Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Phân tích thực trạng và kinh nghiệm triển khai ERP tại Vinamilk.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.29 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
BÀI THẢO LUẬN
Lớp : 1101ECOM0311
Nhóm : 1
Môn : Quản trị tác nghiệp thương mại điện tử B2B
BÀI THỨ NHẤT
ĐỀ TÀI THẢO LUẬN:
Phân tích thực trạng và kinh nghiệm triển khai ERP tại một doanh nghiệp Việt
Nam.
Giáo viên hướng dẫn :
Thầy . Trần Hoài Nam
Thầy . Nguyễn Minh Đức
Hà nội, năm 2011
Nhóm 1
Các thành viên :
STT Họ và tên Chức vụ
1 Nguyễn Thị Vân Anh Thư ký
2 Trần Hoàng Anh Nhóm trưởng
3 Nguyễn Sơn Cương Thành viên
4 Tống Đức Cường Thành viên
5 Bùi Công Điển Thành viên
6 Nguyễn Văn Dinh Thành viên
7 Nguyễn Đoàn Đông Thành viên
8 Đàm Anh Dũng Thành viên
9 Hoàng Đình Duy Thành viên
Đề tài thảo luận :
Phân tích thực trạng và kinh nghiệm triển khai ERP tại một doanh nghiệp VN.
MỤC LỤC
Lời mở đầu
I. Cơ sở lý luận


1.1 Khái niệm ERP
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của ERP
1.3 Hệ thống kế hoạch hóa các nguồn lực ERP
1.4 Các yếu tố quyết định đến việc triển khai ERP thành công
1.4.1 Nguồn nhân lực
1.4.2 Qui trình
1.4.3 Công nghệ
1.4.4 Đầu tư
II. Phân tích thực trạng, kinh nghiệm triển khai và nhận xét ERP của doanh
nghiệp Vinamilk
II.1 Giới thiệu công ty
II.1.1 Giới thiệu chung
II.1.2 Hoạt động của công ty
II.1.3 Mục tiêu
II.2 Hoạt động của công ty trước khi áp dụng hệ thống ERP
II.3 Hoạt động của công ty sau khi áp dụng ERP
II.3.1 Thực trạng triển khai
2.3.1.1 Thực trạng về công nghệ
2.3.1.2 Thực trạng về qui trình
2.3.1.3 Thực trạng về nhân lực
2.3.1.4 Thực trạng về ngân sách
II.3.2 Nhận xét về việc triển khai ERP của Vinamilk
II.3.2.1 Lợi ích, thành công đạt được
II.3.2.2 Một số hạn chế
II.4 Kinh nghiệm triển khai
II.4.1 Khó khăn gặp phải
II.4.2 Lý do thành công
Kết luận
Bài làm
Lời mở đầu

Thời đại kinh tế mở cửa, cạnh tranh trở nên vô cùng gay gắt. Nếu doanh nghiệp
không tự thân tìm tòi, ứng dụng công nghệ vào sản xuất kinh doanh thì sẽ không thể
tồn tại lâu dài trên thị trường. Ngày nay việc ứng dụng công nghệ thông tin vào sản
xuất trở nên phổ biến và là một yếu tố cần thiết không thể thiếu bởi vì có công nghệ
thì mới tăng năng suất, giảm nhẹ khối lượng công việc tay chân, tiết kiệm thời gian,
chi phí và cho thấy rõ ràng hiệu quả công việc.
ERP là viết tắt của từ tiếng Anh “Enterprise Resource Planning”, có nghĩa là “Hệ
thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp”. Có thể nói một cách đơn giản hơn, ERP
chính là Hệ thống thông tin quản lý doanh nghiệp.
Theo ông Hoàng Minh Châu - Giám đốc Công ty FPT TP.HCM, có nhiều lợi ích đối
với doanh nghiệp khi ứng dụng ERP. Năng suất lao động sẽ tăng do các dữ liệu đầu
vào chỉ phải nhập một lần cho mọi giao dịch có liên quan, đồng thời các báo cáo
được thực hiện với tốc độ nhanh hơn, chính xác hơn. DN có khả năng kiểm soát tốt
hơn các hạn mức về tồn kho, công nợ, chi phí, doanh thu, lợi nhuận… đồng thời có
khả năng tối ưu hóa các nguồn lực như nguyên vật liệu, nhân công, máy móc thi
công… vừa đủ để sản xuất, kinh doanh.
Trong buổi tọa đàm về ứng dụng và triển khai ERP cho các doanh nghiệp, ông
Nguyễn Văn Thảo, Phó tổng thư ký Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam
(VCCI), nhận định sức ép về cạnh tranh khi gia nhập WTO sẽ rất lớn và các doanh
nghiệp Việt Nam có thể thua và bị loại khỏi cuộc chơi ngay trên sân nhà nếu không tự
cải tổ. "Đã đến thời điểm chúng ta tìm đường đưa CNTT vào doanh nghiệp và biến
việc ứng dụng công nghệ trở thành thế mạnh chứ không phải gánh nặng", ông nói.
Vì vậy việc ứng dụng ERP vào hoạt động kinh doanh sản xuất là vô cùng quan trọng,
Đặc biệt là các doanh nghiệp của Việt Nam trong nền kinh tế trên đà tăng trưởng như
hiện nay .
I. Cơ sở lý luận
I.1 Khái niệm ERP:
ERP (Enterprise Resource Planning) là một thuật ngữ được dùng liên quan đến mọi
hoạt động của doanh nghiệp, do phần mềm máy tính hỗ trợ và thực hiện các qui trình
xử lý một cách tự động hoá, để giúp cho các doanh nghiệp quản lý các hoạt động then

chốt, bao gồm: kế toán, phân tích tài chính, quản lý mua hàng, quản lý tồn kho, hoạch
định và quản lý sản xuất, quản lý quan hệ với khách hàng, quản lý nhân sự, theo dõi
đơn hàng, quản lý bán hàng, v.v.... Mục tiêu tổng quát của hệ thống này là đảm bảo
các nguồn lực thích hợp của doanh nghiệp như nhân lực, vật tư, máy móc và tiền bạc
có sẵn với số lượng đủ khi cần, bằng cách sử dụng các công cụ hoạch định và lên kế
hoạch. Một phần mềm ERP là một phần mềm máy tính cho phép công ty cung cấp và
tổng hợp số liệu của nhiều hoạt động riêng rẽ khác nhau để đạt được mục tiêu trên.
Đặt điểm nổi bật của ERP là một hệ thống phần mềm sống có thể mở rộng và phát
triển theo thời gian theo từng loại hình doanh nghiệp mà không làm ảnh hưởng đến
cấu trúc của chương trình.
I.2 Lịch sử ra đời và phát triển của ERP:
Khái niệm ERP đã có từ những năm 60. Hồi đó ERP mới đóng vai trò như một hệ
thống hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh. Kể từ đó tới nay,
hệ thống ERP luôn mở rộng chức năng của mình trong vai trò quản lý doanh nghiệp
với các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu (MRP-Material Requiements
Planning). Ra đời từ những năm 60 với mục tiêu nhằm nâng cao hiệu quả trong công
việc quản lý nguyên vật liệu mà cụ thể là tìm ra phương thức xử lý đơn đặt hàng
nguyên vật liệu và các thành phần một cách tốt hơn với các câu hỏi như:
- Sản xuất cái gì?
- Để sản xuất những cái đó thì cần những gì?
- Hiện nay đã có trong tay những gì?
- Những gì cần phải có nữa để sản xuất?
Giai đoạn 2: Closed-loop MRP
Ở giai đoạn này không chỉ đơn thuần là hoạch định về nguyên vật liệu, hệ thống
còn có một loạt các chức năng nhiệm vụ khác. Hệ thống cung cấp các công cụ nhằm
chỉ ra độ ưu tiên và khả năng cung ứng về nguyên vật liệu. đồng thời hỗ trợ việc lập
kế hoạch nguyên vật liệu cũng như việc thực hiện kế hoạch đó.
Sau khi thực hiện kế hoạch, hệ thống có khả năng nhận dữ liệu, dự trù và phản hồi
ngược trở lại với kế hoạch. Sau đó nếu cần thiết thì các kế hoạch có thể được sửa đổi

nếu có điều kiện thay đổi theo hiệu lực của độ ưu tiên.
Giai đoạn 3: Hoạch định nguồn lực sản xuất – Manufacturing Resource Planning
(MRPII)
Hoạch định cho sản xuất là kết quả trực tiếp theo và là sự mở rộng của giai đoạn
Closed-Loop MRP. Đây là một phương thức hoạch định tài nguyên của các công ty,
nhà máy sản xuất có hiệu quả. Ở giai đoạn này hệ thống đã chỉ ra việc hoạch định tới
từng đơn vị,lập kế hoạch về tài chính và có khả năng mô phỏng khả năng cung ứng
nhằm trả lời các câu hỏi như : cái gì sẽ… nếu”
Hệ thống có rất nhiều chức năng và được liên kết với nhau chặt chẽ: lập kế hoạch
kinh doanh, lập kế hoạch hoạt động và bán hàng, kế hoạch sản xuất, kế hoạch tổng
thể, hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu, hoạch định khả năng cung ứng và hỗ trợ
thực hiện khả năng cung ứng nguyên vật liệu.
Kết quả của các chức năng tích hợp trên được thể hiện qua các bài báo cáo tài chính
như kế hoạch kinh doanh, các báo cáo về cam kết mua hàng, ngân quỹ, dự báo kho
hàng,…
Giai đoạn 4a: Hoạch định nguồn nhân lực doanh nghiệp - Enterprise Resource
Planning (ERP).
Đây là giai đoạn cuối trong quá trình phát triển ERP. Về cơ bản thì ERP cũng giống
như các quy trình kinh doanh ở phạm vi ngày càng rộng lớn hơn, quản lí hiệu quả
hơn đối với doanh nghiệp có nhiều đơn vị, phòng ban. Hệ thống tài chính được tích
hợp chặt chẽ hơn. Các công cụ dây chuyền cung ứng cho phép hỗ trợ các công ty
kinh doanh đa quốc gia, …. Mục tiêu của ERP: Giảm chi phí và đạt hiệu quả kinh
doanh thông qua sự tích hợp các quy trình nghiệp vụ.
Với sự phát triển của Internet, ERP tiếp tục phát triển:
Giai đoạn 4b: Inter-Enterprise Co-operation
Mục tiêu: tăng hiệu quả thông qua sự hợp tác dựa trên dây chuyền cung ứng (SCM).
Khái niệm về Dây chuyền cung cấp (Supply Chain) được định nghĩa là quá trình từ
khi doanh nghiệp tìm kiếm và mua nguyên vật liệu cần thiết, sản xuất ra sản phẩm, và
đưa sản phẩm đó đến tay khách hàng. Nói chung hệ thống phần mềm SCM sẽ phục
vụ các công việc từ lập kế hoạch mua nguyên vật liệu, lựa chọn nhà cung cấp, đưa ra

các quy trình theo đó nhà cung cấp sẽ phải tuân thủ trong việc cung cấp nguyên vật
liệu cho doanh nghiệp, lập kế hoạch cho lượng hàng sản xuất, quản lý quá trình giao
hàng bao gồm quản lý kho và lịch giao hàng, cho đến quản lý hàng trả lại và hỗ trợ
khách hàng trong việc nhận hàng.
SCM là họ PM khó chuẩn hoá và định nghĩa nhất trong các hệ PM quản lý; một phần
mềm SCM có thể chỉ nhắm vào một khâu trong cả dây chuyền cung cấp, như hệ
thống quản lý bưu kiện của UPS hoặc Federal Express tập trung theo dõi bưu kiện khi
chúng đi từ điểm trung chuyển này qua điểm trung chuyển khác; trong khi phần mềm
mua hàng của General Electric tập trung vào việc đưa các yêu cầu về phụ kiện của
GE lên mạng và tổ chức cho các nhà cung cấp trên khắp thế giới đấu thầu cung cấp.
Hệ thống ERP thông thường cũng cung cấp nhiều tính năng của SCM.
Các nhà sản xuất phần mềm SCM cũng phân tán và thường tập trung xây dựng sản
phẩm chuyên sâu cho một khâu nào đó trong dây chuyền cung cấp.
Giai đoạn 4c: Collaborative Business
Mục tiêu: Giá trị được tạo ra thông qua sự cộng tác trong cộng đồng kinh doanh.
I.3 Hệ thống kế hoạch hóa nguồn lực (ERP):
Khi cố gắng máy tính hóa các qui trình kinh doanh, nhiều doanh nghiệp triển khai
các hệ thống thông tin dựa trên những nhu cầu cá biệt của các quá trình kinh doanh
đặc thù. Trong nhiều trường hợp, điều này sẽ dẫn đến hình thành các hệ thống tách
biệt, gây khó khăn cho việc chia sẻ thông tin, truyền tin xuyên suốt quá trình kinh
doanh. Cần thiết lập một hệ thống kế hoạch hóa các nguồn lực. Vì thế mà ERP ra đời.
ERP là một bố các gói phần mềm module trên máy tính tự động hóa các tác nghiệp
của đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp bao trùm gần như tất cả các quá trình kinh
doanh nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động và hiệu quả quản lý toàn diện của
DN.
ERP không phải là phần mềm cá biệt hóa cho từng doanh nghiệp mà là một hệ thống
phổ cập, được xây dựng từ thực tiễn kinh doanh tốt nhất. Do vậy khi áp dụng phần
mềm, doanh nghiệp nên thay đổi các qui trình kinh doanh của mình cho phù hợp với
phần mềm và tận dụng được các ưu việt của hệ thống.
Điểm phân biệt cơ bản nhất của việc ứng dụng ERP so với các áp dụng nhiều phần

mềm quản lý cho từng chức năng như kế toán, tài chính, nhân sự… là tính tích hợp.
ERP chỉ là một phần mềm duy nhất và các module của nó thực hiện các chức năng
tương tự như các phần mềm quản lý rời rạc, nhưng các module có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau như các bộ phận trong cơ thể chúng ta. ERP là phần mềm mô phỏng và
quản lý các hoạt động của DN theo qui trình.
Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể mà doanh nghiệp không nhất thiết phải triển khai cả
hệ thống module.
Quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp là khác nhau nhưng hệ thống ERP có khả
năng tích hợp chúng vào một ứng dụng duy nhất và sử dụng cơ sở dữ liệu chung.-->
dễ dàng chia sẻ thông tin, cải thiện truyền thông.
I.4 Các yếu tố quyết định để triển khai ERP thành công:
Bao gồm 4 yếu tố cơ bản :
• nguồn nhân lực
• Qui trình
• Công nghệ
• Đầu tư
1.4.1 Nguồn nhân lực:
+ Quán triệt tư tưởng từ cấp lãnh đạo đến nhân viên thừa hành.
+ Lãnh đạo phải có tầm nhìn, chiến lược rõ ràng. Nhân viên phải là những người có
năng lực.

×