Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Giải pháp tăng cường công tác quản lý hệ thống thoát nước của trung tâm thành phố uông bí tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 96 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ là cơng trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tơi.
Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được
đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí theo danh mục tài liệu của luận văn.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đoàn Quang Huy


LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian học tập tại Trường Đại học Thủy lợi, tôi xin chân thành
cảm ơn Ban giám hiệu trường, khoa sau đại học trường đại học, các thầy cô
giáo đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt
thời gian học tập cũng như nghiên cứu luận văn tốt nghiệp tại trường.
Xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo hướng dẫn luận
văn PGS.TS Ngô Thị Thanh Vân đã tận tình hướng dẫn tơi trong suốt q
trình thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn UBND thành phố ng Bí, phịng Quản lý đơ
thị, cơng ty cổ phần mơi trường và cơng trình đơ thị ng Bí đã cung cấp
những tài liệu q báu và tạo điều kiện thuận lợi để Tơi hồn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã động viên
giúp đỡ tạo điều kiện cho tốt hoàn thành luận văn.
Dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện xong do thời gian và khả
năng thực hiện có hạn nên luận văn sẽ khơng tránh khỏi những hạn chế và sai
sót, tơi rất mong nhận được nhiều sự góp ý của các thầy cơ và các bạn để
những giải pháp, kiến nghị, đề xuất trong luận văn có thể được áp dụng ngồi
thực tiễn đạt kết quả cao.
ng Bí, ngày

tháng



năm 2015

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đồn Quang Huy


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Ngun tắc thốt nước bề mặt bền vững ....................................................8
Hình 1.2. Các bước xử lý nước thải của DEWATS ..................................................20
Hình 1.3. Hệ thống xử lý nước thải DEWATS tại bệnh viện Nhi Thanh Hóa .........22
Hình 1.4: Khu đô thị sinh thái Eco-Park, Văn Giang, Hưng Yên Bề mặt phủ cho
phép thấm nước mưa .................................................................................................23
Hình 2.1. Quy hoạch chung xây dựng thành phố ng Bí giai đoạn 2009-2020 ...........27
Hình 2.2: Sơ đồ liên hệ vùng.....................................................................................28
Hình 2.3.Trụ sở Thành ủy ng Bí ..........................................................................30
Hình 2.4.Trung tâm tổ chức hội nghị thành phố .......................................................31
Hình 2.5: Sơ đồ phát triển khơng gian vùng duyên hải Bắc Bộ ..............................32
Hình 2.6.Nhà hát khu vực miền tây tỉnh Quảng Ninh tại thành phố ng Bí. .........32
Hình 2.7: Cảnh lụt lội tại khu Phú Thanh Tây sau trận mưa. ...................................36
Hình 3.1: Chi tiết giếng tràn ......................................................................................63
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của công ty cổ phần mơi trường và cơng trình đơ thị ng
Bí ...............................................................................................................................34
Sơ đồ 3.1: Giai đoạn 1 quản lý kỹ thuật HTTN ........................................................61
Sơ đồ 3.2: Giai đoạn 2 quản lý kỹ thuật HTTN ........................................................61
Sơ đồ 3.3: Quy trình quản lý kỹ thuật HTTN TP ng Bí .......................................66
Sơ đồ 3.4: Đề xuất sơ đồ tổ chức của công ty cổ phần môi trường và cơng trình đơ
thị ng Bí ................................................................................................................69



DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1. Một vài con số về hệ thống xử lý ............................................................23
Bảng 2.1: Nhiệt độ khơng khí trung bình tháng và năm vùng ng Bí (oC) ...........29
Bảng 2.2: Tổng lượng mưa hàng tháng trong năm vùng Uông Bí (mm). (Trạm
Phương Đơng) ...........................................................................................................29
Bảng 2.3: Độ ẩm khơng khí trung bình tháng và năm vùng ng Bí.(%) (trạm
Phương Đơng). ..........................................................................................................29
Bảng 2.4: Thống kê hệ thống các tuyến cống thoát nước nội thành thành phố ng
Bí...............................................................................................................................41
Bảng 3.1: Mức phí thốt nước (lấy theo % hóa đơn tiền nước cấp) .........................73


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Cụm từ viết tắt

BTNMT

Bộ tài ngun mơi trường

CNV

Cơng nhân viên

HTTN

Hệ thống thốt nước


KS

Kỹ sư

NĐ-CP

Nghị định – chính phủ

BXD

Bộ xây dựng

NTBV

Nước thải bệnh viện

NTCN

Nước thải công nghiệp

NTSH

Nước thải sinh hoạt

BVMT

Bảo vệ môi trường

QL18A


Quốc lộ 18A

TNHH 1TV

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

TP

Thành phố

TT

Thông tư

TTLT

Thông tư liên tịch



Quyết định

NQ

Nghị quyết

UBND

ủy ban nhân dân


XLNT

Xử lý nước thải

SUDS

Thoát nước bề mặt bền vững cho các khu đô thị

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

QCXDVN

Quy chuẩn xây dựng Việt Nam

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam


TTg

Thủ tướng

CT/TW

Chỉ thị trung ương

DTSS


Hệ thống thoát nước Deep Tunnel

VND

Việt Nam đồng

TXLSH

Trạm xử lý nước thải sinh hoạt

TXLCN

Trạm xử lý nước thải công nghiệp

KCN-ĐT

Khu công nghiệp đô thị

VSMT

Vệ sinh môi trường

XLNT

Xử lý nước thải


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG THỐT NƯỚC ĐƠ

THỊ..............................................................................................................................1
1.1. Khái niệm và văn bản pháp lý về quản lý hệ thống thốt nước đơ thị .................1
1.1.1. Khái niệm về hệ thống thốt nước đơ thị ..........................................................1
1.1.2. Quản lý hệ thống thốt nước đơ thị ...................................................................9
1.1.3. Căn cứ pháp lý trong quản lý hệ thống thoát nước đơ thị ...............................12
1.2. Vấn đề tài chính phục vụ cơng tác quản lý hệ thống thốt nước đơ thị ở Việt
Nam ...........................................................................................................................13
1.3. Vai trò sự tham gia cộng đồng trong cơng tác quản lý hệ thống thốt nước đơ
thị ...............................................................................................................................16
1.3.1. Tham gia của các tổ chức tư nhân ...................................................................17
1.3.2. Nguyên tắc huy động sự tham gia của cộng đồng ..........................................18
1.4. Một số kinh nghiệm quản lý hệ thống thoát nước trên thế giới và Việt Nam ...18
1.4.1. Kinh nghiệm một số nước trên thế giới ..........................................................18
1.4.2. Kinh nghiệm một số đô thị ở Việt Nam ..........................................................23
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..........................................................................................25
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HỆ THỐNG THỐT NƯỚC ĐƠ
THỊ CỦA TRUNG TÂM THÀNH PHỐ NG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH.....26
2.1. Giới thiệu chung về TP ng Bí........................................................................26
2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của trung tâm thành phố ng Bí .............27
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố ng Bí ..........................................30
2.2. Thực trạng hệ thống thốt nước của thành phố ng Bí ...................................33
2.2.1. Thực trạng về cơ cấu tổ chức quản lý hệ thống thoát nước của thành phố
ng Bí .....................................................................................................................33
2.2.2. Thực trạng quản lý hệ thống thốt nước và mơi trường của trung tâm thành
phố ng Bí ..............................................................................................................35


2.2.3. Sự tham gia của cộng đồng vào công tác quản lý hệ thống thoát nước của
trung tâm thành phố ng Bí ....................................................................................39
2.2.4. Thực trạng về cơ chế chính sách hệ thống thốt nước của trung tâm thành phố

ng Bí .....................................................................................................................39
2.2.5. Thực trạng cơng tác quản lý tài chính trong quản lý hệ thống thoát nước của
thành phố ...................................................................................................................41
2.3. Đánh giá chung về thực trạng cơng tác quản lý thốt nước của thành phố ng
Bí. ..............................................................................................................................46
2.3.1. Những kết quả đạt được ..................................................................................46
2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân.............. ..........................................................47
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................48
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHAI
THÁC HỆ THỐNG THỐT NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ NG BÍ – TỈNH
QUẢNG NINH ........................................................................................................50
3.1. Định hướng chung về quản lý và khai thác hệ thống thoát nước của thành phố
ng Bí .....................................................................................................................50
3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội thành phố ng Bí .................................50
3.1.2. Định hướng về quản lý hệ thống thốt nước của thành phố ng Bí ............52
3.2. Xây dựng quy định quản lý phù hợp với mơ hình tổ chức quản lý hệ thống thốt
nước ...........................................................................................................................55
3.3. Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật cho cơng tác quản lý hệ thống thốt nước của
trung tâm Thành phố ng Bí ..................................................................................60
3.3.1.Đề xuất giải pháp quản lý kỹ thuật mạng lưới thoát nước của trung tâm thành
phố ng Bí ..............................................................................................................60
3.3.2.Đề xuất giải pháp quản lý HTTN theo quy hoạch ...........................................65
3.3.3.Đề xuất giải pháp đấu nối vào hệ thống thốt nước .........................................65
3.3.4.Đề xuất quy trình quản lý kỹ thuật HTTN .......................................................66
3.4.Đề xuất giải pháp quản lý nhà nước cho hệ thống thốt nước của trung tâm
thành phố ng Bí ....................................................................................................69


3.4.1.Lựa chọn mơ hình tổ chức quản lý nhà nước cho hệ thống thoát nước ...........69
3.4.2.Giải pháp nâng cao năng lực nhân sự trong tổ chức quản lý ...........................70

3.5.Giải pháp về tài chính và sự tham gia của cộng đồng cho cơng tác quản lý hệ
thống thốt nước của trung tâm thành phố ng Bí .................................................71
3.5.1.Giải pháp về tài chính trong cơng tác quản lý hệ thống thốt nước ...............71
3.5.2.Giải pháp về huy động sự tham gia của cộng đồng trong cơng tác quản lý hệ
thống thốt nước ........................................................................................................75
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..........................................................................................76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................82


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hệ thống thoát nước đơ thị đóng vai trị quan trọng trong hệ thống kết cấu hạ
tầng và bảo vệ môi trường đô thị. Quản lý khai thác hệ thống thoát nước là một
trong những giải pháp để quản lý môi trường đô thị, nhằm đạt mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội, bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và
bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nói chung.
Trong xu hướng đơ thị hóa mạnh mẽ hiện nay, sự tập trung đơ thị và hình
thành đơ thị mới của nước ta đang chuyển biến rõ nét, mật độ dân cư đô thị ngày
càng tăng mạnh, bộ mặt đô thị thay đổi, các đô thị được quy hoạch xây dựng, mở
mang diện tích, đầu tư xây dựng nhiều về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở sản xuất.
Tuy nhiên tại hầu hết các đơ thị có q trình đơ thị hóa q nhanh chóng đã dẫn đến
rất nhiều khó khăn trong cơng tác quản lý và phát triển đơ thị như: ơ nhiễm mơi
trường, an tồn đơ thị thấp, tệ nạn xã hội gia tăng, thiếu thốn cơ sở hạ tầng. Công
tác quản lý đô thị không đáp ứng được các yêu cầu phát triển của đô thị cũng gây
những trở ngại cho quá trình phát triển, đặc biệt là công tác quản lý khai thác hệ
thống thoát nước rất là yếu kém hiện nay, kể cả đối với những đô thị lớn và hiện đại
ở trong nước.
ng Bí là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn của tỉnh
Quảng Ninh có vai trò quan trọng, làm cầu nối phát triển kinh tế giữa Hà nội – Hạ

Long, và Hải Phịng – ng Bí - Hạ Long nên có nhiều lợi thế phát triển kinh tế về
nhiều mặt như: giao thông thuận lợi (cảng sông, đường sắt, đường bộ); giàu tài
nguyên thiên nhiên thuận lợi cho công nghiệp khai thác than, sản xuất vật liệu xây
dựng, sản xuất nhiệt điện, nuôi trồng thủy hải sản suất khẩu. Với những lợi thế và
tiềm năng phát triển đó, hiện nay tỉnh Quảng Ninh nói chung và Thành phố ng Bí
nói riêng đang đầu tư hàng chục dự án lớn về kinh tế, hạ tầng kỹ thuật, du lịch, các
khu đô thị mới, các khu dân cư được quy hoạch cải tạo và đầu tư xây dựng hạ tầng
kỹ thuật. Do vậy, Thành phố ng Bí đang đứng trước nhiều thách thức to lớn là
làm sao “vừa phát triển kinh tế xã hội, phát triển đô thị mà vẫn đảm bảo điều kiện


mơi trường”. Đặc biệt việc bảo vệ mơi trường có ý nghĩa rất quan trọng để đô thị
phát triển tốt trong tương lại. Một trong những yếu tố quan trọng nhất để bảo vệ mơi
trường là “Hệ thống thốt nước của Thành phố ng Bí” do thành phố có nhiều con
sơng chảy qua, nhiều nhà máy, xí nghiệp, khu dân cư là đầu nguồn của khu vực
nuôi trồng thủy hải sản của thành phố. Tất cả nước mưa, nước sinh hoạt, nước sản
xuất cơng nghiệp đều thốt ra sơng. Hiện nay Thành phố ng Bí chưa có hệ thống
thốt nước hồn chỉnh, các quy hoạch khơng đồng bộ, rải rác, ghép nối, thiếu cống
thoát nước và nhà máy xử lý. Thêm vào đó hệ thống các cấp quản lý mơi trường nói
chung và quản lý thốt nước nói riêng chưa phù hợp, sự kết hợp giữ các cấp, các
ngành còn yếu, chồng chéo, chưa đồng bộ, thiếu các văn bản, quy chế quản lý, thiếu
cơ chế chính sách phù hợp, năng lực cán bộ quản lý còn yếu và thiếu những chế tài
thích hợp.
Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu “Giải pháp tăng cường cho công tác quản lý
hệ thống thốt nước của Thành phố ng Bí – Tỉnh Quảng Ninh” là cần thiết và có
ý nghĩa thực tiễn trong q trình bảo vệ mơi trường đơ thị của Thành phố ng Bí
trong xu thế hội nhập với tồn tỉnh Quảng Ninh.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng về cơ cấu tổ chức quản lý và cơ chế chính sách hệ
thống thốt nước của Thành phố ng Bí.

- Phân tích được những yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý hệ thống thoát
nước triên địa bàn nghiên cứu.
- Đề xuất được một số giải pháp tăng cường công tác quản lý hệ thống thốt
nước của Thành phố ng Bí phù hợp và hiệu quả.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các giải pháp quản lý hệ thống thoát nước.
b. Phạm vi nghiên cứu
Khu vực trung tâm Thành phố ng Bí tới năm 2020 và tầm nhìn 2030. Điều
kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của khu vực trung tâm Thành phố ng Bí; Hiện trạng


hạ tầng kỹ thuật và các dự án đang triển khai hoặc đã được phê duyệt; Nhu cầu sử
dụng nước và các điều kiện vệ sinh môi trường của trung tâm Thành phố ng Bí.
Giải pháp quản lý hệ thống thốt nước. Đề tài có nghiên cứu vấn đề tài chính phục
vụ cơng tác quản lý hệ thống thốt nước đô thị ở Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng nghiên cứu bao gồm:
- Điều tra, khảo sát, thu thập và phân tích số liệu số liệu.
- Hệ thống hóa và tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm trong và ngoài
nước các tư liệu về quản lý nước thải.
- Trên cơ sở đó đề xuất một số vấn đề về quản lý nước thải để đảm bảo điều
kiện vệ sinh môi trường.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
a. Ý nghĩa khoa học
Hệ thống hóa về mặt lý luận, đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa học của đề
tài mang ý nghĩa quan trọng trong việc bổ sung, cập nhập những kiến thức về quản
lý hệt hống thoát nước trong tình hình phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế xã hội.
Tổng kết một cách có cơ sở khoa học về vấn đề quản lý hệ thống thoát nước
của Thành phố ng Bí-tỉnh Quảng Ninh.

b. Ý nghĩa thực tiễn
Những kết quả và giải pháp đề xuất có thể ứng dụng trực tiếp cho địa phương
và các dự án tương tự.
6. Kết quả dự kiến đạt được
Các kết quả nghiên cứu chính đề tài dự kiến đạt được gồm:
- Tổng quan cơ sở lý luận về quản lý hệ thống thoát nước đơ thị.
- Tìm hiểu được thực trạng về cơ cấu tổ chức quản lý và cơ chế chính sách có
liên quan về quản lý hệ thống thốt nước của Thành phố ng Bí;
- Đề xuất được một số giải pháp quản lý hệ thống thốt nước của Thành phố
ng Bí phù hợp và hiệu quả.


7. Nội dung nghiên cứu của luận văn
Luận văn gồm 3 chương nội dung nghiên cứu chính:
Chương 1. Tổng quan về quản lý hệ thống thốt nước đơ thị.
Chương 2. Thực trạng quản lý hệ thống thốt nước đơ thị của trung tâm
Thành phố ng Bí – tỉnh Quảng Ninh.
Chương 3. Giải pháp tăng cường công tác quản lý hệ thống thốt nước của
trung tâm Thành phố ng Bí – tỉnh Quảng Ninh.


1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ
1.1. Khái niệm và văn bản pháp lý về quản lý hệ thống thốt nước đơ thị
1.1.1. Khái niệm về hệ thống thốt nước đơ thị
1. Khái niệm
Hoạt động hàng ngày của con người tạo ra nhiều nguồn nước ơ nhiễm có đặc
tính khác nhau. Những nguồn ơ nhiễm đó bao gồm các chất thải sinh lý của con
người, động vật ni và chất thải của q trình sản xuất theo nước thải xả vào mơi

trường bên ngồi. Nước sạch sau khi sử dụng vào mục đích sinh hoạt, sản xuất,
nước mưa chảy trên các mái nhà, mặt đường, sân vườn trở thành nước thải chứa
nhiều hợp chất vô cơ, hữu cơ dễ bị phân hủy thối rữa và chứa nhiều vi trùng gây
bệnh. Nếu những loại nước thải này xả một cách bừa bãi sẽ gây ô nhiễm mơi trường
nước, đất, khơng khí đồng thời nó cũng trở thành nguồn phát sinh gây nhiều loại
bệnh nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân. Mặt khác nếu nước thải
khơng được thu gom, vận chuyển nhanh chóng mọi loại nước thải ra khỏi khu vực
dân cư, xí nghiệp công nghiệp đồng thời xử lý và khử trùng đạt yêu cầu vệ sinh
trước khi thải vào nguồn tiếp nhận sẽ gây ngập úng khu vực dân cư và ô nhiễm môi
trường.
Hệ thống thoát nước là tổ hợp những cơng trình, thiết bị và các giải pháp kỹ
thuật được tính tốn và tổ chức để thực hiện nhiệm vụ thoát nước một cách hiệu quả
nhất [5]. Tuy nhiên tùy thuộc vào phương thức thu gom, vận chuyển, mục đích yêu
cầu xử lý và sử dụng nước thải mà người ta phân loại các hệ thống như sau:
a. Hệ thống thốt nước chung: Là hệ thống, trong đó tất cả các loại nước thải
(nước mưa, nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp) được dẫn, vận chuyển
trong cùng một mạng lưới đường cống tới trạm xử lý nước thải hoặc xả trực tiếp ra
nguồn tiếp nhận. [5].
+ Ưu điểm: Đảm bảo tốt nhất về phương diện vệ sinh, vì tồn bộ phần nước
bẩn (nếu có trạm xử lý nước thải) đều được xử lý trước khi xả vào nguồn tiếp nhận.
Đạt giá trị kinh tế đối với mạng lưới thốt nước các khu nhà cao tầng, vì khi đó tổng
chiều dài của mạng lưới tiểu khu và đường phố giảm được 30-40% so với hệ thống


2

thốt nước riêng rẽ hồn tồn, chi phí quản lý mạng lưới thoát nước giảm 15-20%
đối với những khu xây nhà cao tầng, những khu đô thị gần nguồn nước lớn.
+ Khuyết điểm: Chế độ thủy lực không ổn định, mùa mưa nước chảy đầy
cống, có thể bị ngập lụt, nhưng vào mùa khơ chỉ có nước thải sinh hoạt và nước thải

công nghiệp (lưu lượng nhỏ nhiều lần so với nước mưa) thì tốc độ dịng chảy khơng
đảm bảo điều kiện kỹ thuật, gây nên lắng đọng cặn, làm giảm khả năng truyền tải và
tự làm sạch do đó phải tăng số lần nạo vét, thau rửa cống. Nước thải chảy tới trạm
bơm, trạm xử lý nước thải không điều hịa về lưu lượng và chất lượng, nên cơng tác
điều phối trạm bơm và trạm xử lý nước thải trở nên phức tạp và khó đạt hiệu quả
mong muốn. Vốn đầu tư xây dựng ban đầu cao (khơng có sự ưu tiên trong đầu tư
xây dựng) vì chỉ có một hệ thống thoát nước duy nhất.
Hệ thống cống thoát nước chung phù hợp với giai đoạn đầu tư xây dựng hệ
thống riêng, trong nhà có xây dựng bể tự hoại. Phù hợp với những đô thị hoặc khu
vực đô thị xây dựng nhà cao tầng. Bên cạnh có nguồn tiếp nhận lớn cho phép xả
nước thải vào với mức độ yêu cầu xử lý thấp; Điều kiện địa hình thuận lợi cho thoát
nước, hạn chế được số lượng trạm bơm và áp lực bơm. Phù hợp với nơi có cường
độ mưa nhỏ. [5]
b. Hệ thống thoát nước riêng: Là hệ thống có hai hay nhiều mạng lưới, một
mạng lưới để vận chuyển nước thải bẩn (như NTSH, NTBV, NTCN), xả vào hệ
thống xử lý; một mạng lưới khác dùng để vận chuyển nước thải quy ước là sạch
(như nước mưa) có thể xả thẳng vào nguồn tiếp nhận. Tùy theo độ nhiễm bẩn,
NTCN có thể được vận chuyển chung với NTSH (nếu độ nhiễm bẩn cao) hoặc
chung với nước mưa (nếu độ nhiễm bẩn thấp). [5].
Trường hợp mỗi loại nước thải được vận chuyển trong hệ thống thoát nước
riêng được gọi là hệ thống thốt nước riêng hồn tồn.
Khi chỉ có hệ thống cống ngầm để vận chuyển NTSH và NTCN còn NTCN
quy ước là sạch và nước mưa cho vận chuyển theo mương, rãnh lộ thiên (mương,
rãnh tự nhiên sẵn có) đổ trực tiếp vào nguồn tiếp nhận-gọi là hệ thống khơng hồn


3

toàn. Hệ thống này thường ở giai đoạn trung gian trong q trình xây dựng hệ thống
riêng hồn thồn.

+ Ưu điểm: So với hệ thống thốt nước chung thì có lợi hơn về mặt xây dựng
và quản lý, giảm được vốn đầu tư xây dựng ban đầu. Chế độ thủy lực của hệ thống
làm việc ổn định. Công tác quản lý, duy tu bảo dưỡng hiệu quả.
+ Khuyết điểm: Vệ sinh kém hơn so với những hệ thống khác, vì phần bẩn
trong nước mưa không được xử lý mà xả trực tiếp vào nguồn tiếp nhận, nhất là
trong giai đoạn đầu mùa mưa hoặc thời gian đầu của các trận mưa lớn, khi công suất
của nguồn tăng lên không đáng kể, điều kiện pha loãng kẽm, dễ làm cho nguồn bị
quá tải bởi chất bẩn. Tồn tại song song một lúc nhiều mạng lưới thốt nước trong đơ
thị, gây khó khăn cho công tác xây dựng, quản lý và vận hành. Tổng giá thành xây
dựng và quản lý cao.
Hệ thống thốt nước riêng hồn tồn phù hợp cho những đơ thị lớn, xây
dựng tiện nghi và cho các xí nghiệp cơng nghiệp có khả năng xả tồn bộ lượng
nước mưa vào nguồn tiếp nhận (nước mặt), điều kiện địa hình khơng thuận lợi, địi
hỏi phải xây dựng nhiều trạm bơm nước thải khu vực, khu vực có cường độ mưa
lớn. Hệ thống riêng khơng hồn tồn thì phù hợp với những vùng ngoại ô hoặc giai
đoạn đầu xây dựng hệ thống thốt nước của các đơ thị.[5]
c. Hệ thống thốt nước nửa riêng: Là hệ thống trong đó ở những điểm giao
nhau giữa hai mạng lưới độc lập, người ta xây dựng giếng tràn-tách nước mưa. Tại
những giếng này, khi lưu lượng nước mưa ít (giai đoạn đầu của những trận mưa lớn
kéo dài) chất lượng nước mưa bẩn, nước mưa sẽ chảy vào mạng lưới thoát nước
sinh hoạt, theo cống góp chung dẫn lên trạm xử lý; khi lưu lượng nước mưa lớn (các
trận mưa kéo dài) chất lượng tương đối sạch, nước mưa sẽ tràn qua giếng tách theo
cống xả ra nguồn trực tiếp. [5].
+ Ưu điểm: Theo quan điểm vệ sinh, tốt hơn hệ thống riêng vì trong thời gian
mưa các chất bẩn không xả trực tiếp vào nguồn tiếp nhận.
+ Khuyết điểm: Vốn đầu tư xây dựng ban đầu cao, vì phải xây dựng song
song hai hệ thống thoát nước đồng thời. Những chỗ giao nhau của hai mạng lưới


4


phải xây dựng giếng tách nước mưa, thường không đạt hiệu quả mong muốn về vệ
sinh, quản lý phức tạp.
Hệ thống thốt nước nửa riêng phù hợp với những đơ thị có dân số >50.000
người. Nguồn tiếp nhận nước thải đơ thị có cơng suất nhỏ và khơng có dịng chảy.
Những nơi có nguồn nước dùng vào mục đích tắm, thể thao. Khi yêu cầu tăng
cường bảo vệ nguồn nước khỏi bị nhiễm bẩn do nước thải mang vào. [5]
d. Thoát nước và xử lý nước thải bền vững cho các đơ thị
Nước thải có thể được thu gom và xử lý trong các loại hệ thống thoát nước
chung, riêng, nửa riêng hay hỗn hợp, theo các mơ hình tổ chức thoát nước tập trung
hay phân tán. Hệ thống thoát nước tập trung thường được xây dựng cho các khu
trung tâm đơ thị, có mật độ dân số cao, có điều kiện xây dựng đồng bộ. Tuy nhiên,
phương thức thoát nước truyền thống này có nhiều hạn chế, vì thế ngày nay trên thế
giới khuyến khích áp dụng mơ hình phân tán, đặc biệt là cho các khu đô thị mới, các
vùng ven đơ, nơng thơn với các cơng trình thu gom, xử lý, xả hay tái sử dụng nước
thải cho các hộ riêng lẻ (giải pháp tại chỗ) hoặc khu dân cư (giải pháp phân tán theo
cụm). Mơ hình này có những ưu điểm:
- Giảm chi phí đầu tư xây dựng, vận hành và bảo dưỡng do tránh được các
tuyến cống thốt nước dài, đường kính và độ sâu lớn, các trạm bơm nước thải;
- Cho phép sử dụng các giải pháp cơng nghệ đơn giản, chi phí thấp, tận dụng
triệt để các điều kiện tự nhiên để xử lý nước thải, do phân tán được quỹ đất yêu cầu.
Các mơ hình quản lý, cơ chế tài chính áp dụng cũng rất linh hoạt tùy theo điều kiện
cụ thể.
- Dễ quy hoạch và thực hiện quy hoạch. Cho phép phân đợt xây dựng, đầu tư
các hợp phần kỹ thuật từng bước theo khả năng tài chính. Quy mơ đầu tư cũng sát
với yêu cầu hơn, tránh lãng phí.
- Cho phép tái sử dụng tại chỗ nước thải sau xử lý (rửa, tưới, bổ cập nước
ngầm) và chất dinh dưỡng tách được (bón cây trồng)... Trong một số trường hợp, có
thể xử lý nước thải phân tán đạt mức độ xả ra mơi trường, mạng lưới thốt nước



5

mưa, nhờ vậy tiết kiệm đáng kể chi phí xây dựng và quản lý đường cống thoát
nước.
e. Thoát nước bề mặt bền vững cho các đơ thị (SUDS) [1]
Q trình đơ thị hóa đã gây những tác động xấu đến q trình thốt nước tự
nhiên: Dịng chảy tự nhiên bị thay đổi, q trình lưu giữ tự nhiên dịng chảy bằng
các thảm thực vật và đất bị mất đi, và thay vào đó là những bề mặt phủ khơng thấm
nước như mái nhà, bê tông, đường nhựa, làm tăng lưu lượng dịng chảy bề mặt
(Hình 1.1.a). Những dịng chảy này thường bị ô nhiễm do rác, bùn đất và các chất
bẩn khác rửa trôi từ mặt đường. Lượng nước và cường độ dịng chảy tăng tạo nên sự
xói mịn và lắng bùn cặn. Tất cả những yếu tố này gây những tác động xấu đến môi
trường, úng ngập, ảnh hưởng đến hệ sinh thái dưới nước.
Các hệ thống thoát nước truyền thống thường được thiết kế để vận chuyển
nước mưa ra khỏi nơi phát sinh càng nhanh càng tốt. Chi phí cho xây dựng và vận
hành, bảo dưỡng các đường cống thốt nước thường rất lớn, trong khi cơng suất của
chúng lại chỉ có giới hạn và khơng dễ nâng cấp. Cách làm này dẫn đến nguy cơ
ngập lụt, xói mịn đất và ơ nhiễm ở vùng hạ lưu tăng. Việc dẫn dòng chảy bề mặt đi
xa và thải còn làm mất khả năng bổ cập tại chỗ cho các tầng nước ngầm quý giá.
Phát hiện và khắc phục những tồn tại trên, gần đây, người ta đã nghiên cứu
và áp dụng các giải pháp kỹ thuật thay thế, theo phương thức tiếp cận mới hướng tới
việc duy trì những đặc thù tự nhiên của dòng chảy về dung lượng, cường độ và chất
lượng; kiểm sốt tối đa dịng chảy từ nguồn, giảm thiểu tối đa những khu vực tiêu
thoát nước trực tiếp, lưu giữ nước tại chỗ và cho thấm xuống đất, đồng thời kiểm
sốt ơ nhiễm. Đó chính là những nguyên lý của SUDS.
Cách tiếp cận của thoát nước mưa bền vững SUDS là thốt chậm, khơng phải
thốt nhanh, để tránh lượng mưa tập trung lớn trong thời gian ngắn. Tiết diện cống
sẽ khó có thể đáp ứng nếu lượng mưa lớn, tốn kém mà nước vẫn tràn cống, gây
ngập đường, lụt nhà. Vì vậy, phải tổ chức thoát nước mưa, kết hợp các biện pháp

khác nhau một cách đồng bộ, sao cho dòng chảy được tập trung chậm. Sử dụng các
hồ điều hịa trên diện tích thu gom và truyền dẫn nước mưa để lưu giữ nước là một


6

cách làm phổ biến (Hình 1.1.b). Bên cạnh đó, sử dụng bản thân diện tích bề mặt của
thành phố, tăng cường việc cho nước mưa thấm tự nhiên xuống đất qua các thảm cỏ
xanh, đồng thời cải tạo cảnh quan và điều hịa tiểu khí hậu (Hình 1.1.c).
Trong trường hợp khả năng kiểm sốt dịng chảy tại chỗ bị hạn chế, thì có
thể phân tán dịng chảy theo các lưu vực nhỏ, dẫn nước đi bằng những giải pháp
như sử dụng kênh mương hở và nông, lưu giữ nước mưa trong những hồ chứa và
cho thấm xuống đất ở những khu vực thích hợp. Để ngăn ngừa và kiểm sốt ô
nhiễm, có thể áp dụng những giải pháp xử lý tại chỗ trong bãi đất thấm, hồ lắng, bãi
lọc trồng cây…
2. Thành phần hệ thống thoát nước bao gồm:
- Mạng lưới thoát nước: Gồm đường ống, cống, mương, rãnh và các thiết bị
thu nước từ các hộ gia đình, các cơng trình cơng cộng, các nhà máy xí nghiệp cơng
nghiệp, thu nước mưa từ các mái nhà, đường phố, quảng trường, công viên. [5]
- Các giếng thu nước và các trạm bơm dẫn nước thu được từ mạng lưới thu
nước về trạm xử lý (hoặc đổ thẳng vào các ao, hồ, sơng, biển…)
- Cơng trình làm sạch và trạm xử lý nước thải trước khi thải ra các ao, hồ,
sông, biển.
3. Nhiệm vụ của hệ thống thoát nước
Thu gom vận chuyển nhanh chóng mọi loại nước thải ra khỏi khu vực dân
cư, cơ quan, xí nghiệp, cơng nghiệp, đồng thời xử lý và khử trùng đạt yêu cầu vệ
sinh trước khi xả vào nguồn tiếp cận (ao hồ, sông, biển…) [5]
4. Điều kiện thu nhận nước thải vào mạng lưới thoát nước và vào nguồn tiếp
nhận
- Điều kiện tiếp nhận nước thải vào mạng lưới thoát nước:

+ Nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp bẩn không được xả vào
mạng lưới thoát nước mưa. Nước thải từ các đài phun tạo cảnh, nước thấm và nước
rửa đường thường xả vào mạng lưới thoát nước chung hoặc vào mạng lưới thoát
nước mưa thành phố.


7

+ Nước thải công nghiệp chứa các chất độc hại không được xả và xử lý
chung.
+ Nước thải công nghiệp chỉ được xả vào mạng lưới riêng hoặc chung khi
đảm bảo không gây tác hại tới vật liệu làm cống và cơng trình xử lý cũng như phá
hoại chế độ làm việc bình thường của hệ thống thốt nước: khơng chứa những chất
ăn mịn vật liệu; khơng chứa những chất làm tắc cống hoặc những chất khí tạo thành
hỗn hợp dễ nổ và cháy; nhiệt độ không vượt quá 40oC; khơng chứa những chất làm
ảnh hưởng xấu đến q trình xử lý sinh học nước thải; hỗn hợp nước thải sinh hoạt
và nước thải công nghiệp phải đảm bảo nồng độ kiềm PH=6,5-8,5.
+ Các loại rác, thức ăn thừa trong gia đình, chỉ được xả vào mạng lưới thốt
nước khi đã được nghiền nhỏ với kích thước 3-5mm và pha loãng bằng nước với tỷ
lệ 1 rác 8 nước. [5]
- Điều kiện xả thải vào nguồn tiếp nhận (sông hồ, biển):
+ Tính chất và nồng độ nhiễm bẩn của nước thải, nhất là các chất nhiễm bẩn
hữu cơ có ảnh hưởng rất lớn tới sinh thái sông, hồ. Nếu như chất thải xả vào nguồn
tiếp nhận ngày càng nhiều thì q trình ơxy hóa diễn ra ngày càng nhanh, lượng oxy
dự trữ trong nguồn nước chi phí cho q trình oxy hóa bị cạn kiệt dần và sau đó là
quá trình kỵ khí xảy ra. Q trình phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ chứa cácbon tạo
thành CH4, CO2 các chất chứa lưu huỳnh tạo thành H2S có mùi hôi và chất độc hại
đối với sức khỏe của con người và các sinh vật. Ta nói nguồn nước đó đã bị nhiễm
bẩn.
+ Nguồn nước bị nhiễm bẩn, tức là đã làm mất đi cân bằng sinh thái tự nhiên

ở đó. Để có sự cân bằng như ban đầu, trong nguồn nước xảy ra một quá trình tái lập
tự nhiên. Theo thời gian, qua nhiều sự biến đổi sinh hóa, hóa lý và hóa học xảy ra ở
trong nguồn nước, chất nhiễm bẩn do nước thải mang vào tuần tự được giảm dần.
Khả năng của nguồn nước tự giải phóng khỏi những chất nhiễm bẩn và biến đổi
chúng theo quy luật oxy hóa tự nhiên gọi là khả năng tự làm sạch của nguồn nước.
Chúng ta có thể lợi dụng khả năng này để xử lý nước thải. Tuy nhiên, cũng
như các cơng trình xử lý, khả năng tự làm sạch của nguồn nước là có giới hạn và


8

phụ thuộc vào thành phần, tính chất, cơng suất nguồn nước, vào thành phần tính
chất nước thải và quan hệ về vật chất giữa nước thải và nguồn nước. Như vậy nguồn
nước nơi tiếp nhận nước thải chỉ có thể một lượng nước thải nhất định. Vượt giới
hạn đó nguồn nước sẽ bị quá tải và bị nhiễm bẩn.[5]

Hình 1.1: Ngun tắc thốt nước bề mặt bền vững [5]
(a) Dịng chảy tập trung do bề mặt phủ đô thị bị thay đổi;
(b)Trở về dòng chảy tự nhiên ban đầu nhờ các giải pháp làm chậm dòng chảy bề mặt
(c) Giảm lưu lượng nước cần thoát nhờ các giải pháp làm chậm dòng chảy và thấm


9

1.1.2. Quản lý hệ thống thốt nước đơ thị
1. Khái niệm về quản lý hệ thống thoát nước
- Khái niệm
+ Quản lý hệ thống thoát nước bao gồm: Kiểm tra kỹ thuật hệ thống, lập
bảng thống kê những chỗ hỏng và lập hồ sơ kỹ thuật để tiến hành sửa chữa, thau rửa
hệ thống theo định kỳ; sửa chữa hệ thống và các cơng trình trên hệ thống; nghiên

cứu, cải tạo và phát triển phát huy hết tác dụng của hệ thống thoát nước.
+ Quản lý hệ thống thoát nước có nội dung chủ yếu là quản lý xây dựng hệ
thống thoát nước theo quy hoạch phát triển và quản lý sau khi đã xây dựng hệ thống
thoát nước. Quản lý hệ thống thoát nước sau khi xây dựng bao gồm các nhiệm vụ
quản lý, vận hành, duy tu bảo dưỡng, thay thế, sửa chữa và phát triển; Hồ điều hịa;
các cơng trình đầu mối; quản lý tài sản HTTN; thực hiện các dịch vụ thoát nước. [8]
+ Quản lý quy hoạch hệ thống thoát nước bao gồm: Ban hành các quy định
về quy hoạch hệ thống thoát nước; Lập và xét duyệt các đồ án quy hoạch xây dựng
hệ thống thoát nước; Quản lý cải tạo và xây dựng các cơng trình của hệ thống thốt
nước theo quy hoạch đã được duyệt; Quản lý sử dụng, khai thác hệ thống thoát
nước; Giải quyết tranh chấp, thanh tra và xử phạt những sai phạm về quản lý hệ
thống thoát nước. [2]
- Nhiệm vụ: Nhằm đảm bảo cho hệ thống thoát nước làm việc bình thường
đạt chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, cụ thể:
+ Nhiệm vụ mạng lưới thoát nước và cơng trình đưa vào quản lý.
+ Nghiên cứu và theo dõi tình hình làm việc của hệ thống thốt nước để đặt
ra kế hoạch sửa chữa và mở rộng.
+ Tẩy rửa hệ thống thoát nước để ngăn chặn sự cố.
+ Sửa chữa hệ thống thoát nước.
+ Theo dõi và kiểm tra việc thực hiện các quy định sử dụng mạng lưới thoát
nước của các đối tượng dùng nước và thoát nước.
+ Phê duyệt các bản vẽ thiết kế mạng lưới thốt nước của các xí nghiệp, nhà
máy, nhà ở và tiểu khu, đồng thời giám sát q trình thi cơng.


10

+ Trong công tác quản lý phải lập được các bảng thống kê chi phí quản lý hệ
thống thốt nước trong các năm để có tài liệu về vận chuyển 1m3 nước thải ra khỏi
thành phố.

Tất cả các nhiệm vụ này phải thực hiện đầy đủ và tuân theo quy định an toàn
lao động.
2. Quản lý kỹ thuật hệ thống thốt nước
- Q trình đơ thị hóa đã gây những tác động xấu đến q trình thốt nước tự
nhiên: Dịng chảy tự nhiên bị thay đổi, quá trình lưu trữ tự nhiên dòng chảy bằng
các thảm thực vật và đất bị mất đi, và thay vào đó là những bề mặt phủ không thấm
nước như mái nhà, đường bê tông, đường nhựa, làm tăng lưu lượng dòng chảy bề
mặt. Những dịng chảy này thường bị ơ nhiễm do rác, bùn đất và các chất bẩn khác
rửa trôi từ mặt đường. Lượng nước và cường độ dòng chảy tăng tạo nên sự xói mịn
và lắng bùn cặn. Tất cả những yếu tố này gây tác động xấu đến môi trường, úng
ngập, ảnh hưởng tới hệ sinh thái dưới nước. Các hệ thống thoát nước truyền thống
thường được thiết kế để vận chuyển nước mưa ra khỏi nơi phát sinh càng nhanh
càng tốt. Chi phí cho xây dựng và vận hành, bảo dưỡng các đường ống thoát nước
thường rất lớn, trong khi cơng suất của chúng lại chỉ có giới hạn và không dễ nâng
cấp. Cách làm này dẫn tới nguy cơ ngập lụt, xói mịn đất và ơ nhiễm vùng hạ lưu
tăng. Việc dẫn dòng chảy bề mặt đi xa và thải còn làm mất khả năng bổ sung tại chỗ
cho các tầng nước ngầm quý giá.
Công việc quản lý kỹ thuật hệ thống thoát nước cụ thể như sau:
+ Nghiệm thu đưa cơng trình , hệ thống vào hoạt động;
+ Kiểm tra chế độ làm việc của hệ thống thoát nước mưa, nước thải;
+ Duy tu, bảo dưỡng đảm bảo sự hoạt động bình thường của hệ thống thốt
nước mặt và nước thải;
+ Sửa chữa nhỏ và sửa chữa lớn các cơng trình thiết bị của hệ thống nước
mặt và nước thải;
+ Phát triển hệ thống mạng lưới thoát nước mặt và nước thải;


11

+ Kiểm tra chế độ hoạt động và chất lượng nước các hồ điều hịa trong đơ

thị;
+ Duy trì bảo dưỡng và sửa chữa các hồ điều hòa;
+ Kiểm tra theo dõi chế độ hoạt động của các cửa xả nước;
+ Kiểm tra chế độ hoạt động của các trạm bơm thoát nước mặt và nước thải;
+ Duy tu bảo dưỡng và sửa chữa các trạm bơm, máy bơm;
+ Kiểm tra chế độ hoạt động của các cơng trình xử lý nước thải;
+ Duy tu bảo dưỡng và sửa chữa các cơng trình thiết bị xử lý nước thải;
Theo TCVN 5576-1991 Hệ thống thốt nước-Quy phạm quản lý kỹ thuật
cơng tác quản lý kỹ thuật mạng lưới thoát nước bao gồm:
+ Kiểm tra hiện trạng mạng lưới theo tuyến cống nhằm phát hiện sự lún, các
dấu hiệu hư hỏng giếng, cống, sự tắc cống tràn nước bể mặt vào giếng cống, việc xả
nước thải không đúng quy định;
+ Mở nắp giếng thăm và xem xét trạng thái bên trong giếng như: mực nước,
sự tắc giếng do gạch đá rác rưởi… Về mùa khô mỗi tháng một lần phải xem xét
hiện trạng mạng lưới thoát nước.
Về mùa mưa phải thường xuyên kiểm tra cơng tác này. Khi xem xét bên
ngồi hiện trạng thốt nước, cơng nhân khơng được phép xuống giếng.
Khi kiểm tra mạng lưới thoát nước nếu phát hiện ra những hỏng hóc trong
đường ống, trong giếng và những sự cố khác thì phải có biện pháp khắc phục kịp
thời. Mỗi quý một lần phải tiến hành kiểm tra mạng lưới thốt nước. cơng tác này
phải được thực hiện trước mùa mưa bảo. Đội kiểm tra kỹ thuật mạng lưới thoát
nước phả được trang bị các dụng cụ cần thiết như: xẻng, xà beng, dấu chắn đường,
đèn pin, thắt lưng bảo hiểm, thuốc cấp cứu…
Đối với tuyến cống chính hai năm một lần phải tiến hành kiểm tra bên trong
bằng cách chui vào cống để nắm được trạng thái kỹ thuật và điều kiện thủy động lực
trong quá trình làm việc của họ.
Phải thường xun thơng rửa mạng lưới thốt nước như nạo vét cặn lắng, rác
rưởi, gạch đá…để đảm bảo cho mạng lưới làm việc bình thường. Việc thơng rửa các



12

tuyến cống thốt nước phải dựa theo tình hình cụ thể, kinh nghiệm quản lí mà định
kỳ hạn thơng rửa. Kế hoạch thơng rửa mạng lưới thốt nước hàng năm phải được
lập theo từng lưu vực. Tuần tự thông rửa phải từ thượng lưu đến hạ lưu.
1.1.3. Căn cứ pháp lý trong quản lý hệ thống thốt nước đơ thị
1. Văn bản pháp quy do chính phủ ban hành
- Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường và quy định mới nhất
xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường-Bộ tài nguyên và môi trường;
- Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;
- Nghị định số 25/2013/NĐ-CP về phí BVMT đối với nước thải. Nghị định
này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2013 và thay thế các Nghị định số
67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003; số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007; số
26/2010/NĐ-CP ngày 22/3/2010 về phí BVMT đối với nước thải. Thơng tư liên tịch
số 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT về Hướng dẫn thực hiện Nghị định số
25/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về phí bảo vệ mơi
trường đối với nước thải;
- Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2007 của chính phủ về
thốt nước đơ thị và khu cơng nghiệp;
- Nghị định 109/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 về quản lý không
gian ngầm đô thị;
- Quyết định số 1930/QĐ-TTg ngày 19/11/2009 của Thủ tướng chính phủ
phê duyệt định hướng phát triển thốt nước đơ thị và khu cơng nghiệp Việt Nam
đến năm 2025 và tầm nhìn năm 2050;.
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 28/12/2006 của bộ tài nguyên
môi trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường;
- QCXDVN 01.2008 –Quy chuẩn xây dựng –Chương 6: Quy hoạch thoát
nước, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang;
- QCVN số 07.2008-Quy chuẩn xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị;



×