Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Giải pháp tăng cường công tác quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi đan hoài thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 109 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân với sự giúp
đỡ của giáo viên hướng dẫn. Những thông tin, dữ liệu, số liệu đưa ra trong luận văn
được trích dẫn rõ ràng, đầy đủ về nguồn gốc. Những số liệu thu thập và tổng hợp của
cá nhân đảm bảo tính khách quan và trung thực.
Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2016
Tác giả

Lưu Thị Thanh Phương

i


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tác giả xin bày tỏ lời biết ơn sâu sắc nhất đến cô giáo hướng dẫn: PGS.TS
Ngơ Thị Thanh Vân đã đã tận tình hướng dẫn, khích lệ, và tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho học viên trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tác giả xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến toàn thể quý thầy cô trong Khoa
Kinh tế và Quản lý và quý thầy cô của Trường Đại học Thủy lợi đã tạo cơ hội và tận
tình truyền đạt những kiến thức quý báu giúp học viên hoành thành nhiệm vụ học tập,
nghiên cứu tại cơ sở đào tạo.
Xin cảm ơn lãnh đạo, tập thể cán bộ công nhân viên của Chi cục thủy lợi Hà Nội đã
động viên, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ tích cực trong q trình tác giả học tập, thu
thập số liệu và triển khai nghiên cứu. Tác giả cũng ghi nhận sự hợp tác, hỗ trợ có hiệu
quả của các cá nhân, cơ quan có liên quan trong thời gian tác giả triển khai nghiên cứu
tại hiện trường.
Luận văn được hồn thành có sự chia sẻ thân thương, thầm lặng và đóng góp khơng
nhỏ của các thành viên trong gia đình về mọi mặt để tác giả có điều kiện và động lực
để tập trung vào nghiên cứu.
Cuối cùng, xin cảm ơn các cá nhân, đồng nghiệp đã hỗ trợ tác giả trong suốt quá trình
học tập đến tận ngày báo cáo.


Vì thời gian thực hiện Luận văn có hạn nên khơng thể tránh được những thiếu sót, tác
giả xin trân trọng và mong được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy, cơ giáo và đồng
nghiệp.
Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2016
Tác giả

Lưu Thị Thanh Phương

ii


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG .....................................................................................................vii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT .................................................................. viii
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... ix
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CƠNG TÁC QUẢN LÝ
KHAI THÁC HỆ THỐNG CƠNG TRÌNH THỦY LỢI ........................................... 1
1.1 Hệ thống cơng trình thủy lợi và vai trò đối với nền kinh tế quốc dân ............. 1
1.1.1 Khái niệm hệ thống các cơng trình thủy lợi ..................................................... 1
1.1.2 Vai trò của thủy lợi đối với nền kinh tế quốc dân của nước ta ........................ 2
1.2 Khái niệm, đặc điểm và sự cần thiết của công tác quản lý khai thác cơng trình
thủy lợi ................................................................................................................. 4
1.2.1 Khái niệm cơng tác quản lý khai thác cơng trình thủy lợi ............................... 4
1.1.2 Đặc điểm và sự cần thiết của cơng tác quản lý khai thác các cơng trình thủy
lợi .............................................................................................................................. 5
1.3. Nội dung của công tác quản lý khai thác cơng trình thủy lợi .......................... 7
1.3.1 Cơng tác quản lý nước ..................................................................................... 7
1.3.2 Cơng tác quản lý cơng trình ............................................................................. 8
1.3.3 Công tác tổ chức quản lý kinh doanh............................................................... 9

1.3.4 Một số mơ hình tổ chức hoạt động quản lý khai thác cơng trình thủy lợi ....... 9
1.4 Các chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá cơng tác quản lý khai thác cơng trình thủy lợi 15
1.4.1 Chỉ tiêu hiệu ích tưới nước............................................................................. 15
1.4.2 Chỉ tiêu về diện tích tưới và trạng thái cơng trình.......................................... 15
1.4.3 Chỉ tiêu về sản lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp.................. 16
1.4.4 Một số tiêu chí khác ....................................................................................... 17
1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý khai thác CTTL......................... 17
1.6 Thực trạng và những bài học kinh nghiệm trong cơng tác quản lý khai thác
cơng trình thủy lợi ở nước ta............................................................................... 20
1.6.1 Tình hình phát triển thủy lợi ở nước ta .......................................................... 20
1.6.2 Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn thế giới và Việt Nam ...................... 22

iii


1.7 Tổng quan những cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ................... 23
Kết luận chương 1 .............................................................................................. 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHAI THÁC HỆ THỐNG
CƠNG TRÌNH THỦY LỢI ĐAN HỒI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ........................ 25
2.1 Giới thiệu chung về Thành phố Hà Nội ......................................................... 25
2.2 Hiện trạng hệ thống cơng trình thủy lợi Đan Hồi, Thành phố Hà Nội .......... 27
2.2.1 Tóm tắt quá trình phát triển của hệ thống từ khi xây dựng đến nay.............. 27
2.2.2 Hiện trạng cơng trình tưới, tiêu ..................................................................... 32
2.3 Thực trạng công tác quản lý khai thác cơng trình thủy lợi Đan Hồi trong thời
gian vừa qua ....................................................................................................... 38
2.3.1 Tổ chức và phân cấp quản lý khai thác cơng trình trong hệ thống cơng trình
thủy lợi Đan Hồi ................................................................................................... 38
2.3.2 Tình hình thực hiện cơng tác quản lý khai thác hệ thống cơng trình thủy lợi
................................................................................................................................ 40
2.4 Đánh giá chung công tác quản lý khai thác hệ thống cơng trình thủy lợi Đan

Hồi .................................................................................................................... 50
2.4.1 Những kết quả đạt được................................................................................. 50
2.4.2 Những tồn tại và nguyên nhân trong quản lý khai thác và hệ thống cơng
trình thủy lợi Đan Hoài ........................................................................................... 52
Kết luận chương 2 .............................................................................................. 58
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CƠNG TÁC
QUẢN LÝ KHAI THÁC HỆ THỐNG CƠNG TRÌNH THỦY LỢI ĐAN HỒI 60
3.1 Định hướng trong cơng tác quản lý khai thác hệ thống cơng trình thủy lợi Đan
Hồi từ nay đến năm 2020 .................................................................................. 60
3.2Nguyên tắc đề xuất giải pháp trong quản lý khai thác hệ thống công trình thủy
lợi ....................................................................................................................... 63
3.3Đề xuất một số giải pháp tăng cường cơng tác quản lý khai thác hệ thống cơng
trình thủy lợi Đan Hoài cho giai đoạn từ nay đến năm 2020 ............................... 64
3.3.1 Giải pháp hoàn chỉnh cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hệ thống .................... 65
3.3.2 Giải pháp hồn chỉnh cơng tác quản lý khai thác hệ thống cơng trình thủy lợi
................................................................................................................................ 66

iv


3.3.2.1. Giải pháp quản lý nước .............................................................................. 66
3.3.2.2. Giải pháp quản lý cơng trình ...................................................................... 67
3.3.2.2. Giải pháp quản lý kinh doanh .................................................................... 70
3.3.4 Áp dụng tiến bộ kỹ thuật, cơng nghệ mới trong quản lý và vận hành cơng
trình thủy lợi............................................................................................................ 76
3.4 Những giải pháp hỗ trợ khác ........................................................................ 81
3.4.1 Giải pháp kỹ thuật .......................................................................................... 81
3.4.2. Giải pháp tuyên truyền, giáo dục ý thức của người dân trong quản lý khai
thác hệ thống cơng trình thủy lợi Đan Hồi ............................................................ 83
3.4.4. Giải pháp hồn thiện cơ chế chính sách trong tình hình miễn thủy lợi phí .. 86

3.5 Một số kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước ........................................... 88
3.5.1 Đối với cơ quan nhà nước .............................................................................. 88
3.5.2. Đối với các đơn vị và địa phương có liên quan ............................................ 89
Kết luận chương 3 .............................................................................................. 90
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ........................................................................................ 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 93
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 96

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Mơ hình tổ chức và quản lý hệ thống thủy nơng cấp tỉnh ............................ 10
Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty TNHH một thành viên khai thác cơng
trình thủy lợi ................................................................................................................. 12
Hình 2.1. Ngun nhân xuống cấp các cơng trình thủy lợi .......................................... 58
Hình 3.2. Quản lý tên các trạm bơm, cống... của cơng trình thủy lợi .......................... 78
Hình 3.3. Ngun lý hoạt động của hệ thống SCADA ................................................ 79
Hình 3.5. Giao diện báo sự cố vận hành – Trạm bơm Đan Hồi ................................. 80
Hình 3.6. Giao diện màn hình máy tính – Trạm bơm Đan Hồi .................................. 81
Hình 3.7. Bàn điều khiển trung tâm – Trạm bơm Đan Hồi ........................................ 81
Hình 3.8. Hệ thống tủ điều khiển máy bơm – Trạm bơm Đan Hồi ............................ 83
Hình 3.9. Tương quan hiệu quả CTTL và ý thức khai thác bảo vệ CTTL của người
dân ................................................................................................................................ 84

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Loại hình của các cơng ty quản lý khai thác ................................................. 11

Bảng 2.1. Phân bố diện tích thống kê ............................................................................ 28
Bảng 2.2. Diện tích tưới trong hệ thống từ năm 1962 - 1972 ....................................... 28
Bảng 2.3. Diện tích tưới trong hệ thống từ năm 1975 - 2002 ....................................... 30
Bảng 2.4. Tổng hợp các cơng trình hiện có trong hệ thống CTTL Đan Hồi ............... 30
Bảng 2.5. Diện tích tưới trong hệ thống từ năm 2002 - 2012 ....................................... 32
Bảng 2.6. Thông tin các trạm bơm ven Đáy sử dụng nguồn tiếp nước chống hạn ....... 35
Bảng 2.7. Tổng hợp diện tích kế hoạch và nghiệm thu các năm................................... 41
Bảng 2.8. Năng suất cây trồng bình quân theo cùng thời kỳ......................................... 42
Bảng 2.9. Điện năng tưới trong hệ thống từ năm 2009 - 2015...................................... 43
Bảng 2.10. Thống kê các điểm xả thải dân sinh trên hệ thống thủy lợi Đan Hoài ........ 44
Bảng 2.11. Tổng hợp các hạng mục sửa chữa cơng trình và kinh phí tại Xí nghiệp Đan
Hồi ............................................................................................................................... 45
Bảng 2.12. Các loại vi phạm cơng trình thủy lợi trong HTCTTL Đan Hồi ................ 46
Bảng 2.13. Tổng hợp chi phí của Xí nghiệp Đan Hồi từ năm 2013 – 2015 ................ 48
Bảng 3.1. So sánh kinh phí năm 2015 và kinh phí đề xuất ........................................... 73
Bảng 3.2. Tiêu chí đánh giá các cụm thuỷ nơng ........................................................... 85

vii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt

Nghĩa đầy đủ

BNN&PTNT

: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

CNXH


: Chủ nghĩa xã hội

CTTL

: Cơng trình thủy lợi

CNH-HĐH

: Cơng nghiệp hóa hiện đại hóa

HTCTTL

: Hệ thống cơng trình thủy lợi

HTDN

: Hợp tác dùng nước

HTX

: Hợp tác xã

HTXNN

: Hợp tác xã nông nghiệp

KH - KT

: Kế hoạch - Kỹ thuật


KTCT TL

: Khai thác cơng trình thủy lợi

MTV

: Một thành viên

PLC

: Bộ điều khiển logic lập trình được

QLKT

: Quản lý khai thác

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

TC-HC

: Tổ chức – Hành chính

TLĐ

: Thủy lợi phí

SCADA


: Hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu

SNN&PTNT

: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn

UBND

: Ủy ban nhân dân

viii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày 1/8/2008 tỉnh Hà Tây (cũ) chính thức sát nhập về thủ đơ Hà Nội. Sau khi sát
nhập diện tích gieo trồng của Hà Nội khoảng 285.661ha. Được sự quan tâm của Thành
phố, hàng năm ngân sách đầu tư dành cho công tác Thủy lợi được gia tăng. các hệ
thống cơng trình thủy lợi đã được chú trọng đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp nhiều
hơn mang lại nhiều hiệu quả kinh tế xã hội cho các địa phương…Hiện tại, trên địa bàn
thành phố Hà Nội đã có một số hệ thống cơng trình thủy lợi được đầu tư xây dựng và
khai thác hiệu quả như: hệ thống trạm bơm Phù Sa (thị xã Sơn Tây); Trung Hà (huyện
Ba Vì); hệ thống trạm bơm Ấp Bắc (huyện Đông Anh); Hồng Vân (huyện Thường
Tín); Thanh Điềm (huyện Mê Linh)…
Hệ thống thủy lợi Đan Hoài được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội giao Công ty
TNHH MTV Đầu tư phát triển (ĐTPT) thủy lợi Sông Đáy trực tiếp quản lý, khai thác
và vận hành. Đây được xem là một hệ thống thủy lợi tương đối hồn chỉnh, được hình
thành từ khi xây dựng trạm bơm Đan Hoài và đưa vào khai thác sử dụng năm 1962.
Sau một vài lần hoàn chỉnh và bổ sung quy hoạch vào năm 1973 và năm 1993. Hệ

thống cơng trình tưới bao gồm 10 trạm bơm tưới cấp 1 với 25 máy trong đó: 5 máy
8.000m3/h,10 máy 1.000m3/h, 6 máy 540m3/h, 3 máy 270m3/h lấy nước trên các Sông
Hồng, Đáy, La Khê; 65 trạm bơm tưới cấp 2 với 94 máy bơm; có 780km kênh mương
các loại; hệ thống cơng trình tiêu bao gồm 14 trạm bơm trong đó có một số trạm bơm
chính như Đào Ngun (25 máy 1.800m3/h), Đông La với 12 máy 2.100m3/h…,
khoảng trên 32km trục tiêu chính và hàng loạt các cơng trình trên kênh khác. Hiện nay,
hệ thống thủy lợi Đan Hoài có nhiệm vụ theo thiết kế là đảm bảo tưới và tiêu cho
huyện Đan Phượng, Hoài Đức và một phần quận Bắc Từ Liêm với diện tích tưới
khoảng 8.776ha, tiêu nước cho khoảng 12.012ha.
Hiệu quả kinh tế xã hội mà hệ thống thủy lợi nói chung và hệ thống thủy lợi Đan Hồi
nói riêng mang lại là rất lớn. Tuy nhiên, trong một vài năm trở lại đây với tình hình
nguồn nước ngày càng khan hiếm do tác động của biến đổi khí hậu, tình trạng ơ nhiễm
nguồn nước ngày càng nghiêm trọng, sự thay đổi của cơ cấu cây trồng và những biến

ix


động đất đai do chuyển đổi mơ hình canh tác, đặc biệt sự phát triển đô thị làm cho hệ
thống cơng trình bị chia cắt dẫn tới khơng đảm bảo năng lực phục vụ đối với nhiệm vụ
hiện tại và tương lai. Với sự quản lý còn chồng chéo giữa các ngành khiến chất lượng
nước trên hệ thống thủy lợi Đan Hoài chưa đảm bảo, nhận thức của người dân chưa ca
nên tình trạng vi phạm pháp lệnh khai thác và bảo vệ cơng trình thuỷ lợi cịn diễn ra
tràn lan; hình thức phục vụ của đơn vị là dịch vụ cơng ích nên chưa phát huy hết vai
trị của mình và hiệu quả dùng nước cũng cần chú trọng hơn. Chính vì vậy, mục tiêu
quản lý, khai thác và vận hành hệ thống cơng trình thủy lợi có hiệu quả cao trong sản
xuất là việc làm rất cần thiết của các đơn vị làm nhiệm vụ quản lý, khai thác và vận
hành các hệ thống cơng trình thủy lợi nói chung và Cơng ty TNHH MTV ĐTPT thủy
lợi Sơng Đáy nói riêng.
Với mong muốn đóng góp một phần cơng sức vào cơng việc hết sức có ý nghĩa nêu
trên, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu “Giải pháp tăng cường công tác quản lý khai

thác hệ thống công trình thủy lợi Đan Hồi, Thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn
thạc sĩ
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý khai thác các cơng trình
thủy lợi. Dựa trên căn cứ những kết quả đánh giá thực trạng về cơng tác quản lý khai
thác hệ thống cơng trình thủy lợi Đan Hoài, thành phố Hà Nội, luận văn nghiên cứu đề
xuất một số giải pháp nhằm nâng cao cơng tác quản lý khai thác hệ thống cơng trình
thủy lợi Đan Hoài trong thời gian tới.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để đảm bảo hoàn thành các nội dung và giải quyết các vấn đề nghiên cứu của đề tài,
tác giả đề xuất sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp kế thừa và tổng kết kinh nghiệm thực tế;
- Phương pháp thu thập, tổng hợp, đánh giá và phân tích số liệu;
- Phương pháp hệ thống hóa;
- Phương pháp khảo sát thực tế, phỏng vấn;

x


- Phương pháp tham vẫn ý kiến chuyên gia và một số phương pháp kết hợp khác.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
a) Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý khai thác hệ thống cơng trình thủy
lợi và những giải pháp tăng cường công tác quản lý khai thác và vận hành hệ thống
cơng trình thủy lợi.
b) Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: nghiên cứu công tác quản lý khai thác hệ thống thủy lợi Đan Hoài,
Thành phố Hà Nội. Đề xuất một số giải pháp để tăng cường công tác quản lý khai thác
tại hệ thống cơng trình thủy lợi Đan Hồi.
- Về khơng gian và thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu, thu thập số liệu từ năm 2011

đến 2015 để phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý khai thác Hệ thống thủy lợi
Đan Hoài; Đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý khai thác hệ thống cho
giai đoạn từ nay đến năm 2020.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
a) Ý nghĩa khoa học
Đề tài hệ thống hóa và cập nhật những cơ sở lý luận cơ bản và những kinh nghiệm
thực tiễn về cơng tác quản lý khai thác cơng trình thủy lợi trong giai đoạn cơng trình
đã đi vào giai đoạn vận hành khai thác. Những cơ sở lý luận và thực tiễn này có giá trị
tham khảo cho cơng tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu chuyên sâu về công tác quản
lý khai thác các hệ thống cơng trình thủy lợi có quy mơ lớn.
b) Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả phân tích đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp của luận văn có giá trị tham
khảo cho những người làm công tác quản lý, khai thác hệ thống cơng trình thủy lợi
Đan Hồi, Thành phố Hà Nội hoạt động có hiệu quả hơn
6. Kết quả dự kiến đạt được
- Hệ thống những cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý khai thác các công trình
thủy lợi.

xi


- Nghiên cứu đánh giá thực trạng về công tác quản lý khai thác các cơng trình thủy lợi
trong thời gian vừa qua, qua đó đánh giá những kết quả đạt được cần phát huy và
những tồn tại cần tìm giải pháp khắc phục.
- Nghiên cứu một số giải pháp nhằm tăng cường hồn thiện cơng tác quản lý khai thác
hệ thống cơng trình thủy lợi Đan Hồi, Thành phố Hà Nội trong thời gian tới nhằm góp
phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương ngày càng hiệu quả hơn.

xii



CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CƠNG TÁC QUẢN
LÝ KHAI THÁC HỆ THỐNG CƠNG TRÌNH THỦY LỢI
1.1 Hệ thống cơng trình thủy lợi và vai trị đối với nền kinh tế quốc dân
1.1.1 Khái niệm hệ thống các cơng trình thủy lợi
Thủy lợi là biện pháp điều hòa giữa yêu cầu về nước với lượng nước đến của thiên
nhiên trong khu vực, đó cũng là sự tổng hợp các biện pháp nhằm khai thác, sử dụng và
bảo vệ các nguồn nước, đồng thời hạn chế những thiệt hại do nước gây ra. Thủy lợi
được hiểu là những hoạt động liên quan đến ý thức con người trong quá trình khai
thác, sử dụng tài nguyên nước để phục vụ lợi ích của mình. Những biện pháp khai thác
nước bao gồm khai thác nước mặt và nước ngầm thông qua hệ thống bơm hoặc cung
cấp nước tự chảy.
Thủy lợi trong nông nghiệp là hoạt động Kinh tế – Kỹ thuật liên quan đến tài nguyên
nước được dùng trong nông nghiệp là sử dụng nguồn nước để cây trồng, vật ni sinh
trưởng và phát triển tạo ra lợi ích về kinh tế.
Theo Điều 2 của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ cơng trình thủy lợi thì Cơng trình thủy
lợi là cơng trình thuộc kết cấu hạ tầng nhằm khai thác mặt lợi của nước; phòng, chống
tác hại do nước gây ra, bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái, bao gồm hồ chứa
nước, đập, cống, trạm bơm, giếng, đường ống dẫn nước, kênh, cơng trình trên kênh và
bờ bao các loại.
Hệ thống cơng trình thuỷ lợi là tập hợp các cơng trình thuỷ lợi có liên quan trực tiếp
với nhau trong quản lý, vận hành và bảo vệ trong một lưu vực hoặc một khu vực nhất
định.
Hệ thống cơng trình thuỷ lợi liên tỉnh là hệ thống cơng trình thuỷ lợi có liên quan hoặc
phục vụ tưới, tiêu, cấp nước cho tổ chức, cá nhân hưởng lợi thuộc 2 tỉnh hoặc đơn vị
hành chính tương đương trở lên.
Hệ thống cơng trình thuỷ lợi liên huyện là hệ thống cơng trình thuỷ lợi có
liên quan hoặc phục vụ tưới, tiêu, cấp nước cho tổ chức, cá nhân hưởng lợi thuộc
2 huyện hoặc đơn vị hành chính tương đương trở lên.


1


Hệ thống cơng trình thuỷ lợi liên xã là hệ thống cơng trình thuỷ lợi có liên
quan hoặc phục vụ tưới, tiêu, cấp nước cho tổ chức, cá nhân hưởng lợi thuộc 2 xã hoặc
đơn vị hành chính tương đương trở lên.
Khái niệm cơng trình lấy nước
Nguồn nước tưới trong nơng nghiệp có thể là nước sơng ngịi, nước trong các hồ chứa,
nước thải của các thành phố, các nhà máy công nông nghiệp và nước ngầm ở dưới đất.
Tuỳ theo nguồn nước và các điều kiện địa hình, thuỷ văn ở từng vùng mà các cơng
trình lấy nước có thể xây dựng khác nhau, để phù hợp với khả năng lấy nước, vận
chuyển nước về khu tưới và các địa điểm cần nước khác. Người ta thường gọi chúng
là cơng trình đầu mối của hệ thống tưới.
Khái niệm hệ thống kênh mương
Hệ thống kênh mương dẫn nước bao gồm hệ thống tưới và hệ thống tiêu. Hệ thống
tưới làm nhiệm vụ vận chuyển nước từ cơng trình đầu mối về phân phối cho hệ thống
điều tiết nước mặt ruộng trên từng cánh đồng trong khu vực tưới. Hệ thống tiêu làm
nhiệm vụ vận chuyển nước thừa trên mặt ruộng do tưới hoặc do mưa gây nên ra khu
vực chứa nước.
Theo tiêu chuẩn thiết kế hệ thống kênh tưới Việt Nam TCVN 4118- 85, hệ thống kênh
tưới được phân ra như sau:
+ Kênh đầu mối: Dẫn nước từ nguồn đến kênh cấp 1.
+ Kênh cấp 1: Lấy nước từ kênh đầu mối phân phối nước cho kênh cấp 2.
+ Kênh cấp 2: Lấy nước từ kênh nhánh cấp 1 phân phối cho kênh nhánh cấp 3.
+ Kênh cấp 3: Lấy nước từ kênh nhánh cấp 2 phân phối cho cấp kênh cuối cùng.
+ Kênh nhánh cấp 4: Còn là kênh nội đồng: Đây là cấp kênh tưới cố định cuối cùng
trên đồng ruộng, phụ trách tưới cho khoảnh ruộng, thửa ruộng.
1.1.2 Vai trò của thủy lợi đối với nền kinh tế quốc dân của nước ta
Thủy lợi có vai trị đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển nền kinh tế nước ta nói
chung và ngành nơng nghiệp nói riêng. Không những mang lại lợi nhuận một cách trực

tiếp mà còn mang lại những nguồn lợi gián tiếp như việc phát triển ngành này thì kéo
theo nhiều ngành khác phát triển. Từ đó tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển và góp
phần đẩy mạnh cơng cuộc cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Những hiệu quả chủ
yếu mà cơng trình thủy lợi mang lại cho sự phát triển kinh tế cụ thể như sau:
2


1.1.1.1 Phục vụ sản xuất nông nghiệp
Đối với sản xuất nông nghiệp, thuỷ lợi không đơn giản là biện pháp kỹ thuật hàng đầu
mà nhiều nơi là điều kiện sản xuất, là tiền đề phát huy hiệu quả của các biện pháp khác
như khai hoang, phục hố, tăng diện tích, chuyển vụ, đưa các giống mới có năng suất
cao và kỹ thuật thâm canh vào sản xuất đại trà. Theo thống kê của Bộ Nơng nghiệp và
PTNT, tính đến nay, trên phạm vi cả nước, các hệ thống thủy lợi đã đảm bảo cung cấp
nước tưới cho hơn 10,1 triệu héc-ta đất sản xuất nơng nghiệp hàng năm, trong đó diện
tích lúa 7,835 triệu ha/năm, năng suất bình qn đạt 57,7 tạ/ha; tổng sản lượng cây
lương thực có hạt đạt xấp xỉ 50,5 triệu tấn; tổng giá trị từ SXNN năm 2015 đạt trên
637,4 nghìn tỷ đồng, đưa Việt Nam từ chỗ thiếu lương thực đến nay đã trở thành một
trong ba nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới với tổng giá trị xuất khẩu gạo trên 2,93
tỷ USD.
1.1.1.2 Góp phần phịng, chống, giảm nhẹ thiên tai
Các hệ thống đê điều trong đó có đê sơng, đê biển, hồ đập, kênh mương là cơng trình
chống lũ, ngăn mặn, tiêu thốt nước nhằm bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân và
tài sản của Nhà nước, góp phần vào phát triển kinh tế của đất nước.
1.1.1.3 Cấp nước sinh hoạt, nước công nghiệp, dịch vụ và du lịch
Các hệ thống thủy lợi được xây dựng trong nhiều năm liên tục được phân bổ rộng
khắp trên mọi vùng của đất nước đã góp phần cung cấp nước cho sinh hoạt cho các
điểm công nghiệp và đô thị.
Các công CTTL đã trực tiếp hoặc gián tiếp cung cấp nước cho phát triển công nghiệp,
tiểu công nghiệp, các làng nghề như: kênh mương thuỷ lợi cung cấp một phần nước
sản xuất cho các xí nghiệp, cung cấp nước cho cơng nhân sinh hoạt (trực tiếp hay gián

tiếp làm tăng nước ngầm trong các giếng), phần lớn các làng nghề ở nông thôn đều
nhờ hệ thống thuỷ lợi cấp và thoát nước. Các làng nghề, khu công nghiệp nhỏ tại các
tỉnh Phú thọ, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định,
Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hải Phòng...Cũng được hệ thống thuỷ lợi cấp, thốt nước tồn bộ
hoặc một phần (trực tiếp hay gián tiếp).

3


Nhiều cơng trình hồ chứa thuỷ lợi đã kết hợp cấp nước cho thuỷ điện như các hồ: Cúa
Đạt, Núi Cốc, Cấm Sơn, Khuôn Thần, Tà Keo, Yazun hạ,...
Thủy lợi cịn cung cấp nước cho ni trồng thủy sản, hàng vạn ha mặt nước của các
ao hồ nuôi trồng thủy sản đều dựa chủ yếu vào nguồn nước ngọt từ hệ thống cơng
trình thủy lợi; đối với vùng ven biển, phần lớn các cơng trình thủy lợi đều ít nhiều
đóng góp vào việc tạo mơi trường nước lợ, nước mặn để ni tơm và một số lồi thủy
sản q hiếm.
1.1.1.4 Góp phần phát triển du lịch sinh thái, cải tạo môi trường
Các hồ chứa nước đã được tận dụng để phát triển du lịch (hồ Núi Cốc, Cửa Đạt, Kẻ
Gỗ, Đồng Mô, Đại Lải...), một số sân golf, các khu nghỉ dưỡng... Một số khu cụm
cơng trình đầu mối như: đập dâng Liễn Sơn, Đập Đáy, Bái Thượng, Thạch Nham,
Tường kè sông Đáy ở thành phố Phủ Lý... được kết hợp thành điểm du lịch. Các hệ
thống tưới còn cấp nước cho các làng nghề du lịch như làng nghề gốm sứ Bát Tràng,
làng nghề đúc đồng Ý Yên Nam Định, Đơng Hồ ở Bắc Ninh … Góp phần cải tạo môi
trường tạo công ăn việc làm cho người dân quanh vùng dự án.
1.2 Khái niệm, đặc điểm và sự cần thiết của cơng tác quản lý khai thác cơng
trình thủy lợi
1.2.1 Khái niệm công tác quản lý khai thác cơng trình thủy lợi
Quản lý cơng trình thủy lợi là q trình điều hành hệ thống cơng trình thủy lợi theo
một cơ chế phù hợp, bao gồm công tác kế hoạch hóa, điều hành bộ máy, quản lý vận
hành, duy tu cơng trình, quản lý tài sản và tài chính.

Khai thác cơng trình thủy lợi là q trình sử dụng cơng trình thủy lợi vào phục vụ điều
hịa nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh, xã hội.
Quản lý và khai thác cơng trình thủy lợi có quan hệ mật thiết với nhau: quản lý tốt là
điều kiện để khai thác tốt. Khai thác tốt góp phần hồn thiện hơn nữa cơng tác quản lý
cơng trình thủy lợi.
Một hệ thống cơng trình thủy lợi sau khi xây dựng xong cần thiết lập một hệ thống
quản lý để khai thác phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ cho sự phát triển

4


dân sinh, kinh tế, xã hội. Hệ thống quản lý là tập hợp và phối hợp theo không gian và
thời gian của tất cả các yếu tố như: hệ thống cơng trình, trang thiết bị, con người và
các yếu tố chính trị-xã hội…mục tiêu để phục vụ tốt ba nhiệm vụ đó là: (i) quản lý
cơng trình, (ii) quản lý nước và (iii) quản lý sản xuất kinh doanh.
(Trích dẫn: Bộ NN và PTNT (2009), Thông tư 65/2009/TT-BNNPTNT ngày
12/10/2009 về việc hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý, khai thác cơng
trình thủy lợi)
1.1.2 Đặc điểm và sự cần thiết của công tác quản lý khai thác các cơng trình thủy
lợi
Phải thường xun đối mặt trực tiếp với sự tàn phá của thiên nhiên, trong đó có sự phá
hoại thường xuyên và sự phá hoại bất thường.
Là kết quả tổng hợp và có mối quan hệ mật thiết hữu cơ về lao động của rất nhiều
người trong nhiều lĩnh vực, bao gồm từ công tác quy hoạch, nghiên cứu khoa học,
khảo sát, thiết kế, chế tạo, thi công, đến quản lý khai thác.
Đầu tư vốn xây dựng lớn theo cụ thể của từng vùng, có sự đóng góp của dân. Thi cơng
kéo dài, phát huy hiệu quả chậm, nhưng hiệu quả lớn.
Cơng trình thủy lợi phải được xây dựng đồng bộ, khép kín từ đầu mối, kênh chính,
kênh nhánh các cấp đến mặt ruộng mới phát huy hiệu quả cao.
Cơng trình thủy lợi nằm rải rác trên diện rộng, qua làng mạc, khu dân cư, nên ngoài

những hư hỏng do thiên nhiên tác động còn do con người (chính những người hưởng
lợi) gây ra nhất là khi họ khơng được giao quản lý.
Cơng trình thủy lợi được xây dựng chỉ phục vụ cho một phạm vi của một vùng đã
được quy hoạch xác định, không thể di chuyển từ vùng đang thừa nước đến vùng thiếu
nước theo yêu cầu thời vụ, phải đều có một tổ chức Nhà nước, tập thể hay cá nhân trực
tiếp quản lý, vận hành theo yêu cầu của các hộ sử dụng.
Các cơng trình thủy lợi phục vụ đa mục tiêu (ít nhất 2 mục tiêu trở lên), trong đó có
tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, cấp nước sinh hoạt, nuôi trong thủy sản, thủy
điện…
5


Dù đầu tư bất kỳ nguồn vốn nào, nhưng khi xây dựng xong hầu hết giao cho địa
phương quản lý.
Mỗi cơng trình thủy lợi dù lớn hay nhỏ đều phải có một tổ chức quản lý.
Nhiều nơng dân được hưởng lợi từ một cơng trình thủy lợi, họ là người hiểu biết rõ địa
bàn, khi được hướng dẫn, giao quyền thì họ quản lý tốt cơng trình trên địa bàn của họ
và khi cơng trình thủy lợi bị hư hỏng thì họ là người lo lắng đầu tiên.
Do vậy, để quản lý, khai thác hiệu quả các cơng trình thủy lợi cần phát huy hình thức
cộng đồng tham gia. Chứa đựng rất nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật xây dựng khác
nhau. Ngồi cơng tác quản lý, khai thác, các cơng trình thủy lợi cịn mang tính chất
quần chúng. Đơn vị quản lý phải dựa vào dân, vào chính quyền địa phương để làm tốt
việc điều hành tưới tiêu, thu thủy lợi phí, tu sửa bảo dưỡng cơng trình và bảo vệ cơng
trình… Do đó, đơn vị quản lý, khai thác các cơng trình thủy lợi khơng những phải làm
tốt cơng tác chun mơn mà cịn phải làm tốt cơng tác vận động quần chúng nhân dân
tham gia bảo vệ cơng trình trong hệ thống. Hiệu quả của cơng trình thủy lợi hết sức lớn
lao và đa dạng, có loại có thể xác định được bằng tiền hoặc bằng khối lượng vật chất
cụ thể, nhưng có loại khơng xác định được.Việc quản lý và sử dụng các cơng trình
thủy lợi của cộng đồng này có ảnh hưởng tới việc quản lý, khai thác các cơng trình
thủy lợi của cộng đồng khác.Các cơng trình thủy lợi khơng được mua bán như các

cơng trình khác. Do đó hình thức tốt nhất để quản lý, khai thác là cộng đồng tham gia.
Quản lý, khai thác cơng trình thủy lợi nhằm tận dụng, khai thác các nguồn lực sẵn có
(nước), các nguồn lực do con người xây dựng (cơng trình thủy lợi, vốn) giúp thúc đẩy
sản xuất nơng nghiệp phát triển, từ đó góp phần phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất
lượng đời sống cho người sản xuất. Quản lý, khai thác cơng trình thủy lợi có ý nghĩa
quan trọng khơng chỉ đối với nội bộ ngành mà còn đối với cả cuộc sống, sản xuất của
cộng đồng.
Hiệu quả kinh tế, xã hội mà cơng trình thủy lợi mang lại là hết sức to lớn, nhưng phần
lớn hệ thống thủy lợi của nước ta được xây dựng từ khá lâu, năng lực phục vụ chưa
đảm bảo so với thiết kế thường chỉ đạt 50-60% năng lực thiết kế. Nhất là trong giai
đoạn phát triển hiện này một số vấn đề khó khăn mới nảy sinh đối với hệ thống thủy
6


lợi làm sao vừa đảm bảo nhiệm vụ theo thiết kế vừa đáp ứng những yêu cầu, thách
thức mới trong giai đoạn hiện nay. Do q trình đơ thị hóa nhanh của những khu vực
ngoại thành sau khi sát nhập vào Thủ đơ đã khiến nhiều cơng trình bị chia cắt và phá
vỡ quy hoạch ban đầu của hệ thống, nhiệm vụ của cơng trình cũng thay đổi (Cấp nước
sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản, dịch vụ, du lịch…); nguồn nước ơ nhiễm là tình trạng
đáng báo động hiện nay ở Hà Nội đặc biệt các sông nội thành. Bên cạnh đó, do ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu gây ra hạn hán, đặc biệt là vụ Đông Xuân hàng năm. Vụ
Mùa có nhiều trận mưa lớn vượt tần suất thiết kế, mưa lớn xuất hiện vào đầu vụ Đông
(năm 2008). Các chế tài quản lý hiện nay tuy có nhiều đổi mới nhưng chưa thực sự
hiệu quả, đặc biệt chưa quan tâm đúng mức tới chất lượng quản lý đã khiến việc quản
lý khai thác cơng trình thủy lợi trong nhiều năm gặp nhiều khó khăn. Với thực trạng
hiện nay, việc quản lý khai thác và bảo vệ hệ thống cơng trình là rất cần thiết.
1.3. Nội dung của cơng tác quản lý khai thác cơng trình thủy lợi
1.3.1 Cơng tác quản lý nước
Điều hồ phân phối nước, tiêu nước cơng bằng, hợp lý trong hệ thống cơng trình thuỷ
lợi, đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp, đời sống dân sinh, môi trường và

các ngành kinh tế quốc dân khác.
Các nội dung của quản lý nước bao gồm:
- Đánh giá, dự báo nguồn nước; tổng hợp yêu cầu sử dụng nước; lập kế hoạch, phương
án cung cấp nước cho các hộ dùng nước, phương án tiêu thoát nước và kế hoạch,
phương án ngăn mặn hoặc hạn chế xâm nhập mặn;
- Điều hành việc phân phối nước, cấp nước, tiêu nước, ngăn mặn hoặc hạn chế xâm
nhập mặn;
- Quản lý, kiểm soát việc thải nước vào nguồn nước; bảo vệ, chống ô nhiễm nguồn
nước;
- Quan trắc, đo đạc lượng mưa, mực nước, lưu lượng nước, chất lượng nước theo quy
định;

7


- Phổ biến, ứng dụng các công nghệ tưới tiết kiệm nước, cải thiện chất lượng nước, nâng
cao hiệu quả sử dụng tổng hợp nguồn nước; các quy trình, kỹ thuật tưới tiêu nước tiên tiến
để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp, thuỷ sản;
- Thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, úng ngập, xâm nhập mặn, giảm nhẹ
thiệt hại do thiên tai gây ra;
- Đánh giá kết quả tưới, tiêu nước, cung cấp nước; lập bản đồ kết quả tưới tiêu nước hàng vụ
và báo cáo về kết quả cung cấp nước cho các hộ dùng nước phi nông nghiệp;
Lập, lưu trữ hồ sơ kỹ thuật và các hồ sơ tài liệu khác có liên quan.
1.3.2 Cơng tác quản lý cơng trình
Kiểm tra, theo dõi, phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố trong hệ thống cơng trình thuỷ
lợi, đồng thời thực hiện tốt việc duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa nâng cấp cơng trình, máy
móc, thiết bị; bảo vệ và vận hành cơng trình theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật,
đảm bảo cơng trình vận hành an tồn, hiệu quả và sử dụng lâu dài.
Nội dung của quản lý cơng trình bao gồm:
- Thực hiện việc bảo trì cơng trình theo quy định;

- Thực hiện việc vận hành cơng trình theo nhiệm vụ thiết kế, quy trình thao tác và các
quy định pháp luật khác có liên quan;
- Thực hiện việc kiểm tra cơng trình, theo quy định;
- Thực hiện việc quan trắc cơng trình, theo quy định.
- Bảo vệ cơng trình, ngăn chặn, phịng, chống các hành vi xâm hại hoặc phá hoại cơng
trình;
- Thực hiện cơng tác phịng chống lụt, bão, bảo đảm an tồn cơng trình;
- Thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư, tổ chức triển khai, giám sát việc khôi phục,
đại tu, nâng cấp công trình;
- Lập, lưu trữ hồ sơ kỹ thuật và các hồ sơ tài liệu khác có liên quan;

8


- Ứng dụng công nghệ tiên tiến, áp dụng sáng kiến, cải tiến kỹ thuật để kéo dài tuổi thọ
và nâng cao hiệu quả khai thác cơng trình.
1.3.3 Cơng tác tổ chức quản lý kinh doanh
Xây dựng mơ hình tổ chức hợp lý để quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, tài sản
và mọi nguồn lực được giao nhằm thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ khai thác, bảo
vệ cơng trình thuỷ lợi, kinh doanh tổng hợp theo qui định của pháp luật.
Các nội dung của Tổ chức và quản lý kinh tế bao gồm:
- Lập kế hoạch chi phí hàng năm, phục vụ quản lý hệ thống, theo quy định;
- Ký kết hợp đồng tưới, tiêu nước, hợp đồng cung cấp nước và các dịch vụ khai thác
tổng hợp cơng trình thuỷ lợi;
- Ký hợp đồng thực hiện việc bảo trì, bảo vệ cơng trình;
- Nghiệm thu, thanh lý các hợp đồng nêu trên;
- Quản lý các khoản thu, các khoản chi theo quy định;
- Lập và áp dụng các định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ việc quản lý, vận hành cơng
trình, gồm: Định mức sử dụng nước; định mức sử dụng điện hoặc nhiên liệu; định mức
lao động; định mức sửa chữa thường xuyên và các định mức cần thiết khác;

- Thực hiện việc theo dõi có hệ thống, điều chỉnh hoặc đề nghị điều chỉnh cho phù hợp
các chỉ tiêu kinh tế, các định mức kinh tế - kỹ thuật; định kỳ đánh giá hiệu quả dịch vụ
tưới tiêu nước và hiệu quả đầu tư, khai thác cơng trình thuỷ lợi;
- Cải tiến tổ chức, áp dụng cơ chế quản lý năng động, tạo động lực thúc đẩy, nâng cao
hiệu quả quản lý, khai thác cơng trình thuỷ lợi.

1.3.4 Một số mơ hình tổ chức hoạt động quản lý khai thác cơng trình thủy lợi
Trong tồn nước số cơng trình thủy lợi và năng lực phục vụ là 6.648 hồ chứa, 10.000
trạm bơm điện lớn, 5500 cống, 243.000km kênh mương, 904 hệ thống > 200ha, 110 hệ
thống > 2000 ha. Phục vụ cho công tác tưới 7,3 triệu ha lúa, 1,5 triệu ha màu và cấp

9


nước cho 6 tỷ m3, tiêu nước cho 1,72 triệu ha, bên cạnh đó cịn cải tạo chua, phèn 1,6
triệu ha.
Về mơ hình tổ chức quản lý khai thác: có hai mơ hình quản lý khai thác hệ thống:
a. Cơng ty ↔ Tổ chức hợp tác dùng nước ↔ Người dân
b. Tổ chức hợp tác dùng nước ↔ Người dân
Theo đó, hệ thống vừa và lớn quản lý theo mơ hình a: Cơng ty quản lý đầu mối đến
kênh cấp 2, cơng trình cịn lại do Tổ chức hợp tác dùng nước quản lý. Hệ thống nhỏ,
độc lập theo mô hình b.
1.3.3.1 Mơ hình tổ chức doanh nghiệp khai thác cơng trình thủy lợi
Tổ chức quản lý khai thác hiện nay gồm có:
- Cơng ty/ đơn vị sự nghiệp: 134 đơn vị quản lý hệ thống phục vụ 70% diện tích tưới,
gần 100% diện tích tiêu. Cơng ty gồm có 2 loại hình: Cơng ty Trách nhiệm hữu hạn
một thành viên, công ty cổ phần. Đơn vị sự nghiệp gồm có Trung tâm, Ban, Chi cục
.Quản lý nhà nước

Quản lý khai thác CTTL


DÂN TỈNH

ỦY BAN NHÂN
DÂN HUYỆN

SỞ NÔNG
NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN
NÔNG THON

CHI CỤC

CÔNG TY KTCTTL TỈNH

THỦY LỢI

(Quản lý từ kênh cấp I đến điểm nhận nước)

Tỉnh (Thành phố) quản lý

ỦY BAN NHÂN

ỦY BAN NHÂN

Tổ thủy

Tổ

Tổ


DÂN XÃ

lợi

chức

chức

chức

dùng

dùng

dùng

nước

nước

nước

Tổ

Cơ sở quản lý

PHỊNG
NƠNG
NGHIỆP

&PTNT

Hình 1.1. Mơ hình tổ chức và quản lý hệ thống thủy nơng cấp tỉnh

10


Bảng 1.1. Loại hình của các cơng ty quản lý khai thác
Loại hình
Cơng ty
Khác
Tổng
Miền núi phía Bắc
22
5
27
Đồng bằng sơng Hồng
36
0
36
Bắc Trung Bộ
15
3
18
Duyên hải Nam Trung Bộ
8
0
8
Tây Nguyên
3

3
6
Đông Nam Bộ
8
3
11
Đồng bằng s. Cửu Long
5
8
13
Tổng cộng
97
37
134
Nguồn: Tập số liệu thu thập tại Tổng cục Thủy lợi 2015
Vùng, miền

Qua Bảng ta thấy - Công ty: 97 đơn vị (72%)
- Công ty Trách nhiệm hữu hạn MTV: 92 đơn vị
- Công ty cổ phần: 5 đơn vị
Đơn vị sự nghiệp: 37 đơn vị (28%)
+ Trung tâm: 7; Ban: 8; Chi cục: 05; Trạm: 17
+ Mơ hình tổ chức bộ máy của cơng ty TNHH MTV được hoạt động theo Luật Doanh
nghiệp. Có Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch, Giám đốc và Ban kiểm sốt. Có các
phịng chức năng Tổ chức – Hành chính, Tài vụ, Khoa học – Kỹ Thuật, Quản lý nước
và cơng trình. Bên dưới cịn có những Đơn vị sản xuất.
- Tổ chức bộ máy của Trung tâm được hoạt động theo Nghị định 83/2006/NĐ-CP,
Nghị định 43/2006/NĐ-CP đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. Bộ máy của Trung
tâm gồm Ban giám đốc, bộ phận chuyên môn, trạm hoặc cụm quản lý khai thác cơng
trình thủy lợi. Trạm cụm tổ chức theo đơn vị hành chính trên địa bàn, chủ yếu là cấp

huyện.
- Tổ chức bộ máy của Ban là Đơn vị sự nghiệp có thu thuộc Chi cục Thủy lợi hoặc Sở
Nông nghiệp và phát triển nông thôn hoặc UBNN Tỉnh. Tổ chức bộ máy của Ban gồm
Ban lãnh đạo, Phòng Kế hoạch – Tổng hợp, Phòng kỹ thuật và các đội khai thác. Tổ
chức quản lý khai thác cơng trình thủy lợi trên phạm vi tồn tỉnh, xây dựng, giao kế
hoạc tưới, tiêu, và hướng dẫn các tổ chức quản lý khai thác cơng trình thủy lợi thực
hiện như Ban đặt hàng dịch vụ quản lý khai thác cơng trình thủy lợi Hà Nội, Tun
Quang, Bắc Vàm Nao.

11


UBND Tỉnh

Cty TNHH
Ban Giám Đốc

Phòng Chức Năng

Phòng Chức Năng

1

2

Phòng
Năng 3

Chi nhánh, xí nghiệp


Chức

Phịng Chức Năng
4

Sản xuất kinh doanh

Tổ đội sản xuất
, kinh doanh

Cụm, tổ, đội, …

Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty TNHH một thành viên khai thác
cơng trình thủy lợi
+ Mơ hình Cơng ty quản lý khai thác cấp tỉnh: Hiện có 49/63 tỉnh tồn tại mơ hình
Doanh nghiệp QLKT CTTL cấp tỉnh, các Doanh nghiệp hoạt động theo mơ hình cơng
ty TNHHMTV khai thác CTTL, chỉ riêng có 2 tỉnh là Sơn La và tỉnh Sóc Trăng là mơ
hình cơng ty Cổ phần thủy lợi;
+ Mơ hình Chi cục thủy lợi kiêm ln quản lý khai thác: Hiện có 3/63 tỉnh tồn tại mơ
hình Chi cục thủy lợi vừa làm công tác quản lý nhà nước vừa làm công tác quản lý
khai thác CTTL (Cà Mau, Hậu Giang, Kiên Giang) đối với mơ hình này các Chi cục
có thêm phịng QLKT CTTL hoặc giao hạt đê điều (ở Kiên Giang) và chia ra làm các
đội quản lý ở cấp cơ sở để trực tiếp thực hiện quản lý vận hành các CTTL;
+ Mơ hình Trung tâm QLKT, Ban Quản lý khai thác: Hiện nay có 4/63 tỉnh tồn tại mơ
hình trung tâm QLKT CTTL cấp tỉnh (Lâm Đồng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bạc Liêu,
Long An), đối với mơ hình này các Trung tâm hoạt động theo nhiệm vụ của đơn vị
hành chính sự nghiệp trực thuộc Sở NNPTNT thực hiện quản lý vận hành hệ thống
CTTL được giao;
+ Mơ hình Ban Quản lý khai thác: Hiện nay có 3/63 tỉnh tồn tại mơ hình Ban Quản lý
khai thác cấp tỉnh (Tuyên Quang, Kon Tum, An Giang), đối với mơ hình này các Ban


12


hoạt động theo nhiệm vụ của đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc Sở nông nghiệp
và phát triển nông thôn thực hiện quản lý vận hành hệ thống CTTL được giao;
- Hầu hết các công ty KTCTTL được thành lập từ lâu nên đã có rất nhiều kinh nghiệm
trong hoạt động quản lý, khai thác cơng trình thủy lợi và khảo sát, lập dự án, giám sát
và thi công nhiều cơng trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu, cấp nước sinh hoạt cho các
thơn bản vùng sâu vùng xa...góp phần đáng kể vào nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội
của địa phương.
- Đội ngũ cán bộ kỹ thuật ngày càng được trẻ hóa, trình độ đã được nâng lên nhiều so
với trước đây.
- Một số cơng có hoạt động tư vấn thiết kế, xây dựng, giám sát, đánh giá cơng trình
thủy lợi và nhà ở, khai thác đá, sỏi địa phương nên góp phần nâng cao thu nhập của
nhân sự công ty, đảm bảo công ty hoạt dộng ổn định và bền vững.
- Các phòng ban, nhân sự được chun mơn hóa, một số nhân sự của các phịng ban
của cơng ty được phân cơng địa bàn phụ trách riêng nên ngày càng nâng cao hiệu quả
quản lý khai thác CTTL của cơng ty.
1.3.3.2 Mơ hình tổ chức loại hình tổ chức hợp tác dùng nước
Tổ chức Hợp tác dùng nước: 16.238 đơn vị, quản lý cơng trình nhỏ, độc lập với 30%
diện tích tưới, các cơng trình nội đồng trong hệ thống lớn.
Hoạt động của tổ chức hợp tác dùng nước:
- Cung cấp dịch vụ: thủy lợi, giống, phân bón, bảo vệ thực vật, làm đất…
- Nguồn thu từ dịch vụ thủy lợi 76%, khác 24%
- 20% đủ trang tải chi phí cho O&M
- 50% tổ chức có nguồn thu đáp ứng 60-70% chi phí
- 30% khơng có khả năng chi trả O&M
Theo kết quả điều tra hiện nay trên cả nước tồn tại ba mơ hình chủ yếu quản lý thủy lợi
cơ sở đó là:

+ Loại hình hợp tác xã nơng nghiệp kết hợp làm dịch vụ thủy thủy lợi
13


×