Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Nghiên cứu siêu kháng nguyên của tụ cầu vàng và hiệu quả điều trị viêm da cơ địa bằng kháng sinh cefuroxim

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 160 trang )

..

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI


CHÂU VĂN TRỞ

NGHIÊN CỨU SIÊU KHÁNG NGUYÊN CỦA TỤ CẦU VÀNG
VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM DA CƠ ĐỊA
BẰNG KHÁNG SINH CEFUROXIM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

Hà Nội – 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI


CHÂU VĂN TRỞ

NGHIÊN CỨU SIÊU KHÁNG NGUYÊN CỦA TỤ CẦU VÀNG
VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM DA CƠ ĐỊA


BẰNG KHÁNG SINH CEFUROXIM

Chuyên ngành : DA LIỄU
Mã số : 62720152

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS TRẦN LAN ANH
PGS.TS. NGUYỄN TẤT THẮNG

Hà Nội - 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận án này là trung thực và chƣa từng đƣợc ai cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác. Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm với lời cam
đoan của mình.
Nghiên cứu sinh

Châu Văn Trở


LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành Luận án Tiến sỹ Y học, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và
sâu sắc tới:
- Đảng uỷ, Ban Giám Hiệu và Phòng Sau Đại học Trƣờng Đại học Y Hà
Nội.

- Ban Giám Hiệu Trƣờng Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch.
- Ban Tổ Chức chƣơng trình 500 của Thành Ủy – Thành phố HCM.
- Bộ môn Da liễu Trƣờng Đại học Y Hà Nội.
- Bộ môn Da liễu Trƣờng Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
- Bộ môn Da Liễu Đại học Y Dƣợc Thành phố Hồ Chí Minh.
- Bệnh viện Da liễu Quốc Gia
- Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh.
- Bộ môn Vi Sinh Đại học Y Dƣợc Thành phố Hồ Chí Minh.
- Tất cả bệnh nhân tham gia trong nghiên cứu này.
- Đặc biệt với lịng kính trọng và biết ơn vô cùng sâu sắc, tôi xin trân
trọng gửi lời cảm ơn chân thành tới:
PGS.TS TRẦN HẬU KHANG
Thầy là ngƣời đầu tiên hƣớng dẫn tôi theo học Nghiên cứu sinh, hết
lịng giúp đỡ, dạy dỗ tơi trong suốt q trình học tập.
- Với lịng kính trọng và biết ơn vô cùng sâu sắc, tôi xin trân trọng gửi
lời cảm ơn chân thành tới:
PGS.TS TRẦN LAN ANH
PGS.TS NGUYỄN TẤT THẮNG
Những ngƣời Thầy, Cơ trực tiếp hƣớng dẫn, hết lịng giúp đỡ, chỉ bảo,
động viên tôi cố gắng học tập và hoàn thành luận án.


- Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Phạm Văn Hiển, PGS.TS Đặng
Văn Em, PGS.TS Nguyễn Văn Thƣờng, PGS.TS Phạm Thị Lan,
PGS.TS Nguyễn Hữu Sáu, PGS.TS Trần Đăng Quyết là những ngƣời
Thầy, Cơ đã tận tình giúp đỡ, đóng góp, hƣớng dẫn cho tôi những kiến
thức và kinh nghiệm quý báu trong chuyên ngành Da liễu, động viên
tôi cố gắng học tập và hồn thành luận án.
- Tơi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Vũ Trung, TS Phạm Hùng
Vân là những ngƣời Thầy đã tận tình giúp đỡ, đóng góp, hƣớng dẫn

cho tơi những kiến thức và kinh hiệm quý báu trong lĩnh vực Vi Sinh,
động viên tôi cố gắng học tập và hồn thành luận án.
- Tơi xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp trong Bệnh viện
Da Liễu Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Da liễu Quốc Gia đã hết
lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
- Nhân dịp này, tơi xin kính trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cha, mẹ,
vợ, con và ngƣời thân trong gia đình, đã dành cho tôi mọi sự giúp đỡ về
tinh thần và vật chất, giúp tơi vƣợt qua khó khăn trong học tập và
nghiên cứu.


CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

TIẾNG ANH

TIẾNG VIỆT

- BN

- Bệnh nhân

- CĐ/ĐH/SĐH

- Cao đẳng/Đại học/Sau đại
học

- CsA


- Cyclopsorin A

- DN

- Dị nguyên

- ĐLC

- Độ lệch chuẩn

- EASI

- Eczema area and

- Chỉ số đánh giá độ nặng của

severity index

chàm theo diện tích thƣơng tổn

- GDSK

- Giáo dục sức khỏe

- HPQ

- Hen phế quản

- HS/SV


- Học sinh/sinh viên

- IFN

- Interferon

- IL

- Interleukin

- KN

- Kháng nguyên

- LBC

- Lồng bàn chân

- LBT

- Lồng bàn tay

- NESS

- NMF

- Nottingham eczema

- Thang điểm đánh giá độ nặng


severity score

của chàm theo Nottingham

- Natural moisturising

- Yếu tố giữ ẩm tự nhiên

factor
- Nhân viên văn phòng

- NVVP
- MRSA

- Methicillin-resisitant
Staphylococcus aureus

- Tụ cầu vàng kháng methicilin


- RT – PCR

- Reverse transcriptase

- PCR đảo ngƣợc

– polymerase chain
reaction
- SASSAD


- Six area six sign

- Đánh giá độ nặng viêm da cơ

atopic dermatitis

địa dựa vào 6 dấu hiệu và 6
vùng cơ thể

- SCCE

- SCORAD

- SEA

- Stratum corneum

- Men chymotrypsin của tế bào

chymotryptic enzyme

sừng

- Scoring atopic

- Thang điểm đánh giá độ nặng

dermatitis

của viêm da cơ địa


- S.aureus enterotoxin A - Độc tố ruột loại A của tụ cầu
vàng

- SEB

- S.aureus enterotoxin B - Độc tố ruột loại B của tụ cầu
vàng

- SEC

- S.aureus enterotoxin C - Độc tố ruột loại C của tụ cầu
vàng

- SED

- S.aureus enterotoxin D - Độc tố ruột loại D của tụ cầu
vàng

- SEE

- S.aureus enterotoxin E - Độc tố ruột loại E của tụ cầu
vàng

- SKN
- SPT

- Siêu kháng nguyên
- Skin prick test


- Nghiệm pháp châm da

- TB

- Trung bình

- TCV

- Tụ cầu vàng

- Th

- Lympho T helper

- Lympho T giúp đỡ

- TNF

- Tumor necrosis factor

- Yếu tố hoại tử bứu


- Thành phố Hồ Chí Minh

- Tp.HCM
- TSST

- Toxic shock syndrome - Độc tố gây hội chứng sốc
toxin


- UVA

- Ultraviolet A

- Tia cực tím A

- UVB

- Ultraviolet B

- Tia cực tím B

- VDCĐ

- Viêm da cơ địa

- VMDU

- Viêm mũi dị ứng


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3
1.1 Giới thiệu về bệnh VDCĐ ........................................................................ 3
1.1.1 Lịch sử bệnh và các thuật ngữ về VDCĐ ................................................ 3
1.1.2 Một số đặc điểm dịch tễ của VDCĐ ........................................................ 4
1.1.3 Đặc điểm lâm sàng của VDCĐ ................................................................ 4
1.1.4 Chẩn đoán VDCĐ .................................................................................... 8

1.1.5 Đánh giá mức độ của bệnh VDCĐ ........................................................ 10
1.1.6 Sinh bệnh học VDCĐ ............................................................................ 11
1.1.7 Điều trị VDCĐ ....................................................................................... 17
1.2. Vai trò TCV và điều trị TCV trong VDCĐ ......................................... 22
1.2.1. Vai trò TCV trong VDCĐ ..................................................................... 22
1.2.2. Điều trị TCV trên bệnh nhân VDCĐ .................................................... 29
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 36
2.1 Đối tƣợng nghiên cứu.............................................................................. 36
2.1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán............................................................................ 36
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân .................................................................. 37
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ ................................................................................ 38
2.2 Vật liệu nghiên cứu ................................................................................. 38
2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................ 39
2.3.1. Cỡ mẫu .................................................................................................. 39


2.3.2. Các bƣớc tiến hành ................................................................................ 40
2.4 Xử lý số liệu.............................................................................................. 50
2.5 Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................... 51
2.6 Đạo đức nghiên cứu ................................................................................ 51
2.7 Hạn chế của đề tài ................................................................................... 51
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 53
3.1 Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan đến VDCĐ....................... 53
3.1.1 Đặc điểm lâm sàng ................................................................................. 53
3.1.2 Các yếu tố liên quan đến VDCĐ ............................................................ 55
3.1.3 Liên quan giữa độ nặng với lâm sàng và các yếu tố liên quan .............. 61
3.2 Tỉ lệ nhiễm TCV và gen mã hóa SKN của TCV trên thƣơng tổn da bn
VDCĐ ............................................................................................................. 66
3.2.1 Kết quả phát hiện TCV giữa nhóm bệnh và nhóm đối chứng ............... 66
3.2.2 Kết quả phát hiện các gen mã hóa SKN của TCV giữa nhóm bệnh và

nhóm đối chứng ............................................................................................... 69
3.3 Hiệu quả điều trị VDCĐ ngƣời lớn giai đoạn bán cấp bằng uống
cefuroxim kết hợp với bôi betamethasone dipropionate 0,05% ............... 72
3.3.1 Đặc điểm của 2 nhóm tham gia điều trị ................................................. 73
3.3.2 Kết quả điều trị của 2 nhóm ................................................................... 76
3.3.3 So sánh hiệu quả điều trị giữa 2 nhóm ................................................... 78
3.3.4 Các tác dụng phụ của 2 phác đồ điều trị ................................................ 81
Chƣơng 4: BÀN LUẬN ................................................................................ 82
4.1 Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 82


4.2 Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan ......................................... 82
4.2.1 Đặc điểm lâm sàng ............................................................................... 82
4.2.2 Các yếu tố liên quan ............................................................................. 88
4.2.3 Liên quan giữa mức độ nặng với các yếu tố liên quan ......................... 92
4.3. TCV và gen mã hóa SKN của TCV trên bệnh nhân VDCĐ .............. 93
4.3.1 So sánh kết quả phát hiện TCV giữa nhóm bệnh và nhóm đối chứng . 93
4.3.2 So sánh kết quả phát hiện gen mã hóa SKN của TCV giữa nhóm bệnh
và nhóm chứng ................................................................................................ 96
4.4 Hiệu quả điều trị VDCĐ ngƣời lớn giai đoạn bán cấp bằng kháng
sinh cefuroxim kết hợp với bôi betamethasone dipropionate 0,05% ....... 98
4.4.1 Đặc điểm của 2 nhóm tham gia điều trị ................................................ 98
4.4.2 Kết quả điều trị của từng phác đồ ......................................................... 99
4.4.3 So sánh hiệu quả điều trị giữa 2 phác đồ ............................................ 101
4.4.4 Kết quả cấy TCV ở thời điểm ngày thứ 14 của 2 nhóm ..................... 107
KẾT LUẬN ................................................................................................. 109
KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 111


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Thiếu cystatin A gây tổn thƣơng cầu nối gian bào trên da bệnh nhân
VDCĐ.............................................................................................................. 12
Hình 1.2: Giảm filaggrin và ceramid trên da bệnh nhân VDCĐ .................... 13
Hình 1.3: Ảnh hƣởng của xà phịng, chất tẩy rửa trên bệnh nhân VDCĐ ...... 14
Hình 2.1: Phần trăm diện tích da theo vùng cơ thể ......................................... 41
Hình 2.2: Kết quả điện di sản phẩm PCR ....................................................... 48


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Tỉ lệ các tụ cầu trên bệnh nhân VDCĐ và trên ngƣời khỏe mạnh 27
Bảng 2.1: Điểm của các thƣơng tổn ................................................................ 42
Bảng 2.2: Thuốc thử làm PCR đƣợc sản xuất bởi công ty Nam Khoa đạt ISO
9001:2000 và GMP/GLP của WHO ............................................................... 45
Bảng 2.3: Cách cho các DNA mẫu thử và chứng (-) vào các ống chứa 45µl
NKMLP-toxin-PCR mix ................................................................................. 47
Bảng 2.4: Phân tích và biện luận kết quả PCR .............................................. 48
Bảng 3.1: Tỉ lệ một số triệu chứng lâm sàng (n = 128) .................................. 53
Bảng 3.2: Tỉ lệ các giai đoạn bệnh và mức độ nặng ....................................... 54
Bảng 3.3: Phân bố theo giới và tuổi .............................................................. 55
Bảng 3.4: Phân bố theo học vấn và nghề nghiệp ............................................ 56
Bảng 3.5: Phân bố theo địa dƣ, dân tộc và tình trạng gia đình ....................... 57
Bảng 3.6: Tỉ lệ tiền sử bản thân và gia định bị các bệnh cơ địa ..................... 57
Bảng 3.7: Sự liên quan giữa mức độ nặng và giới tính .................................. 61
Bảng 3.8: Sự liên quan giữa mức độ nặng với tuổi trung bình ....................... 61
Bảng 3.9: Liên quan giữa mức độ nặng với tiền sử bệnh nhân bị VDCĐ ...... 62
Bảng 3.10: Liên quan giữa mức độ nặng với tiền sử BN bị HPQ .................. 62
Bảng 3.11: Liên quan giữa mức độ nặng với tiền sử BN bị VMDU .............. 63
Bảng 3.12: Liên quan giữa mức độ nặng với dị nguyên tiếp xúc ................... 64
Bảng 3.13: Liên quan giữa mức độ nặng với tuổi khởi phát bệnh ................. 65

Bảng 3.14: Sự liên quan giữa tỉ lệ TCV (+) với độ nặng của bệnh ................ 67
Bảng 3.15: Sự liên quan giữa tỉ lệ phát hiện TCV (+) với giai đoạn bệnh ..... 68
Bảng 3.16: Tỉ lệ các loại gen mã hóa SKN của TCV ở nhóm bệnh và nhóm
chứng ............................................................................................................... 70


Bảng 3.17: Sự liên quan giữa tỉ lệ TCV mang gen mã hóa SKN với độ nặng
của bệnh........................................................................................................... 71
Bảng 3.18: Sự liên quan giữa tỉ lệ TCV mang gen mã hóa SKN với giai đoạn
của bệnh........................................................................................................... 72
Bảng 3.19: So sánh đặc điểm dịch tễ của 2 nhóm tham gia điều trị ............... 73
Bảng 3.20: So sánh triệu chứng ngứa của 2 nhóm trƣớc điều trị ................... 74
Bảng 3.21: So sánh triệu chứng mất ngủ của 2 nhóm trƣớc điều trị .............. 74
Bảng 3.22: So sánh mức độ nặng của bệnh ở 2 nhóm trƣớc điều trị .............. 75
Bảng 3.23: Kết quả điều trị của nhóm 1 ......................................................... 76
Bảng 3.24: Kết quả điều trị của nhóm 2 ......................................................... 77
Bảng 3.25 So sánh hiệu quả điều trị giữa 2 nhóm dựa vào SCORAD TB ..... 78
Bảng 3.26: So sánh hiệu quả điều trị giữa 2 nhóm dựa vào từng thành phần
trong thang điểm SCORAD ............................................................................ 79
Bảng 3.27: Kết quả nuôi cấy TCV của 2 nhóm sau điều trị 14 ngày ............. 81


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Tỉ lệ các yếu tố khởi phát VDCĐ ............................................ 59
Biểu đồ 3.2: Tỉ lệ các thời điểm phát của VDCĐ ........................................ 60


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Cơ chế hoạt động của KN.............................................................. 25

Sơ đồ 1.2: Cơ chế hoạt động của SKN ........................................................... 25
Sơ đồ 1.3: Biệt hóa và tiết ra các cytokine của lympho T .............................. 26
Sơ đồ 1.4: Vòng trịn khép kín liên quan đến cơ chế bệnh sinh giữa TCV và
VDCĐ.............................................................................................................. 26
Sơ đồ 2.1: Các bƣớc định danh TCV .............................................................. 44
Sơ đồ 2.2: Tóm tắt quy trình nghiên cứu ........................................................ 50


ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm da cơ địa (Atopic Dermatitis = AD) hay chàm cơ địa (Atopic
Eczema) là một bệnh viêm da mạn tính, gặp ở mọi lứa tuổi. Tỉ lệ hiện mắc ở
trẻ em từ 10 – 20 % dân số [1], [2], [3]. Cho đến nay nguyên nhân và cơ chế
sinh bệnh của viêm da cơ địa (VDCĐ) vẫn chƣa hồn tồn sáng tỏ, điều trị
bệnh cịn gặp rất nhiều khó khăn do bệnh tái phát nhiều lần, tỉ lệ lƣu hành
bệnh có xu hƣớng ngày càng tăng [4], [5], [6, 7], [8].
Về sinh bệnh học của VDCĐ liên quan đến hai yếu tố:
- Yếu tố cơ địa: khoảng 70% các bệnh nhân có tiền sử dị ứng, trong gia
đình có ngƣời mắc các bệnh nhƣ viêm mũi dị ứng, hen suyễn [9], [10], [11],
[12].
- Các dị nguyên nhƣ dị nguyên thức ăn (hải sản, thịt gà, thịt bò,
trứng…), dị nguyên hô hấp (lông xúc vật, phấn hoa, bụi nhà, bụi đƣờng…), dị
nguyên tiếp xúc (xà bong, các chất tẩy rửa, mỹ phẩm…), thay đổi khí hậu,
nhiễm trùng…làm cho bệnh dễ phát sinh và phát triển [11], [13], [14], [15],
[16].
Vào những năm cuối thế kỷ 20 Michael J.Cork [17], Abeck, D.,
Mempel, M. [18] và Shuichi Higaki [19] đã thấy rằng tụ cầu vàng (TCV) góp
phần quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của bệnh.
Các nghiên cứu của Adachi, Y. và cs [20], Strange, P. và cs [21],
Yudate, T. và cs [22] cho thấy TCV tiết ra các ngoại độc tố ruột
(enterotoxines) đóng vai trị là một siêu kháng ngun (SKN) trong cơ chế

sinh bệnh của VDCĐ.


Gần đây, Gong, J. Q. và cs [23] , Breuer, K., S, H. A. và cs [24] nhận
thấy TCV có vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của VDCĐ do chúng
có thể tiết ra các SKN xâm nhập qua lớp sừng đã bị tổn thƣơng trong bệnh
VDCĐ, khởi phát quá trình viêm làm cho bệnh tái phát hoặc nặng thêm.
Việc điều trị VDCĐ ngƣời ta sử dụng thuốc dùng ngoài da nhƣ hồ
nƣớc, thuốc sát khuẩn, thuốc chống viêm và dị ứng (corticoid), thuốc bạt sừng
bong vảy, thuốc điều hòa miễn dịch (tacrolimus, pimecrolimus), chất làm ẩm
da. Thuốc dùng trong nhƣ chống ngứa (các loại kháng histamin tổng hợp),
kháng sinh (nhƣng chỉ dùng khi bội nhiễm). Hiệu quả điều trị không cao,
bệnh tái phát nhiều lần.
Theo Gong, J. Q. và cs [23] cho thấy một hƣớng mới trong điều trị
VDCĐ là sử dụng kháng sinh nhƣ một biện pháp phối hợp để quản lý hiệu
quả bệnh VDCĐ. Tại Việt Nam, đã có những đề tài nghiên cứu về VDCĐ, vai
trị của TCV trong VDCĐ. Những đề tài đó chỉ xem trong VDCĐ có hiện
diện của TCV khơng chứ chƣa nghiên cứu về siêu kháng nguyên của TCV
trong VDCĐ. Chúng tơi nghĩ rất có thể siêu kháng ngun TCV là một trong
những nguyên nhân làm phát sinh và phát triển. Vì lẽ đó, chúng tơi muốn tiến
hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu siêu kháng nguyên của tụ cầu vàng và hiệu
quả điều trị VDCĐ bằng kháng sinh Cefuroxim” với các mục tiêu nghiên
cứu:
1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan đến bệnh Viêm da cơ
địa người lớn tại Bệnh viện Da Liễu Thành phố Hồ Chí Minh từ 08/201008/2012.
2. Xác định tỉ lệ nhiễm tụ cầu vàng và gen mã hóa siêu kháng nguyên của
TCV trên bệnh nhân Viêm da cơ địa người lớn.


3. Đánh giá hiệu quả điều trị viêm da cơ địa người lớn giai đoạn bán cấp

bằng uống kháng sinh Cefuroxim kết hợp với bôi Betamethasone
dipropionate 0,05% .
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1.

GIỚI THIỆU VỀ BỆNH VIÊM DA CƠ ĐỊA

1.1.1 Lịch sử bệnh và các thuật ngữ về VDCĐ
Bệnh đƣợc Robert Willan mô tả đầu tiên vào 1808, tác giả đã coi
VDCĐ giống sẩn ngứa.
Năm 1880, thuật ngữ “Lichen đơn giản mạn tính lan tỏa” đƣợc dùng
để chỉ các trƣờng hợp có thƣơng tổn da gồm các sẩn rải rác khắp ngƣời có
kèm theo dày da, ngứa và tiến triển mạn tính.
Năm 1891, Brocq và Jacquet thấy rằng bệnh lý này có liên quan
đến yếu tố thần kinh nên đặt tên là viêm da thần kinh lan tỏa.
Năm 1982, Besnier mô tả các trƣờng hợp có tổn thƣơng da là các sẩn
tập trung thành từng đám hoặc rải rác khắp ngƣời có liên quan đến hen phế
quản (HPQ), viêm mũi dị ứng (VMDƢ) và sau này đƣợc gọi là “Sẩn ngứa
Besnier”.
Năm 1923, Coca và cs dùng thuật ngữ “cơ địa” để mơ tả một số tình
trạng bệnh lý liên quan đến tăng cảm miễn dịch của cơ thể nhƣ hen suyễn,
viêm mũi dị ứng, và VDCĐ.
Đến năm 1930, Sulzberger và cs đƣa ra thuật ngữ “Viêm da cơ địa”.
Từ đó đến nay ngƣời ta đã dùng thuật ngữ VDCĐ để chỉ chàm thể tạng, viêm
da thần kinh (viêm da thần kinh khu trú và tỏa lan) [25].


Tại Việt Nam, ngành Da liễu đã thống nhất sử dụng thuật ngữ “Viêm

da cơ địa” [26] để thay bệnh lí trƣớc đây đƣợc gọi với nhiều tên gọi khác
nhau nhƣ chàm thể tạng, chàm cơ địa…[27],[11], và thuật ngữ “Viêm da cơ
địa” (VDCĐ) sẽ đƣợc sử dụng trong luận án này.
1.1.2 Một số đặc điểm dịch tễ của VDCĐ
VDCĐ là bệnh rất thƣờng gặp, tỉ lệ hiện mắc ngày càng tăng, đặc biệt
là ở các nƣớc công nghiệp phát triển. Tỉ lệ mắc trung bình ở trẻ em từ 10-20
%/dân số [25], [3], [2].
Ở Anh, tỉ lệ hiện mắc của VDCĐ ở trẻ em từ 9-12 tuổi qua các năm là
1964 là 5%, 1989 là 12%, 1994 là 18%, đến 1999 là 21% [28].
Bệnh thƣờng gặp ở trẻ em, hơn 60% VDCĐ khởi phát trong năm đầu
tiên của cuộc sống, gần 80% bệnh nhân triệu chứng lâm sàng còn kéo dài đến
5 tuổi, chỉ < 2% bệnh khởi phát sau 20 tuổi. Tỉ lệ hiện mắc và mới mắc thay
đổi rất lớn theo địa lý. Bệnh thƣờng gặp ở các nƣớc miền Bắc - Tây Châu Âu;
Châu Úc và Châu Phi. Ở các nƣớc miền đông Châu Âu, Trung Quốc và các
nƣớc trung tâm Châu Á có tỉ lệ thấp hơn [25], [2].
Bệnh thƣờng gặp ở các vùng thời tiết khơ hoặc lạnh hơn là các vùng có
khí hậu nhiệt đới nóng ẩm.
Bệnh VDCĐ gặp nhiều ở những vùng cơng nghiệp hố hơn là những
vùng nơng thơn. Ở Nigeria [29], tỉ lệ hiện mắc của VDCĐ tăng theo sự cơng
nghiệp hố của đất nƣớc, năm 1960 chỉ 0.3%, năm 1970 là 2.7%, đến năm
1980 là 6.1%.
Việt Nam chƣa có nghiên cứu về tỉ lệ hiện mắc và tỉ lệ mới mắc của
VDCĐ trong cộng đồng. Tại Bệnh viện Da Liễu Tp. HCM, tỉ lệ VDCĐ trên
tổng số bệnh nhân đến khám năm 2007 là 18,82%; 2008 là 19,75%; 2009 là
21,29%; 2010 là 23,46%; 2011 là 24,36%.
1.1.3. Đặc điểm lâm sàng của VDCĐ


1.1.3.1. Các thƣơng tổn cơ bản [11]
- Ban đỏ: Có 2 đặc điểm

+ Ngứa: Có trƣớc khi nổi ban đỏ, đây là triệu chứng chính và thƣờng gặp.
+ Ban đỏ: Hơi phù nề, trên ban đỏ là mụn nƣớc tập trung thành đám.
- Mụn nƣớc: Trên ban đỏ vài giờ hay vài ngày sau xuất hiện những mụn
nƣớc nông, chứa nƣớc trong, mụn nƣớc tập trung thành mảng.
- Chảy dịch và đóng vảy tiết: Mụn nƣớc của chàm nói chung, VDCĐ nói
riêng sau khi dập vỡ có thể chảy liên tục đƣợc các nhà chuyên môn gọi là
giếng chàm (mụn nƣớc Devergy - vesicule de devergy).
- Tróc vảy: Thƣợng bì tái tạo nứt ra và tróc vảy vụn hay từng mảng. Sau vài tuần
sự tróc vảy chấm dứt. Đối với VDCĐ mới bị da có thể trở lại bình thƣờng.
- Dày da: Trƣờng hợp VDCĐ tiến triển lâu, da sẽ dày kèm ngứa dai dẳng,
bệnh nhân càng gãi da càng dày và xám lại tạo thành những ô vuông gọi là
lichen hoá.
1.1.3.2. Triệu chứng cơ năng
- Ngứa: Là triệu chứng cơ năng chính của VDCĐ, 80-100% bệnh nhân
VDCĐ có triệu chứng ngứa [30], [31], [1]. Mặc dù có nhiều nghiên cứu về
các chất trung gian gây ngứa nhƣ histamin, các peptid thần kinh (chất P,
somatostatin, neurotensin), acetylcholine, tryptase, chymotryptase, các
cytokines…..[30], [32], [33].Tuy nhiên, cho đến nay các chất trung gian và cơ
chế bệnh sinh của triệu chứng này vẫn còn chƣa đƣợc biết rõ. Trên bệnh nhân
VDCĐ một số yếu tố có thể kích thích gây ngứa nhƣ khơ da, cào gãi, stress,
ra mồ hôi kể cả do nhiệt hay do vận động, tiếp xúc với lông thú, vải sợi, vi
khuẩn…
Ngứa làm cho bệnh nhân cào gãi, làm da dày lichen hóa, gây trầy xƣớc,
nhiễm trùng và bệnh VDCĐ ngày càng nặng hơn. Ngứa còn làm cho bệnh
nhân mất ngủ, ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng cuộc sống [34]. Do đó, điều


trị ngứa là một trong những mục tiêu quan trọng trong quá trình điều trị
VDVĐ. Tuy nhiên điều trị ngứa rất phức tạp và khó khăn, phải kết hợp nhiều
phƣơng pháp khác nhau.

- Mất ngủ: Giống nhƣ các bệnh mạn tính khác, VDCĐ ảnh hƣởng rất lớn đến tinh
thần của bệnh nhân. Bệnh diễn tiến mạn tính, tái phát nhiều lần, ảnh hƣởng đến
chất lƣợng cuộc sống, làm cho bệnh nhân lo lắng, trầm cảm, mất ngủ. Mất ngủ là
một trong những triệu chứng quan trọng trong việc đánh giá độ nặng của VDCĐ
theo SCORAD.
1.1.3.3. Các triệu chứng lâm sàng khác
Ngoài các tổn thƣơng cơ bản và triệu chứng cơ năng trên, bệnh nhân
VDCĐ có thể có các triệu chứng lâm sàng khác nhƣ khô da, vảy phấn trắng
Alba, da vẽ nổi màu trắng, viêm da bàn tay không đặc hiệu, thâm xung quanh
mắt, dày chỉ lòng bàn tay, dày sừng nang lông, tái mặt và đỏ mặt, nếp dƣới
mắt của Dennie Morgan, nếp cổ phía trƣớc, viêm kết mạc tái phát, đục thủy
tinh thể dƣới màng bọc trƣớc, viêm môi, chàm núm vú.
1.1.3.4. Giai đoạn bệnh [11]
- Giai đoạn cấp tính: Ở giai đoạn ban đỏ, mụn nƣớc, phù nề và chảy nƣớc.
- Giai đoạn bán cấp: giảm đỏ, giảm phù nề, da bắt đầu tróc vảy.
- Giai đoạn mạn tính: Da dày, thâm da, lichen hố.
1.1.3.5. Đặc điểm lâm sàng theo tuổi
Theo Habif T [1], VDCĐ đƣợc chia làm 3 lứa tuổi khác nhau
- VDCĐ tuổi ấu thơ: Từ lúc sinh ra đến 2 tuổi
Trẻ em mới sinh ra không bị bệnh. Biểu hiện lâm sàng thƣờng chỉ xuất
hiện sau 2-3 tháng tuổi. Khởi đầu là ban đỏ sau đó có mụn nƣớc, chảy nƣớc,
đóng vảy tiết và tróc vảy. Vị trí thƣờng là đối xứng hai bên má, sau đó có thể
lan ra quanh miệng, cằm; có thể lan ra da đầu, thân mình, tứ chi trừ các hốc tự
nhiên.


Tiến triển mạn tính, thất thƣờng với những đợt vƣợng, lui bệnh do tác
động của các yếu tố nhƣ mọc răng, nhiễm trùng đƣờng hô hấp, các dị nguyên
thức ăn (sữa, bột mì, trứng, nƣớc vắt hoa quả, thịt bị, đậu nành, tôm cua…)
Khoảng 50% bệnh nhân khỏi bệnh sau 2 tuổi, số cịn lại triệu chứng có

thể kéo dài đến giai đoạn VDCĐ ở trẻ em.
- VDCĐ trẻ em: Từ 2-12 tuổi
Thời kỳ này chỉ khoảng 15% VDCĐ là mới khởi phát, phần còn lại là
do diễn tiến kéo dài từ thời kỳ ấu thơ chuyển sang.
Ở lứa tuổi này vị trí thƣờng gặp nhất là ở các nếp gấp nhƣ khuỷu tay,
nếp khoeo chân, nếp cổ chân, thƣờng đối xứng hai bên.
Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát và vƣợng bệnh: giai đoạn này ngƣời
bệnh giảm mẫn cảm với các dị nguyên thức ăn, nhƣng lại tăng mẫn cảm với
các dị nguyên hô hấp nhƣ len, lông mèo, lơng chó, phấn hoa, sơn ở đồ
chơi..Các thay đổi về khí hậu, độ ẩm, học hành căng thẳng cũng ảnh hƣởng
đến sự phát và vƣợng bệnh.
Khoảng 75% các trƣờng hợp khỏi bệnh sau 14 tuổi.
- VDCĐ thanh thiếu niên và ngƣời lớn: Trên 12 tuổi trở lên
Đa số các trƣờng hợp là do diễn tiến kéo dài của VDCĐ ở trẻ em, chỉ
có khoảng 3% các trƣờng hợp là khởi phát sau 30 tuổi.
Triệu chứng lâm sàng và vị trí phân bố giống với VDCĐ trẻ em; bên
cạnh đó cịn có các dấu hiệu lâm sàng đặc trƣng nhƣ Viêm da lịng bàn tay,
ban đỏ quanh mắt, lichen hố ở vùng hậu môn sinh dục và các nếp gấp.
Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát bênh và vƣợng bệnh: thƣờng do các dị
nguyên hô hấp và dị nguyên tiếp xúc hơn là các dị nguyên thức ăn. Ngoài ra,
thay đổi khí hậu, sang chấn tinh thần cũng có thể là các yếu tố phát và vƣợng
bệnh.


Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ nghiên cứu trên nhóm bệnh nhân
VDCĐ ở thanh thiếu niên và người lớn (được tính từ >12 tuổi trở lên và viết
gọn là VDCĐ ở người lớn).
1.1.4. Chẩn đoán viêm da cơ địa
Cho tới nay chƣa có một xét nghiệm cận lâm sàng nào đặc trƣng cho
chẩn đoán VDCĐ nên việc chẩn đoán chủ yếu dựa vào các tiêu chuẩn lâm

sàng. Dƣới đây là 1 số bảng tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh VDCĐ hiện đang đƣợc
sử dụng trên thế giới.
1.1.4.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán của Hanifin và Rajka (1980)
Năm 1970, lần đầu tiên Rajka, Hanifin và Lobitz đã đƣa ra những tiêu
chuẩn chẩn đoán VDCĐ. Đến năm 1980, Hanifin và Rajka đã sửa lại các tiêu
chuẩn trên và đƣa ra 4 tiêu chuẩn chính và 23 tiêu chuẩn phụ (xem mục 2.1.1).
Tiêu chuẩn chẩn đốn xác định cần phải có  3 tiêu chuẩn chính kết hợp với  3
tiêu chuẩn phụ.
Các nhà nghiên cứu trên thế giới vẫn chƣa thống nhất về tiêu chuẩn
chẩn đốn của Hanifin và Rajka, cịn nhiều tranh luận. Kanwar, A. J. và cộng
sự [130] đã nghiên cứu xác định tần suất của các tiêu chuẩn phụ trên 50 bệnh
nhân bị VDCĐ và 50 trẻ em không bị bệnh. Tác giả thấy rằng viêm môi,
chàm vú, da vẽ nổi, viêm kết mạc tái phát và các nếp dƣới cổ có tần suất bằng
nhau giữa bệnh nhân VDCĐ và trẻ em khỏe mạnh. Rudzki và cộng sự [35] đã
nghiên cứu trên 481 bệnh nhân bị VDCĐ thấy rằng nếp gấp dƣới cổ và nếp
Dennie-Morgan dƣới mắt là hai tiêu chuẩn phụ rất có giá trị và đặc hiệu trong
chẩn đoán VDCĐ. Diepgen và cộng sự [22] thấy rằng tiêu chuẩn phụ khơ da
có giá trị hơn các tiêu chuẩn chính ở những bệnh nhân có tiền sử bản thân
hoặc gia đình bị VDCĐ.
1.1.4.2. Tiêu chuẩn chẩn đốn của Williams HC và cộng sự (1994).


Tất cả bệnh nhân phải có tình trạng da ngứa trong 12 tháng qua và kết
hợp với trên 3 tiêu chuẩn sau đây:
1) Tiền sử viêm da ở các nếp gấp nhƣ: khuỷu, khoeo chân, nếp gấp cổ chân
(viêm da hai bên gò má nếu trẻ em < 10 tuổi).
2) Tiền sử cá nhân hen suyễn hay sốt cỏ khô (hoặc tiền sử bệnh thể tạng ở
cha, mẹ, anh chị em ruột đối với bệnh nhân < 4 tuổi).
3) Tiền sử khô da lan tỏa trong năm trƣớc.
4) Hiện tại có viêm da ở các nếp gấp (hay viêm da ở gò má, trán hay mặt duỗi

chi ở trẻ dƣới 4 tuổi).
5) Khởi phát bệnh trƣớc 2 tuổi (không sử dụng nếu trẻ < 4 tuổi).
Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới đa số các tác giả sử dụng tiêu chuẩn
chẩn đoán của Hanifin & Rajka. Trong nghiên cứu này, chúng tơi sử dụng
tiêu chuẩn chẩn đốn bệnh VDCĐ theo Hanifin & Rajka.
1.1.4.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán VDCĐ của Hội các Bác sĩ gia đình Mỹ1999) [37] Gồm 4 tiêu chuẩn chính và 15 tiêu chuẩn phụ.
- 4 tiêu chuẩn chính
+ Ngứa
+ Viêm da mạn tính tái phát
+ Hình thái và vị trí điển hình:
Trẻ em: Mụn nƣớc tập trung thành đám ở mặt, mặt duỗi các chi
Ngƣời lớn: Lichen hóa ở nếp gấp
+ Tiền sử gia đình hay bản thân bị các bệnh cơ địa nhƣ hen phế quản,
VDCĐ, mày đay.
- 15 tiêu chuẩn phụ
+ Khô da
+ Dày da lòng bàn tay, bàn chân


×