Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo pháp luật hôn nhân và gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (763.46 KB, 66 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT DÂN SỰ
----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO THEO
PHÁP LUẬT HƠN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

SVTH: VŨ HUY CƯỜNG
KHĨA: 36

MSSV: 1155020028

GVHD: ThS. TRẦN THỊ HƯƠNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015


LỜI CẢM ƠN
Ngay từ thời điểm còn là sinh viên năm nhất trường Đại học Luật Thành phố
Hồ Chí Mình tác giả đã đặt mục tiêu phấn đấu được làm khóa luận tốt nghiệp bởi đó
khơng chỉ là niềm vinh dự, niềm tự hào mà đó cịn thể hiện sự cố gắng nỗ lực phấn
đấu của bản thân trong suốt bốn năm học đại học.
Để có thể hồn thành khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản
thân, tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, ủng hộ từ Gia đình, Thầy Cơ và bạn
bè.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô Trường Đại học Luật TP. Hồ
Chí Minh đã giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu trong thời gian tác giả
học tập tại trường.
Xin cảm ơn Gia đình, Bạn bè đã luôn động viên giúp đỡ tác giả trong q


trình học tập và thời gian làm khóa luận.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô Trần Thị Hương, Giảng viên Khoa
luật Dân sự, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, trong suốt thời gian qua ln
nhiệt tình, tâm huyết, cho em những ý kiến q báu để em có thể hồn thành đề tài
khóa luận tốt nghiệp của mình.
Xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
PHẦN 2: NỘI DUNG ............................................................................................ 6
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MANG THAI HỘ .............................. 6
1.1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN VẤN ĐỀ PHÁP LÝ ĐIỀU CHỈNH
VIỆC MANG THAI HỘ. ........................................................................................ 6
1.2 KHÁI NIỆM, Ỹ NGHĨA CỦA VẤN ĐỀ MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH
NHÂN ĐẠO. ........................................................................................................ 11
1.2.1 Khái niệm mang thai hộ ........................................................................ 11
1.2.2

Ý nghĩa của vấn đề mang thai hộ ....................................................... 16

1.3
ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VỀ
VẤN ĐỀ MANG THAI HỘ. ................................................................................. 18
1.3.1 Nhóm các quốc gia cho phép mang thai hộ............................................. 19

1.4

1.3.2


Nhóm các quốc gia cấm mang thai hộ dưới mọi hình thức ................. 21

1.3.3

Nhóm các quốc gia khơng có quy định về mang thai hộ ..................... 24

MANG THAI HỘ THEO QUY ĐINH PHÁP LUẬT VIỆT NAM ............. 24

CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VIỆT NAM QUY ĐỊNH VỀ MANG
THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN
THIỆN CHẾ ĐỊNH MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO.............. 31
2.1 CÁC NGUN TẮC ÁP DỤNG. ................................................................... 31
2.2 ĐIỀU KIỆN MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO ĐƯỢC COI LÀ
HỢP PHÁP. .......................................................................................................... 33
2.2.1. Điều kiện của chủ thể mang thai hộ vì mục đích nhân đạo..................... 34
2.2.2 Thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ..................................... 42
2.3 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN MANG THAI HỘ VÀ BÊN NHỜ
MANG THAI HỘ. ................................................................................................ 46
2.3.1 Quyền và nghĩa vụ của bên mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. ............ 46
2.3.2

Quyền và nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo .. 50

2.4
QUAN HỆ CHA, MẸ, CON GIỮA CẶP VỢ CHỒNG VÔ SINH NHỜ
MANG THAI HỘ VỚI ĐỨA TRẺ SINH RA NHỜ MANG THAI HỘ................. 52
2.5
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN MANG THAI HỘ VÌ
MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO. .................................................................................... 53



2.6
KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH MANG THAI HỘ VÌ
MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO ..................................................................................... 53
PHẦN 3: KẾT LUẬN .......................................................................................... 58


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.
Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nơi ni dưỡng con người, là mơi trường
quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ tổ quốc. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt 1. Gia
đình và xã hội tồn tại trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau.
Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ
huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa họ với
nhau theo quy định của Luật Hơn nhân và gia đình, trong đó quan hệ hơn nhân là
một trong các cơ sở quan trọng để hình thành nên gia đình. Ngồi thực hiện chức
năng kinh tế, tổ chức đời sống gia đình; chức năng giáo dục, thỏa mãn nhu cầu tâm,
sinh lý, tình cảm thì chức năng sinh sản, tái sản xuất ra con người là chức năng
riêng biệt của gia đình.
Tuy nhiên, có khơng ít các cặp vợ chồng mong muốn thực hiện chức năng tái
sản xuất ra con người nhưng vì lý do nào đó mà họ khơng thể thực hiện chức năng
này. Có thể chia hai nhóm: nhóm thứ nhất là những phụ nữ có tử cung khơng bình
thường (tử cung bị dị dạng hay bị các bệnh lý u xơ hay bệnh về nội mạc, phụ nữ cắt
bỏ tử cung do tai biến sản khoa trước đó...); Nhóm thứ hai là những người có tử
cung bình thường nhưng sức khỏe không cho phép để mang thai (chủ yếu các bệnh
về tim mạch, suy thận). Vấn đề này khơng chỉ tác động ảnh hưởng trong phạm vi
gia đình nói riêng mà cịn ảnh hưởng đến xã hội, đặc biệt các vấn đề liên quan đến
nguồn nhân lực phục vụ cho việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế, xã hội.
Nghiên cứu trên toàn quốc năm 2014 do Bệnh viện Phụ sản Trung ương và

Đại học Y Hà Nội tiến hành trên 14.300 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ (15-49)
ở 8 tỉnh đại diện cho 8 vùng sinh thái ở nước ta cũng xác định tỉ lệ vô sinh của các
cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ là 7,7%, nghĩa là có từ 700.000 đến 1 triệu cặp
vợ chồng vơ sinh. Trong đó vơ sinh nguyên phát là 3,9% và vô sinh thứ phát là
3,8%. Vấn đề vô sinh đang là một gánh nặng của ngành y tế Việt Nam. Đáng báo

1

Lời nói đầu Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000.

1


động, có khoảng 50% cặp vợ chồng vơ sinh có độ tuổi dưới 30. Theo Tổ chức Y tế
Thế giới, tỉ lệ vơ sinh trên thế giới trung bình từ 6%-12%.2
Nhu cầu muốn có con là có thật và hồn tồn chính đáng, do vậy, ngày càng
có nhiều cặp vợ chồng ra nước ngoài thực hiện trái phép việc mang thai hộ, hoặc sử
dụng các dịch vụ mang thai hộ “chui” trong nước. Điều này gây khó khăn, tốn kém
khơng chỉ cho các cặp vợ chồng vơ sinh mà cịn cho các cơ quan nhà nước trong
việc quản lý về khai sinh, đăng ký hộ khẩu, hộ tịch và các vấn đề khác phát sinh.

Ngày 01/01/2015 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có hiệu lực thi hành,
chính thức thay thế Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000, Luật mới được Quốc hội
nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thơng qua
với tỉ lệ 79.52% số phiếu tán thành. Từ đây, pháp luật chính thức cho phép mang
thai hộ, nhưng chỉ cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, khơng cho phép
mang thai hộ vì mục đích thương mại. Việc cho phép mang thai hộ vì mục đích
nhân đạo là một bước tiến thể hiện thái độ tôn trọng quyền con người của pháp luật
và nhà nước.
Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là một vấn đề nhạy cảm, không chỉ liên

quan đến các quyền của con người, các quan hệ tình cảm, đạo đức, nhân cách mà
cịn gắn liền với các vấn đề pháp lý. Lần đầu tiên pháp luật hơn nhân và gia đình
Việt Nam thừa nhận quan hệ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, nên việc nghiên
cứu làm rõ các quy định của pháp luật về vấn đề này trong giai đoạn hiện nay là
việc làm cần thiết để có thể truyền tải pháp luật vào cuộc sống một cách có hiệu quả
nhất. Trên cơ sở đó cũng giúp chúng ta có thể nhận diện được những vấn đề, những
điểm chưa rõ, chưa cụ thể của pháp luật về mang thai hộ để có thể hồn thiện trong
tương lai.
Vì những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
theo pháp luật hơn nhân và gia đình” để nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp cử
nhân của mình.
2.

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Trong q trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy cũng có nhiều tác giả, nhà
nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề mang thai hộ và được thể hiện
2

Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam: Tỷ lệ vô sinh ở Việt Nam đang gia tăng, xem tại:
truy cập ngày
20/07/2015.

2


dưới nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học khác nhau. Dưới đây, xin liệt kê một số
tài liệu, cơng trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu:
-


Nguyễn Thị Mến, Lê Doãn Hùng (2004): Vấn đề mang thai hộ nhìn

nhận dưới góc độ pháp lý và đạo đức, Đề tài Nghiên cứu Khoa học Trường Đại học
Luật TP. Hồ Chí Minh.
Nguyễn Thị Lan (2008): Xác định cha mẹ con trong pháp luật Việt
Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. Trong luận án, phần
xác định cha, mẹ, con khi sinh con theo phương pháp khoa học có đề cập đến một
nội dung nhỏ về mang thai hộ.
Ngoài các cơng trình nghiên cứu, cịn có một số bài viết nghiên cứu chuyên
ngành như:
- Chuyên đề “Một số vấn đề pháp lý về mang thai hộ” của ThS. Trần Thị
Hương, Giảng viên Khoa luật Dân sự, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí
Minh, đăng trên tạp chí khoa học số 04 năm 2001 và báo Pháp luật Thành phố Hồ
Chí Minh, số ra ngày 13/02/2001. Đây được xem là bài viết điển hình đầu tiên đề
cập đến mang thai hộ một cách khái quát nhất dưới góc độ pháp lý.
- Chuyên đề “Mang thai hộ - từ nhân đạo đến pháp lý” đăng trên báo Pháp
luật Việt Nam số 130 ngày 10/5/2013.
- “Góp ý sửa đổi, bổ sung Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000” của tác giả
Hồ Xuân Thắng, đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 22 (254) tháng 11/2013.
- “Mang thai hộ và những vấn đề phát sinh” của tác giả Nguyễn Thị Lan,
Trường Đại học Luật Hà Nội, đăng trên Tạp chí Luật học số 4 năm 2015.
Qua tìm hiểu và nghiên cứu, tác giả rút ra được nhận xét: các công trình
nghiên cứu khoa học bàn về vấn đề mang thai hộ đều thể hiện được tính khái quát
chung, tuy nhiên việc nghiên cứu khi đó chưa có luật, chưa có những quy phạm trực
tiếp điều chỉnh. Tác giả chọn đề tài mang thai hộ vì mục đích nhân đạo trong bối
cảnh hiện nay, khi Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 đã phát sinh hiệu lực thi
hành, vấn đề mang thai hộ có nguyên một chế định trực tiếp điều chỉnh, do vậy việc
nghiên cứu luôn luôn là điều cần thiết.
3.


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề
liên quan đến mang thai hộ vì mục đích nhân đạo dưới khía cạnh pháp lý.
 Phạm vi nghiên cứu: Mang thai hộ là một hiện tượng xã hội tương đối
nhạy cảm và phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực như đạo đức, văn hóa, xã hội,
3


phong tục truyền thống, y học... Ở mỗi khía cạnh sẽ có cách thức nhìn nhận, đánh
giá khác nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi khóa luận của mình, tác giả chỉ tập trung
nghiên cứu vấn đề mang thai hộ vì mục đích nhân đạo dưới khía cạnh pháp lý trong
khn khổ pháp luật hơn nhân và gia đình.
4. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.
- Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các quy định,
so sánh với thực trạng cuộc sống tác giả đề xuất những kiến nghị, giải pháp nhằm
hoàn thiện các quy định liên quan vấn đề mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
- Nhiệm vụ khi nghiên cứu đề tài: Đề tài nhằm làm sáng tỏ: (i) Khái
niệm mang thai hộ, các quy định về điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo;
(ii) Quyền và nghĩa vụ của các bên; (iii) Cách thức giải quyết tranh chấp khi một
hoặc hai bên không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng các cam kết trong thỏa
thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Từ đó, kiến nghị các giải pháp nhằm
hoàn thiện.
5.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Đề tài tiến hành nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận là chủ nghĩa duy
vật biện chứng và lịch sử của học thuyết Mác – Lênin. Theo đó, việc nghiên cứu
ln gắn liền giữa lý luận và thực tiễn để làm sáng tỏ vấn đề, đây là phương pháp
được áp dụng xuyên suốt đề tài.
Ngồi ra, tác giả cịn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như phân

tích (khi tiến hành làm rõ các quy định, các khái niệm), bình luận (đưa ra quan điểm
cá nhân, nêu ý kiến về những quy định chưa hợp lý...), so sánh (so sánh các quy
định của pháp luật Việt Nam và pháp luật các nước trên thế giới có quy định điều
chỉnh vấn đề mang thai hộ).
6.
Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI.
Đề tài nghiên cứu có hệ thống các khía cạnh pháp lý, cũng như cung cấp thực
tiễn và pháp luật về mang thai hộ ở một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam, dựa
vào đó đưa ra những phân tích, nhận xét, kiến nghị, nhằm hoàn thiện chế định mang
thai hộ vì mục đích nhân đạo tại Việt Nam. Qua đó, tác giả mong muốn khóa luận
này sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích, phục vụ cho việc nghiên cứu, tìm hiểu
kiến thức liên quan đến chế định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

4


7.

CƠ CẤU CỦA ĐỀ TÀI.

Với mục đích nghiên cứu đề ra, đề tài được trình bày thành hai chương theo bố cục
và nội dung như sau:
Chương I: Khái quát chung về mang thai hộ
Chương này tác giả tập trung làm rõ (i) lịch sử hình thành và phát triển của
vấn đề pháp lý mang thai hộ trong nước và ngoài nước; (ii) phân tích khái niệm
mang thai hộ theo quy định của Luật Hơn nhân và gia đình Việt Nam; đồng thời
đưa ra (iii) ý nghĩa của việc thừa nhận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
Chương II: Pháp luật hiện hành Việt Nam quy định về mang thai hộ vì mục
đích nhân đạo và kiến nghị nhằm hồn thiện chế định mang thai hộ vì mục đích
nhân đạo

Chương hai là phần trọng tâm của đề tài, tác giả tập trung phân tích các quy
định của Luật Hơn nhân và gia đình Việt Nam, các khía cạnh pháp lý điều chỉnh
vấn đề mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị
nhằm hồn thiện những quy định pháp luật hơn nhân và gia đình hiện hành.

5


PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MANG THAI HỘ
1.1.
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN VẤN ĐỀ PHÁP LÝ ĐIỀU
CHỈNH VIỆC MANG THAI HỘ.
Vào thập niên 70 thế kỷ XX, mang thai hộ trở thành một hiện tượng của thế
giới. Tuy nhiên theo nhiều nguồn tin, việc mang thai hộ và đẻ con cho người khác
đã xuất hiện từ rất lâu. Mơ hình thụ tinh trong ống nghiệm – IVF (In – vitro
Fertiliation) mới xuất hiện từ những năm 1970, nhưng ý tưởng về chuyện một người
phụ nữ mang bầu cho người phụ nữ khác đã trở thành chuyện xưa. Mang bầu và đẻ
thay thế người khác đã được ghi nhận trong Bộ luật Hammurabi. Bộ luật này được
biết đến là bộ luật cổ xưa nhất thế giới, ra đời dưới thời vua thứ 6 của Vương quốc
Babylon Hammurabi (thời gian 1792-1750 TCN) và xuất hiện một vài lần trong
kinh thánh của đạo Do Thái (Hebrew Bible). Hay như chương 16 Sách sáng thế
Genesis có ghi nhận, bà Sarah khơng có khả năng sinh con nên đã gửi người hầu
Hagar của mình tới chỗ chồng bà là Abraham để Hagar mang thai hộ cho vợ chồng
bà và Jacob được sinh ra. Cuối cùng, Jacob cũng làm cha của những đứa trẻ do
những người hầu của hai bà vợ là Leah và Rachel sinh ra. 3
Trong giai đoạn đầu hình thành và phát triển, mang thai hộ được hiểu theo
nhiều cách khác nhau. Hiểu một cách khái quát là việc người vợ không thể mang
thai và đẻ con và để người chồng giao hợp với một người phụ nữ khác (thường
được gọi là người mẹ thay thế - the surrogate mother) hoặc bơm tinh trùng vào tử

cung của người phụ nữ này. Người phụ nữ này có thể mang thai và đẻ con, sau đó
giao con lại cho cặp vợ chồng có nhu cầu. Em bé sinh ra sẽ mang gen di truyền của
người cha sinh học (the biological father) và người mẹ thay thế (the surrogate
mother). Như vậy, chủ thể tham gia quan hệ mang thai hộ trong giai đoạn này chỉ
bao gồm: người cha sinh học và người mẹ thay thế khơng có sự tham gia của người
mẹ sinh học (the biological mother).

3

Hà Vi, “Dịch vụ đẻ thuê trên thế giới – Bài 1: Bùng nổ hiện tượng đẻ thuê”,
truy cập ngày 20/5/2015.

6


Sự hình thành và phát triển của mang thai hộ luôn gắn liền với sự tiến bộ,
phát triển của khoa học và công nghệ, đặc biệt là những bước tiến vượt trội trong
lĩnh vực y học. Có thể kể đến những thành tựu nổi bật như:
Năm 1930 tại Mỹ, Công ty Dược của Schering - Kahlbaum và Parke - Davis
bắt đầu sản xuất hàng loạt các hooc-môn sinh dục nữ (Estrogen).
Giáo sư John Rock của trường Đại học Harvard đã tiến hành thành cơng cấy
phơi ngồi tử cung vào năm 1944, năm 1953 nghiên cứu thành cơng mơ hình bảo
quản tinh trùng, ngân hàng tinh trùng đầu tiên được mở tại NewYok vào năm 1971.
Đặc biệt vào ngày 25 tháng 7 năm 1978, em bé đầu tiên trên thế giới ra đời
bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm – IVF. Robert G. Edwards, nhà y học
người Anh là cha đẻ của phương pháp này, đã tạo ra một cuộc cách mạng trong việc
hỗ trợ sinh sản trên thế giới. Năm 2010 Robert Geoffrey Edwards được vinh dự
được trao Giải Nobel Sinh lý và Y khoa cho những đóng góp vĩ đại của ông.
Louise Joy Brown là em bé đầu tiên trên thế giới sinh ra nhờ phương pháp
thụ tinh trong ống nghiệm. Louise Brown là con của Lesley và John Brown, hai vợ

chồng đã cố gắng tìm mọi cách để thụ thai. Ngày 10 tháng 11 năm 1977, Lesley
Brown đã trải qua quy trình thụ tinh được phát triển bởi Robert Geoffrey Edwards
và đồng nghiệp Patrick Steptoe. Louise Joy Brown được sinh ra vào lúc 11 giờ 47
phút đêm ngày 25 tháng 07 năm 1978 tại bệnh viện Đa khoa Oldham, Oldham. Cô
bé nhờ sinh mổ lấy thai và nặng 2,608kg. Bốn năm sau, em gái của cô là Natalie
Brown, cũng được sinh ra nhờ thụ tinh trong ống nghiệm và trở thành em bé bốn
mươi trên thế giới sinh ra bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, và là người
đầu tiên được thụ tinh trong ống nghiệm mà sinh con bằng con đường sinh tự nhiên
vào năm 1999. 4
Việc tìm ra phương pháp sinh sản bằng thụ tinh trong ống nghiệm đã đánh
dấu bước ngoặt vĩ đại làm thay đổi nhận thức về vấn đề mang thai hộ. Nếu giai đoạn
trước, mang thai hộ được hiểu theo cách tiếp cận đơn giản là người cha sinh học
phải giao hợp trực tiếp với người mẹ thay thế, thì nay, người cha sinh học sẽ cung
cấp tinh trùng, người vợ sẽ cung cấp trứng của mình hoặc trứng của người phụ nữ
4

, truy cập ngày 26/5/2015.

7


khác. Trứng và tinh trùng được cấy trong môi trường ống nghiệm để tạo thành phôi,
phôi được nuôi cấy và cho vào tử cung của người mẹ thay thế. Khả năng rất cao là
người mẹ thay thế mang thai và đẻ con. Với phương pháp này đứa trẻ sinh ra có thể
mang cả gen di truyền của cả cha sinh học và mẹ sinh học, đảm bảo về mặt di
truyền.
Mang thai hộ được biết đến dưới hai hình thức, mang thai hộ hoàn toàn (Full
surrogacy), và mang thai hộ một phần (Partial surrogacy ) hay mang thai hộ truyền
thống (Traditional surrogacy).
Mang thai hộ một phần được hiểu phôi thai là sản phẩm kết hợp giữa tinh

trùng của người cha sinh học và trứng của người phụ nữ mang thai hộ; sau đó phơi
thai được cấy vào tử cung của chính người phụ nữ mang thai hộ. Mang thai hộ hoàn
toàn có sự khác biệt với hình thức mang thai một phần đó là thay vì sử dụng trứng
của người phụ nữ mang thai hộ, người ta sử dụng chính trứng của người vợ trong
cặp vợ chồng vô sinh hoặc trứng của một người phụ nữ khác (không phải là trứng
của người phụ nữ mang thai hộ) để cấy với tinh trùng của người cha sinh học. Ưu
điểm của hình thức này sẽ loại trừ được mối quan hệ huyết thống giữa đứa trẻ sinh
ra với người phụ nữ mang thai hộ, các bậc cha mẹ không phải lo ngại các đặc điểm
của người phụ nữ mình thuê mang thai con mình. Điểm chung có thể nhận thấy của
hai hình thức đó là đều áp dụng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm để có được kết
quả như mong muốn.
Theo nghiên cứu các tài liệu cho thấy, trường hợp mang thai hộ đầu tiên trên
thế giới diễn ra vào năm 1979. Một cặp vợ chồng vô sinh nhiều năm đã đến gặp bác
sỹ Richard M. Levin. Hiểu được nguyện vọng của họ, bác sỹ đã nghĩ tới phương án
nhờ một phụ nữ khác mang thai và sinh con bằng cách thụ tinh nhân tạo với tinh
trùng của người chồng. Tuy nhiên ông phải mất chín tháng hợp tác với các luật sư
nghiên cứu pháp luật của các bang và liên bang Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (Mỹ), để
nắm các khía cạnh pháp lý liên quan điều chỉnh vấn đề mang thai hộ. Bên cạnh khía
cạnh pháp lý Levin cịn nghiên cứu, tham khảo ý kiến của các nhà chức sắc tôn giáo
để đảm bảo không vi phạm đến những giá trị đạo đức xã hội. Sau đó, một hợp đồng
hay cịn gọi với một tên khác “biên bản ghi nhớ” đã được soạn thảo một cách chặt
chẽ giữa các bên. Theo đúng thỏa thuận ghi trong hợp đồng giữa người phụ nữ
8


mang thai hộ và cặp vợ chồng vô sinh, người ta tiến hành thụ tinh nhân tạo vào năm
1980. Người phụ nữ mang thai hộ đã thụ tinh thành công ngay tháng đầu tiên, trải
qua thời kỳ mang thai người phụ nữ mang thai hộ sinh ra một em bé khỏe mạnh.
Sau khi sinh được năm ngày, người phụ nữ mang thai hộ đã trình diện trước Tịa án
để chấm dứt quyền liên quan đến việc làm mẹ và trao trả con cho người bố sinh học.

Với những cố gắng và thành quả của mình, Levin được nhiều người biết đến, khái
niệm “mang thai hộ” đã dần được thế giới chấp nhận.5
Bên cạnh những trường hợp mang thai hộ được chuẩn bị kỹ lưỡng, không
phát sinh tranh chấp em bé sau khi sinh, trên thực tế, có những vụ việc mang thai hộ
có hợp đồng nhưng vẫn phát sinh tranh chấp. Các tranh chấp này liên quan đến
quyền nuôi dưỡng em bé sau khi sinh giữa người phụ nữ mang thai hộ và cặp vợ
chồng vơ sinh. Có thể kể đến vụ án Baby M, một trong những vụ án tốn nhiều giấy
mực nhất liên quan đến vấn đề mang thai hộ.
Melissa Stern, hay còn gọi với cái tên phổ biến “Baby M” theo các tên vụ án:
Baby M, 537 A.2d 1227, 109 N.J 396, lần đầu tiên gây nên sự quan tâm đặc biệt của
giới truyền thông cũng như học giả trên thế giới về những tranh cãi pháp lý xung
quanh vấn đề mang thai hộ.6
Baby M là trường hợp giám hộ đầu tiên được Tòa án Mỹ phán quyết về tính
hợp pháp của việc đẻ thuê. William Stern và vợ của ông là Elizabeth Stern đã đăng
quảng cáo tìm kiếm người phụ nữ mang thai hộ tại Trung tâm Vô sinh ở Asbury
Park Press, New York. Mặc dù Elizabeth Stern không vô sinh nhưng cô chịu nhiều
ảnh hưởng và lo ngại về sự tác động chứng tê liệt tạm thời sẽ ảnh hưởng, tác động
trong thời kỳ mang thai. Với mong ước có con, cả hai quyết định đi tìm người phụ
nữ mang thai hộ để mang thai và sinh con.
Tháng 3 năm 1984, một người phụ nữ tên Mary Beth Whitehead đã phản hồi
chấp nhận mang thai hộ cho cặp vợ chồng William Stern và Elizabeth Stern. Mary
Beth Whitehead là phụ nữ hai mươi chín tuổi, nghỉ học từ khi học cấp ba và đã kết
5

Đào Xuân Dũng, “Sự ra đời của công nghệ mang thai hộ”, xem tại truy cập ngày 27/5/2015
6
Xem tại: truy cập ngày 28/5/2015

9



hôn với Richard Whitehead, một người làm nghề thu gom chất thải, hai người có
hai con chung là Ryan và Tuesday. Tháng 02 năm 1985, William Stern và Mary
Beth Whitehead đã ký một "hợp đồng đẻ thuê", theo đó trứng của Mary Beth
Whitehead sẽ được thụ tinh với tinh trùng của William, Mary Beth sẽ mang thai,
sinh con và chuyển giao đứa trẻ và từ bỏ quyền làm mẹ sau khi sinh, đổi lại cô nhận
được mười ngàn đô la Mỹ cùng các chi phí y tế khác. Ngày 27 tháng 03 năm 1896,
Mary Beth đã sinh ra một bé gái, gia đình Stern đặt tên bé là Melissa Stern. Tuy
nhiên, sau đó Mary Beth quyết định khơng giao đứa trẻ, bỏ trốn qua Florida.
William và Elizabeth Stern sau đó đã kiện ra Tịa để được cơng nhận là cha mẹ hợp
pháp của đứa trẻ. Cuộc đấu tranh diễn ra tại Tịa án bang New Jersey.
Tại thời điểm đó bang New Jersey chưa có quy định cấm hay cho phép thực
hiện hợp đồng mang thai hộ, thẩm phán Tòa sơ thẩm R. Harvey Sorknow đã viện
dẫn tính ràng buộc của hợp đồng để ủng hộ việc thực hiện hợp đồng đã được ký kết,
trao quyền nuôi bé Melissa Stern cho gia đình nhà Stern. Khơng dừng lại ở đó,
Mary Beth Whitehead đã xin phúc thẩm bản án tại Tòa án tối cao bang New Jersey,
tại đây chánh án Tòa án tối cao Robert Wilentz đã xem xét và quyết định theo
hướng hợp đồng mang thai hộ vô hiệu, nhưng ông quyết định trao quyền nuôi
Melissa Stern cho vợ chồng William căn cứ dựa vào sự phân tích những điều tốt
nhất cho em bé, và xác nhận quyền thăm con cho Mary Beth Whitehead. 7
Vụ việc đã thu hút nhiều sự chú ý vì nó đặt ra nhiều câu hỏi liên quan về mặt
pháp lý cũng như đạo đức xã hội, có nên cơng nhận hay khơng cơng nhận hợp đồng
mang thai hộ vì mục đích thương mại, các vấn đề phát sinh trong mối quan hệ giữa
người mẹ thay thế và đứa trẻ sau này. Phán quyết của Tòa án tối cao bang New
Jersey, cho rằng khơng có hợp đồng nào có thể làm thay đổi địa vị pháp lý giữa
người mẹ với đứa trẻ do người mẹ trực tiếp mang thai và sinh ra. Điều này dường
như là đáp án để giải quyết các câu hỏi liên quan đến vấn đề đẻ thuê ở Mỹ, ít nhất là
cho đến khi tiến bộ công nghệ cho phép đẻ thuê, một người phụ nữ có thể đồng ý
mang thai và sinh ra đứa trẻ mà giữa cô và đứa trẻ không có quan hệ về mặt di
truyền.

7

Michael J. Sandel (2014), Phải trái đúng sai, Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 136.

10


Tại Việt Nam, em bé ra đời nhờ thụ tinh nhân tạo thành cơng vào năm 1998.
Sau đó, kỹ thuật xin nỗn tiến hành thụ tinh nhân tạo thành cơng vào năm 2000.
Một số trường hợp mang thai hộ đặc biệt cũng đã được thực hiện thành công vài
năm sau đó với sự cho phép của Bộ Y tế. 8
Như vậy có thể rút ra kết luận rằng, vấn đề mang thai hộ được hình thành từ
rất lâu trong lịch sử và hiện nay còn rất nhiều các ý kiến quan tâm, các luồng quan
điểm khác nhau liên quan đến vấn đề này.
1.2 KHÁI NIỆM, Ỹ NGHĨA CỦA VẤN ĐỀ MANG THAI HỘ VÌ MỤC
ĐÍCH NHÂN ĐẠO.
1.2.1 Khái niệm mang thai hộ
Trên thực tiễn tồn tại rất nhiều các khái niệm về mang thai hộ, xuất phát từ
việc nghiên cứu những khía cạnh, góc độ nghiên cứu khác nhau sẽ có những khái
niệm khác nhau. Vì vậy, tác giả chỉ tâp trung nghiên cứu khái niệm mang thai hộ
dưới ba góc độ: Dưới góc độ khoa học y khoa, góc độ xã hội và dưới góc độ pháp
lý.


Dưới góc độ khoa học y khoa

Dưới góc độ y khoa, mang thai hộ được hiểu là việc mang thai và sinh con
thay cho người khác nhờ áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thụ tinh trong ống
nghiệm. Có hai hình thức là mang thai hộ một phần và mang thai hộ toàn phần.
Mang thai hộ một phần được hiểu là sử dụng tinh trùng của người cha sinh

học và trứng của người mẹ mang thai hộ, việc thụ tinh có thể tiến hành trong ống
nghiệm hoặc trong tử cung của người mẹ mang thai hộ.
Mang thai hộ toàn phần được hiểu: phôi thai được tạo ra trên cơ sở sự kết
hợp giữa tinh trùng người cha sinh học và trứng người mẹ sinh học hoặc trường
hợp người vợ khơng có trứng thì tinh trùng của người cha sinh học sẽ kết hợp với
trứng hiến tặng của một người phụ nữ khác hoặc dùng cả trứng và tinh trùng hiến
tặng để tạo phôi.

8
“Mang thai hộ - Những điều cần biết”, truy cập ngày 29/5/2015.

11


Nhóm chủ thể được thực hiện biện pháp hỗ trợ sinh sản để có con bao gồm:
(i) những phụ nữ có tử cung khơng bình thường, ví dụ như tử cung bị dị dạng, tử
cung bị bệnh lý như u xơ hay các bệnh về nội mạc, do tai biến sản khoa trước đó
phải cắt bỏ tử cung; hoặc (ii) những người có tử cung hồn tồn bình thường nhưng
gặp rắc rối về sức khỏe, không cho phép mang thai (phổ biến là các bệnh về tim
mạch).
Về mặt kỹ thuật, mang thai hộ được thực hiện có điểm tương đồng với
trường hợp xin nỗn. Cả hai kỹ thuật đều có sự tham gia của một nam giới và hai
phụ nữ. Tinh trùng được thụ tinh trong ống nghiệm với noãn của một phụ nữ để tạo
phơi và sau đó phơi được cấy vào tử cung của người phụ nữ thứ hai. Nhưng trong
kỹ thuật xin noãn, người cung cấp noãn là người phụ nữ hiến tặng noãn, người
mang thai là người vợ, ngược lại trong kỹ thuật mang thai hộ, người cung cấp noãn
là người vợ, người mang thai hộ là người phụ nữ nhận mang thai hộ.
Như vây, dưới góc độ khoa học mang thai hộ là một quá trình sử dụng kỹ
thuật y tế với những phương pháp kỹ thuật hiện đại can thiệp vào việc mang thai tự
nhiên của con người, khi quá trình mang thai tự nhiên của con người bị hạn chế bởi

những nguyên nhân khác nhau, trong đó phơi thai được tạo ra trên cơ sở sự kết hợp
giữa tinh trùng của người cha sinh học với trứng của người vợ sinh học hoặc trứng
của người mẹ mang thai hộ hoặc trứng của người phụ nữ khác hiến tặng, ngồi ra
phơi cũng có thể được tạo ra trên cở sở kết hợp giữa trứng và tinh trùng hiến tặng.
Sau đó đem phơi cấy vào tử cung người mẹ mang thai hộ, người mẹ mang thai hộ
mang thai và sinh con.


Dưới góc độ xã hội

Mang thai hộ là một hiện tượng xã hội nảy sinh, tồn tại và phát triển trong
đời sống xã hội. Nó phản ảnh mối quan hệ giữa (i) cặp vợ chồng vơ sinh mong
muốn có con với (ii) người đồng ý mang thai và đẻ con cho người khác bao gồm có
mục đích thương mại hay khơng có mục đích thương mại và (iii) đơn vị hỗ trợ sinh
sản.9

9
Trần Thị Phương Thanh (2014), Pháp luật về mang thai hộ tại Việt Nam và một số kiến nghị hoàn thiện,
Luận văn tốt nghiệp, Trường đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tr. 9.

12


Dưới góc độ xã hội, mang thai hộ được xếp vào loại hình đẻ mướn và bao
gồm hai hình thức: đẻ mướn truyền thống và thai đẻ mướn. Hình thức đẻ mướn
truyền thống, người phụ nữ nhận đẻ mướn sẽ cung cấp trứng của mình thụ tinh với
tinh trùng của người chồng trong cặp vợ chồng vô sinh để tạo thành phơi thai.
Trong khi đó, hình thức thai đẻ mướn, phơi thai là được hình thành từ q trình thụ
tinh trong ống nghiệm trứng và tinh trùng của chính cặp vợ chồng vơ sinh, sau đó
phơi này được đưa vào tử cung người phụ nữ nhận đẻ mướn.

Trong dân gian hay dùng hình ảnh lồi chim Tu hú và chim Sáo để diễn tả,
ẩn dụ hình thức thai đẻ mướn. Loài chim Tú hú khi đến mùa sinh sản thay vì chim
cái đẻ trứng vào tổ của mình và thực hiện ấp trứng giống đồng loại, thì lồi chim
này đẻ trứng vào tổ của lồi chim khác. Thơng thường, Tu hú chọn tổ loài chim
Sáo. Chim Sáo sẽ thay chim Tu hú ấp trứng cho đến khi Tu hú con ra đời và khơn
lớn. Có thể thấy nét tương đồng khi Tu hú được so sánh với cặp vợ chồng nhờ đẻ
mướn còn chim Sáo được so sánh với người phụ nữ nhận đẻ mướn.


Dưới góc độ pháp lý

Tuy được hình thành và tồn tại từ rất lâu trong lịch sử, nhưng khái niệm
mang thai hộ chưa được quy định hoặc được quy định trong các văn bản quy phạm
nhưng có sự khác biệt giữa các quốc gia trên thế giới. Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ
sẽ có những thể chế chính trị, điều kiện kinh tế, tơn giáo, phong tục tập quán... khác
nhau, do vậy, cách nhìn nhận, đánh giá, để đưa ra khái niệm mang thai hộ giữa các
quốc gia cũng không giống nhau.
Tại Việt Nam, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 được Quốc hội khóa X
thông qua tại Kỳ họp thứ 7 trên cơ sở kế thừa và phát huy thành tựu của Luật Hôn
nhân và gia đình các năm 1959 và năm 1986, song vẫn khơng có quy định về mang
thai hộ.
Cụm từ “mang thai hộ” lần đầu tiên được ghi nhận trong Nghị định
12/2003/NĐ-CP của Chính phủ về sinh con theo phương pháp khoa học. Tuy nhiên,
Nghị định này không đưa ra khái niệm mang thai hộ mà thể hiện thông qua quy
định cấm. Khoản 1 Điều 6 Nghị định này quy định nghiêm cấm hành vi mang thai
13


hộ, khơng phân biệt mang thai hộ vì mục đích thương mại hay mang thai hộ vì mục
đích nhân đạo. Tuy nhiên, trong bối cảnh đất nước bước sang giai đoạn phát triển

mới, cùng với tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế,
các quan hệ hơn nhân và gia đình đã có những thay đổi nên cần có sự điều chỉnh
phù hợp của pháp luật. Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Hôn nhân và gia đình năm
2000 có bổ sung ba chế định mới (từ Điều 63a đến Điều 63g) và một trong ba chế
định đó là chế định mang thai hộ.
Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 được Quốc hội nước Cộng hịa Xã hội
chủ nghĩa Việt Nam Khóa XIII, Kỳ họp thứ 7 thông qua với tỉ lệ 79.52% số phiếu
tán thành, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2015 chính thức thay thế Luật Hơn nhân
và gia đình năm 2000. Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 khơng quy định cụ thể
khái niệm như thế nào là mang thai hộ nói chung, mà chỉ đưa ra khái niệm mang
thai hộ vì mục đích nhân đạo và mang thai hộ vì mục đích thương mại. Mục đích
các nhà làm luật quy định như vậy nhằm: (i) phân định rõ ràng ranh giới giữa mang
thai hộ vì mục đích nhân đạo và mang thai hộ vì mục đích thương mại (vì pháp luật
Việt Nam chỉ thừa nhận mang thai hộ với mục đích nhân đạo và đối chiếu với tình
hình thực tiễn trước khi có luật thì việc phân định ranh giới trong trường hợp này rất
khó); (ii) việc phân định rõ ràng này sẽ là cơ sở, “đòn bẩy” để giải quyết các vấn đề
phát sinh liên quan đến mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
Khoản 22 Điều 3 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 quy định, mang thai
hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, khơng vì mục đích
thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và
sinh con ngay khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ
và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung
người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.
Mang thai hộ vì mục đích thương mại được quy định tại khoản 23 Điều 3
Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014. Theo đó, việc một người phụ nữ mang thai
cho người khác bằng cách áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi ích
kinh tế hoặc lợi ích khác thì được gọi là mang thai hộ vì mục đích thương mại.

14



Qua các khái niệm được quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình năm
2014, có thể rút ra nhận định phạm vi và chủ thể pháp luật Việt Nam quy định được
phép mang thai hộ hẹp hơn so với pháp luật các quốc gia trên thế giới. Bởi lẽ:
- Thứ nhất, chủ thể chỉ có thể là cặp vợ chồng đang tồn tại quan hệ hôn nhân
hợp pháp, không ghi nhận các chủ thể khác là các cặp đồng tính, song tính, cặp vợ
chồng chuyển giới, mẹ độc thân được quyền mang thai hộ.
- Thứ hai, chỉ các cặp vợ chồng không thể mang thai và sinh con trong cả
trường hợp đã áp dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
Có ý kiến cho rằng “đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật hỗ trợ sinh sản”
được hiểu là sau khi đã bỏ ra một khoản tiền để thực hiện các biện pháp như thụ
tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm không thành, chủ thể phải bỏ ra một
khoản tiền tương đương thậm chí lớn hơn để tiếp tục thực hiện kỹ thuật mang thai
hộ. Và mô hình chung biến mang thai hộ là kỹ thuật chỉ áp dụng cho các cặp vợ
chồng có điều kiện. Cách hiểu như vậy theo quan điểm tác giả là dập khuôn, cứng
nhắc không đúng tinh thần của các nhà lập pháp.
Theo đó, trường hợp các cặp vợ chồng khơng thể mang thai và sinh con trong
cả trường hợp đã áp dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản được hiểu là trường hợp sau
khi trải qua quá trình xét nghiệm và có kết luận lâm sàng rằng người vợ khơng có
khả năng mang thai và sinh con. Do vậy, khơng cần thực hiện kỹ thuật thụ tinh nhân
tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm rồi mới tiến hành kỹ thuật mang thai hộ, như
vậy tiết kiệm được thời gian, công sức và chi phí cho cặp vợ chồng vơ sinh.
- Thứ ba, chỉ thừa nhận người phụ nữ tự nguyện mang thai vì tinh thần tương
trợ, giúp đỡ chứ khơng vì mục đích kinh tế hay lợi ích khác.
Cuối cùng, phôi thai được cấy vào tử cung người phụ nữ mang thai hộ vì
mục đích nhân đạo phải là sản phẩm kết hợp giữa noãn của người vợ và tinh trùng
của người chồng. Sẽ không chấp nhận phôi thai được tạo ra nhờ hiến trứng của
người phụ nữ khác hoặc phôi thai tạo ra từ trứng và tinh trùng hiến tặng. Thiết nghĩ,
quy định pháp luật này phù hợp bối cảnh đời sống xã hội, kinh tế, phong tục tập
15



quán, truyền thống đạo đức ở Việt Nam vào thời điểm hiện tại. Vì xét cho cùng,
mang thai hộ đối với pháp luật trong nước là vấn đề rất mới, do vậy những quy định
pháp luật điều chỉnh về vấn đề này phải thể hiện chặt chẽ, thì mới có thể thực hiện
tốt, hiệu quả. Đó sẽ là bước đệm để mở rộng phạm vi, cũng như chủ thể được phép
mang thai hộ trong thời gian sắp tới.
1.2.2 Ý nghĩa của vấn đề mang thai hộ
Có thể nói gia đình là tế bào, có vai trị quan trọng quyết định đến sự hình
thành và phát triển của xã hội. Những chuẩn mực tốt đẹp của gia đình được tiếp
nhận, phát triển góp phần xây dựng, tơ thắm, làm rạng rỡ thêm bản sắc văn hóa dân
tộc. Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hơn nhân, quan hệ huyết
thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với
nhau theo quy định của pháp luật hiện hành.10
Gia đình được hình thành trên nền tảng của hôn nhân, là tổ ấm gắn kết tình
yêu giữa các thành viên và thực hiện các chức năng đặc thù. Ngoài thực hiện các
chức năng kinh tế và tổ chức đời sống gia đình, chức năng giáo dục, thỏa mãn nhu
cầu tâm, sinh lý, tình cảm thì chức năng duy trì nịi giống có thể nói là chức năng
riêng biệt chỉ có trong gia đình. Mục đích chính là duy trì huyết mạch gia đình, cung
cấp sức lao động cho xã hội, cung cấp công dân mới, người lao động mới, thế hệ
mới đảm bảo sự phát triển liên tục và trường tồn của xã hội loài người.
Nghiên cứu trên toàn quốc năm 2014 do Bệnh viện Phụ sản Trung ương và
Đại học Y Hà Nội tiến hành trên 14.300 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ (15-49)
ở 8 tỉnh đại diện cho 8 vùng sinh thái ở nước ta cũng xác định tỉ lệ vô sinh của các
cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ là 7,7%, nghĩa là có từ 700.000 đến 1 triệu cặp
vợ chồng vô sinh. Công tác điều trị vơ sinh mất rất nhiều thời gian, có những trường
hợp nhẹ thì điều trị mất khoảng một đến hai tháng, tuy nhiên có khơng ít trường hợp
kéo dài mất từ bốn đến bảy năm và có nhiều phụ nữ rơi vào tình trạng xót xa, mãi
mãi khơng bao giờ được thực hiện thiên chức làm mẹ. Trường hợp những người
phụ nữ vì bệnh lý như dị tật bẩm sinh, khơng có tử cung, u xơ tử cung, suy tim hoặc

bị tai biến trong sản khoa phải cắt tử cung hay chống chỉ định mang thai vì bệnh lý
nội khoa, họ không thể sinh con hoặc không đủ sức khỏe để mang thai.

10

Khoản 2 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

16


Mang thai hộ là một hiện tượng, một tia sáng mở ra cánh cửa cho các cặp vợ
chồng vô sinh khơng có khả năng mang thai và sinh con. Quyền được có con mang
trong mình dịng máu của cả cha và mẹ không chỉ là quyền của các cặp cha mẹ nói
chung mà đó cịn là quyền con người. Đây là quyền thiêng liêng, chính đáng mà tạo
hóa ban tặng cho chúng ta. Các cặp vợ chồng vô sinh không may mắn như các cặp
vợ chồng bình thường khác: họ không thể thực hiện chức năng sinh đẻ theo lẽ tự
nhiên. Pháp luật quy định cho họ có quyền mang thai hộ thể hiện sự tôn trọng quyền
con người, quyền được có con của họ.
Mang thai hộ khơng chỉ đem lại cho họ đứa con mà còn đem lại phẩm giá
con người. Đối với một người phụ nữ bình thường thì việc sinh con là thiên chức
trời phú, nhưng đối với một số phụ nữ khơng có khả năng sinh con (mặc dù đã áp
dụng hết tất cả những biện pháp khoa học như thụ tinh trong ống nghiệm, thụ tinh
nhân tạo mà khơng có kết quả) là nỗi mặc cảm của họ. Họ cảm thấy có lỗi với
chồng, cha mẹ, gia đình hai bên. Và khi pháp luật cho phép họ được thực hiện mang
thai hộ, gia đình có được đứa con như ý muốn thì nỗi mặc cảm của người vợ sẽ tan
biến đi, thay vào đó là sự hãnh diện, vui mừng, niềm hạnh phúc.
Có thể thấy rằng, đối với cá nhân mỗi gia đình mang thai hộ dù được hiểu
theo nhiều cách khác nhau thì giá trị cốt lõi nhất đó là mang lại cho gia đình, cho
người cha, người mẹ cơ hội được thực hiện thiên chức cao q của mình. Người
Việt ln coi trọng mối quan hệ gia đình, trong đó con cái là sự kết tinh, là thành

quả từ tình yêu thương của người cha và người mẹ, là sợi dây vơ hình gắn kết, đưa
các thành viên xích lại, đồn kết gắn bó yêu thương.
Quy định pháp luật hiện hành cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo,
phần nào đã tháo gỡ được nút thắt cho các cặp vợ chồng vô sinh. Đây là quy định
được các học giả, nhà nghiên cứu bình luận đánh giá mang ý nghĩa nhân văn, phúc
đáp nhu cầu thực tiễn của các cặp vợ chồng khơng có khả năng sinh con. Hiện nay,
ở nước ta đang tồn tại một số cơ sở y tế đã thực hiện các kỹ thuật mang thai hộ dưới
hình thức “chui”, khơng có giấy phép hành nghề. Nếu pháp luật khơng quy định thì
do nhu cầu có con, có cung ắt có cầu, các cặp vợ chồng vơ sinh sẽ tìm đến những cơ
sở y tế, những trung tâm môi giới hoạt động trái phép để thực hiện kỹ thuật mang
thai hộ. Thiết nghĩ, với điều kiện cơ sở vật chất cũng như trình độ chun mơn
khơng đảm bảo rất có thể sẽ dẫn đến quyền lợi, sức khỏe và tính mạng của phụ nữ,
trẻ em bị đe dọa. Tranh chấp về có thể phát sinh, đồng thời khơng tránh khỏi phát

17


sinh việc mang thai hộ vì mục đích thương mại, trái với thuần phong mỹ tục, văn
hóa truyền thống của người Việt Nam.
1.3
ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ
GIỚI VỀ VẤN ĐỀ MANG THAI HỘ.
Vấn đề mang thai hộ dưới pháp luật các quốc gia khác nhau điều được quy
định khác nhau, xuất phát từ sự khác biệt về văn hóa, xã hội, tơn giáo, phong tuc tập
quán của các quốc gia. Thậm chí pháp luật trong nội tại một quốc gia cũng còn
nhiều điểm trái ngược nhau khi quy định về mang thai hộ. Điển hình có thể kể đến
sự mâu thuẫn trong quy định về mang thai hộ giữa pháp luật Liên bang và luật của
từng bang hoặc giữa từng bang với nhau.
Theo một khảo sát của Liên đoàn Sinh sản Thế giới về vấn đề mang thai hộ
được thực hiện năm 2013 tại 105 quốc gia. Kết quả thu được tại 62 quốc gia, trong

đó, 19 quốc gia có quy định về mang thai hộ, 24 quốc gia theo đạo Hồi và Thiên
chúa giáo nghiêm cấm mang thai hộ, 14 quốc gia khơng có quy định cụ thể nhưng
cho phép thực hiện dựa trên các quy định liên quan. 11
Tại Hội thảo Tư pháp Quốc tế Hague (HCCH) được tổ chức tại Hà Lan năm
2012 đã rút ra kết luận: các thiết chế trên thế giới quy định về mang thai hộ được
chia làm bốn nhóm, cụ thể bao gồm: nhóm nước chưa có quy định; nhóm nước
phản đối; nhóm nước cho phép vì mục đích nhân đạo và nhóm các nước chấp thuận
thương mại hóa.12
Để đảm bảo cho q trình nghiên cứu vấn đề mang thai hộ dễ dàng, tác giả
xin chia quy định pháp luật của các nước trên thế giới thành ba nhóm: Một là nhóm
các quốc gia cho phép mang thai hộ; hai là nhóm các quốc gia cấm mang thai hộ
dưới mọi hình thức; ba là nhóm các quốc gia khơng có quy định. Trong đó nhóm
các quốc gia cho phép còn chia ra làm hai nhánh nhỏ bao gồm: nhóm các quốc gia
chỉ cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo cấm mang thai hộ vì mục đích
thương mại và nhóm cho phép cả mang thai hộ vì mục đích thương mại. Việt Nam
nằm trong nhóm các quốc gia cho phép mang thai hộ nhưng chỉ vì mục đích nhân
đạo và cấm mang thai hộ vì mục đích thương mại.

11

Vân Sơn, “Luật mang thai hộ dưới góc nhìn của chun gia y tế”, truy cập ngày 01/6/2015
12
Trung Nhân, “Mang thai hộ: được, không?”, truy cập ngày 02/6/2015

18


1.3.1 Nhóm các quốc gia cho phép mang thai hộ
Hiện nay, có nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ hợp pháp hóa vấn đề mang thai
hộ nhằm đáp ứng nhu cầu, mong ước chính đáng của các vợ chồng vơ sinh. Nhưng

giữa các quốc gia có những quy định khác nhau về phạm vi cho phép mang thai hộ.
Có những nước chỉ cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, cấm mang thai hộ
vì mục đích thương mại; có một số nước lại cho phép mang thai hộ vì cả mục đích
thương mại.
Nhóm các nước chỉ cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và cấm
mang thai hộ vì mục đích thương mại có thể kể đến pháp luật các nước như: Vương
quốc Anh, Australia, Hy Lạp, Hà Lan, Bỉ, Canada, Hồng Kông và một số bang của
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ như Alabama, Alaska, Hawaii... Các thỏa thuận mang thai
hộ ở các quốc gia này chủ yếu được tiến hành trên cơ sở tự nguyện.
Ở Australia hiện nay, hầu hết các tiểu bang lại cho phép mang thai hộ và
nhận được những chi phí hợp lý. Song những chi phí hợp lý này khơng được đồng
nhất với giá trị, lợi ích vật chất. Pháp luật nước này quy định, thỏa thuận ghi nhận
mang thai hộ có tính chất thương mại là một tội phạm được quy định trong pháp
luật Hình sự. Một số bang của Australia đã cụ thể hóa điều chỉnh vấn đề mang thai
hộ trong văn bản pháp lý của bang mình: Bang Victoria dựa trên tinh thần Luật
Điều trị hỗ trợ sinh sản năm 2008 chính thức thừa nhận tính hợp pháp của mang thai
hộ vì mục đích nhân đạo; Năm 2010 bang Queensland ban hành Luật Mang thai hộ
số 02 (Surrogacy Act 2010 No 2); Trong khi đó Tây Úc và Nam Úc cho phép mang
thai hộ vì mục đích nhân đạo dựa trên căn cứ Đạo luật Mang thai hộ 2008 và Đạo
luật quan hệ gia đình năm 1975 (Family Relationships Act 1975); Năm 2012 bang
Tasmania đã thông qua hai luật là Đạo luật mang thai hộ số 34 và Mang thai hộ sửa
đổi Luật số 31.13
Mang thai hộ là hợp pháp ở nước Anh, nhưng Đạo luật Thỏa thuận mang thai
hộ năm 1985 nước Anh cấm thực hiện các hợp đồng mang thai hộ vì mục đích
thương mại. Theo đó, luật cấm một bên thứ ba (bên mơi giới, không phải bên nhờ
mang thai hộ và bên mang thai hộ) tham gia khởi xướng, cũng như đàm phán, tạo
điều kiện sắp xếp việc mang thai hộ. Hơn nữa pháp luật cũng không thừa nhận hành
vi đăng tin quảng cáo tìm người mang thai hộ hoặc hành vi quảng cáo của người
phụ nữ chấp nhận mang thai hộ cho các cặp vợ chồng có nhu cầu.


13

Xem tại: truy cập ngày 01/6/2015

19


Mang thai hộ được coi là hợp pháp trên cơ sở tiến hành tự nguyện, cặp vợ
chồng vô sinh phải tự tìm đến người nhận mang thai hộ... Hơn nữa, tại Anh trừ khi
được Tòa án yêu cầu, người nhờ mang thai hộ không được phép chi trả bất kỳ
khoản tiền nào đối với người mang thai hộ vượt quá “các chi phí hợp lý” trong q
trình thai kỳ. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có cách giải thích cụ thể như thế nào
được coi là “các khoản chi phí hợp lý”. Theo Luật pháp Anh, mọi khoản chi trả cho
người mẹ phục vụ cho quá trình mang thai hộ đều được xem là “chi phí hợp lý”.14
Hiện nay, có một số quốc gia cho phép cơng dân nước mình mang thai hộ vì
mục đích thương mại. Những quốc gia nổi bật trong danh sách này có thể kể đến Ấn
Độ, Ukaranie hay Thái Lan.
Thông thường luật pháp các nước này quy định không bắt buộc cặp vợ chồng
nhờ mang thai hộ phải là công dân mang quốc tịch quốc gia mình. Thậm chí một số
nước chỉ đơn giản hợp pháp hóa mang thai hộ vì mục đích kinh tế, khơng xây dựng
hoặc hồn chỉnh các văn bản pháp luật để kiểm soát và hướng dẫn hoạt động này.
Đối với những nhóm nước này, thị trường chợ đen và vấn nạn lạm dụng cơ thể phụ
nữ để sinh lời vẫn là một mối lo ngại lớn.
Năm 2002, Ấn Độ chính thức hợp thức hóa mang thai hộ vì mục đích thương
mại nhằm thu hút được khách hàng nước ngoài, biến đất nước được biết đến với tín
ngưỡng tơn giáo đặc sắc trở thành một trong nhưng Trung tâm Phụ sản lớn nhất của
thế giới. Hội đồng Nghiên cứu Y khoa là đơn vị hướng dẫn về kỹ thuật thụ tinh
trong ống nghiệm và cách giải quyết các trường hợp mang thai hộ tại các trung tâm
y tế. Năm 2018, Bộ Phát triển Phụ nữ và Trẻ em của Ấn Độ bắt đầu cân nhắc đến
việc xây dựng văn bản pháp lý quản lý hoạt động mang thai hộ. Năm 2010, Quốc

hội Ấn Độ đã thông qua dự thảo Luật hướng dẫn Công nghệ Hỗ trợ sinh sản với
những quy định chặt chẽ hơn trước, tăng cường công tác quản lý cho Hội đồng
Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ; nghiêm cấm các công ty môi giới hay những cá nhân
trung gian lừa đảo, tổ chức dụ dỗ phụ nữ vùng thôn quê nghèo vào đường dây đẻ
thuê nhằm biến mang thai hộ trở thành một “nghề” thu nhập bất hợp pháp.
Cùng với Ấn Độ, Thái Lan cũng được thế giới biết đến ví như “thiên đường
đẻ mướn”, cung cấp dịch vụ “thuê tử cung”... Trước khi có Dự luật mới, Thái Lan
chưa xây dựng một luật riêng biệt để điều chỉnh vấn đề phát sinh liên quan đến
mang hai hộ mà viện dẫn các quy định Bộ luật Dân sự và Thương mại (The Thai
14

Nguồn: International Surrogacy Laws, truy cập ngày 01/6/2015

20


Civil and Commercial Code) để giải quyết các tranh chấp, rắc rối liên quan đến vấn
đề này.
Ngày 19 tháng 2 năm 2015, sau vụ một cặp vợ chồng người Úc bỏ rơi bé trai
vì mắc trứng bệnh Down, chỉ chọn bé gái khỏe mạnh khi một người phụ nữ Thái đẻ
thuê cho họ sinh ra một cặp song sinh vào hồi tháng 8 năm 2014, Hội đồng Lập
pháp quốc gia này đã thông qua dự Luật mới. Theo quy định của dự Luật mới được
thơng qua và có hiệu lực vào tháng 06 năm 2015, chỉ có những cặp vợ chồng người
Thái hoặc chồng/vợ người Thái nếu chứng minh không có khả năng sinh con mới
được phép thuê phụ nữ từ hai mươi lăm tuổi trở lên đẻ hộ. Hội đồng Y tế Thái Lan
đã chính thức cấm đẻ thuê và chính quyền Thái chuẩn bị đóng cửa những phịng
khám chuyên cung cấp các dịch vụ đẻ thuê trong thời gian sắp tới. Ông Wallop
Tungkananurak thuộc Hội đồng Lập pháp Thái Lan phát ngôn rằng “Thái Lan và tử
cung của phụ nữ Thái sẽ khơng cịn là trung tâm đẻ mướn”.15 Và bất kỳ ai bị phát
hiện vi phạm pháp luật này có thể đối mặt với mức hình phạt là 10 năm tù giam.

Tiểu bang California, Mỹ, đã cho phép mang thai hộ kể cả việc mang thai hộ
với mục đích thương mại. Các cặp đồng tính nữ, đồng tính nam, lưỡng tính và
chuyển giới (LGBT) tại bang này được quyền thực hiện ước nguyện có con thơng
qua ký kết các hợp đồng thực hiện mang thai hộ với bên thứ ba. Trong khi pháp luật
chưa có những quy định trực tiếp điều chỉnh các vấn đề liên quan đến đẻ thuê, Tòa
án tại California đã viện dẫn các quy định trong Luật Thống nhất cha mẹ
(California’s Uniform Parentage Act) để giải thích các trường hợp liên quan đến
thỏa thuận đẻ thuê.
Có thể kể đến trường hợp của cặp vợ chồng Johnson và Calvert năm 1993.
Đây là trường hợp đầu tiên, có ảnh hưởng nhất trong cả nước về hợp đồng mang
thai hộ đã được quyết định tại California. Tịa án Tối cao California đã phán quyết
cơng nhận họ là cha mẹ hợp pháp của đứa trẻ dựa trên cơ sở phơi thai hồn tồn
được tạo ra trên cơ sở sự kết hợp trứng và tinh trùng từ chính cặp vợ chồng Johnson
và Calvest và người thứ ba trong giao dịch cấy phơi thai, mang thai và đẻ..
1.3.2 Nhóm các quốc gia cấm mang thai hộ dưới mọi hình thức
Tại một số quốc gia có nền y học và pháp luật tiến bộ như Thụy Điển, Tây
Ban Nha, Pháp, Đức, Italy và một số bang Arizona, Washington D.C, Kansas,
15
Phúc Duy, “Cấm người nước ngoài thuê phụ nữ Thái Lan đẻ mướn”, truy cập vào ngày 01/6/2015

21


×