Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển của một số tổ hợp và giống ngô lai trong điều kiện vụ xuân tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (926.77 KB, 91 trang )

..

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

BÙI ĐÌNH TRÁNG

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN
CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP VÀ GIỐNG NGÔ LAI TRONG
ĐIỀU KIỆN VỤ XUÂN TẠI THÁI NGUYÊN
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ: 60.62.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Lê Sỹ Lợi

Thái Nguyên, 2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu và những số liệu trình bầy
trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chƣa hề sử dụng để bảo
vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn này đều đã đƣợc cảm
ơn. Các thơng tin, tài liệu trích dẫn trình bày trong luận văn này đều đã


đƣợc ghi rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 28 tháng 9 năm 2013
Tác giả

Bùi Đình Tráng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

ii

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và thực hiện đề tài này, tôi đã nhận đƣợc sự
quan tâm giúp đỡ của cơ sở đào tạo và nơi thực hiện đề tài nghiên cứu, của
các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp này Tơi xin
đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Lê Sỹ Lợi - Giảng viên khoa Nông
Học - Trƣờng đại học Nơng Lâm Thái Ngun, giảng viên hƣớng dẫn đã
tận tình giúp đỡ, chỉ bảo cho tơi trong q trình làm thí nghiệm và hồn
thành luận văn này.
Xin đƣợc cám ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện,
chia sẻ cơng việc và động viên tơi hồn thành khố học.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả

Bùi Đình Tráng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
CÁC DANH CÁC CỤM, TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề .............................................................................................. 1
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài .................................................................. 3
2.1. Mục đích ............................................................................................. 3
2.2. Yêu cầu ............................................................................................... 3
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài .................................... 4
3.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................. 4
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................. 4
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................... 5
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .................................................................... 5
1.2. Tình hình nghiên cứu về giống ngô trên Thế giới và Việt Nam ........... 6
1.2.1. Các loại giống ngơ ............................................................................ 6
1.2.2. Tình hình nghiên cứu, chọn tạo giống ngô trên thế giới .................... 9
1.2.3. Tình hình nghiên cứu, chọn tạo giống ngơ tại Việt Nam ................. 16
1.3. Tình hình sản xuất ngơ trên Thế giới và ở Việt Nam ......................... 20
1.3.1. Tình hình sản xuất ngơ trên thế giới ............................................... 20
1.3.2. Tình hình sản xuất ngơ ở Việt Nam ................................................ 24
1.3.3. Tình hình sản xuất ngô ở tỉnh Thái Nguyên .................................... 27
1.4. Định hƣớng nghiên cứu phát triển sản xuất ngô ở Việt Nam ............. 29
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


/>

iv
1.4.1. Các cơ quan nghiên cứu và sản xuất giống ngô ở Việt Nam ........... 29
1.4.2. Hạn chế trong nghiên cứu ngô ở Việt Nam ..................................... 30
1.4.3. Thách thức trong nghiên cứu, chọn tạo giống ngô ở Việt Nam ....... 31
1.4.4. Cơ hội đối với ngành sản xuất ngô Việt Nam ................................. 32
1.4.6. Định hƣớng nghiên cứu phát triển ngô trong thời gian tới .............. 32
1.5.7. Giải pháp phát triển nghiên cứu và sản xuất ngô ở Việt Nam ......... 33
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ......................................................................................... 35
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................ 35
2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu ....................................... 35
2.3. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................... 35
2.3.1. Nội dung nghiên cứu ...................................................................... 35
2.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................ 36
2.4. PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ......................................... 42
Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................. 43
3.1. NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA
CÁC GIỐNG NGƠ THÍ NGHIỆM........................................... 43
3.1.1. Thời gian sinh trƣởng và các giai đoạn phát dục của các dịng, giống
ngơ lai thí nghiệm vụ Xn 2012 – 2013 tại Thái Nguyên ........ 43
3.1.1.1. Giai đoạn từ gieo đến trỗ cờ, tung phấn, phun râu........................ 44
3.1.1.2. Giai đoạn từ gieo đến chín sinh lý (Thời gian sinh trƣởng) .......... 46
3.1.2. Tốc độ tăng trƣởng chiều cao cây của các tổ hợp, giống ngơ thí
nghiệm ..................................................................................... 47
3.1.3. Tốc độ ra lá của các tổ hợp và giống ngô thí nghiệm ...................... 51
3.1.4. Đặc điểm hình thái, sinh lý của các tổ hợp và giống ngơ lai thí nghiệm..... 55
3.1.4.1. Chiều cao cây .............................................................................. 57

3.1.4.2. Chiều cao đóng bắp ..................................................................... 57

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

v
3.1.4.3. Số lá ............................................................................................ 58
3.1.4.4. Chỉ số diện tích lá (LAI) .............................................................. 60
3.1.5. Tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của các tổ hợp và
giống ngô lai thí nghiệm ........................................................... 61
3.1.5.1. Tình hình sâu bệnh hại ................................................................. 62
3.1.5.2. Khả năng chống đổ của các tổ hợp và giống ngơ lai thí nghiệm ... 66
3.1.6. Đánh giá trạng thái cây, trạng thái bắp và độ bao bắp của các tổ hợp
và giống ngơ lai thí nghiệm....................................................... 67
3.1.7. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các tổ hợp và giống ngơ lai
thí nghiệm .................................................................................. 69
3.1.7.1. Số bắp trên cây ........................................................................... 71
3.1.7.2. Chiều dài bắp ............................................................................... 72
3.1.7.4. Số hàng hạt trên bắp .................................................................... 73
3.1.7.5. Số hạt trên hàng ........................................................................... 73
3.1.7.6. Khối lƣợng 1000 hạt .................................................................... 74
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................... 79
1. Kết luận ................................................................................................ 79
2. Đề nghị ................................................................................................. 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................... 80

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>


vi

DANH MỤC CÁC CỤM, TỪ VIẾT TẮT

CIMMYT

: Trung tâm cải tạo giống ngơ và lúa mì
quốc tế

OPV

: Giống ngơ thụ phấn tự do

QPM

: Giống ngơ có hàm lƣợng protein cao

Bt

: Cây ngô biến đổi gen

FAO

: Tổ chức nông lƣơng thế giới

Đ/C

: Đối chứng


CC

: Chiều cao cây

CB

: Chiều cao đóng bắp

NSTT

: Năng suất thực thu

NSLT

: Năng suất lý thuyết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tình hình sản xuất ngơ thế giới giai đoạn 2001-2012 ................ 21
Bảng 1.2: Tình hình sản xuất ngơ của một số nƣớc trên thế giới
năm 2012.............................................................................. 22
Bảng 1.3: Dự báo nhu cầu ngô thế giới đến năm 2020 .............................. 24
Bảng 1.4: Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam giai đoạn 2001-2012 ........... 25
Bảng 1.5: Diện tích, năng suất và sản lƣợng ngơ ở các vùng ngơ chính
của Việt Nam năm 2010 ....................................................... 26

Bảng 1.6: Tình hình sản xuất ngơ tại Thái Ngun năm 2001 - 2011 ........ 28
Bảng 3.1: Các giai đoạn sinh trƣởng và phát triển của các tổ hợp và giống
ngô thí nghiệm vụ Xuân 2012 – 2013 tại Thái nguyên ............ 44
Bảng 3.2: Tốc độ tăng trƣởng chiều cao cây của các các tổ hợp và giống
ngơ lai thí nghiệm vụ Xuân năm 2012 ................................. 48
Bảng 3.3: Tốc độ ra lá của các tổ hợp và giống ngơ thí nghiệm vụ Xuân
2012 - 2013 tại Thái Nguyên................................................ 52
Bảng 3.4: Đặc điểm hình thái của các tổ hợp và giống ngơ lai thí
nghiệm vụ Xuân 2012 – 2013 tại Thái Nguyên .................... 55
Bảng 3.5: Số lá và chỉ số diện tích lá của các tổ hợp và giống ngơ lai thí
nghiệm vụ Xuân 2012 – 2013 tại Thái Nguyên .................... 59
Bảng 3.6: Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các tổ hợp và giống ngơ lai
thí nghiệm vụ Xn 2012 – 2013 tại Thái Nguyên ............... 63
Bảng 3.7: Khả năng chống đổ của các tổ hợp và giống ngơ lai
thí nghiệm vụ Xuân 2012 – 2013 tại Thái Nguyên ................ 66
Bảng 3.8: Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp của các tổ hợp và
giống thí nghiệm vụ Xuân 2012 – 2013 tại Thái Nguyên ..... 68
Bảng 3.9: Các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp và giống ngô
lai vụ Xuân 2012 tại Thái Nguyên ....................................... 70
Bảng 3.10: Các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp và giống ngô
lai vụ Xuân 2013 tại Thái Nguyên ....................................... 71
Bảng 3.11: Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các tổ hợp và giống ngô
lai thí nghiệm vụ Xuân 2012 – 2013 tại Thái Nguyên ..................... 75
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 3.1: Biểu đồ chiều cao cây của các tổ hợp, giống ngơ lai thí
nghiệm vụ Xuân 2012 – 2013 tại Thái Nguyên ............................ 56
Hình 3.2: Biểu đồ chiều cao đóng bắp của các tổ hợp, giống ngơ lai thí
nghiệm vụ Xn 2012 – 2013 tại Thái Ngun ............................ 56
Hình 3.3: Biểu đồ năng suất lí thuyết của các tổ hợp và giống ngơ lai thí
nghiệm vụ Xuân 2012 – 2013 tại Thái Nguyên ............................ 76
Hình 3.4: Biểu đồ năng suất thực thu của các tổ hợp và giống ngơ lai thí
nghiệm vụ Xn 2012 – 2013 tại Thái Nguyên ............................ 76
Hình 3.5: Đồ thị tƣơng quan giữa chiều dài bắp và năng suất thực thu ....... 78

Hình 3.6: Đồ thị tƣơng quan giữa khối lƣợng 1000 hạt và
năng suất thực thu .............................................................................. 78

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề

Cây ngô (Zea mays L.) là một trong ba cây quan trọng cung cấp
lƣơng thực cho lồi ngƣời, đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế nông
nghiệp của nhiều nƣớc trên thế giới. Ngô là nguồn thức ăn cho gia súc, làm
thực phẩm, cung cấp ngun liệu cho cơng nghiệp, làm hàng hóa xuất
khẩu. Trên thế giới sản lƣợng làm lƣơng thực chiếm 17%, trong đó ở các
nƣớc đang phát triển là 30%, các nƣớc phát triển là 4%. Ngô đƣợc sử dụng
để nuôi sống 1/3 dân số tồn cầu, trong đó các nƣớc ở Trung Mỹ, Nam Mỹ
và Châu Phi sử dụng ngô làm lƣơng thực chính. Do có tính đa dạng sinh

học và khả năng thích nghi cao, hiệu suất quang hợp lớn và có tiềm năng
năng suất cao nên ngơ là cây trồng đƣợc trồng phổ biến ở nhiều quốc gia
trên thế giới.
Ngoài chức năng làm lƣơng thực cho ngƣời và thức ăn cho chăn
ni thì ngơ cịn là nguồn ngun liệu cho các ngành công nghiệp đặc biệt
là công nghiệp chế biến. Một số nƣớc phát triển trên thế giới còn dùng
ngô để điều chế nhiên liệu sinh học (ethanol) thay thế một phần nguồn
năng lƣợng đang cạn kiệt trong lòng đất. Từ ngô ngƣời ta sản xuất ra đƣợc
670 mặt hàng khác nhau của các ngành lƣơng thực thực phẩm, cơng
nghiệp dƣợc và cơng nghiệp nhẹ. Do ngơ có giá trị dinh dƣỡng cao (hàm
lƣợng protein 10%) nên trong ngành chế biến hiện nay ngƣời ta đã dùng
ngô để sản xuất bánh kẹo. Mặt khác ngơ cịn đƣợc dùng làm thực phẩm
(ngô bao tử). Nghề trồng ngô rau đang ngày càng phát triển ở nhiều nƣớc
nhƣ: Thái Lan, Đài Loan…
Do có vai trị quan trọng trong nền kinh tế nên sản xuất ngô trên thế
giới phát triển cả về diện tích, năng suất và sản lƣợng. Năm 2012, diện tích

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

2
ngô là 176,99 triệu ha, năng suất 49,44 tạ/ha, sản lƣợng đạt 875,10 triệu
tấn. So với năm 2010 thì năm 2012 diện tích tăng 10,9%, năng suất giảm
10,5% nhƣng tổng sản lƣợng lại tăng 10,4% (FAOSTAT, 2013)[25].
Sản xuất ngô trên thế giới có sự phát triển vƣợt bậc vào đầu thế kỷ
XX là nhờ việc ứng dụng các thành quả nghiên cứu trong chọn tạo giống,
đặc biệt các nhà khoa học đã ứng dụng ƣu thế lai để lai tạo ra các giống ngơ
lai có năng suất cao, khả năng chống chịu tốt, tạo ra bƣớc nhảy vọt về năng
suất và sản lƣợng, đáp ứng đƣợc nhu cầu lƣơng thực ngày càng tăng của

nhân loại tồn cầu.
Ở Việt Nam, ngơ đƣợc coi là cây trồng chính đem lại năng suất cao
và ổn định. Cây ngơ có tính thích ứng cao, sống đƣợc trong nhiều vùng
sinh thái, kể cả trong điều kiện đất đai nghèo dinh dƣỡng, khí hậu khắc
nghiệt và trình độ canh tác hạn chế, thích hợp với điều kiện canh tác trên
đất dốc và các vùng đất đồi núi của nƣớc ta hiện nay. Theo số liệu thống kê
của FAO (2013)[25], năm 2012 năng suất ngô của Việt Nam chỉ bằng
86,8% năng suất trung bình của thế giới, bằng 72,1 % năng suất trung bình
của Trung Quốc, bằng 55,4% năng suất trung bình của Mỹ. Năng suất và
sản lƣợng ngơ của nƣớc ta vẫn cịn thấp nhƣ vậy là bởi rất nhiều nguyên
nhân, trong đó có nguyên nhân ngơ chủ yếu đƣợc trồng trong các vùng có
điều kiện khó khăn.
Các tỉnh miền núi diện tích ngơ tƣơng đối lớn chiếm khoảng 38,8%
diện tích ngơ cả nƣớc nhƣng lại gặp điều kiện bất thuận của nhiều yếu tố
ngoại cảnh nhƣ khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, hạn hán, rét kéo dài, khơng
có hệ thống thủy lợi, cịn sử dụng nhiều giống cũ, lẫn tạp, thối hóa…Vì
vậy, để nâng cao hiệu quả sản xuất ngô ở Việt Nam cần thay đổi cơ cấu
giống và tăng cƣờng thâm canh. Giống là yếu tố hàng đầu trong các yếu tố
để tạo nên năng suất và chất lƣợng của cây trồng. Với những thành tựu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

3
trong nghiên cứu chọn tạo giống, các nhà khoa học nƣớc ta đã chọn tạo ra
rất nhiều loại giống ngô có ƣu điểm nhƣ: năng suất cao, chất lƣợng tốt,
chống chịu tốt với những điều kiện bất thuận. Tuy nhiên, giống chỉ phát
huy đƣợc hết mọi tiềm năng khi đƣợc trồng trong điều kiện sinh thái thích
hợp. Vì vậy, trƣớc khi đƣa ra sản xuất chúng cần đƣợc đánh giá tính thích

nghi và ổn định về năng suất.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi đã tiến hành thực hiện nghiên
cứu đề tài: "Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ
hợp và giống ngô lai trong điều kiện vụ Xuân tại Thái Nguyên”.
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích
Xác định đƣợc tổ hợp và giống ngơ lai có khả năng sinh trƣởng
phát triển, có tiềm năng năng suất cao, chống chịu tốt, thích nghi với
điều kiện sinh thái của tỉnh Thái Nguyên từ đó làm cơ sở cho việc khảo
nghiệm giống.
2.2. Yêu cầu
- Theo dõi tình hình sinh trƣởng, phát triển của các tổ hợp và giống
ngơ lai trong thí nghiệm.
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh lý và khả năng chống
chịu của các tổ hợp và giống ngơ thí nghiệm.
- Nghiên cứu về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các
tổ hợp và giống ngô lai tham gia thí nghiệm.
- So sánh và sơ bộ kết luận về khả năng thích ứng của các tổ hợp và
giống. Chọn đƣợc các tổ hợp và giống tốt có triển vọng để đƣa ra sản xuất
trên diện rộng của địa phƣơng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

4
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Đối với học tập:
Giúp các học viên củng cố kiến thức, có điều kiện tiếp cận với

phƣơng pháp nghiên cứu khoa học và áp dụng đƣợc những kiến thức lý
thuyết đã học vào trong thực tiễn sản xuất.
- Trong nghiên cứu khoa học:
Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp những thông tin về khả năng
sinh trƣởng, phát triển, khả năng chống chịu, đặc biệt cung cấp những
thông tin về các đặc trƣng và đặc tính của các tổ hợp, giống ngơ tham gia
thí nghiệm trong điều kiện vụ Xuân tại tỉnh Thái Nguyên. Từ đó làm cơ sở
xây dựng cơ cấu giống ngơ mới có hiệu quả kinh tế cao hơn.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Chọn đƣợc tổ hợp hay giống ngô có năng suất cao, khả năng chống
chịu tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng nhằm phát triển sản xuất
ngơ của tỉnh Thái Ngun.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

5
Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Ngày nay sản xuất nông nghiệp đang phát triển với quy mô lớn nhằm
phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của thị trƣờng. Để đáp ứng đƣợc yêu cầu
đó chúng ta cần các giống mới ƣu việt hơn, thay thế dần các giống cũ. Đặc
biệt ở các tỉnh Trung du miền núi với điều kiện tự nhiên khí hậu khắc
nghiệt, điều kiện kinh tế khó khăn, trình độ thâm canh thấp. Vì vậy rất cần
có các giống năng suất cao, khả năng chống chịu tốt, nhằm mang lại hiệu
quả trong canh tác, góp phần nâng cao thu nhập, đem lại hiệu quả kinh tế
cho ngƣời sản xuất.

Với những thành tựu nghiên cứu đạt đƣợc trong những năm gần đây
của các nhà khoa học trong nƣớc, chúng ta đã tạo ra nhiều giống ngô lai
năng suất cao, chất lƣợng phù hợp với các vùng sinh thái. Các giống ngô
lai của Việt Nam có khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất
thuận tốt hơn và giá thành rẻ hơn so với các giống đƣợc sản xuất bởi các
công ty nƣớc ngồi. Tuy có khả năng thích nghi rộng nhƣng muốn đƣa vào
sản xuất ở một vùng nào đó chúng ta đều phải tiến hành khảo nghiệm đánh
giá khả năng sinh trƣởng, phát triển và khả năng thích nghi của giống với
điều kiện sinh thái của vùng để tránh rủi ro trong sản xuất.
Với mục đích chọn ra giống ngơ lai mới để bổ sung vào cơ cấu giống
của tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi đã tiến hành đề tài này.
Việc đánh giá các đặc tính sinh học, tiềm năng năng suất, khả năng
chống chịu...của giống mới sẽ là cơ sở khoa học xác định đƣợc giống phù
hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

6
1.2. Tình hình nghiên cứu về giống ngơ trên Thế giới và Việt Nam
1.2.1. Các loại giống ngô
Theo phƣơng pháp chọn tạo giống ngơ đƣợc chia làm 2 nhóm chính:
Nhóm ngơ thụ phấn tự do và nhóm ngơ lai (FAO/UNDF/VIE/80/004,
1998) [26].
1.2.1.1. Giống ngô thụ phấn tự do (TPTD - open pollinated variety)
Giống ngô TPTD là một danh từ chung để chỉ các loại giống mà
trong quá trình sản xuất hạt giống con ngƣời khơng cần can thiệp vào q
trình thụ phấn, chúng đƣợc tự do thụ phấn (thụ phấn mở), đây là những
khái niệm tƣơng đối nhằm phân biệt với giống ngơ lai.

Các giống TPTD có đặc điểm sử dụng hiệu ứng gen cộng trong chọn
tạo giống, có nền di truyền và khả năng thích ứng rộng, cho năng suất khá.
Độ đồng đều chấp nhận, dễ sản xuất và thay giống, giống sử dụng 2 đến 3
đời, giá giống rẻ. Giống ngô TPTD bao gồm giống ngô địa phƣơng (Local
Variety), giống ngô tổng hợp (Improvel Variety) và giống ngô hỗn hợp
(Ngơ Hữu Tình và cs 1997) [11].
* Giống ngơ địa phương (Local Variety)
Giống ngô địa phƣơng là những giống tồn tại trong thời gian dài ở
địa phƣơng, có những đặc trƣng đặc tính khác biệt với các giống khác và di
truyền đƣợc cho đời sau.
Giống địa phƣơng có đặc điểm nhƣ thích ứng với điều kiện khí hậu,
điều kiện canh tác và tập quán sản xuất địa phƣơng, có chất lƣợng tốt, dễ
bảo quản nhƣng năng suất thấp. Giống ngô địa phƣơng là nguồn vật liệu
khởi đầu quan trọng để lai với nguồn nhập nội nhằm tạo ra các giống lai có
năng suất cao và khả năng chống chịu tốt (Trần Nhƣ Luyện và Luyện Hữu
Chỉ, 1982) [6].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

7
* Giống ngô tổng hợp (Synthetie Variety)
Giống tổng hợp là thế hệ tiến triển của lai nhiều dòng bằng thụ phần
tự do.
Một số nhà chọn tạo giống còn cho rằng ngồi dịng thuần, nguồn vật
liệu tạo giống tổng hợp có thể là giống hay quần thể nhƣng phải thử khả
năng kết hợp chung. Chỉ những kiểu gen có khả năng kết hợp chung tốt với
tất cả các nguồn vật liệu khác mới đƣợc đƣa vào giống tổng hợp (Allard,
1960) [21].

Giống tổng hợp ngoài việc sử dụng trực tiếp trong sản xuất còn đƣợc
coi là nguồn vật liệu tốt để rút dịng tạo giống ngơ lai (Ngơ Hữu Tình,
1997) [12].
Giống tổng hợp đƣợc sử dụng đầu tiên trong sản xuất do đề xuất của
Hayse và Garber năm 1919. Hai tác giả này cho rằng sản xuất hạt giống
ngô cải tiến bằng cách tái hợp nhiều dịng tự phối có ƣu điểm hơn so với lai
đơn, lai kép vì nơng dân có thể tự giữ đƣợc giống (Ngơ Hữu Tình và cs,
1997) [11].
* Giống ngô hỗn hợp (Composite Variety)
Giống hỗn hợp là thế hệ tiến triển của tổ hợp các nguồn vật liệu ƣu
tú có nền di truyền khác nhau. Nguồn vật liệu này bao gồm các giống thụ
phấn tự do, giống tổng hợp… đƣợc chọn theo một số chỉ tiêu nhƣ năng suất
hạt, thời gian sinh trƣởng, dạng và màu hạt, tính chống chịu với điều kiện
ngoại cảnh (Ngơ Hữu Tình và cs, 1997) [11].
Các kết quả nghiên cứu ở Ấn Độ và Mexico đã chỉ ra rằng phát triển
với các giống hỗn hợp nếu sử dụng phƣơng pháp chọn lọc hợp lý có thể đạt
đƣợc năng suất cao ngang tầm với giống ngơ lai mà đầu tƣ ít hơn (Singh,
1980) [33].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

8
Giống hỗn hợp có vai trị đáng kể trong nghề trồng ngơ ở các nƣớc
đang phát triển (Ngơ Hữu Tình và cs, 1997) [11]. Ở nƣớc ta đã có những
giống ngô hỗn hợp nổi tiếng nhƣ: VM1, TSB2, MSB49, TSB1...
1.2.1.2. Giống ngô lai (Hybrid maize)
Ngô lai là kết quả của ứng dụng ƣu thế lai trong tạo giống. Giống
ngô lai sử dụng hiệu ứng trội và siêu trội trong quá trình chọn tạo giống nên

có nền di truyền hẹp, thích ứng hẹp, năng suất và độ đồng đều cao, hạt
giống chỉ sử dụng đƣợc đời F1, giá thành giống đắt (Ngơ Hữu Tình và cs,
1997) [11].
Ngơ lai đƣợc chia thành hai nhóm: Giống lai khơng quy ƣớc
(Nonconventional hybrid) và giống lai quy ƣớc (Conventional hybrid)
(Viện nghiên cứu ngô, 1996) [21].
* Giống ngô lai không quy ước (Nonconventional hybrid)
Giống ngô lai khơng quy ƣớc là giống lai trong đó có ít nhất một bố
mẹ khơng thuần. Thuận lợi chính của loại giống này sử dụng bố không
thuần nên dễ sản xuất hạt giống và giảm giá thành (Ngơ Hữu Tình và cs,
1997) [11].
Các giống lai khơng quy ƣớc có thể là:
+ Giống x giống: Giống lai giữa các giống thƣờng cho năng suất cao
15-18% so với giống thụ phấn tự do có cùng thời gian sinh trƣởng.
+ Dịng x Giống (lai đỉnh): Cho năng suất cao hơn 25 - 30 % so với
giống thụ phấn tự do có cùng thời gian sinh trƣởng.
+ Lai đơn x giống (lai đỉnh kép): Cho năng suất cao hơn 20 - 30% so
với giống thụ phấn tự do có cùng thời gian sinh trƣởng.
+ Gia đình x gia đình
Hiện nay ở các nƣớc đang phát triển, sử dụng chủ yếu là lai đỉnh kép
và lai đỉnh kép cải tiến. Trong tƣơng lai khi các nƣớc này có đủ điều kiện
về kinh tế và kỹ thuật thì vai trị của các giống ngơ lai khơng quy ƣớc sẽ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

9
thu hẹp và thay thế dần bằng các giống lai quy ƣớc (Ngơ Hữu Tình và cs,
1997) [11].

Ngơ lai khơng quy ƣớc đƣợc sử dụng rộng rãi ở Việt Nam vào giai
đoan 1990 -1995 vì chƣơng trình ngơ lai Việt Nam lúc đó mới bắt đầu. Các
giống ngơ lai khơng quy ƣớc Việt Nam là LS5, LS6, LS8….
* Giống ngô lai quy ước (Conventional hybrid)
Là giống ngô tạo ra bằng cách lai các dịng thuần, có thể chia thành
nhiều loại giống lai quy ƣớc căn cứ vào số dòng thuần tạo nên giống. Đây
là phƣơng thức sử dụng hiệu quả nhất của hiện tƣợng ƣu thế lai, lợi dụng
đƣợc hiệu ứng trội và hiệu ứng siêu trội khi lai các dòng tự phối đời cao với
nhau. Các giống lai quy ƣớc có thể là lai đơn, lai đơn cải tiến, lai ba, lai ba
cải tiến, lai kép.
+ Lai đơn: Là giống tạo ra giữa 2 dòng thuần (A x B) trong đó A, B
là dịng thuần. Một số giống ngơ lai đơn có năng suất cao, phẩm chất tốt
đƣợc sử dụng phổ biến trong sản xuất nhƣ LVN 10, LVN4, LVN20,
LVN99…..
+ Lai ba: Lai giữa giống lai đơn và một dịng tự phối [(A x B) x C]
trong đó A, B, C là dòng thuần.
+ Lai kép: Lai giữa hai giống lai đơn [(A x B) x (C x D)] trong đó A,
B, C, D là dịng thuần.
Hiện nay nhiều giống ngô lai quy ƣớc đƣợc sử dụng rất rộng rãi
trong sản xuất nhƣ: LVN10, DK888, LVN98, LVN4, LVN17, C919,
LVN23 (ngơ rau), LVN24….
1.2.2. Tình hình nghiên cứu, chọn tạo giống ngô trên thế giới
Đối với các bộ tộc da đỏ Châu Mỹ, ngơ là món ăn vật chất và tinh
thần của ngƣời dân nơi đây. Cây ngơ gắn bó chặt chẽ với cuộc sống của
ngƣời bản xứ Châu Mỹ, đƣợc suy tơn nhƣ bậc thần thánh, đƣợc cúng tế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>


10
trƣớc lúc gieo trồng và sau khi thu hoạch. Thế kỷ 16 và 17 ngƣời da trắng
tiếp nhận cây ngô từ ngƣời da đỏ nhƣng cũng không phát hiện đƣợc gì hơn
so với những gì mà ngƣời da đỏ làm đƣợc.
Tuy nhiên phải đến thế kỷ XVIII, tức sau khi Columbus mang cây
ngô về châu Âu hơn 2 thế kỷ, lồi ngƣời mới có những phát hiện khoa học
quan trọng về cây ngô. Phát hiện đầu tiên là phát hiện về giới tính của ngơ.
Vào năm 1716, Mather đã quan sát thấy sự thụ phấn chéo ở ngô tại
Massachusetts. Trên ruộng ngô vàng đƣợc trồng một hàng bằng giống đỏ
và xanh da trời. Ơng nhận thấy giống ngơ vàng có sự thay đổi về màu hạt
bởi giống đỏ và xanh.
Tám năm sau công bố của Mather, Paul Dadly đã đƣa ra nhận xét về
giới tính của cây ngơ và ơng cho rằng gió đã mang phấn ngơ cho q trình
thụ tinh (Ngơ Hữu Tình, 2009) [14].
Năm 1760, nhà bác học ngƣời Nga (Koelreuter) đã quan sát và mô tả
hiện tƣợng ƣu thế lai thông qua việc lai giữa các chi Nicotinana tabacum và
N.robusa. Năm 1766, Koelreuter lần đầu tiên miêu tả hiện tƣợng tăng sức
sống của con lai ở ngô, khi tiến hành lai các cây trồng thuộc chi Nicotiana,
Dianthus, Verbarcum, Mirabilis và Datura với nhau, đây là cơ sở để
Charles Darwin quan sát thấy hiện tƣợng ƣu thế lai ở ngơ vào năm 1871.
Ơng nhận thấy những cây giao phối phát triển cao hơn các cây tự phối 20%
(dẫn theo Ngơ Hữu Tình, 2009) [14].
Vào nửa cuối thế kỷ 19, các phƣơng pháp cải tạo ngơ đã mang tính
chất khoa học chứ không trông chờ vào sự may rủi. Cơng trình cải tạo
giống ngơ đã đƣợc Beal thực hiện lần đầu tiên vào năm 1877, ông đã thấy
sự khác biệt về năng suất giống lai so với giống bố mẹ, năng suất của con
lai vƣợt năng suất của bố mẹ từ 25% (dẫn theo Ngơ Hữu Tình, 2009)[14].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


/>

11
Năm 1877, Charles Darwin sau khi làm thí nghiệm so sánh hai dạng
ngô tự thụ và giao phối đã đi tới kết luận: “Chiều cao cây ở dạng ngô giao
phối cao hơn 19% và chín sớm hơn 9% so với dạng ngô tự phối” (Hallauer
và Miranda, 1986) [28].
Để tạo ra các dòng thuần, Shull (năm 1904) đã áp dụng tự phối
cƣỡng bức ở ngơ. Các thí nghiệm đƣợc tiến hành tiếp tục đến năm 1912,
ông nhận thấy tự phối dẫn đến sự suy giảm kích thƣớc của cây, giảm sức
sống và năng suất. Ông bắt đầu tiến hành lai đơn giữa một số dòng và thấy
rằng năng suất và sức sống ở giống lai tăng lên đáng kể. Năm 1909,
G.H.Shull đã công bố các giống lai đơn (single cross) cho năng suất cao
hơn hẳn so với các giống ngô khác thời gian đó. Năm 1914, chính Shull đã
đƣa vào tài liệu khoa học thuật ngữ “Heterosis” để chỉ ƣu thế lai của các giống
lai dị hợp tử, những cơng trình nghiên cứu về ngô lai của Shull đã đánh dấu
sự bắt đầu của chƣơng trình chọn tạo giống ngơ (Hallauer, 1988) [29].
Ƣu thế lai là hiện tƣợng tăng sức sống con lai đã đƣợc nghiên cứu
bởi nhiều nhà khoa học trên thế giới. Tuy nhiên, để giải thích cơ sở di
truyền của ƣu thế lai ngày nay trên thế giới đang tồn tại nhiều thuyết khác
nhau song các thuyết trội (Bruce, 1910; Collins, 1921; Jones, 1917) và
thuyết siêu trội (East, 1912; Hull, 1945) nhận đƣợc sự ủng hộ của nhiều
nhà khoa học. Các nhà khoa học đã nhất quán rằng ƣu thế lai là hiện tƣợng
tổ hợp lai có sức sống mạnh hơn bố mẹ, sinh trƣởng và phát triển nhanh hơn,
cho năng suất và phẩm chất cao hơn bố mẹ của chúng (Takjan, 1977) [8].
Trong khi cặp lai giữa hai dịng khơng họ hàng rất khỏe và năng suất
cao thì bản thân các dịng bố mẹ vừa nhỏ bé, yếu, năng suất thấp. Các dịng
nhƣ vậy rất khó sản xuất hạt giống. Vì vậy, Jones đã nghiên cứu và phát
triển kỹ thuật mới để ngơ lai có thể áp dụng đƣợc vào sản xuất. Sau ba năm
(vào năm 1917) ông đã phát minh ra phƣơng pháp lai kép. Đây là một bƣớc


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

12
ngoặt quan trọng trong công cuộc cải tạo giống ngô, nhờ phát minh này giá
thành hạt giống giảm, việc áp dụng ƣu thế lai vào trồng trọt và chăn nuôi
đƣợc phát triển nhanh chóng.
Vào những năm 60 của thế kỷ 20 các nhà khoa học nghiên cứu ngô
trên thế giới đã phát triển đƣợc nhiều dòng thuần ƣu tú, tạo cơ hội cho việc
sử dụng giống lai đơn vào sản xuất thay thế cho lai kép vì lai đơn đồng đều
hơn và cho năng suất cao hơn lai kép. Chỉ trong vòng 10 năm lai kép đã bị
thay thế gần nhƣ hoàn toàn bởi lai đơn và lai đơn cải tiến.
Tiến bộ khoa học về ngô lai đƣợc phổ biến và mở rộng nhanh chóng
ở Mỹ và các nƣớc tiên tiến khác. Năm 1993, ngô lai ở vùng vành đai ngô ở
Mỹ chỉ chƣa đầy 1% nhƣng 10 năm sau đã đạt 78%. Đến năm 1965, 100%
diện tích ngơ vùng vành đai và 95% diện tích ngơ tồn nƣớc Mỹ đã trồng
ngơ lai. Chính nhờ thay thế các giống thụ phấn tự do bằng các giống ngô lai
mà năng suất ngô của Mỹ năm 1981 đã đạt 68,8 tạ/ha, tăng 4,6 lần so với
năm 1933.
Kế tục sự nghiệp vẻ vang và sáng tạo của thế hệ cha anh đi trƣớc, các
nhà khoa học Hoa Kỳ đƣơng đại nhƣ Sprague, Duvick, Hallauer đã có
nhiều thành tích đƣợc cả thế giới ghi nhận. Hallauer đã tạo và chuyển giao
hơn 30 dòng thuần, dòng thuần của Hallauer đƣợc sử dụng nhiều nhất trong
các giống lai thƣơng mại ở phía Bắc vùng vành đai ngô Hoa Kỳ, ở vùng ôn
đới Châu Âu và Trung Quốc.
Năm 1966, Trung tâm cải tạo giống ngô và lúa mì quốc tế
(CIMMYT) đƣợc thành lập tại Mexico. Từ khi thành lập đến nay,
CIMMYT đã xây dựng, cải thiện và phát triển khối lƣợng lớn nguồn

nguyên liệu, vốn gen, các giống thí nghiệm, cung cấp cho khoảng hơn 80
nƣớc trên thế giới thông qua mạng lƣới khảo nghiệm giống Quốc tế. Các
nguồn ngun liệu mà chƣơng trình ngơ CIMMYT cung cấp cho các nƣớc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

13
là cơ sở cho chƣơng trình tạo dịng và giống lai. Trung tâm này đã nghiên
cứu đƣa ra giải pháp tạo giống ngô thụ phấn tự do (OPV) làm bƣớc chuyển
tiếp giữa giống địa phƣơng và ngơ lai. Dịng thuần là nguyên liệu đƣợc sử
dụng trong chọn tạo giống ngô lai cũng đƣợc chú trọng. Theo điều tra của
Bauman năm 1981, ở Mỹ các nhà tạo giống đã sử dụng 15% quần thể có
nguồn di truyền rộng, 16% từ quần thể có nền di truyền hẹp, 14% từ quần
thể của các dòng ƣu tú, 39% từ tổ hợp lai của các dòng ƣu tú và 17% từ
quần thể hồi giao để tạo dịng (Bauman, 1981) [23].
Bên cạnh đó, các nhà chọn tạo giống ngơ tại CIMMYT cịn nghiên
cứu phát triển các giống ngô hàm lƣợng protein cao QPM (Quality Protein
Maize). Cách đây hơn 3 thế kỷ, những nghiên cứu về ngô QPM đã đƣợc
tiến hành sau khi khám phá ra đột biến gen lặn Opaque 2 và gen trội khơng
hồn tồn Floury 2 ở ngơ. Những gen này quy định hàm lƣợng đạm và đặc
biệt là ngày càng cao theo hƣớng tăng diện tích ở mức độ nhất định đi đôi
với năng suất và tăng hàm lƣợng, chất lƣợng đạm. Lúc đầu, nhiều chƣơng
trình quốc gia với sự tài trợ về tài chính to lớn của nhà nƣớc, các tổ chức
quốc tế và tƣ nhân đã tập trung nghiên cứu giống ngơ giàu đạm nội nhũ
mềm (cịn gọi là nội nhũ xốp). Chƣơng trình này đã thất bại vì khơng nâng
cao đƣợc tỷ lệ và chất lƣợng đạm, sâu bệnh nhiều, bắp dễ bị thối, bảo quản
trong kho dễ bị sâu mọt phá hoại, hạt dễ bị mất sức nảy mầm và lâu khô.
Cuộc cách mạng về ngô QPM nội nhũ cứng chính thức mới đƣợc bắt đầu

cách đây 20 năm. Các nhà khoa học ở Trung tâm cải tạo giống ngơ và lúa
mì quốc tế (CIMMYT) và một số nhà tạo giống trên thế giới đã phải tìm ra
những hƣớng đi khác. Các nhà khoa học bằng phƣơng pháp tạo giống đặc
biệt đã khắc phục những nhƣợc điểm của các giống ngô QPM nội nhũ mềm
và xác định đƣợc gen sử dụng có hiệu quả nhất Opaque 2. Các giống ngơ
QPM có ƣu điểm đặc biệt là hàm lƣợng Triptophan (0,11%), Lysine

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

14
(0,475%), Protein (11%) cao hơn rất nhiều so với ngô thƣờng (tỷ lệ này ở
ngô thƣờng là 0,05; 0,225 và 9,0%). Từ năm 1997, ngô QPM đã đƣợc
chuyển giao đến hàng triệu ngƣời nông dân và những ngƣời tiêu dùng. Ngô
chất lƣợng Protein cao đem lại hiệu quả lớn khi sử dụng làm thức ăn cho
chăn nuôi và làm lƣơng thực chống suy sinh dƣỡng cho ngƣời nghèo, góp
phần tích cực vào việc xóa đói giảm nghèo cho các nƣớc đang phát triển.
Có thể nói, ngơ lai là một trong những thành tựu khoa học nông
nghiệp cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế thế giới, nó đã làm thay đổi
không những bức tranh về ngô của quá khứ mà làm thay đổi cả quan niệm
của các nhà hoạch định chiến lƣợc, các nhà quản lý kinh tế và với từng
ngƣời dân. Ngô lai là “một cuộc cách mạng xanh” của nửa thế kỷ 20, tạo ra
bƣớc nhảy vọt về sản lƣợng lƣơng thực. Sang thế kỷ 21 ngô sẽ là cây lƣơng
thực đầy triển vọng trong chiến lƣợc sản xuất lƣơng thực và thực phẩm.
Nhờ ứng dụng rộng rãi ƣu thế lai trong công tác chọn tạo giống,
đồng thời không ngừng cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác mà ngành
sản xuất ngơ trên thế giới có đƣợc những thành tựu đáng ghi nhận. Đặc
biệt. Những năm gần đây với sự phát triển của khoa học công nghệ, công
tác chọn tạo giống cây trồng thế kỷ 21 đƣợc trợ giúp bởi nhiều kỹ thuật

mới. Một số lƣợng lớn các phƣơng pháp công nghệ sinh học hiện đại ra
đời, nhanh chóng trở thành cơng cụ hữu hiệu để cải tạo năng suất cây trồng.
Những kỹ thuật mới này tập trung vào hai lĩnh vực: nuôi cấy mô tế bào và
tái tổ hợp ADN. Hai kỹ thuật trên đã mở ra tiềm năng ứng dụng rộng lớn
trong cải tạo giống cây trồng.
Vấn đề cải tạo giống cây trồng dựa trên kỹ thuật nuôi cấy các bộ
phận cây đã đƣợc đề cập đến cách đây 3 thế kỷ. Cơng trình nghiên cứu nuôi
cấy mô đầu tiên là của Haberlant (1902), ông cho rằng tế bào là một nhân
tố không thể thiếu của cơ thể, nó có thể cung cấp những thơng tin về mối

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

15
tƣơng tác, quan hệ giữa chúng cũng nhƣ bổ sung những nhân tố ảnh hƣởng
tới sự hình thành cơ thể đa bào, tuy nhiên nghiên cứu của ông chỉ dừng lại
ở cơ sở lý luận. Đến năm 1922, Kotte và các sinh viên của Haberlant ở Đức
đã công bố những thành công trong nuôi cấy mô đỉnh chồi.
Việc lựa chọn các bộ phận của cây và kỹ thuật nuôi cấy mơ phụ
thuộc vào đối tƣợng, mục đích của các nhà nghiên cứu. Việc ứng dụng
công nghệ sinh học hiện đại vào công tác chọn tạo giống ngô của các nhà
khoa học trên thế giới đã đƣợc những thành công lớn đó là tạo dịng thuần
bằng phƣơng pháp ni cấy bao phấn. Thụ tinh trong ống nghiệm đã thành
công trong việc khôi phục nguồn gen tự nhiên. Hiện nay kỹ thuật nuôi cấy
bao phấn là một trong những hƣớng nghiên cứu tạo dịng thuần invitro có
nhiều triển vọng.
Với mục đích chống sâu bệnh, tăng năng suất, các nhà nghiên cứu
chọn tạo giống đã thực hiện quá trình chuyển đổi di truyền. Ví dụ nhƣ loại
ngơ Novartis, mang thêm gen lấy từ vi khuẩn Bacillus thuringiesis có khả

năng sản sinh một độc tố. Độc tố này là một chất sát trùng sinh hóa học, có
tính chất tiêu diệt bƣớm ống (pyrale) là một loại sâu cánh phấn
(lepidoptere) mà ấu trùng phá hại bắp. Lợi ích loại này là tự nó chống lại
sâu bọ, khơng cần dùng thuốc hóa học.
Hiện nay, đã có hơn 29 quốc gia trên thế giới với 14 triệu nơng hộ
trồng cây biến đổi gen với diện tích 130 triệu ha. Nhờ sử dụng các cây
trồng biến đổi gen thế giới đã cắt giảm khoảng 0,39 triệu tấn thuốc trừ sâu
và giảm khoảng 17,1% các độc hại ra môi trƣờng liên quan đến sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật (Graham Brookes, 2011) [27].
Hiện nay công nghệ sinh học hiện đại đƣợc áp dụng và công tác chọn
giống ngô nên các giống ngô mới ngày càng đƣợc trồng rộng rãi và phổ
biến. Gần 80% diện tích trồng ngơ trên thế giới hiện nay đƣợc trồng với
giống ngô cải tiến. Trong đó cây ngơ biến đổi gen (Bt) có khả năng phát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

16
triển rất mạnh trong khu vực phát triển ngô lai. Ngô Bt đƣợc đƣa vào canh
tác đại trà từ năm 1996, mang lại lợi ích ổn định, đã đóng góp một sản
lƣợng ngô đáng kể làm lƣơng thực, nhiên liệu sinh học và thức ăn gia súc ở
Mỹ. Đặc biệt ở giai đoạn hiện nay khi diện tích canh tác bị thu hẹp, việc sử
dụng ngô biến đổi gen sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu ngơ tồn cầu. Graham
Brookes (2011) [27], cho rằng nếu không sử dụng giống ngô biến đổi gen
thì diện tích trồng ngơ trên thế giới phải tăng thêm 5,63 triệu ha mới đáp
ứng đƣợc nhu cầu của xã hội, đây là bài tốn vơ cùng khó khăn đối với các
nhà khoa học cũng nhƣ các nhà quản lý.
Năm 2007, diện tích trồng ngơ chuyển gen trên thế giới đã đạt 35,2
triệu ha, riêng ở Mỹ đã lên đến 27,4 triệu ha (Phan Xuân Hào, 2008) [20].
Trong những năm gần đây, ngơ biến đổi gen có mức tăng đáng kể ở các thị

trƣờng truyền thống nhƣ: Mỹ, Canada, Achentina, Nam Phi, Tây Ban Nha,
Philippin và Houduras. Ngồi ra cịn thị trƣờng quan trọng khác gồm:
Braxin, Mêxico, Ai Cập, Kenia, Nigeria, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan.
Ngô là loại cây trồng đầy triển vọng của loài ngƣời trong thế kỷ 21.
Hiện nay công tác nghiên cứu và chọn tạo giống ngô lai trên thế giới vẫn
đang đƣợc chú ý phát triển để tạo ra những giống ngô có những đặc điểm
mong muốn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con ngƣời.
1.2.3. Tình hình nghiên cứu, chọn tạo giống ngô tại Việt Nam
Ở Việt Nam ngô là cây trồng nhập nội nên nguồn gen hạn hẹp, công
tác nghiên cứu về ngô ở nƣớc ta cũng chậm hơn nhiều so với các nƣớc trên
thế giới. Giai đoạn 1955 – 1970 các nhà khoa học cũng đã bƣớc đầu điều
tra về thành phần lồi và giống ngơ địa phƣơng. Các chuyên gia Việt Nam
trong một thời gian dài đã lỗ lực thu thập nguồn vật liệu khởi đầu trong
nƣớc, hợp tác với trung tâm cải tạo ngô và lúa mỳ quốc tế (CIMMYT)
trong việc thu thập đánh giá, phân loại nguồn nguyên liệu cũng nhƣ đào tạo
cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực nghiên cứu ngô, đặt nền tảng cho mọi
hoạt động nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ sản xuất ngơ ở Việt Nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

×