Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng các dự án ĐTXDCT thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.42 MB, 113 trang )





LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin, tài
liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Kết quả nêu trong luận văn là
trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây.

Cao Bằng, ngày 20 tháng 5 năm 2014
Tác giả luận văn



Nguyễn Minh Châu





















LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy hướng dẫn luận văn
của mình, PGS.TS Nguyễn Bá Uân trong việc hướng dẫn lựa chọn đề tài và quá trình
thực hiện luận văn này. Trong suốt quá trình nghiên cứu, thầy đã kiên nhẫn hướng dẫn
chi tiết, hiệu chỉnh và kiểm duyệt tất cả các nội dung của luận văn. Sự hiểu biết sâu sắc
về khoa học, cũng như kinh nghiệm của thầy chính là tiền đề giúp tác giả đạt được kết
quả này.
Trong quá trình thực hiện, tác giả cũng nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều
đồng nghiệp trong và ngoài đơn vị công tác. Trong đó có chú Hợp, chú Lộc, cô Hà với
hơn 30 năm kinh nghiệm đã giúp tác giả về những thông tin, kinh nghiệm thực tế quá
trình ĐTXD các CTTL ở Cao Bằng. Trong đó có bạn Nông Văn Thuật ở xã Nam Tuấn
đã giúp đỡ tác giả rất nhiều trong việc đi thực tế và khai thác các nguồn số liệu. Trong
đó có chú Truyền, chú Quý ở Chi cục thủy lợi Cao Bằng, anh Tường, bạn Hà ở Công
ty TNHH MTV Thủy nông Cao Bằng đã giúp tác giả tiếp cận, khai thác thông tin về
hiện trạng các CTTL ở Cao Bằng; về nguyên nhân những tồn tại, hạn chế; về những
định hướng phát triển thủy lợi và lịch sử quá trình lập quy hoạch thủy lợi của tỉnh.
Trong đó có bạn Hùng, bạn Triều ở Văn phòng UBND tỉnh Cao Bằng đã hỗ trợ và giải
thích về một số chủ trương, chính sách, quy trình trong hoạt động đầu tư xây dựng của
tỉnh. Trong đó có lãnh đạo và cán bộ UBND các xã Nam Tuấn (Hòa An), xã Phong
Nậm (Trùng Khánh), UBND huyện Bảo Lâm đã cung cấp một số thông tin, số liệu.
Cảm ơn chị Bùi Bích Ngọc đã giúp tác giả rất nhiều trong việc tiếp cận, khai
thác các tài liệu của thư viện Trường đại học Thủy lợi.
Cảm ơn các bạn Q.Ngọc, bạn Thanh Vân, bạn Phương ở lớp 20KT21 đã khích
lệ và ủng hộ nhiệt tình tác giả trong việc hoàn thành sớm luận văn này.

Tuy nhiên, để có được kết quả này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân trong
gần 2 năm vừa qua, tác giả cũng rất biết ơn lãnh đạo công ty CPTVXD Thủy lợi -
Thủy điện Cao Bằng đã ủng hộ và tạo điều kiện về thời gian, kinh phí trong quá trình
học tập.



Cuối cùng, tác giả muốn bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới người vợ của mình đã
không quản ngại vất vả, khó khăn để giúp đỡ, động viên và luôn sát cánh với chồng
trong quãng thời gian nhiều biến động này.
Mặc dù vậy, do trình độ, kinh nghiệm và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên
luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, tác giả mong nhận được nhiều ý kiến đóng
góp.

Cao Bằng, ngày 20 tháng 5 năm 2014
Tác giả luận văn



Nguyễn Minh Châu





















DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CBĐT : Chuẩn bị đầu tư;
CĐT : Chủ đầu tư;
CLCT : Chất lượng công trình;
CTTL : Công trình thủy lợi;
CTXD : Công trình xây dựng;
ĐTXDCT : Đầu tư xây dựng công trình;
ĐTXD : Đầu tư xây dựng;
GPMB : Giải phóng mặt bằng;
HĐXD : Hoạt động xây dựng;
PTNT : Phát triển nông thôn;
QLCL : Quản lý chất lượng;
Ban QLDA : Ban quản lý dự án;
QLNN : Quản lý nhà nước;
XDCT : Xây dựng công trình;
UBND : Ủy ban nhân dân;


DANH MỤC BẢNG


Số hiệu Nội dung
Bảng 2.1 Các dự án nâng cấp, sửa chữa các công trình hồ chứa cũ
Bảng 2.2 Các dự án phai, đập dâng thủy lợi
Bảng 2.3 Một số công trình kè chống xói lở bờ, kè bảo vệ biên giới







DANH MỤC HÌNH

Số hiệu Nội dung
Hình 1.1 Sơ đồ hóa các yếu tố cơ bản tạo nên chất lượng công trình xây dựng
Hình 1.2 Sơ đồ các chủ thể tham gia quản lý dự án
Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Cao Bằng
Hình 2.2 Cánh đồng lúa huyện Hòa An
Hình 2.3 Mái hạ lưu hồ Nà Tấu đang được nâng cấp, sửa chữa
Hình 2.4 Khu tưới hồ Bản Viết, huyện Trùng Khánh
Hình 2.5 Kênh tưới chính công trình thủy lợi Cò Páo, Trùng Khánh
Hình 2.6 Tuyến kè sông Hiến chống xói lở và tạo cảnh quan đô thị
Hình 2.7 Tuyến kè chống xói lở dọc 2 bờ suối Hùng Quốc, Trà Lĩnh
Hình 2.8 Ruộng thuốc lá và kênh mương nội đồng dự án thủy lợi Nam Tuấn
Hình 2.9 Kè rọ đá và phai dâng thủy lợi xã Vĩnh Quang sau khôi phục
Hình 2.10 Đập dâng Tổng Luông: Thiết kế ngược và thi công cũng ngược
Hình 2.11 Kè sông Thể Dục khi bị sạt lở do xói chân















MỤC LỤC

Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục từ viết tắt và danh mục bảng
Danh mục hình
Mục lục
Mở đầu
Chương I: Cơ sở lý luận về chất lượng và quản lý chất lượng dự án đầu
tư xây dựng công trình

1
1.1. Một số khái niệm 1
1.1.1. Khái niệm về chất lượng và quản lý chất lượng 1
1.1.2. Sản phẩm xây dựng và chất lượng sản phẩm xây dựng 5
1.2. Quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình 6
1.2.1. Chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình và quản lý
chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình


6
1.2.2. Những nguyên tắc trong quản lý chất lượng dự án đầu tư
xây dựng công trình

7
1.2.3. Nội dung của quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng
công trình

8
1.2.4. Quyền và trách nhiệm của các chủ thể tham gia quản lý chất
lượng dự án đầu tư xây dựng công trình

9
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng dự án đầu
tư xây dựng công trình

14
1.3.1. Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình nói chung 14
1.3.2. Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi 18
1.4. Tình hình quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình ở
nước ta trong thời gian vừa qua

21




1.4.1. Những mặt đạt được trong công tác quản lý chất lượng
công trình xây dựng



21
1.4.2. Những vấn đề tồn tại trong công tác quản lý chất lượng
công trình xây dựng

21
1.5. Tình hình quản lý chất lượng dự án ĐTXDCT ở một số nước trong
khu vực và trên thế giới

23
1.5.1. Ở Singapore 23
1.5.2. Ở Trung Quốc 24
1.5.3. Ở Cộng hòa liên bang Nga 25
1.5.4. Ở Mỹ 25
1.5.5. Ở Cộng hòa Pháp 26
Kết luận chương I 27
Chương II: Phân tích thực trạng công tác quản lý chất lượng các dự án
ĐTXDCT thủy lợi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng


28
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng 28
2.1.1. Điều kiện tự nhiên 28
2.1.2. Điều kiện dân sinh kinh tế - xã hội 33
2.2. Tình hình đầu tư xây dựng các dự án thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Cao
Bằng trong những năm vừa qua

35
2.2.1. Một vài đặc điểm tự nhiên liên quan đến công tác xây dựng

công trình thủy lợi


35
2.2.2. Tình hình đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi của tỉnh 37
2.2.3. Hiệu quả kinh tế xã hội của các dự án đã đầu tư 44
2.3. Tình hình quản lý chất lượng các dự án ĐTXDCT thuỷ lợi trên địa
bàn tỉnh Cao Bằng trong những năm vừa qua

46
2.3.1. Hệ thống tổ chức QLCL dự án ĐTXDCT thủy lợi trên địa
bàn tỉnh Cao Bằng

46



2.3.2. Thực trạng công tác QLCL các dự án ĐTXDCT thủy lợi
trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong thời gian qua

51
2.4. Đánh giá chung về công tác QLCL các dự án ĐTXDCT thủy lợi
trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

62
2.4.1. Những kết quả đạt được 62
2.4.2. Những tồn tại hạn chế cần khắc phục 63
Kết luận chương 2 67
Chương III: Giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng các dự
án ĐTXDCT thủy lợi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

68
3.1. Định hướng phát triển thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 68
3.1.1. Bối cảnh chung của quá trình phát triển 68
3.1.2. Mục tiêu phát triển một số lĩnh vực kinh tế 68
3.2. Dự báo một số yếu tố ảnh hưởng đến ĐTXD và quản lý ĐTXD các
công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong thời gian tới

72
3.3. Cơ sở và nguyên tắc đề xuất các giải pháp tăng cường công tác
QLCL các dự án ĐTXDCT thủy lợi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng


73
3.3.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp 73
3.3.2. Nguyên tắc đề xuất các giải pháp 73
3.4. Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác QLCL các dự án
ĐTXDCT thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

75
3.4.1. Các giải pháp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư 75
3.4.2. Trong giai đoạn thực hiện đầu tư 84
3.4.3. Trong giai đoạn quản lý vận hành 89
3.4.4. Một số giải pháp hỗ trợ khác 90
Kết luận chương 3 93
Kết luận và kiến nghị 94
Danh mục tài liệu tham khảo 98





MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng là một ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng trong tiến trình phát
triển kinh tế - xã hội của một địa phương cũng như của một đất nước. ĐTXDCT góp
phần tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng, hạ tầng kỹ thuật để phục vụ cho các ngành kinh tế
khác phát triển.
Chất lượng CTXD có tác động rất lớn đến hiệu quả sản xuất và chất lượng cuộc
sống, bởi chất lượng CTXD ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn sinh mạng, an toàn tài sản
và quyền lợi hợp pháp của các tổ chức, các cộng đồng và người dân.
Theo quan niệm hiện đại, chất lượng sản phẩm nói chung, chất lượng CTXD
nói riêng không chỉ là độ bền cơ học, độ an toàn của kết cấu, hay chất lượng, giá trị vật
liệu thành tạo nên sản phẩm, mà chất lượng còn được đo bằng nhiều tiêu chí khác như:
Tính hiệu quả, tiện ích, an toàn, phù hợp khi sử dụng, giá cả hợp lý; sản phẩm được
kiểm soát trong quá trình chế tạo, sản xuất, xây dựng bằng một hệ thống QLCL; Sản
phẩm phải được cung cấp đến người sử dụng đúng thời gian mong đợi, đúng cam kết;
Sản phẩm phải được bảo hành hậu bán hàng và trong quá trình sử dụng;…
Như vậy, chất lượng sản phẩm không chỉ là các tập hợp, các thuộc tính bản chất
của sự vật mà còn là mức độ thỏa mãn các thuộc tính ấy với những yêu cầu, những
mục tiêu đã xác định và hơn thế là các yêu cầu sử dụng trong những điều kiện cụ thể.
Chất lượng sản phẩm vừa có tính chủ quan, vừa có tính khách quan. Một cách tổng
quát có thể coi chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu về: Khả năng sử dụng; Giá cả
thỏa mãn mong đợi; Đúng thời điểm.
Quản lý chất lượng dự án là tập hợp các hoạt động của chức năng quản lý, là
một quá trình nhằm đảm bảo cho dự án thỏa mãn tốt nhất các yêu cầu và mục tiêu đề
ra. Quản lý chất lượng dự án bao gồm việc xác định các chính sách chất lượng, mục
tiêu, trách nhiệm và việc thực hiện chúng không qua các hoạt động: lập kế hoạch chất
lượng, kiểm soát và bảo đảm chất lượng trong hệ thống. Ba nội dung lập kế hoạch,
đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng có mối quan hệ chặt chẽ, tương tác nhau.
Mỗi nội dung xuất hiện ít nhất một lần trong mỗi pha của chu kỳ dự án, mỗi nội dung

đều là kết quả do hai nội dung kia đem lại, và cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến kết
quả thực hiện hai nội dung kia.



Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, trong những năm vừa qua, công tác
ĐTXD các công trình các CTTL trên địa bàn tỉnh Cao Bằng ngày tăng mạnh, tính đến
nay toàn tỉnh đã xây dựng được 2.968 công trình thuỷ lợi lớn nhỏ, trong đó có 1.513
công trình có quy mô tưới trên 2ha [19]. Các công trình này thực sự đã có những đóng
góp to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh lương thực, góp
phần giữ vững an ninh biên giới của địa phương. Tuy vậy, cũng còn rất nhiều vấn đề
tồn tại trong công tác quản lý các dự án ĐTXDCT thủy lợi trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là
trong công tác QLCL đầu tư xây dựng của các dự án. Những tồn tại này đã dẫn đến
các vấn đề về chất lượng sử dụng, tính an toàn, hiệu quả,… của các dự án trong quá
trình sử dụng. Vấn đề tăng cường công tác QLCL các dự án ĐTXD nói chung, các dự
án ĐTXDCT thủy lợi nói riêng đang là vấn đề hết sức cấp thiết ở Cao Bằng.
Trước những vấn đề do thực tiễn đặt ra, tác giả đã lựa chọn đề tài luận văn tốt
nghiệp với tên gọi “Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng các dự
án ĐTXDCT thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng” nhằm góp phần tăng cường hơn
nữa công tác QLCL các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách của địa phương nơi tác
giả công tác.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Từ việc hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về QLCL các dự
án ĐTXDCT nói chung, các dự án ĐTXDCT thủy lợi nói riêng và các nhân tố ảnh
hưởng đến công tác này, đồng thời căn cứ vào thực trạng công tác QLCL các dự án
ĐTXD trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm tăng
cường công tác QLCL các dự án ĐTXD thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác QLCL các dự án ĐTXDCT thủy lợi

sử dụng vốn ngân sách và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác này trên địa bàn tỉnh
Cao Bằng.
b. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Nghiên cứu tình hình hiện tại về công tác QLCL các dự án
ĐTXD thủy lợi, những mặt thuận lợi, mặt khó khăn chủ quan và khách quan liên quan
đến hiệu quả QLCL các dự án;
Phạm vi không gian: Nghiên cứu công tác QLCL các dự án ĐTXD thủy lợi trên



địa bàn tỉnh Cao Bằng;
Phạm vi thời gian: Thu thập số liệu về công tác QLCL các dự án ĐTXD thủy
lợi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng từ năm 2008 đến năm 2012.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành được mục tiêu và các nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn sử dụng
các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp điều tra, khảo sát áp dụng khi thu thập thông tin, tài liệu của các
công trình thực tế đã thực hiện, sử dụng phương pháp chọn mẫu để chọn mẫu điều tra
đối với các đối tượng nghiên cứu;
- Phương pháp phân tích tổng hợp, phân tích so sánh; Phương pháp đối chiếu với
hệ thống văn bản pháp quy sử dụng trong phân tích đánh giá thực trạng công tác
QLCL các dự án ĐTXDCT thủy lợi tại Cao Bằng;
- Phương pháp chuyên gia và Phương pháp hệ thống hóa được sử dụng trong
phân tích và đánh giá để đề xuất các giải pháp của đề tài.














- 1 -

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm về chất lượng và quản lý chất lượng
1. Chất lượng và các đặc điểm của chất lượng
Chất lượng sản phẩm là một khái niệm đã xuất hiện từ lâu và được sử dụng
rất phổ biến trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Tuy nhiên, để hiểu rõ và
đầy đủ về khái niệm chất lượng sản phẩm thì thật không hề đơn giản. Bởi đây là
một phạm trù phức tạp phản ánh tổng hợp các nội dung kỹ thuật, kinh tế và xã hội.
Tùy theo đối tượng sử dụng từ “chất lượng” sẽ có ý nghĩa khác nhau. Người
sản xuất coi chất lượng là điều họ phải làm để đáp ứng các quy định và các yêu cầu
do khách hàng đặt ra và để được khách hàng chấp nhận. Chất lượng được so sánh
với chất lượng của đối thủ cạnh tranh và đi kèm theo các chi phí, giá cả. Do con
người và nền văn hóa ở các nơi trên thế giới là khác nhau, nên cách hiểu của họ về
chất lượng cũng khác nhau.
Nói như vậy nhưng không phải chất lượng là một khái niệm quá trừu tượng
đến mức người ta không thể có một cách diễn giải tương đối thống nhất, mặc dù
khái niệm này sẽ còn luôn luôn thay đổi.
Theo TCVN 5814:1994: “Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực

thể có liên quan đến khả năng của thực thể đó thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra
và nhu cầu về tiềm ẩn”.
Theo tiêu chuẩn của Trung Quốc (GB/T 10300.1-88): “Chất lượng là tổng
hòa đặc trưng, đặc tính của sản phẩm, quá trình hoặc dịch vụ thỏa mãn quy định
hoặc đáp ứng yêu cầu (nhu cầu)”.
Tổ chức Châu Âu về kiểm soát chất lượng định nghĩa như sau: “Chất lượng
là mức phù hợp của sản phẩm đối với yêu cầu của người tiêu dùng”.
Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn ISO 9000:2000 định nghĩa về chất lượng như
sau: “Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể tạo cho thực thể đó khả
năng thỏa mãn những nhu cầu đã được công bố hoặc còn tiềm ẩn”.
- 2 -

Qua các khái niệm trên ta có thể thấy một số đặc điểm của khái niệm chất
lượng như sau:
- Chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu. Nếu một sản phẩm vì lý do
nào đó mà không thỏa mãn được nhu cầu thì phải bị coi là có chất lượng kém, cho
dù trình độ công nghệ để chế tạo ra sản phẩm đó có thể rất hiện đại.
- Do chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu, mà nhu cầu luôn luôn
biến động nên chất lượng cũng luôn luôn biến động theo thời gian, không gian và
điều kiện sử dụng.
- Khi đánh giá chất lượng của một đối tượng nào đó, ta phải xét và chỉ xét
đến mọi đặc tính của đối tượng có liên quan đến sự thỏa mãn những nhu cầu cụ thể.
Các nhu cầu này không chỉ từ phía khách hàng mà còn từ các bên liên quan, ví dụ
như các yêu cầu mang tính pháp chế, nhu cầu của cộng đồng xã hội.
- Nhu cầu có thể được công bố rõ ràng dưới dạng các quy định, tiêu chuẩn
nhưng cũng có nhu cầu không thể miêu tả rõ ràng, người sử dụng chỉ có thể cảm
nhận chúng, hoặc có khi chỉ phát hiện được chúng trong quá trình sử dụng.
- Chất lượng không chỉ là thuộc tính của sản phẩm, hàng hóa thông dụng mà
ta vẫn sử dụng hằng ngày. Chất lượng có thể áp dụng cho một hệ thống, một quá
trình thực hiện một sản phẩm, một dịch vụ.

Như vậy, những định nghĩa và quan niệm trên cho thấy chất lượng của sản phẩm
vừa có tính chủ quan, vừa có tính khách quan. Một cách tổng quát có thể coi chất lượng
là sự phù hợp với nhu cầu. Ngoài nhu cầu của khách hàng, của người sử dụng sản
phẩm, còn cần quan tâm đến nhu cầu của xã hội, thể hiện ở sự tuân thủ luật pháp và ý
nguyện của cộng đồng. Sự phù hợp này thể hiện trên cả ba phương diện đó là:
- Khả năng sử dụng;
- Giá cả thỏa mãn mong đợi;
- Đúng thời điểm.
Như vậy chất lượng không phải là một giá trị tuyệt đối, nó có những đặc tính
có thể quan sát thấy và đo lượng được để định lượng giá trị, nhưng cũng có những
đặc tính chỉ có thể cảm nhận thấy mà không thể đo lường được.
2. Quản lý chất lượng
- 3 -

Quản lý chất lượng là các hoạt động có phối hợp để định hướng và kiểm
soát một tổ chức về chất lượng nhằm đảm bảo đáp ứng được yêu cầu về chất lượng
mà khách hàng đặt ra. Việc định hướng và kiểm soát về chất lượng nói chung bao
gồm các công việc như lập chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng, hoạch định
chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng.
a. Phương châm chất lượng và mục tiêu chất lượng
- Phương châm chất lượng (Quality Policy) là sự thể hiện tôn chỉ và phương
hướng chất lượng chung của tổ chức do người đứng đầu tổ chức khởi xướng và
khống chế và quyết định.
- Mục tiêu chất lượng (Quality Objective) là sự cụ thể hóa phương châm chất
lượng theo các yếu tố chất lượng mấu chốt, như tính công năng sử dụng, tính phù
hợp, độ an toàn, độ tin cậy, sự thỏa mãn,
b. Quản lý chất lượng và hệ thống chất lượng
- Quản lý chất lượng (Quality Management) là toàn bộ hoạt động của chức
năng quản lý để lập và thực thi phương châm chất lượng, bao gồm việc xác định
chính sách chất lượng, mục tiêu, trách nhiệm và thực hiện chúng bằng các biện pháp

như lập kế hoạch chất lượng, kiểm soát chất lượng, bảo đảm chất lượng và cải tiến
chất lượng trong khuôn khổ của hệ thống QLCL.
- Hệ thống chất lượng (Quality System): Để thực hiện QLCL, một số tổ chức
phải thiết lập và vận hành hệ thống chất lượng, bao gồm cơ cấu tổ chức, thủ tục, quá
trình và nguồn lực cần thiết, trong đó cơ cấu tổ chức là những quy định trách nhiệm,
quyền hạn và mối quan hệ lẫn nhau của các bộ phận trong tổ chức. Hệ thống chất
lượng được thiết kế chủ yếu nhằm thỏa mãn nhu cầu quản lý nội bộ của tổ chức.
c. Kế hoạch chất lượng
Kế hoạch chất lượng (Quality Plan): hay còn gọi là phương án chất lượng, là
tài liệu nêu biện pháp thực hiện, nguồn lực và trình tự hoạt động gắn liền với chất
lượng cho một sản phẩm, hợp đồng hay một dự án cụ thể.
d. Đảm bảo chất lượng
Đảm bảo chất lượng (Quality Assurance) là toàn bộ hoạt động có kế hoạch,
có hệ thống, có phương pháp, có quy trình chất lượng nhằm duy trì chất lượng sản
- 4 -

phẩm hoặc dịch vụ thỏa mãn yêu cầu quy định, bao gồm đảm bảo chất lượng nội
bộ, đảm bảo chất lượng theo yêu cầu từ phía ngoài.
e. Kiểm soát chất lượng
Kiểm soát chất lượng (Quality Control) là các hoạt động và kỹ thuật tác
nghiệp nhằm theo dõi một quá trình theo một kế hoạch đã được định trước, đồng
thời loại trừ những nguyên nhân làm hoạt động không thỏa mãn ở mọi giai đoạn của
vòng tròn QLCL để đạt hiệu quả kinh tế.
f. Khống chế chất lượng
Khống chế chất lượng (Quality Domination) là việc sử dụng các công cụ và
biện pháp kỹ thuật hữu hiệu để đạt yêu cầu chất lượng. Mục đích của nó là để khống
chế các quá trình và trình tự công việc trong quá trình hình thành chất lượng, thực
hiện phương châm “lấy dự phòng làm chính” nhằm đạt yêu cầu chất lượng quy
định, nâng cao hiệu quả kinh tế.
3. Một số phương pháp quản lý chất lượng

a. Kiểm tra chất lượng (Quality Inspection)
Đây là phương pháp kiểm tra chất lượng bằng cách phân loại, sàng lọc các
sản phẩm đã được chế tạo bằng các biện pháp đo đạc, kiểm định, đối chiếu với các
tiêu chuẩn, chuẩn mực về chất lượng. Đặc điểm của phương pháp này là nhiều khi
phải xử lý “việc đã rồi”, do đó gây lãng phí, khó sửa chữa.
b. Kiểm soát chất lượng (Quality Control)
Là phương pháp kiểm soát toàn bộ mọi yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá
trình hình thành chất lượng thông qua các hoạt động kỹ thuật và tác nghiệp thích
hợp để đạt được một chuẩn mực chất lượng, bao gồm kiểm soát các yếu tố: con
người, phương pháp và quá trình sản xuất, nguyên vật liệu đầu vào, quản lý và sử
dụng máy móc thiết bị, môi trường và mặt bằng sản xuất. Mục đích chính của hoạt
động kiểm soát là đảm bảo làm đúng, làm tốt ngay từ đầu của mọi quá trình.
c. Đảm bảo chất lượng (Quality Assurance)
Đảm bảo chất lượng là toàn bộ các hoạt động có kế hoạch, có tổ chức trong
hệ thống chất lượng nhằm đáp ứng các yêu cầu đặt ra về chất lượng sản phẩm, bao
gồm đảm bảo chất lượng nội bộ và đảm bảo chất lượng bên ngoài.
d. Kiểm soát chất lượng toàn diện (Total Quality Control)
- 5 -

Kiểm soát chất lượng toàn diện là một phương pháp quản lý và khống chế
chất lượng dựa trên cơ sở:
- Nỗ lực hợp tác ở tất cả các khâu, các bộ phận.
- Cùng nhau hướng vào duy trì và cải tiến chất lượng.
- Tiết kiệm chi phí, thỏa mãn mong đợi của khách hàng.
Quản lý chất lượng toàn diện là cách tiếp cận kiểu mới về QLCL. Đó là quản
trị đồng bộ một công cuộc kinh doanh hoặc hoạt động của một tổ chức nhằm đảm
bảo chất lượng dịch vụ và thỏa mãn đầy đủ nhu cầu của khách ở mọi công đoạn.
1.1.2. Sản phẩm xây dựng và chất lượng sản phẩm xây dựng
1. Khái niệm sản phẩm xây dựng
Sản phẩm xây dựng là các CTXD đã hoàn chỉnh, là kết quả tổng hợp và kết

tinh sản phẩm của nhiều ngành sản xuất. Theo Điều 3 khoản 2 của Luật Xây dựng:
“Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người,
vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có
thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên
mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm: Công trình
xây dựng dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, năng lượng và các
công trình khác”.
2. Khái niệm về chất lượng công trình xây dựng
a. Chất lượng công trình xây dựng
Chất lượng của CTXD cũng có những đặc tính chất lượng của sản phẩm nói
chung đã được nêu ở trên.
Qua những định nghĩa, những quan niệm về chất lượng đều thấy thể hiện rõ
những điểm chung về chất lượng sản phẩm. Đó là sự tổng hòa của đặc trưng (thể
hiện bề ngoài) và đặc tính (thể hiện tính nội tại, tính bên trong) của một sự vật (như
một sản phẩm) hay sự việc (như sự phục vụ, dịch vụ) thỏa mãn quy định (như đòi
hỏi của quy chuẩn, tiêu chuẩn của pháp luật) hoặc đáp ứng yêu cầu (của xã hội, của
người tiêu dùng).
Như vậy, có thể nhận thấy “chất lượng sản phẩm” bao gồm hai nội dung
chính, đó là:
- 6 -

+ Tính thích dụng, tức là sản phẩm hoặc dịch vụ nhất thiết phải thỏa mãn
yêu cầu của quy định hoặc của sự phù hợp.
+ Chất lượng là sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng theo hợp đồng đã
ký kết và đảm bảo đem lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp.
Theo nhận thức phổ biến, CTXD chính là sản phẩm xây dựng. Chất lượng
CTXD là những yêu cầu về an toàn, bền vững, kỹ thuật và mỹ thuật của công trình
phù hợp với Quy chuẩn và Tiêu chuẩn xây dựng, phù hợp với các quy định trong
văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và hợp đồng giao nhận thầu xây dựng.
Như vậy, chất lượng sản phẩm xây dựng được hiểu là chất lượng CTXD và

được biểu hiện qua các đặc tính sau:
- Tính công năng được thể hiện ở mức độ thích dụng, đó là sự bố cục không
gian hợp lý, thuận lợi trong sử dụng, thích ứng các hoàn cảnh;
- Cấu tạo kết cấu được thể hiện ở sự thuận lợi trong thi công, trong công tác
kiểm tra, sửa chữa và cải tạo nâng cấp sau này;
- Tiêu chuẩn mỹ quan được thể hiện ở hình khối kiến trúc, màu sắc, tính phù
hợp với cảnh quan chung;
- Các tiêu chuẩn vật lý kiến trúc như chiếu sáng, thông gió, cách âm, nhiệt;
- Tuổi thọ công trình được thể hiện ở niên hạn sử dụng và chu kỳ đại tu;
- Độ tin cậy được thể hiện ở cường độ chịu lực, tính ổn định, khả năng chịu gió
bão, động đất, chống xâm thực, phá hủy của hóa chất và môi trường xung quanh;
- Tính an toàn được thể hiện ở mức độ ảnh hưởng đến môi trường, mức độ
đảm bảo an toàn sức khỏe con người trong sử dụng và mức độ nghiêm trọng khi xảy
ra sự cố;
- Tính kinh tế được thể hiện ở chi phí nguyên vật liệu chủ yếu, thời gian và
hiệu quả đầu tư; chi phí sử dụng thường xuyên, chi phí duy tu bảo dưỡng.
1.2. Quản lý chất lượng dự án ĐTXDCT
1.2.1. Chất lượng dự án ĐTXDCT và quản lý chất lượng dự án ĐTXDCT
Chất lượng gắn liền với sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, vì vậy nếu sản
phẩm hay dịch vụ nào không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì sẽ bị coi là
kém chất lượng cho dù trình độ công nghệ sản xuất hay sản phẩm có thể rất hiện
đại. Như vậy, chất lượng dự án ĐTXDCT có thể hiểu là việc một dự án ĐTXDCT
- 7 -

trong quá trình thực hiện đến khi hoàn thành đáp ứng được sự thỏa mãn các nhu cầu
của khách hàng.
Đối với một dự án ĐTXDCT trong một phạm vi nhất định cũng có thể được
coi là một CTXD, vì vậy khái niệm về chất lượng dự án ĐTXDCT cũng được hiểu
như khái niệm chất lượng CTXD đã được trình bày ở Mục 1.1.2.
Khái niệm về chất lượng công trình xây dựng có thể mô tả thông qua sơ đồ

trình bày ở Hình 1.1.
Chất lượng
công trình xây dựng
=
Đảm bảo
+
Phù hợp
· An toàn
· Bền vững
· Kỹ thuật
· Mỹ thuật
· Quy chuẩn
· Tiêu chuẩn
· Quy phạm pháp luật
· Hợp đồng

Hình 1.1. Sơ đồ hóa các yếu tố cơ bản tạo nên chất lượng
công trình xây dựng [14]
Nhìn vào sơ đồ các yếu tố tạo nên CLCT được mô tả ở hình 1.1, chất lượng
CTXD không chỉ đảm bảo sự an toàn về mặt kỹ thuật mà còn phải thỏa mãn các yêu
cầu về an toàn sử dụng có chứa đựng yếu tố xã hội và kinh tế.
Chất lượng CTXD chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố cơ
bản và quan trọng nhất là năng lực quản lý (của các cơ quan QLNN, của CĐT) và
năng lực của các nhà thầu tham gia các quá trình hình thành sản phẩm xây dựng.
Quản lý chất lượng dự án ĐTXDCT là sự áp dụng các kiến thức, kỹ năng,
kỹ thuật và công cụ về xây dựng vào các hoạt động có liên quan đến chất lượng của
dự án ĐTXDCT để thỏa mãn các yêu cầu về chất lượng đối với dự án.
1.2.2. Những nguyên tắc trong quản lý chất lượng xây dựng công trình
Quản lý chất lượng CTXD phải tuân thủ theo những nguyên tắc sau đây:
- Quản lý chất lượng XDCT phải được thực hiện theo đúng quy chuẩn kỹ

thuật, quy trình cộng nghệ ở các giai đoạn, các nội dung và trong từng quá trình,
từng giai đoạn của dự án;
- Trong quá trình XDCT các đơn vị vừa phải chịu sự quản lý nội bộ, vừa phải
chịu sự quản lý của các bên tham gia theo quy định của pháp luật;
- 8 -

- Bảo đảm thực hiện các công việc của dự án theo đúng thời gian, không kéo
dài và cũng không được đốt cháy thời gian công nghệ, về không gian phải đảm bảo
đúng vị trí các kết cấu, chi tiết kết cấu theo bản vẽ thiết kế được duyệt, việc thực
hiện đối với từng kết cấu và của công trình phải được giám sát chặt chẽ của các bên
tham gia;
- Yêu cầu về chất lượng phụ thuộc riêng vào tính chất của từng công trình và
điều kiện, chi phí cho phép nhưng không được vi phạm quy chuẩn xây dựng;
- Quan điểm phòng ngừa sai phạm phải được quán triệt ở mọi giai đoạn, ở mọi
khâu kỹ thuật. Nếu mắc sai phạm thì phải được sửa chữa đúng cách do người có
thẩm quyền phê duyệt, không được sửa chữa bằng cách hàn gắn, chắp vá cho xong.
1.2.3. Nội dung của quản lý chất lượng dự án ĐTXDCT
Cùng với quản lý chi phí và quản lý tiến độ, quản lý chất lượng là 1 trong 3
thành phần quan trọng và thiết yếu của một dự án ĐTXDCT.
Do vậy, ngay từ khi Luật Xây dựng được ban hành và có hiệu lực, Chính phủ
Việt Nam cũng đã ban hành riêng các Nghị định về Quản lý chất lượng công trình
xây dựng, Nghị định mới nhất hiện đang có hiệu lực là Nghị định số 15/2013/NĐ-
CP ban hành ngày 6 tháng 2 năm 2013.
Theo Nghị định 15/2013/NĐ-CP thì nội dung của QLCL dự án ĐTXDCT là
các quy định về quản lý có hệ thống theo từng giai đoạn trong việc thực hiện dự án
nhằm đảm bảo chất lượng theo yêu cầu và làm cơ sở để thỏa mãn tối đa các yêu cầu
khác về chất lượng mà khách hàng đặt ra. Công tác QLCL được tiến hành từ giai
đoạn khảo sát, giai đoạn thiết kế, giai đoạn thi công đến giai đoạn thanh quyết toán
và bảo hành công trình.
Các nội dung QLCL công trình có thể được phân chia như sau:

1. Phân chia theo đối tượng quản lý
- Quản lý chất lượng công tác khảo sát xây dựng;
- Quản lý chất lượng công tác thiết kế CTXD;
- Quản lý chất lượng công tác thi công XDCT (bao gồm cả mua sắm vật tư,
thiết bị);
- Quản lý công tác lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình.
2. Phân chia theo giai đoạn quản lý
- 9 -

- Giai đoạn chuẩn bị đầu tư;
- Giai đoạn thực hiện đầu tư;
- Giai đoạn khai thác vận hành;
1.2.4. Quyền và trách nhiệm của các chủ thể tham gia QLCL dự án ĐTXDCT
Quá trình quản lý ĐTXD của một dự án có sự tham gia của nhiều chủ thể
khác nhau. Có thể khái quát mô hình các chủ thể tham gia quản lý dự án đầu tư như
Hình 1.2.
1. Các chủ thể tham gia quản lý chất lượng dự án ĐTXDCT
Các chủ thể tham gia quản lý chất lượng dự án ĐTXDCT, gồm có:
1) Cơ quan QLNN về xây dựng: Tùy theo từng lĩnh vực công trình, các đơn
vị này có thể là cơ quan thẩm định, kiểm định, chính quyền địa phương, thanh tra
nhà nước và thanh tra chuyên ngành.











Hình 1.2. Sơ đồ các chủ thể tham gia quản lý dự án
2) Chủ đầu tư công trình;
3) Các nhà thầu tư vấn (về các công việc khảo sát, thiết kế, thí nghiệm, kiểm
định, quản lý dự án, giám sát thi công);
4) Nhà thầu thi công xây dựng công trình;
5) Nhà thầu bảo hiểm công trình;
Trong cơ chế điều hành, quản lý dự án đầu tư và xây dựng nêu trên, mỗi cơ
quan, tổ chức có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm được quy định cụ thể trong
Luật xây dựng số 16/2003/QH11.
Cơ quan quản lý nhà nước
về đầu tư và xây dựng
Người có thẩm quyền
quyết định đầu tư

Chủ
đầu tư
Các nhà thầu tư vấn
Nhà thầu xây lắp
- 10 -

2. Quyền và trách nhiệm của các chủ thể trong QLCL dự án ĐTXDCT [6]
Quyền và trách nhiệm của các chủ thể trong việc QLCL dự án ĐTXDCT
được tóm lược như sau:
a. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng
- Thực hiện việc hướng dẫn, kiểm tra công tác QLCL xây dựng của các tổ
chức, cá nhân tham gia HĐXD, mang tính chất vĩ mô và định hướng;
- Thực hiện công việc thẩm tra, thẩm định hồ sơ dự án theo đề nghị của CĐT;
- Chính quyền địa phương có thể gửi các ý kiến về dự án xây dựng đến cơ
quan quyết định đầu tư, đến CĐT để đảm bảo yêu cầu chất lượng;

- Các cơ quan thanh tra thực hiện công việc thanh tra, kiểm tra về CLCT theo
định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu;
- Các cơ quan QLNN chịu trách nhiệm về tình hình chất lượng CTXD trên địa
bàn được phân cấp quản lý, không phải là về chất lượng cụ thể của từng công trình.
b. Đối với Chủ đầu tư
Theo quy định thì CĐT là người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý
và sử dụng vốn để ĐTXDCT, đồng thời CĐT cũng được xác định là chủ thể quan
trọng nhất trong việc QLCL công trình, chịu trách nhiệm xuyên suốt và toàn diện về
mọi mặt của công trình. CĐT có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan tổ chức tham
gia quản lý và chịu sự quản lý của nhiều Bộ, ngành, các cơ quan liên quan mà trực
tiếp là người quyết định đầu tư.
* Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư (lập báo cáo đầu tư, lập dự án đầu tư, hoặc lập
BCKTKT)
- Xác định nội dung, nhiệm vụ của dự án ĐTXDCT;
- Thực hiện việc lựa chọn, đàm phán, ký kết, giám sát, đình chỉ hoặc chấm
dứt thực hiện hợp đồng, triển khai đúng hợp đồng đối với nhà thầu tư vấn;
- Được quyền yêu cầu và phải cung cấp thông tin, tài liệu đối với các tổ chức
có liên quan phục vụ cho các công việc về CLCT;
- Tổ chức nghiệm thu, thẩm định, phê duyệt dự án ĐTXDCT theo thẩm
quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt;
- Lưu trữ hồ sơ dự án ĐTXDCT;
- 11 -

- Các quyền khác và nghĩa vụ khác về QLCL công trình theo quy định của
pháp luật.
* Trong giai đoạn thực hiện đầu tư (khảo sát, thiết kế và thi công XDCT)
- Thực hiện việc đàm phán, ký kết, giám sát, đình chỉ hoặc chấm dứt thực hiện
hợp đồng, triển khai đúng hợp đồng đối với các nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công;
- Xác định và phê duyệt nhiệm vụ thiết kế;
- Điều chỉnh (nếu cần) và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát;

- Lựa chọn nhà thầu khảo sát, thiết kế, nhà thầu thi công;
- Cung cấp thông tin, tài liệu cho việc khảo sát, thiết kế, thi công;
- Yêu cầu sửa đổi, bổ sung thiết kế;
- Bàn giao mặt bằng thi công "sạch" và đúng thời hạn;
- Có thể tạm dừng thi công khi nhà thầu thi công vi phạm các quy định về
quản lý chất lượng;
- Không thanh toán giá trị khối lượng không đảm bảo chất lượng;
- Tổ chức kiểm tra và giám sát thi công xây dựng công trình;
- Tổ chức kiểm định chất lượng công trình khi cần thiết;
- Chịu trách nhiệm về việc đảm bảo công trình thi công đúng chất lượng;
- Tổ chức nghiệm thu, thẩm định, phê duyệt thiết kế, quyết toán công trình
theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt;
- Lưu trữ hồ sơ khảo sát, thiết kế, hồ sơ hoàn công theo quy định;
- Các quyền và nghĩa vụ khác về QLCL công trình theo quy định của pháp luật.
* Trong giai đoạn kết thúc đầu tư (nghiệm thu, bàn giao và thanh quyết toán)
- Chủ đầu tư XDCT có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu, tiếp nhận CTXD.
Các hạng mục đã hoàn thành của CTXD và toàn bộ CTXD đã hoàn thành chỉ được
phép đưa vào sử dụng sau khi được CĐT nghiệm thu.
- Người tham gia nghiệm thu, bàn giao công trình phải chịu trách nhiệm cá nhân
về sản phẩm do mình xác nhận trong quá trình thi công XDCT và bàn giao CTXD.
Tuỳ theo đặc điểm cụ thể của dự án, CĐT có thể uỷ quyền cho Ban QLDA
thực hiện một phần hoặc toàn bộ các nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
c. Đối với các nhà thầu tư vấn
- 12 -

Xét về tổng thể, các nhà thầu tư vấn chỉ có các quyền và phải chịu trách
nhiệm về những quy định pháp lý và những điều khoản đã nêu trong hợp đồng, đặc
biệt là các quy định về chất lượng sản phẩm và thời gian thực hiện cần phải đảm
bảo chặt chẽ, đúng quy định.
* Đối với nhà thầu tư vấn khảo sát

- Được quyền yêu cầu CĐT cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến công
việc khảo sát phục vụ lập dự án ĐTXDCT hoặc thiết kế công trình;
- Từ chối thực hiện các yêu cầu trái pháp luật của CĐT, các yêu cầu khác
ngoài nhiệm vụ khảo sát đã phê duyệt;
- Chỉ được khảo sát công trình phù hợp với năng lực hoạt động khảo sát xây
dựng đã được cấp phép đối với tổ chức, cá nhân;
- Thực hiện đúng công việc theo hợp đồng đã ký kết, đảm bảo chất lượng;
- Chịu trách nhiệm về chất lượng hồ sơ khảo sát xây dựng do mình lập;
- Ðề xuất, bổ sung nhiệm vụ khảo sát khi phát hiện các yếu tố ảnh hưởng
trực tiếp đến giải pháp thiết kế.
* Đối với nhà thầu tư vấn thiết kế
- Được quyền yêu cầu CĐT cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc
lập dự án ĐTXDCT hoặc thiết kế công trình;
- Từ chối thực hiện các yêu cầu trái pháp luật của CĐT, các yêu cầu khác
ngoài nhiệm vụ thiết kế đã phê duyệt;
- Chỉ được lập dự án ĐTXDCT, thiết kế XDCT phù hợp với năng lực HĐXD
đã được cấp phép đối với tổ chức, cá nhân;
- Thực hiện đúng công việc theo hợp đồng đã ký kết, đảm bảo chất lượng;
- Chịu trách nhiệm về chất lượng hồ sơ dự án đầu tư, hồ sơ thiết kế XDCT do
mình lập;
- Quyền tác giả đối với thiết kế công trình, thực hiện giám sát tác giả trong
quá trình thi công xây dựng;
- Lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng (nếu có) phục vụ cho công tác thiết kế phù
hợp với yêu cầu của từng bước thiết kế;
- 13 -

- Đảm bảo sản phẩm được thực hiện theo đúng nội dung các bước thiết kế đã
quy định; phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng được áp dụng và
nhiệm vụ thiết kế, hợp đồng giao nhận thầu thiết kế với CĐT.
- Đồ án thiết kế chỉ được thực hiện khi chủ nhiệm đồ án thiết kế và các chủ

trì thiết kế có đủ năng lực theo quy định của Bộ Xây dựng. Người chủ nhiệm đồ án
thiết kế và các chủ trì thiết kế phải chịu trách nhiệm cá nhân về chất lượng sản
phẩm do mình thực hiện.
- Tổ chức tư vấn thiết kế phải có hệ thống QLCL sản phẩm thiết kế để kiểm
soát chất lượng sản phẩm thiết kế.
- Tổ chức tư vấn lập thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật thi công phải
thực hiện giám sát tác giả trong quá trình thi công xây lắp theo quy định.
- Tổ chức tư vấn thiết kế không được giao thầu lại toàn bộ hợp đồng hoặc
phần chính của nội dung hợp đồng cho một tổ chức tư vấn thiết kế khác.
- Việc nghiệm thu sản phẩm thiết kế phải lập biên bản theo mẫu quy định,
trong đó có nêu rõ những sai xót (nếu có), thời gian khắc phục, bổ sung và kết luận
về chất lượng.
* Đối với nhà thầu tư vấn giám sát
- Nghiệm thu xác nhận khi công trình đã thi công bảo đảm đúng thiết kế,
theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và bảo đảm chất lượng;
- Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện theo đúng hợp đồng;
- Thực hiện giám sát công trình theo đúng hợp đồng;
- Không nghiệm thu khối lượng không đảm bảo chất lượng, không đạt yêu
cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn thiết kế;
- Từ chối nghiệm thu khi công trình không đạt yêu cầu chất lượng;
- Đề xuất với CĐT xây dựng công trình những bất hợp lý về thiết kế để kịp
thời sửa đổi;
- Không được thông đồng với nhà thầu thi công xây dựng, với CĐT xây
dựng công trình và có các hành vi vi phạm khác làm sai lệch kết quả giám sát.
d. Đối với các nhà thầu thi công
- Đề xuất sửa đổi thiết kế cho phù hợp với thực tế để bảo đảm chất lượng và
hiệu quả công trình;
- 14 -

- Dừng thi công xây dựng công trình nếu bên giao thầu không thực hiện đúng

cam kết trong hợp đồng đã ký kết gây trở ngại và thiệt hại cho nhà thầu;
- Thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký kết;
- Thi công xây dựng theo đúng thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng, bảo đảm chất
lượng, tiến độ, an toàn và vệ sinh môi trường;
- Có nhật ký thi công xây dựng công trình;
- Kiểm định vật liệu, sản phẩm xây dựng;
- Quản lý công nhân xây dựng trên công trường, bảo đảm an ninh, trật tự,
không gây ảnh hưởng đến các khu dân cư xung quanh;
- Lập bản vẽ hoàn công, tham gia nghiệm thu công trình;
- Bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng, sử dụng vật liệu không đúng
chủng loại, thi công không bảo đảm chất lượng, gây ô nhiễm môi trường và các
hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
- Chịu trách nhiệm về chất lượng thi công XDCT do mình đảm nhận;
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác QLCL dự án ĐTXDCT
Trong quá trình thực hiện một dự án ĐTXDCT có thể có rất nhiều yếu tố,
nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp làm ảnh hưởng đến CLCT cũng như công tác
QLCL công trình. Các nguyên nhân này có thể xẩy ra trong tất các các giai đoạn và
có mối quan hệ nhân quả với nhau theo trục thời gian. Tổng hợp lại ta có thể chia
thành 2 nhóm là nhóm nhân tố chủ quan và nhóm nhân tố khách quan.
1.3.1. Đối với các dự án ĐTXDCT nói chung
1. Nhân tố chủ quan
Liên quan đến vấn đề con người và việc xây dựng, ban hành các cơ chế, chính
sách, tiêu chuẩn, áp dụng trong hoạt động QLCL dự án ĐTXDCT.
Nhân tố này với các yếu tố cấu thành như con người thực hiện, các văn bản
pháp quy được áp dụng, giữ vai trò then chốt trong công tác QLCL công trình và
xuyên suốt trong cả quá trình thực hiện của một dự án ĐTXDCT. Có thể thấy được
vai trò của nhân tố này trong các giai đoạn thực hiện như sau:
a. Trong giai đoạn khảo sát xây dựng
Trong giai đoạn khảo sát xây dựng, để có được sản phẩm khảo sát tốt, chính
xác, phản ánh đúng thực tế hiện trạng, đặc điểm của công trình và có cơ sở đưa ra

×