Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố liên quan đến trẻ sơ sinh đủ tháng quá cân đẻ tại bệnh viện gang thép thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 79 trang )

1
..

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y - DƢỢC THÁI NGUYÊN

NGUYỄN THỊ QUỐC HIỀN

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN ĐẾN TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG QUÁ CÂN ĐẺ
TẠI BỆNH VIỆN GANG THÉP THÁI NGUYÊN

LUẬN ÁN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II
Chuyên ngành: Sản khoa
Mã số: CK 62.72.13.03

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TSKH NGUYỄN ĐỨC VY

Thái Nguyên, năm 2011


2

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thai nghén và sinh đẻ là chức năng sinh lý quan trọng của người phụ nữ.
Cân nặng của trẻ khi sinh thể hiện sự phát triển của thai trong buồng tử cung.
Cân nặng khi sinh của trẻ có một vai trò quan trọng trong đời sống của trẻ khi
trẻ thay đổi môi trường sống từ trong buồng tử cung ra mơi trường bên ngồi,
là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và tinh thần vận
động của trẻ sau này cũng như ảnh hưởng không nhỏ đến tỷ lệ tử vong, tỷ lệ
mắc bệnh trong thời kỳ chu sinh. Đã có nhiều nghiên cứu về thai chậm phát


triển trong tử cung và sơ sinh nhẹ cân tuy nhiên vấn đề SSQC lại chưa được
quan tâm một cách thỏa đáng mặc dù tỷ lệ tử vong các biến chứng cho bà mẹ
và em bé ở những trường hợp SSQC đã được công bố ở một số nghiên cứu.
Trẻ có cân nặng tốt là tiền đề giúp trẻ phát triển sau này tuy vậy ở những
trường hợp đẻ SSQC có thể xảy ra nhiều nguy cơ cho bà mẹ và trẻ sơ sinh vì
vậy việc phát hiện đánh giá các yếu tố liên quan đến những trường hợp đẻ
SSQC có ý nghĩa quan trọng trong việc chăm sóc quản lý thai nghén và tiên
lượng cuộc đẻ.
Trọng lượng trung bình của trẻ SS Việt Nam là 3000gr  200gr. Khi thai
có trọng lượng ≥ 3500gr khi mới đẻ ra gọi là thai to. Sơ sinh đủ tháng quá cân
là những trường hợp đẻ đủ tháng có trọng lượng ≥ 3500gr [3]
Theo thống kê quốc gia ở Hoa Kỳ tỷ lệ đẻ sơ sinh cân nặng ≥ 4000gr là
10,2% trong năm 1996 và 9,2% trong năm 2002 [26]. Ở Canada tỷ lệ này là
10% [25] và ở Đan Mạch là 15%[37].
Nghiên cứu của Matthew M [50]về các yếu tố nguy cơ của SSQC và các
hậu quả lâm sàng trên 350.311 thai phụ cũng chỉ ra rằng những người mẹ đẻ
SSQC thường có những yếu tố nguy cơ liên quan như tiền sử đái tháo đường
từ trước hoặc đái tháo đường xuất hiện trong khi mang thai, béo phì tăng cân


3

nhiều khi mang thai tỷ lệ phải can thiệp phẫu thuật mổ lấy thai cao. Các biến
chứng trong chuyển dạ: Ngôi bất thường, chảy máu, sang chấn đường sinh
dục đều cao hơn nhóm phụ nữ đẻ con có trọng lượng trung bình. Mặt khác trẻ
SS có cân nặng cao cũng hay gặp một số yếu tố liên quan như sang chấn trong
cuộc đẻ, ngạt, hạ đường máu.
Theo Vũ Thị Duyên [5] trong hai năm từ 2002 - 2003 khi nghiên cứu
7615 trẻ sơ sinh ra tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội thì có 212 trẻ có cân nặng
≥ 4000gr chiếm tỷ lệ 2,78%. Theo Phạm Thị Quỳnh Hoa [7] trong năm 2007

tỷ lệ trẻ SSQC theo tuổi thai ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương là 15,38%.
Trong những năm gần đây ở Việt Nam cùng với sự phát triển của nền
kinh tế và xã hội thì đời sống của người dân cũng được cải thiện và mỗi gia
đình chỉ có từ 1 - 2 con do vậy việc chăm sóc và quản lý thai nghén tốt hơn,
trọng lượng của trẻ sơ sinh cũng có xu hướng tăng hơn so với những thập kỷ
trước. Nguy cơ trong khi có thai và trong chuyển dạ của những trường hợp
SSQC cũng tăng lên vì vậy việc quản lý thai nghén tốt phát hiện điều trị sớm
các yếu tố nguy cơ dự đoán được trọng lượng thai trước khi sinh, phân tuyến
đẻ cũng sẽ góp phần làm giảm các biến chứng trong và sau đẻ về phía mẹ và
thai cho các trường hợp SSQC. Xuất phát từ tình hình thực tế và tầm quan
trọng của vấn đề SSQC tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu thực
trạng và một số yếu tố liên quan đến sơ sinh đủ tháng quá cân đẻ tại Bệnh
viện Gang thép từ tháng 6/2010 đến tháng 6/2011" nhằm mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ sơ sinh đủ tháng quá cân và một số yếu tố liên quan
đến sơ sinh đủ tháng quá cân.
2. Nhận xét cách đẻ và một số biến chứng của cuộc đẻ sơ sinh đủ
tháng quá cân.


4

Chương 1.
TỔNG QUAN

1.1. Định nghĩa
Có nhiều thuật ngữ chỉ khái niệm về SSQC: thai phát triển quá mức trong
tử cung (Macrosomia), sơ sinh thừa cân (excessive birth weight). Tiêu chuẩn
để đánh giá SSQC cũng khác nhau tùy theo khu vực và thời gian nghiên cứu.
Sơ sinh quá cân: là trẻ sơ sinh có trọng lượng thơ khi sinh trên mức bình
thường. Ở Việt Nam gọi là SSQC khi đẻ ra thai có trọng lượng ≥ 3500gr [4].

Ở các nước phát triển SSQC là thai có trọng lượng ≥ 4000gr hoặc ≥ 4500gr.
1.2. Phân loại sơ sinh quá cân
Dựa theo kích thước từng phần của trẻ sơ sinh SSQC được chia làm 2
loại [3]
- Sơ sinh to tồn bộ: các kích thước của trẻ đều tăng một cách cân đối
còn gọi là sơ sinh mập.
- Sơ sinh to từng phần: chỉ một phần nào đó của trẻ phát triển quá mức:
đầu to, bụng to... loại này thường do các bệnh lý dị dạng trầm trọng của trẻ sơ
sinh: não úng thủy, phù rau thai.
1.3. Tỷ lệ sơ sinh quá cân
* Tỷ lệ SSQC trên thế giới: tỷ lệ thai to phân bố khác nhau giữa các
nước, ở các nước phát triển tỷ lệ thai to cao hơn các nước đang phát triển như
ở Hoa Kỳ tỷ lệ đẻ SS cân nặng > 4000gr là 10,2% trong năm 1996 và 9,2%
trong năm 2002[26]. Ở Canada tỷ lệ này là 10% [25] và ở Đan Mạch là
15%[36]. Ở Đức nghiên cứu của Rasmussen năm 1993 tỷ lệ thai > 4000gr là


5

15% và tỷ lệ này có xu hướng tăng [54]. Một nghiên cứu của Vert.M[47] ở
Cộng hòa Séc khi nghiên cứu trên 7156 trường hợp trẻ SS sinh ra từ năm
2000-2004 thấy tỷ lệ trẻ SS có trọng lượng > 4000gr là 10,8%. Ở các nước
đang phát triển tỷ lệ SSQC theo tuổi thai là 2,6% (năm 1970-1979), 6,9%
(năm 1980-1989) và 13,20% (năm 1990-1999) [46]. Tại Nigieria tác giả CI
Kacmanu [43]nghiên cứu trên 9970 trường hợp trẻ SS sinh ra thấy có 2,5%
trường hợp trẻ SS > 4500gr. Tại Oman nghiên cứu của Matthew M [50]
từ 1/2001 - 2/2002 tỷ lệ thai > 4000gr là 3,75%.
* Ở Việt Nam các nghiên cứu về sơ sinh quá cân cũng đã được đề cập
đến nhưng chưa nhiều, các nghiên cứu tập trung đánh giá tỷ lệ và các yếu tố
nguy cơ theo trọng lượng thô khi sinh. Theo nghiên cứu của Vũ Thị Duyên

[5] tỷ lệ thai có trọng lượng ≥ 4000gr ở Bệnh viện Bạch Mai trong năm 2004
là 2,78%. Nghiên cứu của Lê Thị Yến [17] trong năm 2002 tại Bệnh viện Phụ
Sản Trung ương có 278 trẻ sinh ra có trọng lượng ≥ 4000gr chiếm tỷ lệ
2,6%... Một nghiên cứu về thai quá ngày sinh của Huỳnh Thị Bích Ngọc [11]
tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương là 13,2% ở thai đủ tháng và 22,2% ở thai
quá ngày sinh. Nghiên cứu của Radsapho Buasay Khăm tỷ lệ đẻ SS ≥ 4000gr
tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 1996 là 1,27% và năm 2006 là 2,09%
[14]. Gần đây nhất trong nghiên cứu của Phạm Thị Quỳnh Hoa [7] tỷ lệ
SSQC theo tuổi thai trong năm 2007 tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương là
15,38%. Tại Thái Nguyên và Bệnh viện Gang Thép chưa có một nghiên cứu
nào về tỷ lệ và các yếu tố nguy cơ đến SSQC.
1.4. Sự thụ thai và phát triển của trứng, phần phụ của trứng
Theo bài giảng sản khoa [3] sự thụ tinh sự phát triển của trứng và phần
phụ của trứng qua các giai đoạn sau:


6

1.4.1. Sự thụ tinh
Sự thụ tinh là sự kết hợp giữa một tế bào đực là tinh trùng với một tế bào
cái là noãn để trở thành một tế bào có khả năng phát triển nhanh là trứng.
1.4.2. Sự di chuyển của trứng
- Sau khi thụ tinh ở 1/3 ngoài của vòi tử cung, trứng tiếp tục di chuyển
trong vòi tử cung để đến làm tổ ở buồng tử cung. Thời gian di chuyển từ 4
đến 7 ngày, ở phần eo trứng di chuyển nhanh hơn ở phần bóng của vịi tử
cung, trứng di chuyển nhờ có 3 cơ chế: nhu động vòi của vòi tử cung, hoạt
động của nhung mao niêm mạc vòi tử cung, luồng chất dịch chảy từ phía loa
vịi tử cung về buồng tử cung. Nội tiết tố của buồng trứng có tác dụng điều
chỉnh sự co bóp của vịi trứng, estrogen và progestron có ảnh hưởng đến nhu
động của vòi tử cung. Trên đường di chuyển trứng phân bào rất nhanh từ một

tế bào mầm phân chia thành hai tế bào mầm, rồi thành bốn tế bào mầm bằng
nhau. Sau đó lại phân chia thành 8 tế bào mầm: Gồm 4 tế bào mầm to và 4 tế
bào mầm nhỏ. Sau nhiều lần phân chia sẽ trở thành phơi dâu có 16 tế bào vào
ngày thứ 6 thứ 7 kể từ khi phóng nỗn. Các tế bào mầm nhỏ phát triển nhanh
bao quanh lớp tế bào mầm to tạo thành lá ni, có tác dụng nuôi dưỡng bào
thai. Các tế bào mầm to nằm ở giữa thành các lá thai, sau này sẽ phát triển
thành thai nhi. Trứng di chuyển vào đến buồng tử cung thì ở tự do trong
buồng tử cung một vài ngày trước khi làm tổ.
1.4.3. Sự làm tổ
Trứng tiếp xúc với niêm mạc tử cung vào ngày thứ 6 đến ngày thứ 8, tức
là ngày thứ 20 đến ngày thứ 22 của vòng kinh. Lúc ấy niêm mạc tử cung đã
phát triển đầy đủ để chuẩn bị đón nhận trứng làm tổ. Trứng tiết ra một chất
men làm tiêu lớp biểu mô của lớp niêm mạc tử cung để tiến vào lớp sâu của
niêm mạc. Sau 12 ngày trứng làm tổ xong, trung sản mạc biệt hóa thành hai


7

lớp tế bào (lớp hội bào và lớp tế bào Langhans) và hình thành những gai rau
đầu tiên. Trứng làm tổ ở vùng đáy tử cung và ở mặt sau nhiều hơn mặt trước
tử cung.
1.4.4. Sự phát triển của trứng và phần phụ
Sau khi thụ tinh trứng phân chia rất nhanh để cấu tạo thành thai và phần
phụ của thai. Về phương diện tổ chức quá trình phát triển của trứng chia làm
2 phần: phần trứng sau này trở thành thai, phần trứng sau này trở thành phần
phụ của thai để giúp cho sự phát triển của thai. Về phương diện thời gian quá
trình phát triển của trứng chia làm 2 thời kỳ: thời kỳ sắp xếp tổ chức bắt đầu
từ lúc thụ tinh đến hết tháng thứ 2. Thời kỳ hoàn chỉnh tổ chức tháng
thứ 3 đến khi đủ tháng.
1.5. Tính chất thai nhi đủ tháng [2]

Thai nhi đủ tháng có cấu tạo giải phẫu gần giống người lớn, nhưng về
sinh lý tuần hồn hơ hấp có những điểm khác so với người lớn. Thai đủ tháng
có cân nặng trung bình từ 3000gr ± 200gr, có chiều dài trung bình 48 - 50cm.
Các kích thước, trọng lượng và tư thế của thai nhi trong buồng tử cung là
những yếu tố góp phần quyết định cho cuộc đẻ.
1.5.1. Sinh lý thai nhi đủ tháng
Thai sống trong tử cung phụ thuộc hoàn toàn vào người mẹ qua hệ tuần
hoàn tử cung rau vì vậy sinh lý bộ máy hơ hấp, tuần hồn có những điểm khác
so với người lớn.
1.5.1.1. Tuần hồn
Tim có 4 buồng nhưng 2 tâm nhĩ thơng với nhau bởi lỗ Botal, động
mạch phổi thông với động mạch chủ bởi ống động mạch. Từ 2 động mạch
chậu trong tách ra 2 động mạch rốn đi theo dây rau vào bánh rau, máu đỏ đi


8

từ các mao mạch của các tua rau trở về nuôi dưỡng thai nhi qua tĩnh mạch
rốn. Chu kỳ tuần hoàn như sau: Máu đỏ từ các gai rau mang chất dinh dưỡng
và ô xy đi vào thai nhi bằng tĩnh mạch rốn. Khi tới tĩnh chủ dưới máu đỏ sẽ
pha trộn với máu đen từ nửa dưới cơ thể, để cùng đổ vào tĩnh mạch chủ. Đến
tâm nhĩ phải máu một phần xuống tâm thất phải để vào động mạch phổi, một
phần qua lỗ Botal sang tâm nhĩ trái. Vì phổi chưa làm việc nên một phần máu
từ động mạch phổi theo ống động mạch đến động mạch chủ. Động mạch chủ
cũng nhận máu từ tâm thất trái chảy ra, rồi đem đi nuôi khắp cơ thể đến động
mạch hạ vị tách ra từ hai động mạch rốn đưa máu về bánh rau để trao đổi
chất. Như vậy, hầu hết máu trong thai nhi pha trộn, nồng độ bão hịa ơ xy
thấp. Sau khi thai nhi sổ ra ngồi được gọi là tẻ sơ sinh, khi cuống rốn được
cắt thì rau đình chỉ chức phận của nó. Trẻ sơ sinh bắt đầu thở, phổi bắt đầu
hoạt động, tiểu tuần hồn bắt đầu làm việc, lỗ botal đóng lại, ống động mạch

teo đi, các mạch máu rốn và ống Arantius thôi làm việc. Trẻ sơ sinh bắt đầu
sống với hệ tuần hồn vĩnh viễn giống như người lớn.
1.5.1.2. Hơ hấp
Thai nhi nằm trong tử cung sử dụng ô xy trong máu người mẹ nhờ trao
đổi qua rau thai. Phổi chưa hoạt động nên xẹp, đặc, thả xuống nước thì chìm.
Cacbonic từ các tế bào của thai nhi được chuyển vào các gai rau rồi thải vào
các hồ huyết để về máu người mẹ. Máu từ tĩnh mạch rốn đến thai nhi có ơ xy
nên mang màu đỏ, trái lại máu ở động mạch rốn thì đen vì có chứa cacbonic.
Sự trao đổi ô xy và cacbonic qua gai rau do sự chênh lệch nồng độ giữa máu
mẹ và máu con quyết định, khi người mẹ bị ngạt thai nhi có thể nhường ơ xy
cho mẹ và có thể chết trước. Nhưng thai nhi sử dụng ít ơ xy nên khả năng
chịu đựng thiếu ô xy của thai nhi khá cao. Máu động mạch của thai thường
chỉ bão hòa khoảng 75% ô xy. Vì vậy trong trường hợp mẹ bị chết một cách
đột ngột (do tai nạn...) thì thai nhi có thể sống thêm một thời gian và người ta


9

có thể đặt vấn đề phẫu thuật nhanh để cứu thai nhi sau khi mẹ chết trong vòng
15 phút.
Tuy vậy, nếu thai nhi bị thiếu ơ xy thì sẽ có những hậu quả:
- Đầu tiên là toan khí do ứ động cabonic, sau đó bị toan chuyển hóa do
thừa acid lactic.
- Thiếu ô xy sẽ gây hiện tượng tập trung tuần hoàn co mạch ngoại biên và
nội tạng để tập trung máu vào những bộ phận quan trọng như não, tim. Tình
trạng thiếu ơ xy làm tăng nhu động ruột và tống phân xu vào nước ối. Vì vậy,
nước ối có lẫn phân su là triệu chứng quan trọng của suy thai.
1.5.1.3. Tiêu hóa
Khi cịn trong bụng mẹ, thai nhi nhận những chất dinh dưỡng của mẹ từ
bánh rau, thẩm thấu qua thành của các gai rau.

Bộ máy tiêu hóa cũng có hoạt động chút ít. trong ống tiêu hóa có phân su
là chất dịch sánh đặc, có chứa chất nhầy của niêm mạc dạ dày, ruột, mật, nước
ối do thai uống vào ít tế bào bong từ đường tiêu hóa.
1.5.2. Nhu cầu phát triển thai bình thường [9]
1.5.2.1. Bánh rau
Trong thời kỳ mang thai bánh rau hoạt động như một hệ thống các cơ
quan hồn chỉnh. Bánh rau khơng đơn thuần chỉ là một hàng rào bảo vệ mà nó
cịn thực hiện chức năng hơ hấp, tiêu hóa, nội tiết cho thai. Bánh rau có ba
chức năng chính:
- Trao đổi chất dinh dưỡng và chất cặn bã giữa mẹ và thai, đảm bảo cho
thai sống và phát triển.


10

- Sản xuất và tiết hormon rau thai giúp người mẹ thích nghi với tình trạng
thai nghén.
- Duy trì hàng rào miễn dịch.
Sự phát triển của thai phụ thuộc vào sự trao đổi chất giữa mẹ và con qua
rau thai. Khả năng trao đổi chất giữa mẹ và con co tốt hay khơng cịn tùy
thuộc vào cấu trúc tình trạng của các gai rau. Cơ chế trao đổi chất gồm
nhiều cách:
- Cơ chế khuyếch tán: dựa vào sự khác biệt nồng độ chất thay đổi có
trọng lượng phân tử < 600 đơn vị dalton.
- Cơ chế khuyếch tán gia tăng: nhờ các yếu tố chuyên chở như ion canxi,
ion clo..., cơ chế này tiêu thụ nhiều năng lượng tế bào.
- Cơ chế vận chuyển chủ động.
- Hoạt động thực bào.
Nhờ các cơ chế này hoạt động trao đổi chất giữa hai hệ tuần hoàn của mẹ
và con diễn ra một cách liên tục. Lưu lượng tuần hoàn máu mẹ là 600ml/phút

trong khi đó lưu lượng tuần hồn máu thai là 70 - 200ml/phút.
Sự trao đổi chất khí xảy ra theo cơ chế khuyếch tán đơn thuần, tùy theo
áp suất của các khí hịa tan trong máu mẹ và thai. Ơ xy có nồng độ cao trong
máu mẹ sẽ được vận chuyển sang thai, hemoglobin trong máu thai nhi có đặc
tính thu nhận ơ xy dễ dàng. Khí cabonic cũng được vận chuyển từ máu thai
nhi sang máu mẹ theo cơ chế này.
Nước và các chất điện giải qua thai nhờ cơ chế thẩm thấu, bánh rau cịn
có khả năng dự trữ sắt và canxi nhất là cuối thời kỳ thai nghén.
Protein từ mẹ qua rau thai phụ thuộc vào kích thước của các phân tử của
albumin và gamma globulin, sự vận chuyển này có hiệu quả hơn ở những


11

tháng cuối của thai nghén. Protein phân giải thành các axit amin để qua rau
thai sau đó các gai rau lại tổng hợp thành các protein đặc hiệu cho thai. Các
chất mỡ qua rau thai rất hạn chế, chỉ vài axit béo có trọng lượng phân tử thấp
mới qua được rau thai nhưng cũng rất chậm. Vì vậy, thai thường thiếu các
loại vitamin tan trong dầu. Các vitamin nhóm B, C và acid folic qua rau thai
dễ dàng hơn.
Ngoài ra bánh rau cịn đóng vai trị như một hảng rào bảo vệ không cho
vi khuẩn đi qua nhưng một số virut cúm, rubela... có thể qua rau thai một cách
dễ dàng. Xoắn khuẩn giang mai có thể qua rau thai sau tháng thứ 5 và có thể
gây bệnh cho thai nhi. Các thuốc có trọng lượng phân tử dưới 600 đơn vị và
1000 đơn vị dalton khó qua rau thai. Tuy nhiên, việc các thuốc có hay khơng
qua rau thai còn phụ thuộc vào liều lượng, đường dùng và thời gian dùng
thuốc. Vì vậy việc sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai phải hết sức thận trọng.
Các kháng thể qua rau thai tạo khả năng miễn dịch thụ động cho thai nhi.
Bánh rau còn tiết ra một số hormon vào máu cơ thể người mẹ làm cho
ngừời mẹ thích nghi với tình trạng thai nghén và tạo điều kiện thuận lợi cho

sự phát triển của thai, chúng gồm hai nhóm: hormon loại peptit và các
hormon loại steroid.
1.5.2.2. Yếu tố nội tiết trong giai đoạn bào thai[8]
Người ta nhận thấy sự có mặt của các hormon trong sự phát triển và duy
trì thai. Các yếu tố phát triển giống như các hormon tuyến yên, tuyến giáp,
tuyến thượng thận tham gia vào cả hai thành phần phát triển là tăng sản và lớn
lên về kích thước. Các yếu tố giống như insulin đóng vai trị quan trọng trong
việc phát triển cân nặng lúc đẻ.
Như vậy, tuổi thai và sự phát triển của thai trong tử cung là hai yếu tố
đảm bảo cho quá trình phát triển bình thường của thai. Nếu không đáp ứng


12

được yêu cầu về tuổi thai dẫn đến tình trạng đẻ non, không đáp ứng được yếu
tố về sự phát triển bình thường của của thai sẽ làm cho thai chậm phát triển
gây suy dinh dưỡng bào thai. Nếu nhu cầu phát triển thai được đáp ứng quá
mức hoặc một số tình trạng bệnh lý của mẹ và thai sẽ gây thai phát triển quá
mức trong tử cung.
1.5.2.3. Sự chuyển hóa của rau thai đối với chuyển hóa đường của thai phụ:
Thai nghén là một điều kiện thuận lợi thúc đẩy xuất hiện các rối loạn
điều hòa đường huyết do tăng tình trạng kháng insulin. Đái tháo đường thai
nghén có thể xảy ra khi tình trạng kháng insulin sinh lý tăng kịch phát và xuất
hiện song song với sự thiếu hụt Insulin tương đối. Bệnh sinh của đái tháo
đường thai nghén cũng tương tự bệnh sinh của đái tháo đường nhóm 2 bao
gồm kháng Insulin và bất thường về tiết insulin. Trong suốt quá trình mang
thai người phụ nữ phải tăng ít nhất từ 8 - 12kg thể trọng. Ở nửa đầu của thời
kỳ thai nghén có sự tăng nhạy cảm với insulin ở người phụ nữ, tạo điều kiện
để thai phụ tích trữ lượng mỡ trong cơ thể, sự tích trữ mỡ tối đa vào giữa thời
kỳ thai nghén. Trong một số thai phụ có sự biến loạn chuyển hóa đường và

tác dụng của insulin trong nửa sau của thai nghén như xuất hiện hiện tượng
kháng lại insulin vào nửa sau của thai nghén và có khuynh hướng dẫn đến đái
tháo đường.
Nghiên cứu về sự bài xuất các hormon trong thai kỳ người ta xác nhận
sự gia tăng một số hormon song song với sự phát triển của thai nhi và tăng bài
tiết insulin. Estrogen, progesteron có thể kích thích các tế bào đảo tụy tăng
chế tiết vì người ta đã thấy có sự hiện diện của các receptor của estrogen,
progesteron tại các tiểu đảo tụy. Tóm lại các hormon của rau thai xuất hiện
với khối lượng tăng dần theo trọng lượng của rau thai dẫn tình trạng hoạt
động bài tiết của đảo tụy, giảm đáp ứng với insulin và tăng tạo ra ceton.


13

Glucocorticoid cùng tham gia vào chuyển hóa đường, có tác dụng kháng
insulin không qua được hàng rào rau thai và bị giáng hóa tại bánh rau. Nồng
độ insulin kích thích tăng lên ở cuối thai kỳ sự giải phóng ồ ạt insulin để đáp
ứng với nồng độ glucose được truyền vào cơ thể trong 3 tháng cuối của thai
kỳ sẽ tăng lên gấp 1,5 đến 2,5 lần so với người bình thường. Chính những
thay đổi hormon của người mẹ khi có thai góp phần vào q trình làm giảm
tác dụng của insulin và tăng tiết insulin ở người mẹ dẫn đến hội chứng rối
loạn dung nạp đường trong quá trình thai nghén.
1.5.2.4 Vai trò của thai nhi đối với sự phân bố năng lượng của thai phụ[8]
Thai nhi tiêu thụ năng lượng khơng ngừng trong 24/24 giờ trong khi đó
thai phụ chỉ ăn một số bữa nhất định trong ngày vì trong lúc đói (khơng được
ăn) cơ thể thai phụ phải dùng nguồn năng lượng dự trữ để cung cấp cho thai
nhi hoạt động và phát triển. Đặc biệt là 3 tháng cuối khi mà tốc độ phát triển
của thai rất nhanh, cho nên có sự chuyển đổi nhanh chóng lipid của người mẹ
thành năng lượng để tiêu thụ đồng thời hạn chế đến tối đa sử dụng nguồn
năng lượng từ protit và cacbonhydrat. Sự bài tiết các hormon rau thai làm

tăng tiêu thụ lipid và đối kháng với tác dụng insulin dẫn đến tăng chuyển hóa
chất béo và tạo glucozen.
Trong thời gian bị đói, mỡ ở các tổ chức bị huy động nhiều hơn để tăng
tạo ra ceton, làm giảm nồng độ đường trong máu, đồng thời lượng nitơ cũng
tăng lên và được đào thải qua nước tiểu, giảm các acid amin có nguồn gốc từ
đường dẫn đến sinh tổng hợp glucozen trong giai đoạn cuối của thai nghén
làm tăng nồng độ glucoza huyết tương. Khi nồng độ glucoza huyết tương tăng
cao, glucoza qua bánh rau vào thai nhi và thai nhi được cung cấp năng lượng
dư thừa quá mức sẽ phát triển nhanh làm cho thai to. Mặt khác lượng
glucoza của thận cao quá ngưỡng của thận cho nên đường được đào thải qua
nước tiểu.


14

MẸ
Glucoza
Aminoacid

B
Á
N
H

Insulin 

Glucoza
Aminoacid
Ceton


Ceton
Gluceron

THAI NHI

R
A
U

Gluceron
 Insulin 

Mơ hình trao đổi insulin và glucose qua bánh rau

Nếu như người mẹ bị đói kéo dài, thai phụ sẽ huy động nguồn năng
lượng từ cơ bắp để nuôi dưỡng thai và làm giảm sút thể trọng hoặc là không
tăng cân. Trong 3 tháng cuối sự phát triển của thai nhi đòi hỏi nhu cầu cung
cấp năng lượng cao hơn nhiều và là chủ yếu chứ không phải do hoạt động
nồng độ của glucoza trong huyết tương của thai phụ.
Đây cũng chỉ là giai đoạn phát triển nhanh nhất của các tế bào, mô tế bào
cơ và tế bào  của đảo tụy vì vậy lượng đường huyết của mẹ quá cao và được
truyền sang thai nhi làm tăng đường huyết của thai nhi kích thích insulin làm
tăng tạo mỡ cũng như glucozen trong máu thai nhi làm thai nhi phát triển to
quá mức, người ta đã thấy có hiện tượng quá sản của tiểu đảo tụy cũng như
tăng khối lượng các tổ chức nhạy cảm với insulin ở những thai to của những
bà mẹ bị đái tháo đường. Vì vậy họ cho rằng có hiện tượng tăng đường máu
do tăng tiết insulin ở trẻ những bà mẹ bị đái tháo đường


15


1.6. Sơ sinh quá cân và các yếu tố liên quan
1.6.1. Sơ sinh đủ tháng quá cân
Trọng lượng trung bình của thai nhi đủ tháng ở người Việt Nam là
3000gr ± 200gr. SSĐTQC là những thai nhi có trọng lượng ngay sau sinh
≥ 3500gr [4]
Đối với người đẻ con rạ đẻ nhiều lần khung chậu rộng rãi thai có trọng
lượng 4000gr cũng có thể đẻ đường dưới nhưng đối với khung chậu bình
thường thai có trọng lượng 4000gr trở lên có thể đẻ đường dưới nhưng thường
gặp một số khó khăn như: đẻ khó do vai, đờ tử cung, băng huyết sau đẻ.....
Đối với người đẻ con so thai có trọng lượng ≥ 3500gr cũng thể gây đẻ khó vì
khung chậu đẻ lần đầu chưa được thử thách tầng sinh mơn của người mẹ giãn
nở chưa tốt. Nói chung thai càng to thời gian chuyền dạ kéo dài, tỷ lệ đẻ can
thiệp forceps, phẫu thuật và đẻ khó do vai sẽ tăng lên. Những thai có trọng
lượng ≥4500gr, tỷ lệ chết trong đẻ và tỷ lệ chết vì chấn thương tăng cao đặc
biệt là đẻ khó do vai. Theo hiệp hội sản khoa Mỹ năm 2000 tỷ lệ đẻ khó do
thai to gây kẹt vai thay đổi từ 0,6 - 1,4% [3].
Sơ sinh quá cân thường gặp ở người mẹ bị đái tháo đường do di truyền,
mẹ béo phì, mẹ cao lớn, thai già tháng, thai giới tính nam, tiền sử đẻ con to và
vấn đề chủng tộc có liên quan đến sơ sinh quá cân.[3]
Việc ước lượng chính xác trọng lượng thai trước khi sinh rất khó khăn
hiện nay vẫn còn là thách thức với các nhà sản khoa. Chính vì vậy ở những
trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ sơ sinh quá cân cần phải phối hợp giữa thăm
khám lâm sàng cẩn thận kết hợp với các thăm dò cận lâm sàng, hỏi tiền sử đẻ
thai to và tiền sử bệnh tật có liên quan như: đái tháo đường, béo phì,. ..
- Thăm khám lâm sàng: dựa vào đo chiều cao tử cung và vòng bụng tuy
nhiên còn phụ thuộc vào bề dày thành bụng, lượng nước ối, tư thế tử cung và


16


kỹ năng của người khám. Nói chung dấu hiệu chỉ điểm SSQC vẫn còn rất
nghèo nàn.
- Đánh giá bằng siêu âm: giá trị của siêu âm trong đánh giá SSQC thì
chắc chắn hơn dựa vào các số đo các kích thước: chu vi bụng, đường kính
trung bình bụng....
Tuy nhiên khơng có phương pháp đơn độc nào có giá trị để chẩn đốn và
tiên lượng SSQC với độ chính xác cao. Để đánh giá SSQC cần theo dõi thai
nghén phát hiện các yếu tố nguy cơ thăm khám lâm sàng tỷ mỉ phối hợp với
các thăm dò cận lâm sàng.
- Đề phịng SSQC: ngồi những yếu tố khơng thể can thiệp như yếu tố
gen, di truyền, SSQC ở người đẻ nhiều lần thì việc quản lý kiểm sốt đường
huyết ở những phụ nữ mang thai đái tháo đường cũng có thể hạn chế được
tình trạng SSQC [44].
- Xử trí SSQC[3]: trước những trường hợp nghi ngờ thai to có sự bất
tương xứng đối với khung chậu cần làm nghiệm pháp lọt ngôi chỏm khi đủ
điều kiện. Nếu thất bại chỉ định mổ lấy thai. Nếu nghiệm pháp thành cơng
ngơi có thể lọt xuống người phụ nữ có thể đẻ được song có thể gặp nhiều biến
chứng. Sang chấn thai nhi chấn thương đường sinh dục, chảy máu sau đẻ vì
vậy cần phải cắt tầng sinh môn rộng, can thiệp thủ thuật forcep lấy thai. Trong
trường hợp bất cân xứng rõ rệt cần chỉ định mổ sớm để hạn chế các biến
chứng do đẻ SSQC.
1.6.2. Một số yếu tố liên quan đến sơ sinh quá cân
* Yếu tố về phía mẹ:
- Tuổi của mẹ: đã có nhiều cơng trình nghiên cứu chứng minh mới liên
quan giữa tuổi mẹ và cân nặng trẻ. Kết quả nghiên cứu cho thấy các bà mẹ
dưới 20 tuổi và trên 35 tuổi có nguy cơ đẻ con nhẹ cân hơn so nhóm tuổi từ
21 - 34 tuổi. Các bà mẹ trẻ do cơ thể chưa phát triển toàn diện khung chậu



17

phát triển chưa chín muồi mặt khác ở lứa tuổi này có thể do bà mẹ cịn thiếu
kiến thức bảo vệ và chăm sóc thai nghén nên tăng nguy cơ đẻ con nhẹ cân.
- Dinh dưỡng người mẹ khi mang thai: thai nhi sống và phát triển trong
buồng tử cung và phụ thuộc hoàn toàn vào người mẹ qua tuần hồn tử cung
rau vì vậy chế độ dinh dưỡng của mẹ trong thời gian mang thai có tác động
rất lớn và được coi là yếu tố liên quan đến sự phát triển của thai và ảnh hưởng
đến cân nặng của trẻ lúc đẻ[9].
- Tăng cân của bà mẹ trong quá trình mang thai (với trường hợp đẻ một
thai): tổng số cân nặng của mẹ tăng trong suốt quá trình mang thai bình
thường từ 10 - 12 kg. Trong 3 tháng đầu tăng khoảng 1 - 1,5 kg, 3 tháng giữa
tăng khoảng 4 - 5 kg, ba tháng cuối tăng khoảng 6 kg [2].Tăng cân của mẹ
trong quá trình mang thai có liên quan chặt chẽ đến trọng lượng của trẻ sơ
sinh khi đẻ [5]. Theo Bergmann [22] khi nghiên cứu trên 2994 bà mẹ mang thai
đã thấy sự tăng cân của bà mẹ có liên quan đến cân nặng của con theo các quý:
+ Mỗi kg tăng cân của người mẹ trong quý I tương ứng với sự tăng cân
của con khi sinh là 18g/kg.
+ Mỗi kg tăng cân của người mẹ trong quý II tương ứng với sự tăng cân
của con khi sinh là 32,8g/kg.
+ Mỗi kg tăng cân của người mẹ trong quý III tương ứng với sự tăng cân
của con khi sinh là 17g/kg.
- Chiều cao của mẹ: chiều cao và kích thước khung chậu của mẹ có liên
quan đến trọng lượng của trẻ sơ sinh trong q trình chuyển dạ. Những bà mẹ
có chiều cao thấp liên quan đến khung chậu hẹp hay đẻ khó có nhiều biến
chứng khi đẻ, thường đẻ con cân nặng thấp và ngược lại những bà mẹ có
chiều cao lớn thường đẻ con cân nặng hơn. Theo nghiên cứu của Phan Văn
Q năm 1995 [13] thì có mối tương quan giữa chiều cao của mẹ với cân
nặng của trẻ sơ sinh khi đẻ và cho biết mẹ càng cao thì đẻ con càng nặng cân.



18

- Khoảng cách giữa hai lần sinh của mẹ:
Trong quá trình mang thai dinh dưỡng dự trữ của mẹ được huy động dần
dần cho thai nhi để phục hồi sức khỏe cho bà mẹ sau đẻ nuôi con và chuẩn bị
tốt cho lần đẻ sau địi hỏi phải có thời gian không quá ngắn từ 2 - 4 năm.
Những bà mẹ có thai lại trong vịng 2 năm sẽ khơng đủ dự trữ năng lượng cho
thai phát triển bình thường vì đã tiêu hao nhiều năng lượng cho đẻ và nuôi
con lần trước dẫn đến hậu quả là không đủ dinh dưỡng cho phát triển bào thai
và gây nguy cơ cao đẻ con nhẹ cân. Vì vậy khoảng cách giữa hai lần sinh hợp
lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thai trong tử cung.
- Chỉ số khối cơ thể BMI (Body Mass Index):
Chỉ số khối cơ thể được tính theo cơng thức BMI = cân nặng (kg)/bình
phương của chiều cao (m). Tiêu chuẩn phân loại béo phì dựa trên BMI được
tổ chức y tế thế giới điều chỉnh cho phù hợp với người châu Á giới thiệu năm
2000 như sau [60]:

BMI

Phân loại

<18,5

Nhẹ cân

18,5 – 22,9

Bình thường


23 -24,9

Dư cân

25 – 29,9

Béo phì độ I

≥ 30

Béo phì độ II

Nhiều nghiên cứu đã đưa ra các bằng chứng chứng minh chỉ số khối cơ
thể người mẹ liên quan đến sự phát triển của thai trong buồng tử cung. Ví dụ
người mẹ béo phì chỉ số khối cơ thể cao thì tỷ lệ đẻ sơ sinh quá cân càng
cao [21]


19

- Mẹ bị đái tháo đường: đái tháo đường là một bệnh nội tiết không chỉ
ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người mẹ mà còn ảnh hưởng đến sự
phát triển của thai nhi do sự gia tăng quá mức lượng đường trong huyết tương
của người mẹ mà kết quả insulin tăng cao và mức tăng trưởng yếu tố insulin
kích thích tổng hợp gulogen, lắng đọng chất béo và tăng trưởng của thai nhi
dẫn đến nguy cơ đẻ thai to của các bà mẹ bị đái tháo đường mà khơng kiểm
sốt lượng đường huyết tăng cao trong thời kỳ thai nghén. Thai quá to là biến
chứng hay gặp nhất làm tăng biến cố sản khoa khi sinh, hạ đường máu, suy hô
hấp, vàng da, ngạt, chấn thương trong cuộc đẻ...
Ở Việt Nam theo kết quả điều tra tỷ lệ ĐTĐ trong thai kỳ được xác định

là 5,9% và sau đẻ 6-12 tuần là 5,7% [1]. Tỷ lệ ĐTĐ trong thai kỳ của nghiên
cứu này thấy hơn tỷ lệ ở Mỹ [28] là 7,4%. Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ
mắc bệnh ĐTĐ trong thai kỳ tăng tỷ lệ thuận với chỉ số khối cơ thể trước khi
có thai [1], [50]
Nghiên cứu của Tạ Văn Bình tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường của mẹ là
3,8%; 6,3% và 12% tương ứng ở các nhóm có BMI <18,5; 18,5-22,9 và ≥ 23
sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p=0,003). Nguy cơ mắc bệnh của nhóm
có BMI ≥ cao gấp 2 lần so với nhóm BMI<23 (OR = 2,37) [1] kết quả nghiên
cứu cho thấy khi chỉ số BMI của đối tượng nghiên cứu trước khi có thai cũng
là yếu tố nguy cơ của bệnh ĐTĐ trong khi mang thai. Nguy cơ ĐTĐ trong
thời kỳ mang thai tăng lên ở nhóm đối tượng có tiền sử sản khoa bất thường
như: sảy thai, đẻ non, thai lưu [1] [29]. Nhiều nghiên cứu khác trên thế giới đã
cho thấy có sự liên quan giữa ĐTĐ trong thời kỳ mang thai và dị tật trẻ SS
như vô sọ não úng thủy, nứt cột sống. Số lần sinh con của bà mẹ cũng là yếu
tố nguy cơ của ĐTĐ với thai kỳ. Những người đẻ con rạ có nguy cơ ĐTĐ
trong thời kỳ mang thai cao hơn người con so. Nguy cơ đẻ con ≥ 4000gr của
các bà mẹ bị ĐTĐ trong thời kỳ mang thai cao gấp 2,5 lần so với nhóm bà mẹ


20

không bị ĐTĐ trong thời kỳ mang thai [25]. Nghiên cứu của Vũ Thị Duyên
và Lê Thị Yến ở những người mẹ có lượng đường máu > 6,5 mmol/l tỷ lệ đẻ
con > 4000gr cao hơn nhóm các bà mẹ có lượng đường máu ≤ 6,5 mmol/l sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001 [5], [17]. Năm 2004 khi nghiên
cứu về tỷ lệ ĐTĐ thai kỳ và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ quản lý thai
nghén tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội,
Nguyễn Đức Vy và cộng sự [16] chưa thấy mối liên quan giữa lượng đường
máu và tỷ lệ SSQC. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu khác [28], [29] đều cho thấy
mối liên quan chặt chẽ giữa đường huyết và tỷ lệ SSQC. Những thai phụ có

đường máu tăng và ĐTĐ phụ thuộc insulin tỷ lệ đẻ thai to là 5-10% [21],
[24]. Các tác giả đã đưa ra khuyến cáo: tất cả những phụ nữ có thai cần được
xét nghiệm sàng lọc đường máu ở quý II của thai nghén.
- Bệnh lý của người mẹ trong thời gian mang thai:
Theo các tài liệu trong y văn bệnh tật có liên quan thai nghén như: tiền
sản giật, nhiễm khuẩn, tăng HA, bệnh tim mạch, nhiễm virut, thiếu máu... đều
làm cản trở sự phát triển của thai gây ra đẻ non và thai chậm phát triển trong
tử cung. Tuy nhiên có những bệnh lý của mẹ trong thời kỳ mang thai tác động
làm thai phát triển quá mức trong tử cung như: đái tháo đường, béo phì...
- Thiếu máu của mẹ trong thời gian mang thai:
Thiếu máu của mẹ trong thời gian mang thai là sự giảm số lượng hồng
cầu hoặc giảm nồng độ huyết sắc tố ở máu ngoại vi dẫn đến thiếu ô xy để
cung cấp cho các tổ chức của cơ thể. Việc nuôi dưỡng thai chịu ảnh hưởng
bởi sự thiếu máu tuần hoàn của người mẹ tới bánh rau và thai. Nếu tuần hoàn
máu mẹ về đủ sẽ cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi và ngược lại. Nếu
người mẹ bị thiếu máu trong thời gian mang thai sẽ có ảnh hưởng xấu đến
thai. Thiếu máu trong thời kỳ thai nghén là nguyên nhân của sảy thai, đẻ non,
thai suy dinh dưỡng trong tử cung và đẻ con nhẹ cân điều này đã được chứng


21

minh trong nghiên cứu của các tác giả trong ngoài nước. Như theo nghiên cứu
của tác giả Nguyễn Thị Hương Linh [10] nhóm thai phụ thiếu máu nặng và
vừa có nguy cơ sinh con chậm phát triển cao gấp đôi nhóm thai phụ khơng
thiếu máu. Các nghiên cứu trong và ngồi nước chưa tìm thấy sự liên quan
giữa lượng huyết sắc tố với tỷ lệ SSQC.
* Yếu tố về phía thai:
Giới tính thai: các nghiên cứu trong và ngồi nước đều cho cùng một
nhận xét tỷ lệ SSQC ở trẻ sơ sinh trai cao hơn sơ sinh gái. Theo Phạm Thị

Quỳnh Hoa [7] tỷ lệ SSQC ở bé trai 19,65%, ở trẻ gái là 10,10%.
* Yếu tố kinh tế xã hội:
- Các yếu tố bao gồm nghề nghiệp, trình độ văn hố thu nhập, chế độ
dinh dưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến trọng lượng của thai. Ở Việt nam theo
nghiên cứu của Huỳnh Thị Bích Ngọc năm 2000 [11] tại bệnh viện Phụ sản
Trung Ương tỷ lệ sơ sinh ≥ 4000gr là 1,5%. Nghiên cứu của Vũ Thị Duyên
[5]tại bệnh viện Bạch Mai tỷ lệ sơ sinh ≥ 4000gr là 2,78%. Nghiên cứu của
Phạm Thị Quỳnh Hoa năm 2006 tỷ lệ SSQC theo tuổi thai là 15,8%[7]. Như
vậy khi điều kiện kinh tế xã hội được cải thiện, mức sống của người dân tăng
cao người dân có chế độ dinh dưỡng khi mang thai tốt hơn và có điều kiện
tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, quản lý thai nghén tốt hơn.
1.6.3. Những khó khăn và biến chứng trong khi có thai và khi chuyển dạ
* Về phía mẹ: khi thai đủ tháng những trường hợp thai to thường làm
muộn quá trình chuyển dạ, cuộc chuyển dạ tự nhiên khó khởi động được vì
vậy phải gây chuyển dạ hoặc mổ lấy thai chủ động trong những trường hợp
thai to tăng cao, tỷ lệ ngôi bất thường cũng tăng cao. Nếu cuộc chuyển dạ
được diễn ra thì các rối loại cơn co tử cung làm chuyển dạ đình trệ, sự bất cân
xứng giữa thai nhi và khung chậu làm cuộc chuyển da kéo dài. Tỷ lệ đẻ phải
can thiệp thủ thuật cao, các biến chứng do cuộc đẻ đường dưới: rách TSM


22

phức tạp, huyết tụ sinh dục, chảy máu sau đẻ, ... là những biến chứng có tỷ lệ
cao hơn ở nhóm phụ nữ đẻ SSQC.
Theo tác giả Nguyễn Thị Ngọc Phượng [12] tỷ lệ chảy máu sau đẻ chiếm
tỷ lệ 0,69% trong tổng số các ca đẻ SSQC. Theo Phạm Thị Quỳnh Hoa [7] tỷ
lệ rách tầng sinh môn phức tạp là 1,96% ở nhóm SSQC theo tuổi thai và
0,99% ở nhóm sơ sinh có trọng lượng bình thường. Theo Hồng Mạnh Hà [6]
tỷ lệ mổ lấy thai vì thai to là 21,7% trong tổng số các chỉ định mổ lấy thai.

Các nghiên cứu khác [14], [15] đều chỉ ra tỷ lệ mổ lấy thai ở những trường
hợp thai to đều rất cao. Những trường hợp thai quá to đẻ đường dưới làm
đường sinh dục của mẹ giãn nở quá mức làm giảm mất khả năng nâng đỡ của
đáy chậu và đây là một trong những nguyên nhân gây sa sinh dục.
* Về phía con: do hậu quả của cuộc chuyển dạ đẻ thai to kéo dài, rối loạn
cơn co tử cung dẫn đến suy thai, ngạt sau đẻ, suy hô hấp cấp, nhiễm trùng
trong thời kỳ SS. Tần suất đẻ khó do vai hay gặp trong những trường hợp thai
to tồn bộ hoặc đường kính lưỡng mỏm vai q lớn không thể lọt qua eo trên
được hoặc phải lọt theo kiểu không đối xứng nhưng vai dễ bị mắc kẹt trong
tiểu khung lúc này buộc phải can thiệp các thủ thuật cắt xương đòn để lấy
vai [48], [52]. Trong cuộc chuyển dạ của những trương hợp SSQC giai đoạn
sổ thai luôn bị kéo dài nên phải can thiệp thủ thuật giác hút hoặc forceps để
lấy thai ra. Tỷ lệ trẻ bị tổn thương đám rối thần kinh cánh tay, gãy xương đòn
cũng tăng cao trong những trường hợp đẻ SSQC. Ngay sau đẻ do nhu cầu
năng lượng của trẻ lớn hoặc do rối loạn chuyển hố vì trước đó mẹ đã bị các
bệnh nội tiết: đái tháo đường, béo phì,

nếu khơng được theo dõi và chăm

sóc tốt trẻ dễ bị hạ đường huyết, hôn mê sau đẻ.
Những biến chứng xa như trẻ mắc các bệnh về nội tiết, béo phì, chậm
phát triển trí tuệ cũng gặp tỷ lệ cao ở những trường hợp SSQC.


23

Chương 2.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Tất cả những bà mẹ và toàn bộ số trẻ họ sinh ra tại Bệnh viện Gang Thép

Thái Nguyên từ tháng 6/2010 - 6/2011.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
- Tuổi thai đủ tháng từ 38 - hết 41 tuần.
- Một thai.
- Trẻ sơ sinh đẻ ra sống
Các thông tin và yếu tố nghiên cứu của bà mẹ và trẻ sơ sinh được ghi
chép đầy đủ trong hồ sơ.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Thai non tháng tuổi thai ≤ 37 tuần.
- Thai già tháng (thai quá ngày sinh) tuổi thai ≥ 42 tuần.
- Không xác định tuổi thai.
- Không đầy đủ các thông tin nghiên cứu.
- Đa thai.
2.1.3. Số lượng nghiên cứu.
Cỡ mẫu nghiên cứu được tính theo cơng thức:
n  z 21



p (1  p )

2

  p. 2

Trong đó:
n: số trẻ sơ sinh đủ tháng cần nghiên cứu


24


z 21 : hệ số tin cậy = 1,96 với độ tin cậy 95%



2



p=0,15: tỷ lệ sơ sinh quá cân trong nghiên cứu trước [7]
ε: độ chính xác tương đối
Trong nghiên cứu này tôi chọn ε=0,15
Thay vào công thức trên tính được cỡ mẫu cho nhóm nghiên cứu là: 968
số sơ sinh đủ tháng.
Để có đủ số liệu trên thì thời gian nghiên cứu tiến hành trong vòng 1
năm bắt đầu từ tháng 6 năm 2010 đến tháng 6 năm 2011, số liệu đã thu thập
được là 1020 trẻ SS.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.3. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại Khoa Phụ Sản - Bệnh viện Gang thép
Thái Nguyên
2. 4. Kỹ thuật thu thập số liệu
- Xây dựng mẫu bệnh án nghiên cứu.
- Các số liệu được thu thập dựa trên kết quả thăm khám và những thông
tin về các yếu tố liên quan đến sự phát triển quá trình mang thai. Các đối
tượng nghiên cứu được chọn lọc sẽ được thăm khám theo trình tự sau:
* Mẹ: hỏi các yếu tố đặc trưng và các yếu tố xã hội, tiền sử bệnh lý toàn
thân, tiền sử sản khoa và các yếu tố liên quan đến thai nghén lần này.
+ Khám lâm sàng theo dõi quá trình chuyển dạ, cách chuyển dạ, cách đẻ.

+ Theo dõi và đánh giá các biến chứng của cuộc đẻ: chảy máu, đờ tử
cung, chấn thương đường sinh dục.


25

+ Làm các xét nghiệm: siêu âm thai, công thức máu, đường máu, xét
nghiệm nước tiểu và các xét nghiệm cơ bản khác.
* Con: tất cả trẻ sơ sinh đều được nghiên cứu các đặc điểm sau:
+ Tuổi thai: được tính theo ngày đầu của kỳ kinh cuối cùng trong trường
hợp mẹ khơng nhớ kỳ kinh cuối thì áp dụng các phương pháp khác. Dựa vào
kết quả siêu âm quý I của thai nghén.
+ Cân nặng trẻ ngay sau đẻ để phân loại sơ sinh theo 3 mức:
+ Sơ sinh q cân
+ Sơ sinh có trọng lượng trung bình.
+ Sơ sinh thấp cân.
+ Đánh giá chỉ số Apgar.
+ Đánh giá và theo dõi các biến chứng sau sinh: suy hô hấp, hạ đường
máu, sang chấn, nhiễm khuẩn.
2.5. Các biến số nghiên cứu
2.5.1. Các yếu tố đặc trưng và yếu tố xã hội
- Tuổi: tính theo tuổi dương lịch
- Khu vực sinh sống: nơng thơn, thành thị.
- Trình độ học vấn: tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học,sau
phổ thông trung học.
- Nghề nghiệp: công nhân, làm ruộng, công nhân viên chức, nội trợ, khác
- Tiền sử bệnh tật: đái tháo đường, basedow, tăng huyết áp, bệnh tim
mạch, tiết niệu, tiêu hóa và các bệnh khác.
- Tiền sử sản khoa: số lần đẻ đủ tháng, thiếu tháng, số lần nạo hút thai,
tiền sử đẻ thai to, số con sống.



×