Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 103 trang )

LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm trân trọng nhất, tác giả Luận văn xin bày tỏ sự cảm ơn
chân thành, sâu sắc tới PGS.TS. Ngô Thị Thanh Vân, TS. Nguyễn Đăng Giáp
vì sự tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện luận văn tại
trường Đại học Thuỷ lợi.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám hiệu, các thầy cơ giáo đã
tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức và toàn thể cán bộ, giảng viên Khoa
Kinh tế và Quản lý, Phòng Đào tạo Đại học và Sau Đại học thuộc trường Đại
học Thuỷ lợi đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả trong thời gian học
tập và nghiên cứu nhằm hoàn thành chương trình cao học của mình.
Xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, đồng nghiệp, các cơ
quan hữu quan, bạn bè và gia đình đã động viên, quan tâm, giúp đỡ tạo điều
kiện cho tác giả hoàn thành chương trình học tập và bản luận văn này.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Hội đồng
bảo vệ và kính mong nhận được sự quan tâm, nhận xét của các thầy, cô để tác
giả có điều kiện hồn thiện tốt hơn những nội dung của luận văn nhằm đạt
được tính hiệu quả, hữu ích khi áp dụng vào trong thực tiễn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng
Tác giả

Đỗ Thanh Hải

năm 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Một số giải pháp nâng cao hiệu
quả đầu tư xây dựng cơng trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” là


cơng trình nghiên cứu độc lập của riêng tơi. Các số liệu, kết quả, ý kiến nêu
trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu khoa học nào trước đây.
Hà Nội, ngày

tháng
Tác giả

Đỗ Thanh Hải

năm 2014


DANH MỤC HÌNH
Hình 2-1. Bản đồ Hệ thống thủy lợi tỉnh Quảng Ninh.................................... 28
Hình 2-2. Hiện trạng cơng trình đầu mối hồ chứa nước Đồng Đị II.............. 34
Hình 2-3. Hệ thống kênh được sửa chữa, KCH .............................................. 42
Hình 2-4. Sửa chữa, nâng cấp Đê Hà Nam tại Quảng Yên ............................ 43
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2-1: Vốn đầu tư xây dựng CTTL trên địa bàn Quảng Ninh .................. 32
Bảng 2-2. Các thông số kỹ thuật của hồ chứa sau khi sửa chữa nâng cấp ..... 36
Bảng 2-3. Tổng thiệt hại về kinh tế khi cơng trình bị sự cố ........................... 38
Bảng 2-4. Thống kê đầu tư cơng trình đầu mối giai đoạn 2010-2013 ............ 41
Bảng 2-5. Thống kê Nâng cấp, KCH kênh mương giai đoạn 2010-2013 ...... 42
Bảng 2-6. Thống kê đầu tư đê, kè giai đoạn 2010-2013 ................................. 42


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Chữ viết đầy đủ

CTTL

Công trình thủy lợi

KCH

Kiên cố hóa

KT - XH

Kinh tế xã hội

NSNN

Ngân sách nhà nước

UBND

Uỷ ban nhân dân


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH
THỦY LỢI ........................................................................................................ 1
1.1. Khái niệm và đặc điểm của đầu tư xây dựng CTTL .................................. 1
1.1.1. Khái niệm ................................................................................................ 1
1.1.2. Đặc điểm ................................................................................................. 1
1.2. Vai trò của đầu tư xây dựng CTTL ............................................................ 3

1.2.1. Đẩy mạnh phát triển kinh tế .................................................................... 3
1.2.2. Phát triển văn hóa xã hội ......................................................................... 4
1.2.3. Nâng cao hiệu quả sản xuất nơng nghiệp................................................ 5
1.2.4. Đảm bảo an ninh quốc phịng ................................................................. 5
1.3. Nguồn vốn trong đầu tư xây dựng CTTL .................................................. 5
1.3.1. Khái niệm về vốn .................................................................................... 5
1.3.2. Nguồn vốn trong đầu tư xây dựng cơng trình ......................................... 6
1.3.3. Vai trị của nguồn vốn NSNN trong đầu tư xây dựng CTTL ................. 6
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới sử dụng hiệu quả đầu tư xây dựng CTTL ...... 7
1.4.1. Đặc điểm tự nhiên của từng vùng ........................................................... 7
1.4.2. Các nhân tố về kinh tế ............................................................................. 8
1.4.3. Các nhân tố về chính trị và pháp luật ...................................................... 8
1.4.4. Các chính sách của nhà nước .................................................................. 9
1.4.5. Thực trạng của các CTTL ....................................................................... 9
1.4.6. Các nhân tố khác ................................................................................... 10
1.5. Khái niệm, phân loại, phương pháp và hệ thống các chỉ tiêu phản ánh
hiệu quả đầu tư ................................................................................................ 10
1.5.1. Khái niệm, phân loại hiệu quả đầu tư ................................................... 10
1.5.2. Phương pháp chung để đánh giá hiệu quả đầu tư: Bao gồm đánh giá
khái quát và đánh giá hiệu quả cụ thể ............................................................. 11


1.5.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng cơng trình ........ 11
1.6. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 16
1.6.1. Thu thập số liệu ..................................................................................... 16
1.6.2. Tổng hợp số liệu .................................................................................... 18
1.6.3. Phân tích dữ liệu.................................................................................... 18
Kết luận Chương 1 .......................................................................................... 20
CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠNG
TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH ...................... 21

2.1. Đặc điểm tự nhiên, điều kiện KT - XH của tỉnh Quảng Ninh ................. 21
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 21
2.1.2. Điều kiện KT - XH ................................................................................ 22
2.2. Thực trạng đầu tư phát triển hệ thống CTTL Quảng Ninh ...................... 27
2.2.1. Thực trạng hệ thống thủy lợi tỉnh Quảng Ninh ..................................... 27
2.3. Phân tích hiệu quả đầu tư dự án SCNC cơng trình đầu mối Hồ chứa nước
Đồng Đị II, xã Bình Khê, huyện Đơng Triều, tỉnh Quảng Ninh.................... 33
2.3.1. Sự cần thiết phải đầu tư cơng trình ....................................................... 33
2.3.2. Mục tiêu và Nhiệm vụ cơng trình ......................................................... 35
2.3.3. Nội dung và quy mơ đầu tư xây dựng sửa chữa khẩn cấp đập đất ....... 35
2.3.4. Phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án ................................ 37
2.3.5. Phân tích và đánh giá hiệu quả KT - XH của dự án ............................ 39
2.3.6. Những tồn tại của dự án ........................................................................ 40
2.4. Tình hình thực hiện đầu tư xây dựng CTTL tỉnh Quảng Ninh ................ 41
2.4.1. Kết quả đạt được ................................................................................... 41
2.4.2. Tồn tại và nguyên nhân ......................................................................... 43
Kết luận chương 2 ........................................................................................... 49
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CTTL TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH ...................... 50


3.1. Mục tiêu phát triển KT - XH của Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030 .................................................................................................. 50
3.1.1. Quan điểm phát triển ............................................................................. 50
3.1.2. Mục tiêu phát triển ................................................................................ 51
3.1.3. Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực ........................................... 53
3.2. Chiến lược đầu tư phát triển CTTL của tỉnh Quảng Ninh ....................... 64
3.2.1. Quan điểm đầu tư phát triển CTTL của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 64
3.2.2. Quy hoạch đầu tư phát triển CTTL tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 ... 66
3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng CTTL trên địa bàn

tỉnh Quảng Ninh .............................................................................................. 71
3.3.1. Hồn thiện cơng tác lập quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng hệ thống
CTTL ............................................................................................................... 71
3.3.2. Các giải pháp về chính sách tạo vốn cho xây dựng CTTL ................... 73
3.3.3. Các giải pháp tăng cường hiệu lực công tác quản lý nhà nước về xây
dựng CTTL ...................................................................................................... 75
3.3.4. Tăng cường công tác giám sát chất lượng, tiến độ xây dựng và thanh
tra, kiểm tra tài chính đối với các dự án xây dựng CTTL............................... 76
3.3.5. Các giải pháp làm tăng hiệu quả công tác giải phóng mặt bằng........... 79
3.3.6. Các giải pháp về bảo vệ môi trường ..................................................... 80
3.3.7. Các giải pháp về phát triển nguồn nhân lực .......................................... 81
3.3.8. Các giải pháp về đầu tư phát triển khoa học công nghệ ....................... 82
3.3.9. Hoàn thiện cơ chế đầu thầu và tăng cường quản lý công tác đấu thầu . 83
Kết luận chương 3 ........................................................................................... 85
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 86
1. Kết luận ....................................................................................................... 86
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 89


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Quảng Ninh là tỉnh miền núi thuộc khu vực phía Bắc của Tổ quốc, phía
tây giáp tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang, phía đơng giáp Vịnh Bắc Bộ, phía tây
nam giáp tỉnh Hải Dương và Hải Phịng, phía bắc giáp huyện Phịng Thành và
thị trấn Đơng Hưng Quảng Tây Trung Quốc với cửa khẩu Móng Cái và Trinh
Tường, có đường biên giới với Trung Quốc dài 132,8 Km. Quảng Ninh là
hình ảnh của Việt Nam thu nhỏ với đầy đủ các yếu tố về tự nhiên, thuận lợi để
phát triển KT - XH.
Xác định được tầm quan trọng của việc đầu tư xây dựng cơ bản nói

chung và xây dựng CTTL nói riêng đối với phát triển KT - XH, an ninh quốc
phòng... thời gian qua Tỉnh đã đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới nhiều
CTTL nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng... tại các địa bàn
trong tỉnh.
Tuy nhiên những bất cập trong công tác quản lý nguồn vốn, công tác
quy hoạch, công tác chuẩn bị đầu tư, công tác bảo vệ môi trường... đã làm
giảm hiệu quả KT - XH của việc đầu tư xây dựng các CTTL. Vì vậy đã gây
ảnh hưởng không nhỏ tới mục tiêu phát triển chung của Tỉnh, làm chậm quá
trình phấn đấu để tỉnh Quảng Ninh là tỉnh cơng nghiệp hiện đại.
Để có thể phát huy được tối đa vai trị của mình thì u cầu đặt ra là
công tác đầu tư xây dựng các CTTL nói riêng và đầu tư xây dựng cơ bản nói
chung cần phải được quan tâm, chú trọng hơn nữa. Tuy nhiên hiện nay vẫn
chưa có một cơng trình nghiên cứu nào hướng vào các giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả đầu tư xây dựng CTTL tại tỉnh Quảng Ninh.
Vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu
tư xây dựng CTTL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” để thực hiện luận văn
Thạc sỹ kinh tế chuyên ngành Kinh tế Tài nguyên thiên nhiên và môi trường.


2. Mục đích nghiên cứu
a. Mục đích chung
Thơng qua việc thu thập số liệu, tổng hợp và phân tích kết quả đầu tư
xây dựng CTTL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, đề tài sẽ đưa ra một số biện
pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng CTTL tại tỉnh Quảng Ninh.
b. Mục đích cụ thể
- Tìm hiểu một số vấn đề chung về đầu tư phát triển CTTL bằng nguồn
vốn NSNN.
- Thu thập số liệu, tổng hợp và phân tích kết quả đầu tư phát triển
CTTL ở tỉnh Quảng Ninh.
- Đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng

CTTL ở tỉnh Quảng Ninh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Các dự án về đầu tư xây dựng CTTL ở tỉnh Quảng Ninh.
b. Phạm vi nghiên cứu
* Không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn Quảng Ninh.
* Thời gian nghiên cứu:
- Đề tài tập trung nghiên cứu những số liệu thời kỳ 2010-2013
- Thời gian thực hiện đề tài: 8/2013 - 5/2014
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đây là một đề tài mới, một hướng nghiên cứu mới trong đầu tư phát
triển CTTL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Đề tài sẽ chỉ ra được những thành
tựu chủ yếu, những mặt hạn chế và nguyên nhân tồn tại của việc đầu tư xây
dựng CTTL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng
CTTL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.


5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận nội dung chính của Luận văn được chia
làm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về đầu tư xây dựng CTTL.
Chương II: Thực trạng và đánh giá hiệu quả đầu tư xây dựng CTTL
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng
CTTL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.


1
CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH THỦY LỢI
1.1. Khái niệm và đặc điểm của đầu tư xây dựng CTTL
1.1.1. Khái niệm
Hoạt động đầu tư: Đầu tư là hoạt động kinh tế của con người, hoạt
động đầu tư là việc huy động các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực, đất đai,
vốn) ở hiện tại, thực hiện một dự án cụ thể, với mong muốn trong tương lai sẽ
thu được hiệu quả (lợi ích) mong muốn. Như vậy, trong hoạt động đầu tư, nhà
đầu tư phải chấp nhận sự hy sinh tiêu dùng ở hiện tại, để tập trung tiền bạc,
vốn cho việc thực hiện một hoạt động sản xuất kinh doanh để hy vọng trong
tương lai sẽ kiếm được nhiều tiền lợi ích hơn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
nhiều hơn.
Đầu tư xây dựng: Đầu tư xây dựng cơng trình là hoạt động có liên quan
đến việc bỏ vốn ở giai đoạn hiện tại nhằm tạo dựng tài sản cố định là cơng
trình xây dựng để sau đó tiến hành khai thác cơng trình, sinh lợi với một
khoảng thời gian nhất định nào đó ở tương lai.
CTTL: Là cơng trình thuộc kết cấu hạ tầng nhằm khai thác mặt lợi của
nước; phòng, chống tác hại do nước gây ra, bảo vệ môi trường và cân bằng
sinh thái, bao gồm: Hồ chứa nước, đập, cống, trạm bơm, giếng, đường ống
dẫn nước, kênh, cơng trình trên kênh và bờ bao các loại.
1.1.2. Đặc điểm
Dự án đầu tư xây dựng thủy lợi là những cơng trình cụ thể, tổng hợp và
kết tinh sản phẩm của nhiều ngành sản xuất như ngành chế tạo máy, công
nghiệp vật liệu xây dựng, năng lượng, hóa chất, luyện kim...
Sản phẩm xây dựng thủy lợi gồm những cơng trình được xây dựng và
sử dụng tại chỗ, cố định tại vị trí xây dựng. Sản phẩm xây dựng thủy lợi phụ


2
thuộc chặt chẽ vào điều kiện của địa phương, có tính đa dạng và cá biệt cao
về cơng dụng, cấu tạo. Phần lớn các CTTL đều nằm trên sông, suối nên có

điều kiện địa hình, địa chất phức tạp; điều kiện giao thơng khó khăn, hiểm trở.
Chất lượng CTTL chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện tự nhiên tại
nơi xây dựng cơng trình, do đó nếu cơng tác thăm dị, điều tra khảo sát các
điều kiện tự nhiên khơng chính xác sẽ dẫn tới việc thiết kế cơng trình không
đảm bảo chất lượng và giảm hiệu quả đầu tư xây dựng cơng trình.
CTTL thường có kích thước rất lớn, có tính đơn chiếc riêng lẻ, nhiều
chi tiết phức tạp, do đó cần phải có kế hoạch, tiến độ thi cơng, có biện pháp
kỹ thuật thi cơng hợp lý để đảm bảo chất lượng cơng trình.
CTTL có thời gian xây dựng, sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu
kỳ sản xuất, sử dụng nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu và liên
quan đến nhiều ngành, nhiều đơn vị khác nhau.
CTTL mang tính chất tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế, văn hóa, xã hội,
nghệ thuật và quốc phịng. Đặc điểm này địi hỏi phải có sự đồng bộ giữa các
khâu từ khi chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị xây dựng cũng như q trình thi cơng,
từ công tác thẩm định dự án, đấu thầu xây lắp, mua sắm thiết bị, kiểm tra chất
lượng, kết cấu công trình... đến khi nghiệm thu từng phần, tổng nghiệm thu và
quyết tốn dự án hồn chỉnh đưa vào khai thác sử dụng.
Việc triển khai xây dựng luôn luôn biến động, thiếu ổn định theo thời
gian và địa điểm nên gây khó khăn cho việc tổ chức thi cơng xây dựng cơng
trình. Q trình thi cơng thường hay bị gián đoạn nên địi hỏi trong cơng tác
quản lý phải lựa chọn hình thức tổ chức sản xuất linh hoạt, sử dụng tối đa lực
lượng xây dựng tại nơi cơng trình xây dựng đặc biệt là lực lượng lao động
phổ thông. Tuy nhiên lực lượng lao động tại chỗ thường không đáp ứng được
trình độ tay nghề cộng với việc cung ứng vật liệu, máy móc thiết bị gặp nhiều
khó khăn nên khó đảm bảo chất lượng cơng trình.


3
Sản xuất xây dựng phải tiến hành theo đơn đặt hàng cụ thể và có tính
đơn chiếc. Sản phẩm của ngành xây dựng thủy lợi rất khác so với các ngành

xây dựng cơ bản khác, không thể tiến hành sản xuất hàng loạt mà phải có nhu
cầu mới sản xuất và phải đặt hàng. Việc mua bán sản phẩm được xác định
trước khi thi công. Người mua và người bán được biết trước về đối tượng sản
phẩm, giá cả, chất lượng sản phẩm, hình thức và kết cấu sản phẩm...
Quá trình sản xuất xây dựng rất phức tạp vì cơng trình có nhiều chi tiết
địi hỏi kỹ thuật cao với sự tham gia của nhiều nhà thầu thiết kế, nhiều đơn vị
thi công cùng thực hiện trong điều kiện thời gian và không gian cố định.
Sản xuất xây dựng phải thực hiện ngoài trời, bị ảnh hưởng nhiều bởi
điều kiện thời tiết, địa hình, địa chất. Các điều kiện tự nhiên này làm gián
đoạn q trình thi cơng sản xuất ra sản phẩm, ảnh hưởng đến chất lượng và
việc cung ứng vật tư, thiết bị, chi phí dẫn đến ảnh hưởng chất lượng cơng
trình.
1.2. Vai trị của đầu tư xây dựng CTTL
1.2.1. Đẩy mạnh phát triển kinh tế
Nền kinh tế của đất nước ta vốn xuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp
độc canh lúa nước nên phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên, nếu như thời tiết
khí hậu thuận lợi thì đó là mơi trường để nơng nghiệp phát triển nhưng khi
thiên tai khắc nghiệt thì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với đời sống của
nhân dân. Vì vậy mà hệ thống thuỷ lợi có vai trị tác động rất lớn đối với nền
kinh tế của đất nước:
Cải thiện chất lượng môi trường và điều kiện sống của nhân dân nhất là
những vùng khó khăn về nguồn nước, tạo ra cảnh quan mới, thúc đẩy sự phát
triển của các ngành khác như công nghiệp, thuỷ sản, du lịch ...
Tạo cơng ăn việc làm, góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân, giải
quyết nhiều vấn đề xã hội tại khu vực như thiếu việc làm, do thu nhập thấp.


4
Từ đó góp phần đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân cũng
như góp phần tạo sự ổn định về kinh tế và chính trị.

CTTL góp phần vào việc chống lũ lụt, hạn hán do xây dựng các cơng
trình Đập dâng, Đập chứa nước, đê điều ... từ đó bảo vệ cuộc sống bình n
của nhân dân và tạo điều kiện thuận lợi để tăng gia sản xuất.
Tóm lại thuỷ lợi có vai trị vơ cùng quan trọng trong cuộc sống của
nhân dân nó góp phần vào việc ổn định kinh tế và chính trị tuy nó khơng
mang lại lợi nhuận một cách trực tiếp nhưng nó cũng mang lại những nguồn
lợi gián tiếp như việc phát triển ngành này thì kéo theo rất nhiều ngành khác
phát triển theo. Từ đó tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển và góp phần vào
việc đẩy mạnh công cuộc CNH - HĐH đất nước.
1.2.2. Phát triển văn hóa xã hội
Dân số Quảng Ninh tính đến năm 2015 là khoảng hơn 1,17 triệu người
đến từ nhiều dân tộc khác nhau và sống trong các vùng không đồng đều về
lịch sử, địa lý… do đó, đời sống tinh thần cũng khác nhau, đặc biệt là giữa
thành thị và nông thôn và các vùng xa xôi hẻo lánh. Nhờ có hệ thống CTTL
phát triển mà khoảng cách đó ngày càng được xóa bỏ, sự giao lưu văn hố
giữa các vùng ngày càng được tăng cường và làm phong phú thêm đời sống
của người tỉnh Quảng Ninh từ đó kích thích người dân hăng say lao động
đóng góp vào sự phát triển của đất nước.
Hệ thống CTTL phát triển góp phần tạo các ngành nghề mới, các cơ sở
sản xuất mới phát triển, từ đó, tạo cơ hội việc làm và sự phát triển không đồng
đều giữa các vùng cũng được giảm, hạn chế sự di cư từ nông thôn ra thành
thị, hạn chế được sự phân hoá giàu nghèo và nhờ vậy giảm được các tệ nạn xã
hội góp phần tích cực vào bảo đảm an ninh quốc phịng và bảo vệ môi trường
sinh thái.


5
Hệ thống CTTL phát triển cũng góp phần giúp cho việc giao thơng đi
lại được thuận lợi, cùng với đó là việc phát triển các mơ hình du lịch sinh thái,
du lịch văn hóa gắn với đặc thù của từng địa phương từ đó góp phần tăng

cường sự giao lưu, giao thoa văn hóa giữa các vùng miền, góp phần nâng cao
đời sống của nhân dân từ đó phát huy vai trò ổn định đời sống xã hội người
dân khu vực dự án.
1.2.3. Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp
CTTL góp phần tăng diện tích canh tác, mở ra khả năng năng thâm
canh, tăng vụ, tăng năng suất cây trồng, tạo điều kiện thay đổi cơ cấu nông
nghiệp, giống lồi cây trồng, vật ni, làm tăng giá trị tổng sản lượng.
Nhờ có hệ thống thuỷ lợi mà có thể cung cấp nước cho những khu vực
bị hạn chế về nước tưới cho nông nghiệp, nước sinh hoạt cho nhân dân và
phục vụ phát triển cơng nghiệp. Khắc phục tình trạng thiếu mưa kéo hạn hán,
góp phần chống xâm nhập mănk, chống hiện tượng sa mạc hoá.
1.2.4. Đảm bảo an ninh quốc phịng
Hệ thống cũng đóng góp tích cực vào việc giữ gìn trật tự an ninh xã
hội, bảo vệ quốc phịng. Hệ thống CTTL phát triển sẽ góp phần đảm bảo đời
sống của người dân khu vực dự án, giúp người dân yên tâm canh tác, an cư
lập nghiệp tại các khu vực biên giới xa xôi, vùng hải đảo từ đó giúp giữ đất và
phát huy việc tồn dân tham gia bảo vệ an ninh của Tổ quốc. Đặc biệt là trong
tình hình biên giới căng thẳng, nhiều tranh chấp như hiện nay thì đây là một
trong những vấn đề mà Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đầu tư, thực hiện.
1.3. Nguồn vốn trong đầu tư xây dựng CTTL
1.3.1. Khái niệm về vốn
Vốn là một nhân tố đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất xã hội, là
toàn bộ tài sản mà nền kinh tế có được trong q trình xây dựng và phát triển.
Nó đảm bảo cho sự tăng trưởng và phát triển của mọi hình thái KT - XH. Về


6
bản chất vốn đầu tư là phần tiết kiệm hay tích luỹ mà nền kinh tế có thể huy
động được để đưa vào quá trình tái sản xuất xã hội. Vốn đầu tư được thể hiện
dưới hai hình thái là hiện vật (hữu hình) và vơ hình. Vốn hiện vật tồn tại dưới

dạng các tài sản hữu hình như các loại máy móc, nhà xưởng, thiết bị… Vốn
đầu tư tồn tại dưới dạng các tài sản vơ hình như bằng phát minh sáng chế,
nhãn hiệu hàng hoá, lợi thế thương mại hay thương hiêụ, trình độ của nguồn
nhân lực. Trong giai đoạn phát triển hiện nay, vốn nhân lực đóng một vai trị
quyết định có thể thay thế một phần các loại vốn khác.
1.3.2. Nguồn vốn trong đầu tư xây dựng cơng trình
Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơng trình trước hết và chủ yếu là từ tích
luỹ tiết kiệm sau khi tiêu dùng của cá nhân và của chính phủ. Đây được coi là
nguồn vốn quan trọng nhất cho sự phát triển của một quốc gia, là nguồn vốn
đảm bảo cho sự tăng trưởng và sự phát triển bền vững của đất nước trong mọi
lĩnh vực kinh tế cũng như trong lĩnh vực đầu tư xây dựng CTTL. Ngoài nguồn
vốn tích luỹ từ trong nước, các quốc gia cịn có thể huy động vốn đầu tư từ
nước ngồi để phục vụ phát triển KT - XH của đất nước.
Nguồn vốn trong nước bao gồm nguồn vốn từ NSNN, nguồn vốn tín
dụng đầu tư phát triển của nhà nước và nguồn vốn của dân cư …
Nguồn vốn từ nước ngoài bao gồm các nguồn vốn như vốn đầu tư trực
tiếp (FDI), vốn đầu tư gián tiếp (ODA)…
1.3.3. Vai trò của nguồn vốn NSNN trong đầu tư xây dựng CTTL
Trong bất cứ một ngành nghề hay một lĩnh vực đầu tư nào thì vốn
NSNN cũng đều đóng một vai trị rất quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực
đầu tư phát triển CTTL là lĩnh vực đòi hỏi một lượng vốn rất lớn. Đây là lĩnh
vực mà tư nhân rất hạn chế tham gia đầu tư do đó nguồn vốn NSNN có một vị
trí đặc biệt quan trọng, là nguồn vốn chủ yếu để thực hiện đầu tư xây dựng hệ
thống các CTTL.


7
Vốn đầu tư từ NSNN đóng vai trị chủ đạo để thu hút các nguồn vốn
khác thực hiện đầu tư phát triển hệ thống CTTL, bao gồm cả vốn đầu tư trong
nước và nước ngồi. Chỉ khi có nguồn vốn NSNN tham gia vào các dự án

mới tạo được niềm tin tối đa cho các nhà đầu tư để từ đó họ bỏ vốn ra đầu tư,
đặc biệt với nguồn vốn nước ngồi. Có thể thấy rõ vai trị quan trọng của vốn
NSNN trong việc thu hút vốn ODA khi mà vốn NSNN là một nguồn vốn đối
ứng quan trọng trong công tác chuẩn bị đầu tư, đền bù giải phóng mặt bằng…
Vốn NSNN đóng vai trị điều phối trong việc hình thành hệ thống
CTTL một cách hợp lý và đạt hiệu quả cao nhất. NSNN sẽ tập trung đầu tư
vào các dự án trọng điểm tạo điều kiện thúc đẩy KT - XH phát triển.
Vốn NSNN khi đầu tư vào hệ thống CTTL sẽ là cơng cụ kích cầu rất
hiệu quả, bằng chứng là các CTTL ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành sản
xuất khác như nông, lâm nghiệp, thủy sản… từ đó tăng đóng góp vào việc
tăng GDP, tạo thêm việc làm cho xã hội, nâng cao thu nhập cho người dân
khu vực có dự án.
Như vậy, nguồn vốn NSNN đóng vai trị cực kì quan trọng trong việc
phát triển KT - XH nói chung và trong việc phát triển hệ thống CTTL nói
riêng.
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới sử dụng hiệu quả đầu tư xây dựng CTTL
1.4.1. Đặc điểm tự nhiên của từng vùng
Hệ thống CTTL được bố trí xây dựng và phát triển rộng khắp ở tất cả
các vùng và địa phương trong cả nước, do đó nó chịu ảnh hưởng trực tiếp của
các điều kiện địa lý, khí hậu, thời tiết, địa hình… ở mỗi vùng và địa phương
khác nhau. Mặt khác, các CTTL tại mỗi địa phương lại có các đặc điểm khác
nhau, với các mục tiêu đầu tư xây dựng, nhiệm vụ thiết kế khác nhau sao cho
đảm bảo phù hợp với yêu cầu sử dụng.


8
1.4.2. Các nhân tố về kinh tế
Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn được sử dụng cho
đầu tư phát triển hệ thống CTTL, nó ảnh hưởng trực tiếp đến công tác huy
động và sử dụng vốn mà nguồn vốn NSNN là chủ yếu do:

Nền kinh tế phát triển mạnh sẽ làm cho GDP ngày càng lớn, các doanh
nghiệp làm ăn ngày càng đạt lợi nhuận cao do đó ảnh hưởng trực tiếp đến
mức tích luỹ của NSNN cho đầu tư. Nếu như nền kinh tế càng lớn mạnh thì
các khoản thu cho NSNN ngày càng lớn và đây là điều kiện để Nhà nước đầu
tư vào phát triển hệ thống CTTL.
Nền kinh tế càng phát triển cao thì càng có nhiều thành phần kinh tế có
thể tham gia vào đầu tư phát triển hệ thống CTTL.
Nền kinh tế phát triển sẽ kéo theo thị trường vốn cũng phát triển, tạo
điều kiện để lưu chuyển vốn nhanh. Đây là cơ sở để huy động các nguồn vốn
cho đầu tư phát triển hệ thống CTTL nói riêng và cho tất cả các ngành kinh tế
nói chung.
Nền kinh tế phát triển càng cao thì yêu cầu về hiệu quả kinh tế càng
cao, do đó, sẽ thúc đẩy q trình sử dụng vốn NSNN một cách tiết kiệm, nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN.
1.4.3. Các nhân tố về chính trị và pháp luật
Đây cũng là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát
triển hệ thống CTTL.
Sự ổn định về chính trị và pháp luật sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế
phát triển, từ đó làm tăng thu NSNN. Đây được coi là nguồn thu quan trọng
để nhà nước có thể yên tâm bỏ vốn đầu tư phát triển hệ thống CTTL. Đối với
các nhà đầu tư nước ngồi thì yếu tố này lại càng quan trọng, các nhà đầu tư
nước ngoài chỉ bỏ vốn ra hỗ trợ nếu như họ cảm thấy có thể thu được hiệu quả
từ các nguồn vốn đó.


9
Cơ chế huy động và sử dụng vốn ngân sách hoàn chỉnh cũng như hoàn
thiện cơ chế đầu thầu, quản lý hiệu quả sử dụng vốn cũng sẽ tạo điều kiện tốt
cho sự phát triển hệ thống CTTL. Hơn nữa việc quản lý tốt sẽ tạo tiền đề cho
nhà nước đầu tư vào các dự án trọng điểm thích hợp với mỗi thời kì phát triển

của đất nước cũng như các địa phương cũng có thể tự chủ khai thác nguồn
vốn NSNN cho sự phát triển hệ thống CTTL của địa phương mình.
1.4.4. Các chính sách của nhà nước
Các chính sách quản lý ở tầm vĩ mô và vi mô đều có ảnh hưởng đến
việc đầu tư phát triển hệ thống CTTL. Ở tầm vĩ mơ thì đó là sự phối hợp chặt
chẽ và đồng bộ giữa các cơ quan trung ương từ khâu thu NSNN, kế hoạch
phân bổ vốn đến khâu quản lý và sử dụng vốn nhằm giảm thiểu được tình
trạng thất thốt lãng phí cịn ở tầm vi mơ thì đó là trình độ quản lý của các ban
quản lý của mỗi dự án nhằm đạt được hiệu quả đầu tư xây dựng cao nhất.
Nội dung của quy chế, quy trình quản lý đầu tư gồm các yếu tố như:
Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật để hạ thấp được chi phí đầu tư nhưng khơng
ảnh hưởng đến chất lượng của dự án đầu tư; công tác thẩm định dự án đầu tư,
và lựa chọn các phương án khả thi; cơ chế lựa chọn nhà thầu; cơ chế quản lý
nguồn vốn, cấp phát, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư và các hệ thống Quy
chuẩn, quy phạm, luật, thơng tư, nghị định, chế độ chính sách có liên quan.
1.4.5. Thực trạng của các CTTL
Đây là nhân tố ảnh hưởng cơ bản nhất yêu cầu đòi hỏi phải đầu tư phát
triển hệ thống CTTL. Hệ thống CTTL của nước ta đã được hình thành và trải
qua một thời gian dài cùng với đó là ảnh hưởng của chiến tranh, thiên tai mà
không được đầu tư sửa chữa, nâng cấp nên nhiều hệ thống CTTL đang xuống
cấp khiến hiệu quả khai thác thấp, chất lượng nguồn nước có nơi bị ơ nhiễm
nghiêm trọng. Cùng với đó, tình trạng vi phạm hành lang bảo vệ CTTL diễn ra
phổ biến, việc xử lý khơng triệt để dẫn đến tình trạng sử dụng nước cịn lãng phí.


10
Mặt khác diễn biến thời tiết ngày càng bất lợi, sự phát triển “nóng” KT - XH làm
cho các CTTL bị xâm hại, đầu tư ban đầu của CTTL còn nhiều bất cập, ở nhiều
nơi nhận thức của cán bộ và người dân chưa đúng về tầm quan trọng của các
CTTL, cơ chế chính sách cịn chưa khuyến khích các tổ chức, cá nhân nâng cao

ý thức sử dụng và tham gia bảo vệ các CTTL.
1.4.6. Các nhân tố khác
Đây là các nhân tố gián tiếp ảnh hưởng đến đầu tư phát triển hệ thống
CTTL, các yếu tố như:
Trình độ phát triển khoa học cơng nghệ của đất nước: Trình độ khoa
học cơng nghệ càng phát triển thì q trình đầu tư xây dựng CTTL càng tiết
kiệm về mặt thời gian, chi phí và hiệu quả càng cao. Đây là một nguồn vốn
tiết kiệm quan trọng để đầu tư phát triển các ngành khác phát triển.
Nhân tố con người cũng góp phần quan trọng vào hiệu quả của hoạt
động đầu tư phát triển. Vì vậy cần phải đào tạo đội ngũ nhân lực chuyên
nghiệp, có tri thức và có đạo đức nghề nghiệp…
Hệ thống bộ máy quản lý Nhà nước và Bộ máy trực tiếp quản lý, vận
hành các công trình sau khi bàn giao đưa vào sử dụng cũng ảnh hưởng lớn
đến việc đầu tư phát triển hệ thống CTTL.
1.5. Khái niệm, phân loại, phương pháp và hệ thống các chỉ tiêu phản
ánh hiệu quả đầu tư
1.5.1. Khái niệm, phân loại hiệu quả đầu tư
1.5.1.1. Khái niệm
Hiệu quả đầu tư là một khái niệm rộng và tổng hợp, là một phạm trù
kinh tế khách quan, được thể hiện tổng hợp ở mức độ thoả mãn nhu cầu phát
triển kinh tế, nâng cao đời sống, mức độ đáp ứng những nhiệm vụ kinh tế,
chính trị, xã hội đã đề ra.


11
1.5.1.2. Phân loại hiệu quả đầu tư:
Theo phạm vi phát huy tác dụng của hiệu quả: Hiệu quả đầu tư được
phân thành hiệu quả đầu tư của từng dự án, từng doanh nghiệp, từng ngành,
địa phương và toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Theo bản chất của hiệu quả: Hiệu quả đầu tư được phân thành liệu quả

tài chính, hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội.
Theo mức độ (tính chất) tác động của hiệu quả phân thành hiệu quả
trực tiếp và hiệu quả gián tiếp (hiệu quả liên đới).
1.5.2. Phương pháp chung để đánh giá hiệu quả đầu tư: Bao gồm đánh giá
khái quát và đánh giá hiệu quả cụ thể
1.5.2.1. Đánh giá khái quát
Phương pháp được sử dụng ở bước này là so sánh tương quan giữa các
chỉ tiêu phản ánh tình hình thực hiện đầu tư theo tổng mức, theo các tiêu thức
phân tổ với những thành quả trong sản xuất kinh doanh của cơ sở, trong phát
triển kinh tế của từng ngành, phát triển KT - XH của địa phương và của đất
nước.
1.5.2.2. Đánh giá hiệu quả cụ thể
Đánh giá hiệu quả cụ thể đạt được thông qua một hệ thống các chỉ tiêu
thống kê. Đánh giá hiệu quả cụ thể của đầu tư bao gồm: Hệ thống chỉ tiêu
phản ánh hiệu quả kinh tế tài chính; Hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả KT XH và Hiệu quả các công cuộc đầu tư phúc lợi công cộng.
1.5.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng cơng trình
Việc đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư luôn được xem xét
một cách toàn diện về các mặt: kinh tế, chính trị, tài chính, kỹ thuật, xã hội và
quốc phòng, dựa trên một hệ thống các chỉ tiêu. Trong đó, một số chỉ tiêu
kinh tế - tài chính được xem là chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp để phân tích và
đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư và các chỉ tiêu kinh tế - tài chính


12
này phản ánh một cách tổng hợp và tương đối khái quát mọi mặt của dự án, cả
về kỹ thuật lẫn xã hội.
Thông thường các chỉ tiêu kinh tế - tài chính và xã hội của dự án đầu tư
được phân thành hai nhóm:
Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - tài chính.
Các chỉ tiêu hiệu quả KT - XH.

Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - tài chính phản ánh quyền lợi trực tiếp
của doanh nghiệp là Chủ đầu tư: Lợi nhuận, thu nhập,... thu được hàng năm.
Còn các chỉ tiêu KT - XH phản ánh lợi ích của Nhà nước, của Xã hội: Tăng
thu cho NSNN thông qua thuế và các nghĩa vụ tài chính; tăng thu nhập cho
người lao động, giảm thất nghiệp; tăng sản phẩm cho xã hội; tạo cơ sở hạ
tầng...
Hiện nay, trong phân tích hiệu quả kinh tế của một dự án người ta
thường dùng các chỉ tiêu sau để đánh giá hiệu quả dự án
- Chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo;
- Chỉ tiêu giá trị - giá trị sử dụng;
- Nhóm chỉ tiêu chi phí – lợi ích;
1.5.3.1. Chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo
Về bản chất, chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo là tất cả các chỉ tiêu cần
thiết để đánh giá các phương án đầu tư vốn có ý nghĩa, vai trị khác nhau, đơn
vị đo khác trọng (theo phương pháp chuyên gia) rồi tính gộp lại trong một chỉ
tiêu bằng mức độ quan trọng đã đánh giá.
- Ưu nhược điểm của phương pháp:
+ Ưu điểm: dễ xếp hạng các phương án, có thể đưa nhiều tiêu chí có
các thứ ngun khác nhau vào để so sánh các phương án, có thể đánh giá tầm
quan trọng của mỗi chỉ tiêu
+ Nhược điểm: Dễ bị trùng lặp các chỉ tiêu không làm nổi bật các chỉ


13
tiêu chủ yếu và dễ mang tính chất chủ quan khi lấy ý kiến của chuyên gia.
1.5.3.2. Chỉ tiêu giá trị - giá trị sử dụng
Phương pháp giá trị - giá trị sử dụng so sánh các phương án trên cơ sở
tính tốn giá trị hoặc chi phí cần thiết để có được một đơn vị Gd nhỏ nhất để
đạt được một đơn vị giá trị sử dụng tổng hợp
Gd =


G
→ min
S

(1.1)

Hay tiêu chuẩn giá trị sử dụng tổng hợp Sd lớn nhất đạt được tính trên
một đồng chi phí:
Sd =

S
→ max
G

(1.2)

Trong đó:


G: Giá trị hay chi phí của dự án;



S: Giá trị sử dụng của phương án.

- Ưu nhược điểm của phương pháp:
+ Ưu điểm: Có những ưu điểm của chỉ tiêu kinh tế tổng hợp khi tính
chỉ tiêu giá trị và của chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo khi tính chỉ tiêu giá
trị sử dụng tổng hợp.

- Nhược điểm: Mang các nhược điểm của chỉ tiêu tổng hợp không đơn
vị đo đồng thời cũng không phản ánh đươc lợi nhuận thu được của phương
án.
1.5.3.3. Nhóm các chỉ tiêu chi phí – lợi ích
Một số chỉ tiêu chi phí – lợi ích cơ bản thường được dùng trong các
tính tốn hiệu quả đầu tư của dự án là:
- Giá trị hiện tại thuần (NPV)
Thu nhập còn lại sau khi đã trừ đi các chi phí gọi là thu nhập thuần. Giá
trị hiện tại thuần (NPV) là tổng giá trị hiện tại của dòng thu nhập thuần mà dự


14
án mang lại trong cả vịng đời của nó.
Mục đích của việc tính giá trị hiện tại thuần của dự án là để xem xét
việc sử dụng các nguồn lực (vốn) trong thời gian thực hiện dự án có mang lại
lợi ích lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng hay không? Với ý nghĩa này, NPV
được xem là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá tính khả thi của dự án.
NPV được xác định theo công thức sau:

( Bt − Ct )
t
t = 0 (1 + r )
n

NPV = ∑

(1.3)

Bt = Thu nhập của dự án năm t


Trong đó:

Ct = Chi phí của dự án năm t
n : Số năm phân tích dự án, (1≤ t ≤ n);
r : Tỷ suất chiết khấu áp dụng trong tính tốn, %.
t : năm tính tốn.
Khi sử dụng chỉ tiêu NPV làm cơ sở đánh giá tính khả thi của dự án,
người ta chọn phương án phân tích với NPV lớn hơn khơng.
- Tỷ số lợi ích - chi phí (R)
Tỷ số lợi ích - chi phí được tính bằng tỷ số giá trị hiện tại thu nhập và
giá trị hiện tại của các chi phí của dự án với suất chiết khấu r. Tỷ số R được
tính theo cơng thức sau:
n

R=

Bt

∑ (1 + r )
t=0
n

Trong đó:

(1.4)

Ct

∑ (1 + r )
t=0


t

t

Bt - thu nhập cuả dự án năm t;
Ct - Chi phí cho dự án năm t;

Chỉ tiêu này thường sử dụng để xếp hạng các dự án: Các dự án có R lớn
nhất sẽ được chọn. Tuy nhiên khi lựa chọn dự án có R lớn nhất chưa phải là


15
phương án đầu tư tối ưu nhất mà còn kết hợp so sánh lựa chọn với các chỉ tiêu
khác nữa mới quyết định được phương án đầu tư tối ưu.
- Tỷ suất sinh lợi nội bộ (IRR)
Suất sinh lợi nội bộ (IRR) là suất chiết khấu mà với suất này giá trị hiện
tại thuần của dự án bằng 0, được tính từ hệ thức sau:
n

NPV =

( Bt − Ct )

∑ (1 + IRR)
t=0

IRR = r1 +

t


=0

NPV1 ( r1 - r2 )
( NPV1 - NPV2 )

(1.5)

(1.6)

Chỉ tiêu IRR phản ánh tỷ suất lợi nhuận mà dự án đầu tư mang lại và đó
chính là lãi suất tối đa mà dự án có thể chấp nhận trả cho vốn vay vì nếu vay
với lãi suất cao hơn thì dự án sẽ bị lỗ, khi đó NPV sẽ nhỏ hơn 0.
Khi sử dụng chỉ tiêu IRR làm cơ sở so sánh và lựa chọn các phương án
phân tích thì cần cân nhắc và xem xét kỹ tính ưu việt và nhược điểm khi áp
dụng chỉ tiêu IRR này.
+ Ưu điểm: Mang lại kết quả tương đối chính xác; Có thể so sánh được
hiệu chi phí mà đã được quy bằng tiền, xác định được giá trị tuyệt đối, phản
ánh được hiệu quả kinh tế của biện pháp; Mang tính tổng hợp, tính đến tất cả
các chi phí và hiệu ích mang lại cho nền kinh tế quốc dân; Việc đánh giá hiệu
quả kinh tế của dự án được xét đến cả hai yếu tố khơng gian và thời gian.
- Nhược điểm: Chỉ chính xác trong thị trường vốn hoàn hảo và phụ
thuộc nhiều vào hệ số chiết khấu.
Tuy nhiên do đặc điểm của tỉnh Quảng Ninh là một tỉnh biên giới phía
Bắc với thế mạnh là phát triển công nghiệp và dịch vụ, du lịch nên việc đầu tư
xây dựng các CTTL thường mang mục đích đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo
an ninh quốc phòng, an ninh lương thực, tạo điều kiện cho người dân yên tâm
tham gia sản xuất nông nghiệp tại khu vực xây dựng dự án nên các dự án



×