Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Thực trạng kiến thức thái độ thực hành về phòng lây nhiễm hiv aids nghề nghiệp của nhân viên y tế bệnh viện đa khoa tỉnh yên bái và đề xuất giải pháp can thiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 106 trang )

..

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y – DƯỢC THÁI NGUYÊN

LÊ PHƯƠNG LAN

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH
VỀ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV/AIDS NGHỀ NGHIỆP
CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ BỆNH VIỆN ĐA KHOA
TỈNH YÊN BÁI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CAN THIỆP

LUẬN ÁN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II

Thái Nguyên - 2012


i
BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y – DƢỢC THÁI NGUYÊN

LÊ PHƢƠNG LAN

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH
VỀ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV/AIDS NGHỀ NGHIỆP
CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH
YÊN BÁI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CAN THIỆP

LUẬN ÁN BÁC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP II
Chuyên ngành: Y tế công cộng
Mã số: 62 72 76 01



Hƣớng dẫn khoa học:
PGS-TS. ĐOÀN HUY HẬU

Thái Nguyên - 2012


ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành Luận án tốt nghiệp
tơi đã nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, các anh chị và các
bạn đồng nghiệp.
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin trân trọng cảm ơn Ban
Giám hiệu, Khoa Sau đại học Trƣờng Đại học Y Dƣợc Thái Ngun, các thầy
cơ giáo đã hết lịng giảng dạy và giúp đỡ tơi trong q trình học tập.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Phó Giáo sƣ - Tiến sỹ Đồn Huy Hậu, giảng
viên Bộ mơn Dịch tễ, Học viện Quân y Hà Nội đã dành nhiều thời gian trực
tiếp hƣớng dẫn tơi trong q trình nghiên cứu và thực hiện Luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Sở Y tế tỉnh Yên Bái, Ban
Giám đốc và tập thể cán bộ Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Yên
Bái, Ban Giám đốc và tập thể cán bộ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái, các
anh chị và các bạn đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, động viên giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện Luận án tốt nghiệp.
Tơi vơ cùng biết ơn gia đình, bạn bè ln dành cho tôi những điều kiện
tinh thần, vật chất tốt nhất trong suốt q trình học tập và hồn thành Luận án.

Thái Nguyên, ngày 17 tháng 01 năm 2012
Tác giả


Lê Phƣơng Lan


iii

MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa ..................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ........................................................................ viii
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN ............................................................................... 4
1.1. Những thông tin cơ bản về HIV/AIDS .................................................. 4
1.2. Phơi nhiễm HIV nghề nghiệp .............................................................. 14
1.3. Chính sách bảo vệ nhân viên y tế phòng lây nhiễm HIV .................... 23
1.4. Thực trạng kiến thức, thực hành dự phòng phơi nhiễm HIV nghề
nghiệp của sinh viên y, cán bộ y tế ............................................................. 24
1.5. Đặc điểm tình hình HIV/AIDS và cơng tác phịng chống
HIV/AIDS của tỉnh Yên Bái......................................................................... 28
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 35
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu .......................................................................... 35
2.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................ 35
2.3. Thời gian nghiên cứu ........................................................................... 35
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................... 35
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ........................................................ 38

2.6. Những hạn chế của nghiên cứu và biện pháp khắc phục ..................... 38
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 39
3.1. Một số thông tin của đối tƣợng nghiên cứu ......................................... 39


iv

3.2. Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng lây nhiễm HIV nghề
nghiệp của nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái ...................... 43
3.3. Các yếu tố liên quan đến dự phòng lây nhiễm HIV nghề nghiệp
của nhân viên y tế ........................................................................................ 63
Chƣơng 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 69
4.1. Một số đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu ......................................... 69
4.2. Kiến thức, thái độ, thực hành phòng lây nhiễm HIV nghề nghiệp
của nhân viên y tế ........................................................................................ 69
4.3. Các yếu tố liên quan đến phòng lây nhiễm HIV nghề nghiệp của
nhân viên y tế .............................................................................................. 74
4.4. Phân tích các giải pháp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV nghề
nghiệp cho nhân viên y tế............................................................................ 75
KẾT LUẬN .................................................................................................... 78
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................ 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................a
Phụ lục. .............................................................................................................. g


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADN ........................... Acid desoxyribonucleic

ARN ........................... Acid ribonucleic
AZT ............................ Zidovudine - Thuốc kháng retrovirus.
ARV ........................... Antiretroviral - Thuốc kháng retrovirus.
AIDS ..........................

Acquired Immuno Deficiency Syndrome

BKT ............................ Bơm kim tiêm
HIV ............................. Human Immunodeficiency Virus
HBV ........................... Hepatitis C virus (Vi rus viêm gan B)
HCV ........................... Hepatitis B virus (Vi rus viêm gan C)
GMD ..........................

Gái mại dâm

KB/KTL ..................... Không biết/Không trả lời
NCMT ........................ Ngƣời có ma túy
NVYT ........................ Nhân viên y tế
STDs ........................... Sexually transmitted diseases (Bệnh lây
qua đƣờng tình dục)
TCVN ......................... Tiêu chuẩn Việt Nam
WHO ……………….. World Health Organisation


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số

Tên bảng


Trang

3.1

Thơng tin về tuổi, giới tính, dân tộc

39

3.2

Thơng tin về trình độ chun mơn và thời gian công tác

40

3.3

Thông tin về đơn vị công tác và việc đào tạo về dự phòng lây
nhiễm HIV

3.4

Tỷ lệ trả lời đúng về nguy cơ lây nhiễm của các loại chất thải
y tế

3.5

3.9

46


Kiến thức của NVYT về khả năng lây nhiễm cao của các giai
đoạn nhiễm HIV

3.8

44

Tỷ lệ trả lời đúng các trƣờng hợp có nguy cơ lây nhiễm HIV
nghề nghiệp

3.7

43

Kiến thức về loại chất dịch cơ thể và mức nguy cơ lây nhiễm
HIV

3.6

41

46

Kiến thức về hoàn cảnh xảy ra phơi nhiễm làm tăng nguy cơ
nhiễm HIV

47

Kiến thức về xử lý sau phơi nhiễm


48

3.10 Kiến thức về giảm nguy cơ lây nhiễm HIV từ sản phụ sang
cán bộ y tế trong khi đỡ đẻ

49

3.11 Kiến thức của nhân viên y tế về các trƣờng hợp bắt buộc phải
xét nghiệm HIV
3.12 Kiến thức về nguyên tắc của dự phòng phổ cập

50
51

3.13 Kiến thức về việc truyền máu khi khơng có sẵn máu đã đƣợc
sàng lọc HIV

52

3.14 Thái độ đối với ngƣời bệnh HIV/AIDS

53

3.15 Lý do chỉ định dùng thuốc cho ngƣời bệnh

54


vii


3.16 Thái độ của nhân viên y tế trong công việc

55

3.17 Thái độ với việc đào tạo ngƣời chăm sóc bệnh nhân HIV

56

3.18 Thực hành rửa tay và sử dụng phƣơng tiện phòng hộ

57

3.19 Xử lý vết thƣơng hở da của nhân viên y tế trƣớc khi chăm sóc
ngƣời bệnh, xử lý tai nạn gây vết thƣơng tại chỗ khi chăm sóc
ngƣời bệnh

58

3.20 Xử lý khi bị máu/dịch thể của ngƣời bệnh bắn vào mắt, mũi,
miệng
3.21 Xử lý khi máu hoặc dịch thể của ngƣời bệnh bị đổ lên sàn nhà

59
60

3.22 Xử lý đối với bơm kim tiêm, dụng cụ y tế sắc nhọn thải bỏ và
dụng cụ y tế sử dụng lại

61


3.23 Xử lý dịch thể ngƣời bệnh, mô/các cơ quan ngƣời bệnh và các
đồ vải bị dơ bẩn bởi máu, dịch thể của ngƣời bệnh

62

3.24 Thực trạng việc trang bị phƣơng tiện phòng hộ cho nhân viên
y tế bệnh viện

63

3.25 Việc tổ chức kiểm tra nhân viên y tế thực hiện quy định dự
phòng lây nhiễm HIV nghề nghiệp và ‎ý thức tự giác thực hiện
của nhân viên y tế

64

3.26 Nguyên nhân không thực hiện các quy định về phòng lây
nhiễm HIV của nhân viên y tế

65

3.27 Mối liên quan giữa đào tạo và kiến thức của nhân viên y tế

66

3.28 Sự khác biệt về kiến thức của NVYT giữa các khối lâm sàng

66


3.29 Mối liên quan giữa thâm niên công tác của nhân viên y tế với
thái độ lo lắng bị lây nhiễm HIV

67

3.30 Mối liên quan giữa đào tạo với thực hành phòng chống
HIV/AIDS nghề nghiệp của nhân viên y tế
3.31 Sự khác biệt về thực hành của NVYT giữa các khối lâm sàng

67
68


viii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số

Tên biểu đồ

Trang

3.1

Thông tin về tuổi, dân tộc của nhân viên y tế

40

3.2


Trình độ chun mơn và thời gian công tác

41

3.3

Đơn vị công tác và tỷ lệ nhân viên y tế đƣợc đào tạo về dự
phòng lây nhiễm HIV

3.4

Tỷ lệ nhân viên y tế có kiến thức đúng/sai về xử lý sau phơi
nhiễm

3.5

48

Kiến thức đúng về giảm nguy cơ lây nhiễm HIV từ sản phụ
sang cán bộ y tế trong khi đỡ đẻ

3.6

42

49

Kiến thức đúng về các trƣờng hợp bắt buộc phải xét nghiệm
HIV


50

3.7

Kiến thức đúng về nguyên tắc của dự phòng phổ cập

51

3.8

Quan điểm về dùng thuốc cho ngƣời bệnh

54

3.9

Tỷ lệ xử lý‎đúng sau phơi nhiễm

60

3.10 Các quy trình thực hành đúng

63

3.11 Tỷ lệ nhân viên y tế trả lời về sự đáp ứng phƣơng tiện phòng
lây nhiễm HIV của bệnh viện

64

3.12 Tổ chức kiểm tra nhân viên y tế thực hiện các quy định dự

phòng lây nhiễm HIV nghề nghiệp và ‎ý thức tự giác thực hiện
các quy định phòng lây nhiễm HIV của nhân viên y tế

65


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

HIV/AIDS đã trở thành đại dịch trên phạm vi toàn thế giới. Số ngƣời
nhiễm HIV và chết do AIDS ngày càng gia tăng. Hàng năm, trên toàn thế giới
có hàng triệu ngƣời mắc và chết do căn bệnh thế kỷ này. HIV/AIDS không
chỉ ảnh hƣởng đến sức khoẻ, sự phát triển giống nịi của lồi ngƣời mà cịn
gây ra nhiều thách thức đối với tình hình an ninh và sự phát triển bền vững về
kinh tế – xã hội của tất cả các quốc gia trên thế giới. Hơn 20 năm đấu tranh
với đại dịch, tuy đã có những thành cơng nhất định nhƣng ở bình diện chung
và cấp độ tồn cầu, có thể thấy nhân loại chƣa có khả năng ngăn chặn đƣợc
tốc độ lây nhiễm HIV/AIDS. Dịch HIV/AIDS vẫn tiếp tục gia tăng và tàn phá
nặng nề đặc biệt là ở các khu vực ở châu Phi và tiếp theo là châu Á. Một số
nƣớc châu Phi, vùng cận Sahara có tới hơn 50% bệnh nhân nhập viện là do
HIV/AIDS, tuổi thọ bình quân ở khu vực đó chỉ cịn 40 tuổi; Tại khu vực
Châu Á – Thái Bình Dƣơng, đại dịch HIV/AIDS vẫn tiếp tục gia tăng và tàn
phá nặng nề. Ƣớc tính mỗi năm sẽ có thêm khoảng 500.000 trƣờng hợp nhiễm
mới nếu các quốc gia không tăng cƣờng các hoạt động nhằm ngăn chặn sự lây
lan của loại vi rút này [39], [41].
Ở nƣớc ta, theo thống kê của Uỷ ban quốc gia phịng chống AIDS, tính
đến ngày 30/9/2010, cả nƣớc có 108.312 trƣờng hợp nhiễm HIV đang còn
sống đƣợc báo cáo, trong đó có 42.339 bệnh nhân AIDS và tổng số ngƣời
chết do AIDS đã đƣợc báo cáo là 48.368 ngƣời [12].

Tỷ lệ nhiễm HIV gia tăng, tại các cơ sở y tế ngày càng có nhiều ngƣời
nhiễm HIV/AIDS đến xét nghiệm, khám bệnh và điều trị. Thực tế này đã trở
thành gánh nặng cho ngành y tế trong công tác điều trị, chăm sóc, hỗ trợ cho
ngƣời nhiễm HIV/AIDS. Đồng thời, đối với nhân viên y tế, cơng tác phịng


2

chống lây nhiễm HIV là nhu cầu hết sức chính đáng và bức thiết, khả năng lây
nhiễm HIV nghề nghiệp sẽ lớn nếu khơng có sự tự bảo vệ và phòng hộ đúng.
Tại Hoa Kỳ đến tháng 6/1995, trong tổng số 143 trƣờng hợp bị phơi
nhiễm nghề nghiệp với HIV đƣợc báo cáo thì có 46 trƣờng hợp có huyết
thanh dƣơng tính với HIV sau phơi nhiễm [16].
Ở nƣớc ta, theo báo cáo của Cục phòng chống AIDS Việt Nam, tính
đến cuối năm 2005, trên tồn quốc đã có gần 1.000 nhân viên y tế đƣợc báo
cáo bị phơi nhiễm nghề nghiệp với HIV [16].
Chỉ riêng năm 2010, số liệu thống kê từ 46 tỉnh thành trong cả nƣớc
cho thấy: có 411 ca phơi nhiễm HIV. Khơng có báo cáo đầy đủ của 63 tỉnh
thành, do vậy con số phơi nhiễm HIV nghề nghiệp thực tế sẽ lớn hơn rất
nhiều. Các nhà chuyên môn cho biết, từ trƣớc đến nay, tuy chƣa có ca nào bị
nhiễm HIV do phơi nhiễm nghề nghiệp, nhƣng cơng tác phịng tránh phơi
nhiễm vẫn phải đƣợc hết sức coi trọng [30].
Các hành vi gây phơi nhiễm HIV trong ngành y tế thƣờng là do sơ ý
trong tiêm truyền, trong lấy máu làm xét nghiệm, làm các thủ thuật... Bởi vậy,
đối tƣợng dễ bị phơi nhiễm HIV trong ngành y tế thƣờng là điều dƣỡng trực
tiếp chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS, nhân viên trong kíp mổ,
nhân viên y tế làm việc tại các khoa cấp cứu và điều trị tích cực, nhân viên
khoa xét nghiệm, khoa giải phẫu bệnh hoặc bác sĩ nội khoa làm thủ thuật cho
bệnh nhân HIV/AIDS (chọc dịch màng não, chọc dịch màng bụng, màng
phổi...) [16].

Theo số liệu của Trung tâm phịng chống HIV/AIDS tỉnh n Bái tính
từ năm 2005 đến nay có 61 trƣờng hợp phơi nhiễm HIV nghề nghiệp đƣợc
báo cáo. Trong đó cán bộ ngành y tế bị phơi nhiễm là 29 ngƣời, thành phần
gồm: Bác sỹ: 7; Y sỹ: 12; Hộ sinh và điều dƣỡng: 10; Các trƣờng hợp đƣợc
báo cáo đều đƣợc tƣ vấn, điều trị dự phịng sau phơi nhiễm, khơng có trƣờng


3

hợp nào HIV (+) sau phơi nhiễm. Tuy nhiên, phản ứng tâm lý của ngƣời bị
phơi nhiễm là hết sức nặng nề và kéo dài trong suốt thời gian chờ xác định kết
quả. Nguyên nhân của những phản ứng bất lợi này là do cán bộ y tế chƣa hiểu
biết đầy đủ về phơi nhiễm nghề nghiệp và dự phòng lây nhiễm HIV sau phơi
nhiễm.
Khi xảy ra tai nạn nghề nghiệp, nhiều nhân viên y tế lúng túng trong
việc xử lý vết thƣơng tại chỗ cho chính bản thân mình, lúng túng trong việc
thực hiện quy trình xử lý sau phơi nhiễm. Vì vậy, trang bị cho nhân viên y tế
kiến thức về dự phòng lây nhiễm và dự phòng sau phơi nhiễm HIV/AIDS
nghề nghiệp là một vấn đề hết sức cần thiết. Vấn đề phòng lây nhiễm HIV
cho nhân viên y tế đã trở thành mối quan tâm của toàn ngành.
Từ thực tiễn trên, một số câu hỏi đƣợc đặt ra là: Kiến thức, thái độ về
dự phòng lây nhiễm HIV (bao gồm cả dự phòng sau phơi nhiễm), việc thực
hành các quy định về dự phòng lây nhiễm HIV của nhân viên y tế trong khi
làm việc tại bệnh viện ra sao? Những yếu tố nào liên quan đến hành vi dự
phòng lây nhiễm HIV của nhân viên y tế?...
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm các
mục tiêu sau đây:
Mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành về dự phòng lây
nhiễm HIV nghề nghiệp của nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái

năm 2011.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến phòng lây nhiễm HIV nghề nghiệp
của nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái.
3. Đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV nghề
nghiệp của nhân viên y tế bệnh viện.


4

Chƣơng 1
TỔNG QUAN

1.1. Những thông tin cơ bản về HIV/AIDS
1.1.1. Tình hình nhiễm HIV/AIDS trên thế giới và ở Việt Nam
HIV/AIDS đang là một trong các vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu trên
thế giới. Kể từ khi 5 trƣờng hợp suy giảm miễn dịch mắc phải đƣợc phát hiện
lần đầu tiên tại thành phố Los Angeles (Mỹ) vào tháng 5 năm 1981, đến nay
HIV/AIDS đã lan khắp toàn cầu và thực sự trở thành đại dịch với những diễn
biến phức tạp, nghiêm trọng. Nó sẽ trở thành hiểm họa của tồn nhân loại nếu
khơng có giải pháp ngăn chặn và khống chế sự lây lan của căn bệnh này [16],
[39], [43].
1.1.1.1. Trên thế giới
Tính đến cuối năm 2008, số ngƣời nhiễm HIV/AIDS đang sống trên thế
giới tiếp tục gia tăng và đạt con số 33,4 triệu ngƣời (giao động trong khoảng
từ 31,1 triệu đến 35,8 triệu), tăng 20% so với năm 2000 và hiện tỷ lệ nhiễm
HIV/AIDS ƣớc tính cao gấp 3 lần năm 1990. Tính từ đầu vụ dịch (từ năm
1981) đến nay đã có khoảng 60 triệu ngƣời trên hành tinh nhiễm HIV, trong
đó có khoảng 25 triệu ngƣời đã chết do các bệnh có liên quan đến AIDS [41].
Theo phân tích của các chuyên gia, tổng số ngƣời nhiễm HIV còn sống vẫn
đang tiếp tục gia tăng trong thời gian tới, sự gia tăng này là hệ quả của hai tác

động chủ yếu:
Một là: Số ngƣời mới nhiễm HIV hàng năm trên toàn cầu vẫn ở
mức cao.
Hai là: Do kết quả tích cực của các liệu pháp điều trị kháng vi rút bằng
ARV làm giảm số ngƣời tử vong, kéo dài sự sống cho ngƣời bệnh. Nhiễm


5

HIV/AIDS xảy ra chủ yếu ở những ngƣời trẻ, đang trong độ tuổi lao động và
hoạt động tình dục mạnh. Khoảng 1/2 số nhiễm HIV khi dƣới 25 tuổi và chết
vì AIDS trƣớc 35 tuổi. Dịch HIV/AIDS đang tạm ổn định ở các nƣớc công
nghiệp phát triển nhƣ Tây Âu, Úc, New Zeland, Bắc Mỹ... nhƣng lại phát
triển nhanh, mạnh trong nhóm NCMT ở Trung Đơng Âu và Đơng Nam Á.
Hầu hết ở các nƣớc Châu Á, dịch HIV/AIDS đang ở giai đoạn tập trung trên
phạm vi toàn quốc hoặc tối thiểu ở một số bang hay tỉnh lỵ nhƣ ở Trung
Quốc, Ấn Độ, phần lớn bán đảo Đông Dƣơng và Malaysia. Ở các quốc gia
Châu Á khác, dịch còn ở giai đoạn sơ khai, có nghĩa là tỷ lệ lây nhiễm trong
những nhóm ngƣời có nguy cơ cao vẫn còn ở mức dƣới 5% [39], [41].
HIV/AIDS đã bắt đầu chuyển trọng điểm từ Châu Phi sang Nam
Á và Đông Nam Á. Đông Nam Á là khu vực mà hiện nay và trong những
thập kỷ tiếp theo có tốc độ phát triển kinh tế, thƣơng mại, du lịch nhanh.
Đồng thời q trình đơ thị hố, phân hố giàu nghèo, sự gia tăng tệ nạn
xã hội, nhất là tệ nạn mại dâm mà phụ nữ và trẻ em là hai đối tƣợng ít có
khả năng tự bảo vệ thì HIV sẽ cịn gia tăng. Đặc biệt nghiêm trọng hơn,
vùng Đơng Á, Nam Á và Đông Nam Á chịu ảnh hƣởng nhiều của vị trí địa
lý bởi có nhiều nƣớc nằm gần “Tam giác vàng”- nơi sản xuất ra Heroin.
Trong những năm đầu của thế kỷ 21 khu vực này sẽ phải đƣơng đầu khốc
liệt với nạn buôn bán, vận chuyển và sử dụng ma tuý, một nguyên nhân
quan trọng góp phần làm lây truyền HIV/AIDS. Tuy nhiên, ở các châu lục,

dịch HIV/AIDS đang diễn biến phức tạp với hậu quả khó lƣờng hết đƣợc
[1], [39], [41].
Tại châu Phi
Đến năm 2009, tại vùng cận Sahara gần 22,4 triệu ngƣời chung sống
với HIV, chiếm hơn 2/3 gánh nặng toàn cầu. Hơn 11,5 triệu ngƣời chết vì
AIDS chiếm 83% số chết liên quan đến HIV trên toàn Thế giới.


6

Phƣơng thức lây truyền HIV chủ yếu ở Châu Phi là qua đƣờng tình dục
khác giới. Các cơng trình nghiên cứu của WHO cho thấy việc ngăn HIV lan
truyền theo con đƣờng tình dục khác giới tại khu vực này khó khăn hơn nhiều
so với các vùng dịch khác. Tỉ lệ lây truyền qua đƣờng máu thấp (<10% trong
tổng số ca nhiễm) do đẩy mạnh sàng lọc máu và truyền máu đúng chỉ định.
Các số liệu giám sát huyết thanh học những năm gần đây cho thấy đại
dịch này vẫn tiếp tục phát triển, đặc biệt ở vùng Tây và Nam Phi. Ở Tây Phi,
kết quả giám sát điểm tại Nigeria là nƣớc có dân số bằng 1/5 dân số của vùng
cận Sahara cho thấy HIV đã lan tràn khắp đất nƣớc. WHO dự đốn nếu khơng
phịng chống HIV/AIDS tích cực thì trong vịng 10 năm tới một số nƣớc
ở Châu Phi sẽ bị huỷ diệt hoàn toàn [1], [11].
Tại châu Á
Tới cuối năm 2009, Châu Á có khoảng 3,8 triệu ngƣời nhiễm HIV tập
trung chủ yếu ở Đông Á và Nam Á. So với Châu Phi tỉ lệ hiện nhiễm ở Châu
Á còn đang thấp hơn nhƣng tốc độ phát triển rất nhanh tập trung ở nhóm đối
tƣợng có nguy cơ cao [1], [7], [11].
Phƣơng thức lây truyền chủ yếu là tình dục đồng giới và khác giới. Các
nƣớc có ngành du lịch phát triển nhƣ Thái Lan, khách du lịch vào nhiều,
số nhiễm HIV tăng nhanh và tập trung ở những quần thể có hành vi nguy
cơ cao nhƣ GMD, NCMT...

Theo WHO thì trong thập kỷ tới hơn một nửa số ngƣời nhiễm HIV trên
Thế giới sẽ ở Châu Á vì vậy các chƣơng trình khống chế và dự phòng
HIV/AIDS tại các quốc gia này cần đƣợc triển khai đầy đủ và đƣợc sự hỗ trợ
nhiều hơn của quốc tế về chun mơn cũng nhƣ về tài chính. Trƣớc hết phải
đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông, tăng cƣờng mọi mặt cho hệ thống
chăm sóc y tế, tiến hành các biện pháp can thiệp nhằm giảm nguy cơ lây
nhiễm [8], [11], [41].


7

Tại Bắc Mỹ, Úc, Tây Âu
Dịch HIV xuất hiện và lan rộng từ đầu những năm 80 của thế kỷ trƣớc
với phƣơng thức lây chủ yếu qua đƣờng tình dục đồng giới nam và tiêm chích
ma tuý. Tỉ lệ hiện nhiễm HIV trong đối tƣợng NCMT rất cao (Tây Ban Nha
lên tới 51% ). Ở nhiều thành phố lớn, AIDS là nguyên nhân chủ yếu gây chết
ở ngƣời trẻ tuổi.
WHO đánh giá trong những năm tới các nƣớc ở khu vực này phải chi
ít nhất vài tỉ đơ la hàng năm để chăm sóc y tế cho ngƣời nhiễm HIV [11].
Vùng Caribe và Mỹ La Tinh
Sự lây truyền cũng bắt đầu từ ngay sau khi những trƣờng hợp nhiễm
HIV đƣợc phát hiện lần đầu tiên tại Mỹ (1981). Hơn một nửa quốc gia châu
Mỹ La Tinh và vùng Caribe có dịch HIV ở giai đoạn tập trung. Đặc biệt ở
những nƣớc đông dân cƣ trong khu vực nhƣ: Brazin, Mexico... Một số nƣớc
dịch ở giai đoạn sơ khai, hai nƣớc: Guyana, Haiti có dịch lan rộng và hai
nƣớc: Bolivia, Panama không đủ số liệu phân loại.
Phƣơng thức lây truyền chủ yếu ở khu vực này là qua đƣờng quan
hệ tình dục đồng giới và khác giới, qua tiêm chích ma tuý, tập chung
nhiều ở các thành phố lớn. Gần đây lây qua đƣờng tình dục khác giới tăng lên
và trở thành phƣơng thức khá phổ biến.

Nhu cầu về chăm sóc y tế cho ngƣời nhiễm HIV/AIDS ở các nƣớc
trong khu vực này là rất lớn, nhất là đối với những nƣớc hệ thống y tế chƣa
phát triển, các chƣơng trình giám sát và phịng chống HIV chƣa tích cực
[11], [41].
1.1.1.2. Ở Việt Nam
Trƣờng hợp nhiễm HIV đầu tiên đƣợc phát hiện tại Thành phố Hồ Chí
Minh vào tháng 12/1990. Đến năm 1993, dịch bắt đầu bùng nổ trong nhóm
NCMT tại một số tỉnh phía Nam và miền Trung nhƣ: Thành phố


8

Hồ Chí Minh, Khánh Hồ... từ đó lan ra tồn quốc với tốc độ khá nhanh.
Nhiễm HIV đã trở thành vấn đề bức xúc ở Việt Nam, HIV/AIDS đã xuất hiện
ở 64/64 tỉnh thành. Nhiều địa phƣơng, tất cả các quận/huyện, xã/phƣờng đều
có ngƣời nhiễm HIV/AIDS [16].
Số liệu về HIV diễn biến theo thời gian nhƣ sau: Năm 1996 số trƣờng
hợp nhiễm HIV mới là 1.681; Năm 1997 là 2.811; Năm 1998 là 5.670; Năm
1999 là 7.956; Năm 2000 là 10.333; Năm 2001 là 14.536; Năm 2002 là
15.790… Những con số này cho thấy: Nhiễm HIV mới hàng năm có xu
hƣớng gia tăng. Những năm gần đây cơng tác phịng chống HIV/AIDS đã có
tác động tích cực, bằng các hoạt động thông tin giáo dục truyền thông về sự
nguy nhiểm của căn bệnh HIV và cách phòng tránh cho cộng đồng, tăng
cƣờng các biện pháp can thiệp nhằm giảm thiểu sự gia tăng HIV, thực hiện
các giải pháp chuyên môn kỹ thuật, tăng cƣờng sự tiếp cận của ngƣời nhiễm
HIV với các dịch vụ chăm sóc... số nhiễm mới đã giảm dần từng năm. Tính
riêng 9 tháng đầu năm 2010 số nhiễm mới là 9.128 ngƣời, số AIDS là 1.498
ngƣời, số tử vong là 1.498 ngƣời. Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa phƣơng
có số nhiễm cao nhất. Phân tích hình thái lây nhiễm cho thấy, trong số ngƣời
phát hiện nhiễm mới: 49% nhiễm qua đƣờng máu, 38% nhiễm qua đƣờng tình

dục, 3% qua đƣờng mẹ con, 10% khơng rõ đƣờng lây. Tỷ lệ ngƣời nhiễm ở là
nam chiếm 70,8% và nữ chiếm 29,2%. Phần lớn là ở nhóm tuổi 20 – 39
(80%), trẻ em dƣới 15 tuổi chiếm gần 3% [8], [12], [13], [16], [31].
1.1.2. Ảnh hƣởng của đại dịch HIV/AIDS đối với sức khỏe, kinh tế - xã
hội và giống nòi
Tuy mới xuất hiện từ những năm 1980 nhƣng dịch HIV/AIDS đã nhanh
chóng lan rộng ra tồn cầu. HIV tấn công mọi đối tƣợng nhƣ: Phụ nữ,
trẻ em, thanh niên, những ngƣời làm các nghề khác nhau, những ngƣời đồng
tính luyến ái, nghiện chích ma tuý, mại dâm. Dịch HIV/AIDS phát triển liên


9

tục, hiện nay đã trở thành một đại dịch nguy hiểm. Đại dịch này bao gồm
nhiều vụ dịch xảy ra ở từng vùng của từng nƣớc, từng châu lục, có phƣơng
thức lây truyền, biểu hiện lâm sàng, đặc trƣng riêng tuỳ thuộc vào nguồn gốc
vi rút, đối tƣợng nhiễm, điều kiện kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của
từng nƣớc, từng khu vực [46], [48].
Do thời gian ủ bệnh kéo dài (8 - 15 năm) nên khó phát hiện bệnh, trong
khi phƣơng thức lây truyền phức tạp bởi số ngƣời nhiễm chủ yếu ở độ tuổi
trƣởng thành, giao lƣu rộng, sinh hoạt tình dục mạnh mẽ. Do thiếu các biện
pháp phòng chống hữu hiệu nên số ngƣời nhiễm HIV/AIDS và tử vong do
AIDS có xu hƣớng gia tăng. Đại dịch này khơng chỉ ảnh hƣởng đến tính
mạng, sức khoẻ của con ngƣời mà còn gây tác hại lớn đến sự phát triển kinh
tế - xã hội, văn hoá, nịi giống và trở thành hiểm hoạ của lồi ngƣời.
Trong điều kiện đại dịch HIV/AIDS phát triển và lan tràn mạnh
nhƣ hiện nay, ngân sách gia đình và ngân sách quốc gia sẽ phải dành ra một
khoản chi rất lớn để chăm sóc, điều trị cho ngƣời bệnh. Chỉ tính riêng chi
phí trực tiếp cho điều trị bệnh nhân AIDS thì con số thiệt hại đã là rất lớn.
Ví dụ: Ở Thái Lan, để điều trị bằng AZT cho bệnh nhân AIDS thì chi

phí hàng năm khoảng 1.016 USD/ca. Nếu bệnh nhân AIDS trung bình sống
1,5 năm kể từ khi khởi phát thì chi phí cho một bệnh nhân AIDS là 1.524
USD [41].
Về chi phí cho phịng nhiễm HIV: Ở các nƣớc đang phát triển, để
phòng nhiễm cho 10 triệu ngƣời (trong thời gian 1997 - 2000) cần đầu tƣ 2,5
tỷ USD/năm cho cơng tác phịng tránh cơ bản. Đối với châu Á, để tránh
nhiễm HIV cho 5 triệu ngƣời (1997 - 2000) cần đầu tƣ 1,5 tỷ USD/năm, tức là
khoảng 0,03% tổng thu nhập của châu Á [41].
Rõ ràng, các quốc gia đang phải dành những khoản kinh phí khơng nhỏ
cho việc phịng và điều trị HIV/AIDS.


10

1.1.3. Quan điểm của Đảng và các chính sách của Nhà nƣớc về tăng
cƣờng cơng tác phịng chống HIV/AIDS
Xác định rõ HIV/AIDS là một đại dịch nguy hiểm, là mối hiểm họa đối
với tính mạng, sức khoẻ con ngƣời và tƣơng lai nòi giống của dân tộc, tác
động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, trật tự và an toàn xã hội, đe
dọa sự phát triển bền vững của đất nƣớc, Đảng và Nhà nƣớc ta đã quan tâm
đến cơng tác phịng, chống HIV/AIDS từ rất sớm. Ngay sau khi Ban chấp
hành Trung ƣơng Đảng ban hành Chỉ thị số 52-CT/TW ngày 11/3/1995 về
lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS; Ngày 31/5/1995, Uỷ ban Thƣờng
vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội
chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở ngƣời (HIV/AIDS); Chính phủ, Thủ
tƣớng Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ, ngành có liên quan đã ban hành các văn
bản quy phạm pháp luật để hƣớng dẫn thực hiện các biện pháp phòng chống
lây nhiễm HIV/AIDS [24].
Pháp lệnh phòng chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn
dịch mắc phải ở ngƣời (HIV/AIDS) của Việt nam đã chỉ rõ: “HIV/AIDS là đại

dịch nguy hiểm của thế kỷ, là mối hiểm họa đối với sức khỏe, tính mạng của
con người và tương lai nòi giống của cả dân tộc, tác động nghiêm trọng đến
kinh tế - xã hội của mỗi Quốc gia... Phòng, chống nhiễm HIV/AIDS là trách
nhiệm của mọi người, của mọi gia đình và của tồn xã hội.
Nhà nước có chính sách và biện pháp kịp thời đảm bảo việc phịng, chống
nhiễm HIV/AIDS có hiệu quả” [42].
Pháp lệnh cũng đã quy định rõ: “Cơ quan Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc
và các tổ chức thành viên, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang
nhân dân và mỗi công dân, tổ chức và cá nhân nước ngoài tại Việt Nam thực
hiện việc phòng, chống nhiễm HIV/AIDS theo quy định của pháp luật” [42].


11

Về các biện pháp phòng chống HIV/AIDS, Chƣơng II, điều 7 Pháp
lệnh đã nêu rõ: “Thông tin, giáo dục, truyền thông là biện pháp chủ yếu để
mọi người hiểu và thực hiện các biện pháp phòng tránh lây truyền
HIV/AIDS” [42].
Đối với cán bộ y tế, điều 13, pháp lệnh quy định: “Thầy thuốc và nhân
viên y tế tại cơ sở y tế có trách nhiệm thực hiện các quy định chun mơn về
xử lý nhiễm HIV/AIDS trong cơng tác phịng bệnh, khám chữa bệnh và thực
hiện các dịch vụ kỹ thuật y tế, dịch vụ kỹ thuật kế hoạch hóa gia đình” [42].
Pháp lệnh về phịng, chống HIV/AIDS đã tạo hành lang pháp lý cho
việc triển khai có hiệu quả cơng tác phịng, chống HIV/AIDS trên các mặt:
Thơng tin - giáo dục - truyền thơng; phịng, chống lây nhiễm HIV qua tiêm
chích ma tuý, hoạt động mại dâm; giám sát dịch tễ học, an tồn truyền máu,
điều trị, dự phịng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con... đã góp phần nâng cao
nhận thức của ngƣời dân về dự phòng lây nhiễm HIV; bảo đảm đƣợc các chỉ
tiêu về an toàn truyền máu, giám sát HIV/AIDS; ổn định và phát triển kinh tế
- xã hội của đất nƣớc và bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực

phòng, chống HIV/AIDS mà Việt Nam là thành viên.
Pháp lệnh cũng là công cụ quản lý chủ yếu của Nhà nƣớc, góp phần
tích cực vào cơng tác phịng, chống HIV/AIDS. Tuy nhiên, sau 10 năm tổ
chức triển khai thi hành, Pháp lệnh này đã bộc lộ nhiều bất cập cần phải
nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Cụ thể là:
Một số quy định về xét nghiệm phát hiện HIV khi khám sức khoẻ định
kỳ; khai báo tình trạng nhiễm HIV của ngƣời nƣớc ngoài khi nhập cảnh; chế
độ bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp cho ngƣời trực tiếp chăm sóc và điều trị ngƣời
nhiễm HIV; các ngành, nghề ngƣời nhiễm HIV khơng đƣợc làm.v.v... đều
khơng có tính khả thi trong thực tiễn nên cần phải đƣợc huỷ bỏ.


12

Những quy định nhƣ chống kỳ thị, phân biệt đối xử, bảo vệ bí mật
riêng tƣ; xét nghiệm bắt buộc, xét nghiệm tự nguyện; thông báo kết quả xét
nghiệm, điều trị cho ngƣời nhiễm HIV... đều chƣa cụ thể hoặc khơng cịn phù
hợp nên cần phải đƣợc sửa đổi.
Nhiều vấn đề mới nảy sinh trong cơng tác phịng, chống HIV/AIDS mà
Pháp lệnh hiện hành chƣa quy định nhƣ tƣ vấn, giám sát HIV/AIDS; các biện
pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV; phòng chống
HIV/AIDS trong gia đình, trƣờng học, nơi làm việc; tiếp cận thuốc điều trị
HIV/AIDS; quản lý, chăm sóc và điều trị ngƣời nhiễm HIV... nên cần phải
đƣợc bổ sung.
HIV/AIDS đƣợc xác định là vấn đề xã hội, bên cạnh việc phòng, chống
HIV/AIDS bằng các biện pháp chun mơn kỹ thuật, thì việc áp dụng các
biện pháp xã hội là hết sức quan trọng. Đó là, việc áp dụng mạnh mẽ các biện
pháp mang tính đột phá về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm
HIV nhƣ sử dụng bao cao su, sử dụng bơm kim tiêm sạch…; các biện pháp về
tăng cƣờng sự phối hợp liên ngành một cách chặt chẽ, sự hƣởng ứng tích cực

tham gia của cộng đồng và nâng cao ý thức của mọi công dân về công tác
phòng, chống HIV/AIDS...
Để giải quyết những vấn đề bất cập trên, ngày 12/7/2006 “Luật Phòng,
chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người
(HIV/AIDS)" đã ra đời nhằm thay thế Pháp lệnh năm 1995. Sự ra đời của luật
là hết sức cần thiết và cấp bách, làm nền tảng pháp lý quan trọng cho việc
phịng ngừa và kiểm sốt HIV/AIDS có hiệu quả ở Việt Nam, góp phần thực
hiện thành cơng sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân
trong tình hình mới.
Những nội dung trong luật đã thể hiện rõ quan điểm chỉ đạo của Đảng
về cơng tác phịng chống HIV/AIDS, đó là: “Đầu tư của Nhà nước cho


13

phòng, chống HIV/AIDS phải phù hợp với khả năng và điều kiện phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn. Huy động các nguồn lực
của xã hội cho phịng, chống HIV/AIDS nhằm góp phần tạo ra sự phát triển
bền vững của đất nước, mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội trực tiếp và gián
tiếp”[31]. Luật về phòng, chống HIV/AIDS đƣợc coi là một trong những
cơng cụ chủ yếu, quan trọng trong cơng tác phịng, chống HIV/AIDS.
Kể từ sau khi luật ra đời, đã có nhiều văn bản dƣới luật đƣợc ban hành,
tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại địa
phƣơng.
Chiến lƣợc Quốc gia Phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam (Ban hành
kèm theo Quyết định số 36/2004/QĐ-TTg, ngày 17 tháng 3 năm 2004 của
Thủ tƣớng Chính phủ) cũng đã chỉ rõ tầm nhìn đến năm 2020 của cơng tác
phịng chống HIV/AIDS là: “Giai đoạn 2010 - 2020 nhà nước ta tiếp tục tăng
cường chỉ đạo, đầu tư và đẩy mạnh phối hợp liên ngành trong cơng tác
phịng, chống HIV/AIDS nhằm giảm thiểu tác động của dịch HIV/AIDS đến

sự phát triển kinh tế - xã hội; Chương trình phịng, chống HIV/AIDS sẽ phải
tập trung giải quyết hậu quả của HIV/AIDS; biện pháp dự phòng đặc hiệu
bằng vắc xin, thuốc điều trị HIV/AIDS có thể sẽ được sử dụng rộng rãi”.
Ƣu tiên của cơng tác phịng, chống HIV/AIDS trong giai đoạn 2010 - 2020 là:
“Dự phòng bằng các biện pháp kỹ thuật đặc hiệu; Chăm sóc và điều trị người
nhiễm HIV/AIDS; Chăm sóc các đối tượng bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS” [23].
Năm 2009 Chính phủ ban hành Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày
28/7/2009 về việc phê duyệt Đề án tăng cƣờng năng lực hệ thống phòng,
chống HIV/AIDS tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng giai đoạn từ
năm 2010 đến năm 2015 và Quyết định số 84/2009/QĐ-TTg ngày 04/6/2009
về việc phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em bị ảnh hƣởng bởi
HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Các Bộ, Ngành, Cơ


14

quan Trung ƣơng đã ban hành các văn bản quản lý chỉ đạo và hƣớng dẫn triển
khai các hoạt động phịng chống HIV/AIDS trên tồn quốc và đã tạo ra đƣợc
phong trào sâu rộng về các hoạt động phòng chống HIV/AIDS.
Bằng nhiều cố gắng trong việc ngăn chăn sự lây lan của căn bệnh nguy
hiểm này, bƣớc đầu chúng ta đã thu đƣợc những kết quả đáng phấn khởi, con
số nhiễm HIV mới hàng năm có xu hƣớng giảm dần [13].
1.2. Phơi nhiễm HIV nghề nghiệp
1.2.1. Các khái niệm
1.2.1.1. Lây nhiễm HIV
Một ngƣời bị nhiễm HIV, có thể qua truyền máu, qua quan hệ tình dục
hoặc do tiếp xúc với máu và dịch thể có virus HIV, trẻ sơ sinh bị lây nhiễm
HIV do mẹ truyền [14].
1.2.1.2. Phơi nhiễm HIV
Là thuật ngữ dùng để chỉ các hoạt động tiếp xúc trực tiếp với máu và

dịch cơ thể dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV [14].
1.2.1.3. Phơi nhiễm HIV do tai nạn nghề nghiệp
Là thuật ngữ mà ngành Y tế thƣờng dùng để chỉ tình trạng nghi ngờ bị
nhiễm HIV đối với những ngƣời làm việc trong mơi trƣờng có tiếp xúc với
máu và dịch tiết của bệnh nhân [14].
Các dạng phơi nhiễm mà nhân viên y tế thƣờng gặp là: Bị kim đâm vào
khi lấy máu, khi tiêm truyền, chọc dò cho ngƣời bệnh. Vết thƣơng do dao mổ
hay các dụng cụ sắc nhọn có dính máu hoặc chất dịch cơ thể ngƣời bệnh, tổn
thƣơng qua da do các ống đựng máu hoặc chất dịch của ngƣời bệnh bị vỡ đâm
vào. Máu, chất dịch của ngƣời bệnh bắn vào các vùng da bị tổn thƣơng hoặc
vào niêm mạc (mắt, mũi, họng). Bị ngƣời khác dùng kim tiêm có máu đâm
vào. Những trƣờng hợp bị dính máu của nạn nhân khi trực tiếp cấp cứu ngƣời
bị nạn, chiến sĩ công an truy bắt tội phạm bị dính máu của tội phạm…


15

1.2.1.4. Dự phòng phơi nhiễm HIV do tai nạn nghề nghiệp
Là việc xử lý đúng và đủ các bƣớc sau khi bị phơi nhiễm bao gồm cả
điều trị dự phòng bằng ARV [14].
1.2.1.5. Dự phòng phổ cập
Nguyên tắc chung là: Nhân viên y tế phải coi mọi nguồn máu và dịch
thể của ngƣời bệnh đều là nguồn lây nhiễm HIV. Có nhƣ vậy mới ln thực
hiện đúng các quy định về bảo hộ trong khi tác nghiệp cũng nhƣ xử lý‎ đúng
quy trình với nguồn nhiễm. Muốn thực hiện đƣợc điều này thì mọi cơ sở Y tế
phải đáp ứng đủ găng tay, khẩu trang, mặt nạ, ủng ni lông, các dung dịch khử
khuẩn và tiệt trùng [16].
1.2.1.6. Phòng ngừa chuẩn
Là tổng hợp các phƣơng pháp “Dự phòng phổ cập”, bao gồm:
Rửa tay và sát khuẩn, sử dụng phƣơng tiện phịng hộ thích hợp trong

khi tác nghiệp, sử dụng phƣơng tiện dùng một lần, không dùng tay trực tiếp
nắm đồ vải mà phải đi găng cao su, thực hành chăm sóc an tồn, phịng ngừa
tổn thƣơng do vật sắc nhọn và mũi kim đâm.
Xử lý đúng cách với máu và dịch thể ngƣời bệnh bị đổ. Thực hiện đúng
các quy định của từng khoa phòng về phòng lây nhiễm HIV [16].
1.2.2. Tình hình phơi nhiễm HIV nghề nghiệp trên thế giới và Việt Nam
1.2.2.1. Phơi nhiễm HIV trên thế giới
Số ngƣời nhiễm HIV/AIDS trên thế giới ngày càng gia tăng và trở
thành gánh nặng cho ngành Y tế. Phơi nhiễm HIV là một trong ba phơi nhiễm
thƣờng gặp nhất (HIV, HBV, HCV) cho nhân viên y tế trong quá trình chăm
sóc bệnh nhân [47].
Theo Trung tâm kiểm sốt bệnh tật Hoa Kỳ ƣớc tính mỗi năm tại Hoa
kỳ có khoảng 385.000 thƣơng tích do kim tiêm hoặc vật sắc nhọn gây ra cho
nhân viên y tế làm việc trong bệnh viện, tƣơng đƣơng với 1.000 thƣơng tích


16

mỗi ngày. Số báo cáo thƣơng tích đã tăng lên 800.000 trƣờng hợp trong năm
1999. Tuy nhiên số thƣơng tích xảy ra thực tế còn lớn hơn nhiều. Một số
nghiên cứu đã chỉ ra rằng có tới 40% các thƣơng tích xảy ra mà khơng đƣợc
báo cáo [16].
Tại Hoa Kỳ, trƣờng hợp nhân viên y tế đầu tiên nhiễm HIV do bị kim
tiêm đâm đƣợc phát hiện vào năm 1986. Đến tháng 6 năm 1995, trong tổng số
143 trƣờng hợp bị phơi nhiễm với HIV đƣợc báo cáo có 46 nhân viên y tế có
huyết thanh dƣơng tính với HIV sau phơi nhiễm. Cũng theo báo cáo của
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ, đến tháng 12 năm 2001 có 57 nhân
viên y tế có huyết thanh dƣơng tính với HIV đƣợc xác định là do phơi nhiễm
nghề nghiệp và 138 trƣờng hợp nghi ngờ có thể do phơi nhiễm nghề nghiệp
[16].

Hoàn cảnh xảy ra phơi nhiễm: Tất cả nhân viên y tế đều có nguy cơ bị
phơi nhiễm với HIV trong quá trình làm việc, tuy nhiên điều dƣỡng là ngƣời
có nguy cơ cao nhất. Hình thức phơi nhiễm đƣợc chia thành 2 nhóm:
Nhóm 1: Da bị đâm kim và tổn thƣơng do vật sắc nhọn, trong đó 61%
là tổn thƣơng liên quan đến kim tiêm, hay gặp nhất là khi mũi kim đƣợc tháo
ra bằng tay. Khoảng 30% do kim khâu hoặc lƣỡi dao trong khi phẫu thuật,
20% do dụng cụ sắc nhọn có dính máu hoặc dịch thể ngƣời bệnh [14], [16].
Nhóm 2: Phơi nhiễm qua da và niêm mạc, trong đó 76% là qua niêm
mạc mắt [14], [16].
Số thƣơng tích xảy ra nhiều ở phịng khám, khoa cấp cứu và phịng mổ.
Thƣơng tích xảy ra sau khi sử dụng và trƣớc khi hủy bỏ dụng cụ sắc nhọn.
Tỷ lệ bệnh nhân là nguồn phơi nhiễm HIV trong bệnh viện: Đa số
nguồn phơi nhiễm ở khoa truyền nhiễm, khoa lao, khoa nội của bệnh viện.
Nghiên cứu của bệnh viện San-Prancisco thì 26,3% bệnh nhân của bệnh viện
là nguồn phơi nhiễm có HIV dƣơng tính. Theo nghiên cứu của Bệnh viện Phụ


×