Tải bản đầy đủ (.ppt) (27 trang)

tâm lý các bệnh nhân điều trị vô sinh bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm tại bệnh viện phụ sản trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.46 KB, 27 trang )


NGHIÊN CỨU TÂM LÝ
CÁC BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ VÔ SINH
BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỤ TINH TRONG ỐNG
NGHIỆM TẠI BỆNH ViỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG
Người hướng dẫn khoa học: Ths. BS. Hồ Sỹ Hùng
Hoàng Thị Tuyết Mai
Khóa luận tốt nghiệp

ĐẶT VẤN ĐỀ
-
Vô sinh là một vấn đề của xã hội và các gia đình, là gánh
nặng không chỉ về chi phí mà còn là gánh nặng về tâm lý cho
các cặp vợ chồng.
-
Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của chu kỳ điều trị vô
sinh.
-
Gần đây, một số trung tâm hỗ trợ sinh sản trên thế giới đã
đề cập đến yếu tố tâm lý trong việc thành công của các
phương pháp điều trị vô sinh.
-
Hiện tại, ở Việt nam có rất ít các nghiên cứu về lĩnh vực
này.
-
Tại Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương, hàng năm có hơn
2000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm (TTON) Chưa có
nghiên cứu nào được thực hiện để đánh giá tâm lý người vợ
ảnh hưởng đến kết quả làm TTON

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


1- Đặc điểm các bệnh nhân vô sinh điều trị bằng phương
pháp thụ tinh trong ống nghiệm.
2- Đánh giá tình trạng tâm lý của các bệnh nhân điều trị vô
sinh bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.
3- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng tâm lý của
các bệnh nhân điều trị vô sinh bằng phương pháp thụ tinh
trong ống nghiệm.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
- Vô sinh
-
ĐN: Theo WHO, vô sinh là tình trạng cặp vợ chồng không
có thai sau một năm chung sống mà không dùng một biện
pháp tránh thai nào.
-
Trên thế giới, tỷ lệ vô sinh thay đổi từ 10-18%, có nơi lên
tới 40%.
-
Ở Việt Nam tỷ lệ vô sinh 8,4%
-
Các phương pháp điều trị vô sinh thường áp dụng:
+ Phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI)
+ Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI)
Tinh trùng sau khi đã được lọc rửa, bơm trực tiếp
vào buồng tử cung của người vợ trong khi người vợ
đã được chuẩn bị trước bằng thuốc kích thích phóng
noãn. Với phương pháp này đơn giản chi phí thấp

nên được lựa chọn đầu tiên để điều trị các cặp vợ
chồng vô sinh

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
- Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)
-
Khái niệm: Thụ tinh trong ống nghiệm (In vitro fertilization)
là phương pháp cho giao tử của chồng (tinh trùng) thụ tinh
với giao tử của vợ (noãn) bên ngoài cơ thể người vợ, trong
ống nghiệm, phôi hình thành và phát triển sẽ được chuyển
trả vào buồng tử cung của người vợ để làm tổ và phát triển.
-
Phương pháp này thường được thực hiện sau khi các
phương pháp điều tri vô sinh khác thất bại.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
- Ảnh hưởng của yếu tố tâm lý đến kết quả điều trị:
-
IUI: phương pháp đơn giản, được chỉ định ngay từ lúc bắt
đầu điều trị nên các cặp vợ chồng điều trị bằng phương
pháp này chưa bị ảnh hưởng nhiều đến tâm lý.
-
TTON: nhiều bước với thời gian điều trị kéo dài, tuỳ thuộc
vào phác đồ kích thích buồng trứng. Thời gian ngắn nhất
kéo dài 3 tuần, dài nhất là 5 tuần, chi phí cho điều trị rất lớn
 ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của các bệnh nhân.

- Tâm lý ảnh hưởng đến kết quả có thai
+ Những phụ nữ khi làm TTON thường: lo lắng, hồi
hộp, thậm chí bị stress trong giai đoạn chuyển phôi  một

trong các nguyên nhân khó đạt tỷ lệ có thai cao & mang
thai đủ tháng.
+ Sau TTON có thai + cơ thể người mẹ không đủ
lượng hormon cần thiết  phôi thai vẫn có nguy cơ ngừng
phát triển.
+ Lượng hormon này do não bộ điều khiển nên việc
tăng hay giảm bài tiết cũng là một phần phụ thuộc vào tâm
lý người bệnh
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
- Tâm lý học lâm sàng
-
Thuật ngữ Tâm lý học lâm sàng được Witmer đưa ra
vào năm 1907. Rất được chú trọng trên các nước phát
triển
-
Ở Việt Nam chưa được chú ý tới.
-
Nghiên cứu đánh giá tâm lý bệnh nhân có nhiều bộ
câu hỏi:
+ Beck Depression Inventory: thường dùng nhất
+ State-Trait Anxiety Inventory.
+ State-Trait Anger Inventory.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1- Tiêu chuẩn lựa chọn (đối tượng nghiên cứu)
- Bệnh nhân nữ điều trị vô sinh bằng phương pháp TTON.
- Đồng ý tham gia nghiên cứu
2- Tiêu chuẩn loại trừ

- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu
3- Cỡ mẫu nghiên cứu
Tính theo công thức cỡ mẫu nghiên cứu mô tả cắt ngang:

Trong đó:
n: là cỡ mẫu nghiên cứu
p: tỷ lệ bệnh nhân vô sinh điều trị bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm p
= 40%.
Z: hệ số tin cậy, giá trị của t ương ứng với α = 0,05
ε: giá trị tư ơng đối (ε = 0,17)
Thay số  đối tượng vào mẫu nghiên cứu là 150 bệnh nhân.
2
2
1
2
(1 )
( . )
p p
n Z
p
α
ε


=

4 - Phương pháp nghiên cứu:
-
Nghiên cứu tiến cứu, mô tả
-

Các bước nghiên cứu được tiến hành như sau:
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bước 1: Thiết kế bảng câu hỏi nghiên cứu
Tham khảo bảng câu hỏi phỏng vấn “Beck Depression Inventory” của Beck gồm
21 câu hỏi
Bước 2: Đánh giá thử bảng câu hỏi
Tiến hành hỏi thử 15 bệnh nhân xem họ có hiểu các câu hỏi đã xây dựng không
 hoàn chỉnh bộ câu hỏi cuối cùng để tiến hành nghiên cứu, gồm 12 câu
Bước 3: Tiến hành nghiên cứu
- Tiến hành phỏng vấn theo bộ câu hỏi, điền câu trả lời và cộng điểm
Mức độ lo lắng theo thang điểm sau:
39 - 48 điểm: rất lo lắng
30 - 38 điểm: tương đối lo lắng
21 - 29 điểm: hơi lo lắng
12 - 20 điểm: không lo lắng
- Số liệu được thu thập trong bệnh án điều trị theo mẫu thu thập số liệu
- 2 tuần sau chuyển phôi liên lạc với bệnh nhân qua điện thoại để hỏi kết quả có thai.

- Phân tích số liệu
- Thu thập số liệu theo mẫu và xử lý số liệu bằng phần mềm
SPSS 11.5.
- So sánh các giá trị trung bình bằng T-test, tỷ lệ phần trăm
bằng χ2 test.
- Đạo đức trong nghiên cứu
- Tất cả các bệnh nhân tham gia nghiên cứu đều tự nguyện,
họ có thể từ chối tham gia nghiên cứu vào bất kỳ lúc nào.
- Tất cả các thông tin của bệnh nhân đều được giữ kín.
- Kết quả nghiên cứu tâm lý của bệnh nhân sẽ giúp cho các
cán bộ y tế hiểu hơn về tâm trạng của các bệnh nhân 
giúp đỡ các bệnh nhân tốt hơn.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Bảng 1. Tuổi bệnh nhân tham gia nghiên cứu
Tuổi bệnh nhân n %
< 25 1 0,7
25 - 29 43 28,6
30 - 34 67 44,7
> 35 39 26
Tổng 150 100
Tuổi trung bình của các bệnh nhân nghiên cứu là 32,25 + 4,2 năm
Nhóm tuổi 30 - 34 chiếm 44,7%
Nhóm tuổi từ 25 – 29 chiếm 28,6 %.
Nhóm tuổi dưới 25 chiếm 0,7% và nhóm trên 35 tuổi chiếm 26 %

Nghề nghiệp đối tượng nghiên cứu
Biểu đồ 1. Nghề nghiệp đối tượng nghiên cứu
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Có 103 bênh nhân là cán bộ chiếm 68,7% các trường hợp
Có 31 bệnh nhân làm nội trợ chiếm 20,7% các trường hợp
Có 16 trường hợp kinh doanh chiếm 10,6% các trường hợp

Địa chỉ đối tượng nghiên cứu
Biểu đồ 2. Địa chỉ đối tượng nghiên cứu

Có 106 bệnh nhân sống tại Hà nội chiếm 70,6%

44 bệnh nhân ở các tỉnh khác chiếm 29,4%
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN


KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Loại vô sinh
Biểu đồ 3. Loại vô sinh

Có 78 bệnh nhân vô sinh nguyên phát chiếm 51,7% các trường hợp

Có 72 bệnh nhân vô sinh thứ phát chiếm 48,3% các trường hợp

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Bảng 2. Nguyên nhân vô sinh
Nguyên nhân n Tỷ lệ %
Do vợ 82 55
Do chồng 22 14,8
Do cả hai vợ chồng 19 12,8
Không rõ nguyên nhân 26 17,8
Tổng 150 100
Nguyên nhân do vợ chiếm 55% các trường hợp
Nguyên nhân do chồng chiếm 14,8% các trường hợp
Do cả hai vợ chồng chiếm 12,8% các trường hợp
Không rõ nguyên nhân chiếm 17,8% các trường hợp

Bảng 3. Các phương pháp đã điều trị
Phương pháp đã điều trị n Tỷ lệ %
Chưa điều trị 18 12
IUI 100 66,7
IVF 32 21,3
Tổng 150 100
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Có 18 bệnh nhân 18 bệnh nhân chưa điều trị gì chiếm 12% các trường hợp
Có 100 bệnh nhân đã từng điều trị bằng phương pháp bơm tinh trùng vào

buồng tử cung chiếm 66,7% các trường hợp
21,3% các trường hợp đã từng điều trị ít nhất một chu kỳ thụ tinh trong ống
nghiệm

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Bảng 4. Kết quả bảng điểm đánh giá tâm lý của bệnh nhân
Điểm n %
12-20 18 12
21 - 29 81 54
30 -38 49 32,7
39 - 48 2 1,4
Tổng 150 100
Điểm trung bình của tất cả các bệnh nhân điều trị vô sinh là 27,21 + 6,2 điểm
Có12% số bệnh nhân có số điểm từ 12-20 điểm
54% số bệnh nhân có số điểm từ 21 – 29 điểm
32,7% số bệnh nhân có số điểm từ 30 – 38 điểm
Và 1,4% số bệnh nhân có số điểm từ 39-48 điểm

Bảng 5. Liên quan tuổi và tâm lý bệnh nhân
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Tuổi
< 29 *
(n=44)
30 – 34 **
(n=67)
> 35 ***
(n=39)
Điểm 24,70 + 4,5 28,49 + 6,9 27,9 + 5,2
p 0,002
(*&**)

; 0,004
(*&***)
; 0,60
(**&***)
Không có sự khác nhau về mức độ lo lắng giữa nhóm bệnh nhân 30-34 tuổi
và nhóm trên 35 tuổi với p > 0,05
Có sự khác nhau về mức độ lo lắng giữa nhóm bệnh nhân dưới 29 tuổi với
các nhóm bệnh nhân khác với p < 0,05

Bảng 6. Liên quan loại vô sinh đến tâm lý bệnh nhân
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Loại vô sinh
Vô sinh I
(n=78)
Vô sinh II
(n=72)
Điểm 27,62 + 4,5 26,90 + 5,7
p 0,47
Không có sự khác nhau về mức độ lo lắng giữa hai nhóm bệnh nhân vô sinh
nguyên phát và vô sinh thứ phát

Phương pháp điều trị
Chưa điều trị *
(n= 18)
IUI **
(n= 100)
IVF ***
(n=32)
Điểm 23,94 + 4,7 27,32 + 5,6 29,00 + 7,9
p 0,015

(*&**)
;0,017
(*&***)
; 0,18
(**&***)

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Bảng 7. Liên quan các phương pháp điều trị và tâm
lý bệnh nhân
Số điểm trung bình của nhóm chưa từng điều trị là 23,94 + 4,7 điểm, nhóm
đã từng được điều trị bằng IUI là 27,32 + 5,6 điểm và nhón đã từng điều trị
IVF là 29,00 + 7,9 điểm.
Có sự khác nhau về mức độ lo lắng của nhóm bệnh nhân chưa điều trị so
với nhóm đã điều trị IUI và IVF với p < 0,05
Không có sự khác nhau về mức độ lo lắng giữa nhóm đã điều trị IUI và IVF
với P > 0,05.

Thời gian vô
sinh
< 5 năm
(n=58)
> 5 năm
(n=92)
Điểm 25,47 + 5,7 28,41 + 6,1
p 0,004
Có sự khác nhau về mức độ lo lắng giữa các bệnh nhân vô sinh dưới và sau 5
năm với p < 0,05.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Bảng 8. Thời gian vô sinh và tâm lý bệnh nhân


KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Bảng 9. Liên quan kết quả có thai và tâm lý bệnh nhân
Kết quả có thai
Không có thai
(n=75)
Có thai
(n=75)
Điểm 29,24 + 5,7 25,31 + 5,8
p 0,000

Có sự khác nhau về mức độ lo lắng giữa các bệnh nhân có thai và không có
thai với p < 0,05.

KẾT LUẬN
- Độ tuổi có ảnh hưởng đến tâm lý bệnh nhân
- Thời gian vô sinh có ảnh hưởng đến tâm lý của
bệnh nhân
- Đã từng điều trị IUI hoặc IVF có ảnh hưởng đến tâm
lý của bệnh nhân
- Các bệnh nhân có thai ít lo lắng hơn các bệnh nhân
điều trị không có thai

×