Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Thiết kế xây dựng thư viện điện tử hỗ trợ dạy học địa lý 10 trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 121 trang )

..

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN DŨNG

THIẾT KẾ, XÂY DỰNG THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ
HỖ TRỢ DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10 – THPT

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN DŨNG

THIẾT KẾ, XÂY DỰNG THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ
HỖ TRỢ DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10 – THPT

Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỊA LÍ
Mã số: 60.14.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC



Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Trọng Phúc

THÁI NGUYÊN – 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Trọng
Phúc, người thầy đã tận tình hướng dẫn, động viên, giúp đỡ tác giả trong suốt
thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái
Nguyên; Khoa sau đại học và khoa Địa lí trường Đại học Sư phạm - Đại học
Thái Nguyên đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tác giả trong suốt thời gian học tập
và nghiên cứu.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang, Ban
giám hiệu trường THPT Hiệp Hòa số 3-Bắc Giang đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho tác giả về thời gian và kinh phí học tập.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu các trường THPT thuộc
các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang đã giúp đỡ tác
giả hoàn thành thực nghiệm đề tài.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô thuộc tổ bộ môn
Phương pháp giảng dạy khoa Địa lý các trường Đại học Sư phạm Thái
Nguyên, Đại học Sư phạm Hà Nội đã giúp đỡ, đóng góp ý kiến và thảo luận
kết quả luận văn
Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè, những

người đã động viên, giúp đỡ tác giả trong thời gian học tập và làm luận văn.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2010
Tác giả

Nguyễn Dũng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Lời cam đoan
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, sản phẩm
phần mềm do tôi tự nghiên cứu và phát triển, các số liệu trong luận văn là
trung thực và chưa được công bố trong bất kì một cơng trình khoa học nào
khác.

Tác giả

Nguyễn Dũng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

1. CNTT


Công nghệ thông tin

2. GV

Giáo viên

3. HS

Học sinh

4. PMDH

Phần mềm dạy học

5. PPDH

Phương pháp dạy học

6. SGK

Sách giáo khoa

7. THPT

Trung học phổ thông

8. TN

Thực nghiệm


9. ĐC

Đối chứng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




MỤC LỤC

Đề mục

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài

1

II. Mục đích của đề tài

3

III. Nội dung nghiên cứu của đề tài.

3

IV. Giới hạn đề tài


4

V. Lịch sử nghiên cứu

4

VI. Phƣơng pháp nghiên cứu

5

VII. Những đóng góp mới của luận văn

6

VIII. Cấu trúc của luận văn

7

NỘI DUNG
CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG
THƢ VIỆN ĐIỆN TỬ HỖ TRỢ DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10 – THPT

8

I. Cơ sở lý luận

8

1. Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học


8

1.1. Đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay

8

1. 2. Quan điểm mới về dạy học

12

2. Quan điểm dạy học tích cực

15

2.1. Khái niệm

15

2.2. Bản chất

15

2.3. Các phương pháp dạy học tích cực

17

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





3. Ứng dụng CNTT trong dạy học Địa lí

18

3.1 Quan điểm ứng dụng CNTT trong dạy học

18

3.2 Vai trò của CNTT trong dạy học

18

3.3 Mức độ ứng dụng CNTT trong dạy học Địa lý

18

4. Một số nội dung liên quan đến thư viện điện tử

19

4.1. Một số quan điểm về thư viện điện tử

19

4.2. Phân loại thư viện điện tử

19

5. Cấu trúc, nội dung chương trình Địa lí 10


20

5.1. Cấu trúc chương trình

20

5.2. Nội dung chương trình

21

6. Đặc điểm tâm lý và nhận thức của HS lớp 10

22

II. Cơ sở thực tiễn

23

1.Tình hình ứng dụng CNTT trong dạy học

23

2. Phần mềm dạy học Địa lí chưa đáp ứng nhu cầu thực tế

23

III. Tiểu kết chƣơng I

24


CHƢƠNG II. THIẾT KẾ, XÂY DỰNG VÀ HƢỚNG DẪN SỬ DỤNG THƢ
VIỆN ĐIỆN TỬ HỖ TRỢ DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10 – THPT

25

I. Yêu cầu của chƣơng trình Địa lí 10

25

1. u cầu về kiến thức

25

2. Yêu cầu về kĩ năng

25

3. Yêu cầu về thái độ, tình cảm

25

II. Khái quát về phần mềm dạy học

26

1. Khái niệm phần mềm dạy học

26


2. Vai trò của phần mềm dạy học

27

3. Những khó khăn, hạn chế khi sử dụng phần mềm trong dạy học
Địa lí

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

27




4. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phần mềm trong dạy
học Địa lí

28

III. Những nguyên tắc và yêu cầu cơ bản về việc thiết kế, xây
dựng thƣ viện điện tử hỗ trợ dạy học Địa lí 10- THPT

29

1. Nguyên tắc

29

2. Yêu cầu


32

IV. Thiết kế thƣ viện điện tử hỗ trợ dạy học Địa lí lớp 10 - THPT

33

1. Cấu trúc ngang

33

2. Cấu trúc dọc

34

2.1. Thư mục Thư viện tư liệu

34

2.2. Thư mục Thư viện bài giảng điện tử

35

2.3. Thư mục Thư viện bài tập trắc nghiệm

35

2.4. Thư mục Thư viện giải trí

35


V. Xây dựng thƣ viện điện tử hỗ trợ dạy học Địa lí 10 – THPT.

36

1. Các công cụ xây dựng phần mềm

36

1.1 Phần mềm MS Powerpoint

36

1.2. Phần mềm thiết kế bài giảng Lesson Editor

36

1.3. Visual Studio phiên bản 2005

36

1.4. Một số phần mềm hỗ trợ khác

36

2. Quy trình xây dựng chung

37

3. Quy trình xây dựng chi tiết


39

3.1. Xây dựng thư mục Thư viện tư liệu

39

3.2. Xây dựng thư mục Thư viện bài giảng điện tử

40

3.3. Xây dựng thư mục Thư viện bài tập trắc nghiệm

52

3.4. Xây dựng thư mục Thư viện giải trí

57

3.5. Đóng gói sản phẩm

60

VI. Hƣớng dẫn sử dụng

63

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





1. Hướng dẫn cài đặt

63

2. Hướng dẫn sử dụng

64

2.1. Xem nội dung thư viện

65

2.2. Thêm\ Xoá tư liệu trong thư viện

66

2.3. Xuất tư liệu từ thư viện

67

2.4. Đổi tên tư liệu

68

2.5. Thốt khỏi chương trình

68

3. Hướng dẫn gỡ bỏ


68

VI. Tiểu kết chƣơng II

69

CHƢƠNG III. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

70

I. Mục đích thực nghiệm

70

II. Nội dung thực nghiệm

70

III. Phƣơng pháp thực nghiệm

86

1. Thuyết trình

86

2. Trao đổi

86


3. Dạy thực nghiệm

86

4. Điều tra

86

5. Phân tích, tổng hợp

86

IV. Tổ chức thực nghiệm

86

1. Thời gian thực nghiệm

86

2. Địa bàn thực nghiệm

86

3. Tiến hành thực nghiệm

87

V. Kết quả thực nghiệm


87

1. Tổng hợp kết quả

87

2. Đánh giá

90

VI. Tiểu kết chƣơng III

90

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




KẾT LUẬN
I. Kết quả nghiên cứu

91

II. Hƣớng mở rộng nghiên cứu của đề tài

92

1. Hoàn thiện về mặt nội dung


92

2. Hồn thiện về mặt cơng nghệ

92

III. Những kiến nghị, đề xuất

92

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1: Sự thay đổi trật tự “bộ ba” mục tiêu

13

Hình 2.1: Cấu trúc ngang của Thư viện điện tử hỗ trợ dạy học Địa lí 10

34

Hình 2.2: Cấu trúc dọc của Thư viện điện tử hỗ trợ dạy học Địa lí 10


34

Hình 2.3: Giao diện thư mục Thư viện tư liệu

40

Hình 2.4: Giao diện thư mục Thư viện bài giảng điện tử

40

Hình 2.5: Hộp thoại chèn hình ảnh vào Slide

48

Hình 2.6: Hộp thoại thiết lập các yếu tố trình diễn động trong trình chiếu

48

Hình 2.7: Hộp thoại lưu bài giảng của PowerPoint

49

Hình 2.8: Bố cục các Slide trong Bài 7: Cấu trúc của Trái Đất. Thạch
quyển.Thuyết kiến tạo mảng

52

Hình 2.9: Giao diện thư mục Thư viện bài tập trắc nghiệm


53

Hình 2.10: Giao diện tạo bài tập trắc nghiệm của Lesson Editor

53

Hình 2.11: Giao diện màn hình nhập nội dung trắc nghiệm của Lesson
Edittor

55

Hình 2.12: Hộp thoại đóng gói chương trình dạng HTML của Lesson
Editor

57

Hình 2.13: Giao diện thư mục Thư viện giải trí

57

Hình 2.14: Giao diện màn hình nhập nội dung trị chơi ơ chữ của Lesson
Edittor

58

Hình 2.15: Hộp thoại chèn âm thanh vào chương trình trị chơi của Lesson
Editor

59


Hình 2.16: Hộp thoại đóng gói chương trình dạng file chạy (EXE) của
Lesson Editor

60

Hình 2.17: Sắp đặt Controls lên Form

61

Hình 2.18: Tạo nhãn cho Form

61

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Hình 2.19: Bộ cài đặt của chương trình

64

Hình 2.20: Biểu tượng của chương trình trên màn hình Destop

64

Hình 2.21: Màn hình làm việc của Thư viện điện tử Địa lí 10

65


Hình 2.22: Chế độ xem tồn màn hình

66

Hình 2.23: Nút điều khiển file Video

66

Hình 2.24: Hộp thoại xóa tư liệu

67

Hình 2.25: Hộp thoại xuất tư liệu

68

Hình 2.26: Hộp thoại đổi tên tư liệu

68

Hình 2.27: Cửa sổ Add or Remove Programs của Windows

68

Hình 2.28: Một số Slide trong bài 5

75

Hình 2.29: Một số Slide trong bài 9 (Tiết 1)


80

Hình 2.30 : Một số Slide trong bài 30

85

Hình 3.1: Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra giữa các lớp thực nghiệm và

89

đối chứng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Cấu trúc chương trình Địa lí 10 - THPT ( Ban cơ bản)

21

Bảng 3.1: Đối tượng thực nghiệm

87

Bảng 3.2: Tổng hợp điểm kiểm tra các lớp thực nghiệm

88


Bảng 3.3: Tổng hợp điểm kiểm tra các lớp đối chứng

88

Bảng 3.4: Ý kiến đánh giá về Thư viện điện tử hỗ trợ dạy học Địa lí 10

89

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay, công nghệ thơng tin (CNTT) có mặt ở hầu hết các lĩnh vực
của xã hội nhƣ: cơng tác văn phịng, thiết kế sản phẩm hàng hóa, điều khiển
máy móc cơng nghiệp…và giữ một vai trò hết sức quan trọng giúp tăng năng
xuất và hiệu quả công việc.
Trong ngành Giáo dục, CNTT đã và đang đƣợc sử dụng để quản lý hồ
sơ học sinh, tính điểm, soạn đề kiểm tra và đánh giá bằng trắc nghiệm, dùng
máy tính để dạy học... Việc ứng dụng CNTT đã làm thay đổi cách dạy và học.
CNTT cho phép học sinh (HS) học theo khả năng, giáo viên (GV) trình bày
bài giảng sinh động hơn, việc đánh giá q trình nhận thức của HS nhanh và
chính xác hơn [10].
Việc ứng dụng CNTT vào dạy học là một vấn đề mới và có tính cấp
thiết đƣợc Bộ GD&ĐT, các Sở giáo dục khuyến khích và yêu cầu trong
những năm gần đây. Trong một số văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, trên các
tạp chí cũng nhƣ tại các hội thảo, vấn đề ứng dụng CNTT luôn đƣợc quan tâm

và có sự chỉ đạo định hƣớng ứng dụng [6], [26]. Chỉ thị số 39/2007/CTBGDĐT nêu rõ: “Ứng dụng tin học để thực hiện giáo án điện tử, xây dựng
ngân hàng đề kiểm tra tất cả các môn, xây dựng bộ tài liệu hƣớng dẫn GV đổi
mới phƣơng pháp dạy học, phát triển và ứng dụng các phần mềm mô phỏng
phục vụ dạy học, xây dựng học bạ điện tử, xây dựng diễn đàn đổi mới phƣơng
pháp và công cụ dạy học trên trang thông tin điện tử (website) của Bộ Giáo
dục và Đào tạo” [1].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1




Ngày 07 tháng 9 năm 2007, Bộ GD&ĐT ra chỉ thị số 9584/BGDĐTCNTT về việc hƣớng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2007-2008. Chỉ thị
này nhấn mạnh: “Bộ GD&ĐT phát động lấy năm học 2008-2009 sẽ là năm
học CNTT. Vì vậy, trong năm học 2007-2008 phải chuẩn bị thật tốt về cơ sở
pháp lí nhƣ ban hành và phổ biến các văn bản pháp quy về CNTT, hƣớng dẫn
triển khai thực hiện; Nghiên cứu, lựa chọn các công cụ phần mềm phù hợp,
chuẩn bị nguồn tài nguyên và tổ chức thí điểm; Nâng cao nhận thức, trách
nhiệm của lãnh đạo các đơn vị, cơ sở giáo dục về ứng dụng CNTT trong giáo
dục”. Bộ GD&ĐT đã phát động phong trào nghiên cứu ứng dụng CNTT trong
giáo dục, thi bài giảng điện tử, khai thác thiết bị CNTT để đổi mới nội dung
và phƣơng pháp giảng dạy, xây dựng PMDH .
Hiện nay, có một số sản phẩm phần mềm của các tác giả trong và ngoài
nƣớc nhƣ: Sản phẩm của dự án THPT, các sản phẩm giới thiệu trên Internet.
Các sản phẩm này đã đƣợc sử dụng ở một số trƣờng THPT và đem lại hiệu
quả cao trong dạy học. Tuy nhiên, số lƣợng các sản phẩm phục vụ giảng dạy
cịn ít, đây là một trong những rào cản trong việc ứng dụng CNTT trong dạy
học.

Việc dạy học nếu chỉ sử dụng các thiết bị dạy học truyền thống có thể
không đem lại hiệu quả cao trong giảng dạy. Tuy nhiên, nhờ các phần mềm
máy tính mà có thể mơ tả chính xác và trực quan; cũng nhờ phần mềm mà có
thể liên kết giữa kiến thức lý thuyết và các mơ hình mơ phỏng q trình thực.
Đồng thời, nhờ CNTT mà GV có thể cho HS tìm hiểu một lƣợng kiến thức
lớn trong thời gian ngắn, giúp HS có nhiều thời gian để suy nghĩ.
Hơn nữa, trong xu thế phát triển CNTT nhanh chóng hiện nay, các tài
liệu phục vụ cho công tác giáo dục ngày càng nhiều, các nguồn khai thác
thông tin cũng ngày càng đa dạng. Do vậy, trong q trình dạy học, GV có thể
thu thập đƣợc số lƣợng tƣ liệu lớn, lƣợng thông tin đa dạng. Tuy nhiên, cơng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2




việc này địi hỏi khá nhiều thời gian và cơng sức, bắt buộc ngƣời sử dụng phải
tự tìm kiếm, chọn lọc, thu thập, lƣu trữ, chỉnh sửa và kiểm tra độ tin cậy của
thông tin. Việc tập hợp các tài liệu đã đƣợc xử lý nhằm phục vụ việc dạy học
trong một thƣ viện điện tử là rất cần thiết. Công việc này không chỉ giúp cho
GV và HS tiết kiệm thời gian, cơng sức mà cịn mở ra một hƣớng tiếp cận
CNTT trong dạy học.
Xuất phát từ những điều trình bày ở trên, tác giả chọn đề tài “ Thiết kế,
xây dựng Thư viện điện tử hỗ trợ dạy học Địa lý 10 - THPT ” là có ý nghĩa
cả về việc phát triển lý luận và thực tiễn trong dạy học Địa lí.
II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng Thƣ viện điện tử hỗ
trợ dạy học Địa lí 10 - THPT
- Nghiên cứu các nguyên tắc và kĩ thuật xây dựng sản phần mềm Thƣ viện

điện tử nhằm hỗ trợ việc dạy - học Địa lí 10 - THPT
- Xây dựng Thƣ viện điện tử chƣơng trình Địa lí 10 - THPT hỗ trợ việc dạy
học một số bài phù hợp với chƣơng trình, nội dung sách giáo khoa và hƣớng
dẫn GV sử dụng phần mềm này.
III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Xác định nội dung các kiến thức, kĩ năng mà học sinh cần nắm vững khi
học chƣơng trình Địa lí lớp 10 - THPT.
- Tìm hiểu thực tế dạy học Địa lí ở một số trƣờng THPT trong đó có sử dụng
phần mềm dạy học (PMDH). Từ đó, xác định đƣợc phần mềm cần xây dựng.
- Xây dựng phần mềm Thƣ viện điện tử đáp ứng yêu cầu về sƣ phạm và cơng
nghệ để hỗ trợ dạy - học Địa lí lớp 10 - THPT.
- Hƣớng dẫn giáo viên sử dụng phần mềm đã xây dựng; Đồng thời đƣa ra
một số ý tƣởng về phƣơng pháp giảng dạy một số bài cụ thể.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3




- Thực nghiệm sƣ phạm: Xin ý kiến GV đánh giá ƣu, nhƣợc điểm và tính khả
thi của phần mềm đã xây dựng để từ đó bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện phần
mềm.
IV. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
- Nội dung các kiến thức, kĩ năng mà HS cần nắm vững khi học chƣơng trình
Địa lí lớp 10 - THPT.
- Nghiên cứu, thiết kế và xây dựng một phần mềm Thƣ viện điện tử hỗ trợ
dạy học Địa lí 10 - THPT
- Thực nghiệm quá trình dạy học ở một số trƣờng THPT thuộc khu vực Trung

du miền núi phía Bắc.
V. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
Đã có một số phần mềm, sản phẩm ứng dụng CNTT trong dạy học Địa
lí đã đƣợc đƣa vào sử dụng :
- Đề tài “ Xây dựng một số Module trong nghiên cứu và giảng dạy Địa lí kinh
tế - xã hội ”. GS.TS Nguyễn Viết Thịnh, ThS. Nguyễn Tƣờng Huy, ĐHSP Hà
Nội, 2000.
- Hội thảo về “ Xây dựng các phần mềm dạy học ” của các nƣớc trong khu
vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng, 1985.
- Phần mềm “ Atlat Địa lí Việt Nam ” của Tổng cục Du lịch Việt Nam.
- Phần mềm “ Atlat Địa lí mơi trƣờng Việt Nam ” của Cục Mơi trƣờng, Bộ
khoa học công nghệ và môi trƣờng, 2001.
- Phần mềm hỗ trợ dạy học Địa lí Db- Map của PGS.TS. Đặng Văn Đức.
ĐHSP Hà Nội.
- Đề tài luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục “ Phƣơng pháp xây dựng và sử
dụng Hồ sơ dạy học điện tử phục vụ dạy học Địa lí 10 ” của học viên Nguyễn
Thanh Tâm, ĐHSP Hà Nội, 2007.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4




- Đề tài luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục “ Xây dựng phần mềm hỗ trợ dạy
học Địa lí lớp 12 (Nâng cao)- THPT ” của học viên Nguyễn Thanh Xuân,
ĐHSP Hà Nội, 2008.
- Đề tài luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục “ Thiết kế, xây dựng Website dạy
học Địa lí 12 - THPT ” của học viên Nguyễn Việt Dũng, ĐHSP Thái Nguyên,
2009.

- Một số sản phẩm ứng dụng CNTT trong dạy học Địa lí của Bộ GD & ĐT .
- Một số đề tài có liên quan của học viên cao học và sinh viên các khố của
khoa Địa lí trƣờng ĐHSP Hà Nội và ĐHSP Thái Nguyên.
VI. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu
Phƣơng pháp này giúp tác giả sƣu tầm, phân loại, biên soạn các tài liệu
phục vụ cho việc thiết kế, xây dựng sản phẩm phần mềm. Các tài liệu này bao
gồm: các tƣ liệu liên quan đến nội dung chƣơng trình Địa lí lớp 10 – THPT;
các tài liệu, công cụ về CNTT phục vụ cho việc xây dựng phần mềm. Nguồn
tài liệu đƣợc tác giả thu thập: sách báo và giáo trình chuyên ngành, mạng
Internet, các phần mềm liên quan…
2. Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết
Tác giả tập trung nghiên cứu về lí luận dạy học hiện đại, cơ sở lí luận
cho việc xây dựng phần mềm dạy học Địa lí phù hợp với yêu cầu giáo dục và
điều kiện thực tế của Việt Nam
Nghiên cứu nội dung, chƣơng trình sách giáo khoa (SGK), sách giáo
viên Địa lí 10- THPT và các sách tham khảo để thiết kế nội dung phần mềm
cho phù hợp.
Đồng thời, tác giả cũng tiến hành nghiên cứu các cơng trình, đề tài, sản
phẩm phần mềm có liên quan nhằm phục vụ cho việc xây dựng Thƣ viện điện
tử Địa lí 10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5




3. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát thực tế
Tác giả sử dụng phƣơng pháp này trong quá trình tìm hiểu thực tế việc

dạy học ở một số trƣờng THPT có sử dụng PMDH. Mục đích nhằm đánh giá
chính xác về: cơ sở vật chất của nhà trƣờng; trình độ tin học, nhận thức và
nhu cầu về việc sử dụng CNTT trong dạy - học của GV và HS.
4. Phƣơng pháp thực nghiệm
Phƣơng pháp này nhằm thu thập các ý kiến nhận xét và đánh giá về
tính khoa học, tính sƣ phạm, tính khả thi…của sản phẩm từ GV và HS những đối tƣợng trực tiếp sử dụng phần mềm. Phƣơng pháp này đƣợc thực
hiện thông qua công tác: trao đổi trực tiếp, dạy thực nghiệm, dùng phiếu điều
tra, câu hỏi khảo sát nhanh…Kết quả của công tác này là cơ sở đáng tin cậy
để chứng minh tính đúng đắn của đề tài.
5. Phƣơng pháp thống kê tốn học, phân tích tổng hợp
Phƣơng pháp này dùng trong việc tập hợp, phân tích kết quả đánh giá
về sản phẩm Thƣ viện điện tử hỗ trợ dạy học Địa lí 10 sau khi tiến hành thực
nghiệm đề tài.
Xử lí các tài liệu đƣợc thu thập từ nhiều nguồn khác nhau trong quá
trình thiết kế nội dung của sản phẩm.
VII. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
- Nghiên cứu những cơ sở lí luận của việc dạy học và ứng dụng CNTT trong
dạy học Địa lí. Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc xây dựng PMDH Địa lí; lí
thuyết về quy trình thiết kế, xây dựng phần mềm Thƣ viện điện tử hỗ trợ dạy
học Địa lí.
- Xây dựng phần mềm Thƣ viện điện tử hỗ trợ giảng dạy Địa lí 10 -THPT
phù hợp với chƣơng trình, nội dung SGK.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6





- Hình thành nội dung của thƣ viện với những tƣ liệu hỗ trợ dạy - học, 42 bài
giảng điện tử, hệ thống câu hỏi trắc nghiệm, các trò chơi nhằm củng cố kiến
thức Địa lí 10 -THPT.
- Hƣớng dẫn sử dụng thƣ viện điện tử đã đƣợc xây dựng; Đồng thời đƣa ra
một số ý tƣởng về phƣơng pháp giảng dạy một số bài cụ thể.
VIII. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về việc xây dựng Thƣ viện điện tử hỗ
trợ dạy học Địa lí ở trƣờng THPT
Chƣơng 2: Thiết kế, xây dựng và hƣớng dẫn sử dụng Thƣ viện điện tử hỗ trợ
dạy học Địa lí 10 – THPT
Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7




NỘI DUNG
CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY
DỰNG THƢ VIỆN ĐIỆN TỬ HỖ TRỢ DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10 - THPT
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Yêu cầu đổi mới phƣơng pháp dạy học
1.1. Đổi mới phƣơng pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay
Trƣớc những thành tựu to lớn của nền tri thức nhân loại, chúng ta luôn
phải học tập, tiếp thu tri thức mới để hịa nhập với xã hội. Để có thể tiếp thu
nhanh chóng và hiệu quả nguồn tri thức này thì một cơng cụ hữu hiệu đó là
cơng nghệ thơng tin và truyền thông (Information Communication
Technology - viết tắt là ICT). Tại hội nghị thƣợng đỉnh về xã hội thông tin tại

Geneva 2003, ngài Koichiro Matsura, tổng giám đốc UNESCO, đã nói về vai
trị của ICT:
“ Cơng nghệ thơng tin và giao tiếp ( ICT) đƣợc coi là công cụ để giúp
sự phát triển của con ngƣời. Sự phát triển của xã hội tri thức tùy thuộc vào sự
hình thành các kiến thức mới và đƣợc truyền bá qua giáo dục và đào tạo nhờ
vào công cụ ICT chuyển tải. Sức mạnh của ICT có thể đóng góp hữu hiệu vào
việc thực hiện các mục đích phát triển của thiên niên kỷ ” [11].
Đối với ngành Giáo dục, cần phải đổi mới về mục tiêu giáo dục phổ
thông nhằm đáp ứng sự phát triển của nền tri thức nhân loại, mục tiêu này
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8




đƣợc trình bày trong Luật giáo dục “ Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp
học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục Trung học cơ sở,
hồn thiện học vấn phổ thơng và có những hiểu biết thơng thƣờng về kỹ thuật
và hƣớng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hƣớng
phát triển, tiếp tục học Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, học nghề hoặc đi vào
cuộc sống lao động” [18]. Để có thể đạt đƣợc các mục tiêu đề ra, địi hỏi phải
có sự đổi mới nội dung, phƣơng pháp dạy học. Trong đó, nội dung giáo dục
chú ý tới phát triển năng lực, đáp ứng đƣợc nguyện vọng của học sinh.
Phƣơng pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo
của học sinh; bồi dƣỡng phƣơng pháp tự học, đem lại hứng thú học tập cho
học sinh.
Truớc những yêu cầu nhƣ vậy, khi thực hiện chƣơng trình sách giáo
khoa mới, các nhà sƣ phạm luôn quan tâm đến đổi mới phƣơng pháp dạy học
(PPDH). Chỉ có đổi mới phƣơng pháp dạy và học chúng ta mới có thể tạo ra

sự đổi mới thực sự trong giáo dục, tạo ra lớp ngƣời năng động, sáng tạo[1].
Mục đích của việc đổi mới PPDH là chuyển từ dạy học truyền thụ một chiều
sang dạy theo “ phƣơng pháp dạy học tích cực” nhằm giúp học sinh phát huy
tính tích cực, chủ động sáng tạo. Q trình đổi mới PPDH đƣợc thực hiện
theo các định hƣớng:
- Bám sát mục tiêu giáo dục phổ thông
- Phù hợp với nội dung dạy học cụ thể
- Phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh
- Phù hợp với cơ sở vật chất, các điều kiện dạy học của nhà trƣờng
- Phù hợp với việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả dạy - học
- Kết hợp với việc tiếp thu và sử dụng có chọn lọc, có hiệu quả các
PPDH tiên tiến, hiện đại với việc khai thác những yếu tố tích cực
của các PPDH truyền thống.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9




- Tăng cƣờng sử dụng các phƣơng tiện dạy học, thiết bị dạy học và
đặc biệt lƣu ý đến những ứng dụng của CNTT [13].
Phƣơng hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học đƣợc quan tâm hiện nay
bao gồm:
- Tích cực hố q trình dạy học: Phƣơng pháp này u cầu tinh giảm
phần trình bày của GV, tăng cƣờng cơng tác độc lập của HS, chuẩn bị cho HS
dần dần làm chủ quá trình đào tạo mình ở bậc Đại học và trong giáo dục
thƣờng xuyên.
- Cá thể hoá việc dạy học: Bản chất của cá thể hoá việc dạy học là chiến
lƣợc, phƣơng pháp, thủ pháp dạy của GV phải phù hợp với chiến lƣợc,

phƣơng pháp, thủ pháp học của từng HS.
- Công nghệ đào tạo: Công nghệ đào tạo tổ chức một cách khoa học quá
trình đào tạo con ngƣời bằng cách xác định một cách chính xác và sử dụng
một cách tối ƣu đầu vào (mục tiêu giáo dục), đầu ra (HS), nội dung dạy học,
các điều kiện và phƣơng tiện kỹ thuật dạy học, các tiêu chuẩn đánh giá, hệ
thống phƣơng pháp tích cực hố, chƣơng trình hố, quy trình hố và cá thể
hố q trình dạy học, nhằm đạt đƣợc các mục tiêu giáo dục với chi phí tối ƣu
thời gian, sức lực, tiền của của GV và HS nhằm đáp ứng kịp thời những yêu
cầu của thời đại.
- Dạy học lấy HS làm trung tâm: Chúng ta có thể bắt gặp các thuật ngữ
khác tƣơng đƣơng nhƣ dạy học tập trung vào ngƣời học, dạy học tích cực hóa
hoạt động ngƣời học.
Trong các định hƣớng nêu trên, việc ứng dụng CNTT trong dạy học
đƣợc đặt ra và coi trọng. Theo quan điểm CNTT, học là một q trình tiếp thu
thơng tin có định hƣớng, có sự tái tạo và phát triển thông tin; dạy là phát
thơng tin và giúp ngƣời học thực hiện q trình trên một cách hiệu quả. Thông
tin gây đƣợc sự bất ngờ càng lớn thì càng có giá trị. Ngƣời học nhƣ một máy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10




thu gồm nhiều cửa và q trình thu nhận thơng tin đƣợc thực hiện qua các cửa
này. Ngƣời học phải biết thơng tin hữu ích và tách thơng tin nhiễu ra khỏi q
trình thu nhận thơng tin, phải biết lƣu trữ, ghi nhớ và biến đổi thơng tin. Q
trình cung cấp thông tin cho ngƣời học chỉ dƣới dạng văn bản sẽ làm ngƣời
học kém hứng thú; truyền thụ thông tin một chiều có thể làm ngƣời học thu
nhận thơng tin phiến diện, biến dạng hay không đầy đủ, thậm chí có thể hiểu

sai nội dung.
Theo quan điểm CNTT, để đổi mới PPDH, ngƣời ta tìm những
“Phƣơng pháp làm tăng giá trị lƣợng tin, trao đổi thông tin nhanh hơn, nhiều
hơn và hiệu quả hơn” [10]. CNTT có những đóng góp đa dạng vào việc dạy
học cũng nhƣ việc đánh giá quá trình lĩnh hội tri thức của HS:
- CNTT hỗ trợ tốt công tác giảng dạy và nâng cao chất lƣợng các hoạt
động học tập của HS; Tạo ra nhiều phƣơng pháp tiếp cận học tập, đảm bảo sự
tiếp cận với chƣơng trình giảng dạy và học, những kinh nghiệm mà các công
nghệ khác không thể làm đƣợc. Những ứng dụng CNTT đem lại hiệu quả tích
cực cho HS bao gồm: Khả năng cộng tác (làm việc theo nhóm) với sự trợ giúp
của máy tính; nghiên cứu Internet; Tiếp xúc với chƣơng trình giảng dạy đa
phƣơng tiện; Những hƣớng dẫn có sự hỗ trợ của máy tính; Học từ xa…
- CNTT có thể cải thiện việc đánh giá quá trình dạy và học bằng cách
đƣa ra những phân tích, phản hồi nhanh chóng. Từ đó, giúp GV có cơ sở để
cải tiến quá trình giảng dạy. Đồng thời, vai trò của CNTT còn đƣợc thể hiện
trong việc đƣa ra các kết quả đánh giá dự kiến.
- Khi sử dụng các phƣơng tiện dạy học hiện đại sẽ mang lại những ƣu
điểm sau:
* GV chuẩn bị một bài, sử dụng đƣợc nhiều lần
* Các PMDH có thể thực hiện đƣợc các thí nghiệm ảo, mơ tả các hiện
tƣợng khó nhận biết bằng mắt thƣờng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11




* Giúp cho GV trình bày bài giảng sinh động hơn, dễ dàng cập nhật và
thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của khoa học hiện đại.

* Các phƣơng tiện sẽ hỗ trợ, chuẩn hóa các bài giảng mẫu, đặc biệt với
những phần khó giảng, những khái niệm phức tạp [10].
Sử dụng PMDH một cách hợp lý sẽ đem lại hiệu quả cao trong giảng
dạy. Bởi vì, bài giảng sẽ sinh động hơn, sự tƣơng tác hai chiều đƣợc thiết lập,
HS đƣợc giải phóng khỏi những cơng việc khơng cần thiết, tránh nhàm chán,
đỡ tốn thời gian nên có nhiều thời gian hơn cho việc đào sâu suy nghĩ.
Nhƣ vậy, ứng dụng CNTT đƣợc coi là một nhân tố trong đổi mới
PPDH. Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề ứng dụng CNTT trong giáo dục luôn
đƣợc đặt ra và có những kế hoạch thực hiện cụ thể. Những lợi ích của CNTT
đem lại trong giáo dục sẽ góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục
tiêu giáo dục; đào tạo ra thế hệ con ngƣòi đáp ứng đƣợc những yêu cầu của
giai đoạn lịch sử mới.
1. 2. Quan điểm mới về dạy học
a. Mục tiêu
Mục tiêu giáo dục là cái mà HS cần phải đạt đƣợc sau quá trình học tập.
Việc xác định mục tiêu có ý nghĩa to lớn đối với việc nâng cao hiệu quả của
quá trình dạy học. Giúp cho GV xác định đƣợc phải dạy những gì, đến mức
độ nào, dùng phƣơng pháp nào nhằm giúp cho HS biết phải học những gì để
có thể đạt đƣợc những yêu cầu sau khi học xong.
Đối với cá nhân: Mục tiêu giáo dục nhằm đào tạo những con ngƣời
phát triển nhân cách tồn diện, có kiến thức, có kĩ năng nghề nghiệp, lao động
tự chủ, thơng minh, sáng tạo, có khả năng thích ứng với sự biến đổi của xã
hội, có năng lực tự giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống.
Từ trƣớc tới nay, chúng ta vẫn đặt ra những yêu cầu cần phải đạt đƣợc
về mặt mục tiêu là: kiến thức, kĩ năng, thái độ và khả năng. Cách dạy của GV
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12





×