Tải bản đầy đủ (.docx) (106 trang)

(Luận văn thạc sĩ file word) Nghiên cứu đánh giá chất lượng nước và đề xuất biện pháp kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm nước ở lưu vực sông Vàm Cỏ Đôngtỉnh Tây Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

ĐOÀN THỊ NGÂN GIANG

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ ĐỀ XUẤT
BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM NƯỚC
LƯU VỰC SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG – TỈNH TÂY NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội – 2015


ĐOÀN THỊ NGÂN GIANG

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ ĐỀ XUẤT
BIỆN PHÁP KIỂM SỐT CÁC NGUỒN GÂY Ơ NHIỄM NƯỚC
LƯU VỰC SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG – TỈNH TÂY NINH

Chuyên ngành : Khoa học Môi trường
Mã số : 60-85-02

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Minh Hằng

Hà Nội – 2015




LỜI CẢM ƠN
Luận văn “Nghiên cứu đánh giá chất lượng nước và đề xuất biện pháp
kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm nước lưu vực sông Vàm Cỏ Đông – tỉnh Tây
Ninh” được hoàn thành ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân tác giả còn được sự
giúp đỡ nhiệt tình của các Thầy, Cơ, cơ quan, bạn bè và gia đình.
Tác giả xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS Nguyễn Thị Minh
Hằng đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, quan tâm theo dõi, gợi ý các ý tưởng khoa
học và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các cơ quan, đơn vị đã nhiệt tình giúp đỡ tác
giả trong quá trình điều tra thu thập tài liệu cho luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Môi trường - Trường Đại
học Thuỷ Lợi đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập,
cũng như quá trình thực hiện luận văn này.
Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, tập thể lớp cao
học CH20MT động viên tác giả rất nhiều trong suốt thời gian hoàn thành luận văn.
XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!
Hà nội, tháng 8/2015
Tác giả

Đoàn Thị Ngân Giang


LỜI CAM ĐOAN
Tên tơi là: Đồn Thị Ngân Giang



số


học

viên:128440301002 Lớp: CH20MT
Chun ngành: Khoa học mơi trường

Mã số: 60-85-02

Khóa học: 20 (2011 - 2014)
Tôi xin cam đoan quyển luận văn được chính tơi thực hiện dưới sự hướng
dẫn củaTS Nguyễn Thị Minh Hằng với đề tài nghiên cứu trong luận văn “Nghiên
cứu đánh giá chất lượng nước và đề xuất biện pháp kiểm sốt các nguồn gây ơ
nhiễm nước lưu vực sông Vàm Cỏ Đông – tỉnh Tây Ninh”.
Đây là đề tài nghiên cứu mới, không trùng lặp với các đề tài luận văn nào
trước đây, do đó khơng có sự sao chép của bất kì luận văn nào. Nội dung của luận
văn được thể hiện theo đúng quy định, các nguồn tài liệu, tư liệu nghiên cứu và sử
dụng trong luận văn đều được trích dẫn nguồn.
Nếu xảy ra vấn đề gì với nội dung luận văn này, tơi xin chịu hoàn toàn trách
nhiệm theo quy định./.
Hà Nội, tháng 8 năm 2015
NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN

Đoàn Thị Ngân Giang


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTNMT

: Bộ Tài nguyên Môi trường


BVMT

: Bảo vệ môi trường

CCN

: Cụm công nghiệp

CLN

:

CN

: Công nghiệp

CSSX

: Cơ sở sả

HTTL

: Hệ thống thủy lợi

KCN

: Khu công nghiệp

KTXH


:

LVS

: Lưu vực sông

NN&PTNT

: Nông nghiệp & phát tri

NSTP

: Nông sản thực phẩm

PTTNN

:

QCVN

: Quy

QH

: Quy hoạch

SXKD

: Sản xuất kinh doanh


TCVN

: Tiêu chuẩn Việt nam

TNMT

: Tài nguyên môi trường

TTCN

:

Tiểu thủ công nghiệp

TCCP

:

Tiêu chuẩn cho phép

TNN

: Tài nguyên nước

TP

: Thành phố

VLXD


: Vật liệu xây dựng

HTXLNT

:

Hệ thống xử lý nước thải

WHO

:

Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)

WQI

:

Chỉ số chất lượng nước (Water Quality Index)

Chất lượng nước
n xuất

Kinh tế xã hội
ển nông thôn

Phát triển tài nguyên nước
chuẩn Việt Nam



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................ 1
2. Mục đích của đề tài............................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................... 2
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu............................................................ 2
CHƯƠNG 1.............................................................................................................. 4
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH Ô NHIỄM NƯỚC SÔNG VÀ LƯU VỰC SÔNG
VÀM CỎ ĐÔNG – TỈNH TÂY NINH..................................................................... 4
1.1. Tổng quan về tình hình ô nhiễm nước sông ở Việt Nam.................................... 4
1.2. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội lưu vực sông Vàm Cỏ Đông tỉnh Tây Ninh
.....................................................................................................................................7
1.2.1. Đặc điểm tự nhiên........................................................................................... 7
1.2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội................................................................................. 14
1.3. Kết luận chương 1............................................................................................ 19
CHƯƠNG 2............................................................................................................ 21
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT LƯU VỰC SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG
TỈNH TÂY NINH...................................................................................................21
2.1. Hiện trạng chất lượng nước lưu vực sông Vàm Cỏ Đông – tỉnh Tây Ninh......21
2.2. Đánh giá chất lượng nước lưu vực sông Vàm Cỏ Đông tỉnh Tây Ninh theo chỉ
số chất lượng nước WQI.................................................................................. 29
2.3. Phân tích đánh giá các nguồn gây ô nhiễm nước sông Vàm Cỏ Đông – tỉnh Tây
Ninh......................................................................................................................... 36
2.3.1. Phân loại các nguồn gây ô nhiễm nước......................................................... 36
2.3.2. Nguồn ô nhiễm nước do nước thải sinh hoạt................................................. 36
2.3.3. Nguồn ô nhiễm nước do hoạt động công nghiệp........................................... 37
2.3.4. Nguồn ô nhiễm nước do hoạt động nông nghiệp........................................... 40
2.4. Tính tốn tải lượng chất ơ nhiễm và áp lực ô nhiễm trên lưu vực sông Vàm Cỏ
Đông – tỉnh Tây Ninh....................................................................................... 41



2.4.1. Phương pháp tính tốn tải lượng chất ơ nhiễm.............................................. 41
2.4.2. Tính tốn tải lượng chất ơ nhiễm do nước thải sinh hoạt............................... 42
2.4.3. Tính tốn tải lượng chất ơ nhiễm do nước thải cơng nghiệp..........................45
2.4.4. Tính tốn tải lượng chất ô nhiễm do nước thải nông nghiệp.........................50
2.4.5. Tổng tải lượng ô nhiễm lưu vực Vàm Cỏ Đông – tỉnh Tây Ninh..................54
2.4.6. Áp lực ô nhiễm trên lưu vực sông Vàm Cỏ Đông tỉnh Tây Ninh..................56
2.5. Kết luận chương 2............................................................................................ 58
CHƯƠNG 3............................................................................................................ 60
ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM NƯỚC
LƯU VỰC SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG – TỈNH TÂY NINH.................................... 60
3.1. Hiện trạng công tác quản lý, kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường nước lưu vực sơng
Vàm Cỏ Đông – tỉnh Tây Ninh............................................................................... 60
3.1.1. Những việc đã làm được................................................................................ 60
3.1.2. Những tồn tại và thách thức.......................................................................... 64
3.2. Đề xuất các biện pháp kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm lưu vực sông Vàm Cỏ
Đông – tỉnh Tây Ninh.............................................................................................. 67
3.2.1. Biện pháp quản lý BVMT nước lưu vực sông Vàm Cỏ Đông.......................67
3.2.2. Biện pháp kỹ thuật BVMT nước lưu vực sông Vàm Cỏ Đông......................69
3.2.3. Các biện pháp quản lý môi trường................................................................. 75
3.3. Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước......................................... 77
3.3.1. Trình tự đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước..................78
3.3.2. Phương pháp đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước..........80
3.3.3. Tính tốn khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước..............................83
3.4. Kết luận chương 3................................................................................................... 87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................. 88
1. Kết luận............................................................................................................... 88
2. Kiến nghị............................................................................................................. 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 90
PHỤ LỤC................................................................................................................ 91



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Số liệu quan trắc khí tượng thủy văn năm 2013......................................10
Bảng 1.2. Đơn vị hành chính phân theo huyện, thành phố thuộc tỉnh Tây Ninh.....14
Bảng 1.3. Các sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp tỉnh Tây Ninhgiai đoạn
2011 - 2013.............................................................................................................. 16
Bảng 2.1. Vị trí đo đạc, thu mẫu môi trường nước mặt lưu vực sông Vàm Cỏ Đơng
...................................................................................................................................22
Bảng 2.2. Kết quả phân tích chất lượng nước năm 2015.........................................30
Bảng 2.3. Bảng quy định các giá trị q i , BPi............................................................. 31
Bảng 2.4. Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với DO% bão hòa...............................32
Bảng 2.5. Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH........................32
Bảng 2.6. Bảng đánh giá chất lượng nước..............................................................33
Bảng 2.7. Kết quả WQI tại các vị trí tính toán........................................................35
Bảng 2.8. Đánh giá mức chất lượng nước tại các vị trí quan trắc............................35
Bảng 2.9.Các khu cơng nghiệp của tỉnh Tây Ninh lưu vực sông Vàm Cỏ Đông.....39
Bảng 2.10. Số lượng gia súc, gia cầm lưu vực sông Vàm Cỏ Đông năm 2013.......41
Bảng 2.11. Hệ số phát sinh chất thải khi có xử lý....................................................43
Bảng 2.12. Hệ số phát sinh chất thải khi khơng có xử lý.........................................43
Bảng 2.13. Dân số và diện tích các huyện trong lưu vực sơng Vàm Cỏ Đông........44
Bảng 2.14. Tải lượng các chất ô nhiễm tiềm năng do nước thải sinh hoạt trong lưu
vực sông Vàm Cỏ Đông tỉnh Tây Ninh...................................................................44
Bảng 2.15. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải cơng nghiệp theo nhóm
ngành sản xuất.........................................................................................................46
Bảng 2.16. Lưu lượng nước thải công nghiệp của các KCN tập trung....................47
Bảng 2.17. Tải lượng các chất ô nhiễm tiềm năng do nước thải công nghiệp các
KCN tập trung lưu vực sông Vàm Cỏ Đông tỉnh Tây Ninh....................................47
Bảng 2.18. Lưu lượng nước thải công nghiệp của các cơ sở phân tán.....................49
Bảng 2.19. Tải lượng chất ô nhiễm do nước thải công nghiệp của các cơ sở sản xuất

phân tán lưu vực Vàm Cỏ Đông tỉnh Tây Ninh.......................................................49


Bảng 2.20. Tải lượng chất ô nhiễm do nước thải công nghiệp lưu vực sông Vàm Cỏ
Đông tỉnh Tây Ninh................................................................................................50
Bảng 2.21. Tải lượng các chất ô nhiễm do nước thải trồng trọt lưu vực sông Vàm
Cỏ Đông tỉnh Tây Ninh...........................................................................................51
Bảng 2.22. Lượng nước thải chăn nuôi lưu vực sông Vàm Cỏ Đông tỉnh Tây Ninh
...................................................................................................................................52
Bảng 2.23. Nồng độ một số chất ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi......................53
Bảng 2.24. Tải lượng các chất ô nhiễm do nước thải chăn nuôi lưu vực Vàm Cỏ
Đông tỉnh Tây Ninh................................................................................................53
Bảng 2.25. Tổng tải lượng ô nhiễm các chất phân theo các lưu vực.......................54
Bảng 2.26. Tổng tải lượng ô nhiễm lưu vực sông Vàm Cỏ Đông phân theo nguồn 54
Bảng 2.27. Áp lực ô nhiễm trên lưu vực sông Vàm Cỏ Đông tỉnh Tây Ninh..........57
Bảng 3.1. Thống kê tình hình quan trắc đánh giá diễn biến môi trường nước mặt
tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2011 - 2014.......................................................................64
Bảng 3.2. Kết quả phân tích mẫu nước thải dự kiến sau xử lý của..........................84
nhà máy chế biến cao su Long Thành.....................................................................84
Bảng 3.3. Kết quả phân tích nước sơng Vàm Cỏ Đơng...........................................85
tại vị trí cách nhà máy 800m về phía thượng lưu....................................................85
Bảng 3.4. Giá trị giới hạn Ctc đối với từng thông số ô nhiễm.................................86
Bảng 3.5. Kết quả tính tốn khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước............86


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu.........................................................................8
Hình 1.2. Phân bố dân cư tỉnh Tây Ninh năm 2013................................................15
Hình 1.3. Giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2014................................18
Hình 2.1. Vị trí lấy mẫu nước sơng Vàm Cỏ Đơng tỉnh Tây Ninh..........................23

Hình 2.2. Diễn biến TSS sơng Vàm Cỏ Đơng giai đoạn 2011 - 2015......................24
Hình 2.3. Diễn biến BOD5 sông Vàm Cỏ Đông giai đoạn 2011 - 2015...................24
Hình 2.4. Diễn biến COD sơng Vàm Cỏ Đơng giai đoạn 2011 - 2015....................25
Hình 2.5. Diễn biến DO sơng Vàm Cỏ Đơng giai đoạn 2011 - 2015.......................26
Hình 2.6. Diễn biến amonia sơng Vàm Cỏ Đơng giai đoạn 2011 - 2015.................27
Hình 2.7. Diễn biến Tổng Coliform sông Vàm Cỏ Đông giai đoạn 2011 - 2015.....27
Hình 2.8. Nước thải từ các CSSX tinh bột mì xả ra kênh nối với sơng Vàm Cỏ Đơng
...................................................................................................................................39
Hình 2.9. Lục bình mọc trên sơng Vàm Cỏ Đơng...................................................40
Hình 2.10. Hiện tượng cá chết trên 1 số đoạn sơng Vàm Cỏ Đơng.........................40
Hình 2.11. Biểu đồ tải lượng ơ nhiễm của TSS phân theo nguồn thải.....................55
Hình 2.12. Biểu đồ tải lượng ơ nhiễm của BOD5 phân theo nguồn thải..................55
Hình 2.13. Biểu đồ tải lượng ô nhiễm của tổng N phân theo nguồn thải.................55
Hình 2.14. Biểu đồ tải lượng ơ nhiễm của tổng P phân theo nguồn thải.................55
Hình 3.1. Xác định các chất ô nhiễm cần đánh giá và đánh giá chi tiết khả năng tiếp
nhận nước thải của nguồn nước...............................................................................80
Hình 3.2. Vị trí nhà máy chế biến cao su Long Thành............................................84


11

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong q trình phát triển kinh tế xã hội, các hoạt động liên quan đến phát
triển tài nguyên nước diễn ra ngày càng mạnh mẽ do nhu cầu sử dụng nước của các
ngành kinh tế, các lĩnh vực, các hộ dân không ngừng tăng cao, kể cả chất và lượng.
Các hoạt động nhằm cung cấp, phân phối nguồn nước cho các nhu cầu sử dụng
nước là một trong những yếu tố quan trọng cho sự phát triển của xã hội hiện đại.
Tuy nhiên, các hoạt động này đã làm suy giảm nghiêm trọng mơi trường thiên nhiên
nói chung và mơi trường nước nói riêng. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để khai thác

sử dụng nguồn tài nguyên nước phục vụ phát triển kinh tế xã hội trong lưu vực,
vùng cũng như của đất nước đảm bảo sự phát triển bền vững và bảo vệ môi trường
thoả mãn được nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng lớn gây hậu quả nghiêm trọng
cho thế hệ mai sau.
Tây Ninh là một tỉnh ở miền Đơng Nam Bộ, Việt Nam, nằm ở vị trí cầu nối
giữa các trung tâm kinh tế, thương mại là thành phố Hồ Chí Minh và thủ đơ Phnơm
Pênh của Campuchia, giao điểm quan trọng giữa hệ thống giao thông quốc tế và
quốc gia, thông thương với các vùng kinh tế có nhiều tiềm năng phát triển. Các điều
kiện về khí hậu, địa hình thuận lợi, tài ngun đất, nước, rừng phong phú đã tạo lợi
thế cho tỉnh Tây Ninh phát triển kinh tế, xã hội.
Sông Vàm Cỏ Đông chảy qua tỉnh Tây Ninh có vai trị đặc biệt quan trọng
đối với đời sống của người dân và quá trình phát triển kinh tế của tỉnh Tây Ninh.
Ngồi vai trị đóng góp vào hệ thống giao thơng thủy để vận chuyển hàng hóa, sơng
Vàm Cỏ Đơng cịn cung cấp nguồn nước cho cộng đồng sử dụng trong sản xuất
công nghiệp, nuôi trồng thủy sản và tưới tiêu nông nghiệp.
Do các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội phát triển mạnh đã tạo ra sức ép
lên môi trường nước lưu vực sông Vàm Cỏ Đông ngày càng lớn. Nước thải công
nghiệp từ các khu công nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh như Thành Thành Công, Linh
Trung III, Trảng Bàng, Phước Đông và từ các nhà máy chế biến tinh bột khoai mì,
mủ cao su, thức ăn gia súc… phía thượng nguồn lưu vực sơng các huyện Châu
Thành, Hịa Thành. Nguồn nước thải sinh hoạt chưa xử lý của các khu dân cư đô thị


khu vực ven sơng như thị trấn Hịa Thành, Gị Dầu... Hầu hết, các nguồn nước này
hiện nay được thu gom vào mương, rạch thông qua hệ thống cống, rãnh, sau đó
chảy ra sơng Vàm Cỏ Đơng. Hậu quả là nguồn nước mặt lưu vực sông Vàm Cỏ
Đông đã và đang bị ô nhiễm. Các thông số quan trắc chất lượng nước sông như DO,
BOD5, COD, NH4+, Coliform… đều vượt quy chuẩn cho phép cột A2, thậm chí là
cột B1 QCVN 08:2008/BTNMT.
Vì thế, “Nghiên cứu đánh giá chất lượng nước và đề xuất biện pháp kiểm

sốt các nguồn gây ơ nhiễm nước lưu vực sông Vàm Cỏ Đông – tỉnh Tây Ninh”
là rất cần thiết nhằm định hướng cho việc quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả
nguồn nước, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời giúp
cho việc bảo vệ phát triển bền vững tài nguyên nước lưu vực sông Vàm Cỏ Đơng
tỉnh Tây Ninh.
2. Mục đích của đề tài
- Đánh giá được chất lượng nước mặt lưu vực sông Vàm Cỏ Đông – tỉnh Tây Ninh:
đánh giá các nguồn gây ô nhiễm nước, tính tốn tải lượng chất ơ nhiễm, tính áp lực
ô nhiễm trên lưu vực sông Vàm Cỏ Đông và khả năng tiếp nhận nước thải của lưu
vực sông Vàm Cỏ Đông – tỉnh Tây Ninh.
- Đề xuất biện pháp kiểm sốt các nguồn gây ơ nhiễm nước lưu vực sông Vàm Cỏ
Đông – tỉnh Tây Ninh nhằm cải thiện chất lượng nước và sử dụng nước một cách
hiệu quả đảm bảo phát triển bền vững.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Môi trường nước mặt lưu vực sông Vàm Cỏ Đông
– tỉnh Tây Ninh.
- Phạm vi nghiên cứu : Lưu vực sông Vàm Cỏ Đôngvào mùa kiệt (tháng 3)
đoạn sôngtừ xã Biên Giới, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh; chảy qua các
huyện Bến Cầu, Hòa Thành, Gò Dầu, Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận:
- Tiếp cận tổng hợp: dùng trong đánh giá chất lượng nước và đề xuất biện pháp giảm
thiểu các nguồn gây ô nhiễm lưu vực sông.


4.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích số liệu: thu thập số liệu hiện có liên
quan đến đề tài, thu thập tất cả các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, chất
lượng nước… Từ đó, tổng hợp, phân tích, đánh giá vùng nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh: đối chiếu các thơng số, số liệu đo đạc, tính tốn hoặc

thu thập được với các quy chuẩn hiện hành để phân tích, đánh giá về chất lượng
nước vùng nghiên cứu.
5. Cấu trúc của luận văn
Luận văn được trình bày trong 89 trang đánh máy khổ A4, được viết trong 3
chương sau ngoài phần mở đầu, kết luận:
- Chương 1: Tổng quan về tình hình ơ nhiễm nước sơng và lưu vực sông Vàm
Cỏ Đông tỉnh Tây Ninh
- Chương 2: Đánh giá chất lượng nước mặt lưu vực sông Vàm Cỏ Đông tỉnh
Tây Ninh
- Chương 3: Đề xuất biện pháp kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm nước lưu vực
sông Vàm Cỏ Đông tỉnh Tây Ninh


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH Ơ NHIỄM NƯỚC SƠNG VÀ LƯU VỰC
SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG – TỈNH TÂY NINH
1.1. Tổng quan về tình hình ơ nhiễm nước sơng ở Việt Nam
Hệ thống nước mặt Việt Nam với hơn 2360 con sông với tổng chiều dài
khoảng 41900km (Báo cáo Môi trường Quốc gia 2012 - BTNMT). Đây là nguồn tài
nguyên quý giá, là nơi cư trú và nguồn sống của các lồi động, thực vật và hàng
triệu người, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Tuy nhiên, hiện nay, vấn đề suy thoái tài nguyên nước lưu vực sông diễn ra
ngày càng nghiêm trọng. Suy thối tài ngun nước trên lưu vực sơng được biểu
hiện ở sự suy giảm về số lượng và đặc biệt là chất lượng. Trong những năm qua, sự
tăng nhanh về dân số và khai thác quá mức tài nguyên nước, các tài nguyên đất và
rừng đã làm suy kiệt nguồn nước; việc phát triển đô thị và công nghiệp nhưng
khơng có biện pháp quản lý chặt chẽ và xử lý các chất thải lỏng, thải rắn theo yêu
cầu cũng đã làm ơ nhiễm nguồn nước, vì thế suy thoái tài nguyên nước đã trở thành
khá phổ biến đối với các lưu vực sông ở nước ta.
Theo khảo sát của Trung tâm Quan trắc môi trường Quốc gia - Tổng cục Môi

trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho thấy hiện trạng môi trường nước mặt
lục địa nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Các lưu vực sông khu vực miền Bắc nói chung và vùng đồng bằng sơng
Hồng nói riêng đã và đang chịu áp lực mạnh mẽ của q trình gia tăng dân số, q
trình đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa. Các khu đơ thị, khu dân cư và khu cơng nghiệp
tập trung được hình thành và phát triển mạnh dọc theo các lưu vực sông. Trong số
các nguồn thải phát sinh thì nước thải sinh hoạt và nước thải cơng nghiệp đóng góp
tỷ lệ lớn với tổng lượng các chất ô nhiễm rất cao.
Sông Hồng qua Phú Thọ, Vĩnh Phúc đang có dấu hiệu ơ nhiễm, đặc biệt là
một số địa điểm gần các nhà máy, xí nghiệp. Đoạn sơng Hồng từ Cơng ty Supe
Photphat và hóa chất Lâm Thao đến khu cơng nghiệp phía nam Thành phố Việt Trì,
các thơng số vượt ngưỡng B1 của QCVN 08:2008 nhiều lần (Báo cáo Môi trường
Quốc gia năm 2012 – BTNMT).


Sông Cầu nhiều đoạn đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, nhất là các đoạn sông
chảy qua các đô thị, khu công nghiệp và các làng nghề thuộc tỉnh Thái Nguyên, Bắc
Giang, Bắc Ninh. Sông Ngũ Huyện Khê là một trong những điển hình ơ nhiễm
nghiêm trọng của lưu vực sơng Cầu do hoạt động của các cơ sở sản xuất và đặc biệt
là các làng nghề trải suốt dọc sông từ Đông Anh(Hà Nội) cho đến cống Vạn An
(Bắc Ninh). Hầu hết nước thải các cơ sở sản xuất đều chưa được xử lý và xả trực
tiếp ra sông. Nước sông bị ô nhiễm nghiêm trọng và chất lượng nước không thay
đổi nhiều qua các năm.
Môi trường nước mặt của lưu vực sông Nhuệ - Đáy đang chịu sự tác động
mạnh của nước thải sinh hoạt và các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp và thuỷ
sản trong khu vực. Chất lượng nước của nhiều đoạn sông đã bị ô nhiễm tới mức báo
động. Sông Nhuệ từ khu vực Cổ Nhuế, nước bắt đầu bị ô nhiễm. Đặc biệt, ô nhiễm
nước tăng cao từ khu vực tiếp nhận nước sông Tô Lịch. Nước thải sông Tô Lịch
(nguồn tiếp nhận các loại nước thải sinh hoạt, sản xuất, công nghiệp, nông nghiệp…
của toàn bộ các quận nội thành Hà Nội) là nguyên nhân chính gây ơ nhiễm cho

sơng. Nước sơng Đáy ơ nhiễm ở mức nhẹ hơn sông Nhuệ và ô nhiễm chỉ mang tính
cục bộ.
Nguồn ơ nhiễm chính khu vực Đơng Nam Bộ là nguồn ô nhiễm nước mặt
chủ yếu do nước thải công nghiệp và sinh hoạt. Sông Đồng Nai khu vực thượng lưu
sông chất lượng nước tương đối tốt nhưng khu vực qua Thành phố Biên Hịa nước
sơng bị ô nhiễm nặng do tiếp nhận nguồn xả từ các nhà máy, khu công nghiệp và
nước thải sinh hoạt của trên 800.000 dân của thành phố Biên Hịa.
Sơng Sài Gịn đoạn qua khu vực Thành phố Hồ Chí Minh có dấu hiệu ô
nhiễm hữu cơ. Các Giá trị BOD 5, COD, vi sinh... đều không đạt quy chuẩn QCVN
08:2008 loại A2, tại nhiều điểm cịn vượt B1. Tại vị trí cầu Bến Súc giá trị BOD5
khá cao. Đây là vị trí trực tiếp nhận nước thải và chất thải từ thị xã Thủ Dầu Một và
các khu dân cư, khu đơ thị ven sơng Sài Gịn đồng thời bị tác động bởi hoạt động
của các khu công nghiệp tập trung và các cơ sở công nghiệp phân tán thuộc khu vực
Nam Bình Dương và huyện Củ Chi. Trong những năm gần đây, chất lượng nước
sơng Sài Gịn có chiều hướng suy giảm và mức độ ô nhiễm trên sông mở rộng hơn


về phía hượng lưu so với năm trước đó. Một số vị trí, các thơng số ơ nhiễm ln ở
mức cao như cầu An Lộc, cầu An Hạ, cầu chữ Y. Giá trị Coliform trên sơng Sài
Gịn hầu như ln vượt QCVN 08:2008 loại B2, do phải chịu ảnh hưởng trực tiếp
bởi nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất từ các khu dân cư và các cơ sở cơng
nghiệp phân tán của thành phố Hồ Chí Minh.
Chất lượng nước mặt vùng đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng bởi
nước thải phát sinh từ hoạt động nuôi trồng và chế biến thủy sản, canh tác nông
nghiệp trong khu vực. Việc sử dụng phân bón hóa học trong canh tác nông nghiệp
làm ảnh hưởng tới hàm lượng chất dinh dưỡng trong nước mặt khu vực đồng bằng
sơng Cửu Long.Vì thế, chất lượng nước một số sông như sông Tiền, sơng Hậu,…
đã có dấu hiệu ơ nhiễm hữu cơ, trong đó mức độ ơ nhiễm sơng Tiền cao hơn sơng
Hậu.
Lưu vực sông Vàm Cỏ Đông đoạn sông chảy qua tỉnh Tây Ninh


Tại lưu vực sông Vàm Cỏ Đông đoạn sông chảy qua tỉnh Tây Ninh, chất
lượng nước bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau bao gồm hoạt động sản xuất
từ các nhà máy chế biến tinh bột khoai mì, mủ cao su ở huyện Châu Thành phía
thượng nguồn, các khu công nghiệp như Linh Trung III, Phước Đông, Thành Thành
Cơng… phía hạ nguồn; nguồn nước thải sinh hoạt từ khu dân cư tập trung, các hộ
dân sống rải rác ven sông, hoạt động tháo chua rửa phèn trong sản xuất nông
nghiệp... đã làm nước sông Vàm Cỏ Đông ngày càng ô nhiễm. Các thông số về chất
lượng nước mặt(DO, BOD5, COD, NH4+, Coliform) đều vượt quy chuẩn cho phép
cột A2 và B1 QCVN 08:2008/BTNMT.
 Từ thực tế trên cho thấy, vấn đề suy thoái tài nguyên nước lưu vực sông diễn ra
ngày càng nghiêm trọng trên các lưu vực sơng ở Việt Nam. Việc tìm hiểu, xác
định các nguồn ơ nhiễm chính là rất cần thiết nhằm đưa ra các giải pháp khắc phục
tình trạng ơ nhiễm, cải thiện chất lượng nước, chất lượng môi trường sống của người
dân khu vực ven sông, đảm bảo phát triển kinh tế, xã hội và sự phát triển bền vững
cho tương lai.


1.2. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội lưu vực sông Vàm Cỏ Đông tỉnh Tây
Ninh
1.2.1. Đặc điểm tự nhiên
1.2.1.1. Vị trí địa lý
Khu vực nghiên cứu thuộc tỉnh Tây Ninh, nằm trong vùng Đông Nam Bộ và
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tổng diện tích tự nhiên 403.261,42ha (NGTK,
2013). Tây Ninh có tọa độ địa lý từ 10 057’08” đến 11 046’36” vĩ độ Bắc và từ
105048’43” đến 106028’48” kinh độ Đông.
Phạm vi ranh giới của tỉnh Tây Ninh được xác định như sau:
- Phía Đơng giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước;
- Phía Nam và Đơng Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh và Long An;
- Phía Bắc và Tây Bắc giáp các tỉnh Svay Rieng, Kampong Cham (Vương quốc

Campuchia).
Với vị trí địa lý nằm giữa các trung tâm kinh tế, thương mại là thành phố Hồ
Chí Minh và thủ đơ Phnơm Pênh của Campuchia, giao điểm quan trọng giữa hệ
thống giao thông quốc tế và quốc gia, thông thương với các vùng kinh tế có nhiều
tiềm năng phát triển, là điều kiện thuận lợi để tỉnh Tây Ninh phát triển kinh tế, xã
hội.


Hình 1.1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu


1.2.1.2. Địa hình
Tỉnh Tây Ninh nằm trong vùng miền Đơng Nam Bộ, nối cao nguyên Nam
Trung Bộ với đồng bằng sơng Cửu Long. Do đó Tây Ninh có địa hình pha trộn giữa
đặc điểm của một cao nguyên và dáng dấp, sắc thái của vùng đồng bằng. Tuy là
vùng chuyển tiếp nhưng địa hình ít phức tạp, tương đối bằng phẳng và độ dốc nhỏ,
thấp dần từ Đông Bắc (độ cao khoảng 20 - 50m) xuống Tây Nam (độ cao khoảng 0
- 10m). Phần thượng lưu sơng Sài Gịn có đồi cao +50,0m, địa hình thấp là đồng
bằng ven sơng Vàm Cỏ Đông độ cao +5,0m so với mực nước biển.
Tồn tỉnh có 4 dạng địa hình chính:
- Dạng núi: Chủ yếu thuộc về khối núi Bà Đen với diện tích khoảng 15km 2 cao
986m, kiểu địa hình sườn xâm thực bóc mịn với độ dốc lớn, thay đổi từ 20 - 400.
- Dạng đồi: Phổ biến ở thượng nguồn sơng Sài Gịn, dọc biên giới tỉnh Bình Phước
với độ cao 50 - 80m, được tạo thành từ cát bột kết, bột kết hoặc phù sa cổ được
nâng cao. Đây là dạng địa hình khá phổ biến ở Tây Ninh.
- Dạng đồi dốc thoải: Độ cao thay đổi từ 15 - 25m có khi lên đến 30m. Địa hình
này có một ít ở Nam Tân Biên và xuất hiện khá nhiều ở các huyện Dương
Minh Châu, Hòa Thành, Trảng Bàng, Gị Dầu và một ít ở Bến Cầu. Các đồi có đỉnh
bằng, trịn, sườn lồi, rất thoải, độ dốc sườn chỉ khoảng 2 - 30.
- Dạng đồng bằng: Là địa hình các thềm sơng bậc 1 có độ cao tuyệt đối 5 - 10m, các

bãi bồi hiện đại chỉ cao hơn mực nước biển 2 - 5m phân bố dọc các lịng sơng
thành từng dãy rộng 20 - 150m với chiều dài khoảng vài km. Dạng địa hình này
phổ biến dọc ở hai bờ sông Vàm Cỏ Đông thuộc các huyện Hồ Thành, Trảng
Bàng, Bến Cầu, Châu Thành.
Nhìn chung, địa hình Tây Ninh tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho phát
triển nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, du lịch và kết cấu hạ tầng.
1.2.1.3. Khí hậu
Khí hậu Tây Ninh tương đối ơn hồ, chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa
khô. Mùa nắng từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau và tương phản rất rõ với
mùa mưa (từ tháng 5 – tháng 11). Chế độ bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao và ổn định.


Mặt khác Tây Ninh nằm sâu trong lục địa, ít chịu ảnh hưởng của bão và những yếu
tố bất lợi khác.
Nhiệt độ trung bình năm của Tây Ninh dao động trong khoảng 27,2 27,40C,tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 4 và tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng
12. Lượng ánh sáng quanh năm dồi dào, mỗi ngày trung bình có đến 6 giờ nắng.
Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1800 – 2200 mm,tháng có lượng mưa
cao nhất là tháng 9 và tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 2. Đôi khi trong tháng
1 và tháng 2 khơng có mưa.
Độ ẩm trung bình trong năm vào khoảng 70 - 80%, tháng 8 và 9 có độ ẩm
cao nhất là khoảng 88% - 89% và tháng 2 và 3 có độ ẩm thấp nhất là 68% - 73%.
Tốc độ gió 1,7m/s và thổi điều hồ trong năm. Tây Ninh chịu ảnh hưởng của
2 loại gió chủ yếu là gió Tây – Tây Nam vào mùa mưa và gió Bắc – Đơng Bắc vào
mùa khơ.
Bảng 1.1. Số liệu quan trắc khí tượng thủy văn năm 2013
Nhiệt độ

Số giờ nắng

Lượng mưa


Độ ẩm

(0C)

(h)

(mm)

(%)

1

26,5

6,7

3,7

74

2

28,3

7,6

0,0

68


3

28,9

8,2

27,3

73

4

29,6

6,9

56,0

79

5

28,9

8,7

210,7

82


6

27,9

6,5

229,4

86

7

27,2

6,3

362,6

87

8

27,2

6,1

297,9

88


9

26,8

4,5

430,2

89

10

27,1

7,0

429,7

87

11

27,3

7,1

63,0

80


12

24,9

7,4

30,0

79

TB năm

27,6

83

2.140,5

81

Tháng

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tây Ninh 2013)


1.2.1.4. Thổ nhưỡng
Tỉnh Tây Ninh có 5 nhóm đất chính với 15 loại đất khác nhau, cụ thể:
- Nhóm đất xám (6 loại) có diện tích 339.833ha chiếm khoảng 84,37% diện tích tự
nhiên và phân bố trên tồn tỉnh, thành phần cơ giới nhẹ, dễ thoát nước, phù hợp

với nhiều loại cây trồng.
- Nhóm đất phèn (3 loại) với tổng diện tích 25.359ha, chiếm 6,3% diện tích tự nhiên,
chủ yếu phân bố ở huyện Châu Thành, Gò Dầu, Trảng Bàng.
- Nhóm đất đỏ vàng (3 loại) chiếm tỷ trọng khơng lớn, khoảng 1,6% diện tích tự
nhiên, phân bố chủ yếu ở huyện Tân Biên, Tân châu. Loại đất này có thể được sử
dụng để phát triển lâm nghiệp.
- Nhóm đất phù sa (2 loại) chiếm 0,44% diện tích tự nhiên, hình thành do bồi tích
của các con sơng nên thích hợp trồng các loại lúa nước và rau màu.
- Nhóm đất than bùn chơn vùi có diện tích rất nhỏ, chỉ chiếm 0,27% diện tích tự
nhiên của tỉnh, phân bố chủ yếu tại huyện Bến Cầu, Châu Thành, ... đây là loại đất
rất chua, cả tầng mặt và tầng than bùn, độ pH 2 - 3. Hàm lượng chất hữu cơ rất cao,
nhưng độ phân giải kém.
1.2.1.5. Tài nguyên nước
a. Nguồn nước mặt
Theo“Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2011 –
2015”của Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Tây Ninh, Tây Ninh có mạng lưới kênh
rạch phân bố tương đối đồng đều giữa các vùng nhưng mật độ thưa, chỉ đạt
0,314km/km2. Trên địa bàn tỉnh có 2 con sơng lớn là sơng Sài Gịn ở phía Đơng và
sơng Vàm Cỏ Đơng ở phía Tây với tổng chiều dài tồn bộ hệ thống khoảng 617km,
mật độ trung bình 0,11km/km2. Ngồi ra cịn có rất nhiều chi lưu và kênh rạch. Đây
là nhưng nguồn nước mặt quan trọng của tỉnh.
 Lưu vực sơng Sài Gịn
Sơng Sài Gịn trên địa phận tỉnh Tây Ninh bao gồm tuyến sơng chính, hồ
Dầu Tiếng và các chi lưu ở phía thượng nguồn hồ Dầu Tiếng.
- Sơng Sài Gịn bắt nguồn từ Kratie(Vương quốc Campuchia) ở độ cao trên 200m
so với mực nước biển, chảy theo ranh giới tự nhiên giữa Tây Ninh và Bình


Phước đến phường Tân Thuận (quận 7, TPHCM). Đoạn chảy qua địa phận tỉnh Tây
Ninh có lịng sơng hẹp và uốn khúc. Tổng chiều dài sông 256km. Chiều dài sông

thuộc địa phận tỉnh Tây Ninh 135,2km. Độ rộng trung bình đoạn thượng nguồn
20m, Độ dốc lịng sơng 0,69%, Hệ số uốn khúc 2,05. Lưu lượng nước trung bình
85m3/s. Lưu lượng nước bình quân vào những tháng mùa kiệt 6m3/s.
- Hồ chứa Dầu Tiếng nằm ở thượng lưu sơng Sài Gịn, thuộc địa phận của 3 tỉnh Tây
Ninh, Bình Dương và Bình Phước có diện tích lưu vực khoảng 2.700km 2 (tỉnh Tây
Ninh là 1.151km2, tỉnh Bình Phước là 857km2 và tỉnh Bình Dương là 280km2 và
phần đất trên lãnh thổ Campuchia là 412km 2). Hồ Dầu Tiếng vừa thiết kế vừa thi
công từ năm 1977.
 Lưu vực sông Vàm Cỏ Đông
Bắt nguồn từ Campuchia chảy qua các huyện thuộc tỉnh Tây Ninh như: Châu
Thành, Bến Cầu, Hòa Thành, Gò Dầu, Trảng Bàng đổ vào địa phận tỉnh Long An
đến ngã ba Bầu Quỳ (Cần Đước - Long An) hợp lưu với sông Vàm Cỏ Tây đổ ra
Biển Đông qua cửa Sồi Rạp. Các đặc trưng của sơng Vàm Cỏ Đơng như sau:
- Diện tích tự nhiên của lưu vực tính từ thượng nguồn thuộc tỉnh Kampong Cham
(Vương quốc Campuchia) đến Gị Dầu hạ khoảng 5.650km2.
- Tổng chiều dài sơng khoảng 270km, chiều dài sông thuộc địa phận tỉnh Tây Ninh
khoảng 151km. Độ sâu trung bình 12m, nơi nơng nhất 8m và nơi sâu nhất
16m.Chiều rộng trung bình 235m, nơi rộng nhất 350m và nơi hẹp nhất 120m. Độ
dốc lịng sơng 0,4%, Hệ số uốn khúc 1,78. Lưu lượng nước trung bình 96m3/s.
- Mùa lũ bắt đầu từ tháng 7 và kết thúc vào tháng 11, lượng dòng chảy chiếm 74 81%. Lũ lớn thường rơi vào tháng 10 và dòng chảy chiếm 25 - 27% tổng lượng
dòng chảy năm. Tuy nhiên trên sơng Vàm Cỏ khó có khả năng sinh lũ lớn do cường
độ mưa không lớn, lưu vực và độ dốc lưu vực nhỏ. Lũ lên xuống chậm từ vài ngày
đến vài tuần.
-Mùa kiệt trên sông Vàm Cỏ Đông thường bắt đầu từ tháng 12 năm trước và
kết thúc vào tháng 6 năm sau do khơng có mưa kéo dài nên dịng chảy mùa cạn trên
sơng nhỏ. Lượng dịng chảy chiếm 19 - 26% tổng lượng dòng chảy năm. Lưu lượng
thấp nhất xuất hiện vào tháng 3 (13,8 m3/s).


- Các chi lưu của sông Vàm Cỏ Đông trên địa phận tỉnh Tây Ninh gồm có: phía

thượng nguồn có 2 chi lưu lớn là sông Beng Go (sông biên giới giữa Việt Nam và
Campuchia), sơng Bến Đá. Phía hữu ngạn có rạch Nàng Dinh, rạch Cái Bát, phía tả
ngạn có rạch Tây Ninh, rạch Bàu Nâu.
b. Nguồn nước ngầm
Nước ngầm ở các huyện phía Nam phong phú và ở gần tầng mặt hơn so với
các huyện phía Bắc tỉnh Tây Ninh, do tầng chứa nước và một phần là do áp lực
nước từ hồ chứa, kênh dẫn của hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng. Khu vực từ phía Tây
Bắc xuống Đông Nam của tỉnh thuộc huyện Tân Châu, Tân Biên, phía Tây huyện
Châu Thành, huyện Bến Cầu tầng chứa nước nghèo đến trung bình, độ sâu giếng
khoan khai thác của tầng dưới cùng 160 m - 180 m. Riêng một số diện tích ở trung
tâm huyện Tân Châu, Tân Biên, Hịa Thành thuộc 03 phía hồ chứa nước khe nứt
của đá cứng nên nước ngầm nghèo đến khơng có chứa nước.
1.2.1.6. Tài nguyên rừng
Theo Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Tây Ninh, tổng trữ lượng các loại
rừng tỉnh Tây Ninh: 5.668.595m 3. Trong đó, rừng tự nhiên: 5.096.040 m 3 (chiếm
90%), rừng trồng: 572.554 m 3(chiếm 10% tổng trữ lượng).
Tổng trữ lượng phân theo loại rừng: trữ lượng rừng đặc dụng: 3.181.242
m3 (56,0%), rừng phòng hộ: 1.988.726 m3 (35%), rừng sản xuất: 498.626 m3(9%).
Trữ lượng rừng của tỉnh Tây Ninh không lớn, phân bố chủ yếu ở rừng tự
nhiên, tập trung tại rừng đặc dụng là vườn quốc gia Lị Gị Xa Mát và rừng văn hóa
lịch sử Chàng Riệc.
- Vườn quốc gia Lò Gò Xa Mát:
+ Về thực vật: đã xác định được 694 loài thuộc 5 ngành thực vật, 60 bộ, 115
họ và 395 chi. Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) là ngành có nhiều lồi thực vật
nhất (chiếm 97,1% trong tổng số loài thực vật).
+ Về động vật rừng: lớp thú có 42 42 lồi thú của 7 bộ, lớp chim có 205 lồi
chim thuộc 15 bộ và 40 họ, lớp bị sát có 58 lồi, thuộc 2 bộ.
+ Hệ cơn trùng gồm 128 lồi thuộc về 9 bộ, là một phần rất quan trọng của hệ
côn trùng vùng rừng mưa nhiệt đới khu vực phía Nam Việt Nam.



+ Khu hệ Cá có 88 lồi cá thuộc 26 họ và 10 bộ, bằng 70,4% khu hệ cá Đồng
Tháp Mười. Có 77/88 lồi cá có giá trị kinh tế. Khu hệ cá vườn quốc gia Lò Gò Xa
Mát vừa có tính di cư vừa mang tính địa phương. Những loài cá di cư nổi tiếng nhất
là cá lăng nha, cá linh rìa, cá ngựa Nam…
- Rừng văn hóa lịch sử Chàng Riệc
Trong các khu rừng đặc dụng và vùng phụ cận của tỉnh Tây Ninh là nơi có
nhiều di tích lịch sử cấp quốc gia như Căn cứ Trung ương cục miền Nam, Căn cứ
Mặt trận Giải phóng miền Nam, Đài phát thanh Giải phóng, Hãng phim Giải phóng,

1.2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
1.2.2.1. Đặc điểm xã hội
a. Đơn vị hành chính
Theo Niên giám thống kê 2013, tỉnh Tây Ninh có 1 thành phố và 8 huyện.
Bảng 1.2. Đơn vị hành chính phân theo huyện, thành phố thuộc tỉnh Tây Ninh
Chia ra

TT Thành phố, huyện Tổng số

Xã Thị trấn Phường

1

Thành phố Tây Ninh

10

3

_


7

2

Huyện Tân Biên

10

9

1

_

3

Huyện Tân Châu

12

11

1

_

4

Huyện Dương Minh Châu11


1

_

5

Huyện Châu Thành

15

14

1

_

6

Huyện Hòa Thành

8

7

1

_

7


Huyện Gò Dầu

9

8

1

_

8

Huyện Bến Cầu

9

8

1

_

9

Huyện Trảng Bàng

11

10


1

_

94

80

7

7

Tổng số

10

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tây Ninh 2013)


b. Dân cư, lao động
Dân số tỉnh Tây Ninh tăng dần qua các năm, từ 1.080.979 người năm 2011
lên 1.089.891 người năm 2012 và 1.095.583 người năm 2013 (Niên giám thống kê
tỉnh Tây Ninh, 2013). Tỷ lệ tăng dân sốtự nhiên có xu hướng tăng từ 0,78% lên
0,82% năm 2012 và xu hướng giảm 0,52% năm 2013.
Trong những năm gần đây, q trình cơng nghiệp hố - hiện đại hố trên địa
bàn tỉnh diễn ra khá mạnh, kết hợp với quá trình đầu tư xây dựng và phát triển các
KCN, KCX, KKT, CCN đã thu hút dân cư lao động ở các nơi khác hoặc dân cư ở
vùng nông thôn di chuyển đến thể hiện ở gia tăng dân số đô thị từ 196.100 người
năm 2011 lên 172.012 người năm 2013 (chiếm 15,7% dân số tồn tỉnh), trong đó

thành phố Tây Ninh tập trung dân cư đông nhất (chiếm 6,6% dân số tồn tỉnh) và có
mật độ dân số 922 người/km2. Quá trình di dân gây ra sự phân cực về dân số giữa
vùng nông thôn và đô thị. Phân bố dân cư tỉnh Tây Ninh năm 2013 được trình bày
trong hình 1.2.
Phân bố dân cư tỉnh Tây Ninh năm 2013

1.0
00
ng
ườ

160
140
120
100
80
60
40
20
0

Nơng thơn
Thành thị

TP.TâyTânTânDMCChâuHịa Gị DầuBến
NinhBiênChâuThành ThànhCầu

Trảng
Bàng


Hình 1.2. Phân bố dân cư tỉnh Tây Ninh năm 2013.
1.2.2.2. Đặc điểm kinh tế
Trong giai đoạn 2011 - 2014, nền kinh tế của Tây Ninh duy trì tăng trưởng ở
mức khá cao (bình quân 11,92%/năm). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng
dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ; trong khi tỷ trọng ngành nông - lâm
nghiệp - thủy sản giảm, cụ thể như sau: Khu vực nông - lâm nghiệp - thuỷ sản


×