Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

CAC SANG KIEN VA KINH NGHIEM TRIEN KHAI PHONG TRAO THI DUA CUA CAC TINH NAM HOC 2008-2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (592.4 KB, 51 trang )

CC SNG KIN V KINH NGHIM
TRIN KHAI PHONG TRO THI UA
ô Xõy dng trng hc thõn thin, hc sinh tớch cc ằ
Túm tt bỏo cỏo:

Ngành giáo dục tỉnh Hải Dơng
với phong trào thi đua Xây dựng trờng học thân thiện, học sinh tích cực

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo

Hải Dơng là vùng đất có truyền thống văn hiến và hiếu học, là địa phơng có
nhiều tiến sĩ nho học nhất trong cả nớc. Xin đợc điểm qua một vài con số rất có ý
nghĩa: Qua các triều đại phong kiến, tỉnh Hải Dơng có tới 470 tiến sĩ nho học, chiếm
hơn 16% tiến sĩ nho học trong cả nớc (cả nớc có 2896 tiến sĩ), trong đó 10 ngời đã
từng giữ chức tế tửu Quốc tử giám. Không chỉ là tỉnh có nhiều tiến sĩ nho học nhất,
Hải Dơng còn đặc biệt nổi tiếng bởi Lò tiến sĩ xứ Đông(làng Mộ Trạch, xã Tân
Hồng, huyện Bình Giang: có tới 39 tiến sĩ), là làng nhiều tiến sĩ nhất trong các làng
xã Việt Nam thời phong kiến. Huyện Nam Sách (Hải Dơng) cũng là đơn vị đứng đầu
hàng huyện trong cả nớc về số ngời đỗ tiến sỹ(125 tiến sỹ). Trong Tao đàn Nhị thập
bát tú thời Lê Thánh Tông, có tới 12 ngời quê tỉnh HảI Dơng. Hải Dơng còn là vùng
đất gắn với tên tuổi và sự nghiệp của vị tớng lừng danh Trần Hng Đạo và các danh
nhân văn hoá lớn nh : Nhà giáo Chu Văn An, đại danh y Tuệ Tĩnh và Nguyễn Trãi-
nhà văn hoá lớn của dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Nằm ở phía đông của kinh
thành Thăng Long xa, ở vị trí trung tâm đồng bằng sông Hồng, Hải Dơng cũng là
vùng đất hội tụ đậm đặc các di tích lịch sử, văn hoá và các di sản văn hoá phi vật thể,
cùng những phong tục tập quán tiêu biểu cho c dân đồng bằng Bắc Bộ. Tính đến thời
điểm hiện tại, tỉnh Hải Dơng có đến 170 di tích lịch sử, văn hoá đợc xếp hạng (trong
đó có 60 di tích xếp hạng quốc gia và 110 di tích xếp hạng cấp tỉnh).
Đầu năm học 2008-2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo đa 2 công trình di tích lịch sử
văn hoá của địa phuơng (đền thờ nhà giáo Chu Văn An và đền thờ bà Chúa Sao Sa
Nguyễn Thị Duệ) trở thành một trong 5 cụm công trình di tích lịch sử, văn hoá đợc


ngành giáo dục nhận chăm sóc.
Cũng nh các sở giáo dục và đào tạo khác, để triển khai thực hiện phong trào
Xây dựng trờng học thân thiện học sinh tích cực do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát
động, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hải Dơng đã tham mu cho UBND tỉnh ban hành
chỉ thị; Xây dựng kế hoạch triển khai; Đồng thời xây dựng kế hoạch phối hợp với các
ngành và đoàn thể của tỉnh nh : Sở Văn hoá-thể thao và Du lịch, Sở Y tế, Hội khuyến
học, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội Phụ nữ tỉnh. Quán triệt thực hiện tốt chỉ thị
số 40/CT-BGDDT của Bộ trởng và kế hoạch số 307/KH-BGDDT của Bộ GD&DT về
triển khai phong trào thi đua Xây dng trờng học thân thiện học sinh tích cực, Sở
Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo và hớng dẫn các trờng tổ chức kí cam kết với các tổ chức
1
đoàn thể của nhà trờng và địa phơng để triển khai từ đầu năm học; Căn cứ đặc điểm
tình của địa phơng và nhà trờng trong mỗi cấp học để xây dựng kế hoạch thực hiện
phù hợp, thiết thực và đảm bảo hiệu quả.
Nét độc đáo trong phong trào thi đua Xây dựng trờng học thân thiện, học sinh
tích cực của tỉnh Hải Dơng là phát huy vị trí, vai trò của các di tích lịch sử, văn hoá
trong việc giáo dục truyền thống cho học sinh mà ngành giáo dục nhận chăm sóc tại
địa phơng (đền thờ nhà giáo Chu Văn An, đền thờ bà Chúa Sao Sa Nguyễn Thị Duệ)
và tổ chức tốt lễ hội Về nguồn nhân ngày giỗ lần thứ 638 của nhà giáo Chu Văn An
(26/11 âm lịch); xây dựng và phát huy Nhà truyền thống giáo dục của địa phơng tại
văn miếu Mao Điền; tổ chức cho học sinh học các làn điệu chèo truyền thống của
chiếu chèo xứ Đông xa; triển khai hoạt động giáo dục môi trờng cho học sinh phổ
thông trong khuôn khổ dự án VN/04/005 tại Đảo cò Chi Lăng Nam (huyện Thanh
Miện); hớng dẫn học sinh lập Kế hoạch cá nhân; thành lập Nhóm bạn chuyên cần để
trao đổi và giúp nhau trong học tập; xây dựng Đề án giáo dục bơi cho học sinh tiểu
học nhằm thực hiện mục tiêu phổ cập bơi cho học sinh sau khi hoàn thành bậc tiểu
học.
- Đối với Nhóm bạn chuyên cần: Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trờng h-
ớng dẫn hoc sinh thành lập nhóm bạn dựa trên sự lựa chọn tự nguyện của học sinh.
Các em trong nhóm ban chuyên cần có trách nhiệm giúp đỡ, thi đua nhau trong học

tập, tổ chức ôn bài, trao đổi tài liệu, kèm cặp lẫn nhau. Qua đó, không chỉ xây dựng
nền nếp học tập cho học sinh mà còn củng cố đoàn kết, xây dựng tình bạn thân thiết
giữa học sinh với nhau.
- Việc chỉ đạo các trờng hớng dẫn học sinh lập Kế hoạch cá nhân xuất phát từ
mục tiêu tăng cờng và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Thông qua việc lập kế
hoạch cá nhân nhằm hình thành cho học sinh sự định hớng cho bản thân; ý thức tự
giác trong học tập; phát huy tính tích cực, chủ động ở học sinh trong quá trình tu d-
ỡng, học tập và thói quen làm việc theo khoa học, có kế hoạchCũng thông qua hoạt
động này- trong phần đề nghị của học sinh, nhà trờng nắm bắt đợc tâm lý, sở thích,
nhu cầu mà học sinh đang quan tâm, đòi hỏi rất thiết thực, cụ thể; phát huy vai trò
làm chủ nhà trờng của học sinh.
- Về xây dựng Đề án giáo dục bơi cho học sinh tiểu học: Xuất phát từ thực tế
là hiện nay nguồn nớc tự nhiên đang bị ô nhiễm nặng hoặc đợc tận dụng vào việc
nuôi trồng thuỷ sản. Vì thế, trẻ em không còn chỗ để bơi lội, dẫn đến tình trạng là
không những phạm vi hoạt động của trẻ bị thu hẹp mà tỷ lệ trẻ em biết bơi ngày
càng giảm. Hậu quả là hàng năm tỷ lệ ngời bị đuối nớc tăng nhanh, trong đó phần
đông là trẻ em. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo phòng chống tai nạn, thơng tích tỉnh,
mỗi năm Hải Dơng có tới 10% ngời chết do đuối nớc trong tổng số ngời chết do bị
tai nạn thơng tích nói chung. Là một tỉnh ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ với hệ thống
sông ngòi, hồ ao dày đặc thì việc dạy bơi cho học sinh biết bơi không chỉ là dạy một
môn thể thao, từ đó tạo nền tảng cho phát triển phong trào thể thao quần chúng mà
còn là biện pháp tăng cờng kỹ năng sống cho học sinh. Sở Giáo dục và Đào tạo Hải
Dơng xác định đây là trách nhiệm của nhà trờng. Chúng tôi quan niệm rằng: Để dạy
bơi cho trẻ nên bắt đầu từ trờng tiểu học (học sinh lớp 3 trở lên). Bởi vì, học sinh tiểu
2
học biết bơi sẽ sớm phòng ngừa đợc tai nạn đuối nớc; mặt khác, ở độ tuổi tiểu học,
việc tổ chức cho học sinh học bơi dễ dàng hơn so với cấp học sau (THPT); chi phí cho
học bơi cũng đỡ tốn kém hơn. Việc làm của ngành giáo dục Hải Dong nhận đợc sự
đồng thuận cao của d luận xã hội. Mặc dù còn nhiều việc còn phải làm nhng chúng
tôi tin tởng sẽ thành công.

Thông qua hớng dẫn học sinh lập kế hoạch cá nhân, lập nhóm bạn chuyên cần,
giáo dục bơi cho học sinh tiểu học- ngành giáo dục Hải Dơng đã xác định những việc
cụ thể, thiết thực để thực hiện mục tiêu tăng cờng kỹ năng sống cho học sinh góp
phần
Xây dựng trờng học thân thiện, học sinh tích cực.
Chúng tôi nhận thức rằng, phong trào thi đua Xây dựng trờng học thân thiện,
học sinh tích cực có 5 nội dung lớn, bao trùm nhiều lĩnh vực hoạt động trong nhà tr-
ờng, song trong khuôn khổ thời gian có hạn, xin phép đợc điểm qua một vài việc làm
cụ thể, có nét đặc trng riêng của ngành giáo dục Hải Dơng.
Với những nét riêng trên, ngành giáo dục Hải Dơng hy vọng góp phần sáng tạo
và làm phong phú thêm nội dung thi đua Xây dựng trờng học thân thiện học sinh
tích cực cho toàn ngành, góp phần đào tạo thế hệ công dân tơng lai của địa phơng
tích cực, năng động và sáng tạo, chủ động hội nhập với khu vực và thế giới nhng
không làm mất đi bản sắc riêng, độc đáo của dân tộc.
3
Tóm tắt báo cáo sáng kiến kinh nghiệm:

KINH NGHIỆM TỔ CHỨC
“NGÀY HỘI GIAO LƯU VÌ MÁI TRƯỜNG THÂN THIỆN”
Người viết: Nguyễn Thị Thành – Hiệu trưởng
Đơn vị: Trường THPT tư thục Bình Minh, Thành phố Hà Nội
Hưởng ứng phong trào thi đua « Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực » do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội phát động,
xuất phát từ thực tiễn nhà trường, để phong trào đi vào chiều sâu và có hiệu quả,
trường THPT tư thục Bình Minh có ý tưởng tổ chức mô hình điểm ngày hội giao
lưu « Vì mái trường thân thiện » cho các trường THCS thành phố Hà Nội. Được sự
đồng ý của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, sáng ngày 03/4/2009 trường THPT Tư
thục Bình Minh vinh dự đón thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển, Giám đốc
Sở GD&ĐT Hà Nội Nguyễn Hữu Độ cùng các thầy cô giáo và học sinh 5 huyện
Hoài Đức, Đan Phượng, Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai về dự ngày hội Giao lưu

« Vì mái trường thân thiện ». Với nhiều họat động phong phú được tổ chức khoa
học, ngày hội đã thu hút sự tham gia hào hứng, tích cực của học sinh. Ngày hội để
lại nhiều dấu ấn tốt đẹp trong lòng học trò và các thầy, cô giáo, các vị đại biểu
khách quý.
Nhằm mục tiêu trao đổi kinh nghiệm trong phong trào thi đua « Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực » chúng tôi đã mạnh dạn viết đề tài :
« Kinh nghiệm tổ chức điểm ngày hội giao lưu vì mái trường thân thiện »
1.Mô tả : Đề tài bao gồm 3 phần
- Phần 1 : Đặt vấn đề gồm 8 mục (Tính cấp thiết của đề tài ; Mục đích yêu cầu ;
Khách thể và đối tượng nghiên cứu ; Giả thuyết khoa học ; Nhiệm vụ nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu ; Phương pháp nghiên cứu ; Những đóng góp của đề tài.)
- Phần 2 : Nội dung gồm các vấn đề sau: Tổng quan vấn đề ; Thực trạng triển khai
phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường THPT Tư
thục Bình Minh ; Biện pháp triển khai phong trào “Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực” ở trường THPT Tư thục Bình Minh ; thực tế chỉ đạo phong trào
thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tại trường THPT Tư
thục Bình Minh ; kết quả sau một năm thực hiện phong trào; Chỉ đạo tổ chức điểm
« Ngày hội giao lưu vì mái trường thân thiện » ; Bài học kinh nghiệm.)
- Phần 3 : giới thiệu quy trình tổ chức điểm « Ngày hội giao lưu vì mái trường thân
thiện »
2. Tác dụng của đề tài :
4
- Khẳng định vai trò của việc xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực
trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường phổ thông, đáp ứng với
yêu cầu của xã hội hội nhập.
- Có được kinh nghiệm tổ chức, xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực.
- Xây dựng được cẩm nang, mô hình tổ chức « Ngày hội giao lưu vì mái trường
thân thiện ».
3. Khả năng áp dụng
- Mô hình có thể áp dụng đại trà trên toàn quốc cho các bậc học từ mầm non đến

THPT. Tùy khả năng nhận thức của học sinh; đặc điểm tâm lý lứa tuổi; đặc điểm
vùng miền; điều kiện cơ sở vật chất của các trường chúng ta có thể điều chỉnh về
nội dung kiến thức, lựa chọn các trò chơi dân gian cho phù hợp.
- Mô hình dễ thực hiện, không đòi hỏi nhiều về cơ sở vật chất, thời gian và kinh phí
hoạt động.
- Mô hình có thể áp dụng cho 01 lớp học ; 01 khối ; 01 trường hoặc giao lưu giữa
các trường.
4. Chương trình tổ chức Ngày Hội giao lưu “Vì mái trường thân thiện”cụm các
trường THCS huyện Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Phúc Thọ, Đan
Phượng
4. 1. Mục tiêu.
- Phát huy tính chủ động, tích cực sáng tạo của học sinh trong học tập và các
hoạt động xã hội một cách phù hợp có hiệu quả.
- Thúc đẩy Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực” đồng thời tạo mối quan hệ thân thiện, hợp tác giữa các trường trong khu
vực.
4. 2. Yêu cầu.
- Tạo môi trường trường học an toàn, thân thiện, vui vẻ để học sinh mỗi ngày
đến trường là một ngày vui.
- Giáo dục cho học sinh tính chủ động, tự giác, tích cực tham gia các hoạt
động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng.
- Các hoạt động của phong trào phải tạo được hứng thú, phù hợp tâm, sinh lý
lứa tuổi và điều kiện các nhà trường, để lại được dấu ấn tốt đẹp cho tâm hồn học
sinh.
4. 3. Chương trình cụ thể :
- Từ 7h đến 8h : Dựng trại hè .;
- Từ 8h đến 8h30 : Văn nghệ chào mừng .
- Từ 8h30 đến 9h00 : Chương trình Lễ khai mạc ngày Hội..
Các nội dung thi giao lưu.
* Từ 9h00 đến 10h00 gồm 3 nội dung thi giao lưu được tổ chức cùng một thời gian

ở các vị trí khác nhau trong khu vực trường THPT Tư thục Bình Minh do Ban tổ
chức bố trí.
5
- Giao lưu sân chơi kiến thức và ứng xử các tình huống có chủ đề "Vì mái trường
thân thiện";
- Vẽ tranh "Vì mái trường thân thiện";
- Giao lưu thể hiện các thể loại văn hoá, văn nghệ dân gian của địa phương trên sân
khấu;
* Từ 10h00 đến 11h00; Thi giao lưu 03 trò chơi dân gian (Kéo co; Giành cờ chiến
thắng; Bịt mắt đánh trống).
* Từ 11h00 đến 11h15; Hoạt động giao lưu tập thể của tất cả 6 đơn vị tham gia
ngày Hội. Giáo viên, học sinh của 6 đơn vị tham gia ngày Hội cùng giao lưu nhẩy
điệu "Múa sạp" trên nền điệu nhạc " Xoè hoa" của dân tộc Thái (Không tính điểm
thi đua).
Tổng kết, bế mạc Ngày Hội .Từ 11h15 đến 11h30;
4.4 . Hệ thống biện pháp chỉ đạo tổ chức hoạt động điểm « Ngày hội giao lưu vì
mái trường thân thiện
- Biện pháp nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục.
- Biện pháp xây dựng năng lực đội ngũ triển khai phong trào “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Biện pháp phát huy tối đa vai trò chủ thể học sinh
- Biện pháp thi đua để thúc đẩy phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực”đạt hiệu quả.
- Biện pháp tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, các điều kiện cho phong trào “Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
-Biện pháp xã hội hoá giáo dục
- Biện pháp đa dạng hóa các loại hình họat động, các hình thức tổ chức.
- Biện pháp xây dựng và tổ chức theo quy trình các dạng hoạt động.
4.5. Bài học kinh nghiệm
- Chú trọng nâng cao nhận thức về ý nghĩa phong trào « Xây dựng trường thân

thiện, học sinh tích cực » trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.
- Xây dựng kế hoạch cụ thể sát với thực tế của trường
- Khuyến khích sự sáng tạo của các cá nhân, tập thể trong các hoạt động.
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, hỗ trợ tài chính cho phong trào, động viên khen
thưởng về tinh thần và vật chất kịp thời.
Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng giáo dục.
- Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ giáo viên, đoàn viên công đoàn; Thực hiện tốt
cuộc vận động “Hai không” và cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm
gương đạo đức tự học và sáng tạo.
- Phát huy vai trò của ban đại diện cha mẹ học sinh, phối hợp chặt chẽ với phụ
huynh trong hoạt động.

6
Tóm tắt báo cáo sáng kiến kinh nghiệm:

LỄ “TRI ÂN VÀ TRƯỞNG THÀNH” CHO HỌC SINH LỚP 12 THPT
Đơn vị: Sở GD&ĐT Tỉnh Hậu Giang
1.Tên sáng kiến kinh nghiệm: Lễ “Tri ân và trưởng thành” cho học sinh lớp
12 trung học phổ thông.
2. Nội dung:
a. Công tác chuẩn bị:
- Xây dựng kế hoạch và nội dung cho buổi lễ (khách mời, trang trí lễ đài,
khẩu hiệu, các bài phát biểu, đĩa nhạc nền, đồng phục, hoa tặng thầy cô và phụ
huynh học sinh, đãi tiệc ngọt hoặc mặn, …)
- Tổ chức họp Hội đồng sư phạm để triển khai và quán triệt chủ trương về
việc tổ chức buổi lễ “Trưởng thành và tri ân” cho toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên
và học sinh trong toàn trường.
- Tổ chức họp phụ huynh học sinh của các lớp khối 12 để triển khai kế hoạch
và vận động phụ huynh phối hợp với nhà trường để tổ chức thành công buổi lễ này.
- Triển khai trong tất cả học sinh các lớp khối 12 viết một bức thư với nội

dung tri ân cha mẹ, thầy cô và định hướng tương lai cho bản thân (tính điểm kiểm
tra 15 phút cho môn Văn, bài kiểm tra này giáo viên môn Văn chấm điểm và sửa
câu, từ cho học sinh, sau đó các em sẽ viết lại thành một bức thư hoàn chỉnh nộp lại
cho giáo viên chủ nhiệm, có kèm theo bao thư để gửi cho cha, mẹ trong buổi lễ).
- Chuẩn bị và có bước tập dợt cho buổi lễ.
- Tổ chức họp Hội đồng sư phạm và họp phụ huynh học sinh lớp 12 để thống
nhất kế hoạch chi tiết thực hiện, đồng thời giải quyết (hoặc xin ý kiến giải quyết)
những vấn đề khó khăn trong công tác tổ chức buổi lễ.
- Tổng dợt buổi lễ, tổ chức buổi lễ, họp đánh giá, rút kinh nghiệm.
b. Thành phần tham dự buổi lễ: Đại diện lãnh đạo cấp tỉnh (nếu có); Đại
diện lãnh đạo Sở GD&ĐT (nếu có); Đại diện lãnh đạo cấp huyện; Toàn thể cán bộ,
giáo viên của Trường; Phụ huynh của học sinh khối 12, có thể đi cả cha lẫn mẹ và
thậm chí có cả ông bà cùng đi; Toàn thể học sinh của 02 khối lớp 11 và 12; Tuy
nhiên, nếu số lượng học sinh của trường ít, có thể huy động thêm học sinh khối lớp
10.
c. Chương trình buổi lễ: ngoài phần nghi thức, các nội dung chính như sau:
phần phát biểu chúc mừng của chính quyền địa phương; diễn văn khai mạc của
lãnh đạo nhà trường; những bài phát biểu của học sinh tri ân cha mẹ, thầy cô kèm
theo nhạc nền là những bài hát nhẹ nhàng nói về công ơn của cha mẹ (Lòng mẹ bao
la như biển thái bình dạt dào…), thầy cô (người thầy vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa);
mời phụ huynh bước lên sân khấu để học sinh dâng hoa và gửi đến cha mẹ bức thư
nói lên nỗi niềm của các em (kèm nhạc nền về công ơn cha mẹ) và cha mẹ tặng lại
cho các em một món quà nhỏ (1 cây bút, quyển sách,…như gửi gắm bao nhiêu kỳ
7
vọng vào các em); mời thầy cô bước lên sân khấu để học sinh dâng hoa (kèm nhạc
nền về công ơn thầy cô).
3. Tác dụng thực tiễn đã có:
a. Tác dụng, ý nghĩa lâu dài:
-Buổi lễ có tác dụng giáo dục rất cao về công ơn cha mẹ, thầy cô, anh hùng
liệt sĩ và các thế hệ đi trước. Tạo thêm lòng tôn kính cha mẹ và thầy cô, qua đó tự

bản thân các em “phải học tập và lao động thật tốt” cho xứng đáng và đền đáp lại
công ơn trời biển đó.
-Giúp cho các em thêm động lực mới và chuẩn bị tâm thế bước vào các kỳ
thi và vào đời sống xã hội.
-Có ý nghĩa sâu sắc và nhân văn cao cả.
b. Tác dụng thực tiễn hiện tại:
-Qua quá trình tổ chức buổi lễ ở các đơn vị trường học, trước những nỗ lực
vượt lên hoàn cảnh khó khăn để vươn lên học tốt của nhiều em học sinh đã có
không ít những cựu học sinh, mạnh thường quân hỗ trợ nhiều suất học bổng, nhiều
phần quà có giá trị để khích lệ tinh thần các em, cũng như góp một phần để giải
quyết những khó khăn về vật chất giúp các em có điều kiện tốt hơn để yên tâm học
tập (có những mạnh thường quân tham dự lễ, khi nghe thấy những hoàn cảnh khó
khăn của các em thì không thể kiềm chế được và đăng ký với Ban tổ chức để trao
tặng học bổng cho các em ngay lúc ấy). Chính vì thế, có thể khẳng định rằng việc
tổ chức buổi lễ “Tri ân và Trưởng thành” cũng có sức lan toả đến công tác xã hội
hoá giáo dục đối với ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Hậu Giang.
-Bên cạnh đó, qua các buổi lễ chúng tôi đã nhận được rất nhiều ý kiến phản
hồi từ phía lãnh đạo các cấp, phụ huynh học sinh, thầy cô giáo và các em học sinh,
đa số các ý kiến đều cho rằng việc tổ chức buổi lễ “Tri ân và Trưởng thành” là một
trong những hoạt động hết sức có ý nghĩa, có tác động ảnh hưởng đến nhiều mặt
trong công tác giáo dục học sinh, nhất là đối với phong trào thi đua “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực”, bên cạnh đó nó còn là một mốc son đẹp,
mang tính nhân văn sâu sắc, có ảnh hưởng lớn đối với tương lai, sự nghiệp khi các
em chuẩn bị rời ghế trường phổ thông.
-Sự thành công của buổi cũng tác động không nhỏ đến những học sinh hiện
đang học lớp 10 và 11, đem lại cho các em niềm hạnh phúc và sự phấn chấn trong
học tập và cuộc sống, hứa hẹn một sự chuyển biến tích cực về chất lượng giáo dục
toàn diện đối với ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Hậu Giang.
-Sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường từng bước được chặt chẽ hơn và
ngày càng nhịp nhàng hơn.

4. Khả năng và điều kiện áp dụng:
Tất cả các trường THPT trên toàn quốc đều có thể tổ chức buổi Lễ “ Tri ân và
trưởng thành” cho học sinh lớp 12. Ngoài ra, cũng có thể tổ chức cho học sinh lớp
9 hoặc cao đẳng, đại học nhưng tuỳ theo đối tượng mà có sự vận dụng cho phù hợp.
Để tổ chức thành công buổi lễ, các trường cần chuẩn bị tốt kế hoạch tổ chức và
triển khai thực hiện ngay từ đầu học kỳ II của năm học.
8
Tóm tắt báo cáo sáng kiến kinh nghiệm:
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC
Đơn vị: Sở GD&ĐT Tỉnh Vĩnh Long
Trường học thân thiện là một mô hình trường học do UNICEF đề xướng,
trong đó việc dạy học phải hướng về người học và học phải hứng thú, chủ động tích
cực trong suốt quá trình rèn luyện, học tập. Nếu có hứng thú học tập các em luôn có
sức rướn, sự vươn lên trong bất kỳ hoàn cảnh nào, luôn vượt qua chính mình và các
em không bao giờ chán học. Tuy nhiên, để có hứng thú này thì bản thân người học
nhất là ở tiểu học có cố gắng nhưng GV không tạo ra, tác động, duy trì thì ắt hẳn sẽ
mất đi. Tính năng động, hồn nhiên là vốn có của trẻ em và thiếu niên. Nếu qua tiết
học nhẹ nhàng, sinh động, sự tương tác Thầy – Trò, Trò – Trò hiệu quả thì đó là
nguồn vui cho mọi trẻ em đến trường. Đối với chủ động, các em sẽ phải trực tiếp
tạo ra kết quả bài học, tự tìm kiếm kiến thức, tự phát hiện và tự chiếm lĩnh kiến
thức chứ không chỉ trông mong vào Thầy. Chủ động tìm đến thư viện, đến bạn bè,
các phương tiện truyền thông, từ cuộc sống hằng ngày, từ những người chung
quanh và từ chính bản thân các em để trao đổi, bổ sung vốn kiến thức cũng như
hoàn chỉnh các kĩ năng sống cho mai sau cũng chính là tính chủ động cần có trong
trường học thân thiện.
Thiết nghĩ nếu trường học thân thiện được xây dựng thì điều gì xảy ra ? Tất
cả trẻ em đều được đến trường ở mọi địa bàn, học hết cấp phổ cập (tiểu học, trung
học cơ sở và hiện nay là phổ cập giáo dục bậc trung học), các em không bỏ học,
không chán học, nhà trường thực hiện tốt giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, không

có biểu hiện kì thị, bất bình đẳng giới và vui tươi, thoải mái, hòa đồng, khoan dung,
an toàn, công bằng. Môi trường giáo dục là nơi vừa học tập, vừa vui chơi, giải trí.
Các mối quan hệ tốt phải là quan hệ thân thiện, tôn trọng lẫn nhau, học sinh có
quyền nói lên , nêu lên suy nghĩ, cảm nghĩ riêng cũng như tự tổ chức những hoạt
động nhằm tô điểm, vun đắp cho lớp học, trường học của em. Trường học thân
thiện phải có mối quan hệ tốt giữa lãnh đạo và giáo viên, giữa giáo viên và giáo
viên (mô hình ngày giáo viên hằng năm có thể là mẫu để các trường nghiên cứu),
giữa giáo viên và học sinh cũng như giữa học sinh với học sinh (mô hình ngày hiệu
trưởng nói chuyện với học sinh cũng là cách làm tốt. Trường học thân thiện thì các
tiết học do giáo viên và học sinh chủ động, sáng tạo, tạo dựng môi trường hứng thú,
vui tươi và tất cả trẻ em đều đến trường; đồ dùng học có thể do các em tự làm,
mang từ nhà đến hay họp nhóm để tạo ra. Nơi đây các em được trao đổi, thảo luận
thoải mái chứ không như trước đây chỉ lo chép lại bài ghi từ giáo viên, nghe lời
giảng thao thao bất tuyệt hay chỉ là những lời đọc – chép đã có sẵn trong SGK. Các
hoạt động ngoài giờ lên lớp như lễ hội, cắm trại, trò chơi dân gian, múa hát, câu lạc
bộ khám phá, thư viện xanh, kể chuyện ngoài trời, câu lạc bộ bóng đá mini, các
9
ngày hội An toàn giao thông, ngày hội sức khỏe , ngày hội vệ sinh răng miệng, phải
tổ chức đầy đủ và hấp dẫn để mọi học sinh đều có cơ hội rèn luyện kĩ năng sống.
Chính Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo đã nhấn mạnh: mục đích tốt đẹp của mô
hình trường học thân thiện là nhằm các cháu đến trường không chỉ được học tập
thật tốt mà còn được vui chơi, rèn luyện sức khỏe.
Đối với Vĩnh Long, việc đầu tiên là cụ thể hoá 5 nội dung của Bộ thành chín tiêu
chí cụ thể có tên gọi ngắn gọn, dễ nhớ và dễ trang trí chung quanh sân trường .
Việc cụ thể hoá này đã giúp cho CBQLGD, Hiệu trưởng các trường Tiểu học có
thêm niềm tin , thông tin, cách làm từ trang trí đến triển khai, xây dựng và khi công
nhận một tiêu chí phải tiến hành như thế nào để gây ấn tượng và tác động nhiều đến
các em học sinh lẫn phụ huynh học sinh tham dự. Cụ thể 9 tiêu chí đó như sau :
TÊN GỌI : DỄ NHỚ, CỤ THỂ
 Lớp học thông minh: tất cả phòng học đều có bàn 1, 2 chỗ ngồi cho từ 30 đến

35 học sinh. Bốn bức tường có khai thác không gian hỗ trợ việc học tập cho học
sinh; có chỗ máng cặp (treo ) phía cuối phòng học ngăn nắp, thẩm mĩ; có trưng bày
sản phẩm của học sinh; có chỗ để đồ dùng dạy học được sắp xếp ngăn nắp
 Sân trường mát dịu: đảm bảo có bóng mát và cỏ xanh phủ diện tích từ 1/3 đến
1/4 sân trường;có thư viện xanh (ngoài trời ), bục ngồi chung quanh gốc cây; có sân
chơi, bãi tập cho học sinh.
 Vui chơi lành mạnh: tất cả học sinh được tham gia múa hát sân trường (từ 4
điệu múa trở lên); học sinh được tham gia câu lạc bộ khám phá có từ 4 nội dung trở
lên (em là ca sĩ, em là họa sĩ, em là nhà thiết kế, em là nhà điêu khắc, …); có đủ túi
đựng rác, hố chứa (đốt) rác, có siêu thị học đường do học sinh tự quản ,đảm bảo an
toàn thực phẩm, có nhà vệ sinh và chỗ rửa tay.
 Kĩ năng mai sau: học sinh được tham quan 3 lần/ năm học tại các khu vui chơi,
giải trí, khu sản xuất, khu di tích lịch sử- văn hoá, di tích cách mạng, … Có tổ chức
cắm trại hay lễ hội, ngày hội ít nhất 3 lần/ năm; có ít nhất 50% học sinh được học 2
buổi/ ngày
Giao tiếp thân thiện: trường có thùng thư “Em mong muốn gì ở người lớn ?”
hay “Điều em muốn nói ?” và không dạy học kiểu đọc – chép, thuyết giảng dài
dòng, đàm thoại đơn thuần; có chương trình phát thanh măng non hay bản tin của
lớp; học sinh biết đặt câu hỏi cho nhau (trong tiết học và ngoài giờ học)
Thăng tiến tay nghề: 100% giáo viên có trình độ 12+2, trong đó có ít nhất 30%
giáo viên đạt trình độ trên chuẩn; 80% giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi
các cấp, trong đó có ít nhất 25% đạt cấp tỉnh.
Phụ huynh tận tình: trường có hàng rào đẹp; sân trường mát dịu; lớp học thông
minh có ít nhất 80% lớp/ trường. Có ít nhất 80% PHHS đến trường dự lễ, họp 2
lần/ năm học.
Quản lí năng động: trường có sân trường mát dịu, lớp học thông minh; mỗi
tháng toàn trường có 1 ngày tự làm đồ dùng dạy học và trao đổi cách sử dụng; lễ
khai giảng, tổng kết phát thưởng có phát huy tính tự quản, tham gia điều hành của
10
học sinh; các công cụ quản lí trưng bày hợp lí thẩm mĩ; có 1 hoạt động được các

nơi khác đến trường học tập.
 Đổi mới phát triển: 100% gv dạy theo định hướng ĐMPPGD; 100% gv tham
gia tự làm đồ dùng dạy học; Hiệu trưởng sử dụng phương pháp quản lí cùng tham
gia nhiều hơn, thường xuyên hơn phương pháp quản lí thứ bậc; Hiệu trưởng có
nhiều giải pháp thúc đẩy tốt giữa nhà trường với giáo viên, giữa PHHS với GV –
HS, giữa HT với GV và HS.
CÁCH VẼ, CÁCH TREO BẢNG TIÊU CHÍ (Khi chưa đạt)
Để tác động cũng như tạo sự chú ý cho học sinh, cho phụ huynh học sinh và
cộng đồng 9 tiêu chí trên được vẽ thành 9 bảng treo ở các gốc cây trong sân trường
để học sinh có thể đọc cả 2 mặt. Ví dụ mặt trước bảng ghi chữ LỚP HỌC THÔNG
MINH , mặt sau ghi những nội dung của tiêu chí đó.
BẢNG TRUNG TÂM CỦA PHONG TRÀO VÀ CÁC BẢNG TIÊU CHÍ SAU
KHI ĐẠT
Mỗi trường có tấm bảng ghi TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH
CỰC được treo ở vị trí trung tâm của trường, dễ nhìn, dễ đọc. Phía dưới bảng có
móc để gắn những tiêu chí sau khi được cả trường đánh giá đạt
Việc treo như thế này cũng là cách công khai thành tích Thầy – Trò phấn đấu để đạt
. Nó còn giúp người CBQL chỉ cần nhìn vào đây biết ngay thành tích của trường.
Hình thức này giúp học sinh hiểu rõ về THTT,HSTC để các em cần phải làm gì,
hay đã thực hiện được gì.
CÁCH CÔNG NHẬN ĐẠT MỘT TIÊU CHÍ
Hiệu trưởng phát động và triển khai nội dung tiêu chí vào buổi chào cờ đầu
tuần. Phân công đội học sinh trực đánh giá từng lớp, các lớp hoặc góp ý, bổ sung.
11
LỚP
HỌC
THÔNG

MINH
Có 30 đến 35 bàn

1,2 chỗ ngồi
Khai thác không
gian lớp học
Có chỗ máng cặp
Có chỗ trưng bay
sản phẩm học sinh
TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC
Lớp
học
thông
minh

năng
mai
sau
Giao
tiếp
than
thiện
Thăng
tiến
tay
nghề
Phụ
huynh
tận
tình
Quản

năng

động
Đổi
mới
phát
triển
Vui
chơi
lành
mạnh
Sân
trườn
g mát
dịu
Phân công giáo viên tự đánh giá học sinh, lớp học đang phụ trách , báo cáo kết quả,
đánh giá với Khối trưởng. Thông báo Ban đại diện cha mẹ cho ý kiến đánh giá tiêu
chí vừa phát động vào buổi lễ chào cờ đầu tuần.Hiệu trưởng tự quan sát và hội ý
với các bộ phận đánh giá .
Trong buổi lễ chào cờ đầu tuần, đội học sinh trực lên báo cáo đánh giá. Các
Khối trưởng lên đánh giá. Ban đại diện cha mẹ học sinh đánh giá. Nếu tất cả đều
đánh giá đạt, Hiệu trưởng sẽ tuyên bố với toàn trường tiêu chí …. đã đạt. Sau đó,
các em học tự động xếp 2 hàng từ gốc cây có treo bảng tiêu chí kéo dài đến bảng
trung tâm. Toàn trường cùng hát và chuyền bảng tiêu chí từ gốc cây lên bảng trung
tâm.
Tính đến thời điểm này, đã có 245 trường tiểu học đang thực hiện theo cách
làm này. Ngành học Mầm non cũng từ ý tưởng này vận dụng thành 9 tiêu chí cho
các trường Mẫu giáo, Mầm non trong toàn tỉnh.Gần 20 trò chơi dân gian đã được
triển khai, 6 điệu múa sân trường, 100 % lớp học đều có thư viện tại lớp, 30 trường
xây dựng được nhà vệ sinh thân thiện có vẽ hình ảnh, thông điệp, máng rửa tay cho
học sinh.
Kết quả đánh giá cuối năm học 2008-2009, có 25 trường tiểu học đạt loại

Xuất sắc, 55 trường tiểu học đạt loại Tốt trong tổng số 245 trường. Tính cả các cấp
học , toàn ngành GD-ĐT Vĩnh Long từ Mầm non, Tiểu học đến THCS và THPT đã
có 145 trường đạt từ loại Tốt và Xuất sắc.
Mô hình này đã đón nhận nhiều đoàn đến tham quan, giao lưu như Nam
Định, Đồng Nai, Bình Thuận, Hậu Giang, Tiền Giang và báo cáo tại Câu lạc bộ
Giám đốc Sở Giáo dục – Đào tạo các tỉnh phía Nam tổ chức ở Nha Trang.
12
Tóm tắt báo cáo sáng kiến kinh nghiệm:
B ÁO C ÁO THÀNH TÍCH PHONG TRÀO THI ĐUA
“XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC”
Người viết: Huỳnh Thị Thọ - Hiệu trưởng
Đơn vị: Trường Mầm non 20 -10, Thành phố Đà Nẵng
Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng Chỉ thị 40/CT-BGDĐT của Bộ
GD&ĐT về phong trào thi đua “Xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích
cực”. Ngay từ đầu năm học 2008-2009, với vai trò của người Hiệu trưởng, tôi đã
đầu tư xây dựng kế hoạch triển khai toàn trường thực hiện với suy nghĩ, làm sao
ngôi trường phải thật sự an toàn về vật chất và tinh thần cho trẻ, cô giáo luôn yêu
thương trẻ bằng tất cả tấm lòng của “Người mẹ thứ hai”; trẻ được chăm sóc, nuôi
dưỡng và giáo dục bình đẳng, môi trường quanh trẻ luôn kích thích sự hứng thú,
khơi gợi sự tò mò ham hiểu biết của trẻ nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện.
Từ việc xác định rõ mục tiêu của phong trào “Xây dựng Trường học thân
thiện, học sinh tích cực”; tôi đã chú trọng biện pháp xây dựng đội ngũ giáo viên
luôn ấm áp tình đồng nghiệp như chị em, tình thương yêu mẹ con giữa cô với trẻ
trong ngôi trường trong lành, thân thiện, giúp trẻ cảm nhận thật sự " Mỗi ngày đến
trường là một ngày vui"; quan tâm thực hiện công tác huy động các lực lượng
trong, ngoài nhà trường và phụ huynh học sinh tham gia xây dựng môi trường giáo
dục. Hôm nay, được sự cho phép của Ban tổ chức hội nghị, tôi xin trình bày một số
hoạt động mà tôi đã cùng tập thể trường MN 20/10 thực hiện phong trào “Xây dựng
Trường học thân thiện, học sinh tích cực”trong năm học qua như sau:
1.Môi trường" Xanh- Sạch- Đẹp- An toàn-Thân thiện" được tăng cường

Do vị trí ngôi trường tọa lạc ở trung tâm thành phố, những năm qua tuy đã
được thành phố quan tâm cho mở rộng diện tích đất, đầu tư kinh phí xây dựng
trường, nhưng việc bố trí khu đất dành cho sân vườn vẫn còn hạn chế. Để có được
ngôi trường luôn sạch sẽ, xanh mát tạo cảm giác gần gũi và an toàn phù hợp với
tâm sinh lý trẻ; đảm bảo khuyến kích trẻ hứng thú tham gia hoạt động khám phá
thiên nhiên, sinh hoạt và vui chơi tập thể; tôi đã tận dụng khai thác hết các khoảng
không gian trong nhà trường như: vận động phụ huynh ủng hộ dàn cây xanh cây
cảnh quanh tất cả hành lang tầng lầu, sử dụng khu vui chơi tầng trệt vừa là khu giáo
duc thể chất, vừa là nơi tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể ( vui chơi đồng
dao...); dành khu sân khấu rộng có thể vừa là khu vui chơi giáo dục an toàn giao
thông; các hành lang tầng lầu cũng được giáo viên tạo thành khu vườn cây hoa quả
của trẻ. Từ đấy, ở nơi nào trong nhà trường cũng đều hấp dẫn các cháu, trải ra
nhiều cơ hội để trẻ học tập và vui chơi.
Coi trọng việc bồi dưỡng nhận thức trong đội ngũ giáo viên về vai trò của đồ
dùng đồ chơi đối với trẻ; đẩy mạnh việc khuyến khích giáo viên tăng cường vận
động phụ huynh, hướng dẫn trẻ cùng làm đồ chơi cùng cô; kết quả bổ sung 6541 đồ
13
chơi bằng các vật liệu tận dụng; cập nhật thông tin, xây dựng đĩa CD về cách làm
đồ chơi vào trang mục Website của trường để phụ huynh và giáo viên sưu tầm. Bản
thân tôi cũng đã cố gắng tìm tòi đầu tư sáng tạo cùng giáo viên làm nhiều đồ chơi
đồ dùng học tập thực hiện tại trường và tham gia hội thi “ Đồ dùng dạy học tự làm”
lần thứ nhất vào tháng 8 năm 2008 do Bộ GD-ĐT, kết quả đạt 1 giải nhất và 1 giải
nhì nhận bằng khen của Bộ trưởng. Năm 2009, tiếp tục phát động mạnh mẽ phong
trào trong giáo viên và phụ huynh học sinh làm hàng ngàn loại đồ chơi đồ dùng
dạy học, đồng thời tham gia hội thi đạt giải nhất cấp quận và cấp thành phố.
2. Tổ chức chỉ đạo giáo viên dạy và học có hiệu quả, kích thích sự khám
phá, tích cực học tập của trẻ
Hưởng ứng" Năm học công nghệ thông tin" với các hoạt động đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin của ngành GD- ĐT thành phố Đà Nẵng; tôi đã đầu tư
triển khai toàn trường thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động đổi

mới phương pháp dạy học và quản lý nhà trường; giúp giáo viên có kỹ năng cộng
tác tìm kiếm chia sẻ thông tin tư liệu cùng đồng nghiệp. Thực hiện đổi mới phương
pháp dạy học trọng tâm là phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm; tăng
cường cho học sinh mẫu giáo được thực hành trên máy tính, tiếp cận công nghệ
mới " Học qua chơi- chơi mà học" với nhiều bài giảng điện tử, phần mềm trò chơi
sáng tạo của giáo viên giúp trẻ học tập, khám phá thoả mãn tính tò mò ham hiểu
biết, năng lực sáng tạo của trẻ.
3. Quan tâm hướng dẫn giáo viên rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ:
Nhằm giúp các cháu hình thành kỹ năng sống, tôi đã coi trọng việc hướng
dẫn giúp giáo viên luyện tập cho trẻ kỹ năng giao tiếp, ứng xử đúng mực, hình
thành thói quen nền nếp, sống thân thiện biết quan tâm, chia sẻ, yêu thương giúp đỡ
bạn bè và người xung quanh. Trong hoạt động giáo dục, nội dung tích hợp được
lồng ghép kích thích trẻ tính năng động, biết cộng tác cùng cô, cùng bạn, biết khi
nào cần sự giúp đỡ, không ỷ lại nhất nhất theo cô như trước. Gắn với việc phát
động toàn trường thực hiện cuộc vận động " Mỗi cô giáo là tấm gương về đạo đức,
tự học và sáng tạo" để giáo dục lễ giáo đối với trẻ, cô giáo luôn mẫu mực trong mỗi
cử chỉ lời nói; cô cũng là người bạn thân thiết, luôn gần gũi khích lệ kịp thời sự cố
gắng của trẻ, biết cách gợi mở những ý tưởng mới, giúp trẻ mạnh dạn tự tin và hình
thành kỹ năng sống.
4. Tổ chức tốt các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh
Ngay từ đầu năm học, tôi đã chỉ đạo chuyên môn xây dựng kế hoạch, tổ
chức triển khai hoạt động lồng ghép các trò chơi dân gian, đồng dao vào hoạt động
vui chơi tập thể hằng ngày; phát triển các chương trình văn nghệ, vui chơi thể thao
với nội dung thiết thực, bổ ích khuyến khích sự tham gia hào hứng của tất cả học
sinh. Đưa nội dung giảng dạy đồng dao vào hoạt động giáo dục; sưu tầm bổ sung
gần trăm bài hát dân ca, đồng dao và trò chơi dân gian vào Website của trường MN
20/10 đã góp phần tạo cơ hội giúp phụ huynh biết cách chơi đồng dao và trò chơi
dân gian với con trẻ. Nhân kỷ niệm ngày" Chiến thắng 30/4", tôi đã triển khai toàn
trường với 860 trẻ nhà trẻ và mẫu giáo và phụ huynh tham gia ngày hội đồng dao
14

và trò chơi dân gian, từ đấy xây dựng riêng đĩa CD tư liệu trò chơi đồng dao cho
mỗi lớp. Các hoạt động lễ hội được tổ chức tạo ấn tượng ý nghĩa sâu sắc giáo dục
trẻ lòng tự hào và kính yêu Bác Hồ; hoạt động giáo dục trẻ tình tương thân tương
ái với chương trình văn nghệ, trẻ tham gia vẽ tranh giới thiệu bán gây quỹ mua 176
xuất quà tặng gia đình khó khăn ở địa phương, giáo viên và học sinh nghèo miền
núi xã Hoà Bắc và tại trường hưởng ứng "Tết vì người nghèo năm 2009".
5. Tăng cường công tác tuyên truyền phối hợp với các lực lượng địa
phương và phụ huynh hỗ trợ công tác giáo dục truyền thống văn hóa cho trẻ
Là người luôn đi đầu trong việc tham mưu thực hiện công tác xã hội hoá giáo
dục, vận động từ nhiều nguồn kinh phí đầu tư tu bổ cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất,
mua sắm bổ sung trang thiết bị đồ dùng đồ chơi; là cầu nối đồng thuận giữa nhà
trường và phụ huynh giữa nhân dân với địa phương; cùng phụ nữ và tổ dân phố vận
động trẻ 5 tuổi ra lớp đạt tỷ lệ cao. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền kiến thức
nuôi dạy trẻ cho các bậc phụ huynh; vận động 850 phụ huynh tham gia " Ngày hội
đọc", ủng hộ cho lớp 693 quyển tranh truyện, 3290 loại vật liệu làm đồ chơi, hưởng
ứng tích cực " Tuần lễ toàn cầu hành động giáo dục vì mọi người"; ủng hộ
160.000.000 đồng để trang bị thiết bị công nghệ tin thông tin cho trẻ học. Tham gia
tích cực cùng với địa phương trong việc tổ chức cho giáo viên và học sinh tìm hiểu,
tuyên truyền, bảo vệ chăm sóc, trồng cây xanh tại khu di tích lịch sử Đình làng Hải
Châu.
Nhân kỷ niệm 33 năm ngày thành lập trường( 20/10/2008), trang thông tin
điện tử (Website) của trường ra đời; nhà trường đã ưu tiên dành trang mục thông tin
về phong trào " Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", đến nay đã có
trên 40.000 lượt bạn đọc và phụ huynh học sinh truy cập; qua ra diễn đàn, sân chơi
này các phần mềm dành cho trẻ trò chơi trực tuyến, góc giải trí, phần mềm hỗ trợ
học tập góp phần thu hút trẻ vui học. Ngoài ra, tôi cũng đã cộng tác nhiều chương
trình trên các kênh thông tin báo, đài truyền hình thực hiện phóng sự tuyên truyền
về phong trào “Xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Tổ chức giới
thiệu và tuyên truyền các di tích lịch sử, công trình văn hoá của Đà Nẵng với bạn bè
trong và ngoài nước ( các đoàn tham quan nước ngoài và tình nguyện viên JICA

Nhật Bản).
15
Tóm tắt báo cáo sáng kiến kinh nghiệm:

“ỨNG DỤNG PHẦN MỀM FLASH TRONG VIỆC MÔ PHỎNG
CÁC HIỆN TƯỢNG VẬT LÝ”
Người viết: Nguyễn Đình Đạt – Giáo viên
Đơn vị: Trường THPT Cao Thắng, huyện Hương Sơn, Tỉnh Hà Tĩnh
Một trong những khó khăn của học sinh khi học môn Vật lý là phải hình
dung được những hiện tượng vật lý trừu tượng hoặc phân tích được các quá trình
diễn ra rất nhanh. Công nghệ thông tin là một phương tiện trợ giúp đắc lực cho giáo
viên và học sinh trong việc khắc phục khó khăn này. Hiện nay có rất nhiều phần
mềm có thể làm được điều đó, song phần lớn các phần mềm mô phỏng này đều
xuất phát từ nước ngoài nên nhiều phần không sát với chương trình SGK của chúng
ta và không phải hiện tượng vật lý nào cũng có. Vì vậy, tôi đã tìm hiểu và sử dụng
phần mềm Flash để mô phỏng các hiện tượng vật lý. Phần mềm Flash có công cụ
vẽ giúp chúng ta có thể vẽ các đối tượng cần mô phỏng rồi cho các đối tượng
chuyển động bằng cách tạo nhiều hình ảnh liên tiếp trên các frame của timeline
theo hình thức hoạt hình. Phần mềm này cũng hỗ trợ các phép biến đổi hình ảnh
giúp chúng ta tạo chuyển động dễ dàng mà không cần phải vẽ tất cả các hình ảnh
trong quá trình biến đổi, ta chỉ cần vẽ hình đầu tiên và hình cuối cùng. Flash cũng
cho phép chúng ta chèn hình ảnh ttừ bên ngoài hoặc có thể phân tích các đoạn
video ngắn thành các ảnh trên timeline tạo điều kiện cho điều khiển đoạn video đó
một cách linh hoạt hơn. Không những thế, phần mềm Flash còn hỗ trợ ngôn ngữ
lập trình hướng đối tượng ActionScript, mà nhờ đó việc tạo ra các sản phẩm mô
phỏng được chính xác, linh hoạt và hoàn thiện hơn.
Giáo viên có thể dùng phần mềm Flash để mô phỏng hiện tượng vật lý tuỳ
theo trình độ của mình, Những giáo viên mới tìm hiểu về Flash và chưa có kiến
thức về lập trình thì có thể sử dụng các mã lệnh đặt tên các đối tượng để điều khiển
các đối tượng đó, với cách này người giáo viên có thể tạo ra các mô hình mô phỏng

rất linh hoạt và hoàn toàn phù hợp với kiến thức lý thuyết vật lý vì người lập trình
sẽ sử dụng chính xác các phương trình vật lý vào trong mã lập trình của sản phẩm.
Còn những người có trình độ giỏi thì có thể tạo ra được một phần mềm mô phỏng
linh hoạt với đầy đủ các hiện tượng vật lý trong SGK hiện hành. Như vậy sử dụng
phần mềm này, giáo viên có thể thiết kế các mô hình mô phỏng hoàn toàn phù hợp
với ý đồ trong bài giảng của mình và thể hiện rõ được những chi tiết mà mình
muốn truyền đạt cho học sinh.
Trong năm học vừa qua tôi đã ứng dụng phần mềm Flash để tạo ra một số số
mô hoanh mô phỏng các hiện tượng vật lý trừu tượng mà không thể làm được thí
nghiệm thật hoặc thí nghiệm thật chưa làm rõ được hiện tượng đó. Ví dụ: các hiện
tượng về sóng cơ học. Các sản phẩm đã được các giáo viên Trường THPT Cao
Thắng ứng dụng để giảng dạy cho học sinh và thu được kết quả khả quan. Học sinh
16
tích cực, hứng thú hơn trong học tập. Diễn biến của các hiện tượng vật lý được mô
phỏng một cách rõ ràng, làm cho học sinh dễ dàng hiểu được, trong khi nếu không
có mô hình thì giáo viên phải nói và giải thích rất nhiều mà học sinh cũng khó mà
tưởng tượng ra được. Vì trong thực tế, hiện tượng diễn ra rất nhanh và khó quan
sát.
Với phần mềm Flash và các sản phẩm tạo ra từ phần mềm Flash thì hiện nay bất kỳ
trường phổ thông nào cũng có thể áp dụng. Chỉ cần có máy tính, máy chiếu và trình
độ tin học cơ bản là có thể sử dụng được. Sản phẩm của Flash có thể trích xuất ra
dạng file swf. Dạng file này có thể dễ dàng chúng vào phần mềm trình chiếu
Powerpoint, có thể chạy độc lập bằng các phần mềm đọc file swf hoặc các phần
mềm trình duyệt web như Internet Explorer…Ngoài ra ta có thể xuất thành dạng
file tự chạy exe để có thể chạy trực tiếp từ Windows mà không cần phần mềm hỗ
trợ nào.
Như vậy, cùng với các phần mềm thí nghiệm ảo và phần mềm mô phỏng có
sẵn, giáo viên có thể tự tạo ra các mô hình mô phỏng các hiện tượng vật lý bằng
phần mềm Flash. Ngoài ra cũng có thể sử dụng Flash để mô phỏng các hiện tượng
trong môn Hoá học, Sinh học…

17
Tóm tắt báo cáo sáng kiến kinh nghiệm:

PHƯƠNG PHÁP TẠO THƯ VIỆN SÁCH ĐIỆN TỬ
Người viết: Nguyễn Văn Quí – Giáo viên
Đơn vị: Trường THPT Chuyên Tỉnh Bến Tre
A. Phần giới thiệu:
Trong điều kiện hiện nay, giáo viên có thể tự trang bị cho mình một
notebook để phục vụ cho việc giảng dạy và nghiên cứu là hoàn toàn có thể thực
hiện được. Chúng tôi nghĩ rằng là giáo viên thì ai cũng mơ ước có được một thư
viện sách phù hợp với chuyên môn của mình và còn gì hấp dẫn hơn khi chúng ta có
thể mang theo cả thư viện sách bên mình để phục vụ cho công việc giảng dạy. Điều
mơ ước nầy là hoàn toàn có thể thực hiện được, qua nhiều năm nghiên cứu tôi đã
tìm ra giải pháp để số hóa tất cả tài liệu sách vở và đưa vào máy vi tính, hiện tại tôi
đã tạo ra được một thư viện sách điện tử với một số lượng khá lớn các tài liệu, tạp
chí và sách toán THPT dạng file PDF. Phương pháp mà tôi thực hiện thành công
cũng khá đơn giản mà bất kì giáo viên nào cũng có thể thực hiện được, phương
pháp ấy là sử dụng máy Scan với các phần mềm thích hợp. Tuy là đơn giản như thế
nhưng tôi đã bỏ công nghiên cứu khá lâu, bởi vì nếu không nắm vững phương pháp
nầy thì sẽ tạo ra các quyển sách với dung lượng rất lớn và không đẹp. Giải pháp tạo
thư viện sách điện tử nầy giúp giáo viên có thể đem theo đến lớp cả một thư viện
sách khắc phục được tình trạng phải mang một chiếc cặp đầy sách nặng nề khi đến
lớp. Giáo viên còn có thể dùng thư viện nầy để biên tập các giáo trình phục vụ cho
công tác giảng dạy của mình một cách nhanh chóng. Cũng từ thư viện nầy có thể
tạo ra các đề thi tự luận và trắc nghiệm một cách dễ dàng và không tốn nhiều công
sức.
B. Phương pháp thực hiện:
1) Phương tiện: Để tạo ra một thư viện sách điện tử cần có : Về phần cứng: một
máy vi tính với cấu hình tương đối khá, một máy Scan. Về phần mềm: Paperport
11, Adobe Acrobat 8, PDF-Viewer pro.

2) Quy trình thực hiện:
Giả sử chúng ta đã cài đặt đầy đủ driver cho máy Scan và các phần mềm nêu trên.
Bước 1: Bật điện cho máy Scan, khởi động phần mềm Paperport 11 sẽ xuất hiện
giao diện
18
Chọn biểu tượng máy scan
Bước 2: Sau khi nhấn chọn biểu tượng máy scan sẽ xuật hiện một cửa sổ như sau:
Chọn mục Settings  Output, trong mục File type ta chọn TIFF ( Scan file ảnh
đuôi tif, thực tế cho thấy khi scan và xuất ra dưới dạng file ảnh *.tif thì có chất
lượng tốt và dễ xử lý hơn ), trong mục Suffx ta chọn nnn ( Khi Scan chương trình
sẽ tự đánh số trang dưới dạng Document 001, Document 002… )
Bước 3: Bây giờ ta nhấn vào nút Scan trong cửa sổ ở Bước 2 để bắt đầu Scan. Một
cửa sổ của driver của máy Scan xuất hiện ( Cửa sổ nầy có thể khác nhau, nó tùy
thuộc máy scan của bạn hiệu gì, EPSON, HP, CANON… ). Trong cửa sổ nầy ta
cần chú ý hai vấn đề sau: nếu muốn scan ở chế độ trắng - đen ( Chủ yếu scan tài
liệu ở chế độ nầy ) ta chọn mục Black and White và chọn độ phân giải là 300 dpi.
Nếu muốn scan ở chế độ màu ta chọn chế độ Color và chọn độ phân giải 75 dpi
( Dùng để scan bìa sách ). Một điều quan trọng là scan ở chế độ trắng-đen cần chọn
chế độ sáng tối cho phù hợp với tài liệu, mặc định là 110, nếu sách được in trên
giấy không tốt ta có thể giảm về cỡ 90 hoặc 100. Tiếp theo cần nhấn vào nút
Preview để scan thử trước khi quyết định scan thật
Bước 4:
Sau khi scan trong ta trở về chương trình Paperport để chỉnh lại các file ảnh đã
scan. Bạn có thể bôi xóa các vết dơ, có thể ghi chú thêm vào, khi scan Paperport sẽ
tự động chỉnh cho các trang sách được ngay ngắn cho dù khi scan ta đặt các trang
sách vào không được ngay.
Bước 5:
Sau khi Scan xong thì các file do Paperport tạo ra sẽ có tên dưới dạng : Document
001.tif, Document 002.tif…Bây giờ ta sẽ dùng phần mềm Adobe Acrobat để đóng
chúng lại thành một quyển sách như sau:

* Khởi động Adobe Acrobat  Chọn  chọn 
chọn ta sẽ chỉ ra các các file ảnh đã Scan mà ta cần đóng thành sách và
cuối cùng chỉ cần nhấn OK để chương trình tự động kết nối các file ảnh nầy lại và
tạo thành 1 file PDF. Phần mềm Adobe Acrobat có thể giúp ta tạo ra phần mục lục
một cách thật dễ dàng qua mục add bookmark . Phần mềm PDF view pro sẽ giúp
19
Chọn mục
Settings
chúng ta copy các nội dung từ các file PDF và dán vào Mocrosoft Word để biên
soạn thành các tài liệu chọn lọc.
C. Kết luận
Với phương pháp tạo sách điện tử như trên có thể giúp cho giáo viên tự tạo cho
mình một thư viện sách điện tử để phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu.
Phương pháp nầy rất dễ thực hiện và đem lại hiệu quả cao. Thực tế cho thấy qua
một vài lần thao tác thì có thể thực hiện một cách dễ dàng. Hưởng ứng phong trào
ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác dạy và học hy vọng với phương pháp
tạo thư viên sách điện tử như trên sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học
trong nhà trường phổ thông, giúp cho công việc giảng dạy của giáo viên được nhẹ
nhàn hơn, với thư viện sách điện tử giáo viên không còn phải mang một chiếc cặp
nặng chứa đầy sách khi đến trường, dựa vào thư viện sách điện tử giáo viên có thể
biên soạn được các chuyên đề, bài giảng, soạn ra các đề thi tự luận, trắc nghiệm
một cách nhanh chóng và tiện lợi hơn .
Sở Giáo dục và Đào tạo Bến Tre – Trường THPT chuyên Bến Tre
GV: Nguyễn Văn Quí
20

×