Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Nghiên cứu thực trạng và đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội các dự án phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai tại huyện thiệu hóa tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 76 trang )

HỒNG TUẤN ANH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NƠNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

HOÀNG TUẤN ANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
KINH TẾ XÃ HỘI CÁC DỰ ÁN PHÒNG TRÁNH VÀ
GIẢM NHẸ THIÊN TAI TẠI HUYỆN THIỆU HÓA TỈNH
THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2016

HÀ NỘI, NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

HOÀNG TUẤN ANH

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
KINH TẾ XÃ HỘI CÁC DỰ ÁN PHỊNG TRÁNH VÀ
GIẢM NHẸ THIÊN TAI TẠI HUYỆN THIỆU HĨA TỈNH


THANH HÓA

Chuyên ngành: Quản lý xây dựng
Mã số: 60.58.03.02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: GS.TS.NGND LÊ KIM TRUYỀN

HÀ NỘI, NĂM 2016


BẢN CAM KẾT
Tên tơi là: Hồng Tuấn Anh
Sinh ngày: 20/05/1990.
Q qn: Xã Thiệu Đơ, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Là học viên cao học lớp 23 QLXD12, chuyên ngành Quản lý xây dựng - Trường
đại học Thủy lợi Hà Nội.
Xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của thầy giáo GS.TS.NGND Lê Kim Truyền.
2. Luận văn này không trùng lặp với bất kỳ luận văn nào khác đã được
công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong luận văn là hồn tồn chính xác, trung
thực và khách quan.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày tháng

năm 2016

NGƯỜI VIẾT CAM KẾT


Hoàng Tuấn Anh


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo GS.TS.NGND Lê
Kim Truyền – Nguyên hiệu trưởng trường đại học Thủy Lợi, Chủ tịch Hội đập lớn
Việt Nam, người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong q trình hình thành, xây dựng
đề tài, về những chỉ bảo mang tính xác thực cũng như những sửa chữa mang tính khoa
học của thầy trong quá trình hồn thiện luận văn này.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị tại Ban quản lý dự án huyện
Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa vì đã tạo điều kiện giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình, đầy
đủ trong quá trình thu thập tư liệu cũng như những ý kiến sửa chữa phù hợp với yêu
cầu thực tế nhằm phục vụ cho đề tài này.
Tôi gửi lời cảm ơn tơi các quý đồng nghiệp tại Ban quản lý dự án khí tượng thủy
văn – Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia – Bộ Tài nguyên và Mơi trường đã
giúp đỡ và đóng góp nhữn ý kiến q báu giúp tơi hồn thiện luận văn này.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc của mình tới các thầy cơ là
giảng viên ngành Quản lý xây dựng – Trường Đại học Thủy lợi Hà Nội vì
sự dạy dỗ, truyền đạt kiến thức một cách nhiệt tình của các thầy, các cơ trong trong
suốt q trình học tập và rèn luyện của tôi tại lớp 23 QLXD 12.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Học viên

Hoàng Tuấn Anh


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH .................................................................................... 1

DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................. 1
GIẢI THÍCH TỪ NGỮ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ ...................................... 2
MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………...4
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 4
2. Mục đích của đề tài ........................................................................................... 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 5
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 5
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ....................................................... 6
6. Dự kiến kết quả đạt được .................................................................................. 6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC DỰ ÁN PHÒNG TRÁNH VÀ GIẢM
NHẸ THIÊN TAI TẠI VIỆT NAM ...................................................................... 7
1.1. Đặc thù khí hậu và thiên tai của Việt Nam .................................................... 7
1.2. Đặc điểm chung của dự án phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai ...................... 9
1.3. Phân loại các dự án phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai ..................................... 9
1.4. Các nguồn vốn đầu tư................................................................................... 11
1.5. Quy mô và địa điểm một số dự án và cơng trình về PT&GNTT: ................ 14
1.5.2. Dự án "Quản lý rủi ro thiên tai"…………………………………………15
1.6. Chính sách nhà nước và nguồn nhân lực trong PT&GNTT: ....................... 18
1.7. Định hướng tổ chức và mục tiêu phát triển hệ thống phòng tránh và giảm
nhẹ thiên tai tại Việt Nam ................................................................................... 20
1.8. Một số vấn đề còn tồn tại trong việc đánh giá hiệu quả các dự án phòng
tránh và giảm nhẹ thiên tai .................................................................................. 23
Kết luận chương 1 ............................................................................................... 24


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHOA HỌC CỦA CÔNG TÁC ĐÁNH
GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CÁC DỰ ÁN........................................... 25
2.1. Khái niệm giám sát và đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội (M & E) của dự
án:..................... ................................................................................................... 25
2.2 Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội phổ biến ............................... 26

2.3. Phạm vi đánh giá hiệu quả dự án PT&GNTT............................................. 28
2.4. Nguyên tắc đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án ĐTXDCT ............ 28
2.5. Phương pháp và các chỉ tiêu đánh giá đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án:
.....................................................................................................................32
2.6. Phương pháp đánh giá hiệu quả Xã hội của dự án:...................................... 39
2.7. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế xã hội dự án PT&GNTT
trong thời gian qua ở Việt Nam........................................................................... 39
Kết luận chương 3 ............................................................................................... 44
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM
NÂNG CAO CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CÁC
DỰ ÁN TẠI HUYỆN THIỆU HÓA ................................................................... 46
3.1. Thực trạng công tác đánh giá hiệu quả các dự án ........................................ 46
3.2. Đánh giá các thực trạng................................................................................ 58
4.3. Kết quả đánh giá tính từ lúc bắt đầu xây dựng trạm đến nay của dự án: ..... 60
Kết luận chương 4 ............................................................................................... 60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................. 61
1. Kết luận ........................................................................................................... 61
2. Kiến nghị ......................................................................................................... 61


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1-1: Bản đồ khí hậu Việt Nam ................................................................... 10
Hình 2-1 Nhà máy thủy điện Sơn La .................................................................. 40
Hình 2-2 Thống kê về sự sụt giảm trong hiệu quả đầu tư của các dự án của WBG
............................................................................................................................. 42
Hình 3-1 Đê sơng Chu được gia cố ..................................................................... 51
Hình 3-2: Lũ trên sơng Chu ................................................................................ 52
Hình 3.3: Bên trong trạm bơm Thiệu Duy .......................................................... 56
Hình 3-4 Lũ tại cầu Vạn Hà qua sông Chu sau thời điểm vỡ đập 05/10/2007 ... 60


1


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Phân bổ nguồn vốn của dự án ............................................................. 15
Bảng 1.2: Phân bổ nguồn vốn của dự án............................................................. 16
Bảng 1.3: Phân bổ nguồn vốn của dự án............................................................. 18
Bảng 1.4 Tần suất bảo đảm trên các hệ thống sông ............................................ 21
Bảng 3.1: Chỉ tiêu thiết kế của trạm bơm Thiệu Duy ......................................... 55
Bảng 3.2: Các xã được hưởng lợi từ trạm bơm tiêu............................................ 55
Bảng 3.3 Dân số các xã theo các năm (đơn vị: người) ....................................... 56
Bảng 3.4 Giá trị nông nghiệp của vùng (đơn vị triệu đồng/người)..................... 57
Bảng 3.5 Giá trị nông nghiệp tăng lên trên vùng ............................................... 57

2


GIẢI THÍCH TỪ NGỮ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ
MARD

Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn

MONRE

Bộ Tài nguyên và Môi trường

BQLDA

Ban quản lý dự án


ĐTXDCT

Đầu tư xây dựng cơng trình

PT&GNTT

Phịng tránh và giảm nhẹ thiên tai

WBG

Ngân hàng thế giới

ADB

Ngân hàng phát triển Châu Á

M&E

Giám sát và đánh giá

DRM

Quản lý rủi ro thiên tai

3


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quản lý dựa trên thực hiện và kết quả của dự án là một phần của các cải cách để nâng

cao hiệu quả và hiệu suất trong lĩnh vực đầu tư công. Xã hội ngày càng đòi hỏi sự
minh bạch trong việc sử dụng nguồn ngân sách nhà nước.
Theo đánh giá của Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia, tỉnh Thanh Hóa là một
trong những địa phương hứng chịu nhiều cơn bão nhất. Trong tỉnh Thanh Hóa, huyện
Thiệu Hóa nằm ở trung tâm tỉnh, có hai sơng lớn là sơng Mã và sơng Chu chảy qua, vì
vậy nguy cơ thiệt hại từ ảnh hưởng thiên tai như : Bão, lũ, ngập úng, sạt lở đất là rất
lớn. Nhiệm vụ gia cố bờ đê, thực hiện diễn tập ứng phó với các tình huống xấu xảy ra
khi mùa lũ, tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức trong việc cứu hộ cứu
nạn,… được huyện Thiệu Hóa thực hiện thường niên. Các hệ thống cảnh báo lũ, chống
lũ, tiêu thoát lũ được đầu tư nâng cấp.
Một số cơng trình, dự án sử dụng ngân sách nhà nước được triển khai trên địa bàn
huyện đã mang lại hiệu quả tốt nhưng vẫn còn một số dự án chưa thực sự phù hợp,
hiệu quả. Có thể từ nhiều ngun nhân chính như: Do đặc thù phức tạp của cơng việc
cũng như phải kiểm sốt một khối lượng công việc lớn trên địa bàn huyện hoặc do
cơng tác quản lý các dự án về phịng tránh, giảm nhẹ thiên tai vẫn chưa được chuyên
nghiệp... Nên huyện Thiệu Hóa cịn gặp nhiều khó khăn trong việc nâng cao hiểu quả
của dự án đầu tư.
Vì vậy việc đưa ra một tiêu chuẩn chung để đánh giá sự phù hợp và hiệu quả kinh tế
của các dự án và nguồn chi ngân sách nhà nước là thực sự cần thiết.
Từ những lý cấp thiết trên, học viên chọn đề tài là “Nghiên cứu phương pháp quản lý
chi phí và đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội các dự án Phòng tránh, giảm nhẹ thiên
tai tại huyện Thiệu Hóa tỉnh Thanh Hóa”.
2. Mục đích của đề tài
Đánh giá hiện trạng và hiệu quả kinh tế xã hội của các dự án phòng tránh, giảm nhẹ
thiên tai tại huyện Thiệu Hóa tỉnh Thanh Hóa.

4


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Những cơng trình thuộc lĩnh vực phịng tránh, giảm nhẹ thiên tai.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu đánh giá những cơng trình đã hồn thành từ đó rút ra những kinh nghiệm
và bài học để nâng cao chất lượng lập và triển khai dự án đầu tư xây dựng cơng trình
phịng chống, giảm nhẹ thiên tai trong thời gian tới.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập tài liệu:
- Thu thập số liệu thứ cấp: thông qua tài liệu, báo cáo tổng hợp, số liệu thống kê của
huyện với các tài liệu như điều kiện tự nhiên, dân số, kinh tế xã hội, văn hóa đời sống
của huyện Thiệu Hóa tỉnh Thanh Hóa.
- Thu thập số liệu sơ cấp: Điều tra phỏng vấn thu thập tại huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh
Hóa bằng các phương pháp phỏng vấn nhanh người dân về q trình xây dựng nơng
thơn mới. Gặp gỡ cán bộ địa phương trao đổi về tình hình chng của xã. Cùng cán bộ
địa phương có chun mơn, tham khảo ý kiến của một số người dân bản địa có kinh
nghiệm trong sản xuất để đánh giá tình hình triển khai chương trình nơng thơn mới tại
địa phương.
4.2. Phương pháp phân tích tài liệu:
- Phương pháp kế thừa những kết quả đã tổng kết, nghiên cứu;
- Phương pháp thống kê mô tả: mô tả các chỉ số lớn nhất, nhỏ nhất, tổng số, số bình
quân, tỷ trọng, khối lượng thực hiện được, thời gian chi phí thực hiện các tiêu chí đánh
giá hiệu quả kinh tế, xã hội dự án.
- Phương pháp chuyên gia: Qua những nhận định của các chuyên gia về những số liệu
mà học viên thu thập được.
- Phương pháp thống kê so sánh: so sánh, đối chiếu, đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội
dự án giữa các năm trước và sau khi đầu tư dự án.
- Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu: xử lý số liệu bằng excel sau đó phân tích
5



và đánh giá tình hình thực hiện tại địa phương nghiên cứu.
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học:
Hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quản lý nguồn vốn đầu tư và
hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng giai đoạn hiện nay để làm cơ sở khoa học cho việc
đề xuất các giải pháp nâng cao cơng tác quản lý dự án nói chung.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Đưa ra những hạn chế trong công tác quản lý dự án ở đơn vị và nguyên nhân và cách
khắc phục những điểm đó.
6. Dự kiến kết quả đạt được

- Hệ thống cơ sở lý luận về đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội các dự án ĐTXDCT.
- Phân tích thực trạng, những mặt tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý dự án
ĐTXDCT và đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác đánh giá hiệu quả dự án tại
huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa

6


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC DỰ ÁN PHÒNG TRÁNH VÀ GIẢM
NHẸ THIÊN TAI TẠI VIỆT NAM
1.1. Đặc thù khí hậu và thiên tai của Việt Nam
Tuy lãnh thổ Việt Nam nằm trọn trong vùng nhiệt đới nhưng khí hậu Việt Nam phân
bố thành 2 vùng khí hậu riêng biệt theo phân loại khí hậu Kưppen với miền bắc, bắc
trung bộ là khí hậu nhiệt đới gió mùa, miền nam và nam trung bộ mang đặc điểm nhiệt
đới Xavan. Đồng thời, do nằm ở rìa phía đơng nam của phần châu Á lục địa, giáp với
biển Đông (một phần của Thái Bình Dương), nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của kiểu
khí hậu gió mùa mậu dịch, thường thổi ở các vùng vĩ độ thấp.
Việt Nam có bốn miền khí hậu chủ yếu, bao gồm: miền khí hậu phía Bắc, miền khí
hậu phía Nam, miền khí hậu Trường Sơn, và miền khí hậu biển Đơng.

Miền khí hậu phía Bắc
Bao gồm phần lãnh thổ phía Bắc dãy Hồnh Sơn. Miền này có khí hậu nhiệt đới
ẩm nhưng tính chất nhiệt đới bị giảm sút với hai mùa hè, đông rõ rệt. Tuy nhiên, miền
khí hậu này có đặc điểm là mất ổn định vời thời gian bắt đầu-kết thúc các mùa và về
nhiệt độ.
Vùng Đông Bắc Bắc Bộ bao gồm đồng bằng Bắc Bộ, miền núi và trung du phía Bắc
(phần phía đơng dãy Hồng Liên Sơn). Vùng này có đặc điểm địa hình tương đối bằng
phẳng (đồng bằng Bắc Bộ) và thấp. Phía bắc có các dãy núi khơng cao lắm (1000 m ÷
< 3000 m), nằm theo hình nan quạt trên các hướng Đông Bắc - Tây Nam, Bắc-Nam,
rồi Bắc Tây Bắc - Nam Đông Nam, chụm lại hướng về phía dãy núi Tam Đảo (đó là
cánh cung Đơng Triều, Bắc Sơn,Ngân Sơn, Sông Gâm, và kết thúc là dãy Hoàng Liên
Sơn trên ranh giới với vùng Tây Bắc Bộ), khơng ngăn cản mà lại tạo thành các sườn
dẫn gió mùa Đơng Bắc và gió Bắc thường thổi về mùa đơng. Vùng này tiếp giáp với
vịnh Bắc bộ về phía Đơng, phía Tây được chắn bởi dãy Hồng Liên Sơn cao nhất Việt
Nam (> 3001 m), nên chịu ảnh hưởng của khí hậu Đại dương nhiều hơn vùng Tây Bắc
Bắc Bộ. Vì vậy, vùng Đơng Bắc Bộ chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão nhiệt đới, về
mùa hè, ít chịu ảnh hưởng của gió Lào (gió foehn).
Vùng Tây Bắc Bắc Bộ
Mặc dù nền khí hậu chung khơng có sự khác biệt lớn giữa các khu vực, nhưng sự biểu
7


hiện của nó khơng giống nhau theo chiều nằm ngang và theo chiều thẳng đứng. Dãy
núi cao Hoàng Liên Sơn chạy dài liền một khối theo hướng Tây Bắc - Đơng Nam đóng
vai trị của một bức trường thành ngăn khơng cho gió mùa đơng (hướng đơng bắc - tây
nam) vượt qua để vào lãnh thổ Tây Bắc mà không bị suy yếu nhiều, trái với vùng
Đơng bắc có hệ thống các vịng cung mở rộng theo hình quạt làm cho các đợt sóng
lạnh có thể theo đó mà xuống đến tận đồng bằng sông Hồng và xa hơn nữa về phía
nam. Trừ ảnh hưởng của độ cao, nền khí hậụ Tây Bắc nói chung ấm hơn Đơng Bắc,
chênh lệch có thể đến 2-3 °C. Ở miền núi, hướng phơi của sườn đóng một vai trị quan

trọng trong chế độ nhiệt – ẩm, sườn đón gió (sườn đơng) tiếp nhận những lượng mưa
lớn trong khi sườn tây tạo điều kiện cho gió "phơn" được hình thành khi thổi xuống
các thung lũng, rõ nhất là ở Tây Bắc.
Miền khí hậu phía Nam
Gồm phần lãnh thổ thuộc Tây Nguyên và Nam Bộ. Miền này có khí hậu nhiệt đới
xavan với hai mùa: mùa khô và mùa mưa (từ tháng 4-5 đến tháng 10-11). Quanh năm,
nhiệt độ của miền này cao. Khí hậu miền này ít biến động nhiều trong năm.
Miền khí hậu Trường Sơn
Gồm phần lãnh thổ phía Đơng dãy Trường Sơn, kéo dài từ phía Nam dãy Hồnh
Sơn tới Phan Thiết. Đây là miền khí hậu chuyển tiếp giữa hai miền khí hậu nói trên và
mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Miền này lại có thể chia làm hai vùng:
- Vùng Bắc Trung Bộ là vùng Bắc đèo Hải Vân đơi khi có thời tiết lạnh và có những
thời kỳ khơ nóng do gió phơn tây nam gây nên. Về mùa đơng, do hình thế vùng này
chạy dọc bờ biển Đông theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, đón trực diện với hướng gió
mùa chủ đạo thổi trong mùa này là gió mùa Đơng Bắc. Lại bị hệ dãy núi Trường Sơn
tương đối cao ở phía Tây (dãy Phong Nha - Kẻ Bàng) và phía Nam (tại đèo Hải Vân
trên dãy Bạch Mã) chắn ở cuối hướng gió mùa Đơng Bắc. Nên vì vậy vùng này vẫn bị
ảnh hưởng bởi thời tiết lạnh do gió mùa Đơng Bắc mang đến và thường kèm theo mưa
nhiều (đặc biệt là tại Thừa Thiên - Huế) do gió mùa thổi theo đúng hướng Đông Bắc
mang theo hơi nước từ biển vào, hơi khác biệt với thời tiết khô hanh của miền Bắc
cùng trong mùa đơng. Gió mùa Đơng Bắc thổi đến đây thường bị suy yếu và bị chặn
lại bởi dãy Bạch Mã ít ảnh hưởng tới các vùng phía Nam. Về mùa Hè, khi gió mùa
Tây Nam hoạt động mạnh thổi từ vịnh Thái Lanqua vùng lục địa rộng lớn đến dãy
8


Trường Sơn thì bị trút hết mưa xuống sườn Tây Trường Sơn nhưng vẫn tiếp tục vượt
qua dãy núi để thổi sang vùng này. Lúc này do khơng cịn hơi nước nên gió mùa Tây
Nam gây ra thời tiết khơ nóng (có khi tới > 40 °C, độ ẩm chỉ cịn 50 ÷ 60), gió này gọi
là gió foehn.

- Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ phía
Nam đèo Hải Vân tương tự như phía bắc đèo Hải vân, tuy nhiên nhiệt độ có cao hơn
và thỉnh thoảng có những đợt lạnh mùa đơng tuy khơng dài, ảnh hưởng của gió Tây
khơ nóng khơng lớn như ở Bắc Trung Bộ. Miền khí hậu này có mùa mưa và mùa khơ
khơng cùng lúc với mùa mưa và khơ của hai miến khí hậu cịn lại. Mùa hè, trong khi
cả nước có lượng mưa lớn nhất, thì miền khí hậu này lại đang ở thời kỳ khơ nhất.
Miền khí hậu biển Đơng :
Biển Đơng Việt Nam mang đặc tính hải dương và tương đối đồng nhất.
1.2. Đặc điểm chung của dự án phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai
Do Việt Nam có đặc thù về khí hậu, địa hình phức tạp vì vậy các dự án phịng tránh,
giảm nhẹ thiên tai cũng có những đặc điểm đa dạng xét trên chủng loại, quy mơ, mục
đích và cách tổ chức xây dựng, vận hành nhưng đều có chung các điểm như sau:
- Tăng cường khả năng cảnh báo thảm họa tự nhiên
- Gia cố các công trình có tính chống chịu với thiên tai
- Phát triển hệ thống thủy lợi, xây dựng, giao thơng có thêm chức năng phòng hộ (kết
hợp nhiều chức năng)
- Xây dựng cơ chế hợp tác, khắc phục thảm họa thiên tai.
1.3. Phân loại các dự án phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai
- Dự án đầu tư xây dựng mang lưới quan trắc, phân tích, dự báo thuộc ngành khí tượng
thủy văn (mạng lưới quan trắc, trạm tự động ...)
- Dự án đầu tư giám sát an toàn chịu lực và nâng cao ổn định cho các cơng trình thủy
lợi. (hồ, đập ...)
- Dự án đầu tư các cơng trình dự phịng có khả năng làm nơi trú ẩn giảm nhẹ thiệt hại
của thiên tai (đê phòng hộ, trường học, bệnh viện ...)

9


Hình 1-1: Bản đồ khí hậu Việt Nam


10


1.4. Các nguồn vốn đầu tư
Do quy mơ, tính chất, tâm quan trọng của lĩnh vực phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai nên
các dự án này thường có nguồn vốn lớn chủ yếu như sau:
1.4.1. Nguồn vốn trong nước
1.4.1.1. Nguồn vốn nhà nước.
- Nguồn vốn đầu tư nhà nước bao gồm nguồn vốn của ngân sách nhà nước, nguồn vốn
tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh
nghiệp nhà nước. Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước: Là nguồn chi của ngân sách
Nhà nước có vai trị quan trọng trong chiến lựơc phát triển kinh tế - xã hội của mỗi
quốc gia. Nguồn vốn này thường được sử dụng cho các dự án kết cấu kinh tế - xã hội,
quốc phòng, an ninh, hỗ trợ cho các dự án của doanh nghiệp cho các công tác lập và
thực hiện các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch
xây dựng đô thị và nông thôn.
- Nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp Nhà nước: Được xác định là thành phần chủ đạo
trong nền kinh tế, các doanh nghiệp Nhà nước vẫn nắm giữ một khối lượng vốn khá
lớn. Mặc dù vẫn còn một số hạn chế nhưng sự tham gia của các doanh nghiệp Nhà
nước vẫn đóng một vai trị chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần.
1.4.1.2. Nguồn vốn từ khu vực tư nhân.
Nguồn vốn từ khu vực tư nhân bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tích luỹ của
các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã. Theo đánh giá sơ bộ, khu vực kinh tế
ngoài Nhà nước vẫn sở hữu một lượng vốn tiềm năng rất lớn mà chưa được huy động
triệt để. Nguồn vốn tiềm năng trong dân cư tồn tại dưới dạng vàng, ngoại tệ, tiền
mặt... nguồn vốn này xấp xỉ bằng 80% tổng nguồn vốn huy động của toàn bộ hệ thống
ngân hàng. Vốn của dân cư phụ thuộc vào thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình.
Quy mơ của các nguồn tiết kiệm này phụ thuộc vào:
- Trình độ phát triển của đất nước (ở những nước có trình độ phát triển thấp thường có
quy mơ và tỷ lệ tiết kiệm thấp).

- Thói quen tiêu dùng của người dân
- Chính sách động viên của Nhà nước thơng qua chính sách thuế thu nhập và các
11


khoản đóng góp với xã hội.
- Thị trường vốn.
Thị trường vốn mà cốt lõi là thị trường chứng khoán như một trung tâm thu hút nguồn
vốn tiết kiệm của người dân, vốn nhàn dỗi của các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính,
chính phủ trung ương và chính quyền địa phương tạo thành một nguồn vốn khổng lồ
cho nền kinh tế. Đây là lợi thế mà không một phương thức huy động nào làm được.
1.4.1.3. Nguồn vốn nước ngồi.
Có thể xem xét nguồn vốn đầu tư nuớc ngoài trên phạm vi rộng hơn đó là dịng lưu
chuyển vốn quốc tế (international capital flows). Về thực chất, các dòng lưu chuyển
vốn quốc tế là biểu thị quá trình chuyển giao nguồn lực tài chính giữa các quốc gia
trên thế giới. Trong các dòng lưu chuyển vốn quốc tế, dòng từ các nước phát triển đổ
vào các nước đang phát triển thường được các nước thế giới thứ ba đặc biệt quan tâm.
Dịng vốn này diễn ra với nhiều hình thức. Mỗi hình thức có đặc điểm, mục tiêu và
điều kiện thực hiện riêng, khơng hồn tồn giống nhau. Theo tính chất lưu chuyển vốn,
có thể phân loại các nguồn vốn nước ngịai chính như sau:
- Tài trợ phát triển vốn chính thức (ODF - official development finance). Nguồn này
bao gồm: Viện trợ phát triển chính thức (ODA -offical development assistance) và các
hình thức viện trợ khác. Trong đó, ODA chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nguồn ODF;
- Nguồn tín dụng từ các ngân hàng thương mại;
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài;
- Nguồn huy động qua thị trường vốn quốc tế.
Nguồn vốn ODA
Đây là nguồn vốn phát triển do các tổ chức quốc tế và các chính phủ nước ngồi cung
cấp với mục tiêu trợ giúp các nước đang phát triển. So với các hình thức tài trợ khác,
ODA mang tính ưu đãi cao hơn bất cứ nguồn vốn ODF nào khác. Ngoài các điều kiện

ưu đãi về lãi suất, thời hạn cho vay tương đối lớn, bao giờ trong ODA cũng có yếu tố
khơng hồn lại (cịn gọi là thành tố hỗ trợ) đạt ít nhất 25%.
Mặc dù có tính ưu đãi cao, song sự ưu đãi cho loại vốn này thường di kèm các điều
kiện và ràng buộc tương đối khắt khe (tính hiệu quả của dự án, thủ tục chuyển giao
vốn và thị trường…). Vì vậy, để nhận được loại tài trợ hấp dẫn này với thiệt thòi ít
12


nhất, cần phải xem xét dự án trong điều kiện tài chính tổng thể. Nếu khơng việc tiếp
nhận viện trợ có thể trở thành gánh nặng nợ nần lâu dài cho nền kinh tế. Điều này có
hàm ý rằng, ngồi những yếu tố thuộc về nội dung dự án tài trợ, cịn cần có nghệ thuật
thoả thuận để vừa có thể nhận vốn, vừa bảo tồn được những mục tiêu có tính ngun
tắc.
Nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại
Điều kiện ưu đẫi dành cho loại vốn này khó hơn nguồn vốn ODA. Tuy nhiên, bù lại nó
có ưu điểm rõ ràng là khơng có gắn với các ràng buộc về chính trị, xã hội. Mặc dù vậy,
thủ tục vay đối với nguồn vốn này thường là tương đối khắt khe, thời gian trả nợ
nghiêm ngặt, mức lãi suất cao là những trở ngại đối với các nước nghèo.
Do được đánh giá là mức lãi suất tương đối cao cũng như sự thận trọng trong kinh
doanh ngân hàng (tính rủi ro ở nước đi vay, của thị trường thế giới và xu hướng lãi
suất quốc tế), nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại thường được sử dụng
chủ yếu để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và thường là ngắn hạn. Một bộ phận của nguồn
vốn này có thể được dùng để đầu tư phát triển. Tỷ trọng của nó có thể gia tăng nếu
triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế là lâu dài, đặc biệt là tăng trưởng xuất khẩu của
nước đi vay.
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Nguồn đầu tư trực tiếp nước ngồi có đặc điểm cơ bản khác nguồn vốn nước ngoài
khác là việc tiếp nhận nguồn vốn này khơng phát sinh nợ cho nước tiếp nhận. Thay vì
nhận lãi suất trên vốn đầu tư, nhà đầu tư sẽ nhận được phần lợi nhuận thích đáng khi
dự án đầu tư hoạt động có hiệu quả. Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang theo toàn bộ tài

nguyên kinh doanh vào nước nhận vốn nên có thể thúc đẩy phát triển ngành nghề mới,
đặc biệt là những ngành đòi hỏi cao về trình độ kỹ thuật, cơng nghệ hay cần nhiều vốn.
Vì thế nguồn vốn này có tác dụng to lớn đối với q trình cơng nghiệp hố, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế và tốc độ tăng trưởng nhanh ở các nước nhận đầu tư.
Thị trường vốn quốc tế.
Với xu hướng tồn cầu hố, mối liên kết ngày càng tăng của các thị trường vốn quốc
gia vào hệ thống tài chính quốc tế đã tạo nên vẻ đa dạng vế các nguồn vốn cho mỗi
quốc gia và làm tăng khối lượng vốn lưu chuyển trên phạm vi toàn cầu. Ngay tại nhiều
nước đang phát triển, dòng vốn đầu tư qua thị trường chứng khoán cũng gia tăng mạnh
13


mẽ. Mặc dù vào nửa cuối những năm 1990, có sự xuất hiện của một số cuộc khủng
hoảng tài chính nhưng đến cuối năm 1999 khối lượng giao dịch chứng khoán tại các
thị trường mới nổi vẫn đáng kể. Riêng năm 1999, dòng vốn đầu tư dưới dạng cổ phiếu
vào Châu á đã tăng gấp 3 lần năm 1998, đạt 15 tỷ USD.
1.5. Quy mô và địa điểm một số dự án và cơng trình về PT&GNTT:
1.5.1. Dự án "Hợp tác hỗ trợ thực hiện chương trình quốc gia vê quản lý rửi ro
thiên tai dựa vào công đồng tại các tỉnh dễ bị tổn thương ở Việt Nam"
- Dự án này sẽ hỗ trợ việc thực hiện chương trình Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng
đồng Quốc Gia – chương trình đã được ban hành theo Quyết định 1002 của Chính Phủ
(từ 2011 đến 2020). Chương trình này sẽ được hỗ trợ thực hiện trong 6 tỉnh mục tiêu
của dự án, giúp cộng đồng địa phương phòng ngừa, giảm nhẹ và ứng phó với thảm
họa thiên tai một cách hiệu quả hơn. Chương trình nhằm hỗ trợ những nhóm dân số
được coi là dễ bị tổn thương nhất, bao gồm dân tộc thiểu số và trẻ em, và những
người sống ở vùng sâu vùng xa.
- Tổng ngân sách của dự án (bao gồm cả 15%): 894.117 Euro (được chia sẻ giữa tổ
chức CARE, tổ chức PLAN Việt Nam (Plan) và Tổ chức Cứu trợ trẻ em Việt Nam
(Save).
Tổng số ngân sách để thực hiện dự án tại Thanh Hóa và Bắc Cạn: 179.387 Euro

Các nhà tài trợ chính: ECHO / DIPECHO (Ủy ban Châu Âu) và Tổ chức CARE Đức
- Thời gian thực hiện: 18 tháng bắt đầu từ 01 Tháng Sáu 2012 đến 10 tháng 11 năm
2013
Địa bàn hoạt động:

14


Bảng 1.1: Phân bổ nguồn vốn của dự án
Tổ chức
Tổ

Tỉnh

chức

Cứu trợ trẻ Yên Bái
em
Tổ

chức

Huyện

Trấn Yên, Vân Yên, Lục Yên Hồng
và thị xã n Bái
Gị Cơng Đơng, Tân Phú

Cứu trợ trẻ Tiền Giang Đông, Cái Lầy, Tân Phước,
em


Cái Bè
Bắc Cạn, Chợ Dồn, Chợ Mới,

CARE

Bắc Cạn



Na Rì, BạchThơng, Nga Sơn,
Pác Nặm, Ba Bể

Thôn
Ca, Tất cả các

Tân Động

thôn

Tân Diễn và Tất cả các
Kiên Phước

thôn

Khang Ninh, Tất cả các
Cao Thượng thôn

Nga Sơn, Hậu Lộc, Tĩnh Gia,
CARE


Thanh Hóa

Hoằng Hóa, Quảng Xương, Cơng Chính, Tất cả các
Sầm Sơn, Hoằng Hóa, Hà Tượng Sơn

thơn

Trung, Nơng Cống

PLAN

Quảng
Bình

Tun Hóa, Quảng Trạch, Lệ
Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch,
Minh Hóa
Giao Linh, Vĩnh Linh, Hương

PLAN

Quảng Trị

Hóa, Triệu Phong, Cẩm Lộ,
Dakrong

Tân

Hóa, Tất cả các


Minh Hoa

thôn

Hường Hiệp Tất cả các
, Mo O

thôn

1.5.2. Dự án "Quản lý rủi ro thiên tai"
- Mục tiêu của dự án:
Dài hạn: Hỗ trợ thực hiện chiến lược phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020
của Chính phủ thơng qua việc tăng cường khả năng tự phòng ngừa, ứng phó và phục
hồi, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do thiên tai của một số tỉnh duyên hải
miền Trung trong vùng dự án ( gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng
Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Bình Định và Ninh Thuận), đảm
bảo phát triển bền vững, góp phần ổn định xã hội.
15


Ngắn hạn:
Tăng cường năng lực của các cơ quan quản lý rủi ro thiên tai quốc gia, của tỉnh và của
địa phương để cải thiện việc lập kế hoạch và giảm thiểu các rủi ro, qua đó giảm tổn
thất về người, giảm hư hỏng về tài sản và giảm sự gián đoạn của các hoạt động kinh tế.
Cải thiện hệ thống dự báo thời tiết và cảnh báo sớm nhằm tăng cường năng lực cho các
đơn vị dự báo khí tượng thủy văn thuộc Trung tâm Khi tượng Thủy văn quốc gia thuộc
Bộ Tài nguyên và Môi trường, giúp thu thập, xử lý số liệu cà phổ biến thông tin, tạo
điều kiện cho mọi người dân có thể ứng phó kịp thời và hiệu quả hơn, nhằm giảm nhẹ
các thiệt hại do thiên tai và thích ứng được các điều kiện thời tiết một cách tốt hơn.

Xây dựng năng lực cấp làng và xã để hỗ trợ thực hiện chương trình Quản lý rủi ro
thiên tai dựa vào cộng đồng.
Giảm các rủi ro do thiên tai ở các vùng cao, thơng quan việc bố trí các biện pháp cơng
trình hiệu quả, các đầu tư xây dựng hạ tầng quy mô vừa và nhỏ.
Nâng cao năng lực quản lý chi phí thực hiện dự án, quản lý môi trường, xã hội trong
công tác quản lý thiên tai tổng hợp.
- Tổng mức đầu tư: 180 triệu USD
Phân bố nguồn lực của dự án như sau:
Bảng 1.2: Phân bổ nguồn vốn của dự án

STT

Hạng mục

Vốn vay WB (USD)

1

Hợp phần 1

5.500.000

2

Hợp phần 2

27.500.000

2.500.000


30.000.000

3

Hợp phần 3

18.500.000

1.000.000

19.500.000

4

Hợp phần 4

92.500.000

5

Hợp phần 5

6.000.000

Cộng

150.000.000

Vốn đối ứng (USD)


Tổng cộng
5.500.000

24.500.000 117.000.000
2.000.000
30.000.000

8.000.000
180.000.000

1.5.3. Dự án "Tăng cường năng lực thể chế để quản lý rủi ro thiên tai ở Việt Nam
bao gồm các thiên tai liên quan đến biến đổi khí hậu".
Việt Nam đã thành lập được một cơ chế và hệ thống QLRRTT tốt từ trung ương đến
16


địa phương chủ yếu liên quan đến các rủi ro về khí tượng thủy văn. Với các xu thế
hiện tại và các dự báo về biến đổi khí hậu và thực tế là Việt Nam có nhiều khả năng là
một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trên toàn cầu nên tiếp tục xem xét
và cải thiện cơ chế QLRRTT hiện hành là hết sức cần thiết nếu Chính phủ và hội dân
sự có thể đáp ứng được những thách thức ngày càng tăng.
- Mục tiêu của dự án là: phối hợp với chính quyền cấp tỉnh của ba tỉnh để tăng cường
năng lực thể chế và nâng cao kiến thức cũng như kinh nghiệm chuyên môn về các vấn
đề quản lý rủi ro thiên tai. Dự án hỗ trợ thực hiện các mục tiêu của Chiến lược Quốc
gia về Phịng chống, Ứng phó và Giảm nhẹ Thiên tai tới năm 2020 và Khung Kế
hoạch Hành động để Thích ứng với Biến đổi Khí hậu trong Ngành Nơng nghiệp và
Phát triển Nông thôn Giai đoạn 2008-2020 do MARD xây dựng cũng như Chương
trình Mục tiêu Quốc gia Ứng phó với Biến đổi Khí hậu do Bộ Tài ngun Môi trường
(MONRE) xây dựng lấy ý kiến của MARD.
- Kết quả dự kiến:

Hỗ trợ về mặt luật pháp và các hướng dẫn quản lý rủi ro thiên tai (DRM) để thực hiện
Chiến lược Quốc gia về Phịng chống, Ứng phó và Giảm nhẹ Thiên tai đến năm 2020
và đảm bảo tính nhất quán với các kế hoạch hành động về biến đổi khí hậu;
Hỗ trợ xây dựng và ban hành các hướng dẫn và chuẩn quốc giađể cải thiện tình hình
ứng phó với tình trạng khẩn cấp cung cấp và phân phối thực phẩm thuốc men chú
trọng vào các nhóm dễ bị tổn thương nhất (như trẻ em, phụ nữ và người cao tuổi) và
phục hồi;
Phân tích mối liên hệ giữa nghèo và tình trạng dễ bị tổn thương và đưa ra khuyến nghị
cụ thể về các phương án bảo hiểm để chính quyền cải thiện các chính sách và quy chế
liên quan đến bảo hiểm và tạo điều kiện cho các công ty bảo hiểm thực hiện;
+ Tăng cường phối hợp và điều phối để xây dựng chính sách, cảnh báo và ứng phó
+ Thiết kế Trung tâm DRM cấp trung ương và Trung tâm DRM cho ba tỉnh;
+ Thành lập Trung tâm DRM trung ương và các Trung tâm DRM ở 3 tỉnh;
+ Tăng cường năng lực DRM cho đội ngũ cán bộ chủ chốt, cho các Trung tâm DRM
mới thành lập và cho các cơ quan đối tác Phòng chống Lụt Bão (CFSC) trung ương và
địa phương.

17


Bảng 1.3: Phân bổ nguồn vốn của dự án
Nguồn tài chính
UNDP

đóng

US$4.000.000

Cơ quan quản lý dự án


Cơ quan thực hiện dự án

góp Cục Quản lý Đê Điều và và Bộ Nơng nghiệp và Phát
và Phịng

chống

Chính phủ Việt Nam (DDMFSC),

Lụt

Bão triển Nơng thơn (MARD)

Trung

tâm nước Cộng hịa Xã hội Chủ

đóng góp US$250.000 Quản lý Thiên tai (DMC) và nghĩa Việt Nam
bằng hiện vật

Ủy ban Nhân dân các tỉnh
Bình Thuận, Cần Thơ và
Cao Bằng

1.6. Chính sách nhà nước và nguồn nhân lực trong PT&GNTT:
1.6.1. Về chính sách
Luật phịng chống thiên tai số 33/2013/QH13 quy định 5 chính sách của Nhà nước
trong phịng, chống thiên tai, bao gồm: Có chính sách đồng bộ về đầu tư, huy động
nguồn lực và giải pháp tổ chức thực hiện cơng tác phịng, chống thiên tai; đầu tư xây
dựng cơng trình phịng, chống thiên tai trọng điểm và hỗ trợ địa phương xây dựng

cơng trình phịng, chống thiên tai theo phân cấp của Chính phủ. Đào tạo, giáo dục,
huấn luyện, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng và người dân trong việc tuân
thủ pháp luật và tham gia vào cơng tác phịng, chống thiên tai. Đầu tư cơ sở hạ tầng
vùng thường xuyên bị thiên tai; di dời dân sinh sống ở khu vực nguy hiểm đến nơi an
toàn; hỗ trợ về đời sống và sản xuất đối với đối tượng bị thiệt hại do thiên tai gây ra,
ưu tiên vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai, đối tượng dễ bị tổn thương.
Khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chủ động thực hiện biện pháp phịng,
chống thiên tai; khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơng trình, nghiên cứu
và áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào hoạt động phòng, chống thiên tai. Nhà
nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia phịng, chống
thiên tai. Ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm rủi ro
thiên tai; hỗ trợ đối với doanh nghiệp tham gia đầu tư sản xuất, kinh doanh ở vùng
thường xuyên chịu tác động của thiên tai theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp
luật về doanh nghiệp và pháp luật về phòng, chống thiên tai; chính sách miễn, giảm
18


thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các khoản đóng góp cho phịng, chống thiên tai.
1.6.2. Về nguồn nhân lực
Tổ chức, hộ gia đình và cá nhân là chủ thể, lực lượng tại chỗ trong phòng, chống thiên
tai, thể hiện quan điểm xã hội hóa trong hoạt động phịng, chống thiên tai, đồng thời
xác định quân đội nhân dân, công an nhân dân là lực lượng nịng cốt trong cơng tác sơ
tán người, phương tiện, tài sản, cứu hộ, cứu nạn, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã
hội.
1.6.3. Về nguồn tài chính
Nguồn tài chính cho phịng, chống thiên tai bao gồm: Ngân sách nhà nước; quỹ phòng,
chống thiên tai và nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân, được quy định như
sau: Ngân sách nhà nước cho phòng, chống thiên tai bao gồm ngân sách nhà nước theo
dự tốn chi hằng năm và dự phịng ngân sách nhà nước. Luật cũng quy định cụ thể nội
dung chi, việc lập dự toán, phân bổ, quản lý và sử dụng ngân sách Nhà nước theo dự

toán chi hằng năm và việc sử dụng dự phòng ngân sách Nhà nước cho phòng, chống
thiên tai. Quỹ Phòng, chống thiên tai là quỹ được thành lập ở cấp tỉnh, do Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh quản lý. Quỹ Phòng, chống thiên tai khơng bao gồm ngân sách Nhà nước
và khơng có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước. Nguồn tài chính của Quỹ Phịng, chống
thiên tai bao gồm: Đóng góp bắt buộc của tổ chức kinh tế trong nước và nước ngồi tại
địa bàn, cơng dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi đến hết tuổi lao động theo quy định của pháp
luật và các nguồn hợp pháp khác. Luật phòng chống thiên tai quy định một số nguyên
tắc quản lý, sử dụng Quỹ và giao Chính phủ quy định cụ thể việc thành lập, mức đóng
góp, đối tượng được miễn, giảm, tạm hỗn đóng góp, quản lý, sử dụng và thanh quyết
tốn Quỹ Phịng, chống thiên tai. Nguồn đóng góp tự nguyện cho phịng, chống thiên
tai dưới các hình thức: Đóng góp vào quỹ xã hội, quỹ từ thiện; tham gia quyên góp
theo quy định của pháp luật và hỗ trợ trực tiếp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị
thiệt hại do thiên tai. Luật cũng quy định việc phân bổ, sử dụng nguồn đóng góp tự
nguyện được thực hiện theo quy định của pháp luật về quỹ xã hội, quỹ từ thiện và có
sự thống nhất của chính quyền địa phương nơi có đối tượng được hỗ trợ.
1.6.4. Về vật tư, phương tiện, trang thiết bị, hệ thống thơng tin, nhu yếu phẩm cho
hoạt động phịng, chống thiên tai:
19


×