Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Đánh giá thực trạng ngập úng mùa mưa ảnh hưởng đến môi trường trên tiểu lưu vực mễ trì thành phố hà nội và đề xuất một số giải pháp cải thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.35 MB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

VŨ ĐỨC PHƯƠNG

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ÚNG NGẬP MÙA MƯA ẢNH
HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG TRÊN TIỂU LƯU VỰC MỄ TRÌ,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ
GIẢI PHÁP CẢI THIỆN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

VŨ ĐỨC PHƯƠNG

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ÚNG NGẬP MÙA MƯA ẢNH
HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG TRÊN TIỂU LƯU VỰC MỄ TRÌ,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ
GIẢI PHÁP CẢI THIỆN


Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Mã số : 844 0301

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS.TS. BÙI QUỐC LẬP
2. TS. ĐẶNG MINH HẢI

HÀ NỘI, NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là do chính tơi làm, dưới sự hướng dẫn khoa học của
PGS.TS Bùi Quốc Lập - Trưởng khoa Hóa và Mơi trường, Trường Đại học Thuỷ lợi,
Tiến sỹ Đặng Minh Hải - Giảng viên Trường Đại học Thủy lợi. Trong quá trình làm
Luận văn tơi có tham khảo các tài liệu liên quan nhằm khẳng định thêm sự tin cậy và
cấp thiết của đề tài. Các tài liệu trích dẫn đã được nêu rõ nguồn gốc và các tài liệu
tham khảo đã được thống kê chi tiết theo đúng quy định. Những nội dung và kết quả
trình bày trong Luận văn là trung thực, khách quan, không sao chép từ bất kỳ một
nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Nếu vi phạm tơi xin hồn tồn chịu trách
nhiệm.

Tác giả Luận văn

Vũ Đức Phương

i


LỜI CẢM ƠN

Trước hết, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Bùi Quốc Lập, người
thầy trực tiếp hướng dẫn luận văn và Tiến sỹ Đặng Minh Hải, người thầy hướng dẫn
phụ đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong suốt q trình hồn
thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cơ giáo trong Khoa Hóa và Mơi trường, Trường
Đại học Thuỷ lợi đã động viên, khích lệ và đóng góp các ý kiến quý báu cho tác giả
trong việc soạn thảo và hoàn thiện Luận văn.
Do trình độ, kinh nghiệm cũng như thời gian nghiên cứu cịn hạn chế nên Luận văn
khó tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của
Q thầy cơ và các bạn.
Em xin trân trọng cảm ơn!

ii


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH.....................................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU................................................................................. vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. viii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................2
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ..................................................................2
5. Cấu trúc luận văn .........................................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIỚI THIỆU KHU
VỰC NGHIÊN CỨU ......................................................................................................5
1.1. Tổng quan về ảnh hưởng của úng ngập đô thị đến mơi trường trên thế giới ...........5
1.1.1. Tình hình ngập úng đơ thị trên thế giới .................................................................5
1.1.2. Ảnh hưởng của tình trạng ngập úng đô thị trên thế giới .......................................6

1.2. Tổng quan về úng ngập đô thị và ảnh hưởng đến mơi trường tại Việt Nam............8
1.2.1. Tình hình ngập úng tại Việt Nam ..........................................................................8
1.2.2. Ảnh hưởng của tình trạng ngập úng đô thị ở Việt Nam ......................................12
1.3. Tổng quan về giải pháp chống ngập úng cho đô thị trên thế giới và
ở Việt Nam ....................................................................................................................15
1.3.1. Trên thế giới ........................................................................................................15
1.3.2. Ở Việt Nam..........................................................................................................17
1.4. Giới thiệu khu vực nghiên cứu - Tiểu lưu vực Mễ Trì ...........................................18
1.4.1. Vị trí khu vực nghiên cứu ....................................................................................18
1.4.2. Đặc điểm địa hình ................................................................................................ 18
1.4.3. Đặc điểm khí tượng, thủy văn .............................................................................18
1.4.4. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ....................................................................21
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NGẬP ÚNG DO MƯA TRÊN TIỂU LƯU
VỰC MỄ TRÌ VÀ CÁC ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG ...................................23
2.1. Hiện trạng hệ thống thoát nước. .............................................................................23

iii


2.1.1. Trạm bơm tiêu đầu mối ....................................................................................... 24
2.1.2. Kênh thoát nước .................................................................................................. 24
2.1.3. Hồ ........................................................................................................................ 28
2.2. Kiểm tra, đánh giá hiện trạng hệ thống thoát nước của tiểu lưu vực Mễ Trì ......... 29
2.2.1. Trình tự tính tốn................................................................................................. 29
2.2.2. Tính tốn mơ hình mưa tiêu thiết kế P = 10% .................................................... 30
2.2.3. Tính tốn mực nước thiết kế ............................................................................... 34
2.2.4. Phân tích ngập úng .............................................................................................. 36
2.3. Hiện trạng quản lý vận hành tiêu úng trong khu vực ............................................. 39
2.4. Hiện trạng các nguồn nước thải và công tác quản lý nguồn thải ........................... 40
2.4.1. Lưu lượng nước thải ............................................................................................ 40

2.4.1.1. Nước thải sinh hoạt .......................................................................................... 40
2.4.1.2. Nước thải sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ .............................................................. 41
2.4.1.3. Nước thải y tế ................................................................................................... 41
2.4.1.4. Nước thải làng nghề ......................................................................................... 42
2.4.1.5. Nước thải sản xuất công nghiệp, kinh doanh dịch vụ, cơ quan... .................... 42
2.4.1.6. Nước thải chăn nuôi ......................................................................................... 43
2.4.1.7. Tổng hợp các nguồn nước thải xả vào tiểu lưu vực Mễ Trì ............................. 43
2.4.1.8. Đánh giá ảnh hưởng của nước thải đến chất lượng nước mặt tiểu lưu vực
Mễ Trì ............................................................................................................................ 43
2.4.2. Hiện trạng quản lý nguồn thải trong tiểu lưu vực Mễ Trì ................................... 45
2.4.2.1. Hiện trạng quản lý nguồn thải .......................................................................... 45
2.4.2.2. Khó khăn và tồn tại .......................................................................................... 45
2.5. Đánh giá ảnh hưởng của ngập úng đến môi trường và kinh tế - xã hội khu vực
nghiên cứu ..................................................................................................................... 47
2.5.1. Ảnh hưởng đến môi trường lưu vực .................................................................... 47
2.5.2. Ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội ........................................................................... 51
2.5.2.1. Ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân trong vùng ....................................... 51
2.5.2.2. Ảnh hưởng đến các cơ sở hạ tầng .................................................................... 53
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN VÀ GIẢM THIỂU TÁC
ĐỘNG TIÊU CỰC DO NGẬP ÚNG CHO TIỂU LƯU VỰC MỄ TRÌ ...................... 54
iv


3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp ..........................................................................................54
3.1.1. Cơ sở pháp lý .......................................................................................................54
3.1.2. Cơ sở thực tiễn .....................................................................................................54
3.2. Đề xuất các giải pháp cải thiện và giảm thiểu tác động tiêu cực do ngập úng đối
với tiểu lưu vực Mễ Trì .................................................................................................55
3.2.1. Giải pháp cho hệ thống thốt nước ......................................................................55
3.2.1.1. Giải pháp về văn bản pháp quy ........................................................................55

3.2.1.2. Giải pháp về cơ chế, chính sách .......................................................................56
3.2.1.3. Giải pháp về tổ chức quản lý ............................................................................56
3.2.1.4. Giải pháp về cơng trình ....................................................................................57
3.2.1.5. Giải pháp về truyền thông ................................................................................70
3.2.2. Giải pháp cho vấn đề ô nhiễm môi trường khi ngập úng ....................................70
3.2.2.1. Giải pháp về cơ chế chính sách ........................................................................71
3.2.2.2. Giải pháp về tổ chức quản lý ............................................................................71
3.2.2.3. Giải pháp về truyền thông ................................................................................72
3.2.2.4. Giải pháp về giảm thiểu tác hại tiêu cực khi ngập úng ....................................73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................75
1. Kết luận......................................................................................................................75
2. Kiến nghị ...................................................................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 77
PHỤ LỤC ......................................................................................................................80

v


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1. 1 Dịng người di chuyển qua tuyến phố bị ngập tại thành phố Chennai [27] .. 7
Hình 1. 2 Thành phố Dhaka bị nhuộm bởi màu xanh do ơ nhiễm hóa chất khi mưa .... 7
Hình 1. 3 Nước trong sơng Tơ Lịch ở thành phố Hà Nội thường xuyên có màu đen kịt,
bốc mùi hôi thối do phải tiếp nhận nước thải đô thị chưa qua xử lý ............................. 14
Hình 1. 4 Rác thải trôi nổi trên mặt nước khi ngập úng tại thành phố Đà Nẵng ......... 15
Hình 1. 5 Xây dựng hồ điều tiết ngầm công nghệ Cross - Wave chống ngập tại khu vực
trước Nhà Thiếu nhi quận Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) [31] ............................ 17
Hình 1. 6 Bản đồ lưu vực Tả Nhuệ [3] .......................................................................... 19
Hình 2. 1 Bản đồ hệ thống thoát nước tiểu lưu vực Mễ Trì [3] .................................... 23
Hình 2. 2 Đường tần suất lý luận lượng mưa 2 ngày lớn nhất trạm Láng .................... 34
Hình 2. 3 Đường tần suất lý luận mực nước lớn nhất thượng lưu cống Hà Đơng ........ 35

Hình 2. 4 Đường tần suất lý luận mực nước lớn nhất hạ lưu cống Liên Mạc ............... 35
Hình 2. 5 Sơ đồ ngập úng tại tại tiểu lưu vực Mễ Trì ứng với lượng mưa 2 ngày lớn
nhất thiết kế (P = 10%) [3] ............................................................................................ 37
Hình 2. 6 Một số hình ảnh ơ nhiễm nước mặt trong tiểu lưu vực Mễ Trì ..................... 44
Hình 2. 7 Một số hình ảnh ngập úng tại tiểu lưu vực Mễ Trì ....................................... 52
Hình 3. 1 Kết cấu kè mái hồ điều hịa cơng viên Mễ Trì .............................................. 61
Hình 3. 2 Kết cấu kè mái hồ đầu mối Mễ Trì ............................................................... 61
Hình 3. 3 Kênh hở mặt cắt hình thang, mái gia cố bằng đá xây ................................... 64
Hình 3. 4 Kênh hở, mặt cắt chữ nhật làm bằng bê tơng cốt thép .................................. 65
Hình 3. 5 Kênh hở mặt cắt hình thang, mái gia cố bằng khối đá xây ........................... 65
Hình 3. 6 Cống hộp bê cơng cốt thép ............................................................................ 65
Hình 3. 7 Bê tơng tiêu thấm nước [32].......................................................................... 66
Hình 3. 8 Bể điều tiết ngầm........................................................................................... 67
Hình 3. 9 Ơ trữ sinh học ................................................................................................ 68
Hình 3. 10 Rãnh thấm nước mưa .................................................................................. 68

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1. 1 Tình hình ngập úng ở một số đô thị ở Việt Nam [4] [5] [7] [8] [10] ............8
Bảng 1. 2 Đơn vị hành chính trong khu vực nghiên cứu ..............................................18
Bảng 1. 3 Dân số và sự phân bố tại các phường trong khu vực nghiên cứu [2] .........21
Bảng 2. 1 Bảng thống kê các trạm bơm tiêu đầu mối [1] ..............................................24
Bảng 2. 2 Bảng thống kê các tuyến thốt nước chính [1] ............................................24
Bảng 2. 3 Hiện trạng hệ thống thoát nước tiểu lưu vực Mễ Trì [1] ............................. 25
Bảng 2. 4 Bảng thống kê hồ thuộc tiểu lưu vực Mễ Trì [1] .........................................28
Bảng 2. 5 Lượng mưa một ngày và hai ngày của các trận mưa tại trạm Láng ..............30
Bảng 2. 6 So sánh lượng mưa hai ngày ở tiểu lưu vực Mễ Trì, mực nước lớn nhất hạ
lưu cống Liên Mạc và thượng lưu cống Hà Đơng .........................................................36

Bảng 2. 7 Diện tích ngập úng ở tiểu lưu vực Mễ Trì [3] ...............................................38
Bảng 2. 8 Kết quả khảo sát tình trạng ngập úng ở tiểu lưu vực Mễ Trì .........................39
Bảng 2. 9 Lưu lượng nước thải sinh hoạt xả vào tiểu lưu vực Mễ Trì ..........................40
Bảng 2. 10 Lưui lượng nước thải y tế xả vào tiểu lưu vực Mễ Trì ............................... 42
Bảng 2. 11 Tổng hợp lưu lượng nước thải vào tiểu lưu vực Mễ Trì ............................. 43
Bảng 2. 12 Kết quả phân tích mẫu nước cống thốt nước thải làng Trung Văn,
phường Trung Văn [3] ...................................................................................................47
Bảng 2. 13 Kết quả phân tích mẫu nước mặt tại hồ Mỗ Lao (phường Mỗ Lao) [3] ......49
Bảng 3. 1 Giải pháp cho các hồ thuộc tiểu lưu vực Mễ Trì ..........................................59
Bảng 3. 2 Kênh mương hở và cống thoát nước đề xuất chotiểu lưu vực Mễ Trì [3] ....62
Bảng 3. 3 Đề xuất các vị trí ứng dụng bê tơng thấm nước, rãnh thấm, ô trữ sinh hộc
cho tiểu lưu vực Mễ Trì .................................................................................................69

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Giải thích

BTNMT

: Bộ Tài nguyên và Môi trường

JICA

: The Japan International Cooperation Agency (Cơ quan
Hợp tác Quốc tế Nhật Bản)


MT

: Môi trường

MTV

: Một thành viên-

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thủ đơ Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của cả nước. Nhiều năm qua,
Hà Nội ln thuộc hàng các tỉnh thành đứng đầu nước ta về tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Cùng với tăng trưởng kinh tế, tốc độ đơ thị hóa đã và đang diễn ra nhanh chóng, dẫn
đến sự gia tăng dân số liên tục trong nhiều năm, gây áp lực lên nhiều vấn đề về kinh tế,
xã hội của Thủ đô như ùn tắc giao thông, ngập nước, ô nhiễm môi trường, …

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên trong những năm gần đây Hà Nội xuất hiện
nhiều trận mưa lớn, khu vực nội đô thường xuyên bị ngập trên diện rộng đã ảnh hưởng
không nhỏ đến các hoạt động kinh tế xã hội. Theo số liệu thống kê của Công ty TNHH
MTV Thốt nước Hà Nội thì trận mưa lịch sử xảy ra cuối tháng 10, đầu tháng 11/2008
với tổng lượng mưa phổ biến từ 350-550 mm đã gây ra tình trạng ngập úng nghiêm
trọng trên toàn thành phố, nhiều điểm bị ngập úng sâu trên 1m, gây thiệt hại về kinh tế
lên đến 3.000 tỷ đồng. Gần đây trận mưa lớn đêm ngày 24/5/2016 với tổng lượng mưa
đạt 150mm trong 12 giờ khiến rất nhiều tuyến đường trên địa bàn Hà Nội ngập từ 3050cm, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân.
Hệ thống thoát nước cho Hà Nội là hệ thống hỗn hợp, gồm các cống, kênh mương, hồ,
các sơng thốt nước ngoại thành, các trạm bơm tiêu cục bộ và đầu mối vừa có nhiệm
vụ tiêu thốt nước mưa vừa có nhiệm vụ tiêu thốt nước thải. Bên cạnh đó, hệ thống
thốt nước khu vực nội thành Hà Nội là hệ thống cũ, được thiết kế và xây dựng từ rất
lâu nên không thể đáp ứng được nhu cầu thoát nước hiện tại. Tuy nhiên việc đầu tư
xây dựng, cải tạo cơng trình hạ tầng thốt nước tại đây vẫn chưa theo kịp với tốc độ
phát triển và mở rộng của Thủ đơ.
Tiểu lưu vực Mễ Trì là 1 trong 6 tiểu lưu vực thuộc lưu vực Tả Nhuệ, chưa được đầu
tư xây dựng, cải tạo hệ thống thốt nước, gồm một phần các quận Hà Đơng, Thanh
Xuân, Cầu Giấy và Nam Từ Liêm. Nơi đây có tốc độ đơ thị hóa đặc biệt nhanh chóng,
mật độ dân cư cao và là khu vực thường xuyên chịu nhiều ảnh hưởng của tình trạng
ngập úng mỗi khi xuất hiện mưa lớn. Khi bị ngập úng, nước thải từ cống ngầm, nước

1


từ bể phốt lẫn nước mưa và rác thải dềnh lên khắp nơi gây ô nhiễm môi trường, ảnh
hưởng lớn đến cuộc sống và sinh hoạt của người dân.
Do đó, xuất phát từ thực trạng trên, việc nghiên cứu đề tài luận văn “Đánh giá thực
trạng úng ngập mùa mưa ảnh hưởng đến môi trường trên tiểu lưu vực Mễ Trì,
thành phố Hà Nội và đề xuất một số giải pháp cải thiện” là rất cần thiết, nhằm đánh
giá được hiện trạng ngập úng mùa mưa và ảnh hưởng đến mơi trường trong tiểu lưu

vực Mễ Trì, từ đó đề xuất đề xuất một số giải pháp giảm thiểu thiệt hại đến môi trường
do úng ngập gây ra, cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường khu vực, đồng thời góp
phần cải thiện làm đẹp cảnh quan đơ thị.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn có 2 mục tiêu chính là:
 Đánh giá hiện trạng ngập úng mùa mưa và ảnh hưởng đến môi trường khu vực
nghiên cứu;
 Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu thiệt hại đến môi trường do úng ngập gây ra, cải
thiện điều kiện vệ sinh mơi trường khu vực, đồng thời góp phần cải thiện làm đẹp cảnh
quan đô thị.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Tình hình úng ngập mùa mưa và các vấn đề mơi trường có liên quan
Phạm vi nghiên cứu:
Tiểu lưu vực Mễ Trì, thành phố Hà Nội.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
a) Cách tiếp cận:
Tiếp cận thực tiễn: Trên cơ sở từ việc tìm hiểu về Dự án thốt nước nhằm cải thiện
mơi trường Hà Nội - Giai đoạn I, Dự án thoát nước nhằm cải thiện môi trường Hà Nội
- Dự án II cho lưu vực sơng Tơ Lịch; tìm hiểu về Quy hoạch thốt nước thủ đơ Hà Nội

2


đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch phân khu của Viện Quy hoạch Hà
Nội; Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Hệ thống thoát nước mưa lưu vực Tả
sông Nhuệ.
Tiếp cận hệ thống: Xem xét vấn đề nghiên cứu trên cơ sở tính chỉnh thể của hệ thống
về các khía cạnh tự nhiên cũng như kinh tế xã hội của khu vực.
Tiếp cận có sự tham gia: Huy động sự tham gia của cộng đồng, các chuyên gia, nhà

khoa học trong việc nghiên cứu đề tài.
b) Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp điều tra, khảo sát: Điều tra, khảo sát để thu thập các số liệu về điều kiện
tự nhiên và kinh tế xã hội cũng như hiện trạng úng ngập do mưa ở khu vực nghiên
cứu, số liệu mưa tại trạm Láng và mực nước tại cống Hà Đông, cống Liên Mạc.
Phương pháp kế thừa: Tiếp thu và sử dụng có chọn lọc kết quả nghiên cứu và thành
tựu khoa học công nghệ của các tác giả trong và ngoài nước đã nghiên cứu về những
vấn đề có liên quan đến luận văn.
Phương pháp phân tích thống kê tổng hợp: Phân tích, tổng hợp các số liệu, dữ liệu liên
quan để rút ra các nhận định và các phát hiện mới ở khu vực nghiên cứu.
Phương pháp phỏng vấn nhanh: Phỏng vấn cộng động dân cư trong khu vực nghiên
cứu về phạm vi ngập, chiều sâu ngập của các trận mưa đã xảy ra trong quá khứ.
Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến các chuyên gia trong phân tích đánh giá
hiện trạng ngập úng do mưa ở khu vực nghiên cứu và các vấn đề môi trường đi kèm.
5. Cấu trúc luận văn
Luận văn được trình bày trong 79 trang thuyết minh và 32 trang phụ lục. Luận văn bao
gồm các phần:
 Mở đầu
 Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu và giới thiệu khu vực nghiên cứu.
 Chương 2: Đánh giá hiện trạng ngập úng do mưa trên tiểu lưu vực Mễ Trì và các ảnh
3


hưởng đến môi trường.
 Chương 3: Đề xuất một số giải pháp cải thiện và giảm thiểu tác động tiêu cực do
ngập úng ra cho tiểu lưu vực Mễ Trì.
 Kết luận và kiến nghị
 Tài liệu tham khảo
 Phụ lục


4


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
VÀ GIỚI THIỆU KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về ảnh hưởng của úng ngập đô thị đến môi trường trên thế giới

1.1.1. Tình hình ngập úng đơ thị trên thế giới
Có thể nói rằng việc giải quyết vấn đề tiêu thốt nước cho đơ thị đã có từ ngàn năm
trước. Từ những năm 1850 ở các thành phố của Anh đã có những cơng trình cống tiêu
thốt nước rất lớn như Bazalgette ở Ln Đơn. Khoảng những năm 1950-1960 có
bước tiến về kỹ thuật cơng trình là hệ thống phân tách nước mưa và nước thải sinh
hoạt và công nghiệp. Từ những năm 1970 đã hình thành các cơ quan quản lý nhà nước
về tiêu thốt nước đơ thị và thành lập những tổ chức nghiên cứu kỹ thuật cơng trình
tiêu thốt nước đơ thị như UDFCD của thành phố Denver (bang Colorado, Mỹ) thành
lập năm 1969, cơ quan quản lý của Anh và Wale thành lập năm 1974... Tuy nhiên, tình
hình ngập úng vẫn đang diễn ra ở nhiều thành phố trên thế giới:
 Tại Bangladesh: Thành phố Dhaka thường xuyên bị ngập úng khi xảy ra mưa lớn do
hệ thống cống ngầm thoát nước chưa hợp lý, xảy ra hiện tượng thắt cổ chai đã làm cho
nước mưa không được thốt kịp và làm ngập úng thành phố. Ngồi ra do biến đổi khí
hậu nên lưu lượng nước tăng đột biến của bốn sơng chính (sơng Hằng, Brahmaputra,
Jamuna và Meghna) đổ vào Bangladesh, sau khi các núi tuyết tan băng trên dãy
Himalaya [20].
 Tại Ấn Độ: Chennai là thành phố lớn thứ 4 của Ấn Độ nằm, nằm bên bờ biển
Coromandel của Vịnh Bengal. Thành phố Chennai thường xuyên bị rơi vào cảnh nước
ngập ngang người khi gặp mưa lớn do các cửa sông bị thu hẹp, khu dân cư lấn ra bờ
sơng, đường thốt nước tự nhiên tắc nghẽn [23].
 Tại Argentina: Thành phố Buenos Aires thường xuyên phải hứng chịu các trận lụt
khủng khiếp. Nguyên nhân chính là do hệ thống thoát nước của thành phố hoạt động
kém hiệu quả, biến đổi khí hậu, rác thải dân cư làm tắc nghẽn đường ống [24].

 Tại Bahrain: Thủ đô Manama của Bahrain thường xuyên chịu cảnh ngập úng khi
mưa lớn do nằm ở vị trí thấp nên hệ thống thoát nước làm việc kém hiệu quả do khả

5


năng tự thốt nước kém [25].
 Thủ đơ Bangkok của Thái Lan thường xuyên bị ngập vào mùa mưa và bị lụt do nước
từ miền Bắc tràn vào khi thủy triều lên cao tác động đến các nhánh sông trong vùng.
Trong khi đó, hệ thống cống thốt nước của thành phố đã cũ và quá nhỏ để thoát nước,
trong khi tầng ngậm nước tự nhiên trong lòng đất, vốn từng giúp đối phó với lụt lội, đã
bị thay thế bởi các lớp bê tông không thấm nước để làm đường và vỉa hè [26].
Như vậy, có thể thấy được các nguyên nhân chính gây ngập úng tại các thành phố trên
thế giới là do tốc độ đơ thị hóa và dân số tăng nhanh; hệ thống thoát nước hoạt động
kém do bị rác thải làm tắc nghẽn đường ống, người dân lấn chiếm kênh thoát nước làm
mặt cắt kênh bị thu hẹp và hình thành các nút thắt cổ chai; cốt nền tự nhiên thấp so với
khu vực xung quanh…

1.1.2.Ảnh hưởng của tình trạng ngập úng đơ thị trên thế giới
Do ảnh hưởng của những trận mưa lớn cùng với hệ thống thốt nước khơng đáp ứng
được u cầu thốt nước đã tạo nên các trận ngập úng tại các đô thị trên thế giới,
không chỉ gây ảnh hưởng đến giao thơng, các cơng trình hạ tầng... mà cịn gây ảnh
hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân:
 Thành phố Chennai, Ấn Độ thường xuyên bị ảnh hưởng nặng nề sau những trận mưa
lớn. Trận mưa cuối tháng 11/2015 đã làm thành phố ngập chìm trong nước. Nhiều cơ
sở giao thông, đường xá, nhà cửa bị lụt tàn phá; nhiều trường học, nhà máy và sân bay
Chennai bị đóng cửa. Việc di chuyển của người dân gặp rất nhiều khó khăn và có
khoảng 269 người bị thiệt mạng [27].
 Tại thành phố Bangkok, Thái Lan: Vào mùa mưa diễn ra từ tháng 4-10, Bangkok


thường có nhiều trận lụt lớn nhỏ, gây khó khăn cho sinh hoạt và các hoạt động du
lịch. Trận mưa từ ngày 25/07/2011 đã làm cho 13/50 quận của Bangkok bị ngập
úng, 380.000 người phải sơ tán, điện nước bị tắt và 90% diện tích của sân bay Don
Muang bị ngập [28].
 Tại Argentina: Vào mùa mưa, ngập úng đã làm thành phố Buenos Aires thiệt hại
nặng nề cả về con người và vật chất, hàng trăm người thường xuyên phải rời bỏ nhà
6


cửa do bị ngập nặng [24].

Hình 1. 1 Dịng người di chuyển qua tuyến phố bị ngập tại thành phố Chennai [27]
 Tại thành phố Dhaka, Bangladesh: Ngập úng khi mưa lớn thường xuyên xảy ra tại

đây và đã gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của hơn 900.000
người dân nơi này. Dhaka hiện đang tiến hành cơng nghiệp hóa với tốc độ phát triển
khá nhanh, đặc biệt là ở các ngành dược phẩm, da giày... Tuy nhiên, bên cạnh việc
phát triển ồ ạt thì lại đang bị thiếu hụt hệ thống xử lý chất thải công nghiệp. Chính vì
vậy, rất nhiều nhà máy đã thải trực tiếp phế phẩm xuống các sông hồ, gây ra hiện
tượng ô nhiễm nghiêm trọng [22].

Hình 1. 2 Thành phố Dhaka bị nhuộm bởi màu xanh do ơ nhiễm hóa chất khi mưa
7


1.2.Tổng quan về úng ngập đô thị và ảnh hưởng đến mơi trường tại Việt Nam

1.2.1. Tình hình ngập úng tại Việt Nam
Việt Nam đang trong quá trình phát triển thành một nước công nghiệp hiện đại vào
năm 2020. Đô thị hóa mạnh mẽ tại các đơ thị lớn đang tạo hiệu ứng thúc đẩy đơ thị

hóa nhanh và lan toả diện rộng trên phạm vi các tỉnh, các vùng và cả nước. Nhiều đô
thị mới, khu đô thị mới được hình thành phát triển, nhiều đơ thị cũ được cải tạo, nâng
cấp hạ tầng cơ sở: đường xá, điện nước, cơ sở giáo dục, y tế, vệ sinh môi trường,…
Các đô thị ở Việt Nam đang nỗ lực phát triển, nâng tầm cao với kiến trúc hiện đại.
Bảng 1. 1 Tình hình ngập úng ở một số đơ thị ở Việt Nam [4] [5] [7] [8] [10]
Địa điểm

TT
1

Tình trạng ngập úng

Nguyên nhân

Thành phố Cà Mau, tỉnh Các tuyến đường trung Do hệ thống tiêu thoát ở
Cà Mau

tâm

như

Phan

Ngọc đây đã xuống cấp chưa

Hiển, Bùi Thị Trường, được cải tạo, nâng cấp
Nguyễn Ngọc Sanh… bị nên khi mưa lớn hệ
ngập sâu từ 5-40cm

thống thốt nước khơng

đủ năng lực tiêu thốt

2

Thành phố Vĩnh Long, Gần
tỉnh Vĩnh Long

như

toàn

bộ Mưa to kết hợp triều

các phường trung tâm cường, hệ thống thoát
của thành phố này đều bị nước khơng đủ năng lực
ngập 10-40cm

3

tiêu thốt

Thành phố Long Xuyên, Các tuyến phố trung tâm Mưa to, cao độ nền thấp
tỉnh An Giang

ngập sâu trên 60cm. Hiện và khả năng thoát nước
tượng ngập úng thường kém của hệ thống cống
kéo dài từ 30 – 60 phút

4


rãnh

Thành phố Bến Tre, tỉnh Các tuyến đường trung Do
Bến Tre

địa

hình

thấp

tâm bị ngập với chiều sâu trũng (độ cao trung bình
ngập từ 10-30 cm

8

khoảng 1,7- 2,0 m) và hệ


thống thốt nước đơ thị
chưa đáp ứng được nhu
cầu phát triển nhanh
chóng

của

các

khu


đơ thị
5

Thành phố Sóc Trăng, Khi mưa lớn, một số Nhiều tuyến đường đang
tỉnh Sóc Trăng

tuyến đường như

Lê thi công gây ách tắc

Hồng Phong, Phan Bội cống và ảnh hưởng đến
Châu,

Hùng

Vương, việc tiêu thốt nước

Trương Cơng Định… bị
ngập sâu từ 30 -50cm
6

Thành phố Nam Định, Khi mưa lớn một số Các tuyến phố này thuộc
tỉnh Nam Định

tuyến

phố

như


Hàn khu dân cư cũ nên có cốt

Thuyên, Hùng Vương… nền thấp hơn với các
bị ngập sâu từ 50-60cm

khu vực xung quanh.
Ngoài ra, hệ thống thốt
nước được xây dựng từ
lâu, khơng đáp ứng được
yêu cầu thoát nướcnên
khi mưa quá lớn, tập
trung trong thời gian dài
đã làm quá tải hệ thống
thoát nước tại chỗ và
toàn hệ thống

7

Thành phố Bắc Ninh, Khi mưa lớn tại các Do quy hoạch đô thị
tỉnh Bắc Ninh

điểm, khu vực của thành chưa đồng bộ, nhiều
phố Bắc Ninh là: Cầu cạn tuyến phố cũ có mặt
Y Na, Niềm Xá; phố Rạp bằng trũng hơn so với
Hát, đường Thiên Đức; cao độ mặt bằng xung

9


Hồ Ngọc Lân giao Lê quanh

Hồng Phong; khu vực
Cổng

Ô,

Chợ

Đọ...

thường bị ngập úng cục
bộ

Một số hồ điều hòa theo
quy hoạch chưa xây
dựng xong hoặc xây
dựng xong nhưng khơng
duy trì được mực nước ở
cao độ thiết kế.
Các kênh tiêu từ các hồ
có chức năng điều hòa ra
các trạm bơm tiêu chưa
bảo đảm tiết diện thoát
nước hoặc duy mức
nước cao do phải trữ
nước phục vụ sản xuất
nông nghiệp.

8

Thành phố Đà Nẵng


Một số tuyến phố chính Mưa lớn kéo dài và các
như Lê Duẩn, Nguyễn ống cống thoát nước bị
Văn Linh, Hàm Nghi… tắc nghẽn vì rác thải sinh
nước đã ngập sâu. Tại hoạt, nhiều cửa thu nước
phường Hòa Thuận Tây bị người dân lấp kín để
(quận Hải Châu) do tiếp che mùi hơi nên khi có
nhận trữ lượng nước mưa lớn xảy ra là khơng
khổng lồ từ Sân bay Đà thốt nước được
Nẵng

chảy ra,

nhiều

tuyến đường bị ngập sâu
từ 30cm đến 1m, nhiều
đường kiệt ngập sâu hơn
1m, đặc biệt là kiệt 640
Trưng Nữ Vương bị ngập

10

Quy hoạch lại hệ thống
thốt nước đơ thị khơng
đồng bộ và tương xứng
với tốc độ phát triển đô
thị



sâu đến 1,8m. Đặc biệt
tại khu vực đường Hàm
Nghi, mưa xối xả khiến
hồ nước tràn bờ.
Hiện nay tại các đô thị của Việt Nam, hạ tầng thoát nước chủ yếu mới được xây dựng
tại các vùng lõi, trung tâm đô thị của cả 63 tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, tình trạng ngập
úng trong khu đô thị vẫn xảy ra thường xuyên. Hệ thống thoát nước ở các thành phố
vẫn là hệ thống cống dùng chung cho việc thoát nước thải và nước mưa, đa phần hệ
thống tiêu thoát nước vẫn đang hoạt động theo hình thức tự chảy, nên thường xuyên
xảy ra ngập úng khi có mưa lớn. Các kênh rạch thoát nước chủ yếu là sử dụng kênh
rạch tự nhiên, nền và thành bằng đất do vậy thường không ổn định. Các cống, ống
thoát nước được xây dựng bằng bê tơng hoặc xây gạch, tiết diện cống thường có hình
trịn, hình chữ nhật, có một số tuyến cống hình trứng. Ngồi ra tại các đơ thị tồn tại
nhiều mương đậy nắp đan hoặc mương hở, các mương này thường có kích thước nhỏ,
có nhiệm vụ thu nước mưa và nước bẩn ở các cụm dân cư. Các hố ga thu nước mưa và
các giếng thăm trên mạng lưới bị hư hỏng nhiều ít được quan tâm sửa chữa gây khó
khăn cho cơng tác quản lý. Bên cạnh đó, cơng tác quy hoạch, cải tạo và nâng cấp theo
kịp tốc độ phát triển đơ thị. Ngồi ra, tình trạng các hộ dân lấn chiếm hành lang thoát
nước vẫn thường xuyên xảy ra đã làm thu hẹp khả năng thoát nước của các tuyến kênh
chưa được kiên cố hóa trong thành phố. Bên cạnh đó, hầu hết nước mưa và nước thải
trong khu đô thị đều chảy vào các kênh tiêu nông nghiệp, mức nước của các kênh tiêu
nông nghiệp thường phải duy trì ở mức cao do phải trữ nước phục vụ sản xuất nông
nghiệp cũng hạn chế phần nào việc tiêu thốt nước đơ thị khi xảy ra mưa lớn.
Đối với các thành phố thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long thì ngồi các ngun
nhân trên thì do đặc điểm của vùng là có hệ thống kênh rạch rất chằng chịn nên việc
tiêu thoát nước phụ thuộc nhiều vào hệ thống kênh rạch tự nhiên. Bên cạnh đó, do cốt
nền địa hình của các thành phố thường thấp hơn mực nước sơng bên ngồi hệ thống
tiêu thốt có hiện tượng tắc nghẽn và chảy ngược khi xảy ra trường hợp nước biển
dâng kết hợp triều cường hoặc mực nước lũ sơng ngồi cao.
Đối với thành phố Hà Nội: Theo Cơng ty TNHH MTV Thốt nước Hà Nội khi gặp các

11


trận mưa nhỏ hơn 50mm/2h, thành phố Hà Nội chỉ tồn tại một số điểm ứ đọng, dềnh
nước khi mưa do đường trũng, khơng có điểm úng ngập. Nhưng với các trận mưa có
lượng mưa từ 50mm-100mm/2h, khi xảy ra mưa với cường độ cao, tập trung trong
thời gian ngắn, gây quá tải cho hệ thống thoát nước, thành phố Hà Nội vẫn còn tồn tại
15 điểm úng ngập và một số điểm dềnh nước nhỏ lẻ trong các ngõ, xóm, khu dân cư.
15 điểm ngập úng cịn tồn tại trong mùa mưa gồm: Ngã tư Phan Bội Châu - Lý
Thường Kiệt; Ngã năm Đường Thành - Bát Đàn - Nhà Hỏa (quận Hoàn Kiếm); Phố
Cao Bá Quát, đoạn trước cửa Công ty Môi trường đô thị; Đội Cấn, trước cửa số nhà
209 (quận Ba Đình); ngã ba La Pho - Thụy Khuê (quận Tây Hồ); phố Minh Khai, đoạn
chân cầu Vĩnh Tuy (quận Hai Bà Trưng); đường Giải Phóng, đoạn trước cửa bến xe
phía Nam; Phố Nguyễn Chính từ ngõ 74 đến cống hóa mương Tân Mai; phố Thanh
Đàm (quận Hồng Mai); phố Nguyễn Khuyến, khu vực trước cơng trường Lý Thường
Kiệt (quận Đống Đa); đường Trường Chinh, đoạn Bệnh Viện PKKQ (quận Thanh
Xuân); phố Hoa Bằng (quận Cầu Giấy); đường Phạm Văn Đồng, trước và đối diện
Công ty Cầu 7, ngã ba Tân Xuân -Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm); đường Ngọc Lâm,
từ ngã ba Long Biên 1 đến Xí nghiệp Mơi trường đơ thị Gia Lâm; Phố Hoàng Như
Tiếp, trường tiểu học Ngọc Lâm đến ngã 3 Hoàng Như Tiếp - Ái Mộ (quận Long Biên.
Đến nay, hệ thống thoát nước Hà Nội đã đầu tư xây dựng hồn chỉnh hệ thống thốt
nước khu vực nội thành thuộc khu vực sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét và sơng Kim
Ngưu với diện tích 77,5km2 (gồm các quận Ba Đình, Hồn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà
Trưng, Hồng Mai Tây Hồ và một phần các quận Cầu Giấy, Thanh Xn) có thể giải
quyết được tình trạng úng ngập cho những trận mưa có cường độ 300mm/2ngày. Cịn
các khu vực khác chưa được đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước như khu vực tả
Nhuệ, hữu Nhuệ, khu vực Long Biên, quận Hà Đông, Nam Từ Liêm, một phần Bắc Từ
Liêm và các khu vực đơ thị mới vẫn cịn tình trạng úng ngập cục bộ khi có mưa lớn.
Ngun nhân chính là do tốc độ đơ thị hóa nhanh nhưng hệ thống hạ tầng thoát nước
chưa được đầu tư đồng bộ theo quy hoạch được phê duyệt; các dự án thoát nước triển

khai chậm xuất phát từ việc giải phóng mặt bằng, nguồn lực đầu tư bố trí vốn để còn
hạn hẹp, một số dự án quỹ đất đối ứng cịn khó khăn…

1.2.2.Ảnh hưởng của tình trạng ngập úng đơ thị ở Việt Nam
Đến nay, vẫn chưa có các thống kê đầy đủ về tình hình thiệt hại tại các khu đô thị khi
bị ngập úng. Cũng giống như các thành phố trên thế giới, tình trạng ngập úng đô thị
không chỉ gây ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng, giao thơng… mà cịn ảnh hưởng nặng nề
12


đến đời sống sinh hoạt của người dân khu vực bị ngập:
 Tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang: Thời gian rút nước thường khoảng từ 1 đến
2 giờ, tuy nhiên tại một số điểm ngập sâu thời gian rút nước nhiều giờ đồng hồ đã gây
khó khăn rất lớn cho hoạt động sinh hoạt của người dân nơi bị ngập [4].
 Tại thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh: Khi mưa lớn, hệ thống tiêu thốt nước khơng
đáp ứng được kết hợp với triều cường đã gây khó khăn cho việc lưu thông, đặc biệt là
vào giờ cao điểm như tan sở hay học sinh tan trường gây tắt nghẽn giao thông và nguy
hiểm cho người lưu thông giao thông [4]
 Tại thành phố Bắc Ninh: Nước ngập khiến cho việc sản xuất và kinh doanh giấy của
người dân khu Đào Xá gặp nhiều khó khăn. Để giấy khơng bị ướt, nhiều hộ dân đã
phải đóng cửa [10].
 Trận mưa lịch sử ngày 30/10/2008 tại Thành phố Hà Nội đã làm cho 463 trạm điện
không vận hành được do ngập nước, nhiều ô tô và xe máy bị hỏng nặng, các phương
tiện tham gia giao thông bị rối loạn, nhiều chợ đã đóng cửa, giá thực phẩm bị đẩy lên
cao gấp 5-7 lần ngày thường, nhiều khu vực khơng có nước sinh hoạt do mất điện, số
lượng bệnh nhân đến bệnh viện gia tăng do rối loạn tiêu hóa, viêm da… [33]
 Do gần như tồn bộ thành phố Cần Thơ thấp hơn mực nước biển 1m, lũ theo mùa
thường làm ngập lụt 30% diện tích thành phố, nhưng theo nghiên cứu của Ngân hàng
Thế giới, gần đây, đã có năm tăng lên đến 50%, khu vực lõi thành phố thường xuyên
bị ảnh hưởng bởi triều cường và mưa lớn trong mùa lũ. Theo tính tốn của Ngân hàng

Thế giới, lũ lụt đã ảnh hưởng đến 2/3 diện tích thành phố và hơn 200.000 người mỗi
năm, thiệt hại trực tiếp và gián tiếp cho mỗi hộ gia đình ước tính khoảng 11% thu nhập
trung bình các hộ [5].
Bên cạnh đó, vấn đề ơ nhiễm các kênh, sơng, ao, hồ không chỉ xảy ra ở các đô thị lớn
mà cịn ở cả các đơ thị vừa và nhỏ. Trước đây, các hồ ở khu vực nội thành, chức năng
chủ yếu là điều tiết nước, xử lý nước thải (pha loãng nguồn thải, làm lắng chất lơ lửng
tự làm sạch nhờ các loại vi khuẩn và tảo) và tạo cảnh quan đô thị. Tuy nhiên, do các
hoạt động phát triển đô thị các sông, hồ trong khu đô thị phải tiếp nhận chất thải từ các
hoạt động phát triển đô thị. Các khu dân cư xung quanh hồ chưa có hệ thống thu gom
13


nước thải nên nước thải đô thị xả trực tiếp vào hồ. Tại nhiều đô thị, hồ đã trở thành nơi
chứa nước thải, nước khơng có sự lưu thơng. Một số sông, hồ đã bị thu hẹp, lấn chiếm,
bồi lắng, ảnh hưởng đến khả năng tiêu thoát nước, xử lý nước thải và khơng cịn khả
năng tự làm sạch. Nước tại các sông, hồ, kênh mương trong khu vực nội thành thường
gây mùi hôi thối, ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của người dân sinh sống ở các khu
vực lân cận, làm mất mỹ quan đơ thị. Khi có mưa to và hệ thống tiêu thốt nước khơng
đảm bảo sẽ làm cho các nguồn gây ơ nhiễm này hịa tan vào nước mưa và chảy tràn ra
khu vực xung quanh. Bên cạnh đó, tình trạng người dân vứt rác ra đường vẫn thường
xuyên xảy ra, khi ngập úng thì lượng rác này sẽ bị trơi nổi và góp phần gây ô nhiễm
cho khu vực đang bị ngập úng.
Sau khi các đợt ngập úng đi qua, cộng đồng dân cư thường phải đối mặt với một loạt
các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn từ môi trường nước và từ những vấn đề vệ sinh môi
trường như nguồn nước sạch bị ô nhiễm; bị các bệnh ngoài da khi cơ thể bị ngâm trong
nước lụt thời gian dài, chẳng hạn như các vùng da của chân và bàn chân, viêm kết
mạc; nấm mốc phát triển nhanh chóng trong mơi trường ẩm ướt có thể làm trầm trọng
thêm bệnh hen suyễn hoặc gây dị ứng đường hơ hấp; có nguy cơ gia tăng nhiễm một
số căn bệnh như sốt xuất huyết do muỗi mang mầm bệnh phát triển mạnh trong nước
đọng và sinh sản nhanh chóng….


Hình 1. 3 Nước trong sơng Tơ Lịch ở thành phố Hà Nội thường xuyên có màu đen kịt,
bốc mùi hôi thối do phải tiếp nhận nước thải đô thị chưa qua xử lý

14


Hình 1. 4 Rác thải trơi nổi trên mặt nước khi ngập úng tại thành phố Đà Nẵng
1.3.Tổng quan về giải pháp chống ngập úng cho đô thị trên thế giới và
ở Việt Nam

1.3.1.Trên thế giới
Ngập úng trong đô thị là vấn đề không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà còn xảy ra trên khắp
thế giới, để giải quyết vấn đề này, các nước trên thế giới đã áp dụng các giải pháp khác
nhau:
 Tại Anh:
Nước mưa thực hiện theo hai dạng: thấm thoát nước bằng vật liệu cứng (grey drainage
- đường ống, cống, vỉa hè thấm nước) và bằng chất liệu tự nhiên (mái nhà trồng cây,
bãi cỏ, công viên...) cùng với xây dựng các bể chứa lớn dưới ngầm hoặc hồ chứa để
hỗ trợ việc thu nước mưa rồi bơm ra dần sau trận lụt. Ngoài ra, giải pháp nạo vét dịng
sơng, lịng hồ nhằm tăng thể tích chứa nước khi có mưa to, giúp cho dịng chảy nhanh
hơn, đưa nước lụt tháo nhanh về hạ lưu [34].
 Tại Tokyo và Fukuoka (Nhật Bản):
Năm 1993, chính phủ Nhật cho xây Kênh thốt nước ngầm khu vực đơ thị
(MAOUDC). Dự án mất 13 năm để hoàn thành với kinh phí gần 3 tỷ USD. Cơng trình
này cịn được gọi bằng cái tên “điện Pantheon dưới lòng đất”, gồm 5 trụ chứa cao
75m, rộng 32m được nối với nhau bằng đường ống dài 6,3km, đường kính 10m và
15



×