Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Tập làm văn Miêu tả đồ vật ở lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.92 KB, 9 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN QUẬN TÂN BÌNH
TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ VĂN SĨ
-----------------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH
LÀM TỐT VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT

1


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Mục tiêu dạy môn Tiếng Việt ở tiểu học về tiếng mẹ đẻ không thể dừng lại ở
những hiểu biết về nó mà phải làm sao hình thành ở các em kỹ năng sử dụng Tiếng
Việt thuần thục. Đây là mục tiêu cơ bản hàng đầu đòi hỏi học sinh phải đạt được
sau khi hoàn thành chương trình tiểu học. Nếu như phân mơn tập đọc và chính tả là
những viên đá nền tảng cho việc học Tiếng Việt thì phân mơn tập làm văn như một
chất kết dính quan trọng và hồn thiện trong việc hình thành kỹ năng viết, kỹ năng
diễn giải cho học sinh. Điều đó giúp các em mạnh dạn, tự tin trao đổi tư tưởng, tình
cảm trong cuộc sống hằng ngày.
Trong chương trình dạy Tiếng Việt ở Tiểu học, Tập làm văn là cái đích cuối
cùng của việc học Tiếng Việt. Ở Tiểu học, để các em đọc đúng, nghe đúng, quan
sát đúng và diễn đạt đúng đã là một điều chẳng dễ dàng thì đến khối lớp 4, 5 mục
tiêu làm cho các em nói hay hơn, viết rành mạch hơn, giàu cảm xúc và hình ảnh
nhưng vẫn tốt lên nét chân thực là một điều vơ cùng khó. Và cái khó ấy chính là
cái đích mà chúng ta hướng tới. Qua đó mở rộng vốn sống, vốn từ vựng, rèn tư duy
và hình thành nhân các cho các em. Vậy đối với một đứa trẻ, việc đầu tiên để tiếp
xúc với thế giới quan bên ngồi chính là sự quan sát và diễn tả lại sự quan sát ấy.
Ngay từ lớp 2, lớp 3 các em tập làm quen với văn miêu tả qua hình thức trả lời câu
hỏi. Lên lớp 4, các em hiểu rõ hơn thế nào là miêu tả; đó là q trình bao gồm các


bước quan sát, tìm ý, lập dàn ý, viết đoạn văn và liên kết các đoạn thành một bài
văn hoàn chỉnh.
Việc chuyển đổi từ việc trả lời câu hỏi sang hoàn thành một bài văn hồn
chỉnh gây ra khơng ít khó khăn cho các em học sinh, nhất là với lớp đặc thù như
lớp tơi đang dạy. Do đặc điểm tâm lí hay mất tập trung, khả năng quan sát và diễn
đạt còn hạn chế, thiếu cả vốn từ vựng nên các em khơng thể miêu tả hết những ý
mình muốn tả; hoặc có trường hợp các em sử dụng câu văn miêu tả khơng hợp lí
dẫn đến sự hiểu lầm hoặc gây rối cho người đọc. Trong những giờ tập làm văn của
lớp, tôi mất khá nhiều thời gian trong khâu quan sát, tìm ý và diễn đạt ý dù đơi khi
vật cần tả ngay trước mắt nhưng trẻ vẫn không biết bắt đầu từ đâu.
Bản thân là giáo viên dạy Tiểu học, tôi luôn trăn trở về vấn đề làm sao để
các em có thể diễn đạt được điều mình muốn viết và để cho người khác có thể hiểu
được hết điều mình muốn nói. Vì lẽ đó, tơi ln học hỏi, nghiên cứu, tìm tịi các
biện pháp trong giảng dạy phân mơn Tập làm văn nói chung và phần miêu tả nói
2


riêng để giúp học sinh khắc phục, rèn luyện và trau dồi kĩ năng của bản thân. Trong
Sáng kiến kinh nghiệm lần này, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Một số phương pháp
rèn luyện cho học sinh làm tốt văn miêu tả đồ vật ”
II NỘI DUNG CHÍNH:
1/ Thực trạng:
Học sinh Tiểu học hiện nay đa số các em đều sợ học Tập làm văn vì phân
mơn này địi hỏi học sinh phải tư duy, phân tích, khả năng kết nối chuyển ý và óc
sáng tạo. Nhưng tâm lí ở tuổi các em cịn ham chơi, khơng thích làm nhiều viết
nhiều nên dẫn đến nhiều học sinh làm bài mang tính đối phó, sơ sài, viết cho xong
nhiệm vụ.
Học sinh chưa sử dụng tốt các giác quan khi quan sát nên bài văn thiếu tính
chân thực, thiếu hình ảnh ví von, so sánh, nhân hóa hoặc nếu có sử dụng thì lại
khơng phù hợp hoặc so sánh khập khiễng, đơi khi lại mang sự hiểu lầm tiêu cực. Ví

dụ: “Mắt cơ em to và long lanh như mắt con bị.” Việc thiếu vốn sống từ vật thật,
việc thật nên miêu tả mang tính mơ hồ, lan man, bịa đặt hoặc “râu ông nọ cắm cằm
bà kia”
Đọc bài văn của các em ta thấy rõ sự khô khan, nghèo nàn về mặt cảm xúc,
sự lủng củng trong diễn đạt, sự lộn xộn trong việc sắp xếp câu từ dẫn đến cho
người đọc sự khó chịu.
Hầu hết bài văn của các em đều ít nhiều mắc lỗi chính tả như dấu câu, lỗi từ,
lỗi diễn đạt, và có khi là lạc đề. Một số em chưa biết trình bày bố cục 3 phần,
không hiểu thế nào nên phân đoạn ở phần thân bài cho hợp lí và thuận lợi hơn cho
người đọc.
Bên cạnh những yếu tố về phía học sinh thì cịn đó một số vấn đề tồn đọng ở
phía giáo viên. Ví dụ như việc ngại thay đổi PPDH theo hướng tích cực, sợ mất
thời gian hay cháy giáo án, chạy theo chương trình dẫn đến việc bỏ ngõ trong việc
đồng hành cùng trẻ xây dựng những khái niệm ban đầu khi miêu tả.
Nội dung chương trình khá nhanh, học sinh chưa nắm vững cách làm đã
chuyển sang bài khác. Thời lượng tiết trả bài kiểm tra viết cịn ít, chỉ có 1 tiết nên
việc rút kinh nghiệm cho các em không đủ thời gian.
2/ Biện pháp thực hiện:

3


Khi nghiên cứu những thực trạng trên trong quá trình dạy học và giáo dục
học sinh, tôi đã đề ra được một số biện pháp giúp học sinh khắc phục những vấn đề
còn tồn tại.
 Giải pháp 1: “Phải yêu thích thì mới có thể học được”. Vậy việc đầu tiên
cần làm là tạo cho các em nguồn cảm hứng, sự yêu thích khi học văn
miêu tả.
Thay đổi linh hoạt và thường xuyên các hình thức học văn, để cho các em
học mà như khơng học thì khi ấy kiến thức tự đưa vào đầu các em một cách tự

nhiên nhưng không mang màu sắc khô khan và không khiến các em nặng nề. Giáo
viên có thể thay đổi đề tài sao cho phù hợp với tình hình hiện tại của lớp, của địa
phương hoặc phù hợp với hoàn cảnh miễn sao vẫn giữ được tinh thần của bài học.
VD: Tả một món đồ chơi mà em u thích. Trước đó tơi cho các em mang
theo đồ chơi mà em yêu thích để cùng chia sẻ với bạn cách chơi. Sau đó tơi phân
nhóm theo các món đồ chơi mà các bạn nam hay nữ yêu thích rồi phân chia tổ thi
đua kể các món đồ chơi, rồi sau đó kể các chi tiết của một món đồ… Cứ thế nâng
dần mức khó. Qua đó các em liệt kê được các đồ vật xung quanh, liệt kê các chi
tiết của món đồ… nhưng khơng gây nhàm chán cho tiết học.
 Giải pháp 2: Giúp học sinh sử dụng triệt để các giác quan khi quan sát
Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người, của
vật để giúp người nghe, người đọc hình dung được các đối tượng đang được nhắc
đến. Để tìm ý cho bài văn miêu tả, các em có thể tìm hiểu qua tranh, ảnh, phim,
truyền hình hoặc trực tiếp tiếp xúc với đối tượng cần tả. Để bài văn hay hơn các em
phải biết hồi tưởng lại các hoạt động gắn bó với đồ vật ấy để bài văn thêm cảm xúc
và gần gũi.
Do vậy, bài văn miêu tả trước hết cần có tính chân thực, đúng bản chất của
đối tượng. Dạy cho học sinh Tiểu học miêu tả chân thực một đối tượng, trước hết
phải đi từ yêu cầu tả đúng thực tế, nghĩa là thông qua việc quan sát trực tiếp bằng
nhiều giác quan, chọn được từ ngữ thích hợp, diễn tả đúng được đối tượng, khơng
làm cho người đọc (nghe) hiểu sai hoặc khơng hình dung được nó.
Để giúp người đọc, người nghe tái hiện được đối tượng miêu tả một cách
chân thực, sinh động, bài văn miêu tả phải tn theo một trình tự hợp lí, đảm bảo
tính lơgíc. Vậy khi dạy văn miêu tả, giáo viên cần hướng dẫn học sinh quan sát tỉ
4


mỉ các bộ phận theo một trình tự hợp lí. Giáo viên nên sử dụng các tranh ảnh màu,
đồ vật thật để học sinh có được cảm nhận tốt nhất đối với sự vật được miêu tả.
Ví dụ: Khi dạy bài “Quan sát đồ vật” tôi yêu cầu các em đưa một món đồ chơi

mà mình có.
Ví dụ 1: Nếu là học sinh khá giỏi, các bé sẽ đóng vai người bán hàng, và nhiệm vụ
của người bán là thuyết phục khách hàng về những cái hay của món đồ chơi đó để
người mua phải lựa chọn món đồ chơi của mình.
Trong lúc đó thì các bạn ở dưới có thể ghi chép lại để đưa ra những nhận xét so
sánh về những món đồ chơi, cũng như cách bạn mình chia sẻ về món đồ chơi đó.
Ví dụ 2: Dành cho học sinh kém hơn. Các em sẽ quan sát món đồ chơi của mình
và trả lời bảng câu hỏi:
-Thị giác (dùng mắt để xem): Đồ chơi lớn hay nhỏ? Hình dạng là hình gì?
Màu sắc ra sao? Chất liệu thế nào?
-Xúc giác (dùng tay để cảm nhận): Mềm hay cứng? Nặng hay nhẹ? Mịn hay
sần sùi? Cảm giác của em khi sờ chạm ra sao?
-Thính giác (dùng tai để nghe): Khi gõ vào có phát ra âm thanh gì khơng?
Hay món đồ chơi có tự phát ra âm thanh gì?...
 Giải pháp 3: Tập cho các em dựng từng đoạn nhỏ và viết bài miêu tả
Mỗi đoạn văn miêu tả có một nội dung nhất định. Ví dụ, giới thiệu hay tả
bao quát về đối tượng, tả từng bộ phận hay từng mặt của đối tượng, bộc lộ tình
cảm, thái độ của người viết về đối tượng được miêu tả.
Khi viết, hết mỗi đoạn văn cần xuống dòng. Bài văn phải đầy đủ 3 phần: Mở
bài, Thân bài và Kết bài. Lời văn miêu tả cần chân thực, giàu hình ảnh và cảm xúc
(thường dùng nhiều từ ngữ gợi tả, gợi cảm và sử dụng các biện pháp liên tưởng, so
sánh hay nhân hố thích hợp).

5


Tập làm văn cần chú ý đến tính thống nhất của cả bài. Mỗi đoạn trong bài
văn (kể cả mở bài và kết bài) đều phải hướng vào nội dung chính của bài, bám sát
với nội dung đó.
Khi hướng dẫn học sinh viết đoạn văn, tôi không bắt học sinh viết một bài

dài ngay lập tức mà tập viết một đoạn nhỏ từ 5-6 câu, sao cho các ý trong đoạn văn
diễn đạt trọn vẹn 1 ý. Các ý trong đoạn phải có liên kết với nhau về mặt thời gian,
khơng gian hay một chủ đề chung nào đó. Muốn có sự liên kết chặt chẽ đó, các em
phải sử dụng các từ ngữ và câu nối để bài văn mạch lạc hơn. Đây là lỗi các em
thường hay thiếu sót khiến bài văn khơng được mượt mà.
 Giải pháp 4: Tăng cường giờ trả bài kiểm tra viết
Cốt lõi của tiết trả bài là để học sinh tự nhận xét được điều hay, cái chưa
được về bài viết của mình, của bạn về một đề tài.

“Chúng ta thường khó nhận ra lỗi của bản thân nhưng lại dễ dàng thấy cái
sai của người khác”. Vì vậy tơi sẽ đưa các tình huống mà các em sai để cho học
sinh nhận xét và tìm cách sửa. Giai đoạn sửa rất quan trọng vì các em sẽ đưa ra rất
nhiều tình huống để chọn lựa cách hợp lí nhất với mỗi trường hợp.
Ví dụ:
“Cuốn sách Tiếng Việt có chiều dài và chiều rộng giống như cuốn sách
Tốn”

Nghe thì cũng có thể hợp lý nhưng sau khi tả xong người đọc cũng khơng
biết được kích thước chính xác của cuốn sách là cỡ nào? Vậy ta có thể thay bằng
gang tay người lớn hoặc đơn vị đo độ dài để câu văn được rõ hơn.

6


Giáo viên đọc câu hay sáng tạo ở phần cuối bài. Tập thói quen sổ tay ghi lại
các cách dùng từ hay, các câu văn diễn tả của bạn để làm vốn từ vựng cho mình.
Chú ý động viên, khuyến khích các bé cịn học kém.
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Trên đây là suy nghĩ của tôi về cách rèn học sinh học tốt hơn ở phân môn
miêu tả, tôi đã áp dụng những cách trên khi dạy môn Tập làm văn cho lớp mà tôi

phụ trách. Tôi thấy các em đã có sự tiến bộ, các em bớt chán ghét môn Văn hơn và
tự tin hơn khi miêu tả mà không ngại sai. Tôi chỉ cần hướng dẫn thật kĩ trong vịng
3 bài đầu tiên, cịn sau đó các em tự phân tích và bám sát theo hướng dàn ý mà tơi
đã xây dựng trước đó.
Tỉ lệ học sinh chưa đạt yêu cầu phân môn viết giảm xuống từ 8 học sinh xuống cịn
3 học sinh.
MƠN TẬP LÀM VĂN
GIỮA HỌC KÌ I
Tỉ lệ học sinh chưa đạt
8
yêu cầu

CUỐI HỌC KÌ I
3

IV. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA SÁNG KIẾN
Áp dụng cho học sinh toàn cấp; đặc biệt là các em lớp 4 lớp 5 sau khi đã có khái
niệm cơ bản về miêu tả
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Để sáng kiến mang lại hiệu quả nhất định thì ln phải có sự phối hợp nhịp
nhàng trong khâu chuẩn bị bài ở nhà cũng như các hoạt động trên lớp và ngoài lớp
của cả giáo viên và học sinh.
a) Giai đoạn chuẩn bị:
 Học sinh:
Đầu tiên, việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh vô cùng quan trọng. Chuẩn bị
bài giống như học bài lần thứ 1, để rồi khi lên lớp Giáo viên giảng bài các em sẽ
học lại lần thứ 2. Từ đó kiến thức khắc sâu hơn và có nhiều thời gian hơn để giải
quyết những tình huống phát sinh.
 Giáo viên:


7


Giáo viên là người quyết định đến hiệu quả chất lượng dạy học. “Người ta
chỉ có thể cho khi mình thật sự có”. Cho nên trên hết và trước hết, giáo viên phải là
người có tâm huyết và có tầm; thường xun tích lũy cho mình các phương pháp
và các kinh nghiệm dạy học để tự phát triển bản thân không bị lạc hậu, cũng như
để truyền lại cho các em.
Giáo viên nên tìm hiểu và ra kế hoạch phù hợp tùy theo năng lực của từng
học sinh và đánh giá qua sự tiến bộ của từng em.
b) Đến lớp:
Đây là khâu quan trọng, vì vậy cần sự hợp tác giữa thầy và trò mới mang lại
hiệu quả cao trong dạy và học.
Giáo viên cần phải đảm bảo thực hiện đúng quy trình giảng dạy của phân
mơn Tập làm văn, không được bỏ qua bất cứ các bước nào. Giáo viên khơng được
bỏ qua phần quan sát cho dù đó là đồ vật dễ hoặc đã thấy nhiều lần. Bởi vì có tìm
hiểu và hiểu bài thì học sinh mới viết đúng và đủ ý khi quan sát.
Việc động viên, khuyến khích các em làm việc cũng hết sức quan trọng và
có mang lại hiệu quả. Càng ngày bài viết của các em sẽ hoàn thiện hơn, đủ ý hơn
và trôi chảy hơn. Thường xuyên chia sẻ những bài viết hay để khen thưởng những
em có cố gắng và cũng làm gương cho các em khác có động lực hơn
c) Giáo dục học sinh qua kênh sách
Việc rèn luyện cho học sinh làm văn tốt không phải ngày một ngày hai là
thành cơng, mà địi hỏi cả một q trình liên tục và lâu dài. Người thầy mà bất kì
giáo viên chúng ta ai cũng cần đó là tự học qua sách. Sách là một người bạn và là
một người thầy của con người. Bên cạnh việc nghe giáo viên giảng ở lớp, các em
có thể tham khảo thêm ở các truyện chữ, truyện thiếu nhi để học hỏi cách họ miêu
tả, cách dẫn dắt hay chuyển ý. Sau đó ghi lại những ý hay mà mình thích để trau
dồi kĩ năng viết của bản thân.
d) Giáo dục học sinh trong giao tiếp:

Như chúng ta đã biết, có nói trơi chảy thành câu gãy gọn thì mới viết văn
hay. Vì vậy tôi luôn xem trọng việc giáo dục học sinh trong giao tiếp. Tơi thường
khuyến khích và động viên các em phát biểu trong lớp, luôn dạy và giáo dục các
em nói “Lời hay-ý đẹp”, giao cho các em sưu tầm những câu văn hay câu thơ để
triển lãm góc học tập và sử dụng trong bài văn của mình như là một cách học từ
những người giỏi hơn.
Tổ chức các hoạt động theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo, ln đưa
ra các tình huống địi hỏi các em suy luận và sắm vai trả lời, phát biểu, tạo các tình
8


huống buộc các em giao tiếp. Qua đó, tơi phát hiện được khả năng hiểu biết của
các em cũng như cách sử dụng từ ngữ và kết hợp từ của các em, kịp thời sửa sai và
điều chỉnh cũng như khen ngợi kịp thời.
VI. KẾT LUẬN:
Để giúp cho học sinh rèn luyện và trau dồi môn Tập làm văn là một việc cần
thiết không được coi nhẹ. Việc rèn luyện này là cả một quá trình lâu dài và liên tục,
đòi hỏi sự phấn đấu của cả thầy và trò. Vì vậy, giáo viên cần tổ chức các hoạt động
dạy học để tạo điều kiện cho học sinh sử dụng ngơn ngữ miêu tả trong cả viết và
nói. Trong dạy học “Khơng có phương pháp nào là vạn năng” vì thế giáo viên cần
phải vận dụng khéo léo các phương pháp và biện pháp lẫn kinh nghiệm, cũng như
không ngừng tìm tịi học tập các kinh nghiệm của đồng nghiệp khác để giúp học
sinh khắc phục các lỗi khi miêu tả. Để đạt hiệu quả cao trong việc “Rèn cho học
sinh học tốt hơn khi miêu tả”, chúng ta không thể đi theo một công thức nhất định
mà phải bằng tâm huyết, niềm say mê, sự kiên trì bền bỉ trong cơng tác; cùng sự
phấn đấu của thầy và trị với sự hỗ trợ của nhà trường. Tôi mong là SKKN này sẽ
được áp dụng và phát huy hiệu quả trong các trường Tiểu học.
Ngày 01 tháng 02 năm 2019
Người viết


Vũ Thị Thanh Phương

9



×