Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Dạy học tác phẩm chí phèo của nam cao trong chương trình ngữ văn 11 theo phương pháp tích cực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (690.65 KB, 86 trang )

..

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ PHƢỢNG

DẠY HỌC TÁC PHẨM CHÍ PHÈO
CỦA NAM CAO TRONG CHƢƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11
THEO PHƢƠNG PHÁP TÍCH CỰC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thái Nguyên - năm 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ PHƢỢNG

DẠY HỌC TÁC PHẨM CHÍ PHÈO
CỦA NAM CAO TRONG CHƢƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11
THEO PHƢƠNG PHÁP TÍCH CỰC

Chuyên ngành: LL&PPDH Văn – Tiếng Việt
Mã số: 60.14.10


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS Nguyễn Gia Cầu

Thái Nguyên - năm 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Gia Cầu. Nội dung đề tài nghiên cứu
của luận văn chưa được ai công bố trong cơng trình nào khác.
Luận văn này đã chỉnh sửa theo yêu cầu của hội đồng bào vệ.

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

Tác giả luận văn

TS. Nguyễn Gia Cầu

Nguyễn Thị Phƣợng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới Tiến sĩ Nguyễn Gia Cầu.
Người thầy đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
và hoàn thành luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, Phòng
đào tạo Nghiên cứu khoa học trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên
đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho em trong quá trình nghiên cứu và
học tập tại trường.
Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo
trong tổ Văn trường THPT Định Hóa, trường THPT Bình Yên, THPT Phú
Lương tỉnh Thái Nguyên; bè bạn, đồng nghiệp cùng những người thân trong
gia đình đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian qua.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2012
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Phƣợng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




i

MỤC LỤC
Trang

Trang bìa phụ
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục ................................................................................................................ i
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt .............................................................. ii

MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
NỘI DUNG.........................................................................................................9
Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC ...9
1.2 Phương pháp dạy và học tích cực ...........................................................11
1.3 Những dấu hiệu đặc trưng của dạy và học tích cực ................................12
1.4 Phân biệt dạy học thụ động và dạy học tích cực .....................................15
1.5 Điều kiện đổi mới PPDH theo hướng tích cực .......................................16
1.6 Một số phương pháp dạy học tích cực ....................................................17
1.6.1 Dạy học vấn đáp, đàm thoại .............................................................19
1.6.2 Dạy và học phát hiện và giải quyết vấn đề ......................................20
1.6.3 Dạy học hợp tác................................................................................21
1.7 Phương pháp dạy học tích cực với các hình thức hoạt động trong dạy
học tác phẩm văn chương (TPVC)................................................................22
Tiểu kết ..........................................................................................................26
Chƣơng 2. DẠY HỌC TÁC PHẨM CHÍ PHÈO CỦA NAM CAO
TRONG CHƢƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11 THEO PHƢƠNG PHÁP
TÍCH CỰC .......................................................................................................27
2.1 Việc dạy học tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao trong chương trình
Ngữ văn 11 hiện nay .....................................................................................27
2.1.1 Về Nam Cao và tác phẩm Chí Phèo trong chương trình Ngữ văn 11 ...27
2.1.2 Thực tế dạy học tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao trong trường THPT.29
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




2.1.3 Yêu cầu đổi mới dạy học tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao theo
PPDHTC....................................................................................................36
2.2 Vận dụng một số PPDHTC vào dạy học tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao .38
2.2.1. Sử dụng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề, tình huống có vấn đề

trong trong dạy học tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao .............................38
2.2.2 Tổ chức cho HS tham gia các hoạt động học tập theo nhóm...........45
2.2.3 Hướng dẫn HS tự học.......................................................................48
2.2.4 Tổ chức hoạt động ngoại khóa .........................................................52
Tiểu kết ..........................................................................................................54
Chƣơng 3. THỬ NGHIỆM SƢ PHẠM .........................................................56
3.1 Mục đích thử nghiệm ..............................................................................56
3.2 Thiết kế giáo án thử nghiệm....................................................................56
3.3 Tổ chức thử nghiệm ................................................................................72
3.4 Kết quả thử nghiệm .................................................................................72
Tiểu kết ..........................................................................................................75
KẾT LUẬN ......................................................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................78

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




ii

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Giáo viên

: GV

Học sinh

: HS


Trung học phổ thông

: THPT

Phương pháp dạy học : PPDH
Tác phẩm

: TP

Tác phẩm văn chương : TPVC
Câu hỏi

: CH

Trả lời

: TL

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xuất phát từ thực tiễn nước ta đang trên con đường xây dựng một xã
hội công nghiệp hiện đại, phát triển và hội nhập với khu vực và thế giới, nhà
trường phổ thơng đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị cho đất nước

những chủ nhân năng động và sáng tạo, đủ bản lĩnh bước đi trên con đường
tương lai mà dân tộc đã hoạch định. Muốn thế, không thể không đổi mới
chương trình, nội dung và các phương pháp dạy học (PPDH). Bên cạnh việc
tiếp thu những giá trị tốt đẹp của PPDH truyền thống, nhà trường phải chú ý
tới các xu thế dạy học hiện đại. Các xu thế dạy học hiện đại nhìn chung đều
tập trung nhằm tác động vào tính chủ động, tích cực, kích thích hứng thú tìm
tịi, sáng tạo và tinh thần tự nguyện, tự giác; luôn tạo ra "cơ hội học tập" cho
mọi người. Luật Giáo dục Việt Nam năm 2005 quy định về phương pháp giáo
dục cấp Trung học Phổ thông (THPT) là phải phát huy tính tích cực, tự giác,
chủ động, tư duy sáng tạo của học sinh (HS); phù hợp với đặc điểm từng lớp
học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện
kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại
niềm vui hứng thú học tập cho HS. Trong những năm gần đây, ngành giáo
dục đã có nhiều đổi mới về chương trình, sách giáo khoa (SGK) và PPDH.
Tuy nhiên, cũng như nguyên tắc tích hợp, nguyên tắc tích cực hóa việc học
tập của HS khơng mới đối với GV, song do chưa được chương trình hóa,
chưa được tổ chức thực hiện đồng bộ nên nhìn chung chưa được GV thực
hiện thường xuyên và triệt để trong mọi giờ lên lớp... Do vậy, trong thực tế
dạy học, PPDH vẫn chưa bứt phá khỏi ảnh hưởng của các PPDH truyền thống
mang nhiều yếu tố thụ động, truyền đạt kiến thức một chiều; hoạt động giảng,
ghi bảng, đọc cho HS chép của giáo viên (GV) vẫn chiếm vị trí chủ đạo mà chưa


2

thực sự quan tâm đến việc hình thành thói quen tự học, tự khám phá kiến thức,
phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề cho người học...
Nam Cao là một trong chín nhà văn được lựa chọn để giảng dạy trong
trong chương trình Ngữ văn phổ thông với tư cách tác gia lớn của nền văn học
dân tộc. Dù tuổi đời, tuổi nghề ngắn ngủi và số lượng sáng tác không nhiều

nhưng hơn hẳn các tác gia khác, số tác phẩm của Nam Cao xuất hiện trong
SGK lại là con số đáng mơ ước đối với bất kỳ người cầm bút nào: Chí Phèo,
Lão Hạc, Đời thừa, Sống mòn, Một đám cưới, Một bữa no,… Qua nhiều lần
thay SGK, đến nay, Lão Hạc (chương trình Ngữ văn 8) và Chí Phèo, Đời
thừa (chương trình Ngữ văn 11) là ba tác phẩm khẳng định được vị trí không
thể vắng mặt trong nền tri thức Ngữ văn phổ thơng của quốc gia, và tương lai
cũng khó có sự thay thế. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình trạng chung với nhiều
biểu hiện sa sút, trì trệ, phức tạp, nan giải của việc dạy học văn ở nhà trường
phổ thông hiện nay, chất lượng việc dạy và học tác phẩm của Nam Cao đã
thực sự tương xứng với những giá trị sâu xa và tầm tư tưởng nghệ thuật to lớn
nhà văn đã đóng góp cho nền văn học dân tộc hay chưa ? Có thể khẳng định
là chưa ! Vậy nguyên nhân nằm ở nội dung bài học hay phương pháp dạy –
học ? Có thể khẳng định nguyên nhân chủ yếu thuộc về phương pháp dạy của
thầy và phương pháp học của trò. Vậy, giải pháp nào để nâng cao hiệu quả
việc dạy - học tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao nói riêng và việc dạy học
Ngữ văn nói chung trong nhà trường phổ thơng hiện nay ?... Đó chính là
những vấn đề thực tế, những “câu hỏi khó” (tuy nhiên khơng phải là “khơng
có lời đáp”), đồng thời là lý do thôi thúc chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài
“Dạy học tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao trong chương trình Ngữ văn 11
theo phương pháp tích cực” với mong muốn tìm ra những biện pháp tối ưu để
nâng cao chất lượng việc dạy học tác phẩm Chí Phèo nói riêng và dạy học
Ngữ văn nói chung.


3

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Chân dung và sự nghiệp, tác phẩm và phong cách nghệ thuật, hồi ức và
kỷ niệm về Nam Cao... luôn là đề tài mà các nhà phê bình, nghiên cứu, các
nhà văn, các nhà giảng dạy văn học quan tâm khai thác trong suốt gần một thế

kỷ qua. Ngoài cuốn sách Nam Cao về tác gia tác phẩm (Bích Thu tuyển chọn
và giới thiệu, NXB Giáo dục) tập hợp hơn 200 bài giới thiệu, phê bình, bình
luận và nghiên cứu của các nhà phê bình, nghiên cứu, các nhà giảng dạy văn
học, các nhà văn... đã được công bố trên các sách, báo, tạp chí, cịn phải kể
đến rất nhiều các cơng trình nghiên cứu khoa học, luận văn thạc sỹ, luận án
tiến sỹ trong và ngòai nước về cuộc đời và văn nghiệp Nam Cao. Đó là nguồn
tài liệu phong phú, dồi dào và hữu ích cho thế hệ sau tiếp tục nghiên cứu,
giảng dạy và học tập về Nam Cao và tác phẩm của ơng. Tuy nhiên, vì hàm
lượng nội dung kiến thức lớn, phong phú, nhiều tầng bậc nên khó khăn đặt ra
cho GV là làm thế nào để chuyển tải tốt nhất nội dung ấy đến HS ? Đây là vấn
đề thuộc về phương pháp dạy, có ý nghĩa quan trọng quyết định hiệu quả của
quá trình dạy - học.
Phương pháp dạy học tích cực hóa hoạt động của HS đã được đề xướng
từ cuối thế kỷ XIX, sau đó được triển khai vào những năm 20 và phát triển
rầm rộ từ những năm 70 của thế kỷ XX. Vài chục năm trở lại đây, ta thấy xuất
hiện nhiều hình thức mới của phương pháp tích cực. Nhiều thế hệ sinh viên,
học viên cao học, nghiên cứu sinh, giáo viên ngành Sư phạm Ngữ văn và các
nhà nghiên cứu khoa học giáo dục đã và đang tích cực suy nghĩ, vận động, đổi
mới, tìm ra hướng dạy và học văn đạt hiệu quả tối ưu... Theo xu thế chung ấy,
việc dạy học tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao gắn với đặc trưng thi pháp thể
loại, theo hướng tích cực hóa hoạt động của HS, phù hợp với đặc điểm HS
vùng miền khác nhau,... là những hướng đi đúng đắn, bước đầu góp phần làm


4

thay đổi kết quả dạy học. Tuy nhiên, chúng ta thấy những cơng trình nghiên
cứu chun biệt về phương pháp dạy học tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao
chưa nhiều, và nghiên cứu dạy học tác phẩm theo phương pháp dạy học tích
cực (PPDHTC) mới chỉ xuất phát từ những luận điểm nhỏ, lẻ, chưa có cơng

trình nghiên cứu nào mang tính tổng thể, khái quát...
Sách giáo khoa là bản thiết kế nhằm cụ thể hóa tư tưởng chiến lược và
nội dung cơ bản của chương trình, đã được Hội đồng thẩm định quốc gia
thông qua và Bộ chủ quản cho lưu hành chính thức. GV lên lớp phải tuân thủ,
khơng được thốt ly SGK, đó là u cầu bắt buộc. Tuy nhiên, GV cũng phải
biết sử dụng linh hoạt SGK tùy theo từng đối tượng và hoàn cảnh cụ thể. Cấu
trúc hình thức SGK hiện nay đã thể hiện rõ sự bổ trợ cho đổi mới PPDH, tạo
điều kiện cho HS được làm việc tích cực, chủ động; hạn chế việc cung cấp
sẵn các kiến thức, việc mô tả q trình. Cụ thể, với bài học Chí Phèo, điểm
khác và cũng là điểm mới trong 10 câu hỏi ở phần Hướng dẫn học bài là được
sắp xếp theo hệ thống từ dễ đến khó, hạn chế tới mức tối đa loại câu hỏi tái
hiện dạng “nêu”, “trình bày” một nội dung đã có sẵn trong văn bản; yêu cầu
HS trên cơ sở những phát hiện cụ thể về từ ngữ, câu, hình ảnh, biểu tượng, kết
cấu,... đến những khái quát tổng hợp về nội dung và nghệ thuật tác phẩm. HS
buộc phải tích cực liên tưởng, phân tích, lý giải, phát huy những suy nghĩ cá
nhân vào việc cắt nghĩa tác phẩm. Tuy nhiên, phần nhiều nội dung kiến thức
bài học vẫn chỉ nằm trên trang sách mà chưa bám rễ sâu vào tâm hồn, tư
tưởng, tình cảm, nhận thức của HS bởi SGK chưa đặt ra những câu hỏi, tình
huống có vấn đề để HS tìm ra mối liên hệ mang tính lịch sử - văn hóa - xã hội
giữa những số phận con người của Làng Vũ Đại ngày ấy với đời sống từng
ngóc ngách làng quê, phố phường của xã hội Việt Nam hiện đại mà các em
đang sống. Một Chí Phèo con đang thai nghén trong cái bụng đã lùm lùm của


5

Thị Nở và hình bóng cái lị gạch cũ thấp thống cuối truyện ấy liệu có đang
hiện diện trong cuộc sống của chúng ta hay không ? Cần phải hiểu và ứng xử
như thế nào trước “những hiện tượng Chí Phèo” trong đời sống ngày nay ?...
Thiết nghĩ, đây mới chính là những vấn đề của cuộc sống đặt ra trên trang văn

mà HS phải tự suy ngẫm một cách sâu sắc để có những trải nghiệm ý nghĩa
cho chính các em...
Sách giáo viên (SGV) là một tài liệu không tách rời SGK, có nhiệm vụ
giúp GV hiểu được ý đồ biên soạn SGK nói chung cũng như nội dung và
phương pháp dạy từng bài cụ thể trong SGK. Tuy không phải là tài liệu bắt
buộc nhưng SGV vẫn là tài liệu quan trọng, bổ ích cho GV trong quá trình
soạn bài và dạy học theo SGK. Khi hướng dẫn GV về PPDH phần Văn trong
chương trình SGK Ngữ văn chuẩn, SGV đã lưu ý: GV không nên áp đặt kết
luận trước rồi bắt HS tìm dẫn chứng sau; những câu hỏi trắc nghiệm cần được
kết hợp với câu hỏi tự luận nhằm phát triển tư duy phân tích, tư duy lý luận ở
HS; GV có thể gợi nhiều cách hiểu khác nhau để HS biện luận, tự mình rút ra
cách hiểu phù hợp với sự biểu đạt của văn bản; GV khơng nên u cầu HS
đọc thuộc lịng Ghi nhớ một cách máy móc, thụ động mà phải cho các em ghi
nhớ trên cơ sở các em hiểu bài, nắm được trọng tâm cơ bản của bài; phần
Luyện tập cần được vận dụng linh hoạt tùy theo từng bài, từng đối tượng HS
và thực tế dạy học...; trong khâu kiểm tra đánh giá, GV cần chú ý nguyên tắc
toàn diện, phát huy được năng lực sáng tạo của HS, khắc phục lối đánh giá
phiến diện chỉ bằng một bài văn tự luận đóng khung trong một số tác phẩm
phẩm đã học, dễ làm cho HS học tủ, sao chép; GV xem xét bài làm của HS cả
về ý lẫn diễn đạt, cả cảm xúc và tư duy, cả tri thức và kỹ năng, đặc biệt là
phần suy nghĩ độc lập, sáng tạo, có màu sắc cá nhân của HS... Đây là những
định hướng cho GV thực hiện dạy học văn bản theo PPDHTC nói chung. Tuy


6

nhiên, khi đi vào PPDH bài Chí Phèo, SGV mới chỉ nhấn mạnh GV cần yêu
cầu HS đọc kỹ và tóm tắt cốt truyện ở nhà, và trên lớp cần tập trung phân tích
nhân vật Chí Phèo vì khn khổ thời gian có hạn. Do vậy, nếu khơng vận
dụng tốt các biện pháp, kỹ thuật dạy học tích cực khác thì rất khó để HS có

thể cảm, hiểu hết được ý nghĩa sâu xa và những thông điệp cuộc sống mà
Nam Cao đã gửi gắm trong tác phẩm của mình.
Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa
lớp 11 môn Ngữ văn do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành với nội dung chính
là những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THPT, về chương trình, SGK
Ngữ văn lớp 11 (bộ chuẩn và nâng cao) đã chỉ ra những luận điểm cơ bản,
khái quát về một số PPDHTC, chỉ cho GV cách thực hiện kế hoạch bài học
theo PPDHTC, những vấn đề cụ thể vể phần văn học hiện đại Việt Nam, xác
định yêu cầu trọng tâm cho các bài học trong SGK... là những gợi ý cơ bản
cho GV vận dụng PPDHTC vào triển khai chương trình Ngữ văn lớp 11. Tuy
nhiên, kế hoạch thực hiện từng bài học cụ thể theo PPDHTC là nhiệm vụ của
mỗi GV trực tiếp đứng lớp, sao cho phù hợp với đặc điểm bài học, lớp học và
năng lực sở trường của GV.
Một số sách thiết kế giáo án, thiết kế bài giảng của các tác giả Hồng
Hữu Bội, Nguyễn Văn Đường, Trần Đình Chung... đã triển khai chương trình
SGK, cung cấp kiến thức, tư liệu, gợi ý tiến trình các thao tác, hoạt động lên
lớp,... nhưng chưa chỉ ra cho người tham khảo cách dạy học theo PPDHTC
như thế nào.
Một số đề tài luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ chuyên ngành phương
pháp dạy học văn đã nghiên cứu về PPDH tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao
theo các luận điểm khác nhau như: dạy học tác phẩm theo đặc trưng thể loại;
theo hướng tích cực hóa hoạt động của HS; gắn với đặc điểm học sinh các


7

vùng miền,... tựu chung lại, mục đích nghiên đều nhằm đề xuất những biện
pháp dạy học tích cực giúp nâng cao hiệu quả việc dạy học tác phẩm Chí
Phèo của Nam Cao nói riêng và dạy học Ngữ văn nói chung. Các cơng trình
nghiên cứu nói trên tuy “cùng hướng” nhưng “không trùng lặp” với đề tài

luận văn này.
3. Mục đích nghiên cứu
- Đề xuất một số biện pháp dạy học tích cực có tính khả thi khi vận dụng
dạy học tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao trong chương trình Ngữ văn 11.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu, xác định và lựa chọn cơ sở lý luận của PPDHTC.
- Khảo sát thực tế dạy học tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao trong
chương trình Ngữ văn 11.
- Đề xuất biện pháp dạy học tích cực đối với tác phẩm Chí Phèo của
Nam Cao trong chương trình Ngữ văn 11.
- Thử nghiệm sư phạm.
5. Đối tƣợng nghiên cứu
- Việc dạy - học tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao trong chương trình
Ngữ văn 11 theo PPDHTC.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát, điều tra, thống kê
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
7. Giả thuyết khoa học
Hiện nay, việc dạy học Ngữ văn nói chung và dạy học tác phẩm Chí
Phèo của Nam Cao trong chương trình Ngữ văn 11 nói riêng chưa thực sự


8

kích thích và phát huy tối đa tiềm năng sáng tạo, tính tự giác, tích cực, chủ
động trong học tập của HS. Nếu vận dụng PPDHTC một cách triệt để, linh
hoạt sẽ góp phần thay đổi kết quả dạy học theo hướng tích cực, nâng cao chất
lượng dạy học mơn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông.

8. Cấu trúc luận văn
Mở đầu
Nội dung
Chương I: Một số vấn đề về phương pháp dạy học tích cực
Chương II: Dạy học tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao trong chương trình
Ngữ văn 11 theo phương pháp tích cực
Chương III: Thử nghiệm sư phạm
Kết luận
Tài liệu tham khảo


9

NỘI DUNG
Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
Vấn đề dạy học tích cực, phương pháp dạy học tích cực, dạy học lấy
học sinh làm trung tâm.... trong những năm gần đây đang trở thành đề tài
nóng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu khoa học giáo dục, lí luận
phương pháp dạy học... Chúng tơi tham khảo những cơng trình nghiên cứu
tương đối hệ thống đã được công bố như: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực
hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 11 môn Ngữ văn (Bộ Giáo dục và Đào
tạo (2007), Nxb Giáo dục); Một số vấn đề về phương pháp dạy học văn trong
nhà trường (Hoàng Hữu Bội, Nguyễn Huy Quát (2001), Nxb Giáo dục, Hà
Nội); Phương pháp dạy học Ngữ văn THPT những vấn đề cập nhật (Nguyễn
Thanh Hùng, Lê Thị Diệu Hoa (2007), Nxb Đại học Sư phạm); Thiết kế bài
học theo phương pháp tích cực (Nguyễn Kỳ (1994), Nxb Trường cán bộ quản
lý giáo dục và đào tạo Hà Nội); đặc biệt là cuốn Dự án Việt - Bỉ, Dạy và học
tích cực, một số phương pháp và kỹ thuật dạy học (Bộ Giáo dục và Đào tạo,
Nxb Đại học Sư phạm) để rút ra những luận điểm chính như sau:

1.1 Một số khái niệm, thuật ngữ khoa học cơ bản của đề tài
1.1.1 Tính tích cực
Tính tích cực là một phẩm chất của con người trong đời sống xã hội.
Hình thành và phát triển tính tích cực là một trong các nhiệm vụ chủ yếu của
giáo duc, nhằm đào tạo những những con người năng động, thích ứng và góp
phần phát triển cộng đồng. Tính tích cực là điều kiện, đồng thời là kết quả của
sự phát triển nhân cách trong quá trình giáo dục.


10

1.1.2 Tính tích cực học tập
Thuật ngữ “tích cực học tập” đã nói lên ý nghĩa của nó: đó chính là
những gì diễn ra bên trong người học. Quá trình học tập tích cực nói đến
những hoạt động chủ động của chủ thể - về thực chất là tích cực nhận thức,
đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong q trình
chiếm lĩnh tri thức. Tính tích cực học tập nhằm làm chuyển biến vị trí của
người học từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức để
nâng cao hiệu quả học tập.
Tính tích cực học tập liên quan trước hết tới động cơ học tập. Động cơ
đúng tạo ra hứng thú. Hứng thú là tiền đề của tự giác. Hứng thú và tự giác là
hai yếu tố tâm lý tạo nên tính tích cực. Tính tích cực học tập có quan hệ chặt
chẽ với tư duy độc lập. Suy nghĩ, tư duy độc lập là mầm mống của sáng tạo.
Ngược lại, học tập độc lập, tích cực, sáng tạo sẽ phát triển tự giác, hứng thú
và nuôi dưỡng động cơ học tập.
* Một số đặc điểm cơ bản thể hiện tính tích cực học tập của HS:
- Có hứng thú học tập.
- Tập trung chú ý tới bài học, nhiệm vụ học tập.
- Tự giác tham gia vào xây dựng bài học, trao đổi, thảo luận, ghi chép.
- Có sáng tạo trong q trình học tập.

- Thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập được giao.
- Hiểu bài và có thể trình bày lại theo cách hiểu của mình.
- Biết vận dụng những tri thức thu được vào giải quyết vấn đề thực tiễn.
* Các biểu hiện của học tích cực:
- Tìm tịi, khám phá, tiến hành thí nghiệm...
- So sánh, phân tích, kiểm tra.
- Thực hành, xây dựng.


11

- Giải thích, trình bày, thể hiện, hướng dẫn...
- Giúp đỡ, làm việc chung, liên lạc...
- Thử nghiệm, giải quyết vấn đề, phá bỏ làm lại...
- Tính tốn...
1.2 Phƣơng pháp dạy và học tích cực
Thuật ngữ “Phương pháp dạy và học tích cực” được dùng để chỉ những
phương pháp giáo dục hay dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của người học.
Phương pháp dạy và học tích cực đề cập đến các hoạt động dạy và học
nhằm tích cực hóa hoạt động học tập và phát triển tính sáng tạo của người
học. Trong đó, các hoạt động học tập được tổ chức, được định hướng bởi GV,
người học không thụ động, chờ đợi mà tự lực, tích cực tham gia vào q trình
tìm kiếm, khám phá, phát hiện kiến thức, vận dụng kiến thức để giải quyết
vấn đề trong thực tiễn, qua đó lĩnh hội nội dung học tập và phát triển năng lực
sáng tạo.
Trong dạy và học tích cực, hoạt động học tập được thực hiện trên cơ sở
hợp tác và giao tiếp ở mức độ cao. Phương pháp dạy và học tích cực khơng
phải là một phương pháp dạy học cụ thể mà là một khái niệm, bao gồm nhiều
phương pháp, hình thức, kỹ thuật cụ thể khác nhau nhằm tích cực hóa, tăng

cường sự tham gia của người học, tạo điều kiện cho người học phát triển tối
đa khả năng học tập, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề.
Phương pháp dạy và học tích cực đem lại cho người học hứng thú,
niềm vui trong học tập, nó phù hợp với đặc tính ưa thích hoạt động của trẻ
em. Việc học đối với HS khi đã trở thành niềm hạnh phúc sẽ giúp các em tự
khẳng định mình và ni dưỡng lịng khát khao sáng tạo. Như vậy dạy và
học tích cực nhấn mạnh đến tính tích cực của người học và tính nhân văn
của giáo dục.


12

Bản chất của dạy và học tích cực là:
- Khai thác động lực học tập ở người học để phát triển chính họ.
- Coi trọng lợi ích, nhu cầu của cá nhân để chuẩn bị tốt nhất cho họ
thích ứng với đời sống xã hội.
1.3 Những dấu hiệu đặc trƣng của dạy và học tích cực
Mục đích của dạy và học tích cực là nhằm phát triển ở người học năng
lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, do đó đề cao vai trị của người học:
học bằng hoạt động, thơng qua hoạt động của chính người học để chiếm lĩnh
kiến thức, hình thành năng lực và những phẩm chất của người lao động. GV
giữ vai trò là người tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện tốt cho HS có
thể thực hiện các hoạt động học tập hiệu quả. Các dấu hiệu đặc trưng của
phương pháp day và học tích cực là:
* Dạy và học thơng qua tổ chức các hoạt động của HS và chú trọng
rèn luyện phƣơng pháp tự học
Một trong những yêu cầu của dạy và học tích cực là khuyến khích
người học tự lực khám phá những điều chưa biết trên cơ sở những điều đã
biết. Tham gia và các hoạt động học tập, người học được đặt vào những tình
huống, được trực tiếp quan sát, thảo luận, trao đổi, làm thí nghiệm, được

khuyến khích đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề theo cách của mình, được
động viên trình bày quan điểm riêng của mỗi cá nhân. Qua đó, người học
khơng những chiếm lĩnh được kiến thức và kỹ năng mới mà cịn làm chủ và
sáng tạo, có cơ hội được bộc lộ, rèn luyện.
Tổ chức các hoạt động học tập của HS phải trở thành trung tâm của quá
trình giáo dục. GV cần lập kế hoạch dạy học để hướng dẫn HS phát triển các
năng lực cần thiết trong cuộc sống, trong và ngoài nhà trường, ở hiện tại cũng
như trong tương lai.


13

Dạy học bám sát các vấn đề thực tiễn, áp dụng kiến thức vào giải quyết
vấn đề của thực tiễn thay cho việc nhồi nhét thơng tin, đó chính là q trình
giúp HS nhận thức, thơng hiểu và vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế.
Điều này sẽ làm cho HS hiểu, tự lý giải mình cần phải học những gì ? Và vì
sao phải học chúng ? Khi xác định được nhu cầu và động cơ học tập đúng
đắn, HS sẽ tích cực, tự giác tham gia các hoạt động học tập do GV tổ chức.
Dạy và học tích cực tập trung trọng tâm vào hoạt động học, tạo ra
chuyển biến từ học tập thụ động sang học tập chủ động. Trong dạy học, cần
rèn luyện và phát triển cho HS phương pháp tự học. Nếu người học có được
phương pháp, kỹ năng, thói quen và ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lịng say mê
học tập, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi người và kết quả học tập sẽ tăng
lên. Theo PPDH truyền thống, các bài tập ở nhà thường chỉ đơn thuần khuyến
khích HS ghi nhớ kiến thức. Trong dạy học tích cực, cần khuyến khích HS
vận dụng kiến thức đã học vào điều kiện thực tế của gia đình, tạo điều kiện để
các em có thể rèn luyện các kỹ năng đã học là một hình thức có ý nghĩa, giúp
các em liên hệ các kiến thức đã học vào thực tế, liên hệ giữa gia đình và nhà
trường một cách chặt chẽ.
* Tăng cƣờng hoạt động học tập của cá nhân, phối hợp với học hợp tác

Trong dạy và học tích cực, GV cần quan tâm đến sự phân hóa về trình
độ nhận thức, cường độ, tiến độ hồn thành các nhiệm vụ học tập của mỗi HS.
Trên cơ sở đó xây dựng các nhiệm vụ, bài tập, mức độ hỗ trợ phù hợp với khả
năng của mỗi cá nhân, đặt họ vào môi trường học tập hợp tác trong các mối
quan hệ thầy – trò, trò – trò nhằm kích thích tính tích cực, chủ động của mỗi
cá nhân, đồng thời hình thành và phát triển ở người học năng lực tổ chức, điều
khiển, lãnh đạo, các kỹ năng hợp tác, giao tiếp, trình bày, giải quyết vấn đề và
tạo môi trường học tập thân thiện.


14

* Dạy và học chú trọng đến sự quan tâm và hứng thú của HS, nhu
cầu và lợi ích của xã hội
Dưới sự hướng dẫn của GV, HS được chủ động lựa chọn vấn đề mà
mình quan tâm ham thích, tự lực tiến hành nghiên cứu giải quyết vấn đề và
trình bày kết quả. Các chủ đề, nội dung tìm hiểu, nghiên cứu cần gắn với nhu
cầu, lợi ích của HS cũng như của thực tiễn xã hội; có thể do HS tự đề xuất
hoặc lựa chọn trong số chủ đề, nội dung do GV giới thiệu định hướng. Điều
này làm cho kiến thức có tính ứng dụng cao và người học hiểu được giá trị,
tác dụng, sự cần thiết của những kiến thức đó trong cuộc sống.
GV cần thiết kế tình huống học tập sao cho kích thích, lơi cuốn được sự
tham gia tích cực, tự chủ của người học và đảm bảo nguyên tắc phân hóa
trong dạy học. GV có thể gặp khó khăn trong tổ chức hoạt động, khó có thể
làm cho tất cả HS đều hứng thú với chủ đề, nội dung bài học. Điều này đòi
hỏi sự linh hoạt và nghệ thuật sư phạm của GV để kịp thời động viên,
khuyến khích, hỗ trợ cho HS, đảm bảo tất cả HS đều chủ động tham gia một
cách tích cực.
* Dạy và học coi trọng hƣớng dẫn tìm tịi
Việc coi trọng hướng dẫn tìm tịi là giúp HS phát triển kỹ năng giải

quyết vấn đề và nhấn mạnh rằng HS có thể học được phương pháp học thơng
qua hoạt động; địi hỏi người học phải học tập tích cực để tìm lời giải đáp cho
vấn đề đặt ra và về phía người dạy cần có hướng dẫn kịp thời giúp cho sự tìm
tịi của người học đạt hiệu quả.
* Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò
Trong dạy học thụ động, đánh giá là nhiệm vụ của GV, HS là đối tượng
được đánh giá. Đánh giá tập trung vào kết quả học tập của HS thông qua điểm
số của các bài kiểm tra, thi cử. Cách đánh giá như vậy dẫn đến cách học thụ
động, học “vẹt”, học “tủ” đối phó với kiểm tra, thi cử, dẫn đến kết quả giáo


15

dục yếu kém, không đáp ứng được yêu cầu xã hội. Trong dạy và học tích cực,
đánh giá khơng chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt
động học tập của HS mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định thực trạng và
điều chỉnh hoạt động của GV.
Tự đánh giá là một hình thức đánh giá mà HS tự liên hệ phần nhiệm vụ
đã thực hiện với các mục tiêu của quá trình học tập. Tự đánh giá khơng chỉ
đơn thuần là tự mình cho điểm số mà là sự đánh giá những nỗ lực, quá trình
và kết quả, mức độ cao hơn là HS có thể phản hồi lại quá trình học của mình,
ý thức rõ hơn về điểm mạnh, điểm yếu và cách học của mình để tiến bộ trong
giai đoạn sau.
Cùng với tự đánh giá, GV cần tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau hay
còn gọi là đánh giá “đồng đẳng”, là q trình các nhóm HS cùng độ tuổi hoặc
cùng lớp sẽ đánh giá công việc, kết quả học tập lẫn nhau dựa trên các tiêu chí
được định sẵn do GV cung cấp. Việc đánh giá lẫn nhau không chỉ giúp cho
HS đánh giá được kết quả học tập của bạn mà thơng qua đó cịn có sự so sánh
nhìn nhận lại kết quả của chính mình, từ đó có sự điều chỉnh cách giải quyết
vấn đề, cách học, chia sẻ kinh nghiệm từ kết quả của mình và của bạn, thúc

đẩy kết quả học tập tốt hơn.
Kết hợp đánh giá của thầy và đánh giá của trị khơng những giúp cho
HS nhìn nhận chính mình để điều chỉnh cách học mà GV cũng có điều kiện
nhìn nhận chính mình để điều chỉnh cách dạy.
1.4 Phân biệt dạy học thụ động và dạy học tích cực
Dạy học thụ động là sự truyền thụ kiến thức một chiều mang tính thơng
báo đồng loạt; GV là chủ thể của hoạt động, là người truyền đạt, mang kiến
thức đến nạp cho HS. Phương tiện dạy học là bảng, phấn; cách dạy phổ biến
là “đọc” – “chép”. Người học lĩnh hội kiến thức một cách thụ động và ít có
phản hồi. Phương pháp dạy học này kèm theo cách đánh giá với yêu cầu ghi


16

nhớ, tái hiện, nhắc lại kiến thức đã thu nhận từ GV. Điều đó dãn người học
đến cách học phù hợp là học thuộc lòng, học “gạo”, học “vẹt” để đối phó với
thi cử, kiểm tra. GV giữ vai trị độc quyền trong đánh giá, do đó HS ít có cơ
hội phát triển, thể hiện năng lực sáng tạo của mình.
Dạy và học tích cực là sự tương tác đa chiều giữa người dạy và người
học, giữa người học và người học trong môi trường học tập dân chủ, cởi mở.
Người học là chủ thể của hoạt động, được tạo điều kiện để chủ động khám
phá, tìm kiếm kiến thức thơng qua những tình huống, những nhiệm vụ thực
tiễn, cụ thể, đa dạng, sinh động. Thay cho việc học thiên về lý thuyết, người
học được trải nghiệm, khám phá kiến thức qua hành động, học qua “làm”,
kiến thức sẽ được khắc sâu và bền vững. GV là người định hướng, tổ chức và
là trọng tài trong hoạt động thảo luận, đồng thời là người đưa ra các kết luận
trên cơ sở tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau ở người học. Mối quan hệ tương tác
này là động lực cho sự tích cực chủ động, tích cực của người học, người học
được phép sáng tạo, phát hiện cái mới, được thể hiện chính kiến và chia sẻ
kinh nghiệm trong mối quan hệ hợp tác thân thiện. Đồng thời cả người dạy và

người học đều có cơ hội nhìn nhận lại chính mình để điều chỉnh cách dạy,
cách học cho phù hợp, thúc đẩy kết quả dạy học ngày một tốt hơn.
1.5 Điều kiện đổi mới PPDH theo hƣớng tích cực
Đổi mới PPDH theo hướng tích cực địi hỏi người dạy phải biết kế
thừa, phát huy những ưu điểm, khắc phục nhược điểm của các PPDH truyền
thống và cập nhật các PPDH hiện đại sao cho phù hợp với hoàn cảnh, điều
kiện dạy học của nhà trường địa phương. Điều kiện để dạy học tích cực là:
- Nâng cao trình độ năng lực sư phạm của đội ngũ GV.
- Điều chỉnh chương trình và SGK cho phù hợp với thực tế giáo dục
theo quy trình của Bộ Giáo dục - Đào tạo.
- Đổi mới kiểm tra đánh giá.


17

- Nâng cao trình độ năng lực quản l ý của đội ngũ cán bộ quản l ý, đổi
mới công tác chỉ đạo quản lý các cấp.
Như vậy, điều kiện đổi mới PPDH theo hướng tích cực nhấn mạnh đến
vai trò của GV. GV là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục. Yêu cầu đối với
GV trong dạy học tích cực là:
- Có thái độ thân thiện, tích cực đối với HS.
- Có nhạy cảm sư phạm.
- Linh hoạt trong vận dụng các PPDH, tổ chức các hoạt động dạy học đảm
bảo sự tương tác giữa người dạy và người học, giữa người học và người học.
- Hiểu rõ bản chất của dạy và học tích cực.
- Có năng lực chun mơn vững vàng.
- Có thái độ coi trọng sự khác biệt của người học và có khả năng tổ chức các
hoạt động dạy học đáp ứng khả năng, năng lực của người học.
1.6 Một số phƣơng pháp dạy học tích cực
Về mặt lý luận, PPDH có thể được chia theo ba cấp độ:

- Cấp độ vĩ mô - Quan điểm dạy học : là những định hướng mang tính
chiến lược, cương lĩnh là mơ hình lý thuyết của phương pháp dạy học.
- Cấp độ trung gian - Phương pháp dạy học cụ thể: là những cách thức,
con đường dẫn đến mục tiêu của bài học.
- Cấp độ vi mô - Kỹ thuật dạy học: là biện pháp, cách thức hoạt động
của GV và HS trong các tình huống hoạt động nhằm thực hiện giải quyết một
nhiệm vụ, một nội dung cụ thể.
Dự án Việt - Bỉ, Dạy và học tích cực, một số phương pháp và kỹ thuật
dạy học (Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nxb Đại học Sư phạm) nêu ra các phương
pháp và kỹ thuật dạy học tích cực như sau:
* Các phƣơng pháp dạy học tích cực (PPDHTC):
1 - Dạy học nêu và giải quyết vấn đề


18

2 - Dạy học hợp tác
3 - Học theo hợp đồng
4 - Học theo góc
5 - Học theo dự án
6 - Dạy học vi mô
* Các kỹ thuật dạy học tích cực:
1 - Kỹ thuật đặt câu hỏi
2 - Kỹ thuật khăn phủ bàn
3 - Kỹ thuật mảnh ghép
4 - Sơ đồ tư duy
5 - Kỹ thuật KWL
6 - Kỹ thuật học hợp tác
7 - Lắng nghe và phản hồi tích cực
Các phương pháp và kỹ thuật dạy học nêu trên đều hướng tới tăng

cường sự tham gia hợp tác tích cực của HS, tạo điều kiện phân hóa trình độ
của người học, đáp ứng phong cách học, phát huy khả năng tối đa của người
học, đảm bảo cho người học học sâu và học thoải mái; đồng thời hình thành
các kỹ năng hợp tác giao tiếp , trình bày, tìm kiếm, thu thập, xử l ý thơng tin ,
giải quyết vấn đề, chuẩn bị hành trang cho HS đối diện với các thử thách
trong cuộc sống, góp phần đào tạo nguồn nhân lực theo yêu cầu của sự phát
triển kinh tế, xã hội.
Hệ thống l ý luận, cơ sở của phương pháp dạy học tích cực như đã nêu
hiện đang được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới và các nước trong khu
vực. Chúng ta cũng có thể tiếp thu và vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo
vào việc đổi mới PPDH ở nhà trường Việt Nam. Khi vận dụng các phương
pháp, kỹ thuật dạy học tích cực cần chú ý đến sự phù hợp với đặc điểm từng
cấp học, ngành học, môn học. Riêng với môn Ngữ văn và phân môn Văn học,


×