Tải bản đầy đủ (.pdf) (166 trang)

Vai trò của tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 166 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

..

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐẶNG CƠNG CƯỜNG

VAI TRỊ CỦA TỊA ÁN TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI- 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐẶNG CƠNG CƯỜNG

VAI TRỊ CỦA TỊA ÁN TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp
Mã số: 62 38 10 01



LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS. THÁI VĨNH THẮNG
2. TS. TƠ VĂN HỊA

HÀ NỘI - 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan cơng trình nghiên cứu này được thực
hiện bởi bản thân tác giả. Nội dung và các số liệu được sử dụng
trong luận án trung thực. Các luận điểm, nội dung của Luận án
chưa được cơng bố ở bất kỳ cơng trình nghiên cứu độc lập nào
khác.
Tác giả luận án
Đặng Công Cường


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .........................................................................................................4
3. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................................6
5. Những đóng góp mới của Luận án .........................................................................................................6
6. Kết cấu của Luận án .................................................................................................................................7
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CỦA LUẬN ÁN ..................8
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi ....................................................................................................8

1.2.Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ......................................................................................................15
1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu đề tài của luận án............................................................................21
1.4. Cơ sở lý luận và giả thuyết nghiên cứu.............................................................................................24
1.5. Hướng nghiên cứu của Luận án .........................................................................................................25
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN TRONG VIỆC BẢO VỆ
QUYỀN CON NGƯỜI ..............................................................................................................................26
2.1. Khái niệm, đặc điểm của bảo vệ quyền con người bằng tòa án ....................................................26
2.2. Khái niệm, nội dung vai trò của tòa án trong việc bảo vệ quyền con người................................38
2.3. Những yếu tố cơ bản bảo đảm vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở
Việt Nam ......................................................................................................................................................51
2.4. Các tiêu chí cơ bản đánh giá vai trị của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam .....67
Chương 3. ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN TRONG VIỆC BẢO VỆ...................................74
QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .............................................................................74
3.1. Đảng, Nhà nước và người dân chưa nhận thức đúng đắn vai trò của Tòa án trong việc bảo
vệ quyền con người của cá nhân ...............................................................................................................74
3.2. Pháp luật chưa ghi nhận đầy đủ vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ...........78
3.3. Tòa án chưa bảo vệ hiệu quả quyền con người của cá nhân trong quá trình xét xử ...................86
Chương 4. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN
TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM ....................................................110
4.1. Sự cần thiết phải nâng cao vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam ...110
4.2. Các quan điểm nâng cao vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam ......114
4.3. Một số giải pháp nâng cao vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam ...118
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .............................................................148
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN ĐÃ CƠNG BỐ...............151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................152


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Bộ luật Tố tụng dân sự:


BLTTDS

Bộ luật Tố tụng hành:

BLTTHC

Bộ luật Tố tụng hình sự:

BLTTHS

Hội đồng xét xử:

HĐXX

Xã hội chủ nghĩa:

XHCN

Tòa án nhân dân:

TAND

Ủy ban nhân dân:

UBND

Ủy ban Thường vụ Quốc hội:

UBTVQH


Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc:

VPCULHQ


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bảo vệ quyền con người là một trong những trách nhiệm pháp lý quan trọng
của Nhà nước. Trong xu thế hội nhập quốc tế, bảo vệ quyền con người không chỉ là
nghĩa vụ của nhà nước đối với người dân mà còn là nghĩa vụ của một quốc gia trước
cộng đồng quốc tế. Nghĩa vụ pháp lý này được ràng buộc chặt chẽ bởi các công ước
quốc tế về quyền con người mà trực tiếp là quy định của Điều 8 Tuyên ngôn tồn
thế giới về quyền con người: “Mọi người đều có quyền được các tồ án quốc gia có
thẩm quyền bảo vệ bằng các biện pháp hữu hiệu để chống lại những hành vi vi phạm
các quyền cơ bản của họ mà đã được hiến pháp hay luật pháp quy định”[34]. Việt
Nam là một trong những quốc gia thành viên của các công ước quốc tế về quyền
con người đồng thời là nhà nước của dân, do dân, vì dân nên bảo vệ quyền con
người trở thành nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ pháp lý đặc biệt quan trọng của các
cơ quan nhà nước.
Nhà nước pháp quyền XHCN là nhà nước mà trong đó mọi hoạt động của nó
phải hướng đến việc bảo đảm quyền con người được tôn trọng và thực thi đầy đủ
trong thực tiễn đời sống xã hội. Chính vì thế, trong các quan điểm của Đảng về
chiến lược xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN đều khẳng định rằng: Đảm bảo
quyền con người là mục tiêu cao nhất của hoạt động tổ chức quyền lực nhà nước.
Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm
1991, Đảng đã khẳng định quan điểm cơ bản để xây dựng đất nước là phải hướng
đến xã hội “vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người”; đồng thời yêu cầu “Nhà
nước định ra các đạo luật nhằm xác định các quyền công dân và quyền con người,
quyền đi đôi với nghĩa vụ và trách nhiệm”[20]. Tư tưởng xây dựng một nhà nước

bảo vệ tối đa quyền con người còn được thể hiện rõ trong các định hướng của Đảng
về cải cách các hệ thống cơ quan Nhà nước nói chung, cải cách hệ thống cơ quan tư
pháp nói riêng, như: Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị
“về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”, Nghị quyết số
49-NQ/TW, ngày 02/6/2005 Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm
2020; đặc biệt là Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội (Bổ sung và phát triển năm 2011) tiếp tục khẳng định: Quá trình quá độ lên


2
chủ nghĩa xã hội phải đặt “con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng
thời là chủ thể phát triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con
người với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân
dân”[21]; và yêu cầu “Nhà nước tôn trọng và bảo đảm các quyền con người, quyền
công dân; chăm lo hạnh phúc, sự phát triển tự do của mỗi người”[21]
Trên cơ sở các quan điểm của Đảng về bảo đảm, bảo vệ quyền con người, Nhà
nước đã thể chế hóa thành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật nhằm đáp ứng
nhu cầu thụ hưởng quyền con người của các cá nhân trong đời sống xã hội. Trong
những năm qua, hoạt động thực hiện và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam đã đạt
nhiều thành tựu, như: các quyền dân sự, chính trị của mọi người dân Việt Nam ln
được bảo đảm, việc thụ hưởng các quyền này của người dân ngày càng toàn diện
và đầy đủ; các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân đã được ghi nhận trong
Hiến pháp và pháp luật, được thể hiện rõ trong các chính sách phát triển đất nước
của Chính phủ và được thực thi trên thực tế, đặc biệt là kể từ khi Việt Nam tiến
hành công cuộc Đổi mới tồn diện đất nước; Quyền của các nhóm dễ bị tổn thương
được nội luật hóa đầy đủ trong Hiến pháp và các văn bản luật tương ứng với từng
nhóm đối tượng cụ thể theo các chuẩn mực pháp lý quốc tế mà Việt Nam cam kết
tham gia, như: Quyền trẻ em, quyền khơng phân biệt về giới tính, quyền của người
khuyết tật, quyền bình đẳng của người dân tộc thiểu số[3]. Mặc dù đạt được nhiều
thành tựu, việc bảo đảm và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay vẫn gặp

nhiều thách thức cần được giải quyết trong thời gian tới đặc biệt là vấn đề bảo vệ
quyền con người.
Bảo vệ quyền con người là nghĩa vụ của Nhà nước vì thế hoạt động bảo vệ
quyền con người phụ thuộc vào năng lực bảo vệ quyền con người của các hệ thống
cơ quan nhà nước mà trước hết là Tòa án. Tòa án là hệ thống cơ quan nhà nước
được pháp luật trao quyền nhân danh Nhà nước để áp dụng các biện pháp cưỡng
chế pháp lý nhằm trừng trị hành vi xâm hại quyền con người đã trở thành hệ thống
cơ quan giữ vị trí, vai trị đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo năng lực bảo vệ
quyền con người của Nhà nước. Tòa án bảo vệ quyền con người chủ yếu thông quan
hoạt động xét xử nên chất lượng và hiệu quả của hoạt động này thể hiện rõ ràng
nhất khả năng và hiệu quả bảo vệ quyền con người của TAND. Vì thế, nhằm đảm


3
bảo năng lực bảo vệ quyền con người của TAND thì yếu tố tiên quyết là phải nâng
cao chất lượng hoạt động xét xử, bảo đảm hoạt động xét xử của TAND phải độc
lập, khách quan, đúng người, đúng tội và đúng pháp luật. Trong những năm qua,
TAND đã có những chuyển biến mạnh mẽ về cơ cấu tổ chức, năng lực xét xử, chất
lượng xét xử, đáp ứng được nhu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân
khi có mâu thuẫn, tranh chấp xảy ra cũng như nhu cầu trừng trị các hành vi xâm hại,
tước đoạt các quyền con người, quyền cơng dân. Vì thế TAND đã tạo được niềm tin
cho người dân về cơng lý, cơng bằng và bình đẳng xã hội.
Tuy nhiên, hoạt động xét xử của TAND trong những năm qua vẫn cịn nhiều
tồn tại hạn chế, đó là: "Một số Toà án chưa khắc phục triệt để việc để các vụ việc
dân sự quá thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật; tỷ lệ giải quyết các vụ
án hành chính chưa đáp ứng được yêu cầu; tỷ lệ bản án, quyết định hành chính bị
huỷ, sửa cịn cao; cịn nhiều trường hợp Tồ án áp dụng hình phạt tù nhưng cho
hưởng án treo không đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn của TAND tối cao;
vẫn còn có bản án, quyết định của Tồ án tun khơng rõ ràng, thiếu tính khả thi.
Hiệu quả cơng tác kiểm tra, giám đốc việc xét xử ở một số địa phương chưa cao,

TAND cấp tỉnh chưa kiên quyết kháng nghị để sửa chữa, khắc phục những sai lầm
của Tòa án cấp dưới"[95, tr.16]; "Vẫn cịn tình trạng một số cán bộ, Thẩm phán
thiếu tinh thần trách nhiệm, sa sút về phẩm chất, thiếu ý thức rèn luyện, khơng hồn
thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, thậm chí vi phạm pháp luật hình sự"[96, tr.3].
Những hạn chế này đã khiến cho năng lực bảo vệ quyền con người của TAND bị
ảnh hưởng nghiêm trọng, niềm tin của người dân vào công lý bị xói mịn và có lúc,
có nơi, những hạn chế của TAND đã bị một số thế lực thù địch lợi dụng để xuyên
tạc và bôi nhọ chủ trương, chính sách cũng như năng lực lãnh đạo của Đảng và Nhà
nước. Ngoài ra, trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, những bất cập pháp lý của
Tòa án Việt Nam cũng đã tạo ra những rào cản pháp lý dẫn đến hạn chế năng lực
bảo vệ quyền con người của Tòa án Việt Nam đối với người nước ngồi cũng như
trường hợp cơng dân Việt Nam có quan hệ với người nước ngoài.
Trên cơ sở quan điểm của Đảng về mục tiêu và động lực của chiến lược xây
dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và thực trạng năng lực bảo vệ quyền con người
của TAND hiện nay, chúng tôi nhận thấy, việc tiếp tục nghiên cứu cơ sở lý luận,


4
luận giải những tồn tại, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến năng lực bảo vệ quyền con
người của TAND, đồng thời xây dựng những giải pháp khoa học phù hợp với điều
kiện kinh tế, văn hóa chính trị Việt Nam nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế
trên đây là việc làm có ý nghĩa xã hội sâu sắc góp phần quan trọng thúc đẩy q
trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân
dân thành cơng. Đó là lý do để tác giả chọn đề tài "Vai trò của Tòa án trong việc
bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay” làm luận án tiến sĩ luật học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án phân tích và chứng minh các phương diện lý luận thể hiện vai trò của
Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người. Trên cơ sở lý luận đã được chứng minh,
luận án đánh giá thực trạng bảo vệ quyền con người bằng hoạt động xét xử ở Việt

Nam hiện nay trên cơ sở các tiêu chí nhất định và đề xuất một số giải pháp khoa học
nhằm nâng cao vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích và chứng minh những phương diện cơ bản thể hiện vai trò của Tòa
án trong việc bảo vệ quyền con người;
- Phân tích và làm rõ thực trạng của “bảo vệ quyền con người bằng Tòa án án”
đặc biệt là những tồn tại, hạn chế của hoạt động này;
- Nghiên cứu và làm rõ nguyên nhân ảnh hưởng tiêu cực đến vai trò của Tòa
án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay;
- Xây dựng phương hướng và đề xuất giải pháp nâng cao vai trò của Tòa án
Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người.
3. Phương pháp nghiên cứu
(1) Phương pháp nghiên cứu gián tiếp thơng qua tổng hợp và phân tích tư liệu,
nhất là các tư liệu sơ cấp, so sánh các vấn đề nghiên cứu giữa các đối tượng được
chọn lựa;
(2) Phương pháp nghiên cứu trực tiếp qua tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với các
nhà nghiên cứu, những người phụ trách và nghiên cứu lĩnh vực chính trị và pháp
luật;


5
(3) Sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống, liên ngành khoa học xã hội và
nhân văn đặc biệt chú trọng đến luật học (chủ yếu là phương pháp tiếp cận của
chuyên ngành luật Hiến pháp, Lý luận nhà nước và pháp luật, luật Tố tụng hình sự,
Tố tụng dân sự);
Để giải quyết mục tiêu và các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tác giả sử dụng
các phương pháp nghiên cứu cụ thể như:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh và trừu tượng hóa được sử dụng
trong quá trình xây dựng khái niệm bảo vệ quyền con người bằng Tịa án; phân tích,
chứng minh và luận giải những đặc điểm, những ưu điểm và vai trò của hoạt động

bảo vệ quyền con người bằng Tòa án;
- Phương pháp so sánh pháp luật được sử dụng trong quá trình chứng minh
tính phổ biến của “vai trị của Tịa án trong việc bảo vệ quyền con người” (chủ yếu
so sánh quy phạm của Hiến pháp một số nước và các công ước quốc tế về quyền
con người); phương pháp này cũng được sử dụng trong việc luận chứng cơ sở khoa
học của các giải pháp nâng cao vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con
người.
- Phương pháp mơ tả và phân tích quy phạm chủ yếu được sử dụng trong quá
trình làm rõ những hạn chế của pháp luật về vị trí, vai trị; chức năng; thẩm quyền
và trình tự, thủ tục xét xử của Tịa án; những hạn chế của pháp luật bảo đảm độc lập
của hoạt động xét xử, tổ chức hệ thống Tòa án và quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm
Thẩm phán;
- Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu thống kê được sử dụng để chứng
minh những hạn chế trong thực tiễn xét xử của Tòa án (chủ yếu sử dụng ở chương
3). Ngoài ra, để bảo đảm cơ sở thực tiễn, tính cấp thiết của vấn đề khoa học cần giải
quyết, đặc biệt để nâng cao tính thuyết phục của các giải pháp khoa học, phương
pháp phân tích, tổng hợp số liệu thống kê được sử dụng trong các luận điểm thể
hiện các phương diện của giải pháp đề xuất
- Phương pháp phân tích- dự báo khoa học nhằm dự báo xu hướng phát triển
nhu cầu của xã hội về vị trí, vai trị của Tịa án trong việc bảo vệ quyền con người
và các yêu cầu của nhà nước pháp quyền XHCN đối với Tòa án trong tương lai gần.


6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu những vấn đề khoa học liên quan đến vị trí, vai trị của
Tịa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay trong đó chủ yếu
tập trung nghiên cứu các nội dung cơ bản, như sau:
- Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền

con người;
- Thực trạng pháp luật và thực tiễn xét xử của Tòa án ở Việt Nam hiện nay;
- Phương hướng cải cách tư pháp hiện nay và giải pháp nâng cao vai trò của
Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Lý luận và thực tiễn ở Việt Nam.
- Phạm vi thời gian: Từ năm 1945 đến nay
5. Những đóng góp mới của Luận án
Luận án là cơng trình nghiên cứu tồn diện về vai trò của Tòa án trong việc
bảo vệ quyền con người trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở
Việt Nam.
Thứ nhất, luận án đã xây dựng được các phương diện lý luận cơ bản bổ sung
vào hệ thống lý luận về vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người, gồm:
- Khái niệm “bảo vệ quyền con người bằng Tịa án”;
- Phân tích và chứng minh những đặc điểm cơ bản của bảo vệ quyền con
người bằng Tòa án;
- Luận chứng các phương diện cơ bản thể hiện vai trò quan trọng của Tòa án
trong việc bảo vệ quyền con người;
- Làm rõ các yếu tố cơ bản bảo đảm vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ
quyền con người trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt
Nam.
Thứ hai, luận án đánh giá một cách toàn diện những hạn chế của Tòa án Việt
Nam trong việc bảo vệ quyền con người trên cơ sở các phương diện thể hiện vai trò
của Tòa án trong lĩnh vực này, dồng thời chỉ ra những nguyên nhân cơ bản của
những bất cập và tồn tại đó.
Thứ ba, Luận án đã xây dựng hệ thống các giải pháp khoa học phù hợp với
điều kiện và định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN nhằm nâng cao vai
trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người, bao gồm các giải pháp như sau:



7
- Hồn thiện pháp luật ghi nhận vai trị của Tòa án trong việc bảo vệ quyền
con người, gồm: Hiến định quyền xét xử hành vi vi hiến xâm hại quyền con người
được thực hiện bởi quyền lực lập pháp, quyền lực hành pháp; trao cho Tịa án quyền
giải thích Hiến pháp, luật.
- Nâng cao tính độc lập của hoạt động xét xử thông qua việc mở rộng nội dung
hiến định tính độc lập của tư pháp trong Hiến pháp; xây dựng đạo luật bảo đảm độc
lập xét xử; đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với hoạt
động xét xử; xây dựng bộ quy tắc chuẩn mực đạo đức nghề Thẩm phán; và xóa bỏ
quyền kiểm sát hoạt động xét xử của Viện kiểm sát nhân dân trong quá trình xét xử
vụ án hình sự.
- Xây dựng trình tự, thủ tục tố tụng tư pháp khoa học, toàn diện và phù hợp
với pháp luật quốc tế về quyền con người, như: Sửa đổi, bổ sung pháp luật tố tụng
hình sự; sửa đổi, bổ sung pháp luật tố tụng dân sự; sửa đổi, bổ sung pháp luật tố
tụng hành chính.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ Thẩm phán, gồm: Xây dựng quy trình tuyển
dụng, bổ nhiệm Thẩm phán (mới); cải cách chương trình đào tạo cử nhân luật.
- Nâng cao nhận thức của Đảng, Nhà nước và người dân về vai trò của Tòa án
trong việc bảo vệ quyền con ngườ
- Nâng cao chất lượng hoạt động thi hành án dân sự
6. Kết cấu của Luận án
Luận án bao gồm:
Mở đầu;
Chương 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài của luận án;
Chương 2. Cơ sở lý luận về vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con
người;
Chương 3. Đánh giá vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở
Việt Nam hiện nay;
Chương 4. Phương hướng và giải pháp nâng cao vai trò của Tòa án trong việc
bảo vệ quyền con người ở Việt Nam;

Kết luận và kiến nghị nghiên cứu tiếp theo.


8
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CỦA LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi
Quyền con người là giá trị tinh thần cao quý của xã hội; bảo đảm và thúc đẩy
quyền con người phát triển là mục tiêu và động lực cuối cùng của tiến trình phát
triển của lịch sử xã hội. Vì thế, vấn đề bảo đảm và thúc đẩy quyền con người phát
triển là vấn đề được nhiều ngành khoa học khác nhau quan tâm nghiên cứu trên
nhiều phương diện khác nhau, ở nhiều cấp độ khác nhau.
Trong khoa học pháp lý quốc tế, nghiên cứu quyền con người được nhiều tác
giả ở nhiều quốc gia khác nhau nghiên cứu ở nhiều phương diện, nhiều góc nhìn
khác nhau. Dưới đây là một số cơng trình nghiên cứu khoa học liên quan đến quyền
con người và đảm bảo quyền con người mà tác giả tham khảo trong quá trình
nghiên cứu luận án, gồm các tác phẩm và bài viết: "Nhân quyền, bảo vệ nhân quyền
theo Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị" của Lippman Matther, tạp chí
Quốc tế California, số 10-1980; "Tòa án nhân quyền châu Âu và việc bảo vệ quyền
tự do dân sự - khái quát chung" của Gearty CA, tạp chí Luật Cambridge, số 521993; "Việc áp dụng Hiệp ước châu Âu về nhân quyền của Tịa án Pháp" của
Steiner Eva, tạp chí Luật kings Collages, số 6, 1996; "Nhân quyền và đánh giá tư
pháp tại Đức" của Grimm Dicter; "Các đảm bảo quyền cá nhân theo Hiến pháp Liên
bang Hoa Kỳ" của Scialia Antomin, nhà xuất bản Martinus Nijhoff publishers,
Dordrecht 1994; "Luật nhân quyền quốc tế liên quan đến phụ nữ, các ghi nhớ từ các
vụ án và bình luận" của Cook Rebeca J, tạp chí Vanderbilt Journal of Tran national
law, số 23, 1990); "Culture and development: A critical introduction" (Văn hóa và
phát triển: những bình luận gợi mở) của Suasane Schech, 2000; tác phẩm "The
Impact of Technology on Human Rights: Global case studies" (Sự ảnh hưởng của
công nghệ thông tin đến quyền con người: nghiên cứu tiếp cận hệ thống) của
Anthony Woodwiss, Nhà xuất bản UN University Press 1993; "Democracy as

Human Rights freedom and equality in the Age of Globalization" (Dân chủ là quyền
tự do và cơng bằng trong kỷ ngun tồn cầu hóa) của Goodhart Micheal, Nhà xuất
bản New York Routledge, 1988; "International human rights in context: Law,
Politics, Morals" (Nhân quyền quốc tế trên các bình diện: Luật, Chính trị, Đạo đức)


9
của Henry J.Steiner, Nhà xuất bản Oxford, 2000; "Human rights in Asia: A
comparative legal study of twelve Asian jurisdictions, France and the USA" (Quyền
con người ở châu Á: Nghiên cứu so sánh tư pháp của 12 quốc gia châu Á, Pháp và
Hoa Kỳ) của Randal Peerenboom, Carole J. Peterson , Alber H.Y. Chen, Nhà xuất
bản NewYork Routledge, 2006; "Effective strategies for protecting human rights:
Economic sanctions, use of national courts and international fora and coercive
power" (Chiến lược bảo vệ quyền con người có hiệu quả: Hợp tác kinh tế, sử dụng
Tịa án quốc gia và sức ép của cộng đồng quốc tế) của David Barnhizer, Nhà xuất
bản Dartmouth Publishing company, 2001; "State violence and human rights- state"
(Lạm dụng quyền lực nhà nước và tình trạng quyền con người) của Andrew M, Nhà
xuất bản Routledge, 2009
Đối với lĩnh vực bảo vệ quyền con người bằng tư pháp, các tài liệu nghiên cứu
ở nước ngồi dưới góc độ luật học cho thấy bức tranh đa màu sắc về cách thức hiến
định vị trí, vai trò của Tòa án cũng như thực tiễn hoạt động của Tòa án trong việc bảo
vệ quyền con người. Tùy thuộc vào truyền thống văn hóa pháp lý, những quốc gia,
khu vực khác nhau có sự khác nhau trong việc đánh giá vị trí, vai trị của Tịa án trong
việc bảo vệ quyền con người.
Luận án tiến sĩ luật học "Victim satisfaction: A model of the Crimminal
Justice System" (2003), “Sự bồi thường cho nạn nhân tội phạm: Một mô hình của
hệ thống tư pháp hình sự" của John William Stickels, trường đại học Texas, Hoa
Kỳ. Luận án phân tích quyền và nghĩa vụ của người bị hại khi tham gia giải quyết
vụ án hình sự. Đóng góp lớn nhất của luận án đối với vấn đề bảo vệ quyền con
người là đề xuất mơ hình tư pháp hình sự trong đó lấy nạn nhân (người bị hại) là

trung tâm và luận giải sự hợp lý của việc coi mục đích chính của tư pháp hình sự là
cố gắng đạt được sự thỏa mãn của người bị hại trong quá trình truy tố và xét xử tội
phạm.
Nghiên cứu tài liệu này đã giúp cho tác giả có một góc nhìn tồn diện hơn về
vai trị của Tịa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Hoa Kỳ. Tòa án không chỉ
bảo vệ quyền con người của bị can, bị cáo mà còn bảo vệ quyền con người cho
những người bị hại trong tố tụng hình sự. Tuy nhiên, tác giả không đồng ý với John
Villiam khi quan niệm mục đích của hình phạt là nhằm bồi thường cho người bị hại.


10
Bài viết “The role of constitutional courts and ordinary courts in protection for
the human rights” (Vai trò của Tòa án hiến pháp và Tòa án thường trong việc bảo
vệ quyền con người), reported by Mr Khanlar Hajiyev (Chairman, constitutional
court, Azerbaijan). Trong tác phẩm, tác giả dẫn chứng quy định của hiến pháp một
số nước châu Âu, Đức, Séc, Tây Ban Nha cũng như Hiến pháp của Cộng hòa
Azerbaijan về chức năng bảo vệ hiến pháp của Tòa án hiến pháp. Trên cơ sở nội
dung của Hiến pháp của các nước đó tác giả phân tích bản chất của hiến pháp và
mối quan hệ của các quy định của hiến pháp, hoạt động xét xử của Tòa án hiến pháp
và Tòa án thường với hoạt động bảo vệ quyền con người. Trên cơ sở những thông
tin, luận điểm đã được phân tích, chứng minh, tác giả đã khái qt vai trị quan
trọng của Tòa án hiến pháp và Tòa án thường đối với hoạt động bảo vệ quyền con
người
Bài viết “A typology the economic and social rights adjudication: Exploring the
catalytic function the judicial review” (Một dạng xét xử quyền kinh tế và xã hội: Giải
thích chức năng xúc tác của tư pháp phục hồi) , Young KG (Young, Katharine G.), Tạp
chí Icon – International journal of constitutional law, số 8, năm 2010. Trong bài báo, tác
giả đã phân tích vai trị bảo vệ các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội bằng hoạt động
xem xét lại bản án, quyết định của Tịa án tối cao Nam Phi; phân tích các yếu tố tác
động vào Tòa án của cơ quan lập pháp và hành chính chính trị trong q trình thực

hiện hoạt động này. Trên cơ sở đó, tác giả kết luận: Pháp luật về tổ chức và hoạt
động của Tòa án và nhận thức của Tòa án về bản chất và ý nghĩa của hoạt động xét
xử các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội là những yếu tố quyết định đến vai trò của
Tòa án trong việc bảo vệ các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa của Tòa án.
Bài viết “Human rights and the courts in Canada” (Quyền con người và Tòa án
ở Canada) của Nancy Holmes, Tạp chí Law and Government Division, tháng 111991. Trong tác phẩm này, tác giả phân tích nội dung của pháp luật Canada về
quyền con người, các cơ chế bảo đảm và thúc đẩy quyền con người phát triển trong
thời đại tồn cầu hóa. Theo tác giả, cùng với Hiến pháp, Luật về quyền con người
và Tòa án là những yếu tố pháp lý giữ vai trò then chốt trong việc bảo đảm và thúc
đẩy quyền con người phát triển ở Canada.


11
Bài viết “Role of court in promoting harmonious development and prosperity
of society” (Vai trò của Tòa án trong việc nâng cao sự phát hiển hài hòa và thịnh
vượng của xã hội), Honorable Vyacheslav M. Lebedev. Trong tác phẩm này, tác giả
đã phân tích những tiền đề xã hội cơ bản nhằm bảo đảm xã hội phát triển và thịnh
vượng; các cơ chế pháp lý, vai trò của các thiết chế xã hội đặc biệt là vai trò của
Tòa trong mối quan hệ với các tiền đề bảo đảm xã hội phát triển thịnh vượng, như
tiền đề về nhà nước pháp quyền, tiền đề về quyền tự do, dân chủ của cá nhân và các
quyền tự do sáng tạo, lao động của cá nhân cũng như các giá trị về công bằng, bình
đẳng, trong đó tác giả đề cao vai trị quan trọng của Tòa án trong việc xây dựng xã
hội phát triển và thịnh vượng.
Bài viết “Extending the Role of the Courts: The Human Rights Act 1998” (Mở
rộng vai trò của Tòa án: Đạo luật Nhân quyền 1998), David Feldman, Article first
published online: 24 JAN 2011 (© The Parliamentary History Yearbook Trust
2011). Trong tác phẩm này, tác giả đã phân tích và chứng minh những nguyên nhân
đặc biệt là sự ra đời của Bộ luật Nhân quyền 1998 (của Châu Âu) và sự xuất hiện
của Tòa án nhân quyền châu Âu đã khiến cho phạm vi thẩm quyền của các Tòa án
quốc gia (ở châu Âu) ngày càng được mở rộng, như: quyền giải thích luật, Hiến

pháp; thẩm quyền xét xử…vì thế vai trị của Tịa án quốc gia trong đời sống pháp
luật cũng ngày càng phát triển.
Bài viết “The role of the courts in the recognition of the language rights” (Vai
trị của Tịa án trong việc hiện thực hóa các quyền ngôn ngữ), Marie Eve Hudon,
publication 2001-68-E, tháng 6 năm 2011. Trong tác phẩm này, tác giả phân tích
nội hàm của quyền ngôn ngữ trong Bộ luật quyền con người của Canada, những
phương diện thực tiễn thể hiện vai trị của Tịa án trong việc hiện thực quyền ngơn
ngữ của cá nhân. Trong quá trình thực hiện quyền này, hoạt động của Tịa án đặc
biệt là sự giải thích luật, Hiến pháp của Tịa án đóng vai trị quan trọng trong việc
hiện thực hóa quyền này trong thực tiễn xã hội mà trước tiên là trong q trình Tịa
án giải quyết các vụ án.
Bài viết “The role of indian judiciary in protection of rights of the children”
(Vai trò của Tòa án Ấn Độ trong việc bảo vệ quyền của trẻ em). Trong tác phẩm
này, trên cơ sở những tư tưởng cơ bản của Hiến pháp và pháp luật về vị trí, vai trị


12
của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người, và những nội dung pháp lý cụ thể
quy định về những hành vi xâm hại đến quyền của trẻ em; các cơ chế nhằm hạn chế
và tiến đến loại trừ hành vi xâm hại quyền của trẻ em, tác giả đã phân tích, lý giải
và chứng minh về vai trị đặc biệt quan trọng của Tòa án trong việc bảo vệ các
quyền của trẻ em ở Ấn Độ.
Tác phẩm “The role of national courts in preventing of torture suspected
terrorists” (Vai trò của Tòa án quốc gia trong việc ngăn chặn sự tra tấn đối với nghi
phạm khủng bố), Eyal Benveniti, Tạp chí EJIL, số 8-1997. Trong cơng trình này,
tác giả phân tích hai cơ chế pháp lý tư pháp cơ bản nhằm ngăn chặn các hành vi tra
tấn dã man, so sánh và phân tích những phương diện thể hiện vai trò cần thiết của
Tòa án quốc gia trong việc ngăn chặn các hành vi tra tấn tàn bạo, dã man của nhà
nước trong các trường hợp Nhà nước tuyên bố tình trạng khẩn cấp.
Tác phẩm “The right to an independent court of law. Theoretical aspects. The

european court of human rights case-law” (Quyền tiếp cận tư pháp độc lập. Những
vấn đề lý luận và án lệ của Tòa án nhân quyền châu Âu), Mircea Damaschin, Tạp
chi Lex et Scientia, số 18-2011. Trong bài báo này, tác giả đã phân tích hai phương
diện cơ bản thể hiện vị trí, vai trị của Tòa án trong việc thực hiện quyền tư pháp.
Trên cơ sở đó, tác giả khẳng định vị trí, vai trị đặc biệt của Tịa án trong việc bảo
đảm tính dân chủ và pháp quyền của xã hội.
Bài báo cáo “The role of national courts and regional courts in protecting
human rights and developing human rights jurisprudence” (Vai trò của Tòa án quốc
gia và Tòa án khu vực trong việc bảo vệ quyền con người và phát triển quyền con
người trong lĩnh vực tư pháp), Hon. Justice Harold R. Nsekela, (A Paper for
Presentation during the EAMJA Annual Conference and General Meeting, 17th 22nd May 2010, at Ngurdoto Mountain Lodge, Arusha, Tanzania). Trong tác phẩm
này, tác giả đã phân tích, luận giải cơ sở lý luận và trích dẫn một số vụ án điển hình
nhằm chứng minh vai trị quan trọng, khơng thể thiếu của Tòa án quốc gia, cũng
như Tòa án khu vực trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người phát triển ở các
quốc gia châu Phi hiện nay.
Bài viết “The protecting human rights by district court in India” (Bảo vệ
quyền con người bằng Tòa án quận ở Ấn Độ), tác giả Chandrashekharayya N., M.


13
Com, LL.B. - Advocate, Raichur. Trong bài báo này, các tác giả đã phân tích những
kỳ vọng tốt đẹp và thuận lợi của hoạt động bảo vệ quyền con người khi quyền xét
xử hành vi vi phạm quyền con người được trao cho Tòa án nhân quyền cấp quận,
đồng thời phân tích những khó khăn, hạn chế của một số quy định trong Luật Nhân
quyền năm 1993 của Cộng hòa liên bang Ấn độ trong đó nhấn mạnh đến những khó
khăn mà Tịa án cấp quận ở Ấn Độ có thể phải đối diện khi tiến hành thụ lý và giải
quyết các vụ việc, hành vi vi phạm nhân quyền theo quy định của pháp luật Ấn Độ.
Bài viết “Health as Human Right - Role of courts in realisation of the rights”
(Sức khỏe là một quyền con người – Vai trị của Tịa án trong việc hiện thực hóa
các quyền) của tác giả Justice R. K. Abichandani. Trong bài báo, tác giả đã phân

tích các phương diện thể hiện yếu tố “sức khỏe” là một quyền con người cơ bản và
là quyền con người mang tính nền tảng khơng thể thiếu để các cá nhân có thể thực
hiện các quyền con người khác. Ngồi ra, tác giả cịn liên hệ sự tương tác giữa cơ sở
lý luận đó với những quyền hiến định cụ thể nhằm bảo đảm sức khỏe của cá nhân,
vai trò của Tòa án Ấn Độ đối với việc thực hiện và thụ hưởng các quyền cụ thể
nhằm bảo đảm sức khỏe của cá nhân. Từ những hoạt động bảo vệ quyền cụ thể
hướng đến mục đích bảo đảm sức khỏe của cá nhân, tác giả khái quát và chứng
minh vai trò quan trọng của Tòa án Ấn Độ trong việc bảo vệ và hiện thực hóa quyền
sức khỏe của cá nhân.
Tác phẩm “The fundamental rights jurisprudence of the european court of
justice: Protection for human rights within the european uinon legal order” (Thẩm
quyền tư pháp về quyền cơ bản của Tịa án cơng lý châu Âu: Sự bảo vệ quyền con
người trong khuôn khổ pháp luật của liên minh châu Âu), Yaser Dogan, Tạp chí
Ankara law review, số 6-2009. Trong bài báo này, tác giả đã đưa ra các dẫn chứng,
các phương diện chứng minh hoạt động bảo vệ quyền con người của Tịa án cơng lý
châu Âu đã tạo ra cơ chế bảo đảm pháp lý đầy đủ hơn trong việc bảo vệ quyền con
người bằng quyền tư pháp cơ bản.
Bài viết “Vai trò của tư pháp độc lập” của Philippa Strum (Trong sách về pháp
quyền và chủ nghĩa hợp hiến: Một số tiểu luận của học giả nước ngoài, Khoa luật –
Đại học quốc gia Hà Nội (2012), Nxb. Lao động – xã hội, Hà nội). Trong tiểu luận
này, Philippa Strum đã chứng minh những đóng góp quan trọng của ngành tư pháp


14
Hoa Kỳ trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người phát triển ở Hoa Kỳ. Đồng
thời, tác giả lý giải yếu tố cơ bản mang lại những thành tựu to lớn của ngành tư
pháp Hoa Kỳ trong việc thúc đẩy quyền con người phát triển chính là sự độc lập của
ngành tư pháp với quyền lực hành pháp và quyền lực lập pháp. Theo tác giả, tư
pháp độc lập và có quyền xét xử các đạo luật vi hiến của Nghị viện là một thành tựu
pháp lý vĩ đại của lịch sử Hợp chủng quốc Hoa Kỳ cần được giữ gìn và phát triển.

Bài viết “Tầm quan trọng của độc lập tư pháp” của Sandra Day O’Connor
(Trong sách về pháp quyền và chủ nghĩa hợp hiến: Một số tiểu luận của học giả
nước ngoài, Khoa luật – Đại học quốc gia Hà Nội (2012), Nxb. Lao động – xã hội,
Hà nội). Bài viết chú trọng chứng minh tính phổ biến của độc lập tư pháp trong việc
bảo vệ quyền con người thông qua hoạt động xét xử. Theo tác giả, độc lập tư pháp
khơng cịn là một đặc tính riêng biệt của Tịa án Hoa Kỳ mà đã trở thành đặc điểm
phổ biến của Tòa án ở hầu hết các quốc gia mong muốn thúc đẩy nhân quyền phát
triển. Ngoài ra, trong bài viết, tác giả đã đề cập đến những thách thức đe dọa sự độc
lập của tư pháp và những yêu cầu pháp lý nhằm bảo đảm độc lập cho tư pháp.
Tác phẩm “Phương thức hoạt động của Tịa án Hoa Kỳ”, Tạp chí điện tử của
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tháng 9/1999. Ấn phẩm này bao gồm nhiều bài viết của
nhiều tác giả về các phương diện cơ bản của hệ thống tư pháp Hoa Kỳ trong đó chủ
yếu đề cập đến lịch sử hình thành và phát triển của nền tư pháp Hoa Kỳ, những
thành tựu của Tòa án Hiến pháp Hoa Kỳ trong việc bảo vệ Hiến pháp và thúc đẩy
quyền con người phát triển (đặc biệt bài viết giới thiệu về quyết định lịch sử của
Tòa án tối cao Hoa Kỳ đối với vụ án Brown kiện Sở Giáo dục Topeka ngày
17/5/1954 đã xóa bỏ hồn tồn tệ phân biệt chủng tộc trong mơi trường giáo dục ở
Hoa Kỳ). Bên cạnh đó, bài viết của Anthony Kennedy về mối quan hệ giữa “đạo
đức tư pháp và pháp quyền” đã cung cấp những kinh nghiệm quý báu trong việc bảo
đảm sự vô tư, khách quan của Thẩm phán bằng hệ thống đạo đức nghề nghiệp
Thẩm phán và phương thức kỷ luật Thẩm phán của hệ thống tư pháp Hoa Kỳ.
Có thể khẳng định, trên thế giới hoạt động nghiên cứu về vai trò của Tòa án
trong việc bảo vệ quyền con người đã diễn ra ở nhiều quốc gia. Các cơng trình
nghiên cứu đã có những đóng góp đáng kể trong việc làm rõ vị trí, vai trị của Tịa
án trong việc bảo vệ quyền con người và những yếu tố cơ bản bảo đảm địa vị pháp


15
lý này của tòa án. Các kết quả nghiên cứu đó là cơ sở lý luận và thực tiễn quan
trọng làm nền tảng khoa học để tác giả xây dựng cơ sở lý luận và đánh giá vai trò

của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam. Trong các giá trị khoa
học được luận án kế thừa thì vấn đề bảo đảm độc lập tư pháp và quyền xét xử hành
vi vi hiến của quyền lực lập pháp và quyền lực hành pháp được đặc biệt quan tâm.
1.2.Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Đề tài cấp nhà nước “Cải cách cơ quan tư pháp, hoàn thiện hệ thống các thủ
tục tư pháp, nâng cao hiệu lực xét xử của Tòa án trong Nhà nước pháp quyền
XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” do TS. Uông Chu Lưu làm chủ
nhiệm bảo vệ thành công năm 2006. Cơng trình đã xây dựng khái niệm quyền tư
pháp trên cơ sở lý luận về nhà nước và pháp luật được thừa nhận phổ biến ở Việt
Nam, cơ sở lý luận cho sự tồn tại hệ thống cơ quan tư pháp, chức năng nhiệm vụ
của từng thiết chế tư pháp và mối quan hệ giữa các thiết chế tư pháp này. Vấn đề
xác định vị trí, vai trị và chức năng của Tòa án được đặc biệt quan tâm phân tích
làm rõ ở nhiều phương diện,trong đó, các tác giả đã làm rõ được vị trí, vai trị của
Tịa án trong q trình thực hiện quyền tư pháp nói riêng, thực hiện quyền lực nhà
nước nói chung. Ngồi ra, cơng trình đã phân tích những yếu tố tác động tiêu cực
đến năng lực xét xử của Tòa án và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
xét xử của Tòa án theo yêu cầu của Nhà nước pháp quyền.
Tác phẩm “Thể chế tư pháp trong nhà nước pháp quyền” của PGS.TS. Nguyễn
Đăng Dung đề cập đến vấn đề lý luận về thể chế tư pháp, thể chế tư pháp ở nhà
nước pháp quyền dân chủ và thể chế tư pháp trong điều kiện xây dựng Nhà nước
pháp quyền ở Việt Nam.
Tác phẩm “Tòa án Việt Nam trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền”
của GS.TS. Nguyễn Đăng Dung đã phân tích và làm rõ cơ sở lý luận về vị trí, vai
trị của Tịa án, phạm vi của hoạt động xét xử cũng như tầm quan trọng của độc lập
tư pháp trong xã hội pháp quyền. Trên cơ sở lý luận về vị trí, vai trò và những yêu
cầu của Tòa án trong xã hội pháp quyền, quyền tư pháp trong nhà nước pháp quyền
dân chủ và thực trạng xét xử, tổ chức và pháp luật tố tụng tư pháp Việt Nam, tác giả
đã xây dựng những giải pháp khoa học nâng cao vị trí, vai trị và bảo đảm chất
lượng, hiệu quả của hoạt động xét xử trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp



16
quyền XHCN ở Việt Nam. Những kết quả nghiên cứu của cơng trình khoa học này
đã cung cấp hệ thống lý luận tương đối toàn diện về quyền tư pháp, vị trí, vai trị
của Tịa án trong Nhà nước pháp quyền, hiện trạng tổ chức và hoạt động của Tòa án
Việt Nam hiện nay nên được luận án kế thừa và sử dụng trong q trình luận chứng
vai trị của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam cũng như đối
chiếu, so sánh và tham khảo trong q trình xây dựng các tiêu chí đánh giá năng
lực, hiệu quả bảo vệ quyền con người của Tòa án hiện nay.
Bài viết “Cải cách tư pháp ở Canada, Trung Quốc và Nhật Bản” của Ths.
Nguyễn Hải Ninh, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 1 năm 2008. Trong bài báo,
tác giả phân tích, so sánh và đưa ra những mục tiêu, cách thức và nội dung tương
đồng trong quá trình cải cách tư pháp ở các nước Canada, Trung Quốc và Nhật Bản
cũng như những điểm khác biệt do nhu cầu của nền tư pháp mỗi nước, như: đối với
nền tư pháp Canada, nội dung cải cách chú trọng đến việc thực hiện chế độ bổ
nhiệm không thời hạn đối với Thẩm phán; cải cách chế độ lương của Thẩm phán;
bảo đảm việc quản lý hành chính của Tịa án được tách ra khỏi cơng việc xét xử của
Thẩm phán; Trong khi hoạt động cải cách tư pháp Nhật Bản thì hướng đến tăng
cường các điều kiện để hệ thống tư pháp trở nên dễ tiếp cận, dễ hiểu và dễ sử dụng
đối với công chúng; chú trọng phát triển nguồn nhân lực hỗ trợ cho hệ thống tư
pháp; cịn Trung Quốc thì tiếp tục kiện tồn và hoàn thiện thể chế tư pháp theo yêu
cầu của tư pháp công bằng, nghiêm minh và thi hành đúng pháp luật, trong đó chú
trọng cải cách và hồn thiện chế độ tố tụng, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của cá
nhân và pháp nhân; thực hiện yêu cầu của tư pháp vì dân, giải quyết có hiệu quả vấn
đề quần chúng nhân dân khiếu kiện bức xúc, kéo dài; tăng cường công tác kiểm sát
làm trọng điểm, cải cách và hoàn thiện thể chế kiểm sát tư pháp của viện kiểm sát;
cải cách và hoàn thiện thể chế quản lý cán bộ tư pháp, nâng cao chất lượng của đội
ngũ tư pháp; cải cách và hoàn thiện cơ chế bảo đảm kinh phí tư pháp, tăng cường
bảo đảm tư pháp độc lập.
Trên cơ sở so sánh những định hướng về chiến lược cải cách tư pháp Việt

Nam đến năm 2020, sự tương đồng về mục tiêu cải cách tư pháp của Việt Nam với
mục tiêu cải cách tư pháp của Trung Quốc, Canada, Nhật Bản. Qua những mô tả,
phân tích các chương trình và mục tiêu cải cách tư pháp của các nước Canada, Nhật


17
Bản và Trung Quốc, mục tiêu cải cách tư pháp (ở Trung Quốc), cải cách Tòa án ở
Nhật Bản và Canada có sự tương đồng nhất định với mục tiêu cải cách tư pháp ở
Việt Nam hiện nay. Điều này đã củng cố thêm tính thuyết phục những nội dung cơ
bản cơng trình này hướng đến là tiếp tục cải cách tư pháp Việt Nam (đặc biệt là Tòa
án) theo quan điểm, định hướng trong các văn kiện của Đảng cộng sản Việt Nam về
chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 trong Nghị quyết 49/NQ-TW của Bộ
Chính trị ban hành ngày 02/06/2005
Bài viết “Tổ chức Tòa án hành chính của Cộng hịa Pháp và một số kinh
nghiệm có thể áp dụng cho Tịa hành chính ở Việt Nam” của PGS.TS. Thái Vĩnh
Thắng, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 03 năm 2008. Trong cơng trình nghiên
cứu này tác giả phân tích cơ cấu tổ chức, thẩm quyền và cơ chế pháp lý giải quyết
vụ việc hành chính của hệ thống Tịa án Hành chính pháp và những đặc điểm của hệ
thống Tịa án hành chính này. Trên cơ sở đó, tác giả rút ra những hạt nhân hợp lý có
thể vận dụng vào việc xây dựng hệ thống Tịa án Hành chính Việt Nam, như: mơ
hình xây dựng một hệ thống Tịa án Hành chính độc lập, tách biệt khỏi Tịa án Tư
pháp và khơng phụ thuộc vào các đơn vị hành chính lãnh thổ. Những quy định về
thẩm quyền của Tịa án Hành chính Pháp cũng được tác giả phân tích và lý giải
những điểm hợp lý có thể áp dụng ở Việt Nam.
Bài viết “Nâng cao năng lực xét xử các vụ án dân sự của Tịa án trong q
trình cải cách tư pháp” của TS. Đồn Đức Lương, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số
2 năm 2007. Nội dung của bài viết chú trọng đến những hạn chế của hoạt động xét
xử dân sự và vai trò của hoạt động kiểm sát hoạt động xét xử dân sự trong việc nâng
cao năng lực hoạt động xét xử dân sự. Thông qua việc phân tích những hạn chế bộc
lộ trong một số bản án cụ thể của Tòa án tỉnh Thừa Thiên Huế trong mối tương

quan với những yêu cầu đặt ra trong quá trình cải cách tư pháp theo Nghị quyết
49/NQ của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, tác giả cho
rằng “việc nâng cao năng lực của Tòa án và kiểm sát hoạt động tư pháp có ý nghĩa
hết sức quan trọng , nhằm bảo vệ kịp thời các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ
thể và tạo niềm tin của họ vào cơ quan pháp luật” [43, tr38].
Bài viết “Tòa án phong tục: Một kiểu vận dụng luật tục có hiệu quả” của
GS.TSKH. Phan Đăng Nhật, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 3 năm 2007. Trong


18
bài báo, tác giả giới thiệu về sự ra đời, tồn tại và các nội dung đã được Tòa án
phong tục (thời Pháp thuộc) áp dụng nhằm giải quyết một số tranh chấp mâu thuẫn
trong đời sống xã hội. Trên cơ sở những nội dung đó, tác giả đã phân tích và chỉ ra
những ưu điểm của Tịa án phong tục trong việc áp dụng phong tục tập quán và
những hiệu quả xã hội do cơ chế này mang lại.
Bài viết “Một số vấn đề về xác định thẩm quyền của Tòa án trong tư pháp
quốc tế” của Ths. Đồng Thị Kim Thoa, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 6 năm
2006. Trên cơ sở phân tích các nguyên tắc cơ bản trong pháp luật quốc tế, pháp luật
quốc gia về xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong tư pháp quốc tế và một
số phương pháp, tiêu chí xác định thẩm quyền của Tịa án theo Cơng ước Lahaye
năm 2005, như: cơ chế xác định thẩm quyền trong thỏa thuận chọn Tịa án riêng
biệt, thẩm quyền cơng nhận, thi hành phán quyết của Tòa án trong thỏa thuận chọn
Tòa án riêng biệt, tác giả đã gợi mở một số yếu tố về lý luận nhằm xây dựng cơ chế
xác định thẩm quyền xét xử quốc tế của Tòa án ở Việt Nam.
Bài viết “Tiếp cận quyền lực tư pháp và việc áp dụng pháp luật hình sự của
Tịa án từ góc độ lịch sử” của Ths. Chu Thị Trang Vân đăng trên Tạp chí Nhà nước
và Pháp luật, số 10 năm 2006. Trong bài nghiên cứu, tác giả phân tích ngữ nghĩa,
nội hàm của khái niệm quyền tư pháp và lịch sử phát triển của khái niệm này. Đặc
biệt, tác giả nhấn mạnh đến vị trí, vai trị trung tâm của hoạt động xét xử trong tiến
trình thực hiện quyền tư pháp. Tác giả cho rằng, hoạt động xét xử không chỉ là hoạt

động cơ bản của q trình tố tụng tư pháp mà cịn là hoạt động đảm bảo cho sự
thống nhất, liên tục của quyền lực tư pháp.
Tác phẩm “Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước
pháp quyền” của GS.TSKH. Lê Cảm và PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chí, Nxb. Đại học
quốc gia Hà Nội, năm 2004. Trong tác phẩm, các tác giả trình bày những vấn đề cơ
bản cần đặt ra trong quá trình cải cách tư pháp trong mối quan hệ với những yêu cầu
của Nhà nước pháp quyền XHCN về tổ chức và hoạt động của quyền lực tư pháp, vị
trí, vai trị và đặc điểm của mối quan hệ giữa các thiết chế bên trong cũng như mối
quan hệ giữa quyền lực tư pháp với quyền lực hành pháp và quyền lực lập pháp. Từ
yêu cầu của thực tiễn pháp luật và nhu cầu của xã hội, các tác giả đã nhấn mạnh và
đi sâu phân tích những vấn đề cần ưu tiên thực hiện trong quá trình cải cách tư pháp
trong lĩnh vực hình sự, tư pháp dân sự và cải cách tư pháp trong lĩnh vực tố tụng
kinh tế, lao động và đất đai.


19
Luận án tiến sĩ “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án ở nước ta hiện nay”
của TS. Lê Thành Dương được bảo vệ năm 2006. Trong công trình này, tác giả đã
xây dựng hệ thống lý luận về vị trí, vai trị và chức năng của Tịa án trên cơ sở quan
điểm của Đảng và Nhà nước ta về việc xác định vai trò trọng yếu của Tịa án trong
bộ máy nhà nước; phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của TAND trong những
năm qua, xác định được những mặt mạnh, mặt yếu của TAND cùng với những
nguyên nhân của nó, làm cơ sở thực hiện việc cải cách tổ chức và hoạt động của
TAND. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần đổi mới
tổ chức và hoạt động của TAND đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước
hiện nay.
Luận án tiến sĩ “Đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp theo
hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam” của TS. Trần Huy Liệu được bảo
vệ năm 2006. Luận án đã phân tích, bổ sung và làm rõ các khái niệm, “quyền tư
pháp”, “hoạt động tư pháp”, “hệ thống các cơ quan tư pháp” và vị trí, vai trị, đặc

điểm cơ bản của các cơ quan tư pháp ở Việt Nam. Đồng thời, tác giả đã xây dựng
những giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động hoạt động của các cơ quan tư pháp
khoa học, khả thi và phù hợp với chủ trương cải cách tư pháp của Đảng và xây dựng
Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Bài báo cáo hội thảo “Bảo vệ quyền con người bằng Tịa án” của Ths. Đinh
Thế Hưng được trình bày tại Hội thảo cơ chế bảo đảm và bảo vệ quyền con người
trong khuôn khổ Dự án: Diễn đàn giáo dục về quyền con người ở bậc đại học và
sau đại học thuộc Chương trình Quản trị cơng và Cải cách hành chính theo Hiệp
định tài trợ giữa Chính phủ Đan Mạch và Chính phủ Việt Nam do VKHXH Việt
Nam tổ chức ngày 26- 27/11/2010. Trong bài báo cáo này, tác giả đã phân tích
những đặc điểm của cơ chế bảo vệ quyền con người bằng Tòa án, thực trạng và
những yếu tố tác động tiêu cực đến hiệu quả bảo vệ quyền con người bằng Tòa án,
như: Tòa án chưa thực sự độc lập, thẩm quyền của Tòa án bị hạn chế, thủ tục tố
tụng chưa rõ ràng, phức tạp.
Bài viết “Thực hiện chế độ hai cấp xét xử - cơ chế bảo vệ quyền con người
trong tố tụng dân sự” của TS. Nguyễn Quang Hiền, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp,
số 169 tháng 4 -2010. Trong bài viết, tác giả đã phân tích các quy định của pháp


20
luật hiện hành về thẩm quyền xét xử của các cấp xét xử và hoạt động xem xét lại
bản án và cách hiểu, tâm lý và nhận thức của các chủ thể pháp luật khi tham gia vào
quá trình tố tụng dân sự. Tác giả đã chỉ ra những hạn chế của pháp luật, sự nhìn
nhận chưa đúng đắn của các chủ thể pháp luật về bản án sơ thẩm dẫn đến nhiều vụ
án phải xét xử nhiều lần, khiến cho việc bảo vệ quyền con người bằng hoạt động tố
tụng dân sự chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số
định hướng nhằm bảo đảm và phát huy hiệu quả xã hội của hoạt động xét xử dân sự
của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người.
Bài viết “Bảo đảm quyền con người của người bị tình nghi phạm tội trong các
vụ án áp dụng thủ tục rút gọn” của Ths. Nguyễn Sơn Hà được đăng trên Tạp chí

Nghiên cứu lập pháp. Trên cơ sở phân tích thực tiễn áp dụng thủ tục rút gọn trong
quá trình xét xử vụ án hình sự ở một số Tịa án địa phương, tác giả đã phân tích
những bất cập của pháp luật về thủ tục xét xử rút gọn và đề xuất một số định hướng
hoàn thiện pháp luật nhằm hạn chế nguy cơ một số Tòa án sử dụng thủ tục xét xử
rút gọn tùy tiện dẫn đến vi phạm quyền của trẻ em trong quá trình tố tụng tư pháp
hình sự.
Trong thời gian gần đây, nhằm phục vụ hoạt động xây dựng Hiến pháp năm
2013, khoa học pháp lý Việt Nam đặc biệt quan tâm đến việc nghiên cứu chủ nghĩa
lập hiến, vị trí, vai trị của Hiến pháp trong việc thúc đẩy quyền con người phát
triển; tổ chức bộ máy nhà nước trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền và
đẩy mạnh hội nhập quốc tế; lịch sử lập hiến Việt Nam và những hạn chế của Hiến
pháp năm 1992 cũng như những giải pháp khoa học phục vụ cho việc xây dựng bản
Hiến pháp mới khoa học, tiến bộ và phù hợp với nhu cầu phát triển trong thời đại
mới. Tòa án cũng là một trong những đối tượng nghiên cứu được khoa học pháp lý
đặc biệt quan tâm. Những cơng trình có liên quan đến Tòa án, như: “Bàn về quyền
tư pháp trong Hiến pháp Việt Nam sửa đổi” của GS.TSKH Lê Cảm; “Tổ chức
quyền lực tư pháp bảo đảm công lý cho người dân – Một góc nhìn sửa đổi Hiến
pháp Việt Nam” của PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa; “Nâng cao sự độc lập tư pháp: Một
trọng tâm của việc sửa đổi Hiến pháp” của TS. Đặng Minh Tuấn; “Tổ chức Tòa án
theo cấp xét xử trong Hiến pháp sửa đổi, bổ sung” của PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chí.


×