Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Biện pháp cải thiện môi trường làm việc của giáo viên tiểu học ở vùng khó khăn huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 127 trang )

..

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG NAM

BIỆN PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƢỜNG LÀM VIỆC
CỦA GIÁO VIÊN TIỂU HỌC Ở VÙNG KHÓ KHĂN
HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi trung tâm Học liệu– ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG NAM

BIỆN PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƢỜNG LÀM VIỆC
CỦA GIÁO VIÊN TIỂU HỌC Ở VÙNG KHÓ KHĂN
HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Hồng Quang

THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi trung tâm Học liệu– ĐHTN




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào khác.
Tôi cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 3 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Phƣơng Nam

Số hóa bởi trung tâm Học liệu– ĐHTN




LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Trường ĐHSP Thái Nguyên, Khoa
Tâm lý Giáo dục, các thầy giáo, cô giáo đã giảng dạy và giúp đỡ tác giả trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Phạm Hồng Quang người
đã trực tiếp hướng dẫn tác giả thực hiện luận văn này.

Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Lãnh đạo và chuyên viên
Phòng Giáo dục Tiểu học của Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên, lãnh đạo và
cán bộ chuyên mơn phịng giáo dục và đào tạo huyện Đồng Hỷ đã tạo điều kiện cho
tác giả trong quá trình nghiên cứu.
Cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Đảng ủy, Chính quyền, các Đồn thể của 05
xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Đồng Hỷ và cán bộ, giáo viên, học sinh,
cha mẹ học sinh của 05 đơn vị trường mà tác giả điều tra khảo sát, cảm ơn các đồng
nghiệp, các bạn bè và gia đình đã tạo điều kiện, động viên và giúp đỡ tác giả hoàn
thành bản luận văn này.
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 3 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Phƣơng Nam

Số hóa bởi trung tâm Học liệu– ĐHTN




MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. ii
MỤC LỤC ...................................................................................................... iii
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT .........................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................... v
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 6
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 6
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 8
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ........................................................... 8

4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 8
5. Giả thuyết khoa học ................................................................................... 8
6. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 8
7. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 9
8. Nội dung luận văn.................................................................................... 10
Chƣơng 1. LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƢỜNG LÀM VIỆC CỦA GIÁO VIÊN
TIỂU HỌC ..................................................................................... 11
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu ............................................................... 11
1.1.1. Trên thế giới .................................................................................. 11
1.1.2. Ở Việt Nam.................................................................................... 15
1.2. Các khái niệm ....................................................................................... 17
1.2.1. Khái niệm môi trường ................................................................... 17
1.2.2. Khái niệm môi trường giáo dục..................................................... 17
1.2.3. Khái niệm môi trường làm việc..................................................... 21
1.2.4. Khái niệm môi trường làm việc của Giáo viên ............................. 24
1.2.5. Khái niệm cải thiện môi trường làm việc của giáo viên ............... 24
1.3. Những vấn đề cơ bản về cải thiện môi trường làm việc....................... 26
Số hóa bởi trung tâm Học liệu– ĐHTN




1.3.1. Đặc điểm lao động sư phạm của người giáo viên tiểu học ..... 26
1.3.2. Mục tiêu, ý nghĩa của việc cải thiện môi trường làm việc ở
trường tiểu học ............................................................................... 27
1.3.3. Nội dung cải thiện môi trường làm việc ở trường tiểu học ..... 28
1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến cải thiện mơi trường làm việc và
vai trị của Hiệu trưởng với việc cải thiện môi trường làm việc ở
trường tiểu học ............................................................................... 32
Kết luận chương 1............................................................................................ 36

Chƣơng 2. THỰC TRẠNG MÔI TRƢỜNG LÀM VIỆC CỦA GIÁO
VIÊN Ở TRƢỜNG TIỂU HỌC VÙNG KHÓ KHĂN HUYỆN
ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN ............................................. 37
2.1. Vài nét khái quát về đặc điểm kinh tế, xã hội, giáo dục của huyện
Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên ......................................................................... 37
2.1.1. Vài nét khái quát về đặc điểm kinh tế xã hội huyện Đồng Hỷ ..... 37
2.1.2. Tình hình phát triển giáo dục của huyện Đồng Hỷ ....................... 37
2.1.3. Tình hình phát triển giáo dục tiểu học của huyện Đồng Hỷ ......... 38
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng ................................................................. 39
2.2.1. Địa bàn và quy mô khảo sát .......................................................... 39
2.2.2. Đối tượng khảo sát ........................................................................ 40
2.2.3. Nội dung khảo sát .......................................................................... 40
2.2.4. Phương pháp khảo sát.................................................................... 40
2.2.5. Phương pháp thống kê số liệu và đánh giá kết quả ....................... 41
2.3. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về môi trường
làm việc ....................................................................................................... 41
2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về môi trường làm việc
và các thành phần cấu tạo nên môi trường làm việc ............................... 41
2.3.2. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan
trọng của môi trường làm việc đối với hoạt động dạy và học ................. 43
Số hóa bởi trung tâm Học liệu– ĐHTN




2.3.3. Đánh giá của giáo viên về ảnh hưởng của môi trường làm việc đến
giáo viên và học sinh ............................................................................... 44
2.3.4. Nhận thức của cán bộ quản lý về ảnh hưởng của môi trường làm việc đối
với CBQL ................................................................................................. 47
2.3.5. Nhận thức của giáo viên, cán bộ quản lý về vai trị của Hiệu

trưởng trong việc cải thiện mơi trường làm việc ..................................... 48
2.4. Thực trạng môi trường làm việc ở các trường tiểu học vùng khó khăn
được khảo sát ............................................................................................... 49
2.4.1. Thực trạng môi trường vật chất ảnh hưởng đến hoạt động dạy học ... 49
2.4.2. Thực trạng về môi trường tinh thần .............................................. 53
2.4.3. Thực trạng các biện pháp cải thiện môi trường làm việc .............. 58
2.4.4. Thực trạng việc quan tâm của chính quyền địa phương ............... 60
2.4.6. Đánh giá mức độ tổ chức thực hiện việc cải thiện môi trường làm
việc của nhà trường ................................................................................. 61
Kết luận chương 2............................................................................................ 64
Chƣơng 3. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CẢI THIỆN MƠI TRƢỜNG LÀM
VIỆC Ở TRƢỜNG TIỂU HỌC VÙNG KHĨ KHĂN HUYỆN
ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN ............................................. 66
3.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp ..................................................... 66
3.1.1. Định hướng phát triển giáo dục bậc tiểu học vùng khó khăn huyện
Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên ..................................................................... 66
3.1.2. Đảm bảo tính khả thi ..................................................................... 66
3.1.3. Đảm bảo tính pháp chế .................................................................. 67
3.1.4. Phù hợp với tâm tư nguyện vọng giáo viên tiểu học vùng khó khăn . 67
3.2. Hệ thống các biện pháp cải thiện môi trường làm việc ở trường Tiểu
học vùng khó khăn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên............................... 67
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, phụ huynh học sinh về
môi trường làm việc ở trường tiểu học .................................................... 67
Số hóa bởi trung tâm Học liệu– ĐHTN




3.2.2. Huy động các nguồn lực tham gia ................................................. 69
3.2.3. Xây dựng các mối quan hệ trong nhà trường ................................ 71

3.2.4. Tăng cường kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học của giáo viên,
xây dựng nề nếp làm việc ........................................................................ 74
3.2.5. Rà soát, bổ sung, tăng cường sở vật chất phục vụ cho hoạt động
dạy học của giáo viên .............................................................................. 76
3.2.6. Tăng cường các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm
cho giáo viên; đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy vai trò
của giáo viên ........................................................................................... 78
3.2.7. Phát triển môi trường công nghệ thông tin, kết nối thông tin đưa
thế giới đến gần giáo viên vùng khó khăn ............................................... 81
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ........................................................... 83
3.4. Khảo nghiệm các biện pháp ................................................................. 84
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm .................................................................. 84
3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm ................................................................. 84
3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm ............................................................ 84
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm ..................................................................... 84
Kết luận chương 3............................................................................................ 86
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 87
1. Kết luận.................................................................................................... 87
2. Khuyến nghị ............................................................................................ 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 91
PHỤ LỤC

Số hóa bởi trung tâm Học liệu– ĐHTN




DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

ATK


: An toàn khu

BGH

: Ban giám hiệu

CBQL

: Cán bộ quản lý

CNH - HĐH

: Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

CNTT

: Cơng nghệ thơng tin

CSVC

: Cơ sở vật chất

GD

: Giáo dục

GD&ĐT

: Giáo dục và Đào tạo


GV

: Giáo viên

GVCN

: Giáo viên chủ nhiệm

HS

: Học sinh

HSDT

: Học sinh dân tộc

HT

: Hiệu trưởng

NV

: Nhân viên

NXB

: Nhà xuất bản

PHHS


: Phụ huynh học sinh

PPDH

: Phương pháp dạy học

PTDTNT

: Phổ thông dân tộc nội trú

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thơng

TTGDTX

: TTGDTX

UBND

: Ủy ban nhân dân

Số hóa bởi trung tâm Học liệu– ĐHTN





DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Nhận thức của CBQL và GV về môi trường làm việc ....................... 42
Bảng 2.2. Nhận thức của CBQL và giáo viên về tầm quan trọng và ý nghĩa của
môi trường làm việc ......................................................................... 43
Bảng 2.3. Ảnh hưởng của môi trường làm việc đến giáo viên ........................... 45
Bảng 2.4. Ảnh hưởng của môi trường làm việc đến học sinh ............................ 46
Bảng 2.5. Ảnh hưởng của môi trường làm việc đối với cán bộ quản lý ............. 47
Bảng 2.6. Nhận thức của CBQL về vai trò của Hiệu trưởng trong việc cải thiện
môi trường làm việc ......................................................................... 48
Bảng 2.7. Nhận thức của GV về vai trò của Hiệu trưởng .................................. 49
Bảng 2.8. Cơ sở vật chất hiện có của 5 nhà trường được khảo sát ..................... 50
Bảng 2.9. Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy và học ............................. 51
Bảng 2.10. Mức độ sử dụng các phương tiện hỗ trợ cho quá trình dạy học ....... 52
Bảng 2.11. Thực trạng về bầu khơng khí tâm lý trong nhà trường .................... 54
Bảng 2.12. Mối quan hệ tương tác giữa giáo viên với giáo viên ....................... 55
Bảng 2.13. Thực trạng về những biểu hiện tiêu cực trong mối quan hệ giữa các
đồng nghiệp ..................................................................................... 56
Bảng 2.14. Thực trạng về tinh thần thái độ của tập thể giáo viên nhà trường trong
công việc ......................................................................................... 57
Bảng 2.15. Thực trạng các biện pháp tạo môi trường làm việc cho giáo viên .... 58
Bảng 2.16. Thực trạng các biện pháp cải thiện môi trường làm việc của Tổ
chuyên môn ..................................................................................... 59
Bảng 2.17. Mức độ quan tâm của chính quyền và các đoàn thể địa phương ...... 60
Bảng 2.18. Mức độ tổ chức thực hiện việc cải thiện môi trường làm việc của nhà trường 62
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm của nhóm đối tượng trong nhà trường (TNT) và
ngồi nhà trường (NNT) .................................................................. 85

Số hóa bởi trung tâm Học liệu– ĐHTN





MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế tri thức và tồn cầu hố hiện nay, giáo dục được coi là nguồn
gốc của sự phát triển, khơng có giáo dục sẽ khơng có bất cứ sự phát triển nào. Sự mạnh
hay suy của giáo dục quyết định sự thành công hay thất bại của mỗi Quốc gia.
Nghị quyết số 29-NQ/TW tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương VIII
khóa XI của Đảng CSVN chỉ rõ: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất
lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây
dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt
Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của
mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu
quả”.”, với mục tiêu: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu
quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ
quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển
toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu
gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.”[27]
Con người trong xã hội hiện đại khơng chỉ cần có tri thức, sức khoẻ, kĩ
năng nghề nghiệp, mà cần có những giá trị đạo đức, thẩm mĩ, nhân văn đúng đắn
và có những kĩ năng sống nhất định. Việc giáo dục một nhân cách toàn diện phụ
thuộc vào nhiều yếu tố trong đó mơi trường giáo dục là một yếu tố cơ bản.
Đã từ lâu, lí luận khoa học giáo dục đã quan tâm đến nghiên cứu vấn đề môi
trường giáo dục. Mơi trường giáo dục, mơi trường văn hóa và các yếu tố ảnh hưởng
tác động đến con người đã được xem xét từ nhiều bình diện từ vi mơ đến vĩ mô, các
nhà nghiên cứu cho rằng: Yếu tố mơi trường trong giáo dục khơng chỉ góp phần
quyết định đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người mà quan trọng hơn
là yếu tố môi trường thực tế đã kích thích con người hoạt động năng động và sáng

tạo hơn. Việc tạo lập, xây dựng và phát triển môi trường giáo dục là một nhiệm vụ
quan trọng của khoa học giáo dục hiện đại.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục tiểu học được xem là nền tảng.
Cũng như xây một ngơi nhà, cái nền có chắc ngơi nhà mới vững. Cái nền khơng cứng,
Số hóa bởi trung tâm Học liệu– ĐHTN




chắp vá ngôi nhà ắt xộc xệch. Hiện nay giáo dục tiểu học được quan tâm nhiều mặt
trong đó có việc đổi mới nội dung, chương trình, cách đánh giá…. Tuy nhiên yếu tố
môi trường chưa được quan tâm một cách tồn diện. Đặc biệt mơi trường làm việc của
giáo viên tiểu học cịn nhiều khó khăn. Luật Giáo dục năm 2005 đã xác định: “Nhà
giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục. Nhà giáo phải
không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học. Nhà nước tổ chức đào
tạo, bồi dưỡng nhà giáo; có chính sách sử dụng, đãi ngộ, bảo đảm các điều kiện cần
thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò và trách nhiệm của mình;
giữ gìn và phát huy truyền thống quý trọng nhà giáo, tôn vinh nghề dạy học.” [24]
Để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội
cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp như nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên; cải
tiến nội dung, chương trình và sách giáo khoa; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy
học; huy động mọi nguồn lực từ nhà trường, gia đình, xã hội; quan tâm và đầu tư cho
giáo dục, xây dựng mơi trường giáo dục an tồn, thân thiện,… Mơi trường làm việc tốt
cho giáo viên có ý nghĩa quan trọng và quyết định việc nâng cao chất lượng dạy - học
trong giai đoạn hiện nay. Bởi vì: Mơi trường làm việc tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho
người giáo viên phát huy được tối đa năng lực của mình. Do vậy, nó có tác động to lớn
đến chất lượng dạy học. Môi trường làm việc tốt, lành mạnh, thân thiện sẽ làm cho giáo
viên và học sinh có thái độ động cơ tích cực; mơi trường làm việc thân thiện tạo điều
kiện cho việc người giáo viên phát triển toàn diện hơn, năng động hơn, sáng tạo hơn.
Thực trạng giáo dục Thái Nguyên hiện nay và đặc biệt là giáo dục vùng sâu,

vùng khó khăn của huyện Đồng Hỷ chất lượng giáo dục thấp so với mặt bằng chung
của cả nước và khu vực miền núi phía Bắc, nguyên nhân cơ bản do Giáo dục nói
chung và giáo dục Thái Nguyên nói riêng về cơ bản vẫn chưa có sự bứt phá, mơi
trường làm việc và học tập chậm được cải thiện; cơ sở vật chất trường lớp nghèo
nàn, lạc hậu, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học chưa phát huy được vai trò
của học sinh, tầm nhìn, sứ mạng của nhà trường chưa được quan tâm, học sinh chưa
hứng thú học tập…..
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Biện pháp cải thiện môi
trường làm việc của giáo viên tiểu học ở vùng khó khăn huyện Đồng Hỷ - tỉnh
Thái Nguyên” làm đề tài nghiên cứu.
Số hóa bởi trung tâm Học liệu– ĐHTN




2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng môi trường làm việc ở các
trường tiểu học vùng khó khăn trên địa bàn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Ngun, đề
tài có mục đích đề xuất các biện pháp cải thiện môi trường làm việc ở các trường
tiểu học nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục vùng khó khăn
của huyện Đồng Hỷ.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là các biện pháp cải thiện môi trường làm việc ở các
trường tiểu học vùng khó khăn thuộc huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên.
-Khách thể nghiên cứu là môi trường làm việc của giáo viên ở các trường tiểu
học vùng khó khăn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về môi trường làm việc của giáo viên ở trường
tiểu học.
- Khảo sát thực trạng môi trường làm việc ở trường tiểu học vùng khó khăn

huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất các biện pháp cải thiện môi trường làm việc ở trường tiểu học vùng
khó khăn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.
5. Giả thuyết khoa học
Chất lượng và hiệu quả quá trình dạy học của giáo viên tiểu học vùng khó
khăn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên phụ thuộc nhiều vào môi trường làm việc của
giáo viên. Nếu đề xuất được biện pháp cải thiện môi trường làm việc phù hợp điều
kiện thực tế của địa phương thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy của giáo
viên và nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng môi trường
làm việc của giáo viên các trường tiểu học thuộc vùng khó khăn huyện Đồng Hỷ tỉnh
Thái Nguyên nhằm đưa ra một số biện pháp cải thiện môi trường làm việc của giáo
viên tiểu học vùng khó khăn.
- Về địa bàn nghiên cứu: Do thời gian và điều kiện cũng như năng lực nghiên
cứu của bản thân còn hạn chế nên tác giả chỉ xin nghiên cứu trong địa bàn huyện
Số hóa bởi trung tâm Học liệu– ĐHTN




Đồng Hỷ tại 5 trường tiểu học thuộc vùng khó khăn nhất thông qua những điều tra
được tiến hành với Cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh học sinh, học sinh các nhà
trường, chính quyền tổ chức đồn thể ở địa phương.
- Thời gian nghiên cứu: Phân tích thực trạng và so sánh môi trường làm việc
của giáo viên tiểu học ở vùng khó khăn với mặt bằng chung các trường trên địa bàn
huyện Đồng Hỷ từ tháng 5 năm 2014 đến nay.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tác giả đã sử dụng các nhóm
phương pháp sau đây:

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phân tích, hệ thống hố các tài liệu, các cơng trình nghiên cứu khoa học, tạp
chí có liên quan làm rõ những biện pháp chỉ đạo cải thiện môi trường giáo dục, môi
trường làm việc ở các nhà trường.
- Sử dụng phương pháp dự báo khoa học để dự báo về môi trường làm việc
trong thời gian tới.
- Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng về giáo
dục và đào tạo; Luật giáo dục, Điều lệ trường tiểu học, quy định của ngành giáo dục
về môi trường làm việc.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Quan sát, theo dõi môi trường làm việc ở các trường tiểu học trên địa bàn
huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.
Điều tra bằng anket về thực trạng môi trường làm việc của giáo viên các
trường tiểu học vùng khó khăn.
Nghiên cứu báo cáo xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia các trường
học trên địa bàn huyện, kế hoạch cải thiện môi trường làm việc của Hiệu trưởng các
trường khảo sát.
Phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, chính quyền
và các tổ chức đoàn thể địa phương.
Xin ý kiến chuyên gia góp ý về cách xử lý kết quả điều tra, các biện pháp cải
thiện môi trường làm việc.
Thu thập và xử lý số liệu, thơng tin.
Số hóa bởi trung tâm Học liệu– ĐHTN




7.3. Nhóm phương pháp bổ trợ
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả điều tra.
Lập các biểu bảng, các sơ đồ… để so sánh, đối chiếu số liệu nhằm mục đích

rút ra những nhận xét phục vụ đề tài nghiên cứu.
8. Nội dung luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo gồm
có 3 chương như sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về môi trường làm việc của giáo viên tiểu học;
Chƣơng 2: Thực trạng về môi trường làm việc của giáo viên ở các trường tiểu
học vùng khó khăn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên;
Chƣơng 3: Biện pháp cải thiện môi trường làm việc của giáo viên ở viên ở
các trường tiểu học vùng khó khăn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.

Số hóa bởi trung tâm Học liệu– ĐHTN




Chƣơng 1

LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƢỜNG LÀM VIỆC
CỦA GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu
1.1.1. Trên thế giới
Mơi trường là hồn cảnh sống xung quanh, ln có ảnh hưởng trực tiếp hay
gián tiếp đến sự phát triển mọi mặt đời sống con người. Vì vậy mơi trường đang là
vấn đề thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học.
Nhận thức được môi trường có ảnh hưởng đến năng suất lao động, các nhà tâm
lý học lao động tập trung nghiên cứu môi trường vĩ mô, những điều kiện như: nhiệt
độ, màu sắc, âm thanh, ánh sáng, khung cảnh, mối quan hệ liên nhân cách của nhóm
nhỏ; những yếu tố, điều kiện, hồn cảnh tác động mạnh đến chất lượng công việc.
Tùy theo cách tiếp cận khác nhau, các tác giả có những định nghĩa khác
nhau về môi trường. Masn và Langenhim (1957) cho rằng, môi trường là tổng

hợp các yếu tố tồn tại xung quanh sinh vật và ảnh hưởng đến sinh vật. Joe
Whiteney (1993) thì cho rằng mơi trường là tất cả những gì ngồi cơ thể, có liên
quan mật thiết và có ảnh hưởng đến sự tồn tại của con người như: đất nước,
khơng khí, ánh sáng mặt trời, rừng, biển, tầng ozon, sự đa dạng của các lồi.[26]
Chương trình mơi trường Liên hiệp quốc (UNEP) định nghĩa: Môi trường
là tập hợp các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, kinh tế - xã hội, tác động lên từng
cá nhân hay cả cộng đồng.[5]
Theo Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam: Môi trường bao gồm các
yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, bao quanh con người, có ảnh hưởng
tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. Môi trường
theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sống, sản
xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng,
cảnh quan, quan hệ xã hội…
Mơi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao
gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con
người. Ví dụ: nhà trường là mơi trường ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động học tập và
giáo dục học sinh; trong mỗi gia đình với cách thức, phương pháp, nền nếp… giáo dục
giúp cho con em xây dựng, phát triển và hoàn thiện nhân cách, phát triển thể chất…
Số hóa bởi trung tâm Học liệu– ĐHTN




Như vậy mơi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, tạo điều kiện cho ta
sống, hoạt động và phát triển.
Nhà tâm lý học Mỹ Kenloc (1923) đã nuôi trong cùng một môi trường con
khỉ 10 tháng tuổi và cậu bé trai 8 tháng tuổi của mình để so sánh ảnh hưởng của
môi trường đến con khỉ và con người. Đã có nhiều ví dụ để chúng ta hiểu về vai
trị của mơi trường sống đối con vật hoặc con người, không thể làm thay đổi bản
năng dã thú của con vật. Ngược lại mơi trường của lồi vật có thể tác động mạnh

vào bản chất người của con người. Nhà xã hội học Mỹ R.E Pác - cơ đã nói:
“Người khơng đẻ ra người, đứa trẻ chỉ trở nên người trong quá trình giáo
dục”[29]. Điều này khẳng định vai trị của yếu tố mơi trường văn hóa, mơi trường
giáo dục có tính quyết định đối với sự hình thành nhân cách con người.
Cuối thế kỷ XIX, khi xuất hiện phương pháp xác định trẻ sinh đôi cùng trứng,
đã xuất hiện nghiên cứu về ảnh hưởng của môi trường và di truyền đối với sự hình
thành nhân cách con người. Ở Liên Xơ cũ có cơng trình của I.I Canaev (1959), kết
quả nghiên cứu đó được cơng bố trong tác phẩm “Trẻ sinh đơi”. Sau đó vấn đề được
tiếp tục bởi Đ.B. Encônhin.
Nhiều nhà tâm lý học Mỹ với các cơng trình nghiên cứu đã chỉ ra ảnh hưởng
rất quan trọng của mơi trường đến sự hình thành và phát triển nhân cách cá nhân.
Những kết quả nghiên cứu có hệ thống đã dần hình thành một chun ngành tâm lý
học mới: Tâm lý học môi trường và thường được khái quát trong các tài liệu Giáo dục
học, Tâm lý học. Quan điểm chung của khoa học giáo dục (bao gồm cả tâm lý học)
đều khẳng định vai trị quyết định của yếu tố mơi trường đối với sự hình thành và
phát triển nhân cách con người. Tiếp đó, là vấn đề nghiên cứu, xây dựng mơi trường
với mục đích để có ảnh hưởng tốt nhất đến dạy học và giáo dục nhân cách thế hệ trẻ.
Về môi trường dạy học, trước hết phải kể đến những nghiên cứu của I.V.
Pavlov và B.F. Skinnơ. I.V.Pavlov nghiên cứu sự hình thành phản xạ có điều kiện
trong mơi trường được kiểm sốt chặt chẽ, con vật (con chó) hồn tồn thụ động.
B.F.Skinnơ nghiên cứu sự hình thành phản xạ tạo tác động môi trường gần với thực
tế hơn, con vật (chuột, bồ câu…) chủ động trong hành vi đáp ứng trên cơ sở nhu cầu
của nó. Nội dung học tập thể hiện ngay trong môi trường mà con vật phải tìm cách
Số hóa bởi trung tâm Học liệu– ĐHTN




thích nghi. Đây là cơ sở lý thuyết để xây dựng kiểu dạy học chương trình hóa, dạy
học bằng máy. Từ nghiên cứu kết quả của hai ông, các nhà giáo dục đã nhận thức một

vấn đề rất quan trọng rằng: Yếu tố môi trường trong giáo dục không chỉ góp phần
quyết định đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người mà quan trọng hơn
là yếu tố thực tế đã kích thích chủ thể (con người) hoạt động năng động và sáng tạo
hơn. Việc tạo lập, xây dựng và phát triển môi trường giáo dục là một nhiệm vụ quan
trọng của khoa học giáo dục hiện đại.[29]
Nghiên cứu về môi trường dạy học phải kể đến công trình của Jean Marc
Denomme và Madeleine Roy về phương pháp sư phạm tương tác [19]. Trong đó, mơ
hình quen thuộc: Người dạy - Người học - Tri thức được chuyển thành Người dạy Người học - Môi trường. Tác giả coi môi trường là yếu tố tham gia trực tiếp đến q
trình dạy học chứ khơng đơn thuần chỉ là nơi diễn ra các hoạt động dạy học. Đặc biệt,
tác giả đi sâu vào các yếu tố môi trường của việc học, các yếu tố môi trường của việc
dạy. Trên cơ sở đó, các tác giả đã nhấn mạnh đến một quy luật quan trọng: Môi
trường ảnh hưởng đến người dạy, người học và người dạy phải thích nghi với mơi
trường. Ảnh hưởng và thích nghi đó chính là hệ quả của phương pháp sư phạm tương
tác liên quan đến môi trường.
Từ đầu thế kỷ XX, Dimitri Glinos đã viết “…Giáo dục phải thích ứng với
những hồn cảnh ln thay đổi, đối phó với những vấn đề mới, những nhu cầu mới
và thường xuyên đòi hỏi những kỹ năng mới… Trong một thời gian dài, nền giáo
dục đã không thể thích ứng được với các hồn cảnh mới và gắn với các nhu cầu
thực tế. Khoảng cách giữa giáo dục và cuộc sống ngày càng lớn và bây giờ, điều
chúng ta cần không chỉ là một cuộc cách mạng để tái lập lại mối tương quan giữa
giáo dục và cuộc sống. [6,tr.206].
Emile DurKheim quan niệm môi trường học đường bao hàm cả lớp học và
việc tổ chức lớp học, như một sự liên kết có phạm vi rộng hơn gia đình và khơng trừu
tượng như xã hội. Một lớp học khơng đơn thuần chỉ là một khối kết dính các cá nhân
độc lập với nhau mà còn là một xã hội thu nhỏ. Trong lớp học, học sinh suy nghĩ,
hành động và cảm nhận khác với khi chúng tách rời nhau… Những quan niệm trên
Số hóa bởi trung tâm Học liệu– ĐHTN





đây đã có trước hàng thế kỷ, hiện nay đang trở thành vấn đề thời sự của khoa học
giáo dục.
“Quản lý hành chính và sư phạm trong các nhà trường tiểu học” của Jean
Valérien. Thông qua việc giới thiệu một số modul về vai trò, chức năng và nhiệm
vụ của người Hiệu trưởng trường tiểu học; tác giả đã bày tỏ quan điểm về vai trò,
trách nhiệm và yêu cầu chất lượng của người Hiệu trưởng trường tiểu học.
Vào thập kỷ 70-80 của thế kỷ XX, một trường phái tiếp cận về quản lý trên cơ
sở xem xét những yếu tố văn hóa giữa con người với con người đã xuất hiện với cơng
trình của William Ouchi (giáo sư trường đại học California, LosAngeles, Mỹ). Ông
đã khẳng định tầm quan trọng của văn hóa trong quản lý và nêu ra bảy đặc điểm có
ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý gồm: Structure (cơ cấu), Strategy (chiến lược), Skills
(các kỹ năng), Style (cách thức), System (hệ thống), Shared value (các giá trị chung)
và đặc biệt là Staff (đội ngũ). Thông qua giới thiệu và phân tích các đặc điểm trên,
cho thấy được tầm quan trọng của chất lượng đội ngũ người quản lý. Khi xã hội cơng
nghiệp có dấu hiệu của sự bùng nổ thông tin và dần dần chuyển thành xã hội thông
tin, các nhà khoa học nghiên cứu về quản lý đã có các cơng trình nghiên cứu về quản
lý trong môi trường luôn luôn biến đổi, quản lý theo quan điểm hệ thống, quản lý tình
huống, vấn đề chất lượng của người quản lý thực sự đã được đề cập tới với những
yêu cầu và cách thức nâng cao chất lượng đội ngũ đó.
Tùy theo các góc độ tiếp cận khác nhau, người ta có thể phân mơi trường làm
việc ra thành nhiều loại:
- Cách phân loại thứ nhất:
Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố bên ngoài, tác động một cách gián tiếp
đến tất cả các tổ chức như: mơi trường văn hóa - xã hội, mơi trường chính trị - pháp
luật, mơi trường kinh tế, môi trường công nghệ…
Môi trường vi mô bao gồm tất cả các yếu tố và các nhóm bên ngồi, có ảnh
hưởng trực tiếp đến sự phát triển, thành công và tồn tại của tổ chức như: tổ chức
hay người sử dụng dịch vụ, người lãnh đạo, các nhóm quyền lợi, các cơ quan của
chính quyền,…

Số hóa bởi trung tâm Học liệu– ĐHTN




- Cách phân loại thứ hai:
Mơi trường bên ngồi bao gồm tất cả những lực lượng tác động lên tổ chức từ
bên ngồi như: người sử dụng dịch vụ cơng, nguồn nhân lực, cơng nghệ, kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc tế.
Môi trường bên trong bao gồm những lực lượng hằng ngày trong tổ chức nơi mà
những nhà quản lý thực hiện các chức năng của mình như: cách thực hiện quản lý trong
tổ chức, văn hóa tổ chức, mối quan hệ con người - con người…
- Cách phân loại thứ ba:
Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố tự nhiên như vật lý, hóa học, sinh
học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con
người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động vật, thực vật, đất,
nước… Mơi trường tự nhiên cho ta khơng khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng
cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản
xuất, tiêu thụ; cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người
thêm phong phú.
Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những
luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định… ở các cấp khác nhau như: Liên hợp
quốc, hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ
nhóm, các tổ chức tơn giáo, tổ chức đồn thể,… Mơi trường xã hội định hướng hoạt
động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận
lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác.
Ngoài ra, người ta cịn phân biệt khái niệm mơi trường nhân tạo, bao gồm tất
cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như
ô tô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo.
1.1.2. Ở Việt Nam

Môi trường giáo dục không phải đến ngày nay mới được quan tâm. Mỗi người
Việt Nam đều biết đến câu tục ngữ “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” như là nói
đến một mặt mối quan hệ với con người trong một môi trường giáo dục trẻ. Giá trị
của câu chuyện và câu tục ngữ trên ở chỗ đã đề cao môi trường sống trong quá trình
phát triển của trẻ. Với trẻ em ba mơi trường: nhà trường - gia đình - xã hội có vai trị
quan trọng trong q trình học tập, trưởng thành và hồn thiện nhân cách.

Số hóa bởi trung tâm Học liệu– ĐHTN




Từ điển bách khoa Việt Nam có định nghĩa về mơi trường giáo dục:
Mơi trường giáo dục là tổng hịa các mối quan hệ trong đó giáo dục và người được
giáo dục tiến hành hoạt động dạy và học. Môi trường giáo dục rất đa dạng, có thể
phân chia một cách tương đối thành các môi trường nhà trường, gia đình, xã hội và
tự nhiên. “Các phương tiện và điều kiện vật chất - kĩ thuật và xã hội - tâm lí tác động
thường xuyên và tạm thời, được người dạy và người học sử dụng một cách có ý thức,
để đảm bảo cho lao động dạy và học tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả cao. Đây là
một trong các yếu tố của quá trình giáo dục”. (Dẫn theo Hà Thế Ngữ: Giáo dục học một số vấn đề lí luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia, H., 2001, tr.358).
Ở một phương diện khác, môi trường giáo dục là tập hợp không gian với
các hoạt động xã hội của cá nhân, các phương tiện và giao lưu được phối hợp với
nhau tạo điều kiện thuận lợi để giáo dục đạt kết quả cao nhất. Nhiệm vụ chăm lo
sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập và phát triển môi trường giáo
dục lành mạnh đã trở thành chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, đã được xác
định trong Luật Giáo dục để mọi cá nhân và tổ chức phải thực hiện. Do đó, việc
xác định nhiệm vụ xây dựng và phát triển môi trường văn hoá giáo dục cho thế
hệ trẻ là trọng tâm của ngành Giáo dục, nhưng để hoàn thành được nhiệm vụ
quan trọng này địi hỏi phải có sự quan tâm của toàn xã hội. Xác định mục tiêu
chung của giáo dục là phát triển toàn diện nhân cách thế hệ trẻ, để giáo dục được một

con người trưởng thành là một việc rất khó nhưng cũng rất vĩ đại. Những nỗi đau về
con em chúng ta đang hư hỏng, đang chết dần bởi ma tuý, bởi các tệ nạn xã hội...
đang là vấn đề cấp bách phải quan tâm giải quyết. Do bản chất nhân văn của giáo
dục, cùng với đạo lí và lẽ sống tình người đang thơi thúc chúng ta phải góp một viên
gạch vào xây dựng một môi trường sống tốt đẹp cho mọi người.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến việc xây dựng
môi trường giáo dục, môi trường dạy - học ở các trường học nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục. Bên cạnh đó, cũng cần thiết phải phân biệt rõ các khái niệm giáo dục
môi trường và môi trường giáo dục là hai phạm trù rất khác nhau về đối tượng tiếp
cận và nội dung nghiên cứu. Tuy nhiên, có điểm chung là đều nghiên cứu sự tác động
và ảnh hưởng của con người với môi trường sống xung quanh và ngược lại. Ở phạm
vi môi trường giáo dục, chủ yếu đề cập đến quan hệ xã hội giữa con người với con
người trong một phạm vi hẹp hơn.
Số hóa bởi trung tâm Học liệu– ĐHTN




1.2. Các khái niệm
1.2.1. Khái niệm môi trường
Theo Từ điển văn hoá giáo dục Việt Nam (GS. Vũ Ngọc Khánh biên soạn,
NXB Văn hố - Thơng tin, H., 2001) thì khái niệm mơi trường được hiểu là tồn bộ
những nhân tố bao quanh con người hay sinh vật và tác động lên cuộc sống của nó.
Q trình hình thành nhân cách và sự phát triển nhân cách chỉ có thể thực hiện trong
một môi trường nhất định. Môi trường tạo nên động cơ, mục đích, cung cấp phương
tiện cho hoạt động và giao lưu cá nhân. Song ảnh hưởng của mơi trường cịn tuỳ
thuộc vào thái độ của cá nhân (chấp nhận, tiếp thu hay phản đối) và tuỳ vào xu hướng
và năng lực. Do đó, giáo dục phải hướng vào việc xây dựng cho trẻ những định
hướng đúng đắn để tiếp nhận những ảnh hưởng tốt đẹp của môi trường, đồng thời có
khả năng chống lại những ảnh hưởng xấu, nhận thức khơng đúng về vai trị của mơi

trường trong sự phát triển nhân cách sẽ dẫn đến những quyết định sai lầm, ví dụ quá
đề cao hay tuyệt đối hố yếu tố mơi trường sẽ hạ thấp vai trò của giáo dục. Ngược lại,
hạ thấp vai trò của yếu tố mơi trường sẽ dẫn đến phủ định tính quy định của xã hội
đối với sự hình thành phát triển nhân cách con người. [21]
1.2.2. Khái niệm môi trường giáo dục
Mơi trường giáo dục cịn là tồn bộ cơ sở vật chất, tinh thần mà trong đó
con người được giáo dục đang sống, lao động và học tập được sử dụng nhằm tác
động đến sự hình thành nhân cách của họ phù hợp với mục đích giáo dục đã định.
Mơi trường giáo dục rất đa dạng, có thể phân chia một cách tương đối thành môi
trường xã hội (gồm mơi trường gia đình, mơi trường nhà trường...) và mơi trường
tự nhiên. Đối với lứa tuổi nhỏ, môi trường gia đình và mơi trường nhà trường có
tác động trực tiếp trong q trình hình thành nhân cách. Các mơi trường này tồn
tại trong mối quan hệ biện chứng với nhau, do đó cần được tổ chức theo một cơ
chế chặt chẽ, hợp lí nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp tác động đến quá trình hình
thành và phát triển nhân cách thế hệ trẻ.
Trong nhà trường phổ thơng nói chung và trường tiểu học nói riêng mơi
trường làm việc là điều kiện cần thiết để giáo viên phát huy động lực của cá nhân,
chun tâm với nghề, hết lịng vì hoạt động dạy học và giáo dục học sinh. Môi trường
làm việc tốt giúp giáo viên khắc phục mọi khó khăn trong cuộc sống đời thường để
Số hóa bởi trung tâm Học liệu– ĐHTN




hồn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất. Mơi trường làm việc của giáo viên được tạo
bởi từ nhiều nhân tố khác nhau bao gồm nhân tố vật chất, nhân tố tinh thần và nhân tố
xã hội. Trong điều kiện hồn cảnh khó khăn khi nhân tố vật chất hạn chế, đòi hỏi các
nhân tố tinh thần và nhân tố xã hội cần phát huy tạo động lực cho giáo viên phát triển
hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục được giao. Thực tế cho thấy môi trường làm việc
của giáo viên tiểu học vùng khó khăn khu vực miền núi phía Bắc hiện nay cịn nhiều

hạn chế đó là hạn chế về vị trí địa lý, hạn chế về cơ sở vật chất trường học, hạn chế
do ảnh hưởng của mơi trường kinh tế, văn hóa chính trị xã hội của vùng miền, bên
cạnh đó cịn có những nơi, do thiếu hiểu biết cán bộ quản lý chưa có sự quan tâm tới
giáo viên, vơ hình dung tạo áp lực, gây ức chế cho đồng nghiệp qua cung cách quản
lý và cách ứng xử hàng ngày làm giảm sự nhiệt huyết của giáo viên trong công việc.
Nghiên cứu đánh giá đúng thực trạng môi trường làm việc của giáo viên và tìm ra các
biện pháp cải thiện mơi trường tạo động lực cho giáo viên tiểu học phát triển chuyên
tâm với nghề là việc làm cần thiết hiện nay.
Môi trường học tập gồm:
Môi trường học tập theo truyền thống: Nhà trường là môi trường đơn độc, tĩnh
lặng và trật tự. Bầu khơng khí này là kết quả của áp lực theo định nghĩa hẹp của nền
giáo dục chính quy, cửa vào giới hạn cho một số người, và theo phong cách giáo
huấn, mơ phạm (nói, nghe) đối với việc học tập.
Trường học đổi mới đã có cơ cấu tổ chức hồn tồn trái ngược với phong cách
truyền thống. Mơ hình trường học mới Việt Nam (cách tổ chức dạy học theo mơ hình
VNEN) đưa vào đời sống học đường có tác dụng chuẩn bị cho học sinh thích ứng với
đời sống xã hội, trong đó mỗi người sống và làm việc theo sự phân công hợp tác với
tập thể cộng đồng.
Có ba tiêu chuẩn để đánh giá mơi trường học tập của nhà trường: Mối liên hệ
giữa nhà trường với cộng đồng xung quanh, cấu trúc và cách sử dụng các tịa nhà và
sân bãi, cách tổ chức khơng gian học tập trong các tòa nhà.
Nhà trường mong muốn mở rộng các phản hồi của học sinh về quá trình học
tập thường khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động của nhà
trường, trong mối quan hệ này biểu thị ở những hoạt động có liên quan đến nhà
trường, cộng đồng có sự hỗ trợ lẫn nhau.
Số hóa bởi trung tâm Học liệu– ĐHTN





Cuộc cách mạng trong xây dựng trường học: Một tòa nhà sinh động, năng nổ
có thể thể hiện một trung tâm học tập chủ động sáng tạo. Khi xem xét khn viên,
các khoảng khơng gian ưu tiên có thể đốn ra được triết lý giáo dục của nhà trường.
Không gian hấp dẫn vui vẻ, đầy màu sắc, sân trường được sử dụng rộng rãi cho nhiều
hoạt động…
Không gian lớp học: Cách truyền thống là sắp xếp phòng học để cho tất cả cái
nhìn và sự chú ý đều tập trung vào người thầy, các hoạt động trùng khớp với cách sắp
xếp của đồ đạc. Khả năng khác là sắp xếp lớp học tạo ra những khoảng khơng gian
nhiều mục đích, tạo ra sự di chuyển có thể có trong sự kiểm sốt của giáo viên. Sự
khác nhau trong khơng gian lớp học được phát triển từ cơ cấu phức tạp đến cơ cấu
linh hoạt.
Lớp học: Sự sắp xếp chỗ ngồi đồng nhất trong phòng đến bàn ghế lớp học
cùng kiểu như cân đối đến bàn ghế được sắp xếp cho mỗi hoạt động do vậy không
gian lớp học được sử dụng cho nhiều mục đích đến khơng gian bên ngồi được sử
dụng để học tập.
Sở hữu lớp học: Không gian lớp học được quản lý bởi giáo viên, giáo viên
quản lý vùng không gian của học sinh đến lớp học có vùng khơng gian của học
sinh đến lớp học có vùng không gian cho sự tiếp cận qua lại và chỉ có khu vực
quy định - mở cho tất cả, tồn bộ khơng gian lớp học có thể tiếp cận với nhiều
người [20, tr 68 - 79].
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, giáo dục đã được
tiếp cận tin học và công nghệ thông tin đã làm chuyển biến cơ bản về đổi mới phương
pháp dạy học. Đồng thời đã xuất hiện khái niệm môi trường học tập mới, đó là mơi
trường học tập e-/earníng (Electronics Learning). Đây là thuật ngữ để chỉ mơ hình
học tập mới với sự trợ giúp của máy tính, nhưng về sau ý nghĩa của nó cao hơn bởi
tính tích cực nhận thức có hiệu quả (effective). Mơ hình học tập e-leaming đã tạo cơ
hội học tập cho mọi người, học suốt đời, tạo ra sự bình đẳng về giáo dục cho mọi
người. Từ môi trường học tập mới này sẽ tạo ra phong cách văn hoá mới trong xã hội
hiện đại với những yêu cầu rất khoa học, thực tiễn và hiệu quả, có thể gọi là “ văn
hố thời @” . Ưu điểm lớn nhất của học tập với mạng máy tính và Intemet là tạo mơi

trường tương tác để học sinh làm quen với điều kiện làm việc mới, sử dụng Website
làm công cụ hỗ trợ hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh, để kiểm
Số hóa bởi trung tâm Học liệu– ĐHTN




tra kiến thức học sinh, để quản lí, để phổ biến kiến thức cho mọi người... Nhìn chung,
sự phát triển với tốc độ nhanh của khoa học công nghệ tác động mạnh đến thông tin,
làm thay đổi căn bản phương pháp giảng dạy, theo S.T Chong (1997) xã hội thông tin
làm cho thơng tin có giá trị khơng dài, khối lượng thông tin tăng nhanh, nội dung
thông tin ngày càng chun mơn hố và phức tạp. Mơ hình e-leaming là giáo dục trực
tuyến với sự giúp đỡ của máy tính và mạng máy tính (Internet và Intranet) và của các
phương tiện truyền thơng tin, các chuẩn truyền thơng khác ngồi mạng máy tính.
Mơi trường dạy học điện tử là mơi trường mới, rất khác môi trường không
gian thực tế đang diễn ra. Quản lí mơi trường này cũng địi hỏi phải có tri thức tồn
diện, có niềm tin và năng lực kiểm sốt. Mặc dầu phạm vi khơng gian rất rộng và
thơng tin từ nhiều hướng nhưng tính chất định hướng giáo dục phải là một yêu cầu
quan trọng của nhiệm vụ phát triển mơi trường dạy học tích cực Nếu thiếu vai trị
định hướng của giáo dục thì tác động tiêu cực của môi trường này sẽ là rất lớn và
rất khó khắc phục hậu quả. Mơi trường điện tử có định hướng dạy học xuất phát từ
quan điểm: Thơng tin phải qua khâu xử lí sư phạm (chuyển hố thơng qua lí luận
dạy học) mới trở thành tri thức dạy học. Định hướng thông tin là vấn đề cốt lõi và là
yêu cầu quan trọng của dạy học điện tử trong môi trường tri thức rộng lớn. Thời
gian và không gian học tập trong môi trường điện tử là một vấn đề hồn tồn mới
và có tác động làm thay đổi quan niệm của khoa học giáo dục hiện nay. Nhiệm vụ
xây dựng và phát triển môi trường học tập điện tử ban đầu không phải xuất phát từ
yêu cầu của nghiên cứu khoa học giáo dục mà trước hết là từ thực tiễn. Mục tiêu
dạy học hiện đại đã được tiếp cận khác trước, nếu căn cứ mục tiêu phát triển năng
lực tự học, tự nghiên cứu của người học thì ý nghĩa của việc ứng dụng công nghệ

thông tin sẽ lớn hơn rất nhiều. Tác dụng dễ nhận ra nhất của công nghệ thông tin là
giúp người học mở rộng lí thuyết, bổ sung tư liệu, phát triển kỹ năng... Giờ dạy rất
sinh động và tạo ra hào hứng cho người học. Điều phải quan tâm trước hết là giáo
án điện tử chỉ thích hợp cho những người có trình độ tự giác cao, có động cơ học
đúng đắn và có cách học tập khoa học, giáo án điện từ cũng chỉ thích hợp với các
nội dung có tính quy trình và kĩ năng rõ rệt.
Trong môi trường giáo dục , những yếu tố cụ thể sau đây phải được đề cập
đồng thời:
Số hóa bởi trung tâm Học liệu– ĐHTN




×