Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật tham canh giống lạc l14 tại huyện tân yên tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 83 trang )

..

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

LƯU THỊ HIỀN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT THÂM CANH GIỐNG LẠC L14
TẠI HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG

NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SỸ
KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Người hướng dẫn Khoa học: PGS.TS Nguyễn Viết Hưng

Thái Nguyên - 2014


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.


Tác giả

Lưu Thị Hiền


ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bản luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn
nhận được sự quan tâm, giúp đỡ về nhiều mặt của Nhà trường, cơ quan, tập
thể, cá nhân và gia đình.
Nhân dịp này tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới:
1. PGS.TS. Nguyễn Viết Hưng - Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, thầy
đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q trình hồn thành
luận văn này.
2. Ban giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Nông học và các thầy giáo,
cô giáo giảng dạy chuyên ngành Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái
Nguyên đã tạo điều kiện và giúp đỡ tơi trong q trình học tập.
3. Phịng Nơng nghiệp và PTNT huyện Tân n, UBND huyện Tân
Yên cùng bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã quan tâm giúp đỡ và động viên
tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Do cịn hạn chế về trình độ, năng lực, kinh nghiệm thực tế và thời gian
có hạn, nên khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong được sự giúp đỡ,
góp ý, bổ sung của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn của
tơi được hồn chỉnh hơn.
Tơi xin chân trọng cảm ơn!

Tác giả


Lưu Thị Hiền


iii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................. 1
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài ...................................................................... 3
2.1.Mục đích .................................................................................................. 3
2.2. Yêu cầu..................................................................................................... 3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................3
3.1. Ý nghĩa khoa học:.................................................................................... 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn: .................................................................................... 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................... 4
1.1. Tầm quan trọng và vị trí của cây lạc ................................................................4
1.1.1. Giá trị dinh dưỡng và vai trị của cây lạc đối với chăn ni..........................4
1.1.2. Giá trị cây lạc trong hệ thống trồng trọt ........................................................5
1.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ lạc trên thế giới và trong nước .............................6
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lạc trên thế giới. .................................... 6
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lạc ở Việt Nam ...................................... 8
1.2.3. Tình hình sản xuất lạc ở Bắc Giang ............................................................12
1.2.4. Tình hình sản xuất lạc ở huyện Tân Yên,tỉnh Bắc Giang............................13
1.3. Tình hình nghiên cứu về cây lạc trên thế giới và trong nước .........................15
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới..............................................................15
1.3.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ..............................................................20
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU............................................................................................. 22
2.1. Vật liệu nghiên cứu và đặc điểm thời tiết nơi nghiên cứu ...................... 22
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ..................................................................22

2.3. Nội dung nghiên cứu......................................................................................23
2.4. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................23
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm...................................................................23


iv

2.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi....................................................................................25
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu...........................................................................28
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 29
3.1. Kết quả nghiên cứu mật độ trồng giống lạc L14 tại huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang vụ Xuân năm 2014.......................................................................29
3.1.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các giai đoạn sinh trưởng
phát triển của giống lạc L14..................................................................................29
3.1.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng phân cành của giống lạc L14....30
3.1.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến mức độ nhiễm một số bệnh ở
giống lạc L14 ........................................................................................................30
3.1.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất của giống L14 ..................................................................................31
3.1.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng hiệu quả kinh tế của giống lạc L14...............37
3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến giống
lạc L14 tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang vụ Xuân năm 2014. .........................39
3.2.1. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến các giai đoạn sinh trưởng
phát triển của giống lạc L14..................................................................................39
3.2.2. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến khả năng phân cành
của giống lạc L14 ........................................................................................ 40
3.2.3. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến mức độ nhiễm một số
bệnh của giống lạc L14.........................................................................................41
3.2.4. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của giống lạc L14..................................................... 42
3.2.5. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón khác nhau đến hiệu quả

kinh tế giống lạc L14.................................................................................... 46
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................... 48
4.1. Kết luận..........................................................................................................48
4.2. Đề nghị ..........................................................................................................48


v

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT

Đ/c

: Đối chứng

BVTV

: Bảo vệ thực vật

FAO

: Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực thế giới

ICRISAT

: Viện Nghiên cứu cây trồng cạn Á Nhiệt đới

UBND

: Ủy Ban nhân dân


KHCN

: Khoa học công nghệ

NN&PTNT

: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

KHKTNNVN

: Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam

VAAS

: Viện Khoa học Nơng nghiệp Việt Nam

VK:

: Vi khuẩn

CTTN

: Cơng thức thí nghiệm

TGST

: Thời gian sinh trưởng

P100


: Khối lượng 100 hạt

NS

: Năng suất

NSLT

: Năng suất lý thuyết

NSTT

: Năng suất thực thu


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc của một số nước trên thế giới ..... 6
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc ở Việt Nam giai đoạn........... 9
2001 - 2011 .................................................................................................... 9
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc ở 6 vùng sản xuất lạc của
Việt Nam giai đoạn 2001 – 2011 ................................................................. 10
Bảng 1.4. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc ở tỉnh Bắc Giang
giai đoạn 2000 - 2013.................................................................................. 12
Bảng 1.5. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc ở huyện Tân Yên,
tỉnh Bắc Giang từ năm 2010 - 2013.............................................................. 13
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của mật độ khác nhau đến các giai đoạn sinh trưởng,
phát triển của các giống lạc L14 ................................................................... 29

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng phân cành của ........... 30
giống lạc L14 ............................................................................................... 30
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của mật độ đến mức độ nhiễm một số bệnh ở
giống lạc thí nghiệmn L14............................................................................ 31
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất và các yếu tố
cấu thành năng suất của giống lạc L14 ......................................................... 33
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến hiệu quả kinh tế của giống
lạc L14 ......................................................................................................... 37
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến các giai đoạn
sinh trưởng phát triển của giống lạc L14 ...................................................... 39
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến khả năng phân cành
của giống lạc L14 ......................................................................................... 40
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến mức độ nhiễm
một số bệnh ở giống lạc thí nghiệm L14....................................................... 41
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến năng suất và các yếu tố
cấu thành năng suất của giống lạc L14 ............................................................. 43
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón khác nhau đến
hiệu quả kinh tế giống lạc L14 ..................................................................... 46


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Biểu đồ 3.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất lý thuyết và
năng suất thực thu của giống lạc L14. .......................................................... 37
Biểu đồ 3.2 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến hiệu quả kinh tế của
giống lạc L14 trồng vụ Xuân 2014 ............................................................... 38
Biểu đồ 3.3. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón khác nhau đến năng
suất lý thuyết và năng suất thực thu của giống lạc L14. ................................ 45
Biểu đồ 3.4. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón khác nhau đến hiệu

quả kinh tế của giống lạc L14....................................................................... 47


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Lạc (Arachis hypogaea line) là cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực
phẩm, cây lấy dầu có giá trị kinh tế cao, có khả năng cải tạo đất tốt. Cây lạc
chiếm vị trí hàng đầu trong các cây có hạt lấy dầu và chiếm một vị trí quan
trọng trong nền kinh tế nơng nghiệp, khơng những được gieo trồng trên diện
tích lớn ở nhiều quốc gia mà còn được sử dụng rộng rãi để làm thực phẩm có
nguồn dinh dưỡng cung cấp cho con người và nguyên liệu cho công nghiệp.
Ở Việt Nam, lạc có ý nghĩa lớn trong xuất khẩu và sản xuất dầu ăn mà
hiện nay chúng ta vẫn còn phải nhập khẩu. Hơn nữa, cây lạc lại thích ứng tốt
với vùng đất nhiệt đới bán khô hạn như ở Việt Nam, nơi mà khí hậu biến
động và canh tác gặp nhiều khó khăn.
Trong những năm gần đây, nhờ sự chuyển dịch theo hướng nền kinh tế
thị trường, sản xuất nông nghiệp của nước ta đã thu được những thành tựu
đáng kể. Nhờ đó, chúng ta có điều kiện tập trung vào phát triển cây cơng
nghiệp ngắn ngày, đặc biệt là nhóm cây đậu đỗ.
Đối với cây lạc, các nhà khoa học đã và đang tập trung nghiên cứu,
khảo nghiệm tìm ra những bộ giống thích hợp nhất cho từng vùng lãnh thổ.
Sản xuất lạc Việt Nam đang tiếp cận dần với tiến bộ khoa học trên thế giới,
góp phần đẩy mạnh sản xuất, tăng năng suất và sản lượng lạc, dần đáp ứng
được nhu cầu về lạc cho tiêu dùng và công nghiệp chế biến trong nước cũng
như xuất khẩu.
Hiện nay, ở nước ta cây lạc đã được trồng khá phổ biến và có quy mơ ở
một số tỉnh như Nghệ An, Thanh Hoá, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc...

Sản xuất lạc ở những tỉnh này đang phát triển theo hướng hàng hóa, mang lại
hiệu quả kinh tế cao cho người trồng lạc.
Tân Yên là một huyện trung du của tỉnh Bắc Giang, nơi có điều kiện


2

khí hậu, đất đai tương đối thuận lợi cho cây lạc sinh trưởng phát triển. Chủ
trương của huyện trong những năm tới sẽ đẩy mạnh sản xuất những cây trồng
có giá trị kinh tế, nâng cao thu nhập cho người nơng dân. Trong đó cây lạc là
một loại cây trồng có vai trị rất quan trọng trong cơng thức ln canh tăng vụ.
Vì cây lạc đem lại hiệu quả kinh tế cao và tăng thu nhập trên đơn vị diện tích.
Đặc biệt nó phát huy hiệu quả cao trong cơng thức luân canh với lúa, góp
phần cải tạo đất, nâng cao năng suất lúa.
Tổng diện tích đất nơng nghiệp của huyện là 12946,24 ha thì diện tích
trồng lúa là 6007,84 ha, trong đó diện tích đất một vụ lúa là 2205,1 ha, có
thành phần cơ giới nhẹ (nguồn tin từ phịng Nơng nghiệp huyện Tân n).
Người dân ở đây sau khi thu hoạch xong vụ lúa trồng thêm một vụ các cây
trồng khác như: lạc, ngô hoặc khoai lang… Trong các cây màu thì cây lạc vẫn
được người dân sử dụng nhiều nhất do đặc tính phù hợp với chất đất, mức đầu
tư thấp, nhưng cho thu nhập cao hơn các cây trồng khác. Tuy nhiên, người
dân của huyện vẫn sử dụng các giống cũ sản xuất manh mún và canh tác theo
phương thức truyền thống dẫn đến năng suất cây lạc rất thấp, chủ yếu để phục
vụ nhu cầu tiêu dùng của gia đình, có dư thừa mới bán nên hiệu quả kinh tế thấp.
UBND huyện Tân Yên đã có những chủ trương để phát triển nơng nghiệp
một cách bền vững, thúc đẩy sản xuất hàng hóa, nâng cao thu nhập cho nhân dân
trên một đơn vị diện tích, thực hiện thành công chuyển dịch cơ cấu cây trồng
trong đó có kế hoạch xây dựng vùng lạc hàng hóa trên địa bàn huyện. Kế hoạch
của huyện trong những năm tới sẽ triển khai đưa các giống lạc mới vào sản xuất,
khuyến cáo nông dân đưa cây lạc vào công thức luân canh với lúa, đồng thời

chuyển một số diện sản xuất lúa năng suất thấp, không chủ động nước tưới sang
trồng lạc.
Xuất phát từ thực tế đó, chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh giống lạc L14 tại
huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang”.


3

2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
2.1.Mục đích
Xác định mật độ trồng và liệu lượng phân bón hợp lý cho vụ lạc Xuân
năm 2014 tại huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang.
2.2. Yêu cầu
Tìm hiểu ảnh hưởng của mật độ trồng, lượng phân bón đến sinh
trưởng, phát triển và năng suất và khả năng chống chịu của giống giống
L14 tại Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học:
- Xác định cơ sở khoa học về mật độ trồng và liều lượng phân bón hợp
lý cho lạc vụ Xuân 2014 tại huyện Tân Yên – Bắc Giang.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở khoa học để hồn thiện quy
trình thâm canh lạc có năng suất cao ở huyện Tân Yên và một số vùng trồng
lạc của tỉnh Bắc Giang. Ngồi ra kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung tài liệu
cho giảng dậy và nghiên cứu về cây lạc.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn:
- Góp phần tăng năng suất lạc vụ Xuân 2014 tại huyện Tân Yên – Bắc Giang.
- Nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập cho người trồng lạc trong vùng.



4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tầm quan trọng và vị trí của cây lạc
1.1.1. Giá trị dinh dưỡng và vai trị của cây lạc đối với chăn ni
Đối với cây lạc thì bộ phận sử dụng chủ yếu là hạt.
Thành phần hoá học của hạt lạc như sau: Nước 8 - 10%, dầu thô (lipit):
40 - 60 %, prôtêin thô: 26 - 34%, gluxit: 6 - 22%, xenlulô: 2 - 4,5%.
Với hàm lượng dầu (lipit) và protein cao, hạt lạc là loại hạt có giá trị
dinh dưỡng cao và từ lâu loài người đã sử dụng lạc như một nguồn thực phẩm
quan trọng. Ngoài việc sử dụng để luộc, rang, nấu canh, ép dầu để làm dầu ăn
thì gần đây, nhờ công nghiệp thực phẩm phát triển, con người đã chế biến
nhiều mặt hàng thực phẩm có giá trị từ lạc như : bơ lạc, pho mát lạc, sữa lạc…
Về mặt cung cấp năng lượng: do hạt lạc có hàm lượng dầu cao nên
năng lượng cung cấp rất lớn. Trong 100g hạt lạc, cung cấp 590 calo, trong khi
trị số này ở hạt đậu tương là 411, gạo tẻ là 353, thịt lợn nạc là 286, trứng vịt là
189 và cá chép là 99.
Ngồi ra, khơ dầu lạc, thân lá xanh còn là nguồn thức ăn giàu protein
được dùng làm thức ăn cho gia súc. Với giá trị chiếm tới 25 - 30% trong khẩu
phần thức ăn gia súc, khô dầu lạc đã đóng vai trị quan trọng đối với sự phát
triển của ngành chăn nuôi.
Thân lá xanh của lạc với năng suất 5 - 15 tấn/ha chất xanh (sau thu
hoạch quả) có thể dùng trong chăn ni đại gia súc.
Mặt khác, người ta có thể lấy vỏ quả lạc rồi đem nghiền thành cám đề
dùng cho chăn nuôi. Cám vỏ quả lạc có thành phần dinh dưỡng tương đương
cám gạo dùng để nuôi lợn, gà, vịt công nghiệp đều rất tốt.
Như vậy, từ lạc người ta có thể sử dụng khô dầu, thân lá xanh và cả
cám vỏ quả lạc để làm thức ăn gia súc, góp phần quan trọng trong việc phát
triển chăn nuôi [2].



5

1.1.2. Giá trị cây lạc trong hệ thống trồng trọt
Lạc không những cung cấp dinh dưỡng cho con người và gia súc, mà
nó cịn có khả năng cải tạo đất nhờ hệ thống vi khuẩn cộng sinh cố định đạm
và các bộ phận thân, lá, rễ của cây.
Cây lạc thuộc họ đậu, có khả năng đặc biệt là: cộng sinh với lồi vi
khuẩn Rhizobium virgna có khả năng sử dụng nitơ phân tử ở khí trời. Nhờ
khả năng đặc biệt này mà trồng lạc khơng cần bón nhiều đạm như các loại cây
trồng khác nhưng vẫn đảm bảo năng suất, đồng thời còn cung cấp trở lại cho
đất một lượng đạm đáng kể.
Lạc là đối tượng cây trồng được sử dụng nhiều trong các công thức
luân canh của hệ thống trồng trọt. Việc luân canh cây họ đậu với cây trồng
khác đã góp phần cải thiện chế độ dinh dưỡng khống đối với các loại cây
trồng này. Ngồi ra, lạc có bộ tán dày, có khả năng che phủ tốt, nên có khả
năng làm giảm mức độ xói mịn của đất, nâng cao độ phì đất, bảo vệ đất, đặc
biệt trong mùa mưa [13].
Theo kết quả nghiên cứu cơ cấu cây trồng tại Trung Quốc, đặc biệt là
việc thử nghiệm công thức luân canh các cây trồng cạn với lúa đã rút ra được
những kết luận có ý nghĩa khoa học và thực tiễn là: đưa các cây họ đậu vào
luân canh với lúa, giúp cải thiện tính chất lý, hoá của đất một cách rõ rệt, làm
thay đổi pH của đất, tăng hàm lượng chất hữu cơ, cải tạo thành phần cơ giới,
tăng lượng lân, kali dễ tiêu trong đất.
Ngô Đức Dương (1984) [12] khi nghiên cứu cơ cấu cây trồng ở các
vùng chuyên canh lạc phía Bắc nước ta đã kết luận: Cây lạc luân canh tốt nhất
với cây trồng họ hoà thảo đặc biệt là với lúa nước, ở thời điểm một năm sau
khi luân canh với cây lúa chế độ dinh dưỡng đất được cải thiện rõ rệt, pH đất
tăng, lượng chất hữu cơ tăng, hàm lượng đạm tổng số và hàm lượng lân dễ

tiêu trong đất đều tăng.
Theo tác giả Lê Văn Diễn và cộng sự (1991) [9] khi so sánh hiệu quả
kinh tế của các công thức luân canh trên các chân đất khác nhau ở một số
vùng chuyên canh lạc vùng đồng bằng Bắc Bộ đã chỉ ra rằng: ở tất cả các
công thức luân canh có lạc Xuân đều cho tổng thu nhập, lãi thuần và hiệu quả


6

đồng vốn đầu tư cao hơn so với các công thức luân canh khác trên cùng một
loại đất. Đồng thời, khi so sánh hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính ở
vụ Xuân như: lúa, lạc, đậu tương, ngô, các tác giả cũng ghi nhận việc trồng
lạc trong vụ Xuân cho thu nhập thuần cao hơn so với trồng các cây trồng
khác. Từ đó có thể thấy, lạc là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, đặc
biệt là với các công thức luân canh nền lúa và trồng lạc trong vụ Xuân cho
hiệu quả kinh tế cao hơn so với các cây trồng khác cùng thời vụ.
1.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ lạc trên thế giới và trong nước
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lạc trên thế giới.
Cây lạc là một cây lấy dầu có giá trị kinh tế cao và chiếm một vị trí
quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Cây lạc mặc dù có nguồn gốc từ Nam
Mỹ nhưng hiện nay được phân bố rộng trong phạm vi từ 400 vĩ Bắc đến 400 vĩ
Nam. Hiện nay, cây lạc được trồng ở hơn 100 nước và là cây trồng đứng thứ 2
sau cây đậu tương về diện tích trồng cũng như sản lượng trên thế giới.
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc của một số nước trên thế giới
Diện tích

Năng suất

Sản lượng


(triệu/ha)

(tấn/ha)

(triệu tấn)

Tên nước

2009

2011

2009

2010

2011

2009

Thế Giới

23,93 25,30 21,78

1,52

1,66

1,77


36,45 41,89 38,61

Ấn Độ

5,47

5,94

4,19

1.00

1,39

1,65

5,42

Trung Quốc

4,40

4,55

4,67

3,36

3,45


3,45

14,76 15,70 16,11

Nigeria

2,64

2,79

2,34

1,12

1,36

1,26

2,98

3,79

2,96

Senegal

1,05

1,19


0,86

0,97

1,07

0,60

1,03

1,28

0,52

Châu Mỹ

0,98

1,01

0,99

2,95

3,09

3,06

2,90


3,13

3,04

Indonesia

0,62

0,62

0,54

1,25

1,25

1,28

0,77

0,78

0,70

Việt Nam

0,24

0,23


0,22

2,08

2,10

2,08

0,51

0,49

0,46

2010

2010

8,26

2011

6,93

Nguồn: Faostat, [28]
Qua số liệu bảng 1.1 cho thấy: Diện tích trồng lạc của các nước trên
trên thế giới đều có xu hướng giảm dần. Chỉ riêng Trung Quốc là nước có
diện tích trồng lạc tăng liên tục năm 2011 tăng (0,27 triệu ha) so với năm



7

2009. Ấn Độ có diện tích trồng lạc năm 2011 chiếm (4,19 triệu ha) giảm (1,28
triệu ha) so với 2009. Nigeria diện tích tăng năm 2009 và 2010 tuy nhiên tốc
độ tăng chậm, nhưng đến năm 2011 lại giảm (0,3triệu ha) so với 2009.
Senegal diện tích năm 2011 (0,86 triệu ha) giảm so với 2010 (0,33 triệu ha) và
(0,19 triệu ha) so với năm 2009. Với Châu Mỹ có diện tích trồng lạc nhỏ, năm
2009 (0,98 triệu ha) năm 2010 có sự tăng diện tích (0,02 triệu ha) so với năm
2011. Indonesia là nước có diện tích trồng lạc giảm liên tục qua các năm từ
2009 đến 2011 tính đến năm 2011 đã giảm (0,08 triệu ha) so với 2009. Điều
đó chứng tỏ cây lạc khơng được chú trọng đầu tư mở rộng diện tích ở đây. Ở
Việt Nam diện tích cây lạc cũng giảm liên tục, năm 2009 diện tích chiếm
1,0% tổng diện tích trồng lạc thế giới. Đến năm 2010 diện tích lại giảm (0,01
triệu ha) so với năm 2009. Năm 2011 lúc này diện tích của Việt Nam chiếm
1,01% tổng diện tích trồng lạc thế giới.
Giai đoạn từ 2009 - 2011, năng suất lạc thế giới hầu như không tăng,
chỉ dao động từ (1,52 tấn/ha đến 1,77 tấn/ha). Chứng tỏ trong giai đoạn gần
đây khơng có biến động nào lớn trong sản xuất làm thay đổi năng suất. Các
nước có năng suất lạc tăng đó là: Ấn Độ, Indonesia. Trong đó năng suất tăng
nhiều nhất là Ấn Độ năm 2011 tăng (0,65 tấn/ha) so với năm 2009. Các nước
có năng suất tăng, giảm khơng ổn định là: Nigeria, Senegal, Châu Mỹ. Trong
đó Nigeria năm 2011 giảm (0,1 tấn/ha) so với năm 2010. Về Senegal năm
2011 giảm (0,37 tấn/ha) so với năm 2009. Còn Châu Mỹ năng suất lạc năm
2011 cũng giảm (0,11 tấn/ha) so với năm 2009. Ở các nước này, sản xuất lạc
sớm được đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng và sớm có những thành công vượt
trội. Tuy nhiên, giai đoạn này đang bị chững lại. Ở Việt Nam năng suất giai
đoạn này tăng giảm không đáng kể, năm 2011giảm (0,02 tấn/ha) so với 2010.
Sản lượng lạc thế giới năm 2011 giảm (3,28 triệu tấn) so với năm 2010
tăng (2,16 triệu tấn) so với năm 2009. Sản lượng giảm không phải do năng
suất lạc giảm mà chủ yếu do diện tích trồng lạc giảm. Trung Quốc là nước có

sản lượng lạc lớn. Tuy những năm gần đây có xu hướng giảm nhưng vẫn ln
chiếm vị trí đứng đầu thế giới đạt (16,11 triệu tấn) trong năm 2011, trong khi
sản lượng lạc của Việt Nam chỉ đạt (0,46 triệu tấn).


8

Tất cả các nước đã thành công trong phát triển và nâng cao hiệu quả
kinh tế sản xuất lạc đều rất chú ý đầu tư cho công tác nghiên cứu và ứng dụng
các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất. Rõ ràng rằng, tiềm năng to
lớn của cây lạc trong sản xuất chỉ có thể được khơi dậy thông qua việc áp
dụng rộng rãi các tiến bộ kỹ thuật trên đồng ruộng.
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lạc ở Việt Nam
Ở Việt Nam, từ những năm 1980, sản xuất lạc có chiều hướng phát
triển ngày càng tăng. Tuy nhiên, do trước đây cây lạc chưa được chú ý nhiều
nên năng suất còn thấp. Trong 10 năm từ năm 1981 đến năm 1990, diện tích
lạc tăng bình quân (7%/năm), sản lượng tăng (9%/năm). Từ năm 1990 - 1995,
sản xuất lạc tăng cả về diện tích và sản lượng, song năng suất còn thấp, chỉ
đạt khoảng (1 tấn/ha). Những năm từ 1996 - 1998 diện tích và sản lượng lạc
tăng rõ rệt, năng suất đạt gần (1,5 tấn/ha).
Theo Ngô Thế Dân và CS, (2000) [6], sự biến động về diện tích, năng
suất và sản lượng lạc ở Việt Nam từ năm 1975 đến 1998 chia làm 4 giai đoạn:
Từ năm 1975 - 1979: Giai đoạn này diện tích gieo trồng có xu thế giảm từ
(97,1 ngàn ha) năm 1976, xuống cịn (91,8 ngàn ha) năm 1979, giảm bình
qn (2,0%/năm). Năng suất và sản lượng giai đoạn này cũng giảm, năm
1976 năng suất đạt (10,3 tạ/ha), đến năm 1979 chỉ cịn (8,8 tạ/ha), giảm 5,0%.
Ngun nhân chính là thực trạng phong trào hợp tác xã hoá bị sa sút, yêu cầu
giải quyết đủ lương thực cần thiết đặt lên hàng đầu, sản xuất lạc lúc này chủ
yếu mang tính tự cung, tự cấp nên cây lạc không được đầu tư phát triển.
Từ năm 1980 - 1987: Thời kỳ này diện tích trồng lạc tăng nhanh từ

(91,8 ngàn ha) năm 1979 lên (237,8 ngàn ha) năm 1987. Tốc độ tăng trưởng
hàng năm từ (5,6%/ năm đến 24,8%/ năm). Diện tích năm 1987 tăng gấp 2 lần
so với năm 1980 và sản lượng tăng 2,3 lần. Mặc dù diện tích gieo trồng tăng
lên nhanh chóng, nhưng năng suất khơng tăng, chỉ dao động từ (8,8 - 9,7
tạ/ha), sản xuất lạc lúc này cịn mang tính quảng canh theo truyền thống.
Từ năm 1988 - 1993: Trong ba năm đầu diện tích trồng lạc giảm từ
(237,8 ngàn ha) năm 1987 xuống còn (201,4 ngàn ha) 1990 giảm với tốc độ
2,0% năm và sau đó phục hồi trở lại. Nguyên nhân chủ yếu là do mất thị


9

trường tiêu thụ truyền thống, thị trường mới chưa kịp tiếp cận, giá lạc thế giới
giảm trong 2 năm 1988 - 1989.
Từ năm 1994 - 1998: Giai đoạn này diện tích trồng lạc năm 1998
tăng 8% so với 1994 và sản lượng tăng 25%. Tốc độ tăng trưởng chủ yếu là
do sự tăng trưởng về năng suất. Do chúng ta đã tiếp cận được với thị trường
quốc tế và nhu cầu cho chế biến trong nước cũng tăng lên.
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc ở Việt Nam giai đoạn

Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009

2010
2011

2001 - 2011
Diện tích
Năng suất
(1.000ha)
(tạ/ha)

Sản lượng
(1.000tấn)

244,6
14,8
246,7
16,2
243,8
16,7
263,7
17,8
269,6
18,1
246,7
18,7
254,5
20,0
255,3
20,8
245,0
20,9

231,4
21,1
223,7
20,8
Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam 2013 [25]

363,1
400,4
406,2
469,0
489,3
462,5
510,0
530,2
510,9
487,2
465,9

Qua số liệu bảng 1.2: Trong giai đoạn từ 2001 - 2011, sản xuất lạc ở
Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực, năng suất và sản lượng có chiều
hướng tăng. Trong năm 2011 diện tích (223,7 nghìn ha) có chiều hướng giảm
(20,9 nghìn ha) so với năm 2001. Vế năng suất tăng (4,9 tạ/ha) so với 2001,
sản lượng (465,9 nghìn tấn), tăng (102,8 nghìn tấn) so với 2001. Năm 2011 so
với 2010 thì diện tích giảm (7,7 nghìn ha) và năng suất giảm (1,4 tạ/ha), sản
lượng giảm (21,3 nghìn tấn).
Sản suất lạc được phân bố ở trên tất cả các vùng sinh thái nơng nghiệp
Việt Nam ở nước ta đã hình thành 6 vùng sản xuất lạc chính như sau:
Vùng 1: Đồng bằng sơng Hồng
Vùng 2: Trung du và miền núi phía Bắc



10

Vùng 3: Bắc trung Bộ và Duyên hải miền Trung
Vùng 4: Tây Nguyên
Vùng 5: Đông Nam Bộ
Vùng 6: Đồng bằng sơng cửu Long
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc ở 6 vùng sản xuất lạc của
Việt Nam giai đoạn 2001 – 2011
Năm
vùng
1
2

2001

2002

2003

33,5
36,9

33,2
36,2

34,1
36,3

3


109,1

105,8

105,1

4
5
6
Vùn
g
1
2
3
4
5
6
Vùn
g
1
2

23,0
34,0
8,1

25,4
35,9
10,2


24,3
33,8
10,2

59,0
45,2

61,0
44,0

67,9
46,6

3

146,0

162,4

162,2

4
5
6

28,8
67,5
16,6


27,8
81,5
23,7

33,8
71,9
23,8

2004 2005
Diện tích
36,5 37,6
39,3 42,8
111,
116,0
3
25,3 24,5
38,4 34,8
12,9 13,8

2006

2007

33,0
41,6

34,7
44,2

107,1


111,2

23,1
29,9
12,1

21,0
29,8
13,4

2008

2009 2010 2011
Đơn vị: Nghìn ha
34,5
31,4
30,2 29,4
50,5
50,5
37,6 37,1
108,
108,9 103,1 99,3
3
19,5
17,5
17,4 16,9
29,6
24,9
20,1 15,4

13,7
12,6
11,1 12,6

Năng suất
17,6
12,2
13,4
12,5
19,9
20,5

17,9
12,2
15,3
10,9
22,7
23,2

19,9
12,8
15,4
13,9
21,3
23,3

21,9
15,9
16,5
6,8

23,8
26,5

21,2
15,0
16,0
13,8
24,5
29,2

Đơn vị:Tạ/ha
22,3
14,4
17,3
14,3
25,1
29,6

22,5
15,9
18,3
15,7
27,5
32,0

23,9
16,9
19,0
15,8
28,4

31,7

Sản lượng
79,9
62,3
183,
8
17,3
91,5
34,2

23,2
17,7
19,3
17,3
27,6
33,1

24,2
17,2
19,7
17,5
25,6
36,4

25,5
25,0
19,2
17,7
25,2

32,1

Đơn vị: Nghìn tấn

79,7
64,0

73,7
60,1

78,0
70,2

186,0

184,8

204,0

33,8
85,4
40,4

33,1
75,0
35,8

32,9
82,0
42,9


82,4
85,3
204,
0
30,9
84,2
43,4

72,8
86,7
210,7
30,3
68,7
41,7

73,0
88,9

74,9
92,5
191,
203,1
0
30.4 29,9
51,4 38,9
40,4 41,5

Nguồn: Web, [5]
- Về diện tích qua số liệu bảng 1.3 ta thấy:

Vùng 1: Đồng bằng sông Hồng có diện tích đứng thứ 3 trong cả nước
với (29400 ha), chiếm (13,1%) cả nước năm 2011. Lạc được trồng tập trung ở
các tỉnh: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Nam Định, Ninh Bình.


11

Vùng 2: Trung du và miền núi phía Bắc với diện tích (371000 ha) chiếm
(16,5%) đứng thứ 2 cả nước, tăng (0,2 ha) so với năm 2001. Lạc được trồng
chủ yếu ở Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên.
Vùng 3: Bắc trung Bộ và Duyên hải miền Trung là vùng có diện tích
(993000 ha) cũng là vùng có diện tích trồng lạc lớn nhất chiếm (44,4%) so với
cả nước, diện tích cũng giảm (9,8 ha) so với năm 2001. Lạc được trồng tập
trung chủ yếu ở các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh.
Vùng 4: Tây Nguyên là vùng cây lạc ít được chú trọng đầu tư phát triển, với
diện tích (16900 ha) và chiếm (7,5%) cả nước. Lạc được trồng tập trung chủ
yếu ở tỉnh Đắc Lắc.
Vùng 5: Có diện tích (15400 ha), chiếm (6,9%) cả nước, năm 2011 diện
tích giảm (18,6 ha) so với 2001. Lạc được trồng tập trung ở 2 tỉnh: Tây Ninh,
Bình Dương.
- Vùng 6: Đồng bằng sơng cửu Long (12600 ha) chiếm (5,6%) cả
nước. Có diện tích trồng lạc nhỏ nhất so với cả nước trong năm 2011, lạc
được trồng tập trung ở các tỉnh như Long An, Trà Vinh.
-Về năng suất qua bảng số liệu 1.3 ta thấy:
Vùng 1 : Đồng bằng sông Hồng, có năng suất (25,5 tạ/ha) có tăng (7,9
tạ/ha) so với năm 2001. Như vậy cây lạc từ năm 2004 đến 2011 có biến động
về năng suất khơng ngừng tăng, điều đó cho thấy cây lạc được chú trọng và
đầu tư.
Vùng 2: Trung du miền núi phía Bắc, năng suất (25,0 tạ/ha) tăng hơn so
với năm 2001 (12,8 tạ/ha). Năm 2011 chỉ thấp hơn vùng 1 là (0,5tạ/ha).

Vùng 3: Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung, năng suất (19,2
tạ/ha), tăng (5,8 tạ/ha) so với năm 2001, năng suất đứng thứ 5 trong cả nước.
Vùng 4: Tây Nguyên, là vùng có năng suất thấp nhất trong cả nước
(17,7 tạ/ha) nhưng cũng đã tăng (5,2 tạ/ha) so với năm 2011, chính tỏ vùng
này cây lạc chưa được quan tâm chăm sóc đúng kỹ thuật.
Vùng 5: Đơng Nam Bộ, có năng suất (25,2 tạ/ha) gần tương đương với
năng suất vùng 1, trong năm 2011cũng tăng (6,1 tạ/ha) so với năm 2001,


12

Vùng 6: Đồng bằng sông Cửu Long, năng suất cao nhất cả nước (32,1
tạ/ha), tăng (11,6 tạ/ha) so với năm 2001, cũng là vùng được chú trọng nhất
về kỹ thuật xản suất lạc.
- Về sản lượng qua số liệu bảng 1.3 ta thấy:
Sản lượng của vùng 3: Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung là
vùng có sản lượng lớn nhất cả nước (191000 tấn), tăng hơn (45000 tấn) so với
2001. Đứng thứ 2 về sản lượng trong cả nước là vùng 2: Trung du miền núi
phía Bắc, sản lượng (92500 tấn) tăng (47,3 tấn) so với năm 2001. Tiếp theo là
vùng 1: Đồng bằng sông Hồng, sản lượng (74900 tấn), tăng (15,9 tấn) so với
năm 2001, đứng thứ 3 trong nước. Vùng đứng thứ 4 trong nước: Đồng bằng
sông Cửu Long, sản lượng (41500 tấn). Vùng đứng thứ 5: Đơng Nam Bộ, với
(38900 tấn), vùng này có sản lượng giảm (28,6 tấn) so với năm 2001. Vùng 4
là vùng: Tây Nguyên, có sản lượng thấp nhất cả nước sản lượng năm 2011 là
(29900 tấn), tăng (1,1 tấn) so với năm 2001.
1.2.3. Tình hình sản xuất lạc ở Bắc Giang
Bảng 1.4. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc ở tỉnh Bắc Giang
giai đoạn 2000 - 2013
Năm
2000

2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013

Diện tích
(ha)
7.270
8.180
9.150
10.940
9.690
10.060
12.600
11.200
11.525
11.648
11.773
11.662

Năng suất
(tạ/ha)
11,95

16,10
18,40
18,82
17,16
19,03
20,05
20,62
22,1
22,8
24,06
24,7

Sản lượng
(tấn)
8.690
13.070
16.880
20.590
16.064
19.140
25.810
23.100
25.499
26.543
28.320
28.779

Nguồn: Niêm giám Thống kê tỉnh Bắc Giang 2013 [21]



13

Lạc được trồng chủ yếu trong vụ xuân, trên hầu hết các loại đất khác
nhau, như đất cao, đất 3 vụ/năm, đất vàn, đất đồi bãi nương rẫy. Tuy nhiên,
diện tích lạc thâm canh chủ yếu được trồng trên đất chuyên màu và đất 3
vụ/năm, tập trung ở các huyện Tân Yên, Hiệp Hòa, Lạng Giang...
Dựa vào đặc điểm sinh học của cây lạc, điều kiện thời tiết, đất đai của
địa phương thì thấy thích hợp cho cây lạc phát triển. Tại Bắc Giang, việc sản
xuất lạc vụ thu- đông bắt đầu từ gần 20 năm nay nhằm đáp ứng nhu cầu về
giống cho vụ xuân năm sau, nếu dư thừa đem bán lại được giá nên mang lại
hiệu quả kinh tế cao. Nhờ mở rộng diện tích trồng lạc vụ thu-đơng, làm cho
diện tích lạc của Bắc Giang tăng nhanh trong những năm qua, từ 7.270 ha (năm
2000) lên 11.662ha (năm 2013).
1.2.4. Tình hình sản xuất lạc ở huyện Tân Yên,tỉnh Bắc Giang
Tình hình sản xuất lạc của huyện trong một số năm gần đây được thể
hiện ở bảng 1.5.
Bảng 1.5. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc ở huyện Tân Yên, tỉnh
Bắc Giang từ năm 2010 - 2013
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(ha)

(tạ/ha)

(tấn)


2010

2445

23,2

5677

2011

2574

23,1

5945

2012

2439

25,0

6096

2013

2782.5

26,6


7407

Năm

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang 2013 [21]
Qua số liệu bảng 1.5 cho thấy, từ năm 2010 trở lại đây, diện tích trồng lạc
của huyện có tăng nhưng tốc độ chậm và khơng đều, thậm chí có năm diện tích
cịn giảm nhẹ vào năm 2012. Năng suất lạc của huyện nhìn chung khơng cao,
cao nhất là 26.6 tạ/ha vào năm 2013. Sản lượng tăng từ năm 2010-2013. Những
năm trước đây, chủ yếu trồng các giống lạc địa phương, năng suất thấp. Gần đây,


14

do áp dụng nhiều các tiến bộ kỹ thuật thâm canh mới và đưa các giống lạc mới
vào trồng nên sản lượng lạc đã tăng lên đáng kể.
Năm 2010, diện tích lạc tồn tỉnh là 11.525 ha, năng suất 22,1 tạ/ha, trong
đó diện tích lạc của huyện là 2.445 ha, chiếm 21,21% diện tích trồng lạc tồn
tỉnh, năng suất đạt 23,2 tạ/ha, cao hơn năng suất lạc của tỉnh. Năm 2011, diện
tích trồng lạc của tỉnh là 11.648 ha, huyện 2.574 ha, năng suất 22,8 tạ/ha, chiếm
22,1% diện tích của cả tỉnh, năng suất đạt 23,1 tạ/ha, cao hơn năng suất toàn tỉnh
là 0.6 tạ/ha. Đến năm 2012, tổng diện tích lạc tồn tỉnh là 11.773 ha, năng suất
bình qn đạt 24,06 tạ/ha, diện tích lạc của huyện là 2.439 ha, (chiếm trên
20,72% diện tích lạc tồn tỉnh), năng suất đạt 25 tạ/ha, cao hơn 0,94 tạ/ha so
với năng suất bình quân của tỉnh, sản lượng đạt 6.096 tấn. Như vậy, sản suất
lạc của Tân Yên so với các tỉnh khác thì cịn rất thấp. Ví dụ như năm 2013,
Bắc Giang có năng suất lạc là 24,7 tạ/ha, sản lượng là 28,779 tấn (Theo số
liệu của Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang ); Nghệ An năng suất đạt 22,6 tạ/ha,
sản lượng 52000 tấn...( Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh nghệ An)
Qua điều tra tình hình sản xuất lạc ở một số xã điển hình của huyện,

sau khi tổng hợp kết qủa điều tra cho thấy, nguyên nhân hạn chế sản xuất lạc
ở Tân Yên là:
- Lượng phân hữu cơ, phân khoáng (đặc biệt là hàm lượng K2O) và vơi
bón bổ sung cho lạc cịn thấp so với tiêu chuẩn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn khuyến cáo (Bón 5000 kg phân chuồng + 30 kg N + 90 kg P2O5 + 60
kg K2O + 500 kg vôi bột cho 1 ha). Hầu hết các hộ nông dân khơng quen bón
vơi cho lạc, bón phân theo cảm tính chứ khơng bón theo nhu cầu dinh dưỡng của
cây lạc. Do vậy, không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cung cấp cho quá trình
sinh trưởng phát triển của cây lạc dẫn đến năng suất thấp và nhiều sâu bệnh.
- Người dân thường có thói quen gieo trồng khơng đúng khoảng cách,
mật độ. Phần đa trồng thưa hơn so với quy trình gây lãng phí đất, giảm năng
suất trên đơn vị diện tích.


15

Tân n có tổng diện tích đất trồng lúa là 6007,84 ha. Trong đó diện
tích đất một vụ là 2205,1 ha, có thành phần cơ giới nhẹ. Đây là điều kiện rất
thuận lợi để mở rộng diện tích lạc trên đất một vụ lúa của huyện. Huyện đã có
định hướng trong những năm tới khuyến cáo nông dân đưa cây lạc vào công
thức luân canh với lúa, đồng thời chuyển một số diện sản xuất lúa năng suất
thấp, không chủ động nước tưới sang trồng lạc.
Điều kiện thời tiết khí hậu theo số số liệu bảng 2.2 thì ở Tân Yên thuận
lợi cho phát triển cây lạc và thu nhập từ cây lạc cao hơn so với trồng lúa, ngô,
khoai lang. Do vậy được người dân nhiệt tình hưởng ứng.
Những năm gần đây việc tiêu thụ sản phẩm lạc ở địa phương tương đối
thuận lợi.
Để đẩy mạnh việc thâm canh tăng năng suất lạc ở Tân Yên thì người dân cần:
- Đẩy mạnh và phát triển vụ lạc Thu Đông để cung cấp nguồn giống
chất lượng tốt phục vụ sản xuất vụ Xuân năm sau.

- Bón bổ sung phân hữu cơ và các loại phân khoáng cân đối và hợp lý,
gieo trồng mật độ thích hợp nhằm khơng ngừng nâng cao năng suất lạc một
cách bền vững.
Ngoài ra huyện cần có cơ chế chính sách khuyến khích nơng dân phát
triển cây lạc trong những năm tới. Huyện giao chỉ tiêu về diện tích, sản lượng
cho các xã để các địa phương phấn đấu phát triển và hỗ trợ một phần giống, vật
tư cho nông dân đồng thời quy hoạch vùng trồng lạc lớn, tập trung để dễ quản lý
và tiện cho việc đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất.
1.3. Tình hình nghiên cứu về cây lạc trên thế giới và trong nước
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.3.1.1. Tình hình nghiên cứu mật độ và khoảng cách trồng lạc trên thế giới
A’Brook (1964) cho rằng mật độ trồng lạc quá cao, trồng dày làm tỷ lệ
bệnh hại lá và môi giới truyền bệnh tăng, năng suất không tăng so với trồng ở
mật độ trung bình.


16

Tại Ấn Độ, họ cho rằng trồng lạc trong điều kiện nhờ nước trời thì
khoảng cách 30 cm x 7,5 cm là tốt nhất [27].
Ở miền Bắc Trung Quốc mật độ thích hợp của giống lạc thuộc kiểu hình
Virginia được gieo trồng trong vụ Xuân như Luhua 4, Hua 17 trên đất có độ phì
trung bình thì mật độ khoảng 220.000 - 270.000 cây/ha, còn đối với đất giàu dinh
dưỡng mật độ là 200.000 - 240.000 cây/ha. Các giống lạc thuộc loại hình Spanish
như Baisha 1016, Luhua 8, 12, 13 và 15 thì mật độ trồng là 360.000 - 420.000
cây/ha. Trong điều kiện trồng phụ thuộc vào nước trời mật độ là 300.000 380.000 cây/ha [17].
Miền Nam Trung Quốc, với giống đứng cây trồng trong vụ Xuân trên
đất đồi hoặc trong vụ lạc Thu ở đất lúa, mật độ trồng thích hợp là 270.000 300.000 cây/ha [27].
1.3.1.2. Tình hình nghiên cứu về dinh dưỡng và bón phân cho lạc trên thế giới
a, Tình hình nghiên cứu về dinh dưỡng của cây lạc

Hầu hết đất trồng lạc có thành phần cơ giới nhẹ nên nghèo dinh dưỡng,
vì vậy sự sinh trưởng của cây lạc phụ thuộc nhiều vào chế độ dinh dưỡng mà
cây được cung cấp trong một vụ canh tác. Cũng như các loại cây trồng khác,
cây lạc cần dưỡng chất khoáng đa lượng lẫn vi lượng, đặc biệt là P, Ca, Mo.
Vì thế trong dân gian có câu "khơng lân khơng vơi thì thơi trồng lạc".
+ Đạm (N):
Thời kỳ lạc hấp thu đạm nhiều nhất là thời kỳ ra hoa, làm quả và hạt, thời
kỳ này chỉ chiếm 25% tổng TGST của cây lạc, nhưng hấp thụ từ 40 - 45% nhu
cầu đạm của cả chu kì sinh trưởng [11]. Nguồn đạm do vi khuẩn cộng sinh cố
định đạm cung cấp có thể đáp ứng được 50 - 70% nhu cầu đạm của cây và sau
khi thu hoạch nó để lại trong đất một lượng đạm đáng kể [1].
Tuy nhiên các nốt sần chỉ xuất hiện khi lạc có cành nhánh và phát triển
nhiều khi lạc bắt đầu ra hoa. Do vậy, ở giai đoạn đầu sinh trưởng của cây còn
nhỏ (3 - 5 lá) cần được bổ sung một lượng đạm hoặc bón một lượng đạm kết


17

hợp với phân chuồng, nhằm tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển
mạnh, thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn cộng sinh ở giai đoạn sau [4]. Mặc
dù yêu cầu về N của cây lạc là rất lớn, song cũng chỉ cần bón một lượng nhỏ
(25 - 30 kg N/ha) tuỳ từng giống hay từng loại đất là đủ. Nhiều nhà nghiên
cứu đã cho thấy năng suất quả lạc chỉ tăng khi có một tỉ lệ thích hợp giữa N và P,
khơng nên chỉ bón đơn lẻ một loại yếu tố đó. Bón N có thể bón vào đất và bón
qua lá. Hiệu lực 1 kg đạm nguyên chất tăng từ 5 đến 8,6 kg lạc vỏ [2].
+ Lân (P O ):
2 5
Lân là yếu tố dinh dưỡng chủ đạo của cây lạc. Lân có tác dụng kích
thích sự sinh trưởng của cây lạc, làm cho lạc chín sớm, lân thúc đẩy sự phát
triển của nốt sần, tăng sức sống của hạt [15]. Bón lân cho lạc làm tăng khả

năng tích luỹ chất khơ của cây, kéo dài thời gian ra hoa và tăng tỷ lệ đậu quả
[22]. Tuy nhiên khi nghiên cứu nhu cầu về lân của cây lạc, rất nhiều tác giả
cho rằng, lạc hút một lượng lân tương đối nhỏ. Bởi trong thực tế cây lạc có
thể mọc bình thường dù trong đất rất ít lân dễ tiêu, điều này có thể được là
nhờ sự hình thành liên kết rễ - nấm, hay vi khuẩn photphobacteria sống ở
vùng rễ và làm lân khó tiêu chuyển thành lân dễ tiêu.
Lạc hấp thụ lân nhiều nhất ở thời kỳ ra hoa, hình thành quả. Trong thời
gian này, lạc hấp thu tới 45% lượng hấp thụ lân của cả chu kỳ sinh trưởng. Sự
hấp thu lân giảm rõ rệt ở giữa thời kỳ quả chín [11]. Theo kết quả nghiên cứu
về lân đối với lạc cho thấy rằng, đất càng nghèo lân thì hiệu lực của phân lân
càng cao. Mặc dù cây lạc chỉ cần một lượng lân nhỏ dễ tiêu để sản xuất ra
lượng lạc quả lớn. Song đối với cây lạc, vẫn phải bón một một lượng phân lân
lớn vì hiệu quả hấp thụ lân từ phân bón rất thấp.
+ Kali (K2O):
Kali có vai trị quan trọng trong sự quang hợp của lá và sự phát triển
của quả, tăng khả năng giữ nước của tế bào, làm cho thành tế bào vững chắc,
tăng thêm tính chịu hạn và chống xuất hiện nhiều quả 1 hạt [16]. Thiếu kali


×