng quan
trọng và có tác động mạnh tới giá dầu là kỳ vọng của các nhà đầu tư trên thị
trường dầu. Giá dầu hiện tại phản ánh kỳ vọng của các nhà đầu tư về tương lai
với các kỳ vọng tích cực sẽ làm tăng giá và ngược lại. Cụ thể, kỳ vọng về rủi ro
địa chính trị tác động đến cung dầu, kỳ vọng về tăng trưởng kinh tế thế giới tác
động đến cầu dầu, kỳ vọng về giá dầu hay về sự dư thừa hay thiếu hụt của cung
dầu so với cầu dầu tác động tới cầu dự trữ, qua đó tác động đến giá dầu. Với thị
trường dầu tương lai quy mô lớn và sự tham gia của giới đầu cơ, giá dầu cũng
phản ứng rất nhanh và mạnh trước các thông tin mới trên thị trường. Thông tin
được công bố tốt hơn kỳ vọng sẽ tác động tích cực đến giá trong khi thông tin
xấu hơn kỳ vọng sẽ làm cho giá dầu diễn biến xấu hơn.
2.

ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ DẦU TỚI LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ


Sự biến động của giá dầu có ảnh hưởng tới nền kinh tế thực do dầu mà một
nguồn năng lượng chủ yếu của các hoạt động kinh tế. Biến động của giá dầu có
thể ảnh hưởng qua nhiều kênh:
(i) Một cú sốc tăng giá dầu sẽ có tác động trực tiếp làm tăng lạm phát bởi
dầu là một trong các loại hàng hóa được tính toán trong chỉ số giá tiêu dùng.


Khi đó, giá cả gia tăng đóng vai trị như cú sốc cầu bất lợi do làm giảm sức mua
của công chúng và làm giảm tổng cầu của nền kinh tế;
(ii) Bởi dầu được sử dụng là nguồn nhiên liệu đầu vào cho nhiều ngành công
nghiệp sản xuất chế biến, giá dầu tăng cũng sẽ làm tăng giá các loại hàng hóa
khác. Giá cả gia tăng đóng vai trị như cú sốc cung bất lợi khiến làm giảm sản
lượng đầu ra của nền kinh tế;
(iii) Cú sốc tăng giá dầu còn gây ra hiệu ứng phân bổ lại nguồn lực trong nền
kinh tế khi làm dịch chuyển các hoạt động kinh tế sang ngành sử dụng ít năng
lượng hơn, chẳng hạn giảm bớt khu vực sản xuất ô tô. Khi đó, việc dịch chuyển
cơ cấu ngành sẽ gây ra sự cắt giảm trong việc sử dụng vốn và lao động, làm
giảm sản lượng thực của nền kinh tế;
(iv) Sự không chắc chắn trong biến động của giá dầu làm khuếch đại hiệu
ứng phân bổ lại nguồn lực trong nền kinh tế, đồng thời làm gia tăng nhu cầu
tiền dự phòng (tiết kiệm) và làm giảm chi tiêu của người tiêu dung.
Như vậy, với các kênh tác động như trên, giá dầu tăng sẽ làm tăng lạm phát
và làm giảm các hoạt động kinh tế. Ngược lại, giá dầu giảm sẽ có tác động theo
chiều ngược lại tới lạm phát và tăng trưởng kinh tế.
Mức độ ảnh hưởng của giá dầu lên lạm phát và tăng trưởng kinh tế phụ
thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm (i) độ lớn và mức độ dai dẳng của cú sốc giá
dầu, (ii) mức độ phụ thuộc của nền kinh tế vào dầu và nhập khẩu dầu, (iii) sự
phát triển của thị trường phái sinh, (iv) khả năng điều hành chính sách sách tiền
tệ, và (v) chính sách quản lý giá dầu của chính phủ. Phần tiếp theo sẽ phân tích

ảnh hưởng của từng yếu tố này tới tác động của giá dầu vào nền kinh tế trong
điều kiện các yếu tố khác không đổi.
(i) Độ lớn của cú sốc về giá dầu có thể được xem xét một cách đơn giản ở cả
mức tuyệt đối và tương đối so với các mức giá trước đây. Còn độ dai dẳng của
cú sốc lại phụ thuộc vào các nhân tố tác động đến giá dầu. Độ lớn và độ dai
dẳng của cú sốc càng lớn thì tác động của giá dầu tới nền kinh tế là càng lớn.
(ii) Càng phụ thuộc vào dầu nền kinh tế càng dễ bị tổn thương trước cú sốc
tăng giá dầu. Hầu hết các nước phát triển như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và Hàn
Quốc nay đã bớt thâm dụng năng lượng hơn nhiều so với thời kỳ những năm
1970. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ đầu tiên vào đầu những năm 1970 đã khiến
các nước này thực thi các chính sách nhằm tăng hiệu quả sử dụng dầu và tận
dụng các nguồn năng lượng khác, qua đó đa dạng hóa nguồn năng lượng và bớt
phụ thuộc vào dầu. Vì vậy, các nước này chịu ảnh hưởng ít hơn từ cú sốc tăng
giá dầu so với các nước phụ thuộc vào dầu. Cịn với các nước đang phát triển
như Việt Nam, cơng nghệ sử dụng trong quá trình sản xuất thường hao tốn năng
lượng hơn nên tỷ trọng chi phí cho đầu vào là năng lượng và nhiên liệu (điện,


xăng dầu) thường ở mức cao và lượng năng lượng và nhiên liệu cần thiết để tạo
ra 1 đồng GDP cũng ở mức cao. Điều này khiến mức độ ảnh hưởng của cú sốc
tăng giá dầu vào lạm phát và GDP lớn hơn.
(iii) Sự phát triển của thị trường phái sinh sẽ giúp các doanh nghiệp sẵn có
các sản phẩm và công cụ để bảo hiểm bớt rủi ro giá nguyên nhiên liệu đầu vào
gia tăng, qua đó làm giảm tác động của biến động giá đầu vào tới lạm phát và
GDP.
(iv) Khả năng điều hành chính sách tiền tệ cũng ảnh hưởng tới tác động của
cú sốc giá dầu tới nền kinh tế. Với một nền kinh tế có độ mở lớn, mặt bằng giá
thế giới sẽ có ảnh hưởng rất lớn vào giá trong nước nếu chính sách tiền tệ
khơng chủ động và khơng có khả năng neo kỳ vọng lạm phát của cơng chúng.
Khi đó, một cú sốc tăng giá dầu làm tăng lạm phát hiện tại ở mức độ lớn hơn và

có tác động lớn hơn tới mức giá trong tương lai, làm sản lượng giảm mạnh hơn.
(v) Chính sách quản lý giá dầu của chính phủ khiến cú sốc tăng giá dầu thế
giới không thể truyền dẫn trực tiếp tới mức giá dầu nội địa. Tuy nhiên, khi giá
dầu tăng quá mạnh vượt quá khả năng sử dụng quỹ bình ổn để cân đối cân đối
giữa giá nhập khẩu và giá nội địa, giá dầu nội địa sẽ bị điều chỉnh tương ứng và
tác động làm tăng lạm phát.

B.

1.

NỘI DUNG CHÍNH

Năm 2014 do giá dầu thế giới giảm mạnh. Hãy mơ tả và giải thích
những ảnh hưởng từ cú sốc này tới nền kinh tế Việt Nam.

Từ tháng 06/2014 giá dầu liên tiếp giảm mạnh và chạm mức đáy 47,22
USD/thùng vào tháng 01/2015.
Năm 2014 dầu thế giới giảm mạnh khiến cho các nước xản xuất dầu điêu đứng.
Cũng trong năm, giá xăng dầu trong nước đã thay đổi tổng cộng 17 lần tăng, giảm
trong đó có 5 lần tăng và 12 lần giảm, đánh dấu mức thay đổi của mặt hàng này
trong một năm.
Giá xăng tăng mạnh với đỉnh điểm được thiết lập vào ngày 7/7 khi giá xăng
RON 95 lần đầu tiên vượt mốc 26.000 đồng. Giá xăng RON 92 cũng đạt mức
25.640 đồng/lít.


Giá xăng trong nước ở mức thấp nhất trong lần giảm giá cí cùng trong năm
vào ngày 22/12/2014 là 17.880 đồng/lít, so với giá xăng trong thời điểm cao nhất
trong tháng 7 là 25.640 đồng/lít giảm 7.760 đồng/lít tương ứng giảm 29.3%.

* biểu đồ 1. Diễn biến giá xăng năm 2014:

Ngoài giá xăng giảm liên tiếp, giá dầu hỏa, dầu diesel, dầu mazút cũng theo đà giảm, cụ
thể dầu diesel giảm 19 lần giảm (6.740 đồng/lít); dầu hỏa có 17 lần giảm (5.940 đồng/lít);
dầu mazút có 17 lần giảm (khoảng 5.980 đồng/kg).
*Biểu đồ 2: Diễn biến giá dầu Diesel năm 2014


Biểu đồ 3: Diễn biến giá dầu hỏa năm 2014:

Biểu đồ 4: Diễn biến giá dầu mazút năm 2014:

-

Thống kê xuất nhập khẩu xăng dầu trong nước 2014 (hết ngày 15/12)

Xuất khẩu:


Dầu thô: đạt 8.662.558 tấn từ đầu năm đến hết ngày 15/12 tương đương với giá trị
6.916.984.171 USD.
Xăng dầu các loại: lượng xuất khẩu trong kỳ báo cáo 948.729 trị giá là 891.005.407 USD
Ngày 05/12/2014, Bộ Tài Chính đã ban hành thông tư số 185/2014/TT-BTC về tăng thuế
nhập khẩu xăng dầu (xăng từ mức 18% tăng lên mức 27%, dầu diezen từ 14% lên 23%,
dầu hoả từ mức 16% lên mức 26%, dầu mazút từ 15% lên 24%) nhằm hạn chế thất thu
ngân sách.
► Giá dầu giảm sẽ tác động tích cực đến sản xuất, kinh doanh nhưng lại ảnh hưởng tới
nguồn thu ngân sách. Hiện chi phí khai thác dầu thơ của Việt Nam từ 30-70 USD/thùng
thì với mức giá dưới 50 USD/thùng như hiện nay việc xuất khẩu dầu thơ cần phải được
tính tốn kỹ. Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nếu khơng có kế hoạch nhập hàng

tốt sẽ dễ xảy ra tình trạng nhập cao bán thấp, khơng có lãi.
Nhập khẩu:
Tổng kim ngạch nhập khẩu xăng dầu các loại từ đầu năm lên 8,11 triệu tấn, trị giá đạt
7,39 tỷ USD. Trong đó:
+ Nhập khẩu xăng về Việt Nam tính chung từ đầu năm đến 15/12/2014 đạt 2,34 triệu tấn,
trị giá đạt 2,35 tỷ USD, tăng 7,83% về lượng và tăng 5,38% về trị giá so với cùng kỳ
2013.
+ Nhập khẩu dầu diesel từ đầu năm đến 15/12/2014 đạt 3,96 triệu tấn, tăng 32,88% so với
cùng kỳ 2013.
+ Nhập khẩu dầu mazút tính từ đầu năm đến 15/12/2014 giảm 2,8% về lượng so với cùng
kỳ năm 2013.
Nhập khẩu 15 tháng 12 năm 2014
Mặt hàng

Dầu thô
Xăng dầu các loại

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

628.491

485.360.934

8.113.033

7.319.642.044



- Xăng

2.343.363

2.347.676.725

- Diesel

3.960.365

3.562.954.158

- Mazut

638.445

382.853.189

1.141.657

1.070.437.027

- Nhiên liệu bay

*Vậy thì vì sao giá dầu lại giảm liên tục?
Giá dầu được quyết định bởi một phần mối quan hệ cung- cầu trên thực tế và một
phần bởi sự kỳ vọng. Nhu cầu năng lượng có liên quan chặt chẽ đến hoạt động
kinh tế. Ngoài ra nhu cầu này cũng tăng mạnh vào mùa đông ở Bắc bán cầu, và
trong suốt mùa hè ở các nước sử dụng điều hòa nhiệt độ. Nguồn cung ứng có thể bị
ảnh hưởng bởi thời tiết và rối loạn về địa chính trị.

Nếu các nhà sản xuất nghĩ rằng giá dầu đang ở mức cao, họ sẽ đầu tư sản xuất, kéo
theo gia tăng về nguồn cung. Tương tự như vậy giá tháp dẫn đến suy giảm đâu tư
sản xuất.
Như vậy giá dầu giảm đã ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam?
Giá dầu giảm thì làm giảm nguồn thu ngân sách từ xuất khẩu dầu bởi vì Bộ tài
chính hiện nay vẫn dự tốn giá dầu là 100 đơ la một thùng và dự tốn đó đã được
trình lên quốc hội cho dự tốn ngân sách năm 2015. Giá dầu hiện nay đã giảm
xuống mức 72 đô la một thùng và thậm chí có thể cịn giảm hơn nữa cho nên thâm
hụt ngân sách từ giá dầu sẽ rất đáng kể. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã u cầu
Bộ Tài chính phải có phương án giải quyết là điều cần thiết.
Mặc khác Việt Nam nhập khẩu xăng và nhiều sản phẩm khác được sản xuất từ dầu
lửa như chất dẻo, sợi tổng hợp hay phân bón, thuốc trừ sâu và một loạt các sản
phẩm khác. Hiện nay chưa có phương án tính tốn nếu giá dầu hạ thì các sản phẩm
kia cũng giảm và như vậy tức là phần Việt Nam được lợi từ giá dầu giảm do các
nguồn nhập khẩu đó chưa được trình ra trước Hội nghị chính phủ.


Từ đấy thì giá các mặt hàng mà Việt Nam nhập khẩu cũng giảm và nếu Việt Nam
nắm bắt được cơ hội này có thể khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam tăng
cường sản xuất một cách có hiệu quả với nhiều doanh nghiệp mới tham gia thì
nguồn thu ngân sách từ các doanh nghiệp sản xuất ra có hiệu quả hơn có thể sẽ bù
đắp lại được một phần thiệt hại do giá dầu giảm kia.
Tuy nhiên cần phải có phương án tính tốn một cách đầy đủ theo mơ hình kinh tế
học định lượng thì mới có thể lượng định được mặt được và mất của việc giảm giá
dầu này đối với nền kinh tế Việt Nam như thế nào.
Những khó khăn?
Tập đồn dầu khí Việt Nam đã chịu thiệt hại từ việc đầu tư vào khai thác dầu ở
Venezuela và do đồng tiền của Venezuela bị mất giá rất nặng nề cho nên dầu khí
Việt Nam phải bỏ cơng trình đó và chịu thiệt hại đáng kể. Ngồi ra cịn có các
nguồn gốc khác nữa.

Vấn đề nợ của Tập địan dầu khí Việt Nam cần phải giải quyết bằng các biện pháp
trước mắt và điều cơ bản hơn là cần những bước cải thiện cách quản trị doanh
nghiệp. Phải tìm ra những lỗ hổng những mặt kém hiệu quả và nguyên nhân dẫn
đến thua lỗ đó.

2.

Nếu là nhà hoạch định chính sách thì các bạn sẽ kiến nghị cần làm gì để
tận dụng những ảnh hưởng của cú sốc này?

Ngoài lĩnh vực vận tải được hưởng lợi rõ nhất từ việc giảm giá xăng dầu thì
hàng loạt những lĩnh vực khác như sản xuất phân bón, nhựa, khai thác tài nguyên,
luyện kim, đánh bắt thủy sản… cũng được lợi khi xăng dầu hiện chiếm từ 20% đến
30% chi phí đầu vào.
Ngồi ra, giá xăng dầu giảm cũng sẽ giúp các hộ gia đình bớt được một khoản
chi tiêu không nhỏ cho việc đi lại hàng ngày, qua đó sẽ kích thích tiêu dùng nhờ có
khoản tiền dơi ra. Tuy nhiên, trong bối cảnh dầu thơ đóng góp tới gần 1/4số thu
ngân sách hàng năm và việc xuất khẩu mang về một lượng ngoại tệ không nhỏ đảm
bảo cân đối cán cân thương mại thì việc giá dầu giảm khiến nhiều người lo ngại sẽ
ảnh hưởng đến ngân sách, đến cân đối vĩ mô và tăng trưởng kinh tế.
Hơn nữa, hàng năm chúng ta cũng phải nhập về một lượng không nhỏ xăng dầu
thành phẩm và chỉ riêng mặt hàng xăng hiện chịu thuế suất nhập khẩu 20% thì số
thuế thu được cũng là khơng nhỏ. Vì vậy, việc giảm giá xăng dầu một lần nữa lại
làm giảm thu cho ngân sách ở khâu nhập khẩu. Điều này có tác động đáng kể tới


kế hoạch chi ngân sách, đặc biệt là chi cho đầu tư phát triển, chi thường xuyên và
chi hỗ trợ cho những đối tượng chính sách.
Tuy nhiên nếu giá xăng giảm trong một thời gian dài thì các máy móc khai thác
năng lượng mặt trời, gió, sóng biển,… sẽ khơng thể bán được. DN khơng bán được

thì khơng đủ tiền để tái nghiên cứu; làm chậm lại sự phát triển của ngành này.
Kết luận: khi xăng giảm thì sẽ kích thích nền kinh tế sản xuất ra nhiều giá trị
hơn (GDP tăng)
Vậy cần làm gì để tận dụng những ảnh hưởng từ cú sốc này?
Nếu Bộ Tài chính tăng thuế GTGT thêm 1% thì cộng hưởng với tác động của giá
dầu thế giới giảm sẽ không gây giảm tăng trưởng, khơng gây nhiều khó khăn cho
doanh nghiệp. Đồng thời nếu NHNN cắt giảm lãi suất cho vay 1% nữa thì cùng với
tác động của giá dầu thế giới giảm sẽ kích thích mạnh nền kinh tế và những tác
động tích cực này sẽ bù đắp cho tác động tiêu cực của việc tăng thuế. Tổng hợp tác
động của 3 cú sốc này xảy ra cùng một lúc sẽ vẫn mang lại tác động tích cực cho
nền kinh tế, đồng thời cải thiện đáng kể thu NSNN.
- Ngân sách Nhà nước cần chú trọng hơn vào nguồn thu từ hoạt động sản xuất trong
nước và thương mại để đạt sự ổn định hơn. Bên cạnh đó, để đối phó với giá dầu thơ
giảm, ngành dầu khí nên xem xét giải pháp dừng khai thác những giếng dầu có chi
phí cao hơn giá dầu thế giới.
- Đồng thời, cần cân đối giảm giá xăng dầu trong nước tương ứng với giá thế giới để
kích thích sản xuất, tiêu dùng, góp phần thúc đẩy nhanh hơn, mạnh hơn tốc độ hồi
phục kinh tế.
-

-




×