Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Nghiên cứu ứng dụng mô hình liên kết bốn nhà vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp tỉnh trà vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 147 trang )

VIỆN HÀN LÂM
..

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VÕ HỮU PHƢỚC

NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG MƠ HÌNH “LIÊN KẾT
BỐN NHÀ” VÀO THỰC TIỄN SẢN XUẤT NÔNG
NGHIỆP NÔNG THÔN TỈNH TRÀ VINH
Chuyên ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mã số: 62 31 01 50

LUẬN ÁN TIẾN SĨ: KINH TẾ PHÁT TRIỂN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Trần Đình Thiên
2. TSKH. Trần Trọng Khuê

HÀ NỘI, năm 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu trong luận án đều được trích dẫn nguồn trung thực. Những kết
luận khoa học của Luận án chưa được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN


VÕ HỮU PHƢỚC


MỤC LỤC
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ………………………………

1

1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ………………………………………………...

1

1.2.

Tổng quan tài liệu ………………………………………………………

3

1.3.

Mục tiêu nghiên cứu ………………………………………………… ..

11

1.4.

Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu………………………….


12

1.5.

Nội dung nghiên cứu …………………………………………………..

12

1.6.

Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………

12

CHƢƠNG 2: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VAI TRÒ, CHỨC NĂNG VÀ QUAN
HỆ LIÊN KẾT BỐN NHÀ …………………………………………

16

2.1. Những vấn lý luận đề chung ……………………………………………

16

2.1.1. Các khái niệm ………………………………………………………….

17

2.1.2. Bản chất của quan hệ liên kết “bốn nhà”……………………………….

23


2.1.3. Vai trò của “các nhà” trong liên kết…………………………………….

24

2.1.4. Nhóm chỉ tiểu phản ánh liên kết “bốn nhà”……………….....................

33

2.1.5. Kinh nghiệm ở Việt Nam và thế giới về các mơ hình liên kết………….

35

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG LIÊN KẾT “BỐN NHÀ” TRONG PHÁT
TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH TRÀ VINH ……………………………….

55

3.1. Những yếu tố hình thành liên kết trong sản xuất nông nghiệp
tỉnh Trà Vinh
3.2. Thực trạng liên kết trong sản xuất nông nghiệp tỉnh Trà Vinh ……..

55
.56

3.2.1. Thực trạng nhu cầu liên kết phát sinh trong tổ chức sản xuất nơng
nghiệp tỉnh Trà Vinh …………………………………………………..
3.2.2. Quy trình tổ chức sản xuất kinh doanh sản phẩm trồng trọt có qua

57



chế biến phát sinh các nhu cầu liên kết …………………………………

58

3.2.3. Quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh sản phẩm trồng trọt không qua
chế biến phát sinh các nhu cầu liên kết ………………………………..

59

3.2.4. Quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh sản phẩm chăn nuôi phát sinh
các nhu cầu liên kết ………………………………………………. ….

.61

3.2.5. Hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy trình trên đã phát sinh các
nhu cầu liên kết………………………………………………………

62

3.3. Thực trạng các nội dung liên kết “bốn nhà” thực hiện trong sản xuất
nông nghiệp tỉnh Trà Vinh ……………………………………………

65

3.4. Đánh giá thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với liên kết
“bốn nhà” trong sản xuất nông nghiệp tỉnh Trà Vinh………………..

69


3.4.1. Đánh giá thực trạng nhu cầu liên kết trong sản xuất nông nghiệp
Trà Vinh ………………………………………………………………...

69

3.4.2. Nhận thức về quan hệ liên kết trong sản xuất nông nghiệp, nông thơn
tỉnh Trà Vinh ……………………………………………………………

70

3.5. Phân tích vai trị, mức độ, cơ chết liên kết lợi ích của “bốn nhà”
trong phát triển nông nghiệp tỉnh Trà Vinh …………………………..

80

3.5.1. Những yếu tố hình thành nhu cầu liên kết “bốn nhà” trong sản xuất
nông nghiệp tỉnh Trà Vinh ……………………………………………...

80

3.5.2. Hiệu quả liên kết “bốn nhà” trong sản xuất nông nghiệp tỉnh
Trà Vinh …………………………………………………………………

83

3.6. Tác động của liên kết “bốn nhà” đến sự phát triển nông nghiệp
tỉnh Trà Vinh ……………………………………………………………

86



3.7. Liên kết “bốn nhà” ở tỉnh Trà Vinh, thuận lợi, thách thức
và cơ hội…………………………………………………………………

89

3.7.1. Sự cần thiết của liên kết “bốn nhà” ở tỉnh Trà Vinh ……………………

89

3.7.2. Liên kết “bốn nhà” ở Trà Vinh còn bộc lộ những hạn chế ……………..

90

3.7.3. Một số vấn đề cần thực hiện trong liên kết “bốn nhà” ở tỉnh Trà Vinh…

96

3.8. Cơ sở đề xuất giải pháp và mơ hình liên kết “bốn nhà” trong sản xuất nông
nghiệp tỉnh Trà Vinh …………………………. ...………………

99

CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP VÀ MƠ HÌNH LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT
NƠNG NGHIỆP TỈNH TRÀ VINH ………………………………

106

4.1. Định dạng mơ hình trong phát triển kinh tế nông nghiệp,

nông thôn tỉnh Trà Vinh………………………………………………

106

4.2. Mơ hình liên kết “bốn nhà” trong sản xuất nông nghiệp tỉnh
Trà Vinh theo xu hƣớng phát triển bền vững ……………………….

108

4.2.1. Mơ hình liên kết thơng qua hợp đồng kinh tế…………………………

108

4.2.2. Mơ hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản theo
hướng bền vững ………………………………………………………

109

4.2.3. Tạo lập, phát triển hoạt động liên kết “bốn nhà” trong sản xuất
nông nghiệp, nông thôn tỉnh Trà Vinh ……………………………… ..

118

4.3. Đề xuất giải pháp thực hiện các mơ hình liên kết “bốn nhà” trong sản xuất
nông nghiệp tỉnh Trà Vinh ………………………………………….

119

4.3.1. Phát huy vai trò nhà nước trong quản lý quan hệ liên kết “bốn nhà”
nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp …………………………………


119

4.3.2. Phát huy vai trò Doanh nghiệp trong quan hệ liên kết “bốn nhà” nhằm
phát triển kinh tế nông nghiệp tỉnh Trà Vinh…………………………..

122


4.3.3. Tác động của sự liên kết “bốn nhà” đối với phát triển doanh nghiệp….

126

4.3.4. Giải pháp tăng cường năng lực cho Nhà nông, Nhà khoa học và
Doanh nghiệp ………………………………………………………….

132

4.3.5. Đổi mới phương thức hợp đồng và tăng cường hiệu lực thực hiện
hợp đồng tiêu thụ nông sản theo đúng các quy định của pháp luật.........

133

KẾT LUẬN …………………………………………………………………

136

TÀI LIỆU THAM KHẢO. …………………………………………………

137



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

HTX

Hợp tác xã

KHKT

Khoa học kĩ thuật

TACN

Thức ăn chăn nuôi


1

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Liên kết là hoạt động cần thiết, tất yếu nhằm phát huy vai trò, đảm bảo khả
năng phát triển và tính hiệu quả của các đơn vị sản xuất, quản lý trong kinh tế thị
trường. Quan hệ liên kết về bản chất là quan hệ phối hợp, hợp tác giữa các chủ thể
(doanh nghiệp, cơ quan quản lý, ngành, địa phương) nhằm thỏa mãn nhu cầu các
bên liên kết. Quan hệ liên kết có thể được tổ chức với các cấp độ khác nhau, song
phương, đa phương.
Ở Việt Nam, trong thời kỳ nền kinh tế chỉ huy, các quan hệ kinh tế chủ yếu là

quan hệ dọc giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp nhà nước. và
hợp tác xã. Trong nền kinh tế hiện đại, với những áp lực thị trường, địi hỏi phải có
những mối liên kết mới được hình thành theo yêu cầu khách quan và với vai trị của
liên kết tạo mơi trường, điều kiện thuận lợi, hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh. Trong thực tế, quá trình hình thành quan hệ liên kết đã làm xuất hiện liên kết
giữa các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực tài chính, cơng nghiệp, nơng
nghiệp… Trong bối cảnh hiện nay cho thấy, địa phương nào, ngành nào tổ chức tốt
quan hệ liên kết thì các doanh nghiệp, các ngành, địa phương đó sẽ có cơ hội phát
triển với tốc độ cao, bền vững, đó là các mơ hình liên kết đã đem đến sự thành công
trong sản xuất nông nghiệp như: Hiệp hội mía đường Lam Sơn, mơ hình tiêu thụ
nơng sản hàng hóa qua hợp đồng ở tỉnh An Giang, cơng ty sữa Vinamilk…Chính vì
vậy, vấn đề mở rộng quan hệ liên kết trở thành vấn đề thời sự, chiến lược thu hút sự
quan tâm của các nhà nghiên cứu, quản lý ở các ngành, các cấp.
Trong phát triển kinh tế xã hội nông nghiệp nông thôn, để hỗ trợ tiêu thụ sản
phẩm và ổn định thị trường, thúc đẩy sự phát triển của sản xuất nông nghiệp, tạo vị
thế và nâng cao sức cạnh tranh cho nông sản trong bối cảnh hội nhập, nâng cao thu
nhập, Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định 80/2002/QĐ-TTG về chính sách
khuyến khích tiêu thụ nơng sản hàng hóa thơng qua hợp đồng. Trong q trình triển
khai quyết định, Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Ngân hàng Nhà
nước, Hội nơng dân Việt Nam…đã tổ chức ký chương trình liên kết “bốn nhà” (nhà
nước, nhà khoa học, doanh nghiệp, nông dân) trong sản xuất – chế biến – tiêu thụ.


2

Mặc dù, đã đạt được một số kết quả nhưng trong thực tế qua tổng kết và đánh giá
của các cơ quan chuyên môn, sau hơn 10 năm thực hiện, sự liên kết vẫn rất lỏng lẻo;
hiệu quả còn thấp.
Tỉnh Trà Vinh là tỉnh nông nghiệp và về lâu dài, nơng nghiệp giữ vai trị
quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Vai trò này được thể

hiện trước hết ở mức sản lượng, thu nhập, việc làm được tạo ra từ sản xuất khu vực
kinh tế nông nghiệp, nông thôn, ở khả năng phát huy lợi thế so sánh để tạo ra thế ổn
định trong phát triển. Do vậy, nền kinh tế nông nghiệp tỉnh Trà Vinh phải có sự liên
kết chặt chẽ giữa “các nhà” trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, sự liên kết
trong sản xuất nông nghiệp chưa chặt chẽ, làm cho việc sản xuất nông nghiệp gặp
bất ổn về giá, sản lượng. Bên cạnh đó, với sự phát triển cơng nghiệp của tỉnh sẽ làm
cho khoảng cách về kinh tế - xã hội vùng thành thị và vùng nông thôn càng thêm
lớn. Để giảm sự chênh lệch vai trò của “bốn nhà” là rất lớn, sự phát triển kinh tế xã hội nơng nghiệp nơng thơn giữ vai trị quan trọng trong nội dung phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh Trà Vinh. Vai trò này thể hiện ở mức sản lượng, thu nhập, việc
làm tạo ra từ sản xuất ngành, ở khả năng phát huy lợi thế so sánh để phát triển,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn.
Phát triển nông nghiệp của tỉnh Trà Vinh chỉ dừng lại ở sản xuất với quy mơ
nhỏ, chưa có sự liên kết hỗ trợ của các chủ thể, hoặc là sự liên kết trong sản xuất
nơng nghiệp rất lỏng lẻo. Mơ hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh như:
tổ hợp tác, hợp tác xã chưa đủ khả năng tự chủ sản xuất kinh doanh, khả năng tự
tích lũy, mở rộng đầu tư nhằm đảm bảo tồn tại, phát triển theo yêu cầu. Ở tỉnh Trà
Vinh, tình trạng vi phạm trong liên kết là vấn đề thường xuyên xảy ra làm cho các
mối quan hệ càng thêm lỏng lẻo. Một số nông dân chưa gạt bỏ được tư tưởng hám
lợi trước mắt; cịn doanh nghiệp chưa tơn trọng các hợp đồng đã ký hay chưa thực
hiện đầy đủ các cam kết, việc thiếu cơ chế rõ ràng khiến vai trò của nhà khoa học
chưa được đề cao. Những hạn chế và yếu kém của sự liên kết trong nông nghiệp có
thể làm giảm năng lực sản xuất, cạnh tranh, khả năng thực hiện mục tiêu chuyển
dịch cơ cấu kinh tế. Do đó, việc tìm mơ hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp là
rất cần thiết đối với tỉnh hiện nay nói riêng và trong phát triển tồn ngành nói
chung. Hình thức liên kết “bốn nhà” khơng chỉ làm tăng năng lực, vai trò, hiệu quả
sản xuất của các nhà, điều kiện, môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi, mà sâu
xa hơn, sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.


3


Trên đây là những vấn đề nghiên cứu mang tính bức thiết, chiến lược cho q trình
phát triển mơ hình liên kết trong nông nghiệp và vấn đề này cần phải thực hiện
nhanh, trước yêu cầu của đổi mới và sâu rộng như hiện nay ngành nông nghiệp
chưa đáp ứng được. Bên cạnh đó, mơ hình liên kết bốn nhà là một mơ hình cần phải
có và được nhân rộng trong sản xuất nông nghiệp tỉnh Trà Vinh, với mong muốn
đóng góp một phần nhỏ cho sự phát triển chung, tơi lựa chọn đề tài: “NGHIÊN
CỨU, ỨNG DỤNG MƠ HÌNH LIÊN KẾT “BỐN NHÀ” VÀO THỰC TIỄN SẢN
XUẤT NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TỈNH TRÀ VINH để làm luận án nghiên
cứu sinh.
1.2.Tổng quan tài liệu
Trong phát triển kinh tế xã hội nơng nghiệp nơng thơn vai trị của các nhà đã
được các nhà kinh tế đúc kết các kinh nghiệm sau:
Phát huy vai trò và sức mạnh tổng hợp của “các nhà” là tận dụng có hiệu quả
nhất tiềm năng, lợi thế so sánh về sản xuất nông nghiệp nhằm tạo ra ngày càng
nhiều sản phẩm có giá trị cao, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, đẩy nhanh cơng
nghiệp hóa hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn.
Tăng cường sự liên kết, hỗ trợ nhau giữa các nhà kinh doanh, hướng vào
mục tiêu, đối tượng chung là phục vụ sản xuất nơng nghiệp và phát triển nơng
nghiệp nơng thơn.
Vai trị nhà nước là thực hiện nguyên tắc quản lý vĩ mô về kinh tế: tập trung,
vận dụng có hiệu quả các quy luật khách quan, kết hợp hài hịa lợi ích các tập thể,
cá nhân, tạo điều kiện và có cơ chế rõ ràng cho “các nhà” khác hoạt động.
Nông hộ và sự cần thiết phải liên kết
Nông hộ và các hình thức liên kết của nơng hộ trong hợp tác sản xuất kinh
doanh là những vấn đề không mới trong phát triển nơng nghiệp nơng thơn và đã có
rất nhiều báo cáo, tài liệu nghiên cứu đúc rút kinh nghiệm về vấn đề này.
Nông hộ và liên kết giữa các nông hộ đã được nhắc đến trong rất nhiều tài
liệu cơ bản về kinh tế học sản xuất và kinh tế hộ nông dân.
Ellis Frank (1993) định nghĩa nông hộ nhỏ (peasant farm household) với các

tính chất cơ bản là chủ yếu sống bằng nông nghiệp, sử dụng lao động gia đình để
sản xuất trên mảnh đất của mình, tham gia khơng hồn tồn vào thị trường đầu vào
và đầu ra. Định nghĩa này cho phép phân biệt nông hộ nhỏ với các nông trại gia


4

đình mang tính chất doanh nghiệp (family farm enterprises) ở các nước phát triển và
những nông dân sản xuất nông sản hàng hóa trong bối cảnh có đầy đủ thị trường
đầu vào và đầu ra.
Việc phân biệt giữa nông hộ nhỏ và nơng trại doanh nghiệp cịn được phân
tích nhiều trên khía cạnh lợi thế nhờ quy mơ. Đây là một khái niệm rút ra từ lý
thuyết kinh tế tân cổ điển. Về lý thuyết, nơng hộ nhỏ khó có thể tồn tại vì giá thành
sản xuất cao, kém cạnh tranh so với nơng trại có quy mơ lớn. Tuy nhiên, một số nhà
kinh tế học cho rằng vấn đề này khơng tồn tại hoặc có ảnh hưởng rất nhỏ vì nhiều lý
do (Boussard 1987, Brossier et al. 1997) vì khơng thể có sự tập trung vốn cao độ
trong nơng nghiệp cũng như thực trạng tồn tại song song của cả nông trại lớn lẫn
nhỏ, kể cả ngay ở các nước phát triển phương Tây. Hơn nữa, giá đất nông nghiệp
cao và tư hữu đất đai là lực cản đối với tích tụ ruộng đất và tính kinh tế nhờ quy mơ.
Trong khi đó, các nhà kinh tế học khác lại cho rằng nó tồn tại ở một mức độ nào đó
(Ellis, 1993), và các nguồn lực khơng chia nhỏ được đóng vai trị chủ yếu.
Thảo luận về sự phân hóa sở hữu nguồn lực sản xuất, lợi thế và bất lợi của
các nông trại nhỏ và lớn, Dhondyal (1990) cho rằng các nơng trại nhỏ có ít lợi thế
hơn so với nông trại lớn. Nguyên nhân chủ yếu do: i) Những nơng hộ nhỏ khó có sự
kết hợp đúng về đất đai, lao động, vốn và quản lý để đạt được tối đa hóa lợi nhuận;
ii) Mục tiêu sử dụng lao động một cách kinh tế bị hạn chế; iii) Chi phí cố định trên
một đơn vị sản phẩm cao; iv) Mục tiêu cải thiện quy trình canh tác bị giới hạn; v)
Khả năng đa dạng hóa sản xuất bị hạn chế. Tuy nhiên, các nơng trại nhỏ có thể đạt
được các lợi thế này bằng cách hình thành các tổ chức hiệp hội hợp tác.
Sự liên kết của các nơng trại nhỏ dưới nhiều hình thức khác nhau là một

nhân tố quan trọng để giúp họ có được những lợi thế mà họ khơng thể có được nếu
đứng riêng lẻ. Trong một xã hội mở với nền kinh tế thị trường, sự liên kết này lại
càng hết sức cần thiết để giúp nông dân gắn kết với các yếu tố thị trường. Bằng cách
liên kết với nhau, các nhóm nơng dân có thể mua vật tư đầu vào với khối lượng lớn
có giá rẻ hơn, bán nơng sản với khối lượng lớn với giá cao hơn, chi phí giao dịch
thấp hơn, cải thiện tính cạnh tranh và quyền điều đình trả giá (bargaining power).
Sự liên kết cũng giúp nông dân tăng khả năng đàm phán với các thị trường đầu vào
như ngân hàng, tổ chức tín dụng; các nhà cung cấp vật tư đầu vào và nhà thu mua
nông sản. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tăng khả năng tiếp cận thị trường của
nông dân.


5

Mối liên kết ngang như vậy (horizontal linkages) không chỉ cần thiết đối với
nơng dân mà cịn đối với tất cả các dạng hình của người sản xuất, doanh nghiệp
vừa và nhỏ ở tất cả các ngành nghề trong một xã hội hiện đại và thị trường hóa tối
đa như hiện nay. Đặc biệt khi các hoạt động sản xuất của nơng dân được chun
nghiệp hóa trong một chuỗi giá trị (value chain) của một ngành hàng cụ thể
(commodity chain), quan hệ liên kết dọc thường được thể hiện dưới hình thức sản
xuất theo hợp đồng (contract farming). Trong trường hợp này, kinh nghiệm thế giới
cho thấy việc kết hợp giữa sản xuất theo hợp đồng và tổ chức hợp tác của nơng dân
có thể tăng cường khả năng tiếp cận các cơ hội thị trường mới và các dịch vụ hỗ trợ
đầu tư thâm canh của các nông hộ nhỏ. Sự hợp tác giữa nông dân thường hoạt động
tốt nhất khi nhóm nơng dân được kết nối với thị trường đầu vào và đầu ra thông qua
hợp đồng (Jonathan Coulter và cộng sự., 1977). Đồng thời, sự hợp tác này cũng có xu
hướng thành cơng với các nhóm nơng dân nhỏ, dính kết với nhau, liên kết một cách
phụ thuộc lẫn nhau (linkage-dependent) trong quan hệ với ngành kinh doanh nơng
sản (agri-business). Từ đó, các chính sách cơng và các sáng kiến phát triển khuyến
khích liên kết giữa nơng dân và ngành kinh doanh nông sản nên bao gồm cả những

hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp cho các liên kết thị trường giữa các nông dân nhỏ.
Theo Đặng Kim Sơn (2006) thì phát triển kinh tế hộ sau khi tạo ra kết quả tốt
về công bằng xã hội và phát huy nội lực của người sản xuất nhỏ, nay lại đứng trước
vòng lẩn quẩn của sản xuất nhỏ trước nền kinh tế hàng hóa lớn. Tác giả cũng cho
rằng cơ hội phát triển trang trại sản xuất lớn đang trôi qua và cần nhiều quyết sách
của Nhà nước (nhưng có lẽ chưa được thực hiện). Như vậy, để nơng thơn có thể
vươn lên, chỉ có con đường phát triển các hình thức kinh tế hợp tác mới để tăng khả
năng thương lượng, khả năng cạnh tranh, khả năng tự vệ trong bối cảnh cạnh tranh
gay gắt của toàn cầu hóa và cơng nghiệp hóa phải thu hút các hộ tiểu nông không
thể trở thành trang trại và doanh nghiệp nông thôn vào kinh tế hợp tác. Tuy nhiên,
vẫn phải khẳng định kinh tế hộ là chủ đạo trong phát triển nơng nghiệp, nơng thơn
trong tình hình hiện nay và trong nhiều năm sắp tới.
Đặc biệt, việc tăng cường sản xuất hàng hóa, hội nhập với nền kinh tế thế
giới lại đặt ra nhiều thách thức mới cho kinh tế hộ và các hình thức liên kết trong
sản xuất – kinh doanh trong nông nghiệp. Trên thực tế, từ nhiều năm nay, việc xuất
khẩu nơng sản hàng hóa của Việt Nam ở một số ngành hàng nhất định vẫn gặp khó
khăn vì thiếu vùng ngun liệu đủ lớn và ổn định. Sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, thiếu


6

hợp tác đang là lực cản rất lớn của ngành kinh doanh nơng sản điển hình là ngành
rau quả. Mặc dù được đánh giá là một ngành có tiềm năng xuất khẩu to lớn và có
tính cạnh tranh, nhưng việc có được nguồn hàng ổn định, đồng nhất về tiêu chuẩn,
chất lượng và có khối lượng hàng hóa đủ lớn không hề dễ dàng chút nào. Lý do cơ
bản là nông hộ vẫn chưa liên kết với nhau để sản xuất hàng hóa có hiệu quả lâu dài.
Nói chung, việc hội nhập kinh tế thế giới đặt ra yêu cầu phát triển mạnh ngành kinh
doanh nơng sản, hình thành các quan hệ liên kết dọc trong chuỗi giá trị của ngành
hàng và đồng thời lại yêu cầu tăng cường liên kết ngang để nâng cao sức mạnh, vị
trí của ngành hàng, bảo đảm sản xuất đủ quy mô kinh doanh, sự đồng nhất về tiêu

chuẩn, chất lượng và có tính ổn định.
Theo Nguyễn Từ (2007), khả năng cạnh tranh của nơng sản hàng hóa sản
xuất từ nơng thơn cịn thấp, chỉ trừ một số sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao
như lúa gạo, cà phê, hồ tiêu, điều và một số mặt hàng thủy sản. Các mặt hàng nông
sản như thịt heo, mía, bơng, rau quả thì giá thành và giá bán trong nước đều cao hơn
nhiều nước trên thế giới và khu vực, mà nguyên nhân chủ yếu là do sản xuất nông
nghiệp Việt Nam phần lớn do các nông hộ qui mô nhỏ đảm trách với 13 triệu hộ
dân sản xuất nông nghiệp trên 70 triệu thửa ruộng manh mún, chất lượng nơng sản
cịn thấp, nhất là vấn đề vệ sinh, an tồn thực phẩm cịn kém. Mặt khác năng lực của
các chủ thể kinh doanh nông nghiệp còn yếu, thiếu liên kết hỗ trợ lẫn nhau. Theo
thơng cáo báo chí của Ngân hàng phát triển Châu Á (2005) do tập quán sản xuất
nhỏ nên nông dân thường gặp khó khăn trong việc tự tổ chức và liên kết với nhau để
cùng sản xuất theo hợp đồng, do đó vai trị của các hiệp hội ngành nghề và liên
minh hợp tác xã (HTX) là vô cùng quan trọng.
Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO từ
tháng 11 năm 2006, thì việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản phải tuân thủ các tiêu
chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, trong đó sản xuất nơng nghiệp theo tiêu chuẩn
GAP và thương hiệu hàng hóa thường được đặt ra mà thơng thường để đạt sản xuất
theo tiêu chuẩn GAP trong điều kiện sản xuất nơng nghiệp Việt Nam cịn nhỏ lẻ,
manh mún thì nhất thiết phải hình thành các tổ chức liên kết để xây dựng thương
hiệu hàng hóa cũng như chứng nhận tiêu chuẩn hàng hóa. Mặt khác, khi các doanh
nghiệp ký kết hợp đồng với nông dân, nếu ký kết từng hộ nơng dân thì chi phí giao
dịch sẽ cao, nhất là khi có sự tranh chấp hợp đồng, do đó doanh nghiệp thường ký
với tổ chức đại diện nơng dân mà hình thức phổ biến là các tổ hợp tác và hình thức
cao hơn là HTX.


7

Tổ chức của nơng dân và các hình thức liên kết

Tuỳ theo từng quốc gia, trên thế giới có nhiều hình thức tổ chức của nơng
dân như Nhóm nơng dân (Farm Group); Nhóm sản xuất (Producer Group); Hội
nơng dân (Farm Association); Tổ hợp tác (Cooperative)… vì mục đích khác nhau,
với qui mô số lượng khác nhau. Ở Việt nam, theo nghề nghiệp ở nơng thơn từ lâu đã
hình thành các tổ chức của nơng dân mang tính cộng đồng rất cao như Phường, Hội
(T.N.Thêm, 1994). Tựu chung tổ chức của nông dân đều là tập hợp của những
người nông dân để cùng thực hiện một hoạt động mang lại lợi ích cho họ. Các tổ
chức của nông dân thường thấy ở nông thôn Việt nam hiện nay là HTX, tổ sản xuất,
các hội và hiệp hội. Liên quan tới sinh kế nông thôn ở Việt nam thường nổi bật hơn
cả là các HTX và tổ sản xuất. Hiện nay, tuy chúng ta đã có Luật HTX nhưng hình
thức này vẫn chưa được nông dân thiết tha nên vẫn chưa phổ biến (Đ.T.Tuấn,
2006). Một loại hình tổ chức của nơng dân giúp nhau trong sản xuất nông nghiệp
đang được nhiều vùng nông thôn hưởng ứng hiện nay, đặc biệt là ở các tỉnh Nam bộ
là tổ hợp tác. Đó là hình thức phát triển ban đầu của HTX. Tổ chức này mang tính
tự nguyện, phi lợi nhuận và hợp tác để tăng thêm sức mạnh, cùng giải quyết được
những khó khăn mà sản xuất kinh tế hộ khó giải quyết tốt được (Đ.T.Tuấn, 2006).
Hình thức liên kết phổ biến và được nhiều quốc gia quan tâm đầu tư nhất là
HTX nông nghiệp. Các nước có nhiều kinh nghiệm tổ chức liên kết sản xuất HTX cho
các nông hộ nhỏ và rất thành công như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Tổ chức HTX
và các hiệp hội ngành nghề của nông dân đóng vai trị quan trọng ở Hà Lan. Các hiệp
hội ngành nghề và hiệp hội thương mại, trong đó hiệp hội ngành hàng là tổ chức liên
kết ngang của trang trại liên kết các bộ mơn của trang trại, cịn hiệp hội hàng hoá là tổ
chức ngành dọc, liên kết khâu cung ứng nguyên liệu đến tiêu thụ sản phẩm của trang
trại. Các chủ trang trại và người làm thuê có đại biểu của tổ chức mình nằm trong chính
quyền, đảm bảo rằng, một khi lợi ích cộng đồng của họ gặp trắc trở, thì lập tức được
hiệp thương xử lý. Ngồi ra, các chủ trang trại cịn lập ra các tổ chức về kỹ thuật, tin
học, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ để hỗ trợ lẫn nhau (Đặng Kim Sơn và Vũ
Trọng Bình, 2006).
Xu thế phát triển địi hỏi việc hình thành HTX. Tất nhiên đó là loại hình
HTX kiểu mới bao gồm cả sự hợp tác về sản xuất cũng như các hoạt động dịch vụ

đầu vào, đầu ra. Tuy nhiên, (Đào Thế Tuấn, 2006) chỉ ra rằng muốn tiến lên HTX là
một hình thức cao nhất của hoạt động hợp tác thì cần phải trải qua các tổ chức nông


8

dân đơn giản mang tính chất tương trợ để nơng dân có điều kiện học tập trong thực
tế. Có thể khẳng định rằng tổ chức của nông dân là hoạt động mang tính quyết định
đối với sự tồn tại của liên kết dọc giữa người sản xuất và các tác nhân khác trong
nền kinh tế thị trường.
Cơ chế chính sách Việt Nam đặc biệt coi trọng việc tổ chức liên kết sản xuất,
mà điển hình là việc ban hành Luật HTX năm 2003. Mặc dù Luật HTX đã ra đời
và được áp dụng vào thực tiễn, vẫn có khơng ít khó khăn xảy ra. Khi phân tích
đánh giá vấn đề phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam trong thời kỳ mới,
Đào Thế Tuấn (2006) cũng ủng hộ việc hình thành các tổ chức chun nghiệp của
nơng dân, có tính chất đa dạng, dễ thích ứng với các đặc thù địa phương. Các tổ
chức nông dân kiểu mới này không nhằm giải quyết các quan hệ bên trong mà
nhằm xây dựng thêm các mối quan hệ bên ngoài như giúp tiếp xúc với thị trường
và xã hội. Tác giả cũng chỉ ra những khiếm khuyết của HTX, Luật HTX hiện nay,
và đặt ra vấn đề liên kết dọc, tổ chức các HTX theo ngành hàng. Đồng thời, để
thúc đẩy nông nghiệp hợp đồng (theo Quyết định 80/2002/QĐ-TTg), nông dân cần
phải tổ chức lại thành HTX hay hiệp hội để bênh vực quyền lợi cho nhau và tăng
khả năng mặc cả trên thị trường.
Như vậy, liên kết giữa các nông hộ trong sản xuất – kinh doanh từ đơn thuần
là một biện pháp đối phó với các thế lực thị trường, hoặc chỉ thuần túy là tăng
cường hiệu quả sản xuất kinh doanh của cả nhóm và từng hộ cá lẻ, đã phát triển trở
thành một thể chế quản lý và phát triển nơng thơn, giúp cho nơng dân có thể tự làm
chủ được cuộc sống của mình.
Theo J. Bingen (1999), những ảnh hưởng tích cực của tổ chức hợp tác (liên
kết ngang) và các mối liên kết dọc với các chuỗi siêu thị và các doanh nghiệp kinh

doanh nông sản thường chiếm ưu thế về tiếp cận thị trường ở phần lớn các nước
đang phát triển. Đặc biệt ở các vùng gần đơ thị, do hồn cảnh thuận lợi về địa lý,
nơng dân ven đơ thường có cơ hội lớn tiếp cận với thị trường năng động và tiêu thụ
với số lượng lớn (cầu lớn). Tuy nhiên, theo Dillon, J.L. and J.B. Hardaker (1993),
lợi thế này sẽ hồn tồn khơng được khai thác nếu họ chỉ là những hộ sản xuất nhỏ,
manh mún với sản phẩm hàng hố khơng đồng nhất và số lượng nhỏ, chưa kể đến
hàng loạt yếu tố khác như sức ép của các hộ sản xuất nhỏ là chi phí sản xuất thường
lớn hơn các trang trại lớn, được đầu tư mạnh (vốn có nhiều ở các vùng ven đô)
khiến lợi thế cạnh tranh giảm. Các loại hình tổ chức kinh tế từ những hình thức đơn


9

giản, mang tính tương trợ, phi lợi nhuận như tổ hợp tác, nhóm nơng dân… tới
những hình thức phát triển hợp tác cao hơn như hợp tác xã với qui mô sản xuất lớn,
tổ chức theo chuỗi ngành hàng, liên kết với các đối tác bằng các hợp đồng nông sản
đang được coi là giải pháp lựa chọn khả thi hiện nay nhằm tăng hiệu quả của sản
xuất, tăng giá trị hàng hóa nơng sản, phản ứng kịp với những địi hỏi của thị trường
ln biến động (Phil Simmons, 2006).
Paul, M. và các cộng sự (2006) cho biết một hội thảo quốc tế vừa được tổ
chức ở Việt nam bởi UMR MOISA nhằm mục đích xác định phương thức tổ chức
các hộ sản xuất nhỏ trước trạng thái luôn biến động của thị trường, đặc biệt là thị
trường đô thị và thị trường xuất khẩu, tìm ra nguyên nhân tại sao các hộ sản xuất
nhỏ lại gặp khó khăn trong việc tăng sản lượng cũng như đạt giá trị gia tăng cao
trong sản xuất. Tại sao hộ sản xuất nhỏ lại phải phụ thuộc nhiều vào người mua sản
phẩm của họ cũng như người cung cấp vật tư đầu vào hoặc tại sao họ lại ln phải
bị loại ra ngồi thị trường sơi động. Kết luận cho thấy chính sự yếu kém trong việc
hình thành các mối liên kết giữa các hộ sản xuất thành một tổ chức của mình để tạo
thêm sức mạnh và để cùng nhau tăng khả năng mặc cả, đàm phán với thị trường là
nguyên nhân của những vấn đề nêu trên. Sự hình thành các tổ chức của nơng dân –

hình thức liên kết ngang và sự hoạt động của tổ chức này trong sự gắn kết chặt với
thị trường - các liên kết dọc là một thể thống nhất đẩy nền nông nghiệp và xã hội
nơng thơn phát triển.
Tăng cường sự hình thành các tổ chức của nơng dân cịn là xu hướng để củng
cố vốn xã hội (social capital), đặc biệt ở đây là củng cố các mối liên kết thông qua
vốn quan hệ (quan hệ gia đình, quan hệ bạn bè, quan hệ làng xóm). Đây đang là xu
thế phát triển nơng thơn kiểu mới trên tồn cầu (Staveren. I, 2002). Điểm này sẽ rất
phù hợp với xã hội nông thôn Việt Nam, trong đó có vùng Nam bộ. Một đặc thù
nổi bật của người Nam bộ là rất trọng chữ tín. Những liên kết gia đình, hình thành
những doanh nghiệp kiểu gia đình gồm vài chục hộ phần lớn là họ hàng, anh em
liên kết, gắn bó với nhau để cùng sản xuất một sản phẩm hay một hoạt động dịch vụ
cung ứng cho thị trường chắc chắn sẽ giúp các liên kết ngang bền chặt (Trung
Quốc- nơi có xã hội nơng thơn tương tự Việt Nam là điển hình thành cơng cho dạng
liên kết kiểu gia đình này). Nhờ mối quan hệ gia đình và làng xã mà có được sự tin
cậy, trung thành, giúp đỡ nhau kinh nghiệm làm ăn, vốn… Như vậy tổ chức sản
xuất kiểu này sẽ hạn chế rủi ro của mối liên kết ngang hộ-hộ.


10

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu của Việt Nam hiện nay, tăng cường
khả năng cạnh tranh nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới là để gia tăng xuất
khẩu và ổn định sản xuất, tạo ra công ăn việc làm ở khu vực nông thôn. Liên kết
dọc theo ngành hàng đang bắt đầu diễn ra ở nhiều vùng khác nhau, cho nhiều ngành
hàng nông sản khác nhau. Liên kết ngang cũng đang được hình thành, nhưng chủ
yếu ở cấp độ các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu. Liên kết ngang giữa các nơng hộ
vẫn cịn yếu kém, do nhiều lý do khác nhau.
Từ các kết quả nghiên cứu và tình hình thực tiễn trên, có thể thấy, liên kết
nông dân nhỏ trong sản xuất – kinh doanh vẫn là một vấn đề hết sức căn bản trong
tổ chức sản xuất nơng nghiệp Việt Nam trong tình hình hội nhập kinh tế tồn cầu,

nhưng vẫn chưa được giải quyết rốt ráo.
Ở các tỉnh Nam Bộ, vấn đề liên kết sản xuất – kinh doanh nông sản giữa
nông hộ và doanh nghiệp vẫn là vấn đề bức xúc, nhất là khi q trình hội nhập kinh
tế địi hỏi phải tổ chức lại cơ bản nền sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu thụ nội địa và
xuất khẩu để đồng thời thỏa mãn yêu cầu về số lượng và chất lượng của người tiêu
dùng. Ngồi ra, q trình đơ thị hóa diễn ra mạnh mẽ ở vùng nơng thơn ven các
thành phố lớn lại đặt cho nông nghiệp ven đơ nhiều thách thức lớn. Từ đó, hình
thành nhu cầu phát triển nông nghiệp đô thị với những đặc thù riêng biệt, khác với
các vùng nông nghiệp truyền thống, không chỉ thỏa mãn nhu cầu lương thực, thực
phẩm cao cấp mà còn là nhu cầu nghỉ dưỡng, thưởng ngoạn của cư dân đô thị.
Nông dân ngày nay, đặc biệt là nông dân các vùng sâu, vùng xa không phải
chỉ sản xuất nông nghiệp phục vụ tiêu dùng của hộ mà chủ yếu là hàng hóa. Đặc
điểm sản xuất hàng hóa nảy sinh một số yêu cầu lớn:
- Sản xuất hàng hóa địi hỏi tính chun nghiệp cao hơn để giảm chi phí sản
xuất, do vậy họ bắt buộc phải có các liên kết với các tổ chức cung cấp dịch vụ đầu
vào cũng như đầu ra trong sản xuất (các tổ chức cung cấp vốn; các đơn vị cung ứng
vật tư sản xuất; các đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng chỉ dẫn địa lý, xuất xứ hàng
hóa cho sản phẩm và kiểm sốt chất lượng nơng sản; các hệ thống kho chứa điều
tiết hàng hóa, các đơn vị vận chuyển, giao hàng...) đặc biệt là các tổ chức giúp giải
quyết các mối quan hệ với bên ngoài như tiếp xúc với thị trường, tiếp thị, quảng
bá… Tổ chức nông dân sẽ giúp các hộ dễ dàng tiếp cận với các nguồn vốn vay.


11

- Nơng dân vùng sâu, vùng xa có thị trường tiêu thụ rộng lớn, sản phẩm được
dễ dàng tiêu thụ đều đặn hàng ngày. Tuy nhiên tiếp cận thị trường ở từng hộ sẽ
khiến chi phí giao dịch cao khiến khả năng cạnh tranh giảm.
Ngồi ra cịn một số bài báo đăng trên các báo và tạp chí của các tác giả như:
Vũ Tiến Dũng, Tăng cường mối quan hệ nơng dân- doanh nhân ở Việt Nam hiện

nay, tạp chí Cộng sản số 800(2009); Vũ Trọng Khải,“Liên kết bốn nhà”: Chủ
trương đúng vẫn tắc, Thời báo kinh tế Sài Gòn ngày 6-6-2009; Công Phiên: Hợp
tác xã trong mối liên kết bốn nhà, báo Sài Gịn giải phóng số ra ngày 22-6-2009;
Mai Văn Quyền: Liên kết “bốn nhà” tạo “đường băng” để nơng dân cất cánh, tạp
chí nơng nghiệp, nơng dân, nông thôn số 3 (195) năm 2010; Liên kết bốn nhà xây
dựng vùng lúa chất lượng cao ở Hà Nội, Báo nhân dân số ra ngày 12-10-2010 đã
bước đầu nêu lên vai trò, thực trạng (chủ yếu là hạn chế) của mối liên kết bốn nhà
trong thời gian qua ở một số địa phương và đưa ra một số kiến nghị nhằm tăng
cường hơn nữa mối liên kết trong thời gian tới. Một số cuộc Hội thảo như: Hội thảo
triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn tại Cần
Thơ ngày 10-12-2010 đã đánh giá những thành tựu và hạn chế của quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động và xây dựng nông thôn mới trong
thời gian qua, đồng thời tập trung phân tích, đánh giá các nhóm giải pháp để phát
triển toàn diện, hiện đại, bền vững nông nghiệp, nông thôn trong thời gian tới, Hội
thảo: Xây dựng nông thôn mới ở Đồng bằng Sông Cửu Long tại Cần Thơ, tháng 12
năm 2012 đã đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới của các tỉnh Đồng bằng
Sơng Cửu Long, từ đó rút ra những hạn chế để đưa ra những giải pháp phù hợp hơn
trong thời gian tới.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa những luận cứ khoa học và lý luận về liên kết và vai trò của
“bốn nhà” trong phát triển kinh tế - xã hội nơng nghiệp nơng thơn.
- Làm rõ tính tất yếu của mối liên kết giữa nhà nông – nhà nước – nhà doanh
nghiệp – nhà khoa học (bốn nhà).
- Thực trạng về liên kết trong sản xuất nông nghiệp tỉnh Trà Vinh.
- Đề xuất mơ hình liên kết “ bốn nhà” và giải pháp nâng cao hiệu quả các
mối liên kết “ giữa các nhà” trong sản xuất nông nghiệp tỉnh Trà Vinh.


12


1.4. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu:
1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Vấn đề liên kết bốn nhà trong phát triển nông nghiệp ở tỉnh Trà Vinh.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: nghiên cứu tính tất yếu của mối liên kết giữa nhà nông – nhà
nước – nhà doanh nghiệp – nhà khoa học (bốn nhà); thực trạng của mối liên kết đó
trong phát triển nơng nghiệp tỉnh Trà Vinh.
Về thời gian: đề tài giới hạn từ khi nước ta tiến hành đổi mới đến nay và
trong những năm tới.
Liên kết “bốn nhà” trong nông nghiệp, nông thôn từ khi có quyết định
80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ trở lại đây.
1.5. Nội dung nghiên cứu
- Hệ thống hóa lý luận về các mối quan hệ liên kết trong sản xuất nơng
nghiệp.
- Vai trị của “bốn nhà” trong phát triển kinh tế - xã hội nông nghiệp, nông
thôn
- Các mơ hình liên kết đã được triển khai và những kinh nghiệm khi thực
hiện các mơ hình liên kết.
- Phân tích hiện trạng liên kết “bốn nhà” trong nơng nghiệp ở tỉnh Trà Vinh.
- Những nhân tố ảnh hưởng đến q trình hình thành liên kết trong sản xuất
nơng nghiệp tỉnh Trà Vinh.
- Những kiến nghị nhằm phát huy sức mạnh của “bốn nhà”; xây dựng mơ
hình liên kết bốn nhà trong nơng nghiệp có hiệu quả và phù hợp với sự phát triển
kinh tế tỉnh Trà Vinh hiện nay.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài là tập hợp các vấn đề nghiên cứu có nhiều nội dung đa chiều với đối
tượng nghiên cứu rộng và có tính ứng dụng cao. Do đó, đề tài sử dụng cách tiếp cận
hệ thống, triển khai theo nguyên tắc từ hệ thống chung đến hệ thống bộ phận.



13

Trước hết, đề tài phân tích những quan điểm liên kết trong sản xuất nơng
nghiệp và các mơ hình liên kết. Đây là nền tảng, là khuôn khổ chung cho việc phân
tích, đánh giá các quan hệ liên kết, bắt đầu từ việc phân tích các quan hệ ngược,
xi trong q trình hoạt động và phát triển của nơng nghiệp, nơng thơn tỉnh Trà
Vinh để từ đó xác định các quan hệ, nội dung, hình thức liên kết, trong nội dung
ứng dụng mơ hình liên kết “bốn nhà” vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp, nông thôn
tỉnh Trà Vinh. Đồng thời, phân tích là cơ sở để đánh giá mức độ, hiệu quả, triển
vọng phát triển liên kết giữa “bốn nhà” trong sản xuất nơng nghiệp.
Ngồi ra, tổng hợp thực tiễn, đối chiếu lý thuyết cũng là một phương pháp bổ
sung quan trọng để đánh giá, phân tích ảnh hưởng của các mối liên kết trong sản xuất
nông nghiệp, nông thơn và ứng dụng mơ hình liên kết vào thực tiễn tỉnh Trà Vinh.
Như vậy, đề tài tiếp cận và giải quyết vấn đề theo cách: Trước hết, đề tài làm
rõ những vấn đề xung quanh những cơ sở lý luận cơ bản về liên kết “bốn nhà”, và
những tác động qua lại giữa “các nhà”. Tiếp theo, đề tài đi sâu phân tích, đánh giá
thực trạng, đề xuất hệ thống giải pháp để xác lập các mơ hình ứng dụng vào thực
tiễn sản xuất nông nghiệp, nông thôn tỉnh Trà Vinh, nhằm phát triển và nâng cao
chất lượng các quan hệ liên kết, phát huy năng lực nội sinh trong phát triển kinh tế xã hội nông nghiệp nông thơn tỉnh Trà Vinh. Bên cạnh đó, cách tiếp cận so sánh
cũng được sử dụng theo nguyên tắc thực hiện các nội dung so sánh về không gian,
thời gian để thấy rõ được mức độ hiệu quả của các quan hệ liên kết.


14

ra

h tế
kin
ờng

i trư

p



ức
ch
tổ t
c
lự xu ân
ng n d
Nă s ô ng
n

á
Ph
ri ể
tt
n
bề
n
n
vữ

Ch

h
ín


đầu vào

Sản xuất nơng
nghiệp

g



ch

Nh

à


ng
ng
hi
ệp

,H
CNH

ĐH

Thị trường

nh


iệ

o ật
gia thu
ển ỹ
uy - k
Ch học
oa

a
Do

h
ng

kh

quố

c tế

Thị trường đầ
u

gn
nôn

,
hiệp




ớc

thôn
g
n


Đề tài: “Nghiên cứu mối liên kết “bốn nhà” trong sản xuất nông nghiệp tỉnh Trà
Vinh” nghiên cứu dựa trên các mối liên kết đa chiều giữa Nhà nước, Nhà Khoa học,
Nhà Nông, Nhà doanh nghiệp, với sự ảnh hưởng của; môi trường kinh tế quốc tế,
phát triển bền vững nơng nghiệp, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiêp nơng
thơn, thị trường đầu vào – đầu ra.


15

Qua cách tiếp cận của vấn đề nghiên cứu, có thể xây dựng cho luận án khung phân
tích như sau:
THỰC TRẠNG CÁC GIẢI PHÁP
LIÊN KẾT
GIẢI PHÁP


LUẬN
LIÊN
KẾT

Giải pháp đã thực hiện


Thực trạng liên kết của
những sản phẩm chủ yếu

Thực trạng chung về liên
kết trong sản xuất kinh
doanh nông nghiệp
THỰC
TIỄN
LIÊN
KẾT

NHU CẦU LIÊN KẾT

TÁC
ĐỘNG
LIÊN KẾT

-Hồn thiện cơng tác quy hoạch
-Tổ chức thực hiện
-Đầu tư cơ sở hạ tầng
-Tăng cường năng lực các Nhà
-Thị trường, tiêu thụ sản phẩm
-Đối với các nội dung liên kết
-Vói Nhà nơng, Nhà khoa học và
Doanh nghiệp


16


CHƢƠNG 2
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VAI TRÒ, CHỨC NĂNG VÀ
QUAN HỆ LIÊN KẾT BỐN NHÀ

2.1. Những vấn đề lý luận chung
Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, nông nghiệp phải đối mặt với các
vấn đề: Cạnh tranh hàng hóa; doanh nghiệp cạnh tranh với doanh nghiệp; cơ chế,
chính sách nước này cạnh tranh với nước kia. Để giải quyết vấn đề đó cần phải có
sự liên kết lại với nhau giữa các nhà trong sản xuất nông nghiệp. Theo Micheal
Porter, liên kết để tăng sức cạnh tranh và chuỗi giá trị gia tăng là nền tảng của sự
cạnh tranh và dựa trên tư duy liên kết ngành hàng. Liên kết chuỗi giá trị ngành hàng
phát triển được phải dựa vào cơ chế, tổ chức, chính sách nhà nước nhằm phát huy
sức mạnh cạnh tranh và lợi thế so sánh của từng địa phương, từng ngành hàng.
Liên kết “bốn nhà” là nền tảng của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
nơng nghiệp nơng thơn. Nghị quyết 26 của Trung ương Đảng đã nhấn mạnh: mục
tiêu trước mắt là tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông
thôn và nâng cao đời sống nhân dân trên cơ sở đẩy mạnh phát triển nông nghiệp,
xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn.
Như vậy, liên kết “bốn nhà” cần thực hiện các bước như sau:
- Xác định chủ đề và mục tiêu cụ thể của chủ đề: chủ đề và mục tiêu cần xác
định rõ và định ra được chiến lược dài hạn;
- Vai trò và chức năng từng nhà: Xác định chức năng, nhiệm vụ từng nhà,
đồng thời tạo môi trường thuận lợi và đưa ra thể chế chính sách để các nhà hoạt
động nhằm gắn kết và phát triển;
- Nối kết vai trị từng nhà có liên quan: sự mâu thuẩn về lợi ích thường xãy ra
và khó nối kết để thực hiện, bởi vì: (i) mỗi nhà dù ở cấp độ nào, có mục tiêu, lợi ích
và tổ chức hoạt động của họ trong từng thời điểm nhất định. Nếu liên kết chức năng
mà ảnh hưởng đến quyền lợi thì họ khó có thể tham gia và thực hiện chức năng một
cách hiệu quả. Do vậy, các nhà hoạch định chính sách và làm luật cần am hiểu cặn
kẽ cho từng nhà và cơ chế để họ thực thi nhiệm vụ, thỏa mãn lợi ích và phân bố vào

hệ thống phát triển chung mà đường lối của Đảng đã vạch ra. (ii) Mâu thuẫn từng


17

nhóm lợi ích khi các bên tham gia với nhau. Quy luật này luôn xãy ra, giải quyết
mâu thuẫn này phải dựa trên luật và thực thi luật để mỗi bên đều thấy quyền lợi và
nghĩa vụ của họ khi liên kết.
- Cấp độ tham gia liên kết “bốn nhà”: tùy theo chủ đề và mối quan hệ các
bên tham gia. Việc tham gia liên kết “bốn nhà” có thể áp dụng từ cộng đồng, làng,
xã. Tuy nhiên, điều rất quan trọng là sự liên kết ngang và liên kết dọc.
2.1.1. Các khái niệm
Liên kết bốn nhà trong nông nghiệp
Theo từ điển ngơn ngữ học (1992) thì “liên kết” là “kết lại với nhau từ nhiều thành
phần hoặc tổ chức riêng lẻ”.
Trong kinh tế, “liên kết” được hiểu là hình thức hợp tác và phối hợp thường
xuyên các hoạt động do các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành để cùng đề ra và
thực hiện các chủ trương, biện pháp có liên quan đến cơng việc sản xuất, kinh
doanh của các bên tham gia nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theo
hướng có lợi nhất. Liên kết kinh tế được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện, bình
đẳng, cùng có lợi thơng qua hợp đồng kinh tế ký kết giữa các bên tham gia và trong
khuôn khổ pháp luật của nhà nước nhằm mục tiêu tạo ra mối quan hệ kinh tế ổn
định thông qua các hợp đồng kinh tế hoặc các quy chế hoạt động để tiến hành phân
cơng sản xuất chun mơn hóa và hợp tác hóa, khai thác tốt tiềm năng và bù đắp sự
thiếu hụt của từng thành viên tham gia liên kết, hoặc để cùng nhau tạo thị trường
chung, phân định hạn mức sản lượng cho từng đơn vị thành viên, giá cả cho từng
loại sản phẩm để bảo vệ lợi ích của nhau.
Xét trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, cách đây hơn 10 năm, Chính phủ
đã yêu cầu chính quyền, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp phải gắn kết với nơng dân
trong q trình sản xuất; đặc biệt là khyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành

phần kinh tế kí kết hợp đồng tiêu thụ nơng sản hàng hóa với người nông dân (hợp
tác xã, hộ nông dân, trang trại, đại diện hộ nông dân) thông qua Quyết định
80/2002/QĐ – TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng chính phủ. Đây là chủ trương
“liên kết bốn nhà” trong phát triển nông nghiệp Việt Nam thời kỳ CNH, HĐH và
hội nhập quốc tế.
Liên kết “bốn nhà” thể hiện sự liên kết của các tác nhân có liên quan trong
một q trình nào đó. Trong nghiên cứu này “bốn nhà” bao gồm: nhà nước, nhà


18

khoa học, nhà nông, nhà doanh nghiệp (thương lái). Như vậy, “bốn nhà” trong cụm
từ “liên kết bốn nhà” bao gồm: nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà
nước. “Liên kết bốn nhà” trong phát triển nông nghiệp là sự liên kết giữa nông dân,
doanh nghiệp, nhà khoa học dưới sự hỗ trợ của nhà nước nhằm gắn sản xuất với chế
biến và tiêu thụ nông sản hàng hóa; thúc đẩy sản xuất nơng nghiệp phát triển ổn
định, bền vững; tiến tới nền sản xuất hàng hóa quy mô lớn, hiện đại, đủ sức bước
vào thời kỳ hội nhập khu vực và thế giới. Trong liên kết này thì vai trị của các
“nhà” được thể hiện như sau:
Nhà nƣớc: Bao gồm các cơ quan quản lý các cấp (chính quyền địa phương,
Sở, ngành), Nhà nước trong liên kết “bốn nhà” là các cơ quan quản lý sản xuất nơng
nghiệp từ Trung ương đến địa phương, là chính quyền các cấp, các ngành nghề liên
quan đến sản xuất nông nghiệp. Nhà nước ban hành các chính sách có liên quan đến
sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản, dồn điền đổi thửa, phát triển hợp tác xã, tổ
hợp tác; hỗ trợ xây dựng hạ tầng, vốn, nhân lực, phát triển các vùng sản xuất hàng
hóa lớn, vùng nguyên liệu tập trung. Ngồi ra, nhà nước cịn giữ vai trị bảo trợ
thơng qua hệ thống pháp luật, với vai trò quan trọng trong việc quản lý, nhà nước
ban hành các chính sách nhằm tạo điều kiện cho sản xuất nơng nghiệp phát triển,
vừa giám sát, điều hịa mối liên kết “bốn nhà”. Khi tham gia vào mối liên kết bốn
nhà, nhà nước đóng vai trị như một “nhạc trưởng” nhằm hỗ trợ, điều phối thơng

qua các chủ trương, chính sách như: khuyến khích và đầu tư hạ tầng cơ sở, quy
hoạch vùng nguyên liệu, xúc tiến thương mại, hỗ trợ vốn; cung cấp thông tin thị
trường để người nông dân chủ động những loại cây, con phù hợp với nhu cầu của
thị trường và giúp cho doanh nghiệp biết rõ mình đang có cơ hội hay thách thức gì
để từ đó xây dựng những chiến lược phát triển phù hợp, lâu dài và ổn định; đẩy
mạnh các hoạt động khuyến nông, đưa khoa học - công nghệ mới vào lĩnh vực sản
xuất một cách phù hợp với tình hình sản xuất nhằm làm tăng thu nhập và ổn định
cuộc sống cho người nông dân; xây dựng hành lang pháp lý nhằm giúp các bên thực
hiện liên kết có hiệu quả trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản; hướng dẫn
và giám sát các bên tham gia thực hiện có hiệu quả các mối liên kết; hỗ trợ trong
việc giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng đã được ký kết, đặc biệt là hợp
đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp và nhà nơng. Tóm lại, vai trị
của nhà nước là tạo ra một “cơ chế” để vừa khuyến khích, tạo cơ sở và động lực cho
các “nhà” (nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học) có thể phát huy tốt nhất vai
trị và khả năng của mình, vừa tạo ra hành lang pháp lý buộc các “nhà” còn lại tuân


×