MỤC LỤC
Trang:
MỞ ĐẦU
Sinh con đẻ cái là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi gia đình, nó là
một phần của cơng cuộc duy trì sự sống trên hành tinh. Với quan
niệm dân gian Việt Nam, việc sinh con đẻ cái là cái phúc cái đức,
nhà nào càng có nhiều con cái thì là nhà có phúc. Tuy rằng quan
điểm đó đã lỗi thời, không con phù hợp với cuộc sông hiện đại
ngày này, nhưng không thể phủ nhận rằng việc sinh con đẻ cái là
vấn đề quan trọng của mỗi gia đình, đứa con là sợi dây mới gắn
kết cha mẹ với nhau, đại gia đình có thêm thành viên mới thêm
vui cửa vui nhà. Vậy nhưng, không phải ai cũng có được niềm vui
đó, Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỉ lệ vơ sinh trên thế giới trung bình
từ 6%-12%. Ở Việt Nam theo nghiên cứu toàn quốc của bệnh viện
Phụ sản Trung ương tại Đại học Y Hà Nội năm 2016, tỉ lệ vô sinh
của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ là 7,7%, nghĩa là có từ
700.000 đến 1 triệu cặp vợ chồng khơng thể thực hiện được ước
mơ làm cha mẹ. Đáp ứng niềm mong mỏi đó, kỹ thuật hỗ trợ sinh
sản ra đời, đặc biệt là kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đã mang
lại hạnh phúc lớn lao cho biết bao cặp vợ chồng. Theo đó, vấn đề
sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đang ngày càng phổ biến
và mang ý nghĩa vô cùng quan trọng. Việc xác định cha, mẹ, con
cùng với đó cũng trở phức tạp hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực pháp
lý.
Vậy để tìm hiểu rõ hơn về chủ đề này, em xin được đi vào tìm
hiểu đề bài số 8: “Phân tích và đánh giá điều kiện sinh con bằng
kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và xác định cha mẹ con trong
trường hợp đó”.
NỘI DUNG
I. Khái quát chung
Theo Khoản 21, Điều 3, Luật Hơn Nhân và gia đình năm 2014
phần giải thích từ ngữ có nêu khái niệm: “Sinh con bằng kỹ thuật
hỗ trợ sinh sản là việc sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo
hoặc thụ tinh trong ống nghiệm”.
Theo từ điển Bách khoa tồn thư Wikipedia thì “Thụ tinh trong
ống nghiệm là một phương pháp thụ tinh theo đó trứng được thụ
tinh bằng tinh trùng bên ngoài cơ thể, trong ống nghiệm. Đây là
một phương pháp được áp dụng sau khi kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
đã thất bại, được áp dụng cho những được dành cho những cặp vợ
chồng hay những người phụ nữ đang ở độ tuổi sinh sản, vì bất kỳ
lý do gì đó, tinh trùng khơng thể thụ tinh cho trứng bằng phương
pháp tự nhiên”.
II. Điều kiện sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống
nghiệm
1. Điều kiện đối với người cho nỗn, tinh trùng, phơi
Điều kiện đối với người cho tinh trùng và cho noãn được quy
định tại Điều 4 Nghị định 10/2015/NĐ-CP, cụ thể:
Người cho tinh trùng, cho noãn được khám và làm các xét
nghiệm để xác định: Không bị bệnh di truyền ảnh hưởng đến thế
hệ sau; không bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà
không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình; khơng bị
nhiễm HIV.
Do bộ gen di truyền của con sinh ra từ việc thực hiện sinh con
bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm là tồng hợp gen từ sự kết
hợp tinh trùng/noãn của người cho và noãn/tinh trùng của người
nhận nên các yếu tố di truyền như tính trạng màu mắt, màu tóc,
da, chiều cao...và cả bệnh di truyền đều sẽ có xác suất xuất hiện
ở con. Tinh trùng, nỗn được cho phải có chất lượng tốt, khỏe
3
mạnh và không mang gen bệnh từ người cho. Nếu người cho tinh
trùng, noãn mắc các bệnh trên, con sinh ra cũng sẽ bị bệnh di
truyền. Quy định này để đảm bảo con sinh ra khỏe mạnh, đảm
bảo chất lượng giống nịi, khơng làm suy thối giống nịi. Đồng
thời, người mắc bệnh tâm thần hay các bệnh khác dẫn đến không
làm chủ được nhận thức không được tiến hành kỹ thuật thụ tinh
trong ống nghiệm bởi bản thân họ không đáp ứng điều kiện tham
gia vào các quan hệ pháp luật dân sự, khơng đáp ứng tiêu chí
ngun tắc tự nguyện.
- Việc tiến hành cho tinh trùng, cho noãn phải hoàn toàn tự
nguyện, tức là người cho tinh trùng, cho nỗn phải tự mình quyết
định có tiến hành hay khơng theo nguyện vọng của cá nhân mình,
mà khơng chịu sự chi phối hay sự tác động, can thiệp chủ quan
nào từ người khác.
Một lần nữa nguyên tắc tự nguyện của các chủ thể khi tham
gia thực hiện mang thai bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
được cụ thể hóa là một trong những điều kiện bắt buộc để tiến
hành kỹ thuật này. Điều này không chỉ tuân theo nguyên tắc cơ
bản của Luật Dân sự là thỏa thuận, bình đẳng, tự nguyện mà còn
bảo vệ các chủ thể tham gia thơng qua sự biểu đạt bằng ý chí của
mình. Quy định này nhằm tránh dẫn đến tranh chấp, đảm bảo cho
quyền và lợi ích của các bên chủ thể, đặc biệt là lợi ích đứa trẻ.
- Việc cho nhận phải được thực hiện tại cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh được Bộ Y tế công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ
tinh trong ống nghiệm. Quy định này nhằm đảm bảo sự kiểm soát
của nhà nước về vấn đề sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản,
đồng thời đảm bảo về mặt y tế, tránh dẫn đến những hậu quả
đáng tiếc khi tiến hành tại các cơ sở y tế khơng đảm bảo. Bên
cạnh đó, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không được cung cấp tên,
tuổi,
4
địa chỉ và hình ảnh của người cho tinh trùng. Điều này nhằm
đảm bảo nguyên tắc bí mật và nguyên tắc này chỉ được áp dụng
đối với người cho tinh trùng mà khơng áp dụng đối với người cho
nỗn.
- Tinh trùng, noãn của người cho chỉ được sử dụng cho một
người, nếu không sinh con thành công mới sử dụng cho người
khác. Quy định này sẽ hạn chế tình trạng những đứa trẻ sinh ra có
cùng huyết thống nhưng có bố mẹ pháp lý khác nhau.
Bắt đầu từ năm 2003 khi xây dựng nghị định về sinh con bằng
phương pháp khoa học, Bộ Y tế đã tổ chức nhiều hội thảo phối hợp
với Bộ Tư pháp, trường Đại học Luật, mời các chun gia nước
ngồi để nói về nguy cơ có thể người hiến tinh trùng sẽ hiến nhiều
lần, và từ đó sẽ có hơn nhân cận huyết ở thể hệ con cháu sau này
do không xác định được người hiến tinh trùng. Dù theo đánh giá
và phân tích của các chun gia nước ngồi, khả năng này là vơ
cùng hiếm để xảy ra, nhưng nhà làm luật Việt Nam vẫn lựa chọn
đưa quy định chỉ được hiến một lần đối với người hiến tinh trùng,
noãn vào luật để đảm bảo hạn chế nhất tỉ lệ rủi ro hôn nhân cận
huyết có thể xảy ra ở thế hệ con cháu
Khác với điều kiện được quy định trước đây trong Nghị định
12/2003/NĐ- CP, các nhà làm luật đã bỏ quy định về độ tuổi luật
định đối với người cho tinh trùng, cho noãn. Cụ thể, theo quy định
Nghị định 12/2003/NĐ-CP, người cho tinh trùng phải từ đủ 22 tuổi
đến 55 tuổi, người cho noãn phải từ đủ 18 tuổi đến 35 tuổi. Việc
Nghị định 12/2003/NĐ-CP quy định như vậy là căn cứ vào các
nghiên cứu khoa học, đây là độ tuổi đảm bảo tốt nhất chất lượng
tinh trùng và trứng. Tuy nhiên, trong điều kiện khoa học ngày càng
phát triển, chất lượng cuộc sống cũng như chất lượng chăm sóc y
tế ngày càng được nâng cao, tình trạng sức khỏe trung bình của
con người ngày càng được cải thiện, việc khơng quy định về độ
5
tuổi đã giúp mở rộng đối tượng có thể cho tinh trùng, cho noãn,
phù hợp với điều kiện phát triển của xã hội.
2. Điều kiện đối với người nhận noãn, tinh trùng, phôi
2.1. Điều kiện đổi với người nhận tinh trùng
Điều kiện này được quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định
10/2015/NĐ- CP. Theo đó, người nhận tinh trùng phải là người vợ
trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh
là do người chồng hoặc người nhận tinh trùng có thể là người phụ
nữ độc thân có mong muốn sinh con và nỗn của họ đảm bảo chất
lượng để thụ thai.
Cặp vợ chồng vô sinh là cặp vợ chồng trong tình trạng vợ
chồng sau một năm chung sống có quan hệ tình dục trung bình 23 lần/tuần, khơng sử dụng biện pháp tránh thai mà người vợ vẫn
khơng có thai. Trước hết, cặp vợ chồng này phải là vợ chồng hợp
pháp, có giấy đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật. Đây là
cơ sở pháp lý để ràng buộc trách nhiệm giữa các bên trong quá
trình sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và với trẻ
sinh ra trong tương lai. Người nhận tinh trùng cịn có thể là là phụ
nữ độc thân có nhu cầu sinh con. Quy định này đảm bảo việc thực
hiện quyền làm mẹ của những người phụ nữ khơng kết hơn nhưng
vẫn mong muốn có con.
Trong trường hợp này, người phụ nữ độc thân muốn sinh con
bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không nhất thiết phải đáp ứng điều
kiện là người đó bị vơ sinh. Tuy nhiên, phụ nữ độc thân muốn sinh
con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản chỉ có thể nhận tinh trùng nếu
noãn của họ bảo đảm chất lượng để thụ thai.
2.2. Điều kiện đối với người nhận noãn
Khoản 2 Điều 5 Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định người nhận
noãn phải là người Việt Nam hoặc người gốc Việt Nam và là người
vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô
6
sinh là do người vợ khơng có nỗn hoặc nỗn khơng bảo đảm chất
lượng để thụ thai. Người nhận nỗn phải là người Việt Nam hoặc
có gốc Việt Nam. Tức là, cặp vợ chồng vơ sinh người nước ngồi,
người phụ nữ độc thân người nước ngoài chỉ được nhận tinh trùng
mà khơng được nhận nỗn. Đây cũng là sự khác biệt so với pháp
luật Hơn nhân và gia đình trước đây, khơng cho phép thực hiện
việc cho, nhận nỗn; cho, nhận tinh trùng; cho, nhận phơi đối với
người nước ngồi. Quy định sửa đổi đã mở rộng đổi tượng áp dụng
của luật, đảm bảo quyền và lợi ích của các chủ thể người nước
ngoài.
2.3. Điều kiện đối với người nhận phôi
Pháp luật Việt Nam hiện hành quy định về việc sinh con bằng
kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, chỉ ba trường hợp sau đây
được nhận phôi: người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh
mà nguyền nhân vô sinh là do cả người vợ và người chồng; người
vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà vợ chồng đã thực
hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm nhưng bị thất bại, trừ
trường hợp mang thai hộ và phụ nữ độc thân mà khơng có nỗn
hoặc nỗn khơng bảo đảm chất lượng để thụ thai. Đây là quy định
mới của Nghị định 10/2015/NĐ-CP so với Nghị định 12/2003/NĐCP. Trước đó, pháp luật hơn nhân và gia đình chỉ có phép người
phụ nữ độc thân nhận tinh trùng mà nghiêm cấm nhận nỗn và
phơi. Lý giải cho việc cấm phụ nữ độc thân nhận nỗn và phơi bởi
trước ngày 01 tháng 01 năm 2015, việc mang thai hộ hoàn toàn bị
nghiêm cấm. Việc cho phép người phụ nữ độc thân thực hiện sinh
con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản nhận nỗn hoặc phơi sẽ là kẽ
hở, dễ dẫn tới nhiều biến tướng “mang thai hộ vì mục đích thương
mại”, “sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương
mại”. Luật Hơn nhân và gia đình 2014 cho phép mang thai hộ vì
mục đích nhân đạo đã mở rộng phạm vi điều kiện đối với người
7
được nhận phôi. Việc sửa đồi quy định này đã góp phần đảm bảo
quyền làm mẹ của người phụ nữ độc thân.
Ngoài những điều kiện riêng biệt đối với từng đối tượng, người
nhận tinh trùng, nhận nỗn, nhận phơi phải có đủ sức khỏe để
thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai và sinh
con; không mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV,
bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, B; khơng bị bệnh di truyền có
ảnh hưởng đến tính mạng và sự phát triển của trẻ khi sinh ra;
không bị mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không thể nhận
thức, làm chủ được hành vi của mình. Người phụ nữ phải đảm bảo
điều kiện về sức khỏe khi thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để thụ
thai, mang thai và sinh đẻ, tránh tình trạng người phụ nữ mắc một
số bệnh như bệnh tim vẫn thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống
nghiệm, gây nguy hiểm trong quá trình mang thai và sinh đẻ. Xác
nhận đáp ứng đủ các tiêu chuẩn này để thực hiện kỹ thuật thụ
tinh trong ống nghiệm, mang thai và sinh con của người được thực
hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm cần được xác nhận bằng
văn bản của người đứng đầu cơ sở được phép thực hiện thụ tinh
trong ống nghiệm.
Những đối tượng mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà
không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình sẽ dễ dàng
là đối tượng bị lợi dụng để thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ
sinh sản vì mục đích thương mại hoặc mang thai hộ vì mục đích
thương mại. Chính bởi vậy, pháp luật không cho phép đối tượng
này nhận hoặc cho tinh trùng, noãn.
Đối với người cho tinh trùng, noãn, pháp luật quy định phải là
những người không bị nhiễm HIV. Nếu người cho tinh trùng nhiễm
HIV, virus HIV sẽ tồn tại ở tinh tương bên ngồi tinh trùng. Để phơi
khơng nhiễm virus HIV, tinh dịch được rửa sạch tinh tương. Cho
tinh trùng thụ tinh với nỗn đã bóc tách từ buồng trứng của người
8
phụ nữ rồi nuôi cấy mô phôi và đưa trở lại vào tử cung người mẹ.
Phương pháp này có xác suất thành cơng cao hơn nhưng chi phí
rất cao đồng thời yêu cầu rất phức tạp về kỹ thuật chuyên ngành.
Đây là biện pháp dành cho một số trường hợp cặp vợ chồng muốn
có con mà chồng mang virus HIV, người cho tinh trùng sẽ là người
chồng. Tuy nhiên, đa số trường hợp, bác sĩ đều đưa ra lời khuyên
nên xin tinh trùng từ người khác.
Ngoài ra, tương tự như đối với người cho tinh trùng, cho noãn,
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không được cung cấp tên, tuổi, địa
chỉ và hình ảnh của người nhận tinh trùng, nhận phơi. Quy định
này cũng nhằm tránh xảy ra tranh chấp, giúp ổn định mối quan hệ
cha, mẹ, con và đảm bảo quyền lợi của các bên.
3. Điều kiện mang thai hộ
3.1. Điều kiện đối với người mang thai hộ
- Người mang thai hộ phải là người thân thích cùng hàng của
bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ.
Quy định này nhằm hạn chế tối đa tình trạng mang thai hộ vì
mục đích thương mại. Khoản 7 Điều 2 Nghị định 10/2015/NĐ-CP
quy định:
7. Người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ
mang thai hộ bao gồm: Anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ,
cùng mẹ khác cha; anh, chị, em con chủ, con bác, con cô, con cậu, con
dì của họ; anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc
cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha với họ.
Trong khi đó, Khoản 19 Điều 3 Luật Hơn nhân và gia đình năm
2014 quy định:
“Người thân thích là người có quan hệ hơn nhân, ni dưỡng, người
có cùng dịng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời”
- Người có quan hệ hơn nhân bao gồm vợ - chồng. Người có
quan hệ ni dưỡng bao gồm con với bố, mẹ. Người có cùng dịng
9
máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó,
người này sinh ra người kia kế tiếp nhau, bao gồm cha, mẹ đối với
con; ông, bà đối với cháu nội; ông, bà đổi với tháu ngoại. Người có
họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm
cha mẹ ỉà đời thử nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác
mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con
bác, con cơ, con cậu, con dì là đời thứ ba. Có nghĩa là “anh rể, em
rể, chị dâu, em dâu cùa người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác
mẹ, cùng mẹ khác cha” vẫn là đối tượng thỏa mãn điều kiện người
mang thai hộ là người thân thích cùng hàng bên vợ hoặc bên
chồng theo như định nghĩa của Nghị định. Quy định này mặc dù
giúp mở rộng phạm vi những người được mang thai hộ, tuy nhiên
lại là sự mâu thuẫn giữa Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và
Nghị định 10/2015/NĐ-CP. Thèm vào đó, đối với điều kiện người
mang thai hộ, Nghị định đã đưa ra những đối tượng không càn
thiết như “anh rể”, “em rể”. Vì theo quy luật tự nhiên cơ bàn, chỉ
có nữ giới mới thực hiện được việc mang thai và sinh con.
- Người mang thai hộ phải đã từng sinh con và chỉ được mang
thai hộ một lần.
Lí giải cho việc quy định người mang thai hộ phải đã từng sinh
con bởi mang thai và sinh con là một quá trình đặc biệt. Việc đã
từng sinh con sẽ giúp người phụ nữ chuẩn bị về mặt tâm lý cũng
như có kinh nghiệm, kỹ năng trong vấn đề chăm sóc bản thân và
thai nhi nhằm đảm bảo thực hiện việc mang thai hộ. Quy định chỉ
được mang thai hộ một lần nhằm hạn chế xảy ra tình trụng mang
thai hộ vì mục đích thương mại.
- Người mang thai hộ phải ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận
của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ.
Tụy nhiên, pháp luật chưa có quy định thế nào là độ tuổi phù
hợp. Có thể suy đốn độ tuổi phù hợp là độ tuổi sinh đẻ nói chung
10
theo các nghiên cứu khoa học cũng như quan niệm của xã hội.
Thông thường, độ tuổi sinh sản tôt nhất của người phụ nữ là
khoảng từ 20 đến 30 tuổi, lúc này cơ thể người phụ nữ đã phát
triển đầy đủ cả về tâm sinh lý cho việc làm mẹ. Khoa học cũng
nghiên cứu, những con số thống kê về các trường hợp sảy thai ở
phụ nữ đã cho thấy gần 15% phụ nữ bị sảy thai dưới độ tuổi 35.
Nhưng ở độ tuổi 35 đến 37, nguy cơ sảy thai đã lên đến 25%. Nếu
mang thai ở độ tuổi trên 40, nguy cơ sảy thai sẽ là 40%. Đồng
thời, tỷ lệ con sinh ra bị dị tật bẩm sinh (phả biến nhất là bệnh
Down) cao gấp năm lần so với phụ nữ sinh con ở độ tuổi dưới 30.
Việc quy định về độ tuổi phù hợp và xác nhận của tổ chức y tế có
thẩm quyền nhằm bảo đảm tối đa kết quả thành công cho việc
sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm trong trường
hợp mang thai hộ nói riêng và mang thai hộ nói chung.
Điều kiện có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả
năng mang thai hộ không chi nhằm đảm bảo cho sức khỏe của
người mang thai hộ mà còn đảm bảo cho sức khỏe của đứa trẻ,
hạn chế các rủi ro có thể xảy ra. Tính tới thời điểm hiện tại, cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện thực hiện ngay kỹ thuật
mang thai hộ vì mục đích nhân đạo gồm Bệnh viện Phụ sản trung
ương; Bệnh viện Đa khoa trung ương Huế; Bệnh viện phụ sản Từ
Dũ thành phố Hồ Chí Minh.
- Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có
sự đồng ý bằng văn bản của người chồng.
Đây là một trong những điều kiện mà pháp luật quy định, đặt
ra bắt buộc đối với người phụ nữ mang thai hộ nếu có chồng. Luật
Hơn nhân và gia đình 2014 đặt ra nguyên tắc xây dựng gia đình
tiến bộ, các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ tơn trọng, quan
tâm, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau. Việc mang thai Hộ khơng chỉ
làm người vợ có nguy cơ đối mặt với một số biến chứng, ảnh
11
hưởng xấu tới sức khoẻ mà còn ảnh hưởng tới tâm lý những người
thân trong gia đình, các mối quan hệ của người mang thai hộ cũng
như việc chăm sóc con trong gia đình khi người vợ mang thai hộ...
Chính bời vậy, việc người vợ mang thai hộ cần có sự bàn bạc, thỏa
thuận và đồng ý của người chồng. Sự đồng thuận này phải được
ghi nhận lại bằng văn bản.
- Người mang thai hộ phải được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý
nhằm đem lại những hiểu biết tổng quan nhất về vấn đề mang
thai hộ, để họ có thể cân nhắc có nên tiến hành mang thai hộ hay
không và hậu quả của vấn đề mang thai hộ.
Người mang thai hộ phải được tư vấn về các nội dung y tế như
các nguy cơ, tai biến có thể xảy ra khi mang thai như sảy thai, thai
ngoài tử cung, băng huyết, khả năng đa thai, em bé bị dị tật và
phải bỏ thai...Việc tư vấn về y tế như vậy nhằm cung cấp những
thông tin về nguy cơ, tai biến ảnh hưởng tới sức khỏe của người
mang thai hộ để người mang thai hộ có thể cân nhắc một cách kỹ
lưỡng về những nguy cơ có thể phải đối mặt. Liên quan tới tư vấn
các nội dung pháp lý, những hậu quả pháp lý cơ bản và quan
trọng nhất là mối quan hệ phát sinh hay việc xác định cha, mẹ,
con giữa con sinh ra và các bên liên quan là điều người mang thai
hộ cần được tư vấn. Ngoài ra các tư vấn về tâm lý như tâm lý, tình
cảm của người trong gia đình, bạn bè trong thời gian mang thai
hộ, tâm lý đối với con ruột của mình... là những điều pháp luật quy
định người mang thai hộ phải được tư vấn kỹ lưỡng trước khi tiến
hành. Các tư vấn này phải được lập thành bản xác nhận nội dung
từng vấn đề riêng biệt có xác nhận của bác sỹ sản khoa; người có
trình độ đại học chun khoa tâm lý trở ỉên và của luật sư hoặc
luật gia hoặc người trợ giúp pháp lý.
3.2. Điều kiện đối với người nhờ mang thai hộ
12
Cặp vợ chồng vô sinh là đối tượng duy nhất được quyền nhờ
mang thai hộ vi mục đích nhân đạo. Hơn hết, việc mang thai hộ vì
mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của
các bên.
Như vậy, điều kiện cần trước hết, bên nhờ mang thai hộ phải
là vợ hợp pháp. Quy định này nhằm đảm bảo các ràng buộc pháp
lý giữa các bên trong quáỊtrình thực hiện mang thai hộ cũng như
đối với đứa trẻ trong tương lai. Tức là, người phụ nữ độc thân mặc
dù được pháp luật cho phép thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ
trợ sinh sản nhưng không được phép nhờ mang thai hộ. Bởi đối
tượng nhờ mang thai hộ phải là vợ chồng hợp pháp, có giấy chứng
nhận đăng ký kết hơn. Vì thế các cặp đơi đồng tính, song tính và
chuyển giới cũng khơng được phép nhờ mang thai hộ do pháp luật
vẫn chưa thừa nhận hôn nhân của họ là hợp pháp. Điều kiện này
nhằm hạn chế chủ thể được phép nhờ mang thai hộ, giảm thiểu sự
vi phạm nghĩa vụ giữa các bên cũng như đảm bảo quyền lợi cho
đứa trẻ.
Tuy nhiên, ngoài những điều kiện cần, pháp luật quy định
những điều kiện đủ mà cặp vợ chồng vơ sinh có quyền nhờ người
mang thai hộ phải đáp ứng tại Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đinh
2014.
- Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người
vợ khơng thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật
hỗ trợ sinh sản.
Điều kiện thứ hai là người vợ được tổ chức y tế xác nhận
không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ
trợ sinh sản. Cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ phải là cặp vợ chồng
vô sinh và dù đã áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản nhưng người vợ
vẫn không thể mang thai và sinh con. Tức là mang thai hộ là giải
pháp cuối cùng để có thể có con. Quy định này được đặt ra nhằm
13
tránh việc nhờ người khác mang thai hộ một cách bừa bãi, hạn
chế việc Ịợi dụng mang thai hộ trong khi người phụ nữ vẫn còn
khả năng làm mẹ, tránh tình trạng thương mại hóa mang thai hộ.
Tuy nhiên, cần làm rõ ở đây, pháp luật quy định điều kiện đối với
cặp vợ chồng vô sinh mà người vợ không thể mang thai và sinh
con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sàn. Như vậy trường
hợp người vợ không bi vô sinh nhưng sức khỏe không cho phép để
mang thai (ở nước ta gặp nhiều nhất là người mắc bệnh tim, các
bệnh liên quan tới suy hô hấp...) thì vẫn có quyền nhờ mang thai
hộ.
- Vợ chồng đang khơng có con chung.
Pháp luật quy định điều kiện đổi với cặp vợ chồng nhờ mang
thai hộ phải đang khơng có con chung. Tức là việc mang thai hộ
sẽ chỉ được thực hiện một lần nếu thành công. Trong trường hợp
nhờ mang thai hộ mà thai bị hỏng, bị sảy, đứa trẻ sinh ra bị
chết ... thì sẽ tiếp tục được nhờ mang thai hộ. Trường hợp những
cặp vợ chồng đã có con chung nhưng đã chết và đáp ứng đủ các
điều kiện khác theo luật định về quyền nhờ mang thai hộ thì vẫn
có quyền nhờ mang thai hộ. Đối với cặp vợ chồng đã có một con
mà con mắc bệnh (down, các bệnh liên quan tới thần kinh, các
bệnh hiểm nghèo...) hoặc bị dị tật thì khơng có quyền nhờ mang
thai hộ.
- Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
Vợ chồng nhờ mang thai hộ được tư vấn về pháp lý, y tế, tâm
lý. Điều này nhàm đảm bảo cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ có thể
hiểu rõ mọi mặt của vấn đề này, tránh xảy ra sai sót cũng như
tranh chấp trong tương lai do thiếu hiểu biếtằ Việc tư vấn sẽ được
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuật mang
thai hộ tiến hành theo quy định tại Chương V: “Điều kiện mang
14
thai I hộ vì mục đích nhân đạo”, từ Điều 15 đến Điều 18 Nghị định
10/2015/NĐ-CP.
III. Xác định cha mẹ con trong trường hợp sinh con
bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
1. Căn cứ xác định cha, mẹ, con khi sinh con bằng kỹ
thuật thụ tinh trong ống nghiệm
1.1 Căn cứ xác định cha, mẹ, con đối cặp vợ chồng vô sinh mà
người vợ là người mang thai
Trong trường hợp sinh con bằng hỗ trợ sinh sản, cha, mẹ pháp
lý và cha mẹ đẻ của đứa con không đồng nhất. Việc xác định cha,
mẹ , con trong trường hợp này được tuân thủ theo quy định tại
Điều 93, Luật hơn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản
pháp lý có liên quan.
Đối với cặp vợ chồng vơ sinh, việc xác đinh cha, mẹ, con khi
sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản có sự tham gia của người
cho trứng, tinh trùng, cho phôi được quy định tại Khoản 1 Điều 93:
“Trong trường hợp người vợ sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
thì việc xác định cha, mẹ được áp dụng theo quy định tại Điều 88
của Luật này”
Luật Hơn nhân và gia đình năm 2004 lại quy định khác, Khoản
2 Điều 63 quuy định: “Việc xác định cha, mẹ cho con được sinh ra
theo phương pháp khoa học do Chính phủ quy định” và được
hướng dẫn chi tiết tại Điều 20 Nghị định 12/2003/NĐ-CP. Việc sửa
đổi và chi tiết vấn đề này trong Luật hôn nhân và gia đihg năm
2014 làm tăng giá trị pháp là và việc áp dụng được dễ dàng hơn.
Dẫn chiếu đến Điều 88:
“1. Con sinh ra trong thời kỳ hơn nhân hoặc do người vợ có
thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
15
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm
chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời
kỳ hơn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa
nhận là con chung của vợ chồng.
2. Trong trường hợp cha, mẹ khơng thừa nhận con thì phải có
chứng cứ và phải được Tòa án xác định”
1.2 Căn cứ xác định cha, mẹ, con đối với người phụ nữ độc
thân
Quy định cho phép người phụ nữ độc thân được quyền sinh
con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là sự khác biệt của pháp luật
Việt Nam đối với nhiều nước trên thế giới.
Việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp này chỉ được căn
cứ vào sự tự nguyện tiến hành sinh con bằng kĩ thuật hỗ trợ sinh
sản của người phụ nữ độc thân và sự kiện sinh đẻ của họ được quy
định cụ thể tại Khoản 2 Điều 93 Luật hơn nhân và gia đình năm
2014: “Trong trường hợp người phụ nữ sống độc thân sinh con
bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì người phụ nữ đó là mẹ của con
được sinh ra”.
Căn cứ xác định cha, mẹ, con trong trường hợp này là sự kiện
sinh đẻ, chỉ tồn tại quan hệ mẹ - con, không được quyền yêu cầu
xác định cha cho con. Quy định trước đây, người phụ nữ độc thân
chỉ được nhận tinh trùng để thực hiện sinh con bằng kỹ thuật sinh
sản, nên một trong các căn cứ xác định cha, mẹ, con là quan hệ
huyết thống. Tuy nhiên, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và
Nghị định 10/2015/NĐ-CP, người phụ nữ độc thân có quyền nhận
phơi để thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, vì thế đứa con sinh ra
có thể khơng cùng huyết thống với người mẹ pháp lý, mà việc xác
định cha, mẹ, con chỉ được căn cứ trên sựu kiện sinh đẻ của người
mẹ.
16
1.3 Căn cứ xác định cha, mẹ, con đối với người mang thai hộ
Điều 94, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Con
sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là
con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con
được sinh ra”.
Đứa trẻ được coi là con chung của vợ chồng từ thời điểm đứa
trẻ được sinh ra. Người mang thai hộ sẽ vẫn được công nhân là
mẹ của đứa trẻ cho đến khi nó ra đời. Cặp vợ chồng nhờ mang
thai hộ sẽ không được coi là cha mẹ của đứa trẻ cho đến khi hai
bên hoàn thành các thủ tục “chuyển giao” quyền làm cha mẹ đối
với đứa trẻ.
Căn cứ để xác định cha, mẹ, con trong trường hợp mang thai
hộ dựa trên yếu tố huyết thống và thời kỳ hôn nhân của người
mang thai hộ. Người mang thai hộ mang và nuôi dưỡng phôi, đứa
trẻ được người mang thai hộ sinh ra nhưng người mang thai hộ và
đứa trẻ khơng có quan hệ huyết thống. Vì phơi của người mang
thai hộ mang là do sự kết hợp giữa tinh trùng và noãn của cặp vợ
chồng nhờ mang thai hộ nên xét về mặt sinh học, đứa trẻ sinh ra
là con của vợ chồng nhờ mang thai hộ. Vì thế, pháp luật quy định,
con sinh ra là con chung của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ và
không quy định mối quan hệ giữa người mang thai hộ và đứa trẻ.
Mang thai hộ chỉ áp dụng với các cặp vợ chồng vô sinh, tức là
vợ chồng hợp pháp. Quá trình thụ thai phải được diễn ra trong thời
kỳ hơn nhân, nếu ngồi thời kỳ hơn nhân là trái với quy định của
pháp luật.
2. Thủ tục xác định cha, mẹ, con
2.1 Thủ tục hành chính.
* Thủ tục đăng ký khai sinh : Thủ tục đăng ký khai sinh được
tiến hành theo quy định tại Mục I, chương II, Luật Hộ tịch năm
2014 và Nghị định 123/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và
17
biện pháp thi hành Luật Hộ tịch. Việc đăng ký khai sinh do cha, mẹ
có trách nhiệm thực hiện; nếu cha mẹ khơng thể đi khai sinh thì
ơng bà hoặc những người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức
đang nuôi dưỡng đứa trẻ phải đi khai sinh trong thời hạn 60 ngày
kể từ ngày sinh con.
Thẩm quyền đăng ký khai sinh thuộc về ủy ban nhân dân cấp
xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai
sinh. Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của người
mẹ và người cha thì ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em đang sinh
sống trên thực tế thực hiện việc đăng ký khai sinh.
- Người đi đăng ký khai sinh phải nộp các giấy tờ sau: Tờ khai
theo mẫu quy định, Giấy chứng sinh cho cơ quan hộ tịch, trường
hợp khơng có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm
chứng xác nhận về việc sinh. Xuất trình giấy chứng nhận kết hơn
của cha mẹ trẻ em, trong trường hợp cán bộ Tư pháp về hộ tịch
biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ em thì khơng bắt
buộc phải xuất trình giấy chứng nhận kết hơn. Trường hợp ủy
quyền cho người khác làm thay phải có văn bản ủy quyền được
công chứng hoặc chứng thực hợp lệ. Đối với trường hợp mang thai
hộ ngoài các giấy tờ trên người đăng ký khai sinh phải nộp các văn
bản xác nhận của cơ sở y tế đã thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
Nội dung đăng ký khai sinh theo quy định của pháp luật.
- Việc đăng ký khai sinh được tiến hành theo trình tự sau:
Người yêu cầu đăng ký khai sinh nộp hồ sơ trực tiếp tại uỷ ban
nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc mẹ . Sau khi nhận
đủ giấy tờ nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp công
chức Tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định vào sổ
hộ tịch; cập nhật vào cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, cơ sở giữ liệu
quốc gia về dân cư để lấy số định danh cá nhân. Cán bộ tư pháp –
hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào sổ hộ tịch.
18
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người đi khai sinh
một bản chính giấy khai sinh. Việc cấp giấy khai sinh sẽ được giải
quyết ngay trong ngày, nếu nhận hồ sơ sau 15 ngày thì trả kết
quả trong ngày làm việc tiếp theo.
* Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con:
Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con được tiến hành theo quy
định tại Mục 4, Chương, II Luật hộ tịch năm 2014. Thẩm quyền
đăng ký việc nhận cha, mẹ, con thuộc về ủy ban nhân dân cấp xã
nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha mẹ con.
Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo
mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ
con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký các bên phải có mặt.
Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ
theo quy định tại khoản 1 điều này nếu thấy việc nhận cha mẹ con
là đúng và khơng có tranh chấp , cán bộ tư pháp- hộ tịch ghi vào
Sổ hộ tịch cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào sổ hộ tịch
và báo cáo chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã trích lục cho người
yêu cầu.Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn kéo dài khơng
q 5 ngày.
Sau đó cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký việc nhận
cha mẹ con và quyết định công nhận việc nhận cha mẹ con. Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên một bản chính
quyết định cơng nhận .Sau khi đăng ký nhận cha, mẹ, con được
tiến hành, việc bổ sung, cải chính sổ đăng ký khai sinh và giấy
khai sinh được thực hiện theo quy định của pháp luật.
2.2 Thủ tục tư pháp
Trên thực tế có thể xảy ra một số tranh chấp trong việc xác
định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hôc trợ
sinh sản , nhất là trong vấn đề mang thai hộ, điển hình như trường
19
hợp người phụ nữ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo khơng muốn
trao đứa trẻ do mình sinh ra cho cặp vợ chồng vô sinh.
Trong trường hợp việc xác định cha, mẹ, con có tranh chấp ,
việc giải quyết sẽ được tiến hành tại Tòa án theo thủ tục tố tụng,
người có yêu cầu phải làm hồ sơ khởi kiện theo yêu cầu xác nhận
cha, mẹ, con.
Người có quyền yêu cầu bao gồm : Cha, mẹ, con theo quy
định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền u cầu Tịa án
xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp có tranh chấp.
Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây theo quy định của pháp luật về
tố tụng dân sự, có quyền u cầu tịa án xác định cha, mẹ cho con
chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự:
mẹ con người giám hộ: Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình. Cơ
quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ…Người yêu
cầu có nghĩa vụ phải cung cáp chứng cứ chứng minh yêu cầu của
mình. Một trong những căn cứ hữu hiệu đó là kết quả giám định
gen trừ trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản có sự
tham gia của người thứ 3 là người cho tinh trùng, trứng , noãn.
Hồ sơ bao gồm : Đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án xác định cha,
mẹ, con. Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của các bên. Chứng cứ
chứng minh. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nơi người
bị yêu cầu đang cư trú
Trình tự, thủ tục: Tiến hành giải quyết vụ việc xác định cha,
mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
được tuân thủ theo quy định của Luật tố tụng dân sự.
20
KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự ra đời của
các phương pháp hỗ trợ sinh sản, đặc biệt là phương pháp thụ tinh
trong ống nghiệm đã đem lại cơ hội làm cha, mẹ cho các cặt vợ
chồng vơ sinh, hiếm muộn. Cùng với đó, nó cũng tạo ra những khó
khăn và những bất cập trong công tác xác định cha, mẹ của đứa
trẻ trong điều kiện xảy ra tranh chấp. Do đó, cần có các quy định
pháp luật rõ ràng để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cua các
chủ thể, để niềm vui làm cha mẹ được đong đầy trọn vẹn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hơn nhân và gia
đình Việt Nam, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội 2014;
2. Bộ mơn luật hơn nhân và gia đình – Đại học luật Hà Nội, TS.
Ngô Hường (Chủ biên) – TS. Nguyễn Thị Lan – TS. Bùi Thị Mừng,
Hướng dẫn học tập – tìm hiểu Luật hơn nhân và gia đình Việt
Nam, Nhà xuất bản Lao Động, Hà Nội 2015;
3. Luật Hơn nhân và gia đình 2000;
4. Luật Hơn nhân và gia đình 2014;
5. Khóa luận tốt nghiệp: Sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong
ống nghiệm theo pháp luật Việt Nam của Đỗ Thùy Dung ,
Trường Đại Học Luật Hà Nội, năm 2016;
6. Khóa luận tốt nghiệp: Xác định cha, mẹ, con và thực tiễn giải
quyết tại Tòa Án của Nguyễn Hoan Hoa, Trường Đại Học Luật Hà
Nội,năm 2016;
7. Khóa luận tốt nghiệp: Xác định cha, mẹ, con trong trường
hợp sinh con bằng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản- một số vấn đề lý
luận và thực tiễn của Nguyễn Thị Phương Lan, Trường Đại học
luật Hà Nội, năm 2016;
8. Lê Thạch, Báo động tình trạng vơ sinh ở Việt Nam, Báo điện
tử Phụ nữ, Truy cập ngày 11/05/2017;
/>9. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Thụ tinh trong ống
nghiệm, Truy cập ngày 11/05/2017
/>%E1%BB%91ng_nghi%E1%BB%87m