HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN THỊ THUỶ
NGHIÊN CỨU TÁI CƠ CẤU NGÀNH TRỒNG TRỌT
HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG
Ngành:
Quản lý kinh tế
Mã số:
60 34 04 10
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Ngơ Thị Thuận
NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Bắc Giang, ngày …..tháng …. năm 2017
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thủy
i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thiện luận văn, tơi đã được sự
hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Đặc biệt tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Ngô Thị Thuận đã dành
nhiều thời gian, tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và có những đóng góp q báu cho cải thiện
chất lượng luận văn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong bộ mơn Phân tích định
lượng, Khoa kinh tế và Phát triển nông thôn- Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức của UBND huyện
Tân Yên, Phòng Kinh tế, Phòng Tài Nguyên & Môi trường, Trạm Khuyến Nông, Chi
cục Thống kê, UBND xã Phúc Hòa, UBND xã Liên Sơn và UBND xã Hợp Đức đã giúp
đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Bắc Giang, ngày …..tháng …. năm 2017
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thủy
ii
MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục hình ............................................................................................................... viii
Danh mục hộp ................................................................................................................ viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3
1.2.1.
Mục tiêu chung ................................................................................................... 3
1.2.2.
Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 3
1.3.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3
1.3.1.
Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3
1.3.2.
Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 4
1.4.
Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 4
1.5.
Đóng góp của luận văn ....................................................................................... 4
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về tái cơ cấu ngành trồng trọt ............................. 5
2.2.
Cơ sở lý luận về tái cơ cấu ngành trồng trọt ....................................................... 5
2.1.1.
Các khái niệm ..................................................................................................... 5
2.1.2.
Đặc điểm của tái cơ cấu ngành trồng trọt ......................................................... 14
2.1.3.
Yêu cầu của tái cơ cấu ngành trồng trọt ........................................................... 15
2.1.4.
Sự cần thiết và vai trò của tái cơ cấu ngành trồng trọt ..................................... 18
2.1.5.
Nội dung nghiên cứu về tái cơ cấu ngành trồng trọt ........................................ 20
2.1.6.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tái cơ cấu ngành trồng trọt ..................................... 24
2.2.
Cơ sở thực tiễn về tái cơ cấu ngành trồng trọt .................................................. 27
2.2.1.
Kinh nghiệm tái cơ cấu ngành trồng trọt trên thế giới...................................... 27
2.2.2.
Kinh nghiệm về tái cơ cấu ngành trồng trọt ở Việt Nam.................................. 33
2.2.3.
Bài học kinh nghiệm đối với tái cơ cấu ngành trồng trọt ................................. 36
iii
2.2.4.
Các nghiên cứu có liên quan............................................................................. 38
Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu ........................................... 39
3.1.
Đặc điểm cơ bản huyện tân yên ........................................................................ 39
3.1.1.
Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................. 39
3.1.2.
Chế độ thủy văn và tài nguyên ......................................................................... 40
3.1.3.
Đặc điểm kinh tế- xã hội................................................................................... 41
3.2.
Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 48
3.2.1.
Chọn điểm nghiên cứu ...................................................................................... 48
3.2.2.
Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 48
3.2.3.
Phương pháp phân tích thơng tin ...................................................................... 51
3.2.3.
Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 52
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................. 54
4.1.
Tổng quan quá trình triển khai tái cơ cấu ngành trồng trọt huyện Tân Yên..... 54
4.1.1.
Chủ trương tái cơ cấu ngành trồng trọt ............................................................. 54
4.1.2.
Văn bản hỗ trợ tái cơ cấu ngành trồng trọt huyện Tân Yên ............................. 55
4.1.3.
Kế hoạch thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện .......................... 55
4.2.
Thực trạng triển khai tái cơ cấu ngành trồng trọt huyện Tân Yên.................... 59
4.2.1.
Rà soát quy hoạch, phân vùng sản xuất ............................................................ 59
4.2.2.
Kết quả thực hiện các giải pháp tái cơ cấu ngành trồng trọt ............................ 65
4.3.
Đánh giá kết quả và hiệu lực tái cơ cấu ngành trồng trọt huyện tân Yên ......... 78
4.3.1.
Các hướng chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt huyện Tân Yên .................... 78
4.3.2.
Diện tích, năng suất, sản lượng cây hàng năm ................................................. 79
4.3.4.
Kết quả và hiệu quả sử dụng đất ....................................................................... 81
4.4.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tái cơ cấu ngành trồng trọt huyện Tân Yên ........... 83
4.4.1.
Cơ chế chính sách ............................................................................................. 83
4.4.2.
Các nguồn lực sản xuất ..................................................................................... 86
4.4.3.
Thị trường ......................................................................................................... 91
4.4.4.
Ảnh hưởng yếu tố khoa học công nghệ ............................................................ 91
4.4.5.
Ảnh hưởng của hợp tác công tư trong lĩnh vực sản xuất trồng trọt .................. 92
4.5.
Giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu ngành trồng trọt huyện Tân Yên, Tỉnh Bắc
Giang. ............................................................................................................... 93
4.5.1.
Căn cứ đề xuất giải pháp .................................................................................. 93
iv
4.5.2.
Các giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu ngành trồng trọt của huyện Tân Yên .......... 95
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ..................................................................................... 98
5.1.
Kết luận............................................................................................................. 98
5.2.
Kiến nghị ........................................................................................................ 100
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 102
Phụ lục ........................................................................................................................ 105
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Tân Yên qua 3 năm 2014- 2016 ....... 42
Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động của huyện qua 3 năm 2014-2016.................. 44
Bảng 3.3. Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Tân Yên 3 năm
2014-2016 .................................................................................................... 45
Bảng 3.4. Giới thiệu phương pháp chọn mẫu thu thập thơng tin ................................. 50
Bảng 4.1. Diện tích, sản lượng 1 số cây trồng chủ yếu đến năm 2020 huyện
Tân Yên ........................................................................................................ 57
Bảng 4.2. Hiện trạng phân bổ và sử dụng đất nơng nghiệp phân theo mục đích sử
dụng huyện Tân Yên năm 2014- 2016 ......................................................... 59
Bảng 4.3. Diện tích các vùng sản xuất tập trung huyện Tân Yên ................................ 60
Bảng 4.4. Vùng sản xuất trước và trong quá trình tái cơ cấu ngành trồng trọt
huyện Tân Yên ............................................................................................. 61
Bảng 4.6. Tổng hợp ý kiến đánh giá của người dân về Rà soát quy hoạch, phân
vùng và chuyển đổi cây trồng huyện Tân Yên ............................................ 63
Bảng 4.7. Đánh giá của người dân về tác động của việc quy hoạch vùng sản xuất
trồng trọt huyện Tân Yên ............................................................................. 64
Bảng 4.8. Giá trị cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ tái cơ cấu ngành trồng trọt
huyện Tân Yên năm 2014-2016 ................................................................... 65
Bảng 4.9. Vốn và nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ tái
cơ cấu ngành trồng trọt huyện Tân Yên ....................................................... 66
Bảng 4.10. Tổng hợp ý kiến đánh giá của người dân về XDCS hạ tầng ........................ 67
phục vụ tái cơ cấu ngành trồng trọt.............................................................. 67
Bảng 4.11. Diện tích gieo trồng 1 số cây trồng được áp dụng TBKT mới
huyện Tân Yên năm 2014-2016 ................................................................... 68
Bảng 4.12. Tình hình hỗ trợ đầu tư áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực trồng
trọt huyện Tân Yên ...................................................................................... 69
Bảng 4.13. Tình hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất trồng trọt tại 3 xã ........... 70
Bảng 4.14. Tổng hợp ý kiến đánh giá của người dân về áp dụng tiến bộ khoa học
trong sản xuất trồng trọt huyện Tân Yên ..................................................... 70
Bảng 4.15. Trình độ các chủ hộ sản xuất ....................................................................... 72
vi
Bảng 4.16. Một số chỉ tiêu thể hiện kết quả bồi dưỡng nâng cao trình độ cho hộ
nơng dân huyện Tân Yên năm 2014- 2016 .................................................. 73
Bảng 4.17. Xây dựng và quảng bá nhãn hiệu một số cây trồng huyện Tân Yên ........... 74
Bảng 4.18. Đánh giá của người dân về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ SP ............... 77
Bảng 4.19. Diện tích gieo trồng cây lâu năm của huyện Tân Yên ................................. 78
từ năm 2014- 2016 ....................................................................................... 78
Bảng 4.20. Diện tích gieo trồng cây hàng năm huyện Tân Yên..................................... 79
Bảng 4.21. Năng suất một số cây trồng chủ yếu huyện Tân Yên .................................. 79
Bảng 4.22. Sản lượng một số cây trồng chủ yếu huyện Tân Yên .................................. 80
Bảng 4.23. Giá trị sản xuất cây lâu năm huyện Tân Yên ............................................... 80
Bảng 4.24. Kết quả sử dụng đất trồng trọt của các đơn vị trên địa bàn huyện Tân
n tính bình qn 1ha canh tác năm 2014-2016........................................ 81
Bảng 4.25. Kết quả sử dụng đất trồng trọt bình quân 1ha canh tác của các hình
thức tổ chức sản xuất tại 3 xã....................................................................... 82
Bảng 4.26. Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ giống từ năm 2014-2016 .................... 85
Bảng 4.27. Thực trạng phân bổ và sử dụng đất trồng trọt tại 3 xã ................................. 86
Bảng 4.28. Tình hình sử dụng vốn và lao động cho sản xuất trồng trọt của các
hình thức tổ chức sản xuất bình quân cho 1 ha canh tác năm 20142016.............................................................................................................. 87
Bảng 4.29. Phân bổ và sử dụng vốn lao động bình quân 1ha canh tác tại 3 xã.............. 88
Bảng 4.30. Tổng hợp đánh giá sự ảnh hưởng của yếu tố vốn đầu tư ............................. 89
Bảng 4.31. Phân bổ và sử dụng lao động của hộ điều tra ở 3 xã năm 2016 ................... 90
Bảng 4.32. Tổng hợp đánh giá sự ảnh hưởng yếu tố hiểu biết của tổ chức sản xuất. .... 91
Bảng 4.33. Tổng hợp đánh giá sự ảnh hưởng của yếu tố KHCN ................................... 92
Bảng 4.34. Tổng hợp đánh giá sự ảnh hưởng của yếu tố hợp tác công tư ..................... 93
vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1.
Bản đồ hành chính huyện Tân n ........................................................... 39
DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1.
Quy hoạch vùng sản xuất phù hợp giúp nâng cao thu nhập ...................... 64
Hộp 4.2.
Giao thông nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa ................................. 67
Hộp 4.3.
Khoa học kỹ thuật có vai trị quan trọng ................................................... 70
Hộp 4.4.
Kiến thức khoa học kỹ thuật khó áp dụng ................................................. 71
Hộp 4.5.
Lực lượng lao động không mặn mà với trồng trọt .................................... 72
Hộp 4.6.
Ý kiến về chính sách kinh tế trong sản xuất trồng trọt .............................. 85
viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Thủy
Tên luận văn: “Nghiên cứu tái cơ cấu ngành trồng trọt huyện Tân Yên, Tỉnh Bắc Giang”.
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10
Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam.
Phát triển ngành trồng trọt theo hướng hiện đại hóa, nâng cao giá trị gia tăng và
bền vững, tái cơ cấu ngành trồng trọt là vấn đề đã và đang được chú trọng, quan tâm.
Nằm trong xu thế phát triển chung của cả nước, trong những năm gần đây việc tái cơ
cấu ngành trồng trọt của huyện Tân n đã có nhiều chuyển biến tích cực, để nâng cao
giá trị sản xuất, cấp Đảng ủy, chính quyền huyện Tân n đã có những chính sách
nhằm đẩy mạnh tái cơ cấu, quy hoạch các vùng sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung,
tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Từ thực tiễn trên, tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tái cơ cấu ngành trồng trọt huyện Tân Yên,
Tỉnh Bắc Giang”. Xuất phát từ mục tiêu chung: Trên cơ sở đánh giá thực trạng tình
hình tái cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang những năm
qua; đề xuất giải pháp nghiên cứu tái cơ cấu ngành trồng trọt huyện Tân Yên, tỉnh Bắc
Giang. Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tái cơ cấu ngành trồng trọt;
Đánh giá thực trạng cơ cấu ngành trồng trọt huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang; Phân tích
các yếu tố ảnh hưởng tới tái cơ cấu ngành trồng trọt ở huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang;
Đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh tái cơ cấu ngành trồng trọt huyện Tân Yên, tỉnh Bắc
Giang trong thời gian tới.
Để tiến hành thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng linh hoạt giữa số liệu thứ cấp và
số liệu sơ cấp để đưa ra phân tích nhận định. Trong đó số liệu thứ cấp thu thập từ báo
cáo và các tài liệu của Ủy ban nhân dân huyện Tân Yên. Số liệu sơ cấp thu thập từ
phỏng vấn các hộ, hợp tác xã, trang trại, doanh nghiệp. Nghiên cứu dùng phương pháp
tiếp cận theo ngành, theo hình thức tổ chức sản xuất, theo hệ thống. Số liệu thu thập
được phân tổ, tổng hợp qua phần mềm excel, phương pháp thống kê mô tả và phương
pháp so sánh là hai phương pháp chính được dùng trong phân tích của luận văn.
Qua nghiên cứu đáng giá thực trạng ngành trồng trọt huyện Tân Yên giai đoạn
2014- 2016, tốc độ tăng trưởng bình qn tồn ngành 4,87%/năm. Giá trị sản xuất
ngành trong năm 2016 chiếm 6,8% cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện.
Tuy nhiên, sản xuất nơng nghiệp ở đây cịn manh mún, ứng dụng cơng nghệ, kỹ thuật
hiện đại còn hạn chế, phát triển ngành còn tập trung vào chiều rộng song chưa chú trọng
vào chiều sâu. Năng suất lao động còn thấp, sản phẩm cịn chưa đáp ứng được thị
trường đầu ra. Qua đó đề tài cũng đã đưa ra phân tích 04 yếu tố ảnh hưởng đến tái cơ
ix
cấu ngành trồng trọt; Chính sách đất đai, chính sách đầu tư cho trồng trọt; Hợp tác và
liên kết trong sản xuất- tiêu thụ sản phẩm; lao động.
Từ phân tích thực trạng và những khó khăn, tồn tại của các hộ dân và cán bộ
tham gia vào quá trình tái cơ cấu ngành trồng trọt, luận văn đưa ra 05 nhóm giải pháp
nhằm hồn thiện q trình thực thi chính sách tái cơ cấu ngành trồng trọt ở huyện Tân
Yên, cụ thể là: Tiếp tục thực hiện thay đổi về cơ cấu đầu tư công gắn với tăng cường
thực hiện các giải pháp can thiệp trực tiếp ngành trồng trọt; Hồn thiện cơ chế, chính
sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xuất và thực hiện tái cơ cấu ngành trồng trọt
dựa trên thế mạnh sẵn có của địa phương; Phát triển sản phẩm trồng trọt đã có thương
hiệu gắn với đẩy mạnh tái cơ cấu các vùng sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung;
Phát triển cơng nghiệp chế biến và ngành nghề nông nghiệp , nông thôn nhằm hỗ trợ
nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm từ trồng trọt.
Nói tóm lại, để thúc đẩy tái cơ cấu ngành trồng trọt mạnh mẽ hơn nữa, địa
phương nên hoàn thiện hơn nữa về một số cơ chế, chính sách như: Tạo điều kiện, chế độ
đãi ngộ và thu hút đầu tư; hỗ trợ, hướng dẫn các hộ sản xuất được tiếp cận vốn ưu đãi
phục vụ phát triển sản xuất lớn hơn.
x
THESIS ABSTRACT
Author: Nguyen Thi Thuy
Thesis Title: Studying on crop restructuring of Tan Yen district, Bac Giang province
Major: Economics Management
Code: 60 34 04 10
Education Organization: Vietnam National University of Agriculture
Developing the cultivation sector in the direction of modernization, improving
the value added and sustainability, restructuring the cultivation is a matter has been paid
attention. In recent years, the crop restructuring of Tan Yen district has made positive
changes. In order to increase production value, the Party Committee, the district
government of Tan Yen district has policies to promote restructuring and planning of
production areas follow the direction of commodity, therefore, creating favorable
conditions for farmers to change the structure of plants. I conducted the study on:
"Studying on crop restructuring of Tan Yen district, Bac Giang province". Starting from
the general objective: Based on the assessment of the situation of restructuring the
production of Tan Yen district, Bac Giang province in recent years; Proposed solution
for crop restructuring of Tan Yen district, Bac Giang province. Contribute to
systematizing the theoretical and practical basis of crop restructuring; Assessment of the
structure of cultivation in Tan Yen district, Bac Giang province; Analyzing the factors
affecting the crop restructuring in Tan Yen district, Bac Giang province; proposed
solutions to promote the crop restructuring of Tan Yen district, Bac Giang province in
the coming time.
Research methodology
In order to carry out the topic, we use the flexibility between secondary data and
primary data to analysis. In the secondary data collected from the report and documents
of the People's Committee of Tan Yen district. Primary data collected from households,
cooperatives, farms, enterprises survey. study used a sectoral approach, in the form of
organizational production and by system. Descriptive statistic method and comparative
method are two main methods used in thesis.
The crop sector of Tan Yen district has developed in the period of 2014-2016,
the average growth rate of the whole sector was 4.87% per annum. The sector's
production value in 2016 accounts for 6.8% of the total production value of the district's
economic sectors. However, agricultural production in Tan Yen district is still
fragmented, applying modern technology, the development of the industry is focused on
the width but not on the depth. Labor productivity is still low; product has not met the
xi
output market. Accordingly, the study also analyzes four factors affecting the
restructuring of cultivation; Land policy, investment policy for cultivation; Cooperation
and linkage in the production and consumption of products; labor.
From the analysis of the current status and difficulties and persistence of
households and staff involved in the restructuring of the field, the thesis presents
five groups of solutions to improve the implementation of the policy of crop
restructuring in Tan Yen district specifically: (1) Continue to change the structure of
public investment coupled with increased implementation of direct interventions in
the field of cultivation; (2) To fulfil the mechanisms and policies for encouraging
and supporting the development of production and restructure the cultivation
industry based on the strengths of the localities; (3) Development of cultivated
products has a brand name associated with promoting the restructuring of production
areas towards the direction of commodity concentration; (4) To develop the
processing industry and the agricultural and rural industries in order to support the
increase of added value for products from cultivation.
In conclusion, in order to promote a stronger crop restructuring, localities
government should improve on a number of mechanisms and policies, such as: creating
favorable conditions, incentives and attracting investment; Supporting and guiding
production households to access preferential capital for production development.
xii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Tái cơ cấu ngành Trồng trọt là một hợp phần của tái cơ cấu ngành nông
nghiệp tổng thể nền kinh tế quốc dân, phù hợp với chiến lược và kế hoạch phát
triển kinh tế- xã hội của cả nước; gắn với phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi
trường để bảo đảm phát triển bền vững.
Tái cơ cấu ngành nơng nghiệp là q trình tổ chức sắp xếp lại tất cả các
yếu tố liên quan tác động đến chuỗi giá trị ngành hàng nông nghiệp, từ quy
hoạch, cơ sở hạ tầng sản xuất, chế biến, bảo quản; tổ chức sản xuất, chuỗi cung
ứng dịch vụ sản xuất, thu mua, chế biến, bảo quản, tiêu thụ; sử dụng có hiệu quả,
nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; cấu trúc lại các ngành kinh tế,
các cây trồng có giá trị, hàng hố phù hợp với tiềm năng vùng, miền; bố trí, phân
cơng lao động, vốn, cơ sở vật chất cho phù hợp.
Việt Nam, xuất phát là một nước thuần nông, chuyên canh tác về lúa nước,
với kỹ thuật sản xuất cịn thơ sơ, lạc hậu, đến nay nước ta đã trở thành một trong
những quốc gia có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp. Theo kế hoạch chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, tỷ trọng toàn ngành đến năm 2013 đã giảm dần và đạt khoảng
18,39%, song tổng giá trị sản phẩm tương đương khơng có nghĩa giảm xuống và
ước đạt khoảng 658,981 nghìn tỷ đồng, tăng 2,67% so với năm 2012, trong năm
xuất khẩu gạo đứng thứ 3 trên thế giới (Tổng cục Thống kê, 2013).
Trải qua hơn 20 năm đổi mới cơ chế nền kinh tế, ngành nơng nghiệp đã có
những chuyển biến rõ rệt, Việt Nam trở thành cường quốc xuất khẩu nông sản.
Tuy nhiên, sự chuyển dịch trong ngành nơng nghiệp đến nay cịn chậm, ngành
trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn, đạt khoảng 73,8% vào năm 2012; Tốc độ tăng
trưởng đang có xu hướng chững lại, bình qn GDP ngành nơng nghiệp giai đoạn
1996-2006 tăng khoảng 4,01%/năm, trong giai đoạn 2009-2013, tốc độ tăng trên
1 năm chỉ đạt 2,90% (Tổng cục Thống kê, 2013). Năng suất lao động nơng
nghiệp cịn thấp, tổ chức sản xuất cịn chưa gắn với hiện đại hố, sản phẩm còn
chưa đáp ứng được thị trường đầu ra do vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, chất
lượng và thương hiệu sản phẩm cịn kém; sự phát triển nơng nghiệp đang đặt ra
vấn đề ô nhiễm môi trường. Đứng trước tình hình trên, với nhiệm vụ thực hịên
chiến lược phát triển kinh tế xã hội đất nước, nhằm thúc đẩy phát triển ngành
nơng nghiệp theo hướng hiện đại hố, nâng cao giá trị gia tăng và bền vững, tái
cơ cấu ngành nông nghiệp là vấn đề đã và đang được trú trọng, quan tâm.
1
Thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp vừa phải theo cơ chế thị trường, vừa phải
đảm bảo các mục tiêu cơ bản về phúc lợi cho nông dân và người tiêu dùng. Nhà
nước giữ vai trị hỗ trợ, tạo mơi trường thuận lợi cho hoạt động của các thành phần
kinh tế. Tăng cường sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế, xã hội từ trung
ương đến địa phương trong quá trình tái cơ cấu ngành; đẩy mạnh phát triển đối tác
công tư và cơ chế đồng quản lý, phát huy vai trò của các tổ chức cộng đồng. Tái cơ
cấu là một q trình phúc tạp, khó khăn và lâu dài cần được thường xuyên đánh
giá, tổng kết, rút kinh nghiệm để điều chỉnh phù hợp với thực tế.
Hồ chung với nhiệm vụ đó, tại địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang
sau gần 3 năm thực hiện tái cơ cấu nơng nghiệp trên địa bàn tồn huyện, đã cải
tạo được một số giống cây trồng có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao
hơn; nhiều ứng dụng kho học được đưa vào thực tiễn sản xuất, tạo nên vùng sản
xuất hàng hố có giá trị. Năm 2015, tổng diện tích gieo trồng 40.811 ha, tăng so
với năm 2014 103,4%. Tính đến 6 tháng đầu năm 2016 tổng diện tích gieo trồng
của tồn huyện là 25.649,7 ha, đạt 62,85% kế hoạch năm, bằng 99,9% so với
cùng kỳ năm 2015 (UBND huyện Tân Yên, 2016).
Cơ cấu cây trồng tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng diện tích
các loại cây trồng hàng hố có giá trị kinh tế cao gắn với bao tiêu sản phẩm. Hình
thành và duy trì 108 vùng sản xuất cây hàng hố tập trung. Đến nay, toàn huyện
đã chỉ đạo dồn điền đổi thửa được 670 ha; xây dựng và duy trì 16 cánh đồng mẫu
lớn. Tuy nhiên, việc ứng dụng khoa học cơng nghệ vào sản xuất nơng nghiệp cịn
nhiều hạn chế, các mơ hình ứng dụng cơng nghệ trong sản xuất nơng nghiệp cịn
nhỏ lẻ, tự phát, sức cạnh tranh kém, tiềm ẩn yếu tố không bền vững; một số mơ
hình xây dựng chưa phù hợp, hiệu quả khơng cao, có mơ hình hiệu quả nhưng
chậm được nhân rộng. Ứng dụng công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch
chưa nhiều; chưa thật gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất với thị trường, xây dựng
thương hiệu. Nhìn chung sản xuất nơng nghiệp cịn manh mún, ứng dụng cơng
nghệ kỹ thuật hiện đại còn chưa cao, phát triển ngành còn tập trung mạnh vào
chiều rộng song chưa chú trọng vào chiều sâu, công tác quản lý, hỗ trợ thúc đẩy
của nhà nước cịn lúng túng; thiếu chính sách hấp dẫn để thu hút các thành phần
kinh tế tham gia đầu tư (UBND huyện Tân Yên, 2016).
Nằm trong xu thế chung của toàn ngành, theo định hướng phát triển
chung của cả nước, với yêu cầu về đổi mới quản lý, phát triển kinh tế nông
nghiệp tại huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang việc đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu lĩnh
2
vực trồng trọt đối với huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang là vấn đề cấp bách, cần
phải giải quyết.
Tại địa phương đã có một số nghiên cứu về ngành nơng nghiệp nói chung
và phát triển một số ngành hàng nơng nghiệp nói riêng. Song đến nay chưa có
nghiên cứu nào về vấn đề tái cơ cấu ngành trồng trọt. Xuất phát từ tình hình thực
tiễn trên, chúng tơi tiến hành xây dựng và nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tái cơ
cấu ngành trồng trọt tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang” là cần thiết, góp phần
thực hiện nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao cho địa phương. Đồng thời
nghiên cứu là cơ sở để đề xuất các giải pháp thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông
nghiệp huyện Tân Yên trong thời gian tới.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng cơ cấu ngành trồng trọt huyện
Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằm tái cơ cấu ngành
trồng trọt của huyện phù hợp với kinh tế thị trường trong thời kỳ Cơng nghiệp
hố- hiện đại hố và xu thế hội nhập quốc tế hiện nay.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về tái cơ cấu ngành trồng trọt
cấp huyện;
- Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến tái cơ cấu ngành trồng
trọt huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang trong thời gian qua;
- Đề xuất giải pháp đẩy mạnh tái cơ cấu ngành trồng trọt huyện Tân Yên,
tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới;
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn về tái
cơ cấu ngành trồng trọt được thể hiện ở các đối tượng khảo sát sau:
- Các nhóm cây trồng
- Các giống cây trồng, mùa vụ
- Các thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Các tiến bộ khoa học công nghệ áp dụng nông nghiệp.
3
- Các cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến sản xuất
nông nghiệp.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại huyện Tân Yên,
tỉnh Bắc Giang. Một số nội dung chuyên sâu sẽ khảo sát ở một số xã đại diện.
- Phạm vi thời gian: Các số liệu được sử dụng cho nghiên cứu trong phạm
vi 3 năm gần đây, từ năm 2014 đến năm 2016. Giải pháp đề xuất có thể áp dụng
đến năm 2020.
- Phạm vi nội dung: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, đề tài tập trung đánh
giá thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng và nghiên cứu các giải pháp trong thực hiện
tái cơ cấu ngành trông trọt tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang và các kết quả tái
cơ cấu về trồng trọt mà địa phương đã đạt được, từ đó làm rõ các thực trạng và
đưa ra giải pháp phù hợp.
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1. Đặc điểm và nội dung tái cơ cấu ngành trồng trọt trên địa bàn huyện là gì?
2. Thực trạng về tái cơ cấu ngành trồng trọt trên địa bàn huyện Tân Yên
diễn ra như thế nào?
3. Những nhân tố ảnh hưởng đến tái cơ cấu ngành trồng trọt trên địa bàn
huyện Tân Yên?
4. Giải pháp đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành trồng trọt huyện Tân
n là gì?
1.5. ĐĨNG GĨP CỦA LUẬN VĂN
* Luận văn có những đóng góp chủ yếu sau:
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tái cơ cấu ngành
trồng trọt; Đánh giá thực trạng triển khai các giải pháp tái cơ cấu ngành trồng trọt
trên địa bàn huyện Tân Yên; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện các
giải pháp thúc đảy tái cơ cấu ngành trồng trọt trên địa bàn huyện Tân Yên và đề
xuất giải pháp nhằm thúc đẩy tái cơ cấu ngành trồng trọt huyện Tân Yên, tỉnh
Bắc Giang trong thời gian tới.
- Nghiên cứu chỉ ra rằng hệ thống chính sách; sự quản lý của nhà nước;
khoa học kỹ thuật; vốn đầu tư; và hợp tác công- tư là những yếu tố quan trọng
ảnh hưởng đến quá trình tái cơ cấu ngành trồng trọt trên địa bàn huyện Tân Yên.
4
PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁI CƠ CẤU
NGÀNH TRỒNG TRỌT
2.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁI CƠ CẤU NGÀNH TRỒNG TRỌT
2.1.1. Các khái niệm
* Cơ cấu
Trước khi đi vào tìm hiểu khái niệm cơ cấu ngành trồng trọt chúng ta hãy
tiếp cận nó bằng khái niệm: “Cơ cấu là một phạm trù triết học dùng để biểu thị cấu
trúc bên trong, tỷ lệ và mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành hệ thống. Cơ cấu
được biểu hiện như là tập hợp những mối quan hệ liên kết hữu cơ, các yếu tố khác
nhau của một hệ thống nhất định. Nó biểu hiện ra như là một thuộc tính của sự vật
hiện tượng nó biến đổi cùng với sự biến đổi sự vật, hiện tượng”. Vì thế khi nghiên
cứu cơ cấu phải đứng trên quan điểm hệ thống (Đào Thế Tuấn, 1984).
* Cơ cấu ngành trồng trọt
Hệ thống trồng trọt là hoạt động sản xuất của cây trồng trong nơng trại, nó
bao gồm tất cả các hợp phần cần thiết để sản xuất một tổ hợp các cây trồng của
nông trại và mối quan hệ của chúng với môi trường. Các hợp phần này bao gồm
cả yếu tố tự nhiên, yếu tố sinh học cần thiết cũng như biện pháp kỹ thuật lao
động và yếu tố quản lý. Hệ thống trồng trọt là bao gồm tất cả thành phần cần có
cho nơng trại sản xuất một tập hợp các công thức luân canh và bao gồm việc sản
xuất một số cây trồng. Các hoạt động sản xuất trồng trọt của một nông trại tạo
nên hệ thống trồng trọt của trang trại đó. Tất cả các thành phần cần cho việc sản
xuất một cây trồng cụ thể nào đó và mối quan hệ của chúng với môi trường được
coi là thuộc phạm vi một hệ thống cây trồng. Các thành phần đó bao gồm, tất cả
các đầu vào cần thiết cả về vật lý, sinh học công nghệ, vốn, lao động và quản lý.
Một công thức luân canh bao gồm tất cả các thành phần cần có cho việc sản xuất
một tập hợp cây trồng trên một mảnh ruộng trong một năm. Còn hệ thống canh
tác bao gồm tất cả các thành phần cần thiết cho sản xuất một tập hợp cây trồng ở
nông trại (Phạm Thị Hương, 2006).
Hệ thống trồng trọt là một trong hai hệ thống phụ chủ yếu của hệ thống
nông nghiệp hỗn hợp. Những cây trồng nơng nghịêp có thể có nhiều chức năng
khác nhau, kể cả việc tạo ra chỗ che chở cho con người, gia súc và cây trồng
khác, chống xói mịn đất, phục vụ mục đích giải trí (thảm cỏ, hoa, cây cảnh và
5
cây bụi) và làm tăng độ phì nhiêu của đất (bổ sung chất hữu cơ từ xác lá và rễ già
hoặc đạm từ nốt sần cây họ đậu). Tuy nhiên, những HTTT chủ yếu được xây
dựng để sản xuất ra lương thực, thực phẩm trực tiếp cho con người, thức ăn cho
gia súc, sợi cho nguyên liệu công nghiệp và một nhóm sản phẩm hỗn hợp khác
như thuốc lá, chất thơm và dược liệu (Phạm Thị Hương, 2006).
Cơ cấu ngành trồng trọt là một phạm trù khoa học biểu hiện trình độ tổ chức
và quản lý sản xuất trồng trọt, đồng thời cơ cấu ngành trồng trọt cũng là một chỉ
tiêu rất quan trọng của chiến lược nông sản phẩm (Phạm Thị Hương, 2006).
Cơ cấu ngành trồng trọt xuất phát từ thật ngữ “cơ cấu” theo thuyết cấu trúc
và học thuyết tổ chức hữu cơ, thì cơ cấu có thể hiểu như là một cơ thể được hình
thành trong điều kiện môi trường nhất định. Trong các bộ phận hay yếu tố của nó
được cấu tạo có tính quy luật và hệ thống theo một trình tự và tỷ lệ thích ứng.
Nội dung cốt lõi của nó là biểu hiện vị trí, vai trị của từng bộ phận hợp thành và
có mối quan hệ tương tác lẫn nhau trong tổng thể. Một cơ cấu có thể được thay
đổi để phù hợp với điều kiện khách quan nhất định. Suy rộng ra cơ cấu cây trồng
có thể quan niệm trên cơ sở của khái niệm cơ cấu kinh tế: “Cơ cấu trồng trọt là
tổng thể các bộ phận hợp thành với vị trí tỷ trọng tương ứng của mỗi bộ phận và
mối quan hệ tương tác của mỗi bộ phận ấy trong quá trình phát triển của nền sản
xuất xã hội” (Phạm Thị Hương, 2006).
Một cơ cấu ngành hợp lý sẽ cho phép tạo nên sự cân đối hài hoà của ngành
đó để sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực tài nguyên, của cải vật chất và
lao động. Xem xét cơ cấu ngành là xem xét cấu trúc bên trong của quá trình tái
sản xuất và mở rộng của ngành thông qua các mối quan hệ kinh tế. Đó là quan hệ
tỷ lệ về lượng và chất. Cịn q trình tái sản xuất xã hội bao gồm tồn bộ quan hệ
sản xuất tồn tại thích ứng với trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản
xuất. Cơ cấu ngành của một lĩnh vực luôn chịu ảnh hưởng bởi quan hệ giữa quan
hệ sản xuất và lực lượng sản xuất của cả lĩnh vực và nền kinh tế. Mối quan hệ
kinh tế đó khơng phải những quan hệ riêng lẻ, tách rời của các bộ phận mà là
những quan hệ tổng thể của các bộ phận cấu thành kinh tế như: quan hệ giữa các
ngành kinh tế (Phạm Thị Hương, 2006).
*Hệ thống cây trồng
Hệ thống cây trồng là bao gồm các giống và lồi cây được bố trí trong
không gian và thời gian trong mọi hệ thống sinh thái nông nghiệp nhằm tận dụng
6
hợp lý nhất các nguồn lợi tự nhiên, kinh tế xã hội (Đào Thế Tuấn 1984). Hệ
thống cây trồng là thành phần giống và loại cây trồng được bố trí trong không
gian và thời gian của một hệ sinh thái nhằm tận dụng hợp lý nhất các nguồn lợi
tự nhiên, kinh tế xã hội.
Theo Nguyễn Duy Tính (1995), nghiên cứu hệ thống cây trồng là hình
thức đa canh bao gồm: Trồng xen, trồng gối, luân canh, trồng thành băng, canh
tác phối hợp và vườn hỗn hợp. Tổng quan thì hệ thống cây trồng là một hệ thống
nhất trong mối tương tác giữa các loài cây trồng, giống cây trồng được bố trí hợp
lý trong khơng gian và thời gian.
Về đối tượngnghiên cứu của hệ thống cây trồng thì theo Phạm Chí Thành
(1996) là: Các cơng thức ln canh và hình thức đa canh. Cơ cấu cây trồng hay
tỷ lệ diện tích dành cho mùa vụ nhất định. Kỹ thuật canh tác cho cả hệ thống
đóng. Như vậy, hệ thống cây trồng là một thể thống nhất trong mối quan hệ
tương tác giữa các loại cây trồng được bố trí hợp lý trong không gian và thời
gian tức là mối quan hệ giữa các loại cây trồng trong từng vụ và giữa các vụ khác
nhau trên một mảnh đất, trong một hệ sinh thái. Vì vậy, nghiên cứu hệ thống cây
trồng là nghiên cứu: cơng thức ln canh và hình thức đa canh, cơ cấu cây trồng
hay tỷ lệ diện tích dành cho mùa vụ cây trồng nhất định, kỹ thuật canh tác cho cả
hệ thống canh tác đó.
Do đặc tính sinh học của cây trồng và môi trường luôn luôn biến đổi nên
hệ thống cây trồng mang đặc tính động. Vì vậy, nghiên cứu hệ thống cây trồng
khơng thể dừng lại ở một không gian và thời gian rồi kết thúc mà là một việc làm
thường xuyên để tìm ra xu thế phát triển, các yếu tố hạn chế và các giải pháp
khắc phục để thay đổi hệ thống cây trồng, nhằm khai thác ngày càng có hiệu quả
nguồn tài nguyên thiên nhiên, tăng hiệu quả kinh tế, xã hội phục vụ cuộc sống
con người. Hoàn thiện hệ thống cây trồng hoặc phát triển các hệ thống cây trồng
mới trên thực tế là sự tổ hợp lại các thành phần cây trồng và giống cây trồng,
đảm bảo các thành phần trong hệ thống có mối quan hệ tương tác nhau, thúc đẩy
lẫn nhau, nhằm khai thác các lợi thế về điều kiện đất đai, tạo cho hệ thống có sức
sản xuất cao, bảo vệ môi trường sinh thái (Lê Duy Thước, 1991).
*Cơ cấu cây trồng
Cơ cấu cây trồng là thành phần các giống, lồi cây trồng có trong một
vùng ở một thời điểm nhất định. Nó liên quan tới cơ cấu cây trồng nông nghiệp
7
và phản ánh sự phân công lao động trong nội bộ ngành, phù hợp với điều kiện
tự nhiên-kinh tế- xã hội của một vùng nhằm cung cấp được nhiều nhất những
sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của con người (Đào Thế Tuấn, 1978). Việc xác
định cơ cấu cây trồng là một nội dung của phân vùng sản xuất nông nghiệp
(Đào Thế Tuấn, 1978). Cơ cấu cây trồng xét về mặt diện tích, tỉ lệ các loại cây
trồng trên diện tích canh tác sẽ phần nào nói lên trình độ sản xuất của từng
vùng. Tỉ lệ cây nông nghiệp cao, cây cơng nghiệp, cây thực phẩm thấp phản
ánh trình độ sản xuất thấp. Tỉ lệ các loại cây trồng có sản phẩm tiêu thụ tại chỗ
cao, các loại cây trồng có giá trị hàng hố thấp chứng tỏ sản xuất nơng nghiệp
ở đó kém phát triển.
Trong cơng tác quy hoạch phát triển nông nghiệp bền vững, xác định cơ
cấu cây trồng hợp lí là một trong những cơ sở cho việc xác định phương
hướng sản xuất. Cơ cấu cây trồng cịn là cơ sở để bố trí mùa vụ, chế độ luân
canh thay đổi theo những tiến bộ Khoa học- Kỹ thuật, giải quyết các vấn đề
mà thực tiễn sản xuất đòi hỏi. Hệ thống cây trồng và cơ cấu cây trồng có
nhiều điểm tương đồng. Cơ cấu cây trồng chính là cấu trúc của hệ thống cây
trồng. Người nghiên cứu về hệ thống cây trồng cần quan tâm đến “đầu vào”
và “đầu ra” của hệ thống cây trồng chính là cấu trúc bên trong của nó hay cơ
cấu cây trồng. (Đào Thế Tuấn, 1978).
*Đặc trưng chủ yếu của cơ cấu cây trồng:
Cơ cấu cây trồng mang tính hợp lý, khách quan, hình thành do trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội. Cơ cấu cây
trồng không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Con người chỉ có
thể nắm vững các quy luật tự nhiên và xã hội để điều khiển sự vận động của
cơ cấu cây trồng theo hướng có lợi cho mình. Cơ cấu cây trồng mang tính lịch
sử xã hội nhất định, khơng có một cơ cấu cây trồng chung cho mọi vùng sản
xuất, mọi giai đoạn lịch sử. Cơ cấu cây trồng biến đổi theo xu hướng ngày
càng hồn thiện. Nó ln phát triển theo xu hướng từ đơn điệu đến đa dạng, từ
hiệu quả thấp đến hiệu quả cao do yêu cầu tăng trưởng và phát triển của xã
hội. Cơ cấu cây trồng mở rộng phải gắn liền với sự phát triển của công nghiệp
và thương nghiệp, công nghiệp chế tạo máy nông nghiệp, công nghiệp hóa
chất góp phần trực tiếp khai thơng “đầu vào” của hệ thống cây trồng nhằm tạo
ra một cơ cấu cây trồng hợp lý để sử dụng hiệu quả “đầu vào” và điều chỉnh
hợp lý “đầu ra” (Đào Thế Tuấn, 1978).
8
* Tái cơ cấu
Thuật ngữ “Tái cơ cấu” hiện đang được sử dụng khá phổ biến và cũng có
nhiều cách hiểu khác nhau. Tuy nhiên, một cách chung nhất có thể hiểu: Tái cơ
cấu là sự thay đổi chiến lược, mục tiêu, tầm nhìn của một hệ thống hoặc là sự cơ
cấu lại hệ thống bao gồm các hoạt động như sắp xếp lại, chuyển đổi hình thức
hoạt động, xác định lại mục tiêu, chiến lược, tầm nhìn, các giá trị cốt lõi và
chuẩn mực của tổ chức hay doanh nghiệp. Tái cơ cấu có thể ở các cấp độ khác
nhau, cấp độ cao là sự thay đổi tầm nhìn, chiến lược, cơ cấu lại tồn bộ tổ chức
có tính hệ thống; cấp thấp nhất là sự chuyển đổi, sắp xếp lại, đổi mới quy trình
hoạt động và cũng có thể bao gồm cả hai cấp, vừa thay đổi tầm nhìn chiến lược,
vừa thực hiện tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp (Đào Thế Tuấn, 1978).
Dương Ngọc Quang (2014) cho rằng: “Tái cơ cấu là sự thay đổi chiến
lược, mục tiêu, tầm nhìn của một hệ thống hoặc là sự cơ cấu lại hệ thống bao
gồm các hoạt động như sắp xếp lại, chuyển đổi hình thức hoạt động, xác định lại
mục tiêu, chiến lược, tầm nhìn, các giá trị cốt lõi và chuẩn mực của tổ chức hay
doanh nghiệp.
* Tái cơ cấu ngành trồng trọt
Đây là khái niệm mới được đưa vào sử dụng trong vài năm gần đây và
chưa có định nghĩa chính thức về “tái cơ cấu” nói chung và “tái cơ cấu ngành
trồng trọt” nói riêng. Ngày 13/6/2013 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định
số 899/2013/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo
hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” với các mục tiêu: 1) Duy
trì tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh thông qua tăng năng
suất, chất lượng và giá trị gia tăng; đáp ứng tốt hơn nhu cầu, thị hiếu của người
tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP
tồn ngành bình qn từ 2,6%-3%/năm trong giai đoạn 2011-2015, từ 3,54%/năm trong giai đoạn 2016-2020; 2) Nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống
cho dân cư nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực (bao gồm cả an ninh dinh
dưỡng) cả trước mắt và lâu dài, góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo. Đến năm 2020,
thu nhập hộ gia đình nơng thơn tăng lên 2,5 so với năm 2008, số xã đạt tiêu chí
nơng thơn mới là 50%, nâng tỷ lệ che phủ rừng tồn quốc lên 45% (Thủ tướng
Chính phủ, 2013).
Căn cứ Quyết định số 899/2013/QĐTTg, ngày 13/5/2014, Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ký Quyết định số 1834/QĐ-BNN-KH
9
ngày 18/6/2013 ban hành Chương trình hành động thực hiện đề án “Tái cơ cấu
ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”.
Sau đó là QĐ số 1006/QĐ-BNN-TT ban hành Kế hoạch thực hiện tái cơ cấu lĩnh
vực trồng trọt năm 2014-2015 và giai doạn 2016-2020 với các mục tiêu: 1) Triển
khai các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực trồng trọt trong “Chương trình hành động của
Bộ nông nghiệp và PTNT thực hiện đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo
hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” tại Quyết định
1384/QĐ_BNN-KH ngày 18/6/2013 nhằm duy trì tăng trưởng, đảm bảo vững
chắc an ninh lương thực trước mắt và lâu dài; tăng thu nhập cho nơng dân, góp
phần xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị xã hội, bảo vệ mơi trường và thích
ứng với biến đổi khí hậu; 2) Xác định cụ thể các nhiệm vụ, thời gian hoàn thành
và phân công cho các đơn vị triển khai thực hiện Kế hoạch tái cơ cấu lĩnh vực
trồng trọt. Như vậy, theo Quyết định 1006/QĐ-BNN-TT ngày 13/5/2014 thì tái
cơ cấu lĩnh vực trồng trọt năm 2014-2015 và giai đoạn 2016-2020 có thể hiểu là:
“Q trình tiếp tục phát triển lĩnh vực trồng trọt gắn với bố trí, sắp xếp lại các
khâu bước sản xuất theo nguyên tắc sử dụng tối đa lợi thế so sánh và sử dụng tối
ưu các nguồn lực để tạo ra hiệu quả kinh tế, năng lực cạnh tranh cao hơn, bền
vững cho toàn ngành nhằm tạo ra nơng sản có chất lượng và giá trị cao, phù
hợp với yêu cầu thị trường, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước, nâng
cao thu nhập cho nơng dân và đảm bảo tính bền vững (Bộ nông nghiệp, 2014).
* Tái cơ cấu cây trồng
- Tái cơ cấu cây trồng: Tái cơ cấu cây trồng là sự thay đổi theo tỉ lệ % của
diện tích gieo trồng, nhóm cây trồng của cơng thức trong nhóm hoặc trong tổng
thể và chịu sự tác động, thay đổi của yếu tố tự nhiên- kinh tế- tã hội. Quá trình
chuyển dịch cơ cấu cây trồng là quá trình thực hiện bước chuyển từ hiện trạng cơ
cấu cây trồng cũ sang cơ cấu cây trồng mới (Đào Thế Tuấn, 1978).
Tình hình nước ta hiện nay, sản xuất lúa vẫn là nhiệm vụ quan trọng góp
phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Do vậy, cần chuyển dịch cơ cấu trà
lúa, giống để có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao trong sản xuất lúa. Tiếp tục
chuyển mạnh một phần diện tích đất trũng, bãi bồi sang đào ao nuôi cá, lập vườn
để có giá trị kinh tế cao, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa trong nơng
nghiệp.Tình hình nước ta hiện nay, sản xuất lúa vẫn là nhiệm vụ quan trọng góp
phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Do vậy, cần chuyển dịch cơ cấu trà
lúa, giống để có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao trong sản xuất lúa. Tiếp tục
10
chuyển mạnh một phần diện tích đất trũng, bãi bồi sang đào ao ni cá, lập vườn
để có giá trị kinh tế cao, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa trong nơng
nghiệp (Đào Thế Tuấn, 1978).
Tái cơ cấu chuỗi ngành hàng nơng sản: Theo Vương Đình Huệ (2013)
chuyển dịch cơ cấu chuỗi ngành hàng nông sản gồm các nội dung: Chuyển dịch
cơ cấu sản xuất sản phẩm nông lâm ngư: Cần có chính sách sử dụng linh hoạt đất
trồng lúa trên cơ sở bảo đảm an ninh lương thực và chuyển đổi một số diện tích
đất lúa sang trồng những cây khác phù hợp với điều kiện và lợi thế từng vùng
(trồng cỏ ni bị sữa, ngơ, đậu tương, thanh long, hoa, rau...) nhưng không được
làm thay đổi điều kiện cơ bản của đất lúa. Như vậy, cần chuyển đổi cơ cấu nông
sản, ưu tiên tăng giá trị những cây trồng khác có lợi thế và giá trị gia tăng cao
hơn, như ngành chăn ni bị sữa, rau, hoa, quả,... Mỗi vùng cần có quy hoạch
ưu tiên sản phẩm lợi thế để thúc đẩy tái cơ cấu không chỉ về sản lượng mà về giá
trị, thu nhập của người dân. Tuy nhiên trong thực hiện việc chuyển đổi này, nhất
là khi hình thành mới những vùng có sản lượng lớn ngô, đậu tương, thanh long...
cần chủ động quy hoạch và tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ, tránh cách làm tự
phát mang tính phong trào.
Chuyển dịch cơ cấu phân chia giá trị gia tăng trong ngành hàng: Cần có
cơ chế, chính sách thúc đẩy các cơng đoạn giá trị gia tăng cao của các ngành
nông, lâm, thủy sản trên lãnh thổ Việt Nam, như chế biến, dịch vụ logistic, đóng
gói, nhất là chế biến sâu thành thực phẩm và hàng sử dụng cuối cùng, như đồ gia
dụng dùng cho công nghiệp... Trước hết, cần ưu tiên đối với các ngành hàng mà
Việt Nam có thế mạnh như cà phê, cao su, điều, ca cao, tiêu, thủy sản, chế biến sâu
sản phẩm lâm sản, sữa, thịt... Kêu gọi đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài cùng
với doanh nghiệp Việt Nam vì họ có thương hiệu và kênh phân phối, nhằm dịch
chuyển chế biến, đóng gói, logistic của nước ngồi về Việt Nam (Vương Đình
Huệ, 2013). Hạn chế cấp phép dự án đầu tư nước ngồi khơng có chế biến đến sản
phẩm cuối cùng trên lãnh thổ Việt Nam. Có chính sách ưu tiên về giao đất, thuế,
tín dụng đối với các doanh nghiệp trong và ngồi nước có chế biến sâu đến sản
phẩm cuối cùng. Với những ngành hàng nhỏ, đặc sản nên khuyến khích chế biến,
đóng gói quy mô nhỏ ở các cụm công- nông nghiệp địa phương, hộ gia đình. Cần
thúc đẩy kêu gọi đầu tư trong và ngồi nước để hình thành cụm cơng nghiệp chế
biến, dịch vụ cho các ngành hàng nông, lâm, thủy sản quốc tế trong điều kiện hội
nhập, biến Việt Nam thành trung tâm chế biến và dịch vụ nông sản quốc tế.
11
Tái cơ cấu kinh tế theo vùng: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng thể
hiện sự tái phân công lao động theo vùng lãnh thổ. Dựa trên những lợi thế về
điều kiện tự nhiên, địa lý, kinh tế- xã hội của mỗi vùng mà hình thành các vùng
kinh tế. Các vùng kinh tế này có những đặc điểm khác nhau nhưng có điểm
chung là dựa vào nhưng lợi thế đó để khai thác có hiệu quả các nguồn lực và
tiềm năng kinh tế trong vùng nhằm tạo ra sự phát triển. Kinh tế vùng và chuyển
dịch kinh tế vùng nhằm khai thác những lợi thế từ lao động, từ vị trí địa lý, điều
kiện tự nhiên để nhằm xây dựng một chiến lược sản xuất- kinh doanh theo hướng
chuyên mơn hóa, đa dạng hóa. Chuyển dịch cơ cấu vùng cịn làm cho những diện
tích đất trước đây chưa sử dụng, hoặc sử dụng chưa hiệu quả, hoặc chưa chuyển
đổi được sang hướng sản xuất phù hợp được sử dụng có hiệu quả hơn. Bên cạnh
đó, khi có một cơ cấu kinh tế vùng hợp lý sẽ thu hút được vốn đầu tư từ bên
ngồi nhằm duy trì và phát triển kinh tế vùng đó. Trong nền kinh tế thị trường, ở
mỗi vùng, ngành nào có ưu thế cạnh tranh sẽ phát triển nhanh. Từ đó kéo theo
các ngành khác có liên quan cùng phát triển cả về quy mơ và tốc độ theo một
quan hệ, tỷ lệ nhất định, qua đó đạt hiệu quả kinh tế cao nhất của vùng. Xác định
cơ cấu kinh tế vùng hợp lý sẽ tạo cơ sở để khai thác và sử dụng có hiệu quả
những tiềm năng về tài nguyên, sức lao động, cơ sở vật chất hiện có của từng
vùng. Điều này quyết định tốc độ phát triển kinh tế hàng hóa ở nông thôn mỗi
vùng cũng như cả nước. Để phát triển các ngành mũi nhọn ở các vùng kinh tế
nông thơn, trong q trình xây dựng và phát triển cơ cấu kinh tế vùng cần coi
trọng tác động vĩ mô của Nhà nước thông qua hệ thống các chủ trương, chính
sách như: khuyến nơng, xây dựng kết cấu hạ tầng, chính sách thuế ưu đãi và
những thơng tin cần thiết (Vương Đình Huệ, 2013).
Tái cơ cấu thành phần kinh tế:
Khu vực sản xuất nông hộ quy mô nhỏ: Theo Vương Đình Huệ (2013)
Đây là mơ hình phổ biến hiện nay và vẫn sẽ tồn tại trong thời gian dài ở nhiều
vùng, do sinh kế của người dân vẫn dựa chủ yếu vào sản xuất trồng trọt. Mơ hình
sản xuất này sẽ dần thu hẹp phạm vi, địa bàn và số lượng nông dân tham gia
không phải bằng giải pháp hành chính mà phải trên cơ sở thực thi các biện pháp
kinh tế, tạo việc làm mới cho nông dân. Để giúp cho hộ sản xuất quy mô nhỏ
tham gia thị trường, tăng thu nhập, cần có một số giải pháp: 1- Hình thành các
chợ nơng dân bán hàng trực tiếp trên các khu vực nhất định để có thêm thu nhập;
2- Hỗ trợ phát triển chế biến quy mô nhỏ hộ gia đình, bán sản phẩm trực tiếp,
12