Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng phân bón và mật độ cấy đến sinh trưởng và năng suất giống lúa thuần hương việt 3 tại ứng hòa hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.56 MB, 96 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐẶNG THỊ TƢƠI

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG
PHÂN BÓN VÀ MẬT ĐỘ CẤY ĐẾN SINH TRƯỞNG
VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG LÚA THUẦN HƯƠNG VIỆT 3
TẠI ỨNG HÒA – HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

8620110

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Tăng Thị Hạnh

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu đƣợc trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chƣa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã đƣợc cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày



tháng 04 năm 2018

Tác giả luận văn

Đặng Thị Tƣơi

i


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS Tăng Thị
Hạnh đã tận tình hƣớng dẫn và tạo mọi điều kiện giúp tơi hồn thành khóa luận này.
Tơi xin cảm ơn tới Ban chủ nhiệm khoa Nông học, các giảng viên, cán bộ công
nhân viên của Bộ môn Cây Lƣơng thực của Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của bạn bè, cùng sự động viên của gia đình
trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng 04 năm 2018

Tác giả luận văn

Đặng Thị Tƣơi

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục biểu đồ ............................................................................................................ ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1

1.2.

Mục đích và yêu cầu của đề tài........................................................................... 2

1.2.1.

Mục đích ............................................................................................................. 2

1.2.2.

Yêu cầu của đề tài ............................................................................................... 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 3
2.1.

Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới và Việt Nam ........................................ 3


2.1.1.

Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới ............................................................. 3

2.1.2.

Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam .............................................................. 4

2.1.3.

Tình hình sản xuất lúa tại Ứng Hịa – Hà Nội .................................................... 6

2.2.

Cơ sở khoa học và những nghiên cứu về mật độ gieo, cây lúa .......................... 7

2.2.1.

Cơ sở khoa học của mật độ gieo cây lúa ............................................................ 7

2.2.2.

Các nghiên cứu mật độ gieo cấy lúa ................................................................... 7

2.3.

Các kết quả nghiên cứu về phân bón cho cây lúa ............................................. 11

2.3.1.


Các kết quả nghiên cứu về dinh dƣỡng đạm .................................................... 11

2.3.2.

Các kết quả nghiên cứu về dinh dƣỡng lân ...................................................... 13

2.3.3.

Các kết quả nghiên cứu về dinh dƣỡng kali ..................................................... 14

2.4.

Mật độ cấy và phân bón đang áp dụng cho lúa ở đồng bằng sơng hồng và
huyện Ứng Hịa – Hà Nội ................................................................................. 15

2.4.1.

Mật độ cấy cho lúa ở đồng bằng sơng hồng và huyện Ứng Hịa – Hà Nội ...... 15

2.4.2.

Lƣợng phân bón cho lúa ở đồng bằng sơng hồng và huyện Ứng Hòa – Hà
Nội .................................................................................................................... 16

iii


Phần 3. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................... 19
3.1.


Vật liệu, địa điểm, thời gian nghiên cứu........................................................... 19

3.1.1.

Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................... 19

3.1.2.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu ..................................................................... 19

3.2.

Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu.............................................................. 19

3.2.1.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 19

3.2.2.

Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................. 20

3.3.

Các chỉ tiêu theo dõi ......................................................................................... 21

3.3.1.

Thời gian qua các giai đoạn sinh trƣởng .......................................................... 21


3.3.2.

Các chỉ tiêu sinh trƣởng .................................................................................... 21

3.3.3.

Mức độ nhiễm sâu bệnh .................................................................................... 22

3.3.4.

Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ................................................... 24

3.3.5.

Hiệu quả kinh tế ................................................................................................ 24

3.4.

Phƣơng pháp xử lí số liệu ................................................................................. 24

Phần 4. Kết quả nghiên cứu ......................................................................................... 26
4.1.

Ảnh hƣởng của mật độ cấy và mức phân bón khác nhau đến các chỉ tiêu
sinh trƣởng, sinh lý của giống lúa thuần hƣơng việt 3 ..................................... 26

4.1.1.

Ảnh hƣởng của mật độ cấy và mức phân bón khác nhau đến các chỉ tiêu
sinh trƣởng của giống lúa thuần hƣơng việt 3 .................................................. 26


4.1.2.

Ảnh hƣởng của các mật độ cấy và các mức phân bón khác nhau đến tăng
trƣởng chiều cao của lúa thuần hƣơng việt 3 .................................................... 28

4.1.3.

Ảnh hƣởng của mật độ cấy và các mức bón phân ảnh hƣởng đến động
thái đẻ nhánh của lúa thuần hƣơng việt 3 năm 2017 ........................................ 30

4.1.4.

Ảnh hƣởng của mật độ cấy và các mức phân bón đến chỉ số diện tích lá
của lúa thuần hƣơng việt 3 ................................................................................ 33

4.1.5.

Ảnh hƣởng của các mật độ cấy và lƣợng phân bón khác nhau đến hiệu
suất quang hợp thuần của lúa thuần hƣơng việt 3. ........................................... 36

4.2.

Ảnh hƣởng của cac mật dộ cấy va lƣợng phân bón khac nhau đến một số
chỉ tıêu nông sınh học của giống lúa thuần hƣơng việt 3 ................................. 40

4.3.

Ảnh hƣởng của các mật độ cấy và lƣợng phân bón khác nhau đến mức độ
gây hạı của một số loạı sâu bệnh trên giống lúa thuần hƣơng việt 3. ............... 43


4.4.

Ảnh hƣởng của mật độ cấy và lƣợng phân bón khác nhau đến các yếu tố
cấu thành năng suất và năng suất của lúa thuần hƣơng việt 3. ......................... 44

iv


4.5.

Hiệu quả kinh tế của các cơng thức thí nghiệm. ............................................... 49

Phần 5. Kết luận và đề nghị ......................................................................................... 51
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 51

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 51

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 52

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Nghĩa tiếng Việt

BĐĐN

Bắt đầu đẻ nhánh

CCCC

Chiều cao cuối cùng

CD

Chiều dài

CR

Chiều rộng

ĐNTĐ

Đẻ nhánh tối đa

FAO

Tổ chức lƣơng thực thế giới

KTĐN

Kết thúc đẻ nhánh


NHH

Nhánh hữu hiệu

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

P1000 hạt

khối lƣợng 1000 hạt

TGST

Thời gian sinh trƣởng

TSC

Tuần sau cấy

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lƣợng lúa gạo trên thế giới từ 2010 - 2016 ........ 3
Bảng 4.1. Ảnh hƣởng của mật độ và phân bón đến thời gian qua các giai đoạn

sinh trƣởng của lúa thuần Hƣơng Việt 3 trong vụ xuân 2017 tại Ứng
Hòa - Hà Nội ................................................................................................ 26
Bảng 4.2. Ảnh hƣởng của mật độ và phân bón đến thời gian qua các giai đoạn
sinh trƣởng của lúa thuần Hƣơng Việt 3 trong vụ Mùa 2017 tại Ứng
Hòa - Hà Nội ................................................................................................ 27
Bảng 4.3.

Ảnh hƣởng của mật độ và phân bón đến động thái tăng trƣởng chiều cao
của lúa thuần Hƣơng Việt 3 trong vụ Xuân năm 2017 tại Ứng Hòa Hà Nội .......................................................................................................... 29

Bảng 4.4.

Ảnh hƣởng của mật độ và phân bón đến động thái tăng trƣởng chiều cao
của lúa thuần Hƣơng Việt 3 trong vụ Mùa năm 2017 tại Ứng Hòa - Hà
Nội................................................................................................................ 30

Bảng 4.5. Ảnh hƣởng của mật độ và phân bón đến động thái đẻ nhánh của lúa
thuần Hƣơng Việt 3 trong vụ xuân năm 2017 tại Ứng Hòa – Hà Nội ......... 31
Bảng 4.6. Ảnh hƣởng của các mật độ và phân bón động thái đẻ nhánh của lúa
thuần Hƣơng Việt 3 trong vụ Mùa năm 2017 tại Ứng Hòa - Hà Nội .......... 32
Bảng 4.7. Ảnh hƣởng của mật độ và phân bón đến chỉ số diện tích lá của lúa
thuần Hƣơng Việt 3 trong vụ xuân năm 2017 tại Ứng Hòa – Hà Nội ......... 34
Bảng 4.8. Ảnh hƣởng của mật độ và phân bón đến diện tích lá của lúa thuần
Hƣơng Việt 3 trong vụ Mùa năm 2017 ở Ứng Hòa - Hà Nội ...................... 35
Bảng 4.9. Ảnh hƣởng của mật độ và phân bón đến hiệu suất quang hợp thuần của
lúa thuần Hƣơng Việt 3 trong vụ Xuân năm 2017 tại Ứng Hòa -Hà
Nội................................................................................................................ 37
Bảng 4.10. Ảnh hƣởng của mật độ và phân bón đến hiệu suất quang hợp thuần của
lúa thuần Hƣơng Việt 3 trong vụ Mùa năm 2017 tại Ứng Hòa -Hà Nội ..... 38
Bảng 4.11. Ảnh hƣởng của mật độ và phân bón đến kích thƣớc lá địng và chiều

dài bơng của lúa thuần Hƣơng Việt 3 trong vụ xuân năm 2017 tại Ứng
Hòa – Hà Nội. Đơn vị: cm ........................................................................... 40

vii


Bảng 4.12. Ảnh hƣởng của mật độ và phân bón đến chiều rộng lá địng, chiều dài
lá địng, cổ bơng và bông của lúa thuần Hƣơng Việt 3 trong vụ mùa
năm 2017 tại Ứng Hòa-Hà Nội .................................................................... 41
Bảng 4.13. Ảnh hƣởng của mật độ và phân bón đến mức độ gây hại của một số
loại sâu bệnh đến lúa thuần Hƣơng Việt 3 trong vụ xuân năm 2017 ........... 43
Bảng 4.14. Ảnh hƣởng của mật độ và phân bón đến mức độ gây hại của một số
loại sâu bệnh đến lúa thuần Hƣơng Việt 3 trong vụ mùa năm 2017 ............ 44
Bảng 4.15. Ảnh hƣởng của mật độ và phân bón đến yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất của lúa thuần Hƣơng Việt 3 trong vụ xuân năm 2017 tại
Ứng Hòa – Hà Nội ....................................................................................... 45
Bảng 4.16. Ảnh hƣởng của mật độ cấy và mức phân bón khác nhau đến các yếu tố
cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa thuần Hƣơng Việt 3
trong vụ Mùa năm 2017 ............................................................................... 46
Bảng 4.17. Hiệu quả kinh tế của các cơng thức mật độ cấy và phân bón khác nhau
trên giống lúa thuần Hƣơng Việt 3 vụ Xuân 2017 tại Ứng Hòa – Hà
Nội................................................................................................................ 49
Bảng 4.18. Hiệu quả kinh tế của các công thức mật độ cấy và phân bón khác nhau
trên giống lúa thuần Hƣơng Việt 3 vụ Mùa 2017 tại Ứng Hòa – Hà
Nội................................................................................................................ 50

viii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Diện tích, năng suất, sản lƣợng lúa ở Việt Nam giai đoạn 2006- 2015 ...... 5

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đặng Thị Tƣơi
Tên luận văn: “Nghiên cứu ảnh hƣởng của lƣợng phân bón và mật độ cấy đến sinh
trƣởng và năng suất giống lúa thuần Hƣơng Việt 3 tại Ứng Hòa-Hà Nội’’
Ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 8620110

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
Xác định đƣợc lƣợng phân bón và mật độ cấy phù hợp nhất để giống lúa thuần
Hƣơng Việt 3 đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất trên chân đất vàn của huyện
Ứng Hịa, thành phố Hà Nội.
Phƣơng pháp nghiên cứu:
Bố trí thí nghiệm 2 nhân tố là lƣợng phân bón và mật độ. Bố trí thí nghiệm kiểu
Split-plot (ơ lớn, ơ nhỏ), lặp lại 3 lần.
Loại phân sử dụng là phân NPK (5;10;3) Lâm thao + phân đơn: nhƣ đạm ure, lân
supe và kali clorua.
Kết luận chính và kết luận:
1. Khi tăng mật độ cấy từ M1 (25 khóm/m2) lên M3 (45 khóm/m2) và tăng lƣợng
phân bón từ P1 (60 kg N + 45 kg P2O5 + 45 kg K2O)/ha lên P4 (120 kg N + 90 kg P2O5
+ 90 kgK2O)/ha:
-Thời gian sinh trƣởng của giống Hƣơng Việt 3 khơng có sự sai khác đáng kể
giữa các công thức. Thời gian sinh trƣởng biến độ từ 132 -138 ngày vụ xuân và 103-114
ngày vụ mùa.

- Số nhánh tối đa và số nhánh hữu hiệu có xu hƣớng tăng lên khi tăng mật độ từ
M1 lên M3 và từ P1 lên P4..
- Cơng thức có chỉ số diện tích lá cao nhất là 35 khóm/m2 . Cơng thức M2P3:
mật độ (35 khóm/m2) và lƣợng phân bón (100 kg N + 75 kg P2O5 + 75 kg K2O)/ha ở vụ
xuân và M3P2: mật độ (45 khóm/m2) và lƣợng phân bón (80 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg
K2O)/ha ở vụ mùa có chỉ số diện tích lá cao nhất.
- Hiệu suất quang hợp thuần của lúa khi tăng. Hiệu suất quang hợp thuần của lúa
thuần Hƣơng Việt 3 ở vụ xuân cao hơn vụ mùa.
2. Mức độ nhiễm sâu bệnh có xu hƣớng tăng khi tăng mật độ từ M1 (25
khóm/m2) lên M3 (45 khóm/m2) và tăng lƣợng phân bón từ P1 (60 kg N + 45 kg P2O5 +
45 kg K2O)/ha lên P4 (120 kg N + 90 kg P2O5 + 90 kgK2O)/ha. Bệnh gây hại nặng nhất
là bệnh khô vằn trong cả 02 vụ, vụ mùa gây hại nặng hơn vụ xuân. Công thức bị khô

x


vằn hại nặng nhất là M3P4: mật độ (45 khóm/m2) và lƣợng phân bón (120 kg N + 90 kg
P2O5 + 90 kg K2O)/ha ở (điểm 5 vụ xuân và điểm 3 ở vụ mùa).
3. Năng suất lúa cao nhất là cơng thức M2P3: Mật độ (35 khóm/m2) và lƣợng
phân bón (100 kg N + 75 kg P2O5 + 75 kg K2O)/ha ở vụ Xuân là 64,8 ta/ha, vụ Mùa
55,4 ta/ha.
4. Hiệu quả kinh tế cao nhất ở công thức M2P3 khi lãi thuần vụ Xuân là
17.840.000đ/ha, vụ Mùa là 11.260.000đ/ha.

xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Dang Thi Tuoi
Thesis title: Study on the effect dosage of fertilizer and culture density on growth and

productivity of Huong Viet 3 rice variety at Ung Hoa-Hanoi.
Major: Crop Science

Code: 8620110

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
To determine the most suitable dosage of fertilizer and culture density to
increase the productivity and economic efficiency of Huong Viet 3 rice variety the
highest on the land of Ung Hoa district, Hanoi.
Materials and Methods
The experiments were arranged according to Split - Plot design, with two factors
(large boxes, small boxes), 3 repetitions.
Kind of the fertilizer used is NPK fertilizer (5, 10, 3), Lam Thao + single
fertilizer: urea, supe and potassium chloride.
Main findings and conclusions
1. When increasing the culture density from M1 (25 clumps / m2) to M3 (45
clusters / m2) and increasing the dosage of fertilizer from P1 (60 kg N + 45 kg P2O5 +
45 kg K2O) / ha to P4 (120 kg N + 90 kg P2O5 + 90 kgK2O) / ha:
- The growth time of Huong Viet 3 variety was not significantly different
between formulas. Growing time varied from 132 -138 days of spring and 103-114 days
of growing season.
- Maximum number of branches and effective branch rate tended to increase
when the density increases from M1 to M3 and from P1 to P4.
- Formula M2P3: density (35 clusters / m2) and the dosage of fertilizer (100 kg
N + 75 kg P2O5 + 75 kg K2O)/ha in the spring crop and M3P2: density (45 clusters /m2)
and the dosage of fertilizer (80 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O)/ha in the season crop
had the highest leaf area index.
2. Pest infestation levels tended to increase when the density increased from M1
to M3 and the dosage of fertilizer increased from P1 to P4. The most harmful disease is

Rhizoctonia solani Kuhn in both seasons. In the spring crop, they harmed more serious
than in the season crop. The formula which was harmed the most serious by Rhizoctonia

xii


solani Kuhn was M3P4: density (45 clusters/m2) and the dosage of fertilizer (120 kg N +
90 kg P2O5 + 90 kg K2O)/ha (5 marks in the spring crop and 3 marks in the season crop).
3. The highest yield is M2P3 formula: density (35 clumps / m2) and the dosage
of fertilizer (100 kg N + 75 kg P2O5 + 75 kg K2O)/ha of 6480 kg / ha in the spring
crop, of 5540 kg /ha in the season crop.
4. The highest economic efficiency in M2P3 formula when pure interest in the
spring crop was 17.840.000 VND/ha, in the season crop was11.260.000 VND/ha.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây lúa (Oryza sativa L.) là cây lƣơng thực quan trọng, chủ lực trong cơ
cấu cây trồng tại Hà Nội nói chung và huyện Ứng Hịa nói riêng. Hiện nay, giống
lúa sản xuất chủ yếu là các giống cho năng suất cao nhƣ Khang Dân, Nhị Ƣu
838, Bắc thơm số 7...nhƣng phẩm chất còn hạn chế, không đáp ứng đƣợc yêu cầu
sử dụng các loại gạo thơm, ngon ngày càng cao của xã hội. Công tác nghiên cứu
về kỹ thuật cụ thể nhƣ mật độ, phân bón, sâu bệnh cho từng vùng, từng chất
đất.... chƣa đƣợc chú trọng và chủ yếu theo tập quán cũ. Do vậy dẫn đến năng
suất, chất lƣợng chƣa ổn định, phát sinh nhiều chi phí, đầu vào cao và hiệu quả
thấp. Vì vậy việc nghiên cứu hồn thiện quy trình thâm canh lúa thuần thƣơng
phẩm mới có năng suất và chất lƣợng tốt phù hợp với vùng sản xuất của huyện
Ứng Hòa là hƣớng đi hết sức đúng đắn và cần thiết.

Trong sản xuất lúa, mật độ cấy là yếu tố quan trọng nhất ảnh hƣởng trực
tiếp đến quá trình hình thành số bơng, quyết định đến năng suất. Mật độ cấy liên
quan chặt chẽ đến quá trình đẻ nhánh và khả năng chống đổ. Các kết quả nghiên
cứu của nhiều nhà khoa học đã khẳng định: khi các biện pháp kỹ thuật khác đƣợc
duy trì thì chọn mật độ cấy hợp lý là phƣơng án tối ƣu để đạt đƣợc số hạt nhiều
nhất trên một đơn vị diện tích gieo cấy (Nguyễn Văn Hoan, 1995).
Phân bón là nguồn dinh dƣỡng thiết yếu đối với cây trồng nói chung và
vây lúa nói riêng. Trong đó nguyên tố đa lƣợng là đạm, lân, kali là 3 nguyên tố
quan trọng ảnh hƣởng trực tiếp đến năng suất cây trồng. Đạm giữ vai trò quan
trọng trong các hoạt động sinh học, là thành phần của protein và các axit amin.
Lân là nguồn năng lƣợng vận chuyển và bảo tồn vật chất, thúc đẩy đẻ nhánh, trỗ
bông và tăng cƣờng chất lƣợng hạt. Kali giúp tăng khả năng chống chịu cho cây,
tăng cƣờng tích lũy về hạt và nâng cao chất lƣợng gạo. Vì vậy việc xác định
lƣợng bón cân đối các ngun tố trên đối với từng giống lúa là quan trọng.
Giống lúa thuần Hƣơng Việt 3 là giống lúa thuần đƣợc Viện nghiên cứu
lúa thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam nghiên cứu và chọn tạo từ nguồn gen
quý của các giống Tám Thơm, D42 (Việt Nam), giống lúa Hoa Sữa (Mỹ) và
giống Daikokij (Nhật Bản). Hiện giống đã đƣợc công nhận sản xuất thử và đang
đƣợc mở rộng ở các vùng sản xuất khác nhau trên địa bàn các tỉnh phía Bắc nhƣ
Lai Châu, Thái Bình, Hà Nội... Kết quả sản xuất thử cho thấy giống lúa thuần

1


Hƣơng Việt 3 thích ứng tốt tại các vùng sản xuất khác nhau nhƣ khả năng đẻ
nhánh, khả năng chống chịu sâu bệnh và đặc biệt là chất lƣợng gạo rất thơm
ngon, mềm, dẻo, năng suất cao, đáp ứng đƣợc các yêu cầu về chất lƣợng xuất
khẩu và nhu cầu của thị trƣờng Hà Nội.
Từ bối cảnh nêu trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu
ảnh hưởng của lượng phân bón và mật độ cấy đến sinh trưởng và năng suất

giống lúa thuần Hương Việt 3 tại Ứng Hịa-Hà Nội’’ .
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ U CẦU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục đích
Xác định đƣợc lƣợng phân bón và mật độ cấy phù hợp nhất để giống lúa
thuần Hƣơng Việt 3 đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất trên chân đất vàn
của huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
Đánh giá đƣợc một số đặc điểm nơng sinh học, đặc điểm hình thái, mức
độ nhiễm sâu bệnh và năng suất của giống lúa thuần Hƣơng Việt 3 ở các mật độ
cấy, lƣợng phân bón khác nhau trong vụ xuân và vụ mùa 2017 tại huyện Ứng
Hòa, thành phố Hà Nội.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LƯA GẠO TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.1.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên Thế giới
Lúa là cây trồng đƣợc trồng rộng rãi nhất, là lƣơng thực chính cho 3,5 tỷ
ngƣời trên toàn thế giới. Theo thống kê của tổ chức lƣơng thực thế giới FAO có
114 các quốc gia trên thế giới trồng và sản xuất ra 715 triệu tấn gạo mỗi năm,
năm 2016 sản lƣợng lúa gạo đạt 751,9 triệu tấn tăng 1% so với năm 2015 (741,8
triệu tấn) và dự báo đạt 758,9 triệu tấn trong năm 2017. Tuy nhiên chỉ 18 nƣớc có
diện tích sản xuất lớn hơn 1.000.000 ha và đều tập trung ở Châu Á bao gồm Ấn
Độ, Trung Quốc, Indonesia, Bangladesh, Thái Lan, Myanmar, Việt Nam,
Philippines...chiếm 89,7% diện tích lúa tồn thế giới. Các khu vực có mức nghèo
đói lớn ở Nam Á, một phần của Đông Nam Á và Châu Phi sử dụng đất nông
nghiệp ở vùng đất thấp để sản xuất ra 20% gạo trên thế giới, vùng cao và đất khơ
sản xuất ra 4% sản lƣợng gạo trên tồn thế giới.
Bảng 2. 1: Diện tích, năng suất và sản lƣợng lúa gạo trên thế giới

từ 2010 - 2016
Năm
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016

Diện tích
(triệu ha)
161,68
162,72
162,19
164,53
162,91
160,76
159,81

Năng suất
(tấn/ha)
4,34
4,46
4,54
4,51
4,56
4,60
4,64


Sản lƣợng
(triệu tấn)
701,12
726,38
736,26
741,99
742,43
740,08
740,96

Nguồn: Số liệu thống kê FAOSTAT (2017)

Sản lƣợng lúa gạo tại châu Á chiếm tới 90,4% toàn thế giới, tức là 677,7
triệu tấn. Tỷ lệ này vẫn đang liên tục tăng vì vấn đề dân số gia tăng ở khu vực
này. Theo thống kê, sản lƣợng lúa gạo cao chủ yếu nhờ sản lƣợng tăng mạnh tại
Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Pakistan và Việt Nam.
Sản lƣợng lúa gạo tại Châu Phi đạt 28,7 triệu tấn, tăng 0,8% so với sản
lƣợng năm 2014. Sản lƣợng tăng tại các nƣớc Tây Phi đã bù đắp những thiếu hụt
do sự suy giảm tại một nƣớc ở Đông và Nam Phi.

3


Tại vùng trung Mỹ và Caribe sản lƣợng lúa gạo duy trì ở mức ổn định 3
triệu tấn. Vùng nam Mỹ sản lƣợng lúa gạo đạt 25,4 triệu tấn năm 2015 tăng 2,7%
so với cùng kỳ năm 2014. Sản lƣợng lúa gạo tại châu Âu giữ ở mức ổn định đạt
4.1 triệu tấn năm 2015.
Theo nhƣ số liệu trên bảng diện tích tăng đều từ năm 2010 - 2013 từ 161,68 164,53 triệu ha, nhƣng từ năm 2014 - 2016 diện tích lúa gạo giảm xuống và thấp
nhất là 159,81 triệu ha năm 2016. Năng suất lúa gạo trên thế giới tuy không giảm
qua các năm nhƣng không tăng mạnh. Sản lƣợng lúa gạo tăng dần từ 701,12 742,43 triệu tấn từ năm 2010 đến 2014, nhƣng lại giảm xuống 740,96 vào năm

2016. Nhƣ vậy, diện tích trồng lúa giảm cũng phần nào làm cho sản lƣợng lúa
gạo cũng giảm, cịn năng suất tuy khơng giảm nhƣng tăng chậm qua các năm.
Hiện nay khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, tìm ra đƣợc những giống
có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu biến đổi, sự đa dạng của sâu bệnh,
diện tích trồng ngày càng giảm... và cho năng suất, chất lƣợng tốt nhằm đáp ứng
nhu cầu cho con ngƣời trên tồn cầu.
2.1.2. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam
Việt Nam là một nƣớc nhiệt đới gió mùa, lƣợng bức xạ mặt trời cao rất
phù hợp cho sự phát triển của cây lúa, đất đai phù sa đƣợc bồi đắp tƣơng đối
bằng phẳng từ Bắc đến Nam (Đồng bằng Sơng Hồng, Đồng bằng Sơng Cửu
Long...). Vì vậy có thể nói Việt Nam là cái nơi của sự hình thành cây lúa. Ngƣời
dân Việt Nam có truyền thống trồng lúa nƣớc từ xa xƣa kết hợp với sự tiến bộ
của khoa học hiện đại làm tăng sản lƣợng đi đơi với chất lƣợng của lúa góp phần
làm tăng lƣợng gạo dự trữ của thế giới.
Dựa vào chính sách đổi mới của đảng và nhà nƣớc song song với sự phát
triển không ngừng của khoa học và kỹ thuật trong việc chọn tạo ra những giống
lúa mới cho năng suất cao, thay đổi cơ cấu mùa vụ, tận dụng và cải tạo đất... Sự
nghiên cứu và đổi mới không ngừng Việt Nam đã giải quyết đƣợc an ninh lƣơng
thực cho 86,5 triệu dân và đƣa Việt Nam đứng trong hàng ngũ 10 nƣớc xuất khẩu
gạo hàng đầu trên thế giới đạt 4,5 triệu tấn (năm 2007). Kết quả nhảy vọt về năng
suất lúa trong thập kỷ qua, Việt Nam đã trở thành nƣớc xuất khẩu gạo đứng thứ 3
trên thế giới và trở thành nƣớc dẫn đầu trong ngành xuất khẩu gạo vào năm 2012.
Theo thống kê của FAO (2009) với diện tích trồng lúa khoảng 7,4 triệu ha đã
giúp Việt Nam trở thành nƣớc đứng thứ 7 trong các nƣớc có diện tích trồng lúa
nhiều ở Châu Á và đứng thứ 24 trên thế giới với năng suất lúa khoảng 5,2 tấn/ha.

4


Biểu đồ 2.1. Diện tích, năng suất, sản lƣợng lúa ở Việt Nam

giai đoạn 2006- 2015
Nguồn: Tổng cục thống kê năm (2016)

Theo nhƣ bảng thống kê về diện tích nhận thấy rằng: năm 2007 diện tích
trồng lúa giảm từ 7,32 triệu ha (năm 2006) xuống còn 7,21 triệu ha, nhƣng từ
năm 2008 đến 2013 thì diện tích trồng lúa đã tăng dần theo năm và cao nhất vào
năm 2013 đạt 7,9 triệu ha. Tuy nhiên diện tích trồng đang có xu hƣớng giảm và
chƣa ổn định.
Sản lƣợng và năng suất lúa ở Việt Nam tăng đều qua các năm. Đó là
thành quả của việc áp dụng các khoa học kỹ thuật, các quy trình trồng và chăm
sóc hợp lý vào nơng nghiệp cho ra nững giống lúa có năng suất, chất lƣợng cao,
khả năng chịu sâu bệnh và điều kiện thời tiết khắc nhiệt góp phần nâng cao năng
suất và sản lƣợng lúa gạo của Việt Nam nói riêng và của thế giới nói chung.
Một số thành tựu nghiên cứu lúa của Việt Nam
Những thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học hiện nay đã góp phần
rất lớn trong việc nâng cao năng suất và sản lƣợng lúa gạo của nƣớc ta, đem lại
giá trị cao cho sản xuất lúa gạo ở hiện tại và trong tƣơng lai.
Trong giai đoạn 2001 - 2015, Viện Cây lƣơng thực - Cây thực phẩm đã có
kết quả nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ cho công tác chọn tạo giống lúa nhƣ

5


đánh giá đa dạng di truyền của tập đồn cơng tác, nghiên cứu quy luật di truyền
của một số tính trạng quan trọng ở cây lúa, thu thập 2.856 mẫu giống lúa địa
phƣơng và nhập nội có nhiều gen quý, tạo 8.456 vật liệu khởi đầu bằng nhiều
phƣơng pháp, đã chọn 11.997 dòng theo hƣớng lúa chống chịu điều kiện khó
khăn, lúa chất lƣợng cao.
Các năm 2002 - 2003, Trƣờng Đại học Nông nghiệp I đã nghiên cứu, đƣa
ra khảo nghiệm, khu vực hố và đề nghị cơng nhận một số giống lúa ngắn ngày,

khả năng thích ứng rộng, năng suất cao bổ sung vào cơ cấu giống cho vùng đồng
bằng và trung du Bắc bộ nhƣ TH3-3, TN13-5, VL20.
Viện di truyền nơng nghiệp đã có nhiều thành tựu trong công tác chọn tạo
giống lúa. Nhiều giống đƣợc công nhận là giống quốc gia, giống đƣợc đƣa vào khu
vực hoá nhƣ DT10, DT33, DT13, A20, DT271, VL901, lúa lai 3 dịng HR1….
Viện lúa Đồng Bằng Sơng Cửu Long đã đƣợc Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn (NN-PTNT) công nhận 33 giống lúa cho phép phổ biến vào sản
xuất tại các tỉnh phía nam: 12 giống lúa chính thức: OM 4498, OM 5930, OM
4900...; 21 giống lúa sản xuất thử: OM 2088, OM 5239, OM 4668... Ðối với từng
tỉnh với những kiểu sinh thái khác nhau, Viện có những giống lúa phù hợp đem
lại hiệu quả kinh tế cao: xác định đƣợc bốn giống lúa OM 6377, OM 4101, OM
5472, OM 5490, là những giống lúa rất có triển vọng phát triển tốt ở tỉnh Ðồng
Tháp về năng suất, tính chống chịu rầy nâu và bệnh vàng lùn.
Những thành tựu đạt đƣợc trong công tác chọn tạo giống lúa mới là sự
nỗ lực của các nhà khoa học và quản lý nơng nghiệp, đã góp phần tích cực
nâng cao sản lƣợng và diện tích lúa trên tồn quốc. Vì thế, việc nghiên cứu,
đánh giá từng giống lúa thích hợp với các vùng sinh thái và kỹ thuật canh tác
nhằm phát huy hết tiềm năng của giống là một biện pháp hữu ích, mang lại
hiệu quả cho sản xuất.
2.1.3. Tình hình sản xuất lúa tại Ứng Hòa – Hà Nội
Huyện Ứng Hịa – Hà Nội là huyện thuần nơng, sản xuất độc canh cây
lúa. Diện tích đất cấy lúa 9.000 ha nằm xen kẽ giữa các khu dân cƣ và chủ yếu
ven các dịng sơng Nhuệ và sơng Đáy. Năng suất lúa của huyện luôn đứng hàng
đầu trong những huyện trồng lúa của Thành phố Hà Nội. Những năm trƣớc đây,
các giống lúa chủ lực đƣợc gieo cấy trên địa bàn huyện Ứng Hòa chủ yếu nhập
nội từ Trung Quốc nhƣ Khang dân 18, Nhị Ƣu 838... Năng suất cao, ổn định, dễ
chăm sóc và thích ứng rộng nhƣng chất lƣợng kém không phù hợp với nhu cầu
hiện nay.

6



Hiện nay, bên cạnh những giống lúa chất lƣợng cao có nguồn gốc Trung
Quốc đƣợc các nhà khoa học trong nƣớc chọn lọc đang đƣợc trồng trên địa bàn
huyện nhƣ Bắc Thơm số 7, nếp 87, 97... thì một số giống lúa thuần có nguồn gốc
trong nƣớc đã và đang sản xuất trên địa bàn huyện tỏ ra có ƣu thế về nhiều mặt
nhƣ: năng suất cao, ổn định, chất lƣợng cao, dễ sản xuất và phù hợp với điều kiện
thổ nhƣỡng của huyện nhƣ BC15, Thiên Ƣu 8, HYT100 .... đang đƣợc nông dân
ƣa chuộng thể hiện ổn định và phù hợp nhiều vùng sinh thái đã đáp ứng đƣợc
một phần nhu cầu của ngƣời dân. Hàng năm, diện tích lúa có chất lƣợng cao của
huyện đạt từ 35% tổng diện tích trở lên.
2.2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ MẬT ĐỘ GIEO,
CÂY LÚA
2.2.1. Cơ sở khoa học của mật độ gieo cây lúa
Trong quần thể ruộng lúa, mật độ gieo cấy, số dảnh cấy có liên quan đến
năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất. Nếu gieo cấy q dày hoặc nhiều
dảnh/khóm thì bơng lúa sẽ nhỏ đi đáng kể, hạt có thể nhỏ hơn và năng suất sẽ
giảm. Vì vậy, muốn đạt đƣợc năng suất cao thì ngƣời sản xuất phải biết điều
khiển cho quần thể ruộng lúa có số lƣợng bơng tối ƣu mà vẫn không làm cho
bông nhỏ đi, số hạt chắc và độ chắc hạt trên bông không thay đổi. Căn cứ vào
tiềm năng năng suất của giống, tiềm năng của đất đai, khả năng thâm canh của
ngƣời sản xuất và vụ gieo trồng để định ra số bông cần đạt một cách hợp lý.
Mật độ gieo phụ thuộc vào đặc điểm của giống lúa định gieo cấy. Giống lúa
chịu thâm canh càng cao, tiềm năng, năng suất lớn mật độ gieo cấy càng dầy và
ngƣợc lại giống lúa chịu thâm canh thấp, mật độ gieo cấy thƣa hơn. Những giống
lúa có bộ lá gọn, góc lá nhỏ, thế lá đứng gieo cấy mật độ dày hơn những giống
lúa có phiến lá to, góc lá lớn. Mật độ gieo cấy lúa phụ thuộc vào tuổi mạ: Tuổi
mạ càng ngắn (mạ non) khả năng đẻ cao, cấy thƣa hơn mạ già, tuổi mạ cao. Xác
định mật độ gieo cấy lúa hợp lý căn cứ vào độ phì của đất, khả năng thâm canh
của hộ nông dân. Đất tốt, khả năng thâm canh cao mật độ gieo cấy thƣa hơn loại

đất xấu khả năng thâm canh thấp. Vụ Mùa thời tiết nắng nóng cây lúa sinh
trƣởng nhanh, đẻ sớm, đẻ nhiều cấy thƣa hơn vụ Xuân nhiệt độ thấp cây lúa
chậm đẻ, đẻ nhánh kém.
2.2.2. Các nghiên cứu mật độ gieo cấy lúa
Mật độ cấy là một biện pháp kỹ thuật canh tác quan trọng, phụ thuộc vào

7


điều kiện tự nhiên, dinh dƣỡng, đặc điểm của giống. Khi nghiên cứu vấn đề
này Sasato (1996) đã kết luận: Trong điều kiện dễ canh tác lúa mọc tốt thì nên
cấy mật độ thƣa, ngƣợc lại phải cấy dày. Giống lúa cho nhiều bơng thì cấy dầy
khơng có lợi bằng giống to bông. Vùng lạnh nên cấy dầy hơn so với vùng
nóng ẩm, mạ dảnh to nên cấy thƣa hơn mạ dảnh nhỏ, lúa gieo muộn nên cấy
dầy hơn lúa gieo sớm.
Suichi Yoshida (1985) đã khẳng định: Trong ruộng lúa cấy, khoảng cách
thích hợp cho lúa đẻ nhánh khỏe và sớm thay đổi từ 20 x 30cm đến 30 x 30
cm. Theo ông việc đẻ nhánh chỉ xảy ra đến mật độ 300 cây/m2, nếu tăng số
dảnh cấy lên nữa thì chỉ có những dảnh chính là cho bơng. Năng suất tăng khi
mật độ cấy tăng lên 182 - 242 dảnh/m2. Số bơng trên đợn vị diện tích cũng
tăng theo mật độ nhƣng lại giảm số hạt trên bông. Mật độ gieo cấy thực tế là
vấn đề tƣơng quan giữa số dảnh cấy và sự đẻ nhánh. Thƣờng gieo cấy thƣa thì
cây lúa đẻ nhánh nhiều, cấy dày thì đẻ nhánh ít. Trong phạm vi khoảng cách
cấy từ 50 x 50cm đến 10 x 10cm khả năng đẻ nhánh có ảnh hƣởng đến năng
suất. Ông thấy rằng, năng suất hạt của giống IR-154-451 (một giống có khả
năng đẻ nhánh ít) tăng lên với việc giảm khoảng cách cấy 10 x 10 cm đối với
giống có khả năng đẻ nhánh khỏe (IR8) năng suất đạt cực đại ở khoảng cách
cấy 20 x 20 cm.
Theo Phạm Văn Cƣờng và cs. (2006) kết luận mật độ cấy ảnh hƣởng đến
chỉ số diện tích lá của lúa lai và lúa thuần khác nhau. Lúa lai có chỉ số diện

tích lá cực đại sớm hơn và giảm chậm, cịn lúa thuần thì ngƣợc lại cực đại đạt
muộn hơn và giảm nhanh hơn. Lúa thuần với mật độ 30 cấy dày (70 khóm/m2
có tốc độ tích lũy chất khô (CGR) cao hơn so với mật độ cấy thƣa tuy nhiên ở
giai đoạn trổ và chín sáp (CGR) khi cấy mật độ 50 khóm/m2 lại cao nhất.
Nguyễn Nhƣ Hà (2006), kết luận tăng mật độ cấy làm cho việc đẻ nhánh
của một khóm giảm. So sánh số dảnh cấy trên khóm của mật độ cấy thƣa 45
khóm/m2 và mật độ cấy dày 85 khóm/m2 thì thấy số dảnh đẻ trong một khóm
lúa ở cơng thức cấy thƣa lớn hơn 0,9 dảnh/khóm (vụ Xuân) và tăng lên 1,9
dảnh/khóm (vụ Mùa). Về dinh dƣỡng, khi tăng lƣợng đạm bón ở mật độ cấy
dày có tác dụng tăng tỷ lệ dảnh hữu hiệu. Tỷ lệ dảnh hữu hiệu tỷ lệ thuận với
mật độ đến 65 khóm/m2 ở vụ mùa và 75 khóm/m2 ở vụ xuân. Tăng bón đạm ở
mật độ cao khoảng 55 - 56 khóm/m2 làm tăng tỷ lệ dảnh hữu hiệu .

8


Theo Trần Thúc Sơn (1995) thì mở rộng khoảng cách cấy 20 x 30 cm là
con đƣờng tốt nhất để giảm lƣợng gieo cần thiết cho 1ha (25kg) mà không
làm giảm năng suất. Theo Nguyễn Văn Hoan (2002) với các giống lúa lai
nên cấy 2 - 3 dảnh với mật độ 50 - 55 khóm/m2 và cấy 3 - 4 dảnh với mật độ
40 - 45 khóm/m2 .
Phan Hữu Tơn (2002), lƣợng giống TN 13-5 cần cho 1 sào Bắc bộ từ 1,5 - 2
kg nên gieo mạ thƣa, khoảng 8 - 10kg/sào Bắc Bộ để mạ to dảnh và cấy mật độ
50 khóm/m2 và cấy 1 - 2 dảnh/khóm, không cấy to dảnh để lúa nhanh bén rễ hồi
xanh, đẻ khỏe và tập trung tỷ lệ bông hữu hiệu cao.
Dƣơng Hồng Hiên (1987), khi nghiên cứu về mật độ lúa gieo thẳng đã kết
luận rằng: lƣợng giống gieo không nên quá cao. Thƣờng trong vụ Đông Xuân để
đạt 700 bông/m2 chỉ cần 100 - 150kg hạt giống/ha trong điều kiện giống nảy
mầm tốt, ruộng làm đất tốt và sạ ƣớt thóc đã nảy mầm. Nếu điều kiện kém hơn
thì cũng phải cần 180 - 200 kg/ha là cùng. Vụ hè thu ở Nam Bộ chỉ có từ 400 500 bơng/m2 thì phải rút bớt số lƣợng thóc giống, cịn ở Dun hải miền Trung

thì vẫn sạ nhƣ vụ Đơng Xuân để đạt khoảng 700 bông/m2.
Kết quả một số nghiên cứu về mật độ gieo vãi ở Trƣờng Đại Học Nông
Nghiệp I trong vụ Xuân năm 1972, 1973 và vụ Mùa năm 1973 ở các mật độ gieo
vãi từ 60, 80, 100, 120, 140 kg/ha đã cho thấy trong vụ Xuân gieo vãi với mật độ
100 - 120 kg/ha là cho năng suất cao nhất nhƣng trong vụ Mùa chỉ nên gieo với
mật độ 80 - 100kg/ha là cho năng suất cao nhất (Đinh Văn Lữ, 1976).
Theo kết luận của Dƣơng Hồng Hiên (1987), vụ Xuân gieo dày hơn vụ Mùa
vì thời tiết rét, tỷ lệ mọc và sinh trƣởng của cây kém hơn, mật độ gieo có thể biến
động từ 80 - 120kg/ha tùy theo tình hình đất đai, phân bón và thời tiết khí hậu.
Kết quả nghiên cứu của Đỗ Khắc Thịnh và cs. (2011), cho thấy tại Bình
Phƣớc lƣợng giống gieo sạ phù hợp ở vụ hè thu là 120 kg/ha và vụ Đông Xuân là
120 -150 kg/ha, Đắc Nông 90 – 120 kg/ha và 120 - 150kg/ha cho vụ Hè Thu và
Đông Xuân.
Việc xác định lƣợng giống cần thiết để giảm chi phí mà vẫn đảm bảo hiệu
quả kinh tế là rất cần thiết. Nếu gieo q dầy sẽ tăng chi phí thóc giống, đặc biệt
là giống lúa lai. Mặt khác gieo cấy dày kéo theo tăng cơng dặm tỉa, chăm sóc
dặc biệt là sâu bệnh hại tăng lên làm giảm năng suất và chất lƣợng sản phẩm.
Dựa trên cơ sở của sức nảy mầm, khối lƣợng 1000 hạt, độ sạch của lô hạt giống
và mật độ cấy trên một đơn vị diện tích có thể đƣa ra cơng thức tính lƣợng hạt

9


giống cần gieo (Nguyễn Văn Hoan, 2004).
M*K
D=
A
B*C
A=
100

Trong đó :
D – Lƣợng thóc giống cần gieo cho 1ha(kg)
M – Mật độ tính bằng số cây mọc/m2
A – Giá trị gieo trồng của lô hạt giống (%)
B – Độ sạch của lô hạt (%)
C – Sức nảy mầm của hạt (%)
K – Khối lƣợng 1000 hạt (g)
Lê Hữu Hải và cs (2006), tập quán sạ lan (gieo thẳng) truyền thống của nông
dân miền Nam với mật độ cao khoảng 200 kg/ha, bón nhiều phân đạm sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho sâu bệnh hại phát triển và làm giảm năng suất từ 38,2 - 64,6%,
giảm tỷ lệ gạo nguyên từ 3,1 –11,3% và giảm trọng lƣợng 1000 hạt từ 3,7 - 5,1%.
Còn ở các tỉnh phía Bắc mật độ thấp hơn so với miền Nam chỉ từ 40 60kg/1000m2. Điều đó có thể đƣợc lý giải là do điều kiện canh tác, khí hậu của
hai miền khác nhau. Trong miền Nam điều kiện thời tiết, khí hậu thích hợp cho
cây lúa phát triển quanh năm, đồng thời diện tích đất canh tác rộng nên nông dân
sử dụng lƣợng giống gieo cao để không mất công dặm tỉa và làm cỏ. Ở miền Bắc
chủ yếu chỉ sản xuất 2 vụ lúa/năm, diện tích đất canh tác nhỏ lẻ, ngƣời dân có
điều kiện chăm sóc, tỉa dặm để phân bố đều các cây trên đơn vị diện tích, phát
huy khả năng đẻ nhánh cây lúa. Hiện nay trong sản xuất lúa áp dụng phƣơng
pháp sạ hàng giúp nông dân tiết kiệm đƣợc lƣợng giống sử dụng từ 100 150kg/ha và làm tăng năng suất từ 0,5 - 1,5 tấn/ha so với sạ lan đến 20% (Lê
Trƣờng Giang, 2005).
Phƣơng pháp gieo theo hàng đã đƣợc nhiều địa phƣơng áp dụng do giảm
đƣợc giống và công dặm tỉa, chi phí thuốc bảo vệ thực vật. Theo Nguyễn Văn
Dung (2010), mật độ gieo 50 kg giống/ha năng suất lúa dao động từ 6,74 -6,81
tấn/ha, khi tăng mật độ lên 80 kg/ha năng suất chỉ đạt 4,89 tấn/ha.

10


Theo Nguyễn Trƣờng Giang và Phạm Văn Phƣợng (2010) kết quả thí
nghiệm cho thấy sạ hàng ở mật độ 50 - 100 kg giống/ha và sạ lan với lƣợng

giống gieo 100 kg/ha (6,56; 6,79 và 6,08 tấn/ha) đều cho năng suất cao hơn sạ
lan ở lƣợng giống gieo 200 kg/ha (5,67 tấn/ha) trong đó sạ hàng lƣợng giống gieo
100kg/ha có năng suất cao nhất (6,79 tấn/ha) và tăng năng suất đến 19,75% so
với thí nghiệm sạ lan 200 kg/ha. Trong vụ hè thu sạ hàng lƣợng giống gieo 50 và
100 kg/ha đều có tác dụng tích cực trong việc hạn chế sự gây hại của rầy nâu,
bệnh đạo ôn, chuột và chống đổ ngã cho cây lúa.
Tăng Thị Hạnh, Phạm Văn Cƣờng và cs (2014) cho rằng: năng suất của
DCG66 đạt cao nhất tại Thái Nguyên khi cấy với mật độ 35 khóm/m2 trên nền
phân bón 120kg N + 60kg P2O5 + 90kg K2O/ha trong vụ xuân (63,3 tạ/ha) và
trong vụ mùa (70,3 tạ /ha) và tại Lào Cai khi cấy với mật độ 45 khóm/m2 trên
nền phân bón 100kg N + 60kg P2O5 + 90kg K2O/ha trong vụ xuân (62,4 tạ/ha) và
trong vụ mùa (64,9 tạ/ha).
Hầu hết các nhà khoa học đều kết luận rằng: mật độ cấy có mối quan hệ
tƣơng đối chặt chẽ với năng suất của cây lúa. Nếu tăng mật độ đến một mức nhất
định phù hợp với từng giống sẽ làm tăng năng suất của lúa, cịn nếu vƣợt q giới
hạn đó thì năng suất sẽ khơng tăng thêm mà có thể làm năng suất lúa giảm đi.
2.3. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ PHÂN BĨN CHO CÂY LƯA
2.3.1. Các kết quả nghiên cứu về dinh dƣỡng đạm
Đạm là một yếu tố dinh dƣỡng quan trọng, quyết định sự sinh trƣởng và
phát triển của cây trồng. Đạm là một trong những nguyên tố cơ bản của cây
trồng, là thành phần cơ bản của axit amin, axit nucleotit và diệp lục. Trong thành
phần chất khô của cây có chứa từ 0,5 – 6% đạm tổng số (Hoàng Minh Tấn 2006),
hàm lƣợng đạm trong lá liên quan chặt chẽ với cƣờng độ quang hợp và sản sinh
lƣợng sinh khối. Đối với cây lúa thì đạm lại càng quan trọng hơn, nó có tác dụng
trong việc hình thành bộ rễ, thúc đẩy quá trình đẻ nhánh và sự phát triển thân lá
của lúa dẫn đến làm tăng năng suất lúa. Do vậy, đạm góp phần thúc đẩy sinh
trƣởng nhanh (chiều cao, số dảnh) và tăng kích thƣớc lá, số hạt, tỷ lệ hạt chắc và
tăng hàm lƣợng protein trong hạt. Đạm ảnh hƣởng đến tất cả các chỉ tiêu sinh
trƣởng, phát triển các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lúa. Đạm ảnh
hƣởng lớn đến hình thành địng và bơng lúa sau này, sự hình thành số hạt trên

bông, tỷ lệ hạt chắc và trọng lƣợng nghìn hạt.

11


×