NHAN XET, ẹANH GIA ẹE TAỉI
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Trang:
1
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Trang:
2
MỤC LỤC
NỘI DUNG Trang
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI 1
MỤC LỤC 2
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 3
1. Lý do chọn đề tài 3
2. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu 5
3. Phạm vi nghiên cứu 5
4. Phương pháp nghiên cứu 6
5. Những đóng góp của đề tài 6
PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH 7
I. Đặc điểm phân môn kể chuyện, kể chuyện theo tranh ở tiểu học 7
II. Phương pháp dạy kể chuyện theo tranh ở tiểu học 13
III. Tình hình dạy học kêå chuyện theo tranh ở lớp 3 trường tiểu học
Nguyễn Đình Chiểu, huyện CưMga, tỉnh Đăk Lăk.
14
PHẦN III. KẾT LUẬN 22
1. Những vấn đề được rút ra. 22
2. Những biện pháp đề xuất giúp nâng cao hiệu quả giờ dạy kể
chuyện cho học sinh lớp 3.
23
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
Trang:
3
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Bậc tiểu học là “Bậc học nền tảng cho hệ thống giáo dục quốc dân” những
gì trẻ học được, hình thành được ở bậc tiểu học được tích tụ lại, trở thành phẩm
chất và những phương tiện làm hành trang theo suốt cuộc đời của mỗi con người.
Trong trường Tiểu học, môn Tiếng Việt có vò trí rất quan trọng. Nó hình
thành và phát triển cho học sinh kỹ năng sử dụng Tiếng việt (nghe, nói, đọc,
viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông
qua việc dạy và học Tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác tư duy, cung cấp
cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết về xã
hội, tự nhiên và con người, về văn hoá, văn học của Việt Nam và nước ngoài.
Ngoài ra môn Tiếng Việt còn bồi dưỡng cho học sinh tình yêu Tiếng Việt và hình
thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình
thành nhân cách con người Việt Nam.
Bước sang thế kỷ XXI, điều kiện kinh tế của nước ta có những thay đổi
lớn. Đất nước Việt Nam bước vào thời kỳ công nghiệp hoá – Hiện đại hoá. Cơ
cấu kinh tế, trình độ phát triển sản xuất, khoa học kó thuật, nhu cầu xã hội, thu
nhập quốc dân, … có những bước phát triển quan trọng. Vấn đề hội nhập, giữ gìn
và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, vấn đề kinh tế tri thức, vấn đề công nghệ
thông tin, xu hướng quốc tế hoá, toàn cầu hoá … đặt ra ngày càng cấp bách.
Trang:
4
Những thay đổi đó trong kinh tế xã hội, trong giáo dục đã dẫn tới những yêu cầu
mới trong dạy học.
Để đáp ứng yêu cầu khoa học của thời đại trong bối cảnh Việt Nam hội
nhập vào cộng đồng khu vực và quốc tế. Với những lý do trên, khiến cho ngành
Giáo dục phải kòp thời đổi mới nội dung và phương pháp dạy học để đáp ứng nhu
cầu của xã hội, là đào tạo ra những con người “vừa hồng vừa chuyên” góp phần
tạo ra nhân lực xây dựng đất nước ngày càng hùng cường như mong muốn của Hồ
Chủ Tòch.
Bộ môn Tiếng việt cũng không nằm ngoài việc thay đổi đó. Trong hệ
thống nhà trường Tiểu học, Tiếng Việt được coi là môn học đặc biệt quan trọng
đó là vai trò của ngôn ngữ văn học phát triển toàn diện, được dùng trong mọi
hoạt động của đời sống xã hội. Mọi văn kiện quốc gia đều bằng Tiếng Việt. Các
nhà trường, các cấp, từ phổ thông đến bậc Đại học đều dạy và học bằng Tiếng
Việt. Các thành tựu khoa học kỹ thuật đều được ghi lại bằng Tiếng Việt. Văn học
nghệ thuột bằng Tiếng Việt tiếp tục phát triển. Vì vậy môn Tiếng Việt góp phần
đắc lực thực hiện mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ ở bậc tiểu học theo đặc trưng môn
học Tiếng Việt nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng
Việt, hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt. Thông
qua dạy và học Tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác tư duy. Tiếng Việt
trong trường tiểu học bao gồm các phân môn: Tập đọc; luyện từ và câu, chính tả,
tập làm văn, tập viết và kể chuyện. Phân môn kể chuyện cùng với các phân môn
khác góp phần dạy học tiếng, và do đặc trưng của phân môn nên nó góp phần
tích cực trong việc luyện kỹ năng nói, kỹ năng giao tiếp cho học sinh. Từ những
mục đích giáo dục trên việc dạy học phân môn kể chuyện đóng một vai trò quan
trọng trong đời sống tinh thần của trẻ em đồng thời là phương tiện giáo dục có
hiệu quả.
Trang:
5
Trong đó, kể chuyện theo tranh là một trong những hình thức dạy học hiệu
quả. Nhiệm vụ quan trọng của phân môn kể chuyện là hình thành năng lực kể
chuyện cho các em góp phần bồi dưỡng tâm hồn, vốn sống và năng lực văn học
cho học sinh, đem lại những cảm xúc thẩm mỹ lành mạnh trong văn hoá giao
tiếp.
Phân môn kể chuyện giúp học sinh củng cố kỹ năng kể chuyện đãđược
hình thành và rèn luyện ở các lớp 1, 2 ở đầu cập tiểu học, đồng thời hình thành
nhữngkỹ năng mới về kể chuyện.
Để thực hiện được mục tiêu phát triển kỹ năng nói và kể trước đám đông
một cách có nghệ thuật, góp phần khơi gợi tư duy hình tượng của trẻ thì hình thức
“Kể chuyện theo tranh” là phương tiện tốt nhất giúp cho các em thể hiện được
điều này. Kể chuyện theo tranh là phần học không thể thiếu trong phân môn kể
chuyện. Theo đònh hướng hiện nay, với việc đổi mới cả về nội dung và phương
pháp dạy học, kể chuyện theo tranh không đơn thuần là để giải trí mà qua đó góp
phần tích cực vào việc dạy học môn Tiếng Việt. Vì thông qua việc kể chuyện
theo tranh giúp các em rèn luyện phát triển tư duy ngôn ngữ nhanh, việc dựa vào
tranh vẽ khiến các em trình bày câu chuyện dễ dàng hơn, đúng ý của mình nên
việc phát ngôn cũng tự nhiên hơn.
Kể chuyện còn giúp học sinh mở rộng vốn hiểu biết, góp phần hình thành
nhân cách con người mới vì các câu chuyện được kể ở bậc tiểu học có liên quan
đến các chủ điểm thiên nhiên, con người, đất nước, phong tục tập quán, các sự
tích, sự kiện lòch sử, về các anh hùng, về việc người tốt việc tốt… Cùng với nội
dung học tập ở các phân môn khác nhất là ở các bài tập đọc, tập làm văn, những
câu chuyện học sinh được đọc, được nghe, được kể ở tiểu học có tác dụng rất lớn
trong việc mở rộng vốn hiểu biết về cuộc sống, con người bồi dưỡng tư tưởng,
tình cảm nhân cách cho học sinh.
Trang:
6
Từ những vấn đề trên, việc dạy học kể chuyện theo tranh như thế nào để
có hiệu quả? Đặc điểm thực tế dạy học kể chuyện theo tranh ở lớp 3 hiện nay ra
sao? Để đánh giá vấn đề dạy kể chuyện được khách quan, tôi chọn nghiên cứu
đề tài: “Năng lực kể chuyện theo tranh của học sinh lớp 3”.
Qua việc khảo sát tôi mong muốn đưa ra một số đề xuất hy vọng đem lại
hiệu quả tốt hơn cho quá trình dạy học môn kể chuyện nói chung và hình thức
dạy học kể chuyện theo tranh nói riêng.
II/ ĐỐI TƯNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
a) Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài hướng vào nghiên cứu đặc điểm các bài dạy học kể chuyện theo
tranh của học sinh lớp 3 và thực tế dạy học kể chuyện theo tranh ở học sinh lớp 3.
b) Nhiệm vụ nghiên cứu.
Trên cơ sở nhận thức về đối tượng nghiên cứu, chúng tôi xác đònh những
nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Tìm hiểu về hình thức “Kể chuyện theo tranh” theo hình thức đổi mới
hiện nay trong việc dạy và học phân môn kể chuyện của giáo viên và học sinh
khối 3 theo hình thức mới.
- Khảo sát thực trạng việc tổ chức dạy và học phân môn kể chuyện của
giáo viên và học sinh khối 3.
- Qua kết quả nghiên cứu, đánh giá những nguyên nhân (các yếu tố ) ảnh
hưởng tới quá trình dạy và học của hình thức kể chuyện này.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao kết quả học tập môn Tiếng
Việt nói chung và nâng cao hiệu quả của việc dạy phân môn kể chuyện nói riêng
thông qua phương pháp “Kể chuyện theo tranh” cho học sinh tiểu học. Trường
tiểu học Nguyễn Đình Chiểu, huyện CưMga, tỉnh Đăk Lăk.
Trang:
7
III/ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Nghiên cứu đề tài “Năng lực kể chuyện theo tranh của học sinh lớp 3”
trong phân môn kể chuyện là một nội dung rất rộng lớn. Vì thế, với trình độ
nghiệp vụ cũng như thời gian còn hạn chế nên phạm vi nghiên cứu của tôi chỉ tập
trung tìm hiểu một số đặc điểm cơ bản của hình thức này tại trường tiểu học
Nguyễn Đình Chiểu, huyện CưMga, tỉnh Đăk Lăk.
Qua đề tài này chúng tôi nắm bắt việc tổ chức dạy kể chuyện theo tranh ra
sao, biện pháp khắc phục khi dạy phân môn kể chuyện cho học sinh lớp 3 trong
quá trình dạy học của giáo viên khối III như thế nào.
IV/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Trong quá trình triển khai đề tài tôi đã tiến hành sử dụng các phương pháp
sau:
a) Phương pháp điều tra:
Tiến hành điều tra tìm hiểu và thu thập các tư liệu về hình thức tổ chức dạy
học “Kể chuyện theo tranh đặc điểm, thực tế dạy học ở lớp 3” trong phân môn
kể chuyện tại trường tiểu học Nguyễn Đình Chiểu, huyện CưMga, tỉnh Đăk Lăk.
b) Phương pháp thống kê:
Thống kê hệ thống các bài học “Kể chuyện theo tranh” trong chương trình
tiểu học mới, nhằm tạo cơ sở cho việc lý luận vấn đề đặt ra.
c) Phương pháp phỏng vấn:
Trò chuyện với các giáo viên khối III tại trường tiểu học Nguyễn Đình
Chiểu, huyện CưMga, tỉnh Đăk Lăk. Và một số đồng nghiệp khác. Trò chuyện
với các em học sinh trong khi thực hiện đề tài, nhằm nắm bắt thêm vấn đề cần
tìm hiểu.
d) Phương pháp so sánh:
Trang:
8
So sánh nội dung chương trình cũ với chương trình mới, đối chiếu với các
khối lớp trong chương trình, với việc kể chuyện ngoài trường tiểu học …
e) Phương pháp phân tích tổng hợp.
Trên cơ sở của các phương pháp khác, tiến hành phân tích tổng hợp để đưa
ra các luận điểm cụ thể, khách quan với vấn đề cần nghiên cứu.
V/ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI:
Xuất phát từ thực tiễn giáo dục trên đòa bàn một tỉnh miền núi còn nhiều
khó khăn và những bất cập, tôi đi sâu tìm hiểu trên thực tế một số vấn đề cụ thể.
* Việc chuẩn bò của giáo viên: Giáo án, đồ dùng dạy học, tranh ảnh, tài
liệu tham khảo.
* Thái độ đón nhận hình thức kể chuyện theo tranh của học sinh.
* Hiệu quả của hình thức này khi đưa vào chương trình lớp 3.
* Việc quan tâm đến chất lượng dạy và học kể chuyện theo tranh của giáo
viên và học sinh tại trường tiểu học Nguyễn Đình Chiểu, huyện CưMga, tỉnh
Đăk Lăk. Trên cơ sở đó chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm
tăng cường hơn nữa việc dạy – học kể chuyện theo tranh ở lớp 3 đạt kết quả cao.
PHẦN II
Trang:
9
NỘI DUNG CHÍNH
I/ ĐẶC ĐIỂM PHÂN MÔN KỂ CHUYỆN, KỂ CHUYỆN THEO TRANH
TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIỂU HỌC.
1/ Phân môn kể chuyện trong trường tiểu học:
Phân môn kể chuyện góp phần hình thành nhân cách, đem lại những cảm
xúc thẩm mỹ lành mạnh cho tâm hồn học sinh. Hầu hết các chuyện kể được đưa
vào chương trình tiểu học đều có nội dung mang tính giáo dục cao, cốt truyện
hướng vào việc xây dựng cảm xúc thẩm mỹ lành mạnh cho học sinh thông qua
từng câu chuyện. Các văn bản này được biên soạn và chọn lọc rất kỹ phù hợp với
đặc điểm tâm lý của học sinh. Vì thế, nó góp phần tích cực trong việc giáo dục
và bồi dưỡng tam hồn trẻ thơ một cách lành mạnh.
Phân môn kể chuyện góp phần tích luỹ vốn tiếng việt, mở rộng vốn sống
cho trẻ em với thế giới. Phân môn kể chuyện giúp cho trẻ sớm tiếp xúc với tác
phẩm văn học, suốt thời gian học ở Tiểu học, các em được nghe và kể rất nhiều
câu chuyện với nhiều thể loại, gồm các tác phẩm của Việt Nam và thế giới. Mỗi
câu chuyện là một tác phẩm văn học. Vì thế vốn văn học của các em được tích
luỹ dần dần, tạo ra trong các em một thế giới mới đầy sức sống.
Phân môn kể chuyện góp phần rèn luyện và phát triển kỹ năng nói và diễn
đạt trước đám đông một cách tự nhiên, tự tin, góp phần phát triển tích cực tư duy
của trẻ. Qua các câu chuyện các em được nghe, trong mỗi chuyện đều có những
hình tượng nhân vật giúp các em hình thành những đức tính tốt, tạo cho nhân
cách của các em được phát triển và hoàn thiện dần dần.
2/ Kể chuyện theo tranh ở trường tiểu học:
Trang:
10
2.1. Ở trường tiểu học khi dạy học phân môn kể chuyện, người ta đặc biệt
chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi. Chính vì thế, hệ thống các bài kể
chuyện theo tranh đưa vào nhà trường theo hướng giảm dần. Ở giai đoạn đầu, các
lớp 1 – 2 – 3 tư duy của trẻ chủ yếu là tư duy bằng trực quan, vì thế phần kể
chuyện theo tranh được đưa vào nhiều hơn. Ở giai đoạn sau, các lớp 4 – 5 tư duy
của các em tiến bộ hơn một bước nên độ khó càng được nhân lên vì vậy tư duy
trừu tượng tăng lên, tư duy trực quan giảm dần. Ở giai đoạn đầu, các lớp 1, 2, 3 tư
duy của trẻ chủ yếu là tư duy bằng trực quan, vì thế phần kể chuyện theo tranh
được đưa vào nhiều hơn. Ở giai đoạn sau, các lớp 4, 5 tuy duy của các em tiến bộ
hơn một bước nên độ khó càng được nhân lên vì vậy tư duy trừu tượng tăng lên,
tư duy trực quan giảm dần, vì thế các bài kể chuyện theo tranh giảm dần. Cụ thể
như sau :
Lớp Số bài kể chuyện Số bài kể chuyện theo tranh
1 28 12
2 31 23
3 31 18
4 31 11
5 31 10
2.2 Hệ thống các bài kể chuyện trong chương trình lớp 3.
Tuần Tên bài
Kể chuyện theo
tranh
1
Cậu bé thông minh x
2 Ai có lỗi ? x
3 Chiếc áo len
4 Người mẹ
5 Người lính dũng cảm x
6 Bài tập làm văn x
7 Trần bóng dưới lòng đường x
8 Các em nhỏ và cụ già
9 n tập giữa học kỳ I
10 Giọng quê hương x
Trang:
11
11 Đất quý, đất yêu x
12 Nắng phương Nam
13 Người con của Tây Nguyên
14 Người liên lạc nhỏ x
15 Hũ bạc của người cha x
16 Đôi bạn
17 Mồ côi xử kiện x
18 n tập cuối học kỳ I
19 Hai Bà Trưng x
20 Ở lại với chiến khu
21 ng tổ nghề thêu
22 Nhà bác học và bà cụ
23 Nhà ảo thuật x
24 Đối đáp với vua x
25 Hội vật
26 Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử x
27 ng tập giữa học kỳ II
28 Cuộc chạy đua trong rừng x
29 Buổi học thể dục
30 Gặp gỡ ở Lúc – Xăm – Bua
31 Bác só Y – éc – xanh x
32 Người đi săn và con vượn x
33 Cóc kiện trời x
34 Sự tích chú Cuội cung trăng
35 n tập cuối học kỳ II
Theo bảng tổng hợp trên, ta thấy khối lớp 3 có 35 tiết kể chuệyn/ 35 tuần
học. Hệ thống dạng bài kể chuyện trong STV3 mới phong phú và đa dạng, chỉ
riêng các bài kể chuyện trong sách TV3 mới đã có gần 10 kiểu như : Kể chuyện
theo tranh và câu hỏi gợi ý, kể theo tranh không có câu hỏi gợi ý, sắp xếp lại các
tranh đã bò đảo lộn thứ tự cho chúng với nội dung câu chuyện, sau đó kể lại
chuyện. Kể theo dàn ý và câu hỏi gợi ý, tự tóm tắt nội dung của một đoạn truyện
rồi dựa vào kết quả tóm tắt kể lại từng đoạn câu chuyện, kể một đoạn câu
chuyện bằng lời của mình, phân vai diễn lại một đoạn hoặc cả câu chuyện… trong
bộ sách mới, không có quyển truyện đọc dùng riêng cho các giờ kể chuyện như
SGK cũ mà được bố trí trong bài tập đọc 2 tiết ở đầu mỗi tuần. Cả năm học có 18
Trang:
12
tiết kể chuyện theo tranh. Như vậy ta thấy việc sắp xếp chương trình không phải
do ngẫu nhiên mà đã được tính toán, khảo sát kỹ dựa trên cơ sở kế thừa kinh
nghiệm của chương trình cũ. Các truyện các em được học, được đọc, được kể đều
gắn với những chủ điểm Măng non, Mái ấm, Tới trường, Cộng đồng, Quê hương,
Bắc – Trung – Nam, Anh em một nhà, Thành thò và nông thôn, Bảo vệ tổ quốc,
Sáng tạo, Nghệ thuật, Lễ hội, Thể thao, Ngôi nhà chung, Bầu trời và mặt đất… Vì
học sinh lớp 3 mức độ tư duy bằng trực quan giảm vì các em đã được phát triển tư
duy trừu tượng, thoát ly dần khỏi tư duy trực quan.
3. Hướng tích cực của việc kể chuyện theo tranh trong trường tiểu học:
- So sánh với chương trình 165 tuần với chương trình đổi mới hiện nay ta
thấy rất rõ, việc đổi mới cả về nội dung và phương pháp dạy học đã đáp ứng
được nhu cầu cấp thiết hiện nay của nhiệm vụ giáo dục. Môn học kể chuyện
không còn đơn thuần là môn để giải trí vào cuối tuần sau những giờ học căng
thẳng nữa mà kể chuyện còn được các nhà giáo dục đánh giá rất cao, đặc biệt là
kể chuyện theo tranh trong phân môn Tiếng Việt. Căn cứ vào đặc điểm tư duy
của học sinh tiểu học, cùng với sự năng động của thời đại công nghệ thông tin,
các nhà thiết kế sách đặc biệt quan tâm đến kênh hình trong sách giáo khoa.
Số lượng hình ảnh đã tăng lên đáng kể, chất lượng các tranh ảnh cũng rất
đẹp (vì đã in ảnh màu) tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học.
Phân môn kể chuyện được đổi mới cũng từ đó. Từ chỗ giáo viên kể chuyện
cho học sinh nghe vào cuối tuần, thì nay học sinh được thực hành kể lại chuyện
ngay trên lớp, ngay sau bài tập đọc đầu tuần (kể chuyện học vào đầu tuần). Điều
này là một bước đột phá được ví như : “một mũi tên bắn trúng hai đích”. Vừa học
tập đọc xong học sinh vừa có văn bản để học kể chuyện, lại tiết kiệm được thời
gian truy vấn văn bản, học sinh có nhiều thời gian trong việc thực hành kể
chuyện.
Trang:
13
Mặt khác , theo quan điểm mới, học sinh tự mình xâm nhập nội dung truyện
kể. Điều này giúp ích cho các em phát huy được tính tích cực, các em được mạnh
dạn trình bày ý kiến của mình một cách thoải mái. Từ đó kàm cho bài học trở
nên sinh động, phong phú. Giúp cho tiết học kể chuyện ngày càng trở nên hấp
dẫn.
Một điểm hiệu quả nữa của hình thức kể chuyện theo tranh là, việc học sinh
dựa vào tranh vẽ sẽ giúp cho các em nắm nội dung truyện dễ dàng, từ đó thể
hiện nội dung truyện được tự tin hơn. Nhờ vậy, học sinh ngày càng mạnh dạn
hơn. Trước kia, học sinh tiểu học nói chung, học sinh khối 3 nói riêng, sau việc
nghe cô giáovà các bạn kể vài lượt các em sẽ được cô giáo mới lên kể trước lớp.
Việc này thật là khó với nội dung cốt truyện dài. Học sinh sau vài lần không
thuộc truyện trở lên nhút nhát trước lớp, rồi việc học kể chuyện đối với các em
trở nên không còn thích thú, thậm chí trở thành “cực hình”. Đối với việc học kể
chuyện theo tranh lớp 3 hiện nay, do chương trình được đổi mới, các em học tập
rất tích cực hầu như em nào cũng muốn tham gia vào bài học, tôi nhận thấy các
em đặc biệt yêu thích môn học này , các em luôn mong chờ và vỗ tay reo mừng
khi đến tiết kể chuyện. Bởi vì ở tiết học này các em sẽ được thể hiện trước các
bạn (tâm lý chung của trẻ em rất thích được thể hiện mình trước người khác). Em
nào cũng muốn thể hiện cốt truyện theo riêng ý mình. Qua đó, giúp các em rèn
luyện các kỹ năng nghe, nói. Nghe và nhận xét người khác trình bày, để rồi mình
trình bày sao cho hay hơn, đúng mong muốn, tình cảm của mình. Đây là một
thành công lớn, ngoài sự mong đợi của các tác giải dự án đổi mới giáo dục.
4. Kể chuyện theo tranh ở lớp 3:
Như chúng ta đã biết ở học sinh khối 2, 3 trình độ nhận thức, mức độ tư duy
của các em đã ở mức cao, nên kênh hình của các em giảm xuống, thay vào đó là
lối diễn đạt bằng lời, bằng ngôn ngữ. Phân môn kể chuyện cũng vậy. Các em
Trang:
14