Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Báo cáo phát triển 2003

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.84 MB, 137 trang )




Đồng tiền tương đương
Đơn vò tiền = Đồng
Tỷ giá 1US$ = 15.337 đồng (Tháng 11/ 2002)
Năm tài chính của chính phủ Việt Nam
Từ ngày 1 tháng Giêng đến ngày 31 tháng 12
Các từ viết tắt
ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á
ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á
BCH TƯ Ban Chấp hành Trung ương
CEPT Biểu thuế ưu đãi hiệu lực chung
CHXHCNVN Cộng hoà Xã hội Chủ nghóa Việt Nam
CIE Trung tâm Kinh tế Quốc tế
CPRGS Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo
CLTT&GNTD Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo
CPNET Mạng lưới Thông tin Quốc gia
CPLAR Chương trình hợp tác về Cải cách Đòa chính
DANIDA Chương trình Hỗ trợ Phát triển Quốc tế của Đan Mạch
DFID Ban Phát triển Quốc tế, sứ quán Anh
DHS Điều tra sức khỏe và dân số học
ĐMPTDN Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển Doanh nghiệp
EU Cộng đồng chung châu Âu
GDP Tổng sản phẩm Quốc nội
HIPC Nước nghèo trong tình trạng nợ trầm trọng
HS Học sinh
IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế
JETRO Tổ chức Thương mại Đối ngoại Nhật Bản
KH&ĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư
MFN Tối huệ quốc


LĐTBXH Bộ Lao động Thương binh Xã hội
NHTG/WB Ngân hàng Thế giới
ODA Nguồn hỗ trợ phát triển chính thức
OSS Cơ chế một cửa một dấu
OECD Tổ chức Phát triển và Hợp tác Kinh tế
PRGF Khuôn khổ Giảm nghèo và Tăng trưởng
PRSC Tín dụng Hỗ trợ Giảm nghèo
QLKTTƯ Viện Quản lý Kinh tế Trung ương
UNCTAD Hội nghò Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển
UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc
US Mỹ
VAT Thuế Giá trò Gia tăng
VLSS Điều tra mức sống dân cư Việt Nam
VPSC Công ty dòch vụ Tiết kiệm Bưu điện Việt Nam
WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
LỜI CẢM ƠN
Báo cáo này do Ngân hàng Thế giới soạn thảo và điều phối, với đóng góp đáng kể
của Ngân hàng Phát triển Châu Á về lónh vực quản lý nhà nước, nhất là phần 14 về
cải cách hành chính. Báo cáo cũng là kết quả của thảo luận với các nhà hoạch đònh
chính sách và đại diện của các nhà tài trợ tại Hội thảo về Thực hiện Chiến lược Tăng
trưởng và Giảm nghèo toàn diện 2003-2005, tổ chức vào tháng 10-2002 tại Hải Phòng.
Báo cáo dựa vào nghiên cứu phân tích gần đây do chính phủ Việt Nam, Ngân hàng
Thế giới và các nhà tài trợ khác tổ chức thực hiện. Báo cáo còn tham khảo các nghiên
cứu độc lập của các học giả Việt Nam và nước ngoài.
Báo cáo do nhóm công tác, đứng đầu là Martin Rama thực hiện, với sự hướng dẫn
chung của Homi Kharas, Klaus Rohland, và Nisha Agrawal và ý kiến đóng góp của
John Samy (ADB). Theo Larsen, Đinh Tuấn Việt và Tôn Thăng Long chòu trách nhiệm
về phần 1 cập nhật tình hình kinh tế vó mô gần đây; Phillippe Auffet, Theo Ib Larsen
và Đinh Tuấn Việt viết phần 2 về tự do hoá thương mại; Thomas Rose và Miguel
Navarro-Martin là tác giả chính của phần 3 về cải cách tín dụng và tài chính; Daniel

Riley Musson và Phạm Minh Đức đóng góp vào phần 4 về cải cách doanh nghiệp nhà
nước; Amanda Carlier và Rob Swinkels soạn thảo phần 5 về phát triển khu vực tư
nhân, với đóng góp thêm của Ziba Crammer và Deepak Khanna; Nguyễn Thế Dũng
và Christopher Gibbs viết phần 6 về đất đai, phần 7 về giáo dục do Mai Thò Thanh
viết cùng với Christopher Shaw; Samuel Lieberman, Nguyễn Nguyệt Nga và Adam
Wagstaff chòu trách nhiệm về phần 8 về y tế, với sự đóng góp của Sarah Bales; Anjali
Acharya viết phần 9 về môi trường; Martin Rama và Nguyễn Nguyệt Nga chòu trách
nhiệm phần 10 về những tác động xã hội; Soren Davidsen chòu trách nhiệm phần 11 về
cải cách pháp luật, cùng với Jesper Kammersgaard; Edward Mountfield viết phần 12
về quản lý chi tiêu công, với hợp tác chặt chẽ của Nguyễn Văn Minh; Martin Rama và
Rob Swinkels là tác giả của phần 13 về đầu tư công cộng; Ramesh B. Adhikari và
Soren Davidsen viết phần 14 về cải cách hành chính.
Người đọc phản biện cho báo cáo này là Alan Johnson (DFID Hà Nội), Will Martin
(Ngân hàng Thế giới), và David Shand (Ngân hàng Thế giới). Ông Lê Đăng Doanh,
Cố vấn Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư cũng góp ý cho Báo cáo. Báo cáo cũng được
thảo luận với các nhà nghiên cứu của Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ,
Viện Kinh tế, Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, và Viện Chiến lược Phát triển.
Soạn thảo tài liệu và hỗ trợ in ấn do Nguyễn Thu Hằng, Phùng Thò Tuyết, Hoàng
Thanh Hà, Marisa Giuliani và Muriel S. Greaves.

MỤC LỤC
Tóm tắt tổng quan ................................................................................................................i
Giới thiệu................................................................................................................................1
I. Nền kinh tế thò trường ...................................................................................................6
1. Duy trì tính ổn đònh...............................................................................................7
2. Thương mại chính là cơ hội ................................................................................ 14
3. Một trường hợp thử nghiệm của cải cách ...................................................... 23
4. Tín dụng và ngân hàng ...................................................................................... 32
5. Một chặng đường dài phía trước...................................................................... 40
II. Phát triển hoà nhập ...................................................................................................... 48

6. Khởi nguồn từ đất ............................................................................................... 49
7. Thách thức trong giáo dục ................................................................................. 59
8. Những bất bình đẳng đáng ngại về y tế ........................................................ 66
9. Môi trường ............................................................................................................ 74
10. Các tác động xã hội của cải cách .................................................................... 78
III. Quản lý nhà nước hiện đại ........................................................................................ 85
12. Quản lý chi tiêu công........................................................................................ 90
13. Đầu tư công cộng............................................................................................... 96
14. Cải cách hành chính.......................................................................................... 103
Tài liệu tham khảo ............................................................................................................ 111
Phụ lục Thống kê ............................................................................................................. 126
Khung
Khung I: Thực hiện CLTT&GNTD ................................................................................
Khung 1: Những cam kết và tuyên bố gần đây ........................................................
Khung 1.1: Việt Nam rủi ro đến mức nào? .................................................................
Khung 2.1: Gia nhập các hiệp đònh thương mại khu vực và đa phương ..............
Khung 2.2: Tác động của việc Trung Quốc ra nhập Tổ chức Thương mại
Thế giới đối với Việt Nam.............................................................................................. .
Khung 3.1: Các quy đònh mới về cải cách doanh nghiệp nhà nước .......................
Khung 4.1: Đánh giá các nguyên tắc chủ đạo Basel còn hạn chế ...........................
Khung 4.2: Tiết kiệm bưu điện ......................................................................................
Khung 5.1: Mười bước (và 68 ngày) để bắt đầu ........................................................
Khung 5.2: Kinh nghiệm của Bình Dương ....................................................................
Khung 5.3: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ....................................................
Khung 6.1: Hợp nhất đất và năng suất .......................................................................
Khung 6.2: Giới và giấy chứng nhận sử dụng đất ....................................................
Khung 7.1: Lợi tức của kỹ năng trong nền kinh tế chuyển đổi .............................
Khung 8.1: Bảo hiểm y tế, người nghèo và người không nghèo ............................
Khung 8.2: Sống với tình trạng tàn tật .........................................................................
Khung 9.1: Công khai hoá thông tin môi trường ở Hà Nội ....................................

Khung 10.1: Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư....................................................................
Khung 11.1: Thành lập Hiệp hội ngành nghề .............................................................
Khung 12.1: Các khiếm khuyết chính của thông tin quản lý tài chính ..................
Khung 12.2: Các mục tiêu của Khuôn khổ chi tiêu trung hạn................................
Khung 12.3: Thí điểm “khoán chi” tại Thành phố Hồ Chí Minh ............................
Khung 13.1: Quỹ Hỗ trợ Phát triển .............................................................................. .
Khung 13.2: Lónh vực đầu tư và nghèo đói tại Trung quốc và Ấn độ.................
Khung 14.1: Phải chăng lương của người lao động trong khu vực nhà
nước là thấp? .....................................................................................................................
Khung 14.2: Đánh giá sơ bộ cơ chế một cửa một dấu ..............................................
Khung 14.3: Phân cấp và Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo
Khung 14.4: Các vấn đề trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở ..............................
Khung 14.5: Tiếp tục cải cách công tác đấu thầu ......................................................
Bảng
Bảng I: Các mục tiêu phát triển của Việt Nam..........................................................
Bảng 1.1: Động lực của tăng trưởng.............................................................................
Bảng 1.2: Xuất khẩu tăng ở mức khiêm tốn ...............................................................
Bảng 1.3: Yêu cầu tài trợ và nguồn tài trợ (tỷ đô la)..............................................
Bảng 2.1: Những thay đổi lớn trong chính sách thương mại từ năm 2000 ..........
Bảng 2.2: Lộ trình thuế suất trong tương lai ..............................................................
Bảng 2.3: Tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu ..................................................................................
Bảng 2.4: Cơ sở hạ tầng liên quan đến thương mại ..................................................
Bảng 3.1: Chuyển đổi ... và thành lập mới .................................................................
Bảng 4.1: Tín dụng cho các doanh nghiệp nhà nước .................................................
Bảng 5.1: Những doanh nghiệp mới đăng ký.............................................................
Bảng 5.2: Tầm quan trọng của quan hệ quen biết.....................................................
Bảng 7.1: Tỷ lệ đi học đúng tuổi tính theo vùng ......................................................
Bảng 7.2: Tỷ lệ học sinh bỏ học và lưu ban (%) ........................................................
Bảng 11.1: 17 ưu tiên trong số 250 kiến nghò chính sách ..........................................
Hình

Hình I: Điểm mạnh và điểm yếu của Việt Nam ........................................................
Hình 1.1: Tăng trưởng kinh tế đang nhích lên ............................................................
Hình 1.2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài ổn đònh .........................................................
Hình 3.1: Tỷ trọng của khu vực nhà nước và tư nhân .............................................
Hình 3.2: Hoạt động của các doanh nghiệp cổ phần hoá ........................................
Hình 3.3: Điều gì thuận lợi và khó khăn trong quá trình cổ phần hoá ................
Hình 4.1: Thò phần cho vay theo loại hình tổ chức tín dụng ...................................
Hình 4.2: Xử lý nợ không sinh lời trong năm 2002 ....................................................
Hình 7.1: Kết quả học môn toán của học sinh nam và học sinh nữ ......................
Hình 7.3: Vò trí trường học và kết quả học tập .........................................................
Hình 7.4: Kiến thức của giáo viên và thành tích học tập của học sinh .................
Hình 8.1: Có cải thiện, song không phải cho tất cả mọi người...............................
Hình 8.2: Các nguồn tài chính cho y tế ........................................................................
Hình 8.3: Tỷ lệ người sử dụng các loại dòch vụ y tế khác nhau ............................
Hình 9.1: Các xu hướng trong thành phần cấu tạo độ che phủ rừng ...................
Hình 9.2: Đánh bắt thuỷ sản ..........................................................................................
Hình 10.1: Tốc độ tăng trưởng tiêu dùng hàng năm................................................
Hình 10.2: Trợ cấp từ các chương trình xã hội ...........................................................
Hình 13.1: Tác động ước tính của đường bộ tới mức sống, 1993-98......................

i
Sau giai đoạn bò chững lại do khủng hoảng ở Đông Á, Việt Nam lại tăng trưởng tương
đối mạnh. Sự cải thiện này một phần là do một loạt các biện pháp chính sách đưa nền
kinh tế theo một quỹ đạo tăng trưởng trung hạn tốt hơn. Lòng tin trong khu vực tư
nhân được đẩy mạnh nhờ chương trình cải cách chi tiết được thông qua vào năm 2001.
Các doanh nghiệp mới của tư nhân hiện đang được thành lập với tốc độ 1,600 doanh
nghiệp mỗi tháng, và vào đầu năm 2002, Hội nghò Trung ương 5 đã dành cho khu vực
tư nhân sự ủng hộ mạnh mẽ nhất. Các nhà đầu tư đang phản ứng tích cực trước
những tuyên bố và cam kết cải cách mà Việt Nam đưa ra. Đất nước đang được xếp
hạng tốt hơn bởi các tổ chức xếp hạng quốc tế về rủi ro quốc gia và tình hình kinh tế

vó mô cũng ổn đònh. Mặc dù thò trường bên ngoài có những bất lợi về nhu cầu và giá,
xuất khẩu dự kiến sẽ nhích lên do có những nỗ lực tự do hóa thương mại, bao gồm
hiệp đònh thương mại Việt-Mỹ. Tăng trưởng kinh tế mạnh đang đi kèm với mức nợ
nước ngoài ở mức kiểm soát được.
Viễn cảnh thuận lợi này, kết hợp với tiềm năng tăng trưởng dài hạn đáng kể của Việt
Nam, cho thấy rằng ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Đông Á đã đi qua. Một giai
đoạn với tăng trưởng GDP cao, có lẽ ở mức 7% một năm, là hoàn toàn có thể. Cũng
như trong giai đoạn của những năm 90, Việt Nam có thể bước vào một giai đoạn thònh
vượng. Tuy nhiên, đánh giá lạc quan này về triển vọng kinh tế vó mô không nên dẫn
đến tinh thần tự mãn. Trong giai đoạn tăng trưởng cao trước đây, một câu hỏi then
chốt là liệu Việt Nam có chuyển sang kinh tế thò trường được không. Còn ngày nay,
câu hỏi là loại kinh tế thò trường nào. Cũng vậy, giai đoạn tăng trưởng cao trước đây
đã đi kèm với giảm nghèo đáng kể. Năm 1998, người nghèo chiếm 37% dân số, so với
tỉ lệ 58% 5 năm trước đó. Câu hỏi của ngày hôm nay là: người nghèo liệu có còn tiếp
tục được hưởng lợi trong giai đoạn tăng trưởng nhanh lần này như giai đoạn trước
không?
Việt Nam đã cam kết phát triển về công bằng xã hội. Chiến lược tăng trưởng và giảm
nghèo toàn diện (CLTT& GNTD) mới hoàn tất gần đây đã biến chiến lược chuyển đổi
sang kinh tế thò trường với đònh hướng xã hội chủ nghóa thành những hành động cụ
thể của chính phủ. Nó nhằm vào việc mở cửa đất nước với nền kinh tế toàn cầu trong
thập kỷ tới, và tạo ra một sân chơi bình đẳng giữa khu vực nhà nước và tư nhân. Nó
nhấn mạnh rằng công cuộc chuyển đổi này phải vì người nghèo, và lưu ý rằng cũng
sẽ đòi hỏi phải có đầu tư mạnh hơn vào nông thôn và những vùng tụt hậu, và thực
hiện cải cách từ từ hơn so với những gì mà các chuyên gia quốc tế thường khuyến cáo.
Nó cũng chú trọng mạnh vào giảm nghèo và công bằng xã hội, và vào một nền quản
trò nhà nước hiện đại hơn. CLTT&GNTD là một sản phẩm của chính phủ Việt Nam,
với sự tham gia của tất cả các cơ quan và ban ngành hữu quan trong quá trình soạn
thảo. Tính chủ quyền và quyết tâm đó là một dấu hiệu đáng mừng.
Những thách thức ở phía trước
Có 3 thách thức quan trọng ở phía trước. Thứ nhất, liên quan đến tiếp tục đẩy mạnh

cải cách. Trong 3 năm qua, chính phủ Việt Nam đã có một loạt những cam kết đầy ấn
tượng, và đã thông qua nhiều sáng kiến nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang
kinh tế thò trường. Nhưng, những nỗ lực này đã tiến triển không đồng đều, và một số
trong đó có thể đang mâu thuẫn nhau. Tiến bộ nhanh trong tự do hóa thương mại và
hội nhập kinh tế thế giới lại đang không ăn khớp với sự chậm lại trong cải cách doanh
TÓM TẮT TỔNG QUAN
ii
V
IỆT
N
AM
: T
HỰC

HIỆN
C
AM

KẾT
nghiệp nhà nước. Có nguy cơ là những doanh nghiệp không được cải cách, một khi
phải đối mặt với cạnh tranh trong thò trường sản phẩm, sẽ tìm cách chuyển gánh nặng
do sự kém hiệu quả của mình sang một ngành khác trong nền kinh tế, thông qua việc
đòi trợ cấp công khai hoặc gia tăng các khoản nợ quá hạn. Điều quan trọng không
kém là các quyết đònh ngày càng được thực hiện ở cấp đòa phương. Tiến bộ không
đồng đều trong phát triển khu vực tư nhân giữa các đòa phương thể hiện khó khăn
trong việc gắn quá trình hoạch đònh chính sách cụ thể ở cấp đòa phương với những
cam kết và đònh hướng chung của chính phủ. Những vấn đề tương tự nảy sinh ở hầu
hết các chính sách ngành.
Thách thức quan trọng thứ hai mà Việt Nam phải đối mặt là việc giảm nghèo. Giai
đoạn phát triển thònh vượng sau đổi mới nổi bật lên một điều là nó không đi kèm với

sự gia tăng đáng kể về bất bình đẳng. Các chỉ số tổng hợp về bất bình đẳng như hệ
số Gini về cơ bản vẫn giữ nguyên trong những năm 90. Các phân tích mổ xẻ sâu hơn
cho thấy rằng người nghèo được lợi hơn người giàu, xét theo nghóa tương đối. Sự kết
hợp giữa tăng trưởng nhanh và mức độ bất bình đẳng giữ ổn đònh giải thích cho
những thành tựu của Việt Nam trong giảm nghèo. Tuy nhiên, nếu không có một hành
động kiên quyết thì bất bình đẳng có khả năng sẽ gia tăng, thậm chí là đáng kể, trong
giai đoạn tăng trưởng mới. Đó là do tác dụng lên nghèo đói của việc phân chia lại đất
đai ở nông thôn giờ đây có lẽ đã gần hết. Đồng thời, hội nhập kinh tế thế giới sẽ
khiến kỹ năng lao động trở nên có giá trò, do đó bất bình đẳng trong giáo dục sẽ biến
thành bất bình đẳng ngày càng gia tăng trong cơ hội thu nhập. Sự chênh lệch giữa
nông thôn và thành thò đang lớn lên, cũng như chênh lệch giữa những người có thể
tận dụng được những lợi ích của toàn cầu hóa đem lại và những người bò tụt hậu. Bất
bình đẳng gia tăng trong sức khỏe cũng không thể bò bỏ qua.
Thách thức thứ 3 mà Việt Nam phải đối mặt, và chắc chắn không phải thách thức nhỏ
nhất, là cải thiện chất lượng quản lý nhà nước. Sẽ không thể giải quyết được hai thách
thức kia nếu không có một nền hành chính hữu hiệu, được hỗ trợ bởi những công cụ
quản lý tài chính thích hợp. Việc thực hiện các cải cách cơ cấu và cải thiện các kết quả
xã hội là những nhiệm vụ đòi hỏi phải có một chính phủ thực thi được việc này.
Nhưng khuôn khổ pháp lý, hệ thống ngân sách và cơ cấu hành chính của Việt Nam
một phần vẫn còn thừa hưởng từ thời kinh tế kế hoạch hóa tập trung, và không hoàn
toàn thích nghi với những nhu cầu hiện nay. Sự thiếu ăn khớp này là nguyên nhân
gây hiệu quả kinh tế thấp. Nó cũng dẫn đến những quan hệ không lành mạnh giữa
các doanh nghiệp (cả nhà nước và tư nhân) với quan chức chính phủ. Sự kết hợp của
những bộ phận ngày càng giàu có ở đô thò với quan niệm cho rằng giàu có đi kèm với
tham nhũng đã chứng tỏ là điều gây tổn hại ở các nước khác trong khu vực. Nếu Việt
Nam không khắc phục được vấn đề quản trò nhà nước, và để cho những lợi ích cục bộ
thâu tóm hết những khoản chi trợ cấp, để bù lại sự kém hiệu quả của mình, thì giai
đoạn phát triển mới sau này sẽ bò coi là thứ “tăng trưởng vay mượn”.
Tình hình hiện nay ở Việt Nam có thể được diễn giải thông qua lăng kính của môi
trường chính sách chung, và so sánh nó với các nước khác. Đánh giá về chính sách và

thể chế quốc gia của Ngân hàng Thế giới đã xem xét 20 chỉ tiêu: 4 liên quan đến quản
lý kinh tế, 6 liên quan đến các chính sách cơ cấu, 5 liên quan đến các chính sách bình
đẳng xã hội và 5 liên quan đến quản trò nhà nước. Kết quả của đánh giá đó được
trình bày thành sơ đồ trong hình I. Một chính sách càng xa tâm của sơ đồ thì chất
lượng của lónh vực đó càng tốt.
Năm 1998, vào đầu cuộc khủng hoảng Đông Á, điểm mạnh chính của Việt Nam là
trong quản lý kinh tế vó mô và các chính sách bình đẳng xã hội. Về cả hai khía cạnh,
Việt Nam vượt trội hơn mức trung bình của các nước có thu nhập thấp. Các chỉ số này
tương đương với của 20% những nước thành công nhất trong nhóm này. Yếu kém
iii
chính của Việt Nam nằm ở chính sách cơ cấu và quản trò nhà nước, trong đó số điểm
không cao hơn mức trung bình của các nước có thu nhập thấp. Bốn năm sau, đã có
tiến bộ đáng kể trong quản lý kinh tế vó mô. Và còn có cả tiến bộ về mặt cải cách cơ
cấu, nhất là trong thương mại và khu vực tài chính. Đó chính là những cải thiện căn
bản tái tạo lại lòng tin của các nhà đầu tư, và nhìn chung, đánh dấu một giai đoạn
tăng trưởng kinh tế mới. Nhưng các chỉ tiêu về cơ cấu vẫn bò tụt hậu.
Tiến bộ trong những lónh vực khác còn khiêm tốn hơn nhiều, và đối với một số chỉ
tiêu dường như không có tiến bộ gì. Việt Nam vẫn dẫn đầu trong bình đẳng và hòa
nhập xã hội, và đã cải thiện căn bản năng lực phân tích nghèo đói. Nhưng lợi thế của
Việt Nam so với các nước có thu nhập thấp trong lónh vực này giờ đây đã chững lại.
Trong quản trò nhà nước, có bước tiến quan trọng trong quản lý ngân sách, nhưng ít
có báo cáo về các chỉ tiêu khác. Quản trò nhà nước là một lónh vực mà Việt Nam còn
nhiều việc phải làm.
Xu hướng hiện nay
Những yếu tố căn bản trong ổn đònh kinh tế vó mô là tốt, và việc thông qua các cải
cách cơ cấu đã đem lại lòng tin ngày càng tăng trong nền kinh tế. Năm 2002, dự kiến
tăng trưởng GDP thực tế là khoảng 6%, cho thấy có sự cải thiện so với năm trước.
Thành tích tăng trưởng này duy trì được là do có gia tăng trong tiêu dùng nội đòa.
Đầu tư cũng là một nguồn tăng trưởng quan trọng trong năm 2002, cho thấy sự phục
hồi này là bền vững. Việc nhiều doanh nghiệp mới thành lập và lòng tin vững mạnh

hơn của các nhà đầu tư đã đẩy tốc độ đầu tư vốn lên và đưa con số những doanh
nghiệp mới đăng ký lên gần 50.000 doanh nghiệp trong giai đoạn 2 năm. Đến tháng 7-
2002, riêng đầu tư của những doanh nghiệp vừa và nhỏ mới trong khu vực kinh tế
chính thức đã là khoảng 40 nghìn tỷ đồng (tương đương 2,7 tỷ đô la). Con số này
tương đương 9% GDP. Khu vực tư nhân chính thức cũng sử dụng khoảng 1 triệu lao
động, gần bằng hai phần ba số lao động trong các doanh nghiệp nhà nước.
Khu vực ngoài nhà nước trong nước vẫn tiếp tục dẫn đầu trong tăng trưởng. Sản xuất
chế tạo tăng mạnh, với khu vực tư nhân trong nước và nước ngoài có tỷ lệ tăng
iv
V
IỆT
N
AM
: T
HỰC

HIỆN
C
AM

KẾT
trưởng sản lượng hàng năm lần lượt là 19% và 15%. Với mức tăng sản lượng so cùng
kỳ năm trước là 12%, thành tựu của khu vực nhà nước trở nên khiêm tốn hơn. Điều
này phản ánh sự chuyển đổi dần dần của Việt Nam sang kinh tế thò trường, với nhiều
doanh nghiệp nhà nước ngày càng phải đứng trước áp lực cạnh tranh và hạn chế ngân
sách cứng. Khu vực tư nhân chính thức trong nền kinh tế đã vượt khu vực nhà nước
về mặt tỷ lệ tăng giá trò gia tăng, ít nhất là từ năm 1997.
Hoạt động xuất khẩu cho đến nay thì kém ngoạn mục hơn. Trong tám tháng đầu năm
2002, xuất khẩu giảm 1,7% so với cùng kỳ năm trước. Sự suy giảm này một phần là
do giá dầu thô và một số mặt hàng khác giảm, những mặt hàng chiếm hơn một phần

tư trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, đến tháng 8 và tháng 9
đã có sự đảo ngược về tình hình xuất khẩu, và tăng trưởng cho cả năm dự kiến là
khoảng 7%. Có thể dự kiến đạt tăng trưởng xuất khẩu đáng kể do có tiến bộ trong tự
do hoá thương mại, bao gồm cả hiệp đònh thương mại Việt-Mỹ, bắt đầu có hiệu lực từ
năm 2001.
Lập trường ngân sách vẫn giữ quan điểm thái độ thận trọng, với mức thâm hụt ngân
sách dự kiến xấp xỉ 2.5% GDP, không kể cho vay lại, trong năm 2002. Tổng mức chi
ngân sách đã được kiềm chế. Chi đầu tư đã tăng trong năm 2001 để cải tạo cơ sở hạ
tầng bò lũ lụt tàn phá, nhưng nay không tiếp tục tăng nữa. Cả tỷ trọng của chi đầu tư
và chi thường xuyên trong GDP đều giảm trong năm 2002. Chính sách tín dụng tiếp
tục được kiềm chế, theo sát với chương trình được IMF hỗ trợ. Điều đáng nói là mức
tăng tín dụng cho các doanh nghiệp nhà nước được giữ ở mức thấp hơn so với thoả
thuận. Năm 2002, lạm phát đạt mức 4,3%, tăng từ không hoặc hơi âm trong những
năm trước.
Khả năng trả nợ nước ngoài của Việt Nam ước tính là sẽ bền vững trong trung và dài
hạn, điều này có lẽ khiến Việt Nam không được xếp vào loại được giảm nợ trong
Chương trình các nước nghèo mắc nợ trầm trọng (HIPC). Khối lượng nợ nước ngoài
chưa trả hiện nay ước tính vào khoảng 13,3 tỷ đô la tính đến cuối năm 2002. Số nợ này
chiếm 37% GDP và 84% xuất khẩu, với nghóa vụ trả nợ hàng năm chiếm 8% xuất
khẩu. Hầu hết những khoản nợ này là theo điều khoản ưu đãi, có nghóa là với mức lãi
suất rất thấp. Cách nhìn nhận của các cơ quan xếp hạng về Việt Nam cũng nhất quán
với khả năng bền vững trung hạn này.
Luồng vốn từ nước ngoài đưa vào cũng ổn đònh, hoặc thậm chí gia tăng. Mặc dù
thông tin về mặt này còn hạn chế, song nguồn kiều hối của người Việt Nam ở nước
ngoài đã trở thành một nguồn ngoại tệ quan trọng, và có thể vượt mức 2 tỷ đô la
trong năm 2002. Các cam kết đầu tư nước ngoài trực tiếp đã giảm so với năm 2001,
nhưng mức thực hiện thì không. Nhìn chung, luồng vốn thực tế của nước ngoài đưa
vào có xu hướng nhích lên. Sự ổn đònh tương đối trong đầu tư nước ngoài trực tiếp
thường được đem so sánh với mức tăng rất lớn trong các cam kết ở Trung Quốc.
Nhưng cho đến nay toàn bộ khu vực Đông Á đều có lượng đầu tư nước ngoài giảm.

Thực hiện cải cách
Tiếp tục thực hiện cải cách cơ cấu trong khu vực doanh nghiệp và tài chính, cải thiện
quản lý chi tiêu công và đầu tư công là điều căn bản nhằm đảm bảo cho tình hình nợ
trong nước duy trì ở mức bền vững trong trung hạn. Tiến độ còn chênh lệch giữa các
cuộc cải cách cũng là một mối lo ngại. Đặc điểm của tình hình hiện nay là tiến bộ
không đồng đều trong cuộc hành trình đi đến phát triển. Trong khi tự do hoá thương
mại tiến triển đều, thậm chí còn nhanh hơn dự kiến, thì những lónh vực khác tiến bộ
lại chậm hơn nhiều, nếu không muốn nói là hoàn toàn chững lại. Nếu các doanh
v
nghiệp nhà nước không thể đương đầu với cạnh tranh ngày càng gia tăng trong thò
trường sản phẩm, thì họ sẽ gặp khó khăn trong việc trả nợ, gây thêm gánh nặng cho
khối lượng nợ khó đòi vốn đã lớn của hệ thống ngân hàng. Khả năng sẽ có thêm
doanh nghiệp hoạt động trong lónh vực ngân hàng của Việt Nam lại càng gây áp lực
cho khu vực nhà nước hiện còn một bộ phận chưa được cải cách.
Điều đó không có ý muốn nói rằng tự do hoá thương mại cần làm chậm lại, hoặc phải
đảo ngược lại những tiến bộ đã đạt được. Trong vòng 15 năm, thuế quan đã giảm
xuống, và nhiều hạn chế đònh lượng đã được bãi bỏ, chế độ tỷ giá đã được tự do
hoá. Và vẫn còn quyết tâm duy trì theo hướng này, thể hiện bằng việc ký kết hiệp
đònh thương mại song phương Việt-Mỹ, và đang có những bước đàm phán để gia
nhập Tổ chức thương mại thể giới (WTO). Với những cam kết đã đưa ra, Việt Nam sẽ
chỉ thiệt thòi nếu cứ trì hoãn việc gia nhập WTO. Chi phí cho việc gia nhập sẽ càng
tăng theo thời gian, và đến 2005 có thể sẽ tăng rất nhiều, khi kết thúc chương trình
nghò sự phát triển Doha. Hơn nữa, việc Trung Quốc gia nhập WTO gần đây đã đưa
Việt Nam vào thể bất lợi. Và do WTO có ngầm ý phân biệt đối xử đối với những
nước không phải thành viên, nên việc gia nhập sẽ đưa Việt Nam và vò thế có lợi hơn
để bảo vệ quyền lợi của mình trước những hàng rào phi lý cho hàng xuất khẩu của
mình.
Cách làm nữa là phải tăng cường những cải cách cơ cấu khác. Đối với các doanh
nghiệp nhà nước, kế hoạch cải cách dự trù sẽ xắp xếp lại và chuyển đổi sở hữu của
1.700 doanh nghiệp trong giai đoạn 2001-2005. Công cụ chính để thực hiện chuyển thể

là cổ phần hoá, mà theo lập luận thì không giống hoàn toàn với việc tư nhân hoá. Cổ
phần hoá là một quá trình trong đó một phần hoặc toàn bộ vốn của nhà nước tại
doanh nghiệp sẽ được bán dưới hình thức cổ phiếu với giá dựa trên giá trò sổ sách
của tài sản. Song trên thực tế, khó có thể thực hiện nếu không có sự đồng ý của giám
đốc và đa số người lao động. Các công cụ cải cách khác bao gồm bán, cho thuê,
khoán, và thanh lý. Mặt khác, những doanh nghiệp nằm trong danh mục dài gồm
những ngành được coi là “chiến lược” sẽ được cơ cấu lại, nhưng vẫn nằm trong tay
nhà nước.
Mặc dù những nỗ lực để chuyển thể và cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước cho đến nay
là đúng tiến độ, nhưng tiến bộ thì còn chậm. Hiện tại, các cơ chế cải cách được áp
dụng mới chỉ là tự nguyện, chứ chưa phải là bắt buộc các doanh nghiệp phải chuyển
đổi. Sự miễn cưỡng trong sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp này là dễ hiểu khi mà
tình trạng thừa người là phổ biến, và sắp xếp lại sẽ có thể dẫn đến việc sa thải hàng
loạt. Những khoản nợ quá lớn cũng làm nhụt trí người mua cổ phần. Mặc dù cơ chế
đền bù nhằm khuyến khích tự nguyện thôi việc mới được đưa ra, song cơ chế để giải
quyết nợ khó đòi cho đến nay mới chỉ có hiệu lực một phần. Nhưng sự chậm lại trong
quá trình chuyển thể dường như còn phản ánh sự kháng cự của nhiều giám đốc
doanh nghiệp nhà nước, những người có thể bò mất quyền lợi nếu doanh nghiệp do
họ quản lý sẽ thuộc diện chuyển đổi sở hữu.
Một kế hoạch cải cách doanh nghiệp nhà nước mới đang được soạn thảo. Tên của
những doanh nghiệp thuộc diện chuyển đổi sẽ được công bố, chỉ rõ thời hạn phải
chuyển đổi. Tuy nhiên, việc giám sát và cưỡng chế quá trình này có thể vẫn còn yếu.
Các cơ chế mới cũng đang được cân nhắc để giải quyết nợ của những doanh nghiệp
nhà nước chuyển thể. Nhưng cụ thể thì còn chưa rõ. Điều then chốt là thiết kế phù
hợp để tránh việc tạo động cơ khuyến khích tiếp tục tăng nợ xấu, đồng thời phải
giảm thiểu nguy cơ cho ngân sách. Thông tin tốt hơn về doanh nghiệp nhà nước cũng
giúp củng cố quá trình này. Bộ Tài chính đang soạn thảo những tiêu chuẩn kế toán
mới để ban hành năm 2003. Việc áp dụng những tiêu chuẩn này sẽ có tác dụng lớn
vi
V

IỆT
N
AM
: T
HỰC

HIỆN
C
AM

KẾT
trong nâng cao tính minh bạch. Nhưng hiệu quả của nó lại tùy thuộc rất nhiều vào
những yêu cầu khai báo được nêu cụ thể và những cơ chế thi hành được áp dụng.
Trong khu vực ngân hàng, bốn ngân hàng thương mại quốc doanh lớn vẫn chiếm 73%
tổng tài sản của toàn hệ thống. Nhưng trong thập kỷ qua những ngân hàng này đã
phát triển từ những kênh cho vay chính sách chuyên biệt sang thành những trung gian
tài chính đònh hướng thương mại nhiều hơn, với những tiến bộ rõ rệt trong năm 2001
và 2002. Những ngân hàng thương mại quốc doanh này hiện được bổ sung bởi một số
ngân hàng cổ phần, ngân hàng liên doanh, và chi nhánh và văn phòng đại diện của
các ngân hàng nước ngoài. Bên cạnh đó, còn có sự gia tăng nhanh chóng về mức độ
tiền tệ hóa trong nền kinh tế Việt Nam. Tỷ lệ giữa tín dụng ngân hàng trên GDP đã
tăng từ 13% năm 1990 lên 27% năm 1995 và 44% năm 2000. Tăng trưởng của khu vực
tài chính phi ngân hàng, nhất là ngành bảo hiểm, cũng rất đáng kể, mặc dù quy mô
tuyệt đối của khu vực này vẫn còn nhỏ.
Sự chuyển dòch này của khu vực tài chính trong một số lónh vực với tiến độ trong tầm
kiểm soát, và trong một số lónh vực khác chỉ mang tính thăm dò và khởi động. Nhưng
những thay đổi này không phải là không có giá phải trả. Tiếp tục cho vay chính sách
trong những năm 90, và kỹ năng tín dụng cũng hạn chế khi tín dụng tăng trưởng
nhanh đã dẫn đến sự tích tụ của những khoản nợ không sinh lời. Để giải quyết vấn
đề này, chính phủ bắt tay vào một cuộc cải cách quan trọng đối với hệ thống ngân

hàng thông qua một chương trình tái cơ cấu và tái cấp vốn trong nhiều năm. Tiến bộ
trong giải quyết những khoản nợ không sinh lời cũ vẫn còn chậm. Khó khăn chính là
với những khoản nợ không thế chấp, chủ yếu là của doanh nghiệp nhà nước. Các
ngân hàng thương mại quốc doanh cảm thấy khó khăn trong đạt mục tiêu giải quyết
nợ, do chậm trễ trong cải cách doanh nghiệp nhà nước.
Để tiến tới, quy chế và giám sát đối với khu vực ngân hàng cần được nâng cấp nhằm
thúc đẩy đònh hướng hoạt động thương mại. Đánh giá chất lượng tài sản và những
rủi ro khác trong hoạt động ngân hàng phải trở thành công việc hàng ngày của các
thanh tra. Các chuẩn mực kiểm toán quốc tế phải được áp dụng. Và Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam cần tập trung nhiều hơn vào chức năng chính của ngân hàng trung
ương và giám sát các ngân hàng.
Về phát triển khu vực tư nhân, đã có sự thay đổi đáng kể trong thái độ nhờ có việc
ban hành Luật Doanh nghiệp năm 2000, và gần đây hơn là Hội nghò Trung ương 5,
khoá 9 vào tháng 3-2002 đã chính thức ủng hộ. Kể từ khi ban hành luật này, số doanh
nghiệp đăng ký và kết quả hoạt động của khu vực tư nhân chính thức đã tăng một
cách ngoạn mục. Nhưng bất chấp những tiến bộ này, khu vực tư nhân chính thức
trong nước ở Việt Nam vẫn còn rất nhỏ bé và tương đối mong manh. Đến năm 2002,
nó chỉ mới chiếm chưa đầy 4% GDP, 6% sản lượng công nghiệp chế tạo, và khoảng 3%
tổng số việc làm.
Tăng trưởng của khu vực tư nhân sẽ có tầm quan trọng thiết yếu để thu hút được 1,2
triệu lao động mới mỗi năm. Để duy trì được đà tăng trưởng theo thời gian, việc cải
thiện môi trường kinh doanh sẽ là cần thiết. Hiện tại, sân chơi cho các loại hình doanh
nghiệp ở Việt Nam còn xa mới là bình đẳng. Các nhóm doanh nghiệp khác nhau, dù là
doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân chính thức,
hay hộ kinh doanh, mỗi loại lại chòu sự điều chỉnh của luật lệ và quy đònh riêng. Tiếp
cận với những thò trường chính như đất đai và vốn cũng khác nhau giữa các loại hình
doanh nghiệp, dẫn đến những hành vi khác nhau của các doanh nghiệp. Tầm nhìn và
cách điều hành ở các cấp đòa phương cũng rất quan trọng. Chính quyền đòa phương
có ảnh hưởng trực tiếp đến các thò trường yếu tố sản xuất, giấy phép hoạt động, phê
duyệt đầu tư, đăng ký kinh doanh, và các thể loại thanh tra tại chỗ.

vii
Bất bình đẳng gia tăng?
Giai đoạn tăng trưởng mà Việt Nam trải qua trong thập kỷ 90 là rất có lợi cho người
nghèo. Điều này phần lớn là nhờ cải cách đất đai. Việc phân bổ và cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất cho các hộ nông thôn, nơi hầu hết người nghèo sinh sống, đã
tạo ra sự phân phối lại đáng kể của cải. Sự phân bổ này cũng là nguồn chính làm
tăng sản lượng nông nghiệp. Nhưng cải cách đất đai chỉ là biện pháp can thiệp một
lần, dẫn đến mức tiêu dùng của hộ tăng, nhưng không nhất thiết là tạo ra tỷ lệ tăng
trưởng bền vững trong tiêu dùng. Thực tế, những hộ nông thôn chỉ dựa vào nông
nghiệp là những hộ nghèo nhất; những hộ đa dạng hóa được sang những việc làm phi
nông nghiệp thì khá giả hơn.
Những cải thiện và tăng cường hiệu quả tiếp theo trong phân bổ quyền sử dụng đất
có thể sẽ không có tác động giống nhau đối với tình trạng nghèo đói. Thậm chí nó
còn làm cho một bộ phận trở nên dễ có nguy cơ tổn thương hơn. Nếu không được
làm cẩn thận, phân đất ở miền núi có thể có tác hại đến các nhóm dân tộc thiểu số.
Cấp chứng nhận cho cộng đồng là một giải pháp cần thăm dò, đặc biệt là cho các
nhóm dân tộc thiểu số, những người mà theo truyền thống không thừa nhận đất đai
là quyền của riêng từng hộ. Sự phát triển thò trường đất đai đô thò có thể thuận lợi
hơn cho người nghèo, bằng cách làm cho nhà ở đô thò vừa với khả năng của họ hơn.
Một tài sản quan trọng nữa là kỹ năng, tay nghề, cũng có thể gắn với tình trạng bất
bình đẳng gia tăng. Hội nhập kinh tế thế giới sẽ làm tăng lợi suất thu về từ giáo dục.
Trong giai đoạn đầu chuyển đổi sang kinh tế thò trường, thu nhập không khác xa nhau
lắm giữa các trình độ học vấn. Nhưng một xu hướng gia tăng mức lợi suất theo trình
độ giáo dục trong thò trường lao động đã bắt đầu rõ nét trong những năm 90. Khi nền
kinh tế tiếp tục hội nhập hơn với thò trường toàn cầu, mức thù lao trả cho kỹ năng có
lẽ sẽ tăng. Sự bất bình đẳng hiện nay trong tỷ lệ đi học và sự thành đạt sẽ biến thành
những bất bình đẳng lớn hơn trong thu nhập. Do đó, chênh lệch giữa nông thôn và
thành thò sẽ gia tăng. Chênh lệch giữa những người có đủ trình độ để tận dụng được
lợi ích của toàn cầu hoá và những người không có khả năng đó cũng sẽ gia tăng.
Những chính sách trong lónh vực xã hội, nhất là trong giáo dục và y tế, là chìa khoá

để ngăn chặn bất bình đẳng gia tăng, hoặc ít nhất là không gia tăng thái quá trong
giai đoạn tăng trưởng mới của nền kinh tế Việt Nam. Sự gia tăng tỷ lệ nhập học ở
Việt Nam là đầy ấn tượng, và tỷ lệ này là ngang nhau cho cả nam và nữ. Trong 5 năm
qua, tỷ lệ nhập học đã tăng gấp đôi ở bậc trung học cơ sở, và gấp 4 ở bậc phổ thông
trung học. Tuy nhiên, thử thách để đưa nhóm trẻ em còn lại đi học tiểu học vẫn còn
khá lớn, do những trẻ em này thường thuộc những vùng nghèo và xa xôi. Cũng vậy,
tỷ lệ học sinh tiểu học có học lực về toán và đọc hiểu kém còn tương đối lớn, nhất là
ở những học sinh nghèo.
Mở rộng phạm vi và nâng cao chất lượng giáo dục, giảm chi phí cho người nghèo là
cần thiết để ngăn chặn không cho bất bình đẳng gia tăng thái quá trong giai đoạn tăng
trưởng mới của nền kinh tế Việt Nam. Trình độ học vấn cao và được phân bố đồng
đều cũng là chìa khoá để làm cho giai đoạn tăng trưởng mới bền vững hơn về dài
hạn. Tiếp tục hội nhập kinh tế toàn cầu sẽ cần có lực lượng lao động có kỹ năng.
Thiếu những lao động có tay nghề, các kỹ thuật viên và các nhà quản lý đã là vấn đề
nổi lên ở hầu hết các trung tâm kinh tế năng động. Từ khía cạnh này, rõ ràng có mối
liên hệ giữa giáo dục và hiệu quả.
viii
V
IỆT
N
AM
: T
HỰC

HIỆN
C
AM

KẾT
Tuy vậy, mở rộng phạm vi và cải thiện chất lượng giáo dục còn đòi hỏi phải có

những thay đổi quan trọng trong quản lý chi tiêu và đầu tư công, bao gồm phân bổ
nguồn lực giữa các ngành và trong một ngành. Phân bổ giữa các tỉnh cũng quan
trọng, nhất là do ngày càng phải dựa vào nguồn thu của đòa phương nhiều hơn.
Một xu hướng gia tăng bất bình đẳng trong kết quả về sức khỏe cũng đáng lo ngại.
Việt Nam đã cải thiện được rõ rệt các chỉ tiêu sức khỏe trong những thập kỷ qua. Tỷ
lệ tử vong trẻ em và bà mẹ đã giảm xuống ngang với mức của những nước có thu
nhập đầu người cao gấp hai đến ba lần. Suy dinh dưỡng ở trẻ em, mặc dù còn cao
theo tiêu chuẩn quốc tế, nhưng đã giảm đáng kể trong nửa cuối thập kỷ 90. Nhưng
đồng thời, có sự chênh lệch ngày càng nhiều giữa người nghèo và người giàu. Tỷ lệ
tử vong trẻ dưới 5 tuổi không giảm ở bộ phận nghèo nhất trong dân cư. Thuốc thiết
yếu đã rẻ đi, nhưng những khoản tiền chi trả cho khám chữa bệnh còn khá cao, và có
lẽ là người nghèo không có khả năng chi trả. Hiện tượng này có xu hướng đi kèm với
việc dần dần áp dụng cơ chế thò trường trong hệ thống y tế.
Khắc phục vấn đề mất cân đối đòi hỏi phải có những thay đổi trong cơ chế tài trợ cho
y tế. Việc phân bổ nguồn lực nói chung giữa các ngành cần phải được xem xét lại.
Nhưng phân bổ nguồn lực giữa các cơ sở y tế và các cấp cũng là điều cần làm. Cần
chú trọng hơn vào phòng bệnh (hơn là chữa bệnh) và chăm sóc sức khỏe ban đầu,
nhất là ở cấp tỉnh. Một điều cần làm nữa là giải quyết tình trạng bất bình đẳng dai
dẳng trong kết quả sức khỏe gắn với việc dựa vào nguồn thu của tỉnh. Có thể đã đến
lúc Việt Nam cần tổng kết lại hệ thống bảo hiểm y tế.
Tăng trưởng nhanh của Việt Nam cũng đang kèm theo việc làm tổn hại đến tài
nguyên thiên nhiên và giảm chất lượng môi trường. Đất tiếp tục bò xuống cấp, trong
khi đa dạng sinh học bò đe dọa. Độ che phủ rừng có cải thiện đôi chút, nhưng chất
lượng vẫn còn là điều đáng ngại. Tại thành phố và thò trấn, ô nhiễm không khí, nước
và chất thải rắn cần được xử lý, trong khi các dòch vụ môi trường chưa đáp ứng được
nhu cầu. Các tài nguyên ven bờ và biển cũng đang bò ảnh hưởng nghiêm trọng. Sự
xuống cấp môi trường đang ảnh hưởng nặng nề lên người nghèo, thông qua tác động
lên sức khỏe và cuộc sống của họ. Người nghèo thường dễ bò tổn thương nhất trước
thiên tai.
Các cải cách kinh tế, như tự do hóa thương mại và chuyển đổi doanh nghiệp nhà

nước, có thể dẫn đến một số người bò thua thiệt. Trong khi cả nước được lợi nhiều, thì
cải cách cũng có thể có những tác động khác nhau lên những bộ phận khác nhau. Do
chính phủ đặt ưu tiên và phát triển với công bằng xã hội, nên cần có những cơ chế
phù hợp để giúp đỡ những người bò thiệt thòi. Mạng an sinh xã hội cũng cần được
thiết lập để ứng phó với những tác hại do những xáo trộn không trực tiếp liên quan
đến cải cách, như những ảnh hưởng lên tình trạng sức khỏe hoặc xuống cấp môi
trường. Vấn đề là mạng an sinh xã hội có đủ để làm cho giai đoạn tăng trưởng mới ở
Việt Nam có lợi cho người nghèo hay không.
Trong một số trường hợp, có thể xác đònh được những đối tượng bò thiệt thòi, và có
thể xem xét những cơ chế để khắc phục những tác hại. Mạng an sinh xã hội dành cho
người lao động dôi dư trong doanh nghiệp nhà nước chính là trường hợp này. Từ
năm 2002, quỹ do Bộ Tài chính quản lý đã chi trả trợ cấp thôi việc một cách rộng rãi
hơn so với những quy đònh của Bộ Luật Lao động chi trả cho những người lao động
mất việc do chuyển thể doanh nghiệp nhà nước. Nhưng trong một số trường hợp
khác, tác động gây xáo trộn do cải cách gây ra sẽ ít hơn, nên phải loại bỏ những biện
pháp hướng đối tượng.
ix
So với các nước nghèo, Việt Nam có một mạng an sinh sâu rộng. Hơn nữa, nguồn kinh
phí được chuyển qua đây đã tăng nhiều theo thời gian. Mạng an sinh xã hội cũng
mang tính lũy tiến. Các hộ nghèo nhận được trợ cấp lớn hơn các hộ giàu, tính theo tỷ
lệ trong tiêu dùng của họ. Và hệ thống này còn trở nên lũy tiến hơn do nguồn kinh
phí được đưa vào đây tăng lên. Nhưng mức trợ cấp ít ỏi, tính theo tỷ lệ trong tiêu
dùng của hộ, cho thấy rằng mạng an sinh tự nó không thể làm thay đổi được tình
hình nghèo đói và bất bình đẳng.
Về lâu dài, cách tốt nhất mà Việt Nam có thể làm cho tăng trưởng vì người nghèo và
hạn chế việc gia tăng bất bình đẳng nằm ở chỗ khác. Một khu vực tư nhân hùng
mạnh, đem lại cơ hội việc làm cho người nghèo ở nông thôn và người nhập cư ở đô
thò là chìa khóa để giảm nghèo. Cung ứng hữu hiệu dòch vụ cơ bản, dẫn đến lợi ích
lâu dài trong thành tích giáo dục và y tế, là điều căn bản để ngăn chặn sự gia tăng
bất bình đẳng. Tuy nhiên tiến bộ trong chương trình cải cách cơ cấu, dẫn đến tiếp tục

phát triển khu vực tư nhân, và trong chương trình xã hội, dẫn đến phát triển con
người cao hơn, sẽ khó đạt được nếu không có cải thiện căn bản trong quản trò nhà
nước.
Quản trò nhà nước hiện đại
Khi Việt Nam bước vào giai đoạn mới của tăng trưởng cao, việc mở rộng hoạt động
kinh tế có thể đi nhanh hơn việc hiện đại hóa khuôn khổ pháp lý. Đảm bảo quyền sở
hữu tài sản, tính minh bạch trong tư pháp và luật pháp và điều cần thiết để tiếp tục
thu hút đầu tư và tạo việc làm. Quyền khiếu kiện của công dân, yêu cầu được giải
quyết những thắc mắc là điều căn bản để cải thiện các dòch vụ công trong những lónh
vực như y tế và giáo dục. Thực hiện hiệu quả pháp luật là then chốt để tránh lạm
dụng và tham nhũng. Trong tất cả những lónh vực này, còn nhiều việc cần phải làm.
Phát triển luật pháp của Việt Nam được hình thành từ việc chuyển đổi từ kinh tế kế
hoạch hoá tập trung sang kinh tế thò trường với đònh hướng xã hội chủ nghóa. Tự do
hoá kinh tế, hội nhập với thế giới, và một chương trình xã hội đã làm nền tảng cho
quá trình cải cách pháp luật được diễn ra trên thực tế. Một nền móng quan trọng để
tiếp tục cải cách pháp luật là Đánh giá nhu cầu pháp lý, được tiến hành trong năm
2001 và 2002. Tuy nhiên, các biện pháp chính sách nó đặt ra nói đúng hơn là một danh
sách các mục tiêu. Sẽ cần những nỗ lực đáng kể để biến chúng thành những chương
trình cụ thể. Nếu một cơ cấu quản lý phù hợp để cải cách pháp luật không được lập
ra, thì kế hoạch hành động có thể không đạt được các mục tiêu.
Để đạt được phát triển công bằng xã hội cũng cần phải liên tục nỗ lực nhằm cải thiện
quản lý chi tiêu công. Hệ thống quản lý hiện tại của Việt Nam có cả điểm mạnh lẫn
điểm yếu. Trong khi chính phủ đã có một số tiến bộ tốt trong khắc phục những điểm
yếu, thì còn cần phải có cải cách sâu hơn nữa. Các quá trình để ưu tiên hoá chi tiêu
vẫn còn chưa có tác dụng. Việc thiếu một khuôn khổ ngân sách đáng tin cậy cho
nhiều năm cũng có nghóa là lập kế hoạch chi tiêu được tiến hành mà không tham khảo
đến những hạn chế trung hạn về nguồn lực. Ưu tiên hoá được thực hiện riêng rẽ cho
chi xây dựng cơ bản (do Bộ Kế hoạch & Đầu tư phụ trách) và chi thường xuyên (do
Bộ Tài chính phụ trách), với những mất cân đối lớn giữa hai loại này. Còn thiếu rõ
ràng trong phân đònh vai trò của các bộ ngành và các tỉnh trong ưu tiên hoá chi tiêu,

với những chỉ tiêu thiếu hiện thực do trung ương đề ra tại các bộ ngành, sau đó thì
các tỉnh phần nhiều là phớt lờ đi.
Một bước căn bản nữa là phải có kết hợp chặt chẽ trong xây dựng ngân sách. Việt
Nam cần tiến xa hơn quá trình “hai ngân sách riêng” này. Chi xây dựng cơ bản và chi
x
V
IỆT
N
AM
: T
HỰC

HIỆN
C
AM

KẾT
thường xuyên phải được kết hợp trong cùng một khuôn khổ chi tiêu trung hạn, với
một khuôn khổ kinh tế vó mô duy nhất với những mục tiêu phát triển duy nhất.
Nhưng tiến bộ theo hướng này đang bò ảnh hưởng bởi việc thiếu những hệ thống
thông tin quản lý tài chính. Các cơ chế để lưu giữ và báo cáo thông tin hiện nay còn
rất phân tán, chậm trễ và không đáng tin cậy. Củng cố và kết hợp hệ thống thông tin
quản lý tài chính là bước cơ bản tiếp theo. Thông tin quản lý tài chính yếu kém sẽ là
trở ngại để tiếp tục giao quyền và phân cấp cho chính quyền đòa phương.
Bất luận việc thống nhất hai cơ chế chi tiêu công sẽ diễn ra với tốc độ nào, thì cũng
cần có những biện pháp khác để củng cố chương trình đầu tư công cộng. Chương
trình này nảy sinh như là sự tổng hợp của các chiến lược và kế hoạch cấp quốc gia,
cấp vùng, cấp tỉnh và cấp ngành. Việc soạn thảo chương trình tuân thủ một quá trình
phức tạp để đi đến nhất trí, bao gồm việc ra quyết đònh của tất cả các tác nhân trong
nền kinh tế. Văn bản đưa ra là một danh mục các dự án có thể được thực hiện trong

kỳ kế hoạch tới.
Việc áp dụng một hệ thống thông tin, cho phép phân loại các dự án theo nguồn vốn,
ngành và vùng sẽ giúp gắn các chính sách đầu tư với các mục tiêu phát triển. Các
bước quan trọng theo hướng này đã được tiến hành cho chương trình đầu tư công
cộng 2001-2005. Tuy nhiên, một cơ sở dữ liệu sống của những dự án lớn, bao gồm cả
đánh giá về lý do kinh tế, và tính ưu tiên do đóng góp vào tăng trưởng và giảm
nghèo, cũng cần phải được thiết lập.
Con đường đi đến quản trò nhà nước tốt của mỗi nước đều khác nhau, tuỳ thuộc vào
văn hoá, truyền thống hành chính, điều kiện kinh tế, và nhiều yếu tố khác. Hệ thống
hành chính của Việt Nam, dựa vào mô hình truyền thống, còn mang nhiều nhược
điểm. Tuy nhiên, chính phủ đã đưa ra những tín hiệu rõ trong những năm gần đây về
cải cách hệ thống hành chính. Chương trình cải cách và đổi mới đưa ra một tầm nhìn
vươn xa và táo bạo.
Cải cách nhân sự là một bộ phận trong đó. Chương trình cắt giảm biên chế đã được
thiết lập, ban đầu nhằm giảm 15% số biên chế, nhưng đến nay mới đạt được ít tiến
bộ. Trong chừng mực nào đó, điều này cũng tốt, khi mà chưa có rà soát lại chức
năng, vai trò và tiến bộ công việc trong hệ thống hành chính. Còn có dự đònh rà soát
lại lương cho khối công chức, nhưng chưa có bước thực tế nào được tiến hành. Một
mối quan tâm thích đáng ở điểm này là sẽ cần một nguồn kinh phí khổng lồ để tăng
lương đồng loạt. Tuy nhiên, còn chưa rõ có phải cả bộ máy công chức thực sự được
trả lương thấp hay không. Các cán bộ kỹ thuật và chuyên môn có thể kiếm được
lương khá hơn nếu làm trong khu vực tư nhân, nhưng đối với những người ở những
bậc thấp, thì lương của họ trong khu vực phi chính thức có thể thấp hơn nhiều. Tăng
lương đồng loạt do đó sẽ không gắn lương công chức theo thò trường.
Một bộ phận nữa trong chương trình cải cách là áp dụng máy tính và những bộ phận
ngoại vi của nó cho công tác hành chính. Các trở ngại trong lónh vực này liên quan
đến thiếu luật về kỹ thuật mạng, bao gồm cả luật về tính riêng tư, chữ ký điện tử,
chứng nhận, và tính hợp lệ. Điều quan trọng không kém là những biện pháp và hành
động để rà soát lại và tinh giản các thủ tục. Cơ chế một cửa chính là một thành tựu
rõ rệt nhất trong cải cách hành chính ở cấp đòa phương. Mặc dù mức độ và phạm vi

có khác nhau, nhưng tất cả đều phục vụ một khu vực đòa lý, và có xu hướng hoạt
động được ở cấp huyện.
Thử thách lớn nhất trong thực hiện cải cách kinh tế, cải thiện dòch vụ công và hành
chính công chính là trong phân cấp. Với dân số là 78 triệu người, Việt Nam có một cơ
cấu chính quyền đòa phương gồm 3 cấp. Ngoài cấp quốc gia, còn có chính quyền đòa
xi
phương cho 61 tỉnh thành (cấp 1), 596 huyện (cấp 2) và 10.500 xã phường (cấp 3). Các
cấp khác nhau này trong chính quyền đòa phương có mức độ tự chủ cao và quyền hạn
trong ra quyết đònh, nhưng lại ít có trách nhiệm giải trình.
Những sáng kiến quan trọng để đảm bảo cho phân cấp có tác dụng bao gồm khoán
chi và dân chủ ở cơ sở. Hệ thống khoán chi, trong đó các cơ quan nhà nước được cấp
một khoản để chi lương và các chi phí hành chính, có quyền độc lập hơn trong lựa
chọn cơ cấu đầu vào, để cung ứng dòch vụ tốt hơn. Thành phố Hồ Chí Minh đã được
quy chế đặc biệt, bao gồm quyền tự chủ nhiều hơn trong quản lý các lónh vực lập kế
hoạch kinh tế xã hội, quản lý đất đai, phát triển cơ sở hạ tầng, và quản lý dòch vụ
công.
Mặt khác, dân chủ ở cơ sở có thể giảm thiểu rủi ro của chính quyền đòa phương, bằng
cách trao quyền cho người dân và để cho họ có tiếng nói trong quá trình hoạch đònh
chính sách. Một quy chế đưa ra khuôn khổ để đặt nền móng cho việc tham vấn, tham
gia và minh bạch đối với một loạt vấn đề liên quan đến đời sống người dân ở cấp xã
đã ra đời. Tuy nhiên, thành công trong thực hiện quy chế này đến nay vẫn còn khiêm
tốn. Để tiến xa hơn nữa trong chương trình phân cấp, cần có những sáng kiến để đánh
giá trợ cấp trọn gói và dân chủ cơ sở.
Một chiến lược toàn diện
Mặc dù có triển vọng tăng trưởng khả quan trong những năm tới, nhưng Việt Nam
còn đang đứng trước ngã ba đường. Đất nước có thể thành công trong nỗ lực chuyển
sang kinh tế thò trường với đònh hướng xã hội chủ nghóa. Tăng trưởng cao, phát triển
công bằng, và với một chính phủ nói chung có chất lượng tốt chính là những dấu ấn
nổi bật. Nhưng đất nước cũng có thể không thành công trong việc loại bỏ các trở ngại
trên con đường cải cách, để cho các lợi ích cục bộ thâu tóm những khoản chi và trợ

cấp của chính phủ bù lại tính kém hiệu quả, và cuối cùng là dùng cơ quan nhà nước
cho lợi ích cá nhân sẽ trở thành một hiện tượng trong cuộc sống. Một tình trạng kinh
tế vó mô yếu kém, tăng trưởng chậm, bất bình đẳng gia tăng, tham nhũng tràn lan, sẽ
là những kết cục có thể xảy ra trong trường hợp này.
Liệu cán cân sẽ nghiêng về bên này hay bên kia cũng sẽ đều có hệ quả quan trọng
đến người nghèo. Gần 30 triệu người (trên một phần ba dân số) vẫn đang sống trong
nghèo đói. Hơn nữa, nhiều thành tựu của thập kỷ qua vẫn còn mong manh, với hàng
triệu người vẫn có nguy cơ bò tái nghèo. Đau ốm, người thân chết, hoặc thiên tai (lũ
lụt, mất mùa hoặc gia súc) vẫn là những mối đe doạ thường trực. Xuất phát điểm của
CLTT&GNTD là thừa nhận rằng mặc dù đã có những thành tích trong những năm 90,
nhưng tình trạng nghèo vẫn còn phổ biến và sâu rộng. Một trong những đặc tính
quan trọng của nó là sử dụng các mục tiêu thiên niên kỷ để thể hiện rõ tầm nhìn mà
Việt Nam đã tự đặt ra cho mình trong thập kỷ tới (bảng I).
Các mục tiêu phát triển của Việt Nam cho thập kỷ tới là đầy tham vọng, nhưng có thể
đạt được. Tuy nhiên, để đạt được, Việt Nam không chỉ cần có tốc độ tăng trưởng cao,
mà còn cả hình thái tăng trưởng đúng. Nghèo đói tập trung ở nông thôn, ở một số
vùng đòa lý nhất đònh (vùng núi phía Bắc, ven biển miền Bắc, và Đồng bằng sông
Cửu Long) và ở một số nhóm dân cư đặc biệt bò yếu thế (dân tộc thiểu số, phụ nữ,
những người nhập cư không chính thức vào các khu đô thò). Để đến được với bộ phận
dân cư đó, một sự tăng trưởng trên diện rộng sẽ phải kết hợp với những nỗ lực có
đònh hướng. Ví dụ, để đạt được mục tiêu là giáo dục tốt hơn cho mọi người, thì 1,6
triệu trẻ em ở độ tuổi tiểu học hiện còn chưa đi học sẽ phải được đưa vào giáo dục
xii
V
IỆT
N
AM
: T
HỰC


HIỆN
C
AM

KẾT
Bảng I: Các mục tiêu phát triển của Việt Nam
Nguồn: Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghóa Việt Nam (2002).
xiii
chính thức. Điều này đòi hỏi rằng ít nhất những trẻ em ít có khả năng được đến
trường nhất (dân tộc thiểu số, tàn tật, trẻ lang thang, v.v.) sẽ phải là đối tượng đưa
vào trước. Cũng tương tự, việc đạt các mục tiêu về sức khoẻ còn tuỳ thuộc căn bản
vào những tiến bộ đạt được cho bộ phận 1/4 nghèo nhất trong dân cư và ở những
vùng kém phát triển nhất. Đặc biệt là với những kết quả về tỷ lệ tử vong, trong đó
những thành tích tiếp theo cho những vùng phát triển nhất có khả năng sẽ rất ít. Và
trong những lónh vực về quản trò nhà nước tốt, các thử thách vẫn còn đầy cam go.
Tiến độ thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở, điều căn bản để cải thiện quản trò nhà
nước, vẫn còn chậm. Về minh bạch ngân sách, Việt Nam đang có những tiến bộ đều
đặn, nhưng còn tụt hậu so với các nước có cùng trình độ phát triển. Và việc thực hiện
chương trình cải cách pháp luật, điều căn bản để cải thiện tiếp cận với công lý, chỉ
mới bắt đầu.
Những quyết đònh chính cần đưa ra đã được thể hiện trong CLTT&GNTD. Việt Nam
là một trong khoảng 20 nước trên thế giới đã soạn thảo chiến lược do quốc gia làm
chủ theo cách này. Việt Nam không chỉ là nước đầu tiên ở Châu Á mà còn là nước lớn
nhất trên thế giới làm như vậy. Điều này cho thấy mức độ khó khăn đặc biệt trong
thực hiện, và lại càng khó khăn hơn do Việt Nam còn là một nước phân cấp cao độ về
mặt quản lý nhà nước. Việc phối hợp liên bộ là cần thiết do bản chất đa ngành của
CLTT&GNTD cũng sẽ làm tăng thêm khó khăn (Khung I). Mặc dù khó khăn như vậy,
thực hiện CLTT&GNTD là con đường hứa hẹn nhất để Việt Nam có thể thành công
đối mặt với những thử thách và đạt được lời hứa của mình.
Khung I: Thực hiện CLTT&GNTD

CLTT&GNTD được chủ tâm thiết kế để tăng trưởng và giảm nghèo và sẽ đòi hỏi có sự phối hợp liên
bộ để thực hiện. Nó cũng đòi hỏi phải quán triệt xuống cả các cấp tỉnh, huyện và xã để những ưu tiên
và chi tiêu của đòa phương được gắn chặt hơn với những mục tiêu phát triển cấp quốc gia. Quá trình
ưu tiên hoá, đặt trình tự và thực hiện ma trận chính sách trong CLTT&GNTD sẽ được yểm trợ thêm
thông qua tín dụng hỗ trợ ngân sách của các nhà tài trợ, bao gồm Quỹ giảm nghèo và tăng trưởng
(PRGF) của IMF, và Tín dụng hỗ trợ giảm nghèo (PRSC) hàng năm của Ngân hàng Thế giới.
Tháng 9-2002, Thủ tướng đã ra Quyết đònh 825/QĐ-TTg nhằm thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện
CLTT&GNTD, PRGF, và PRSC. Ban này sẽ do Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm trưởng ban, với
hai phó trưởng ban: một là Thứ trưởng Bộ KH&ĐT chòu trách nhiệm về CLTT&GNTD, và một phó
Thống đốc NHNN chòu trách nhiệm về PRSC/PRGF. Các thành viên bao gồm cấp thứ trưởng của 20
cơ quan: i) Bộ Tài chính, ii) Bộ Thương mại, iii) Bộ Lao động, Thương binh, Xã hội, iv) Bộ Ngoại
Giao, v) Bộ Tư pháp; vi) Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; vii) Bộ Công nghiệp; viii) Bộ
Giao thông Vận tải; ix) Bộ Y tế; x) Bộ Giáo dục Đào tạo; xi) Bộ Xây dựng; xii) Bộ Khoa học Công
nghệ; xiii) Bộ Tài nguyên Môi trường; xiv) Bộ Nội vụ; và một lãnh đạo từ các cơ quan: xv) Văn Phòng
Chính phủ; xvi) Uỷ Ban Dân tộc và Miền núi; xvii) Tổng cục Thống kê; xvii) Ban Chỉ đạo Đổi mới và
Phát triển Doanh nghiệp. Ban Chỉ đạo cũng sẽ bao gồm: xix) một lãnh đạo của Ban Kinh tế Trung
ương Đảng, và xx) một đại diện của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
Giúp việc cho Ban Chỉ đạo có 2 tổ công tác liên ngành, một cho CLTT&GNTD và một cho PRSC/
PRGF, đứng đầu là một cán bộ cấp vụ của Bộ KH&ĐT và NHNN, và thành viên là từ tất cả các cơ
quan kể trên. Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo và của 2 hai tổ công tác liên ngành là thực hiện, theo dõi
và đánh giá CLTT&GNTD và tạo điều kiện phối hợp giữa các bộ cũng như phối hợp giữa các cơ quan
trung ương và chính quyền đòa phương
Nguồn: Ngân hàng Thế giới
xiv
V
IEÄT
N
AM
: T
HÖÏC


HIEÄN
C
AM

KEÁT
1
GIỚI THIỆU
Việt Nam có tiềm năng trở thành một trong những câu chuyện thành công trong phát
triển. Dân cư có trình độ giáo dục cao so với những nước ở cùng trình độ phát triển
như thế này. Lực lượng lao động nhìn chung được thừa nhận là cần cù và dễ đào tạo.
Nền kinh tế đã mở cửa để trao đổi với thế giới, khối lượng ngoại thương lớn bằng
toàn bộ GDP. Và mặc dù có những lợi thế này, mức sản lượng đầu người vẫn thấp,
hàm ý rằng vẫn còn có tiềm năng để cải thiện và tạo bước nhảy vọt. Theo những
nghiên cứu gần đây về phát triển, trình độ dân trí cao, mở cửa thương mại, và một
xuất phát điểm thấp là những dấu hiệu rõ nhất báo trước tăng trưởng cao trong dài
hạn, mà Việt Nam thì hội đủ những yếu tố này.
Cam kết về phát triển có sự hoà nhập xã hội, và chính phủ làm chủ thể các chính sách
của mình là những lónh vực ít được nghiên cứu hơn, nhưng đó chắc chắn cũng quan
trọng như những yếu tố được nêu trên, nếu không phải là quan trọng hơn. Việt Nam
cũng đang làm rất tốt ở khía cạnh này.
Chiến lược tăng trưởng và giảm nghèo toàn diện (CPRGS) mới hoàn tất gần đây đã
biến một tầm nhìn chuyển sang kinh tế thò trường với đònh hướng xã hội chủ nghóa
sang thành những hành động cụ thể của nhà nước (CHXHCNVN, 2002; NHTG, 2002e).
Chiến lược đã thể hiện Việt Nam cam kết mở cửa hoàn toàn với nền kinh tế toàn cầu
trong thập kỷ tới, và tạo ra một sân chơi bình đẳng giữa khu vực nhà nước và tư
nhân. Chiến lược cũng nhấn mạnh rằng việc chuyển đổi là phải có lợi cho người
nghèo, và lưu ý rằng nó sẽ đòi hỏi phải đầu tư mạnh hơn vào nông thôn và những
vùng kém phát triển, và thực hiện cải cách dần dần so với các kiến nghò của cố vấn
quốc tế. Chiến lược cũng chú trọng vào giảm nghèo và bình đẳng xã hội, và một hệ

thống quản lý nhà nước hiện đại hơn. Chiến lược này là sản phẩm của chính phủ Việt
Nam, với sự tham gia của tất cả các cơ quan và ngành hữu quan trong quá trình soạn
thảo. Tính làm chủ và sự quyết tâm đó một lần nữa là những dấu hiệu tốt cho Việt
Nam.
Tình hình kinh tế nói chung là đáng khích lệ. Sau giai đoạn bò chậm lại trong cuộc
khủng hoảng Đông Á, nền kinh tế Việt Nam lại tăng trưởng mạnh trở lại. Các nhà
đầu tư đang có phản ứng tích cực trước những công bố cải cách và cam kết của Việt
Nam. Đất nước đang được xếp hạng tốt lên về mức độ rủi ro quốc gia, tình hình kinh
tế vó mô cũng ổn đònh. Mặc dù môi trường bên ngoài kém thuận lợi, về mặt cầu và
giá, nhưng dự kiến xuất khẩu sẽ nhích lên do có Hiệp đònh thương mại Việt-Mỹ. Tỷ lệ
tăng trưởng GDP ở mức 7% một năm có khả năng sẽ tiếp tục trong vài năm tới.
Nhưng bức tranh khả quan này không nên làm cho người ta có thái độ tự mãn, vì còn
nhiều thử thách quan trọng phía trước. Thử thách đầu tiên là thực hiện cam kết.
Trong 3 năm qua, chính phủ Việt Nam đã có một loạt những cam kết đầy ấn tượng,
và đã cải thiện được nhiều cơ chế khuyến khích nhằm đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi
sang kinh tế thò trường (xem khung 1). Chỉ riêng việc làm cho các cam kết và quyết
đònh này có hiệu lực đã là một thử thách ở một nước có trình độ phát triển cao hơn.
ở Việt Nam, đây sẽ là một nhiệm vụ đầy chông gai. Năng lực quản lý còn hạn chế.
Những cách làm cố hữu từ thời kế hoạch hoá tập trung vẫn còn chậm trễ vào cồng
kềnh. Những nỗ lực xây dựng sự đồng thuận trong hoạch đònh chính sách sẽ giúp ích
nhiều, nhưng cũng rất mất thời gian. Điều quan trọng hơn nữa là các quyết đònh ngày
càng được thực hiện nhiều hơn ở cấp đòa phương. Phân cấp là một trong những đặc tính
của đổi mới, và xu hướng này ngày càng trở nên mạnh hơn. Một trong những thử thách
lớn nhất mà Việt Nam phải đương đầu là làm thế nào gắn việc hoạch đònh chính sách cụ
thể ở cấp ngành, tỉnh và đòa phương với những cam kết và đònh hướng của chính phủ.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×