Tải bản đầy đủ (.docx) (118 trang)

(Luận văn thạc sĩ file word) Nghiên cứu đánh giá tác động của các công trình thủy điện, giao thông đến vùng lũ vùng hạ du sông Ba và đề xuất giải pháp để phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại do lũ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 118 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian dài thực hiện, luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Kỹ thuật Tài
nguyên nước với đề tài: “Nghiên cứu, đánh giá tác động của các công trình thủy
điện, giao thơng đến lũ vùng hạ du sơng Ba và đề xuất các giải pháp để phòng
tránh, giảm nhẹ thiệt hại do lũ” đã được hoàn thành. Ngoài sự nỗ lực của bản thân,
tác giả còn được sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của các thầy, cơ giáo và các đồng
nghiệp, bạn bè.
Đầu tiên, tác giả xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới hai thầy
hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn Văn Tuấn - Viện Quy hoạch Thủy lợi và PGS.TS.
Nguyễn Tuấn Anh - Trường Đại học Thủy lợi đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp
đỡ và cung cấp những tài liệu, những thơng tin cần thiết cho tác giả hồn thành luận
văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Thủy lợi, các thầy giáo, cô
giáo Khoa Kỹ thuật Tài nguyên nước, các thầy giáo, cô giáo các bộ môn đã truyền
đạt những kiến thức chuyên môn trong quá trình học tập.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Viện Quy hoạch Thuỷ
lợi, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Yên, các đồng nghiệp, bạn bè
đã giúp đỡ, cung cấp các tài liệu cần thiết và đóng góp ý kiến cho tác giả hồn
thành luận văn.
Tuy nhiên do thời gian có hạn, khối lượng tính tốn lớn nên những thiếu sót
của luận văn là không thể tránh khỏi. Tác giả rất mong tiếp tục nhận được sự chỉ
bảo giúp đỡ của các thầy cơ giáo cũng như những ý kiến đóng góp của bạn bè và
của đồng nghiệp.
Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn tấm lòng của những người thân
trong gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ khích lệ tác giả trong suốt q trình học
tập và hồn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn./.
Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2015
Tác giả

Dương Thị Anh Hoài




BẢN CAM KẾT

Tên tác giả:

Dương Thị Anh Hoài

Học viên cao học:

Lớp CH21Q21

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Tuấn
PGS. TS. Nguyễn Tuấn Anh
Tên đề tài luận văn “Nghiên cứu, đánh giá tác động của các cơng trình thủy
điện, giao thông đến lũ vùng hạ du sông Ba và đề xuất các giải pháp để phòng
tránh, giảm nhẹ thiệt hại do lũ”.
Tác giả xin cam đoan đề tài luận văn được làm dựa trên các số liệu, tư liệu
được thu thập từ nguồn thực tế, được công bố trên báo cáo của các cơ quan Nhà
nước, được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành, sách, báo… để làm cơ sở nghiên
cứu. Tác giả không sao chép bất kỳ một luận văn hoặc một đề tài nghiên cứu nào
trước đó.
Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2015
Tác giả

Dương Thị Anh Hoài


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC VÀ VÙNG NGHIÊN CỨU..........3
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước......................................... 3
1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước............................................................................. 3
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước............................................................................. 6
1.2. Tổng quan vùng nghiên cứu............................................................................. 10
1.2.1. Điều kiện tự nhiên vùng hạ du lưu vực sông Ba............................................ 10
1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội............................................................................... 16
1.2.3. Định hướng phát triển kinh tế xã hội............................................................. 22
1.3. Hiện trạng cơng tác phịng chống lũ và tình hình thiệt hại do lũ vùng hạ du sơng Ba 24
1.3.1. Hiện trạng cơng trình phịng chống lũ trên lưu vực..................................... 24
1.3.2. Thiệt hại do lũ gây ra.................................................................................... 29
1.4. Đánh giá nhu cầu phòng chống lũ.................................................................... 35
1.4.1. Phát triển kinh tế - xã hội và việc phòng chống lũ hạ du sơng Ba.................35
1.4.2. Nhu cầu phịng chống lũ................................................................................ 35
CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ THỰC TIỄN ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN LŨ HẠ DU SÔNG BA...............................................................37
2.1. Phân tích đặc điểm và tình hình lũ trên lưu vực............................................... 37
2.1.1. Ngun nhân hình thành lũ............................................................................ 37
2.1.2. Đặc điểm dịng chảy lũ.................................................................................. 38
2.2. Phân tích ảnh hưởng của mưa đến dịng chảy lũ.............................................. 42
2.3. Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố địa hình, thủy triều.................................. 44
2.3.1. Yếu tố địa hình............................................................................................... 44
2.3.2. Chế độ thủy triều........................................................................................... 45
2.4. Phân tích, đánh giá thực trạng tác động của các cơng trình thủy điện, giao thông
đến lũ....................................................................................................................... 46
2.4.1. Tác động của các công trình thủy điện đến lũ............................................... 46
2.4.2. Tác động của cơng trình giao thơng đến lũ................................................... 50
CHƯƠNG III: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC ỨNG DỤNG MƠ HÌNH
THỦY VĂN, THỦY LỰC ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CƠNG TRÌNH
THỦY ĐIỆN VÀ GIAO THÔNG ĐẾN LŨ........................................................52



3.1. Phân tích lựa chọn mơ hình ứng dụng trong đề tài........................................... 52
3.1.1 Giới thiệu một số mơ hình thủy lực................................................................ 52
3.1.2. Lựa chọn mơ hình ứng dụng trong đề tài....................................................... 55
3.2. Xây dựng mơ hình NAM, mơ hình thủy lực lũ Mike 11 và Mike 21 cho vùng hạ
du sơng Ba............................................................................................................... 57
3.2.1. Xây dựng sơ đồ tính tốn dịng chảy đến các tuyến cơng trình sử dụng mơ
hình NAM................................................................................................................57
3.2.2. Xây dựng sơ đồ tính tốn thủy lực lũ MIKE 11 và MIKE 21.........................58
3.2.3. Xác định các biên của mô hình thủy lực........................................................62
3.2.4. Cơ sở tính tốn thủy lực dịng chảy lũ với mơ hình MIKE 11........................64
3.3. Mơ phỏng và kiểm định mơ hình......................................................................64
3.3.1. Mơ phỏng và kiểm định mơ hình NAM - MUSKINGUM...............................64
3.3.2. Mơ phỏng và kiểm định mơ hình MIKE 11....................................................67
3.4. Đánh giá tác động của các cơng trình thủy điện đến lũ....................................71
3.5. Đánh giá tác động của các cơng trình giao thơng đến lũ..................................72
3.6. Kết luận tác động của các cơng trình thủy điện, giao thơngđến lũ vùng hạ du
sông Ba.................................................................................................................... 75
CHƯƠNG IV: NGHIÊN CỨU GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CƠNG
TRÌNH THỦY ĐIỆN, GIAO THƠNG ĐẾN LŨ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÒNG
TRÁNH, GIẢM NHẸ THIỆT HẠI DO LŨ CHO VÙNG HẠ DU SÔNG BA..........77
4.1. Tiêu chuẩn chống lũ......................................................................................... 77
4.2. Các phương án giảm thiểu tác động của các cơng trình thủy điện, giao thơng
đến lũ....................................................................................................................... 77
4.2.1. PA1: Sử dụng dung tích phịng lũ của các hồ chứa tham gia cắt lũ...............78
4.2.2. PA2: Tôn cao một số đoạn bờ thấp và nạo vét lòng dẫn hạ du sơng Ba........93
4.2.3. PA3: Thay đổi khẩu độ thốt lũ một số cống qua đường Quốc lộ 1A............95
4.2.4. PA4: Thay đổi khẩu độ thoát lũ của một số cống qua đường sắt Bắc Nam. . .98
4.3. Đề xuất giải pháp cơng trình và phi cơng trình nhằm phịng tránh và giảm nhẹ

thiệt hại cho vùng hạ du sông Ba........................................................................... 101
4.3.1. Giải pháp phi cơng trình............................................................................. 101
4.3.2. Giải pháp cơng trình................................................................................... 103
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................. 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................. 109


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Bản đồ vùng hạ du sơng Ba.....................................................................10
Hình 1.2: Bản đồ mạng lưới sơng suối hạ du lưu vực sông Ba từ Củng Sơn đến cửa
Đà Rằng..................................................................................................................13
Hình 1.3: Vị trí các hồ chứa trên lưu vực sơng Ba..................................................29
Hình 2.1: Vận hành thực tế hồ sơng Ba Hạ đợt lũ tháng 11/2009...........................48
Hình 2.2: Vận hành thực tế hồ sơng Ba Hạ tháng 11/2013......................................49
Hình 3.1: Sơ đồ mơ phỏng diễn tốn lũ Sơng Ba Hạ...............................................58
Hình 3.2: Sơ đồ tính tốn thủy lực 1 chiều vùng trung và hạ lưu sơng Ba..............59
Hình 3.3: Sơ đồ tính tốn thủy lực 2 chiều vùng trung và hạ lưu sơng Ba..............61
Hình 3.4: Kết quả mô phỏng trận lũ 11/1988 trạm Củng Sơn bằng mơ hình NAM.65
Hình 3.5: Kết quả diễn tốn MUSKINGUM kết hợp với NAM mô phỏng trận lũ
11/1988 tại trạm Củng Sơn......................................................................................65
Hình 3.6: Kết quả kiểm định trận lũ 10/1993 trạm Củng Sơn bằng mơ hình
NAM.66 Hình 3.7: Kết quả diễn toán MUSKINGUM kết hợp với NAM kiểm định
trận lũ 10/1993 tại trạm Củng Sơn..........................................................................66
Hình 3.8: Mơ phỏng q trình mực nước lũ tháng 9/2005 tại Hịa Thắng...............68
Hình 3.9: Mơ phỏng quá trình mực nước lũ tháng 9/2005 tại Phú Sen...................68
Hình 3.10: Mơ phỏng q trình mực nước lũ tháng 9/2005 tại Phú Lâm................69
Hình 3.11: Kiểm định quá trình mực nước lũ tháng 10/1993 tại Củng Sơn............70
Hình 3.12: Kiểm định quá trình mực nước lũ tháng 10/1993 tại Phú Lâm..............70
Hình 3.13: Lưới tính tốn........................................................................................72
Hình 3.14: Thay đổi mực nước thượng và hạ lưu đường tránh Tuy Hịa trong trường

hợp mơ phỏng có hoặc khơng có đường này...........................................................73
Hình 3.15: Lưu tốc dịng chảy trên bãi....................................................................73
Hình 3.16: Thay đổi mực nước thượng và hạ lưu đường trong trường hợp mơ phỏng
có hoặc khơng có đoạn đường sắt Bắc Nam............................................................74
Hình 3.17: Lưu tốc dịng chảy trên bãi....................................................................75
Hình 4.1: Biểu đồ mực nước lớn nhất trường hợp lũ chính vụ P = 5% dạng lũ 1988
các phương án tính tốn..........................................................................................80
Hình 4.2: Biểu đồ mực nước lớn nhất trường hợp lũ sớm P = 10% dạng lũ 1996...87
Hình 4.3: Biểu đồ mực nước lớn nhất trường hợp lũ lịch sử 1993 các phương án. .91
Hình 4.4: Hệ thống cống qua đường - Quốc lộ 1A đoạn tránh Tuy Hịa.................95
Hình 4.5: Vị trí cống/cầu trên đường sắt Bắc Nam đoạn từ ga Phú Hiệp đến cầu Hốc
Mít........................................................................................................................... 99


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Đặc trưng hình thái một số sông lớn trên lưu vực sông Ba.....................12
Bảng 1.2: Lượng mưa trung bình tháng, năm tại các trạm......................................16
Bảng 1.3: Dân số vùng hạ lưu sông Ba năm 2013...................................................17
Bảng 1.4: Cơ cấu kinh tế trên địa bàn vùng nghiên cứu..........................................17
Bảng 1.5: Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng một số loại cây trồng.............18
Bảng 1.6: Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.........................................22
Bảng 1.7: Tổng hợp các chỉ tiêu kỹ thuật các cơng trình lớn lưu vực sơng Ba........28
Bảng 1.8: Thiệt hại do lũ lụt gây ra qua một số năm...............................................32
Bảng 2.1: Tần suất xuất hiện lũ lớn nhất năm vào các tháng mùa lũ tại các trạm
thuộc lưu vực sông Ba.............................................................................................39
Bảng 2.2: Đỉnh lũ lớn nhất đã quan trắc được tại các trạm thủy văn trong lưu vực.40
Bảng 2.3: Tần suất lưu lượng đỉnh lũ tại các trạm thủy văn lưu vực sông Ba.........40
Bảng 2.4: Đặc trưng trận lũ lịch sử năm 1993 tại trạm Tuy Hòa.............................41
Bảng 2.5: Tần suất mực nước max tại các trạm......................................................41
Bảng 2.6: Tổng lượng lũ lớn nhất thời đoạn tại các vị trí........................................41

Bảng 2.7: Tổng lượng 1, 3, 5, 7 ngày max ứng với tần suất thiết kế tại các vị trí. . .42
Bảng 2.8: Sự biến động của số ngày có mưa lớn và mưa rất lớn trạm Tuy Hòa......43
Bảng 2.9: Thống kê lượng mưa 1, 3, 5 ngày max....................................................43
Bảng 2.10: Đặc trưng mực nước triều tại Đà Rằng trong các tháng........................45
Bảng 2.11: So sánh các đặc trưng cơ bản của trận lũ 11/2009 và trận lũ 11/1987...48
Bảng 3.1: Phân khu tính tốn dịng chảy đến lưu vực.............................................57
Bảng 3.2: Địa hình lịng dẫn mạng sơng Ba............................................................64
Bảng 3.3: Kết quả mơ phỏng lũ 11/1988 tại trạm Củng Sơn bằng mơ hình NAM. .65
Bảng 3.4: Kết quả kiểm định lũ 10/1993 tại trạm Củng Sơn bằng mơ hình NAM. .66
Bảng 3.5: Kết quả mô phỏng lũ 9/2005 hệ thống sông Ba......................................68
Bảng 3.6: Kết quả kiểm định lũ 10/1993 hệ thống sông Ba....................................69
Bảng 3.7: Kết quả tính tốn dịng chảy đến tuyến cơng trình thuỷ điện sông Ba Hạ 71
Bảng 4.1: Các phương án tính tốn hiệu quả giảm thiểu tác động của lũ vùng hạ du
sơng Ba.................................................................................................................... 78
Bảng 4.2: Tóm tắt các phương án tính tốn thuỷ lực lũ chính vụ tần suất 5% - Dạng
lũ 1988....................................................................................................................79
Bảng 4.3: Mực nước lũ lớn nhất trường hợp lũ chính vụ P = 5% dạng lũ 1988 các
phương án................................................................................................................ 79


Bảng 4.4: So sánh mực nước trường hợp lũ chính vụ P = 5% dạng lũ 1988 các
phương án................................................................................................................ 81
Bảng 4.5: Độ giảm mực nước lũ chính vụ P = 5% dạng lũ 1988 lớn nhất trên sơng
Ba khi có hồ chứa tham gia cắt lũ...........................................................................82
Bảng 4.6: Lưu lượng lớn nhất trường hợp lũ chính vụ P = 5% dạng lũ 1988 các
phương án................................................................................................................ 82
Bảng 4.7: Lưu lượng đỉnh lũ tại Củng Sơn trường hợp tính tốn lũ chính vụ P=5%
dạng lũ 1988............................................................................................................83
Bảng 4.8: Mực nước lũ lớn nhất trường hợp lũ sớm P = 10% dạng lũ 1996 các
phương án................................................................................................................85

Bảng 4.9: So sánh mực nước trường hợp lũ sớm P = 10% dạng lũ 1996 các phương án..86
Bảng 4.10: Độ giảm mực nước lũ lớn nhất trường hợp lũ sớm P = 10% dạng lũ
1996 các phương án................................................................................................87
Bảng 4.11: Lưu lượng lũ sớm P = 10% dạng lũ 1996 lớn nhất các phương án.......88
Bảng 4.12: Mực nước lũ lớn nhất 1993 tại một số vị trí tính tốn các phương án...89
Bảng 4.13: So sánh mực nước trường hợp lũ llịch sử 1993 các phương án tính tốn 90
Bảng 4.14: Độ giảm mực nước lũ lớn nhất trường hợp lũ lịch sử 1993 các phương
án tính tốn.............................................................................................................. 91
Bảng 4.15: Phương án tơn cao một số vị trí bờ sơng...............................................93
Bảng 4.16: Phương án nạo vét, tơn đường chống lũ chính vụ 5%...........................94
Bảng 4.17: Kết quả tính tốn mực nước lớn nhất các phương án nạo vét...............94
Bảng 4.18: Kết quả tính tốn kiểm tra mực nước lớn nhất lũ 1993 và lũ chính vụ 5%
phương án nạo vét NV4..........................................................................................94
Bảng 4.19: Dự kiến thay đổi kích thước cống qua đường tránh Tuy Hịa...............96
Bảng 4.20: Mực nước lớn nhất tại thượng lưu các cống (phía Tây đường tránh Tuy
Hịa - trận lũ tháng 10/1993)...................................................................................96
Bảng 4.21: Lưu lượng lũ lớn nhất thoát qua cống và độ tăng lượng thoát qua hệ
thống cống đường tránh Tuy Hòa (trận lũ tháng 10/1993)......................................97
Bảng 4.22: Dự kiến thay đổi kích thước một số cống dưới đường sắt Bắc Nam.....99
Bảng 4.23: Mực nước lớn nhất tại thượng lưu các cống trên đường sắt Bắc Nam
(Đoạn từ ga Phú Hiệp đến cầu Hốc Mít - trận lũ tháng 10/1993)..........................100
Bảng 4.24: Lưu lượng lũ lớn nhất thoát qua cống và độ tăng lượng thoát qua hệ
thống cống trên đường sắt Bắc Nam (đoạn từ ga Phú Hiệp đến cầu Hốc Mít - trận lũ
tháng 10/1993)......................................................................................................100
Bảng 4.25: Cao trình mực nước đón lũ các hồ......................................................103


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Lưu vực sơng Ba thuộc địa phận 3 tỉnh Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đăk
Lăk và 1 tỉnh thuộc Duyên hải Nam Trung bộ là tỉnh Phú Yên. Đây là một trong 9
lưu vực sơng lớn của Việt Nam, có diện tích tự nhiên tồn lưu vực 13.900 km 2. Lưu
vực sơng Ba cũng là vùng có tiềm năng lớn về nơng - lâm nghiệp - thuỷ sản với
khoảng gần 526.000 ha đất nông nghiệp và gần 1 triệu ha đất lâm nghiệp có đủ điều
kiện phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Tài nguyên nước khá dồi dào
với lượng mưa trung bình hàng năm trên tồn lưu vực khoảng 1.880 mm, nguồn
thủy năng khá lớn, có nhiều vị trí xây dựng thủy điện vừa và lớn với tổng công suất
lắp máy khoảng 737 MW, điện lượng hàng năm khoảng 3,22 tỷ KWh. Vùng hạ lưu
có thành phố Tuy Hoà là nơi tập trung hầu hết các cơ quan đầu não và các khu công
nghiệp của tỉnh Phú Yên.
Hàng năm, về mùa lũ nước sông Ba dồn từ thượng lưu về gây ngập lụt
nghiêm trọng cho hạ lưu sông Ba. Trong những năm gần đây, lũ lụt ở vùng này
ngày càng trở nên nghiêm trọng, nhiều trận lũ bất thường xảy ra, chính quyền và
người dân trở tay không kịp, thiệt hại rất lớn. Một số trận lũ gây thiệt hại lớn trong
những năm gần đây như: Lũ năm 1990 thiệt hại 21,6 tỷ đồng, năm 1992 thiệt hại
51,5 tỷ đồng, năm 1993 thiệt hại 394 tỷ đồng, lũ năm 1995 thiệt hại 17 tỷ đồng, lũ
năm 1999 thiệt hại 50 tỷ đồng, đặc biệt là những năm gần đây trận lũ tháng XI/2009
thiệt hại hơn 3,000 tỷ đồng và trận lũ tháng XI/2010 thiệt hại 300 tỷ đồng, năm
2011 khoảng 22 tỷ đồng. Trong một vài trường hợp, nguyên nhân được xác định là
do thủy điện xả lũ khơng đúng quy trình và khơng có cảnh báo kịp thời. Theo các
nhà quản lý thủy điện, việc xả lũ này là bắt buộc để đảm bảo an toàn cho nhà máy
thủy điện, hầu hết các hồ chứa chỉ dành dung tích rất nhỏ để phịng lũ cho hạ du.
Nguy hiểm hơn, do trên dịng sơng Ba thủy điện được khai thác theo kiểu bậc
thang, khi các hồ thủy điện trên xả thì các hồ phía dưới khơng an toàn và cũng
phải xả


nước. Hậu quả là người dân ở hạ du các cơng trình này phải gánh chịu những đợt lũ

lớn, gây thiệt hại về người và của.
Bên cạnh việc tác động đến lũ của thủy điện thì vùng hạ lưu sơng Ba có
thành phố Tuy Hịa và nhiều khu tập trung đông dân cư, hệ thống đường giao thông
phát triển, đặc biệt là cũng giống như các tỉnh miền Trung khác, hệ thống giao
thông đường bộ, đường sắt Bắc Nam… chạy cắt ngang tuyến thốt lũ và có thể biến
thành các vật cản khiến cho dịng chảy lũ khơng thể tiêu thốt nhanh.
Do vậy cần thiết phải có những nghiên cứu đánh giá tác động của các yếu tố
có ảnh hưởng đến lũ, đặc biệt là hoạt động của các công trình thủy điện và vai trị
của các đường giao thơng, qua đó đề xuất được các giải pháp phịng chống và giảm
nhẹ tác động cũng như thiệt hại.
2. Mục đích của đề tài
Đánh giá đặc điểm, tình hình thiệt hại do lũ và tác động của các cơng trình
thủy điện, giao thơng đến lũ; nghiên cứu phân tích ngun nhân gây lũ; đề xuất các
giải pháp nhằm giảm thiểu tác động, phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do lũ lụt gây
ra cho vùng hạ du sông Ba.
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu trong lưu vực sông Ba thuộc tỉnh Phú Yên.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp kế thừa: Kế thừa các tài liệu, kết quả tính toán của các dự án
quy hoạch, các đề tài nghiên cứu khoa học, điều tra cơ bản thực hiện trên lưu vực
sông Ba.
- Phương pháp điều tra, thu thập: Tiến hành điều tra, thu thập các tài liệu
trong vùng nghiên cứu bao gồm tài liệu hiện trạng và định hướng phát triển kinh tế xã hội, tình hình lũ và thiệt hại do lũ, các tài liệu địa hình, thủy văn... trên lưu vực
sông Ba.
- Phương pháp ứng dụng các mơ hình tốn, thuỷ văn, thuỷ lực hiện đại: Ứng
dụng các mơ hình, cơng cụ tiên tiến phục vụ tính tốn bao gồm mơ hình MIKE 11,
MIKE 21 tính tốn dịng chảy lũ và mơ phỏng ngập lũ hạ du sông Ba.


CHƯƠNG I

TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC VÀ VÙNG NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan trong và ngồi nước
1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước
Thế giới đang phải chịu những tổn thất nặng nề do thiên tai, trong đó có lũ
lụt, một trong những loại hình thiên tai phổ biến và gây thiệt hại nặng nề nhất,
thường xuyên nhất. Con người bên cạnh việc phải đối phó và thích nghi với thiên
nhiên thì cũng đang phải gánh chịu những hậu quả khơng nhỏ do chính mình tạo ra.
Các thành phố vốn hình thành ở ven sơng, biển phải đối mặt với nạn ngập úng.
London (Anh quốc) với sông Thames bị thu hẹp lại gặp bão lớn từ biển Bắc, triều
cường đã làm cho phần lớn thành phố ngập trong nước năm 1952. Tokyo (Nhật
Bản) đã có bão lớn đổ vào, mưa to kéo dài làm ngập các đường ngầm trong
thành phố vào năm 1971. Kulalumpua (Malaysia) vùng trũng trung tâm thủ đô trước năm 2005, khi chưa làm hệ thống thoát nước SMART, trung tâm thành phố
cũng bị ngập nặng khi mưa bão.
Bên cạnh các nguyên nhân đến từ tự nhiên như mưa nhiều hơn, bão gió thất
thường hơn, nước biển dâng cao... tình trạng lũ lụt trên thế giới cịn có chung
ngun nhân là do tác động của các cơng trình thủy điện, giao thơng, đơ thị hố
mạnh, tăng diện tích xây dựng nhà cửa và đường xá, đồng thời giảm diện tích ngập
nước, các dịng sơng thiên nhiên bị khai thác, tác động và hệ thống kênh rạch tiêu
thoát bị thu hẹp. Cơn bão Katrina cuối tháng 8/2005 là bài học đắt giá cho nước Mỹ
do việc xây dựng nhiều đập thủy điện dọc theo sông Misissippi đã ngăn không cho
phù sa ra cửa sông bồi đắp cho những bãi bùn triều là lực ma sát đáng kể có thể làm
giảm tốc độ của bão. Thêm vào đó, người ta lại xây dựng những bức tường kiên cố
xung quanh thành phố nhằm bảo vệ khu đô thị ngăn không cho phù sa vào (dù ở
mức hạn chế) và do đó khơng có đất ngập nước mà xung quanh thành phố chỉ là
nước trắng. Hậu quả là bão Katrina đã ập vào thành phố mà không hề bị một lực
cản nào nên độ tàn phá cự kỳ lớn (ước tính cứ mỗi 2,7 dặm đất ngập nước có thể
giảm được 1 foot (0,3048m) của bão nhiệt đới).


Việc nghiên cứu các giải pháp phòng chống lũ lụt được đặc biệt quan tâm và

hướng tiếp cận trên thế giới hầu hết là sự kết hợp giữa các giải pháp cơng trình và phi
cơng trình. Các giải pháp cơng trình thường được sử dụng như hồ chứa, đê điều, cải
tạo lịng sơng...; các giải pháp phi cơng trình như xây dựng bản đồ nguy cơ ngập lụt,
quy hoạch trồng rừng và bảo vệ rừng, xây dựng và vận hành các phương án phòng
tránh lũ lụt và di dân khi cần khi có thơng tin dự báo và cảnh báo chính xác cũng
được sử dụng rất nhiều. Song song với các nghiên cứu việc áp dụng các mơ hình
thủy văn, thủy lực trong việc diễn tốn lũ trong sơng đã được sử dụng khá phổ biến;
nhiều mơ hình đã được xây dựng áp dụng cho dự báo hồ chứa, dự báo lũ cho hệ
thống sông, cho công tác quy hoạch phịng chống lũ trên thế giới. Có thể kể đến
một số nghiên cứu sau đây:
- Quận Sewer, khu vực Đông Bắc Ohio (Mỹ), tiến hành một nghiên cứu về
lưu vực Doan Brook từ năm 1998 đến năm 2001. Mục đích của nghiên cứu này là
phát triển một phương pháp tiếp cận tồn diện cho việc kiểm sốt thời tiết ẩm ướt
ảnh hưởng đến Doan Brook, cả về chất lượng nước, ngập lụt và xói mịn kênh. Lũ
lụt là một mối quan tâm hàng đầu ở vùng hạ du nhiều năm. Khu vực này bao gồm
một khu đô thị Rockefeller Park, với một trục đường chính dọc theo dịng suối.
Thơng thường một lần hoặc hai lần một năm, con đường này được yêu cầu đóng lại
khi lũ xảy ra. Cũng do con đường này cản trở, lũ lụt đã gây thiệt hại nhiều tài sản
quan trọng ở khu vực Đại học Circle phía thượng nguồn cơng viên. Nghiên cứu này
bằng tính chế độ thủy lực đã đề xuất nắn dịng sơng và xây dựng một cây cầu qua
vùng trũng và đã giải quyết triệt để vấn đề giao thông và lũ lụt.
- Nghiên cứu “Tăng nguy cơ lũ lụt ở Malaysia: nguyên nhân và giải pháp”
đăng trên tạp chí Disaster Prevention and Management cho thấy nguy cơ lũ lụt ở
Malaysia đã tăng đáng báo động trong những thập kỷ gần đây. Nguyên nhân phần
lớn là do thay đổi đặc tính vật lý của hệ thống thuỷ văn do các hoạt động của con
người: tiếp tục phát triển vùng đồng bằng đông dân cư, xâm lấn vào vùng ngập lũ,
phá rừng và đồi dốc phát triển. Sự phát triển nhanh chóng và suy thối mơi trường
đang bị lãng qn một cách nhanh chóng, con người chỉ xem những lợi ích tích cực



của một nền kinh tế đang bùng nổ trong khi không chú ý nhiều đến các tác động
tiêu cực của chúng.
- Carlos E. M. Tucci, chuyên gia tại Viện nghiên cứu Nước thuộc trường Đại
học Liên bang Rio Grande do Sul, đã đưa ra một ví dụ điển hình về một hệ thống
đập kiểm sốt lũ tại châu thổ sơng Itajaớ-Aỗu Santa Catarina (Braxin). ú l h
thng gm ba con đập được xây dựng trong những năm 1970 - 1980, gồm đập Tây
nằm ở thượng nguồn sơng Itaj-Oeste ở thành phố Taió, đập Nam ở thượng nguồn
sơng Itaj do Sul tại thành phố Ituporanga và đập Ibirama trên sông Hercílio. Thiết
kế của các con đập này với sức chứa lớn và cửa cống thấp cho phép xả lũ dần dần
trong một thời gian dài.
- Tại Ấn Độ, năm 2004, một dự án nghiên cứu kết hợp giữa Viện Công nghệ
Quốc gia Ấn Độ với Viện Thủy lực Đan Mạch được thực hiện trên cơ sở ứng dụng
mơ hình MIKE11 và MIKE SHE để tính tốn tối ưu hóa hệ thống thủy nông. Dự án
được thực hiện trên hệ thống thủy nông Mahanadi, bao gồm hồ chứa và hệ thống
kênh thuộc loại lớn nằm ở miền Trung của Ấn Độ. Nhờ công cụ MIKE 11 và MIKE
SHE, dự án đã tiến hành tính tốn mơ phỏng lượng mưa trên lưu vực, tính tốn thủy
lực trên các hệ thống sơng, xây dựng quy trình vận hành hồ chứa và vận hành hệ
thống kênh nội đồng.
Qua các nghiên cứu trên, có thể thấy các hoạt động phát triển của con người
ngày càng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của chúng ta, đặc biệt
là các khu dân cư ở hạ lưu các lưu vực sông. Trước đây khi thế giới cần phát triển
kinh tế thì tác động của các cơng trình thủy điện, giao thơng chưa được coi trọng.
Gần đây, khi hậu quả của việc phát triển này ngày càng rõ rệt, một số quốc gia lớn
như Mỹ, Nhật Bản… thậm chí cịn dỡ bỏ một số cơng trình. Tuy nhiên, đây là vấn
đề khó với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam chúng ta. Do đó, cần thiết
phải có những nghiên cứu chuyên sâu, chi tiết để có thể đánh giá đúng và đầy đủ tác
động của các hoạt động kinh tế nói trên đến tình hình lũ lụt thiên tai nói riêng và
đến vấn đề quản lý, bảo vệ và sử dụng hợp lý, bền vững tài nguyên nước trên thế
giới nói chung.



1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
Trong những năm gần đây ở Việt Nam nói chung và ở miền Trung nói riêng
phải gánh chịu những đợt bão lũ liên tiếp, cơn lũ này chưa qua, cơn lũ khác lại ập
đến, lũ chồng lũ đã cướp đi hàng trăm sinh mạng, nhấn chìm hàng vạn ngơi nhà
cùng hàng nghìn cơng trình hạ tầng cơ sở trường học, cầu đường, cống, đê kè… gây
thiệt hại vơ cùng lớn đối với tồn nền kinh tế của miền Trung. Chỉ tính riêng trận lũ
tháng 10/2007 vùng miền Trung đã bị thiệt hại nặng nề: ngoài 76 người chết thì các
cơng trình giao thơng, cơng trình thủy lợi và các cơ sở hạ tầng khác cũng bị
thiệt hại nghiêm trọng, tổng thiệt hại toàn vùng khoảng 1.500 tỷ đồng, trong đó
riêng tỉnh Quảng Trị bị thiệt hại 232 tỷ đồng. Đặc biệt là đợt lũ kép tháng 10/2010
do mưa lũ kéo dài nhiều ngày đã gây thiệt hại nặng về tài sản cho người dân các
địa phương suốt dải miền Trung, riêng Hà Tĩnh đã có 51 người chết, tổng thiệt hại
về tài sản ước tính 6.374 tỷ đồng, các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ
An và Thanh Hoá đã bị thiệt hại lớn với tổng số 143 người chết, hàng trăm người
bị thương, tỉnh Quảng Ngãi có trên 50.000 ngơi nhà bị ngập, tỉnh Bình Định mưa
lũ nhấn chìm
20.0

nhà dân, thành phố Quy Nhơn bị ngập nước với mức ngập sâu 0,5 đến 2m,

tỉnh Phú Yên, nhiều tuyến đường ở thành phố Tuy Hoà đã bị ngập sâu 0,5 đến 1m.
Mưa lũ cũng gây sạt lở nặng các tuyến đường 1A, đường sắt, chia cắt mạng lưới
đường giao thông liên huyện đặc biệt là các tuyến đường ởvùng hạlưu các sông.
Ở Việt Nam, phịng chống thiên tai nói chung và phịng chống lũ lụt nói
riêng cho các tỉnh miền Trung được Chính phủ đặc biệt quan tâm và đầu tư rất
nhiều kinh phí cho cơng tác nghiên cứu. Các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu
về vấn đề này có thể kể đến là:
- Đề tài cấp nhà nước Nghiên cứu cơ sở khoa học cho giải pháp tổng thể
giải quyết các mâu thuẫn lợi ích trong việc khai thác sử dụng tài nguyên nước

lãnh thổ Tây Nguyên được thực hiện bởi Viện Địa lý - Viện Hàn lâm Khoa học và
Công nghệ Việt Nam liên kết với trường Đại học Thủy lợi; Viện Khoa học Thủy
lợi; Ngân hàng Thế giới (năm 2012) đã chỉ ra một trong các tác động của các cơng
trình thủy điện là hiện tượng lũ chồng lũ do trong khi ở hạ lưu đã xuất hiện đỉnh lũ


thì ở thượng lưu để đảm bảo an tồn cho cơng trình hồ chứa phải xả cấp tập gây nên
ngập lụt ở hạ du sâu hơn và thời gian ngập kéo dài hơn bình thường. Đề tài đã sử
dụng mơ hình MIKE BASIN để tính tốn và kiến nghị ban hành quy trình vận hành
liên hồ chứa cho cả năm hệ thống bậc thang thủy điện Sông Ba, Đồng Nai, Sê San,
Srêpơk với mục tiêu bảo đảm an tồn tuyệt đối cho cơng trình, cung cấp điện lên
lưới điện quốc gia phục vụ kinh tế xã hội và góp phần cắt giảm nhẹ lũ cho hạ du.
- Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 (Thủ
tướng Chính phủ, 2007) đã vạch ra các nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng lũ
lụt ngày một nghiêm trọng trên tồn quốc, trong đó nêu nổi bật nguyên nhân đến từ
các hoạt động kinh tế của con người. Cũng trong quyết định này, phần các giải
pháp phòng tránh đã đề cập đến chương trình xây dựng mới các hồ chứa nước, lập
quy trình vận hành các hồ chứa lớn đã xây dựng tham gia điều tiết cắt giảm lũ, điều
tiết dòng chảy mùa kiệt để chống hạn và chống xâm nhập mặn; trồng rừng và
bảo vệ rừng đầu nguồn, chương trình quy hoạch khu dân cư, khu cơng nghiệp, khu
du lịch; quy hoạch, xây dựng cơng trình phịng, chống và giảm nhẹ thiên tai,
cơng trình hạ tầng giao thơng bảo đảm chống ngập và tiêu thốt lũ, hay chương
trình mở rộng khẩu độ cầu, cống trên hệ thống giao thơng đường bộ và đường sắt
bảo đảm thốt lũ...
- Báo cáo Đánh giá nguyên nhân mưa lũ lớn và tình trạng ngập úng kéo
dài (tham luận tại Hội nghị tổng kết công tác PCLB-TKCN năm 2010 và triển khai
nhiệm vụ năm 2011) của Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn
tỉnh Quảng Bình đã xác định nguyên nhân hàng đầu gây lũ lụt nghiêm trọng, đặc
biệt lũ lịch sử năm 2010 tại Quảng Bình, là do hoạt động của con người đã làm cho

hành lang thốt lũ các con sơng bị lấn chiếm, thu hẹp vùng chứa lũ tạm thời. Cụ
thể: các tuyến đường giao thơng và các cơng trình xây dựng khác cắt ngang đường
thốt lũ; khẩu độ các cầu, cống do cơng tác tư vấn thiết kế khảo sát điều tra chưa
tốt, số liệu lịch sử chưa đầy đủ nên việc xây dựng các cơng trình này khơng đủ rộng
để thốt lũ nhanh; hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản đã khiến cho các bãi
triều ven sông, cửa sông được quây đắp đến cao độ tối đa để làm ao, hồ nuôi trồng
thuỷ


sản (2). Mặt khác, cửa sơng khơng có hệ thống đê để ngăn lũ chính vụ; khơng có
các hồ chứa nước lớn ở vùng thượng lưu để giảm thiểu lũ lụt ở vùng đồng bằng,
cho nên khi nước lũ lớn sẽ làm ngập vùng đồng bằng hai bên sông (2).
- Đề tài độc lập cấp nhà nước Nghiên cứu luận cứ khoa học cho các giải
pháp phòng tránh, hạn chế hậu quả lũ lụt lưu vực sông Ba do Trung tâm Khoa
học tự nhiên và công nghệ quốc gia viện Địa lý thực hiện năm 2003 đã đánh giá
phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông là một trong những yếu tố tác động đến tình
trạng ngập lụt vùng hạ du sơng Ba. Trong đó, vùng hạ lưu Tuy Hịa là khu đô thị
khá phát triển với nhiều nhà xây kiên cố và nhiều nhà cao tầng đã mọc lên, song lại
thường xuyên bị ngập nước trong mùa mưa bão. Các vùng dân cư hai bên sông
ngày càng trù phú và đông đúc, mức độ phát triển nhanh lại không có quy hoạch,
hàng năm nhiều nhà bị ngập nước vài ba đợt, mỗi đợt từ 5-7 ngày. Như vậy người
dân ở vùng hạ du phải sống chung với lũ ít nhất là 2 tháng trong mùa mưa lũ (tháng
X-XI) (8). Chính sự phát triển mạnh của đơ thị và các khu dân cư đã góp phần làm
cản trở sự tiêu thốt lũ và gây úng ngập

vùng đồng bằng Tuy Hồ. Đối với các

cơng trình giao thơng, hệ thống đường sắt Bắc Nam và quốc lộ 1, hệ thống kênh
Bắc và Nam Đồng Cam và việc phát triển mạng lưới giao thông nông thôn không đi
đôi với việc đảm bảo đủ kích thước cống tiêu thốt lũ làm cho tình trạng ngập lụt

vùng hạ du tăng lên (8). Thêm vào đó là việc lấn chiếm vùng cửa sông ven biển để
nuôi trồng hải sản, làm thu hẹp lòng dẫn, cản trở việc thoát lũ và điều tiết lũ.
- Đề tài Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lũ lớn khu vực miền
Trung, đề xuất giải pháp giảm thiểu thiệt hại do Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn thực hiện cũng đã đánh giá các cơng trình đường giao thơng có ảnh
hưởng khơng nhỏ tới tình hình thốt lũ trên địa bàn lưu vực sông Ba. Trong
những năm gần đây, nhiều tuyến đường giao thông tiếp tục được đầu tư xây dựng
như tuyến đường Hồ Chí Minh, nhiều tuyến quốc lộ, tuyến tỉnh lộ trong đó có một
số tuyến cắt ngang đường thoát lũ, đặc biệt Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh,
đường sắt Bắc Nam… được tơn cao vượt lũ nhưng khơng mở rộng khẩu độ thốt lũ
ở các cầu nên làm tăng ngập sâu ở thượng lưu các cầu, đường. Nghiên cứu này
cũng chỉ ra các tác


động của các cơng trình thủy điện đến các yếu tố liên quan đến lũ như làm giảm
thảm phủ rừng, giảm diện tích thung lũng, tăng tình trạng liman hóa vùng cửa sơng.
Các cơng trình thủy điện có nhiệm vụ thiết kế không rõ ràng, vận hành không hợp
lý cũng góp phần làm gia tăng tình trạng lũ lụt cho các vùng hạ du.

Quốc lộ 8 đoạn qua Hương Sơn - Hà
Tĩnh
trong trận lũ tháng 10/ 2010

Lũ tràn qua đường sắt đoạn qua
Hương Khê - Hà Tĩnh tháng 10 /
2010

Kết quả đạt được từ những đề tài, dự án từ trước đến nay đã có đóng góp
đáng kể vào cơng tác phòng chống lũ lụt ở miền Trung ở những cấp độ và khía cạnh
khác nhau. Tuy nhiên, phịng chống lũ lụt ởnước ta vẫn cần phải tiếp tục được
nghiên cứu vì sự biến đổi của khí hậu tồn cầu, các hiện tượng khí hậu cực đoan

vẫn thi nhau hồnh hành sinh mưa lũ lớn gây ngập lụt ở các tỉnh miền Trung hàng
năm. Cùng với đó là sự tác động rất lớn của con người đến môi trường tự nhiên như
phá rừng, khai thác khoáng sản dẫn đến thay đổi lịng dẫn; tốc độ đơ thị hóa nhanh,
dân số ngày càng phát triển, quản lý lỏng lẻo dẫn đến xâm lấn lịng dẫn thốt lũ là
ngun nhân làm cho lũ lụt ngày càng gia tăng.
Đề tài “Nghiên cứu, đánh giá tác động của các cơng trình thủy điện, giao
thơng đến lũ vùng hạ du sông Ba và đề xuất các giải pháp để phòng tránh, giảm
nhẹ thiệt hại do lũ” cũng đi theo hướng tiếp cận chung của thế giới hiện nay về cơng
tác phịng chống lũ, trong đó tập trung đi sâu phân tích về tác động của việc xây dựng
và phát triển cơ sở hạ tầng như các cơng trình thủy điện và hệ thống đường giao
thơng đến lũ vùng hạ du sơng Ba; từ đó đề xuất giải pháp cơng trình và phi cơng trình
nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của các cơng trình này và phòng tránh, giảm nhẹ
thiệt hại do lũ gây ra trên lưu vực sông Ba tỉnh Phú Yên.


1.2. Tổng quan vùng nghiên cứu
1.2.1. Điều kiện tự nhiên vùng hạ du lưu vực sơng Ba
1.2.1.1. Vị trí địa lý, phạm vi nghiên cứu
Vùng hạ du sông Ba bao gồm thành phố Tuy Hịa và 5 huyện: Sơn Hịa,
Sơng Hinh, Phú Hịa, Đơng Hịa, Tây Hịa thuộc tỉnh Phú n. Diện tích tựnhiên
tồn vùng là 308.762,6 ha, có tọa độ địa lý từ 12 035’ đến 14 038’ vĩ độ Bắc và từ
108000’ đến 109055’ kinh độ Đơng.
- Phía Bắc giáp huyện Đồng Xuân và huyện Tuy An, tỉnh Phú n.
- Phía Tây và Tây Nam giáp sơng Srêpok.
- Phía Nam giáp lưu vực các sơng nhỏ tỉnh Khánh Hịa.
- Phía Đơng giáp biển Đơng.

Hình 1.1: Bản đồ vùng hạ du sông Ba



1.2.1.2. Đặc điểm địa hình
Địa hình vùng hạ du lưu vực sơng Ba có núi non bao bọc 3 phía Bắc, Tây,
Nam có độ cao biến đổi 200m ÷ 500 m và bị chia cắt mạnh, các dãy núi này ôm lấy
vùng đồng bằng Tuy Hoà rộng trên 24.000 ha có xu thế mở rộng ra phía biển có cao
độ từ 5m ÷ 10m. Vùng cửa sơng và ven biển cao độ biến đổi từ 0,5m ÷ 2m, dải cát
ngăn cách đồng bằng và biển với bề rộng cồn cát khoảng 1km ÷ 2km.
1.2.1.3. Mạng lưới sơng ngịi và cửa sơng
a. Mạng lưới sơng ngịi
Lưu vực sơng Ba có dạng gần như chữ L, thượng và hạ lưu hẹp, giữa phình
ra với độ rộng bình quân lưu vực 48,6 km, nơi rộng nhất 85 km. Dịng chính sơng
Ba bắt nguồn từ đỉnh núi cao Ngọc Rô 1.549 m của dải Trường Sơn. Từ thượng
nguồn đến An Khê sông chảy theo hướng Tây Bắc - Đơng Nam sau đó chuyển
hướng Bắc - Nam, đến cửa sông Hinh chảy theo hướng gần như Tây - Đông rồi đổ
ra biển Đông tại Tuy Hồ. Tính từ thượng nguồn đến cửa ra (sơng Đà Rằng), sơng
Ba có diện tích lưu vực 13.900 km 2, với chiều dài sơng chính là 374 km, mật độ
lưới sơng 0,22 km/km2.
Hàng năm trên tồn lưu vực nhận được lượng mưa khoảng 1.880 mm với mơ
đuyn dịng chảy đạt 22,8 l/s/km 2. Hàng năm sông Ba đổ ra biển Đông gần 10 tỷ m

3

nước. Các sông suối thuộc lưu vực sông Ba thường hẹp và sâu, độ dốc sông suối lớn
nên có tiềm năng lớn về nguồn thuỷ năng.
Đặc điểm chính các sơng ngịi của lưu vực sơng Ba như sau:
- Sông IA Pi Hao: bắt nguồn từ đỉnh núi Chư Dru cao 1.180m. Sông chảy
theo hướng Bắc Nam sau đó chuyển Tây Bắc - Đơng Nam nhập vào sơng Ba phía
bờ phải. Chiều dài sơng 70 km, diện tích lưu vực 552 km 2, hàng năm nhận một
lượng mưa khoảng 1.700mm, mơ số dịng chảy hàng năm khoảng 22,0 l/s/km 2, đổ
vào sông Ba một lượng nước hàng năm khoảng 383.106m3 nước.
- Sông Đak Pô Kô: bắt nguồn từ đỉnh núi Cơng Di Ơng cao 1.029 m. Sơng

chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam nhập vào bờ trái sơng Ba với chiều dài sơng
52 km, diện tích lưu vực F = 762km2. Hàng năm nhận một lượng mưa khoảng 1.570


mm, mơ số dịng chảy hàng năm khoảng 18,7 l/s/km 2, đổ vào sông Ba một lượng
nước hàng năm khoảng 447.106m3 nước.
- Sơng IAYun: có diện tích lưu vực 2.950 km 2, bắt nguồn từ đỉnh núi cao
Công Lak cao 1.720 m. Sông chảy theo hướng Bắc - Nam sau chuyển hướng Tây
Bắc
- Đông Nam đến Cheo Reo nhập vào bờ phải sông Ba. Chiều dài sông 175 km, hàng
năm nhận một lượng mưa khoảng 1.580 mm, mơ số dịng chảy năm khoảng 18,9
l/s/km2, đổ vào sông Ba một lượng nước hàng năm khoảng 1,76.109m3 nước.
- Sơng Krơng Hnăng: có diện tích lưu vực 1.840 km2, bắt nguồn từ đỉnh Chư
Tun cao 1.215 m, hướng chảy hình vịng cung theo hướng Bắc - Nam và Tây Bắc Đông Nam. Sông dài 130 km, hàng năm nhận một lượng mưa khoảng 1.700 mm,
mơ số dịng chảy năm khoảng 21,7 l/s/km 2, hàng năm đổ vào sông Ba một lượng
nước khoảng 1,26.109m3 nước.
- Sơng Hinh: có diện tích lưu vực 1.040 km 2, bắt nguồn từ đỉnh Chư H’Mu
cao 2.051 m, chiều dài sông 88 km, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam đến vĩ
độ 12050’ Bắc sông chuyển sang hướng Nam - Bắc, gần đến thị trấn Sơn Hồ thì
nhập vào bờ phải của sơng Ba, mơ số dịng chảy năm khoảng 58,9 l/s/km2, hàng
năm đổ vào sông Ba một lượng nước khoảng 1,93.109m3 nước.
Bảng 1.1: Đặc trưng hình thái một số sông lớn trên lưu vực sông Ba

Tên sông

Độ cao
nguồn
sơng
(m)


Chiều
dài
sơng
(km)

Chiều
dài lưu
vực
(km)

Sơng Ba
Đak Pơ Kơ
IA Pi Hao
IA Yun
Krơng HNăng
Sơng Hinh

1200
900
800
850
900
550

388
52
70
175
130
88


386
30
56.5
118
75
59

Diện
tích
lưu
vực
(km2)
13900
762
552
2950
1840
1040

Độ cao
bình
qn lưu
vực
(m)
400
574
540
537
477

526

Độ dốc
bình
qn lưu
vực
(%)
10,9
11.5
8.4
7.1
9.5
15.7

Chiều
rộng bình
qn lưu
vực
(km)
48.6
25.4
9.8
25.0
24.5
17.7

Mật độ
lưới sơng
(km/km2)
0.22

0.45
0.32
0.41
0.54
0.53


Hình 1.2: Bản đồ mạng lưới sơng suối hạ du lưu vực sông Ba từ Củng Sơn đến
cửa
Đà Rằng
b. Cửa sơng và diễn biến lịng sơng
Vùng cửa sơng Đà Nơng (thuộc lưu vực sông Bàn Thạch) mỗi năm cửa thay
đổi dịch lên phía Bắc khoảng 130mm/năm. Cửa sơng hiện nay đã cách cửa sơng cũ
tới 6m ÷ 7m. Vào tháng XII, I, II cửa lại bị lấp cát 10 ÷15 ngày gây tắc nghẽn dòng
chảy ảnh hưởng đến mùa màng và tàu thuyền đánh bắt thuỷ hải sản ra vào cửa sông
Bàn Thạch. Năm 2001 cửa sông Đà Nông đã được mở tại chân núi phía Bắc Bãi
Gốc, từ đó đến nay cửa sơng Đà Nơng đã được thơng thốt hơn.
Vùng hạ lưu sông Ba từ Phú Sen cho đến cửa sông Đà Rằng dài gần 20 km
bị bồi cát rất mạnh. Đặc biệt trong vòng 10 năm trở lại đây đoạn sông này nhiều
chỗ


có bề rộng từ 1,57km ÷ 2,5km, về mùa khơ dịng chảy bị thu hẹp cịn 10m ÷15m
cịn lại nhiều đoạn chỉ thấy lịng sơng là dải cát trải rộng ra 2 phía và kéo dài cho
đến cửa sơng Đà Rằng.
Từ Lương Phước ra đến cửa sơng, lịng sơng bị phân dòng, chia cắt thành
nhiều nhánh bởi các doi cát nổi và sự phát triển của các bãi bên vì thế lịng sơng bị
xói lở và bồi lắng liên tục tạo nên lịng sơng khơng ổn định. Các bãi bên và doi cát
nổi giữa dòng phát triển mạnh và tốc độ di chuyển về hạ lưu tương đối nhanh làm
cho chủ lưu dịng chảy trong mùa nước trung bình và mùa kiệt đổi hướng liên tục.

Bờ xói có xu hướng lấn dần về phía hạ lưu. Đặc biệt trong những năm gần đây tốc
độ xói lở tăng rất nhanh. Tại đỉnh cong Lương Phước, Hòa Phong, Hòa Thắng cách
đây vài năm đỉnh cong còn cách kênh tiêu khoảng 5 km về phía thượng lưu. Nhưng
hiện nay đỉnh cong đã nằm ngang cửa kênh tiêu. Tốc độ xói lởtrung bình ở các đỉnh
cong của đoạn này là 2 ha/km/năm. Đặc biệt trận lũ năm 1993 dịng sơng đã đưa cát
bồi lấp cánh đồng xã Hòa Thắng 62,5 ha với khối lượng trên 150.000 m3 cát.
Sự diễn biến dịng sơng hạ lưu sơng Ba ngày càng phức tạp, trước đây những
xói lở diễn ra chậm và khó thấy, xong hiện nay rừng đầu nguồn bị phá nặng nề do
đó tốc độ xói lở diễn ra mạnh mẽ hơn.
1.2.1.4. Đặc điểm khí tượng thủy văn
a. Trạm khí tượng và trạm đo mưa
Để phục vụ nghiên cứu tình hình khí hậu vùng nghiên cứu đã sử dụng tài
liệu của trạm khí tượng: An Khê, Plei Ku, Cheo Reo, M’Đrak, Sơn Hòa, Kon Tum,
Tuy Hòa. Tại các trạm này quan trắc các yếu tố: nhiệt độ khơng khí, lượng mưa, độ
ẩm, bốc hơi, gió. Các trạm đo mưa: Sơn Thành, Hà Bằng, Phú Lạc, Đak Đoa, Pơ
Mơ Rê, Chư Sê, Chư Prông, Krông Hnăng, Buôn Hồ, Krông Pa, Sông Hinh, Ea
Hleo, Sông Cầu, Miền Tây.
Phần lớn các trạm được quan trắc từ năm 1977. Các số liệu khí hậu, đo mưa
của các trạm do Tổng Cục Khí tượng Thủy văn cung cấp đã chỉnh lý nên chất lượng
đảm bảo, tin cậy.


b. Tài liệu thủy văn
Trên lưu vực sông Ba và vùng lân cận có 14 trạm quan trắc thuỷ văn, trong
đó có 12 trạm đo mực nước và lưu lượng, 2 trạm đo mực nước. Các trạm có tài liệu
quan trắc trước năm 1975 là An Khê ở thượng lưu dịng chính sơng Ba có tài liệu
mực nước lưu lượng từ năm 1967 - 1974. Trạm Cheo Reo ở trung lưu dịng chính
sơng Ba chỉ có tài liệu mực nước và lưu lượng các năm 70, 73, 74, trạm Kon Tum
sơng Đak Bla có tài liệu nực nước lưu lượng (66-74) cịn lại các trạm đều có tài liệu
quan trắc sau năm 1975: gồm 4 trạm trên dịng chính sơng Ba trong đó có 2 trạm đo

mực nước và lưu lượng là An Khê và Củng Sơn, 2 trạm đo mực nước là Cheo Reo
và Phú Lâm (Tuy Hoà), 3 trạm đo trên dịng chính cịn lại là các trạm nằm ngồi lưu
vực sơng Ba.
1.2.1.5. Đặc điểm khí hậu
Đại bộ phận lưu vực sơng Ba nằm ở phía Tây dải Trường Sơn, chỉ có một
phần ở hạ lưu nằm phía sườn Đông Trường Sơn. Do tác dụng của dãy Trường Sơn
mà lưu vực sông Ba chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hai kiểu khí hậu gió mùa Đơng
Trường Sơn và Tây Trường Sơn mang lại khá rõ rệt.
a. Các đặc trưng về khí hậu
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm vùng hạ du sơng Ba là 250C ÷ 270C.
Tháng có nhiệt độ cao nhất thường là tháng VI-VII, có thời điểm nhiệt độ trung
bình đạt cao nhất trên 300C, như tháng VI năm 1998 nhiệt độ trung bình là 30,8 0C
tại trạm Tuy Hịa; tháng có nhiệt độ thấp nhất thường là tháng XII.
- Số giờ nắng: Số giờ nắng trung bình hàng năm khoảng 2.320 ÷ 2.480
giờ/năm. Tháng III có số giờ nắng cao nhất đạt 267 giờ/tháng, tháng XII có số giờ
nắng thấp nhất chỉ đạt 97 giờ/tháng.
- Bốc hơi: Lượng bốc hơi hàng năm khoảng 1.300 ÷ 1.500mm. Lượng bốc
hơi cao nhất đạt 197 mm/tháng vào tháng III tại trạm Ayun. Lượng bốc hơi tháng
XI nhỏ nhất chỉ đạt 54 mm/tháng tại trạm Sơn Hòa.
- Độ ẩm khơng khí: Vào các tháng mùa mưa độ ẩm có thể đạt 80 ÷ 90%. Các
tháng mùa khơ độ ẩm đạt từ 70 ÷ 80%. Độ ẩm thấp nhất là vùng hạ du ven biển, cụ thể


như trạm Tuy Hịa độ ẩm trung bình nhiều năm chỉ là 77% trong khi đó các trạm cịn
lại trong lưu vực độ ẩm trung bình nhiều năm đều đạt trên 80%.
- Tốc độ gió: Hàng năm vùng lưu vực sơng Ba chịu ảnh hưởng của hai
hướng gió chính thổi tới từ tháng V đến tháng IX hướng Tây và Tây Nam, từ tháng
X đến tháng IV năm sau là hướng Đơng và Đơng Bắc. Tốc độ gió trung bình hàng
năm vùng hạ du có thể đạt tới 2,3÷2,4m/s.
b. Đặc trưng mưa

Do đặc điểm địa hình và điều kiện khí hậu mà chế độ mưa của lưu vực sông
Ba khá phức tạp so với các lưu vực khác lân cận. Khi vùng thượng và trung du lưu
vực đã là mùa mưa rồi nhưng vùng hạ du lại đang còn ở thời kỳ khô hạn, khi
thượng và trung du đã kết thúc mùa mưa nhưng vùng hạ du vẫn trong thời kỳ mưa
lớn. Mùa mưa ở vùng thượng và trung du thường đến sớm từ tháng V và kết thúc
vào tháng X hoặc tháng XI, kéo dài trong 6÷7 tháng. Trong khi đó mùa mưa
vùng hạ du đến muộn và kết thúc sớm, chỉ kéo dài 3÷4 tháng khoảng tháng IX đến
tháng XII.
Bảng 1.2: Lượng mưa trung bình tháng, năm tại các trạm
Đơn vị: mm
Trạm
Plei Ku
Pơ Mơ Rê
Chư Sê
Chư Prông
Buôn Hồ
Sông Hinh
Madrak
Sơn Thành
Sơn Hoà
Tuy Hoà
Phú Lạc
Củng Sơn
An Khê
Cheo Reo
Phú Túc

I
4,4
0,5

0,0
0,1
3,9
71,2
36,0
40,2
22,5
52,9
43,6
19,8
17,7
1,2
0,0

II
7,3
2,7
0,8
2,3
7,2
28,9
18,0
17,7
9,6
19,2
18,6
9,8
11,0
4,2
1,8


III
30,4
27,6
14,1
20,2
24,3
38,0
33,1
54,1
38,3
29,5
66,2
44,9
17,3
16,7
10,2

IV
86,1
75,5
76,9
87,1
83,5
56,0
80,6
52,0
38,4
37,5
33,9

30,8
54,3
62,5
31,0

V
237,3
205,6
173,6
216,4
192,9
123,7
169,4
123,8
131,1
86,9
72,5
136,4
134,6
154,4
137,3

VI
360,8
250,0
261,0
433,5
217,3
119,1
105,6

105,2
111,8
54,4
44,7
98,4
97,4
145,3
85,3

VII
376,0
231,0
242,2
428,1
168,8
111,2
111,7
82,4
84,3
42,1
33,0
69,6
108,4
128,5
94,8

VIII
480,5
344,2
354,7

550,4
255,0
94,2
122,9
80,5
113,2
51,9
46,0
120,4
129,9
157,4
119,9

IX
381,7
294,8
270,7
339,5
247,9
226,8
213,1
232,1
208,5
232,0
239,4
193,1
194,1
225,2
185,4


X
206,2
246,3
182,2
216,4
219,0
519,9
422,8
604,9
467,0
566,5
594,0
469,6
338,7
234,7
237,8

XI
68,7
132,9
60,3
68,3
116,6
671,3
454,8
553,0
402,2
466,6
455,1
398,5

281,4
146,3
144,0

XII Năm
12,2 2251,7
26,6 1811,9
13,2 1649,8
10,9 2373,1
30,1 1566,4
291,4 2351,8
220,5 1988,5
269,4 2215,3
139,9 1766,8
194,1 1833,5
232,9 1879,9
171,2 1762,7
107,8 1492,7
27,0 1303,3
44,6 1092,1

1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
1.2.2.1. Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội
a. Dân số và lao động
Theo kết quả điều tra năm 2013, dân số vùng nghiên cứu là 599.308 người.
Mật độ bình qn tồn vùng đạt 194 người/km

2

, trong đó: dân số thành thị là



156.396 người (chiếm 26%), dân số nông thôn là 442.912 người (chiếm 74%); nam
giới có 299.631 người, nữ giới có 299.677 người. Dân số trong độ tuổi lao động là
290.287 người chiếm tỷ lệ 48,4%. Dân cư ở đây sống khá tập trung và trù phú theo
từng cụm lớn dọc theo trục lộ giao thông, thị trấn, thị xã, đặc biệt khu vực thành
phố Tuy Hoà là thủ phủ của tỉnh Phú Yên.
Bảng 1.3: Dân số vùng hạ lưu sông Ba năm 2013
Đơn vị: người
Địa điểm
TP. Tuy Hòa
H. Phú Hòa
H. Tây Hịa
H.Đơng Hịa
H. Sơng Hinh
H. Sơn Hịa
Tổng số

Tổng
156.903
105.492
118.205
116.900
46.442
55.366
599.308

Thành thị
126.313
9.303

10.773
10.007
156.396

Nơng thơn
30.590
96.189
118.205
116.900
35.669
45.359
442.912

Nam
77.639
52.679
59.251
58.598
23.508
27.956
299.631

Nữ
79.264
52.813
58.954
58.302
22.934
27.410
299.677


Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Yên năm 2013.
b. Nền kinh tế chung
Trong những năm qua kinh tế xã hội vùng hạ du sông Ba thuộc tỉnh Phú Yên
tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế trên địa bàn có những bước phát triển vượt bậc. Năm
2013 tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP đã chuyển giá cố định năm 1994 sang giá so
sánh năm 2010) đạt 10,67%. Nền kinh tế trong vùng hiện nay đang lấy dịch vụ và
công nghiệp làm nền tảng để phát triển, tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ ngày
càng tăng cao, kéo theo tỷ trọng của ngành nông - lâm - thủy sản ngày càng giảm mạnh.
Bảng 1.4: Cơ cấu kinh tế trên địa bàn vùng nghiên cứu
Năm Cơ c
2005
2010
2013

ấu
100
100
100

Nông-lâm-thuỷ
36,59
29,24
24,24

Công nghiệp-XD
29,29
34,38
35,48


Dịch vụ
34,12
36,38
40,28

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Yên
c. Kết quả phát triển kinh tế
Thời kỳ 2008-2013 tăng trưởng kinh tế chung đạt bình qn 12,2%/năm,
trong đó tốc độ tăng trưởng ngành cơng nghiệp - xây dựng tăng 13,31%/năm, nông
- lâm nghiệp - thủy sản tăng 9,62%/năm, dịch vụ tăng 13,67%/năm. GDP bình quân
đầu người ước 27,3 triệu đồng, tăng 15,7% so năm trước.


1.2.2.2. Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế
a. Nông nghiệp
- Hiện nay ngành trồng trọt vẫn là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nông
nghiệp. Năm 2013 tỷ trọng ngành trồng trọt chiếm tới 67,3% giá trị sản xuất nơng
nghiệp với diện tích đất sản xuất nơng nghiệp là 95.277,2 ha.
Theo số liệu niên giám thống kê các huyện thị trong lưu vực sông Ba cho
thấy: Nhiều năm qua cơ cấu cây trồng trên lưu vực sông Ba chủ yếu là lúa, màu
(ngơ, khoai, sắn,...), mía và một số cây trồng khác xen ghép như: Đậu, lạc, vừng,
thuốc lá, bông, vài năm trở lại đây mở rộng thêm diện tích cao su, cà phê, dừa quả
trên vùng đất nơng nghiệp khơ cằn ít mưa khơng có nguồn nước cung cấp tưới.
Bảng 1.5: Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng một số loại cây trồng
Cây trồng
Lúa Đông Xuân
Lúa Hè Thu
Lúa mùa
Lúa cả năm
Ngơ cả năm

Khoai cả năm
Sắn cả năm
Mía
Cói

Năm

Hạng mục Đơn vị
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
Diện tích

Năng suất
Sản lượng
Diện tích
Năng suất
Sản lượng

ha
tạ/ha
tấn
ha
tạ/ha
tấn
ha
tạ/ha
tấn
ha
tạ/ha
tấn
ha
tạ/ha
tấn
ha
tạ/ha
tấn
ha
tạ/ha
tấn
ha
tạ/ha
tấn

ha
tạ/ha
tấn

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Yên

20.800
69 1
143.690
20.220
65 5
132.400
2.480
23,2
5750
43.510
64,8
281.800
5.240
23 1
12.100
219
43 3
948
10.469
116,8
122.325
13.909
493,5
686.348

439
127 4
5.595

20.860
20.950
60 2
64 2
125.490
134.530
20.540
20.690
70 2
65 6
144.100
135.700
2.410
2.210
26,0
26,5
6270
5860
43.800
43.840
63,0
63,0
275.890
276.060
5.030
4.450

28 5
35 4
14.350
15.740
229
184
47 1
48 1
1079
885
12.867
14.248
156,8
158,5
201.746
225.818
15.714
18.194
551,8
585,4
867.089 1.065.066
497
247
153 8
127 5
7.646
3.149

21.500
69 4

149.210
21.170
66 2
140.200
2.000
29,6
5920
44.680
66,1
295.340
4.680
33 3
15.570
259
48 5
1255
17.037
169,4
288.548
19.068
631,0
1.203.240
265
123 6
3.276


×