Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Bài tập học kỳ môn Lịch sử nhà nước và pháp luật (10 điểm) Đề bài: “Phân tích đặc điểm của nhà nước phong kiến Việt Nam”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.39 KB, 11 trang )

MỤC LỤC
Trang:


MỞ ĐẦU
Dân tộc Việt Nam anh hùng đã trải qua hơn bốn ngàn nǎm lịch
sử, với ý chí quật cường ông cha ta đã viết nên những trang sử vàng
chói lọi làm vẻ vang cho dân tộc ta, đất nước ta. Trong đó, thời kỳ
phong kiến được coi là thời kỳ vẻ vang nhất trong lịch sử dựng nước
và giữ nước. Sự xâm lăng và đồng hóa của cường quốc phong kiến
rất mạnh ở phía bắc là Trung Quốc, đã ảnh hưởng nhiều đến nền
chính trị và pháp lý nước ta thời kỳ bấy giờ, tuy nhiên qua hàng ngàn
năm, mười triều đại phong kiến Việt Nam vẫn luôn giữ gìn được bản
sắc và tinh thần dân tộc cũng với nhữg tinh hoa tiếp thu được và sự
đẽo gọt sáng tạo để tạo nên những nét đặc sắc của các nhà nước
phong kiến Việt Nam.
Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, em xin được đi vào tìm hiểu
đề bài tập số 6: “Phân tích đặc điểm của nhà nước phong kiến Việt
Nam” làm đề tài nghiên cứu cho bài tập học kỳ môn Lịch sử nhà
nước và pháp luật của mình.


NỘI DUNG
I. Khái quát chung về nhà nước phong kiến Việt Nam
Sau chiến thắng Bạch Đằng, sự kiện Ngô Quyền xưng vương đã
khép lại hơn 10 thể kỷ Bắc thuộc, mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử
Việt Nam – kỷ nguyên xây dựng nhà nước phuong kiến Việt Nam độ
lập, tự chủ với mười triều đại phong kiến kéo dài từ năm 939 đến
năm 1884. Triều Ngô (939-965); Triều Đinh (968-980); Triều Tiền Lê
(980-1009); Triều Lý (1010-1225); Triều Trần (1225-1400); Triều Hồ
(1400-1407); Triều Hậu Lê (1428-1592); Triều Mạc (1527-1592); Triều


Nguyễn (1802-1884).
II. Đặc điềm của nhà nước phong kiến Việt Nam
1. Nhà nước phong kiến Việt Nam là sự kết hợp hài hòa
giữa hai yếu tố Trung Hoa và Đại Việt
1.1. Tính Trung Hoa
a. Biểu hiện
- Về tư tưởng Chính trị pháp lý
Các triều đại phong kiến Việt Nam cũng như trong xã hội Việt
Nam thời kỳ phong kiến cũng chịu ảnh hưởng sâu đậm của tư tưởng
Tư tưởng Nho giáo. Nho giáo đã trở thành hệ tư tưởng chính thống
chi phối văn hoá của các triều đại phong kiến Việt Nam, và làm nền
tảng cho việc xây dựng và bảo vệ chế độ phong kiến. Các tư tưởng
chủ yếu như Tam cương, gồm có Đạo quân thần, Đạo phụ tử, Đạo vợ
chồng phu phụ. Năm phép ứng xử luân lý và đạo đức là Ngũ thường,
Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín cũng hồn tồn giống tư tưởng Nho giáo của
Trung Quốc. Bên cạnh đó cịn có tư tưởng Pháp trị.
- Về quan niệm về người đứng đầu đất nước
Ngôi vị đứng đầu nhà nước là vua, hay còn gọi là hoàng đế,
chúng ta tiếp thu quan niệm của Trung quốc, vua, hoàng đế là con
trời, là người đại diện cho thần linh cai quản đất nước, có địa vị độc
tơn, nắm cả vương quyền lẫn thần quyền. Có quyền lực tối ca trong
cả ba lĩnh vực lập phát, hành pháp, tư phát và mọi lĩnh vực trong đời
sống xã hội. Ngồi ra Hồng Đế Việt Nam cịn tiếp thu cả các nghi
thức về tên gọi, niên hiệu, hiếu hiệu từ Hồng Đế Trung Quốc.
- Về hình thức chính thể
Hình thức chính thể của nhà nước phong kiến Việt Nam cũng
giống Trung Quốc, đó là hình thức chính thể qn chủ chuyên chế.
Cơ bản các triều đại phong kiến Việt Nam đều tổ chức nhà nước chế
theo các nguyên tắc tổ chức Nhà nước của Trung Quốc như nguyên
tắc tôn quân quyền, ngun tắc chính danh, ngun tắc liên kết

dịng tộc.

3


- Về tổ chức bộ máy nhà nước ở trung ương
Trong tổ chức bộ máy chính quyền ở trung ương, từ tên gọi, cách
thức tổ chức, thẩm quyền của các cơ quan, chức quan,… trong bộ
máy nhà nước ở chính quyền Trung ương chúng ta cũng tiếp thu rất
nhiều từ Trung Quốc. Ví dụ như từ tên gọi các phong quan như tể
tướng, các quan đại thần, thượng thư, ngự sử đài, ngự sử đại phu,…
Đều tiếp thu từ Trung Quốc.
Về các cơ quan ở Trung ương, chúng ta cũng tiếp thu từ Trung
Quốc, Ví dụ ở triều Lê Thánh Tông, các cơ quan như là Lục Bộ, Lục
Khoa, Lục Tự,… và các cơ quan chuyên môn khác, từ tên gọi, thẩm
quyền, chức năng nhiệm vụ đều như thế. Ví dụ ở Lục Bộ, cơ cấu tổ
chứ giống hệt triều nhà Minh, như người đứng đầu là thượng thư, cơ
cấu thường trực cũng là các tư, vụ, sảnh, cơ cấu chuyên môn cũng là
các thanh, lại, ty.
- Về hệ thống chính quyền ở địa phương, chúng ta cũng tiếp thu
cách thức tổ chức nhà nước theo cơ cấu tổ chức chính quyền của
Trung Quốc, Ví dụ: Cơ cấu tổ chức cấp đạo thời kỳ Lê Thánh Tông
giống như thời Minh ở Trung Quốc… và cấp tỉnh thời kỳ nhà Nguyễn
giống nhà Thanh ở Trung Quốc, cơ cấu tam ty… Các chính quyền
trung gian ở địa phương như cấp phủ, cấp châu, cấp huyện,… người
đứng đầu cũng là Chi phủ, Chi châu, Chi huyện.
- Về quan chế
Ngạch quan lại được sắp xết theo vị trí và vai trị trong bộ máy
nhà nước, được phân làm hai ngạch quan và lại. Theo địa bàn làm
việc thì được phân làm quan trong và quan ngồi.

Chế độ tuyển dụng gồm có khoa cử và tuyển chọn trong quý tộc
hoặc thậm chí là mua tước phẩm, cũng đề giống với các hình thức
hình thành quan lại của Trung Quốc.
Chế độ khảo xét quan lại hay cịn gọi là khảo khóa nhằm loại bỏ
những người khơng có năng lực và phẩm hạnh ở triều Lê Sơ giống với
nhà Minh ở Trung Quốc.
Đối với tước phẩm, cũng có sáu bậc tước vị là Vương, Cơng, Hầu,
Bá, Tử, Nam và chín phẩm.
Quan lại ở các triều đại phong kiến Việt Nam cũng được hưởng
nhiều chế độ đãi ngộ quan lại như các triều đại phong kiến Trung
Quốc. Ví dụ: Quan lại được phong tước phẩm, thậm chí phong tước
phẩm cho thân thích theo lệ truy phong và ấm phong. Quý tộc, quan
lại còn được nhà nước bảo vệ sức khởe, tính mạng, danh dự tuyệt đối
hơn so với bách tính. Được hưởng lệ trí sĩ. Trong trường hợp phạm tội,
quý tộc, quan chức cao cấp được hưởng những ngun tắc có lợi
trong q trình tố tụng.

4


b. Nguyên nhân
Thứ nhất, yếu tố Trung Hoa sâu sắc trong văn hóa các triều đại
phong kiến Việt Nam là kết quả của giai đoạn 1000 năm Bắc Thuộc
cùng chính sách đồng hóa dân tộc
1000 năm Bắc thuộc diễn ra sự giao thoa văn hóa tự nhiên và
cưỡng bức. Hệ quả của nó là văn Hóa Trung hoa cũng như văn hóa
Chính Trị pháp lý Trung Hoa dần dần đã thấm sâu vào đời sống cộng
đồng nhân dân, đặc biệt là tầng lớp trên, tần lớp hào trưởng, sau này
trở thành giai cấp địa chủ. Kéo cơ tầng văn hóa Việt Nam cũng như
cơ tầng văn hóa chính trị pháp lý việt nam ra khỏi khơng gian văn

hóa Đơng Nam Á và hịa nhập vào khơng gian văn hóa Đơng Á mà
Trung Quốc là trung tâm.
Thứ hai, vị trí địa lý gần kề nên việc giao lưu văn hóa giữa hai
quốc gia dân tộc diễn ra tự nhiên và dễ dàng
Do vị trí địa lý của hai đất nước Đại Việt và Trung Hoa tiếp giáp
nhau, núi liền núi, sông liền sơng, do vậy, q trình sinh sống và
phát triển, hai dân tộc có sự qua lại giao lưu học hỏi kinh nghiệm sản
xuất, làm ăn, buôn bán, dần dần học tập những tập quán, hay những
văn hóa hay, tốt của nước bạn. Q trình giao thoa văn hóa giữa hai
cộng đồng dân cư diễn ra dễ dàng và thường xuyên, dẫn đến sự ảnh
hưởng lẫn nhau.
Thứ ba, các triều đại phong kiến Việt Nam bị ảnh hưởng mạnh
bởi sự phát triển của các triều đại phong kiến Trung Quốc
Trung Quốc là một nước có lịch sử lâu đời, có một nền văn hóa
chính trị pháp lý đạt tới trình độ cao. Khi các triều đại Phong kiến Việt
Nam xây dựng bộ máy chính quyền, các triều đại phong kiến Việt
Nam nhận thấy mơ hình tổ chức bộ máy quyền lực của Trung Quốc
đáp ứng được mọi điều kiện về nhu cầu xây dựng được một đất nước
có thể cai trị và đảm bảo lợi ích của giai cấp thống trị.
1.2. Tính Đại Việt
a. Biển hiện
Mặc dù bị ảnh hưởng rất lớn của Trung Quốc nhưng khơng hồn
tồn là sao chép, mà có sự biến đổi phù hợp với hồn cảnh đất nước.
Sự mơ phỏng mơ hình nhà nước phong kiến Trung Quốc cịn rất mờ
nhạt ở các triều Ngơ, Đinh, Tiền Lê, và chỉ mới bước đầu rõ nét ở các
triều đại Lý, Trần và đặc biệt là ở triều Lê. Dù là ở các vương triều Lý,
Trần hay Lê, Nguyễn thì đó cũng là sự mơ phỏng đã được đẽo gọt về
quy mơ và có phần đơn giản về quy chế, lễ nghi và uyển chuyển về
hình thức.
- Về tư tưởng pháp lý


5


Tư tưởng và nhiều quy chế chính trị của nho giáo được áp dụng
một cách mềm dẻo, và thậm chí nhiều quy chế bị lược bỏ hoặc
không được thực hiện. Ví dụ: Trong một số triều đại, triều định tự
nguyện đưa người khac hồng tộc lên ngơi, việc làm đó đã hồn tồn
trái ngược với tư tưởng chính trị của nho giáo, hay nhiều vị vua trong
triều đại phong kiến Đại Việt đã truyền ngôi cho con thứ mà không
truyền ngôi cho con trưởng thiếu tài thiếu đức, điều này trai với
nguyên tắc trọng trưởng của Nho giáo. Thậm chí cuối triều Lý, ngơi
vua cịn được truyền cho con gái, trái với nguyên tắc trọng nam của
Nho giáo.
- Về người đứng đầu
Các vua thời Đinh, Tiền Lê và đầu thời Lý, mỗi vị lập đồng thời
nhiều hoàng hậu. Hoặc vai trị của Thái Thượng Hồng đời Trần cũng
có quyền lực và vai trị khác với các Thái Thượng Hồng ở các triều
đại phong kiến Trung Hoa. Ở mơ hình nhà nước lưỡng lầu hay đàng
trong đàng ngồi thì quyền lực của vua cũng bị hạn chế.
- Về thể chế nhà nước
Bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam không quá cồng kềnh, xơ
cứng và quan liêu như Trung Quốc. Tùy từng hoàn cảnh cụ thể của
nước ta mà các triều đại phong kiến có những sự biến đổi tạo nên
khác biệt về cơ cấu tổ chức cũng như tính chất của bộ máy nhà
nước, hay cịn gọi là tính Đại Việt, khác biệt với của Trung Quốc, để
phù hợp với hồn cảnh đất nước. Ví dụ: Thời kỳ Lê Trịnh xuất hiện
nhà nước lưỡng lầu,… Cơ cấu lục bộ lục thiên
- Về các cơ quan nhà nước
Các cơ quan trong bộ máy nhà nước và chức năng của các cơ

quan đó trong các triều đại phong kiế Việt Nam tuy học tập Trung
Quốc nhưng cũng có những biesn đổi nhất định để phù hợp với điề
kiện hoàn cảnh, cũng như để đạt hiệu quả hoạt động cao nhất. Ví dụ
như trong cơ cấu văn phòng, các cơ quan văn phòng của nhà Minh là
nội các, đóng vai trị là cơ quan văn phòng của nhà vua, tuy nhiên
cũng thời kỳ đó ở nước Đại Việt, triều Lê Thánh Tơng, khối cơ quan
văn phòng lại do năm khối cơ quan cùng đảm nhiệm, và khơng có
nội các.
- Về cơ cấu tổ chức chính quyền ở địa phương
Các mơ hình làng xã tự quản là một nét đặc trưng ở các triều đại
phong kiến Việt Nam mà không gặp ở các triều đại phong kiến
phương Bắc, Ví dụ ở triều Lê, tồn tại chính quyền cấp xã với hình
thức là hoạt động tự quản của dân một làng, có nội quy, lệ làng quy
định rõ ràng.
b. Nguyên nhân

6


- Người dân Việt Nam có tinh thần dân tộc, ý thức được lịng tự
hào dân tộc và có các phong tục tập quán riêng, nên trong việc tiếp
thu văn hóa Trung Quốc có sự miễn cưỡng nhất định.
- Có cơ sở nền tảng kinh tế khác biệt, cơ sở văn hóa xã hội lâu
đời. Vì những nét đặc thù riêng mà địi hỏi phải có thể chế nhà nước
và pháp luật phù hợp, không thể áp dụng triệt để mơ hình nhà nước
và pháp luật của Trung Quốc vào hoàn cảnh của Việt Nam.
2. Nhà nước phong kiến Việt Nam thể hiện tính xã hội cao
a. Biểu hiện
- Một là, kết cấu giai cấp và kết cấu đẳng cấp của Việt Nam
tương đối mờ nhạt mà mang tính chất mở.

Các thành phần Sĩ, nông, công, thương trong xã hội có sự
chuyển đổi cho nhau dễ dàng. Khiến cho tính chất giai cấp và đẳng
cấp hết sực mờ nhạt, từ đó quy định tính xã hội nổi bật của nhà nước
phong kiến Việt Nam. Ví dụ, giai cấp địa chủ Việt Nam lại chia thành
Trung và tiểu địa chủ, giai cấp nơng dân thì chia thành cố nơng, bần
nơng, trung nơng,… Vì vậy, từ địa chủ, nếu vì một biến cố nào đó mà
tán gia bại sản thì có thể trở thành nông dân, ngược lại, người nông
dân nếu học hành thi cử đỗ đạt thì hồn tồn có thể trở trở thành
quan lại và gia nhập tầng lớp địa chủ quan liêu.
- Hai là, cấu trúc xã hội theo mơ hình các làng, xã tự quản, và
chính sách hịa đồng giữa làng với nước.
Ở các triều đại phong kiến Việt Nam, nhân dân sống quây quần
thành các làng, xã. Các làng, xã này có nội quy, luật lệ riêng của
mình. Các đời vua cũng ln tơn trọng chế độ sở hữu cơng của các
làng, xã, tơn trọng tính tự quản và quyền quyết định của nội bộ của
các làng, xã, và chỉ can thiệp ở mức độ nhất định đối với các làng, xã
đó.
- Ba là, các đời vua luôn coi trọng việc bảo vệ độc lập, chủ quyền
lãnh thổ bên cạnh sự hịa bình, ổn định để phát triển đất nước bằng
cách thực hiện các chính sách đối ngoại mềm dẻo, thần phục.
Do địa thế của đất nước ta giáp với một cường quốc phong kiến
mạnh, phát triển và thường xuyên có tư tưởng tư tưởng bành trướng,
mở rộng lãnh thổ. Chính vì vậy mà các triều đại phong kiến Việt Nam
luôn chọn cách thức ngoại giao khéo léo, thần phục, hàng năm đề
cho sứ giả sang diện kiến hoàng đế phương bắc, mang lễ vật, cống
phẩm sang cống nạp, mỗi lần chiến thắng quân xâm lược Trung
Quốc, ta đều thả tù binh và cho sứ giả cùng cống vật sang cầu hòa.
- Bốn là, các đời vua trong nhà nước phong kiến Việt Nam luôn
trú trọng vấn đề an sinh xã hội và phòng chống thiên tai.


7


Bằng các chính sách như xây dựng đê điều và các chính sách an
sinh xã hội khác. Như thời kỳ nhà Lý, đã xây dựng những hệ thống đê
gọi là đê Cơ Xá, thời kỳ Hồng Đức cũng rất trú trọng vấn đề này, đặc
biệt là các khu vực nông nghiệm lớn như vùng Thái Bình – Nam Định
đã cho xây dựng nhiều đoạn đê gọi là đê Hồng Đức, đặc biệt là thời
kỳ nhà Nguyễn, vô cùng trú trọng vấn đề đê điều, bằng chứng là ở
thời kỳ này, tổng số lượng đê điều được xây dựng bằng tổng số đê
của các triều đại trước đó cộng lại. Nhà nước đặt ra các chức quan
phụ trách vấn đề thủy lợi như Hà Đê Sứ,… Nhà nước đảm bảo cơ sở
kinh tế cho người dân, thực hiện chính sách trọng nông, bảo vệ chế
độ sở hữu công làng xã, bảo vệ sức kéo cho nơng nghiệp, cấm giết
trâu. Ngồi ra mỗi lần sau khi lũ lụt, thiên tai, mất mùa… Các đời vua
đều thực hiện các chính sách an sinh, cứu đói, hỗ trợ nhân dân làm
ăn, ổn định đời sống.
b. Nguyên nhân
- Thứ nhất, do quy luật lịch sử của Việt Nam, dựng nước đi đôi
với giữ nước, trước nguy cơ xâm lược luôn thường trực, nên Nhà nước
phong kiến Việt Nam hiểu rằng cần phải đoàn kết và hạn chế mâu
thuẫn đấu tranh giai cấp đề cùng nhau xây dựng và bảo vệ đất nước,
do vậy, nhà nước cần phải thực hiện những chính sách để đảm bảo
yêu cầu lịch sử đó.
- Thứ hai, do cấu trúc xã hội Việt Nam truyền thống, nhà, làng,
nước,… Các làng xã có vai trị rất to lớn, các làng xã tồn tại có tính tự
trị tự quản, nhưng lại đồng thời là trung tâm cung cấp sức người sức
của đề nhà nước thực hiện các chính sách đối nội đối ngoại của
mình. Chính yếu tố làng xã đó, góp phần làm cho các triều đại dù có
muốn bảo vệ lợi ích của mình đến đâu nhưng cũng phải ln ln

đảm bảo sự hòa đồng trong mối quan hệ giữa làng với nước. Các
triều đại phong kiến thực hiện chính sách tạo nên sự hòa đồng.
- Thứ ba, để đảm bảo an sinh, xã hội, nhà nước phong kiến Việt
Nam rất trú trọng hai chức năng đối nội và đối ngoại. Về đối nội, nhà
nước rất trú trọng vấn đề về an sinh, trị thủy và thủy lợi. Về đối
ngoại, vấn đề được Nhà nước coi trọng nhất là vấn đề bảo vệ độc lập
chủ quyền, thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo, thần phục, đề
bảo đảm hịa bình cho dân tộc. Đặt lợi ích dân tộc lên lợi ích của gia
tộc.
III. Đánh giá về nhà nước phong kiến Việt Nam
Nhìn chung, các triều đại phong kiến Việt Nam tiếp thu được
nhiều tinh hoa chính trị pháp lý của các triều đại phong kiến Trung
Quốc, tuy nhiên đã có sự sáng tạo, đẽo gọt, tiếp thu có chọn lọc để
áp dụng vào thực tiễn của đất nước để có những thể chế và pháp

8


luật phù hợp với Đại Việt qua từng thời kỳ, làm phát huy được tính xã
hội vốn có, duy trì hịa bình ổn định, đồn kết dân tộc và phát triển
đất nước.

9


KẾT LUẬN
Qua những phân tích trên, ta đã hiểu được phần nào thấy được
đặc điểm của nhà nước phong kiến Việt Nam cũng như nguyên ngân
dẫn đénw những đặc điểm đó. Sự kế thừa tinh hoa văn hóa cùng q
trình sáng tạo đẽo gọt nó sao cho phù hợp với hồn cảnh đất nước

của cha ơng ta là một bài học kinh nghiệm đắt giá cho thế hệ ngày
nay trong quá trình đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế, để làm sao
chúng ta “Hịa nhập mà khơng hịa tan”.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp
luật thế giới (2012), Nhà xuất bản Công an nhân dân;
2. Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp
luật Việt Nam (2012), Nhà xuất bản Công an nhân dân;
3. Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình Lý luận chung về nhà nước
và pháp luật (2016), Nhà xuất bản Công an nhân dân;
4. Wikipedia, Quan chế các triều đại quân chủ Việt Nam; Truy cập
ngày 05/08/2017;
/>%E1%BB%81u_%C4%91%E1%BA%A1i_qu%C3%A2n_ch%E1%BB
%A7_Vi%E1%BB%87t_Nam



×