Tải bản đầy đủ (.ppt) (26 trang)

Mục tiêu, nguyên tắc, nội dung GDKNS cho HS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.45 KB, 26 trang )


Bài 2
MỤC TIÊU - NGUYÊN TẮC - NỘI DUNG
GDKNS CHO HS TRONG NHÀ TRƯỜNG
PHỔ THÔNG

MỤC TIÊU GD KNS
- Trang bị cho HS những kiến thức, giá trị, thái độ
và kĩ năng phù hợp. Trên cơ sở đó hình thành
cho HS những hành vi, thói quen lành mạnh,
tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu
cực trong các mối quan hệ, các tình huống và
hoạt động hàng ngày .
- Tạo cơ hội thuận lợi để HS thực hiện tốt quyền,
bổn phận của mình và phát triển toàn diện về
thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức .

NGUYÊN TẮC GD KNS
(Nguyên tắc 5 chữ T)

Thay đổi hành vi

Tương tác

Trải nghiệm

Tiến trình

Thời gian

NGUYÊN TẮC GD KNS



Thay đổi hành vi: MĐ cao nhất của GD KNS
là giúp người học thay đổi hành vi theo
hướng tích cực.

Tương tác: KNS không thể được hình thành
qua việc nghe giảng & tự đọc tài liệu. Cần t/c
cho HS tham gia các HĐ, tương tác với GV
và với nhau trong quá trình GD.

Trải nghiệm: Người học cần được đặt vào
các tình huống để trải nghiệm & thực hành.

NGUYÊN TẮC GD KNS

Tiến trình: GD KNS ko thể hình thành
trong “ngày một, ngày hai” mà đòi hỏi
phải có cả quá trình:
nhận thứchình thành thái độ thay
đổi HV

Thời gian - môi trường: GD KNS cần
thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc và thực
hiện càng sớm càng tốt đ/v trẻ em.

Nội dung GD KNS cho HS

Mỗi người hãy ghi ra giấy 3 KNS cần thiết
nhất phải GD cho HS PT.


Làm việc theo nhóm để loại trừ các phiếu
trùng lặp và bổ sung các KNS còn thiếu.

Một nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ
sung.

Nội dung GD KNS cho HS
1. Tự nhận thức:
Tự nhận thức là tự nhìn nhận, tự đánh giá
về bản thân.
Kỹ năng tự nhận thức là khả năng của con
người hiểu về bản thân mình như cơ thể, tư
tưởng, tình cảm, thói quen…
Tự nhận thức là một kỹ năng sống rất cơ
bản của con người.
Tự nhận thức đúng về bản thân không phải
là điều dễ dàng mà cần phải qua rèn luyện.

2. Xác định giá trị:
Giá trị là những gì con người cho là quan trọng, là
có ý nghĩa đối với bản thân mình. Giá trị có thể là
những chuẩn mực đạo đức, thái độ và thậm chí là
thành kiến đối với một điều gì đó. Mỗi người đều có
một hế thống giá trị riêng.
Kỹ năng xác định giá trị là khả năng con người hiểu
rõ được những giá trị của bản thân mình. Khả năng
này giúp người ta biết tôn trọng người khác và biết
chấp nhận rằng người khác có những giá trị và
niềm tin khác. Kỹ năng xác định giá trị có ảnh
hưởng lớn đến quá trình ra quyết định của mỗi

người .
Giá trị không phải là bất biến mà có thể thay đổi
theo thời gian. Giá trị phụ thuộc vào giáo dục, nền
văn hóa, môi trường sống, học tập và làm việc của
cá nhân.

3. Kiểm soát cảm xúc:
Là khả năng con người nhận thức rõ cảm
xúc của mình trong một tình huống nào đó
và hiểu được ảnh hưởng của cảm xúc đến
chính mình và người khác, đồng thời biết
cách kiềm chế và thể hiện cảm xúc một
cách phù hợp.
Kỹ năng kiểm soát cảm xúc cần kết hợp với
kỹ năng tự nhận thức.

4. Ứng phó với căng thẳng:
Là khả năng con người bình tĩnh ,sẵn sàng
đón nhận những tình huống căng thẳng như
là một phần tất yếu của cuộc sống , là khả
năng nhận biết sự căng thẳng ,hiểu được
nguyên nhân , hậu quả của căng thẳng cũng
như biết cách suy nghĩ ứng phó một cách
tích cực khi bị căng thẳng .
Kỹ năng ứng phó với căng thẳng rất quan
trọng. Kỹ năng này có được nhờ sự kết hợp
của các kỹ năng sống khác như: KN tự nhận
thức, KN giao tiếp, tư duy sáng tạo…

×