Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Nhận diện văn hóa tổ chức của trường đại học dựa trên bộ công cụ đánh giá văn hóa tổ chức OCAI ( nghiên cứu trường hợp trường đại học ngoại ngữ đại học quốc gia hà nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 85 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

TRẦN TRÍ THÀNH

NHẬN DIỆN VĂN HĨA TỔ CHỨC
CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC DỰA TRÊN BỘ CÔNG CỤ
ĐÁNH GIÁ VĂN HÓA TỔ CHỨC OCAI
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC QUẢN LÝ

Hà Nội, 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

TRẦN TRÍ THÀNH

NHẬN DIỆN VĂN HĨA TỔ CHỨC
CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC DỰA TRÊN BỘ CÔNG CỤ
ĐÁNH GIÁ VĂN HÓA TỔ CHỨC OCAI
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI)

Chuyên ngành: Khoa học quản lý
Mã số: 8340401.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC QUẢN LÝ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Ngọc Thanh



Hà Nội, 2021


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA TỔ CHỨC
CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC ............................................................................. 8
1.1. Các khái niệm chủ yếu ............................................................................. 8
1.1.1. Văn hóa ................................................................................................... 8
1.1.2. Văn hóa tổ chức .................................................................................... 11
1.1.3. Văn hóa tổ chức của trường đại học..................................................... 14
1.2. Các yếu tố cấu thành văn hóa tổ chức của trường đại học ................ 18
1.2.1. Mơ hình văn hóa tổ chức....................................................................... 18
1.2.2. Những nội dung cơ bản của văn hóa tổ chức trong trường đại học..... 21
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 31
Chương 2. NHẬN DIỆN VĂN HÓA TỔ CHỨC CỦA TRƯỜNG ĐẠI
HỌC NGOẠI NGỮ - ĐHQGHN QUA KHẢO SÁT VỚI BỘ CÔNG CỤ
OCAI .............................................................................................................. 32
2.1. Đặc điểm chung của trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc gia
Hà Nội ............................................................................................................. 32
2.1.1. Cơ cấu tổ chức của nhà trường ............................................................ 32
2.1.2. Sứ mệnh nhà trường .............................................................................. 34
2.1.3. Tầm nhìn................................................................................................ 34
2.1.4. Giá trị cốt lõi ......................................................................................... 35
2.2. Giới thiệu bộ công cụ đánh giá văn hóa tổ chức OCAI ...................... 35
2.3. Phân tích kết quả khảo sát bằng bộ công cụ OCAI ............................ 40
2.3.1. Kết quả khảo sát .................................................................................... 40
2.3.2. Những vấn đề đặt ra trong q trình xây dựng văn hóa tổ chức của
trường Đại học Ngoại Ngữ - ĐHQGHN ........................................................ 49

Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 52


Chương 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MƠ HÌNH VĂN HĨA TỔ CHỨC
CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐHQGHN ............................ 53
3.1. Căn cứ của các giải pháp ....................................................................... 53
3.2. Những giải pháp chủ yếu ....................................................................... 54
3.2.1. Xây dựng triết lý phát triển giáo dục phù hợp ...................................... 54
3.2.2. Đổi mới phong cách lãnh đạo, quản lý ................................................. 56
3.2.3. Hoàn thiện các giá trị liên kết mọi thành viên trong nhà trường ......... 61
3.2.4. Đặt chiến lược trọng tâm của nhà trường vào việc phát triển con người .. 65
3.2.5. Hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động .............................. 67
3.2.6. Phát triển các biểu trưng hữu hình đặc trưng của nhà trường ............ 69
3.2.7. Nâng cao các yếu tố sáng tạo trong nhà trường................................... 69
Tiểu kết chương 3............................................................................................ 71
KẾT LUẬN .................................................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 74
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 77


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1. Cấu trúc của hệ thống văn hóa......................................................... 9
Bảng 1.2. Các dấu hiệu đặc trưng VHTC lành mạnh ..................................... 15
Sơ đồ 1.3. Các yếu tố trong VHTC của nhà trường ........................................ 22
Mơ hình 1.4: Mơ hình tảng băng..................................................................... 29
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của trường Đại học Ngoại Ngữ - ĐHQGHN........ 34
Sơ đồ 2.2. Một số đặc trưng của các mơ hình văn hóa xác định bởi cơng cụ
OCAI ............................................................................................................... 38
Bảng 2.3: Kết quả phân tích mơ hình văn hóa hiện tại và mong muốn .......... 40
Bảng 2.4: Kết quả khảo sát tiêu chí đặc điểm nổi bật (Organizational

Characteristics) ................................................................................................ 43
Bảng 2.5: Yếu tố lãnh đạo (Organizational Leader) ....................................... 44
Bảng 2.6: Quản lý nhân viên (Management of Employees) ........................... 45
Bảng 2.7: Tính gắn kết trong tổ chức (Organizational Glue) ......................... 46
Bảng 2.8: Điểm nhấn chiến lược (Strategic Emphasis) .................................. 47
Bảng 2.9: Tiêu chí thành công (Criteria of Success) ...................................... 48


BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GD

Giáo dục



Cao đẳng

ĐH

Đại học

VH

Văn hóa

VHTC

Văn hóa tổ chức


GV

Giáo viên

HS

Học sinh

THPT

Trung học phổ thơng

GS.TS

Giáo sư. Tiến sĩ

PGS.TS

Phó giáo sư. Tiến sĩ

Ths

Thạc sĩ

VHNT

Văn hóa nhà trường

ĐHQGHN


Đại học Quốc gia Hà Nội

OCAI

Organization Assessment Instrument

KPI

Key Performance Indicator

NN&VH

Ngôn ngữ và Văn hóa

HSSV

Học sinh - Sinh viên

CNTT TT&HL

Cơng nghệ thơng tin truyền thông và học liệu


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhân loại đang bước vào thế kỷ thứ XXI với xu hướng hội nhập quốc tế,
đang mở ra khơng ít những triển vọng phát triển giáo dục (GD) cho các quốc gia
và cho các trường Cao đẳng (CĐ), Đại học (ĐH). Đồng thời, cũng đặt ra những
thách thức to lớn đối với việc giữ gìn, phát triển văn hóa (VH) nói chung và văn
hóa tổ chức (VHTC) của nhà trường nói riêng.

Nghiên cứu về văn hố của trường Đại học cũng chính là nghiên cứu
một hệ thống giá trị và chuẩn mực giá trị đặc thù, được con người tích luỹ
trong q trình tích hợp các hoạt động sáng tạo VH, GD và khoa học.
Hệ giá trị văn hoá trường ĐH được biểu hiện thông qua vốn di sản VH
và các quan hệ ứng xử VH giữa những người trong một môi trường GD, có
tác động chi phối nhiều chiều đến mọi hoạt động và đời sống tâm lý của chính
những con người sống trong mơi trường đó, ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu
quả của quá trình GD trong nhà trường theo hướng phát triển con người toàn
diện; ảnh hưởng rõ rệt cách suy nghĩ, cảm nhận và hành động của mỗi thành
viên trong nhà trường, do đó có thể nâng cao hoặc cản trở động cơ, kết quả
dạy - học của giáo viên (GV) và học sinh (HS), sinh viên…
Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN được thành lập năm 1955. 65
năm qua, có thể nói rằng q trình xây dựng và phát triển Nhà trường ln
gắn liền với q trình hình thành, phát triển hệ thống giáo dục đại học và
ngành ngoại ngữ của đất nước. Trường là sự kết tinh trí tuệ, sức lực, quyết
tâm của nhiều thế hệ thầy và trị có nhiều đóng góp quan trọng trong sự
nghiệp xây dựng Tổ quốc và trong công cuộc đổi mới, cơng nghiệp hố, hiện
đại hố, hội nhập quốc tế của đất nước ngày nay. Hiện nay, Trường có 19
ngành đào tạo đại học và 9 ngành đào tạo sau đại học từ thạc sĩ đến tiến sĩ.
Hiện nay, trường đang đào tạo gần 1.000 nghiên cứu sinh, học viên sau đại

1


học, 5.000 sinh viên hệ chính quy, 1.300 học sinh THPT chuyên Ngoại ngữ,
192 học sinh THCS chuyên Ngoại ngữ và hơn 200 lưu học sinh nước ngoài.
Tất cả đã nói lên sự lớn mạnh và tiềm năng to lớn của nhà trường. Mặc dù
thời gian hoạt động khá dài qua nhiều giai đoạn phát triển nhưng việc hình
thành và nhận diện văn hóa tổ chức của nhà trường có thể còn nhiều yếu tố
chưa đầy đủ hoặc thiếu cập nhật, cần được hoàn thiện một cách đồng bộ và

sâu sắc hơn. Chính vì thế tác giả lấy tên đề tài luận văn Thạc sĩ của mình là:
“Nhận diện Văn hóa tổ chức của trường đại học dựa trên bộ cơng cụ đánh
giá Văn hóa tổ chức OCAI ( Nghiên cứu trường hợp trường Đại học Ngoại
ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội)”.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong vấn đề về VHTC nhà trường và bộ cơng cụ đánh giá văn hóa
OCAI đã có một số cơng trình sau:
- PGS.TS Phạm Ngọc Thanh (2007), Quản lý xã hội với giáo dục, đào
tạo (tập bài giảng), Trường ĐHKHXH&NV, Hà Nội.
- ThS. Nguyễn Viết Lộc (2009), Văn hóa tổ chức Đại học Quốc gia
Hà Nội trong bối cảnh hội nhập và đổi mới, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN,
Kinh tế và Kinh doanh 25, 230 - 238. Tác giả Nguyễn Viết Lộc trên cơ sở
phân tích những khái niệm và các yếu tố cấu thành văn hóa tổ chức của
trường đại học, tác giả khái quát các đặc trưng cơ bản của văn hóa tổ chức
của ĐHQGHN để đưa ra những vấn đề cần đặc biệt quan tâm và mơ hình
tham khảo cho q trình xây dựng văn hóa tổ chức ĐHQGHN trong bối
cảnh đổi mới và hội nhập.
- GT. TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Nguyễn Vũ Bích Hiền (2019), Quản lý
văn hóa nhà trường (Sách chuyên khảo), Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà
Nội, Hà Nội. Nhóm tác giả tập trung khái quát các vấn đề lý luận cơ bản của
văn hóa nhà trường và quản lý văn hóa nhà trường, trên cơ sở này nhóm tác
giả đưa ra những đặc trưng của văn hóa nhà trường ở Việt Nam nói chung và

2


văn hóa trường đại học nói riêng. Đây là những nội dung tương đối mới trong
các nghiên cứu về văn hóa nhà trường và quản lý văn hóa nhà trường ở Việt
Nam hiện nay. Cuốn sách cũng giới thiệu sơ lược một số đặc trưng cơ bản của
xã hội hiện đại có ảnh hưởng trực tiếp đến nhà trường, từ đó nhận diện xu

hướng phát triển văn hóa nhà trường trong thời đại mới.
- MBA.Nguyễn Văn Dung- TS. Phan Đình Quyền - ThS. Lê Việt Hưng
(2010), Văn hóa tổ chức và lãnh đạo, Nhà xuất bản Giao thông vận tải. Cuốn
sách này thể hiện quan hệ của văn hóa tổ chức với lãnh đạo, là một khái niệm
có thể giải thích nhiều hiện tượng trong tổ chức và cịn giúp các nhà lãnh đạo
vận dụng để tạo ra tổ chức hiệu quả hơn. Phân tích văn hóa nhằm làm sáng tỏ
sự phát sinh năng động các tiểu nhóm trong tổ chức, hiểu được các công nghệ
mới tương tác với tổ chức như thế nào, cần thiết cho việc quản lý xuyên qua
đường biên giới và dân tộc.
- Barbara Fralinger and Valerie Olson (2007) Organizational Culture At
the University Level: A Study Using The OCAI Instrument. Journal of
College Teaching & Learning - November 2007 Volume 4, Number 11.
- Kim S. Cameron and Robert E. Quinn (2006). Diagnosing and
Changing Organizational Culture, Jossey- Bass.
- Phạm Quang Hn (2011), Văn hóa tổ chức - Hình thái cốt lõi của
văn hóa nhà trường. Trong đó tác giả cũng tiếp tục khẳng định, Văn hóa nhà
trường (VHNT) là văn hóa của một tổ chức. Tác giả phân tích 7 biểu hiện
trong hình thái và cấp độ biểu hiện của VHNT đồng thời đưa ra 5 lí do để
khẳng định tầm quan trọng của VHNT đối với chất lượng giáo dục: Văn hóa
là tài sản lớn của bất kì một tổ chức nào; VHNT tạo động lực làm việc;
VHNT hỗ trợ điều phối và kiểm soát; VHNT hạn chế tiêu cực và xung đột;
Văn hóa nâng cao chất lượng các hoạt động trong nhà trường.
- Keup, Jennifer R.- Walker, Arianne A.- Astin, Helen S.- Lindholm,
Jennifer A.,Văn hóa tổ chức trong việc tạo ra thay đổi cho Nhà trường, Vựng

3


tập của Trung tâm Thông tin Nghiên cứu Khoa học về Giáo dục ERIC. Mục
đích của bài viết này là nhằm tổng thuật những nghiên cứu về việc tạo ra

những chuyển biến cho nhà trường khi nó có liên quan đến văn hóa tổ chức.
Việc thảo luận về tầm quan trọng của văn hóa tổ chức trong việc chuyển biến
nhà trường xoay quanh ba thành tố cơ bản của quá trình thay đổi: 1) Sự sẵn
sàng thay đổi và đáp ứng sự đổi mới của nhà trường, 2) Sự phản kháng đối
với những thay đổi được đề ra theo kế hoạch, 3) Kết quả quá trình tạo ra thay
đổi. Trong những cơng trình nghiên cứu trên, các tác giả nghiên cứu chỉ rõ
khái niệm văn hóa, các yếu tố cấu thành nên văn hóa, văn hóa quản lý, văn
hóa giáo dục, văn hóa trường đại học và quy trình xây dựng từng bước của
văn hóa tổ chức. Những tài liệu kể trên đã tạo nên tiền đề cho ý tưởng nghiên
cứu về VHTC của nhà trường của tác giả. Đồng thời đây cũng là nguồn tư
liệu quan trọng về lý thuyết của luận văn, nhằm làm rõ những khái niệm quan
trọng liên quan đến luận văn của tác giả. Các tài liệu về bộ cơng cụ đo lường
văn hóa OCAI cũng giúp chúng ta có thể hiểu rõ hơn về khái niệm bộ công
cụ, tác dụng của bộ công cụ, bộ công cụ gồm những nội dung, câu hỏi như thế
nào. Để từ đó có thể đi sâu vào sử dụng, ứng dụng vào việc phân tích, nhận
diện văn hóa ở một tổ chức cụ thể (ở đây là trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại
học Quốc gia Hà Nội).
Bên cạnh đó, hiện tại chưa có nghiên cứu nào về nhận diện VHTC của
trường Đại học Ngoại ngữ thông qua bộ cơng cụ đánh giá VHTC OCAI.
Chính vì vậy, đây sẽ là tính mới của luận văn khi tác giả lựa chọn đề tài trên,
đồng thời cũng là khó khăn khi thực hiện đề tài này.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Nhận diện, xác định rõ khái niệm VHTC của trường Đại học.
- Từ q trình khảo sát, phân tích và đánh giá mơ hình văn hóa thơng
qua bộ cơng cụ OCAI, đề xuất hệ thống biện pháp xây dựng VHNT mang tính

4


khả thi, phù hợp với thực tế quản lý đào tạo ở Trường Đại học Ngoại ngữ Đại học Quốc gia Hà Nội.

4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu nội dung: Trong phạm vi của một luận văn thạc sĩ,
tác giả tập trung vào nghiên cứu vấn đề nhận diện VHTC của trường Đại học
Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Các tư liệu phục vụ nghiên cứu trong
vòng 5 năm trở lại đây (2015- 2019).
Phạm vi nghiên cứu về không gian: Vấn đề VHTC của Trường Đại học
Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Mẫu khảo sát: Dựa vào bộ câu hỏi đánh giá OCAI
- Nhóm lãnh đạo quản lý: 10
- Nhóm giáo viên các Khoa: 40
- Nhóm cán bộ chuyên viên: 40
- Nhóm sinh viên: 70
6. Câu hỏi nghiên cứu
- Đặc trưng VHNT của trường Đại học Ngoại ngữ qua khảo sát là mơ
hình văn hóa nào?
- Cần thực hiện những giải pháp nào để xây dựng mơ hình VHNT theo
mong muốn?
7. Giả thuyết nghiên cứu
- VHTC của trường Đại học Ngoại ngữ là văn hóa thứ bậc.
- Cần phát triển, điều chỉnh mơ hình văn hóa của nhà trường theo mong
muốn qua quá trình khảo sát trong điều kiện hội nhập quốc tế, tồn cầu hóa.
8. Phương pháp chứng minh giả thuyết
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp phân tích số liệu thống kê.

5


- Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi (Tiến hành phát bảng hỏi bằng

hình thức online do ảnh hưởng của yếu tố dịch Covid 19).
9. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kết cấu luận văn gồm 3 chương
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về VHTC của trường đại học
1.1. Các khái niệm chủ yếu
1.1.1. Văn hóa
1.1.2. Văn hóa tổ chức
1.1.3. VHTC của trường đại học
1.2. Các yếu tố cấu thành nên VHTC của trường đại học
1.2.1. Mơ hình VHTC
1.2.2. Những nội dung cơ bản của VHTC trong trường đại học
Chương 2: Nhận diện VHTC của trường Đại học Ngoại NgữĐHQGHN qua khảo sát bằng bộ công cụ đánh giá OCAI
2.1. Đặc điểm chung của Trường Đại học Ngoại Ngữ thuộc ĐHQGHN
2.2. Giới thiệu bộ công cụ đánh giá VHTC OCAI
2.3. Phân tích kết quả khảo sát bằng bộ công cụ OCAI
2.3.1. Kết quả khảo sát
2.3.2. Những vấn đề đặt ra
Chương 3: Giải pháp xây dựng mơ hình VHTC của Trường Đại học
Ngoại Ngữ - ĐHQGHN trong giai đoạn 2021 - 2025
3.1. Căn cứ của các giải pháp
3.2. Những giải pháp chủ yếu
3.2.1. Xây dựng triết lý phát triển giáo dục phù hợp
3.2.2. Đổi mới phong cách lãnh đạo, quản lý
3.2.3. Hoàn thiện các giá trị liên kết mọi thành viên trong nhà trường
3.2.4. Đặt chiến lược trọng tâm của nhà trường vào việc phát triển con
người

6



3.2.5. Hồn thiện bộ tiêu chí đánh giá kết quả lao động
3.2.6. Phát triển các biểu trưng hữu hình đặc trưng của nhà trường
KẾT LUẬN

7


CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA TỔ CHỨC
CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC
1.1. Các khái niệm chủ yếu
1.1.1. Văn hóa
Muốn nghiên cứu về văn hóa tổ chức (VHTC) trong nhà trường và vai
trị của văn hóa đối với sự phát triển của xã hội nói chung và nhà trường nói
riêng, trước tiên phải có một khái niệm chính xác và nhất quán về văn hóa
cũng như cấu trúc của nó.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hố. Năm 1952, Alfred Kroeber
và Clyde Kluckhohn (Mỹ), đã tìm thấy khơng dưới 164 định nghĩa về văn
hóa. Sự khác nhau của chúng không chỉ là ở bản chất của định nghĩa đưa ra
(bởi nội dung, chức năng, các thuộc tính) mà cả ở cách sử dụng rộng rãi của
từ này.
Nghĩa gốc của văn hóa là cái đẹp. Theo cách nhìn phương Đơng, hình
thức đẹp đẽ biểu hiện trước hết là trong lễ, nhạc, cách lãnh đạo, quản lý,… đặc
biệt trong ngơn ngữ, cách ứng xử lịch sự. Nó biểu hiện thành một hệ thống các
chuẩn mức, giá trị ứng xử được mọi người chấp nhận và xem là đẹp đẽ [4].
Định nghĩa Văn hóa của UNESCO: “Văn hóa hiểu theo nghĩa rộng là
một phức thể, tổng thể các đặc trưng diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức,
tình cảm khắc họa lên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, xã
hội,…”.[27] Văn hóa (VH) khơng chỉ bao gồm nghệ thuật văn chương mà cả
những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị,

những truyền thống tín ngưỡng.
Văn hóa hiểu theo nghĩa hẹp: Văn hóa là một tổng thể những hệ thống
biểu trưng (kí hiệu) chi phối cách ứng xử và sự giao tiếp trong một cộng đồng
khiến cộng đồng ấy có đặc thù riêng… Văn hóa bao gồm hệ thống những giá

8


trị để đánh giá một sự việc, một hiện tượng (đẹp hay xấu, có đạo đức hay vơ
đạo đức, phải hay trái, đúng hay sai v.v. . .) theo cộng đồng ấy.
Dưới góc độ xã hội học thì văn hóa là một hiện tượng xã hội gắn với
đời sống xã hội, cịn nội dung của văn hóa chính là sản phẩm của hoạt động
thực tiễn có tính sáng tạo của con người, luôn được chắt lọc kế thừa, phát
triển dưới tác động của con người, vì hạnh phúc của con người.
Theo những ý nghĩa đó, văn hóa là một hiện tượng xã hội đặc thù mà
nét nổi trội cơ bản của hiện tượng này là ở chỗ chúng là một hệ thống những
giá trị chung nhất cả về vật chất và tinh thần một cộng đồng, một dân tộc, một
thời đại hay một giai đoạn lịch sử nào đó, là kết quả của quá trình hoạt động
thực tiễn của con người trong môi trường tự nhiên và trong các mối quan hệ
xã hội.
Cấu trúc của hệ thống văn hóa được thể hiện qua sơ đồ sau đây:

Sơ đồ 1.1. Cấu trúc của hệ thống văn hóa [7]

9


Văn hóa là một hiện tượng khách quan, là tổng hịa của tất cả các khía
cạnh của đời sống trong xã hội.
Sự có mặt của những thành tố và mối quan hệ giữa chúng tạo nên bộ

mặt chung nhất của hệ thống văn hóa, cịn những biểu hiện cụ thể của văn hóa
nói chung và của mỗi thành tố nói riêng được phản ánh thơng qua các loại
hình văn hóa.
Mơi trường văn hóa chính là sự vận động của các quan hệ của con
người trong các quá trình sáng tạo, tái tạo, đánh giá, lưu giữ và hưởng thụ các
sản phẩm vật chất và tinh thần của mình, là tổng hịa các giá trị văn hóa vật
chất và văn hóa tinh thần tác động đến con người và cộng đồng trong một
không gian và thời gian xác định.
Môi trường văn hóa bao gồm nhiều yếu tố hợp thành các hệ thống nhất
định. Đó là hệ thống những giá trị văn hóa (các giá trị), hệ thống những quan
hệ văn hóa (cái mang giá trị), hệ thống những hình thái hoạt động văn hóa (cái
thực hiện giá trị) và hệ thống những thiết chế văn hóa (các định hướng giá trị).
Mỗi hệ thống đều ở trong q trình phát triển khơng ngừng chứ khơng phải
đứng n, bất biến.
Vì vậy, xây dựng mơi trường văn hóa thực chất là xây dựng và phát
huy tác dụng của từng hệ thống trong cấu trúc tổng thể của nó.
- Thành tố thứ nhất là: Hệ thống những giá trị văn hóa.
- Thành tố thứ hai là: Hệ thống những quan hệ văn hóa.
- Thành tố thứ ba là: Hệ thống những hình thái hoạt động văn hóa và
cảnh quan văn hóa.
- Thành tố thứ tư là: Hệ thống những thiết chế văn hóa.
Với ý nghĩa là tổng hịa các thành tố trên đây, mơi trường văn hóa có
vai trị cực kỳ quan trọng đối với đời sống cộng đồng và quá trình xây dựng
con người. Bởi vì, văn hóa “trở thành nhân tố thúc đẩy con người tự hoàn

10


thiện nhân cách, kế thừa truyền thống cách mạng của dân tộc, phát huy tinh
thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.

1.1.2. Văn hóa tổ chức
Có rất nhiều khái niệm về VHTC như sau:
VHTC là thói quen, cách nghĩ truyền thống và cách làm việc trong tổ
chức được chia sẻ bởi tất cả các thành viên trong tổ chức (Elliott Jaques, 1952).
VHTC là hệ thống những ý nghĩa chung được chấp nhận rộng rãi bởi
những người lao động trong thời gian nhất định (Adrew Pettgrew, 1979).
VHTC là một hệ thống ý nghĩa chung hàm giữ bởi các thành viên của
tổ chức, qua đó có thể phân biệt tổ chức này với tổ chức khác (Robbin, 2003).
Như vậy, văn hóa của một tổ chức là một tập hợp các chuẩn mực, các
giá trị, niềm tin và hành vi ứng xử của một tổ chức tạo nên sự khác biệt giữa
các thành viên của tổ chức này với các thành viên của tổ chức khác.
VHTC có thể được mơ tả như một tập hợp chung các tín ngưỡng, thơng
lệ, hệ thống giá trị, quy chuẩn hành vi ứng xử và cách kinh doanh riêng của
từng tổ chức.
Một điểm chung của những khái niệm về VHTC là tất cả những khái
niệm đều nhấn mạnh vào những phương tiện mang tính biểu đạt mà thơng qua
đó những giá trị trong VHTC được truyền bá tới những người lao động.
VHTC có 7 đặc tính quan trọng nhất, tập hợp các đặc tính này có thể
hiểu được bản chất văn hóa của một tổ chức.
Sự đổi mới và chấp nhận rủi ro: Mức độ mà người lao động được
khuyến khích tích cực đổi mới và dám chấp nhận rủi ro do đổi mới gây ra.
Chú ý tới các khía cạnh chi tiết: Mức độ mà nhà quản lý mong muốn
những người lao động thực hiện cơng việc chính xác, tỏ rõ khả năng phân tích
và chú ý đến những chi tiết nhỏ khi thực hiện công việc.

11


Sự định hướng kết quả: Mức độ mà người quản lý chú ý nhiều đến kết
quả thực hiện công việc hơn là chú ý đến quá trình thực hiện và phương pháp

được áp dụng để đạt được kết quả đó.
Hướng tới con người: Mức độ các quyết định của ban quản lý xem xét
đến tác động của kết quả lao động đến những người lao động trong tổ chức.
Hướng tới nhóm người lao động: Các hoạt động được tổ chức thực hiện
theo nhóm chứ khơng phải là theo từng cá nhân riêng lẻ.
Tính hiếu thắng: Mức độ nhân viên tỏ ra hiếu thắng và cạnh tranh với
nhau hơn là tự bằng lòng và dễ dãi.
Sự ổn định: Mức độ các hoạt động của tổ chức nhấn mạnh tới việc duy
trì nguyên trạng chứ không phải sự tăng trưởng hay sự thay đổi.
Văn hóa thực hiện một số chức năng trong phạm vi một tổ chức như sau:
- Thứ nhất, văn hóa có vai trị xác định ranh giới: văn hóa tạo ra sự
khác biệt giữa tổ chức này với tổ chức khác.
- Thứ hai, văn hóa có chức năng lan truyền chủ thể cho các thành viên
trong tổ chức.
- Thứ ba, văn hóa thúc đẩy nhân viên cam kết đối với lợi ích chung của
tổ chức, đối với những gì lớn hơn so với lợi ích riêng của cá nhân họ.
- Thứ tư, văn hóa làm tăng sự ổn định của hệ thống xã hội trong tổ
chức.
- Cuối cùng, văn hóa có tác dụng kiểm sốt để định hướng và hình
thành nên thái độ và hành vi của người lao động.
Những chức năng văn hóa trên có ích cho cả tổ chức và người lao động
thuộc tổ chức.
Văn hóa có tác dụng nâng cao sự cam kết tổ chức và làm tăng tính kiên
định trong hành vi của người lao động. Những điều này rõ ràng đem đến lợi ích
đích thực cho một tổ chức. Theo quan điểm của người lao động, văn hóa có giá
trị vì nó làm giảm đáng kể sự mơ hồ. Nó chỉ cho nhân viên biết mọi thứ được

12



tiến hành như thế nào và cái gì là quan trọng. Nhưng chúng ta khơng nên bỏ
qua khía cạnh phi chức năng của văn hóa, đặc biệt là của văn hóa mạnh.
Văn hóa cũng có thể là gánh nặng khi những giá trị chung của tổ chức
không phù hợp với những yếu tố có tác dụng thúc đẩy tính hiệu quả của tổ
chức. Hơn nữa, văn hóa cũng có thể gây cản trở đối với sự thay đổi, sự đa dạng
của nguồn lực con người trong tổ chức. Bởi vì bản thân mỗi người lao động có
một hệ thống giá trị và niềm tin riêng của họ. Khi làm việc trong tổ chức có nền
văn hóa mạnh, họ cần phải tuân thủ theo những quy phạm và hệ thống giá trị
chung của tổ chức. Như vậy, những mặt mạnh hay những ưu thế của từng
người lao động sẽ phần nào bị hạn chế hay khơng có điều kiện phát huy.
Ngồi ra, văn hóa cũng có thể là cản trở đối với sự sáp nhập của các tổ
chức. Bởi vì mỗi tổ chức sẽ theo đuổi những giá trị văn hóa khác nhau so với
tổ chức khác. Việc sáp nhập hai hay nhiều tổ chức có nền văn hóa khác nhau
đặt ra vấn đề lớn là lựa chọn giá trị văn hóa chung cho tổ chức mới và làm thế
nào để duy trì hoạt động của tổ chức mới có hiệu quả.
Các tập quán, truyền thống và cách thức xử lý công việc của một tổ
chức tùy thuộc rất lớn vào những gì mà tổ chức đã làm trước đó và mức độ
thành cơng mà tổ chức có được.
Nguồn gốc sâu xa của VHTC xuất phát từ người sáng lập ra tổ chức đó.
Thường thì những người sáng lập ra tổ chức có ảnh hưởng lớn trong việc hình
thành nên văn hóa ban đầu của tổ chức, họ có khả năng nhìn nhận tổ chức sẽ
trở nên như thế nào, và họ khơng bị ràng buộc bởi những thói quen xử lí cơng
việc hoặc hệ tư tưởng trước đó.
Quy mơ tổ chức nhỏ, tiêu biểu cho bất cứ mơ hình tổ chức mới sẽ tạo
điều kiện cho người sáng lập trong việc áp đặt quan điểm của mình lên tất cả
các thành viên trong tổ chức.
Văn hóa của một tổ chức là kết quả của quá trình tương tác giữa các
khuynh hướng giải quyết, giả thuyết của người sáng lập với những điều học
được từ những thành viên ban đầu của tổ chức và kinh nghiệm của bản thân.


13


1.1.3. Văn hóa tổ chức của trường đại học
VHTC trong nhà trường là toàn bộ các giá trị, niềm tin, truyền thống và
thói quen có khả năng quy định hành vi của mỗi thành viên trong tổ chức,
mang lại cho tổ chức một bản sắc riêng, ngày càng phong phú thêm và có thể
thay đổi theo thời gian.
VHTC trong nhà trường là một tập hợp các chuẩn mực, các giá trị,
niềm tin và hành vi ứng xử… đặc trưng của một trường học, tạo nên sự khác
biệt với các tổ chức khác.
VHTC trong nhà trường liên quan đến toàn bộ đời sống vật chất, tinh
thần của một nhà trường. Nó biểu hiện trước hết trong tầm nhìn, sứ mạng, triết
lý, mục tiêu, các giá trị, phong cách lãnh đạo, quản lý,... bầu khơng khí tâm lý.
Thể hiện thành hệ thống các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin, quy tắc ứng
xử…được xem là tốt đẹp và được mỗi người trong nhà trường chấp nhận [4].
Theo Eldrige và Crombie (1974): “VHTC của một trường đại học là hệ
thống niềm tin, giá trị, chuẩn mực, thói quen và truyền thống được tạo ra
trong quá trình lịch sử, được các thành viên trong nhà trường thừa nhận, làm
theo và in dấu ấn trong các hình thái vật chất và tinh thần, từ đó tạo nên bản
sắc riêng cho mỗi thiết chế tổ chức sư phạm”.
Văn hóa nhà trường là tồn bộ các yếu tố văn hóa được chủ thể (tổ
chức) chọn lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong quá trình hoạt động từ đó
tạo nên bản sắc riêng có của một tổ chức [8].
Có nhiều cách tiếp cận nội hàm VHTC trong nhà trường, do đó xuất
hiện nhiều định nghĩa khác nhau, tùy theo mỗi người nhấn mạnh khía cạnh
này hay khía cạnh khác. Tuy nhiên, tư tưởng xuyên suốt trong mọi định nghĩa
là VHTC trong nhà trường chính là văn hố nhà trường.
Tóm lại, từ những định nghĩa trên tác giả tiếp cận định nghĩa VHTC
trong nhà trường như sau:


14


“VHTC của một trường đại học là hệ thống niềm tin, giá trị, chuẩn mực
thói quen và truyền thống tạo ra trong quá trình lịch sử, được các thành viên
trong nhà trường thừa nhận, làm theo và in dấu ấn trong các hình thái vật chất
và tinh thần, từ đó tạo nên bản sắc riêng cho mỗi thiết chế tổ chức sư phạm”.
- VHTC nhà trường bao hàm những cái có thể nhìn thấy được, những
cái có thể sử dụng được và bầu khơng khí làm việc (biểu tượng, phương
châm, khẩu hiệu, quy tắc, những mong đợi…).
Khái niệm VHTC trong nhà trường được các tác giả phương Tây hiểu
rộng hơn nhiều so với việc chỉ tạo ra một môi trường học tập hiệu quả. Chúng
tập trung nhiều đến các giá trị cốt lõi cần thiết cho dạy học và ảnh hưởng đến
đời sống tinh thần của giảng viên và sinh viên. Nó liên quan đến mọi đối tác
trong trường từ Ban Giám hiệu đến giảng viên, sinh viên, phụ huynh, đến mọi
khía cạnh của nhà trường.
- Các dấu hiệu đặc trưng của VHTC lành mạnh được thể hiện qua bảng
sau [4].
Bảng 1.2. Các dấu hiệu đặc trưng VHTC lành mạnh
8 giá trị có thứ hạng cao nhất

8 giá trị có thứ hạng cao nhất trong

trong giá trị văn hóa tổ chức

giá trị VHTC trong nhà trường

1. Cạnh tranh


1. Sự đổi mới

2. Sự công bằng

2. Chấp nhận rủi ro

3. Dám làm

3. Trao quyền lực

4. Tinh thần nhóm

4. Sự tham gia của mọi người

5. Sự đổi mới

5. Tập trung vào kết quả

6. Cá nhân

6. Tập trung vào con người

7. Sự thi hành

7. Làm việc nhóm

8. Truyền thống

8. Sự ổn định


15


Các giá trị này tạo ảnh hưởng tích cực tới văn hố của giảng viên.
Khuyến khích mối quan hệ hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau
giữa các giảng viên, tạo bầu khơng khí tin cậy thúc đẩy giảng viên quan tâm
đến chất lượng và hiệu quả giảng dạy, học tập. Ngoài ra, các giá trị này cũng
tạo ảnh hưởng của văn hóa tích cực đến sinh viên, có bầu khơng khí học tập
tích cực.
Trong nhà trường, người đứng đầu có vai trị quyết định, chi phối sự
phát triển văn hóa nhà trường, có vai trị quyết định trong việc hình thành
các chuẩn mực, niềm tin. Hiệu trưởng phải là người lãnh đạo gương mẫu,
hình thành văn hóa nhà trường thông qua hàng trăm hoạt động tương tác
hàng ngày với mọi người trong trường và cộng đồng. Hiệu trưởng xác lập
cơ chế đánh giá, thi đua khen thưởng (đúng người, đúng việc), thể hiện
phong cách lãnh đạo dân chủ, tăng cường đối thoại, cùng tham gia, phân
công trách nhiệm rõ ràng.
Lãnh đạo khuyến khích và tích cực ủng hộ sự đổi mới để giảng viên
phát triển tối đa khả năng của họ, coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên
môn để không ngừng phát triển đội ngũ, khuyến khích giảng viên tích cực
hợp tác với đồng nghiệp trong và ngoài trường, thúc đẩy sự đối thoại, trao đổi
chuyên mơn và chia sẻ kinh nghiệm, khuyến khích tinh thần hợp tác và kỹ
năng làm việc nhóm.
- Văn hố là một thứ tài sản lớn của bất kỳ một tổ chức nào: Có khơng
ít người đã khẳng định: VHTC trong nhà trường quyết định trường tồn của
một tổ chức. Đó là ý nghĩa và tầm quan trọng lớn nhất của văn hố. Nó càng
có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt đối với nhà trường, bởi lẽ, tính văn hố
là một tính chất đặc thù của nhà trường, hơn bất kỳ một tổ chức nào. Điều này
được xác định dựa trên những căn cứ sau:
i) Nhà trường là nơi bảo tồn và lưu truyền các giá trị văn hoá nhân loại;

ii) Nhà trường là nơi đào luyện những lớp người mới, chủ nhân gìn giữ và

16


sáng tạo văn hoá cho tương lai;
iii) Nhà trường là nơi con người với con người (người dạy với người học)
cùng hoạt động để chiếm lĩnh các mục tiêu văn hoá, theo những cách thức văn
hoá, dựa trên những phương tiện văn hố, trong mơi trường văn hố đại diện
cho mỗi vùng, miền, địa phương.
Văn hoá nhà trường tạo động lực làm việc. Động lực sư phạm được
tạo nên bởi nhiều yếu tố, trong đó văn hố là một động lực vơ hình nhưng có
sức mạnh kích cầu hơn cả các biện pháp kinh tế. Văn hoá tổ chức trong nhà
trường giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất cơng việc
mình làm. Văn hố tổ chức trong nhà trường phù hợp sẽ tích cực tạo ra các
mối quan hệ tốt đẹp giữa các cán bộ, giảng viên, nhân viên trong tập thể sư
phạm, giữa giáo viên và học sinh; đồng thời tạo ra một môi trường làm việc
thoải mái, vui vẻ, lành mạnh. Đó là nền tảng tinh thần cho sự sáng tạo - điều
vô cùng quan trọng đối với hoạt động sư phạm mà đối tượng là tri thức và
con người.
VHTC trong nhà trường tích cực giúp cho người dạy, người học và mỗi
người trong lực lượng xã hội xung quanh có cảm giác tự hào, hãnh diện vì
được là thành viên của tổ chức nhà trường, được làm việc vì những mục tiêu
cao cả của nhà trường. Muốn tạo động lực cần khơi dậy nhu cầu và đáp ứng
nhu cầu chính đáng của mọi người. Khi khả năng đáp ứng nhu cầu thấp, động
lực với người lao động sư phạm là đồng lương, thu nhập và những giá trị vật
chất. Khi thu nhập đạt đến một mức nào đó, nhu cầu vật chất thoả mãn một
mức độ nào đó, người lao động nói chung, nhà sư phạm nói riêng sẵn sàng
đánh đổi, chọn mức thu nhập thấp hơn để được làm việc ở một mơi trường
hồ đồng, thân thiện, thoải mái, được cống hiến, sáng tạo và được thừa nhận

và tôn trọng.
VHTC trong nhà trường cịn hỗ trợ điều phối và kiểm sốt hành vi
của các cá nhân bằng các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc và bằng dư

17


luận, truyền thuyết do những thế hệ con người trong tổ chức nhà trường
xây dựng lên.
Khi nhà trường phải đối mặt với một vấn đề phức tạp, chính VHTC là
điểm tựa tinh thần, giúp các nhà quản lý trường học và đội ngũ giảng viên hợp
tác, phát huy trí lực để có những quyết định và sự lựa chọn đúng đắn.
VHTC trong nhà trường hạn chế tiêu cực và xung đột. VHTC nhà
trường giúp các thành viên tổ chức thống nhất về cách nhận thức vấn đề, cách
đánh giá, lựa chọn, định hướng và hành động. Nó tựa như chất keo gắn kết
các thành viên lại thành một khối, tạo ra những dư luận tích cực, hạn chế
những biểu hiện tiêu cực trái với quy tắc, chuẩn mực thông thường của tổ
chức. Nó hạn chế những nguy cơ mâu thuẫn và xung đột và khi xung đột là
không thể tránh khỏi thì văn hóa nhà trường tạo ra hành lang pháp lý, đạo lý
phù hợp để góp phần khắc phục, giải quyết xung đột trên nguyên tắc không để
phá vỡ tính chỉnh thể của tổ chức nhà trường.
Tóm lại, từ sự gắn kết, tạo động lực, điều phối kiểm soát và hạn chế
những nguy cơ làm giảm sức mạnh của tổ chức, rõ ràng là VHTC trong nhà
trường đã làm tăng hiệu quả các hoạt động trong nhà trường, trên cơ sở đó mà
dần dần tạo nên những phẩm chất đặc trưng khác biệt cho tổ chức trường học.
Đó là cơ sở nâng cao uy tín, “thương hiệu” của nhà trường, tạo đà cho các
bước phát triển tốt hơn.
Mỗi nhà trường đều có lịch sử tồn tại và phát triển, sự tồn tại, phát triển
của nhà trường qua thời gian đã tạo ra những giá trị văn hóa nào đó. Cần có
những khảo sát đánh giá các giá trị văn hóa đang tồn tại trong nhà trường: đâu

là các giá trị tích cực, tiêu cực, đâu là các giá trị văn hóa được nhiều cán bộ,
giảng viên trong trường mong muốn nhất.
1.2. Các yếu tố cấu thành văn hóa tổ chức của trường đại học
1.2.1. Mơ hình văn hóa tổ chức
* Các dạng văn hóa của Quinn và McGrath

18


Quinn và McGrath (1985) tiến hành phân loại văn hóa tổ chức dựa vào
đặc trưng của quá trình trao đổi thông tin trong tổ chức. Để khẳng định vị thế
của mỗi cá nhân hay tập thể , quyền lực họ có và có thể sử dụng, mức độ thỏa
mãn với hiện trạng trong tổ chức thì việc trao đổi, giao tiếp này là rất quan
trọng. Dựa vào tiêu chí này, Quinn và McGrath đã phân loại văn hóa tổ chức
thành 4 loại mơ hình: phường hội (clan); sáng tạo (adhocracy); thị trường
(market) và thứ bậc (hierarchical).
a. Mơ hình văn hóa phường hội (clan culture)
Những tổ chức mong muốn duy trì tinh thần tập thể , tinh thần đồn kết
và tình thân ái thường xuất hiện mơ hình văn hóa dạng này. Trong những tổ
chức này, quyền lực có thể được trao đổi cho bất kỳ thành viên nào của tổ
chức. Các quyết định thường được thảo luận chung trong tập thể và thể hiện
sự thống nhất của tập thể; phong cách lãnh đạo chỉ là yếu tố cần tôn trọng và
là biểu hiện của sự ủng hộ. Người lao động luôn tự giác thực hiện những điều
đã được thống nhất bởi trong đó cũng có một phần đóng góp của họ. Con
người được đánh giá trên cơ sở mối quan hệ của họ đối với những người khác
và sự bày tỏ lịng trung thành của người đó đối với tổ chức.
Ưu điểm của dạng VHTC này thể hiện ở tình thân ái, tính cơng bằng,
kiên trung và sự bình đẳng. Kiểu văn hóa dạng này khó đạt được ở các tổ
chức có quy mơ lớn.
b. Mơ hình văn hóa sáng tạo (adhocrcy culture)

Văn hóa sáng tạo thể hiện sự ưu tiên trong việc thực hiện cơng việc. Nó
có tác dụng hỗ trợ thực hiện nhiều mục tiêu đồng thời. Trong những tổ chức
có văn hóa dạng này, các quyết định thường mang tính tập thể , người lãnh
đạo đóng vai trị đi tiên phong. Quyền hạn được giao phó trên cơ sở uy tín và
quyền lực cần thiết cho việc hồn thành cơng việc. Kết quả lao động được
đánh giá trên cơ sở sự nỗ lực, cố gắng khi thực hiện cơng việc. Mối quan tâm
của tồn tổ chức là coi trọng sự tăng trưởng hơn thành tích trước mắt.

19


×