Tải bản đầy đủ (.docx) (126 trang)

Tong quan lu quet anh huong den thiet ke cong trinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.37 MB, 126 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH VẼ...............................................................................................3
DANH MỤC BẢNG BIỂU..........................................................................................4
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU LŨ QUÉT PHỤC VỤ THIẾT
KẾ XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH DÂN DỤNG..........................................................7
1.1. Tổng quan về nghiên cứu lũ quét trên thế giới........................................................7
1.1.1. Tình hình chung...........................................................................................7
1.1.2. Một số nước chịu nhiều thiệt hại do thiên tai lũ qt...................................8
1.2. Các cơng trình nghiên cứu lũ qt trong nước phục vụ an sinh xã hội..................11
1.3. Đặc điểm cơ bản của lũ quét và phân loại lũ quét.................................................13
1.3.1. Khái niệm................................................................................................13
1.3.2. Các nhân tố hình thành lũ quét................................................................15
1.3.3. Cơ chế vận động của các nhân tố hình thành lũ quét..............................30
1.3.4. Đặc điểm cơ bản của lũ quét cần lưu ý trong phòng tránh......................35
1.3.5. Phân loại lũ quét.....................................................................................39
1.4. Ảnh hưởng của lũ qt tới các cơng trình dân dụng..............................................42
1.4.1. Phá hủy các cơng trình dân dụng............................................................43
1.4.2. Gây biến đổi mơi trường sau lũ quét.......................................................49
CHƯƠNG 2. PHÂN VÙNG NGUY CƠ LŨ QUÉT................................................53
2.1. Một số quan điểm trong dự báo lũ quét và phân vùng nguy cơ lũ quét.................53
2.1.1. Cảnh báo và dự báo lũ quét là gì?.............................................................53
2.1.2. Phân loại cảnh báo lũ quét........................................................................54
2.1.3. Tác dụng của bản đồ phân vùng nguy cơ lũ quét.......................................55
2.1.4. Tổng quan các phương pháp phân vùng nguy cơ lũ quét...........................56
2.2. Ngưỡng mưa gây lũ quét và phương pháp xác định..............................................63
2.3. Bản đồ phân bố lượng mưa trung bình..................................................................72
2.4. Phân vùng nguy cơ lũ quét trên lãnh thổ Việt Nam...............................................75
2.2.1. Phương pháp lập bản đồ nguy cơ lũ quét của Nguyễn Trọng Yêm.............75
2.2.2. Phương pháp của Cao Đăng Dư và Lê Bắc Huỳnh...................................75
2.2.3. Phương pháp của Ngơ Đình Tuấn..............................................................76


2.2.4. Phương pháp của Lã Thanh Hà.................................................................76
2.5. Một số tài liệu, cơng trình nghiên cứu quan trọng liên quan đến phân vùng thiên tai
lũ quét – lũ bùn đá.......................................................................................................80
2.5.1. Tập Atlas tai biến thiên nhiên phần đất liền Việt Nam...............................80
1


2.5.2. Đề án Điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá
các vùng miền núi Việt Nam........................................................................................82
2.5.3. Dự án Nâng cao năng lực giảm thiểu rủi ro thiên tai lũ quét và sạt lở đất
khu vực miền núi phía Bắc...........................................................................................83
CHƯƠNG 3. CÁC TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN XÂY DỰNG HIỆN HÀNH
LIÊN QUAN ĐẾN LŨ QUÉT...................................................................................90
3.1. Khung pháp lý cho công tác quản lý lũ quét tại Việt Nam.....................................90
3.1.1. Luật và Pháp lệnh....................................................................................90
3.1.2. Các văn bản khác quy định về phòng chống thiên tai..............................90
3.1.3. Khung pháp lý liên quan đến lĩnh vực giáo dục về lũ quét......................91
3.2. Những nguyên tắc cơ bản trong phòng chống thiên tai lũ quét..............................92
3.3. Hệ thống tài liệu hướng dẫn..................................................................................93
CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP THIẾT KẾ VÀ GIẢM THIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA
LŨ QT TỚI CƠNG TRÌNH TRƯỜNG HỌC....................................................95
4.1. Giải pháp giảm thiểu tác động của lũ quét trong thiết kế và thi cơng xây dựng
cơng trình.....................................................................................................................95
4.2. Vận dụng một số thơng tin thu được nhằm thiết kế, quy hoạch
cơng trình
trường học trong vùng nguy cơ lũ quét cao..................................................................99
4.2.1. Đặc điểm hiện trạng..............................................................................100
4.2.2. Điều kiện địa chất – địa mạo.................................................................101
4.2.3. Hệ số cường độ lũ quét – lũ bùn đá.......................................................102
4.2.4. Phân vùng lũ quét- lũ bùn đá.................................................................104

4.2.5. Ngưỡng mưa sinh lũ quét – lũ bùn đá....................................................105
4.2.6. Khả năng kết nối với hệ thống dự báo và cảnh báo sớm.......................105
4.3. Đánh giá khả năng ảnh hưởng của lũ qt tới cơng trình trường học..................107
4.3.1. Điều tra hiện trạng...................................................................................107
4.3.2. Đánh giá khả năng ảnh hưởng trực tiếp của lũ quét................................110
4.3.3. Đánh giá khả năng ảnh hưởng gián tiếp của lũ quét................................111
KẾT LUẬN............................................................................................................... 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................114
PHỤC LỤC: Một số trận lũ quét ảnh hưởng tới cơng trình trường học gây thiệt
hại lớn trong thời gian gần đây...............................................................................116

2


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1. Sơ đồ tổng thể của một khu vực có nguy cơ lũ qt........................................35
Hình 2. Trường Trung học cơ sở thị trấn Mù Cang Chải ngổn ngang sau lũ quét tháng
8/2017.......................................................................................................................... 48
Hình 3. Lũ quét làm ngập giếng nước sinh hoạt của người dân...................................50
Hình 4. Một ví dụ thay đổi lịng dẫn sơng Nậm Rốm..................................................50
Hình 5. Lũ quét tại Mường La năm 2017 làm xói lở 2 bên bờ sơng làm đứt 2 đầu cầu.
..................................................................................................................................... 51
Hình 6. Mưa lớn làm hình thành các mương xói, rãnh xói trên vách núi, Phìn Ngan,
Bát Xát, Lào Cai, 2017................................................................................................51
Hình 7. Các thầy cô giáo phải dọn dẹp bùn đất sau lũ qt..........................................52
Hình 8. Ví dụ bản đồ nguy cơ lũ quét thành lập theo phương pháp FFPI tại New
Jersey, Mỹ.................................................................................................................... 62
Hình 9. Quan hệ lượng mưa hoạt động (mm) với cường độ mưa lớn nhất (mm)........69
Hình 10. Bản đồ phân bố lượng mưa trung bình năm miền núi phía Bắc (bản đồ hình
thành từ tập hợp trung bình mưa nhiều năm của các trạm miền núi phía Bắc –

KC.08.09/11-15)..........................................................................................................73
Hình 11. Bản đồ đẳng trị lượng mưa khu vực Tây Ngun (Trần Thiết Hùng- Tạp chí
Khoa học và cơng nghệ Thủy lợi)................................................................................74
Hình 12. Bản đồ phân vùng nguy cơ lũ quét lãnh thổ Việt Nam tỷ lệ 1:1.000.000
(Nguyễn Trọng Yêm)...................................................................................................79
Hình 13. Bản đồ cảnh báo nguy cơ tai biến lũ quét- lũ bùn đá lãnh thổ Việt Nam......81
Hình 14 . Website cảnh báo trượt lở............................................................................82
Hình 15 . Tóm tắt 6 bước thực hiện quản lý rủi ro thiên tai dự vào cộng đồng...........83
Hình 16 . Các bước đánh giá rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng................................89
Hình 17. Xây dựng các thông số kỹ thuật để giảm thiểu rủi ro lũ lụt và lở đất............96
Hình 18. Cấu tạo cơ bản móng cơng trình nhà trên sườn dốc.....................................97
Hình 19 . Dấu vết thềm lũ tích bên bờ suối Kim Nọi, Mù Cang Chải, Yên Bái........100
Hình 20. Sơ đồ hệ thống ra quyết định trong cảnh báo thiên tai lũ quét- lũ bùn đá...106

3


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Một số đặt trưng lưu vực sông lớn đã xảy ra lũ quét ở miền Bắc...................18
Bảng 2. Lượng mưa theo trận từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 10/10/1992 một số lưu
vực sông miền Trung...................................................................................................24
Bảng 3. Lượng mưa của đợt mưa từ ngày 5 đến ngày 10/10/1992 (Rx1day max).......28
Bảng 4. Các nhân tố cơ học và kích thích gây ra lũ bùn đá và sạt lở đất......................30
Bảng 5. Mối quan hệ giữa vị trí lũ bùn đá và đổ dốc đáy.............................................32
Bảng 6. Thống kê thiệt hại về mặt cơng trình một số trận lũ qt................................43
Bảng 7. Thống kê các phương pháp xác định ngưỡng mưa phục vụ công tác cảnh báo
lũ quét, sạt lở đất (Bộ Đất đai, cơ sở hạ tầng và Giao thông Nhật Bản).......................66
Bảng 8. Giải thích quan hệ lượng mưa hoạt động với cường độ mưa lớn nhất............70
Bảng 9. Phân cấp lượng mưa 1 ngày lớn nhất X1 max ứng với tần suất 1%....................76
Bảng 10. Ví dụ trọng số các nhân tố ảnh hướng đến hình thành lũ quét tỉnh Yên Bái. 78

Bảng 11. Công cụ đánh giá thường dùng trong đánh giá mức độ rủi ro thiên tai........88
Bảng 12. Danh mục các biện pháp trước, trong và sau thiên tai.................................96
Bảng 13 . Danh mục các biện pháp phòng, chống thiên tai theo hạng mục................96
Bảng 14. Phân cấp cường độ lũ quét theo trị số M....................................................102
Bảng 15. Ngưỡng mưa sinh lũ quét ở Việt Nam.......................................................103

4


MỞ ĐẦU
Lũ quét là một trong những thảm họa thiên nhiên gây ra thiệt hại về người và tài sản
hằng năm lớn nhất thế giới, với hơn 5.000 người thiệt mạng hàng năm (chiếm khoảng
85% các trường hợp tử vong so với các loại hình lũ khác) và dẫn đến các tác động xã
hội, kinh tế và môi trường quan trọng. Lũ quét có một đặc điểm khác với lũ sông, đáng
chú ý là quy mô thời gian diễn ra ngắn nên rất bất ngờ về thời điểm xảy ra và phạm vi
ảnh hưởng ở quy mô không gian nhỏ, khiến dự báo lũ quét trở thành một thách thức
lớn khác hẳn với các phương pháp dự báo lũ truyền thống. Lũ quét xảy ra trên khắp
thế giới và các ngưỡng thời gian khác nhau giữa các vùng từ vài phút đến vài giờ tùy
thuộc vào bề mặt đất, đặc điểm địa mạo và địa chất thủy văn của khu vực. Tuy nhiên,
đối với phần lớn các khu vực miền núi Việt Nam, khơng có quy trình chính thức cho
việc cảnh báo lũ quét, chính quyền các địa phương yếu về năng lực chung để phát triển
các cảnh báo hiệu quả nhằm ứng phó nhanh với hiện tượng này.
Nhận thấy rằng lũ quét có tác động đặc biệt nghiêm trọng đến tính mạng và tài sản của
con người, Ủy ban thủy văn Quốc tế (WMO) phối hợp với Cơ quan Dịch vụ thời tiết
quốc gia Hoa Kỳ đã đưa ra tài liệu “Hệ thống hướng dẫn lũ quét với phạm vi toàn cầu”
và chỉ ra rằng Học sinh và các cơng trình trường học là một trong những đối tượng rất
nhạy cảm với thiên tai lũ quét. Nhận thấy tính phức tạp của hiện tượng lũ quét, trong
chỉ thị 19/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 13 tháng 7 năm 2018 cũng đã nhấn
mạnh:
 Với các địa phương, khi đầu tư xây dựng lại hoặc xây mới trường học cần được

đầu tư kiên cố đảm bảo an toàn trước thiên tai và kết hợp làm nơi sơ tán, trú tránh
cho người dân khi xảy ra thiên tai;
 Với Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo đưa kiến thức, kỹ năng phịng, chống thiên
tai, trong đó có lũ qt, sạt lở đất vào nhà trường phù hợp với định hướng chương
trình giáo dục phổ thơng mới; chỉ đạo, hướng dẫn đầu tư cơ sở trường học kiên
cố đảm bảo an toàn trước thiên tai kết hợp nơi trú tránh của người dân khi thiên tai
xảy ra.
Vì vậy, nghiên cứu giải pháp thiết kế xây dựng trường học an toàn với lũ quét là một
nhiệm vụ rất quan trọng. Để đưa ra các giải pháp thiết kế, xây dựng phù hợp, nhóm
nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học và giải pháp quy hoạch, thiết kế
xây dựng trường học an toàn với lũ quét” đã triển khai tổng hợp các tài liệu đã
nghiên cứu trong và ngoài nước, phân tích các loại hình lũ qt đã và đang ảnh hưởng
tới các cơng trình trường học hiện nay trên địa bàn một số tỉnh miền núi. Quá trình
nghiên cứu đi từ tổng hợp diễn biến, thiệt hại đến phân tích các giải pháp khắc phục và
5


hạn chế ảnh hưởng của thiên tai lũ quét tới các dạng cơng trình trường học hiện nay.
Phương pháp nghiên cứu được thực hiện dựa trên tổng hợp các tài liệu thu thập kết
hợp với kinh nghiệm của các thành viên tham gia đề tài đã có.
Nội dung chính mà chuyên đề Nội dung 1: “Nghiên cứu khái quát về lũ quét ở nước
ta; Bản đồ phân vùng cảnh báo nguy cơ lũ quét ở các vùng, khu vực địa bàn; Các quy
chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng hiện hành liên quan” cần làm sáng tỏ gồm 3 nội dung:
 Chương 1. Tổng quan về nghiên cứu lũ quét phục vụ thiết kế xây dựng cơng trình
dân dụng.
 Chương 2. Phân vùng nguy cơ lũ quét.
 Chương 3. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng hiện hành liên quan đến lũ qt.
Để hồn thành báo cáo chun đề này, nhóm nghiên cứu đã tổng hợp các tài liệu từ
những cơng trình nghiên cứu trong và ngoài nước. Tiến hành thực địa kiểm chứng tại
một số vùng nghiên cứu trọng điểm của đề tài, điều tra hỏi trực tiếp các cán bộ trong

ngành giáo dục và một số học sinh miền núi trong thời gian cuối năm 2018 đầu năm
2019. Chúng tôi cũng xin chân thành cám ơn các nhà khoa học của Viện Địa chất –
Viện Hàn lâm Khoa học và Cơng nghệ Việt Nam đã góp ý và cung cấp tài liệu khoa
học.

6


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU LŨ QUÉT PHỤC VỤ THIẾT
KẾ XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH DÂN DỤNG
1.1.

Tổng quan về nghiên cứu lũ quét trên thế giới

1.1.1. Tình hình chung
Các nhà khoa học trên thế giới cũng mới quan tâm nghiên cứu lũ quét khoảng trên 30
năm trở lại đây, mặc dù hiện tượng đã xảy ra từ lâu. Đáng chú ý là hội thảo chuyên đề
lũ quét tại Paris 9/1974 do hiệp hội các khoa học thuỷ văn Quốc tế tổ chức. Năm 1978
có Hội thảo tiếp theo có chuyên đề về lũ quét tại Los Angeles. Cho đến nay Ủy ban
thủy văn Quốc tế (WMO) đã tổ chức được rất nhiều hội thảo quốc tế với nhiều tên gọi
khác nhau và lũ quét cũng được đề cập đến trong các hội thảo chuyên ngành này.
Trong đó, các nhà khoa học tập trung vào nhân tố khí hậu là chủ yếu và có gia tăng do
tác nhân của con người. Cũng vì nhận thức này mà lũ quét được đề cập đến chủ yếu
trong các hội thảo hầu hết đều đề cập nguyên nhân hình thành lũ quét được nhấn mạnh
là do các yếu tố khí tượng thủy văn. Vì tập trung vào chuyên ngành thủy văn lưu vực,
để nghiên cứu lũ quét, các nhà khoa học thường tập trung vào các vấn đề cảnh báo
sớm lũ quét như: tổ chức đo đạc mưa và dự báo mưa trên lưu vực; thời gian đạt đỉnh lũ
từ lúc bắt đầu mưa, tính tốn đỉnh lũ; nghiên cứu xác định các thơng số lưu vực phục
vụ tính tốn lũ.
Vấn đề tổ chức đo đạc dự báo khí tượng và thủy văn. Nội dung này chủ yếu liên

quan đến các tiến bộ khoa học trong các ngành tin học và điều khiển tự động hóa, máy
móc thiết bị đo đạc trực tiếp và từ xa, các phương pháp xử lý số liệu để dự báo. Ngày
nay kỹ thuật Radar đã phát triển rất mạnh và được áp dụng trong dự báo xa thời tiết
với độ chính xác khá tốt. Tuy nhiên do tính ngẫu nhiên của khí tượng, những vấn đề
biến đổi khí hậu tồn cầu ngày càng diễn ra phức tạp, cơng nghệ dự báo ngày càng
phải hồn thiện để đáp ứng với các diễn biến này. Nhất là việc áp dụng công nghệ
thông tin và khoa học thống kê, rất nhiều nhóm các nhà khoa học thế giới đang sử
dụng các công nghệ “IoT”, “Machine learning” hay “Bigdata” để xây dựng các mơ
hình dự báo khí tượng thủy văn. Tuy nhiên, ảnh hưởng của vị địa lý đến các loại hình
vi khí hậu địi hỏi cần có mật độ rất dày các trạm đo quan trắc tự động liên tục nên hầu
hết các mơ hình đều chưa phản ánh hồn tồn chính xác thực tế diễn ra của khí hậu
nhất là trong bối cảnh BĐKH như hiện nay
Về tính tốn cường độ lũ qt. Tính tốn cường độ lũ trên các lưu vực nhỏ có khả
năng phát triển lũ quét được đặc biệt lưu ý với ngành thủy văn lưu vực. Rất nhiều công
thức lý thuyết, thực nghiệm và bán thực nghiệm đã được công bố. Sử dụng các công
thức này trước hết có thể cảnh báo lũ quét mà cịn làm cơ sở để thiết kế các cơng trình
7


đập nước, thiết kế dẫn dịng, bảo vệ an tồn đập nước và cảnh báo lũ cho các vùng lớn
hơn ở hạ lưu. Cho đến nay thường dùng hai phương pháp tính tốn cường độ lớn nhất
của lũ: Cơng thức triết giảm và phương pháp đường đơn vị. Phương pháp đường đơn
vị đã được đưa vào các chương trình tính toán chuyên dụng để dự báo cường độ lũ ở
cửa ra lưu vực. Kết hợp với thực nghiệm trên các lưu vực nhỏ các nhà khí tượng thủy
văn thế giới đã đưa ra các đường đơn vị chuẩn cho một nhóm các lưu vực đồng nhất và
làm tài liệu chủ chốt cho tính tốn lũ qt. Cơng thức triết giảm thường được ứng dụng
rộng rãi trong tính tốn thiết kế cho các hồ chứa nhỏ và vừa trên lưu vực.
Vấn đề về các thông số lưu vực. Đây là các yếu tố mặt đệm ảnh hưởng rất lớn đến sự
hình thành và phát triển lũ qt. Ngồi ra cịn ảnh hưởng rất nhiều đến hậu họa mà lũ
quét gây ra. Mơ hình phân tích lưu vực được áp dụng rộng rãi nhất là Horton [Horton

là người đầu tiên khởi xướng nghiên cứu về lưới sông (1945), sau này Strahler (1964)
hiệu chỉnh thêm. Theo phân tích của Horton, các lưu vực được đánh giá và áp dụng khi
biết rõ hình dạng và cấp sông của lưu vực. Gần đây trong nhiều cơng trình cơng bố
quốc tế thường đề cập đến thành phần vật chất trong lũ quét, đó là rác và bùn đá.
Như vậy việc nghiên cứu lũ quét trên thế giới hiện nay đều tập trung vào các hướng
sau:
 Chế tạo các thiết bị cảnh báo và dự báo với độ chính xác cao nhất;
 Xây dựng các mơ hình tính tốn dự báo với sự hỗ trợ của tin học để đưa ra lời giải
sớm nhất với độ chính xác cao nhất;
 Hoàn thiện hệ thống quan trắc viễn thám nhất là hệ thống vệ tinh thời tiết và các
trạm radar mặt đất;
 Tổ chức ứng cứu và giảm nhẹ thiệt hại kịp thời và có hiệu quả.
1.1.2. Một số nước chịu nhiều thiệt hại do thiên tai lũ quét
Tại Pháp, lũ quét do lượng mưa tới hơn 180mm đổ xuống trong vịng 3 giờ đơng hồ
đã khiến các vùng thuộc tỉnh Alpes-Maritimes, nơi có những bãi tắm nổi tiếng như
Nice, Cannes và Antibes chìm trong nước lũ vào cuối ngày 4/10/2015. Trận lũ quét
này đã cướp đi sinh mạng của 20 người và 2 người khác được thông báo mất tích. Nhà
chức trách Pháp ngày 4/10/2015 đã tuyên bố thảm họa thiên tai tại vũng du lịch miền
Đông – Nam nước này. Sau khi mưa bão và lũ quét bất ngờ xảy ra từ đêm 3/10. Mưa
bão khiến nước trên các con sông ở khu vực ven biển Địa Trung Hải ở miền nam nước
Pháp tràn bờ, làm tê liệt giao thông và cuốn trôi hàng trăm phương tiện giao thơng.
Trong khi đó tại thành phố Nice, lượng mưa trong 2 ngày vừa qua bằng mức 10% của
cả năm. Hàng trăm du khách quốc tế đã bị mắc kệt tại Nice. Giới chức các địa phương
8


của Pháp đã huy động cảnh sát cùng 500 nhân viên cứu hộ để tìm kiếm những người
gặp nạn và bảo vệ tải sản cho người dân. Bộ Tài chính Pháp tuyên bố sẽ nhanh chóng
huy động quỹ cứu trợ để khắc phục hậu quả thiên tai. Nhà chức trách Pháp ước tính
mưa to bất thường trút xuống hơm 3/10 trong vòng 2 giờ đồng hồ tại thành phố Cannes

tương đương với lượng mưa trung bình của 2 tháng.
Tại Mỹ, do mưa lớn trong nhiều ngày liền, đặc biệt là vào hôm 23 và 24/6/2016, gây
ra lũ lụt, lũ quét nghiêm trọng tại bang Tay Virginia. Nhiều nơi mức nước lên rất cao,
cuốn trôi cả xe cộ, khiến hàng trăm người bị mắc kẹt, gây mất điện trên diện rộng
(theo AFP). Tổng thống Mỹ Barack Obama đã phải ban bố tình trạng thảm họa sau khi
mưa lớn kéo dài gây ra lũ lụt tại bang Tây Virginia khiến nhiều người thiệt mạng.
Chính quyền Mỹ đã điều động các nguồn viện trợ từ liên bang và địa phương để hỗ trợ
nỗ lực cứu hộ tại những khu vực bị ảnh hưởng bởi bão, lũ lụt và lũ quét, sạt lở đất.
Theo thơng tin từ nhà chức trách, đã có 26 người thiệt mạng vì lũ lụt và lũ quét. 16 nạn
nhân trong số này đến từ Greenbrier là khu vực có địa hình núi cao hiểm trở, chịu ảnh
hưởng nặng nề nhất. Một bé trai 8 tuổi ở quận Jackson đã bị lũ cuốn trôi khi đang cùng
mẹ và em gái đi bộ dọc bờ sông. Thi thể của em được phát hiện sau 3 giờ tìm kiếm.
Hơn 21.300 người hiện phải sống trong cảnh khơng có điện. Hàng trăm ngơi nhà bị hư
hại hoặc phá hủy hoàn toàn. 60 tuyến đường vẫn đóng. Khoảng 500 người bị mắc kẹt
trong một trung tâm mua sắm sau khi cây cầu dẫn tới con đường chính bị lũ cuốn.
Mike kistner, nhà khí tượng học thuộc cơ quan thời tiết Quốc gia Mỹ, miêu tả cơn mưa
trút xuống Tây Virginia mấy ngày qua “500 năm mới có một lần”.
Tại Đài Loan, ngày 10/08/2009 đã xảy ra một lũ sườn dốc do bão marakot mang theo
mưa to và gió lớn đã gây ra hiện trạng lũ lội tồi tệ ở hòn đảo này trong vòng nửa thế
kỷ, các nhà chức trách Đài Loan cho hay, tồn bộ một ngơi làng ở vùng núi hẻo lánh
trên bở biển tây nam hòn đảo này đã bị vùi lấp trong một trận lở đất do bão gây ra hơm
10/08. Ít nhất 400 người mất tích và được cho là khơng cịn cơ hội sống sót.
Máy bay cứu hộ khơng thể hạ cách vì mặt đất q dốc nên các nhân viên cứu hộ phải
thả thực phẩm từ trên cao sống cho những người sống sót, thảm họa xảy ra ở làng
Shiao Lin lúc sáng sớm. Một phần ngọn núi cạch làng đã đổ sập xuống, vùi lấp cả làng
trong lúc người dân còn đang ngủ. Hầu hết nạn nhân là người già và trẻ nhỏ. Phát biểu
với hãng tin AP, một quan chức Đài Loan cho biết, 400 người ở Shiao Lin vẫn mất tích
trong khi 100 người được cứu thốt. Một trong số những người sống sót cho biết tồn
bộ gia đình ơng gồm 10 thành viên đã bị vùi lấp “Họ chết rồi, thế là hết tất cả”, ơng
này than khóc. Một người được cứu thốt tên là Lin Chien – chung cho rằng khoảng

600 người bị vùi lấp trong đống bùn đất. “Đất lở phủ kín phần lớn ngơi làng trong đó
có một trường Tiểu học và nhiều ngơi nhà”, Lin nói. “Một phần ngọn núi đã đổ ập
9


xuống làng”. Lin cho biết, một số người hàng xóm của ông đã di chuyển tới vùng đất
cao hơn vài giờ trước khi thảm họa xáy ra.
Ở Nhật Bản thiệt hại do lũ và lũ quét cũng rất lớn. Lũ và lũ qt gây ra trung bình
khoảng 60% tơng số người chết do thiên tai. Những báo cáo về một số trận lũ quét gần
đây ở Nhật Bản cũng chứng tỏ tình trạng nghiêm trọng này.
Trận lũ quét, sạt lở đất ngày 10/07/1997 ở khu vực harihana, thành phố Izumi thuộc
bang Kagosima làm 21 người chết, bị thương 13 người, trôi 29 khu nhà. Trận lũ này do
mưa liên tục khoảng 401 mm tính từ nửa đêm 6/7 đến 24h ngày 9/7. Mưa ngày đạt 275
mm (9/7; mưa một giờ lớn nhất đạt 62mm (16-17h) ngày 9/7. Có một đập sabo được
xây dựng ở thượng lưu sông bị ảnh hưởng mạnh, cuốn theo trên 50.000 m3 trầm tích.
Tổng thể tích trầm tích sụt lún cịn nhiều hơn số thể tích thiết kế. cho tới đêm 9/7, số
người trong khu vực bị ảnh hưởng mới được di chuyển đến nơi an tồn; tuy nhiên
khơng thể xác định được nơi nào là tuyệt đối an toàn cả.
Trận lũ quét sạt lở đất ở Hirosima ngày 29/06/1999 Bang Hirosima là một khu vực rất
nhạy cảm với tai biến trầm tích bởi đặc điểm địa hình, địa mạo, địa chất khu vực. Số
nơi có nguy hiểm về tai biến địa chất lên đến 30.000 nơi. vào ngày 29/06/1999 tại khu
vực phía Bắc và Tây Bắc Hiroshima, thành phố Kure và một số nơi khác trong Bang
Hiroshima một vụ sạt lở với khối lượng lớn đã xảy ra do một cơn mưa lớn, cục bộ đổ
sập xuống. Tai biến này tuy không ảnh hưởng tới toàn bang nhưng xảt ra trên một
vùng rộng lớn từ dải Chogoku và Kansai đến vùng Tocai.
Phía Tây Bắc của Hiroshima và thành phố Kure, nơi có cơn mưa lũ lớn đã để lại nhiều
hậu quả nặng nề. Mưa liên tục vào khoảng 271mm (tính từ ngày 28-29/6tại toyoma);
mưa giờ lớn nhất đạt 82mm(14h-15h, 29/6/1999 tại cầu Yawatagawa). sạt lở đất đá và
lũ bùn đá đã đồng thời gây thiệt mạng 31 người và làm bị thương 1 người. Thiệt hại
nhà cửa do đổ sập là 154 khu nhà.

Một trận lở đất lớn xảy ra 8/2014 bao trùm những ngôi nhà ở miền tây Nhật Bản, làm
ít nhất 27 người chết và 10 người khác mất tích. Hàng chục ngơi nhà ở ngoại ô thành
phố Hiroshima miền tây Nhật Bản bị chôn vùi khi đất bùn lở xuống sườn đồi. Theo
chính phủ nước này số người chết lên đến 27, trong khi 10 người khác vẫn mất tích.
Trong số những nạn nhân thiệt mạng có một phụ nữ 77 tuổi. Một bé trai 2 tuổi và anh
trai 11 tuổi, đang ngủ trong nhà khi thiên tai xảy ra.
Khoảng 240mm nước mưa đổ xuống khu vực trong vòng 24h, tương đương lượng mưa
thông thường cả tháng 8, Reuter dẫn lời cơ quan khí tượng thủy văn Nhật Bản cho hay.
“ Trời mưa to và sấm nổ suốt đêm. Mưa rơi nặng hạt khiến tôi quá sợ hãi, không dám
10


ra ngoài”, Fuji TV dẫn lời một cư dân cho biết. “Tôi chưa bao giờ thấy những hạt mưa
lớn như vậy”.
Như vậy, hầu hết các nước trên thế giới đã và đang nghiên cứu hồn thiện các cơng
nghệ hiện đại mà rất ít sự quan tâm thích đáng cho việc đánh giá lại tính ổn định và an
tồn của các cơng trình dân dụng trong khu vực có nguy cơ lũ qt cao. Chỉ có rất ít
quốc gia phát triển (Nhật Bản) có thể áp dụng các cơng trình giảm nhẹ thiệt hại của lũ
quét trên các lưu vực sông bằng cách: điều chỉnh dòng chảy; xây dựng hệ thống cảnh
báo; xây dựng đập ngăn cản lũ bùn đá...
1.2.

Các công trình nghiên cứu lũ quét trong nước phục vụ an sinh xã hội

Lũ quét là một loại hình tai biến thiên nhiên đã và đang xảy ra ngày càng tăng ở các
vùng đồi núi của nước ta. Bên cạnh những thiệt hại lớn về người và kinh tế mà lũ qt
gây ra thì sự huỷ hoại mơi trường sống là rất lớn. Trên lãnh thổ nước ta, nhiều trận lũ
quét lớn xảy ra làm thiệt hại rất lớn đến kinh tế - xã hội và mơi trường cả vùng. Ví dụ
như ở TT Phong Thổ (xảy ra nhiều năm), TP Lạng Sơn (1914, 1986), Đắc Lắc (1990),
TX Lai Châu (1990), TP Sơn La (1991), TP Điện Biên Phủ (1975, 1994, 1996), TT

Mường Lay (1996), Nậm Cuổi (Sìn Hồ, Lai Châu, 2000), TP Lào Cai (1971, 2002), Sa
Pa (2000), TX Nghĩ Lộ (Yên Bái, 2005), Hương Khê, Hương Sơn (Hà Tĩnh, 2002,
2007), Du Tiến, xã Du Già (Hà Giang, 2004), Hàm Tân (Bình Thuận, 1999).... Sau khi
chúng ta ghi nhận được loại hình thiên tai này, thì liên tiếp các năm về sau lũ quét
được thông báo thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng và được tổng
hợp số liệu tại Ban chỉ huy chống lụt bão Trung ương và các tỉnh, huyện. Theo báo cáo
hàng năm hầu hết các các tỉnh miền núi đều có lũ quét và thiệt hại rất lớn mặc dù ta đã
hiểu biết đôi điều về nó. Đặc biệt trận lũ lũ quét, bùn đá xảy ra tại Mường Lay (1996),
trận lũ quét tại Yên Bái (2005), trận lũ quét tại Mù Cang Chải (2017), trận lũ quét tại
Bản Khoang- Sapa (2013) là những nỗi kinh hoàng của nhân dân địa phương và cả
nước. Vết tích cịn lại sau những trận lũ bùn đá và lũ quét này vượt xa trí tưởng tượng
của nhiều nhà khoa học, các nhà quản lý và nhân dân cả nước.
Để giúp phòng tránh và làm giảm nhẹ thiệt hại do lũ quét gây ra, trong những năm vừa
qua ở nước ta các nhà khoa học đã thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu về lũ quét. Có thể
kể đến các đề tài như: đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu ngun nhân hình thành và
các biện pháp phịng tránh lũ quét” (1990-1995) do PGS.TS. Cao Đăng Dư (Viện
Khoa học Khí tượng Thủy văn) làm chủ nhiệm; đề tài cấp tỉnh và điều tra cơ bản
“Điều tra đánh giá hiện tượng trượt lở-lũ bùn đá ở Lai Châu và đề xuất biện pháp
phòng chống” (1994-1996) do TSKH. Vũ Cao Minh – Viện Địa chất làm chủ nhiệm;
đề tài cấp Trung tâm KH&CN quốc gia “Nghiên cứu cơ sở khoa học của sự hình thành
và phát triển lũ lụt miền núi (trong đó có lũ quét) đề xuất các giải pháp cảnh báo, dự
11


báo và giảm nhẹ cường độ thiên tai cùng các thiệt hại” (1998-1999) do TS. Trần Văn
Tư – Viện Địa chất làm chủ nhiệm; đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu xây dựng bản đồ
phân vùng tai biến môi trường tự nhiên lãnh thổ Việt Nam” (2003-2006) do GS.TS.
Nguyễn Trọng Yêm làm chủ nhiệm; đề tài thuộc Bộ TN&MT “Điều tra, khảo sát,
phân vùng và cảnh báo khả năng xuất hiện lũ quét ở miền núi Việt Nam. Giai đoạn 1Miền núi Bắc Bộ” (2008-2009) do TS. Lã Thanh Hà làm chủ nhiệm…. Gần đây,
PGS.TS Trần Văn Tư lại có cách tiếp cận hiện tượng theo quan điểm sống an tồn với

lũ qt và tìm cách cải tạo thích ứng với thiên tai lũ quét nên đã thực hiện đề tài cấp
nhà nước “Nghiên cứu đánh giá sự biến đổi môi trường sau thiên tai lũ quét khu vực
miền núi phía bắc Việt Nam, đề xuất giải pháp cải tạo phục hồi và quản lý môi
trường” đề tài NCKH cấp nhà nước mã số KC.08.09/11-15. Bên cạnh đó, Viện
KHCNVN cùng một số các Bộ đã tiến hành nhiều đề tài về thiên tai địa chất trong đó
có nghiên cứu phân vùng lũ quét.
Từ năm 2006 đến nay, Bộ TN&MT đang thực hiện song song hai dự án, một là lập bản
đồ phân vùng, cảnh báo nguy cơ lũ quét của các địa phương và một bản đồ phân vùng,
cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá ở tỉ lệ tương đối nhỏ là 1/500.000 và 1/200.000. Đề
án "Điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá các vùng miền
núi Việt Nam" do TS. Lê Quốc Hùng triển khai đã xác định được tại 10 tỉnh miền núi
phía Bắc hiện có 2.110 điểm nguy cơ khối lượng trượt lớn, rất lớn và đặc biệt lớn. Các
sản phẩm chính đã hồn thiện của bước 1 là điều tra và thành lập bản đồ hiện trạng
trượt lở đất đá tỉ lệ 1/50.000, bản đồ cấu trúc địa chất, bản đồ phân bố mưa cho 10 tỉnh
miền núi bao gồm: Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Lai Châu,
Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa và Nghệ An.
Chương trình hợp tác với Nauy VINOGEO-SRV 07/056 với nội dung “Tăng cường
năng lực giảm thiểu và thích ứng với địa tai biến liên quan đến môi trường và phát
triển năng lượng ở Việt Nam” cũng đang triển khai nhiều nội dung nghiên cứu trong
đó có nội dung nghiên cứu về tai biến địa chất lũ bùn đá tại khu vực huyện Xín Mần,
Hà Giang. Tới thời điểm hiện tại, các chuyên gia bên phía Viện Địa kỹ thuật Nauy đã
giúp đỡ phía Việt Nam một số chuyển giao công nghệ một số phương pháp đánh giá lũ
bùn đá, mơ hình hóa địa hình lưu vực bằng thiết bị viễn thám UAV, lắp đặt một số thiết
bị quan trắc tự động trượt khối lớn tại địa bàn huyện Xín Mần và huyện Quang Bình...
Các sản phẩm của chương trình chủ yếu tập trung vào các hướng nội dung: phân tích
xác định nguy cơ, đánh giá rủi ro, đánh giá mức độ tổn thương của khu vực miền núi
khi chịu ảnh hưởng của trượt lở và lũ bùn đá.
Như vậy, nhìn chung các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước vẫn chưa đi trực
tiếp vào các đối tượng dễ chịu tổn thương thiên tai lũ quét mà mới chỉ đi về nghiên
12



cứu theo khu vực lưu vực và tiến hành cảnh báo, dự báo. Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận
thấy cần phải tiến hành nghiên cứu kĩ hơn các tác động của lũ qt tới cơng trình
trường học nên thực hiện theo chỉ thị 19/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 13
tháng 7 năm 2018, Bộ đã giao nhiệm vụ cho Viện Thiết kế trường học thực hiện các
nghiên cứu nhằm đưa ra chỉ đạo, hướng dẫn đầu tư cơ sở trường học kiên cố đảm bảo
an toàn trước thiên tai kết hợp nơi trú tránh của người dân khi thiên tai xảy ra.
1.3.

Đặc điểm cơ bản của lũ quét và phân loại lũ quét

1.3.1. Khái niệm
Do lũ quét mang tính địa phương, khái niệm về lũ quét trên thế giới cho đến nay vẫn
chưa thống nhất. Sau đây xin dẫn quan điểm của một số tác giả trong và ngồi nước:
 Theo WHO thì lũ qt (flash flood) thường xảy ra trên diện hẹp và ngắn hạn, biểu
đồ lũ nhọn, nước lũ bất thần xuất hiện và biến mất ở thượng nguồn, lên xuống rất
nhanh. Sự khác nhau cơ bản với lũ thường là sự xuất hiện bất ngờ và khoảng thời
gian rất ngắn từ hiện tượng nguyên nhân đến lũ.
 Theo tài liệu thì các trận lũ quét xuất hiện là kết quả của sự tập chung nhanh chóng
một lượng nước mưa dơng ở một vùng đồi núi, tốc độ lũ và sự đổ vỡ do lũ gây nên
sữ nguy hiểm của lũ.
 Theo Vụ Nhân đạo – Liên Hợp Quốc DHA thì lũ qt là lũ có thời đoạn ngắn và lũ
cao, khi có bão, mưa lớn tập trung nhanh sinh ra lũ trên các sườn dốc, xong lũ có
thể truyền rất nhanh gây ra những tàn phá bất ngờ và nghiêm trọng. Do lũ hình
thành trong một thời gian ngắn nên việc dự báo rất khó khăn.
 Theo tố chức phòng chống thiên tai Úc, lũ quét xảy ra do những trận mưa dông
ngắn, cường độ lớn, do lũ quét xảy ra bất ngờ nên gây tác hại to lớn về đời sống xã
hội. Nó đặc biệt nghiêm trọng với những nơi có hệ thống tiêu nước kém.
 Lũ quét là những trận lũ duy trì ngắn với lưu lượng tương đối lớn. Cơ quan khí

tượng Úc coi lũ quét xuất hiện bất ngờ mà thời gian bắt đầu mưa tới đỉnh lũ
thường nhỏ hơn 6h. Lũ quét thường do hoạt động của các cơn dông và có thể xảy
ra ở nhiều vùng thuộc nước Úc.
 Cao Đăng Dư và Lê Bắc Huỳnh cho rằng lũ quét là một loại lũ lớn xảy ra bất ngờ,
duy trì trong một thời gian ngắn (lên nhanh và xuống nhanh) có sức tàn phá lớn.
 Theo Ngơ Đình Tuấn lũ quét là một loại lũ có tốc độ rất lớn, xảy ra bất thần
(thường xảy ra vào ban đêm nơi xảy ra có khi mưa bé – lũ ống…) trên một diện

13


tích nhỏ hay lớn, duy trì trong một thời gian ngắn hay dài (tùy từng trận mưa lũ)
mang nhiều bùn cát, có sức tàn phá lớn.
 Lã Thanh Hà trên cơ sở phân tích những ý kiến trên, kết hợp với khảo sát tính chất
của các trận lũ quét đã xảy ra ở Việt Nam trong khuôn khổ dự án: “điều tra, khảo
sát phân vùng và cảnh báo khả năng xuất hiện lũ quét ở miền núi Việt Nam giai
đoạn I – miền núi Bắc Bộ”.
Như vậy khái niệm:
Lũ quét là lũ hình thành do mưa kết hợp với các tổ hợp bất lợi về điều kiện mặt
đệm (địa hình, địa mạo, lớp phủ…) sinh ra dòng chảy bùn đá trên các sườn dốc
(lưu vực, sông suối) và truyền rất nhanh xuống hạ lưu gây những tàn phá bất ngờ
và khủng khiếp ở khu vực sườn núi và dọc sông mà nó tràn qua.

 Như vậy khái niệm trên đề cập đến:
 Chỉ rõ nguyên nhân hình thành lũ quét do mưa với cường độ khác nhau làm sạt lở
đất trên các khu vực bề mặt núi dốc, cuốn theo bùn, đất, đá dọc sông, suối.
 Lũ quét tương tự như lũ thường có 3 giai đoạn hình thành dịng chảy nhưng có tác
hại tàn phá lớn do dịng chảy gây sạt lở (quét) bùn đá trên bề mặt dốc lưu vực và
cuốn theo bùn đá xuống hạ lưu các sông suối.


 Phân biệt lũ thường và lũ quét
Lũ thường là lũ hình thành theo quy luật mưa – dịng chảy trên bề mặt nền ổn định.
Theo quy định chung, khi mực nước ở một vị trí nào đó vượt mức trung bình nhiều
năm thì lũ quá trình lũ xuất hiện. Lũ thường có thể gây ngập lụt ở một vùng rộng lớn
tùy theo lượng mưa và chủ yếu thường được nhắc tới ở khu vực hạ lưu vùng châu thổ
các sông lớn. Đối với khu vực miền núi, rất khó phân biệt lũ thường và lũ quét, khi lũ
thường có tốc độ chảy tăng đột biến và dịng chảy bắt đầu kéo theo đất, đá, cây cối thì
có thể coi là sự bắt đầu một trận lũ quét. Lũ quét khác lũ thường cả về cơ chế hình
thành, quá trình vận động lẫn hàm lượng vật rắn trong dịng chảy lũ với các đặc điểm
sau:
 Đỉnh lũ quét thường cao hơn đỉnh lũ bão hòa do lũ quét lên xuống nhanh hơn và
thời gian chỉ bằng 1/2 hoặc 1/3 lũ bão hòa.
 Hệ số dòng chảy lũ quét thường cao hơn lũ bão hịa vì lũ qt sinh ra thường do
hiện tượng vượt thấm. Do đó lũ quét sinh ra ít bị tổn thất do thấm và hệ số dòng
chảy sẽ cao hơn.

14


 Thời kỳ xuất hiện lũ quét ở Việt Nam: Lũ quét xảy ra trong thời gian dài trên phạm
vi toàn quốc vào các tháng mùa lũ (tháng V – XI ở bắc bộ,VII – XII ở trung bộ,
tây nguyên). Cá biệt có trường hợp lũ qt khơng xảy ra ở thời kỳ mùa lũ mà xảy
ra do các nhiễu động thời tiết gây mưa lớn kèm theo dông ở các dạng địa hình đặc
thù.
 Thời điểm xuất hiện lũ quét: khác với lũ thường, lũ quét xuất hiện phước tạp, xảy
ra bất ngờ khi hội tụ đủ các yếu tố bất lợi như mưa, điều kiện địa hình, địa mạo,
địa chất và lớp phủ. Thời điểm bắt đầu xuất hiện lũ quét tại một vị trí thường được
xác định qua ngưỡng cường độ mưa ( là nhân tố tác động trực tiếp) và thay đổi
liên tục qua các trận mưa do điều kiện giữ độ ẩm của đất.
 Lũ quét thường xảy ra bất ngờ vào ban đêm và ác liệt, sức tàn phá rất lớn nên

không kịp triển khai các biện pháp phòng trách phù hợp.
Do các đặc điểm trên, muốn nhận biết trận lũ đó có phải lũ quét hay không, cần phải
chú ý các biểu hiện có thể quan sát được như dưới đây.
 Thời gian lũ lên cực nhanh:
 Đỉnh lũ cao hơn lũ bình thường trong cùng điều kiện (lượng mưa tương đương
nhau):
 Hàm lượng phù xa lớn hơn bình thường, kéo theo nhiều vật chất rắn.
 Dòng lũ phát ra tiếng động lớn do mang theo đất, đá, cây cối…
1.3.2. Các nhân tố hình thành lũ quét
Lũ quét là một dạng tai biến tự nhiên nhưng sự hình thành của nó cũng có sự tác động
của nhân tố con người. qua tổng kết các nghiên cứu đã có về lũ quét ở các lưu vực
sông Việt Nam. Tổng quan nguyên nhân gây lũ quét là nguyên nhân tổng hợp bao gồm
do tự nhiên và yếu tố con người. Trong nhóm nhân tố tự nhiên, có thể phân thành 3
nhóm nguyên nhân dưới đây: biến đổi nhanh, biến đổi chậm và ít biến đổi.
CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH LŨ QT

NHÂN TỐ TỰ NHIÊN

ÍT BIẾN ĐỔI

BIẾN ĐỔI CHẬM

NHÂN TỐ CON NGƯỜI

BIẾN ĐỔI NHANH

 Chuyển động kiến tạo

 Mưa lớn


 Địa hình

 Phong hóa thổ nhưỡng

 Lũ

 Địa mạo

 Biến đổi khí hậu

 Động đất

 Địa chất

 Địa chất thủy văn

 Xói mịn

 Chặt phá, khai thác rừng

15

 Trượt lở

 Xây dựng hồ chứa, dập
dâng, thủy điện

 Lấn chiếm lịng sơng suối



HÌNH THÀNH LŨ QT

Các hình thức hoạt động của con người trên lưu vực có thể ảnh hưởng đến cả 3 nhóm
nhân tố trên song biến đổi rõ nhất là nhóm các nhân tố biến đổi nhanh. Đây là nhóm
nhân tố được chọn xác định các đặc trưng để phân biệt lũ qt với lũ thơng thường.
Nhóm các nhân tố biến đổi chậm tham gia vào quá trình hình thành lũ quét khi quá
trình biến đổi vượt qua một ngưỡng nào đó. Ngưỡng của từng nhân tố là một khoảng
khá rộng vì lũ quét hình thành do những tổ hợp khác nhau của các nhân tố.
Trong nghiên cứu về lũ quét thường chú trọng tới các tác động của con người đến các
nhân tố gây lũ quét mà tìm cách điều chỉnh hướng cũng như mức độ tác động sao cho
đạt được các chỉ tiêu kinh tế mà không gây nên sự mất cân bằng về sinh thái dẫn tới
xung yếu gây lũ quét. Những phân tích riêng sẽ tập trung vào một số nhân tố chính có
tính chi phối và những nhận xét về đặc điểm và vai trò của chúng đối với sự hình
thành lũ quét được trình bày dưới đây:
 Nhân tố địa hình
a) Đặc điểm chung
Cả nước ta nằm trên bán đảo Đơng Dương có diện tích 331.000km2 kéo dài theo
phương kinh tuyến với ba phần tư diện tích là đồi núi. từ Bắc vào Nam em có thể nhận
thấy những nét khái quát về địa hình như sau:
Miền núi Đơng Bắc: đây là miền đặc trưng bởi những dãy núi có hình cánh cung quay
lưng về phía Vịnh Bắc Bộ. Cách tính cung xồi rộng ra kiểu nan quạt làm cho các khối
khơng khí lạnh dễ dàng xâm nhập sâu xuống Đồng bằng Bắc Bộ. tâm Mưa Bắc Quang
có lượng mưa lớn hơn 4.000mm/ năm. dọc theo các thung lũng sông Lô sông chảy
sông gâm, địa hình bị chia cắt dữ dội tạo nên một mạng lưới sông dài đặt sườn núi rất
dốc. vào mùa mưa nước mắt chảy tràn xuống sông suối làm nước lũ dâng lên đột ngột
các thung lũng sông là các mặt bằng tình u gần sơng nước giao thơng thuận tiện nên
ngày nay hình thành các thị trấn thị xã và nhiều điểm quần cư tập trung ven các sơng
đó. như vậy thiệt hại sẽ rất lớn nếu lũ quét xảy ra ở khu vực này.

16



Miền núi Tây Bắc: Khu vực này có địa hình chia cắt rất mạnh sườn núi trở nên rất dốc.
trong các cơn mưa lớn đất trượt từng mảnh đổ xuống sườn dốc trong những thung lũng
hẹp. Đất đá sườn do các con suối này mang xuống chất đống dưới chân núi. Bởi vậy
mà xuống trải qua một cách khó khăn. ví dụ trên đường đi Tam Đảo Bình Lư, hiện còn
bãi đất đá kéo dài 10 km cao 200 đến 300 m. một số bồn địa cũ giữa Núi được Phù Sa
bồi đắp khá rộng như bồn Than Uyên Tú Lệ Gia Hội đồng bào đến định cư thành
những điểm quần cư.sự chuyển tiếp giữa các dạng địa hình khác nhau từ đồi núi thấp
lên đến Cao Nguyên tạo thành các sườn Dốc Đứng Nước Lũ tập trung nhanh, các địa
danh như Mường Tè Than Uyên Lai Châu Sơn La trở nên nổi tiếng vì thiên tai lũ quét.
Miền núi Trung Bộ: khu vực này gồm nhiều dãy núi chạy song song theo hướng tây
bắc đông nam chịu ảnh hưởng của các khối khơng khí ẩm chuyển từ biển vào bị chặn
lại gây mưa cường độ lớn trong suốt mùa mưa bão ở miền Trung. sông suối miền
Trung thường bị chia cắt sâu tạo nên những thung lũng hẹp và dốc Nước Lũ tập trung
nhanh. Do địa hình chia cắt mỗi con sơng hầu như được hình thành riêng rẽ lịng sơng
có độ dốc khá lớn đổ đột ngột xuống đồng bằng mà khơng có vùng chuyển tiếp. Lũ
qt ở đây thường hình thành theo cơ chế Mưa vượt thấm và thường gặp ở vùng bán
khơ hạn như sườn phía nam dãy Ngọc Linh thung lũng nhánh sông Sê San và sườn
phía bắc dãy Chư Yăng Sin.
b) Điều kiện địa hình với việc phát sinh lũ quét
Việc nước lũ chuyển động từ nơi cao xuống nơi thấp là lẽ tự nhiên nhưng lũ qt
thường có đặc tính nhanh, mạnh, ác liệt thì dễ xảy ra nơi địa hình bị chia cắt mạng
sườn dốc lớn ít vật cản và thậm chí ở nền địa hình thấp dễ xói mịn sạt lở.Nhiều nơi
núi và thung lũng tạo thành những cây hút gió ẩm trên nền mưa lớn và diện rộng anh
đã hình thành các tâm mưa có cường độ rất lớn. như vậy phải có sự trùng hợp thuận lợi
phát sinh lũ quét giữa hai yếu tố địa hình và yếu tố khí hậu. Có thể tổng hợp lại ai điều
kiện địa hình ảnh hưởng đến q trình lũ cịn được thể hiện ở các đặc điểm đặc trưng
lưu vực.
Trong số 22 lưu vực tập hợp, chỉ có 7 lưu vực có diện tích lớn hơn 500 km2 chủ yếu

nằm ở khu vực miền Trung chịu ảnh hưởng của các loại hình thời tiết gây mưa lớn như
bão áp thấp nhiệt đới và kết hợp với khơng khí lạnh gây mưa cho diện tích rộng. Cịn
lại phần lớn lũ qt thường hình thành và xảy ra ở các lưu vực nhỏ.
Một số đặc trưng của các lưu vực sông đã xảy ra lũ quét được trình bày trong bảng
dưới đây:
Đặc điểm chung của lưu vực xảy ra lũ quét là: mặt cắt dọc sơng thường có dạng cong
lõm, khu sinh lũ có độ dốc lớn và rất lớn còn khu chịu lũ có độ dốc nhỏ nên giữa hai
17


khu vực này thường có điểm gẫy, cách điểm gãy khơng xa nằm trong khu vực tiêu
năng của dịng lũ thường là khu vực bị lũ quét mạnh nhất.
 Mạng lưới sông suối
Nhận thức chung mạng lưới sông suối trên lưu vực xảy ra lũ quét thường được biểu thị
bởi 5 đặc trưng sau đây:
 Cấp sông (cấp)
 Chiều dài các nhánh (km)
 Mật độ sông (số sông/km2)
 Mật độ lưới sông (km/km2)
 Chiều dài chảy tràn (km)
Nghiên cứu ảnh hưởng của mạng lưới sông suối đến lũ quét chủ yếu tập trung vào đặc
trưng thứ tư: mật độ lưới sơng. mật độ lưới sơng có ảnh hưởng lớn đến q trình tập
trung dịng chảy. Nơi tiêu thốt tốt, mạng lưới khe suối dày, chiều dài chảy tràn ngắn,
dòng chảy mặt tập trung nhanh, đỉnh lũ sẽ cao.
Khảo sát các lưu vực đã xảy ra lũ quét thường thấy: phía đầu nguồn nơi sinh lũ tiêu
thoát tốt mật độ lớn. Tuy nhiên phần lớn dòng chảy tạm thời nước mưa là nước cịn rất
ít và sau đó là khơ hẳn. Vùng chịu lũ thường là tiêu thốt kém, đó là nơi gặp gỡ của vài
nhánh sơng cũng có thể là sơng phía dưới bị thắt thậm chí tạo thành dịng ngầm ấm
nước lũ thoát rất trận nên khi lũ đến các lỗ thốt bị lấp kín hay thu hẹp.
Bảng 1. Một số đặt trưng lưu vực sông lớn đã xảy ra lũ qt ở miền Bắc

ST
T

Lưu vực

Chiều
dài
sơng
chính

Chiều
dài
lưu
vực

L.sơng

L.vực

Chiều
rộng
bình
qn
lưu
vực B

Diện
tích
lưu
vực


Mật độ
lứu sơng

F

Ρ
(km/km2
)

Hệ số
hình
dạng

Hệ số uốn
khúc

Kh

1

Nậm Lum

2600

27

26,5

217


0,97

0,31

1,66

2

Ngịi Thia

1675

25

18,5

59

1,0

3

Nậm La

1650

43

34


455

0,54

0,39

1,43

4

Ngịi Đum

2230

27

25

156

1,49

0,25

1,28

1,45

Lũ qt ở nước ta hiện nay thường xuất hiện ở miền núi ở đây sơng suối được hình

thành chủ yếu do tác động đào sói của dịng nước trên địa hình ngun thủy quá trình
18


hình thành lũ quét ở miền núi thường phụ thuộc nhiều vào chế độ dịng chảy của các
sơng. Qua phân tích nhiều chuỗi dữ liệu về địa hình và đặc điểm các sơng ở các vùng
miền khác nhau nhóm nghiên cứu nhận thấy mạng lưới sông suối ảnh hưởng đến sự
hình thành lũ qt dưới hai hình thức:
 Nơi có bất độ lưới sông lớn chiều dài chảy tràn ngắn, dòng chảy mặt tập trung
nhanh, đỉnh lũ sẽ cao.
 Quá trình xói mịn trượt lở trong lũ qt thường làm thay đổi lịng dẫn và phần
lớn kích thích sự phát triển của lũ quét. Cách barrie tạm thời ngăn dòng tạm
thời rồi vỡ trong lũ quét, làm cho lũ quét trở nên khốc liệt. Vật chất bào mòn,
sản phẩm trượt lở được lũ quét mang đi, bồi tích lại làm nước rút chậm cũng
tăng thêm tính nghiêm trọng của lũ quét.

 Đất và sử dụng đất
Đất là một nhân tố quan trọng của mặt đệm. khảo sát nhóm nhân tố tạo nên lũ quét đã
đi đến nhận xét rằng: mưa là điều kiện cần còn mặt đệm là điều kiện đủ. điều kiện mặt
bệnh chi phối mạnh mẽ quá trình hình thành lũ. Mặt đệm ảnh hưởng đến lượng tổn
thất dòng chảy lũ. Tổn thất dòng chảy lũ bao gồm quá trình thấm điểm chủng sự
nhưng chặn bởi các lớp thực vật và bốc hơi. Đặc điểm thấm giữ vai trò quan trọng nhất
mà chủ yếu do đất quy định. Kết quả khảo sát thực địa và phân tích tài liệu nhận thấy
rằng quá trình hình thành lũ quét gồm các giai đoạn xảy ra vừa song song vừa kế tiếp
nhau:
 Mưa lớn.
 Nước lũ tràn ngập các sườn dốc đổ vào sơng suối.
 Xói mịn sạt lở ở cuốn trơi các vật cản trên đường lũ đi qua.
 Tích động bồi lấp các vật rắn ở thung lũng sông ruộng bờ bãi.
Như vậy, trời đất thành hưởng trực tiếp đến hình thành lũ quét ở cả hai pha pha rắn và

pha lỏng.
Mưa rơi xuống nước thấm vào đất do trọng lực và lực mao dẫn. lực mao dẫn làm cho
nước chuyển động từ nơi ước đến nơi khô hơn về mọi hướng. Trọng lượng chủ yếu
làm cho nước chuyển động xuống dưới tầng sâu. Nơi đất khô và xốp thấm vào các lớp
đất mặt diễn ra chẳng những những quan cắt ống trọng lực mà còn trực tiếp tác động
của mao dẫn khắp bề mặt hấp thụ. Khi đất trở nên ướt hơn ăn khả năng mao dẫn giảm
đi và dẫn tới chị số ổn định của cường độ thấm và chủ yếu do tác động thấm của trọng
19


lực. Quá trình thấm của nước mưa vào đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố: các đặc tính
của mưa (Cường độ mưa, chưa thời gian mưa, đặc điểm khí hậu); tính thấm của đất
(điều kiện bề mặt, đặt tính chất chất hóa lý, hoạt động của con người, thành phần hạt
của đất).
Nghiên cứu xem xét các vấn đề sử dụng đất ở nước ta ảnh hưởng đến sự hình thành lũ
quét chủ yếu tập trung ở khu vực đồi núi. Chỉ tính riêng ở Tây Bắc trong vịng 20 năm
âm (1965-1985) dân số tăng 2,3 lần độ che phủ của rừng giảm đi một nửa. Do sức ép
về dân số diện tích nương rẫy tăng rừng giảm diện tích đất trống đồi trọc tăng. Việc
khai thác lâm sản bừa bãi: đốt rừng, khai thác vận chuyển gỗ, đốt nương làm rẫy đã
thiêu cháy hàng trăm hết ta rừng biến đất trống thành đồi trọc. Hiện nay đất trống đồi
trọc của nước ta lên đến 13 triệu hecta. Sau đây một số đặc điểm đất trống đồi núi trọc
ở miền núi trung du như sau:
1. Đất đồi núi trơ sỏi đá và núi đá khơng có rừng xuất hiện chủ yếu nằm ở khu vực
miền núi trung du chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi gần các khu dân cư tập
trung địa hình dốc lớp vỏ phong hóa mỏng thực vật nghèo nàn.
2. Núi đá trơ chọi: các khối núi đá vơi lớn ở phía Bắc tập trung ở các tỉnh tỉnh Hà
Giang, Lai Châu, Sơn La và ở duyên hải Trung Bộ.
3. Vùng đồi núi thung lũng khơng có rừng anh có diện tích rất lớn ăn lớp phủ chủ yếu
là tràng cỏ cây bụi tầng lớp mỏng.
4. Vùng núi cao khơng có rừng tập trung chủ yếu vùng miền núi Bắc Bộ duyên hải

Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Với những thực trạng về sử dụng đất đất ở nước ta như hiện nay, chứng tỏ môi trường
tự nhiên và cân bằng sinh thái tự nhiên ở nhiều nơi bị xáo trộn suy thoái nghiêm trọng.
Đất trống đồi núi trọc chủ yếu ở các vùng đồi núi độ dốc lớn đầu nguồn các con sơng
suối. Vì vậy vào mùa mưa lũ qt xói mịn sạt lở đất sẽ xảy ra nghiêm trọng.

 Vai trò của rừng ảnh hưởng đến hình thành lũ qt
Thảm phủ tự bật có tác dụng rất lớn trong việc điều tiết nước mưa hạn chế sự xói mịn
của đất giảm nhẹ dịng chảy về cả tốc độ lẫn cường độ. Tác dụng của rừng quan trọng
nhất là làm tăng lượng tích lũy nước ngầm để điều hòa dòng chảy mùa giảm bớt được
dòng chảy mặt hạn chế xói mịn. Chức năng quan trọng ấy của thảm thực vật được gọi
là chức năng phòng hộ nguồn nước. Một số nghiên cứu của của PGS.TS. Lã Thanh Hà
đã chỉ ra rằng ảnh với rừng tự nhiên 3 tầng có độ tán che 0,7 đến 0,8 lần có thể giảm
lượng nước chảy mặt. Thực nghiệm cũng cho thấy trong cùng một điều kiện giống
20


nhau về đất đai tiểu khí hậu và địa hình lượng nước tạo dòng chảy mặt phụ thuộc rất
lớn vào cấu trúc rừng và thảm thực vật che phủ. Mức độ che phủ của rừng càng cao thì
khả năng giữ nước của rừng càng lớn.
Qua các kết quả nghiên cứu về vai trò phòng hộ nguồn nước của các loại rừng khác
nhau,Viện Điều tra quy hoạch rừng thuộc Bộ Nông nghiệp Phát triển Nơng thơn đã
phân chia khả năng phịng hộ của các loại thảm thực vật theo các nhóm khác nhau:
 Nhóm 1: ít khả năng rừng phịng hộ rất tốt được xác định bởi các dạng thảm
thực vật sau: rừng tự nhiên giàu, rừng trung bình, rừng phục hồi đã có trữ lượng
 Nhóm 2: khả năng phịng hộ tốt được xác định bởi các dạng thảm thực vật như
sau: rừng non phục hồi chưa có trữ lượng, rừng non núi đá, rừng tre nứa và
rừng trồng có trữ lượng (đã khép tán).
 Nhóm 3: khả năng phịng hộ kém được xác định bởi các dạng thảm thực vật
như sau: đất trống có cây tái sinh và cây gỗ rác, mái đá có cây, đất trồng cây

cơng nghiệp (cao su, cà phê, chè) cây ăn quả.
 Nhóm 4: khả năng phòng hộ rất kém được xác định bởi các dạng thảm thực vật
như sau: đất trống trồng cỏ cây bụi, núi đá khơng có rừng, rừng mới trồng chưa
khép tán đất nương rẫy.
 Nhóm 5: nhóm khơng tham gia phân loại gồm các loại: đất đất canh tác nông
nghiệp, đất khu công nghiệp, đất thổ cư.
 Mưa và các hình thế thời tiết gây mưa lớn
Nhiều kết quả nghiên cứu đã đi đến kết luận: mưa là yếu tố trội tác động nhanh gây
nên lũ quét ở các nước có khí hậu gió mùa và xốy thuận nhiệt đới châu Á. Mặt khác
trong một số các biện pháp ngăn ngừa và giảm nhẹ thiệt hại do lũ quét là cảnh báo và
dự báo lũ quét theo mưa. Do tính bất ngờ và ngắn hạn của lũ quét cảnh báo lũ quét trên
cơ sở dự báo khí tượng theo mưa lớn từ các hình thế thời tiết gây mưa nhờ các trạm kỹ
thuật như rada vệ tinh thời tiết nhằm kéo dài thời gian dự kiến cho cảnh báo lũ quét là
một giải pháp thiết thực.
Trên cơ sở số liệu thống kê mô tả các trận lũ quét đã xảy ra ở nước ta có thể nhận thấy:
lũ quét xảy ra ở nơi này nơi khác hoặc đồng thời ở một vài lưu vực sông nhất là các
vùng núi phía Bắc và miền Trung nước ta đều có các hình thế thời tiết điểm hình gây
mưa mà trong đó thường có mưa lớn diện rộng. Đồng thời yếu tố địa hình ở lưu vực
tạo ra khả năng hội tụ gió ẩm làm tăng đáng kể lượng mưa và cường độ mưa gây nên
lũ quét. Tuy vậy, các hình thế thời tiết gây mưa lớn ở vùng núi nước ta cũng rất đa
21


dạng và hoạt động trong các thời gian khác nhau, ở các vùng khác nhau nên cần phải
nghiên cứu đánh giá riêng rẽ từng vùng từ đó đi khái quát chung cho khu vực.
Sau nhiều năm nghiên cứu các chuyên gia về dự báo thời tiết ở Việt Nam đã chia ra và
tiến hành xem xét các hình thế thời tiết gây mưa chủ yếu phát sinh ra lũ quét ít ở hai
vùng chính tính: miền núi phía Bắc và miền Trung và sau đây là một số số ví dụ về các
hình thế thời tiết gây mưa.
Các hình thế thời tiết gây mưa chủ yếu trên lưu vực sông Hồng bao gồm 5 dạng cơ bản

sau đây:
 Xoáy thấp Bắc Bộ nằm riêng lẻ hoặc nằm trong một giải thấp ép có trục tây bắc
đơng nam hoặc Đơng Tây phát qua Bắc Bộ hoạt động mạnh từ tầng thấp đến
tầng cao. Dạng hình thế thời tiết này thường gây mưa lớn diện rộng bao phủ
trên phạm vi lớn. Tuy vậy mưa lớn rất có thể đổ xuống ở lưu vực nhỏ với địa
hình lịng chảo có hướng mở thuận lợi cho việc đón gió ẩm của xốy thấp và
hội tụ ở lưu vực.
 Xoáy thấp lạnh hoặc giải áp thấp tồn tại ở Nam Trung Quốc kết hợp với khơng
khí lạnh hoặc bị cao áp lạnh đẩy dần xuống phía Nam. Ở các lưu vực nhỏ có địa
hình đón gió ở thượng nguồn sơng Đà sơng Thao có mưa rất lớn. Riêng lưu vực
ngòi thia mưa đặc biệt lớn ăn trong lịch sử đã thường xuyên gây ra lũ qt.
 Rãnh áp thấp nóng phía tây kết hợp với khơng khí lạnh. Loại hình thế thời tiết
này thường xảy ra các tháng chuyển tiếp đầu mùa mưa, có khả năng gây lũ quét
vào tháng 5 và tháng 6 và thường gây mưa lớn ở diện hẹp.
 Giải hội tụ nhiệt đới, xốy thuận kết hợp với khơng khí lạnh hay các hình thế
thời tiết khác.
 Bão kết hợp với các hình thế thời tiết khác là loại hình thế thời tiết gây mưa dẫn
tới lũ quét rất đáng quan tâm. Bão là một khối nhiễu động khí quyển mạnh mẽ
trong đó cả khối khơng khí nóng ẩm khổng lồ bốc lên mãnh liệt. bão ảnh hưởng
trực tiếp đến lãnh thổ miền Bắc Việt Nam thường gây ra các trận mưa đặc biệt
lớn do hội tụ mạnh mẽ của các khối khơng khí vào tâm bão. Ở lưu vực có địa
hình thuận lợi cho việc đón gió bão đã hứng chịu những trận mưa cực lớn. Kết
hợp với điều kiện mặc định lưu vực thuận lợi lũ quét sẽ hình thành.
Các hình thế thời tiết chủ yếu gây lũ quét trên các sông miền Trung gồm các dạng sau
đây:

22


 Bão hoặc bão kết hợp về khơng khí lạnh là hình thế thời tiết chủ yếu gây mưa

lớn. Để có thể dự đốn được nơi có khả năng mưa lớn nhất do bão gây ra cần
xem xét vị trí đổ bộ hướng đi của bão cường độ vào một cách chi tiết.
 Khơng khí lạnh kết hợp với các hình thế thời tiết khác. Khối khơng khí lạnh
tràn xuống miền Trung do đi qua biển đơng nên thường có độ ẩm tăng lên đáng
kể. Địa hình miền Trung có các dãy Trường Sơn ăn đón gió ẩm nên thường tạo
nên nhiễu động địa hình ở các lưu vực nhỏ. Nếu gặp các loại hình thời tiết chất
khác nhau như áp thấp giải hội tụ nhiệt đới cao áp Thái Bình Dương... thì sự kết
hợp giữa chúng với khơng khí lạnh thường gây mưa dữ dội và lũ quét có thể
xảy ra các tháng 10 và 11 là hai tháng có cơ hội gặp gỡ nhiều nhất của khơng
khí lạnh với các hình thế thời tiết gây mưa lớn.
Lượng mưa cường độ mưa phân bố mưa theo thời gian và khơng gian hồn tồn tùy
thuộc vào mức độ hoạt động di chuyển của các hình thế thời tiết và điều kiện địa hình
lưu vực. Qua phân tích các trận mưa lớn gây lũ quét ở các lưu vực sông các vùng có
thể dẫn đến một số nhận xét về đặc điểm mưa gây lũ quét như sau:
Về phân bố mưa theo khơng gian: do ảnh hưởng của các hình thế thời tiết gây mưa
lớn, lũ quét xảy ra ở các lưu vực nhỏ thường nằm trong nền mưa lớn diện rộng, có khi
đến 2.000 đến 3.000 km2 phủ kín phần chung và thượng nguồn các sông lớn ăn như
sông Đà, sơng Thao, sơng Lơ. Ở hệ thống sơng Thái Bình lượng mưa trận thường biến
động mạnh theo không gian nên diện mưa lớn hẹp hơn. Trong nền mưa lớn diện rộng
thường có một vài tâm mưa hình thành do ảnh hưởng có tính chất kích động của điều
kiện địa hình địa phương như kiểu địa hình máng trũng lịng chảo có hướng mở đón
gió ẩm. Tại các trung tâm mưa đó lượng mưa rất lớn và thường tập trung trong thời
gian ngắn và rất dễ sinh lũ quét. Cũng như ở lưu vực sông miền Bắc, các lưu vực sông
miền Trung khi chịu ảnh hưởng của một dạng hình thế thời tiết gây mưa nào đó (bão,
bão gặp khơng khí lạnh) đều có thể tạo ra nền mưa lớn trên phạm vi rộng có khi kéo
dài suốt dài miền Trung. Tuy nhiên trong đó cũng tạo nên những tâm mưa có lượng
mưa lớn hẳn, ở đó rất dễ xảy ra lũ quét. Do các ảnh hưởng trực tiếp của các hình thế
thời tiết mà chính các hình thế thời tiết ảnh hưởng đến các vùng khác nhau trong các
thời kỳ khác nhau nên các tâm mưa có thể xảy ra ở các lưu vực sông: sông Ngàn Phố,
sông Ngàn Sâu, sông Trà Khúc, sông Vệ, sông Hinh, sông Đà Rằng... Nhiều nơi vốn

không phải là tâm mưa năm như ta đã biết.
Về phân bố mưa theo thời gian: những trận mưa lớn thường kéo dài 2 đến 3 ngày thậm
chí 8 đến 10 ngày gồm nhiều đợt liên tiếp, giữa các đợt là các khoảng mưa rất nhỏ bỏ
hoặc từng cơn. Ở tâm mưa, nơi sinh ra lũ quét do mưa lớn có thể tập trung trong thời
23


gian rất ngắn hoặc trong vài giờ. Trong các thời đoạn mưa lớn tính chất tập trung mưa
là yếu tố quyết định cường độ mưa ít biến đổi. Do vậy các tài liệu ghi nhận về mưa có
thể sử dụng để phân tích lũ quét bất thường chỉ sử dụng các dữ liệu mưa đo theo giờ.
Với công nghệ hiện nay tại Việt Nam điều này gây trở ngại lớn cho việc nghiên cứu lũ
quét chi tiết.
Về lượng mưa và cường độ mưa: Trong nghiên cứu lũ quét lũ bùn đá, yếu tố lượng
mưa thường được tập trung ở khay khía cạnh lượng mưa theo trận và lượng mưa theo
giờ. Theo các thống kê đã có từ trước những năm 2005, thông thường mọi người mới
chỉ tập trung chú ý đến lượng mưa theo trận. các số liệu ghi nhận về lượng mưa theo
trận phát sinh ra lũ quét thường anh phải đạt tối thiểu trên 100 mm/ trận. Ở miền Bắc
lượng mưa theo trận thường tập trung vào khoảng từ 200 - 500 mm ở khu vực trung
tâm xảy ra lũ quét và lượng mưa giảm đi ở những vùng xung quanh. Ở miền Trung,
lượng mưa theo trận cũng như cường độ mưa phát sinh ra lũ quét còn lớn hơn rất nhiều
(Ví dụ theo bảng dưới). Bên cạnh đó lượng mưa do bão phát sinh ra là khá lớn có tính
chất bao trùm trên diện tích rộng và lượng mưa theo trận thường rơi khoảng từ 200 đến
500 mm. khi bão kết hợp với khơng khí lại lượng mưa thường lớn hơn, khoảng 300
đến 600 mm có nơi lớn hơn 1000 mm. Cường độ mưa miền Trung thường rất lớn có ý
nghĩa quyết định trong hình thành lũ qt. mưa cường độ lớn ngồi việc tập trung
nhanh, nó cịn là động lực gây xói mịn sạt lở và là cơ sở hình thành lũ quét, lũ bùn đá.
Bảng 2. Lượng mưa theo trận từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 10/10/1992 một số lưu
vực sông miền Trung
Lượng mưa
Lượng mưa

Lượng mưa
Trạm
Trạm
Trạm
(mm)
(mm)
(mm)
239
679
330
Quỳnh Lưu
Lệ Thủy
Sơn Giang
508
794
290
Nam Đàn
Kiên Giang
Trà Khúc
796
1333
219
Vinh
Trường Sơn
Sông Vệ
663
813
279
Sơn Diệm
Đơng Hà

Quảng Ngãi
696
521
297
Hịa Duyệt
Thạch Hãn
Gia Vực
785
588
306
Linh Cảm
Huế
An Hịa
975
803
208
Hà Tĩnh
Đà Nẵng
Bồng Sơn
550
595
206
Kỳ Anh
Câu Lâu
Qui Nhơn
709
670
250
Đồng Hới
Ái Nghĩa

Tuy Hịa

 Biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ
21. Biến đổi khí hậu sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất đời sống và môi trường
24


trên phạm vi toàn thế giới. Nhiệt độ tăng nhanh mực nước biển dâng gây ngập lụt gây
nhiễm mặn nguồn nước sức ảnh hưởng đến nông nghiệp gây rủi ro đối với công
nghiệp ở các hệ thống kinh tế xã hội trong tương lai. Ở Việt Nam trong khoảng 50 năm
gần đây nhiệt độ trung bình đã tăng khoảng 0,5 đến 0,7 độ C, mực nước biển dâng
khoảng 20cm. Biến đổi khí hậu đã làm cho thiên tai đặc biệt là bão lũ và hạn hán ngày
càng ác liệt.
Các nhà khoa học trên thế giới đã và đang tập trung nỗ lực nghiên cứu mối quan hệ
dây chuyền giữa các hoạt động của con người trên trái đất với sự phát thải khí nhà
kính. Giữa nồng độ tích tụ khí nhà kính trong bầu khí quyển với sự biến đổi hệ thống
khí hậu giữa sự biến đổi hệ thống khí hậu với môi trường tự nhiên và xã hội con
người. Hậu quả của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam rất nghiêm trọng và là một
trong những nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo cho việc thực hiện
các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước.
Nhận thức rõ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu Chính phủ Việt Nam đã xây dựng
chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu một trong những nội
dung quan trọng của chương trình này là xây dựng cập nhật kịch bản của biến đổi khí
hậu. Đây là cơ sở để các bộ ngành địa phương đánh giá đúng khả năng tác động biến
đổi khí hậu xây dựng và triển khai kế hoạch hành động ứng phó.
Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam được bộ tài nguyên môi
trường công bố lần đầu tiên năm 2009 trên cơ sở tổng hợp các tài liệu nghiên cứu
trong và ngoài nước. mức độ chi tiết của các kịch bản mới chỉ giới hạn cho 7 vùng khí
hậu và dải ven biển Việt Nam để kịp thời phục vụ các ngành địa phương thực hiện các

chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.
Năm 2011, chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu được ban hành xác định mục tiêu
cho các giai đoạn và dự án được ưu tiên. Bộ Tài nguyên môi trường đã cập nhật kịch
bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng dựa trên các nguồn dữ liệu các điều kiện khí
hậu cụ thể của Việt Nam và các sản phẩm của các mơ hình khí hậu.
Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam năm 2016 được cập nhật
theo lộ trình đã được xác định trong chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu nhằm
cung cấp những thông tin mới nhất về những biểu hiện xu thế biến đổi khí hậu và nước
biển dâng trong quá khứ và kịch bản biến đổi khí hậu nước biển dâng trong thế kỷ 21
ở Việt Nam.
Qua rất nhiều nghiên cứu về biến đổi khí hậu ở nước ta có thể tổng hợp lại một số biểu
hiện về biến đổi khí hậu ở Việt Nam như sau:
25


×