Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

TIỂU LUẬN (TRIẾT học MAC LÊNIN 1) quan hệ giữa cơ sở hạ tầng với KTTT và vận dụng phân tích quan hệ giữa KT với chính trị trong công cuộc đổi mới ở nước ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.83 KB, 17 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Đề tài:

Quan hệ giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc
thượng tầng và vận dụng phân tích quan hệ
giữa kinh tế với chính trị trong cơng cuộc
đổi mới ở nước ta.

Giáo viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
Lớp:
Ngành: Tài chính - Ngân hàng

1


LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam trong sự phát triển của Đông Á và Đơng Nam Á, hay noi rộng hơn là
vịng cung Châu Á- Thái Bình Dương, hiện nay đang thu hút được nhiều người trong
giới lãnh đạo và giới kinh doanh trên thế giới.Vì sao Việt Nam cũng có được sự chú ý
đó? Chắc chắn là do Việt Nam đã và đang tiến hành công cuộc đổi mới một cách toàn
diện và ngày càng sâu sắc về cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng xã hội.
Trong quá trình phát triển kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta, cần vận dụng và quán triệt quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và
kiến trúc thượng tầng. Cơ sở hạ tầng là kết cấu kinh tế đa thành phần đó trong có thành
phần kinh tế quốc doanh, tập thể và nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Tinh chất đan
xen – quá độ về kết cấu của cơ sở kinh tế vừa làm cho nền kinh tế sôi động. phong


phú, vừa mang tính phức tạp trong q trình thực hiện định hướng xã hội. Đây là một
kết cấu kinh tế năng động, phong phú được phản chiếu trên nền kiến trúc thượng tầng
và đặt ra đòi hỏi khách quan là nền kiến trúc thượng tầng cũng phải đổi mới để đáp
ứng đòi hỏi của cơ sở kinh tế. Như vậy kiến trúc thượng tầng mới có sức mạnh đáp
ứng đị hỏi của cơ sở kinh tế. Như vậy kiến trúc thượng tầng mới có sức mạnh đáp ứng
địi hỏi của cơ sở hạ tầng.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của thầy giáo. Người đã tận tình giúp
em hồn thành bài tiểu luận này.
Do thời gian sưu tầm tài liệu khơng nhiều và trình độ nhận thức của em cịn hạn
chế nên bài viết của em không tránh khỏi những sai sót và bất cập, em rất mong nhận
được sự nhận xét của thầy, và đóng góp của các bạn để bài tiểu luận của em được hoàn
thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn.

2


NỘI DUNG CHÍNH
I.

Quan hệ giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng.

1.

Cơ sở hạ tầng

1.1.

Khái niệm.


Khái niệm cơ sở hạ tầng dùng để chỉ toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành
cơ cấu kinh tế của xã hội.
Dựa vào khái niệm đó, nó đã phản ánh chức năng xã hội của các quan hệ với tư
cách là cơ sở kinh tế của các hiện tượng xã hội. Đúng vậy, mỗi một hình thái kinh tế xã
hội có một kết cấu kinh tế đặc trưng là cơ sở hiện thực của xã hội, hình thành một cách
khách quan trong q trình sản xuất vật chất xã hội. Nó bao gồm không chỉ những
quan hệ trực tiếp giữa con người với con người trong sản xuất vật chất mà nó cịn bao
gồm cả những quan hệ kinh tế, trao đổi trong quá trình tái sản xuất ra đời sống vật chất
của con người.
1.2.

Đặc điểm, tính chất:

Cơ sở hạ tầng của một xã hội, trong toàn bộ sự vận động của nó, được tạo nên
bởi các quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư và quan hệ sản xuất mới
tồn tại dưới hình thái mầm mống, đại biểu cho sự phát triển của xã hội tương lai, trong
đó quan hệ sản xuất thống trị chiếm địa vị chủ đạo, chi phối các quan hệ sản xuất khác,
định hướng sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội và giữ vai trò là đặc trưng cho
chế độ kinh tế của một xã hội nhất định. Sự tồn tại của ba loại hình quan hệ sản xuất
cấu thành cơ sở hạ tầng của một xã hội phản ánh tính chất vận động, phát triển liên tục
của lực lượng sản xuất với các tính chất kế thừa.
Như vậy, hệ thống quan hệ sản xuất của một xã hội đóng vai trị “kép”: một
mặt, với lực lực lượng sản xuất, nó giữ vai trị là hình thức kinh tế - xã hội cho sự duy
trì, phát huy và phát triển lực lượng sản xuất; mặt khác với các quan hệ chính trị - xã
hội, nó đóng vai trị là cơ sở hình thành kết cấu kinh tế, làm cơ sở hiện thực cho sự
thiết lập một hệ thống kiến trúc thượng tầng của xã hội.
2.

Kiến trúc thượng tầng
3



2.1.

Khái niệm:

Khi phân tích những quan hệ sản xuất với tư cách là cơ sở kinh tế của việc xác
lập trên đó những quan hệ chính trị - xã hội, C.Mác đã viết: “Toàn bộ những quan hệ
sản xuất ấy hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là cái cơ sở hiện thực trên đó dựng
lên một kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trị và những hình thái ý thức xã hội
nhất định tương ứng với cơ sở hiện thực đó”.
Như vậy, theo quan điểm của Mác, khái niệm kiến trúc thượng tầng dùng để chỉ
tồn bộ hệ thống kết cấu các hình thái ý thức xã hội cùng với các thiết chế chính trị xã hộ tương ứng, được hình thành trên một cơ sở hạ tầng kinh tế nhất định.
2.2.

Đặc điểm tính chất:

Kiến trúc thượng tầng của mỗi xã hội là một kết cấu phức tạp, có thể được phân
tích từ những giác độ khác nhau, từ đó cho thấy mối quan hệ đan xen và chi phối lẫn
nhau của chúng. Từ giác độ chun nhất, có thể thấy kiến trúc thượng tầng của một xã
hội bao gồm: hệ thống các hình thái ý thức xã hội (hình thái y thức chính trị, pháp
quyền, tơn giáo,…) và các thiết chế chính trị - xã hội tương ứng của chúng (nhà nước,
chính đảng, giáo hội,…)
Trong xã hội có giai cấp, đặc biệt là trong các xã hội hiện đại, hình thái ý thức
chính trị và pháp quyền cùng hệ thống thiết chế, tổ chức chính đản và nhà nước là hai
thiết chế, tổ chức quan trọng nhất trong hệ thống kiến trúc thượng tầng của xã hội.
Nhà nước là một bộ máy tổ chức quyền lực và thực thi quyền lực đặc biệt của
xã hội trong điều kiện xã hội có đối kháng giai cấp. Về danh nghĩa, nhà nước là hệ
thống tổ chức đại biểu cho quyền lực chung của xã hội để quản lý, điều khiển mọi hoạt
động của xã hội và cơng dân, thực hiện chức năng chính trị và chức năng xã hội cùng

chức năng đối nội và đối ngoại của quốc gia. Về thực chất, bất cứ nhà nước nào cũng
là cơng cụ quyền lực thực hiện chun chính giai cấp của giai cấp thống trị, tức giai
cấp nắm giữ được những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội, nó chính là chủ thế thực
sự của quyền lực nhà nước.
3.

Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

4


Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai phương diện cơ bản của đời sống
xã hội – đó là phương diện kinh tế và phương diện chính trị xã hội. Chúng tồn tại trong
mối quan hệ thống nhất và biện chứng với nhau, tác động lẫn nhau, trong đó cơ sở hạ
tầng đóng vai trị quyết định đối với kiến trúc thượng tầng và đồng thời kiến trúc
thượng tầng thường xuyên có sự tác động trở lại cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội.
3.1.

Vai trò quyết định của cơ sở hại tầng đối với cơ sở hạ tầng đối với

kiến trúc thượng tầng
Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng được thể hiện
trên nhiều phương diện: tương ứng với một cơ sở hạ tầng sẽ sản sinh ra một kiến trúc
thượng tầng phù hợp, có tác dụng bảo vệ cơ sở hạ tầng đó. Những biến đổi trong cơ sở
hạ tầng tạo ra nhu cầu khách quan phải có sự biến đổi tương ứng trong kiến trúc
thượng tầng. Tính chất mâu thuẫn trong cơ sở hạ tầng được phản ánh thành mâu thuẫn
trong hệ thống kiến trúc thượng tầng. Sự đấu tranh trong lĩnh vực ý thức hệ xã hội và
những xung đột lợi ích chính trị - xã hội có nguyên nhân xâu xa từ mâu thuẫn và cuộc
đấu tranh giành lợi ích trong cơ sở kinh tế của xã hội. Giai cấp nắm giữ quyền sở hữu
tư liệu sản xuất của xã hội đồng thời cũng là giai cấp nắm được quyền lực nhà nước

trong kiến trúc thượng tầng, còn các giai cấp và tầng lớp xã hội khác ở vào địa vị phụ
thuộc đối với quyền lực nhà nước. Các chính sách và pháp luật của nhà nước, suy đến
cùng chỉ là sự phản ánh nhu cầu thống trị về kinh tế của giai cấp nắm giữ quyền sở
hữu nhũng tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội, v.v..
Trong sự biến đổi của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, không phải cứ cơ
sở hạ tầng mới xuất hiện thì kiến trúc thượng tầng mới mất đi ngay mà có bộ phận
thay đổi dần dần chậm chạp. Vì trong cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, những tàn
dư của cái cũ cịn tồn tại rất lâu. Mặt khác cũng có những yếu tố, những hình thức
khơng cơ bản nào đó của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng cũ được giai cấp mới
giữ lại, cải tạo để phục vụ cho yêu cầu phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng
tầng mới.
Như vậy, cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, còn kiến trúc thượng
tầng là sự phản ánh đối với cơ sở hạ tầng, phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng.

5


Tính chất phụ thuộc của kiến trúc thượng tầng vào cơ sở hạ tầng có ngun
nhân từ tính tất yếu kinh tế đối với toàn bộ các lĩnh vực sinh hoạt xã hội, dù đó là lĩnh
vực thực tiễn chính trị, pháp luật,… hay lĩnh vực sinh hoạt tinh thần của xã hội. Tính
tất yếu kinh tế lại phụ thuộc và tính tất yếu của nhu cầu duy trì và phát triển các lực
lượng sản xuất khách quan của xã hội.
Tuy vậy kiến trúc thượng tầng, cũng khơng hồn tồn thụ động, nó có vai trị
tác động trở lại to lớn đối với cơ sở hạ tầng sinh ra nó.
3.2.

Vai trò tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ

tầng
Với tư cách là các hình thức phản ánh và được xác lập do nhu cầu phát triển của

kinh tế, các yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng có vị trí độc lập tương đối của nó và
thường xun có vai trị tác động trở lại cơ sở hạ tầng của xã hội.
Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng có thể thơng qua
nhiều phương thức. Điều đó tùy thuộc vào bản chất của mỗi nhân tố trong kiến trúc
thượng tâng, phụ thuộc vào vị trí, vai trị của nó và những điều kiện cụ thể. Tuy nhiên,
trong điều kiện kiến trúc thượng tầng có các yếu tố nhà nước thì phương thức tác động
của các yếu tố khác tới cơ sở kinh tế của xã hội thương phải thông qua nhân tố nhà
nước mới có thể thực sự phát huy mạnh mẽ vai trị thực tế của nó. Nhà nước là nhân tố
có tác động trực tiếp nhất và mạnh mẽ nhất tới cơ sở hạ tầng của xã hội.
Trong xã hội có giai cấp, các giai cấp đối kháng đấu tranh với nhau giành chính
quyền về tay minh, cũng chính là tạo cho minh sức mạnh kinh tế. Sử dụng quyền lực
nhà nước giai cấp thống trị sẽ khơng ngừng mở rộng ảnh hưởng kinh tế trên tồn xã
hội. Kinh tế vững mạnh làm cho nhà nước được tăng cường. Nhà nước được tăng
cường lại tạo thêm phương tiện vật chất để củng cố vững chắc hơn địa vị kinh tế và xã
hội của giai cấp thống trị. Cứ như thế sự tác động qua lại biện chững giữa kiến trúc
thượng tầng và cơ sở hạ tầng đưa lại sự phát triển hợp quy luật của kinh tế và chính trị.
Ở đây, nhà nước là phương tiện vật chất có sức mạnh kinh tế cịn kinh tế là mục địch
chính trị, điều này được chứng minh qua sự ra đời và sự tồn tại của nhiều nhà nước
khác nhau.

6


Sự tác động của các yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng có thể diễn ra theo
nhiều xu hướng, thậm chí các xu hướng khơng chỉ khác nhau mà cịn có thể đối lập
nhau, điều đó phản ánh tính chất mâu thuẫn lợi ích của các giai cấp, các tầng lớp xã
hội khác nhau và đối lập nhau: có sự tác động nhằm duy trì cơ sở kinh tế hiên tại, tức
xu hướng duy trì chế độ xã hội hiện thời, lại sự tác động theo xu hướng xóa bỏ cơ sở
kinh tế này và có xu hướng đấu tranh cho việc xác lập một cơ sở kinh tế khác, xây
dựng một chế độ xã hội khác,…

Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng có thể diễn ra theo
xu hướng tích cực hoặc tiêu cực, điều đó phụ thuộc váo sự phù hợp hay không của phù
hợp của các yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng đối với nhu cầu khách quan của sự phát
triển kinh tế; nếu phù hợp nó sẽ tác dụng tích cưc, ngược lại sẽ có tác dụng tiêu cực,
kìm hãm sự phá hoại sự phát triển kinh tế trong một phạm vi và mức độ nhất định. Tuy
nhiên, sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng dù diễn ra với
những xu hướng khác nhau, mức độ khác nhau nhưng rốt cuộc nó khơng thể giữ vai
trò quyết định đối với cơ sở hạ tầng kinh tế của xã hội, cơ sở hạ tầng kinh tế của xã hội
vẫn tự mở đường đi cho nó theo tính tất yếu kinh tế của nó.

II.

Quan hệ giữa kinh tế với chính trị trong cơng cuộc đổi mới ở nước

1.

Đặc điểm hình thành cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng cộng

ta

sản chủ nghĩa
Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng cộng sản chủ nghĩa khơng hình thành tự
phát trong xã hội cũ mà hình thành tự giác sau khi giai cấp vô sản giành chính quyền
và phát triển hồn thiện “ Suốt thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng
sản”.
Muốn có cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng cộng sản chủ nghĩa phải dùng
bạo lực cách mạng đập tan nhà nước cũ, lập nên nhà nước vô sản. Sau khi giành được
chính quyền, giai cấp vơ sản tiến hành quốc hữu hóa, tịch thu, trưng thu nhà máy, xí
nghiệp của giai cấp tư sản nhằm tạo ra cơ sở kinh tế ban đâu của chủ nghĩa xã hội.
7



Việc nhà nước chun chính vơ sản phải ra đời trước để tạo điều kiện và làm
công cụ, phương tiện cho quần chúng nhân dân, tiến hành triết để quá trình ấy hồn
tồn phù hợp với quy luật khách quan của xã hộ. Đó là sự phát triển khách quan trong
q trình sản xuất vật chất của xã hội, địi hỏi phải có cơ sở hạ tầng và kiến trúc
thượng tầng tiến bộ hơn thay thế cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ
nghĩa lỗi thời phản động. Tuy nhiên, đến thời kỳ những năm cuối của thế kỷ XX, cơ sở
hạ tầng cộng sản đã khơng hồn tồn hợp lý nữa. Dễ dàng nhận thấy qua kiến trúc
thượng tầng có nhiều vấn đề. Dẫn tới việc cấp thiết là phải đổi mới. Đó là việc đổi mới
sang nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó vai trị của nhà nước
đã thay đổi.
2. Vai trò của nhà nước đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa
Thị trường, kinh tế thị trường là một kiểu quan hệ giữa người với người trong
sản xuất, trao đổi và tiêu dùng, nên mang đậm dấu ấn của quan hệ xã hội, của thể chế
chính trị mà nền kinh tế đó tồn tại. Với mức độ đáng kể, sự phát triển kinh tế thị
trường ở Việt Nam hiện nay bị chi phối và nhằm phục vụ cho định hướng xã hội chủ
nghĩa. Đương nhiên, nhân tố sâu xa bảo đảm định hướng chính trị đối với kinh tế là
đường lối, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng Cộng sản cầm quyền. Song, để
đường lối, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng biến thành hiện thực vận động của
nền kinh tế, chúng phải được thể chế hóa thành hệ thống pháp luật, chương trình, kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội và được triển khai bằng Nhà nước, thông qua Nhà
nước, dưới sự quản lý của Nhà nước do Đảng lãnh đạo. Xét từ giác độ đó, Nhà nước
có tác động trực tiếp nhất tới việc định hướng sự vận động của kinh tế thị trường. Pháp
luật, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước chỉ đúng, khi
chúng phản ánh chính xác yêu cầu phát triển khách quan của thị trường, lấy quy luật
thị trường làm cơ sở. Xét ở mặt này, chúng mang tính khách quan. Nhưng chúng lại là
sự thể chế hóa, cụ thể hóa mục tiêu chính trị của Đảng, nên cũng có mặt chủ quan.
Trong q trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, định

hướng chủ quan (ý chí của Đảng, của Nhà nước và nhân dân ta) là ở chỗ, cùng với việc
bảo đảm lợi ích hợp lý của doanh nhân, thì việc ưu tiên bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính
8


đáng của người lao động là một vấn đề có tính ngun tắc. Nhà nước có cơ chế, chính
sách để bảo đảm sự ưu tiên đó, thể hiện ở cả ba lĩnh vực kinh tế cơ bản sau:
Trên lĩnh vực sở hữu: Sự tồn tại của ba chế độ sở hữu (sở hữu toàn dân, sở hữu
tập thể, sở hữu tư nhân), ba hình thức sở hữu (hình thức sở hữu nhà nước, hình thức sở
hữu tập thể, hình thức sở hữu tư nhân) là một đòi hỏi khách quan của nền kinh tế thị
trường ở Việt Nam hiện nay. Nhà nước thơng qua hệ thống chính sách, pháp luật, đòn
bẩy kinh tế để định hướng, làm cho kinh tế nhà nước từng bước vươn lên nắm vai trò
chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng kinh tế tập thể tạo thành nền tảng của nền kinh tế quốc
dân.
Trên lĩnh vực quản lý: Nhà nước xây dựng cơ chế, chính sách... tạo điều kiện
thuận lợi cho người lao động trực tiếp hay thông qua các khâu trung gian nhất định
tham gia quá trình hoạch định, tổ chức, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch
phát triển của doanh nghiệp.
Trên lĩnh vực phân phối: Nhà nước vừa thông qua hệ thống chính sách kinh tế
do mình hoạch định, vừa sử dụng các nguồn lực - trực tiếp là bộ phận kinh tế nhà nước
- để định hướng, can thiệp vào lĩnh vực phân phối và phân phối lại theo hướng ưu tiên
phân phối theo lao động và qua phúc lợi xã hội; kết hợp tăng trưởng kinh tế với thực
hiện cơng bằng xã hội; hoạch định các chính sách xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp
nghĩa...
Đặc biệt, trong sự phát triển kinh tế thị trường ở nước ta, Nhà nước có vai trị to
lớn trong việc bảo đảm sự ổn định vĩ mô cho phát triển và tăng trưởng kinh tế. “ổn
định” ở đây thể hiện sự cân đối, hài hịa các quan hệ nhu cầu, lợi ích giữa người và
người, tạo ra sự đồng thuận xã hội trong hành động vì mục tiêu phát triển của đất
nước. Tính đúng đắn, hợp lý và kịp thời của việc hoạch định và năng lực tổ chức thực
hiện các chính sách phát triển vĩ mô do Nhà nước đảm nhiệm là điều kiện tiên quyết

nhất hình thành sự đồng thuận đó. Là những công cụ tạo ra sự đồng thuận xã hội, từ đó
mà có ổn định xã hội cho phát triển và tăng trưởng kinh tế, các chính sách, pháp luật
của Nhà nước, một mặt, phải phản ánh đúng những nhu cầu chung của xã hội, của mọi

9


chủ thể kinh tế...; mặt khác, phải tơn trọng tính đa dạng về nhu cầu, lợi ích cụ thể của
các chủ thể đó.
Nhà nước ta cũng có vai trị to lớn trong việc bảo đảm gia tăng phúc lợi xã
hội, bởi mục tiêu căn bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam là góp phần thực hiện “dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn
minh”. Có chính sách xã hội hợp lý; bảo đảm phúc lợi ngày một gia tăng nhờ hiệu quả
tác động của chính sách kinh tế tiến bộ do Nhà nước hoạch định và tổ chức thực hiện
bằng những nỗ lực của nhiều chủ thể kinh tế khác nhau... là nhân tố có vai trị quyết
định trong vấn đề này.
Công bằng xã hội là một động lực của sự phát triển xã hội nói chung, của sự
phát triển và tăng trưởng kinh tế bền vững nói riêng. Một trong những mục tiêu của
quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà Nhà nước
hướng tới là xóa bỏ tình trạng vi phạm công bằng xã hội. Đây là một nhiệm vụ lâu dài.
Ở nước ta hiện nay, công bằng xã hội trên lĩnh vực kinh tế được biểu hiện không chỉ ở
chỗ lao động ngang nhau thì được hưởng thụ ngang nhau, mà cịn ở chỗ cống hiến đóng góp cả về vật chất lẫn tinh thần trong quá khứ cũng như trong hiện tại - ngang
nhau cho sự phát triển đất nước thì được hưởng ngang nhau. Từ đó, việc bảo đảm yêu
cầu thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội được thể hiện đầy đủ ngay trong từng bước và
từng chính sách phát triển kinh tế là một nhiệm vụ cơ bản của Nhà nước ta trong việc
thực hiện chức năng phát triển, tăng trưởng kinh tế trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa.
Nhà nước chủ động tham gia kinh tế thị trường nhằm bảo hộ cho hình thức tổ
chức sản xuất chứa đựng các yếu tố của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa và tạo điều
kiện cho chúng phát huy ưu thế của mình; tạo vị thế cho kinh tế nhà nước có sức mạnh

định hướng xây dựng mơ hình kinh tế cho phép giải phóng con người; ngăn chặn các
xu hướng phát triển kinh tế khơng có lợi cho quảng đại người lao động.
Để thực hiện các mục tiêu đó, điều quan trọng nhất là Nhà nước tạo lập khung
khổ pháp lý cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra hiệu quả. Chỉ duy nhất nhà

10


nước có được chức năng này. Hệ chuẩn pháp luật kinh tế của nhà nước càng được xây
dựng đồng bộ, đúng đắn, nhất quán và kịp thời bao nhiêu, càng có tác động tích cực tới
sự vận hành của nền kinh tế bấy nhiêu. Song, tự nó, pháp luật kinh tế không gây ra
những biến đổi trong hiện thực kinh tế. Để cho các luật kinh tế trở thành tác nhân kích
thích phát triển kinh tế, chúng phải được đưa vào vận hành. Nhà nước chính là thiết
chế chủ yếu đảm đương nhiệm vụ này. Năng lực điều hành kinh tế bằng pháp luật là
một thước đo đánh giá sự trưởng thành và vai trò của nhà nước trong kinh tế.
Vai trò của nhà nước đối với sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa cũng thể hiện ở việc nhà nước góp phần đắc lực vào việc tạo môi trường
cho thị trường phát triển, như tạo lập kết cấu hạ tầng kinh tế cho sản xuất, lưu thơng
hàng hóa; tạo lập sự phân cơng lao động theo ngành, nghề, vùng kinh tế qua việc nhà
nước tiến hành quy hoạch phát triển kinh tế theo lợi thế từng vùng, ngành và nhu cầu
chung của xã hội... Là chủ thể trực tiếp sở hữu hoặc quản lý, khai thác những cơ quan
truyền thông mạnh nhất của quốc gia, nhà nước góp phần cung cấp thơng tin thị trường
cho các chủ thể kinh tế để các chủ thể này chủ động lựa chọn phương án sản xuất kinh
doanh, đối tác kinh tế, thời điểm thực hiện các giao dịch kinh tế, cách thức sản xuất
kinh doanh có hiệu quả nhất trong điều kiện cụ thể của mình...
Muốn sản xuất phải có an tồn về mơi trường xã hội, môi trường kinh doanh,
môi trường an ninh - trật tự, an toàn trong quan hệ giữa người và người, giữa doanh
nghiệp và các cơ quan cơng quyền... Ngồi những nỗ lực của nhà nước trong sự đồng
tình của nhân dân, khơng lực lượng nào khác có thể tạo lập được những yêu cầu an
toàn như vậy.

Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, sự giao lưu kinh tế, hội nhập kinh tế quốc
tế của mọi quốc gia chỉ có hiệu quả cao, khi có tác nhân khởi thủy từ phía nhà nước,
được hỗ trợ đắc lực từ phía nhà nước. Bằng chính sách hội nhập đúng đắn và năng lực
tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách đó, nhà nước góp phần khởi đầu và có tác
động tích cực vào quá trình thiết lập quan hệ quốc tế. Đại diện cho đất nước tham gia
vào các quá trình soạn thảo và thông qua chuẩn mực luật pháp kinh tế, các hiệp định
kinh tế, các nghị định thư..., Nhà nước ta góp phần tạo cho chủ thể kinh tế của đất
11


nước vị trí có lợi trong quan hệ kinh tế quốc tế. Sự kiện đàm phán gia nhập Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO) thành công là chứng minh rõ rệt cho điều này.
Nhà nước ta là chủ thể chính của nền giáo dục - đào tạo. Bằng hệ thống chính
sách giáo dục, đào tạo của mình, được thực hiện qua hệ thống giáo dục - đào tạo do
Nhà nước thống nhất quản lý, dù tồn tại dưới nhiều loại hình khác nhau (cơng lập,
ngồi cơng lập, liên doanh, liên kết trong nước và với nước ngoài...), Nhà nước cung
cấp nguồn lao động chính, có chất lượng cho sản xuất kinh doanh, cung cấp cán bộ
quản trị doanh nghiệp cho mọi thành phần, mọi loại hình kinh tế. Qua đó, Nhà nước ta
có tác động rất mạnh và trực tiếp tới việc nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao hiệu
quả quản lý nền kinh tế, nâng cao hiệu quả của kinh tế thị trường nói chung.
Cùng với tác động của hệ thống luật kinh tế và sự đầu tư trực tiếp vào kinh tế,
Nhà nước còn định hướng nền kinh tế qua các cơng cụ gián tiếp là chính sách kinh tế,
như chính sách tài chính - tiền tệ, chính sách đầu tư, chính sách thu nhập và việc làm...
Việc nhấn mạnh vai trò của Nhà nước trong việc định hướng sự phát triển của
nền kinh tế thị trường ở nước ta khơng mâu thuẫn với vấn đề có tính nguyên tắc: sự
vận hành của nền kinh tế thị trường nào cũng trước hết và chủ yếu do các quy luật thị
trường quyết định. Song, quy luật kinh tế thị trường lại thuộc lĩnh vực quy luật xã hội.
Tính khách quan của nó được thể hiện và thực hiện thơng qua hoạt động có ý thức của
con người. Dựa trên việc nhận thức đúng đắn những yêu cầu của các quy luật trong
nền kinh tế thị trường, Nhà nước cụ thể hóa những u cầu đó thành luật, chính sách,

kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xác định đúng bước đi để hiện thực hóa chúng.
Đây là nhân tố có tác động trực tiếp thúc đẩy nền kinh tế thị trường vận động phù hợp
với quy luật nội tại của nó. Ở đây có sự thống nhất giữa khách quan và chủ quan.
Song, sự thống nhất đó chỉ có được, khi lợi ích chân chính mà nhà nước theo đuổi phù
hợp với quy luật phát triển khách quan của xã hội nói chung, của kinh tế thị trường nói
riêng; chủ thể nhà nước có năng lực trí tuệ đủ tầm để nắm bắt, vận dụng yêu cầu của
các quy luật kinh tế vào việc hoạch định các chính sách phát triển. Trong điều kiện cụ
thể ở Việt Nam hiện nay, xét về bản chất, Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì
dân, lấy lợi ích của dân tộc đáp ứng đúng nhu cầu phát triển khách quan của xã hội
12


làm mục tiêu hoạt động của mình. Nhà nước ta lấy hệ tư tưởng cách mạng và khoa học
(chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh) làm một trong những cơ sở xuất phát
quan trọng để hoạch định chiến lược phát triển kinh tế. Đó là hai nhân tố bảo đảm có
sự thống nhất giữa tính khách quan của quá trình phát triển kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và việc phát huy vai trò của nhà nước xã hội chủ nghĩa với tư
cách là một nhân tố chủ quan tác động tích cực tới sự phát triển của nền kinh tế đó.
Thực tiễn phát triển nền kinh tế thị trường hơn 20 năm đổi mới cho thấy, Nhà
nước ta đã có nhiều tác động tích cực trong việc bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa
trong quá trình phát triển nền kinh tế này. Việc từng bước hồn thiện hệ thống chính
sách về chế độ sở hữu và cơ cấu thành phần kinh tế đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch
theo hướng tạo động lực và điều kiện thuận lợi hơn cho khai thác các tiềm năng trong
và ngoài nước để phát triển kinh tế- xã hội. Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhìn
chung, khơng ngừng được nâng cao: thời kỳ 1986 - 1990, tăng trưởng GDP bình quân
đạt 4,5%/năm; 1996 - 2000: 7%/năm; 2001 - 2005: 7,5%/năm; năm 2007 đạt 8,48%.
Năm 2008, dù phải đối mặt với khơng ít khó khăn, nhưng Việt Nam vẫn đạt mức tăng
trưởng GDP là 6,23%.
Để góp phần giữ vững độc lập tự chủ trong phát triển kinh tế, từ đó có độc lập
tự chủ trên con đường phát triển đất nước nói chung, Nhà nước đã có nhiều chính sách

phát huy vai trị các nhân tố nội lực, coi trọng tích lũy từ nội bộ nền kinh tế. Trong
năng lực nội sinh, chúng ta coi trọng trước hết nhân tố con người. Do vậy, Nhà nước
đã có nhiều chính sách về giáo dục - đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Số lao động tốt nghiệp phổ thông trung học từ 13,5% năm 1996 tăng lên 19,7% năm
2005. Năm 1996 mới có 12,31% lực lượng lao động được đào tạo, đến nay, tỷ lệ này
đạt 31%. Về nỗ lực nâng cao tích lũy từ nội bộ nền kinh tế: năm 1990, tỷ lệ tích lũy so
với GDP mới đạt 2,9%, năm 2004 là 35,15% và những năm gần đây đều có xu hướng
tăng lên...
Nhà nước cũng có nhiều chính sách khai thác ngoại lực, biến ngoại lực thành
nội lực cho sự phát triển. Biểu hiện rõ nhất là Nhà nước đã hoàn thiện Luật Đầu tư, thu
hút được nhiều vốn ODA, FDI,... Từ năm 1988 đến hết năm 2006, có hơn 8.000 dự án
13


đầu tư FDI với tổng vốn đăng ký 74 tỉ USD. Năm 2006, khu vực FDI đóng góp gần
30% cho tăng trưởng kinh tế; xuất khẩu của khu vực này chiếm khoảng 50% tổng kim
ngạch xuất khẩu của cả nước; cung cấp việc làm cho khoảng 50 vạn người và việc làm
gián tiếp cho 2,5 triệu người; đào tạo được 8.000 cán bộ quản lý, 30.000 cán bộ kỹ
thuật. Năm 2007, nguồn vốn ODA từ các nước, các tổ chức tài chính quốc tế cấp cho
Việt Nam đạt hơn 40 tỉ USD, trong đó, 80% là nguồn vốn vay ưu đãi. Năm 2008, dù
kinh tế thế giới suy thoái, nhưng nguồn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam lại tăng kỷ
lục: vốn đăng ký 64 tỉ USD, trong đó các dự án mới chiếm 60,2 tỉ USD.
Một tiêu chí quan trọng đánh giá tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh
tế là hướng sự phát triển của nó vào việc nâng cao đời sống của nhân dân. Nhìn lại hơn
20 năm đổi mới, thu nhập của nhân dân đã có bước cải thiện đáng kể. Năm 1995, GDP
bình quân đầu người mới đạt 289 USD; năm 2005: 639 USD; năm 2007: 835 USD.
Năm 2008, GDP bình quân theo đầu người đã đạt trên 1.000 USD. Với mức thu nhập
này, Việt Nam vượt qua ngưỡng nước thu nhập thấp(2)...
Vai trò của Nhà nước ta đối với kinh tế càng bộc lộ rõ nét trong ban hành, thực
thi các chính sách khắc phục tình trạng suy giảm kinh tế gần đây. Trên cơ sở tiên định

những diễn biến xấu có thể xảy ra, Nhà nước đã đưa ra 8 nhóm giải pháp cấp bách, và
bằng việc tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp đó, Nhà nước đã góp phần tích
cực vào việc kiềm chế lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng không ngừng giảm: tháng 9-2008
tăng 0,18%, tháng 10 giảm 0,19%, tháng 11 giảm 0,76%, tháng 12 giảm 0,68%. Kinh
tế vĩ mô ổn định: thu chi ngân sách được cân đối; tổng thu ngân sách nhà nước vượt
mức dự toán cả năm, tăng 26,3% so với năm 2007. Kim ngạch xuất khẩu đạt 62,9 tỉ
USD, vượt kế hoạch đề ra; kim ngạch nhập khẩu đạt 80,4 tỉ USD, tăng 28% so với
năm 2007. Những thành tựu này có vai trị to lớn trong việc giữ vững ổn định xã hội,
tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, việc phát huy vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay cũng còn những hạn chế
đáng kể: thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn chưa được xây
dựng đồng bộ, vận hành suôn sẻ; quản lý nhà nước về kinh tế còn nhiều bất cập; chưa
14


có giải pháp mang tầm đột phá để kinh tế nhà nước thực sự hoàn thành tốt chức năng
chủ đạo trong nền kinh tế; kinh tế tập thể còn rất yếu kém; năng lực cạnh tranh của nền
kinh tế thấp; chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi
trường...
Để nâng cao hơn nữa hiệu quả, hiệu lực tác động của Nhà nước tới phát triển
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, Nhà
nước cần sớm hoàn thiện thể chế của nền kinh tế thị trường, đặc biệt là hoàn thiện hệ
thống pháp luật về sở hữu. Hệ thống luật này phải khẳng định và bảo vệ sự tồn tại
khách quan, lâu dài tính đa dạng của các hình thức sở hữu; bảo vệ các quyền và lợi ích
hợp pháp của các chủ sở hữu. Cần xác định rõ, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Nhà
nước ta là cung cấp môi trường pháp lý tin cậy cho các chủ thể kinh tế phát huy tối đa
năng lực của họ.
Cùng với vấn đề then chốt trên, cần tiếp tục phân định rạch ròi chức năng quản
lý hành chính nhà nước đối với kinh tế và quản lý sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp; Nhà nước cần làm tốt chức năng hỗ trợ cho toàn xã hội sản xuất hàng hóa
cơng cũng như tư; đặc biệt là kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội...
Để nâng cao năng lực của bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế, cần cải cách thể
chế xây dựng chính sách, tích cực đấu tranh chống các hành vi độc đoán, chuyên
quyền, tệ quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước.
Việc giải quyết có hiệu quả những vấn đề vừa có tính cấp bách, vừa có tính lâu
dài đó sẽ nâng cao hơn nữa hiệu quả tác động của Nhà nước tới sự phát triển nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong thời kỳ cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước và hội nhập toàn cầu hiện nay.

15


LỜI KẾT
Nắm vững phép biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tâng giữa
đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, vận dụng sáng tạo những chủ trương, đương lối
của Đảng là con đường đầy chông gai nhưng tất yếu sẽ dành thắng lợi trong công cuộc
đổi mới vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.
Đảng ta đã sáng suốt khi đề ra bước đầu thực hiện tốt đường lố đổi mới toàn
diện bằng cách kết hợp chặt chẽ đổi mới cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Em
tin rằng với nhận thức đúng đắn, sáng tạo của mình cùng với sự đồng lịng nhất trí, ra
sức phấn đấu của toàn đảng, toàn dân , toàn quân, Đảng ta nhất định lãnh đạo công
cuộc đổi mới đi đến thắng lợi hoàn toàn, dưới đà phát triển của sự nghiệp cách mạng
hiện nay, công cuộc đổi mới Đảng lãnh đạo và nhất định sẽ đưa nước ta lên ngang tầm
với các nước đang phát triển trong khu vực và thế giới.
Là một sinh viên, một công dân của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
em đã và đang được hưởng những thành quả tốt đẹp của công cuộc đổi mới, em
nguyện sẽ góp một phần sức lưc để công cuộc đổi mới ngày càng đi lên.

16



Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình: “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin”. Nhà xuất
bản chính trị quốc gia, Hà nội 2009.
2. Một số trang web chuyên ngành:
/>Object=4&news_ID=23438674

17



×