Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Bài thu hoạch bảo tàng Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1018.73 KB, 5 trang )

BÀI THU HOẠCH VỀ CHUYẾN ĐI BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH
Câu 1: Cảm xúc của em sau chuyến đi tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh
Đây là lần thứ hai em được đi tham quan bảo tàng Hồ Chí Minh kể từ 4 năm trước.
Lần đầu tiên em đi với tâm trạng vơ cùng háo hức và tị mị. Khác với chuyến đi trước,
trong lần này em đã chú tâm nghe và quan sát kỹ hơn những hiện vật, tư liệu về cuộc đời
và con người Bác như chiếc áo Kaky đã bạc màu, cây gậy tre đơn xơ mộc mạc, chiếc mũ
cối cũ kỹ phai màu và đôi dép cao su mịn đế – đó là hành trang đã đi theo Bác qua những
năm tháng. Một người bôn ba gần 40 năm trời, dành hơn nửa đời mình đi tìm đường cứu
nước, một vị lãnh tụ đất nước, một danh nhân văn hoá được cả thế giới biết đến nhưng
Bác vẫn giản dị như thế.

Cảnh vật nơi đây không có thay đổi nhiểu so với trước nhưng trong chuyến đi lần
này em đã biết thêm về kiến trúc đặc biệt của bến Nhà Rồng qua lời giới thiệu của hướng
dẫn viên. Tòa nhà nổi trội với những vòm cuốn và mái lợp trang trí đơi rồng kiểu “lưỡng
long chầu nguyệt”- lối trang trí phổ biến trên các kiến trúc truyền thống Việt Nam. Người
ta gọi là Bến Rồng hay bến Nhà Rồng là vì vậy. Sau này, mặt trăng được thay bằng phù
hiệu của hãng tàu có hình đầu ngựa, mỏ neo, vương miện, hai bên có 2 con rồng chầu,
nhưng lại đặt đầu quay ra hai bên, bốn góc có 4 con cá hóa rồng chầu ra bốn hướng theo
cung cách đình chùa Việt Nam.


Viếng thăm Bảo tàng Hồ Chí Minh, mỗi người sẽ có những cảm nhận khác nhau.
Riêng đối với bản thân em cảm thấy may mắn vì đã được đến đây hai lần và đều để lại rất
nhiều ấn tượng và xúc cảm sâu sắc. Khơng những vậy, nó cịn giúp em hiểu thêm và trân
trọng môn học “Tư Tưởng Hồ Chí Minh”. Đặc biệt qua những gì được tận mắt chứng
kiến thực tế thì những kiến thức khơng cịn chỉ được nghe trên sách vở mà nó đã hiện ra
sinh động, chân thật và gần gũi nhất về vị lãnh tụ vĩ đại của đất nước hình chữ “S”. Bác
từng nói: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa
xuân của xã hội”. Để học tập và noi theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, bản thân em
nói riêng và sinh viên nói chung cần phải sống có trách nhiệm, sống sao cho xứng đáng
một đời người, xứng đáng là mùa xuân của xã hội và xứng đáng với công lao của Bác


cũng như những người đã hy sinh vì độc lập tự do dân tộc. Nhờ đó, em ý thức hơn trong
việc học tập và rèn luyện bản thân để trở thành một người có ích cho xã hội.
Câu 2 : Nội dung nào liên quan đến cuộc đời sự nghiệp của Bác mà em ấn tượng
nhất?
Trong suốt quá trình bơn ba tìm đường cứu nước của Bác, em ấn tượng nhất là
khoảng thời gian Bác hoạt động cách mạng tại Pháp vì nơi đây Bác đã tìm ra chân lí cho
cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, Bác đọc được bài luận cương sơ thảo của Lê-nin về
vấn đề dân tộc và thuộc địa, Bác được nói lên tiếng lòng thay cho một đất nước nhỏ bé bị
đàn áp, bóc lột bởi đất nước đã nêu cao khẩu hiệu “ Tự do – Bình đẳng – Bác ái” . Và đây
cũng chính là nơi Bác gửi bản “ Yêu sách” đòi các quyền tự do dân chủ, quyền bình đẳng
cho nhân dân An Nam lúc bấy giờ.
Cuộc hành trình tìm đường cứu nước ở nước ngồi, Bác Hồ ta đi qua rất nhiều
nước khắp các châu lục trên thế giới. Bác đã chứng kiến rất nhiều cảnh tượng khác nhau
như là cảnh buôn bán nô lệ hay là cảnh hành hình nên sau này Bác đã rút ra một kết luân
như sau: "Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người
bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thơi:
tình hữu ái vơ sản" (Bài Ðồn kết giai cấp của Nguyễn Ái Quốc đăng trên báo Le Paria


số 25 tháng 5-1924). Q trình bơn ba đó Bác đã tự học ngoại ngữ và thông thạo 6 ngoại
ngữ trong đó có tiếng Pháp, cho nên trong thời gian sống và hoạt động cách mạng ở
Pháp, Bác đã sử dụng tiếng Pháp viết báo để tố cáo tội ác của thực dân Pháp đó chính là
tờ báo Le Paria với tác phẩm được dịch sang tiếng Việt “Người cùng khổ”.
Bác đã viết rất nhiều những bài báo đăng trên bài báo này. Bên cạnh đó vẽ những
bức tranh châm biếm để tố cáo tội ác của thực dân Pháp. Cùng lúc bấy giờ, doanh họa nổi
tiếng Picaso- người Tây Ban Nha khi bắt gặp những bức tranh của Bác lần đầu tiên, ông
thốt lên rằng: Nếu Nguyễn Ái Quốc đi theo nghề vẽ thì biết đâu sau này sẽ có một
Nguyễn Ái Quốc họa sĩ. Có thể nói thời gian sống và hoạt động cách mạng ở Pháp thì
báo chí chính là vũ khí sắc bén để Bác vạch trần, tố cáo tội ác của thực dân Pháp, cho nên
chúng ta cũng không quên nhắc tới tác phẩm “ Bản án chế độ thực dân Pháp” đó là tác

phẩm được Bác viết lần đẩu tiên xuất bản tại Pari- 1925 và Bác cũng mong muốn xuất
bản thêm những bài báo bằng tiếng Việt để việc truyền bá chủ nghĩa Mac- Lênin đến
đồng bào Việt kiều ở Pháp lúc bấy giờ dễ dàng hơn và tờ báo “Việt Nam Hồn” cũng được
Bác cho ra đời.

Một hình ảnh mà em ấn tượng khơng kém đó chính là mơ hình căn nhà số 9 ngõ
Compoint thuộc quận 17 của thủ đô Pari. Sau thời gian trở lại Pháp, Bác có đến đây thuê
một căn phòng trên tầng 2 của căn nhà này cách trung tâm Pari tầm 5km. Căn phòng rất
nhỏ với 9m2 và khơng có lị sưởi. Thời gian này, Bác làm cơng việc thợ sửa ảnh để kiếm
sống và có một quảng cáo trên bài báo về công việc như sau: “ Nếu bạn muốn giữ một kỉ
niệm đẹp về những người thân trong gia đình của mình thì hãy đến sửa ảnh tại tiệm của
Nguyễn Ái Quốc với giá từ 20 đến 40 phrăng” kèm theo địa chỉ ngõ Compoint, quận 17
của thủ đơ Pari. Tuy cơng việc thì rất bấp bênh, tiền lương kiếm được không nhiều cho
nên chi tiêu của Bác cũng hết sức phải tiết kiệm. Có khi Bác phải nấu cơm trên bếp đèn
cồn, buổi sáng Bác ăn một nửa còn buổi chiều ăn phần cịn lại nhưng có lúc bữa cơm chỉ


là một miếng bánh mì ăn kèm với ít phơ mai. Vì căn phịng khơng có lị sưởi nên vào mùa
Đông, Bác phải sưởi ấm bằng viên gạch . Mỗi buổi sáng trước khi đi làm Bác gửi viên
gạch này vào lò sưởi của bà chủ nhà đến chiều về Bác lại xin viên gạch lại sau đó đặt
xuống dưới giường để sưởi ấm. Qua hình ảnh trên, em cảm thấy vừa xúc động vừa biết
ơn vì cuộc sống khó khăn như vậy, nhưng tâm trí, hồi bão của Người khơng bao giờ
nguội nhiệt đối với tình u q hương, đất nước. Trong ngơi nhà lạnh lẽo đó lại che chở,
chứa đựng một con người có trái tim cháy bỏng ln nung nấu ý chí và lịng quyết tâm
tìm đường cứu nước, giúp đồng bào mình thốt khỏi kiếp lầm than. Qua đó, em học được
từ Bác sự quyết tâm khơng từ bỏ dù chuyện đó có khó khăn đến đâu thì cũng phải làm hết
sức mình.

Do sự phát triển của đô thị nên căn nhà này đã bị thay thế bằng một khu chung cư
rất hiện đại nhưng với tình cảm của nhân dân Pháp đối với Bác Hồ thì họ đã cho gắn một

tấm bảng bằng đồng với hàng chữ Pháp với nội dung :“Tại đây Nguyễn Ái Quốc đã sống
và đấu tranh cho độc lập tự do của dân tộc Việt Nam cũng như các dân tộc bị áp bức
khác”. Những vật dụng của Bác cũng được đưa vào trưng bày tại một bảo tàng nổi tiếng
và được mơ phỏng thành một căn phịng có tên gọi:“ Khơng gian Hồ Chí Minh”.
Chuyến đi lần này đã giúp em hiểu thêm về con người Bác cũng như những khó
khăn trong suốt qng đường cách mạng tìm đường cứu nước. Nhờ có mơn học “Tư
tưởng Hồ Chí Minh” mà em một lần nữa hịa mình vào hành trình tìm theo chân Bác. Có
lẽ khơng có một lời văn nào có thể khiến chúng ta miêu tả hết về vẻ đẹp về tâm hồn, nhân
cách và lòng yêu nước thương dân của Người. Vì vậy, thế hệ trẻ sinh viên như chúng em


phải phấn đấu học tập để mai sau góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước vững mạnh
– văn minh, sánh vai với cường quốc năm Châu như Bác hằng mong ước.



×