Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Quản lý tài chính dự án đầu tư sử dụng vốn oda của ban quản lý các dự án nông nghiệp bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 122 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ THỊ HUÊ

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ SỬ DỤNG VỐN
ODA CỦA BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã ngành:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Trần Quang Trung

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực
và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 10 tháng 9 năm 2017
Tác giả luận văn

Lê Thị Huê



i


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu tôi đã nhận được sự quan tâm và
giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
quý thày, cô trong Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn - Học viện Nơng nghiệp Việt
Nam cùng tồn thể các thày, cô đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
học tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và
sâu sắc nhất tới TS. Trần Quang Trung, người đã trực tiếp và tận tình giúp đỡ tơi trong
suốt q trình nghiên cứu để hồn thành bài luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban quản lý các dự án Nông nghiệp cùng các dự án
của Ban đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong việc thu thập số liệu và những thông tin cần thiết
cho việc nghiên cứu luận văn.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đối với tất cả các tập thể, các cá nhân, các đồng
nghiệp, bạn bè và những người thân đã chỉ bảo, giúp đỡ, động viên, khích lệ tơi trong
suốt q trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Một lần nữa xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả những cơ quan, đơn vị
và các cá nhân sự giúp đỡ đã dành cho bản thân tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 9 năm 2017
Tác giả luận văn

Lê Thị Huê

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục viết tắt ............................................................................................................. vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ ............................................................................................................. viii
Danh mục hộp .................................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3


1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.4.

Đóng góp mới của luận văn về lý luận và thực tiễn ........................................... 3

1.4.1.

Về lý luận............................................................................................................ 3

1.4.2.

Về thực tiễn......................................................................................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận về quản lý tài chính dự án đầu tư sử dụng vốn ODA ................... 5

2.1.1.

Một số khái niệm cơ bản .................................................................................... 5

2.1.2.


Vai trò của vốn ODA và quản lý tài chính ......................................................... 7

2.1.3.

Phân loại vốn ODA và dự án đầu tư sử dụng vốn ODA .................................... 9

2.1.4.

Nguyên tắc của quản lý tài chính dự án đầu tư sử dụng vốn ODA .................. 10

2.1.5.

Nội dung quản lý tài chính dự án đầu tư .......................................................... 11

2.1.6.

Các yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác quản lý tài chính dự án đầu tư sử
dụng vốn ODA.................................................................................................. 19

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 22

iii


2.2.1.

Tình hình huy động và sử dụng vốn ODA trong lĩnh vực nông nghiệp ở

Việt Nam........................................................................................................... 22

2.2.2.

Kinh nghiệm về quản lý tài chính dự án đầu tư sử dụng vốn ODA của
một số nước trên thế giới .................................................................................. 25

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn quản lý tài chính ở một số nước
cho APMB ........................................................................................................ 29

Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu ............................................ 31
3.1.

Đặc điềm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 31

3.1.1.

Giới thiệu về Ban quản lý các dự án Nông nghiệp (APMB) ............................ 31

3.1.2.

Giới thiệu về các dự án đầu tư tại Ban quản lý các dự án Nông nghiệp........... 34

3.1.3.

Giới thiệu hai đối tác cung cấp vốn ODA chính trong lĩnh vực nơng
nghiệp tại CPO Nông nghiệp. ........................................................................... 39


3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 43

3.2.1.

Phương pháp thu thập thông tin, số liệu ........................................................... 43

3.2.2.

Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................... 44

3.2.3.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 45

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 45

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 46
4.1.

Giới thiệu cơng tác quản lý tài chính dự án đầu tư sử dụng vốn ODA của
ban quản lý các dự án nông nghiệp – Bộ NN và PTNT ................................... 46

4.1.1.

Đặc điểm tổ chức quản lý tài chính dự án đầu tư sử dụng vốn ODA ............... 46


4.1.2.

Nguyên tắc quản lý tài chính dự án đầu tư sử dụng vốn ODA ......................... 46

4.2.

Thực trạng cơng tác quản lý tài chính dự án đầu tư sử dụng vốn ODA của
ban quản lý các dự án nông nghiệp – Bộ NN và PTNT ................................... 48

4.2.1.

Lập kế hoạch tài chính ...................................................................................... 48

4.2.2.

Thực hiện giải ngân vốn theo KH (chấp hành dự toán năm)............................ 56

4.2.3.

Báo cáo tài chính .............................................................................................. 65

4.2.4.

Quyết tốn / Thanh tra, kiểm tốn dự án .......................................................... 66

4.2.5.

Đánh giá cơng tác quản lý tài chính các dự án đầu tư sử dụng vốn ODA
của Ban quản lý các dự án Nông nghiệp. ......................................................... 73


4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý tài chính dự án đầu
tư tại CPO nông nghiệp .................................................................................... 75

iv


4.3.1.

Yếu tố chủ quan ................................................................................................ 75

4.3.2.

Yếu tố khách quan ............................................................................................ 80

4.4.

Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính dự án đầu tư sử
dụng vốn ODA của ban quản lý các dự án nông nghiệp – Bộ NN và
PTNT ................................................................................................................ 84

4.4.1.

Quan điểm đề xuất giải pháp ............................................................................ 84

4.4.2.

Giải pháp đề xuất .............................................................................................. 86


Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 96
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 96

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 97

5.2.1.

Kiến nghị với Chính phủ .................................................................................. 97

5.2.2.

Kiến nghị với Bộ chuyên ngành ....................................................................... 97

5.2.3.

Kiến nghị với Ban quản lý các dự án Nông nghiệp .......................................... 98

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 99
Phụ lục .......................................................................................................................... 99

v


DANH MỤC VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Nghĩa tiếng Việt

ADB

Ngân hàng Phát triển Châu Á

ADF

Quỹ phát triển Châu Á

ADTA

Hỗ trợ kỹ thuật bằng tư vấn

BQLDA

Ban quản lý dự án

BPMU

Ban quản lý hợp phần khí sinh học

COS

Chiến lược Hoạt ộng Quốc gia

CPMU

Ban quản lý dự án trung ương


CPS

Chiến lược đối tác quốc gia

DAC

Ủy ban hỗ trợ phát triển

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

HCSN

Hành chính sự nghiệp

IDA

Hiệp hội Phát triển Quốc tế

IFC

Cơng ty Tài chính Quốc tế

IOS

Chiến lược Hoạt động tạm thời

IPMU


Ban quản lý hợp phần thể chế

JSF

Quỹ đặc biệt của Nhật Bản

MOF

Bộ Tài chính

NSNN

Ngân sách Nhà nước

NSTW

Ngân sách trung ương

OCR

Nguồn lực vốn thông thường

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức

OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế


PPMU

Ban quản lý dự án tỉnh

PPTA

Hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị dự án

TASF

Quỹ đặc biệt về Hỗ trợ kỹ thuật

TPCP

Trái phiếu Chính phủ

UNDP

Chương trình phát triển liên hiệp quốc

WB

Ngân hàng Thế giới

XDCB

Xây dựng cơ bản

vi



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Danh mục báo cáo tài chính gửi CPVN ....................................................... 14
Bảng 2.2. Kết quả huy động vốn ODA – lĩnh vực nông nghiệp thời kỳ 1993-2015 ......... 23
Bảng 3.1. Tình hình nhân sự Ban quản lý các dự án Nông nghiệp .............................. 34
Bảng 3.2. Số lượng mẫu điều tra .................................................................................. 43
Bảng 4.1. Trình tự lập kế hoạch tài chính năm của dự án QSEAP .............................. 51
Bảng 4.2. Trình tự lập kế hoạch tài chính năm của dự án VnSAT .............................. 54
Bảng 4.3. Kết quả giải ngân 2014-2016 - DA QSEAP ................................................ 58
Bảng 4.4. Kết quả giải ngân theo hạng mục ................................................................. 59
Bảng 4.5. Kết quả giải ngân từ đầu dự án đến 31/12/2016 .......................................... 63
Bảng 4.6. Tình hình thực hiện báo cáo quyết tốn năm của các dự án…………

65

Bảng 4.7. Quy trình thời gian thực hiện cơng tác quyết toán năm ............................... 67
Bảng 4.8. Kết quả quyết toán năm 2014-2016 dự án QSEAP ..................................... 67
Bảng 4.9. Kết quả quyết toán năm 2015 – 2016 dự án VnSAT ................................... 68
Bảng 4.10. Kết quả thực hiện theo kết luận thanh tra .................................................... 71
Bảng 4.11. Đánh giá năng lực cán bộ thực hiện cơng tác quản lý tài chính .................. 76
Bảng 4.12. Kết quả khảo sát quy trình phê duyệt........................................................... 77
Bảng 4.13. Kết quả khảo sát việc tổ chức, phân công công tác ..................................... 79
Bảng 4.14. Kết quả khảo sát vốn đối ứng....................................................................... 80
Bảng 4.15. Kết quả khảo sát về sự khác biệt giữa Chính phủ Việt Nam và Nhà tài trợ. ...... 82
Bảng 4.16. Kết quả khảo sát về yếu tố khác ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý tài chính ...... 83
Bảng 4.17. Kết quả khảo sát về ý kiến tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ làm
cơng tác quản lý tài chính ............................................................................ 88

vii



DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1. Tổ chức bộ máy quản lý ban Nông nghiệp .................................................. 33
Sơ đồ 4.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Ban Quản lý các dự án nơng nghiệp ............... 46
Sơ đồ 4.2. Quy trình lập kế hoạch tài chính dự án QSEAP .......................................... 49
Sơ đồ 4.3. Quy trình lập kế hoạch tài chính dự án VnSAT ........................................... 53
Sơ đồ 4.4. Quy trình rút vốn của dự án QSEAP............................................................ 58
Sơ đồ 4.5. Quy trình rút vốn lần đầu về TKCĐ ............................................................ 60
Sơ đồ 4.6. Quy trình rút vốn bổ sung qua TKCĐ ......................................................... 61
Sơ đồ 4.7. Quy trình rút vốn trực tiếp ........................................................................... 62

viii


DANH MỤC HỘP
Hộp 3.1. Thông tin chung về Dự án QSEAP ................................................................ 35
Hộp 3.2. Thông tin chung về Dự án CRSD .................................................................. 36
Hộp 3.3. Thông tin chung về Dự án .............................................................................. 37
Hộp 3.4. Thông tin chung về dự án ............................................................................... 38
Hộp 3.5. Thông tin chung về dự án tổng hợp miền Trung ............................................ 38
Hộp 3.6. Thông tin chung về Dự án VnSAT ................................................................ 39

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Lê Thị Huê
Tên luận văn: “Quản lý tài chính dự án đầu tư sử dụng vốn ODA của ban quản lý
các dự án Nông nghiệp – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn”
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60 34 04 10
Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Hiệu quả công tác quản lý tài chính các dự án đầu tư sử dụng vốn ODA tại Ban
quản lý các dự án Nông nghiệp luôn là vấn đề quan trọng và được sự quan tâm của các
cấp. Sự cải tiến, đổi mới trong cơng tác quản lý tài chính đã mang lại các kết quả khả
quan cho các dự án, tỷ lệ giải ngân trung bình cao hơn những năm trước đây, cơ cấu tổ
chức bộ máy phù hợp với tình hình mới, cơ chế quản lý tài chính cũng ngày một hồn
thiện. Tuy nhiên, bên cạnh những thành cơng trong cơng tác quản lý tài chính tại ban
quản lý các dự án Nơng nghiệp vẫn cịn những tồn tại, hạn chế như: tỷ lệ giải ngân trung
bình các dự án vẫn còn thấp, chưa đáp ứng kỳ vọng của Bộ cũng như mục tiêu của Ban,
và chưa tương xứng với tiềm lực của Ban, từ đó ảnh hưởng khơng nhỏ đến uy tín và địa
vị của Ban. Trên góc nhìn của một cán bộ làm việc tại ban quản lý, tác giả mạnh dạn
chọn đề tài “Quản lý tài chính các dự án đầu tư sử dụng vốn ODA tại Ban quản lý các
dự án Nông nghiệp – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn”.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính các
dự án đầu tư sử dụng vốn ODA tại Ban quản lý các dự án Nông nghiệp (APMB), phân
tích các yếu tố ảnh hưởng từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công
tác quản lý tài chính các dự án đầu tư sử dụng vốn ODA trong thời gian tới. Đối tượng
nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về cơng tác quản lý tài chính
các dự án đầu tư sử dụng vốn ODA tại APMB.
Nghiên cứu đã hệ thống những khái niệm về vốn Hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA), dự án đầu tư sử dụng vốn ODA, quản lý tài chính dự án đầu tư, cũng như vai
trị, ngun tắc quản lý tài chính dự án đầu tư sử dụng vốn ODA. Nghiên cứu cũng tập
trung vào những nội dung cơ bản của công tác quản lý tài chính dự án đầu tư sử dụng
vốn ODA như: lập kế hoạch – dự toán, chấp hành dự tốn (thực hiện kế hoạch), báo cáo
tài chính, quyết tốn và kiểm tốn dự án. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra các nhân
tố chủ yếu ảnh hưởng đến cơng tác quản lý tài chính gồm: yếu tố con người, mơ hình tổ
chức dự án, mối quan hệ giữa dự án và các bên tham gia dự án, môi trường pháp lý, và
các yếu tố khác (tình hình kinh tế - chính trị ở quốc gia nhận tài trợ, quốc gia tài trợ, quy
trình thủ tục giải ngân, năng lực tài chính).


x


Nghiên cứu được thực hiện tại Ban quản lý các dự án Nông nghiệp, Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn là đơn vị sự nghiệp thực hiện chức năng tiếp nhận và
quản lý các dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp từ các nguồn vốn ODA của đối tác
như Ngân hàng thế giới. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp truyền thống để phân
tích thực trạng nội dung nghiên cứu như các phương pháp: thống kê mô tả, so sánh đối
chiếu, chuyên gia và phân tích hệ thống. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu được sử dụng
để làm rõ thực trạng công tác quản lý tài chính tại các dự án như: chỉ tiêu về vốn đầu tư
hàng năm, vốn đầu tư đề nghị quyết toán, vốn đầu tư thực hiện quyết toán, vốn đầu tư
được chấp nhận quyết tốn, vốn đầu tư khơng được chấp nhận quyết toán, tỷ lệ vốn đầu
tư đề nghị quyết toán so với kế hoạch và tỷ lệ vốn đầu tư được quyết toán so với số đề
nghị quyết toán.
Thực trạng cơng tác quản lý tài chính các dự án đầu tư của Ban quản lý các dự án
Nông nghiệp được mơ tả với các nội dung chính như sau: tỷ lệ giải ngân theo kế hoạch
trung bình đạt 61,5%, tỷ lệ được chấp nhận quyết toán đạt 64,0%. Tỷ lệ này tương ứng
với tỷ lệ giải ngân của Bộ Nông nghiệp. Tuy nhiên, lại không đạt mục tiêu kỳ vọng của
Ban quản lý các dự án Nông nghiệp.
Nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố ảnh hướng chủ yếu đến cơng tác quản lý tài chính
tại Ban quản lý các dự án Nơng nghiệp bao gồm hai nhóm yếu tố chủ quan và khách
quan như năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ thực hiện công tác quản lý tài
chính; quy trình phê duyệt của các cơ quan chủ quản, chủ đầu tư; công tác phân công, tổ
chức quản lý điều hành; hệ thống văn bản liên quan đến quản lý và sư dụng vốn ODA;
sự khác biệt về quy trình, thủ tục giữa Chính phủ Việt Nam và Nhà tài trợ; Những tồn
tại hạn chế trong Luật Ngân sách, Luật đầu tư công; Môi trường thực hiện dự án.
Qua phân tích, đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng nghiên cứu đề xuất một
số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý tài chính các dự án đầu tư sử
dụng vốn ODA của Ban quản lý các dự án Nông nghiệp trong thời gian tới như: Giải

pháp về con người; giải pháp về vốn đối ứng; Giải pháp về khung pháp lý ODA; Giải
pháp về cơng tác tổ chức. Từ đó kết luận và kiến nghị đến Chính phủ và Bộ Nơng
nghiệp nhằm tăng cường cơng tác quản lý tài chính các dự án đầu tư sử dụng vốn ODA
tại Ban quản lý các dự án Nông nghiệp.

xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Le Thi Hue
Thesis title: “Financial management in ODA-funded project of Agricultural Project
Management Board, Ministry of Agriculture and Rural Development”
Major: Management economics

Code: 60 34 04 10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
The effectiveness of financial management of ODA-funded projects at
Agricultural Project Management Board (APMB) has always been a matter of major
concern and interest of managers at all levels. The improvement and renovation of
financial management system has brought about positive results for the projects, the
average disbursement rate is higher than in previous years, the organizational structure
conforms to the situation, new financial management regulations are also completing
day by day. However, besides the success, there are still some shortcomings such as the
average disbursement rate of the projects which are still low and not meet the expected
plan of the Ministry as well as the objectives of the Board, and not corresponding with
the potentials of the Board, thus greatly affecting the prestige and position of the Board.
From the perspective of a staff working at the management board, the author has chose
to conduct a study on "Financial management of ODA-funded projects at the Ministry
of Agriculture and Rural Development rural development ".

The research objectives are to evaluate the current status of financial
management of ODA - funded projects at the APMB; to discuss on the factors that
affecting the financial management and to propose some solution to enhance the
effectiveness of financial management of ODA-funded investment projects in the
coming time. The research has focused on the theoretical and practical issues of
financial management of ODA-funded projects at APMB.
The study has reviewed and analyzed the ralated concepts of Official
Development Assistance (ODA) fund, ODA investment projects, financial management
of investment projects, as well as the role and principles of financial management in
ODA - funded projects. The study also focused on the main contents of financial
management in ODA-funded projects includings: budget planning, implementing the
plan, finalizing the financial reports and auditing the project. In addition, the study has
lso identified the major factors that affecting the financial management includings
human factors, project organization model, relationship between the project and the
project participants, the legal framwork, and other factors (economics and political

xii


situation in the recipient as well as in donor country, disbursement procedures and
financial capacity).
The research took place at Agriculture Project Manegement Board, Ministry of
Agriculture and Rural Development, which is a non profit organization with the main
responsibility of receiving and managing the ODA fundings for projects in agriculutural
industries from donators such as World Bank. The research applied several traditional
research methods such as descriptive statistic method, comparision method, professional
method and systematic analyzis method. Besides, the systemical research indicators
have been employed to describe the real situation of financial management in ODA –
funded projects includings: total investment capital in recent years, annual disbursement
rate, total investment funds to be decisived, total investment capital accepted to be

decisived, investment capital is not accepted to be decisived...
The real situation of the financial management in ODA-funded projects of APMB
has been addressed with remarkable outcomes: the average disbursement rate is
61,5% of the number planned, the decisive accepted rate is 64,0% per year. These
rate are alonged with the average rate of other projects hosted by the Ministry of
Agriculture and Rural Development. However, these rates are still not met the
expected goals of the APMB.
The study has pointed out that there are groups of factors which directly and
indirectly affecting the effectiveness of the financial management at APMB, includings:
capacity and qualificaton of staffs who are in charged of financial management;
approvement procedures of governing organizations and investors, staffs assignment,
operation and management; policies and regualtions relating to ODA funded projects,
project implementing environment…
Through analyzing and assessing the the real situations and affecting factors of
the financial management in ODA funded projects at APMB, the authors proposes some
solutions to enhance and improve the effectiveness of these duties in the up coming
time focused on some main contents: solution for managing the financial staffs of the
project, solution for counterpart funding, solution to enhance the regulation framework,
and solutions for organization.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cùng với sự phát triển năng động và ngày một phức tạp của các nền kinh
tế, với vai trò và chức năng của Quản lý tài chính trong việc đưa ra đảm bảo về
việc đơn vị có thể kiểm sốt một cách hữu hiệu rủi ro. Do vậy, công tác quản lý
tài chính ln được coi trọng bởi các chủ đầu tư, các tổ chức tài chính, và các
cơ quan ban ngành liên quan. Quản lý tài chính là một bộ phận, một khâu của

quản lý kinh tế - xã hội và là khâu quản lý mang tính tổng hợp. Quản lý tài
chính được coi là hợp lý, có hiệu quả nếu nó tạo ra được một cơ chế quản lý
thích hợp, có tác động tích cực tới các q trình kinh tế - xã hội theo các
phương hướng phát triển đã được hoạch định. Việc quản lý, sử dụng nguồn tài
chính ở các đơn vị có liên quan trực tiếp đến hiệu quả kinh tế - xã hội do đó
phải có sự quản lý, giám sát, kiểm tra nhằm hạn chế, ngăn ngừa các hiện
tượng tiêu cực, tham nhũng trong khai thác và sử dụng nguồn lực tài chính
đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính. Một dự án đầu
tư được coi là thành cơng khi nguồn vốn của dự án được quản lý, sử dụng đảm
bảo được tiêu chí hiệu quả, tiết kiệm. Như vậy, hiệu quả tài chính có vai trị
rất quan trọng trong quá trình lập một dự án đầu tư, là tiền đề cho việc đánh
giá hiệu quả, lựa chọn dự án và là chỉ tiêu kinh tế - xã hội. Trong quá trình
thực hiện dự án đầu tư, hiệu quả tài chính là một vấn đề quyết yếu đối với chất
lượng của dự án đầu tư. Đối với các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn viện trợ
nước ngoài (ODA), quản lý tài chính được xây dựng nhằm tạo ra những phản
hồi và xem xét định kỳ và thường xuyên đối với việc quản lý việc sử dụng
nguồn vốn và quản lý nguồn lực. Thông qua hoạt động quản lý tài chính dự án
đầu tư, chủ đầu tư kiểm soát được những vấn đề rủi ro như thất thoát tài sản,
minh bạch, kế tốn khơng chính xác, hay ngăn ngừa những vi phạm pháp luật.
Công tác quản lý tài chính tại Ban quản lý các dự án nơng nghiệp đã tuân
thủ Luật Kế toán, Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật
liên quan. Công tác thanh toán giải ngân của hầu hết các dự án đã đáp ứng được
kế hoạch của Bộ giao. Công tác thẩm định dự toán cũng như điều chỉnh dự toán
chi tiêu cơ bản kịp thời, đáp ứng yêu cầu, tuân thủ các quy định tài chính hiện
hành và phù hợp với thực tế phục vụ công việc của các chương trình, dự án. Đối

1


với dự án đã kết thúc, công tác tổng quyết toán và xử lý tài sản cố định được

quan tâm đúng mức và sát với thực tế. Tuy nhiên, ngoài những mặt đã đạt được,
cơng tác quản lý tài chính tại Ban quản lý các dự án Nông nghiệp vẫn còn những
hạn chế như việc lập kế hoạch chưa tuân thủ theo thời gian quy định, chất lượng
kế hoạch chưa cao; tiến độ giải ngân các dự án còn thấp; quyết tốn dự án chậm;
cơng tác thanh tra, kiểm tốn chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến các dự án
thường phải kéo dài thời gian thực hiện. Do vậy, việc nghiên cứu làm rõ các
nguyên nhân trong công tác quản lý tài chính cho các dự án đầu tư sử dụng vốn
ODA là rất cần thiết và cấp bách.
Một số nghiên cứu về thu hút và sử dụng vốn ODA tại Bộ Nơng nghiệp và
Phát triển nơng thơn nói riêng cũng như ở Việt Nam nói chung của Trần Thị
Phương Thảo (2005), Tôn Thành Tâm (2005), Lương Mạnh Hùng (2007) cũng
đã phân tích, đánh giá vai trị của vốn ODA, thực trạng sử dụng vốn ODA, đề
xuất những giải pháp chủ yếu nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA. Tuy
nhiên, việc nghiên cứu công tác quản lý tài chính dự án đầu tư ODA mà cụ thể là
cơng tác quản lý tài chính của Ban quản lý các dự án Nơng nghiệp thì chưa có đề
tài nào nghiên cứu.
Với lý do nêu trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Quản lý tài chính dự án
đầu tư sử dụng vốn ODA của Ban quản lý các dự án Nông nghiệp – Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn
thạc sỹ của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng cơng tác quản lý tài chính dự án đầu tư sử dụng
vốn ODA của Ban quản lý các dự án Nơng nghiệp – Bộ NN và PTNT, trên cơ sở
đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường cơng tác quản lý tài chính dự
án đầu tư nói chung và dự án đầu tư có sử dụng vốn ODA nói riêng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính dự án đầu tư
sử dụng vốn ODA;
- Đánh giá thực trạng cơng tác quản lý tài chính dự án đầu tư sử dụng vốn

ODA của Ban quản lý các dự án Nông nghiệp – Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.

2


- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác quản lý tài chính dự án đầu
tư sử dụng vốn ODA của Ban quản lý các dự án Nông nghiệp – Bộ NN và PTNT;
- Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản
lý tài chính dự án đầu tư sử dụng vốn ODA của Ban quản lý các dự án Nông
nghiệp – Bộ NN và PTNT.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là cơng tác quản lý tài chính đối
với dự án đầu tư sử dụng vốn ODA của Ban quản lý các dự án Nông nghiệp, các
yếu tố ảnh hưởng và nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế trong cơng tác
quản lý tài chính đối với dự án đầu tư sử dụng vốn ODA tại Ban quản lý các dự
án Nông nghiệp – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Về nội dung nghiên cứu
Phân tích, đánh giá cơng tác quản lý tài chính đối với dự án đầu tư sử
dụng vốn ODA của Ban quản lý các dự án Nông nghiệp – Bộ NN và PTNT.
1.3.2.2. Về không gian nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý tài chính dự án đầu tư của
Ban quản lý các dự án Nông nghiệp – Bộ NN và PTNT và các đơn vị phối hợp
thực hiện dự án.
1.3.2.3. Về thời gian nghiên cứu
Số liệu thu thập từ năm 2014 đến năm 2016. Đề tài được thực hiện từ
tháng 10 năm 2016 đến tháng 10 năm 2017.
1.4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.4.1. Về lý luận
Luận án đã hệ thống hóa lý luận về ODA, quản lý tài chính, dự án đầu tư,
phân loại dự án đầu tư, vai trò của nguồn vốn ODA, nguyên tắc quản lý tài chính
dự án đầu tư sử dụng vốn ODA, các nhân tố ảnh hướng đến công tác quản lý tài
chính dự án ODA và vận dụng vào nghiên cứu cơng tác quản ký tài chính các dự
án đầu tư sử dụng vốn ODA của ban quản lý các dự án Nông nghiệp.

3


1.4.2. Về thực tiễn
Nghiên cứu trình bày những dẫn liệu và minh chứng về nội dung quản lý
tài chính, cơ sở thực tiễn về quản lý tài chính các dự án ODA, cũng như thực tiễn
quản lý tài chính dự án ở một số nước trên thế giới và những bài học kinh nghiệm
rút ra từ thực tiễn cho Ban quản lý các dự án Nông nghiệp.Từ những nội dung đó
nghiên cứu phân tích thực trạng quản lý tài chính các dự án đầu tư của APMB, và
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính dự án đầu tư ODA trên địa
bàn. Qua đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính các dự
án đầu tư sử dụng vốn ODA trong thời gian tới phù hợp với thực tiễn và có tính
khả thi cao.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ SỬ
DỤNG VỐN ODA
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm về vốn ODA
Trong báo cáo đầu tiên của Ủy ban hỗ trợ phát triển (DAC, 1961), thuật

ngữ ODA được chính thức sử dụng, với ý nghĩa là trợ giúp có ưu đãi về mặt tài
chính của các nước giàu, các tổ chức quốc tế cho các nước nghèo. Tổ chức Hợp
tác và Phát triển kinh tế (OECD, 1972) cũng đã lần đầu tiên đưa ra khái niệm về
ODA như sau: “ODA là một giao dịch chính thức được thiết lập với mục đích
chính là thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển. Điều
kiện tài chính của giao dịch này có tính chất ưu đãi và thành tố viện trợ khơng
hồn lại chiếm ít nhất 25%”. Tiếp đó, Ngân hàng Thế giới (World Bank, 1999)
cũng đã đưa ra khái niệm về ODA, theo đó “ODA là một phần của tài chính phát
triển chính thức (ODF) trong đó có yếu tố viện trợ khơng hồn lại cộng với cho
vay ưu đãi và phải chiếm ít nhất 25% trong tổng viện trợ thì được gọi là ODA”.
Theo từ điển của UNDP (năm 2002), “ODA là khoản hỗ trợ và vốn vay cung cấp
cho các nước trong danh mục được nhận tài trợ của DAC, khoản này hỗ trợ cho
các lĩnh vực chính thức với dự định cho mục đích phát triển và thành tố hỗ trợ
chiếm ít nhất là 25%”.
Ở Việt Nam, Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 4/5/2001 quy định quy
chế quản lý sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (Chính phủ, 2001),
khái niệm ODA lần đầu tiên được cụ thể hóa: “Hỗ trợ phát triển chính thức (sau
đây gọi tắt là ODA) trong quy chế này được hiểu là hoạt động hợp tác phát triển
giữa Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng Hịa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam với
Nhà tài trợ”.
Ngày 7/1/2006, Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ra đời thay thế Nghị định
17/2001/NĐ-CP (Chính phủ, 2006), khái niệm ODA được đề cập như sau: “ODA
là các hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà nước hoặc Chính phủ với các Nhà
tài trợ bao gồm Chính phủ nước ngồi, các tổ chức tài trợ song phương và các tổ
chức liên Quốc gia hay liên Chính phủ”.

5


Vốn ODA, vốn vay ưu đãi là nguồn vốn của Nhà tài trợ nước ngoài

cung cấp cho Nhà nước hoặc Chính phủ Việt Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam để hỗ trợ phát triển, bảo đảm phúc lợi và an sinh xã hội (Nghị định
16/2016/NĐ-CP, 2016).
Như vậy, hỗ trợ phát triển chính thức - ODA đúng như tên gọi của nó là
nguồn vốn từ các cơ quan chính thức bên ngoài cung cấp (hỗ trợ) cho các nước
đang và kém phát triển, hoặc các nước đang gặp khó khăn về tài chính nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho cơng cuộc phát triển kinh tế - xã hội của các nước này.
Bản chất vốn ODA chính là sự hỗ trợ tài chính của các nước phát triển dành cho
các nước đang phát triển với mức ưu đãi lãi suất dưới 2%, trung bình từ 0,25%
năm và thời gian vay từ 25-40 năm mới phải hoàn trả, thời gian ân hạn 8-10 năm.
2.1.1.2. Khái niệm về dự án đầu tư ODA
Trước hết, ta cần phải hiểu thế nào là dự án:
Theo Mai Thanh Cúc và cộng sự (2012), dự án được hiểu “là một tổ hợp
các nguồn lực được xác định và được lập kế hoạch tốt theo thời gian thể hiện
bằng chi phí và do đó người ta mong đợi những cải thiện về sản phẩm hàng hóa
đối với cộng đồng thể hiện bằng lợi ích”.
Bùi Xuân Phong (2006) cho rằng dự án là một tổng thể các hoạt động phụ
thuộc lẫn nhau nhằm tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất trong khoảng thời
gian xác định với sự ràng buộc về nguồn lực trong bối cảnh không chắc chắn.
Dự án là tập hợp các đề xuất sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, vốn đối
ứng của Chính phủ Việt Nam có liên quan đến nhau nhằm đạt được một hoặc
một số mục tiêu nhất định, được thực hiện trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời
gian xác định và dựa trên nguồn lực xác định (Nghị định 16/2016/NĐ-CP, 2016).
Dự án đầu tư là dự án tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể,
trong khoảng thời gian xác định (Nghị định 16/2016/NĐ-CP, 2016).
Như vậy dự án đầu tư sử dụng vốn ODA là tập hợp các đề xuất bỏ vốn
trung hạn và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong
khoảng thời gian xác định. Hay dự án đầu tư sử dụng vốn ODA là dự án có sử
dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, là các dự án thuộc khuôn khổ hoạt
động phát triển của Chính phủ nước Cộng hồ Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và

các Nhà tài trợ. Hoặc có thể hiểu dự án đầu tư có sử dụng vốn ODA là dự án có
tồn bộ hoặc một phần nguồn vốn thực hiện là do các tổ chức/Chính phủ nước

6


ngoài, các tổ chức song phương, đa phương tài trợ. Nguồn vốn là điểm khác biệt
lớn nhất giữa dự án đầu tư ODA với với các dự án khác.
2.1.1.3. Khái niệm về quản lý tài chính
Trong thuyết quản lý hành chính, Henry Fayol (Đồn Thị Thu Hà và
Nguyễn Thị Ngọc Huyền, 2004) đã đưa ra khái niệm về quản lý: “quản lý là sự
dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, phối hợp và kiểm tra”.
Từ Quang Phương (2008) cho rằng quản lý dự án đầu tư là quá trình lập
kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự
án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách
được duyệt và đạt được yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, dịch
vụ bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép.
Đối với quản lý tài chính dự án đầu tư, Hoàng Thị Thu (2011) cho rằng
quản lý tài chính dự án đầu tư là việc thực hiện các công việc nhằm tối đa hiệu
quả các công việc về mặt tài chính của dự án.
Như vậy quản lý tài chính dự án đầu tư ODA là q trình kết hợp các hoạt
động lập kế hoạch tài chính, kế tốn, kiểm soát, kiểm toán, chi tiêu, mua sắm,…
của dự án nhằm quản lý các nguồn lực của dự án một cách có hiệu quả nhất. Qua
đó bảo đảm thực hiện các mục tiêu phát triển của dự án.
2.1.2. Vai trò của vốn ODA và quản lý tài chính
2.1.2.1. Vai trị của vốn ODA
Theo Hà Thị Thu (2012), nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA)
có vai trị quan trọng giúp Việt Nam xây dựng nền tảng để thu hút các nguồn lực
khác, cụ thể như sau:
- Thứ nhất, ODA là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho đầu tư phát triển:

Sự nghiệp CNH, HĐH mà Việt Nam đang thực hiện đòi hỏi một khối lượng vốn
đầu tư rất lớn mà nếu chỉ huy động trong nước thì khơng thể đáp ứng được. Do
đó, ODA trở thành nguồn vốn từ bên ngoài quan trọng để đáp ứng nhu cầu vốn
cho đầu tư phát triển;
- Thứ hai, ODA giúp cho việc tiếp thu những thành tựu khoa học, công
nghệ hiện đại và phát triển nguồn nhân lực: Một trong những yếu tố quan
trọng góp phần đẩy nhanh q trình CNH, HĐH đất nước đó là yếu tố khoa
học cơng nghệ và khả năng tiếp thu những thành tựu khoa học tiên tiến của

7


đội ngũ lao động. Thông qua các dự án ODA các nhà tài trợ có những hoạt
động nhằm giúp Việt Nam nâng cao trình độ khoa học cơng nghệ và phát triển
nguồn nhân lực như: cung cấp các tài liệu kỹ thuật, tổ chức các buổi hội thảo
với sự tham gia của những chuyên gia nước ngoài, cử các cán bộ Việt Nam đi
học ở nước ngoài, tổ chức các chương trình tham quan học tập kinh nghiệm ở
những nước phát triển, cử trực tiếp chuyên gia sang Việt Nam hỗ trợ dự án và
trực tiếp cung cấp những thiết bị kỹ thuật, dây chuyền công nghệ hiện đại cho
các chương trình, dự án;
- Thứ ba, ODA giúp cho việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế: Các dự án ODA
mà các nhà tài trợ dành cho Việt Nam thường ưu tiên vào phát triển cơ sở hạ tầng
kinh tế kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát
triển cân đối giữa các ngành, các vùng khác nhau trong cả nước;
- Thứ tư, ODA góp phần tăng khả năng thu hút FDI và tạo điều kiện để
mở rộng đầu tư phát triển: Một môi trường đầu tư được cải thiện sẽ làm tăng sức
hút dòng vốn FDI. Mặt khác, việc sử dụng vốn ODA để đầu tư cải thiện cơ sở hạ
tầng sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong nước tập trung đầu tư vào các cơng
trình sản xuất kinh doanh có khả năng mang lại lợi nhuận.
2.1.2.2. Vai trò của quản lý tài chính dự án đầu tư sử dụng vốn ODA

Quản lý tài chính dự án đầu tư nói chung và quản lý tài chính dự án ODA
là nhân tố quan trọng đối với sự thành bại của dự án. Các thơng tin tài chính phù
hợp và kịp thời về hoạt động của dự án là cơ sở cho các quyết định đúng đắn, góp
phần đảm bảo tiến độ thực hiện dự án, đảm bảo nguồn vốn dự án đầy đủ, giảm
thiểu các yếu tố cản trở sự vận hành của dự án (Hà Thị Thu, 2012).
Hệ thống quản lý tài chính dự án ODA được tổ chức tốt sẽ góp phần: tạo
sự tin tưởng cho các bên liên quan như nhà tài trợ, cơ quan chủ quản, ngân
hàng,... Để cho các nhà tài trợ và Chính phủ có thể tin tưởng là nguồn vốn dự án
đều được sử dụng đúng mục đích đã định.
Là cơ sở cung cấp thơng tin tài chính hữu dụng cho cơng tác quản lý và
kiểm soát tiến độ giải ngân của dự án.
Là cơ sở phòng tránh, giảm thiểu những hành vi làm trái, những sai sót
trong q trình thực hiện dự án. Nhờ hệ thống kiểm sốt có thể xác định một
cách nhanh chóng những hoạt động bất thường trong việc thực thi dự án.

8


2.1.3. Phân loại vốn ODA và dự án đầu tư sử dụng vốn ODA
2.1.3.1. Vốn ODA
Sổ tay Quản lý tài chính của Bộ Tài chính (2014) phân các loại vốn ODA
như sau:
- Vốn vay ODA/Ưu đãi: các đối tác phát triển cung cấp vốn ODA/Ưu đãi
cho Chính phủ Việt Nam với các điều kiện ưu đãi, và do đó con được gọi là vốn
vay ưu đãi. Các khoản vay được phân loại như sau:
+ Cho vay chương trình (các chương trình điều chỉnh cơ cấu, các khoản
vay hỗ trợ theo lĩnh vực, vay hỗ trợ nhập khẩu, và vay chương trình giảm nghèo,
chương trình theo khu vực).
+ Cho vay dự án (các khoản vay cho từng dự án, như xây cầu hoặc hệ
thống cấp nước).

- Vốn viện trợ ODA không hồn lại
+ Viện trợ bằng hàng hóa và tiền mặt.
+ Hỗ trợ qua chương trình, dự án.
+ Hỗ trợ kỹ thuật: chuẩn bị dự án vay, tăng cường năng lực, các nghiên
cứu về phát triển kinh tế - xã hội, cải cách thể chế.
+ Hỗ trợ dưới các hình thức khác nhau như vốn tư vấn và vốn hợp tác.
+ Đổi nợ thành viện trợ.
- Vốn hỗn hợp ODA/Ưu đãi: đây là gói bao gồm vốn viện trợ ODA khơng
hồn lại, vay ưu đãi và (có thể) vốn vay thương mại.
2.1.3.2. Dự án đầu tư sử dụng vốn ODA
Theo Sổ tay Quản lý tài chính (Bộ tài chính, 2014), dự án đầu tư ODA
được phân loại như sau:
- Phân loại theo đối tác phát triển:
+ Dự án đa phương: sử dụng vốn từ các tổ chức quốc tế (ADB hoặc WB).
+ Dự án song phương: sử dụng vốn từ các Chính phủ nước ngồi (JICA
hoặc KFW).
+ Dự án đồng tài trợ: sử dụng vốn ít nhất 2 đối tác phát triển.
- Phân loại theo tính chất dự án:

9


+ Dự án phát triển cơ sở hạ tầng.
+ Dự án phát triển sinh kế bền vững, xóa đói, an ninh lương thực.
+ Dự án theo lĩnh vực (y tế, giáo dục, nông nghiệp, thủy lợi v.v…).
+ Dự án cải thiện tiếp cận tín dụng (cung cấp dịng tín dụng cho các ngân
hàng thương mại để cho vay lại đối tượng được vay lại theo mục tiêu).
+ Tăng cường năng lực, cải cách thể chế, cái cách doanh nghiệp Nhà nước
và phát triển khu vực tư nhân.
- Phân loại theo cấp quản lý dự án:

+ Dự án Trung ương trong đó các bộ ngành Trung ương là cơ quan triển
khai hoặc chủ dự án.
+ Dự án địa phương (còn gọi là “dự án được phân cấp”) do các Ủy ban
Nhân dân cấp tỉnh (UBND tỉnh) làm cơ quan triển khai hoặc chủ dự án.
- Phân loại theo cơ chế tài chính của dự án:
+ Dự án vốn cấp phát: là những dự án sử dụng vốn cấp phát từ ngân sách
Nhà nước mà chủ dự án khơng có nghĩa vụ phải hoàn trả.
+ Dự án vay lại: là những dự án mà chủ dự án vay từ ngân sách Nhà nước
để tài trợ cho các hoạt động đầu tư cụ thể dưới hình thức thỏa thuận cho vay lại.
Chủ dự án chịu trách nhiệm hoàn trả gốc và lãi vay cho ngân sách Nhà nước theo
các điều kiện và điều khoản quy định trong thỏa thuận cho vay lại.
+ Dự án hỗn hợp bao gồm các dự án được cấp phát một phần và vay lại
một phần từ ngân sách Nhà nước.
2.1.4. Nguyên tắc của quản lý tài chính dự án đầu tư sử dụng vốn ODA
Nguyên tắc quản lý tài chính trong sổ tay quản lý tài chính các dự án sử
dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi tại Việt Nam (Bộ tài chính, 2014), được quy
định như sau:
Trong các dự án ODA thì hệ thống quản lý tài chính được vận hành bởi
đơn vị quản lý dự án (thường là các Ban quản lý dự án), trong khi nó phải đáp
ứng những yêu cầu khác nhau về quản lý tài chính dự án của các bên liên quan,
trong đó chủ yếu là Chính phủ Việt Nam và Nhà tài trợ.
Thông thường trong khi chuẩn bị dự án thì cả hai bên đều thống nhất về
các mục tiêu chung mà dự án cần đạt được, nhưng không phải lúc nào cũng hoàn

10


toàn thống nhất về cách thức quản lý và đánh giá hiệu quả dự án. Mỗi bên đều có
những yêu cầu riêng về quản lý và sử dụng tiền chi cho dự án, thậm chí mỗi nhà
tài trợ lại có yêu cầu quản lý nguồn tài chính mà họ cung cấp một kiểu. Do vậy,

quản lý tài chính áp dụng cho các dự án ODA phải thật sự là sự kết hợp hài hịa
u cầu của cả hai phía, tiếp nhận dự án (Chính phủ, cơ quan chủ quản) cũng như
Nhà tài trợ. Đây là trách nhiệm của Ban quản lý dự án và cơ quan chủ quản trong
việc xác định một cơ chế tài chính phù hợp với dự án.
Ban quản lý dự án cần cố gắng xác định những yêu cầu đồng thời thỏa
mãn cả hai phía, Nhà tài trợ và Chính phủ. Những vấn đề có sự khác biệt thì ưu
tiên cho những gì đã được kí kết trong văn kiện dự án, nếu khơng thì phải tuân
thủ theo các quy định hiện hành của Chính phủ về quản lý tài chính.
Phải có sự phối hợp giữa hai bên trong khâu chuẩn bị, tổ chức hệ thống
quản lý tài chính dự án cho dù Hiệp định trao quyền tuyệt đối cho bất kể phía
nào. Điều này là hết sức cần thiết để tìm tiếng nói chung trong q trình thực
hiện dự án. Nếu có thể thì nên có sự tham gia, tư vấn của các chuyên gia quản lý
tài chính từ nhà tài trợ trong tất cả các khâu từ chuẩn bị, thực hiện cho đến khi
quyết tốn dự án.
Yếu tố khơng kém phần quan trọng tác động tới cơng tác quản lý tài chính
dự án đầu tư là mục tiêu của dự án. Mục tiêu khác nhau thường dẫn tới sự khác
nhau của các dự án trong áp dụng chế độ kế toán dự án, báo cáo tài chính dự án,
hay các quy định về giải ngân, chi tiêu, mua sắm.
2.1.5. Nội dung quản lý tài chính dự án đầu tư
Theo Cẩm nang hướng dẫn chuẩn bị và thực hiện dự án nguồn vốn ODA
do ADB tài trợ tại Việt Nam của Bộ kế hoạch và đầu tư (2009), và Sổ tay hướng
dẫn giải ngân dành cho khách hàng của WB (2006), Sổ tay quản lý tài chính của
Bộ Tài chính (2014) quản lý tài chính dự án đầu tư bao gồm những nội dung sau:
2.1.5.1. Lập kế hoạch tài chính và dự tốn
Kế hoạch tài chính là một bộ phận trong kế hoạch tổng thể, nó thể hiện
các mục tiêu và các cách thức thực hiện các mục tiêu trên giác độ các chỉ tiêu tài
chính. Lập kế hoạch tài chính là hoạt động có tính định lượng rõ ràng cho quản lý
dự án và để trả lời các câu hỏi: Định làm gì? Làm thế nào? Kết quả ra sao?
Kế hoạch tài chính dự án đầu tư sử dụng vốn ODA đóng vai trị là phương
tiện thông tin giữa các bộ phận quản lý khác nhau trong dự án và giữa dự án với


11


×