Tải bản đầy đủ (.pdf) (164 trang)

Văn hóa kinh doanh hoa kỳ và bài học kinh nghiệm đối với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 164 trang )

1
..

VIN hàn lâm KHOA HC XÃ HI VIT NAM
Học VIN khoa học xà hội

Nguyễn Tuấn Minh

văn hóa kinh doanh hoa kỳ
và bài học kinh nghiệm đối với việt nam

luận án tiÕn sÜ kinh tÕ

Hµ néi - 2013


2

VIN hàn lâm KHOA HC XÃ HI VIT NAM
Học VIN khoa học xà hội

Nguyễn Tuấn Minh

văn hóa kinh doanh hoa kỳ
và bài học kinh nghiệm đối với việt nam

Chuyên ngành :
M· sè
:

Kinh tÕ ThÕ giíi vµ Quan hƯ Kinh tÕ Qc tÕ


62.31.07.01

Ln ¸n tiÕn sÜ kinh tÕ

Ng-êi h-íng dÉn khoa học:
1. GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng
2. PGS. TS. Nguyễn Thị Hồng Nhung

Hµ néi - 2013


3

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu
trong luận án là trung thực. Những kết quả khoa học của luận án chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận án

NGUYỄN TUẤN MINH


4

MỤC LỤC
Trang bìa …..……......................................................................................................2
Lời cam đoan ………....................................................................................................3
Danh mục các chữ viết tắt .......................................................................................6

Danh mục các bảng ..................................................................................................8
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................9
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VĂN HÓA KINH
DOANH ....................................................................................................................21
1.1. Khái quát về văn hóa kinh doanh ................................................................. 22
1.1.1. Định nghĩa văn hóa kinh doanh ................................................................22
1.1.2. Các lớp cấu thành của văn hóa kinh doanh ..............................................25
1.1.3. Các đặc trưng của văn hóa kinh doanh .....................................................29
1.2. Tầm quan trọng của văn hóa kinh doanh trong hoạt động kinh doanh
quốc tế .................................................................................................................... 33
1.3. Hai xu hƣớng nghiên cứu văn hóa kinh doanh ........................................... 39
1.3.1. Văn hóa cơng ty: Lý thuyết và mơ hình của Edgar H. Schien .................40
1.3.2. VHKD quốc tế: Lý thuyết và mơ hình so sánh của Richard Lewis .........45
CHƢƠNG II: VĂN HÓA KINH DOANH HOA KỲ VÀ TÍNH CÁCH CỦA
NGƢỜI MỸ TRONG KINH DOANH ..................................................................55
2.1. Về văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ .................................................................... 55
2.2. Những nhân tố tác động đến việc hình thành và phát triển VHKD Hoa
Kỳ............................................................................................................................ 57
2.3. Thực tiễn VHKD Hoa Kỳ và so sánh qua một số mơ hình ........................ 79
2.3.1. Mơ hình của Edward T. Hall ....................................................................80
2.3.2. Mơ hình của Geert Hofstede.....................................................................85
2.3.3. Mơ hình của Fons Trompenaars ...............................................................89
2.4. Các đặc trƣng tiêu biểu của VHKD Hoa Kỳ ............................................... 95


5

CHƢƠNG III: VĂN HÓA KINH DOANH VIỆT NAM- HOA KỲ: SO SÁNH
VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ...........................................................................101
3.1. Văn hóa trong kinh doanh Việt Nam và Hoa Kỳ: góc nhìn lịch sử, kinh tế

và xã hội ............................................................................................................... 101
3.2. Văn hóa kinh doanh Việt Nam – Hoa Kỳ: góc nhìn từ các mơ hình nghiên
cứu so sánh thực tiễn VHKD quốc tế ................................................................ 108
3.3. Văn hóa kinh doanh Việt Nam và Hoa Kỳ: Góc nhìn từ một số doanh
nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam .............................................................................. 120
3.4. Một số bài học kinh nghiệm đối với doanh nhân Việt Nam ..................... 124
KẾT LUẬN ............................................................................................................143
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ..........................................147
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................148
PHỤ LỤC ...............................................................................................................158


6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

UAI

Uncertainty Avoidance Index
Chỉ số né tránh sự không chắc chắn

BOD

Board of directors
Ban giám đốc

CEO

Chief executive officer
Giám đốc điều hành


CSR

Corporate Social Responsibility
Trách nhiệm xã hội của công ty

EXIMBANK

Export and Import Bank
Ngân hàng xuất nhập khẩu Mỹ

FCPA

The U.S. Foreign Corrupt Practices Act
Đạo luật về tham nhũng của Hoa Kỳ

FDI

Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài

IDV

Individualism versus Collectivism
Chỉ số so sánh chủ nghĩa cá nhân/ chủ nghĩa tập thể

LTO

Long - Term Orientation
Định hướng dài hạn


M &A

Merger and Acquisition
Sáp nhập và thơn tính

MNC

Multi National Corporation
Cơng ty đa quốc gia

MAS

Masculinity versus Femininity
Chỉ số so sánh Nam tính/ Nữ tính

M-Time

Monochronic Time
Thời gian đơn tuyến


7

PDI

Power Distance Index
Chỉ số khoảng cách quyền lực

R&D


Research and Development
Nghiên cứu và phát triển

RVS

Rokeach Value Survey
Hệ thống phân loại giá trị

TNC

Transnational Corporation
Công ty xuyên quốc gia

P- Time

Polychronic Time
Thời gian đa tuyến

DN

Doanh nghiệp

KH-CN

Khoa học công nghệ

KH-KT

Khoc học kỹ thuật


KHXH

Khoa học xã hội

NXB

Nhà xuất bản

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

VHKD

Văn hóa kinh doanh

VHXH

Văn hóa xã hội


8

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1
Cấu trúc VHKD Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế

13


Bảng 1.1
Đặc tính doanh nhân trong ba loại hình văn hóa (Đơn tuyến – Đa tuyến –
Phản hồi) của Lewis

48

Bảng 2.1
So sánh của Hall về đặc tính doanh nhân Hoa Kỳ (Văn hóa đơn tuyến)/
Châu Á (Văn hóa Đa tuyến)

84

Bảng 2.2
So sánh của Hofstede về đặc tính doanh nhân Hoa Kỳ và một số quốc gia
châu Á

89

Bảng 3.1
Các chiều so sánh đặc tính doanh nhân Hoa Kỳ và Việt Nam

109

Bảng 3.2
Khác biệt đặc tính văn hóa kinh doanh Việt Nam và Hoa Kỳ
(Dựa trên mơ hình của Hall, Hofstede, Trompenaars ,và Lewis)

120


DANH MỤC HÌNH VẼ
Trang
Hình 1.1
Các lớp cấu thành của văn hóa kinh doanh

26

Hình 1.2
Mơ hình của Edgard H. Shein

42

Hình 1.3
Mơ hình của Richard Lewis

47


9

MỞ ĐẦU

I. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, với tiến trình tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang phát
triển mạnh mẽ, quan hệ kinh tế và kinh doanh quốc tế ngày một được mở rộng và
đưa lại rất nhiều lợi ích cho các quốc gia trên thế giới.
Mặc dù vậy, dường như chúng cịn có nhiều mặt trái và tạo nên những “cú sốc
văn hóa”, những “va chạm giữa các nền văn minh”, đã làm cho một số nước không
thể phát triển nhanh và bền vững được, và lợi ích của tồn cầu hóa và hội nhập quốc
tế đối với những nước này hầu như rất hạn hẹp.

Từ giác độ lý luận văn hóa kinh doanh, có thể cho rằng, đó là do những biểu
hiện của cái chung và cái riêng, của những đặc tính chung và những đặc trưng riêng
của văn hóa kinh doanh quốc tế. Mỗi một quốc gia đều có cách thức, tập qn kinh
doanh riêng của mình; điều hiển nhiên đó là do mỗi quốc gia đều có nền văn hóa
với những đặc tính riêng biệt, khơng giống nhau. Đồng thời khi giao lưu hội nhập
quốc tế trong tiến trình tồn cầu hóa của nhân loại, những đặc tính chung, giống
nhau sẽ phát huy tác dụng. Sự dung hòa những đặc tính chung và riêng trong văn
hóa kinh doanh của quốc gia dân tộc với thế giới, sẽ tạo nên những điều kiện, cơ hội
to lớn cho các nước thu được lợi ích trong kinh doanh tồn cầu; ngược lại, cũng sẽ
gây nên nhiều thách thức to lớn, nếu không biết vượt qua, nhiều nước sẽ không thể
vượt qua bẫy nghèo nàn và lạc hậu.
Với mục tiêu đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp, Việt Nam đang
không ngừng nỗ lực thúc đẩy q trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa, mở rộng
hợp tác kinh tế quốc tế, nhất là với các đối tác lớn.
Trong các thị trường kinh tế chiến lược của Việt Nam hiện nay, Mỹ là thị
trường quan trọng bậc nhất. Kim ngạch thương mại Việt Nam và Mỹ tăng nhanh, từ
gần 1,6 tỉ đô-la năm 2001 lên hơn 21,5 tỉ đô-la năm 2011 [102]. Đầu tư của Mỹ vào
Việt Nam cũng khá lớn, với 480 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký là 12,8 tỉ đô la, xếp


10

thứ 7 trong số các nhà đầu tư nước ngoài [42, tr.24] (Theo số liệu của phía Mỹ, đầu
tư của Mỹ là 15,4 tỷ, đứng thứ 5 trong danh sách các nhà đầu tư [103]).
Những số liệu này cho thấy, Hoa Kỳ có một vai trị rất quan trọng trên con
đường cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
(Tham khảo thêm phụ lục 1, phụ lục 2).
Việt Nam đã có thể xuất nhập khẩu nhiều hơn, hiệu quả hơn, hợp tác kinh
doanh với Hoa Kỳ tốt hơn, nhưng sự hợp tác kinh tế của Việt Nam với Hoa Kỳ vẫn
chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước. Có nhiều nguyên nhân hạn chế tiềm

lực hợp tác phát triển kinh tế giữa hai bên, và một trong những nguyên nhân này
chính là rào cản về văn hóa kinh doanh. Rất nhiều nhà lãnh đạo kinh doanh Việt
Nam, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường Kỳ với vốn liếng văn hóa kinh
doanh Hoa Kỳ ít ỏi, chưa thực sự hiểu các nhà quản lý, các doanh nhân Hoa Kỳ,
cũng như người tiêu dùng Hoa Kỳ, suy nghĩ gì, tập quán kinh doanh, và cách thức
làm việc của họ ra sao.
Việt Nam đã ký kết và đang thực thi Hiệp định Thương mại song phương với
Hoa Kỳ, và hiện nay, có một sự kiện hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh
tế, cũng như hội nhập quốc tế của Việt Nam là Việt Nam đang đàm phán với Mỹ và
một số nước khác để thành lập Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái
Bình Dương (TPP), một hiệp định thương mại tự do kiểu mới. Chúng tôi cho rằng,
để thu được nhiều lợi ích trong một tổ chức to lớn này, bên cạnh những vấn đề
khác, việc hiểu biết về văn hóa kinh doanh, tập quán kinh doanh của Hoa Kỳ (và
các nước khác) sẽ tránh được những “cú sốc”, những “đụng độ”, giảm nhẹ những
thiệt hại kinh tế, mở rộng đường cho hàng hóa và doanh nhân Việt Nam làm ăn
thành công với các đối tác Hoa Kỳ là hết sức cần thiết và cấp bách.
Chính vì vậy, có thể cho rằng, việc nghiên cứu văn hóa kinh doanh của Hoa Kỳ
hiện nay là vô cùng cấp thiết và quan trọng.
2. Tình hình nghiên cứu
Văn hóa kinh doanh đã hình thành từ lâu tại Việt Nam, tuy nhiên các cơng
trình nghiên cứu có tính tổng qt và hệ thống chưa nhiều, thường trình bày theo


11

hướng vấn đề đơn tuyến, do vậy trong phần tổng quan tình hình nghiên cứu của các
học giả trong nước, luận án sẽ tổng quan lại theo cách trình bày các hướng nghiên
cứu chính mà các học giả trong nước viết về chủ đề văn hóa kinh doanh, và những
vấn đề liên quan đến văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ, từ đó đưa ra cái nhìn tổng qt
trong việc nghiên cứu văn hóa kinh doanh của các học giả Việt Nam.

Trong khi đó, các cơng nghiên cứu về văn hóa kinh doanh quốc tế nói chung,
và văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ nói riêng, đã được nghiên cứu sâu và có tính khái
qt cao ở nước ngồi. Do vậy, luận án trước hết sẽ trình bày tổng quan các cơng
trình nghiên cứu cụ thể về văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ, thực tiễn biểu hiện của văn
hóa kinh doanh Hoa Kỳ; và các cơng trình nghiên cứu có tính khái qt hóa cao về
mặt lý thuyết và mơ hình trong nghiên cứu văn hóa kinh doanh quốc tế, trong đó có
Hoa Kỳ. Việc khái quát như vậy sẽ giúp cho việc đánh giá, đối chiếu, so sánh sự
khác biệt trong văn hóa kinh doanh giữa Việt Nam và Hoa Kỳ phù hợp hơn. Từ đó
mở ra hướng nghiên cứu và cách tiếp cận mang tính thực tiễn cho luận án.
2.1. Nghiên cứu trong nƣớc
Văn hóa kinh doanh ln được xem là một nhân tố quan trọng trong kinh
doanh, cũng như trong sự nghiệp phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Chính vì vậy,
việc nghiên cứu văn hóa kinh doanh (VHKD) đã được các nhà khoa học, các nhà
quản lý và các doanh nhân đặc biệt quan tâm . Tại Việt Nam đã có nhiều cơng trình
khoa học nghiên cứu về vấn đề văn hóa kinh doanh , tuy nhiên chưa có nhiều cơng
trình mang tính nghiên cứu chun sâu và có hệ thớng về văn hóa kinh doanh q́c
tế, nhất là so sánh văn hóa kinh doanh của Việt Nam với các quốc gia khác

, trong

đó có Hoa Kỳ.
Các cơng trình khoa học tập trung chủ yếu vào nghiên cứu văn hóa kinh doanh
của Việt Nam , đặc biệt liên quan đến ba vấn đề sau: (1) Nghiên cứu cơ sở lý luận
của VHKD; (2) Phân tích hiện trạng VHKD Việt Nam và (3) Phân tích ảnh hưởng
của cơ chế chính sách, mơi trường văn hóa xã hội đối với doanh nhân, doanh nghiệp
Việt Nam, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm khai thác các nhân tố văn hóa trong
hoạt động kinh tế, kinh doanh của Việt Nam. Ngoài ra, trong các tài liệu về nghiên


12


cứu văn hóa kinh doanh Việt Nam cũng có một số bài nghiên cứu khoa học và một
số sách dịch đề cập tới văn hóa Hoa Kỳ, cũng như một số khía cạnh của văn hóa
kinh doanh Hoa Kỳ. Ba vấn đề nghiên cứu VHKD được trình bày như sau:
Về cơ sở lý luận của VHKD
Đáng chú ý là các nghiên cứu của Phạm Xuân Nam (1996); Đỗ Minh Cương
(2001); Nguyễn Hoàng Ánh (2002); Đinh Sơn Hùng, Lê Vinh Danh (2004); Hồ Sỹ
Quý (2006), Dương Thị Liễu (2006), Nguyễn Mạnh Quân (2009). Các tác giả đã
nghiên cứu khá sâu sắc về mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế, kinh doanh; tổng
quan khá đầy đủ các quan niệm về triết lý kinh doanh, đạo đức kinh doanh, văn hóa
doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân, các nhân tố cấu thành, các nhân tố ảnh hưởng
tới chúng; đồng thời cũng phác thảo những phương hướng, cách thức cơ bản để tạo
lập các nhân tố đó. Đây là những vấn đề rất cơ bản về lý luận văn hóa kinh doanh.
Các cơng trình của những tác giả nêu trên rất có giá trị về khoa học, tạo điều kiện
quan trọng để tiếp tục nghiên cứu vấn đề.
Một vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng của văn hóa kinh doanh đã được
trình bày gần đây trong nghiên cứu của Phùng Xuân Nhạ và các cộng sự (2010),
trong đó đã bước đầu xây dựng được mơ hình cấu trúc phân tầng với các bảng thang
giá trị chi tiết của VHKD Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế (xem thêm
bảng 1), góp phần hình thành nên một khung phân tích cơ bản về VHKD Việt Nam,
giúp cho việc nghiên cứu VHKD tại Việt Nam ngày càng có hệ thống hơn.
Về phân tích hiện trạng VHKD Việt Nam
Một số tác giả đã bước đầu tiến hành điều tra, khảo sát một số doanh nghiệp ở
các thành phố lớn, như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (Phùng Xuân Nhạ và
cộng sự (2010); Dương Thị Liễu và cộng sự (2004); Trần Quốc Dân (2003). Kết
quả của các cuộc nghiên cứu điều tra này là quan trọng và rất đáng chú ý. Các điều
tra tập trung vào việc xem xét hiện trạng VHKD Việt Nam và cho rằng, ở Việt Nam
đã bắt đầu hình thành tính cách cộng đồng doanh nhân Việt Nam; các tác giả đã xác
lập được các tiêu chí văn hóa cho doanh nhân Việt Nam; phân tích mối quan hệ
biện chứng giữa tinh thần doanh nghiệp với VHKD…, đồng thời đã phác họa nên



13

một bức tranh chung về VHKD Việt Nam. Tuy nhiên, để đánh giá được những xu
hướng biến đổi của VHKD Việt Nam trong tương lai sẽ tiếp tục cần phải có những
điều tra qui mơ hơn, hệ thống hơn, và tập trung hơn.
Bảng 1. Cấu trúc VHKD Việt Nam
Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế

Nguồn: Phùng Xuân Nhạ (2011). “Nhân cách doanh nhân và văn hóa kinh doanh ở Việt Nam
trong thời kỳ đổi mới và hội nhập”. NXB ĐHQG Hà Nội


14

Về phân tích ảnh hưởng của cơ chế, chính sách, mơi trường văn hóa xã hội
tới doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam và đề xuất các biện pháp nhằm khai
thác các nhân tố văn hóa trong hoạt động kinh tế, kinh doanh của Việt Nam
Hướng nghiên cứu này cũng được khá nhiều tác giả tập trung chú ý, trong đó
nổi bật là các nghiên cứu của Phùng Xuân Nhạ (2006, 2010); Nguyễn Mạnh Quân
(2009); Đỗ Minh Cương (2009); Lê Quý Đức (2005); Nguyễn Quang Vinh (2002);
Vũ Quốc Tuấn (2001); Nguyễn Anh Dũng (2000); Đỗ Huy (1996). Các nghiên cứu
của các tác giả này đã giới thiệu và đề xuất được một số cách thức, phương pháp cải
thiện môi trường kinh doanh, phát huy vai trò các nhân tố của VHKD Việt Nam,
cũng như bước đầu chỉ ra những hướng và giải pháp cụ thể để phát triển VHKD
Việt Nam.
Về nghiên cứu về VHKD Hoa Kỳ , so sánh VHKD Hoa Kỳ với VHKD Việt
Nam
Hiện nay ở Việt Nam chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu theo hướng này, có

một số cơng trình nêu vấn đề, nhưng cũng chỉ đề cập ở một số khía cạnh và mang
tính giới thiệu, được đăng tải trong một số tạp chí nghiên cứu chuyên ngành, cũng
như trong một số cơng trình nghiên cứu tại các trường đại học và viện nghiên cứu,
tiêu biểu là một số nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Ánh (2007), Phùng Xn Nhạ
(2010), v.v..
Ngồi ra, cũng đã có một số cơng trình nghiên cứu về văn hóa Mỹ, phần lớn
tập trung vào phân tích và trình bày về đặc điểm xã hội, con người và cuộc sống,
trong đó có trình bày giản lược về văn hóa kinh doanh; tiêu biểu có cuốn “Văn hóa
Bắc Mỹ trong tồn cầu hóa” của Lương Văn Kế (NXB Giáo dục Việt Nam, 2011).
Về lĩnh vực văn hóa xã hội Hoa Kỳ, cho đến nay cuốn “Hồ sơ văn hóa Mỹ” của nhà
nghiên cứu văn hóa Hữu Ngọc (NXB Thế giới, 1995) vẫn được coi là một cơng
trình tư liệu mang tính bao qt về xã hội và văn hóa Mỹ. Về sách dịch, có cuốn
sách “Cuộc sống và các thiết chế ở Mỹ”(NXB Chính trị Quốc gia, 2000), tác giả
Doughlas K.Steveson, và cuốn “Phong cách Mỹ”, của Gary Althen (NXB Văn
Nghệ, 2006) đã đề cập khá toàn diện nhiều lĩnh vực liên quan đến xã hội, văn hóa,


15

kinh doanh và con người Mỹ. Liên quan đến lý luận về đặc điểm xã hội - văn hóa
Mỹ có cuốn “Văn minh Hoa Kỳ” (NXB Thế Giới, 1998) của Jean - Pierre Fichou.
Những cơng trình nghiên cứu trên có đề cập, nhưng khơng nhiều, đến văn hóa kinh
doanh Hoa Kỳ.
Như vậy, có thể thấy các tác giả đã nghiên cứu khá sâu sắc về tổng quan mối
quan hệ giữa văn hóa với kinh tế , kinh doanh. Tuy nhiên, vẫn cịn những khoảng
trống cho các nghiên cứu mang tính hệ thống, với qui mô điều tra đủ lớn, để đưa ra
được những đánh giá chính xác hơn về các đặc tính, các giá trị của VHKD Việt
Nam. Ngồi ra, tại Việt Nam cịn thiếu các cơng trình nghiên cứu chuyên sâu về
VHKD của các quốc gia khác, so sánh văn hóa kinh doanh của các quốc gia khác
với Việt Nam, đặc biệt là nghiên cứu về VHKD Hoa Kỳ, quốc gia số một về phát

triển kinh tế hiện nay trên thế giới.
2.1. Nghiên cứu ở nƣớc ngoài
Cùng với các cơng trình nghiên cứu trong nước, có thể thấy có khá nhiều cơng
trình nghiên cứu của nước ngồi về văn hóa kinh doanh quốc tế nói chung, và văn
hóa kinh doanh Hoa Kỳ nói riêng. Các cơng trình này có tính chuyên sâu, và khái
quát rất cao. Phần dưới đây sẽ tổng quan lại các cơng trình nghiên cứu nước ngồi
về văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ theo các hướng sau: (1) Nghiên cứu thực tiễn biểu
hiện của văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ; (2) Về xây dựng các cơ sở lý thuyết và mơ
hình nghiên cứu văn hóa kinh doanh quốc tế, trong đó có Hoa Kỳ; (3) Văn hóa kinh
doanh Hoa Kỳ - Việt Nam.
Hướng nghiên cứu về thực tiễn biểu hiện văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ
Các cơng trình nghiên cứu theo hướng này, như cuốn “Working With
Americans: How to Build Profitable Business Relationships” của Allyson StewartAllen and Lanie Dansnow (2002) (NXB Prentice Hall), cuốn “Americans at Work:
A Guide to the Can-Do People” của Craig Storti (2004) (NXB Nicholas Brealey
Publishing), cuốn “Trust and Honesty: America's Business Culture at a Crossroad”
của Tamar Frankel (2008) (NXB Oxford University Press), hay cuốn “When we are
the foreigners: What Chinese think about working with Americans”, của Orlando R.


16

Kelm, John N. Doggett, Haiping Tang (2011), NXB CreateSpace v.v., đã đưa ra
những minh chứng cho sự khác biệt giữa tính cách của người Mỹ, văn hóa kinh
doanh Mỹ, với văn hóa kinh doanh của các quốc gia khác. Các nghiên cứu trên đã
trình bày một cách khái quát những đặc tính biểu hiện chung trong văn hóa kinh
doanh của Hoa Kỳ, như các giá trị, niềm tin, nghi thức, thậm chí là “ngơn ngữ”
trong kinh doanh của người Mỹ v.v. Từ việc nêu lên thực tiễn biểu hiện của văn hóa
kinh doanh Hoa Kỳ, các tác giả đã đưa ra những gợi ý trong việc làm thế nào để xây
dựng các mối quan hệ và làm ăn giao dịch với người Mỹ. Sự hiểu biết, đánh giá
đúng các hành vi, cách cư xử trong kinh doanh của người Mỹ là rất quan trọng cho

sự thành công khi làm việc với người Mỹ. Các nghiên cứu này có thể được xem như
là những hướng dẫn để người nước ngồi có được những hiểu biết tổng quan về
kinh doanh, văn hóa, và suy nghĩ của người Mỹ.
Hướng nghiên cứu về lý thuyết và mơ hình nghiên cứu văn hóa kinh doanh
Hoa Kỳ, văn hóa kinh doanh quốc tế
Tại Hoa Kỳ, vấn đề quản lý, kinh doanh xuyên quốc gia, cũng như giao lưu đa
văn hóa đã trở thành một chủ đề rất nóng bỏng, được các nhà nghiên cứu, các nhà
quản lý, các doanh nhân hết sức quan tâm. Dựa trên những mơ hình xun văn hóa
của các học giả nổi tiếng như Hall, E.T. and M.R. Hall (1966, 1976, 1987); Geert
Hofstede (1980, 2001, 2005, 2010); Charles M. Hampden-Tuner and Fons
Trompenaars (1997, 2000, 2004) và của Richard D.Lewis (1996, 1999, 2006),
ngành quản lý xuyên văn hóa được hệ thống hóa và nhiều phương pháp ứng dụng
được đưa ra nhằm đối phó và thích ứng với những khác biệt văn hóa trong kinh
doanh. Các cơng trình nghiên cứu trên mang đặc tính văn hóa kinh doanh của Hoa
Kỳ rất cao, bởi các tác giả phần lớn là người Mỹ và các nghiên cứu gắn với thực
tiễn kinh doanh của Hoa Kỳ. Do có tính thực tiễn cao đối với người Mỹ, hiện nay
các cơng trình này được nhiều cơng ty hàng đầu của Hoa Kỳ và trên thế giới như
IBM, GE, Coca-cola, Wall Mart..., áp dụng và tham khảo, khi tiến hành các cơng
việc kinh doanh mang tính tồn cầu của mình, như lên kế hoạch chiến lược phát
triển kinh doanh quốc tế, thiết lập cơ cấu tổ chức quốc tế, bố trí nhân sự, điều phối


17

cơng việc quốc tế, kiểm sốt cơng việc trên bình diện quốc tế... Ngồi ra, hầu hết
các giáo trình giảng dạy về quản trị kinh doanh quốc tế, quản lý xuyên văn hóa tại
các trường đại học kinh doanh Hoa Kỳ, đều đang sử dụng các tài liệu liên quan đến
các cơng trình nghiên cứu của các tác giả trên cho cơng tác nghiên cứu và giảng dạy
của mình.
Hướng nghiên cứu về văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ - Việt Nam

Về việc nghiên cứu văn hóa kinh doanh Mỹ và Việt Nam nhằm thúc đẩy kinh
doanh giữa hai nước, vẫn cịn ít về số lượng cơng trình nghiên cứu của các học giả
nước ngồi, có thể lý giải do Việt Nam tham gia vào tồn cầu hóa và hội nhập quốc
tế chưa lâu. Mặc dù vậy, đã có một số cuốn sách viết về kinh doanh tại Việt Nam,
có so sánh phần nào văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ và Việt Nam, nhưng chủ yếu
mang tính giới thiệu khái quát. Như cuốn“Vietnam: The New Asian Dragon" (1st
edition, Castlebury Press, 2007) của Kenneth Pounds; “Doing Business in Vietnam”
(Prima Publishing, 1995) của Robinson; “Doing business in the New Vietnam”
(Prentice Hall, 1995) của Engholm v.v.
Kết quả nghiên cứu của các tác giả nước ngồi có ý nghĩa tham khảo, đối
chiếu, so sánh hết sức cần thiết cho đề tài. Các cơng trình kể trên cũng đã góp phần
quan trọng cho việc gợi ý suy nghĩ, nêu phương pháp tiếp cận, và thôi thúc tác giả
cần phải đi sâu tìm hiểu văn hóa kinh doanh của Mỹ, có so sánh với văn hóa kinh
doanh của Việt Nam, trên cơ sở đó, đưa ra những đề xuất thiết thực cải thiện nhận
thức về văn hóa kinh doanh, tạo thêm điều kiện cho các doanh nhân, các tổ chức
kinh doanh của Việt Nam có thể giao thoa với hoạt động kinh tế Mỹ, giảm thiểu
những rủi ro kinh doanh do thiếu hiểu biết về văn hóa Mỹ, cũng như cách thức làm
ăn của người Mỹ, trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu và thực hiện đẩy nhanh
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam. Đây chính là sự khác biệt của đề tài
so với các cơng trình đã được cơng bố về văn hóa kinh doanh Mỹ và khả năng gợi
mở đối với Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục dích nghiên cứu


18

Mục đích của luận án là nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn
về VHKD Hoa Kỳ để làm rõ những đặc tính tiêu biểu của VHKD Hoa Kỳ. Trên cơ
sở đó, so sánh và tìm ra những nét tương đồng và khác biệt giữa VHKD Hoa Kỳ và

Việt Nam; từ đó đưa ra một số bài học kinh nghiệm cho các nhà quản lý, doanh
nhân Việt Nam nhằm tiến hành hoạt động kinh doanh với đối tác Mỹ đạt hiệu quả
cao hơn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nói trên, luận án có nhiệm vụ cụ thể sau:
- Nghiên cứu cơ sở hình thành và phát triển những đặc tính tiêu biểu của văn
hóa kinh doanh Hoa Kỳ.
- Phân tích và lý giải những tương đồng và khác biệt trong đặc tính văn hóa
kinh doanh giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.
- Nêu một số bài học kinh nghiệm, góp phần tạo cơ sở lý luận và thực tiễn gợi
ý cho các doanh nhân Hoa Kỳ và Việt Nam có thể làm việc, kinh doanh với nhau
một cách hiệu quả, từ đó thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế giữa Hoa Kỳ và Việt
Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là VHKD Hoa Kỳ. Tuy nhiên, cũng như văn
hóa nói chung và văn hóa kinh doanh nói riêng, văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ là một
khái niệm rất rộng, mở và chưa có được sự nhất trí giữa các nhà nghiên cứu.
Chính vì vậy, luận án đã xác định và giới hạn đối tượng nghiên cứu của luận án
là nghiên cứu VHKD Hoa Kỳ dưới góc độ đặc tính kinh doanh của người Mỹ (tính
cách đặc trưng trong kinh doanh của người Mỹ), cụ thể là nghiên cứu đặc tính văn
hóa kinh doanh tiêu biểu của người Mỹ trong các hoạt động kinh doanh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt thời gian: nghiên cứu những vấn đề văn hóa kinh doanh hiện nay
(thập niên đầu thế kỷ XXI) của Hoa Kỳ, cụ thể các tính cách kinh doanh tiêu biểu
của người Mỹ hiện nay. Tuy nhiên, văn hóa, hay văn hóa kinh doanh ln là dịng


19


chảy mang tính kế thừa và phát triển, do vậy luận án cũng sẽ phải tiến hành nghiên
cứu có tính lịch sử văn hóa kinh doanh ở một số nơi cần thiết.
- Về mặt không gian: Phạm vi nghiên cứu của luận án là Hoa Kỳ và Việt Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Trong việc nghiên cứu luận án, chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê Nin được sử dụng làm cơ sở phương pháp
luận nghiên cứu.
- Phương pháp lơgic, phân tích, tổng hợp, và so sánh được sử dụng trong luận
án để phân tích, đánh giá các hệ thống lý thuyết và thực tiễn VHKD Hoa Kỳ của các
học giả hàng đầu về văn hóa kinh doanh, qua các tiêu chí và hệ thống đánh giá
VHKD, xu hướng phát triển của chúng.
- Phương pháp thống kê được sử dụng để phân tích, tổng hợp các dữ liệu liên
quan đến VHKD của các học giả được nêu và kết quả điều tra.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành như khoa học quản lý, kinh tế, lịch sử, xã
hội học, văn hóa kinh doanh, được sử dụng để làm sáng tỏ các vấn đề cần nghiên
cứu.
- Phương pháp điều tra: được thực hiện bằng bảng hỏi với một định hướng và
số lượng nhất định để làm rõ hơn vấn đề VHKD Hoa Kỳ, có so sánh với VHKD
Việt Nam.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: trong quá trình thực hiện luận án, tác giả kết
hợp việc thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, với việc trao đổi lấy ý kiến các
chuyên gia, các nhà quản lý, các doanh nhân am hiểu về VHKD Hoa Kỳ để kiểm
nghiệm kết quả nghiên cứu của mình.
6. Những đóng góp của đề tài
Với việc nghiên cứu văn hóa kinh doanh của Mỹ, luận án có một số đóng góp
như sau:
- Thứ nhất, khái quát và hệ thống hóa một cách khoa học và khách quan những
vấn đề lý luận và thực tiễn nghiên cứu VHKD quốc tế, VHKD Hoa Kỳ, trên cơ sở
đó làm rõ những đặc tính tiêu biểu của văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ trên khía cạnh



20

đặc tính kinh doanh của dân tộc, cụ thể là các đặc tính tiêu biểu các doanh nhân Hoa
Kỳ.
- Thứ hai, chỉ ra những nét tương đồng và khác biệt giữa văn hóa kinh doanh
giữa doanh nhân Hoa Kỳ và doanh nhân Việt Nam. Đưa ra một số đề xuất khả thi
giúp cho doanh nhân Việt Nam có thể làm việc, kinh doanh với doanh nhân Hoa Kỳ
một cách hiệu quả, từ đó thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế giữa Hoa Kỳ và Việt
Nam.
- Thứ ba, tập hợp nguồn tư liệu phong phú về văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ, thực
tiễn hoạt động kinh doanh của Hoa Kỳ. Đây là nguồn tư liệu quan trọng làm cơ sở
tiếp tục nghiên cứu, giảng dạy về văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ hiện nay ở nước ta.
7. Kết cấu của đề tài
Luận án gồm phần mở đầu, 3 chương, phần kết luận và tài liệu tham khảo. 3
chương của luận án có nội dung chủ yếu sau:
Chƣơng I: Tập trung làm sáng tỏ một số vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn văn
hóa kinh doanh hiện nay.
Chƣơng II: Xem xét nhân tố tác động, cũng như tiến trình hình thành và phát
triển của VHKD Hoa Kỳ dưới góc độ lịch sử xã hội, và kết hợp với các kết quả
nghiên cứu thực tiễn từ các mơ hình VHKDHK để làm sáng tỏ VHKD Hoa Kỳ dưới
góc độ đặc tính dân tộc Hoa Kỳ, thơng qua việc chỉ ra những đặc tính tiêu biểu của
người Mỹ trong kinh doanh.
Chƣơng III: Tập trung làm sáng tỏ những nét tương đồng và khác biệt giữa
Văn hóa kinh doanh Hoa Kỳ và văn hóa kinh doanh Việt Nam. Đưa ra những bài
học kinh nghiệm giúp cho doanh nhân Việt Nam có thể làm việc, kinh doanh với
doanh nhân Hoa Kỳ một cách hiệu quả hơn, từ đó thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế
giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.



21

CHƢƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ VĂN HÓA KINH DOANH

Với tiến trình tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang phát triển mạnh
mẽ, các mối quan hệ kinh tế và kinh doanh quốc tế ngày một được mở rộng và đưa
lại nhiều lợi ích to lớn cho các bên tham gia.
Mặc dù vậy, thực tế phát triển kinh doanh và trao đổi thương mại quốc tế cũng
cho thấy, nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh còn bị hạn chế do các nước chưa vượt
qua được những khác biệt về văn hóa dẫn đến những “cú sốc văn hóa”, những “va
chạm giữa các nền văn minh” trong tiến trình hội nhập quốc tế của mình.
Có thể cho rằng, mỗi một quốc gia với lịch sử hình thành và phát triển của
mình đều có kinh nghiệm, tập quán kinh doanh riêng, do mỗi quốc gia đều có nền
văn hóa, văn hóa kinh doanh với những đặc tính riêng biệt, khơng giống nhau.
Nhưng các nền văn hóa đó cũng có những nét chung, phổ qt; sự dung hịa những
đặc tính chung và riêng trong văn hóa và văn hóa kinh doanh của quốc gia dân tộc
với thế giới, sẽ tạo nên những điều kiện, cơ hội cho các nước thu được lợi ích trong
kinh doanh tồn cầu; ngược lại, nếu khơng có được sự dung hịa sẽ gây nên nhiều
thách thức và cản trở to lớn.
Do vậy, càng hội nhập kinh doanh qc tế, càng phải có nhiều tri thức hơn về
văn hóa kinh doanh của những nơi chúng ta muốn mở rộng hợp tác kinh doanh

.

Chính vì vậy , việc nghiên cứu văn hóa kinh doanh và so sánh văn hóa kinh doanh ,
để có thể hội nhập thuận lợi có ý nghĩa hết sức quan trọng. Tìm được sự dung hợp



22

văn hóa trong kinh doanh chính là tìm ra những hệ qui chiếu giúp cho các doanh
nhân, các tổ chức, các quốc gia, thấu hiểu hơn đối tác làm ăn của mình , từ đó có thể
giảm thiểu những bất đồng, và gia tăng những tương đồng khi đàm phán, đối thoại,
hay tiến hành kinh doanh với nhau.
Chương này sẽ tập trung làm sáng tỏ một số vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn
văn hóa kinh doanh quốc tế hiện nay.
1.1. Khái quát về văn hóa kinh doanh
1.1.1. Định nghĩa văn hóa kinh doanh
Định nghĩa văn hóa
Văn hóa là một phạm trù đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới và trong
nước đề cập. Cùng với tiến trình phát triển của xã hội lồi người, phạm trù này luôn
được làm phong phú thêm bởi những nội dung mới, cũng như được nghiên cứu tiếp
cận trên nhiều phương diện, nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, do vậy
phạm trù văn hóa có rất nhiều định nghĩa.
Theo định nghĩa của từ điển bách khoa The New Webster’s Dictionary and
Thesaurus of the English Language (1993): “Văn hóa là những cấu trúc về tôn giáo,
xã hội, và những biểu hiện tri thức đặc trưng cho một xã hội”. Có thể cho rằng, là
đặc trưng hoạt động của xã hội loại người, văn hoá là một khái niệm rất rộng và
phức tạp, có nội hàm rất phong phú. Trước đây, Kroeber và Kluckolm (1952) đã
sưu tầm được khoảng trên 160 định nghĩa khác nhau về văn hoá [74]. Đến năm
2002, tại Hội nghị về văn hóa do UNESCO tổ chức tại Mêhicô, người ta đã thống
kê được trên 200 định nghĩa và dến nay, con số đó vẫn tiếp tục tăng lên.
Xét trên phương diện ngôn ngữ, thuật ngữ văn hóa bắt nguồn từ Châu Âu,
tiếng Anh, tiếng Pháp gọi là “Culture”, tiếng Đức gọi “Kultur”…, và cùng có gốc từ
tiếng La Tinh là “Cultus”, có nghĩa là trồng trọt. Người ta dùng thuật ngữ “Cultus”
để biểu đạt khái niệm văn hóa, nó thể hiện tri thức của lồi người luôn luôn tăng
lên, phong phú hơn, giống như nuôi trồng chăm bón cây trái, vật ni, ni nấng,

giáo dục và đào luyện con người, từ bé lên lớn, từ thế hệ này sang thế hệ khác, và
cứ thế liên tục phát triển đi lên. Trong khi đó, ở phương Đông, trong tiếng Hán cổ,


23

từ văn hóa bào gồm hai từ “văn” và “hóa”. “Văn” để chỉ cái đẹp của con người về
mặt nhân cách, trí tuệ, tri thức. Cịn “hóa” để chỉ việc cảm hóa, giáo dục con người
trong đời sống xã hội thông qua cái “văn” (cái đẹp, cái tốt, cái đúng). Như vậy, từ
gốc văn hóa của cả phương Tây và phương Đơng đều có nghĩa chung căn bản là sự
vun trồng, giáo hóa nhân cách con người ngày càng phát triển và thích nghi với mơi
trường sống.
Tuy nhiên, trong tiến trình phát triển của xã hội lồi người, từ cái gốc chung
quan niệm về văn hóa này, đã xuất hiện rất nhiều cách diễn giải và cách hiểu khác
nhau. Đây chính là nguồn gốc của những khó khăn khi cần có một định nghĩa thống
nhất về văn hóa, khi thuật ngữ là thống nhất (“Cultus”), nhưng định nghĩa (định rõ,
chính xác, khơng khó hiểu về nội dung của thuật ngữ) lại rất khó thống nhất, do nội
hàm phức tạp của bản thân “văn hóa”.
Trong rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, có một định nghĩa kinh điển
được nhiều người chấp nhận và phát triển thêm, đó là của Edward Tylor (1871):
"Văn hoá là tổng thể phức hợp bao gồm kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức,
luật pháp, thói quen và bất kỳ năng lực, hay hành vi nào khác mà mỗi một cá nhân
với tư cách là thành viên của xã hội đạt được".
Chủ tịch Hồ Chí Minh (1943) cũng đã xem xét văn hóa với nghĩa rất rộng của
nó. Người cho rằng, văn hóa là tồn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do lồi
người tạo ra trong tiến trình lịch sử phát triển của mình: “Vì lẽ sinh tồn, cũng như
mục đích cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra những ngôn ngữ , chữ
viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho
sinh hoạt hàng ngày về mặc , ăn, ở và các phương thức sử dụng . Toàn bộ những
sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương

thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó, mà lồi người đã sản sinh ra nhằm thích
ứng với nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [27, tr.431].
Tổ chức UNESCO (2002) cũng đã bổ sung thêm vào định nghĩa về văn hóa
của riêng mình. Theo Unesco: “Văn hóa được xem là một tập hợp của những đặc
trưng về tinh thần, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội, hay một nhóm


24

người trong xã hội. Nó khơng chỉ bao gồm văn học và nghệ thuật, mà cả các mô
thức sống, những quyền căn bản của loài người, các hệ thống giá trị, truyền thống
và đức tin”.
Từ những định nghĩa quan trọng về văn hóa nêu trên, để thuận tiện cho việc
nghiên cứu, luận án khái quát lại: văn hóa là tất cả những thứ mà các thành viên
trong một xã hội có, suy nghĩ và hành động.
Ba từ “có”, “suy nghĩ” và “hành động” trong khái quát về văn hóa nêu trên của
chúng tơi, có thể giúp chúng ta xác định được 3 thành phần cốt lõi khi đề cập về văn
hóa. Thứ nhất, để con người ta “có” một cái gì đó dưới giác độ văn hóa, thì chúng
phải được xuất hiện như là các đối tượng vật chất cụ thể. Thứ hai, khi con người ta
“suy nghĩ” thì các ý tưởng, các giá trị, các quan niệm và niềm tin sẽ xuất hiện. Thứ
ba, khi con người ta “hành động”, thì thường hành động theo những cách thức nhất
định mà xã hội qui định. Như vậy, văn hóa được tạo ra bởi (1) các vật chất biểu
trưng cụ thể, (2) các ý tưởng, các giá trị, và các quan niệm; và (3) các khuôn mẫu
qui định cho các hành vi ứng xử được mong đợi của các thành viên trong xã hội.
Cũng cần phải lưu ý rằng, văn hóa ln là của một nhóm người trong một xã hội
nào đó, chứ khơng phải của một cá nhân, như vậy văn hóa được chia sẻ giữa các
thành viên trong xã hội.
Khái qt trên chính là cách hiểu về văn hóa mà luận án dùng làm cơ sở để
phân tích những vấn đề tiếp theo liên quan đến văn hóa kinh doanh của luận án.
Định nghĩa văn hóa kinh doanh

Cũng như văn hóa, văn hóa kinh doanh là một phạm trù rất rộng và mở, có rất
nhiều cách hiểu khác nhau về văn hóa kinh doanh, và chưa có một định nghĩa thống
nhất nào về văn hóa kinh doanh.
Từ đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX, đã bắt đầu xuất hiện các nghiên cứu về văn
hóa kinh doanh, như của Harrison (1972), hay Handy (1978) .v.v.. Các nghiên cứu
này gắn hoạt động kinh doanh với doanh nghiệp, và xem xét VHKD dưới lăng kính
văn hóa doanh nghiệp hay văn hóa tổ chức, do vậy đã hình thành nên một xu hướng
nghiên cứu VHKD đơn thuần dưới góc độ là văn hóa doanh nghiệp. Tuy nhiên từ


25

cuối những năm 1980 trở lại đây, các nghiên cứu về VHKD, như của Geert
Hofstede (1980, 2001, 2005, 2010); Charles M. Hampden-Tuner and Fons
Trompenaars (1997, 2000, 2004) và của Richard D.Lewis (1996, 1999, 2006)…, đã
nhìn nhận kinh doanh khơng chỉ là hoạt động liên quan đến doanh nghiệp, mà còn
liên quan tới mọi thành viên trong xã hội, do vậy VHKD đã được xem xét trên bình
diện rộng hơn, mang tầm quốc gia, cịn văn hóa doanh nghiệp chỉ là một bộ phận
trong VHKD. Xu hướng này đã trở thành xu hướng chủ đạo trong nghiên cứu
VHKD hiện nay.
Với cách tiếp cận về VHKD theo hướng nghiên cứu phổ biến hiện nay, cũng
như dựa trên định nghĩa khái quát về văn hóa ở phần trước, chúng tơi cho rằng: Văn
hố kinh doanh là một hệ thống các biểu trưng cụ thể về vật chất, các giá trị, các
chuẩn mực, các quan niệm và các khuôn mẫu qui định hành vi, hay cách ứng xử
trong hoạt động kinh doanh của các thành viên trong một cộng đồng, hay một xã
hội nhất định.
Hệ thống này được chia sẻ và phổ biến rộng rãi giữa các thế hệ thành viên
trong một quốc gia, một khu vực, hay một doanh nghiệp, như một chuẩn mực để
nhận thức, tư duy, cảm nhận và hành động trong mối quan hệ với các vần đề sản
xuất kinh doanh mà các thành viên phải đối mặt. Văn hoá kinh doanh khơng chỉ tạo

ra tiêu chí cho cách thức kinh doanh hàng ngày, mà cịn tạo ra những khn mẫu
chung về quan điểm và động cơ trong kinh doanh.
Trên đây chưa phải là một định nghĩa chính xác nhất về văn hóa kinh doanh,
chúng tơi chỉ mong muốn nêu lên, như là một sự hiểu biết về văn hóa kinh doanh
phổ biến trên thế giới, trên cơ sở đó thấy rõ được cơ bản nội hàm của hệ thống văn
hóa kinh doanh, và từ đó có thể tìm hiểu đối tượng cần nghiên cứu, thực hiện đúng
mục đích nghiên cứu và hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án.
1.1.2. Các lớp cấu thành của văn hóa kinh doanh
Harris và Moran (1999) hay Trompenaars (2000) đã chia văn hóa kinh doanh
thành ba lớp cắt chính: (1) lớp bên ngồi: các sản phẩm cụ thể; (2) lớp giữa: các
chuẩn mực và giá trị cơ bản; và (3) lớp lõi:các giả định cơ bản (hàm ý) hay các giá


×