Tải bản đầy đủ (.pdf) (185 trang)

Nghiên cứu sử dụng tinh bột biến tính nhằm nâng cao độ dẻo độ dai và độ bền đông kết của sản phẩm tôm surimi cá hố trichiurus haumenla

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.08 MB, 185 trang )

i
..

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan cơng trình khoa học trong luận án là của chính mình. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác.

Tác giả luận án

Thái Văn Đức


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành Luận án này
Trước hết tơi xin gửi tới Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm Khoa Sau đại học và
Ban Chủ nhiệm Khoa Công nghệ Thực phẩm sự kính trọng, niềm tự hào được học
tập và nghiên cứu tại Trường trong những năm qua.
Sự biết ơn sâu sắc nhất xin được giành cho Cô GS. TS. Trần Thị Luyến nguyên Phó Hiệu trưởng - Trường Đại học Nha Trang và TS. Vũ Ngọc Bội Trưởng khoa Cơng nghệ Thực phẩm đã tận tình hướng dẫn và động viên tơi trong
suốt q trình thực hiện luận án.
Xin chân thành cám ơn: GS.TSKH Nguyễn Trọng Cẩn – Nguyên Hiệu trưởng
– Trường Đại học Nha Trang, PGS. TS. Trang Sỹ Trung - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nha Trang, TS. Đỗ Văn Ninh - Phó Hiệu trưởng - Trường Đại học
Thái Bình Dương, PGS. TS. Ngơ Đăng Nghĩa - Giám đốc - Viện Công nghệ Sinh
học và Môi trường, TS. Nguyễn Anh Tuấn - Bộ môn Công nghệ Chế biến Thủy sản
và các thầy cô phản biện đã cho tơi những lời khun q báu để cơng trình nghiên
cứu được hồn thành có chất lượng.
Xin cám ơn q thầy cô giáo trong khoa Công nghệ Thực phẩm và các cán bộ
- Phịng thí nghiệm Cơng nghệ Thực phẩm đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho
tơi trong suốt thời gian thực hiện luận án này.


Đặc biệt, xin được ghi nhớ tình cảm, sự giúp đỡ, động viên của gia đình và
bạn bè ln ln chia sẻ cùng tơi trong q trình nghiên cứu.


ĐẠI HỌC NHA TRANG
Thái Văn Đức

Nghiên cứu sử dụng tinh bột biến tính nhằm nâng
cao độ dẻo, độ dai và độ bền đông kết của sản phẩm
tôm surimi cá hố (Trichiurus haumenla)

2014


iii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT .................................................... vii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................x
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN .....................................................................................4
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SURIMI VÀ SẢN
PHẨM TÔM SURIMI ...................................................................................................4
1.1.1. Giới thiệu chung về surimi .......................................................................4
1.1.2. Giới thiệu chung về sản phẩm mô phỏng từ surimi .................................6

1.1.3. Nguyên liệu sản xuất surimi và sản phẩm mơ phỏng ...............................8
1.2. NHỮNG CƠNG ĐOẠN QUAN TRỌNG VÀ CÁC YẾU TỐ CÔNG NGHỆ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG SURIMI .......................................................12
1.2.1. Công đoạn rửa thịt cá .............................................................................12
1.2.2. Quá trình bổ sung và nghiền trộn phụ gia ..............................................17
1.2.3. Sự hình thành, điều kiện và cơ chế tạo gel .............................................19
1.3. TỔNG QUAN VỀ TINH BỘT VÀ TINH BỘT BIẾN TÍNH ...........................23
1.3.1. Khái quát về tinh bột .............................................................................23
1.4. KHÁI QUÁT VỀ ĐỘ DẺO, ĐỘ DAI VÀ ĐỘ BỀN ĐÔNG KẾT CỦA
SURIMI VÀ SẢN PHẨM TÔM SURIMI ...............................................................34
1.4.1. Khái quát về độ dẻo, độ dai ....................................................................34
1.4.2. Khái quát về độ bền đông kết .................................................................35
1.5. CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VỀ SURIMI VÀ SẢN
PHẨM MÔ PHỎNG .................................................................................................35
1.5.1. Các nghiên cứu về công đoạn rửa thịt cá trong sản xuất surimi ............35


iv
1.5.2. Các nghiên cứu sử dụng tinh bột, tinh bột biến tính làm chất hỗ trợ kỹ
thuật nhằm nâng cao chất lượng surimi và sản phẩm mô phỏng ..............................40
CHƯƠNG II.: NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...44
2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU........................................................................................44
2.1.1. Nguyên liệu chính ..................................................................................44
2.1.2. Chất phụ gia thực phẩm..........................................................................44
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................46
2.2.1. Phương pháp tổng thể .............................................................................46
2.2.2. Thu và xử lý mẫu ....................................................................................47
2.2.3. Phương pháp lấy mẫu ............................................................................47
2.2.4. Phương pháp đánh giá chất lượng cảm quan .........................................47
2.2.5. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu hóa học .........................................47

2.2.6. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu vi sinh vật .....................................47
2.2.7. Phương pháp đánh giá một số tính chất lưu biến của surimi .................47
2.3. SƠ ĐỒ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM .........................................................................48
2.3.1. Sơ đồ nghiên cứu tổng quát ....................................................................48
2.3.2. Sơ đồ bố trí thu và xử lý mẫu .................................................................50
2.3.3. Xác định chế độ rửa lần một ..................................................................51
2.3.4. Xác định lực ép tách nước thịt cá hố sau khi rửa bằng dung dịch cồn ...55
2.3.5. Xác định tỷ lệ phối trộn phụ gia thích hợp .............................................56
2.3.6. Xác định tỷ lệ phụ gia tối ưu trong sản xuất sản phẩm tôm surimi cá hố ..
..........................................................................................................................59
2.3.7. Xác định tỷ lệ hương tôm bổ sung .........................................................62
2.3.8. Ảnh hưởng của tinh bột biến tính đến chất lượng sản phẩm tôm surimi
cá hố theo thời gian bảo quản đông ..........................................................................63
2.3.9. Ảnh hưởng của công đoạn hấp đến chất lượng sản phẩm tôm surimi cá
hố bổ sung tinh bột biến tính theo thời gian bảo quản đơng .....................................64
2.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ..................................................................65
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...........................66


v
3.1. XÁC ĐỊNH MỘT SỐ THÀNH PHẦN KHỐI LƯỢNG VÀ HÓA HỌC CƠ
BẢN CỦA ĐỐI TƯỢNG CÁ HỐ ...........................................................................66
3.2. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ CÔNG NGHỆ ĐẾN
ĐỘ DẺO, ĐỘ DAI (ĐỘ UỐN LÁT) VÀ ĐỘ BỀN ĐƠNG KẾT CỦA SURIMI CÁ
HỐ ..........................................................................................................................67
3.2.1. Nghiên cứu cơng đoạn rửa thịt cá hố lần một bằng dung dịch cồn .............67
3.2.2. So sánh chất lượng surimi cá hố rửa lần một bằng dung dịch cồn với
chất lượng surimi cá hố rửa lần một bằng dung dịch acid acetic ..............................76
3.2.3. Ảnh hưởng của chế độ ép tách nước đến chất lượng surimi cá hố .........79
3.2.4. Nghiên cứu sử dụng tinh bột biến tính làm phụ gia nâng cao độ dẻo, độ

dai (độ uốn lát) và độ bền đông kết surimi cá hố ......................................................83
3.2.5. Kết quả so sánh chất lượng surimi cá hố giữa qui trình đề xuất và qui
trình tham khảo .........................................................................................................93
3.2.6. Đề xuất quy trình sản xuất surimi cá hố .................................................95
3.2.7. Đánh giá chất lượng surimi cá hố sản xuất theo qui trình đề xuất .........97
3.3. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ LỆ PHỐI TRỘN PHỤ GIA ĐẾN
CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TƠM SURIMI CÁ HỐ .............................................98
3.3.1. Xác định cơng thức phối trộn phụ gia thích hợp nhằm nâng cao độ dẻo,
dai (độ uốn lát) và độ bền đông kết sản phẩm tôm surimi cá hố ..............................98
3.3.2. Xác định thời gian nghiền trộn thích hợp trong sản xuất sản phẩm tơm
surimi cá hố .............................................................................................................109
3.3.3. Ảnh hưởng của tỷ lệ hương tôm đến chất lượng cảm quan của sản phẩm
tôm surimi cá hố ......................................................................................................111
3.3.4. Đề xuất qui trình sản xuất sản phẩm tôm surimi cá hố ........................112
3.3.5. Đánh giá chất lượng sản phẩm tơm surimi cá hố sản xuất theo qui trình
đề xuất .....................................................................................................................114
3.4. ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI GIAN BẢO QUẢN ĐÔNG ĐẾN MỘT SỐ CHỈ
TIÊU CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TÔM SURIMI CÁ HỐ.................................114


vi
3.4.1. Ảnh hưởng của thời gian bảo quản đông đến độ bền đông kết sản phẩm
tôm surimi cá hố ......................................................................................................114
3.4.2. Ảnh hưởng của thời gian bảo quản đông đến chất lượng cảm quan của
sản phẩm tôm surimi cá hố......................................................................................116
3.4.3. Ảnh hưởng của thời gian bảo quản đông đến lượng dịch thốt ra sau rã
đơng của sản phẩm tơm surimi cá hố ......................................................................118
3.4.4. Ảnh hưởng của công đoạn hấp đến chất lượng cảm quan và hiệu suất
thu hồi của sản phẩm tôm surimi cá hố ...................................................................120
3.5. Đánh giá tổng hợp sự biến đổi các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm tôm surimi

cá hố theo thời gian bảo quản (xử lý số liệu đa biến) .............................................123
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................125
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................128
PHẦN PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1 ........................................................................................................1
PHỤ LỤC 2 ........................................................................................................2
PHỤ LỤC 3 ........................................................................................................9
PHỤ LỤC 4 ......................................................................................................13
PHỤ LỤC 5 ......................................................................................................26
PHỤ LỤC 6 ......................................................................................................30


vii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
ADI

Acceptable Daily Intake: Lượng ăn vào hàng ngày chấp nhận được,
mg/kg thể trọng, khơng gây hại

ANOVA

Analysis Of Variance: Phân tích phương sai

BHA

Butyl Hydroxy Anizon

BTTN


Bố trí thí nghiệm

CAS

Chemical Abstracts Service: Chuỗi số định danh các hóa chất do
hiệp hội hóa chất Mỹ xây dựng

CFU

Colony-Forming Unit: Số đơn vị khuẩn lạc

CLCQ

Chất lượng cảm quan

dd

Dung dịch

DF

Degree of Freedom: Số bậc tự do

ĐBĐK

Độ bền đông kết

INS

International Numbering System: Hệ thống chỉ số đánh số cho mỗi

chất phụ gia do Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế xây dựng

F
FAO

Giá trị F (kiểm định Fisher), có độ tin cậy 95%
Food and Agriculture Organization: Tổ chức nông lương thế giới

N

Số thí nghiệm

QCVN

Qui chuẩn quốc gia

SP

Sản phẩm

SX

Sản xuất

TCVN

Tiêu chuẩn quốc gia

VKHK


Vi khuẩn hiếu khí

VSV

Vi sinh vật


viii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần hóa học của surimi (%) ..........................................................4
Bảng 2.1. Điều kiện thí nghiệm cho q trình rửa thịt cá hố lần một ......................52
Bảng 2.2. Ma trận qui hoạch thực nghiệm và số lượng thí nghiệm rửa thịt cá hố lần
một bằng dung dịch cồn ............................................................................................53
Bảng 2.3. Điều kiện thí nghiệm lựa chọn tỷ lệ phối trộn phụ gia sản xuất
surimi cá hố ............................................................................................................57
Bảng 2.4. Ma trận qui hoạch thực nghiệm thí nghiệm phối trộn phụ gia có bổ sung
tinh bột biến tính sản xuất surimi cá hố ....................................................................57
Bảng 2.5. Điều kiện thí nghiệm xác định cơng thức phối trộn phụ gia được chọn
trong sản xuất sản phẩm tôm surimi cá hố ..............................................................60
Bảng 2.6. Ma trận bố trí thí nghiệm phối trộn phụ gia trong sản xuất sản phẩm tơm
surimi cá hố theo mơ hình Box_Behnken .................................................................61
Bảng 3.1. Thành phần khối lượng cơ bản của đối tượng cá hố ................................66
Bảng 3.2. Thành phần hóa học cơ bản của đối tượng cá hố .....................................66
Bảng 3.3. Xác định độ bền đông kết của surimi cá hố ở các chế độ rửa thịt cá lần
một bằng dung dịch cồn ............................................................................................68
Bảng 3.4. Phân tích ANOVA độ bền đơng kết surimi cá hố theo chế độ rửa thịt
cá lần một đã chọn.....................................................................................................69
Bảng 3.5. Kiểm chứng số liệu từ thực nghiệm và phương trình hồi qui theo chế độ
rửa thịt cá đã chọn .....................................................................................................73

Bảng 3.6. Ảnh hưởng của nồng độ cồn trong dung dịch rửa đến độ uốn lát và chất
lượng cảm quan surimi cá hố ....................................................................................74
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của lực ép tách nước tới độ uốn lát của surimi cá hố ............79
Bảng 3.8. Kết quả xác định độ bền đông kết của surimi cá hố theo tỷ lệ phối trộn
phụ gia có bổ sung tinh bột biến tính sản xuất surimi...............................................84
Bảng 3.9. Kết quả phân tích ANOVA về độ bền đơng kết surimi cá hố theo tỷ
lệ phối trộn phụ gia đã chọn ...................................................................................85


ix
Bảng 3.10. Kết quả tối ưu hóa tỷ lệ phụ gia bổ sung vào surimi theo phương trình
hồi qui và kết quả thực nghiệm kiểm chứng số liệu tối ưu hóa ...............................90
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của tỷ lệ tinh bột biến tính xung quanh điểm tối ưu đến độ
uốn lát và chất lượng cảm quan surimi cá hố ............................................................90
Bảng 3.12. Các chỉ tiêu chất lượng surimi cá hố SX theo quy trình đề xuất ............97
Bảng 3.13. Chỉ tiêu vi sinh vật của surimi cá hố sản xuất thử nghiệm .....................98
Bảng 3.14. Xác định độ bền đông kết của sản phẩm tôm surimi cá hố theo các tỷ lệ
phối trộn phụ gia .......................................................................................................98
Bảng 3.15. Phân tích ANOVA độ bền đơng kết của sản phẩm tôm surimi cá hố
...................................................................................................................................99
Bảng 3.16. Kiểm chứng số liệu thực nghiệm và phương trình hồi qui theo tỷ lệ phối
trộn phụ gia sản xuất sản phẩm tôm surimi cá hố đã chọn .....................................103
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của tinh bột biến tính đến độ uốn lát và chất lượng cảm quan
sản phẩm tôm surimi cá hố......................................................................................106
Bảng 3.18. Các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm tôm surimi cá hố sản xuất theo quy
trình đề xuất.............................................................................................................114
Bảng 3.19. Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu vi sinh của sản phẩm tôm surimi cá hố..114


x


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ qui trình cơng nghệ tổng qt sản xuất surimi .................................5
Hình 1.2. Sơ đồ cơng nghệ sản xuất sản phẩm tơm surimi ........................................7
Hình 1.3. Cá hố nguyên liệu tại nhà máy sản xuất surimi ........................................11
Hình 1.4. Các kiểu liên kết tạo gel surimi ................................................................20
Hình 1.5. Cơ chế hình thành lưới gel protein trong surimi ......................................23
Hình 1.6. Cấu tạo của tinh bột ..................................................................................24
Hình 1.7. Vi ảnh cấu trúc tinh bột sắn (1500X) .......................................................25
Hình 1.8. Amilose và Amilopectin ..........................................................................25
Hình 1.9. Các liên kết gel surimi khi có bột mì .......................................................28
Hình 1.10. Vi ảnh tinh bột ngơ ở 300C .....................................................................30
Hình 1.11. Vi ảnh tinh bột ngơ ở 600C .....................................................................30
Hình 1.12. Vi ảnh tinh bột ngơ ở 650C .....................................................................30
Hình 1.13. Vi ảnh tinh bột ngơ ở 800C .....................................................................30
Hình 1.14. Vi ảnh tinh bột ngơ ở 850C .....................................................................31
Hình 2.1. Cá hố ........................................................................................................44
Hình 2.2. Cấu tạo của tinh bột biến tính liên kết ngang phosphate .........................45
Hình 2.3. Sơ đồ nghiên cứu tổng qt.......................................................................48
Hình 2.4. Bố trí thu và xử lý mẫu nghiên cứu...........................................................50
Hình 2.5. Bố trí thí nghiệm rửa thịt cá hố lần một bằng dung dịch cồn ...................51
Hình 2.6. Sơ đồ thực nghiệm xác định chế độ rửa thịt cá hố tối ưu trong sản xuất
surimi .........................................................................................................................54
Hình 2.7. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định lực ép tách nước thịt cá hố ...................55
Hình 2.8. Bố trí thí nghiệm xác định tỷ lệ phụ gia phối trộn thích hợp ....................56
Hình 2.9. Sơ đồ thực nghiệm tìm cơng thức phối trộn phụ gia tối ưu trong sản xuất
surimi cá hố ...............................................................................................................58
Hình 2.10. Sơ đồ xác định công thức phối trộn phụ gia tối ưu trong sản xuất sản
phẩm tôm surimi cá hố ..............................................................................................59
Hình 2.11. Bố trí thí nghiệm xác định tỷ lệ hương tơm bổ sung thích hợp trong sản

xuất sản phẩm tôm surimi cá hố ................................................................................62


xi
Hình 2.12. Bố trí thí nghiệm xác định ảnh hưởng của tinh bột biến tính đến chất
lượng sản phẩm tơm surimi cá hố theo thời gian bảo quản đơng .............................63
Hình 2.13. Bố trí thí nghiệm xác định thời gian hấp thích hợp sản phẩm tơm surimi
cá hố ..........................................................................................................................64
Hình 2.14. Bố trí thí nghiệm xác định ảnh hưởng của cơng đoạn hấp đến chất lượng
sản phẩm tôm surimi cá hố bổ sung TBBT trong bảo quản đơng.............................64
Hình 3.1B. Biểu đồ biểu diễn ảnh hưởng và mối tương tác của yếu tố thời gian rửa
và tỷ lệ thịt cá/nước rửa trong công đoạn rửa lần một đến độ bền đông kết surimi cá
hố ...............................................................................................................................70
Hình 3.1C. Biểu đồ biểu diễn ảnh hưởng và mối tương tác của yếu tố thời gian rửa
và nồng độ cồn trong công đoạn rửa lần một đến độ bền đơng kết surimi cá hố .....71
Hình 3.2. Sự thay đổi độ bền đông kết của surimi cá hố rửa bằng các dung dịch khác
nhau ...........................................................................................................................76
Hình 3.3. Sự thay đổi điểm cảm quan chung của surimi cá hố rửa bằng các dung
dịch khác nhau...........................................................................................................77
Hình 3.4. Ảnh chụp cấu trúc cơ thịt ..........................................................................78
Hình 3.5. Ảnh hưởng của lực ép tách nước tới hàm lượng nước của surimi cá hố .......80
Hình 3.6. Ảnh hưởng của lực ép tách nước tới điểm cảm quan chung surimi cá hố .......80
Hình 3.7. Ảnh hưởng lực ép tách nước tới độ bền đông kết của surimi cá hố .........81
Hình 3.8A. Biểu đồ biểu diễn ảnh hưởng và mối tương tác của các yếu tố tinh bột
biến tính và sorbitol bổ sung đến độ bền đơng kết của surimi cá hố ........................86
Hình 3.8B. Biểu đồ biểu diễn ảnh hưởng và mối tương tác của các yếu tố gelatin và
sorbitol bổ sung đến độ bền đông kết của surimi cá hố ............................................86
Hình 3.8C. Biểu đồ biểu diễn ảnh hưởng và mối tương tác của các yếu tố tinh bột
biến tính và gelatin bổ sung đến độ bền đơng kết của surimi cá hố .........................87
Hình 3.9. Hình ảnh chụp cấu trúc surimi cá hố bổ sung 3% tinh bột biến tính ........92

Hình 3.10. Biểu đồ so sánh độ bền đơng kết surimi cá hố giữa qui trình đề xuất và
qui trình tham khảo ...................................................................................................93


xii
Hình 3.11. Biểu đồ so sánh điểm cảm quan chung của surimi cá hố giữa qui trình đề
xuất và qui trình tham khảo .......................................................................................94
Hình 3.12. Sơ đồ quy trình sản xuất surimi cá hố .....................................................96
Hình 3.13. Biểu đồ biểu diễn ảnh hưởng và mối tương tác của các yếu tố phụ gia
đến độ bền đông kết của sản phẩm tôm surimi cá hố .............................................102
Hình 3.14. Mơ hình liên kết giữa protein và sorbitol trong sản phẩm tơm surimi cá
hố ............................................................................................................................104
Hình 3.15. Mơ hình liên kết giữa protein và đường trong sản phẩm tơm surimi cá hố .....105
Hình 3.16. Ảnh chụp cấu trúc sản phẩm tôm surimi cá hố khi phối trộn tinh bột biến
tính làm phụ gia .......................................................................................................107
Hình 3.17. Ảnh hưởng của thời gian nghiền trộn đến độ bền đông kết của sản phẩm
tơm surimi cá hố ......................................................................................................109
Hình 3.18. Ảnh hưởng của thời gian nghiền trộn đến điểm cảm quan chung của sản
phẩm tơm surimi cá hố ............................................................................................110
Hình 3.19. Ảnh hưởng của tỷ lệ hương tôm đến điểm cảm quan chung của sản phẩm
tơm surimi cá hố ......................................................................................................111
Hình 3.20. Qui trình sản xuất sản phẩm tơm surimi cá hố ......................................112
Hình 3.21. Ảnh hưởng của thời gian bảo quản đông đến độ bền đông kết của sản
phẩm tôm surimi cá hố ............................................................................................115
Hình 3.22. Ảnh hưởng của thời gian bảo quản đơng đến điểm cảm quan chung của
sản phẩm tôm surimi cá hố......................................................................................117
Hình 3.23. Ảnh hưởng của thời gian bảo quản đơng đến lượng dịch thốt ra khi tan
giá sản phẩm tơm surimi cá hố ................................................................................119
Hình 3.24. Ảnh hưởng của thời gian hấp đến chất lượng cảm quan sản phẩm tôm
surimi cá hố trong bảo quản đơng ...........................................................................121

Hình 3.25. Ảnh hưởng của tinh bột biến tính đến hiệu suất thu hồi sau hấp của sản
phẩm tơm surimi cá hố trong q trình bảo quản đơng ..........................................122
Hình 3.26. Kết quả nghiên cứu sự tương quan giữa các chỉ tiêu chất lượng của sản
phẩm tôm surimi cá hố theo thời gian bảo quản đông ............................................123


1

MỞ ĐẦU
Cá tạp là cách gọi chung để chỉ các loại cá có chất lượng cơ thịt khơng thích
hợp cho việc sử dụng để ăn tươi nên giá trị kinh tế thấp. Vì thế, để nâng cao giá trị
cho các loại cá này, người ta đã chế biến các loại cá tạp thành surimi - chất nền
protein được sử dụng để chế biến các sản phẩm có giá trị thương mại cao hơn như
sản phẩm mô phỏng tôm, cua,… Do vậy, Bộ Thủy sản trước đây (nay là Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nơng thơn) đã xây một chương trình mang tính quốc gia “Chế
biến các sản phẩm có giá trị gia tăng” nhằm đẩy mạnh việc chế biến, xuất khẩu các
sản phẩm thủy sản tinh chế trong đó có chế biến surimi từ cá tạp. Từ định hướng đó,
các nhà chế biến đã tập trung nghiên cứu sản xuất surimi từ cá tạp cũng như sản
xuất sản phẩm mô phỏng tôm, cua.. từ surimi.
Hiện tại tất cả các quy trình sản xuất surimi trên thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng đều trải qua giai đoạn xay thịt cá và rửa thịt cá bằng dung dịch acid
acetic loãng. Mục đích của các cơng đoạn trên là nhằm loại bỏ các chất gây mùi,
gây màu hay rửa chất béo vốn làm ảnh hưởng tới hương vị của surimi cũng như khả
năng tạo gel của protein thịt cá. Thực tế sản xuất surimi và sản phẩm mô phỏng ở
nước ta hiện nay cho thấy mặc dù quá trình rửa thịt cá bằng acid loãng giải quyết
được mùi, màu,.. của thịt cá nhưng dẫn tới làm giảm khả năng tạo gel của protein
thịt cá. Surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi cá chế biến như vậy thường kém
giữ nước, độ bền đông kết, độ uốn lát, chất lượng cảm quan thấp do protein thịt cá
bị tổn thất và biến tính trong q trình rửa.
Ngồi ra, trong sử dụng surimi để sản xuất sản phẩm mô phỏng người ta

thường phải bổ sung các loại phụ gia đồng tạo gel với protein thịt cá như tinh bột
nhằm làm tăng khả năng giữ nước và cải thiện tính chất lưu biến của sản phẩm.
Thực tế nghiên cứu cho thấy, các tính chất lưu biến và chất lượng của sản phẩm mơ
phỏng ngồi việc phụ thuộc vào kỹ thuật chế biến chẳng hạn như chế độ rửa cịn
phụ thuộc vào cấu tạo, tính chất và thành phần của tinh bột bổ sung. Nếu tinh bột
chứa nhiều amylose thường làm chất lượng surimi và sản phẩm mô phỏng kém, khả
năng bền khi bảo quản lạnh bị hạn chế,... Nếu sử dụng tinh bột giàu amylopectin thì


2
chất lượng surimi và sản phẩm mô phỏng được cải thiện nhưng nếu sử dụng nhiều
có thể làm giảm chất lượng của sản phẩm. Hơn nữa mỗi loại thịt cá khác nhau thì
cần phải bổ sung một loại tinh bột khác nhau. Song hiện chưa thấy có các nghiên
cứu cơng bố đầy đủ về lĩnh vực này.
Cá hố là loại cá tạp có sản lượng lớn, ước tính sản lượng cá hố hàng năm ở
Việt Nam vào khoảng 400.000 tấn, chiếm 1/8 trong sản lượng cá tạp khai thác ở
Việt Nam. Hiện cá hố được đa số các doanh nghiệp sản xuất surimi ở Việt Nam sử
dụng làm nguyên liệu trong sản xuất surimi. Cá hố có cơ thịt mềm nên dễ bị dập nát
khi đánh bắt chung với các loại cá khác theo phương pháp giã cào, sử dụng nguồn
nguyên liệu như vậy để sản xuất surimi thì chất lượng của surimi thấp. Do đó, các
nhà sản xuất thường phải sử dụng nhiều loại phụ gia đặc biệt là các muối phosphate
nhằm cải thiện tính chất lưu biến của surimi, thậm chí cịn dẫn tới việc lạm dụng
muối phosphate trong sản xuất – nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm.
Do vậy việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu sử dụng tinh bột biến tính nhằm
nâng cao độ dẻo, độ dai và độ bền đông kết của sản phẩm tôm surimi cá hố
(Trichiurus haumenla)” là cần thiết với mong muốn xây dựng các dữ liệu khoa học
hoàn toàn mới, đầy đủ về:
 Sử dụng nguyên liệu cá hố là đối tượng mới trong sản xuất surimi.
 Lần đầu tiên dung dịch cồn thực phẩm được sử dụng trong công đoạn rửa thịt
cá hố trong sản xuất surimi.

 Sử dụng tinh bột biến tính là phụ gia mới trong sản xuất surimi cá hố.
 Sử dụng tinh bột biến tính làm phụ gia nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm
tôm surimi cá hố.
 Chuyển giao thành công công nghệ sản xuất surimi cá hố cho Cơng ty TNHH
Hịa Thắng, góp phần cải thiện năng lực xuất khẩu mặt hàng này vào thị
trường Nhật Bản.
Mục đích của luận án
Nghiên cứu hồn thiện công đoạn rửa thịt cá hố và sử dụng phụ gia tinh bột
biến tính nhằm đáp ứng nâng cao độ dẻo, độ dai và độ bền đông kết của surimi cá
hố và sản phẩm tôm surimi cá hố.


3
Nội dung nghiên cứu của luận án
1) Xác định thành phần cơ bản của nguyên liệu cá hố.
2) Nghiên cứu tối ưu công đoạn rửa thịt cá và phối trộn phụ gia tinh bột biến tính
trong sản xuất surimi cá hố.
3) Nghiên cứu tối ưu quá trình phối trộn phụ gia tinh bột biến tính trong sản xuất
sản phẩm tơm surimi cá hố.
4) Nghiên cứu ảnh hưởng của tinh bột biến tính đến chất lượng sản phẩm tơm
surimi cá hố trong bảo quản đông và chế biến nhiệt.
Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa nghĩa thực tiễn của luận án
Đề tài lần đầu tiên công bố nghiên cứu một cách đầy đủ về công đoạn rửa thịt
cá hố bằng dung dịch cồn thực phẩm, cũng như việc sử dụng tinh bột biến tính làm
chất đồng tạo gel trong sản xuất surimi và sản phẩm tôm surimi cá hố. Các kết quả
nghiên cứu của đề tài là những dẫn liệu có giá trị về qui luật biến đổi của độ dẻo, độ
dai và độ bền đông kết của surimi cũng như sản phẩm tơm surimi cá hố trong q
trình sản xuất và bảo quản đông. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng bổ
sung vào giáo trình “Sản xuất các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng” đang được
giảng dạy tại Trường Đại học Nha Trang.

Mặt khác, kết quả nghiên cứu của đề tài còn là cơ sở để Cơng ty TNHH Thủy
sản Hịa Thắng hồn thiện chất lượng surimi xuất khẩu vào thị trường Hàn Quốc và
Nhật Bản.


4

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SURIMI VÀ SẢN
PHẨM TÔM SURIMI
1.1.1. Giới thiệu chung về surimi
Surimi là thịt cá nghiền nhỏ, rửa sạch không có mùi vị và màu sắc đặc trưng,
có độ kết dính vững chắc, là một bán thành phẩm, là chất nền protein.
Surimi được các chuyên gia FAO trong lĩnh vực thực phẩm bình chọn là cơ sở
thực phẩm trong tương lai vì nó quy tụ được các ưu điểm mà khơng thực phẩm nào
có được, đó là hàm lượng protein cao, lipid thấp, sự thiếu vắng hoàn toàn của
cholesterol và glucid, cơ thể con người dễ dàng hấp thụ. Ngoài ra surimi cịn có tính
chất tạo khối dẻo, mùi vị và màu sắc trung hịa nên từ surimi có thể chế biến ra các
sản phẩm đặc sản có giá trị cao như sản phẩm mơ phỏng: tơm, thịt, sị, điệp, cua,
ghẹ. Giá trị dinh dưỡng của surimi được thể hiện trong Bảng 1.1.
Bảng 1.1. Thành phần hóa học của surimi (%) [9]
Protein

Lipid

Nước

Cholesterol

Glucid


16%

0,2%

75%

0

0

Cứ 100 gam surimi thành phẩm được cơ thể con người hấp thụ sẽ sinh ra 80
calo phục vụ cho các hoạt động sống.
Công nghệ cơ bản trong sản xuất surimi là thịt cá đem rửa loại bỏ các hợp chất
tan trong nước, giữ lại protein liên kết. Sau đó thực hiện q trình ép tách nước để
điều chỉnh hàm lượng nước phù hợp, rồi tiến hành công đoạn phối trộn phụ gia,
nghiền trộn thúc đẩy quá trình tạo gel protein, nâng cao độ dẻo, độ dai và độ bền
đơng kết surimi, từ đặc tính của surimi mà nó có thể sử dụng làm chất nền cho
nhiều sản phẩm khác. Các bước công nghệ chung trong sản xuất surimi được mơ tả
khái qt trên Hình 1.1.


5
Nguyên liệu
Xử lý

-Rửa
- Chặt đầu, moi ruột
- Tách xương, da


Rửa

-Dung dịch rửa
- Chu kỳ rửa
- Phương pháp rửa

Nước sạch
Nước rửa
Thu hồi protein
Ép – Ly tâm
Nước thải
Sàng mịn

Loại bỏ tạp chất cơ học (xương, da)

Xử lý
Nghiền trộn

Phụ gia

Phối trộn
Sản phẩm
mô phỏng

Phụ gia

Định hình
Bao gói
Cấp đơng


Sản phẩm

Hình 1.1. Sơ đồ qui trình công nghệ tổng quát sản xuất surimi [9]
Cá nguyên liệu qua công đoạn xử lý chặt đầu, moi ruột, tách xương, da, vây
bằng phương pháp thủ công hay cơ giới tuỳ thuộc vào điều kiện sản xuất. Tiếp theo
là quá trình làm nhỏ thịt cá và tinh chế thịt cá bằng cách rửa thịt cá, nhằm tách các
chất như khoáng, màng đen nội tạng, lipid, protein hòa tan và các sản phẩm của quá
trình thủy phân protein.
Trong quá trình rửa sẽ có một phần protein hồ tan thốt ra nước rửa. Để hạn
chế ô nhiễm môi trường, tận dụng protein từ nước rửa, nâng cao hiệu quả kinh tế
cần có biện pháp thu hồi protein từ nước rửa thịt cá. Thịt cá cần phải được rửa bằng
nhiều chu kỳ, sau mỗi lần rửa cần phải loại nước để tạo điều kiện thuận lợi cho các
lần rửa sau. Sau quá trình rửa cần có q trình ép tách nước hoặc ly tâm tách nước
lần cuối trước khi đem sang công đoạn nghiền trộn phụ gia. Bán thành phẩm được
định hình, bao gói và cấp đơng và bảo quản đơng [9],[84].


6
1.1.2. Giới thiệu chung về sản phẩm mô phỏng từ surimi
Các nhà khoa học ở nước ta và trên thế giới đã khẳng định cần phải phát triển
công nghệ sản xuất các sản phẩm mô phỏng từ surimi để nâng cao ý nghĩa và giá trị
của surimi. Thực tiễn cũng đã chứng minh giá trị thực phẩm đích thực cũng như giá
trị gia tăng của surimi chính là sản phẩm mô phỏng, sản phẩm được sản xuất dựa
trên chất nền protein của surimi. Vì thế song song với sự phát triển của ngành công
nghệ sản xuất surimi, công nghệ sản xuất chế biến các sản phẩm mô phỏng dựa trên
cơ sở của surimi cũng phát triển không ngừng. Các loại sản phẩm mơ phỏng tơm,
cua, ghẹ, xúc xích, thịt heo, thịt bò.. được sản xuất từ bán thành phẩm surimi, là
chất nền protein, chưa có mùi vị đặc trưng của một thực phẩm đích thực. Từ surimi
qua q trình rã đông, phối trộn các phụ gia như hương liệu, tinh bột, đường, muối,
lịng trắng trứng, qua cơng đoạn nghiền trộn, tạo hình sản phẩm mơ phỏng, phối màu

lên bề mặt của sản phẩm, định hình và bao gói sản phẩm.
Từ những nghiên cứu sản xuất các loại sản phẩm mô phỏng, trên thị trường
thế giới đã xuất hiện nhiều sản phẩm mô phỏng đa dạng về chủng loại ở các nước
khối EU là Pháp, Tây Ban Nha, Italia và Anh thường tiêu thụ sản phẩm giả thịt cua,
càng cua bao bột, tơm và tơm hùm, xúc xích từ surimi bổ sung thịt mực, các sản
phẩm có dạng hình đũa và bao bên ngồi bằng bột bánh quy, rán dịn bằng dầu thực
vật, có hai loại mặn và ngọt, các sản phẩm thu được có hình dáng bên ngồi hấp
dẫn, có độ chắc, không bị gãy, mùi vị ngon. Ở Nhật Bản ngồi các sản phẩm truyền
thống như kamaboco cịn xuất hiện nhiều các sản phẩm mô phỏng khác sản xuất từ
surimi như dạng sản phẩm mô phỏng khoai tây rán bằng cách định hình hỗn hợp
surimi thành khối mịn, cắt nhỏ dạng vẩy phơi khô, sản phẩm giả miếng thịt vẹm, sị
biển, thịt cua giả hình que, người ta dùng khối lượng bột nhuyễn ở hai dạng khác
nhau về công thức pha chế và công dụng: một loại chất cơ bản của que cua, loại
khác dùng làm chất phủ bề mặt que cua giả có nhuộm đỏ. Thành phần chủ yếu của
hỗn hợp bột nhuyễn là thịt cá trộn với một số chất phụ gia như chất thơm của cua,
muối ăn, tinh bột, lòng trắng trứng, bột ngọt, đường… còn thành phần thịt cá
nhuộm màu cũng pha chế như trên, trong đó có pha chất tạo màu[68],[72].


7
Trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm mô phỏng, vấn đề quan trọng nhất là pha
chế phối trộn phụ gia vì nó quyết định chất lượng sản phẩm mơ phỏng và ảnh
hưởng trực tiếp đến lợi ích kinh tế của cơ sở sản xuất. Nhà sản xuất có thể bổ sung
vào sản phẩm mô phỏng khoảng 20% - 30% sản phẩm tự nhiên ví dụ như bổ sung
thêm thịt tơm vào sản phẩm tôm surimi. Tuy nhiên cần hạn chế phối chế tỷ lệ
ngun liệu tự nhiên, vì vơ hình chung công nghệ này đã làm tăng tỷ trọng của khối
lượng nguyên liệu tự nhiên lên một cách đáng kể và do đó trong sản xuất lớn, sẽ
làm tăng giá thành sản phẩm, giảm hiệu quả kinh tế.
Các bước công nghệ chính trong sản xuất sản phẩm tơm surimi được mơ tả
khái qt trên Hình 1.2.

Surimi đơng lạnh

Rã đơng

Tinh bột 
Sorbitol 
Đường 

Phối trộn phụ gia

 Hương tơm


Nghiền trộn

Tạo hình

Định hình

Bao gói - Bảo quản
Hình 1.2. Sơ đồ cơng nghệ sản xuất sản phẩm tơm surimi [9]
Surimi có chất lượng tốt được cấp đơng ở nhiệt độ -400C ÷ - 45 0C đến nhiệt
độ tâm sản phẩm ≤ -180C, sau đó được bảo quản đơng với nhiệt độ tâm sản phẩm ≤
-180C. Nguyên liệu surimi đông lạnh được tiến hành rã đông bằng cách cho vào túi
PE bao buộc chặt đầu và đặt dưới vòi nước chảy cho đến khi khối surimi phục hồi
trạng thái trước khi làm đông.
Tiếp theo là cơng đoạn phối trộn phụ gia với mục đích gia tăng độ dẻo, độ dai,
độ bền đông kết và giá trị cảm quan cho sản phẩm, ngồi ra cịn có tác dụng bảo



8
quản. Các chất phụ gia đưa vào phối trộn bao gồm tinh bột hoặc tinh bột biến tính,
sorbitol, đường, hương tôm, nước và tiến hành nghiền trộn trong thời gian 15 phút
và đem đi tạo hình tơm bằng khn ép. Sản phẩm tơm surimi được đưa đi định hình
với mục đích tạo điều kiện cho q trình Suvari tiếp tục xảy ra. Sản phẩm được cho
vào túi PE để hạn chế sự xâm nhập của vi sinh vật và hạn chế sự tiếp xúc với khơng
khí. Sản phẩm sau khi định hình phải có bề mặt mịn, bóng. Thời gian định hình là 1
giờ ở điều kiện nhiệt độ phịng. Sản phẩm sau khi định hình được bao gói chân
khơng, bảo quản đông với nhiệt độ tâm sản phẩm ≤ -180C [1].
1.1.3. Nguyên liệu sản xuất surimi và sản phẩm mô phỏng
Nguồn nguyên liệu sản xuất surimi rất đa dạng và phong phú, từ các loài cá
sống tầng đáy, tầng giữa, tầng nổi, cá có kích thước to, nhỏ, nhưng xu hướng chung
nhất là sản xuất surimi từ cá kém giá trị kinh tế, do đó việc sản xuất surimi càng có
ý nghĩa khoa học và kinh tế hơn.
Hiện nay trên thế giới, nguyên liệu chủ yếu để sản xuất surimi là những loại
cá thuộc họ cá tuyết, ở Nhật 95% surimi được sản xuất từ cá minh thái. Ở các nước
phát triển khác, surimi được sản xuất từ cá minh thái, cá tuyết đại dương, cá thuộc
họ cá đù, bộ cá vược (Micropogonias và Pseudosiaens). Mặc dù họ cá tuyết là
nguyên liệu chính để sản xuất surimi nhưng trên thị trường thuỷ sản thế giới, surimi
còn được sản xuất từ các loài cá khác thuộc các họ cá bơn với các chi Parophrys
vetulus, chi Bothidae, chi Pleunronectidae và sản xuất từ cá Khek Thái Bình Dương
và Đại Tây Dương [73].
Những thành tựu hiện đại trong lĩnh vực sản xuất surimi cho phép sử dụng
nhiều loại cá tầng nổi mà trong thịt của chúng có hàm lượng nước cao và cấu trúc
cơ không ổn định, thịt mềm. Một nguồn nguyên liệu quan trọng nữa để sản xuất
surimi là các loại cá sống ở tầng nước giữa ngoài đại dương, thịt của chúng dễ hút
nước và trong một số trường hợp, thịt của chúng cịn chứa cả độc tố. Q trình xay
nhỏ và rửa thịt bằng nước của những loài cá này khi chế biến cho phép nâng cao
chất lượng thực phẩm của chúng [84].



9
Những nguyên liệu tiềm năng có thể được sử dụng và chế biến surimi còn là
cá nục, cá nhám, cá hố, cá mòi dầu và rất nhiều cá tạp khác thường gặp trong các
mẻ lưới khi khai thác tôm. Sản xuất surimi từ cá mintai và cá trích cùng các loại cá
khác đang được các chuyên gia Mỹ có sự hỗ trợ của chuyên gia Nhật tích cực
nghiên cứu và hoàn thiện.
Hai nhà nghiên cứu Bremner và Svell của Cộng hòa liên bang Đức đã nghiên
cứu khả năng chế biến surimi từ các lồi cá nhiệt đới trong đó có cá sạo, cá gúng, cá
hồng và cá mối. Sản phẩm thu được từ các lồi cá này có chất lượng thấp, có mùi và
trong sản phẩm có lẫn xương dăm, vảy, da rất khó làm sạch khi chế biến. Các nhà
nghiên cứu Nhật Bản coi cá nhám là nguyên liệu tiềm năng để sản xuất surimi, vì
hàm lượng đạm cao và sản lượng khai thác lớn [68], [72].
Nguồn nguyên liệu được các nhà nghiên cứu chú ý nhiều nhất là các loại cá
tạp sống ở tầng mặt, sản lượng khai thác chúng hàng năm lên tới 20 triệu tấn, một
nửa sản lượng đó đang dùng để chế biến thức ăn cho gia súc và sản phẩm cơng
nghiệp do chưa có công nghệ hữu hiệu để tận dụng chúng làm thực phẩm. Với các
loại cá này, công nghệ hữu hiệu nhất là cơng nghệ sản xuất surimi. Ngồi ra ngun
liệu được nghiên cứu sản xuất surimi cịn gồm các lồi cá thu, cá nục, cá đổng, cá
đù, cá chình biển, cá ngừ mắt to, cá vền biển, cá tuế và cả mực [49], [86].
Chất lượng surimi phụ thuộc vào loài cá, độ tươi của cá nguyên liệu, mùa vụ
khai thác và vùng khai thác của nguyên liệu. Các loài cá khác nhau sẽ cho chất
lượng surimi cũng khác nhau. Các loài cá khác nhau sẽ ảnh hưởng đến màu sắc, độ
bền gel của surimi. Khi cấu trúc protein trong thịt cá hình thành hồn chỉnh thì độ
đàn hồi tốt, nhưng nếu lượng mỡ trong thịt cá nhiều, mô mỡ phân tán ra xen vào
giữa các mơ thịt cá thì liên kết mạng lưới bị đứt và sản phẩm mất tính đàn hồi. Vì
vậy các lồi cá béo có hàm lượng mỡ cao như cá trỏng, cá thu đao, cá bạc má thì
khó tạo liên kết mạng lưới gel. Các lồi cá có độ đàn hồi của thịt cá tốt như cá mối,
nục, chuồn, nhám thì khả năng tạo gel của chúng tốt hơn. Tuy nhiên hàm lượng mỡ
không nhất thiết liên quan một cách tỷ lệ với độ đàn hồi mà nó cịn quyết định bởi

sự khác nhau về lượng và chất của myozin thịt cá [31],[37],[60].


10
Độ tươi của cá nguyên liệu ảnh hưởng đến mùi, vị, màu sắc, độ bền đơng kết
của surimi. Vì cá nguyên liệu bị ươn thối là do vi sinh vật, enzyme hoạt động mạnh
khi đó nó sản sinh ra các sản vật cấp thấp làm ảnh hưởng tới màu sắc, mùi, vị, độ
bền đông kết của surimi. Sự tươi tốt của nguyên liệu phụ thuộc vào quy trình đánh
bắt, điều kiện thu mua, kỹ thuật vận chuyển, kỹ thuật bảo quản và thời gian bảo
quản nguyên liệu. Để sản xuất ra surimi có chất lượng tốt, người ta sản xuất ngay
trên tàu đánh cá ngoài khơi hoặc chế biến surimi từ nguyên liệu bảo quản không quá
2 ngày ở nhiệt độ 2÷4oC [77], [81]. Nếu thời gian bảo quản dài hơn kể cả bảo quản
đông cũng làm cho chất lượng surimi thấp vì bảo quản đơng sẽ làm thay đổi trung
tâm ưa nước, hiện tượng kết tinh lại các tinh thể nước đá làm cá bị mất nước ảnh
hưởng đến chức năng tạo gel sau này [44],[76].
Chất lượng surimi còn phụ thuộc vào mùa vụ và ngư trường khai thác nguyên
liệu. Chất lượng cá tốt nhất vào lúc cá phát triển đầy đủ, các thành phần có trong cá
hồn thiện hơn. Ở thời điểm này cá sử dụng làm nguyên liệu là tốt nhất, nhưng mặt
khác vào giai đoạn này lượng mỡ trong thịt cá cũng cao nhất. Vì thế đối với các lồi
cá béo khơng nên dùng cá vào đúng vụ và không nên dùng cá vào đúng thời kỳ sinh
sản làm nguyên liệu sản xuất surimi.
Khâu xử lý bao gồm rửa sạch nguyên liệu, loại bỏ đầu, nội tạng, xương, da,
vây, vảy, xương dăm. Khâu này cần thao tác cẩn thận không để cơ thịt bị dập, tránh
lây nhiễm vi sinh vật và enzyme có trong nội tạng ra ngoài làm cho cơ thịt mau bị
ươn dẫn đến giảm chất lượng sản phẩm. Tách xương cá là khâu rất quan trọng trong
q trình sản xuất. Nếu cịn lẫn xương trong surimi sẽ gây tổn thương cơ quan tiêu
hóa, làm giảm giá trị cảm quan, độ bền đông kết của sản phẩm. Nếu lượng xương
trong surimi vượt quá 2÷3% có thể làm cho hàm lượng Florit vượt quá ngưỡng cho
phép về độc hại. Tủy có trong xương cá có thể làm tăng khả năng oxy hóa chất béo,
gây hư hỏng sản phẩm [72], [75].

+ Giới thiệu về cá hố ngun liệu (Trichiurus haumenla)
Cá hố có thân hình cái dải, dài, rất dẹp bên, đi thót nhỏ như một gai dài dẹt
đầu dài, dẹp bên. Chiều dài thân bằng 14,3 - 15,0 lần chiều cao thân, bằng 7,3 - 7,5


11
lần chiều dài đầu. Xương nắp mang mỏng, rộng, mép trơn. Mắt tròn, lớn, khoảng
cách hai mắt hơi lõm. Miệng rất rộng, hàm dưới dài hơn hàm trên. Răng nanh hình
ngạnh câu, dẹt, khoẻ. Xương lá mía và xương khẩu cái khơng có răng. Khe mang rất
rộng, lược mang nhỏ và thưa. Thân khơng phủ vảy. Đường bên hồn tồn chạy đến
sau vây ngực thì võng hẳn xuống gần viền bụng và chạy thẳng đến đuôi. Vây lưng
rất dài và tương đối cao, vây hậu mơn thối hố, gai vây chỉ cịn dạng mấu. Khơng
có vây bụng và vây đi, tồn thân màu trắng bạc. Cá lớn ở nửa phía trên vây lưng
màu xám, có nhiều chấm đen nhỏ, đỉnh các gai trước màu đen, mút mõm màu đen.
Theo thống kê cá hố có khoảng 42 lồi, có nhiều lồi cá hố sống dưới biển sâu vào
ban ngày và nổi lên tầng nước mặt kiếm ăn vào ban đêm [13].

Hình 1.3. Cá hố nguyên liệu tại nhà máy sản xuất surimi
Cá hố là lồi cá có cơ thịt màu trắng, surimi sản xuất từ cá hố cho chất lượng
cảm quan về màu sắc rất cao, thường đạt được điểm cảm quan màu sắc xếp hạng
đặc biệt. Cá hố nguyên liệu dùng sản xuất surimi thường được đánh bắt theo
phương pháp giã cào, cá hố loại này có kích thước khơng đồng đều, phần lớn cá
chưa trưởng thành, điều kiện đánh bắt, vận chuyển, bảo quản khơng đảm bảo nên cá
có cơ thịt mềm, lỏng lẻo, tỷ lệ thịt cá khá thấp nên sản xuất surimi có chất lượng
khơng cao. Bên cạnh đó do đặc điểm của cơ thịt cá hố có kích thước ngắn, cấu trúc
lỏng lẻo nên dễ bị biến đổi làm suy giảm độ dẻo, độ dai, độ bền đông kết dưới tác
động của dung dịch rửa (base, acid). Vì vậy cần thiết nghiên cứu, tìm kiếm dung
dịch rửa phù hợp, hạn chế sự tác động làm suy giảm độ bền đông kết, độ dẻo, độ dai
surimi cá hố. Bên cạnh đó, cần có nghiên cứu tìm kiếm phụ gia đặc hiệu để cải thiện
độ bền đông kết, độ dẻo và độ dai surimi cá hố, đặc biệt là hiện tượng suy giảm chất

lượng surimi cá hố trong q trình bảo quản đơng.


12
1.2. NHỮNG CÔNG ĐOẠN QUAN TRỌNG VÀ CÁC YẾU TỐ CƠNG NGHỆ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG SURIMI

1.2.1. Cơng đoạn rửa thịt cá
Rửa là một công đoạn quan trọng trong quy trình sản xuất surimi. Việc rửa
liên tiếp thịt cá nhằm làm sạch thịt cá khỏi muối khống, protein hịa tan, các mảnh
nội tạng, vi khuẩn, các sản phẩm gây mùi tanh khai, các chất tan trong nước như
máu và các tạp chất khác, đồng thời cũng có tác dụng làm giảm lượng mỡ trong
surimi. Rửa còn tác động nhiều mặt tới chất lượng surimi và hiệu suất thu hồi. Với
các lồi cá khác nhau thì chế độ rửa cũng khác nhau, rõ ràng sau khi rửa thì một
phần protein, vitamin, khống, lipid sẽ mất đi. Sau q trình rửa, hầu như surimi chỉ
chứa các protein liên kết là chủ yếu.
Công đoạn rửa thịt cá ngoài nâng cao chất lượng sản phẩm, cịn có ý nghĩa
giảm thiểu tác động của cơng đoạn này đến mơi trường. Vì vậy trong cơng nghệ sản
xuất surimi, công đoạn rửa được nhiều nhà khoa học trên thế giới và trong nước
quan tâm nghiên cứu. Quá trình rửa phụ thuộc vào thời gian khuấy đảo, tốc độ
khuấy đảo, tỷ lệ nước rửa, chu kỳ rửa, bản chất thành phần nước rửa, nhiệt độ nước
rửa, độ cứng và pH của nước rửa.
Hiệu suất loại bỏ các chất tan trong nước phụ thuộc vào thời gian rửa, tốc độ
khuấy đảo, tỷ lệ nước rửa và chu kỳ rửa. Nếu thời gian rửa quá dài và khuấy đảo
quá mức tạo ra q trình hydrat mạnh của protein làm khó khăn cho khâu tách nước
sau này. Vì vậy thời gian tiếp xúc của thịt cá trong nước phải được giữ ở mức vừa
phải nhưng phải đủ lâu để loại bỏ các chất gây mùi và tốc độ khuấy đảo nên ở một
giới hạn nhất định[71].
Thời gian khuấy đảo được đề nghị là 9 phút hoặc nhỏ hơn vì hiệu quả loại bỏ
chất hòa tan tăng mạnh ở điểm giới hạn 9 phút sau đó cân bằng. Johnson đề nghị

tốc độ khuấy đảo là 10 ÷ 30 vịng/phút [68].
Việc chọn tỷ lệ nước thích hợp cịn cần xem xét thêm cả chu kỳ rửa, tỷ lệ nước
rửa càng lớn thì chu kỳ rửa càng nhỏ. Tuy nhiên quan hệ này còn phụ thuộc vào các
nhân tố khác như quy mô làm sạch nguyên liệu ban đầu, kỹ thuật chặt đầu, moi


×