Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

So sánh quan điểm của J.M.Keynes và Nền kinh tế thị trường xã hội về vai trò của nhà nước. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.19 KB, 36 trang )

MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Xã hội loài người đã đang trải qua những hình thái khác nhau. Ở mỗi giai
đoạn phát triển của lịch sử lồi người đều có những hiểu biết và cách giải thích
các hiện tượng kinh tế xã hội nhất định. Việc giải thích các hiện tượng kinh tế
xã hội ngày càng trở nên hết sức cần thiết. Đối với đời sống kinh tế xã hội lồi
người. Lúc đầu, việc giải thích các hiện tượng kinh tế xã hội bằng những hình
thức tư tưởng kinh tế lẻ tẻ rời rạc, về sau mới trở thành những trường phái với
những quan điểm kinh tế có tính hệ thống của những giai cấp khác nhau. Cho
đến ngày nay, nhiều trường phái kinh tế học đã xuất hiện với những đại biểu
đưa ra những quan điểm khác nhau để lý giải các hiện tượng kinh tế xã hội.
Nhưng nhìn chung những lý giải này đều xoay quanh vai trò của nhà nước và
thị trường ở mỗi xã hội, mỗi chế độ kinh tế, mỗi thời điểm, cũng như mỗi quốc
gia. Mức độ này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ xã hội hố của lực
lượng sản xuất, lợi ích địi hỏi của giai cấp thống trị… Chính vì vậy việc xác
định vai trị và mức độ can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế luôn chiếm một
vị trí quan trọng trong các học thuyết kinh tế.Việc nghiên cứu, phân tích lý luận
về vai trị của nhà nước trong nền kinh tế, do đó có ý nghĩa rất lớn không chỉ về
mặt học thuật mà cả về mặt thực tiễn. Vì vậy em đã chọn đề tài “So sánh quan
điểm của J.M.Keynes và Nền kinh tế thị trường xã hội về vai trò của nhà
nước. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn” để nghiên cứu.

ĐỒNG MINH THÀNH – THẠC SỸ K27

1


2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Bài tiều luận nghiên cứu Quan điểm của J.M.Keynes và Nền kinh tế thị


trường xã hội về vai trò của nhà nước.
3. Bố cục bài tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, bài tiểu luận có bố cục 03
chương:
Chương I. Quan điểm của J.M.Keynes và Nền kinh tế thị trường xã hội về
vai trò của nhà nước.
Chương II. So sánh Quan điểm của J.M.Keynes và Nền kinh tế thị trường
xã hội về vai trò của nhà nước .
Chương III. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn.

ĐỒNG MINH THÀNH – THẠC SỸ K27

2


NỘI DUNG
CHƯƠNG I: QUAN ĐIỂM CỦA J.M.KEYNES VÀ NỀN KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG XÃ HỘ VỀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC
I. Quan điểm của J.M.Keynes về vai trò của nhà nước
1. J.M.Keynes và sự nghiệp của ông
John Maynard Keynes (1883-1946) là nhà kinh tế học người Anh, sinh
năm 1883 trong một gia đình trí thức. Cha của ơng là John Neville Keynes một
nhà logic nổi tiếng và là tác giả của phương pháp luận kinh tế với tác phẩm
quan trọng nhất của ông là “Về phạm vi và phương pháp của Kinh tế chính trị”
[The Scope and Method of Political Economy] xuất bản năm 1890. Năm 14
tuổi, J.M.Keynes vào học ở Eton, một trường chuyên tạo ra giới ưu đẳng cho
nước Anh.
Năm 1906, ông vào làm việc ở Bộ Sự vụ Ấn Độ của Chính phủ trong 02
năm. Năm 1908, ơng nhận lời mời của Marshall về làm việc tại Học viện
hoàng gia thuộc trường Đại học Cambridge, giảng dạy nguyên lý kinh tế chính

trị học và lý luận về tiền tệ. Cùng năm đó, ơng biên soạn cuốn: "Bàn về xác
suất", nhờ đó ơng trở thành cán bộ nghiên cứu của Học viện hoàng gia của

ĐỒNG MINH THÀNH – THẠC SỸ K27

3


trường. Về sau, ông vừa giảng dạy ở trường Đại học Cambridge, vừa phục vụ
Chính phủ hoặc giới tài chính tiền tệ cho đến năm 1942.
Năm 1911, Keynes cùng với F.Y.Edgeworth đồng làm chủ bút tờ "Tạp chí
kinh tế" [Economic Journal], cơ quan chính thức của Hội kinh tế Hồng gia
[Royal Economic Society]. Trong suốt thời gian dài từ năm 1911 đến 1944,
ơng kiêm chức chủ nhiệm "Tạp chí kinh tế". Từ năm 1913 đến 1914, ông giữ
chức thư ký Ủy ban tiền tệ và tài chính Ấn Độ của Hồng gia. Năm 1914, nước
Anh bước vào cuộc chiến, ơng trở thành một chuyên gia tin cậy của Sở kho
bạc, ông đã hoạt động đến kiệt sức để giải quyết vấn đề cấp tài chính cho chiến
tranh.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, khi chuyển từ Cambridge về Bộ Tài
chính, ông lại được trọng dụng và đề bạt là trưởng đồn đại biểu tài chính tham
dự Hội nghị Hịa ước Versailles ở Paris (năm 1919), nhưng do ý kiến bất đồng,
nên ơng tách khỏi đồn đại biểu Anh. Sau khi về Cambridge, với nỗ lực bản
thân, ông thành lập "Hệ kinh tế học đo lường". Từ năm 1921 đến năm 1938,
ông hoạt động đầu tư tiền tệ và trở thành thương gia giàu có, đồng thời kiêm
chức Hội đồng quản trị Cơng ty Hỗ trợ bảo hiểm nhân thọ tồn quốc. Năm
1925, ông lấy vợ là một nữ diễn viên của đoàn ba lê Nga, sinh được hai người
con. Năm 1930, ông giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban cố vấn kinh tế nội các.
Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, Keynes lại là thành viên chủ yếu
của Ủy ban tư vấn của Bộ Tài chính, là nhân vật hết sức quan trọng của giới tài
chính Anh. Từ năm 1941 trở đi, ông làm việc tại Ngân hàng Anh. Năm 1942,

ông được phong làm nam tước Tilton (Lord Keynes of Tilton). Năm 1944,
Keynes dẫn đầu đoàn đại biểu của Anh đến Mỹ tham dự Hội nghị tài chính tiền
tệ quốc tế, trong hội nghị này, ơng đã có vai trị rất quan trọng, tích cực vạch kế
hoạch lập hai tổ chức là Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới về tái
thiết và phát triển (tức Ngân hàng thế giới - WB ngày nay) do ông làm thống
đốc. Ông mất năm 1946, hưởng thọ 63 tuổi.

ĐỒNG MINH THÀNH – THẠC SỸ K27

4


Cuộc Đại khủng hoảng (1929-1933) đã ảnh hưởng sâu sắc tới suy nghĩ
của Keynes về kinh tế học. Trước đó, các nhà kinh tế cho rằng, mỗi khi có
khủng hoảng kinh tế, giá cả và tiền công sẽ giảm đi; các nhà sản xuất sẽ có
động lực đẩy mạnh thuê mướn lao động và mở rộng sản xuất, nhờ đó nền kinh
tế sẽ phục hồi. Nhưng Keynes lại quan sát cuộc Đại khủng hoảng và thấy: tiền
công không hề giảm, việc làm cũng không tăng, và sản xuất mới không hồi
phục nổi. Từ đó, ơng cho rằng thị trường khơng hoàn hảo như các nhà kinh tế
học cổ điển nghĩ.
Keynes đã viết nhiều tác phẩm, nổi bật là các cuốn: "Tiền tệ và tài chính
Ấn Độ" [Indian Currency and Finance] viết năm 1911. "Hậu quả kinh tế của
hòa ước" viết năm 1919; "Thuyết cải cách tiền tệ" [Tract on Monetary Reform]
xuất bản năm 1923; "Thuyết tiền tệ" [Treasite on Money] gồm hai tập xuất bản
năm 1930.
Đặc biệt, năm 1936, ông xuất bản cuốn "Lý thuyết tổng quát về việc làm,
lãi suất và tiền tệ" [The General Theory of Employment, Interest and Money].
Sau khi cuốn sách được công bố đã diễn ra một cuộc tranh luận kịch liệt,
những người tranh luận đều công nhận phương pháp tư tưởng mới của ông.
"Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ" diễn đạt đầy đủ nhất tư

tưởng kinh tế của Keynes. Giới kinh tế học phương Tây đánh giá cao cuốn sách
này, cho rằng Keynes đã làm một cuộc cách mạng trong kinh tế học. Học
thuyết Keynes đã chiếm ưu thế nổi trội vào những năm 1945-1950 ở các nước
phương Tây.
2. Hoàn cảnh ra đời của lý thuyết trường phái Keynes
Vào những năm 30 của thế kỉ hai mươi tình hình kinh tế chính trị thế giới
cũng như ở nước Anh có nhiều biến đơng lớn .Chủ nghĩa tư bản phát triển một
cách nhanh chóng ,lực lượng sản xuất phát triển mạnh cả về quy mơ trình độ
với tính xã hội hóa ngày càng cao .Với sự phát triển mạnh mẽ đó của chủ nghĩa
tư bản thì địi hỏi phải có sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế.
các mâu thuẫn kinh tế xã hội diễn ra ngày càng gay gắt .Khủng hoảng
ĐỒNG MINH THÀNH – THẠC SỸ K27

5


kinh tế , thất nghiệp lạm phát xảy ra và ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn..
Điều này đã chứng tỏ “học thuyết tự điều chỉnh”của trường phái cổ điển mới,lý
thuyết bàn tay vơ hình của A. smith ,và cân bằng tổng qt của walras đã
khơng cịn phù hợp với tình hình mới nữa .
Trước những hàng loạt các vấn đề của kinh tế thị trường ,chủ nghĩa tư bản
đứng trước nguy cơ sụp đổ . Điều này được đặt ra nhu càu thực tiễn là phải có
một học thuyết kinh tế mới ra đời để bảo vệ chủ nghĩa tư bản đang gặp rất
nhiều khó khăn.,giúp chủ nghĩa tư bản thoát khỏi khủng hoảng .
Cuối cùng là sự thành công của lý thuyết mark và nền kinh tế kế hoạch
hóa trong thực tiễn ở liên xơ vừa bắt bắt buộc vừa tạo tiền đề cho các nhà tư
sản nghĩ tới sự can thiệp nhiều hon của nhà nước vào nền kinh tế .
Tất cả những hồn cảnh đó đã dàn tới sự ra đời lý thuyết của trường phái
Keynes.
3. Đặc điểm phương pháp luận

Trái ngược với chủ nghĩa kinh tế tự do mới, học thuyết Keynes đề cao
vai trò của nhà nước trong quản lý kinh tế vĩ mô, coi chính sách quản lý tổng
cầu là phương tiện để ổn định nền kinh tế ở tầm vĩ mô và đạt được tăng
trưởng kinh tế. Phương pháp luận của học thuyết Keynes có các đặc điểm:
- Chuyển việc nghiên cứu quá trình tái sản xuất tư bản chủ nghĩa theo
phương pháp phân tích vi mơ với việc nghiên cứu từng doanh nghiệp riêng lẻ
của trường phái Cổ điển mới sang phương pháp phân tích vĩ mơ, trên quy mơ
tồn bộ nền kinh tế. Theo Keynes, việc phân tích kinh tế phải xuất phát từ các
tổng lượng lớn, dưới dạng tổng quát như tổng cung, tổng cầu, tổng thu nhập,
tổng đầu tư…và nghiên cứu mối liên hệ giữa các tổng lượng đó để tìm ra xu
hướng vận động của chúng. Mơ hình kinh tế mà Keynes đưa ra nghiên cứu bao
gồm ba đại lượng cơ bản:
Một là, đại lượng xuất phát: Bao gồm các nhân tố như: tư liệu sản xuất,
sức lao động, mức độ trang bị kỹ thuật, trình độ chun mơn hóa sản xuất của
ĐỒNG MINH THÀNH – THẠC SỸ K27

6


người lao động, cơ cấu kinh tế, thể chế kinh tế xã hội. Đại lượng này ít thay
đổi hay thay đổi rất chậm chạp.
Hai là, đại lượng khả biến độc lập. Bao gồm những yếu tố tâm lý như
khuynh hướng tiêu dùng, tiết kiệm, đầu tư và ưa chuộng tiền mặt… Chúng có
thể biến đổi tương đối độc lập so với các yếu tố khác. Đây là cơ sở của tồn
bộ hoạt động của mơ hình điều tiết kinh tế của học thuyết Keynes.
Ba là, đại lượng khả biến phụ thuộc. Bao gồm các nhân tố như khối
lượng việc làm, thu nhập quốc dân, sản lượng, lợi nhuận, tăng trưởng… Đại
lượng này phản ánh tình trạng của nền kinh tế và thay đổi trước sự tác động
của các biến số khả biến độc lập. Đó là những chỉ tiêu quan trọng cấu thành
nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Theo Keynes, giữa các đại lượng khả biến độc lập và khả biến phụ thuộc
có mối quan hệ với nhau. Trong nền kinh tế, sản lượng (Q) bằng tiêu dùng (C)
và đầu tư (I): Q = C + I; sản lượng bằng thu nhập (R): Q = R; và mỗi người có
thu nhập đều chia ra thành tiêu dùng và tiết kiệm (R = C + I). Nhưng khuynh
hướng tâm lý là sự gia tăng tiết kiệm (dS) thường lớn hơn gia tăng thu nhập
(dR), làm cho sự gia tăng tiêu dùng (dC) chậm hơn sự gia tăng thu nhập, tổng
cầu bị suy giảm, khủng hoảng kinh tế và thất nghiệp nổ ra.
- Từ đó, Keynes mất lịng tin vào cơ chế thị trường. Ông phê phán lý luận
truyền thống cho rằng chế độ tư bản chủ nghĩa là tốt đẹp, cơ chế thị
trường tự do tự nó đi đến cân bằng và đạt được sự phân bổ tối ưu về tài
nguyên và đầy đủ việc làm; và khẳng định để có cân bằng của nền kinh
tế, khắc phục khủng hoảng và thất nghiệp, thì khơng thể dựa vào cơ chế
thị trường tự điều tiết, mà nhà nước phải can thiệp vào nền kinh tế. Từ
quan điểm này, Keynes đã tiến hành một cuộc cách mạng trong nhận thức
nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.
- Tư tưởng của lý thuyết Keynes có sự khác biệt so với tư tưởng của kinh tế
chính trị tư sản Cổ điển ở chỗ nếu các nhà kinh tế học Cổ điển coi sản
ĐỒNG MINH THÀNH – THẠC SỸ K27

7


xuất quyết định tiêu dùng, thì Keynes lại chú trọng vai trị của tiêu dùng
đối với sản xuất. Ơng rất đề cao vai trò của tiêu dùng và trao đổi; cho
rằng, cùng với sự tăng lên của việc làm thì cũng có sự tăng lên của thu
nhập, nhưng cầu tiêu dùng lại giảm xuống tương đối. Đây là nguyên nhân
gây ra khủng hoảng và thất nghiệp trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Do
vậy, để đẩy mạnh sản xuất, phải nâng cầu tiêu dùng, tìm mọi biện pháp để
kích cầu có hiệu quả. Tư tưởng này được coi là chủ thuyết, vì thế học
thuyết của Keynes được gọi là học thuyết trọng cầu.

- Phương pháp nghiên cứu của Keynes dựa chủ yếu vào yếu tố tâm lý, coi
khuynh hướng tâm lý là quyết định sự phát triển và biến động của sản
xuất. Keynes coi trọng yếu tố tâm lý của số đông, cho rằng muốn giải
quyết khủng hoảng kinh tế và thất nghiệp, cần phải quan tâm đến tâm lý
xã hội như: tiêu dùng, tiết kiệm, đầu tư… Trong nghiên cứu, phương pháp
của Keynes đã mang nặng yếu tố chủ quan, chủ yếu nghiên cứu các yếu
tố bên ngoài, không nghiên cứu yếu tố nội sinh. Đồng thời, trong phương
pháp luận cịn thể hiện tính chất siêu hình, phi lịch sử, khi cho rằng lý
thuyết kinh tế của ông đúng với mọi chế độ xã hội phát triển.
- Keynes đề cao vai trò của nhà nước trong điều tiết nền kinh tế. Theo
ơng, nhà nước khơng chỉ đóng vai trò “giữ nhà” cho chủ nghĩa tư bản mà còn
phải can thiệp vào kinh tế; cần kích thích cầu bằng cách tăng nhu cầu và tăng
đầu tư của nhà nước, phải in thêm tiền đưa vào lưu thông để hạ lãi suất, khuyến
khích đầu tư của tư nhân…
4. Vai trị của nhà nước theo quan điểm của Keynes
Theo Keynes, muốn có cân bằng kinh tế, Nhà nước phải can thiệp vào
kinh tế, nền kinh tế thị trường cần phải phát triển dưới sự điều tiết vĩ mô của
nhà nước dựa trên cơ sở luật pháp, và dành quản lý vi mơ cho các chủ thể kinh
tế.
Keynes cho rằng, muốn thốt khỏi khủng hoảng kinh tế, suy thoái kinh tế
và thất nghiệp thì nhà nước phải can thiệp vào vận động của nền kinh tế, bằng
ĐỒNG MINH THÀNH – THẠC SỸ K27

8


cách kích thích tổng cầu để nó đạt hiệu quả. Tăng tổng cầu tức làm tăng việc
làm và thu nhập và tăng sản lượng quốc gia. Nhờ đó mà nền kinh tế thốt khỏi
tình trạng khủng hoảng và thất nghiệp.
Ơng đề nghị:

+ Mở rộng đầu tư của nhà nước. Nhà nước phải phân bổ và tăng thêm các
đơn đặt hàng của nhà nước đối với các sản phẩm và dịch vụ cho các tổ hợp
công nghiệp, các hãng lớn về hàng không vũ trụ, xây dựng kết cấu hạ tầng, sản
xuât hàng tiêu dùng... Đây là biện pháp chủ động để tăng cầu tư liệu sản xuất,
tư liệu tiêu dùng và sức lao động nhằm tăng khối lượng việc làm.
+ Nhà nước cần sử dụng hệ thổng tài chỉnh, tín dụng và lưu thông tiền tệ
đê điêu tiết nền kinh tế, nhằm kích thích lịng tin, tính lạc quan và tính tích cực
của các nhà kinh doanh để họ tăng cường đầu tư. Để làm được việc đó, cần
phải tăng thêm khối lượng tiền tệ vào lưu thông làm giảm lãi suất cho vay,
khuyến khích các doanh nghiệp, nhà kinh doanh vay vốn để mở rộng đầu tư.
cần thực hiện “lạm phát có kiểm sốt” để làm tăng giá cả hàng hố một cách
vừa phải, từ đó hiệu q tư bản sẽ tăng lên, các nhà kinh doanh sẽ thu được lợi
nhuận nhiều hơn. Keynes cho rằng, lạm phát có kiểm sốt là biện pháp hữu
hiệu để kích thích thị trường mà khơng gây ra sự nguy hiểm. Ơng đề nghị in
thêm tiền giấy, phát hành công trái và sử dụng công cụ thuế để bù đắp thiếu hụt
của ngân sách nhà nước.
Theo Keynes, việc sử dụng công cụ thuế không chỉ đơn thuần là tăng
nguồn thu cho ngân sách nhà nước, mà cịn có tác dụng điều tiết, kích thích nền
kinh tế. Vì thế, cần phải tăng thuế đối với người lao động để điều tiết bớt một
phân tiết kiệm từ thu nhập của họ, đưa vào ngân sách để mở rộng đầu tư. Và
giảm thuế đối với nhà kinh doanh để hạn chế tiết kiệm, tăng hiệu quả của tư
bản, kích thích các nhà kinh doanh đầu tư.
+ Khuyến khích mở rộng các hĩnh thức đầu tư. Theo Keynes đầu tư vào
lĩnh vực nào cũng tốt, kể cả lĩnh vực phi sản xuất và khơng có lợi cho xã hội
ĐỒNG MINH THÀNH – THẠC SỸ K27

9


như: sản xuất các phương tiện chiến tranh, chạy đua vũ trang, qn sự hố nền

kinh tế..., thậm chí Chính phủ Anh cứ thuê người đem chôn các két bạc ờ các
khu mỏ hoang rồi lại đào lên cũng là biện pháp tăng cầu, nhằm giải quyết việc
làm, có thêm thu nhập. Sự gia tăng này sẽ có hiệu quả nhân bội đối với tổng
cầu tạo xung lực tác động dây truyền vào nền kinh tế, khắc phục được khủng
hoảng và thất nghiệp.
+ Điều tiết việc nâng cao tổng cầu tiêu dùng. Để nâng cao cầu tiêu ding,
cân thực hiện các biện pháp khuyến khích tiêu dùng cá nhân của các tầng lớp
dân cư. Đối với người lao động, không phải là tăng tiền cơng mà là khuyến
khích họ tiêu dùng trước khi họ nhận được thu nhập. Đối với tầng lóp giàu có,
nhà nước nên tăng thuế và tăng phí tiêu dùng các sản phẩm cao cấp, sản phẩm
xa xỉ; đồng thời phát triển mạnh các dịch vụ du lịch, dịch vụ vui chơi giải trí
để khuyến khích họ tiêu tiền.
II. Vai trò của nhà nước đối với Nền kinh tế thị trường xã hội
1. Hoàn cảnh ra đời
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, Đức quốc xã thua trận, chế độ chính
trị phát xít bị xố bỏ, nền kỉnh tế bị tàn phá nặng nề, đât nước bị chia cắt... Hỗn
loạn” là thuật ngữ chính xác nhất dùng để mô tả thực trạng kinh tế của nước
Đức giai đoạn 1945-1948. Nhà cửa, nhà máy, cầu cống, đường sắt, khu dân cư,
đường xá phần lớn đã bị bom đạn phá huỷ. Trước hồn cảnh đó, các nhà kinh
tế thuộc Cộng hòa Liên bang Đức cho rằng, sự điều tiết độc tài của nhà nước
đối với nền kinh tế khơng chỉ có hiệu quả rất thấp, mà cịn gây nguy hại cho cả
một dân tộc và nhân loại. Họ phê phán mơ hình kinh tế chỉ huy độc tài chủng
tộc, ủng hộ quan điểm tự do kinh tế, “kinh tế thị trường’’ và “kinh tế thị trường
xã hội’’. Nổi lên trong các trào lưu tư tưởng đỏ là hệ thống lý luận về “Nền
kinh tế thị trường xã hội” do Alfred Muller - Armack đề xướng vào năm 1946
dựa trên cơ sở các cơng hình nghiên cứu của trường phái Freiburg (Walter
Eucken, Franz Bohm, Wikhelm Ropke). Năm 1948 được Bộ trưởng kinh tế,
ĐỒNG MINH THÀNH – THẠC SỸ K27

1

0


sau là thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức - Lugwig Erhad ủng hộ và sử dụng
vào tổ chức thực tiễn. Nhờ việc tổ chức và điều hành nền kinh tế theo tư tường
và mơ hình “Nền kinh tế thị trường xã hội”, mà nền kinh tế ở Cộng hòa Liên
bang Đức đã có những bước phát triển thần kỳ. Từ đó đến nay, những tư tưởng
cơ bản về kinh tế thị trường xã hội vẫn là cơ sở cho việc hoạch định đường lối
chính sách của nhà nước Đức và mơ hình nền kinh tế xã hội được giới lý luận
truyền bá rộng rãi.
Học thuyết nền kinh tế thị trường xã hội có đặc điểm phát triển hên hệ tư
tưởng đạo Cơ đốc. Các nhà kinh tế trường phái này cho rằng “Bất kỳ nỗ lực
nào nhăm vạch ra các nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường xã hội tại Cộng
hòa Liên bang Đức và lịch sử phát triển của hệ thống kinh tể thị trường xã hội
này đều phải chỉ ra được khái niệm đó có nguồn gốc sâu xa từ đạo đức cơ đốc
giáo và rằng cả niềm tin cơ đốc giáo và Luther đều có ảnh hường to lớn đối vói
việc đưa khái niệm vào cuộc sống.
Hệ thống lý luận về kinh tế xã hội do Muller - Armack đề xướng được
hình thành trong môi trường lý luận và xã hội rất phức tạp. Đó là sự kết hợp
các quan điểm của trường phái xã hội chủ nghĩa, trường phái ORDO (chủ
nghĩa tự do), đạo đức cơ đốc giáo với các ý tưởng về tương trợ thân ái trong
đạo đức xã hội cùa nhà thờ Luther. Muller - Armack cho răng... “hy vọng duy
nhất của chúng ta để đạt được sự nhất trí là thơng qua sự dung hịa, chấp nhận
thực tế về đa dạng của các quan điểm”.
Quan điểm về tính hồ bình xã hội (Iremcism ) do Muller - Armark đề
xướng và phát trien trong hệ thống lý luận cũng như phản ánh trong các chính
sách kinh tế xã hội của lý thuyết về “nền kinh tế thị trường xã hội” có nguôn
gốc từ đức tin cơ đốc giáo và được những người theo chủ nghĩa tự do mới như
Wkihelm Ropke, Alexander Rustow chia sẻ, đông thời chịu ảnh hưởng của
nguyên lý “nhân học triết học” của Max Scheier và Helmuth Plessner.Nhân học

triết học coi con người như một thực thể của thể xác và tinh thần trong ánh
ĐỒNG MINH THÀNH – THẠC SỸ K27

1
1


sáng của lịch sử. “Sau khi đã tìm thấy hoặc tạo ra một môi trường xã hội, con
người sẽ xây dựng cuộc sống cộng đồng của mình theo một dạng thức xã hội
nhất định”. Đó là nền kinh tế thị trường xã hội.
Thực chất lý thuyết về kinh tế thị trường xâ hội là một hệ thống các quan
điểm từ đó hình thành các chính sách kinh tế nhằm thúc đẩy tăng trường, khắc
phục các khuyết tật của thị trường để sử dụng nó như là phương tiện chủ yếu đi
tới cơng bằng xã hội. Nó khơng phải là một hệ thống lý luận khép kín và những
giải pháp cố định, mà là một hệ thống mở luôn được điều chỉnh tương hợp với
nhau trong một mơ hình kinh tế xã hội. Mơ hình này được gọi là “Nền kinh tế
thị trường xã hội”
2. Đặc điểm phương pháp luận
Theo Muller – Armack thì nền kinh tế thị trường xã hội là một hệ thống
lý luận làm cơ sở để hình thành các chính sách kinh tế có mục tiêu gắn các
sáng kiến tự do trong nền kinh tế cạnh tranh với sự tiến bộ được bảo đảm bằng
chính sự thể hiện của nó trên thị trường. Trên thực tế đó là nền kinh tế thị
trường mà những mục tiêu của nó được gắn kết trên cơ sở thị trường các
nguyên tắc tự do và bình đẳng xã hội.
Tuy nhiên, khái niệm kinh tế thị trường xã hội hoàn toàn khác các quan
điểm của chủ nghĩa tự do cũ, và nó cũng không đồng nhất với cái gọi là “kinh
tế thị trường tự do” kiểu trường phái tự do của Mỹ, những người này cũng
muốn giảm sự can thiệp của nhà nước và để cho nên kinh tế tự vận hành thơng
qua các cơng cụ của nó.
Kinh tế thị trường xã hội không đồng nhất với các quan điểm kinh tế, xã

hội của những người trọng tiền. Những người này cũng muốn giảm thiểu sự
can thiệp của nhà nước và cho rằng tiến trình kinh tế tự do hồn tồn có khả
năng chịu đựng các biến động có tính chu kỳ nếu nhà nước kiềm chế không can
thiệp.
Kinh tế thị trường xã hội cũng không đồng nhất với chủ nghĩa tự do
ĐỒNG MINH THÀNH – THẠC SỸ K27

1
2


ORDO cùa “trường phái Freiburg” cho rằng một nhà nước mạnh cỏ vai trị tổ
chức và duy trì một hệ thống cạnh tranh chủ yếu thông qua các biện pháp kinh
tê và chính trị, song cần phải có sự kiềm chế nhất định trong các chính sách có
liên quan tới tiến trình kinh tế.
Kinh tế thị trường xã hội phải là nên kinh tê, trong đó các nguyên tắc của
thị trường tự do và công bằng xã hội được thống nhất với nhau. Một mặt nó
khuyến khích và nhấn mạnh nhân tố kích thích các sáng kiến tư nhân vì lợi ích
của nền kinh tế, và mặt khác nó loại bỏ những phát triển không mong muốn bất
cứ khi nào có thể, ví dụ như sự thiếu thốn, cùng cực của một số nhỏm xã hội,
lạm phát và thất nghiệp.
Nguyên tắc về tự do thị trường được hình thành trên cơ sở cho rằng, các
quyết định chính trị và kinh tế của chính phủ phải phục vụ cho lợi ích của các
cá nhân và gia đình họ, và do vậy khơng nên quan liêu. Các thể chế mà chính
phủ đưa ra phải do người tiêu dùng và cử tri quyết định. Chính nguyên tắc tự
chủ của người tiêu dùng và cử tri mới là nhân tố chi phối. Do đó, các hệ thống
chính trị và kinh tế phải được thiết kế sao cho có thể cho phép nhiều tự do hơn
đối với các cá nhân vì chính bản thân anh ta mới là người hiểu rõ nhất anh ta
cần gì. Định hướng cơ bản mang tính cá nhân này dựa trên quan điểm cho rằng
kết quả của tiến trình kinh tế không thể nắm bắt được một cách chi tiết các nhu

cầu của xã hội mà chủ yếu là để ngỏ.
Do đó, khơng thể xem “nền kinh tế thị trường xã hội” như một công cụ
giúp chúng đạt được các mục tiêu kinh tế cụ thể, như: tăng trưởng kinh tế ở
một mưc xác định trươc, xác lập một cẩu trúc kinh tế lĩnh vực cụ thể hoặc cấu
trúc của sản phẩm quốc gia, nhờ ý chí chủ quan của nhà nước.
Kinh tế thị trường xã hội là một khung khổ có mục tiêu đảm bảo phát huy
sáng kiến tơi đa của con người. Nó cho phép các cá nhân có cơ hội theo đuổi
các lợi ích của mình và áp dụng chúng trong khuôn khổ cho phép cùa các quy
định pháp luật dưới sự điều phối của các quy luật trong nền kinh tế thị trường.
ĐỒNG MINH THÀNH – THẠC SỸ K27

1
3


Theo quan điểm về quyền tự do tối cao của người tiêu dùng và công dân,
nhà nước phải đảm bảo quyền tự do đi lại và tự do hành động của các cá nhân
trên thị trường và trong các quá trình ra quyết định chính trị. Vì vậy, nhà nước
có trách nhiệm phải xây dựng và duy trì các thể chế nhằm bảo vệ trật tự an
ninh trong và ngoài khuôn khổ, như bảo vệ sự ổn định xã hội cũng như quyền
tự do cá nhân.
Trong nền kinh tế thị trường xã hội, luật pháp đảm nhận vai trò bảo vệ
quyền tự do cá nhân, trong đó, có một số quyên cá nhân như quyền tự do đi lại,
tự do lựa chọn thiên hướng cá nhân và quyền tư hữu. Tuy nhiên, pháp luật có
vai trị chi phối, điều đó có nghĩa là tất cá các quy định của pháp luật phải được
mọi người tôn trọng và tuân theo. Không một ai được phép có đặc quyền. Sức
mạnh kinh tế chính trị của cá nhân đều phải trong khn khổ của pháp luật.
Ngoài ra, các thể chế và cơ quan chính phủ có vai trị đảm bảo ổn định xã
hội, ổn định kinh tế vĩ mô, cố gắng loại trừ lạm phát và thất nghiệp bằng các
biện pháp tiền tệ và tài khố. Sáu tiêu chí sau giúp chúng ta nhận diện nền kinh

tế xã hội
- Thứ nhất, quyền tự do cá nhân. Các cơ quan nhà nước quyết định phi tập
trung hoá và các thị trường vân hành theo chức nặng là điều kiện đầu tiện đảm
bào cho quyền tự do cá nhãn trong lĩnh vực kinh tế được thực hiện Nhờ đó mà
các tiến trình cạnh tranh kinh tế có thê hoạt động bình thường theo chức năng
của mình. Cạnh tranh được xem như một biện pháp thí điểm và tìm lỗi. Ở đó,
sức sáng tạo và sức mạnh của cá nhân đưực phát huy cao độ. Đối với mọi cá
nhân, triển vọng kiếm được lợi nhuận gắn liền với rủi ro và sự mạo hiểm, khả
năng thât bại và thành công đối với mọi ngươi là như nhau.
Để duy trì sức sống cho cạnh tranh cần phải khuyến khích các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, vì số lượng các doanh nghiệp này ngày càng nhiều thì cơ sở
xã hội của kinh tế thị trường càng vững chắc.
- Thứ hai, công bằng xã hội. Thị trường tác động theo những quy luật lạnh
ĐỒNG MINH THÀNH – THẠC SỸ K27

1
4


lùng, vận hành theo chức năng của nó, chỉ có thể phân phổi thu nhập theo năng
lực đóng góp của các cá nhân. Nó khơng hề biết đến nhân ái, đạo đức và khơng
thể cùng lúc tính đến cả các mặt kinh tế, con người và xã hội. Do đó, những
vấn đề khác mà thị trường không thể giải quyết được, nhà nước cần đảm nhận
bằng các chính sách xã hội tương ứng. Nhà nước có trách nhiệm xã hội “một
màng lưới an ninh” đê giúp đỡ những người chưa bao giờ, không thường xuyên
hoặc hiện thời không tham gia vào quá trình kinh tế và cần phải được bảo vệ
khỏi những khó khơng phải do lỗi của họ gây ra.
- Thứ ba, chính sách chống biển động chu kỳ. Cạnh tranh và chính sách xã
hội tư bản thận chúng là đầy đủ nếu nền kinh tế tự nó có thể ổn định. Tuy
nhiên, trên thực tế có các biến động có tính chu kỳ làm thay đổi các mức tăng

trưởng trong nền kinh tế. Người ta thường thấy do sự tương tác bời các quy
luật nội tại trong nền kinh tế thị trường thưởng làm xuất hiện những điểm thắt
hoặc q tải hoặc q yếu mà tự nó khơng thể thoát ra được, ọể nền kinh tế
phát triển ổn định, nhà nước cần có các chính sách can thiệp kịp thời.
- Thứ tư, chính sách tăng trưởng. Chính sách này có nhiệm vụ tạo khung
cơ sở hạ tầng và pháp lý không thể thiếu nếu phảt triển kinh tế được giải phóng
khỏi tình trạng gián đoạn. Chính sách tăng trưởng bao hàm những động lực đầy
quá trình hiện đại hố tư liệu sàn xuất, thừa nhận tiến bộ cơng nghệ và tăng
hiệu quả sản xuất. Nó cũng đồng nghĩa với việc thủc đầy và khuyến khích cài
tiến cơng nghệ. Tuy nhiên, các biện pháp cơng nghệ có hiệu quả không phải chi
do các công ty lớn, mà thông thường là do các công ty quy mô vừa phát triển.
Do đó, một chính sách cơng nghệ được đặc biệt soạn thảo nhằm hỗ trợ các
doanh nghiệp vừa và nhỏ là nhiệm vụ của kinh tế thị trường xã hội.
- Thứ năm, chính sách cơ cấu. Do các quy luật vận động nội tại mà trực
tiếp là sự thay đôi của kinh tế và kỹ thuật qua các chu kỳ kinh doanh, nên có
nhiều thì trường, ờ đó những thay đổi cần thiết về cấu trúc bị các nhân tố tự
nhiên, kỹ thuật và các nhân tố khác cản trở. Đó là những vấn đề tồn tại dai
ĐỒNG MINH THÀNH – THẠC SỸ K27

1
5


dẳng trong việc điêu chỉnh cấu trúc toàn bộ các ngành công nghiệp và các vùng
đang ơ trong tinh trạng khó khăn, nên phải có một chính sách cơ cấu tương ứng
để khắc phục.
- Thứ sáu, sự tuân thủ cạnh tranh. Thực chất đây là sự tương hợp giữa các
chính sách kinh tế của nhà nước với yêu cầu cùa các quy luật thị trường. Tức là
các biện pháp kinh tế cần mang lại một sự công bằng xã hội, ổn định kinh tế,
tăng trường và một cơ cấu kinh tế phải phù hợp với mục tiêu kinh tế nhưng lại

không làm cản trở quá mức hoạt động cạnh tranh trên thị trường.
Các tiêu chí này tác động đền các chính sách cơ cấu, tăng trưởng, chu kỳ,
xã hội, cạnh tranh khi được kết hợp với nhau, chúng giúp tạo ra hệ thống kinh
tế thị trường xã hội.
3. Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường xã hội
Trong nền kinh tế thị trường xã hội, các quá trình kinh tế - xã hội vận
hành trên nguyên tắc cạnh tranh có hiệu quả và phát huy cao độ tính chủ động
và sáng kiến của các cá nhân, do đó chính phủ chỉ can thiệp vào nơi nào cạnh
tranh khơng có hiệu quả, ở nơi cần phải bảo vệ và thúc đẩy cạnh tranh có hiệu
quả. Nền kinh tế thị trường xã hội đòi hỏi nhà nước phải mạnh. Song, chỉ can
thiệp với mức độ cần thiết và phải dựa trên hai nguyên tắc hỗ trợ và tương hợp.
3.1. Nguyên tắc hỗ trợ
Đây là nguyên tắc xác định chức năng của nhà nước phải khơi dậy và bảo
vệ các nhân tố của thị trường như: kích thích phát triển các doanh nghiệp tư
nhân, đảm bảo cho họ một hành lang pháp lý chắc chắn để họ tự sản xuất kinh
doanh độc lập và thực hiện một chính sách thị trường mở. Và quan trọng hơn,
nhà nước phải có trách nhiệm ổn định hệ thống tài chính - tiền tệ, duy trì chế
độ sở hữu tư nhân và giữ gìn trật tự an ninh và công bằng xã hội.
Do nền kinh tế thị trường xã hội không phải là hệ thống tự vận hành theo
các mục tiêu tổng thể mang tính xã hội, nên muốn duy trì và phát triển phải bảo
vệ các nguyên tắc và nhân tố cơ bản của nó nhằm duy trì sức sống cho hệ
ĐỒNG MINH THÀNH – THẠC SỸ K27

1
6


thống kinh tế thị trường xã hội. Đây là một trong những nhiệm vụ chính của
nhà nước, phù hợp với nguyên tắc hỗ trợ. Những nội dung của nguyên tắc hỗ
trợ:

Một là, duy trì cạnh tranh hiệu quả. Để cạnh tranh có hiệu quả, địi hỏi
nhà nước phải duy tri sự tồn tại của một số lượng đủ lớn các doanh nghiệp tư
nhân độc lập, có quyền tự do thực hiện các hoạt động kinh tế của mình mà
khơng có doanh nghiệp nào có quyền chi phối. Nhà nước phải bảo đảm cho họ
tự quyết định sản xuất loại sản phẩm hay dịch vụ nào và bán hàng hoá với số
lượng và chất lượng, giá cả của chúng ra sao. Thị trường ln phải được mở,
khơng có các rào chắn pháp lý hoặc thông tin không thể vượt qua. Neu các yêu
cầu tiên quyết này được nhà nước đáp ứng về cơ bản, cạnh tranh sẽ có thể hồn
thành các chức năng kinh tế và xã hội của mình.
Ta biết rằng, các mối đe doạ đối với cạnh tranh có hiệu quả không chỉ bắt
nguồn từ khu vực tư nhân, mà cịn xuất phát từ chính nhà nước. Khi chính phủ
hoạt động với tư cách là một thực thể thị trường mạnh có thể làm xuất hiện các
mối đe doạ. Đặc biệt, khi chính phủ tự tách bạch mình với tư cách là người
mua hoặc người bán hàng và dịch vụ, lạm dụng vị trí chi phối của mình trong
lĩnh vực thương mại. Việc nhà nước trợ cấp cho một ngành cơng nghiệp đang
suy sụp nhằm duy trì sự tồn tại của ngành này cũng đi ngược lại những cố gắng
của các lực lượng thị trường muốn di chuyển các nguồn lực đang bị tồn đọng
sang những ngành khác có thể sử dụng chúng có hiệu quả hơn. Những đe doạ
đó sẽ trở thành hiện thực khi nguyên tắc hỗ trợ không được tuân thủ một cách
đầy đủ.
Hai là, ổn định thị trường tiền tệ là nhân tố quan trọng cẩu thành nguyên
tẳc hỗ trợ cùa nhà nước. Vì đối với thị trường tiền tệ, nếu khơng có sự ổn định
ở “bên trong” như đối với sức mua và ờ “bên ngồi” như tỷ giá hối đối, thì tất
cả các nhân tố và nguyên tắc khác của kinh tế thị trường xã hội đều sẽ bị đe
doạ. Nhà nước không giữ được ổn định tiền tệ thì trong thời kỳ lạm phát cao,
ĐỒNG MINH THÀNH – THẠC SỸ K27

1
7



chức năng quan trọng của cạnh tranh có hiệu quả trong việc phân bổ các nguồn
lực không thể thực hiện được. Vì trong những thời kỳ đó, các nguồn lực
thường không được đầu tư vào các tư liệu sản xuất, ví dụ như máy móc mới...
mà vào bất động sản và các hàng hố tương đối “an tồn”. Hơn nữa, lạm phát
cao tác động trước tiên và mạnh nhất đến những người nghèo, điều đó khiến
cho việc thực hiện các chức năng xã hội của nhà nước trở nên khó khăn. Cơ
quan phụ trách vấn đề ổn định tiền tệ là Ngân hàng Liên Bang (Bundesbank).
Chức năng chủ yếu của nó là điều tiết khối lượng tiền tệ và tín dụng trên thị
trường, qua đó mà ơn định tiền tệ. Ngân hàng Liên bang có vai trị độc lập với
các cơ quan hành pháp và luật pháp để bảo đảm tính khách quan trong vai trị
giúp ổn định tiền tệ.
Ba là, phát triển, duy trì và bảo vệ sở hữu tư nhân là nhân tổ căn bản
trong nguyên tắc hỗ trợ của nhà nirớc trong nền kinh tế thị trường xã hội. Vì
nếu khơng có cơ hội sở hữu tư nhân đối với tài sản hữu hình và vơ hình, đặc
biệt là tư liệu sản xuất, thì sẽ khơng thể có các doanh nghiệp tư nhân, tức là
khơng có thị trường và cũng khơng có cạnh tranh hiệu quả. Trong nền kinh tế
thị trường xã hội, ngoài việc xâm hại minh nhiên như trộm cắp, cướp giật, tịch
thu sung công bị pháp luật giám sát chặt chẽ, thì những xâm hại kém rõ ràng
cũng được nhà nước bảo vệ. Ví dụ: nếu cơ quan lập pháp bất ngờ quy định
rằng tất cả các ơng thốt nước bằng gang sẽ phải đóng cửa và tài sản của họ bị
xâm hại vơ hình là do bị phá sản bán phá giá. Nếu sắc lệnh của nhà nước có lý
do hợp lý, thì nhà nước phải tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đổi kinh
doanh và bảo toàn tài sản.
Trong nền kinh tế thị trường xã hội, các chính sách của chính phủ nhằm
tăng cường ảnh hưởng của sở hữu tư nhân bằng cách tạo điều kiện và khuyến
khích sự hình thành của nó là rất quan trọng. Có hàng loạt các điều khoản pháp
luật của Cộng hòa Liên bang Đức khuyến khích tiết kiệm tư nhân, xây dựng
nhà cửa, mua căn hộ. Thực hiện chính sách tư nhân hố và dành sự ưu đãi cho
ĐỒNG MINH THÀNH – THẠC SỸ K27


1
8


các nhóm có thu nhập thấp, khuyến khích sự hình thành quyền sở hữu tài sản
tư nhân, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Bốn là, phát triển mạng lưới an sinh và công bằng xã hội là mục tiêu cuối
cùng trong nguyên tắc hỗ trợ của nhà nước ưong nền kỉnh tế thị trường xã hội.
Trong mơ hình kinh tế - xã hội này, khía cạnh kinh tế và xã hội có mối quan hệ
tương hơ và gắn bó nhau trong một chỉnh thể. Điều đó có nghĩa là an sinh và
cơng bằng xã hội khơng thể có được nếu khơng có hiệu quả kinh tế, và hiệu
quả kinh tế khơng thể duy trì lâu dài nếu khơng có một tiêu chuẩn hợp lý về an
sinh và công bằng xã hội.
Về các phương tiện, thủ tục và quyền hạn để đạt được các mục tiêu xã hội
này, các nguyên tắc về uỷ quyền và tự quản về mặt xẵ hội được nhà nước tuân
thủ rộng rãi. Tuy nhiên, nhà nước Đức chỉ can thiệp trực tiếp trong trường hợp
an sinh xã hội có liên quan đến các cơ hội công bằng như lĩnh vực giáo dục, y
tế...
3.2. Nguyên tắc tương hợp
Trong nền kinh tế thị trường xã hội, nguyên tắc hỗ trợ liên quan tới vấn đê
liệu nhà nước có nên can thiệp hay khơng, thì ngun tắc tương hợp lại đề cập
tới việc sự can thiệp đó nên được thực hiện như thế nào? vấn đề thứ hai chỉ
xuất hiện khi vấn đề thử nhất đã được khẳng định, ở cả hai nguyên tắc chỉ nên
đưa ra các quan điểm chỉ đạo mang tính khái quát.
Nguyên tắc tương hợp chính là nguyên tắc làm cơ sở để nhà nước hoạch
định các chính sách kinh tế phù hợp với sự vận động của các quy luật trong nền
kinh tế thị trường đồng thời phải đảm bảo được các mục tiêu kinh tế xã hội của
mình. Trong đó, bao gồm các chính sách: tồn dụng nhân lực, tăng trưởng,
chống chu kỳ, thương mại và chính sách đối với các ngành và các vùng lãnh

thổ.
Một là, chỉnh sách toàn dụng nhân lực. Đây là một trong bốn mục tiêu

ĐỒNG MINH THÀNH – THẠC SỸ K27

1
9


của Luật tăng trưởng và ổn định kinh tế 1. Tồn dụng nhân lực chính là sự phân
bố tối ưu các nguồn lực trong đó có nguồn nhân lực. Tồn dụng nhân lực là tất
yếu kinh tế vì lao động giống như tư bản, cần được sử dụng một cách hiệu quả
nhất, về mặt xã hội, toàn dụng nhân lực cũng là khách quan bởi việc làm là một
trong những nhu cầu của hầu hết dân cư. Trong “hệ thống xã hội” của Cộng
hòa Liên bang Đức, bảo vệ dân cu khỏi những hậu quả kinh tế nghiêm trọng do
tình trạng thất nghiệp gây ra là mục tiêu của mô hình hệ thống xã hội này. Tuy
nhiên, việc đấu tranh với nạn thất nghiệp, về mặt kinh tế cũng như xã hội,
thường chú trọng giải quyết những khó khăn do tình trạng thất nghiệp gây ra.
Tuy nhiên, về thể chế, chính sách nhằm giải quyết tận gốc vấn đề thất nghiệp,
chình phủ Cộng hịa Liên bang Đức đã ủng hộ thành lập các doanh nghiệp vừa
và nhỏ. Đây là một trong số những phương pháp hiệu quả nhất trong tạo việc
làm. Ngồi ra, các chính sách, thúc đẩy các chương trình xã hội được triển khai
trong thời kỳ suy thối kinh tế cũng góp phần tăng việc làm cho nền kinh té.
Tuy nhiên, các chính sách này có thể hoặc khơng phù hợp với tiến trình
thị trường và cạnh tranh có hiệu quả, song về mặt xã hội lại có tác dụng to lớn.
Chính sách được coi là phù hợp với hệ thống thị trường là chính sách qua đó
chính phủ hỗ trợ trên cơ sở không phân biệt đối xử đối với các cố gắng tạo việc
làm. Một chính sách như vậy vừa củng cố cạnh tranh vừa thúc đẩy hệ thống thị
trường hoặc ít nhất là trung lập. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường xã hội,
các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả buộc phải rời khỏi thị trường để phân

bổ lại các nguồn lực có hiệu quả hơn, bao gồm cả lao động. Đối với những
người bị mất việc làm hiện đang được hưởng trợ cấp thông qua hệ thống an
sinh xã hội nhà nước giúp đỡ để tìm việc làm mới.
Hai là, chính sách tăng trưởng kinh tế. Theo học thuyết nền kinh tế thị
trường xã hội, tăng trưởng kinh tế là một trong những mục tiêu căn bản của
chính sách kinh tế. Nó cần được mọi tác nhân kinh tế trong xã hội ủng hộ.
1

ĐỒNG MINH THÀNH – THẠC SỸ K27

2
0


Các cơng cụ có thể sử dụng trong chính sách tăng trưởng là rất đa dạng.
Song, với đặc thù của nước Đức thì Chính phủ thường thơng qua các chính
sách tăng trưởng khu vực, hỗ ượ cho một chương trình phát triển trên cơ sở
không phân biệt đối xử tại các khu vực dồi dào nguồn nhân lực và tài nguyên
thiên nhiên phục vụ cho một số ngành sản xuất nhất định. Những chính sách
này có khả năng tương hợp với thị trường đồng thời lại thúc đẩy tăng trưởng
nhanh.
Ba là, chỉnh sách chổng biến động chu kỳ. Ôn định kinh tế là một trong sô
bôn mục tiêu của Luật ổn định và tăng trưởng kinh tế của Đức. Nó khơng chỉ
có ý nghĩa về mặt kinh tế, mà cịn cả về mặt xã hội. Đây là điều kiện tiên quyết
cho sự vận hành thành công của cả hệ thống kinh tế thị trường xã hội. Tuy
nhiên, những chính sách này cũng cần tương hợp với thị trường. Thường trong
các chư kỳ sản xuất bị đình trệ, hàng hố ứ đọng, để vượt ra khỏi thời kỳ suy
thối, chính phủ Đức thực hiện các chính sách bao mua rộng rãi để giải phóng
tư bản. Chính phủ xác định thời điểm cho việc mua các hàng hố và dịch vụ
củạ mình nhăm đối phó với những biến động chu kỳ của nền kinh tế bằng cậch

mua càng nhiều càng tốt vào thời gian có suy thối và càng ít càng tốt trong
thời gian thịnh vượng. Những chính sách như vậy là phù hợp với cơ chế thị
trượng và do vậy chúng khơng chỉ là trung lập mà cịn cần thiết đối với nền
kinh tế.
Bốn là, chỉnh sách thương mại. Giữ cân bằng các cán cân thanh toán là
mục tiêu cuối cùng được xác định trong đạo luật về phát triển và ổn định kinh
tế ở CHLB Đức. Do đó, chính phủ Đức chọn nguyên tắc tương họp với thị
trường trong lĩnh vực thương mại bằng cách tránh hoặc hạn chế đến mức thấp
nhất các biện pháp bảo hộ mậu dịch, nhất là trong lĩnh vực cơng nghiệp. Tuy
nhiên cũng có những ngoại lệ như sự bảo hộ của nhà nước, trong nông nghiệp.
Hậu quả là người tiêu dùng phải trả với mức giá cao hơn mức khi có cạnh tranh
hiệu quả, song nó tránh khỏi sự cạnh tranh quyết liệt từ bên ngoài dẫn đến suy
ĐỒNG MINH THÀNH – THẠC SỸ K27

2
1


sụp cả một ngành kinh tế.
Năm là, chỉnh sách khu vực và các vùng lãnh thổ. Ở Cộng hòa Liên bang
Đức, các khu vực của nền kinh tế ngay cả khi trong tình trạng suy thối hoặc
hưng thịnh cũng vẫn nhận được sự trợ giúp đặc biệt của chính phủ để đối phó
với các khăn hoặc thúc đẩy sự phát triển của chúng. Có nhiều chính sách để đạt
được mục tiêu này, chúng có thể được áp dụng ở nhiều cấp độ từ địa phương
đến trung ương và cả cấp Cộng đồng châu Âu (EC). Tất cả những chính sách
này phải tuân theo yêu cầu của cơ chế thị trường nếu chúng muốn phát huy
được ảnh hưởng toàn diện và tối ưu.
Những rủi ro do việc không tuân thủ nguyên tắc tương hợp với thị trường
gây ra thiệt hại rất lớn, đặc biệt khi có những áp lực chính trị hậu thuẫn những
ngành mất khả năng cạnh tranh. Do đó, việc hoạch định và thực thi những

chính sách tương hợp với thị trường là nguyên tắc tối cao của mô hình kinh tế
thị trường xã hội.
3.3. Bảo vệ cạnh tranh có hiệu quả
Bảo vệ cạnh tranh có hiệu quả trên cơ sở nguyên tắc hỗ trợ và tương hợp
là nhiệm vụ trung tâm của chính phủ trong “nền kinh tế thị trường xã hội”, về
nguyên tắc, bảo vệ cạnh tranh là trách nhiệm của cả tư nhân và nhà nước, song
trách nhiệm chủ yếu được giao cho chính phủ. Để bảo vệ cạnh tranh, chính phủ
Đức phải sử dụng:
Một là, các công cụ bảo vệ cạnh tranh gồm xử lý hành chính và bán hình
sự là hai hình thức phổ biến áp dụng đối với mọi thực thể thị trường vi phạm
các điêu khoản trong đạo luật chống hạn chế cạnh tranh, về đạo luật bán hình
sự cho phép áp dụng hình thức phát tiền đối với các hạn chế cạnh tranh theo
chiêu dọc, ngang, tẩy chay và phân biệt đối xử. Các vi phạm hành chính như
lạm dụng vị trí chi phối trên thị trường hoặc đối với các dự án sáp nhập phản
cạnh tranh... đều bị xừ phạt hành chính theo các hình thức khác nhau, như ra
lệnh cấm hoặc hạn chế hoạt động.
ĐỒNG MINH THÀNH – THẠC SỸ K27

2
2


Hai là, các thể chế thừa hành, về pháp lý “Cục quản lý cartel liên bang”
là cơ quan chức năng được quyền và có trách nhiệm xử lý tất cả các hình thức
vi phạm đạo luật chống hạn chế cạnh tranh đồng thời có trách nhiệm kiểm sốt
việc hợp nhất các doanh nghiệp. Bộ trưởng kinh tế liên bang được giao quyền
lãnh đạo “Cục quản lý cartel liên bang”, song khơng có quyền ra chỉ thị, mà chỉ
có quyền hạn chế trong lĩnh vực hành chính chống độc quyền. “Ưỷ ban chống
độc quyền” được thành lập theo tu chính án thứ hai của luật chống hạn chế
cạnh tranh năm 1973, gồm năm thành viên độc lập được giao nhiệm vụ phân

tích, đánh giá về thực thỉ các đạo luật chống độc quyền và các trường hợp sáp
nhập cơng ty. Tồ án có vai trị đặc biệt quan trọng trong bảo vệ cạnh tranh, nó
có quyên điều chỉnh các phúc thẩm của các cơ quan quản lý cartel giúp cho các
đương sự được xét xử công minh.

ĐỒNG MINH THÀNH – THẠC SỸ K27

2
3


CHƯƠNG II: SO SÁNH QUAN ĐIỂM CỦA J.M.KEYNES VÀ NỀN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG XÃ HỘI VỀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC
I., GIỐNG NHAU
Đều công nhận sự cần thiết của Nhà nước can thiệp vào nền kinh tế thị
trường.
Đều coi trọng các công cụ để nhà nước can thiệp vào thị trường như: pháp
luật, chính sách tài chính, chính sách tiền tệ…
Bác bỏ cách lí giải cổ điển về sự tự điều chỉnh nền kinh tế, không đồng ý
với quan điểm về sự cân bằng kinh tế dựa trên cơ sở tự điều tiết của thị trường.
Cùng sử dụng phương pháp phân tích vĩ mơ, vận dụng lí luận giới hạn,
các phương pháp tốn học, đồ thị để phân tích các hiện tượng kinh tế để trình
bày các vấn đề kinh tế, thị trường và Nhà nước.
Vận dụng tổng hợp các lý thuyết và phương pháp của các trường phái
kinh tế trong lịch sử nhằm đưa ra các lý thuyết cơ sở, đặc trưng cho trường
phái kinh tế của mình.
Đều đạt được những tiến bộ trong lý luận về các lý thuyết kinh tế, vai trò
Nhà nước, xong cũng tồn tại những hạn chế nhất định, không thể áp dụng mọi
lúc, mọi nơi, mọi quốc gia.
II., KHÁC NHAU

Quan điểm của Keynes
* Đề cao vai trị điều tiết vĩ mơ kinh tế của Nhà Nước và
phê phán những khuyết tật của thị trường.
+ Nhà nước phải can thiệp vào kinh tế, khủng hoảng kinh tế,
thất nghiệp là do chính sách kinh tế lỗi thời, bảo thủ, thiếu sự
can thiệp của Nhà nước (không phải do nội sinh của chủ nghĩa
tư bản).
+ Quan tâm đến những khuynh hướng tâm lí xã hội, tâm lí số
đơng, có thể khái qt thành quy luật tâm lí. Nhà nước tác động
vào các quy luật tâm lí để giải quyết những vấn đề kinh tế.
+ Nhà nước phải có một chương trình đầu tư quy mơ lớn để
thu hút số tư bản nhàn dỗi và lao động thất nghiệp,tham gia vào
thị trường và tạo ra thu nhập ngăn chặn khủng hoảng kinh tế và
nạn thất nghiệp.
+ Nhà nước điều tiết vĩ mô nhằm giải quyết việc làm, tăng
thu nhập địi hỏi phải khuyến khích tăng đầu tư và giảm tiết

Nền kinh tế thị trườn
* Đề cao vai trị c
tranh, tự do kinh doan
khơng có sự khống chế c
nhà nước nhưng ở một m
+ Nhà nước có vai trị
trường phát triển hài ho
cơng bằng xã hội.
+ Nhà nước phải khơi
trường như: kích thích p
đảm bảo cho họ một hàn
sản xuất kinh doanh độc
trường mở.

+ Nhà nước phải duy tr
các doanh nghiệp tư nhâ
các hoạt động kinh tế củ

ĐỒNG MINH THÀNH – THẠC SỸ K27

2
4


kiệm. Có như vậy, mới giải quyết được tình trạng khủng hoảng
và thất nghiệp.
+ Thông qua những hỗ trợ của nhà nước như là những biện
pháp để duy trì cầu đầu tư, thơng qua những hỗ trợ tín dụng, hỗ
trợ từ ngân sách nhà nước, thông qua hệ thống các đơn đặt hàng
của nhà nước, hệ thống thu mua của nhà nước.
+ Vấn đề quan trọng nhất, nguy hiểm nhất là khối lượng thất
nghiệp và việc làm. Vị trí trung tâm trong học thuyết của ơng là
lí thuyết “việc làm”. Trong đó kể đến lí thuyết kinh tế vĩ mơ, về
hệ thống điều tiết của đường Nhà nước, ông biểu hiện lợi ích và
là cơng trình sư của chủ nghĩa tư bản đường Nhà nước.
+ Kịch liệt phê phán chính sách kinh tế của chủ nghĩa bảo
thủ. Ơng khơng đồng ý với quan điểm của trường phái “cổ điển
và tân cổ điển” về sự cân bằng kinh tế dựa trên cơ sở tự điều
tiết của thị trường. Theo ông, muốn có cân bằng Nhà nước phải
can thiệp vào kinh tế.
+ Đầu tư Nhà nước. Sự tăng giá của Nhà nước vào kinh tế sẽ
làm tăng đầu tư tư nhân cũng như tăng tiêu dùng của Nhà nước
lên. Vì vậy chống khủng hoảng và thất nghiệp.
+ Sử dụng hệ thống tài chính Nhà nước.

+ Tín dụng và lưu thơng tiền tệ dưới sự điều chỉnh mang tầm
vĩ mô của Nhà nước.
+ Kích thích lịng tin, tính lạc quan và tích cực đầu tư của nhà
kinh doanh. Lạm phát là biện pháp hữu hiệu để kích thích thị
trường mà khơng gây ra nguy hiểm (Nhà nước có kiểm sốt) để
tăng giá cả, điều chỉnh nền kinh tế thị trường.
+ Sử dụng công cụ thuế để điều tiết nền kinh tế : tăng thuế để
điều tiết bớt một phần tiết kiệm từ thu nhập của người lao
động , đưa vào ngân sách để Nhà nước mở rông đầu tư, giảm
thuế với nhà đầu tư để tăng đầu tư. Để bù đắp thiếu hụt ngân
sách Nhà nước) chủ trương in thêm tiền để cấp phát cho ngân
sách hoạt động, mở rộng đầu tư Nhà nước và đảm bảo chi tiêu
cho cổ phần.
+ Kinh tế Nhà nước tạo việc làm, mở nhiều hình thức đầu tư
để giải quyết việc làm, tăng thu nhập, chống khủng hoảng, có
thể với nghề ăn bám như sản xuất vũ khí, chạy đua vũ trang,
khuyến khích tiêu dùng, khuyên khích tiêu dùng cá nhân đối
với nhà tư sản, tầng lớp giàu có và người nghèo.

nào có quyền chi phối.
quyết định sản xuất loại
hàng hố với số lượng v
sao.
+ Vai trị Nhà nước đ
kiến của cá nhân & duy t
+ Nhà nước can thiệp v
quả và những nơi cần cạn
+ Chính phủ phải mạ
điểm, đúng mức độ, The
với thị trường và sự can t

+ Nhà nước phải đảm b
tranh trước các nguy cơ đ
+ Nhà nước phải ổn đ
ngân hàng trung ương
+ Nhà nước có trách n
thể chế nhằm bảo vệ trậ
khổ, như bảo vệ sự ổn đ
nhân.
+ Thiết lập khuôn khổ
định của pháp luật mọi n
một ai được phép có đặc
của cá nhân đều phải tron
+ Nhà nước có vai trị
kinh tế vĩ mơ, cố gắng lo
các biện pháp tiền tệ và tà
+ Nhà nước có chính
hữu tư nhân.
+ Nhà nước đảm bảo an
+ Nguyên tắc tương hợ
nhà nước hoạch định các
vận động của các quy lu
thời phải đảm bảo được
mình. Trong đó, bao gồm
• Chính sách tồn dụng n
• Chính sách tăng trưởng
• Chính sách chống biến
• Chính sách thương mại
• Chính sách đối với khu
+ Bảo vệ cạnh tranh có
trợ và tương hợp là nhiệm

“nền kinh tế thị trường x
tranh là trách nhiệm của
nhiệm chủ yếu được giao

ĐỒNG MINH THÀNH – THẠC SỸ K27

2
5


×