Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Đánh giá ảnh hưởng của lượng phân bón và mật độ cấy đến sinh trưởng và năng suất giống lúa thuần ddh tại kiến xương thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 81 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN ĐỨC THỊNH

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG PHÂN BÓN VÀ
MẬT ĐỘ CẤY ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT
GIỐNG LÚA THUẦN ĐH11 TẠI KIẾN XƯƠNG - THÁI BÌNH

Chuyên ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

8620110

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. Trần Văn Quang

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng: số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cao đoan: mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng

năm 2018



Tác giả luận văn

Nguyễn Đức Thịnh

i


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trần Văn Quang – Cán bộ
giảng dạy Bộ môn Di truyền và chọn giống cây trồng, khoa Nông học – Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn để tơi hồn thành luận văn tốt
nghiệp này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các Quý Thầy Cô giáo Ban Đào tạo Sau đại
học, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Khoa Nông học – Học viện Nông nghiệp
Việt Nam đã quan tâm giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong suốt quá trình học
tập và thực hiện đề tài.
Luận văn này hồn thành cịn có sự giúp đỡ của nhiều đồng nghiệp, bạn bè, cùng
với sự động viên khuyến khích của gia đình trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Đức Thịnh

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục .......................................................................................................................... iii
Danh mục bảng ................................................................................................................. v
Danh mục hình ................................................................................................................ vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis abstract.................................................................................................................. ix
Phần 1. Mở đầu .............................................................................................................. 1
1.1.

Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1

1.2.

Mục đích và yêu cầu của đề tài .......................................................................... 2

1.2.1.

Mục đích ............................................................................................................ 2

1.2.2.

Yêu cầu của đề tài .............................................................................................. 2

1.3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................................................................... 2

1.3.1.


Ý nghĩa khoa học ............................................................................................... 2

1.3.2.

Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................ 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................ 4
2.1.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và Việt Nam ..................... 4

2.1.1.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên thế giới........................................... 4

2.1.2.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo tại Việt Nam ......................................... 6

2.1.3.

Tình hình sản xuất lúa của tỉnh Thái Bình ......................................................... 8

2.2.

Nghiên cứu chọn tạo giống lúa chất lượng ở Việt Nam .................................... 8

2.3.


Những nghiên cứu về kỹ thuật canh tác lúa ..................................................... 11

2.3.1.

Những nghiên cứu về kỹ thuật canh tác lúa trên thế giới ................................ 11

Phần 3. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................... 25
3.1.

Vật liệu nghiên cứu .......................................................................................... 25

3.2.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................................................... 25

3.2.1.

Địa điểm ........................................................................................................... 25

3.2.2.

Thời gian .......................................................................................................... 25

3.3.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 25

3.4.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 25


3.4.1.

Phương pháp bố trí thí nghiệm ........................................................................ 25

iii


3.5.

Các chỉ tiêu theo dõi ........................................................................................ 27

3.5.1.

Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng .......................................................... 27

3.5.2.

Đặc điểm nông sinh học................................................................................... 28

3.5.3.

Đặc điểm hình thái ........................................................................................... 29

3.5.4.

Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ................................................... 30

3.5.5.


Mức độ nhiễm sâu bệnh ................................................................................... 30

3.6.

Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu .................................................................. 32

3.7.

Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................... 32

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................. 33
4.1.

Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của giống lúa ĐH11 ở Kiến Xương - Thái
Bình .................................................................................................................. 33

4.1.1.

Giai đoạn mạ .................................................................................................... 33

4.1.2.

Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của giống lúa ĐH11 ........................ 33

4.2.

Động thái tăng trưởng của giống lúa thuần ĐH11 tại trong vụ Xuân và vụ Mùa
năm 2017 tại Kiến Xương - Thái Bình ............................................................ 37

4.2.1.


Tăng trưởng chiều cao ..................................................................................... 37

4.2.2.

Tăng trưởng số lá ............................................................................................. 41

4.2.3.

Tăng trưởng số nhánh ...................................................................................... 44

4.3.

Một số đặc điểm nông sinh học của giống ĐH11 khi cấy tại Kiến Xương Thái Bình ......................................................................................................... 48

4.4.

Ảnh hưởng của mật độ cấy và phân bón đến sự xuất hiện sâu bệnh hại trên
giống lúa ĐH11 ở Kiến Xương - Thái Bình .................................................... 50

4.4.1.

Trong vụ Xuân 2017 ........................................................................................ 51

4.4.2.

Trong vụ Mùa năm 201 ................................................................................... 51

4.5.


Ảnh hưởng của mật độ cấy và phân bón đến năng suất và các yếu tố cấu thành
năng suất của giống lúa ĐH11 ở Kiến Xương - Thái Bình ............................. 53

4.5.1.

Kết quả nghiên cứu về cấu thành năng suất trong vụ Xuân 2017 ................... 55

4.5.2.

Kết quả nghiên cứu về cấu thành năng suất trong vụ Mùa 2017 ..................... 56

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ..................................................................................... 59
5.1.

Kết luận ............................................................................................................ 59

5.2.

Kiến nghị.......................................................................................................... 59

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 60
Phụ lục ......................................................................................................................... 64

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Sản xuất lúa gạo của thế giới từ năm 2011 đến năm 2014 ............................ 4


Bảng 2.2.

Sản xuất lúa gạo của 10 nước đứng đầu thế giới ........................................... 5

Bảng 2.3.

Tình hình sản xuất và xuất khẩu lúa gạo ở Việt Nam trong những năm
gần đây .......................................................................................................... 6

Bảng 4.1.

Đặc điểm giai đoạn mạ của giống ĐH11 trong năm 2017 tại huyện
Kiến Xương - Thái Bình.............................................................................. 33

Bảng 4.2.

Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến thời gian qua các giai đoạn
sinh trưởng của giống lúa thuần ĐH11 trong vụ Xuân năm 2017 tại
Kiến Xương - Thái Bình.............................................................................. 35

Bảng 4.3.

Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến thời gian qua các giai đoạn
sinh trưởng của giống lúa thuần ĐH11 trong vụ Mùa năm 2017 tại
Kiến Xương - Thái Bình.............................................................................. 36

Bảng 4.4.

Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến động thái tăng trưởng chiều

cao cây của giống lúa thuần ĐH11 trong vụ Xuân năm 2017 tại Kiến
Xương - Thái Bình ...................................................................................... 38

Bảng 4.5.

Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến động thái tăng trưởng chiều
cao cây của giống lúa thuần ĐH11 trong vụ Mùa năm 2017 tại Kiến
Xương - Thái Bình ...................................................................................... 39

Bảng 4.6.

Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến động thái tăng trưởng số lá
của giống lúa thuần ĐH 11 trong vụ Xuân 2017 tại Kiến Xương –
Thái Bình ..................................................................................................... 42

Bảng 4.7.

Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến động thái tăng trưởng số lá
của giống lúa thuần ĐH 11 trong vụ Mùa năm 2017 tại Kiến Xương Thái Bình ..................................................................................................... 43

Bảng 4.8.

Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến động thái tăng trưởng số
nhánh của giống lúa thuần ĐH 11 trong vụ Xuân 2017 tại Kiến
Xương - Thái Bình ...................................................................................... 45

Bảng 4.9.

Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến động thái tăng trưởng số
nhánh của giống lúa thuần ĐH 11 trong vụ Mùa năm 2017 tại Kiến

Xương - Thái Bình ...................................................................................... 47

v


Bảng 4.10. Một số đặc điểm nông sinh học của giống ĐH11 trong năm 2017 tại
Kiến Xương - Thái Bình.............................................................................. 49
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến mức độ nhiễm sâu bệnh của
giống lúa thuần ĐH11 trong vụ Xuân năm 2017 ........................................ 51
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của mật độ phân bón đến mức độ nhiễm sâu bệnh của
giống lúa thuần ĐH11 trong vụ mùa năm 2017 .......................................... 52
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của mật độ phân bón đến năng suất và các yếu tố cấu
thành năng suất của giống lúa thuần ĐH11 trong vụ Xuân năm 2017 ........ 55
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của lượng đạm bón và mật độ cấy đến hiệu quả kinh tế của
giống lúa ĐH11 tại Kiến Xương – Thái Bình vụ Xuân 2017 ..................... 56
Bảng 4.15. Ảnh hưởng của mật độ phân bón đến năng suất và các yếu tố cấu
thành năng suất của giống lúa thuần ĐH11 trong vụ Mùa năm 2017 ......... 56
Bảng 4.16. Ảnh hưởng của lượng đạm bón và mật độ cấy đến hiệu quả kinh tế của
giống lúa ĐH11 tại Kiến Xương – Thái Bình vụ Mùa 2017 ....................... 58

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến động thái tăng trưởng chiều
cao cây của giống lúa thuần ĐH11 trong vụ Xuân năm 2017 tại Kiến
Xương - Thái Bình ........................................................................................ 37
Hình 4.2. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến động thái tăng trưởng chiều
cao cây của giống lúa thuần ĐH11 trong vụ Mùa năm 2017 tại Kiến
Xương - Thái Bình ........................................................................................ 40

Hình 4.3. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến động thái tăng trưởng số lá
của giống lúa thuần ĐH 11 trong vụ Xuân 2017 tại Kiến Xương - Thái
Bình ............................................................................................................... 41
Hình 4.4. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến động thái tăng trưởng số lá
của giống lúa thuần ĐH 11 trong vụ Mùa 2017 tại Kiến Xương -Thái
Bình ............................................................................................................... 44
Hình 4.5. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến động thái tăng trưởng số
nhánh của giống lúa thuần ĐH 11 trong vụ Xuân 2017 tại Kiến Xương
- Thái Bình .................................................................................................... 46
Hình 4.6. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến động thái tăng trưởng số
nhánh của giống lúa thuần ĐH 11 trong vụ Mùa năm 2017 tại Kiến
Xương - Thái Bình ........................................................................................ 48

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Đức Thịnh
Tên Luận văn: “Đánh giá ảnh hưởng của lượng phân bón và mật độ cấy đến sinh
trưởng và năng suất giống lúa thuần ĐH11 tại Kiến Xương - Thái Bình”
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 8620110

Cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Xác định được lượng phân bón và mật độ cấy phù hợp nhất để giống lúa thuần
ĐH11 đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất tại huyện Kiến Xương – Thái Bình
Các phƣơng pháp nghiên cứu đã sử dụng
- Đánh giá đặc điểm nơng sinh học, hình thái, mức độ nhiễm sâu bệnh, năng suất

theo tiêu chuẩn đánh giá cây lúa của Viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI (2002)
- Bố trí thí nghiệm theo phương pháp của Gomez K.A. and Gomez A.A (1984).
- Phương pháp xử lý số liệu theo chương trình IRRISTAT 5.0, Microsoft
Excel 2003
- Thí nghiệm được bố trí ở vụ Xuân và vụ Mùa năm 2017.
Kết quả chính và kết luận
- Mật độ cấy không ảnh hưởng nhiều đến thời gian sinh trưởng của giống lúa
ĐH11. Thời gian sinh trưởng của giống chịu ảnh hưởng của các mức phân bón bón khác
nhau, bón nhiều phân làm tăng thời gian sinh trưởng của giống từ 2-5 ngày.
- Trên cùng một mức phân bón, khi mật độ cấy tăng chiều cao cây có xu hướng
giảm. Trong cùng mật độ cấy, khi tăng mức phân bón chiều cao cây của giống tăng
nhưng không đáng kể. Mật độ cấy và mức đạm bón khơng ảnh hưởng đến số lá trên
thân chính, chiều dài bơng và chiều rộng lá địng của giống.
- Mật độ cấy và lượng phân bón có ảnh hưởng đến mức độ nhiễm sâu bệnh của
giống lúa ĐH11. Khi tăng mật độ cấy và lượng phân bón mức độ nhiễm sâu bệnh năng
hơn, đặc biệt đối với bệnh đạo ôn trong vụ Xuân.
- Mật độ cấy và lượng phân bón có ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất. Khi tăng mật độ và lượng phân bón, số bơng/khóm tăng, nhưng số hạt
chắc/bơng giảm, năng suất lý thuyết và năng suất thực thu giảm.
- Để giống lúa ĐH11 đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao nên bón phân với lượng 120
kg N + 60 kg P205+ 90 kg K20/ha trong cả vụ Xuân và Mùa; cấy với mật độ 35 khóm/m2
trong vụ Xuân và 40 khóm/m2 trong vụ Mùa.

viii


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Duc Thinh
Thesis title: Effect of fertilizer application and planting density on growth and yield of
the inbred rice variety DH11 in Kien Xuong dictrict, Thai Binh province.

Major: Crop Science

Code: 8620110

Education organization: Vietnam National University of Agriculture
Research Objectives
To determine the appropriate amount of fertilizer and planting density for the
inbred rice DH11 to achieve the highest yield and economic profit in Kien Xuong
dictrict, Thai Binh province.
Materials and Methods
- Assessment of agro-biological and morphological characteristics, pest and
disease infection rate and yield followed Evaluation System of Rice (IRRI, 2002).
- Experiment design followed the method of Gomez K.A. and Gomez A.A (1984).
- Data analysis followed IRRISTAT 5.0, Microsoft Excel 2003.
- The study was conducted in spring and summer-autumn season in 2015.
Main findings and conclusions
- The transplanting density did not affect growth duration of inbred rice variety
DH11. The growth duration was influenced different levels of fertilizer, when increases
fertilizer to prolong growth duration of variety DH11 from 2-5 days.
- In the same level of fertilizer, when transplanting density increase to which
plant height to decrease. In the same transplanting density, increasing levels of fertilizer
plant height increased, but not significantly like. Transplanting density and fertilizer
levels does not affect the number of leaves, panicle length, leaf width. When increasing
the dose of fertilizer to increase the flat leaf length and number of panicle.
- The transplanting density and fertilizer dose that affect the level of pest
infection of inbred rice variety DH11. When transplanting density increases and the
dose of nitrogen pollution more pest levels, particularly for blast and brown spots
disease in spring season.
- The transplanting density and dose of fertilizer that affect the yield component
and yield. When increasing the transplanting density and dose of nitrogen fertilizer,


ix


number of panicle/m2 increase but the number of fully spikilets/panicle, theoretically
yield and actual yield to decrease.
- In order to DH11 get high yield and economic efficiency should be transplanting
density of 35 hills/m2 and fertilizing amount 120 kg N + 60 kg P205 + 90 kg K20 per
hectare in spring season and 40 hills/m2 and fertilizing amount 120 kg N + 60 kg P205 +
90 kg K20 per hectare in summer season in Kien Xuong dictrict-Thai Binh province.

x


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây lúa (Oryra sativa L.) là một trong ba cây lương thực chủ yếu trên thế
giới: Lúa gạo, lúa mỳ và ngô. Sản phẩm lúa gạo là nguồn lương thực quan trọng
của nhiều quốc gia, là nhân tố quyết định đảm bảo an ninh lương thực, quyết
định các chính sách phát triển nơng nghiệp bền vững.
Để đảm bảo cho cuộc sống con người trước tiên phải ổn định, an ninh
lương thực là nhiệm vụ sống còn của mỗi quốc gia. Song, vấn đề đặt ra hiện nay
là trong khi dân số thế giới và Việt Nam tiếp tục tăng nhưng diện tích đất dành
cho việc trồng lúa lại ngày một thu hẹp, do ảnh hưởng của khí hậu, thiên tai. Mặt
khác tốc độ đơ thị hóa đất trồng lúa đã nhường chỗ cho các cơng trình phúc lợi
xã hội, như đường giao thơng, khu cơng nghiệp và đất ở… Kéo theo là làm mất
tính đồng bộ của hệ thống thủy lợi tưới, tiêu đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng
suất và sả lượng lúa. Trong bối cảnh đó, vấn đề lương thực được đặt ra như một
mối đe dọa đến an ninh và ổn định lương thực của thế giới trong tương lai.
Ngành sản xuất lúa gạo của Việt Nam đã chuyển từ một nước sản xuất tự

cung tự cấp, thiếu đói sang một nước đảm bảo an ninh lương thực và vươn lên trở
thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới với sản lượng xuất khẩu hàng
năm từ 4-5 triệu tấn gạo. Tuy nhiên, trong tương lai Việt Nam nhu cầu về lương
thực vẫn phải tăng, theo mức độ tăng của dân số. Dân số Việt Nam đã tăng 73%
trong giai đoạn 1960-1990 và dự kiến tăng 62% trong ba thập kỷ tới. Theo dự
báo của Ngân hàng thế giới (WB) đến năm 2025 dân số Việt nam sẽ đạt khoảng
116 triệu người và tiếp tục tăng với tốc độ 1,1% năm, lúc đó Việt Nam sẽ cần
khoảng 33,6 tấn lương thực qui thóc để đảm bảo nhu cầu trong nước thêm vào đó
là 4-5 triệu tấn gạo phục vụ cho xuất khẩu hàng năm. Khơng những địi hỏi về
năng suất, đồng thời áp lực về chất lượng gạo đáp ứng nhu cầu ngày càng cáo
cũng là vấn đề thách thức rất lớn cho ngành nông nghiệp của nước ta.
Huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình có diện tích tự nhiên là 19.920,73 ha.
Huyện có 36 xã và 1 thị trấn. Dân số của huyện là: 223.179 người, diện tích đất
cấy lúa 11500 ha (là huyện có diện tích trồng lúa lớn nhất trong tỉnh Thái Bình).
Năng suất lúa của huyện ln đứng hàng đầu trong những huyện trồng lúa của
tỉnh Thái Bình. Những năm gần đây, các giống lúa chủ lực được gieo cấy trên địa

1


bàn chủ yếu nhập nội từ Trung Quốc và giống sản xuất trong nước như Khang
dân 18, Q5, BC 15, RVT, Thiên ưu 8… Các giống lúa thuần đang sản xuất tại địa
phương có đặc điểm năng suất cao, ổn định, dễ chăm và thích ứng rộng nhưng
chất lượng kém không phù hợp với nhu cầu hiện nay hoặc nhiễm nhiều sâu
bệnh. Xuất phát từ nhu cầu trên, huyện Kiến Xương đã và đang đẩy mạnh công
tác nghiên cứu, tiếp nhận và khảo nghiệm nhiều giống lúa thuần, có năng suất,
chất lượng gạo ngon, đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Mặt khác số lượng
giống đưa ra sản xuất đại trà ít. Độ bền vững của giống so với giống nhập nội
chưa cao. Nghiên cứu giống riêng cho từng vùng sinh thái khác nhau cịn hạn
chế. Cơng tác nghiên cứu về kỹ thuật cụ thể như mật độ - phân bón, sâu bệnh cho

từng vùng, từng chân đất…. chưa được chú trọng, tùy tiện chủ yếu theo tập quán
cũ. Do vậy đã dẫn đến năng suất, chất lượng chưa ổn định, phát sinh nhiều chi
phí đầu vào cao và hiệu quả thấp. Vì vậy việc nghiên cứu hồn thiện qui trình
thâm canh tác giống lúa thuần mới có năng suất và chất lượng tốt phù hợp với
vùng sản xuất của Kiến Xương là hướng đi hết sức đúng đắn và cần thiết.
Từ bối cảnh nêu trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá ảnh
hưởng của lượng phân bón và mật độ cấy đến sinh trưởng và năng suất giống
lúa thuần ĐH11 tại Kiến Xương – Thái Bình’’.
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ U CẦU CỦA ĐỀ TÀİ
1.2.1. Mục đích
Xác định được lượng phân bón và mật độ cấy phù hợp nhất để giống lúa
thuần ĐH11 đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất tại huyện Kiến Xương –
Thái Bình.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
Đánh giá được một số đặc điểm nơng sinh học, đặc điểm hình thái, mức
độ nhiễm sâu bệnh và năng suất của giống lúa ĐH11 ở các mật độ cấy, mức phân
bón khác nhau trong vụ Xuân và Mùa 2017 tại huyện Kiến Xương – Thái Bình.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Bổ sung các dẫn liệu cơ bản trong đánh giá về ảnh hưởng của mật độ và
phân bón tới giống lúa thuần mới ĐH11. Kết quả đánh giá của đề tài sẽ góp phần
định hướng cho sản xuất giống lúa thuần mới DH11 ở huyện Kiến Xương tỉnh
Thái Bình.

2


1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Xác định được mật độ và phân bón hợp lý của giống lúa thuần mới
ĐH11 trong sản xuất, góp phần hồn thiện quy trình kỹ thuật canh tác giống

lúa thuần mới ĐH11 đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao tại huyện Kiến
Xương, tỉnh Thái Bình.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ LÚA GẠO TRÊN THẾ GIỚI
VÀ VIỆT NAM
2.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên thế giới
Cây lúa là một trong những cây lương thực quan trọng đối với đời sống
con người. Do vậy, nó được trồng và phân bố rộng khắp trên thế giới. Theo thống
kê thì hiện nay trên thế giới có khoảng trên 100 quốc gia trồng và sản xuất lúa
gạo, trong đó tập trung nhiều ở các nước Châu Á , 85% sản lượng lúa trên thế
giới phụ thuộc vào 8 nước ở Châu Á: Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ,
Indonexia, Banglades, Myamar và Nhật Bản (FAO, 1998).
Đến năm 2014 (FAO, 2014), tổng diện tích trồng lúa trên tồn thế giới là
162,716 triệu ha, năng suất trung bình đạt 45,569 tấn/ha và tổng sản lượng lúa là
741,447 triệu tấn. Nước có năng suất cao nhất là Trung Quốc với 68,115 tạ/ha, sau
đến Nhật Bản với 66,978 tạ/ha. Xét về sản lượng thì Trung Quốc lại là nước đứng
đầu đạt 208,239 triệu tấn, tiếp đó là Ấn Độ với sản lượng đạt 157,2 triệu tấn.
Bảng 2.1. Sản xuất lúa gạo của thế giới từ năm 2011 đến năm 2014
Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013


Năm 2014

Diện tích (triệu ha)

162,713

162,264

162,622

162,716

Năng suất (tấn/ha)

44,348

45,174

44,996

45,569

Sản lượng (triệu tấn)

721,604

733,012

739,119


741,447

Nguồn: FAOSTAT.FAO

Về diện tích, Ấn Độ là nước có diện tích trồng lúa cao nhất với 43,855
triệu ha, đứng thứ 2 là Trung Quốc với diện tích là 30,571 triệu ha (bảng 2.2).
Tình hình sản xuất lúa trên thế giới có xu hướng tăng dần nhưng tăng chậm,
sản lượng năm 2011 là 721,604 triệu tấn và đến năm 2014 là 741,447 (tăng 2,75%
so với năm 2011). Tuy nhiên với nhu cầu thị trường gạo và tốc độ tăng dân số như
hiện nay thì cần phải nâng cao hơn nữa năng suất, sản lượng và chất lượng gạo thì
mới đảm bảo an ninh lương thực cho toàn xã hội.. Theo đự đốn của FAO, trong
vịng 30 năm tới, tổng sản lượng lúa trên toàn thế giới phải tăng được 56% mới
đảm bảo được nhu cầu lương thực cho mọi người dân (FAO, 2014).

4


Bảng 2.2. Sản xuất lúa gạo của 10 nƣớc đứng đầu thế giới
Năm 2013

Năm 2014

Quốc gia

Năng
Diện tích
suất
(triệu ha)
(tạ/ha)


Sản
lƣợng
(triệu
tấn)

Diện
tích
(triệu
ha)

Năng
suất
(tạ/ha)

Sản
lƣợng
(triệu
tấn)

Bangladesh

11,372

45,317

51,534

11,319

46,226


52,325

Brazil

2,353

50,071

11,782

2,34

52,013

12,175

T.Quốc

30,581

67,099

205,201

30,571

68,115

208,239


Ấn Độ

44,135

36,07

159,2

43,855

35,845

157,2

Indonesia

13,835

51,52

71,279

13,797

51,348

70,846

Nhật Bản


1,599

67,28

10,758

1,575

66,978

10,549

Myanmar

6,872

38,374

26,372

6,79

38,915

26,423

Philippin

4,746


38,852

18,439

4,739

40,019

18,967

Thái Lan

11,684

31,463

36,762

10,664

30,586

32,62

Việt Nam

7,902

55,728


44,04

7,816

57,538

44,974

Nguồn: FAOSTAT.FAO

Về thị trường gạo thế giới, lượng gạo tiêu thụ khoảng 42 triệu tấn, tức
giảm bớt 800.000 tấn hay 6% thấp hơn 2015, do nhu cầu ở châu Á giảm, sản xuất
tại một số nước cải thiện và tiền tệ địa phương yếu kém. Nhu cầu ở châu Phi
tương đối ổn định. Sự xuất khẩu của các nước cung cấp giảm bớt như Ấn Độ,
Thái Lan, Việt Nam và Mỹ. Chỉ có Pakistan xuất khẩu gia tăng. Tuy nhiên, số
lượng trao đổi lớn hơn ở châu Âu, Nam Mỹ và Caribbean. Xuất khẩu của các
vùng khác như Úc, Brasil, Guyana và Myanmar giảm sút, trong khi Argentina,
Cambodia, Trung Quốc, Paraguay, Uruguay và Pakistan gia tăng hơn năm trước.
Giá gạo thế giới sau 2 năm giảm bắt đầu tăng lên vào tháng 5 do các nước xuất
khẩu khơng cịn nhiều gạo sẵn sàng và kéo dài đến tháng 8, và các nước nhập
khẩu giới hạn mua thêm gạo. Tuy nhiên, giá gạo bình quân trong năm 2016 thấp
hơn 2015 gần 4%.

5


2.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo tại Việt Nam
Nằm gần giữa vùng Đông Nam châu Á, khí hậu nhiệt đới gió mùa, đặc
biệt là lượng bức xạ mặt trời cao - Việt Nam rất thích hợp với sự phát triển của

cây lúa. Với nhiều đồng bằng châu thổ rộng lớn có lượng phù sa bồi đắp, tương
đối bằng phẳng và màu mỡ từ Bắc tới Nam (đồng bằng châu thổ sông Hồng,
đồng bằng châu thổ sông Cửu Long…) cùng một loạt châu thổ nhỏ hẹp ở ven
sông, ven biển miền Trung. Cũng giống như các đồng bằng của các nước Đông
Nam Á khác, đồng bằng châu thổ Việt Nam đều được dùng trong sản xuất nông
nghiệp mà chủ yếu là trồng lúa. Chính vì thế, Việt Nam có thể là cái nơi hình
thành cây lúa nước, từ lâu nó đã trở thành cây lương thực chủ yếu và có ý nghĩa
to lớn trong nền kinh tế nước ta.
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất và xuất khẩu lúa gạo ở Việt Nam trong những
năm gần đây
Năm

Diện tích
(triệu ha)

Năng suất
(tạ/ha)

Sản lƣợng
(triệu tấn)

2010
2011
2012
2013
2014

7,51
7,65
7,76

7,9
7,81

53,2
55,3
56,3
55,7
57,5

39,98
42,39
43,73
44,04
44,97

Lƣợng
xuất khẩu
(triệu tấn)
6,75
7,1
7,72
6,61
6,31

Trị giá
(triệu USD)
2,912
3,651
3,5
2,95

2,931

Nguồn: Hiệp hội Lương thực Việt Nam (2015)

Số liệu ở bảng 2.3 cho thấy: từ năm 2010 đến năm 2013 diện tích trồng lúa
ở nước ta có xu hướng tăng dần (7,51 lên 7,9 triệu ha) nhưng năm 2014 thì diện
tích trồng lúa lại giảm (7,81 triệu ha). Năng suất lúa ngày một tăng, từ 53,2 tạ/ha
(2010) lên 57,5 tạ/ha (2014), sản lượng tăng từ 39,98 triệu tấn lên 44,97 triệu tấn.
Xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2014 giảm so với dự báo và thấp nhất 5
năm qua, theo báo cáo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) ngày
19/1/2015. Số lượng gạo xuất khẩu năm 2014 đạt 6,316 triệu tấn, thấp hơn so với
7 triệu tấn dự báo và giảm so với 4 năm trước đó. Về giá trị cũng giảm nhiều so 3
năm trước, và tỷ trọng đóng góp vào GDP cũng giảm hơn.
Năm 2014, xuất khẩu gạo của Việt Nam vấp phải sự cạnh tranh gay gắt của
gạo Thái Lan. Nguồn cung từ Thái Lan và các nước xuất khẩu khác tăng mạnh
cùng với nhu cầu của các nước nhập khẩu giảm đã kéo giảm giá gạo xuất khẩu kể

6


từ tháng 9/2014. Cả năm 2014, giá chào bán gạo xuất khẩu của Thái Lan giảm
trong khi giá chào bán gạo của Việt Nam tăng và cao hơn so với Thái Lan. Giá
bán cao, chất lượng không vượt trội, thương hiệu chưa vững chức đó là những
ngun nhân chính đã làm ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của ta năm 2014. Năng
suất lao động của nông dân quá thấp, ở ngưỡng cận nghèo. Đồng bằng sông
Cửu Long là vựa lúa chính cung cấp cho xuất khẩu của Việt nam, nhưng năng
suất lại động lại thấp, thu nhập bình quân đầu người dưới 3 triệu đồng/tháng.
Tình hình xuất khẩu gạo năm 2014 cũng phần nào phản ánh khó khăn của nơng
dân trồng lúa, thu nhập thực tế từ trồng lúa đã khơng tăng suốt 5 năm qua, trong
khi thu nhập bình qn cả nước đều tăng lên. Đây là tính tốn chưa đầy đủ

nhưng nó phản ánh thực tế năng suất lao động của ngành trồng lúa Việt Nam.
Hơn nữa, năng suất này lại giảm liên tục trong 5 năm qua, đây thực tế là một
điều đáng báo động.
Xuất khẩu gạo đã khởi sắc trong 2 tháng cuối năm, nhờ 2 hợp đồng tập
trung xuất khẩu gạo đi Philippines và Indonesia với số lượng 1,5 triệu tấn hồi
cuối tháng 10/2015, do đó nâng lượng gạo cả năm lên 6,59 triệu tấn, thu về trên
2,8 tỷ USD (tăng 3,28% về lượng, nhưng vẫn giảm 5,13% về kim ngạch so với
năm 2014). Về sản lượng, Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 3 thế giới,
sau Ấn Độ (hơn 10,2 triệu tấn) và Thái Lan (gần 9,6 triệu tấn).
Hiện thị trường đang có nhu cầu lớn về gạo thơm, ngay cả thị trường
Trung Quốc vốn dễ tính cũng bắt đầu chuộng dịng gạo cao cấp này.
Sản lượng lúa cả năm 2015 ước tính đạt 45,2 triệu tấn, tăng 240,9 nghìn
tấn so với năm 2014 (44,98 triệu tấn) do diện tích gieo trồng ước tính đạt 7,8
triệu ha, tăng 18,7 nghìn ha; năng suất đạt 57,7 tạ/ha, tăng 0,2 tạ/ha. Nếu tính
thêm 5,3 triệu tấn ngơ thì tổng sản lượng lương thực có hạt năm nay ước tính đạt
50,5 triệu tấn, tăng 319,8 nghìn tấn so với năm 2014.
Trong sản xuất lúa, diện tích gieo trồng lúa đơng xn đạt 3,1 triệu ha,
giảm 4,1 nghìn ha so với vụ đơng xn trước; năng suất đạt 66,5 tạ/ha, giảm 0,4
tạ/ha nên sản lượng đạt 20,7 triệu tấn, giảm 158,8 nghìn tấn, chủ yếu do bị ảnh
hưởng của nắng nóng tại hầu hết các địa phương và xâm nhập mặn ở vùng Đồng
bằng sông Cửu Long. Diện tích gieo trồng lúa hè thu và thu đơng đạt gần 2,8
triệu ha, tăng 51 nghìn ha; năng suất đạt 53,8 tạ/ha, tăng 0,8 tạ/ha và sản lượng
đạt 15 triệu tấn, tăng 512,5 nghìn tấn.

7


Diện tích gieo trồng lúa mùa đạt trên 1,9 triệu ha, giảm 28,2 nghìn ha so
với vụ mùa năm trước do các địa phương thực hiện việc dồn điền, đổi thửa và
chuyển đổi một phần diện tích kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả hoặc ni

trồng thủy sản có thu nhập cao hơn. Năng suất lúa mùa năm nay ước tính đạt
49,2 tạ/ha, tăng 0,1 tạ/ha so với vụ mùa trước; sản lượng ước tính đạt 9,5 triệu
tấn, giảm 112,7 nghìn tấn (Tổng cục thống kê, 2015).
2.1.3. Tình hình sản xuất lúa của tỉnh Thái Bình
Với đặc điểm vị trí địa lý tự nhiên, đến nay Thái Bình vẫn được nhận định
là một tỉnh có nền kinh tế nơng nghiệp thuần nông, mà sản xuất trồng trọt là chủ
yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh Thái Bình (trên
50%). Diện tích gieo trồng cây lúa của Thái Bình những năm qua tương đối ổn
định, năm 2016 với tổng số 174,9 nghìn ha và sản lượng đạt 1.140,8 nghìn tấn,
Thái Bình là tỉnh dẫn đầu trong các tỉnh ở đồng bằng sơng Hồng. Tỉnh đã có
nhiều chính sách khuyến nơng, tập trung cho thâm canh, tăng hệ số sử dụng đất,
hoàn chỉnh và xây dựng các cơng trình thủy lợi, đưa giống mới vào sản xuất.
Trong ngành trồng trọt, cây lương thực vẫn là cây trồng chủ yếu, chiếm
63,3% giá trị sản xuất của ngành. Lúa giữ địa vị ưu thế trong các loại cây lương
thực. Lúa được phân bố hầu hết ở các huyện trong tỉnh, năng suất lúa thường
xuyên giữ vững ở vị trí hàng đầu cả nước và năng suất khá đồng đều ở các huyện
trong tỉnh. Năng suất lúa năm 2011 đạt 65,86 tạ/ha, cao nhất cả nước.
Những năm qua, tỉnh đã thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu giống lúa nhằm
tạo ra các vùng, khu vực chuyên canh tập trung và hiệu quả hơn
này chiếm tới 93,5% tổng diện tích gieo cấy. Tỉnh ưu tiên bố trí các giống lúa
năng suất cao, chất lượng gạo thơm ngon. Cụ thể: 20% giống lúa ưu thế lai như:
D.ưu 527, CNR-36, TH3-4, HYT-100, Syn; 32% giống lúa chất lượng như: BT7, N87, N97, HT-1, TL-6…; còn lại là các giống lúa thuần cao sản như TBR-1,
Q5; riêng giống BC15 chiếm tới gần 13% ở vụ Xuân. Ở vụ Mùa, tỉnh tập trung
sản xuất giống lúa thuần chất lượng và năng suất cao như BC 15, Nếp, BT7, và
các giống lúa lai kháng bạc lá như Nam Dương 999.
2.2. NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG LÚA CHẤT LƯỢNG Ở VIỆT NAM
Ở Việt Nam, lúa thơm, chất lượng cao được trồng trên cả ba miền Bắc,
Trung, Nam. Miền Nam có các giống lúa thơm chất lượng nổi tiếng như Nàng
Thơm Chợ Đào, Nàng Hương, Tàu Hương; Miền Trung nổi tiếng với Gié An


8


Cựu và Lúa thơm; Miền Bắc đặc trưng với nhóm lúa Tám, Dự và gần đây có
giống Bắc thơm 7, T10, AC5 cũng được sắp xếp vào nhóm lúa thơm chất lượng
cao. Tập đoàn lúa Tám của Việt Nam là đặc sản nổi tiếng từ xưa với hạt gạo nhỏ,
trong, cơm dẻo, thơm ngon. Một số giống bản địa Việt Nam yêu cầu vùng đất
phù hợp như giống Nàng Thơm Chợ Đào chỉ trồng ở xã Mỹ Lệ, huyện Cần
Đươc, tỉnh Long An; giống Séng Cù ở vùng cao biên giới tỉnh Lào Cai, Mường
Khương, Bát Xát, Simakai thì cơm mới ngon (Nguyễn Văn Luật, 2009).
Chọn tạo giống lúa thơm, chất lượng phục vụ cho sản xuất, trong những
năm qua đã có mục tiêu, định hướng rõ ràng và đã được tiến hành ở nhiều cơ
quan nghiên cứu trên cả nước như Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, Viện
Di truyền, Viện lúa đồng Bằng sông Cửu Long, Học viện Nông nghiệp Việt
Nam… Kết quả nghiên cứu đã đưa ra được một số giống lúa thơm chất lượng cao
phục vụ cho sản xuất. Đề tài “Nghiên cứu phát triển một số giống lúa đặc sản
cho một số vùng sinh thái của Việt Nam” giai đoan 2001-2005, đã cải tiến và tạo
ra một số giống lúa thơm như Nếp 87, OM3536, OM2524, HT1, Nàng Thơm
Chợ Đào dịng só 5, nếp DT12, nếp DS101, nếp PD2, TK106, LT2… (Nguyễn
Hữu Nghĩa, 2007). Các giống lúa thơm chất lượng cao mới chọn tạo như Hương
Cốm do Học viện Nông nghiệp Việt Nam chọn tạo; giống lúa CL8, CL9 Viện di
truyền Nông nghiệp chọn tạo; giống lúa HT9, AC5, T10, HDT8 do Viện Cây
lương thực và Cây thực phẩm chọn tạo đã được đưa vào sản xuất các tỉnh phía
Bắc trong thời gian gần đây. Các giống lúa OM43-26, OM39, OM201, OM2031,
OM1490, OMCS2000, OM4900 do Viện Lúa Đồng Bằng sông Cửu Long chọn
tạo cũng đã đang được đưa vào sản xuất và phát triển trong sản xuất tại các tỉnh
phía Nam. Tuy nhiên, cho đến nay các giống lúa thơm chất lượng mới vẫn còn
hạn chế như chất lượng chưa cao, chỉ ở mức trung bình, khả năng chống chịu sâu
bệnh hại kém, thích ứng hẹp nên độ rủi ro cao nên khó để cạnh tranh với chất
lượng của các giống lúa như Jasmine, Basmati…đã có thương hiệu trên thế giới.

Thực tế sản xuất các giống lúa thơm chất lượng cao mới có số lượng giống nhiều
nhưng diện tích trên sản xuất là rất ít. Tại các tỉnh phía Bắc, các giống lúa thơm
mới vẫn chưa thực sự thay thế được giống Bắc thơm 7.
Bằng kỹ thuật tạo biến dị bằng nuôi cấy mô và túi phấn, Viện lúa ĐBSCL
đã thành công trong chọn tạo giống lúa. Các giống lúa mới tạo ra bằng kỹ thuật
này được đưa ra sản xuất như: Khao 39, NCM16-27, NCM42-94. Kết quả nghiên
cứu cho thấy kỹ thuật tạo biến dị ni cấy mơ áp dụng rất có hiệu quả trong cải

9


tiến dạng hình, thời gian sinh trưởng của các giống địa phương, trong khi vẫn giữ
được các đặc tính tốt như phẩm chất gạo. Kỹ thuật nuôi cấy bao phấn đặc biệt có
lợi trong việc rút ngắn thời gian tạo giống có độ thuần di truyền cao.
Bằng kỹ thuật tạo đột biến hố chất và ni cấy mơ trên giống lúa thơm
Jasmine 85 với mục đích tạo giống lúa thơm có phẩm chất như Jasmine 85 nhưng
khắc phục được một số nhược diểm của giống này. Viện đã đưa ra được 4 dịng
triển vọng đó là: OM3566-14, OM3566-15, OM3566-16, OM3566-70. Ưu điểm
của các dịng này là chín sớm hơn Jasmine khoảng 1 tuần, kháng rầy nâu và giữ
được mùi thơm.
Hiện nay, một số gen kiểm sốt một số tính trạng chính trong cây lúa như
thời gian sinh trưởng, năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu sâu bệnh hại
và các điều kiện bất thuận… đã được định vị trên NST bằng các chỉ thị phân tử
AND. Các chỉ thị phân tử AND này được sử dụng như là một công cụ hỗ trợ đắc
lực rong công tác lai tạo và chọn lọc giống lúa mới.
Tại Việt Nam, những ứng dụng về chỉ thị phân tử liên kết với gen frg quy
định mùi thơm phục vụ công tác chọn tạo giống lúa thơm cũng được tiến hành
trong thời gian gần đây. Nguyễn Thị Lang và Bùi Chí Bửu (2007) đã sử dụng chỉ
thị phân tử RG28 và RM223 nhận diện gen quy định tính trạng mùi thơm frg
trong chọn tạo giống lúa thơm, bước đầu tạo ra một số dòng lúa tẻ thơm triển

vọng tại vùng ĐBSCL như OM4900, OM6074, OM5999 và OM 6035 (Nguyễn
Hữu Nghĩa và cs., 2007). Tại Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, Dương
Xuân Tú và cs. (2015) đã sử dụng mồi của chỉ thị BADH2 để kiểm tra gen thơm
trên 42 mẫu giống lúa thu thập tại địa phương giúp phân biệt chính xác 100%
giữa giống khơng thơm và có mùi thơm. Kết quả có 23 giống có mùi thơm đều
nhận diện được gen thơm frg ở trạng thái đồng hợp tử, tương đương trên Basmati
và Jasmine. 19 mẫu giống không thơm không thể hiện có gen thơm frg. Ứng
dụng chỉ thị phân tử BADH2 sàng lọc gen thơm frg trong chọn tạo giống lúa
thơm, kết quả chọn tạo được một số giống lúa thơm, chất lượng cao phát triên
sản xuất cho các tỉnh phía Bắc như HDT2, HDT8 (Dương Xuân Tú, 2015). Phan
Hữu Tôn và Tống Văn Hải (2010), Học Viện Nông nghiệp Việt Nam đã sử dụng
chỉ thị phân tử BADH2 trong giới hạn 2 mồi: EPS (nhân vùng gen không thơm)
và IFAP (nhân vùng gen thơm) để sàng lọc các giống lúa chứa gen mùi thơm frg
trên 66 mẫu giống lúa tẻ và 18 mẫu giống lúa nếp. Sau khi sang lọc kiểu gen

10


thơm kết hợp chọn lọc kiểu hình, nhóm tác giả giới thiệu được 2 giống lúa tẻ
thơm (T33 và T12) và 2 giống lúa nếp (NV1 và NV3) cho phát triển sản xuất.
2.3. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ KỸ THUẬT CANH TÁC LÚA
2.3.1. Những nghiên cứu về kỹ thuật canh tác lúa trên thế giới
2.3.1.1. Những nghiên cứu về mùa vụ
Ruộng lúa luôn chịu sự tác động của các yếu tố khí tượng như nhiệt độ,
ẩm độ, ánh sáng và chế độ nước. Tuy nhiên, yếu tố nhiệt độ và ánh sáng có ảnh
hưởng đáng kể nhất. Tác giả Yoshida (1985) cho biết nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn
đến sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Nhiệt độ lạnh làm ảnh hưởng đến sức nảy
mầm, mạ ra lá chậm, mạ lùn, lá vàng, đỉnh bơng bị thối hóa, độ thốt cổ bơng
kém, chậm ra hoa, tỷ lệ lép cao và chín không đều. Cây lúa rất mẫn cảm với nhiệt
độ cao vào lúc trỗ bông, khi gặp nhiệt độ trên 35oC kéo dài hơn 1 giờ vào lúa nở

hoa làm cho tỷ lệ hạt lép tăng rõ rệt.
Áng sáng thường ảnh hưởng đến cây lúa trên 2 mặt: cường độ ánh sáng
ảnh hưởng đến quang hợp, số giờ chiếu sáng trong ngày ảnh hưởng đến sự
phát triển, ra hoa, kết quả của lúa sớm hay muộn. Theo Yoshida (1985) cho
biết nếu muốn đạt 5 tấn thóc/ha cần khoảng 300 cal/cm 2/ngày ở thời kỳ hình
thành sản lượng và cần ít lượng bức xạ hơn ở thời kỳ chín. Trong các giống
lúa thì giống địa phương thường dễ mẫn cảm với ánh sáng và có thể trỗ bơng
khi giai đoạn ngày dài ở mức độ thấp (thời gian tới hạn của ngày dài từ 12,514 giờ). Tuy nhiên, hiện nay nhiều giống lúa trồng thường khơng mẫn cảm với
ánh sáng và có thể trỗ bông ở bất cứ vĩ độ nào miễn là điều kiện nhiệt độ
không bị hạn chế.
Nước là yếu tố quan trọng trong đời sống cây lúa, chế độ nước có ảnh
hưởng lớn đến sinh trưởng, phát triển và năng suất ruộng lúa. Thiếu nước ở bất
kỳ giai đoạn sinh trưởng nào cũng có thể làm giảm năng suất lúa, thiếu nước làm
cây có biểu hiện lá cuộn trịn lại, lá bị cháy, hạn chế đẻ nhánh, cây thấp, chậm ra
hoa, hạt lép và lửng. Thiếu hụt nước vào giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng có thể
làm giảm chiều cao cây, số nhánh và diện tích lá nhưng năng suất không bị ảnh
hưởng nếu như nhu cầu nước được đáp ứng kịp thời. Tuy nhiên, thiếu nước từ
giai đoạn phân bào giảm nhiễm đến trỗ bông (nhất là vào thời gian 11 ngày và 3
ngày trước trỗ bông) chỉ cần hạn 3 ngày đã làm giảm năng suất rất nghiêm trọng
và tỷ lệ hạt lép cao (Yoshida, 1985).

11


2.3.1.2. Những nghiên cứu về phân bón
a. Nghiên cứu về đạm cho cây lúa
Tìm hiểu hiệu suất phân đạm đối với lúa Yang et al.( 1999) cho thấy: Bón
đạm với liều lượng cao thì hiệu suất cao nhất là bón vào lúc lúa đẻ nhánh, sau đó
giảm dần, với liều lượng thấp thì bón vào lúc lúa đẻ và trước trỗ 10 ngày có hiệu
quả cao. Nếu giảm một nửa lượng phân đạm trong trồng trọt thì năng suất cây

trồng sẽ giảm 22% trong thời gian ngắn; 25-30% trong thời gian dài, thu nhập
trang trại giảm 12%, lợi nhuận của các trang trại giảm 40%, tổng sản lượng hoa
màu giảm 10% (Dobermann et al., 2005).
Nitơ là yếu tố tham gia vào nhiều thành phần cấu tạo nên tế bào thực vật
như các amino axit, các nucleotit và diệp lục, protein, một vài hormon sinh
trưởng và giúp cho quá trình hình tế bào mới, do đó, q trình sinh trưởng trồng
địi hỏi phải được cung cấp nitơ thường xuyên (Sinclair et al., 2012).
Broadlent (1979) cho thấy, lượng đạm cây hút ở thời kỳ đẻ nhánh quyết
định tới 74% năng suất. Bón nhiều đạm làm cây đẻ nhánh khỏe và tập trung, tăng
số bơng/m2; số hạt/bơng, nhưng trọng lượng 1000 hạt ít thay đổi. Mặt khác tác
giả lại cho rằng ở các nước nhiệt đới lượng các chất dinh dưỡng (N, P, K) cần để
tạo ra 1 tấn thóc trung bình là 20,5 kg N; 5,1 kg P2O5; 4,4 kg K2O.
Theo Weon Tai Jeon (2012), khi nghiên cứu ảnh hưởng của các mức đạm
khác nhau (0, 50, 70, 90, 110, 130 and 150 kgN/ha) đối với sinh trưởng, năng
suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa Goami2, cho thấy giá trị chỉ
số SPAD và hàm lượng N trong cây đều tăng sau 29 ngày gieo nhưng lại giảm
sau 93 ngày gieo. Kết quả nghiên cứu xác định mức 70 kgN/ha thích hợp cho
giống Goami2 đạt năng suất và tỷ lệ gạo xát cao nhất.
Songyikhangsuthor et al. (2014), đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của
5 công thức phân đạm (0, 30, 60, 90 và 120 kg/ha) trên 6 giống lúa cạn là:
Makhinsoung, Nok, Non, IR55423-1, B6144F-MR-6 và IR60080-46a. Kết quả
cho thấy mức đạm 30 kg/ha làm tăng năng suất của các giống lúa cải tiến và mức
50 kg/ha làm tăng năng suất của các giống địa phương. Các cơng thức bón phân
có năng suất cao hơn cơng thức đối chứng (khơng bón) từ 29-36% đối với giống
cải tiến và tăng 25-34% đối với giống địa phương.
Theo Sarwa et al. (2011), sức sống của mạ và tuổi mạ khi cấy có vai trị
hết sức quan trọng trong thâm canh lúa. Ảnh hưởng của mật độ cấy, lượng đạm

12



bón và tuổi mạ được tác giả đánh giá sau khi cấy 10, 20, 30 và 40 ngày. Kết quả
cho thấy năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất giảm khi cấy ở các tuổi mạ
cao, mật độ cấy dầy hơn và khơng bón phân.
Theo Kawasaki et al. (2011), kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của đạm đến
năng suất của giống lúa RD6 tại tỉnh Khon Kaen, Thái Lan cho thấy với lượng 75
kgN/ha cho năng suất cao nhất trong cả mùa khô và mùa mưa.
Mazarire et al. (2013) nghiên cứu ảnh hưởng của đạm đến một số giống
lúa cạn ((NERICA 1, NERICA 3, NERICA 7 và Mhara 1) ở Zimbabwe cho thấy,
lượng đạm khác nhau có ảnh hưởng đến chiều cao cây, chiều dài bông, tỷ lệ hạt
chắc và năng suất. Năng suất giảm ở mức 1 (0 kgN/ha) nhưng ở mức 2 (39.5
kgN/ha), mức 3 (64.5 kgN/ha) và mức 4 (89.5 kgN/ha) 39,5 kgN/ha thích hợp
nhất cho 4 giống lúa cạn trên.
Boualaphanh et al. (2011), các giống lúa nếp ở Lào có vai trị quan trọng
trong việc đảm bảo lương thực, du lịch và xuất khẩu. Trong đó có 2 giống lúa
nếp được trồng nhiều nhất là Thasano1 (TSN1) and Thadokkham1 (TDK1). Kết
quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân đạm đến năng suất của 2 giống trên và 2
giống lúa địa phương Hom Nang Nouane (HNN) và Kai Noy Leuang (KNL) cho
thấy khi tăng lượng đạm thì năng suất của 2 giống TDK1 và TSN1 tăng nhưng
không tăng đối với 2 giống HNN và KNL. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy khi
tăng lượng đạm bón không ảnh hưởng đến chất lượng của cả 4 giống.
Theo Naing et al. (2010), đã nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ và
phân vô cơ tới năng suất của 05 giống lúa nếp cẩm với 4 công thức phân bón là:
1- Đối chứng khơng bón phân; 2- Bón 10 tấn phân chuồng; 3- Bón phân vơ cơ
với lượng 50N + 22P205 + 42K20; 4- Kết hợp bón 10 tấn phân chuồng + 50N +
22P205 + 42K20. Kết quả nghiên cứu cho thấy cơng thức bón kết hợp làm tăng
khối lượng chất khơ của rễ, số bơng/khóm, số hạt trên bơng và năng suất. Trong
số 05 giống lúa cẩm có giống KKU-GL-BL-05-002 có năng suất cao nhất.
b. Nghiên cứu về lân cho cây lúa
Theo nhận xét của Tanaka: bón lân xúc tiến quá trình sinh trưởng của cây

trong thời kỳ đầu, đồng thời có thể rút ngắn thời gian sinh trưởng mà đặc biệt là
những vùng lạnh thì hiệu quả đó càng rõ (dẫn theo Cuong Van Pham et al., 2004).
Các cơng trình nghiên cứu của De Datta et al.(1989) và Vlek (1986) về
đặc điểm bón phân cho các giống lúa đều đi đến kết luận: Giống mới yêu cầu về

13


phân bón nhiều nhất là lân, cao hơn giống cũ. Bón lân làm tăng khả năng hút
đạm và kali, là cơ sở để tăng năng suất cây trồng. Để đánh giá khả năng cung cấp
lân của đất cho cây trồng, người ta dựa vào hàm lượng lân dể tiêu, phân lân bón
cho lúa có hiệu quả đứng thứ 2 sau đạm, nhưng trong một vài trường hợp, ở
những đất nghèo dinh dưỡng thì phân lân lại làm tăng năng suất nhiều hơn đạm.
Tuy nhiên, bón phân lân cùng với đạm là điều kiện tốt để phát huy hiệu quả cao
của phân lân. Khi cây bị thiếu lân cây non có bộ lá hẹp, thường bị cuộn lại, sức
đẻ nhánh giảm và đẻ muộn, giai đoạn đẻ nhánh kéo dài. Ở thời kỳ lúa đẻ nhánh
và trịn mình, phân lân có ảnh hưởng tốt đối với cây lúa, nó làm cho trọng lượng
của phần trên mặt đất của cây lúa tăng khá lớn, sau đó đến thời kỳ chín mức tăng
của trọng lượng thân cây giảm. Ở những chân đất tương đối phì nhiêu, hiệu quả
của phân lân đối với năng suất lúa khơng lớn. Bón lân làm cho lúa cứng cây và
tăng khả năng chống đổ.
Theo Sarker (2002), khi nghiên cứu ảnh hưởng lâu dài của lân đối với lúa
cho thấy: “Hiệu suất của lân đối với hạt ở giai đoạn đầu cao hơn giai đoạn cuối
và lượng lân hút ở giai đoạn đầu chủ yếu phân phối ở các cơ quan sinh trưởng.
Do đó, phải bón lót để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cây lúa”.
Zhang et al. (2012), khi nghiên cứu ảnh hưởng của lân đến hai giống lúa
japonica (1 giống lúa cạn Zhonghan 3 và 01 lúa nước Yangfujing 8) ở 2 phương
thức cấy khác nhau (cả hai giống cấy ở trên cạn và dưới nước) với 3 mức lân
khác nhau (mức thấp 45 kg P205/ha; mức trung bình 90 kg P205/ha và mức cao
135 kg P205/ha). Khi mức lân tăng thì năng suất tăng của cả giống lúa cạn và

nước đều tăng ở điều kiện cạn nhưng khơng có sự sai khác về năng suất giữa
mức lân cao và trung bình đối với cả 2 giống, cụ thể năng suất của giống lúa cạn
tăng nhẹ cịn lúa nước giảm nhẹ. Ở cả điều kiện khơ hạn và có tưới, ở mức lân
thấp, cả hai giống lúa đều có tỷ lệ gạo nguyên cao hơn, chất lượng nấu nướng và
ăn tốt hơn ở mức lân cao và trung bình.
c. Nghiên cứu về kali cho cây lúa
Theo Yoshida (1985) cho biết khoảng 20% tổng lượng kali cây hút là
được vận chuyển vào hạt, lượng còn lại được tích lũy trong các bộ phận khác của
cây. Hơn nữa, việc hút đạm và kali có mối tương quan thuận, tỷ lệ K 2O/N thường
là 1,26, nếu cây hút nhiều đạm thì dễ thiếu kali, do đó thường phải bón kali ở
những ruộng lúa bón nhiều đạm. Vì vậy, trên đất nghèo kali bón cân đối đạm kali có ý nghĩa rất quan trọng.

14


×