Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện phổ yên tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (824.09 KB, 81 trang )

..

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TẠ VĂN HÂN

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG LÚA TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN PHỔ YÊN – TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Mã số : 60 85 01 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Đặng Văn Minh

Thái nguyên, 2012

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




i

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ
một học vị nào.


Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày….. tháng..…. năm 2012
Tác giả luận văn

Tạ Văn Hân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




ii

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo - người đã hướng
dẫn em tận tình trong suốt quá trình làm luận văn PGS.TS. Đặng Văn Minh.
Xin chân thành cảm ơn Phòng quản lý Đào tạo Khoa Sau đại học, Ban
Chủ nhiệm Khoa Tài Nguyên và Môi trường, tập thể giáo viên, cán bộ cơng
nhân viên Khoa Tài Ngun và Mơi trường cùng tồn thể bạn bè đã giúp đỡ
tơi trong q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin chân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo, cán
bộ Phịng Tài ngun Mơi trường huyện Phổ n, Chi cục Thống kê huyện
Phổ Yên, Phòng NN&PTNT huyện, lãnh đạo UBND các xã Thành Công,
Tiên Phong, Đông Cao... đã tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu và những
thông tin cần thiết liên quan. Cảm ơn gia đình, các anh chị đồng nghiệp, bạn
bè đã động viên và giúp đỡ tơi hồn thành Luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả luận văn

Tạ Văn Hân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




iii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. i

1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu đề tài ........................................................................ 2
3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
Chƣơng 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................... 3
1.1. Một số vấn đề lý luận về sử dụng đất ..................................................... 3
1.1.1 Đất trồng lúa và tình hình sử dụng đất trồng lúa ............................ 3
1.1.2 Đặc điểm sử dụng đất trồng lúa vùng khí hậu nhiệt đới ................. 3
1.1.3 Vấn đề suy thoái đất trồng lúa ........................................................ 4
1.1.4. Nguyên tắc và quan điểm sử dụng đất bền vững ........................... 5
1.2. Những vấn đề về hiệu quả sử dụng đất trồng lúa ................................... 6
1.2.1. Khái quát về hiệu quả và hiệu quả sử dụng đất ............................. 6
1.2.2. Đặc điểm và phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất
trồng lúa ................................................................................................. 7
1.3. Những xu hướng phát triển trồng lúa ...................................................... 9
1.3.1. Những xu hướng phát triển trồng lúa trên thế giới ........................ 9
1.3.2. Phương hướng phát triển trồng lúa Việt Nam trong những

năm tới ................................................................................................. 10
1.3.3. Xây dựng ngành trồng lúa bền vững ............................................ 11
1.4. Những nghiên cứu liên quan đến nâng cao hiệu quả sử dụng đất
trồng lúa và sản xuất lúa gạo bền vững ........................................................ 15
1.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới ........................................................ 15
1.4.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam ................................................... 15
Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 17
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 17
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 17
2.2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng nghiên cứu ..... 17
2.2.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Phổ
Yên ....................................................................................................... 17
2.2.3. Thực trạng sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện Phổ Yên ... 17
2.2.4. Hiệu quả sử dụng đất trồng lúa huyện Phổ Yên ......................... 17
2.2.5. Định hướng sử dụng đất trồng lúa ............................................... 18
2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 18
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




iv
2.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ............................................ 18
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu tài liệu ........................................... 19
2.3.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý tài liệu, số liệu .......................... 20
2.3.4. Các phương pháp khác ................................................................. 20
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 21
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng nghiên cứu ............................. 21
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................ 21
3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội ............................................. 25

3.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tề....................................... 26
3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện ................... 34
3.2.1. Tình hình quản lý đất đai ............................................................. 34
3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất đai ........................................................... 37
3.3.1 Thực trạng sử dụng đất trồng lúa .................................................. 37
3.3.2. Phân tích, đánh giá biến động đất trồng lúa ................................. 38
3.3.3 Thực trạng sản xuất trồng lúa của huyện ...................................... 39
3.4 Hiệu quả sử dụng đất sản xuất trồng lúa ................................................ 40
3.4.1 Vùng sản xuất trồng lúa và các loại hình sử dụng đất ................. 40
3.4.2. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất trồng lúa ............ 44
3.4.3 Hiệu quả xã hội ............................................................................. 55
3.4.4. Hiệu quả môi trường .................................................................... 56
3.4.5. Đánh giá chung ............................................................................ 59
3.5. Định hướng sử dụng đất sản xuất trồng lúa ......................................... 61
3.5.1. Căn cứ để lựa chọn ...................................................................... 61
3.5.2. Định hướng nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất trồng lúa ... 62
3.5.3. Một số giải pháp chính nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất
sản xuất trồng lúa của huyện Phổ Yên ................................................. 62
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................. 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 70

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV


:

Bảo vệ thực vật

CAQ

:

Cây ăn quả

CPTG

:

Chi phí trung gian

DT

:

Diện tích

ĐVT

:

Đơn vị tính

GTGT


:

Giá trị gia tăng

GTSX

:

Giá trị sản xuất



:

Lao động

LUT

:

Loại hình sử dụng đất (Land Use Type)

STT

:

Số thứ tự

TB


:

Trung bình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




vi

DANH CÁC MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Tăng trưởng kinh tế huyện Phổ Yên thời kỳ 2006 – 2010 .............. 25
Bảng 3.2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thời kỳ 2001-2010 .............................. 26
Bảng 3.3: Giá trị sản xuất và cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Phổ
Yên thời kỳ 2007-2011 .................................................................. 27
Bảng 3.4: Diện tích, năng suất và sản lượng một số cây trồng chính .............. 27
Bảng 3.5: Số lượng gia súc, gia cầm Phổ Yên 2008 - 2011 ............................ 28
Bảng 3.6: Giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2007 – 2011 ....................... 28
Bảng 3.7: Thực trạng dân số - lao động - cơ cấu lao động Huyện Phổ Yên ......... 29
Bảng 3.8: Hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất của huyện Phổ Yên .................... 37
Bảng 3.9 Diện tích và cơ cấu sử dụng đất trồng lúa năm 2011 ....................... 37
Bảng 3.10: Biến động đất nông nghiệp giai đoạn 2005 – 2010 ....................... 38
Bảng 3.11. Giá trị sản xuất trồng lúa cả năm huyện Phổ Yên giai
đoạn 2006 - 2011............................................................................ 40
Bảng 3.12. Các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 1 ........................................... 41
Bảng 3.13. Các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 2 ........................................... 42
Bảng 3.14: Các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 3 ........................................... 43
Bảng 3.15. Hiệu quả kinh tế trên 1ha của một số cây trồng chính

vùng 1 ............................................................................................. 45
Bảng 3.16. Hiệu quả kinh tế trên 1ha của một số cây trồng chính
vùng 2 ............................................................................................. 46
Bảng 3.17. Hiệu quả kinh tế trên 1ha của một số cây trồng chính
vùng 3 ............................................................................................. 46
Bảng 3.18. Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 1 ................ 48
Bảng 3.19. Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 2 ............... 49
Bảng 3.20. Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 3 ................ 51
Bảng 3.21. Tổng hợp hiệu quả kinh tế theo các vùng ...................................... 52
Bảng 3.22. Tổng hợp hiệu quả kinh tế theo các loại hình sử dụng đất
trồng lúa trên các vùng ................................................................... 54
Bảng 3.23. Mức độ sử dụng phân bón ở cây lúa.............................................. 57

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trồng lúa là hoạt động sản xuất cổ nhất và cơ bản nhất của loài người.
Hầu hết các nước trên thế giới đều phải xây dựng một nền kinh tế trên cơ sở
phát triển trồng lúa dựa vào khai thác các tiềm năng của đất, lấy đó làm bàn
đạp phát triển các ngành khác. Vì vậy việc tổ chức sử dụng nguồn tài nguyên
đất đai hợp lý, có hiệu quả theo quan điểm sinh thái bền vững đang trở thành
vấn đề toàn cầu.
Hơn 20 năm qua, sản xuất lúa gạo nước ta đã đạt được nhiều thành
tựu quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Trồng lúa cơ bản đã chuyển sang sản xuất hàng hoá, phát triển tương đối

tồn diện, tốc độ tăng trưởng bình quân (5,5% giai đoạn 2002-2007) và
đạt 3,79% năm 2008. Sản xuất lúa gạo khơng những đảm bảo an tồn
lương thực quốc gia mà còn mang lại nguồn thu cho nền kinh tế với việc
tăng hàng hóa lúa gạo cho xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu năm 2008 đạt
khoảng 16 tỷ USD gấp 3,8 lần năm 2000, trong đó tăng trưởng trung bình của
các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu giai đoạn 2000 - 2008 và đạt gạo 13,6.
Là huyện thuần nơng, sản xuất nơng nghiệp đóng vai trị quan trọng trong
sự phát triển kinh tế xã hội của huyện nhưng lại đang đối mặt với hàng loạt các
vấn đề như: sản xuất nhỏ, manh mún, công nghệ lạc hậu, năng suất và chất lượng
nơng sản hàng hóa thấp, khả năng hợp tác liên kết cạnh tranh yếu, sự chuyển dịch
cơ cấu chậm.
Trong điều kiện diện tích đất lúa ngày càng bị thu hẹp nhất là đất trồng lúa
do sức ép của q trình đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa và sự gia tăng dân số thì mục
tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng lúa là hết sức cần thiết, tạo ra giá trị lớn
về kinh tế đồng thời tạo đà cho phát triển lúa gạo bền vững. Đó cũng là mục tiêu
nghiên cứu của đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng
đất trồng lúa trên địa bàn huyện Phổ Yên – tỉnh Thái Nguyên”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




2
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
- Đánh giá thực trạng sử dụng đất trồng lúa của huyện Phổ Yên.
- Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần giúp người dân lựa chọn phương
thức sử dụng đất phù hợp và nâng cao hiệu quả sử dụng đất đáp ứng yêu cầu phát
triển trồng lúa bền vững.
3. Ý nghĩa của đề tài

- Góp phần hồn thiện lý luận về hiệu quả sử dụng đất trồng lúa và là cơ
sở định hướng phát triển sản xuất lúa gạo trong tương lai cho huyện Phổ Yên.
- Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng lúa và thúc đẩy sự phát
triển sản xuất đất trồng lúa bền vững.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




3

Chƣơng 1

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1. Một số vấn đề lý luận về sử dụng đất
1.1.1 Đất trồng lúa và tình hình sử dụng đất trồng lúa
Đất đai là một khoảng khơng gian có giới hạn gồm: khí hậu, lớp đất bề
mặt, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, nước ngầm và khống sản
trong lịng đất. Trên bề mặt đất đai là sự kết hợp giữa các yếu tố thổ nhưỡng,
địa hình, thuỷ văn, thảm thực vật cùng với các thành phần khác và đất trồng
lúa có thể hiểu là loại đất mà ở đó có đủ các điều kiện về thổ nhưỡng cũng
như khí hậu, thủy văn phù hợp cho sự phát triển của cây lúa.
Đất đai nói chung và đất trồng lúa nói riêng có vị trí cố định trong khơng
gian và có chất lượng khơng đồng nhất giữa các vùng, miền. Mỗi vùng đất đai
luôn gắn liền với các điều kiện tự, điều kiện kinh tế - xã khác nhau. Do vậy,
muốn sử dụng đất đai hợp lý, có hiệu quả cần bố trí sử dụng đất hợp lý trên cơ
sở khai thác lợi thế sẵn có của vùng trước áp lực từ sự gia tăng dân số, sự phát
triển của xã hội làm cho nhu cầu sử dụng đất phi nông nghiệp ngày càng tăng

làm giảm diện tích và chất lượng đất sản xuất trồng lúa.
Năm 2009, Việt Nam có 24997,2 nghìn ha đất nơng nghiệp, bình qn
diện tích là 2899,55 m2/người. Giá trị sản xuất nơng nghiệp đạt 156681,9 tỷ
đồng, trong đó trồng trọt là 122,37 tỷ đồng, chăn nuôi đạt 30938,6 tỷ đồng và
nuôi trồng thủy sản là 3367,6 tỷ đồng. Trong trồng trọt, cây lúa đạt giá trị sản
xuất là 70059,8 tỷ đồng; cây rau đậu đạt 10560,4 tỷ đồng; cây công nghiệp là
31015,4 tỷ đồng và cây ăn quả đạt 9083,7 tỷ đồng [33].
1.1.2 Đặc điểm sử dụng đất trồng lúa vùng khí hậu nhiệt đới
Họat động sản xuất trồng lúa là một ngành sản xuất quan trọng, đặc
biệt ở các nước đang phát triển, sản xuất lúa gạo không chỉ đảm bảo nhu
cầu lương thực, thực phẩm cho con người mà còn tạo ra sản phẩm xuất
khẩu, thu ngoại tệ cho mỗi quốc gia.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




4
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 3,3 tỉ ha đất nơng nghiệp, trong đó
đã khai thác được 1,5 tỉ ha, diện tích đất trồng lúa lại chỉ chiếm 0,85 tỉ ha; còn
lại phần đa là đất xấu, sản xuất nơng nghiệp gặp nhiều khó khăn nhất là trong
bối cảnh biến đổi khí hậu như hiện nay. Qui mơ đất nông nghiệp được phân
bố như sau: châu Mỹ chiếm 35%, châu Á chiếm 26%, châu Âu chiếm 13%,
châu Phi chiếm 20%.
1.1.3 Vấn đề suy thoái đất trồng lúa
Hiện tượng suy thối đất trồng lúa có liên quan chặt chẽ đến chất lượng
đất và môi trường. Để đáp ứng được lương thực, thực phẩm cho con người
trong hiện tại và tương lai, con đường duy nhất là thâm canh tăng năng suất
cây trồng. Trong điều kiện hầu hết đất trồng lúa đều bị nghèo về độ phì, để

tăng vụ và năng suất cây trồng đòi hỏi phải bổ sung cho đất một lượng dinh
dưỡng cần thiết qua con đường sử dụng phân bón.
Có thể thấy đất đai đang bị suy thối do những hoạt động của con người.
Trong đó hoạt động sản xuất trồng lúa là một nguyên nhân không nhỏ làm suy
thối đất. Q trình thâm canh tăng vụ trong trồng lúa, thay đổi chút ít địa
hình cho phù hợp với điều kiện canh tác, việc cơ giới hóa máy nông nghiệp
không khoa học đã làm phá huỷ cấu trúc đất, xói mịn và suy kiệt dinh dưỡng.
Ở Việt Nam, các kết quả nghiên cứu đều cho thấy đất ở vùng trung du
miền núi đều nghèo các chất dinh dưỡng N, P, K, Ca và Mg. Để đảm bảo đủ
dinh dưỡng, đất khơng bị thối hố thì N, P là hai yếu tố cần phải được bổ
sung thường xuyên. Trong quá trình sử dụng đất, do chưa tìm được các loại
hình sử dụng đất hợp lý hoặc chưa có cơng thức luân canh hợp lý cũng gây ra
hiện tượng thoái hoá đất như vùng đất dốc mà trồng cây lúa, đất có dinh
dưỡng kém lại khơng ln canh với cây họ đậu.
Trong điều kiện nền kinh tế kém phát triển, người dân đã tập trung chủ
yếu vào trồng cây lúa đã gây ra hiện tượng xói mịn, suy thối đất. Điều kiện
kinh tế và sự hiểu biết của con người cịn thấp dẫn tới việc sử dụng phân bón
cịn nhiều hạn chế và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật q nhiều, ảnh hưởng tới
mơi trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




5
Trên thế giới hàng năm có khoảng 15% diện tích đất bị suy thối vì lý
do nhân tạo, trong đó suy thối vì xói mịn do nước chiếm khoảng 55,7%
diện tích, do gió 28% diện tích, mất chất dinh dưỡng do rửa trơi 12,2% diện
tích. Ở Ấn Độ, hàng năm mất khoảng 3,7 triệu ha đất trồng trọt. Mỗi năm

lượng đất bị xói mịn tại các châu lục là: Châu Âu, Châu Úc, Châu Phi: 5 -10
tấn/ha, Châu Mỹ: 10 - 20 tấn/ha; Châu Á: 30 tấn/ha.
Hiện nay những vấn đề mơi trường đã trở nên mang tính tồn cầu và
được phân thành 2 loại chính: một loại gây ra bởi cơng nghiệp hố và các kỹ
thuật hiện đại, loại khác gây ra bởi lối canh tác tự nhiên. Hệ sinh thái nhiệt
đới vốn cân bằng một cách mỏng manh rất dễ bị đảo lộn bởi các phương thức
canh tác phản tự nhiên, buộc con người phải chuyển hướng sản xuất trồng lúa
theo hướng sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường, thoả mãn các yêu cầu
của thế hệ hiện tại nhưng không làm tổn hại đến nhu cầu của các thế hệ tương
lai, đó là mục tiêu của việc xây dựng và phát triển trồng lúa bền vững và đó
cũng là lối đi trong tương lai.
1.1.4. Nguyên tắc và quan điểm sử dụng đất bền vững
1.1.4.1 Các nguyên tác cơ bản:
- Sử dụng đất trồng lúa với mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội
trên cơ sở đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, tăng cường nguyên liệu
cho công nghiệp và hướng tới xuất khẩu.
- Sử dụng đất trồng lúa trong sản xuất trên cơ sở cân nhắc các mục tiêu
phát triển kinh tế-xã hội, tận dụng tối đa lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái
và không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường là những nguyên tắc cơ bản và
cần thiết để đảm bảo cho khai thác sử dụng bền vững tài nguyên đất đai.
- Sử dụng đất trồng lúa theo nguyên tắc “Đầy đủ, hợp lý và hiệu quả”.
1.1.4.2 Quan điểm sử dụng đất trồng lúa:
- Duy trì và nâng cao các hoạt động sản xuất;
- Giảm thiểu mức rủi ro trong sản xuất;
- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, ngăn chặn sự thối hố đất và nước;
- Có hiệu quả lâu bền;
- Được xã hội chấp nhận.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





6
1.2. Những vấn đề về hiệu quả sử dụng đất trồng lúa
1.2.1. Khái quát về hiệu quả và hiệu quả sử dụng đất
Xem xét trong lĩnh vực sử dụng đất thì hiệu quả là chỉ tiêu chất lượng
đánh giá kết quả sử dụng đất trong hoạt động kinh tế. Thể hiện qua lượng sản
phẩm, lượng giá trị thu được bằng tiền, đồng thời về mặt xã hội là thể hiện
hiệu quả của lực lượng lao động được sử dụng trong cả quá trình hoạt động
kinh tế cũng như hàng năm để khai thác đất. Riêng đối với ngành trồng lúa,
cùng với hiệu quả kinh tế về giá trị và hiệu quả về mặt sử dụng lao động trong
nhiều trường hợp phải coi trọng hiệu quả về mặt hiện vật là sản lúa gạo thu
hoạch được, nhất là các loại lúa gạo cơ bản có ý nghĩa chiến lược.
Sử dụng đất trồng lúa có hiệu quả cao thơng qua việc bố trí cơ cấu cây
trồng, vật ni là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của hầu hết các nước
trên thế giới. Nó khơng chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà
hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nơng nghiệp mà cịn là mong muốn
của nông dân, những người trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp.
Hiện nay, các nhà khoa học đều cho rằng: vấn đề hiệu quả sử dụng đất
phải xem xét trên tổng thể các mặt bao gồm: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội
và hiệu quả môi trường.
1.2.1.1 Hiệu quả kinh tế
Bản chất là làm sao với một diện tích đất trồng lúa nhất định sản xuất ra
một khối lượng thóc gạo nhiều nhất với một lượng chi phí về vật chất (phân
bón, thuốc trừ sâu... và lao động thấp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng
về thóc, gạo của xã hội.
1.2.1.2 Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội hiện nay phải thu hút nhiều lao động, đảm bảo đời sống
nhân dân, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, nội lực và nguồn lực của địa

phương được phát huy, đáp ứng nhu cầu của hộ nông dân về việc ăn mặc và
nhu cầu sống khác. Sử dụng đất trồng lúa phải phù hợp với tập quán, nền văn
hố của địa phương thì việc sử dụng đất trồng lúa sẽ bền vững hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




7
1.2.1.3 Hiệu quả môi trường
Hiệu quả môi trường được thể hiện ở chỗ loại hình sử dụng đất trồng
lúa phải bảo vệ được độ màu mỡ của đất đai, ngăn chặn được sự thối hố
đất bảo vệ mơi trường sinh thái và được phân ra theo nguyên nhân gây
nên, gồm:
- Hiệu quả hố học mơi trường là việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ
thực vật trong q trình sản xuất cho cây trồng sinh trưởng tốt, cho năng suất
cao và không gây ô nhiễm môi trường.
- Hiệu quả sinh học môi trường được thể hiện qua mối tác động qua
lại giữa cây lúa với đất, giữa cây lúa với các loại dịch hại trong các loại
hình sử dụng đất nhằm giảm thiểu việc sử dụng hoá chất trong trồng lúa
mà vẫn đạt được mục tiêu đề ra.
- Hiệu quả vật lý môi trường được thể hiện thông qua việc lợi dung tốt
nhất tài nguyên khí hậu như ánh sáng, nhiệt độ, nước mưa của các kiểu sử
dụng đất để đạt được sản lượng cao và tiết kiệm chi phí đầu vào.
1.2.2. Đặc điểm và phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng lúa
1.2.2.1 Nguyên tắc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sdđ trồng lúa
- Hệ thống các chỉ tiêu phải có tính thống nhất, tồn diện và tính hệ
thống hữu cơ với nhau, phải đảm bảo tính so sánh có thang bậc.
- Các chỉ tiêu phải phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển trồng lúa ở

nước ta, đồng thời có khả năng so sánh quốc tế trong quan hệ đối ngoại, nhất là
những sản phẩm có khả năng hướng tới xuất khẩu [30].
- Hệ thống các chỉ tiêu phải đảm bảo tính thực tiễn và tính khoa học và
phải có tác dụng kích thích sản xuất phát triển [30].
1.2.2.2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng lúa
Bản chất của hiệu quả là mối quan hệ giữa kết quả và chi phí. Mối quan
hệ này là mối quan hệ hiệu số hoặc là quan hệ thương số [16], [25], [30], nên
dạng tổng quát của hệ thống chỉ tiêu hiệu quả sẽ là:
H=K-C
H = K/C

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




8

H = (K - C)/C
H = (K1 - K0)/(C1 - C0)
Trong đó:
- H: Hiệu quả
- K: Kết quả
- C: Chi phí
- 1, 0 là chỉ số về thời gian (năm)
* Hiệu quả kinh tế
- Hiệu quả kinh tế được tính trên 1 ha đất trồng lúa
+ Giá trị sản xuất (GTSX): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch
vụ được tạo ra trong 1 kỳ nhất định (thường là một năm).
+ Chi phí trung gian (CPTG): là tồn bộ các khoản chi phí vật chất

thường xun bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào
và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất.
+ Giá trị gia tăng (GTGT): là hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung
gian, là giá trị sản phẩm xã hội được tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó.
GTGT = GTSX - CPTG
- Hiệu quả kinh tế tính trên 1 đồng chi phí trung gian (GTSX/CPTG,
GTGT/CPTG): đây là chỉ tiêu tương đối của hiệu quả, nó chỉ ra hiệu quả sử
dụng các chi phí biến đổi và thu dịch vụ.
- Hiệu quả kinh tế trên ngày công lao động quy đổi, bao gồm:
GTSX/LĐ, GTGT/LĐ. Thực chất là đánh giá kết quả đầu tư lao động
sống cho từng kiểu sử dụng đất và từng cây trồng làm cơ sở để so sánh
với chi phí cơ hội của người lao động.
* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội được phân tích bởi các chỉ tiêu sau [17]:
+ Đảm bảo an tồn lương thực, gia tăng lợi ích của người nông dân;
+ Đáp ứng mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế của vùng;
+ Thu hút nhiều lao động, giải quyết cơng ăn việc làm cho nơng dân;
+ Góp phần định canh định cư, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




9
+ Tăng cường sản phẩm hàng hoá, đặc biệt là hàng hoá xuất khẩu.
* Các chỉ tiêu về hiệu quả môi trường
Theo Đỗ Nguyên Hải [14], chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường trong
quản lý sử dụng đất bền vững ở vùng nông nghiệp được tưới là:
+ Quản lý đối với đất đai rừng đầu nguồn;

+ Đánh giá các tài nguyên nước bền vững;
+ Đánh giá quản lý đất đai;
+ Đánh giá hệ thống cây trồng;
+ Đánh giá về tính bền vững đối với việc duy trì độ phì nhiêu của đất và
bảo vệ cây trồng;
+ Đánh giá về quản lý và bảo vệ tự nhiên;
+ Sự thích hợp của môi trường đất khi thay đổi kiểu sử dụng đất.
1.3. Những xu hƣớng phát triển trồng lúa
1.3.1. Những xu hướng phát triển trồng lúa trên thế giới
Theo Đường Hồng Dật (1995) [7], trên con đường phát triển trồng lúa,
mỗi nước đều chịu ảnh hưởng của các điều kiện khác nhau, nhưng phải giải
quyết vấn đề chung sau:
- Không ngừng nâng cao chất lượng lúa gạo, năng suất lao động trong
trồng lúa, nâng cao hiệu quả đầu tư;
- Mức độ và phương thức đầu tư vốn, lao động, khoa học và quá trình
phát triển trồng lúa. Chiều hướng chung nhất là phấn đấu giảm lao động chân
tay, đầu tư nhiều lao động trí óc, tăng cường hiệu quả của lao động quản lý và
tổ chức;
- Mối quan hệ giữa phát triển trồng lúa và môi trường.
Từ những vấn đề chung trên, mỗi nước lại có chiến lược phát triển trồng
lúa khác nhau và có thể chia làm hai xu hướng:
* Trồng lúa cơng nghiệp hố: Sử dụng nhiều thành tựu và kết quả của
công nghiệp, sử dụng nhiều vật tư kỹ thuật, dùng trang thiết bị máy móc, sản
xuất theo quy trình kỹ thuật chặt chẽ gần như cơng nghiệp, đạt năng suất cây
lúa vật nuôi và năng suất lao động cao. Khoảng 10% lao động xã hội trực tiếp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





10
trồng lúa những vẫn đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Tuy nhiên
nhược điểm của nền trồng lúa này là không chú ý đầy đủ đến các tác động của
hoạt động sản xuất trồng lúa lên môi trường tự nhiên.
* Trồng lúa sinh thái:
+ Tránh những tác hại do sử dụng hoá chất trong trồng lúa và phương
pháp công nghiệp gây ra làm cho môi trường bị ô nhiễm, chất lượng lúa gạo
giảm sút.
+ Cải thiện chất lượng dinh dưỡng thức ăn nâng cao độ phì nhiêu của đất
bằng phân bón hữu cơ, tăng chất mùn trong đất và hạn chế mọi dạng ô
nhiễm môi trường với đất, nước, môi trường, thức ăn.
1.3.2. Phương hướng phát triển trồng lúa Việt Nam trong những năm tới
Trên cơ sở thành tựu kỹ thuật trồng lúa của gần 20 năm đổi mới, dựa trên
những dự báo về khoa học kỹ thuật, căn cứ vào điều kiện cụ thể, phương hướng
chủ yếu phát triển trồng lúa Việt Nam trong 10 năm tới sẽ là:
- Tập trung vào sản xuất lúa gạo hàng hố theo nhóm ngành hàng, nhóm
sản phẩm, xuất phát từ cơ sở dự báo cung cầu của thị trường lúa gạo trong nước,
thế giới và dựa trên cơ sở khai thác tốt lợi thế so sánh của các vùng.
- Tiếp tục hồn thiện cơ chế chính sách phù hợp với u cầu cao hơn của
cơng nghiệp hố để khuyến khích sản xuất lúa gạo hàng hố, khuyến khích các
sản phẩm xuất khẩu,
- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong trồng lúa nâng cao
trình trình độ khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến, lưu thông tiếp
thị lúa, gạo hàng hoá.
- Tốc độ tăng trưởng trong trồng lúa ổn định 3,3-3,8%. Nâng cao cả kiến
thức, kỹ năng sản xuất kinh doanh lúa gạo cho lao động nông thơn.
- Hình thành kết cấu hạ tầng căn bản phục vụ hiệu quả sản xuất trồng
lúa, phát triển kinh tế nông thôn. Cải thiện căn bản môi trường và sinh thái
nông thôn tập trung vào đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm, phịng chống

dịch bệnh cho cây trồng, phịng chống thiên tai.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




11
- Chuyển phần lớn lao động nông thôn ra khỏi sản xuất trồng lúa, còn
khoảng 30% lao động xã hội. Hình thành đội ngũ nơng dân chun nghiệp, có
kỹ năng sản xuất và quản lý, gắn kết trong các loại hình kinh tế hợp tác và kết
nối với thị trường.
1.3.3. Xây dựng ngành trồng lúa bền vững
1.3.3.1 Sự cần thiết phải xây dựng ngành trồng lúa bền vững
Mục tiêu đặt ra là sử dụng tối đa và có hiệu quả toàn bộ quỹ đất trồng lúa
của quốc gia, phục vụ phát triển nền kinh tế quốc dân và phát triển xã hội.
Việc sử dụng đất dựa trên nguyên tắc là ưu tiên đất đai cho sản xuất trồng lúa.
Ngoài những tác động của các yếu tố điều kiện tự nhiên như: khí hậu,
thuỷ văn, thảm thực vật và quy luật sinh thái tự nhiên, đất đai còn chịu ảnh
hưởng của yếu tố con người, các quy luật kinh tế - xã hội và các yếu tố kỹ
thuật. Đặc biệt là đối với ngành sản xuất trồng lúa, điều kiện tự nhiên là yếu
tố quyết định chủ đạo đối với việc sử dụng đất đai, còn phương hướng sử
dụng đất đai được quyết định bởi yêu cầu của xã hội và mục tiêu kinh tế trong
từng thời kỳ nhất định.
Sử dụng đất trồng lúa một cách hiệu quả và bền vững luôn là mong
muốn cho sự tồn tại và tương lai phát triển của lồi người. Chính vì vậy việc
nghiên cứu và đưa ra các giải pháp sử dụng đất thích hợp, bền vững đã được
nhiều nhà khoa học đất và các tổ chức quốc tế quan tâm
Phát triển bền vững là sự quản lý, bảo vệ cơ sở của nguồn lợi tự nhiên và
phương hướng của sự thay đổi kỹ thuật, thể chế bằng cách nào để đảm bảo

thoả mãn nhu cầu của con người, cho thế hệ hôm nay và mai sau. . Bảo vệ
được tài nguyên đất, nước, nguồn lợi di truyền thực vật và động vật đi đôi với
việc tăng hiệu quả kinh tế, xã hội và khơng làm thối hố mơi trường, thích ứng
về kỹ thuật, có sức sống kinh tế và được chấp nhận về xã hội [22].
Mục đích của trồng lúa bền vững là xây dựng một hệ thống ổn định về
mặt sinh thái, có tiềm lực kinh tế, có khả năng thoả mãn những nhu cầu của
con người mà khơng bóc lột đất đai, khơng làm ơ nhiễm mơi trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




12
Trồng lúa bền vững sử dụng những đặc tính vốn có của cây trồng kết hợp
với đặc trưng của cảnh quan và cấu trúc trên diện tích đất sử dụng một cách hài
hòa và thống nhất. Trồng lúa bền vững là một hệ thống mà nhờ đó con người có
thể tồn tại được, sử dụng nguồn lương thực và tài nguyên phong phú của thiên
nhiên mà không dần huỷ diệt sự sống trên trái đất.
Ở Việt Nam nền văn minh lúa nước đã hình thành từ mấy ngàn năm nay,
có thể coi là một mơ hình trồng lúa bền vững ở vùng đồng bằng, thích hợp
trong điều kiện thiên nhiên ở nước ta. Gần đây, những mơ hình sử dụng đất
như VAC (vườn, ao, chuồng), mơ hình nơng - lâm kết hợp trên đất đồi thực
chất là những kinh nghiệm truyền thống được đúc rút ra từ quá trình lao động
sản xuất lâu dài, bền vững với thiên nhiên khắc nghiệt để tồn tại và phát triển.
1.3.3.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sdđ trồng lúa và phát triển
trồng lúa bền vững
* Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất trồng lúa. Bởi vì,
các yếu tố của điều kiện tự nhiên là tài nguyên để sinh vật tạo nên sinh khối.

Do vậy, cần đánh giá đúng điều kiện tự nhiên để trên cơ sở đó xác định lúa
chủ lực phù hợp và định hướng đầu tư thâm canh đúng. Nếu điều kiện tự
nhiên thuận lợi, các hộ nơng dân có thể lợi dụng những yếu tố đầu vào không
kinh tế thuận lợi để tạo ra hạt gạo hàng hố với giá rẻ.
* Nhóm các yếu tố kỹ thuật canh tác
Biện pháp kỹ thuật canh tác là tác động của con người vào đất đai, cây
trồng, nhằm tạo nên sự hài hoà giữa các yếu tố của quá trình sản xuất để hình
thành, phân bố và tích luỹ năng suất kinh tế. Đây là những vấn đề thể hiện sự
hiểu biết về đối tượng sản xuất, về thời tiết, về điều kiện môi trường và thể
hiện những dự báo thông minh của người sản xuất. Lựa chọn các tác động kỹ
thuật, lựa chọn chủng loại và cách sử dụng các đầu vào phù hợp với các quy
luật tự nhiên của sinh vật nhằm đạt được các mục tiêu đề ra là cơ sở để phát
triển sản xuất lúa, gạo hàng hố. Có nghĩa là ứng dụng cơng nghệ sản xuất
tiến bộ là một đảm bảo vật chất cho kinh tế nơng nghiệp tăng trưởng nhanh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




13
dựa trên việc chuyển đổi sử dụng đất. Như vậy, nhóm các biện pháp kỹ
thuật đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong quá trình khai thác đất theo
chiều sâu và nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng lúa.
* Nhóm các yếu tố kinh tế tổ chức
- Cơng tác quy hoạch và bố trí sản xuất
Thực hiện phân vùng sinh thái trồng lúa dựa vào điều kiện tự nhiên,
dựa trên cơ sở phân tích, dự báo và đánh giá nhu cầu thị trường, gắn với
quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến, kết cấu hạ tầng, phát triển
nguồn nhân lực và thể chế luật pháp về bảo vệ tài nguyên, môi trường sẽ

tạo tiền đề vững chắc cho phát triển lúa gạo hàng hố.
- Hình thức tổ chức sản xuất
Các hình thức tổ chức sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến việc khai thác
và nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng lúa. Vì vậy, cần phải thực hiện đa
dạng hố các hình thức hợp tác trong trồng lúa, xác lập một hệ thống tổ chức
sản xuất, kinh doanh phù hợp và giải quyết tốt mối quan hệ giữa sản xuất dịch vụ và tiêu thụ lúa gạo hàng hoá.
- Dịch vụ kỹ thuật:
Sản xuất hàng hoá của hộ nông dân không thể tách rời những tiến bộ kỹ
thuật và việc ứng dụng các tiến bộ khoa học cơng nghệ vào sản xuất. Vì sản
xuất thóc gạo hàng hố phát triển địi hỏi phải khơng ngừng nâng cao chất
lượng hạt gạo và hạ giá thành sản phẩm [26].
* Nhóm các yếu tố kinh tế - xã hội
- Thị trường là nhân tố quan trọng, dựa vào nhu cầu của thị trường
nơng dân lựa chọn hàng hố để sản xuất. Trong cơ chế thị trường, các
nơng hộ hồn tồn tự do lựa chọn hàng hố họ có khả năng sản xuất, đồng
thời họ có xu hướng hợp tác, liên doanh, liên kết để sản xuất ra những loại
gạo hàng hoá mà nhu cầu thị trường cần với chất lượng cao đáp ứng nhu
cầu thị hiếu của khách hàng.
- Hệ thống chính sách về đất đai, điều chỉnh cơ cấu đầu tư, hỗ trợ...có
ảnh hưởng lớn đến sản xuất hàng hố của nơng dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




14
- Do vậy, nhiều chính sách thúc đẩy nền kinh tế quốc dân như: chương
trình 327 “phủ xanh đất trống đồi núi trọc”, chính sách xố đói giảm
nghèo, chính sách 773 về “khai thác mặt nước hoang, bãi bồi ven sơng

biển”, chính sách dồn điền đổi thửa...
- Sự ổn định chính trị - xã hội và các chính sách khuyến khích đầu tư
phát triển trồng lúa của Nhà nước.
1.3.3.3 Một số định hướng phát triển trồng lúa bền vững
- Để nền kinh tế tăng trưởng nhanh, bền vững, cần có 4 ưu tiên: tăng
trưởng kinh tế nhanh; thay đổi mô hình tiêu dùng; "cơng nghiệp hố sạch" và
phát triển trồng lúa bền vững. Đối với định hướng phát triển trồng lúa bền
vững, cần đặc biệt trú trọng những giải pháp liên quan đến hồn thiện luật
pháp và chính sách phát triển bền vững, quy hoạch phát triển nông thôn, cơ /
phi nông nghiệp, hỗ trợ ứng dụng công nghệ mới, công nghệ sinh học, thúc
đẩy công nghệ chế biến lúa gạo...
- Phát triển sản xuất lúa gạo Việt Nam trở thành mặt hàng xuất khẩu mũi
nhọn có hiệu quả và đảm bảo an ninh lương thực. Đồng bằng sông Cửu Long
là vùng sản xuất có lợi thế nhất về lúa gạo cần ưu tiên đầu tư phát triển sản
xuất lúa hàng hóa quy mơ lớn. Hình thành hệ thống các trang trại sản xuất lúa,
tạo nên vùng chuyên canh sản xuất lúa nguyên liệu phục vụ các trung tâm chế
biến lớn. Xây dựng thương hiệu mũi nhọn và thị trường chiến lược cho lúa
gạo Việt Nam. Gắn nhà máy chế biến với các vùng chuyên canh lúa, phát
triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ phục vụ sản xuất, các hình thức tổ chức sản xuất,
xúc tiến thương mại, quản lý thị trường để đảm bảo phát triển sản xuất với
quy mơ và cơng nghệ hợp lý nhất. Một địi hỏi khác là cần mở rộng hợp tác
quốc tế vì sự phát triển bền vững thông qua việc tham gia và thực hiện đầy đủ
các công ước quốc tế về phát triển bền vững; tham gia tích cực các hoạt động
hợp tác nhằm bảo vệ mơi trường tồn cầu và khu vực cũng như nỗ lực thu hút
sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính quốc tế nhằm mục đích phát triển bền vững
và tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm về phát triển bền vững.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





15
1.4. Những nghiên cứu liên quan đến nâng cao hiệu quả sử dụng đất
trồng lúa và sản xuất lúa gạo bền vững
1.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Hàng năm các Viện nghiên cứu nông nghiệp trên thế giới cũng đã đưa ra
nhiều giống lúa mới, những kiểu sử dụng đất mới, giúp cho việc tạo thành một
số hình thức sử dụng đất mới ngày càng có hiệu quả cao hơn. Viện nghiên cứu
lúa quốc tế (IRRI) đã có nhiều thành tựu về lĩnh vực giống lúa và hệ thống cây
trồng trên đất lúa.
Nói chung về việc sử dụng đất đai, các nhà khoa học trên thế giới đều
cho rằng: đối các vùng nhiệt đới có thể thực hiện các cơng thức luân canh cây
trồng hàng năm, có thể chuyển từ chế độ canh tác cũ sang chế độ canh tác
mới tiến bộ hơn, mang kết quả và hiệu quả cao hơn. Tạp chí “Farming Japan”
của Nhật Bản ra hàng tháng đã giới thiệu nhiều cơng trình ở các nước trên thế
giới về các hình thức sử dụng đất đai cho người dân, nhất là ở nông thôn [2].
Tại Thái Lan nhiều vùng trong điều kiện thiếu nước, từ sử dụng đất thông
qua công thức luân canh lúa xuân - lúa mùa hiệu quả thấp vì chi phí tưới nước
q lớn và độc canh cây lúa làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng đất đã đưa cây
đậu thay thế lúa xuân trong công thức luân canh. Kết quả là giá trị sản lượng
tăng lên đáng kể, hiệu quả kinh tế được nâng cao, độ phì nhiêu của đất được
tăng lên rõ rệt, nhờ đó hiệu quả sử dụng đất được nâng cao.
Ở Thái Lan, Uỷ ban chính sách Quốc gia đã có nhiều quy chế mới ngồi
hợp đồng cho tư nhân th đất dài hạn, cấm trồng những cây khơng thích hợp
trên từng loại đất nhằm quản lý việc sử dụng và bảo vệ đất tốt.
1.4.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới ẩm Châu Á có nhiều thuận lợi cho phát
triển sản xuất lúa gạo. Tuy nhiên nguồn đất có hạn, dân số lại đơng, bình quân
đất tự nhiên trên người là 0,45 ha, chỉ bằng 1/3 mức bình quân của thế giới,

xếp thứ 135 trên thế giới, xếp thứ 9/10 Đông Nam Á. Mặt khác, dân số lại
tăng nhanh làm cho bình qn diện tích đất trên người sẽ tiếp tục giảm.
Thực tế những năm qua chúng ta đã quan tâm giải quyết tốt các vấn đề
về kỹ thuật và kinh tế, tổ chức trong sử dụng đất nơng nghiệp, việc nghiên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




16
cứu và ứng dụng được tập trung vào các vấn đề như: lai tạo các giống cây
trồng mới ngắn ngày có năng suất cao, bố trí ln canh cây trồng phù hợp với
từng loại đất, thực hiện thâm canh trên cơ sở ứng dụng khoa học kỹ thuật vào
sản xuất. Các cơng trình có giá trị trên phạm vi cả nước phải kể đến cơng
trình nghiên cứu đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và
phát triển lâu bền của tác giả Trần An Phong - Viện quy hoạch và thiết kế
nông nghiệp (1995) [22].
Vùng ĐBSH có tổng diện tích đất nơng nghiệp là 903.650 ha, chiếm
44%, diện tích tự nhiên trong vùng là trung tâm sản xuất lương thực lớn thứ 2
của cả nước, là nơi thu hút nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học, góp phần
định hướng cho việc xây dựng các hệ thống cây trồng và sử dụng đất thích
hợp. Trong đó phải kể đến các cơng trình như: Phân vùng sinh thái nông
nghiệp vùng ĐBSH của các tác giả Cao Liêm, Đào Châu Thu, Trần Thị Tú
Ngà (1990) [19]; Đánh giá kinh tế đất lúa vùng ĐBSH của tác giả Quyền
Đình Hà (1993) [13]; Đề tài đánh giá hiệu quả một số mơ hình đa dạng hố
cây trồng vùng ĐBSH của tác giả Vũ Năng Dũng (1997) [11], Quy hoạch sử
dụng đất vùng ĐBSH của tác giả Phùng Văn Phúc (1996) [24], chương trình
quy hoạch cụ thể vùng ĐBSH (1994) đã nghiên cứu đề xuất dự án phát triển
đa dạng hố nơng nghiệp ĐBSH, kết quả cho thấy:

Ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ đã xuất hiện nhiều mơ hình ln canh cây
trồng 3 - 4 vụ một năm đạt hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt ở các vùng sinh thái
ven đô, tưới tiêu chủ động. Đã có những điển hình về chuyển đổi hệ thống cây
trồng, trong việc bố trí lại và đưa vào những cây trồng có giá trị kinh tế như:
hoa, cây ăn quả, cây thực phẩm cao cấp...
Từ năm 1995 đến năm 2000, Nguyễn Ích Tân [28] đã tiến hành nghiên cứu
tiềm năng đất đai, nguồn nước và xây dựng mơ hình sản xuất nơng nghiệp nhằm
khai thác có hiệu quả kinh tế cao đối với vùng úng trũng xã Phụng Công-huyện
Châu Giang, tỉnh Hưng Yên. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Trên đất vùng úng
trũng Phụng Công - huyện Châu Giang, tỉnh Hưng Yên có thể áp dụng mơ hình
lúa xn - cá hè đơng cho lãi từ 9258 - 12527,2 ngàn đồng/ha. Mơ hình lúa xn
- cá hè đông và CAQ, cho lãi từ 14315,7 - 18949,25 nghìn đồng/ha.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




17

Chƣơng 2

NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu những vấn đề có tính lý luận và
thực tiễn về hiệu quả sử dụng đất. Đối tượng nghiên cứu trực tiếp của đề tài là
quỹ đất sản xuất trồng lúa và vấn đề liên quan đến quá trình sử dụng đất trồng
lúa và những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng lúa.
* Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tiến hành trên địa bàn huyện Phổ Yên.
* Thời gian nghiên cứu: Nhiệm kỳ 2006 – 2010 và năm 2011

* Địa điểm nghiên cứu: 3 tiểu vùng trồng lúa của huyện Phổ Yên
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng nghiên cứu
- Đánh giá điều kiện tự nhiên về vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, địa
hình, thuỷ văn.
- Đánh giá điều kiện kinh tế xã hội: Cơ cấu kinh tế, tình hình dân số, lao
động, trình độ dân trí, tình hình quản lý đất đai, thị trường tiêu thụ nông sản
phẩm, dịch vụ, và cơ sở hạ tầng (giao thơng, thuỷ lợi, cơng trình phúc lợi...).
- Đánh giá những cơ hội và thách thức đối với phát triển sản xuất
trồng lúa bền vững.
2.2.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Phổ Yên
- Tình hình quản lý đất đai.
- Hiện trạng sử dụng đất đai.
2.2.3. Thực trạng sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện Phổ Yên
- Hiện trạng sử dụng đất trồng lúa của huyện.
- Nghiên cứu các kiểu sử dụng đất hiện trạng, diện tích và sự phân bố
các kiểu sử dụng đất trong huyện.
2.2.4. Hiệu quả sử dụng đất trồng lúa huyện Phổ Yên
- Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất
+ Tính giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, chi phí trung gian của một số giống
lúa trên 1 ha đất canh tác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




18
+ Tính giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, chi phí trung gian của các kiểu sử
dụng đất trên 1 ha đất canh tác.

+ Tính giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, chi phí trung gian trên 1 công lao
động quy đổi.
- Hiệu quả về mặt xã hội của các kiểu sử dụng đất
+ Mức độ sử dụng lao động;
+ Giá trị ngày công lao động;
- Hiệu quả về mặt về môi trường của các kiểu sử dụng đất
+ Mức độ đầu tư phân bón và thuốc bảo vệ thực vật của các giống lúa,
các kiểu sử dụng đất.
- Đánh giá tổng hợp
Trên cơ sở những đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả
mơi trường của các loại hình sử dụng đất sẽ đưa ra:
+ Tổng quát sự phát triển sản xuất lúa gạo với các loại hình sử dụng đất
hiệu quả và có xu hướng phát triển.
+ Những ưu điểm trong phát triển sản xuất và sử dụng đất trồng lúa.
+ Những vấn đề tồn tại trong sản xuất và sử dụng đất trồng lúa.
+ Nguyên nhân.
2.2.5. Định hướng sử dụng đất trồng lúa
- Những quan điểm chủ yếu để nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng lúa.
- Định hướng nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng lúa.
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng lúa của huyện.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
- Chọn điểm nghiên cứu đại diện cho các vùng sinh thái và đại diện cho
các vùng trồng lúa của huyện. Trên cơ sở hiện trạng sử dụng đất trồng lúa, tập
quán canh tác, đặc điểm đất đai và hệ thống cây trồng của huyện, Phổ Yên
được chia làm 3 tiểu vùng:
* Tiểu vùng 1: Đất vùng bãi sơng Cầu, sơng Cơng
Đây là vùng đất ngồi đê sông Cầu, sông Công phân bổ ở các xã Tiên
Phong, Đông Cao, Tân Phú, Thuận Thành, Trung Thành, Vạn Phái, Nam


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




×