Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Quản lý lễ hội đền Bắc Lệ xã Tân Thành huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.07 KB, 15 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Lễ hội đền Bắc Lệ xã Tân Thành - huyện Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn
là một lễ hội chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, đền thờ Bà Chúa Thượng
Ngàn nữ thần cung cấp ban phát nguồn của cải n ơi núi rừng cho con ng ười
vì vậy nó chứa đựng giá trị tâm linh rất lớn đối với người dân ở nơi đây.
Nước ta đang trong thời kì cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất
nước,xã hội có nhiều thay đổi về vật chất lẫn tinh thần, tuy nhiên đi ều đó
cũng ảnh hưởng khơng nhỏ tới hoạt động văn hóa nói chung và các l ễ hội
nói riêng. Trong giai đoạn hiện nay, việc gìn gi ữ và phát tri ển l ễ h ội đang
ngày càng trở nên quan trọng. Chính vì vậy, chúng ta cần ph ải có nh ững
biện pháp quản lý phù hợp để phát tri ển lễ hội sao cho v ừa giữ được nét
đẹp truyền thống của dân tộc, vừa đáp ứng được nhu cầu văn hóa của nhân
dân, góp phần phát triển kinh tế của đất nước.
Thông qua việc nghiên cứu, đánh giá hoạt động quản lý l ễ h ội tôi
quyết định chọn đề tài “ Quản lý lễ hội đền Bắc Lệ xã Tân Thành , huyện
Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu

Đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác qu ản
lý và phát huy hơn nữa giá trị của lễ hội đền Bắc Lệ hiện nay.
Nghiên cứu để đưa ra một số giải pháp tác động vào ý thức của người
dân địa phương trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: Quản lý lễ hội đền Bắc Lệ, xã Tân Thành, Huy ện
Hữu Lũng, Tỉnh Lạng Sơn

-



Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu, khảo sát thực trạng quản lý l ễ h ội đ ền
Bắc Lệ

4. Phương pháp nghiên cứu


Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và quan đi ểm của Đảng
về văn hóa,lý luận chung của nhà quản lý văn hóa.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp khảo sát.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
5. Đóng góp của đề tài

Là một sinh viên ngành quản lý văn hóa tự thấy đây là vấn đ ề c ần
được quan tâm. Tơi mong muốn rằng khóa luận của mình sẽ góp phần vào
cơng tác quản lý, phát huy những giá trị tốt đẹp của lễ hội đền Bắc Lệ.
6. Cấu trúc của đề tài

Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục khóa luận gồm
có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý lễ hội và lễ hội đền Bắc Lệ xã Tân Thành - huyện Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn
Chương 2: Thực trạng quản lý lễ hội đền Bắc Lệ - xã Tân Thành
- huyện Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn
Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý l ễ hội
đền Bắc Lệ - xã Tân Thành - huyện Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ LỄ HỘI VÀ LỄ HỘI ĐỀN BẮC LỆ

1.1. Cơ sở lý luận về quản lý lễ hội
1.1.1. Lễ hội và lễ hội truyền thống
Lễ hội là tổ hợp các yếu t ố và ho ạt đ ộng văn hóa đ ặc tr ưng c ủa
cộng đồng, xoay xung quanh m ột trục ý nghĩa nào đó, nh ằm tơn vinh và
quảng bá cho nh ững giá tr ị nh ất đ ịnh.
Lễ hội truyền thống là lễ hội được sáng tạo và lưu truyền theo
phương thức dân gian, được hình thành trong hình thái văn hóa lịch sử,
được truyền lại trong các cộng đồng nông nghiệp với tư cách nh ư m ột
phong tục tập quán.
1.1.2. Quản lý lễ hội
Quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội nói chung, lễ hội truyền
thống nói riêng là q trình sử dụng các cơng cụ quản lý, chính sách pháp
luật, các nghị định, chế tài, tổ chức bộ máy vận hành và các lực lượng để
kiểm soát, can thiệp vào các hoạt động của lễ hội bằng các phương thức
thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm duy trì việc thực hiện hệ thống
chính sách, hệ thống các văn bản pháp quy, chế tài của Nhà nước đã ban
hành.
1.1.3. Quan điểm của Đảng và nhà nước trong công tác quản lý lễ
hội
Qua các thời kì Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn b ản pháp
lý là cơ sở cho công tác quản lý lễ hội.
- Luật di sản văn hóa
-

Thơng tư số 04/2011/TT – BVHTTDL, ngày 21/1/2011, quy định về vi ệc
thực hiện nếp sống văn minh trong việc cước, việc tang và lễ hội.

-

Nghị định số 92/2012/NĐ – CP, ngày 18/11/2012, quy định chi ti ết và

biện pháp thi hành pháp lệnh tín ngưỡng, tơn giáo……


1.2. Khái quát chung về đặc điểm kinh tế - văn hóa – xã hội xã Tân
Thành
* Vị trí địa lý- Dân cư
Tân Thành là xã vùng II nằm ở phía Đơng của huy ện Hữu Lũng. Có 05
dân tộc anh em cùng sinh sống là: Nùng, Tày, Kinh, Sán Chí, Sán Dìu.
1.2.1. Đặc điểm kinh tế
Ngành nghề chủ yếu là sản xuất nơng, lâm nghiệp. Ngồi sản xuất
nơng nghiệp, cư dân xã Tân Thành còn làm thêm nhi ều nghề thủ công, ch ủ
yếu phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày. Phụ nữ trồng bông, kéo sợi, d ệt vải,
nhuộm chàm…; nam giới làm rèn, đúc, đan lát, làm đồ gỗ, làm gạch…
1.2.2. Đời sống văn hóa - xã hội
Tân Thành là một xã có bề dày lịch sử văn hóa truyền thống lâu đời của
huyện Hữu Lũng thỉnh Lạng Sơn. Nơi đây không chỉ là nơi lưu giữ và giao lưu
những giá trị văn hóa vật thể mà cịn bảo lưu được những giá trị văn hóa phi
vật thể. Đó là các đền gắn với những lễ hội đặc sắc trong đó nổi b ật đó là l ễ
hội đền Bắc Lệ.
1.3. Khái quát chung về đền Bắc Lệ
1.3.1. Lịch sử hình thành đền Bắc Lệ
Đền Bắc Lệ là một quần thể di tích nằm trên một quả đồi giữa khu
Nam của Phố Bắc Lệ. Hiện nay vẫn chưa xác định được chính xác th ời gian ra
đời của một ngơi đền. Lịch sử hình thành đền Bắc Lệ gắn v ới 2 truy ền thuy ết:
Truyền thuyết về nàng Quế Hoa, truyền thuyết nàng La Bính.
1.3.2. Lễ hội đền Bắc Lệ
Về lễ, đền Bắc Lệ có 5 lễ tiết:
Lễ thượng nguyên: Từ ngày mồng 02 đến 15 tháng giêng (ngày m ồng
10 được quy định là ngày chính).



Lễ tiết nhập hạ: Đầu tháng 4 (ngày mồng 10 được quy định là ngày
chính).
Lễ tán hạ: Tháng 7 (ngày mồng 10 được quy định là ngày chính)
Lễ tiết tất niên: Tháng chạp (ngày mồng 10 được quy định là ngày
chính).
Lễ chính (chính hội hoặc tiệc Mẫu): Từ ngày 18 đến 25 tháng 9, ngày
20 là chính (ngày 18 làm lễ mở cửa đến, ngày 25 làm lễ đóng cửa đền).
1.3.3. Gía trị lịch sử và văn hóa của di tích đền Bắc Lệ
*Gía trị lịch sử
Là nơi được chủ tịch Uỷ ban lâm thời cách mạng Lã Văn Lô (chủ tịch
huyện Hữu Lũng) dung làm địa bàn chỉ đạo phong trào cách m ạng. N ơi ch ỉ
đạo phong trào cách mạng địa phương, nơi tuyên truyền vận động nhân
dân đóng góp sức người sức của cho cơng cuộc kháng chi ến; n ơi tổ chức
đón tiếp điều trị thương binh bệnh binh. Nơi đóng quân của đội tự v ệ
Hồng Hoa Thám trong chiến dịch Thu Đơng 1947 – 1950. Ngồi ra đền Bắc
Lệ có thời cịn là nơi làm việc của Uỷ ban nhân dân xã, n ơi tổ chức ti ễn đưa
thanh niên lên đường vào Nam chiến đấu….
*Gía trị văn hóa
Về kiến trúc
Đền Bắc Lệ khơng phải chỉ có một ngơi đền đứng độc lập mà là m ột
quần thể di tích. Kiến trúc của đền Bắc Lệ bao gồm: Ban th ờ Ngũ vị Tơn
Ơng ( Quan Lớn), Tịa Đệ Nhị, Tịa Đệ Tam, Hàng Chầu, Ban th ờ Th ần tri ều,
Ban thờ Chúa Sơn Trang, cung cấm và bên cạnh đền Bắc Lệ cịn có đình Bắc
Lệ.
Hệ thống truyền thuyết


Đền Bắc Lệ gắn với hệ thống truyền thuyết về Mẫu Thượng Ngàn hay
còn gọi là Mẫu Đệ Nhị, truyền thuyết về bà được lưu truyền dưới dân gian v ới

rất nhiều dị bản như: truyền thuyết về nàng Quế Hoa, truy ền thuy ết nàng La
Bính.
Các phong tục tập quán
Lễ hội đền Bắc Lệ là dịp để người ta tìm về với chính mình, về với
tình u thương che chở trong vòng tay của người mẹ - mẹ Thượng Ngàn,
cảm ơn Thánh Mẫu phù hộ cho mùa màng bội thu, làm ăn may mắn, là d ịp
để cấu kết cộng đồng.

Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ LỄ HỘI ĐỀN BẮC LỆ - XÃ TÂN THÀNH – HUYỆN
HỮU LŨNG – TỈNH LẠNG SƠN
2.1. Thực trạng quản lý lễ hội đền Bắc Lệ
2.1.1.Công tác triển khai, chỉ đạo
Hoạt động lễ hội đền Bắc Lệ hàng năm được giao trực tiếp cho Uỷ
ban nhân dân xã Tân Thành và Ban quản lý di tích tiến hành tổ chức.
Để tiến hành tổ chức lễ hội vào các tiết chính trong năm U ỷ ban nhân
dân xã Tân Thành và Ban quản lý di tích đền Bắc L ệ đã tuân th ủ tốt các văn
bản hướng dẫn của Nhà nước đưa vào quá trình xây dựng kế hoạch tổ ch ức l ễ
hội.
Thành lập các tiểu ban: Tiểu ban nội dung, ti ểu ban trang trí khánh
tiết, tiểu ban tài chính, tiểu ban an ninh, ti ểu ban vệ sinh, ti ểu ban h ậu c ần.
Ban tổ chức và tiểu ban triển khai xây dựng kế hoạch, phân công nhi ệm v ụ
cho từng thành viên, triển khai công việc một cách khoa học và hợp lý.


2.1.2.Tổ chức nội dung lễ hội
Để tổ chức và quản lý hoạt động lễ hội diễn ra đạt hiệu qu ả cao, ban
quản lý đã chia thành các ti ểu ban để phân chia công việc cụ th ể và ch ịu trách
nhiệm cho phần việc của mình tránh tình trạng đùn đẩy công việc cho nhau.
.* Phần lễ

Đền Bắc Lệ bao gồm các nghi lễ: lễ khai ấn, lễ mộc dục, l ễ tế, l ễ
dâng hương, lễ hóa. Ngồi ra lễ hội đền Bắc Lệ cịn các các nghi th ức múa
hầu thánh như: múa “lên đồng”, múa sinh tiền, múa kiếm…
* Phần hội
Xưa kia phần hội của lễ hội đền Bắc Lệ chủ yếu tập chung ở lễ rước
từ
đền Bắc Lệ đến đền Đèo Kẻng nhưng nay đã bị mai một 50 năm và v ẫn
chưa được phục dựng.
Hiện nay phần hội của đền Bắc Lệ chủ yếu là các sinh hoạt như: hát
chầu văn, chọi gà…. Các trò chơi dân gian ở l ễ hội đền Bắc L ệ có r ất ít, hy
vọng rằng ban quản lý sẽ tiến hành tổ chức các trò chơi dân gian đ ể ngày
càng thu hút thêm nhiều du khách đến với đền Bắc Lệ.
2.1.3.Quản lý nhân sự
Tổng số thành viên ban quản lý tại đền Bắc Lệ năm 2014 là 11
người. Bao gồm 01 trưởng ban, 02 phó ban và 8 thành viên ban quản lý.
Vào các lễ tiết chính trong năm của đền Bắc Lệ đặc biệt là ngày
chính hội các thành viên ban quản lý có cơng việc cụ th ể nh ư sau: Phó ch ủ
tịch Uỷ ban nhân dân xã Tân Thành làm Trưởng ban ch ỉ đạo chung t ất c ả
các hoạt động, Trưởng ban văn hóa xã Tân Thành làm Phó tr ưởng đi ều
hành, ông trưởng hội người cao tuổi làm chủ tế và các thành viên khác trong
ban quản lý di tích đền Bắc Lệ có trách nhiệm quản lý, đi ều hành các ho ạt
động lễ hội.


Hoạt động chủ yếu của ban quản lý trong lễ hội đền Bắc Lệ là tham
gia vào công tác quản lý lễ hội, thanh tra, ki ểm tra, xử lý các sai ph ạm đ ể
đảm bảo cho lễ hội diễn ra rất trang nghiêm theo đúng quy ch ế được ban
hành.
2.1.4. Quản lý cơ sở vật chất
Năm 1992 di tích đền Bắc Lệ được Sở Văn hóa, Th ể thao và Du l ịch

tỉnh Lạng sơn công nhận là di tích cấp tỉnh, đồng thời chỉ đạo các cơ quan
chức năng phối hợp với chính quyền các cấp quản lý, bảo vệ và phát huy giá
trị của di tích.
Để phục vụ tốt hơn cho hoạt động lễ hội hàng năm, ban quản lý di
tích đền Bắc Lệ đã đề nghị với Ủy ban nhân dân xã Tân Thành, huy ện U ỷ
huyện Hữu Lũng thực hiện công tác bảo tồn, tơn tạo di tích, xây d ựng thêm
cơ sở vật chất nhằm phát huy tối đa hiệu quả tổ chức, quản lý lễ hội.
Năm 2014 Ban quản lý di tích đền Bắc Lệ đã trình lên Uỷ ban nhân
dân xã và các cấp trên tiến hành xây dựng xong khu vực nhà vệ sinh khang
trang, bổ sung thêm một số thùng đựng rác và các cơng trình khác nh ư đ ặt
ghế đá dưới các bóng cây cổ thụ… các dịp lễ hội.
2.1.5. Quản lý tài chính
Ngân sách phục vụ cho việc tổ chức và quản lý lễ hội đền Bắc L ệ do
Uỷ ban nhân dân xã, ban quản lý di tích xét duyệt quy ết tốn. Th ực hi ện
theo hướng dẫn 622/STC của sở tài chính về hướng dẫn quản lý tài chính
quỹ cơng đức các đền chùa trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Trong đó các khoản chi như sau:
- Chi cho Ban quản lý: 10%
- Chi đảm bảo hoạt động: 15%; nội dung chi bao gồm: đèn, nhang,
điện, nước sinh hoạt, công tác giao dịch, tiếp khách, tổ chức lễ hội, l ễ ti ết
lớn trong năm.


- 75% cịn lại dành để tu bổ tơn tạo, đầu tư cơ sở hạ tầng, công tác từ
thiện và các hoạt động phúc lợi tại địa phương.
Vào các tiết chính trong năm và ngày di ễn ra l ễ h ội, cơng tác qu ản lý
tài chính được thực hiện chặt chẽ, tránh tình trạng đặt nhiều hịm cơng đ ức
để vụ lợi.
2.1.6. Quản lý dịch vụ, an ninh trật tự
Khi lễ hội diễn ra Uỷ ban nhân dân xã Tân Thành đã tiến hành chỉ đạo

thành lập Ban thanh tra thực hiện trách nhiệm giám giát quá trình diễn ra
hoạt động, phát hiện những sai phạm để Ban quản lý có kế hoạch điều chỉnh
kịp thời cho phù hợp với mục tiêu đã đặt ra.
2.1.7.Công tác tổ chức kiểm tra, giám sát trong quá trình t ổ chức
lễ hội
Uỷ ban nhân dân huyện Hữu Lũng thường xuyên chỉ đạo các ngành
chức năng của huyện, Uỷ ban nhân dân xã Tân Thành ch ủ động ph ối h ợp
với Ban quản lý di tích tỉnh, Thanh tra s ở văn hóa, Th ể thao và du l ịch t ỉnh
tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động tại di tích, ho ạt đ ộng
lễ hội.
2.2. Đánh giá công tác tổ chức lễ hội đền Bắc Lệ
2.2.1. Thành tựu
Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản của nhà nước làm cơ
sở pháp lý cho việc tổ chức và quản lý lễ hội đặc biệt là các l ễ h ội truy ền
thống.
Được sự ủng hộ của người dân đặc biệt là sự quan tâm của Phịng Văn
hóa và Thơng tin huyện Hữu Lũng lễ hội đền Bắc Lệ ngày càng có quy mơ lớn,
chương trình lễ hội ngày càng được bổ sung hồn thiện, nguồn tài chính
được sử dụng hợp lý.


Công tác chỉ đạo, hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật về lễ hội đã được chính quyền địa phương tri ển khai sâu rộng bằng
các hình thức, nội dung phong phú, đảm bảo đúng quy định của nhà nước.
2.2.2. Hạn chế
Lễ rước từ đền Bắc Lệ đến đền Đèo Kẻng chưa được phục dựng. Các nghi
lễ diễn ra cịn lộn xộn chưa đúng với trình tự, phần hội các trị chơi cịn ít chưa
đa dạng. Năng lực của ban quản lý còn thấp. Hàng giả hang nhái vẫn còn được
bày bán và chưa được xử lý triệt để.
2.2.3. Nguyên nhân của những thành tự và hạn chế

* Nguyên nhân của những thành tựu
Công tác tổ chức và quản lý lễ hội đền Bắc Lệ đã có những thành tựu đáng
khích lệ là do sự cố gắng nỗ lực không ngừng của lãnh đạo, sự chỉ đạo của các
cấp, các ngành và chính quyền địa phương. Sự cố gắng khơng ngừng của Phịng
Văn hóa – Thơng tin huyện Hữu Lũng, Uỷ ban nhân dân xã Tân Thành và Ban
quản lý đền Bắc Lệ thực hiện và quản lý lễ hội.
*Nguyên nhân của những hạn chế
Đội ngũ cán bộ văn hóa trên địa bàn xã năng lực chun mơn còn hạn chế,
thiếu đồng bộ, nhất là đội ngũ cán bộ làm cơng tác quản lý di tích - lễ hội dẫn đến
chất lượng quản lý không cao. Công tác tổ chức lễ hội còn lộn xộn dẫn đến lúng
túng, lộn xộn trong tổ chức lễ hội. Đời sống nhân dân xã Tân Thành cịn nhiều khó
khăn. Phần hội chủ yếu tập trung ở lễ rước từ đền Bắc Lệ đến đền Đèo Kẻng đã bị
mai một 50 năm và vẫn chưa được phcj dựng, các trò chơi trong lễ hội cịn ít do vậy
giảm đi số lượng lớn du khách đến tham gia. Công tác thanh tra, kiểm tra còn hạn
chế chưa được thường xuyên, chuyên nghiệp.
Chương 3


GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ LỄ HỘI ĐỀN
BẮC LỆ - XÃ TÂN THÀNH – HUYỆN HỮU LŨNG – TỈNH LẠNG SƠN
3.1. Tuyên truyền về nội dung, giá trị của lễ hội đền Bắc Lệ
Ban quản lý cùng chính quyền địa phương cần phải coi trọng việc tuyên
truyền, giáo dục, và phổ biến các văn bản pháp luật có liên quan đến văn hóa,
quản lý văn hóa và tổ chức lễ hội. Từ các văn bản xây dựng nên những nội dung
chương trình phù hợp với đặc điểm văn hóa tinh thần của người dân địa phương.
Địa phương cần đẩy mạnh việc tuyên truyền về ý nghĩa của di tích và hoạt
động lễ hội gắn với việc giới thiệu, tôn vinh công trạng của các vị thần được tơn
thờ tại nơi di tích. Nội dung và hình thức tuyên truyền phải hết sức phong phú đa
dạng, có sức hấp dẫn và thuyết phục.
3.2. Hoàn thiện nội dung chương trình tổ chức lễ hội

Ban tổ chức cần phải xây dựng nội dung chương trình, kế hoạch tổ chức lễ
hội phù hợp với kế hoạch thực tế của địa phương.
Căn cứ vào nội dung của lễ hội, quy định thời gian diễn xướng, trang phục,
động tác diễn xuất, số lượng người tham gia… phải có sự chuẩn bị và kịch bản chu
đáo.
Các hoạt động vui chơi, giải trí cần phải được tổ chức trên cơ sở khai thác,
phục dựng các trò chơi dân gian. Trò chơi dân gian ở lễ hội đền Bắc Lệ có rất ít vì
vậy việc đưa các trò chơi dân gian như: Đấu vật, cờ người, kéo co… vào lễ hội đền
Bắc Lệ là rất cần thiết. Đồng thời tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao
theo hướng kết hợp giữa truyền thống và hiện đại phù hợp với thực tế của địa
phương góp phần giao lưu, giải trí vừa góp phần rèn luyện sức khỏe.
Kết hợp giữa hoạt động kinh tế văn hóa như giới thiệu sản phẩm hàng hóa
địa phương và tạo ra những món quà lưu niệm của các tộc người cư trú trên địa
bàn xã như: Nùng, Tày, Sán Chí, Sán Dìu…


3.3. Nâng cao tinh thần tự giác, tự quản của nhân dân
Lễ hội đền Bắc Lệ hàng năm có sự tham gia của đông đảo du khách đặc
biệt là nhân dân huyện Hữu Lũng đến tham quan hành lễ, việc nâng cao ý thức
trách nhiệm của người dân sẽ góp phần quan trọng vào sự thành công của lễ hội.
Ban quản lý cần phải có các biện pháp tuyên truyền, giáo dục ý thức của
người dân có ý thức bảo vệ di tích trong mùa lễ hội. Tuyên truyền, vận động đối
với tổ chức, cá nhân chấp hành các quy định của pháp luật tham gia trong các
hoạt động của lễ hội.
3.4. Đào tạo nguồn nhân lực cho đội ngũ các bộ ban quản lý di tích
Ban quản lý di tích đền Bắc Lệ có 11 người, họ là những người quản lý di
tích và cũng là những người tổ chức các chương trình hoạt động lễ hội tại đền
Bắc Lệ.
Cán bộ ban quản lý di tích đền Bắc Lệ về trình độ chun mơn cịn thấp,
chưa được đào tạo sâu về chuyên ngành quản lý. Để nâng cao trình độ chuyên

môn cho ban quản lý cần phải cung cấp một số kỹ năng thiết yếu góp phần nâng
cao năng lực chun mơn để ban quản lý có thể hồn thành tốt nhất cơng việc
của mình.
Học các khóa học chun ngành về quản lý văn hóa – nghệ thuật. Tự
nghiên cứu tìm hiểu tài liệu, trau dồi kiến thức về chuyên ngành quản lý văn hóa.
Tổ chức cho cán bộ nhân viên đi tham quan học tập kinh nghiệm về quản lý di
tích, giao lưu học hỏi kinh nghiệm quản lý từ những mơ hình tiêu biểu của địa
phương và vùng lân cận. Đúc rút kinh nghiệm cho bản thân mình sau khi mỗi
mùa lễ hội kết thúc.
Xây dựng đội ngũ Ban quản lý đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng
chuyên môn nghiệp vụ.
3.5. Nâng cao chất lượng hoạt động phục vụ, dịch vụ
Giám định kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, niêm yết giá
các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Thực hiện đăng kí, kiểm duyệt và cam kết
giữa các chủ kinh doanh và chính quyền địa phương và ban quản lý.


3.6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lí các vi phạm trong
lễ hội
Tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra là một trong những nội dung quan
trọng của quản lý nhà nước và cũng được xem là biện pháp hữu hiệu nhất nhằm
giảm tải các vi phạm thường xảy ra trong lễ hội, đảm bảo thực hiện tốt các quy
định về bảo vệ và phát huy các giá trị cho di tích đền Bắc Lệ. Cơng tác thanh tra,
kiểm tra phải có sự phối hợp của Phịng văn hóa và thơng tin huyện Hữu Lũng và
Ban quản lý.
3.7. Gắn lễ hội đền Bắc Lệ với phát triển du lịch.
Lễ hội đền Bắc Lệ mới chỉ dừng lại là lễ hội dân gian mang ý nghĩa văn
hóa tuần túy, chưa có sự mở rộng của các hoạt động và kết hợp với các tài
nguyên du lịch khác của địa phương. Việc sử dụng di tích đền Bắc Lệ và lễ hội
của đền để phát triển du lịch chưa được thật sự chú trọng. Vì vậy cần có những

biện pháp để đưa di tích đền Bắc Lệ và lễ hội đền Bắc Lệ thu hút du lịch.
3.8. Nghiên cứu phục dụng lễ rước từ đền Bắc Lệ tới đền Đèo Kẻng
vào ngày 20/9 âm lịch
Phục dựng lễ rước từ đền Bắc Lệ đến đền Đèo Kẻng góp phần thu hút
đông đảo du khách đến tham gia vào lễ hội. Thu thập các thơng tin tư liệu một
cách chính xác và đầy đủ. Từ nguồn sử liệu thu thập được, tiến hành dàn dựng,
thử nghiệm và cuối cùng đưa vào trở thành một phần của lễ hội mà trước đó nó
đã hình thành. Đầu tư kinh phí và huy động các nguồn vốn đầu tư cho việc tổ
chức phục dựng lại lễ hội, các sinh hoạt, các trò diễn dân gian.
Trong quá trình phục dựng thứ tự của các nghi lễ phải diễn ra đúng trình
tự, tránh phơ diễn về hình thức.


KẾT LUẬN
Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa cổ truyền đã trở thành phong tục tập
quán của dân tộc Việt Nam. Lễ hội được tổ chức nhằm thỏa mãn nhu cầu sinh
hoạt văn hóa, nhu cầu tâm linh của nhân dân. Lễ hội là nơi thu hút, sáng tạo
nhiều loại hình nghệ thuật, thể thao và các trị chơi dân gian, là bảo tàng sống về
văn hóa tinh thần. Lễ hội phản ánh được những giá trị văn hóa tiêu biểu như: tính
cơng bằng và tính cố kết cộng đồng, tính nhân bản hướng con người về với cội
nguồn, tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương đất nước, giống nòi. Qua lễ hội
những cách biệt về xã hội khơng cịn, con người gắn bó, bình đẳng với nhau hơn,
góp phần xây dựng nhân cách và tâm hồn trong sáng của con người, giáo dục
nâng cao truyền thống “uống nước nhớ nguồn”. Lễ hội gắn với những di tích góp
phần tơn tạo, tu sửa di tích, danh lam thắng cảnh, nâng cao ý thức trách nhiệm
của cả cộng đồng trong việc chống xuống cấp di tích.
Nếu di tích lịch sử - văn hóa là những cơng trình hiện vật, dấu tích…tồn
tại dưới dạng vật chất thì lễ hội lại là những giá trị tinh thần. Việc lưu giữ những
giá trị văn hóa truyền thống này sao cho phù hợp với thời đại mới là vô cùng cần
thiết.

Trải qua bao thời gian cùng với thăng trầm của lịch sử của dân tộc đã làm
cho di tích đền Bắc Lệ có nhiều thay đổi làm cho nội dung của lễ hội chưa tương
xứng với giá trị của nó, đặc biệt là lễ rước từ đền Bắc Lệ tới đền Đèo Kẻng đã bị
mai một và nay vẫn chưa được phục dựng lại. Vì vậy ngành văn hóa, cơ quan
chức năng của địa phương cần có những chiến lược cụ thể trong công tác tổ chức
và quản lý lễ hội đền Bắc Lệ nhằm giữ vững bản sắc văn hóa truyền thống tốt
đẹp vốn có của nó. Tổ chức hoạt lễ hội đồng thời bảo vệ di tích khơng bị xâm
phạm, phá hủy di tích. Có như vậy di tích mới khơng bị biến thành hàng hóa, mới
bảo vệ được các giá trị lịch sử văn hóa, tín ngưỡng của di tích.
Việc quản lý và tổ chức lễ hội đền Bắc Lệ cần phải được chú trọng và cụ
thể hơn nữa, xây dựng một chương trình cụ thể. Các ngành chức năng và Ban
quản lý đền Bắc Lệ cần quan tâm sâu sát và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho địa
phương vận dụng thực hiện, giúp cho lễ hội đền Bắc Lệ ngày càng được phát


triển đúng hướng, góp phần làm phong phú thêm kho tàng đời sống văn hóa tinh
thần của nhân dân nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - văn hóa xã hội của tỉnh.
Lễ hội đền Bắc Lệ thực sự là một sinh hoạt văn hóa bổ ích góp phần làm
cho nhân dân thơn Bắc Lệ nói riêng và du khách thập phương nói chung được
thỏa mãn đời sống tâm linh tạo sự cân bằng, giúp họ tin vào công việc thường
nhật và giúp họ gắn bó với nhau hơn.



×