Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Cái nhìn không gian và thời gian nghệ thuật trong hồi ký của tô hoài qua hồi ký cát bụi chân ai và chiều chiều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (798.28 KB, 113 trang )

..

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
----------

NGUYỄN HOÀNG HÀ

CÁI NHÌN, KHƠNG GIAN VÀ THỜI GIAN
NGHỆ THUẬT TRONG HỒI KÝ CỦA TƠ HỒI
(Qua hồi ký Cát bụi chân ai và Chiều chiều)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

THÁI NGUYÊN – 2009

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
----------

NGUYỄN HOÀNG HÀ

CÁI NHÌN, KHƠNG GIAN VÀ THỜI GIAN
NGHỆ THUẬT TRONG HỒI KÝ CỦA TƠ HỒI


(Qua hồi ký Cát bụi chân ai và Chiều chiều)
: Văn học Việt Nam
: 60 22 34

Chuyên ngành
Mã số

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học :
T.S. MAI THỊ NHUNG

Thái Nguyên – 2009
MỤC LỤC
Trang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




2

PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………...........

1

1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………...

1


2. Lịch sử vấn đề ……………………………………………………..

2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu …………………………………

6

4. Mục đích nghiên cứu ………………………………………………

6

5. Nhiệm vụ nghiên cứu ……………………………………………..

7

6. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………..

7

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài …………………………..

7

8. Cấu trúc luận văn ………………………………………………......

8

PHẦN NỘI DUNG …………………………………………………...


9

Chƣơng 1: Cái nhìn nghệ thuật trong hồi ký của Tơ Hồi ………

9

1.1. Đặc điểm hồi ký của Tơ Hồi ……………………………………

9

1.1.1. Khái niệm hồi ký ………………………………………………

9

1.1.2. Nhà văn Tơ Hồi và hành trình viết hồi ký của tác giả ………..

11

1.1.3. Đặc điểm hồi ký của Tô Hồi ………………………………….

14

1.2. Cái nhìn nghệ thuật trong hồi ký của Tơ Hồi …………………..

16

1.2.1. Khái niệm cái nhìn nghệ thuật …………………………………

16


1.2.2. Cái nhìn nghệ thuật trong hồi ký của Tơ Hồi ………………...

19

1.2.2.1. Cái nhìn chân thực mang đậm dấu ấn lịch sử ………………..

19

1.2.2.2. Cái nhìn nhân bản nghiêng về cuộc sống sinh hoạt đời thường

25

Chƣơng 2: Không gian nghệ thuật trong hồi ký của Tơ Hồi ……

39

2.1. Khái niệm khơng gian nghệ thuật ………………………………..

39

2.2. Không gian nghệ thuật trong hồi ký của Tơ Hồi ………………..

44

2.2.1. Khơng gian hiện thực cụ thể gắn với những sự kiện đáng nhớ…

44

2.2.2. Không gian sinh hoạt đời thường…………………………..


57

Chƣơng 3: Thời gian nghệ thuật trong hồi ký của Tơ Hồi ………

79

3.1. Khái niệm thời gian nghệ thuật …………………………………..

79

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




3

3.2. Thời gian nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài …………………..

83

3.2.1. Thời gian lịch sử rộng mở đa chiều …………………………..

83

3.2.2. Thời gian đời tư đồng hiện chồng chéo ……………………….

91

KẾT LUẬN …………………………………………………………..


100

THƢ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………….

104

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




4

PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Tơ Hồi là một trong những nhà văn lớn của nền văn học hiện đại Việt
Nam. Nhắc đến Tơ Hồi là ta nhắc đến “một nhà văn có nghề nghiệp vững
vàng với một công phu rèn luyện dẻo dai, bền bỉ”. Trên hành trình sáng tạo
nghệ thuật gần 70 năm, Tơ Hồi đã trải qua những mốc lịch sử đặc biệt quan
trọng: trong chiến tranh và sau chiến tranh, trước và sau cách mạng, trước và
sau thời kỳ đổi mới văn học. Thành tựu xuất sắc và độc đáo của Tơ Hồi là
những đóng góp quan trọng cho nền văn học hiện đại Việt Nam. Đóng góp ấy
thể hiện trên nhiều thể loại và đề tài: từ đề tài miền xuôi đến đề tài miền núi,
từ truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện thiếu nhi đến kịch, ký,… . Hầu như ở thể
loại và đề tài nào Tơ Hồi cũng để lại dấu ấn rõ nét, đúng như G.S Hà Minh
Đức đã nhận xét: “Tơ Hồi là một cây bút văn xi sắc sảo và đa dạng”.
1.2. Tơ Hồi được độc giả biết đến từ những sáng tác trước Cách mạng tháng
Tám năm 1945 với những truyện viết về đề tài thiếu nhi, về những con người
ở một vùng quê ven đô. Những năm kháng chiến rồi hịa bình, ngịi bút của

Tơ Hồi chưa bao giờ ngưng nghỉ. Ông viết truyện ngắn, tiểu thuyết, hồi ký…
trong đó hồi ký là thể loại có vị trí đặc biệt thể hiện đậm nét phong cách nghệ
thuật của nhà văn. Hồi ký của Tơ Hồi thực sự được người đọc quan tâm và
có những đánh giá sâu sắc khi các thể loại khác của ông đi vào giai đoạn gần
như đã viên mãn.
Hai tập hồi ký Cát bụi chân ai và Chiều chiều đã ghi lại hiện thực
cuộc sống một cách chân thực, sinh động và sáng tạo. Nhắc đến hồi ký của Tơ
Hồi, chúng ta khơng thể không nhắc đến hai tập hồi ký này.
1.3. Tiếp cận và nghiên cứu văn học từ góc độ thi pháp là cách có sức hấp
dẫn, hiệu quả khoa học cao. Bởi đối tượng của thi pháp học là tính quy luật
nội tại của quá trình sáng tạo nghệ thuật văn chương. Trong đó hình thức là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




5

phương thức tồn tại và biểu hiện của nội dung. Để hiểu được nội dung chỉ có
con đường là khám phá về hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Chính mối
quan hệ giữa nội dung và hình thức trong nghệ thuật đã qui định cách tiếp cận
của thi pháp học. Vì thế, việc nghiên cứu hồi ký của Tơ Hồi từ góc độ thi
pháp (cái nhìn, khơng gian và thời gian) sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn những
giá trị các tập hồi ký của nhà văn Tơ Hồi.
1.4. Lâu nay, các nhà nghiên cứu phê bình văn học đã dành nhiều công sức
cũng như tâm huyết cho các sáng tác của Tơ Hồi nhưng những cơng trình coi
thể hồi ký là đối tượng chuyên biệt còn khá khiêm tốn. Đặc biệt, với mong
muốn giúp giáo viên giảng dạy ở các bậc học cũng như bạn đọc yêu mến nhà
văn Tơ Hồi có một cái nhìn tổng qt về tác giả, đồng thời thấy được vẻ đẹp
văn chương, sự cảm nhận tinh tế về hiện thực cuộc sống của nhà văn, chúng

tơi chọn đề tài: “Cái nhìn, khơng gian và thời gian nghệ thuật trong hồi ký
của Tơ Hồi”.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Tơ Hồi là một nhà văn lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam, một
nhà văn “vừa vào nghề sớm lại vừa kéo dài tuổi nghề - một sự kéo dài đàng
hồng chứ khơng phải lê lết trong tẻ nhạt”(Vương Trí Nhàn). Trên nhiều
trang viết của mình ông luôn có “một giọng điệu riêng, một cách nói
riêng”(Phong Lê). Các trang viết với giọng điệu và cách thể hiện riêng ấy đã
đem đến cho Tơ Hồi một phong cách nghệ thuật đặc sắc. Bàn về giá trị văn
chương Tơ Hồi, xưa nay có rất nhiều ý kiến của các nhà văn, các nhà lý luận
và phê bình văn học, nhưng nghiên cứu về hồi ký của ơng thì cho đến nay chỉ
có một vài bài viết và ý kiến nằm rải rác trong các cơng trình mang tính khái
quát. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ điểm duyệt những nhận xét có
liên quan đến hồi ký nói chung và những vấn đề có liên quan đến đối tượng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




6

nghiên cứu của đề tài: Cái nhìn, khơng gian và thời gian trong hồi ký của Tơ
Hồi nói riêng.
Người đầu tiên nghiên cứu văn chương Tơ Hồi là nhà nghiên cứu phê
bình Vũ Ngọc Phan. Trong cuốn Nhà văn hiện đại, khi giới thiệu về Tơ
Hồi, Vũ Ngọc Phan đã có những đánh giá rất thiết thực và ý nghĩa về phong
cách viết tiểu thuyết của Tơ Hồi.
Sau năm 1945, Tơ Hồi đã cho ra đời nhiều tác phẩm. Số lượng cơng
trình nghiên cứu văn chương Tơ Hồi cũng khơng ngừng gia tăng. Những nhà

phê bình có tên tuổi u thích văn chương Tơ Hồi như: Phong Lê, Nguyễn
Đăng Mạnh, Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Vân Thanh, Nguyễn Văn Long,
Vương Trí Nhàn, Trần Hữu Tá, Nguyễn Đăng Điệp… đã có những đánh giá
thật tinh tế khách quan về các tác phẩm và văn chương của ông.
Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh khi nhận xét khái quát về tự truyện, hồi ký
của Tơ Hồi đã khẳng định: “Hồi ký, tự truyện của Tơ Hồi là thể văn sở
trường nhất của Tơ Hoài … ở thể văn này, nhân vật trung tâm chính là cái tơi
của người viết. Cho nên sự hấp dẫn của văn phong Tơ Hồi xét đến cùng là
sự hấp dẫn của cái tôi ấy ” [22. 43].
Trong bài viết Tơ Hồi, sáu mƣơi năm viết, GS Phong Lê đã có
những nhận xét rất tổng quát về các cuốn hồi ký của Tơ Hồi từ Cỏ dại đến
Chiều chiều. GS cho rằng: “Tơ Hồi khơng chỉ là người có sức nhớ kỹ, nhớ
dai mà hơn thế, những cái sống, cái nhớ của ông luôn dư đầy, là luôn luôn có
mặt trong hiện tại. Một q khứ ln ln được dồn về hiện tại, được hiện tại
hóa – nhưng vẫn trong trang phục của quá khứ” [32. 43].
Qua bài viết Tơ Hồi qua Tự truyện, PGS Vân Thanh lại nhận ra
rằng: “Nhưng dẫu gần hoặc xa, dẫu là chuyện bản thân hoặc gia đình, làng
xóm đâu đâu, qua những trang hồi ức của Tơ Hồi, cũng vẫn một màu xám,
một điệu buồn như vậy. Một cái buồn thấm vào tất cả từng tế bào, từng chân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




7

lông của cơ thể xã hội… Tôi cho là Tô Hồi đã thực sự có đóng góp vào văn
học ta mảng sống buồn bã, vật lộn của một thế hệ tuổi thơ – hoặc được nhìn
qua cách nhìn trẻ thơ để nói một cái gì bản chất của cuộc đời cũ. Mảng sống

đó rất có nét dáng, góc cạnh, trước hết vì khả năng nhớ dai và rất động ở ký
ức của Tơ Hồi”. [32. 382 - 383].
Tác giả Phạm Việt Chương trong Những gƣơng mặt- Chân dung văn
học Tô Hồi, cũng có nhận xét xác thực: “Chúng ta gặp lại Tơ Hồi, tác giả
của những tác phẩm phiêu lưu kỳ thú, khi anh viết về một loạt tác giả Việt
Nam mà bạn đọc hằng yêu mến. Một điều dễ nhận, Tơ Hồi sống, lăn lóc
cùng các bạn văn thơ của mình viết về họ bằng bút pháp tả thực. Hiện thực
trần trụi đọng lại thành kỷ niệm. Giọng văn hóm hỉnh mà khơng khinh bạc,
anh điểm những câu kết gây cho người đọc nụ cười cố quên đi nỗi buồn nào
do anh vừa kể qua,…” [32. 387].
Trong cuộc trao đổi giữa Xuân Sách và Trần Đức Tiến về Cát bụi
chân ai, Trần Đức Tiến đã nhận xét: “Có thể nói, bằng cuốn sách của mình,
lần đầu tiên ơng đã cho thế hệ cầm bút chúng tơi nhìn một số “nhân vật
lớn”của văn chương nước nhà từ một cự ly gần,… Nam Cao, Ngơ Tất Tố,
Nguyễn Huy Tưởng thì khơng nói làm gì – các ơng đã trở thành người thiên
cổ từ khi chúng tơi chưa ra đời, hoặc cịn bé xíu. Cịn Nguyễn Tn, Ngun
Hồng, chúng tơi cũng hầu như khơng có cơ hội để gần gũi, thậm chí để biết
mặt. Khơng có một nhịp cầu liên hệ nào khác giữa các ơng với chúng tơi,
ngồi chính tác phẩm của các ông – những tác phẩm mà hàng chục năm mài
đũng quần trên ghế nhà trường, chúng tôi chỉ có việc ra sức tìm bằng được
những cái hay, cái tuyệt! Bây giờ, qua Tơ Hồi, chúng tơi được “nhìn” gần –
một khoảng cách tàn nhẫn, nhưng chính vì thế mà chân thực và sâu sắc” [32.
394].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




8


Cũng nghiên cứu về Cát bụi chân ai, tác giả Đặng Thị Hạnh đi sâu tìm
hiểu cấu trúc thời gian và chỉ ra: “Dịng hồi niệm trong Cát bụi chân ai chạy
lan man, rối rắm như ba mươi sáu phố phường, những phố hẹp của Hà Nội
cổ đan xen nhau dày đặc, với những rẽ ngoặt quanh co…, vương quốc của Tơ
Hồi, Nguyễn Tn (người sáng tạo ra từ “phố Phái”) và bạn bè. Thời gian
hồi tưởng như ngẫu hứng, cũng chạy long bong theo dịng hồi niệm, móc
vào đâu đấy, dừng lại một lát rồi lại đi, vấp phải một câu nói, có khi chỉ là
một từ, tên con tàu Chantilly chẳng hạn, chứ không hẳn phải là một bóng
chiều trên sóng hồ lăn tăn nhà Thủy Tạ, là đã có thể đổi chiều, đi ngược về
trước hoặc lùi về sau, có khi hàng chục năm. Tưởng đó cũng là bình thường
khi “trị chơi lớn”của văn viết hồi ký là đặt chồng lên nhau các lớp thời gian,
cách viết này đã được nhiều nhà văn các nước, trước tiên là Chateaubriand
“khánh thành”từ thế kỷ trước. Đối với giới nghiên cứu phương Tây điều này
đánh dấu sự chuyển đổi vị trí (nghĩa là tầm quan trọng) của cái tơi nhân
chứng trong các sự kiện lịch sử thời hiện đại: Việc khơng cịn tn thủ trình
tự biên niên như hồi ký cổ điển khiến cho không gian và thời gian truyện kể
được đặt cao hơn không gian và thời gian các sự cố được kể” [32. 398].
Nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn cũng có những nhận xét về thể
hồi ký của Tơ Hồi. Trong Lời bạt: Tơ Hồi và thể hồi ký, tác giả viết:
“Trong cái động có cái tĩnh, dường như trong kho văn chương của tác giả
luôn có một góc riêng dành cho cái mà người xưa hay gọi là dĩ vãng và nó
được ơng quan niệm như một bộ phận không thể thiếu của hiện tại”[25. 927928].
PGS. TS Đoàn Trọng Huy khi nghiên cứu về ký của Tơ Hồi đã nhận
ra rằng: “Sau Tự truyện là Cát bụi chân ai (1992). Đây là tập hồi ký đan xen
vào nhau từng mảng hồi ức và kỷ niệm gắn với đời văn, bạn văn … trong một
không gian và thời gian rộng mở”. “Cách viết nhiều biến hóa với những liên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





9

tưởng mạnh mẽ tung hồnh theo khơng gian và thời gian nhiều chiều” [16.
495].
Nhìn chung các nhà nghiên cứu đều khẳng định vai trò và những đặc
điểm riêng trong các tập hồi ký của Tơ Hồi. Các tập hồi ký này có giá trị
đánh dấu vị trí quan trọng trong toàn bộ sáng tác của tác giả. Các tập hồi ký
của Tơ Hồi đã cho chúng ta một cái nhìn toàn diện hơn về cuộc sống và con
người trong những giai đoạn lịch sử khác nhau.
Như vậy, vấn đề về hồi ký nói chung và về cái nhìn, khơng gian và thời
gian nghệ thuật trong hồi ký của Tơ Hồi nói riêng đã được các nhà nghiên
cứu đề cập trong một số bài viết của mình. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những
nhận xét ban đầu mà chưa có một cơng trình nghiên cứu chun biệt. Vì vậy,
tiếp thu và phát triển ý kiến của những người đi trước, chúng tơi đi sâu nghiên
cứu vấn đề: “Cái nhìn, khơng gian và thời gian nghệ thuật trong hồi ký của
Tơ Hồi” với mong muốn tìm hiểu kỹ hơn về hồi ký ở góc độ thi pháp.
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn không đi sâu nghiên cứu tất cả những vấn đề thi pháp mà chỉ
tập trung vào: Cái nhìn nghệ thuật, khơng gian nghệ thuật và thời gian nghệ
thuật trong hồi ký của Tô Hồi.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Vì thời gian có hạn, luận văn chỉ nghiên cứu những vấn đề đặt ra qua
hai tập hồi ký Cát bụi chân ai và Chiều chiều. Để có một cái nhìn tồn diện,
chúng tơi có so sánh với những tập hồi ký khác của tác giả.
4. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tơi tiến hành nghiên cứu: “Cái

nhìn, khơng gian và thời gian nghệ thuật trong hồi ký của Tơ Hồi” nhằm
hướng tới các mục đích sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




10

4.1. Cảm thụ hồi ký của Tơ Hồi một cách sâu sắc hơn, hiểu rõ hơn một số
phương diện thi pháp trong hồi ký, đồng thời làm rõ hơn đặc sắc riêng trong
thế giới nghệ thuật của nhà văn.
4.2. Từ đó có cái nhìn đầy đủ và tồn diện hơn về đóng góp của Tơ Hồi cho
nền văn xi Việt Nam hiện đại, đặc biệt là trong thể hồi ký.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu những vấn đề lý thuyết có liên quan đến đề tài
- Nghiên cứu một số phương diện: cái nhìn, khơng gian, thời gian nghệ
thuật trong hai tập hồi ký Cát bụi chân ai và Chiều chiều của Tơ Hồi
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để hồn thành nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài đặt ra, luận văn sẽ vận
dụng các quan điểm và thao tác nghiên cứu thi pháp học, sử dụng và phối hợp
các phương pháp nghiên cứu văn học sau:
- Phương pháp thống kê, khảo sát
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Phương pháp hệ thống
7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
7.1. Tô Hoài là một nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Từ trước
tới nay đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu cũng như bài viết về sáng tác

của Tơ Hồi. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một cơng trình nghiên cứu
chun biệt về vấn đề thi pháp: cái nhìn, khơng gian và thời gian trong hồi ký
của Tơ Hồi. Luận văn là cơng trình đầu tiên có tính chất chun biệt về vấn
đề trên. Luận văn vừa kế thừa những nhận định, đánh giá của các nhà nghiên
cứu đi trước, vừa tìm tịi, lựa chọn một số phương diện tiêu biểu trong thế giới
nghệ thuật của nhà văn và đặt chúng trong mối quan hệ thống nhất hữu cơ, để

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




11

từ đó nêu bật những đặc điểm thi pháp: cái nhìn, khơng gian và thời gian nghệ
thuật trong hồi ký của Tơ Hồi.
7.2. Kết quả của luận văn ít nhiều góp phần gợi mở hướng tiếp cận tác phẩm
hồi ký trên phương diện thi pháp học. Giải quyết những vấn đề đặt ra luận văn
đem lại cho người đọc yêu thích nhà văn Tơ Hồi một cái nhìn đầy đủ hơn về
tác giả. Đồng thời luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên, học
viên, sinh viên khi nghiên cứu tác giả Tơ Hồi.
8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung của
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cái nhìn nghệ thuật trong hồi ký của Tơ Hồi
Chương 2: Không gian nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài
Chương 3: Thời gian nghệ thuật trong hồi ký của Tơ Hồi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





12

PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1
CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT TRONG HỒI KÝ CỦA TƠ HỒI
1.1. Đặc điểm hồi ký của Tơ Hồi
1.1.1. Khái niệm hồi ký
Thể loại hồi kí ra đời rất sớm, từ thời cổ Hi Lạp. Hồi ức của Kxê - nô –
phôn và Xô- cơ- rát và những ghi chép của ông về các cuộc hành quân của
người Hi Lạp (thế kỉ V tr. CN) thường được coi là những tác phẩm hồi kí cổ
xưa nhất.
Ở nước ta vào những năm cuối thập niên 90 thế kỷ XX và những năm
đầu thế kỷ XXI trên văn đàn xuất hiện nhiều tác phẩm hồi ký của văn nghệ sĩ,
chủ yếu là các nhà văn đã tạo dựng một mảng sinh động của đời sống văn học
mà có thể nói rằng trước đó chưa thể có. Nhiều sự kiện văn học quá khứ,
nhiều số phận văn chương cùng nhiều vấn đề phức tạp của quá khứ gần, xa…
đã được tái dựng theo một cách nhìn mới. Những chuyển động ban đầu báo
hiệu tầm ảnh hưởng sâu rộng của hồi ký đối với tư tưởng cũng như cuộc sống
có thể kể đến Đặng Thai Mai hồi ký, Từ bến sông Thƣơng của Anh Thơ và
tiếp đó là những tác phẩm thu hút sự quan tâm, tạo được ấn tượng mạnh đối
với độc giả như Cát bụi chân ai, Chiều chiều của Tô Hồi, Bút ký song đơi
của Huy Cận, Nhớ lại một thời của Tố Hữu v.v.
Vậy thế nào là hồi ký?
Các tác giả của cuốn Từ điển thuật ngữ văn học đã đưa ra khái niệm:
“Hồi ký là một thể loại thuộc loại hình ký, kể lại những biến cố đã xảy ra
trong quá khứ mà tác giả là người tham dự hoặc chứng kiến”. Nhóm tác giả
cho rằng: “Xét về phương diện quan hệ giữa tác giả với sự kiện được ghi lại

về tính chính xác của sự kiện, về góc độ và phương thức diễn đạt, hồi ký có
nhiều chỗ gần với nhật ký. Còn về phương diện tư liệu, về tính xác thực và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




13

khơng có hư cấu thì hồi ký lại gần với văn xuôi lịch sử, tiểu sử khoa học” [12.
152].
Cùng với quan niệm đó, tác giả Lại Nguyên Ân trong cuốn 150 thuật
ngữ văn học cũng khẳng định: “Hồi ký là một dạng trứ tác thuộc nhóm thể
tài ký. Tác phẩm hồi ký là một thiên trần thuật từ ngôi tác giả, kể về những sự
kiện có thực trong quá khứ mà tác giả tham dự hoặc chứng kiến.” [2. 153].
Quan tâm đến vấn đề này, các tác giả của cuốn Lí luận văn học đã
dành một chương nghiên cứu về tác phẩm kí văn học. Các tác giả cho rằng:
“Phải là loại văn xuôi tự sự trần thuật những người thật việc thật với những
đặc điểm riêng biệt trong mức độ và tính chất hư cấu, trong vai trị của người
trần thuật cùng mối liên hệ giữa nó với đặc điểm của kết cấu và cốt truyện
v.v…. thì mới làm nên đặc trưng của kí.” [13. 423]. Cũng trong cuốn này, các
nhà lí luận văn học khẳng định: “Xét từ gốc và bản chất, thì kí khơng nhằm
thơng tin thẩm mĩ, mà là thông tin sự thật.” [13. 424].
Như vậy là, trong quan niệm của các nhà nghiên cứu, hồi ký là một thể
loại văn học ln đề cao tính chính xác và độ chân thực của các sự kiện.
Nhà văn Tơ Hồi – nhà văn rất thành cơng trong thể loại hồi ký cũng
đưa ra nhận định riêng của mình về: “Ký là một thể loại mang tính cách riêng,
tính cách của một lối viết ra những cảm xúc trước sự việc mắt thấy, tai nghe.
Ký có lối xây dựng chủ đề, nhân vật, kết cấu, tình tiết, ngơn ngữ… riêng biệt”
[55. 20]. Chính từ quan niệm đó mà hồi ký của Tơ Hồi có những đặc điểm

riêng. Một mặt nó tuân theo những yêu cầu riêng của hồi ký, một mặt nó in
đậm cá tính sáng tạo của nhà văn. Trong đó hai cuốn hồi ký Cát bụi chân ai
và Chiều chiều là những tác phẩm tiêu biểu minh chứng cho phong cách viết
hồi ký của tác giả.
Như vậy hồi ký là một thể quan trọng trong ký tự sự. Hồi ký là một
cách thể hiện nhu cầu khám phá đời sống và con người. Sức hấp dẫn của hồi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




14

ký chính là sự tường minh của hồi ức và sự sắp xếp các mạch của hồi ức. Các
tác giả không chỉ xây dựng được diện mạo của người cùng thời mà qua
chuyện của mình phác họa được gương mặt của thời đại. Nói như nhà thơ
Huy Cận: “Viết hồi ký là sống lại một lần nữa cuộc đời mình, cũng là san sẻ
cho người trong thiên hạ vui buồn của mình, thân phận của mình và phần nào
những trải nghiệm dọc đời đã sống” [54. 83].
1.1.2. Nhà văn Tô Hồi và hành trình viết hồi ký của tác giả
Tơ Hoài tên thật là Nguyễn Sen, sinh ngày 27/9/1920 trong một gia
đình thợ thủ cơng nghèo ở làng Nghĩa Đơ, phủ Hồi Đức, nay thuộc phường
Nghĩa Đơ, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Hồn cảnh đó khiến nhà văn từ nhỏ đã
sớm hịa mình trong cuộc sống của gia đình, làng quê lúc phong lưu cũng như
khi sa sút, túng quẫn. Tơ Hồi cũng đã cảm nhận được niềm vui và nỗi buồn
trong từng bước thăng trầm của làng nghề truyền thống. Tuổi thơ của Tơ Hồi
hầu như khơng được sống trong cảnh êm đềm. “Cậu bé Sen” thường được
chứng kiến cảnh ơng ngoại nghiện rượu để rồi khi thì ơng sinh sự, đay nghiến
chửi bà, khi lại rất hiền lành âu yếm kể biết bao nhiêu là chuyện ngày xưa…

Bà ngoại vừa cam chịu, cũng vừa lắm điều nhiều lời. Và các dì, cuộc sống
quẫn bách nên cũng khơng cịn thuần khiết như xưa, cũng cãi lại cha mẹ, cũng
tình ý với thầy giáo làng để bị đánh ghen giữa nơi Kẻ Chợ, cũng đánh chửi
con cái… Chính hồn cảnh ấy đã tác động sâu sắc đến nhãn quan của Tơ
Hồi.
Tơ Hồi chỉ được học hết bậc tiểu học, rồi cũng như mọi thanh niên trai
làng khác, Tơ Hồi sớm trở thành anh thợ cửi. Nhưng cảnh nhà nghèo, nghề
dệt lại lụi bại dần, Tơ Hồi lận đận trong mưu kế sinh nhai. Ông phải đi kiếm
sống bằng nhiều nghề: thợ cửi, bán hàng, phụ kế toán, coi kho cho hiệu bn
giầy, dạy học và cịn sống qua những ngày thất nghiệp tủi nhục khơng một
đồng xu dính túi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




15

Tơ Hồi vừa đi làm, vừa tự học, đọc sách báo và tập viết văn. Ông bắt
đầu sự nghiệp sáng tác của mình bằng một số bài thơ có tính chất lãng mạn,
sau đó ơng đã nhanh chóng chuyển sang viết văn xi theo xu hướng hiện
thực. Đó là một sự tự ý thức sâu sắc, tinh nhạy và từ đó ơng đã gặt hái được
rất nhiều thành cơng.
Tơ Hồi sớm giác ngộ cách mạng. Thời kì Mặt trận dân chủ, ông tham
gia phong trào hội Ái hữu thợ dệt ở Hà Đông và Thanh niên Dân chủ ở Hà
Nội. Sau đó ơng gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc, hoạt động tuyên truyền Việt
Minh, viết báo bí mật. Sau Cách mạng tháng Tám, ông làm báo Cứu quốc, cơ
quan của Tổng bộ Việt Minh. Ông đi nhiều nơi: Việt Bắc, Tây Bắc… . Đặc
biệt Tơ Hồi đi theo bộ đội hàng tháng trời trong chiến dịch lớn, thâm nhập

thực sự với quần chúng và đời sống nhân dân. Sau khi hịa bình lập lại, ơng đã
trở lại miền núi để sống và viết. Tơ Hồi tham gia cơng tác lãnh đạo văn nghệ
và gắn bó với cơng tác xã hội. Vào tuổi 70, 80 ông vẫn mải mê đi và viết. Tất
cả những gì Tơ Hồi được chứng kiến và cảm nhận đều trở thành những tư
liệu quý giá trong các trang viết của nhà văn.
Tơ Hồi vốn có khiếu quan sát tinh quái, đến “con ruồi bay qua khơng
lọt khỏi mắt” (Vương Trí Nhàn), do đó mọi hồn cảnh, mọi số phận, buồn vui,
hay dở trong cuộc sống đều được nhà văn cảm nhận sâu sắc đầy tính nhân
bản.
Cùng với nhu cầu thôi thúc tự bên trong, Tô Hồi cịn rất say mê học
tập và ham hiểu biết. Để tự trau dồi kiến thức cho mình, ơng rất chăm chỉ đọc
sách báo, ghi chép hằng ngày một cách tỉ mỉ, chi tiết, từ giá cả sinh hoạt chợ
búa, đến tiếng nhà nghề, tiếng địa phương… . Ông học trong sách, học ngoài
cuộc đời và học nhân dân, đức tính q báu ấy đã giúp ơng có được những
chất liệu phong phú cho sự nghiệp sáng tác của mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




16

Có thể nói, Tơ Hồi là người được chứng kiến mọi bước thăng trầm của
gia đình và xã hội. Bản thân ông cũng trải qua những vui buồn, những nhọc
nhằn cay đắng, cũng được gần gũi nhiều nhà văn có tên tuổi. Bên cạnh đó với
những tố chất vốn có của mình, Tơ Hồi đã đem đến cho người đọc thế giới
mn hình, mn vẻ của con người và cuộc sống. Đó là các yếu tố góp phần
làm nên những đặc sắc trong nghệ thuật thể hiện của Tơ Hồi.
Viết hồi ký là sự tiếp nối mạch sáng tác dồi dào của Tơ Hồi. Từ những

Dế mèn phiêu lƣu ký (1941), Quê ngƣời (1941), O chuột (1942) đến
Truyện Tây Bắc (1953), Mƣời năm (1957), Miền Tây (1967), Quê nhà
(1981) … Tơ Hồi khơng lơi cuốn người đọc ở những mảng sống bạo liệt hay
những nhân vật tầm vóc với những biến động lớn lao mà sáng tác của ông thu
hút bạn đọc từ những gì bình dị, đời thường ơng đã gặp, đã trải. Hồi ký của
ông cũng được viết theo nguồn mạch đó. Những trang viết đầu tiên về năm
tháng tuổi thơ trong Cỏ dại (1944) đến tập Tự truyện (1973) kể về cuộc sống
của người thợ thủ công vùng ngoại ô Hà Nội, kể về những gian truân, vất vả
trên con đường đi tìm “miếng cơm manh áo”, lý tưởng, lẽ sống của người
thanh niên trong xã hội cũ, thấp thoáng những bạn văn, những người cùng
hoạt động trong nhóm Văn hóa cứu quốc. Cỏ dại và Tự truyện là những dấu
ấn đầu tiên để Tơ Hồi viết những hồi ký tiếp theo trong hành trình viết hồi
ký – một hành trình đấu tranh tư tưởng của mình. Có thể nói thành bại của
một cuốn hồi ký là ở sự thật quyết định trong từng con chữ. Do đó hành trình
đến Cát bụi chân ai (1990) và Chiều chiều (1999) đã khẳng định ngòi bút
chân thực, khách quan, khơng tơ điểm của Tơ Hồi. Trong những dịng hồi ký
ấy, Tơ Hồi vừa cho người đọc thấu hiểu một thời kỳ lịch sử, vừa cho người
đọc chiêm ngưỡng các tác gia văn học từ góc độ sinh hoạt đời thường. Như
vậy với phong cách đặc biệt, Tơ Hồi đã đem đến cho nền văn học Việt Nam
những tác phẩm hồi ký xuất sắc. Trong đó Cát bụi chân ai là cuốn hồi ký tiêu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




17

biểu in đậm phong cách nghệ thuật Tơ Hồi. Ở độ tuổi “thất thập”, Tơ Hồi
đã thể hiện độ chín cả về cái nhìn và tư tưởng nghệ thuật, cộng thêm một vốn

sống phong phú, Cát bụi chân ai đã thực sự gây chú ý của độc giả và khẳng
định một lần nữa vị trí khơng thể thiếu của nhà văn trong nền văn học hiện đại
Việt Nam.
Hành trình viết hồi ký của Tơ Hồi là hành trình xun suốt trong q
trình sáng tác của ơng. Mỗi tác phẩm hồi ký là một sự chiêm nghiệm về cuộc
sống, về con người, về lịch sử và trên hết đó là sự thật, vì Tơ Hồi quan niệm:
sự thật đã là đẹp rồi.
1.1.3. Đặc điểm hồi ký của Tơ Hồi
Hồi ký là lối văn nói về chính cái tơi, và sự cuốn hút là khi cái tơi ấy
gợi được một điều gì đáng nói của cuộc đời. Mỗi nhà văn khi viết hồi ký đều
phải tôn trọng sự thật. Hồi ký của Tơ Hồi cũng khơng đi chệch khỏi quỹ đạo
đó. Ngịi bút của Tơ Hồi ở thể loại này đầy sức thuyết phục bởi tính chân
thực, khách quan của dịng hồi tưởng. Trước năm 1945, Tơ Hồi đã có tập hồi
ký Cỏ dại viết về quãng đời thơ ấu nhọc nhằn cay đắng của mình. Đây là đề
tài quen thuộc của rất nhiều cây bút, trong đó có Những ngày thơ ấu của
Nguyên Hồng, Tuổi thơ im lặng của Duy Khán, … Sau đó Tơ Hồi viết Tự
truyện, rồi đến Cát bụi chân ai và Chiều chiều. Hành trình đó in đậm đặc
điểm riêng trong thể loại hồi ký của nhà văn.
Nhà văn Nguyễn Tuân đã từng quan niệm trong sáng tạo nghệ thuật:
“Mỗi người có một vision (nhãn quan) riêng. Nó đẻ ra phong cách. Do thế mà
anh thích tả gió, tả nắng, anh thì thích tả mây, tả mưa … Anh thì có sở trường
sở trường này, sở trường nọ …”. Như vậy mỗi nhà văn đều có cái riêng của
mình, Tơ Hồi cũng vậy. Hồi ký của ơng có những đặc điểm riêng khơng lẫn
vào ai, điều đó góp phần tạo nên phong cách nghệ thuật Tơ Hồi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





18

Đặt ký Tơ Hồi bên ký Ngun Hồng chúng ta sẽ thấy trong tác phẩm
của hai ngòi bút này cuộc sống hiện lên muôn màu muôn vẻ. Họ cùng phản
ánh rất chân thực cuộc sống phong phú, đa dạng vào ký của mình, nhưng mỗi
người có một cách biểu hiện khác nhau. Ở Nguyên Hồng, cảm hứng hướng
nội là cảm hứng chủ đạo. Từ Những ngày thơ ấu trước Cách mạng tháng
Tám đến những hồi ký sau cách mạng như Bƣớc đƣờng viết văn, Một tuổi
thơ văn vẫn là nhấn mạnh cảm hứng hướng nội với cái Tôi tràn đầy cảm xúc,
tâm trạng. Trong khi đó, hồi ký Tơ Hồi là cảm hứng hướng ngoại, thể hiện
một cái Tôi tự sự giản dị, tỉnh táo, điềm tĩnh.
Hồi ký của Tô Hoài giàu chất “truyện” và chất “tiểu thuyết” trong kết
cấu mạch lạc, rõ ràng, mang tính tự sự, trong giọng điệu “đa âm” và ngơn ngữ
chính xác, linh hoạt. Nếu hồi ký Nguyên Hồng thu hút người đọc bằng giọng
điệu và ngơn ngữ tràn đầy cảm xúc, tâm trạng thì hồi ký của Tơ Hồi hấp dẫn
bạn đọc bởi sự linh hoạt, năng động. Từ sự lựa chọn sự kiện trong cách kể
chuyện khách quan, tỉnh táo và chân thực đến giọng điệu dí dỏm, khơi hài pha
chút bơng đùa, đôi chút mỉa mai, tinh quái nhưng cũng rất nghiêm trang và
thâm thúy. Ngôn ngữ trần thuật trong hồi ký của Tơ Hồi là “ngơn ngữ văn
xi” – một thứ ngôn ngữ đa dạng, lắm cung bậc và thật nhiều sắc thái. Chất
hài hước, sự khôn ngoan minh mẫn, vẻ “đáo để” của Tơ Hồi cũng bộc lộ thật
sâu sắc trên các trang hồi ký của mình.
Trong hồi ký của mình, Tơ Hồi thiên về tự sự. Nhà văn xây dựng chân
dung các văn nghệ sĩ theo hướng khách quan, để cho nhân vật tự bộc lộ hơn là
có sự tham gia trực tiếp của chủ quan tác giả. Khi viết chân dung, Tơ Hồi
vẫn cứ là cây bút hiện thực bám chặt vào “chất văn xuôi” của đời sống. Hồi
ký là viết về những gì đã qua, đã trải trong quá khứ, nhưng với cái nhìn tỉnh
táo, giọng kể tự sự, hồi ký Tơ Hồi là sự trở đi trở lại uyển chuyển giữa quá
khứ và hiện tại. Từ đó tạo những trang viết đặc sắc, ấn tượng. Nhà văn ln


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




19

tìm cách phá vỡ trình tự khơng gian – thời gian, hay nói cách khác, đảo
ngược, xen kẽ khơng gian – thời gian trong thế giới hồi niệm của mình từ đó
tạo những trang viết đặc sắc, ấn tượng. Ngồi những đặc điểm trên, chúng ta
còn nhận thấy nếu cái Tôi trong hồi ký Nguyên Hồng là cái Tôi của chính tác
giả thì trong hồi ký của Tơ Hồi cái Tơi có sự phân thân do đó nó tạo nên lối
kể chuyện khách quan, tỉnh táo. Sự hòa nhập những câu chuyện riêng chung
đã làm nên đặc trưng phản ánh hiện thực của hồi ký Tơ Hồi.
Tóm lại, hồi ký của Tơ Hồi bên cạnh những đặc điểm của hồi ký nói
chung tác giả cịn tạo cho mình những đặc điểm riêng. Những đặc điểm riêng
ấy tạo nên một thế giới nghệ thuật đặc sắc trong hồi ký của tác giả trong đó
cái nhìn nghệ thuật khơng thể lẫn với bất kỳ ai để tạo nên phong cách nghệ
thuật Tô Hồi.
1.2. Cái nhìn nghệ thuật trong hồi ký của Tơ Hồi
1.2.1. Khái niệm cái nhìn nghệ thuật
Trong cuốn Dẫn luận thi pháp học GS Trần Đình Sử khẳng định: “Cái
nhìn là một năng lực tinh thần đặc biệt của con người, nó có thể thâm nhập
vào sự vật, phát hiện đặc điểm của nó mà vẫn ở ngồi sự vật, bảo lưu sự toàn
vẹn thẩm mỹ của sự vật, do đó cái nhìn được vận dụng mn vẻ trong nghệ
thuật” [47. 106]
Sáng tạo nghệ thuật bao giờ cũng gắn liền với một tư tưởng nhất định.
Và tư tưởng đó tập trung thể hiện qua cái nhìn của tác giả - một phẩm chất
nghệ thuật của nhà văn. Hay nói một cách khác, trong khi phản ánh đời sống
người nghệ sĩ khơng thể khơng có một cái nhìn nghệ thuật riêng. Nhận thức rõ

yếu tố quan trọng này GS Trần Đình Sử đã khẳng định: Thiếu quan tâm đầy
đủ tới cái nhìn nghệ thuật của tác giả, người phê bình dễ khơng đánh giá đúng
cái phong phú của sáng tác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




20

Viện sĩ Nga M.B.Khrapchenco xác nhận: “Chân lý cuộc sống trong
sáng tác nghệ thuật khơng tồn tại bên ngồi cái nhìn nghệ thuật có tính cá
nhân đối với thế giới vốn có ở từng nghệ sĩ thực thụ, khơng tồn tại bên ngồi
các đặc điểm về tư duy hình tượng, bút pháp sáng tác nghệ sĩ” [31. 106].
Nhà văn Pháp Mácxen Prutxt khi nói về tầm quan trọng của cái nhìn
càng khẳng định: “Đối với nhà văn cũng như nhà họa sĩ, phong cách không
phải là vấn đề kỹ thuật mà là vấn đề cái nhìn”. Do vậy cái nhìn là một biểu
hiện tinh thần đặc biệt của tác giả. Để hiểu được nội dung phong phú của cuộc
sống trong tác phẩm, chúng ta không thể không khám phá cái nhìn nghệ thuật,
cách tư duy, cách cảm nhận của chính nhà văn. Cái nhìn thể hiện trong tri
giác, cảm giác, quan sát, từ đó nó có thể phát hiện cái đẹp, cái xấu, cái hài, cái
bi … . Cái nhìn xuất phát từ một cá thể, mang thị hiếu và tình cảm yêu, ghét.
Cái nhìn gắn với liên tưởng, tưởng tượng, cảm giác nội tâm, biểu hiện trong
ví von, ẩn dụ … Cái nhìn có thể đem các thuộc tính xa nhau đặt bên nhau,
hoặc đem tách rời thuộc tính khỏi sự vật một cách trừu tượng.
Trong tác phẩm nghệ thuật cái nhìn thể hiện trong chi tiết nghệ thuật,
bởi chi tiết là điểm rơi của cái nhìn. Như vậy “Chi tiết không đơn thuần chỉ là
một vật đã được quan sát. Chi tiết nghệ thuật mang nặng tính tổng quát. Đối
với những nghệ sĩ chân chính, chi tiết thuộc vào hệ thống của nghệ thuật. Nó

nói lên đặc điểm nhận thức của người nghệ sĩ đối với thế giới bên ngoài, cái
quan điểm riêng của người nghệ sĩ về môi trường xung quanh, cái bản chất
nghệ sĩ của anh ta (…) nhờ có chi tiết mà nhà văn mới phát hiện được những
quan hệ mới, những đặc điểm mới, những màu sắc mới. Chi tiết tức là bút
pháp vậy” [30. 12]. Chi tiết có ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện cái nhìn
của nhà văn. Khi nhà văn trình bày cái họ nhìn thấy cho ta cùng chiêm
ngưỡng thì ta đã tiếp thu cái nhìn của họ và cùng bước vào phạm vi ý thức
của họ, chú ý cái mà họ chú ý. Khi ta nhận thấy nhà văn này chú ý cái này,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




21

nhà văn kia chú ý cái kia, tức là ta đã nhận ra con người nghệ sĩ của tác giả.
Chẳng hạn chi tiết con tàu đi qua phố huyện trong truyện ngắn Hai đứa trẻ
của Thạch Lam vào thời gian đêm khuya, không gian tĩnh đến vô cùng, nhà
văn đã cho ta thấy cái nhìn chân thật về cuộc sống leo lét, mờ mịt của những
con người nơi đây. Họ hi vọng vào ánh sáng của đoàn tàu – của một thế giới
khác. Đó cũng là cái nhìn đầy tính nhân văn của nhà văn.
Cái nhìn nghệ thuật là một yếu tố làm nên hình tượng tác giả. Giáo sư
Trần Đình Sử trong cuốn Dẫn luận thi pháp học đã khẳng định: “Theo một
cách nhìn hợp lý thì hình tượng tác giả biểu hiện chủ yếu ở cách nhìn riêng,
độc đáo, nhất quán có ý nghĩa tư tưởng, đạo đức, thị hiếu…” [47. 105].
Mỗi nhà văn đều có cái nhìn riêng độc đáo biểu hiện trong thế giới
nghệ thuật của mình. Sự độc đáo ấy là yếu tố quan trọng tạo nên phong cách
của mỗi nhà văn.
Dưới con mắt của Nguyễn Tuân, con người luôn được cảm nhận ở

phẩm chất tài hoa, tài tử, ở họ ít có những dung tục đời thường, còn dưới con
mắt của Nam Cao (trước cách mạng), con người lại được hiện lên với những
cái “vặt vãnh” nhỏ nhặt nhưng ở đó họ lại ln ý thức sâu sắc về bản thân
mình, về cuộc sống, nên nhiều khi họ phải dằn vặt, đau đớn trước những bi
kịch của kiếp người (Chí Phèo, Lang Rận, Lão Hạc…).
Cịn với Tơ Hồi, cái nhìn của ơng mang một nét riêng không lẫn vào
ai. Tác giả của chú Dế Mèn đã phát hiện rằng: “người ta ra người ta thì phải
là người ta đã chứ”, có nghĩa là con người ta phải “sở hữu” tất cả những gì
mà “ơng trời” ban tặng: có phẩm chất, có thói tật, có hay, có dở… . Theo Tơ
Hồi con người khơng phải là thánh nhân, mà có cả xấu - tốt, thiện – ác, thậm
chí cịn có cả những phần đen tối lẩn khuất trong tâm hồn. Trong cái nhìn của
ơng, con người cũng có những khổ đau, bất hạnh nhưng họ biết vươn lên cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




22

dù phải vật lộn với hồn cảnh cuộc sống khó khăn. Họ vươn lên trên đau khổ
để tìm lại cuộc sống của chính mình.
Cái nhìn nghệ thuật khơng chỉ thể hiện trên phương diện con người mà
còn bộc lộ trên rất nhiều mặt của cuộc sống. Với cái nhìn tồn diện đối với
cuộc đời, Tơ Hồi đã cho người đọc chiêm ngưỡng cuộc sống muôn màu,
muôn vẻ, phong phú và phức tạp để từ đó hiểu thêm cuộc sống quanh mình và
có niềm tin vào cuộc sống.
1.2.2. Cái nhìn nghệ thuật trong hồi ký của Tơ Hồi
Tơ Hồi ln hướng cái nhìn vào hiện thực cuộc sống đời thường để
phát hiện mọi cung bậc trong đời sống thường nhật. Nhưng khơng phải vì thế

mà dấu ấn lịch sử khơng hiện diện trong sáng tác của ông. Đặc điểm này
không chỉ thể hiện trong truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim … mà còn in
đậm trong hồi ký của tác giả. Nghiên cứu cái nhìn trong hồi ký của Tơ Hồi
chúng tơi thấy cái nhìn của tác giả rất chân thực, vừa mang đậm dấu ấn lịch
sử, vừa nghiêng về cuộc sống sinh hoạt đời thường.
1.2.2.1. Cái nhìn chân thực mang đậm dấu ấn lịch sử
Hai tập hồi kí Cát bụi chân ai và Chiều chiều là sự nối tiếp có hệ
thống trong hành trình viết hồi ký của nhà văn. Đó là sự nối tiếp theo chiều
dài của thời gian lịch sử và của chính tác giả.
Nếu như trong các tác phẩm: Truyện Tây Bắc, tiểu thuyết Miền
Tây… tác giả đã nhìn rõ sự đổi thay của cuộc sống người dân miền núi Tây
Bắc thì vẫn cái nhìn chân thực mang đậm dấu ấn lịch sử, hai cuốn hồi ký Cát
bụi chân ai và Chiều chiều tác giả lại cho người đọc thấy được những giai
đoạn lịch sử đầy ắp sự biến động. Hai tập hồi ký này được ra đời vào những
năm đất nước đã khơng cịn tiếng súng. Cát bụi chân ai và Chiều chiều là
những cuốn phim tư liệu về lịch sử, về cuộc sống, về bạn bè, về người dân và
về chính tác giả. Tơ Hồi đã viết về những gì đã qua với cái nhìn chân thực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




23

nhất. “Người xưa hay gọi là dĩ vãng và nó được Tơ Hồi quan niệm như một
bộ phận khơng thể thiếu của hiện tại” [32. 928]. Có thể nói, thời gian viết hai
tập hồi ký này là thời gian lắng đọng và chiêm nghiệm về những gì đã trải đã
qua của tác giả. Bởi với Tơ Hồi mỗi lần viết hồi ký là mỗi lần đấu tranh tư
tưởng để nói lên sự thật, nói một cách khách quan chân thực nhất.

Nếu như ở Truyện Tây Bắc, tiểu thuyết Miền Tây “với cái nhìn biện
chứng, anh đã nhận thấy trước hướng đi lên, sự phát triển trong tương lai của
những hiện tượng lúc bấy giờ còn chưa phổ biến” [3. 97] đó là con đường đến
với cách mạng của các dân tộc miền núi, là công cuộc xây dựng xã hội chủ
nghĩa của Tây Bắc thì trong hai tập hồi ký Cát bụi chân ai và Chiều chiều
bằng cái nhìn chân thực nhất rất nhiều sự kiện của lịch sử, của cuộc đời “cũ”
đã được Tơ Hồi thuật lại một cách sâu sắc và thấm thía.
Cái nhìn chân thực ấy của Tơ Hồi được trải rộng qua rất nhiều sự kiện
lịch sử. Sự thật bao giờ cũng đem đến nhiều thông điệp thú vị cho người đọc.
Cách mạng tháng Tám thành công là một sự kiện quan trọng đem lại
niềm tin, sự lạc quan cho mỗi người. Cách mạng cũng đem lại những đổi thay
trong cuộc sống cho mọi người. Chính tác giả đã viết trong hồi ký của mình:
“Khơng có cách mạng, tôi làm sao nên người như bây giờ” [25. 479]. Khơng
chỉ có Tơ Hồi mà cả dân tộc Việt Nam nhờ ánh sáng của Đảng, của cách
mạng cuộc sống mới thực sự đổi thay. Đây là một sự thật của lịch sử đất
nước.
Lịch sử của đất nước trải qua những giai đoạn thăng trầm. Là người có
trách nhiệm với đất nước, Tơ Hồi đã chứng kiến những cung bậc thăng trầm
ấy. Chính vì lẽ đó mà rất nhiều sự kiện của lịch sử được nhà văn đưa vào hồi
ký của mình. Dưới con mắt của Tơ Hồi sau chín năm kháng chiến chống
Pháp, với chiến thắng Điện Biên Phủ cuộc sống của dân tộc đã khác. Khi
miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, thì người người “Bắt đầu được

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




24


lĩnh lương tháng. Không nhớ bao nhiêu, nhưng tối nào cũng có thể la cà hàng
quán được. Có cảm tưởng “cả loài người tiến bộ” đổ tiền của đến mừng Việt
Nam Điện Biên Phủ. Chúng tôi ngỡ ngàng một cách khoan khối.” [25. 424].
Trong hồi ký hiếm khi Tơ Hồi bộc lộ trực tiếp cảm xúc của mình như thế. Có
lễ đây là lần thật hiếm hoi. Chiến thắng đó đã thổi vào tâm hồn tác giả và bạn
bè những niềm vui sướng, tưởng chừng như đó là sự ngỡ ngàng, khác lạ chưa
bao giờ được biết đến.
Không chỉ là sự thay đổi trong thói quen sinh hoạt của tầng lớp trí thức
mà cịn là những người nơng dân thuần túy. Đó là ơng Ngải – một ơng lão
thật thà chịu khó với những thói quen chẳng bao giờ thay đổi: uống nước chè
vò đặc sánh thay cho bữa ăn sáng, ngủ ngồi bụi tre, một người “khơng bị bắt
đi địng, đi bảo an, vì đã hom hem râu ria”, [24. 79] cũng có nhận xét, đánh
giá rất thực tế về sự thay đổi của chính sách. Có hợp tác ông Ngải vào ngay,
ông được bầu làm chân kiểm soát trong ban quản trị. Ông vào hợp tác với lý
do rất đơn giản: “Ơng tính “Vợ chồng tơi già rồi. Con cái thì có nhớn mà
chẳng có khơn. Thì phải dựa vào trên chứ dựa vào ai, trên bảo làm thế thì
làm” (…). Ơng lại cắt nghĩa rằng vào hợp tác ai cũng phải lao động. Lao
động được chấm công, ăn thóc, khơng làm thì nhịn há mồm ra.” [24. 80 - 81].
Thông qua suy nghĩ của nhân vật ông Ngải một người nông dân chất phác,
quanh năm gắn liền với ruộng đồng đã cho người đọc thấy rõ sự thật về một
giai đoạn lịch sử - xây dựng hợp tác xã. Hợp tác xã đã từng là một mô hình
phát triển trong một giai đoạn nhất định của lịch sử và ở một mức độ nào đó
đã đưa lại niềm vui, niềm tin cho tất cả mọi người dân.
Lịch sử bao giờ cũng có những hạn chế của nó. Bên cạnh bao điều tốt
đẹp như những luồng gió mát cịn có những điều sau một chặng đường đã qua
con người phải trăn trở băn khoăn. Dưới ngòi bút của Tơ Hồi, một nhà văn
rất tơn trọng sự thật, đã ghi lại lịch sử bằng cái nhìn chân thực nhất. Tơ Hồi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





×