Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Thúc đẩy an sinh trẻ em qua dự án “tăng cƣờng hiệu quả hệ thống các dịch vụ về bảo vệ trẻ em” tại cộng đồng của tổ chức childfund việt nam (nghiên cứu tại huyện kim bôi, tỉnh hòa bình)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 120 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN LAM PHƢƠNG

THÖC ĐẨY AN SINH TRẺ EM QUA DỰ ÁN
“TĂNG CƢỜNG HIỆU QUẢ HỆ THỐNG CÁC DỊCH VỤ
VỀ BẢO VỆ TRẺ EM TẠI CỘNG ĐỒNG” CỦA TỔ CHỨC
CHILDFUND VIETNAM

(Nghiên cứu tại Huyện Kim Bôi, Tỉnh Hịa Bình)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH CƠNG TÁC XÃ HỘI

Hà Nội – 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN LAM PHƢƠNG

THÖC ĐẨY AN SINH TRẺ EM QUA DỰ ÁN
“TĂNG CƢỜNG HIỆU QUẢ HỆ THỐNG CÁC DỊCH VỤ
VỀ BẢO VỆ TRẺ EM TẠI CỘNG ĐỒNG” CỦA TỔ CHỨC
CHILDFUND VIETNAM

(Nghiên cứu tại Huyện Kim Bôi, Tỉnh Hịa Bình)

Chun ngành: Cơng tác xã hội
Mã số: 8690101.01



LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ NHƢ TRANG

Hà Nội – 2020


LỜI CAM ĐOAN
Nhờ có sự giúp đỡ của PGS. TS Nguyễn Thị Nhƣ Trang cùng tồn thể các
thầy cơ trong khoa Xã hội học nói chung và các cán bộ của tổ Chức ChildFund
Việt Nam, cán bộ của Ủy Ban Nhân Dân Huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình cùng
với các cán bộ tại 06 xã thuộc huyện Kim Bôi, tỉnh Hịa Bình đã tạo điều kiện,
góp ý chỉ bảo và hợp tác thực hiện đề tài nghiên cứu của tôi trong suốt q trình
tơi thực tập và hồn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Để đảm bảo tính trung
thực của thông tin, tôi xin cam đoan rằng:
Luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Thúc đẩy an sinh trẻ em qua dự án
“Tăng cƣờng hiệu quả hệ thống các dịch vụ về bảo vệ trẻ em” tại cộng đồng
của tổ chức Childfund Việt Nam (nghiên cứu tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hịa
Bình)” là nghiên cứu riêng của cá nhân tơi, luận văn đảm bảo tính ngun bản,
khơng vi phạm bản quyền tác giả, tác phẩm sở hữu trí tuệ, các nội dung nghiên
cứu, kết quả trong nghiên cứu là trung thực chƣa đƣợc cơng bố dƣới mọi hình
thức nào trƣớc đây. Các trích dẫn trong bài đều đƣợc ghi rõ nguồn tham khảo.
Tôi xin cam đoan và xin hứa sẽ chịu trách nghiệm với luận văn của mình
Sau cùng, tơi xin chân thành cám ơn cô Nguyễn Thị Nhƣ Trang, các thầy
cô Khoa Xã Hội Học, các cán bộ của tổ Chức ChildFund Việt Nam, cán bộ của
Ủy Ban Nhân Dân Huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình cùng với các cán bộ tại 06 xã
thuộc huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình đã giúp đỡ tơi hồn thành luận văn của
mình.

Ngày 15 tháng 12 năm 2020
Tác giả luận văn

Nguyễn Lam Phƣơng


LỜI CẢM ƠN
Công tác xã hội là một nghề hoạt động dựa trên cơ sở tơn trọng quyền lợi,
sự bình đẳng, giá trị của mỗi cá nhân, nhóm và cộng đồng. Những giá trị này
đƣợc thể hiện trong các nguyên tắc hoạt động cũng nhƣ các quy điều đạo đức của
công tác xã hội. Ở Việt Nam, nghề CTXH vẫn đang là một ngành nghề đang
trong q trình tự hồn thiện và nâng cao tính chuyên nghiệp. Muốn đạt đƣợc
những điều này, hệ thống giáo dục và đào tạo của nghề CTXH cũng cần phải
khơng ngừng nâng cao tính chun nghiệp và chất lƣợng đầu ra.
Trong quá trình thực tập tại ChildFund Việt Nam tôi đã nhận đƣợc nhiều
sự hỗ trợ từ nhiều cá nhân tại cơ sở thực tập cũng nhƣ từ Ủy ban Nhân Dân
Huyện Kim Bôi để phát triển từ thực tập tốt nghiệp lên thành đề tài luận văn tốt
nghiệp. Vì vậy, tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban giám đốc, cán bộ tại tổ
chức ChildFund và cán bộ Ủy Ban Nhân Dân Huyện Kim Bơi đã tận tình giúp đỡ
và tạo điều kiện để tơi hồn thành đợt thực tập tốt nghiệp của mình và có cơ sở
phát triển luận văn tốt nghiệp của mình!
Đặc biệt, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các
thầy cô Khoa Xã Hội Học của trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đặc
biệt là giảng viên hƣớng dẫn của tôi, cô Nguyễn Thị Nhƣ Trang đã tận tình
hƣớng dẫn và góp ý cho tơi về luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội,15 tháng 12 năm 2020
Tác giả luận văn

Nguyễn Lam Phƣơng



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ/LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ....................................................................... 1
2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ................................................................ 3
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 10
4. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.............................................................. 10
5. ĐỐI TƢỢNG, KHÁCH THỂ, PHẠM VI NGHIÊN CỨU .............................................. 10
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................................. 11
7. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 13
NỘI DUNG CHÍNH ............................................................................................ 14
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .......................... 14
1.1. Khái niệm cơ bản .......................................................................................... 14
1.2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu ........................................................... 21
1.3. Quan điểm của nhà nƣớc về An sinh trẻ em và Bảo vệ trẻ em ..................... 28
Tiểu kết chƣơng 1................................................................................................. 30
CHƢƠNG 2. HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN “TĂNG CƢỜNG HIỆU QUẢ CÁC
HỆ THỐNG CÁC DỊCH VỤ VỀ BẢO VỆ TRẺ EM TẠI CỘNG ĐỒNG” CỦA
TỔ CHỨC CHILDFUND VIỆT NAM TẠI HUYỆN KIM BƠI, TỈNH HỊA
BÌNH .................................................................................................................... 31
2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu và dự án “Tăng cƣờng hiệu quả hệ thống
các dịch vụ bảo vệ trẻ em tại cộng đồng” của ChildFund Việt Nam tại huyện Kim
Bơi, tỉnh Hịa Bình ............................................................................................... 31
2.2. Hoạt động đào tạo năng lực cho cán bộ chuyên trách theo cơ chế bảo vệ trẻ
em dựa vào cộng đồng. ........................................................................................ 40
2.3. Hoạt động xây dựng và phát triển khả năng thích ứng của trẻ em thông qua
lồng ghép sự tham gia và bảo vệ trẻ em vào các sáng kiến cộng đồng. .............. 45
2.4. Kết quả thực hiện dự án tại địa bàn............................................................... 57
Tiểu kết chƣơng hai .............................................................................................. 67


1


CHƢƠNG 3: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN “TĂNG
CƢỜNG HỆ THỐNG CÁC DỊCH VỤ BẢO VỆ TRẺ EM” TRONG VIỆC THÚC
ĐẨY AN SINH TRẺ EM ..................................................................................... 68
3.1. Yếu tố kinh phí .............................................................................................. 68
3.2. Yếu tố về chính quyền, lãnh đạo địa phƣơng................................................ 71
3.3. Yếu tố từ các cán bộ chuyên trách Bảo vệ trẻ em ......................................... 76
3.4. Yếu tố về chính sách và thủ tục thực hiện chính sách .................................. 81
3.5. Yếu tố từ văn hóa địa phƣơng ....................................................................... 84
Tiểu kết chƣơng 3................................................................................................. 88
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................................... 89
TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ................................................................................... 93
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 97

2


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ASTE

An sinh trẻ em

ASXH

An sinh xã hội

BVTE


Bảo vệ trẻ em

CTXH

Công tác xã hội

LĐTB&XH

Lao động Thƣơng binh và xã hội

TE

Trẻ em

TN

Thanh niên

TTN

Thanh thiếu niên

3


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. 1: Hệ thống sinh thái của trẻ em và an sinh trẻ em tại địa bàn nghiên cứu .... 23
Hinh 2. 1: Bản đồ nguy cơ trẻ em xã Nuông Dăm......................................................... 65


DANH MỤC BẢNG BIỂU
No table of figures entries found.
Bảng 2. 1: Tổng số trẻ em tại địa bàn của dự án - địa bàn nghiên cứu ................ 34
Bảng 2. 2: Số trẻ em có hồn cảnh khó khăn và có nguy cơ rơi vào hồn cảnh
khó khăn ............................................................................................................... 35
Bảng 2. 3: Hình thức hƣởng lợi và cách xác định................................................ 39
Bảng 2. 4: Số liệu về ngƣời hƣởng lợi của dự án................................................. 58
Bảng 2. 5: Trƣờng hợp can thiệp số 1 .................................................................. 61
Bảng 2. 6: Trƣờng hợp can thiệp số 2 .................................................................. 62
Bảng 2. 7: Trƣờng hợp can thiệp số 3 .................................................................. 63

4


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề/lý do chọn đề tài
Theo Báo cáo An sinh xã hội thế giới 2017-2019 của Tổ chức Lao động
Quốc tế (ILO) về vấn đề An sinh xã hội cho trẻ em: “Gần 2/3 số trẻ em toàn cầu
– tƣơng đƣơng 1,3 tỉ trẻ em - vẫn chƣa đƣợc tiếp cận an sinh xã hội, trong số đó
hầu hết là trẻ em sinh sống tại Châu Phi và Châu Á”. Báo cáo chỉ ra rằng trên
toàn thế giới, ƣớc tính 5,9 triệu trẻ em dƣới 5 tuổi chết hàng năm, hầu hết trong
số chúng là do các ngun nhân có thể phịng ngừa đƣợc, gần một nửa số ca tử
vong này là do thiếu dinh dƣỡng và đói nghèo.
Tại Việt Nam, an sinh xã hội cho trẻ em tại đƣợc nhấn mạnh quan trọng vì
trên thực tế, trẻ em là mầm non của mỗi quốc gia, đã có nhiều chính sách, đề án
đƣợc đƣa ra để bảo vệ trẻ em, an sinh trẻ em. Tuy nhiên, theo báo cáo Bộ
LĐTBXH, năm 2018, cả nƣớc xảy ra 1.547 vụ xâm hại trẻ em, với gần 1.700 đối
tƣợng, xâm hại 1.579 trẻ, trong đó có 1.293 em bị xâm hại tình dục. Đại diện Bộ
LĐTB&XH cũng thừa nhận số liệu do Unicef cung cấp là ở Việt Nam, 68,4% trẻ
em từng bị cha mẹ, ngƣời chăm sóc bạo lực tại nhà, xếp thứ 27 trên 75 quốc gia.

Bạo lực học đƣờng diễn ra ngày càng nhiều, học sinh đánh nhau trong và ngồi
trƣờng học, thầy cơ giáo cũng có những hành vi bạo lực với trẻ em và nguyên
nhân là do xã hội thay đổi, bất bình đẳng giới, bất bình đẳng kinh tế, tình trạng
nghèo khó, các quan niệm, văn hóa ủng hộ bạo lực/xâm hại, tại trƣờng học và gia
đình, việc sử dụng bạo lực vẫn đƣợc coi nhƣ một phƣơng pháp giáo dục "yêu cho
roi cho vọt"

Trong khi đó việc thực thi pháp luật, ý thức chấp hành các quy

định của luật pháp ở nƣớc ta hiện nay chƣa nghiêm; hình thức xử lý đối với
ngƣời có hành vi xâm hại trẻ em chƣa kịp thời và cịn nƣơng nhẹ; nhiều trƣờng
hợp bị bỏ qua, khơng có tác dụng răn đe hoặc giáo dục. Một bộ phận cán bộ có
chức năng bảo vệ trẻ em làm việc thiếu trách nhiệm, sự phối hợp giữa các bên
liên quan còn hạn chế.
Tại địa bàn nghiên cứu – huyện Kim Bơi – huyện có tỷ lệ hộ nghèo theo
tiêu chí đa chiều của tồn huyện là 35,04%, thực trạng đói nghèo đã dẫn đến một
số vấn đề đối với trẻ em và thanh thiếu niên nhƣ: Tình trạng xâm hại trẻ em (tình

1


dục, tinh thần) vẫn diễn ra ở một số địa phƣơng, theo thống kê của phòng
LĐTBXH huyện, trong năm 2014 tới đầu năm 2017 đã xảy ra 8 vụ xâm hại tình
dục, nhiều trƣờng hợp trẻ em bị bắt nạt, xâm hại ở các hình thức đƣợc coi là nhẹ
hoặc đƣợc ngƣời dân can thiệp sớm thì thƣờng bị lờ đi và không đƣợc báo cáo,
can thiệp theo hệ thống s n có. Bên cạnh đó, theo báo cáo của địa phƣơng và
khảo sát đánh giá của ChildFund, có khoảng 46% trẻ em trai và 37% trẻ em gái
đƣợc báo cáo là khơng có tiếng nói trong gia đình, trƣờng học và cộng đồng. Hơn
nữa, hầu hết cán bộ quản lý và giáo viên không thể nêu tên bất kỳ hoạt động nào
liên quan đến dự án bảo vệ trẻ em ở các xã. Một số thậm chí cịn khơng biết về sự

tồn tại hệ của thống bảo vệ trẻ em. Tình trạng tảo hơn có chiều hƣớng gia tăng,
năm 2017 tồn huyện có 26 vụ tảo hơn, năm 2016 có 21 vụ tảo hơn.
Trƣớc thực trạng đó, dự án “Tăng cƣờng hiệu quả hệ thống dịch vụ bảo vệ
trẻ em tại cộng đồng” của tổ chức ChildFund Việt Nam tại huyện Kim Bơi, tỉnh
Hịa Bình đƣợc xây dựng nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ chuyên trách theo
cơ chế bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng cũng nhƣ xây dựng và phát triển khả
năng thích ứng của trẻ em (TE) và thanh thiếu niên (TTN) thông qua lồng ghép
sự tham gia và bảo vệ trẻ em (BVTE) vào các sáng kiến cộng đồng. Để thực hiện
mục tiêu đó, dự án thực hiện hai hoạt động chính, một là đào tạo một đội ngũ
nhân viên công tác xã hội (CTXH) chuyên nghiệp đồng thời đào tạo, tập huấn về
phƣơng pháp bảo vệ trẻ em theo hƣớng công tác xã hội cho cán bộ địa phƣơng,
lãnh đạo và giáo viên của trƣờng tiểu học, trung học cơ sở; Hai là xây dựng tài
liệu xác định rủi ro cho trẻ em, thanh thiếu niên cũng nhƣ tập huấn, tổ chức
những diễn đàn hành động vì trẻ em cung cấp kiến thức về bảo vệ trẻ em, những
rủi ro mà trẻ em có thể gặp phải để trẻ và phụ huynh tham gia phát biểu ý kiến,
đóng góp ý tƣởng để xây dựng hệ thống bảo vệ trẻ em an toàn và chặt chẽ hơn.
Nhận thấy đây là một mơ hình dự án tƣơng đối hiệu quả trong lĩnh vực BVTE và
phát triển nghề CTXH cũng nhƣ việc hỗ trợ trẻ em có thể đến gần hơn với quyền
của trẻ em, an sinh xã hội của trẻ, vì vậy, tơi thực hiện đề tài “Thúc đẩy an sinh
trẻ em qua dự án “Tăng cƣờng hiệu quả hệ thống các dịch vụ về bảo vệ trẻ
em” tại cộng đồng của tổ chức Childfund Việt Nam (nghiên cứu tại huyện

2


Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình)” nhằm mục đích đánh giá hiệu quả của mơ hình dự án
đến với việc thúc đẩy an sinh của trẻ cũng nhƣ công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ
em.
2. Tổng quan nghiên cứu của đề tài
2.1. Trên thế giới

Trong báo cáo “Những đổi mới trong chính sách dịch vụ y tế và con ngƣời
của NYC” về Chính sách An sinh trẻ em của nhóm nghiên cứu đến từ Tổ chức về
chính sách Vera (tháng 1, 2014): “Từ những năm 1990, các cơ quan về an sinh
trẻ em ngày càng tập trung vào việc phát triển các dịch vụ thay thế để thúc đẩy
các dịch vụ chăm sóc giáo dục nhằm mục đích nâng cao khả năng cho các gia
đình và cung cấp cho cha mẹ sự hỗ trợ cần thiết để giữ an toàn cho con cái họ ở
nhà. Thập kỷ qua đã cho thấy sự thay đổi phi thƣờng về số lƣợng trẻ em đƣợc
chăm sóc ni dƣỡng trên tồn quốc và địa phƣơng. Từ năm 2002 đến 2012, số
trẻ em đƣợc chăm sóc ni dƣỡng tại Hoa Kỳ đã giảm khoảng 23% từ 523.616
vào tháng 9/2002 xuống còn 399.546 vào tháng 9/2012. Sự giảm số lƣợng trẻ em
đƣợc chăm sóc ni dƣỡng tại Thành phố New York, thƣờng là đƣợc gọi là điều
tra chăm sóc ni dƣỡng, thậm chí cịn lớn hơn. Từ tháng 9/2002 đến tháng
9/2012, tổng điều tra chăm sóc nuôi dƣỡng tại Thành phố New York đã giảm từ
26.337 trẻ em xuống còn 13.289 trẻ em - mức giảm gần 50%. Tổng điều tra dân
số này đã giảm xuống còn 11.917 trẻ em vào tháng 9/2013, sự sụt giảm trong
tổng điều tra dân số xảy ra mặc dù số lƣợng báo cáo ngƣợc đãi trẻ em tƣơng đối
ổn định trong suốt giai đoạn này”.Bản tóm tắt chính sách này dựa trên các cuộc
phỏng vấn với các chuyên gia đại diện cho một loạt các quan điểm, bao gồm các
thành viên của nhóm lãnh đạo điều hành Dịch vụ Trẻ em Thành phố New York
(ACS), các nhà cung cấp dịch vụ phúc lợi trẻ em và ngƣời ủng hộ. Bản tóm tắt
cũng đƣợc thơng báo bằng cách xem xét các tài liệu nội bộ và dữ liệu tổng hợp
do ACS cung cấp, xem xét các tài liệu liên quan và kinh nghiệm chuyên môn và
chuyên môn của các tác giả. Nhƣ vậy, việc phát triển các dịch vụ chăm sóc giáo
dục trẻ em tại New York đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của trẻ tại chính gia
đình của mình chứ khơng phải tại các cơ sở chăm sóc. Chính phủ cũng tập trung

3


phát triển những dịch vụ giúp cho cha mẹ có những kỹ năng cơ bản để chăm sóc

và bảo vệ con cái của mình. Đây chính là một trong những bƣớc đầu tiên trong
việc cung cấp kiến thức về bảo vệ trẻ em cho chính những ngƣời chăm sóc để
giúp trẻ em có thể tiếp cận đƣợc tối đa quyền của mình [30].
Theo Báo cáo An sinh xã hội thế giới 2017-2019 của Tổ chức Lao động
Quốc tế (ILO) về vấn đề An sinh xã hội cho trẻ em: “Hiện nay mới chỉ có 35%
trẻ em trên tồn thế giới được tiếp cận thực tế với an sinh xã hội, dù vậy vẫn
cịn có sự chênh lệch đáng kể giữa các khu vực. Gần 2/3 số trẻ em toàn cầu –
tƣơng đƣơng 1,3 tỉ trẻ em - vẫn chƣa đƣợc tiếp cận an sinh xã hội, trong số đó
hầu hết là trẻ em sinh sống tại Châu Phi và Châu Á. Tính trung bình, mức chi cho
các chƣơng trình an sinh xã hội cho trẻ em và hộ gia đình có trẻ trong độ tuổi 014 tuổi chiếm 1.1% GDP, cho thấy đầu tƣ cho cho trẻ em thiếu hụt đáng kể”.
Trong báo cáo của ILO đƣa ra nhận định rằng trẻ em chiếm một tỷ lệ không cân
xứng trong dân số cực kỳ nghèo trên thế giới. Báo cáo chỉ ra rằng trên tồn thế
giới, ƣớc tính 5,9 triệu trẻ em dƣới 5 tuổi chết hàng năm, hầu hết trong số chúng
là do các ngun nhân có thể phịng ngừa đƣợc, gần một nửa số ca tử vong này là
do thiếu dinh dƣỡng và đói nghèo. Trẻ em lớn lên trong nghèo khó có ít cơ hội
tiếp cận dịch vụ, quyền lợi hơn so với các bạn cùng trang lứa. Trẻ em có trải
nghiệm bị tổn thƣơng, nghèo đói và rủi ro khác với ngƣời lớn. Đặc biệt là trong
thời thơ ấu, trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào ngƣời chăm sóc và khơng có bất kỳ
phƣơng tiện nào để tự bảo vệ mình. Sự phụ thuộc của trẻ vào ngƣời lớn cũng
khiến trẻ dễ bị bạo lực hoặc các hình thức lạm dụng và bóc lột khác nhƣ lao động
trẻ em, buôn bán, kết hôn trẻ em, mang thai ở tuổi vị thành niên và các hành vi
truyền thống khác, điều này xảy ra ở những khu vực đói nghèo và chƣa phát triển
nhiều hơn so với các nƣớc phát triển, đang phát triển. Ngay cả khi còn là thanh
thiếu niên, trẻ thƣờng khơng có tiếng nói, đặc biệt là trẻ lớn lên trong các tổ chức
văn hóa và pháp lý truyền thống không đặt ƣu tiên cho quyền và nhu cầu của trẻ
em. Đặc biệt, Châu Phi là khu vực bị ảnh hƣởng nhiều nhất: “hơn hai phần ba trẻ
em châu Phi trải qua hai lần thiếu hoặc nhiều hơn các nhu cầu cơ bản của chúng
(de Milliano và Plavgo, 2014)”.

4



Tại Trung Quốc, có 322 triệu trẻ em, đại diện cho một trong sáu trẻ em
trên toàn thế giới. Hơn một triệu trẻ em ở Trung Quốc mồ côi hoặc bị bỏ rơi mà
khơng có bất kỳ hình thức chăm sóc nào của cha mẹ, thƣờng là kết quả của cái
chết của cha mẹ hoặc cha mẹ bị giam giữ, bệnh tật hoặc khuyết tật. Khoảng
110.000 trẻ em này đƣợc nhà nƣớc chăm sóc, 80% trong số đó sống trong các tổ
chức và trại trẻ mồ côi hơn là với một gia đình thay thế.
Trong một nghiên cứu về An sinh trẻ em và Bảo vệ Trẻ em tại Trung
Quốc [1] do Trung tâm nghiên cứu chính sách xã hội (SPRC) tại Đại học New
South Wales (Úc) đồng thực hiện vào năm 2013 đã ƣớc tính rằng hơn 9% trẻ em
gái và 8% trẻ em trai ở Trung Quốc - trong tổng số khoảng 30 triệu trẻ em - đã
trải qua lạm dụng tình dục. Một phần lạm dụng tình dục trẻ em là lạm dụng tình
dục xâm nhập, ảnh hƣởng đến khoảng 3 triệu trẻ em; một vấn đề lớn khơng có
giải pháp chính sách rõ ràng. Những vấn đề an sinh trẻ em và bảo vệ trẻ em đã
đƣợc chú ý trên thế giới trong những tháng gần đây, với các báo cáo trên phƣơng
tiện truyền thông đại chúng thu hút tranh luận sôi nổi về sự cần thiết phải bảo vệ
trẻ em trƣớc nguy cơ lạm dụng thể chất và tình dục, giải quyết các điều kiện sống
trong trại trẻ mồ cơi khơng chính thức và ngăn chặn tỷ lệ cao tử vong trẻ em
trong các vụ hỏa hoạn, giao thông và các tai nạn khác do bỏ bê. Để bảo vệ và hỗ
trợ trẻ em dễ bị tổn thƣơng, Trung Quốc đã phát triển và thực hiện một hệ thống
bảo vệ trẻ em một cách hiệu quả.
Tại Hàn Quốc, theo trang bokjiro.go.kr (Cổng thông tin tra cứu về An sinh
xã hội – hƣớng dẫn thông tin an sinh xã hội tại Hàn Quốc), trẻ em từ 0 đến 6 tuổi
(0 đến 71 tháng tuổi) trong các hộ gia đình có giới hạn thu nhập thấp hơn tiêu
chuẩn lựa chọn sẽ đƣợc nhận trợ cấp với điều kiện nhƣ sau: trẻ em có quốc tịch
Hàn Quốc. Ngay cả khi cha mẹ là ngƣời nƣớc ngoài, nếu đứa trẻ mang quốc tịch
Hàn Quốc, bao gồm ngƣời mang nhiều quốc tịch đang cƣ trú ở Hàn Quốc, bao
gồm cả trẻ em đƣợc công nhận là ngƣời tị nạn theo điều 18 của "Luật tị nạn"; Trẻ
em có số đăng ký cƣ trú bình thƣờng dựa trên Luật đăng ký cƣ trú. Trợ cấp trẻ

em đƣợc trả cho trẻ em của các hộ gia đình có dƣới 90% thu nhập của tất cả các
hộ gia đình có 2 ngƣời trở lên. Nếu hộ gia đình hoặc ngƣời giám hộ chỉ có một

5


cha hay mẹ, hoặc chỉ có một ơng hay bà (nội/ngoại), thì thêm 1 vào số thành viên
trong gia đình. Chỉ dành cho các gia đình có trẻ em, thêm 2 vào số lƣợng thành
viên trong gia đình. Đối với các hộ gia đình có từ 7 ngƣời trở lên, cứ mỗi lần
thêm 1 thành viên trong gia đình thì cộng thêm 2,66 triệu won vào tiêu chuẩn lựa
chọn[26].
Nhƣ vậy, vấn đề an sinh đối với trẻ em tại các quốc gia trên thế giới, cụ
thể là các quốc gia tại Châu Á đều đƣợc quan tâm và phát triển.
2.2. Tại Việt Nam
Bà Ann M.Veneman, Giám đốc Điều hành Giám đốc điều hành Quỹ Nhi
đồng Liên hiệp quốc (UNICEF): “Việt Nam cũng đã đạt đƣợc những thành tựu
đáng khích lệ trong lĩnh vực chăm sóc trẻ em”. Theo đánh giá chung của Liên
hợp quốc, Việt Nam đã giảm đáng kể tỷ lệ tử vong của trẻ em dƣới 5 tuổi, từ
53/1.000 trẻ sinh ra năm 1990 xuống còn 19/1.000 năm 2005. Tƣơng tự, tỷ lệ tử
vong của trẻ sơ sinh cũng đƣợc giảm từ 38/1.000 xuống 16/1.000. Tỷ lệ nhập học
và hồn thành chƣơng trình tiểu học đã đƣợc cải thiện đáng kể [18].
Thực tế, vẫn còn hàng triệu trẻ em Việt Nam chƣa đƣợc đáp ứng các nhu
cầu thiết yếu bao gồm giáo dục, y tế, nƣớc sạch, vệ sinh mơi trƣờng, nhà ở, vui
chơi giải trí, an sinh xã hội và phòng, chống nguy cơ lao động trẻ em. Cụ thể
trong báo cáo của Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) năm
2015, tỷ lệ thấp cịi trung bình ở trẻ em dƣới 5 tuổi trên toàn quốc đã giảm đáng
kể từ 43,3% trong năm 2000 xuống còn 24,9% trong năm 2014 (theo số liệu của
Viện Dinh dƣỡng Quốc gia – NIN, 2014) tuy nhiên vẫn cịn sự chênh lệch giữa
các vùng. Ngun nhân chính của sự chênh lệch này bao gồm: mất an ninh
lƣơng thực và thu nhập gia đình thấp do thiếu năng lực, vốn và khả năng tiếp cận

thị trƣờng, thiếu những thực hành tốt về chăm sóc sức khỏe/dinh dƣỡng cho bà
mẹ và trẻ em do sự hạn chế kiến thức ở các bà mẹ và ngƣời chăm sóc trẻ, hạn chế
trong tiếp cận dịch vụ y tế có chất lƣợng do thiếu cơ sở vật chất và năng lực cán
bộ y tế chƣa cao,

.. Bên cạnh đó, theo báo cáo của dự án Đảm bảo Chất Lƣợng

Giáo dục trong Nhà trƣờng (SEQAP), mặc dù có 98% học sinh tiểu học thi tốt
phần tập đọc 9 và kỹ năng đọc của học sinh có tiến bộ thì các em vẫn gặp khó

6


khăn trong phần đọc hiểu của bài kiểm tra. Những nguyên nhân gốc rễ của tình
trạng này đƣợc World Vision nghiên cứu và đƣa ra bao gồm phƣơng pháp giảng
dạy kém hiệu quả, mơi trƣờng học tập cịn nghèo nàn và thiếu sự vào cuộc của
cha mẹ học sinh, giáo viên bằng cấp nhƣng vẫn dạy học theo phƣơng pháp thuyết
giảng một chiều gây cản trở khả năng tƣ duy và kỹ năng học của học sinh và
phần lớn những thƣ viện của trƣờng học chỉ đƣợc dùng làm kho chứa đồ và
khơng có hoạt động đọc sách. Ngồi ra, vấn đề liên quan đến bảo vệ trẻ em ở
Việt Nam bao gồm lao động trẻ em, tảo hôn, và tai nạn thƣơng tích ở trẻ cũng là
vấn đề gây nhức nhối. Theo World Vision nguyên nhân gốc rễ của vấn đề lao
động trẻ em là nghèo đói, thiếu nhận thức hoặc hạn chế trong nhận thức về quyền
trẻ em ở cha mẹ, ngƣời chăm sóc trẻ, trẻ em, ngƣời sử dụng lao động và môi giới
lao động. Trẻ em nghèo ở các vùng nông thôn thƣờng bị dụ dỗ bỏ học để làm
việc tại các thành phố lớn với hy vọng có thu nhập tốt giúp đỡ gia đình. Việc
thiếu các kỹ năng phù hợp với thị trƣờng việc làm cũng nhƣ thiếu thông tin về
điều kiện làm việc thƣờng dẫn đến lao động trẻ em và các hình thức bóc lột khác.
Tỷ lệ tảo hơn ngày càng gia tăng ở các cộng đồng DTTS do phong tục tập quán
và do cha mẹ không hƣớng dẫn con cái về quan hệ trƣớc hôn nhân và sức khỏe

sinh sản. Tai nạn giao thông và đuối nƣớc cũng là vấn đề thƣờng xảy ra với trẻ
em, nguyên nhân chính gây ra thƣơng tích cho trẻ em do hành vi lái xe khơng an
tồn, vi phạm luật giao thơng và thiếu kiến thức, kỹ năng bảo vệ bản thân.
Theo báo cáo tại Hội thảo tham vấn kết quả nghiên cứu xây dựng hệ thống
Bảo trợ xã hội có khả năng ứng phó với các cú sốc lấy trẻ em làm trọng tâm tại
Việt Nam[21], thiên tai tác động vào Việt Nam đã làm chết và mất tích 40 trẻ em,
trên 1.400 trƣờng học bị ảnh hƣởng vào năm 2017, tới năm 2018 thời tiết và
thiên tai làm chết và mất tích 31 trẻ em. Trẻ em là đối tƣợng bị ảnh hƣởng nặng
nề bởi thiên tai, các em bị mất đi những cơ hội tiếp cận giáo dục, dinh dƣỡng, y
tế và bảo trợ. Ngồi ra, các em cịn dễ gặp rủi ro về lạm dụng tình dục, bạo
hành,.... Hiện tại hệ thống an sinh xã hội gồm 5 nhóm chính là: Trợ giúp khẩn
cấp (trợ giúp đột xuất); Trợ cấp tiền mặt; Nhận chăm sóc thay thế; Chăm sóc,
ni dƣỡng trong cơ sở chăm sóc xã hội; Chăm sóc xã hội tại cộng đồng đƣợc

7


thực hiện để góp phần hỗ trợ cho ngƣời dân, đặc biệt là trẻ em. Tuy nhiên, theo
đánh giá của các chuyên gia, hệ thống chính sách bảo trợ xã hội hiện cịn thiếu sự
thống nhất, tồn diện, mức trợ giúp thấp, chƣa thật sự đáp ứng nhu cầu. Tính
thích ứng để ứng phó với vấn đề rủi ro ở trẻ em chƣa cao và rào cản trong việc
tiếp cận chính sách, thủ tục hành chính, cơng nghệ thơng tin vẫn còn tồn tại. Trên
cơ sở buổi hội thảo, Bộ LĐTBXH kết hợp với các ban ngành và đặc biệt là
UNICEF đề xuất giải pháp, định hƣớng xây dựng chiến lƣợc về an sinh xã hội
trong giai đoạn 2021- 2030 và nghiên cứu xây dựng Nghị định 136 sửa đổi.
Bên cạnh đó, theo khảo sát đƣợc thực hiện trong đề tài “Thực hiện quyền
an sinh xã hội của ngƣời dân thông qua hoạt động công tác xã hội chuyên nghiệp
ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Hồi Loan (2018). Có đến 124 ngƣời
(chiếm 41,3%) tham gia khảo sát chƣa có nhận thức cụ thể về phịng tránh nguy
cơ bị ngƣợc đãi, lạm dụng tại cộng đồng, 185 ngƣời đã từng biết hoặc là nạn

nhân của lạm dụng, ngƣợc đãi trong cộng đồng. Trong đề tài, tác giả đã chỉ ra
việc thực hiện quyền an sinh xã hội tại một số tỉnh thành của Việt Nam, trong đó
có Kim Bơi, Hồ Bình. Khảo sát chỉ ra rằng hiện tại có 108/145 trẻ xác nhận
đƣợc cung cấp kiến thức phịng tránh nguy cơ lạm dụng, ngƣợc đãi tại cộng
đồng; 129/145 trẻ đƣợc bảo vệ khỏi các hình thức bóc lột sức lao động tại cộng
đồng; 131/145 trẻ đƣợc bảo vệ khỏi các hình thức bạo lực tại cộng đồng. Để cải
thiện đƣợc hiện trạng này, nhân viên CTXH chuyên nghiệp, bán chuyên nghiệp
tại địa phƣơng đã sử dụng một số phƣơng pháp nhƣ tuyên truyền chính sách, tƣ
vấn chính sách và kết nối nguồn lực để hỗ trợ trẻ và gia đình của trẻ.
Theo báo cáo của Đề án trợ giúp xã hội, tính đến năm 2019, chỉ có 17,7%
trẻ em dƣới 16 tuổi sống trong các hộ gia đình đƣợc hƣởng trợ cấp xã hội (cụ thể
là Nghị định 136)[29]. Trong đó nhiều trẻ thuộc hộ nghèo hoặc cận nghèo thì
chƣa đƣợc hƣởng trợ cấp do chƣa đủ điều kiện xác nhận dựa trong các khoản
mục trong đề án. Lý do dẫn tới hệ quả này là do phƣơng pháp xác định đối tƣợng
phức tạp và có quá nhiều chƣơng trình liên quan tới an sinh trẻ em đƣợc thiết kế
chồng chéo lên nhau. Theo nghiên cứu về “Cải thiện hiệu quả và phạm vi trợ
giúp xã hội cho trẻ em” và các kết quả xác thực đƣợc từ các nghiên cứu khác, hệ

8


thống trợ giúp xã hội của Việt Nam đƣợc chỉ ra là hệ thống rời rạc và bao gồm
nhiều chƣơng trình chồng chéo nhau dƣới sự quản lý của nhiều ban ngành khác
nhau trong bộ máy nhà nƣớc và Bộ LĐTB-XH.
Để thực hiện tốt hơn công tác thúc đẩy an sinh trẻ em, các cán bộ Công
tác xã hội chuyên nghiệp là đội ngũ không thể thiếu trong hệ thống, chính vì vậy,
trong cuộc họp thƣờng niên Dự án phát triển nghề công tác xã hội (CTXH) tại
Việt Nam của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội (LĐTBXH) tổ chức vào
tháng 3/2014 [23], đại diện của Bộ LĐTBXH đã phát biểu đánh giá kết quả 4
năm triển khai Đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010 – 2020, đề án đã tạo

ra nhiều kết quả khả quan bƣớc đầu trong xây dựng chính sách, củng cố đội ngũ
và mạng lƣới, xây dựng giáo trình, tăng cƣờng truyền thông cũng nhƣ hợp tác
quốc tế. Mạng lƣới các cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH và đội ngũ cán bộ, viên
chức, nhân viên, cộng tác viên CTXH đã đƣợc củng cố, phát triển. Tuy nhiên,
bên cạnh những kết quả bƣớc đầu, việc thực hiện Đề án còn nhiều vấn đề tồn tại:
Việc đào tạo, tập huấn cho cán bộ, nhân viên CTXH mới dừng lại ở giai đoạn
đầu, kinh nghiệm đào tạo ít; chƣơng trình, giáo trình và tài liệu giảng dạy CTXH
còn thiếu, nhiều bất cập, đội ngũ cán bộ, nhân viên và cộng tác viên CTXH còn
quá mỏng và cũng chƣa chuyên nghiệp; các hoạt động hiện tại mang nặng tính
quản lý Nhà nƣớc hơn là hƣớng dẫn, hỗ trợ cung cấp dịch vụ công cho các đối
tƣợng có hồn cảnh đặc biệt, nhằm giúp đỡ họ tự giải quyết các vấn đề xã hội
nảy sinh; cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH
chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của đối tƣợng. Từ nội dung cuộc họp thƣờng niên
Dự án phát triển nghề công tác xã hội (CTXH) tại Việt Nam của Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội (LĐTB&XH) cho thấy cả mặt mạnh, cả mặt yếu của việc
thực hiện dự án phát triển nghề công tác xã hội. Tuy nhiên, về mặt yếu, chủ yếu
là vì đội ngũ nhân viên CTXH còn mỏng và chƣa thật sự chuyên nghiệp, chƣa
phát huy đƣợc hết những khả năng, kỹ năng của bản thân để đóng góp vào cơng
cuộc phát triển nghề.
Nhƣ vậy, việc phát triển nghề CTXH còn nhiều hạn chế mà chủ yếu là hạn
chế về các vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực. Hiện tại, nguồn nhân lực rất dồi

9


dào vì đã có nhiều trƣờng đại học đào tạo ngành Công tác xã hội, tuy nhiên đây
mới chỉ là những kiến thức trên sách vở, thiếu thực tế; Những chức năng vai trị
của nhân viên cơng tác xã hội chƣa đƣợc tận dụng triệt để, họ mới chỉ làm theo
những chỉ thị từ nhà nƣớc, thiếu những công việc cung cấp hệ thống dịch vụ cho
ngƣời yếu thế, đặc biệt là đối tƣợng trẻ em, ngƣời khuyết tật,
Do đó, với nghiên cứu "Thúc đẩy An sinh trẻ em qua dự án: Tăng cường

hiệu quả hệ thống các dịch vụ về bảo vệ trẻ em tại cộng đồng” của tổ chức
ChildFund Việt Nam”, sẽ đem lại một cái nhìn tồn diện về việc thực hành nghề
công tác xã hội về bảo vệ trẻ em tại cộng đồng nói riêng, việc thúc đẩy an sinh
trẻ em tại địa phƣơng nói chung dựa trên những hoạt động của dự án.
3. Câu hỏi nghiên cứu
-

Các hoạt động của dự án “Tăng cƣờng hệ thống các dịch vụ về bảo vệ trẻ
em” tại cộng đồng của tổ chức ChildFund VN đƣợc thực hiện nhƣ thế
nào?

-

Vai trò của dự án trong việc thúc đẩy an sinh trẻ em là gì?

-

Các yếu tố nào tác động đến hoạt động của dự án“Tăng cƣờng hệ thống
các dịch vụ về bảo vệ trẻ em” tại cộng đồng của tổ chức ChildFund VN
trong việc thúc đẩy quyền An sinh trẻ em?

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
-

Các hoạt động của dự án “Tăng cƣờng hệ thống các dịch vụ về bảo vệ trẻ
em tại cộng đồng” của tổ chức ChildFund VN.

-

Chỉ ra vai trò của dự án này trong việc thúc đẩy an sinh trẻ em tại địa

phƣơng.

-

Chỉ ra các yếu tố tác động đến hoạt động của dự án“Tăng cƣờng hệ thống
các dịch vụ về bảo vệ trẻ em” tại cộng đồng của tổ chức ChildFund VN
trong việc thúc đẩy quyền An sinh trẻ em.

5. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
a.

Đối tƣợng nghiên cứu

Thúc đẩy an sinh trẻ em thông qua dự án “Tăng cƣờng hệ thống các dịch
vụ về bảo vệ trẻ em” tại địa phƣơng của tổ chức ChildFund VN

10


b.

Khách thể nghiên cứu

-

Cán bộ điều phối dự án về BVTE tại ChildFund VietNam.

-

Cán bộ phịng LĐTBXH huyện Kim Bơi.


-

Cán bộ BVTE thuộc UBND sáu xã Đú Sáng, Hợp Đồng, Kim Truy,
Thƣợng Tiến, Cuối Hạ, Nuông Dăm.

-

Trẻ em, bố mẹ của trẻ/ngƣời chăm sóc trẻ trong các vùng thực hiện mơ
hình CTXH về BVTE
c.

-

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi địa bàn: Xã Đú Sáng, Hợp Đồng, Thƣợng Tiến, Kim Truy, Cuối
Hạ, Nng Dăm, Huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình

-

Phạm vi thời gian: tháng 4/2019 – 12/2019

-

Phạm vi nội dung: Trong luận văn này, tác giả tập trung khai thác và đánh
giá về mơ hình dự án “Tăng cƣờng hệ thống các dịch vụ về bảo vệ trẻ em
tại cộng đồng” của tổ chức ChildFund VN. Từ đó chỉ ra vai trị của dự án
trong việc thúc đẩy an sinh trẻ em, cụ thể là việc bảo vệ trẻ em và việc
thúc đẩy sự tham gia của trẻ em vào các sáng kiến cộng đồng. Đồng thời

tôi chỉ ra những yếu tố tác động đến quá trình thực hiện dự án tại địa
phƣơng.

6. Phƣơng pháp nghiên cứu
-

Phƣơng pháp thu thập thông tin và phân tích tài liệu:
Để thực hiện đƣợc nghiên cứu, tơi tiến hành thu thập thơng tin và phân

tích những tài liệu của địa phƣơng về công tác thực hiện an sinh xã hội cho trẻ
em, tìm hiểu những hoạt động liên quan đến trẻ em đƣợc tổ chức tại địa phƣơng,
những hoạt động này có thúc đẩy quyền an sinh của trẻ em hay không.
Trong nghiên cứu này, tôi cũng tiến hành điều tra những số liệu, cơ sở
thông tin, quá trình tập huấn, kiếm huấn các cán bộ BVTE, CTXH. Bên cạnh đó,
tơi tiến hành thu thập các số liệu các ca, trƣờng hợp đƣợc hỗ trợ bởi các cán bộ
CTXH, số lƣợng trẻ em hƣởng lợi bởi mơ hình CTXH về BVTE để xác định
đƣợc việc cán bộ CTXH cũng nhƣ dự án đóng góp nhƣ thế nào trong việc thúc
đẩy quyền an sinh trẻ em.

11


Đƣợc biết, trong hoạt động dự án “Tăng c ờng hiệu quả hệ th ng các dịch
v bảo vệ tr em tại địa ph ơng , các cán bộ CTXH là ngƣời trực tiếp điều tra
khảo sát và thiết kế các tài liệu xác định yếu tố nguy cơ và bảo vệ trong trƣờng
học, do đó, dựa vào những số liệu khảo sát trên và bảng thiết kế của nhóm cán bộ
công tác xã hội, tôi tiến hành đánh giá những hoạt động trên nhằm tìm ra những
ƣu/nhƣợc điểm của hoạt động cũng nhƣ các yếu tố tác động đến hoạt động dự án.
-


Phƣơng pháp phỏng vấn sâu:
Bởi đây là luận văn đánh giá trƣờng hợp một địa bàn, cụ thể là 06 xã

thuộc huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình, dự án đƣợc thực hiện bởi nhiều bên liên
quan, vì vậy, nếu tác giả sử dụng bảng hỏi thì khơng có đủ mẫu điều tra. Đồng
thời ChildFund và Hagar là hai tổ chức đặt nguyên tắc bảo mật thông tin trẻ em
lên hàng đầu dẫn đến hạn chế trong việc thu thơng tin trẻ tại địa bàn nên chỉ có
thể làm phỏng vấn sâu các bên liên quan. Cụ thể:
+ Có 01 cán bộ dự án của Childfund và 01 cán bộ dự án của Hagar tham gia

điều phối và thực hiện dự án “Tăng cƣờng hệ thống các dịch vụ về bảo vệ
trẻ em tại cộng đồng”. Tác giả tiến hành phỏng vấn 02 cán bộ Dự án trực
tiếp để thu thập thơng tin về q trình hoạt động của mơ hình, số lƣợng
ngƣời hƣởng lợi cũng nhƣ những ƣu điểm, thách thức khi tiến hành mơ
hình tại địa phƣơng;
+ Phỏng vấn 06 cán bộ của Phòng LĐTBXH và 02 giáo viên Tổng phụ trách

tham gia trực tiếp dự án để tìm hiểu cơ chế hoạt động của các cán bộ
CTXH tại địa phƣơng, những hiệu quả mà mô hình CTXH đem lại trƣớc
và sau khi đƣợc thực hiện cũng nhƣ sự khác nhau giữa những cán bộ
LĐTB&XH và cán bộ CTXH – những ngƣời đƣợc đào tạo chuyên mơn
bởi các tổ chức phi chính phủ và các trƣờng đại học có đào tạo CTXH;
+ Phỏng vấn 04 cán bộ CTXH tại địa phƣơng để điều tra hoạt động đào tạo

và thực hành CTXH về BVTE tại địa phƣơng cũng nhƣ những khó khăn
hay thách thức mà họ gặp phải trong quá trình thực hành nghề;

12



+ Phỏng vấn 04 phụ huynh ngƣời chăm sóc trẻ để đo lƣờng sự hiệu quả của

mơ hình cơng tác xã hội trƣớc và sau khi đƣợc thực hiện, sự khác biệt
trƣớc và sau khi mơ hình đƣợc đi vào hoạt động.
7. Ý nghĩa nghiên cứu
7.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài “Thúc đẩy an sinh trẻ em qua dự án “Tăng cƣờng hiệu quả các hệ
thống dịch vụ về bảo vệ trẻ em tại cộng đồng” của tổ chức ChildFund Vienam”
nhằm đánh giá các hoạt động của dự án, chỉ ra của các cán bộ về BVTE tại cộng
đồng (thuộc huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình) đóng vai trị nhƣ thế nào trong việc
thúc đẩy an sinh của trẻ em tại cộng đồng. Qua bài nghiên cứu sẽ chỉ ra những
thành công và hạn chế trong công tác của đội ngũ CTXH tại địa phƣơng và một
số tác động thực tế của quá trình thực hiện dự án “Tăng cƣờng hệ thống các dịch
vụ về bảo vệ trẻ em tại cộng đồng” của tổ chức ChildFund VN trong việc thúc
đẩy an sinh trẻ em tại cộng đồng.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài “Thúc đẩy an sinh trẻ em qua dự án “Tăng cường hệ
thống các dịch vụ về bảo vệ trẻ em tại cộng đồng” của tổ chức ChildFund VN
(nghiên cứu tại huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình)” có thể sử dụng làm tài liệu
tham khảo cho:
-

An sinh trẻ em tại địa phƣơng (tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hịa Bình)

-

Kết quả đánh giá các hoạt động của dự án “Tăng cƣờng hệ thống các dịch
vụ về bảo vệ trẻ em tại cộng đồng” của tổ chức ChildFund VN, sẽ cung
cấp tài liệu cho địa phƣơng và quốc gia trong việc phát triển nghề công tác
xã hội trong việc bảo vệ trẻ em và thúc đẩy an sinh trẻ em tại cộng đồng.


13


NỘI DUNG CHÍNH
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm cơ bản
1.1.1. Trẻ em
Công ƣớc Quốc tế về quyền trẻ em quy định “trẻ em là ngƣời dƣới 18
tuổi, trừ trƣờng hợp luật pháp áp dụng luật pháp áp dụng đối với trẻ em đã có quy
định tuổi vị thành niên sớm hơn” (điều 1).
Theo Luật Bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em năm 2004 quy định trẻ em là
“Công dân Việt Nam dƣới 16 tuổi”, tuy nhiên đến năm 2016, Luật Bảo vệ và
Chăm sóc giáo dục trẻ em đã sửa đổi và quy định “trẻ em là ngƣời dƣới 16 tuổi”
để đảm bảo những ai dƣới 16 tuổi đang sinh sống tại Việt Nam đều đƣợc bảo vệ
và hƣởng đầy đủ quyền lợi mà Nhà nƣớc Quy định.
Tại điều 60, mục 3, chƣơng II về Quyền và Bổn phận của trẻ em quy định:
“Việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em phải dựa trên nhu cầu, hồn cảnh, giới tính, dân
tộc, tơn giáo, ngôn ngữ của trẻ em và bảo đảm quyền của trẻ em, bảo đảm an
toàn cho trẻ em, bảo đảm ổn định, liên tục và gắn kết giữa trẻ em với ngƣời chăm
sóc trẻ em. Phải xem xét ý kiến, nguyện vọng, tình cảm, thái độ của trẻ em tùy
theo độ tuổi và mức độ trƣởng thành của trẻ em; trƣờng hợp trẻ em từ đủ 07 tuổi
trở lên phải lấy ý kiến của trẻ em.Ƣu tiên trẻ em đƣợc chăm sóc thay thế bởi
ngƣời thân thích. Trƣờng hợp trẻ em có anh, chị, em ruột thì đƣợc ƣu tiên sống
cùng nhau.”
Có nhiều quy định khác nhau về trẻ em nhƣng đều hƣớng đến một tiêu chí
chung: trẻ em chƣa là ngƣời trƣởng thành. Nếu xét về kết cấu sinh học, là giai
đoạn ở khoảng giữa thời kỳ mới đƣợc sinh ra và chƣa qua tuổi dậy thì. Trẻ em là
một trong những thành viên thuộc gia đình, và hầu nhƣ là đƣợc yêu thƣơng nhiều
nhất. Việc đối xử với trẻ em theo thời gian có nhiều sự thay đổi, và cũng tùy

thuộc vào nền văn hóa của từng nơi khác nhau. Mặc dù là trẻ em nhƣng theo một
độ tuổi nào đó cũng phải tự chịu trách nhiệm về chính hành động của mình.
Đồng thời đƣợc thể hiện theo những quy định của luật pháp.Nói cách khác, trẻ
em có những hạn chế cần đƣợc quan tâm, giáo dục một cách đặc biệt để trẻ lớn

14


lên và phát triển; Trẻ em cần sự chăm sóc về dinh dƣỡng cũng nhƣ giáo dục về
tinh thần.
Nhƣ vậy, trong đề tài nghiên cứu này, tôi sử dụng khái niệm về trẻ em của
Luật Bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ em (năm 2016) tại Việt Nam. Đối tƣợng trẻ
em trong nghiên cứu là ngƣời dƣới 16 tuổi.
1.1.2. An sinh trẻ em
Theo The Child Welfare Information Gateway về an sinh trẻ em theo định
hƣớng về luật, định hƣớng về chăm sóc sức khỏe tâm thần và định hƣớng về giáo
dục thì nhìn tổng thêr: “ n sinh tr em à một nh m các dịch v công và dịch v
t , tập trung vào việc đảm bảo cho tất cả tr em s ng trong một môi tr ờng an
toàn, dài hạn và ổn đinh, đảm bảo đ ợc hạnh phúc cho chúng. n sinh tr em c
thể t ơng tác qua các gia đình hoặc họ c thể tập trung can thiệp thẳng vào
chính tr em”[37].
Theo Hiệp hội An sinh trẻ em của Mỹ, 2005 (Child Welfare League of
America, 2005): “ n sinh xã hội cho tr em bao gồm một oạt các dịch v nh
dựa vào gia đình, bảo vệ tr em, giải cứu tr em, ch ơng trình nhận con ni;
bao gồm các hoạt động phịng ngừa, can thiệp và trị iệu. Các dịch v h ớng tới
việc bảo vệ tr em và hạnh phúc của tr em, sức mạnh gia đình, cung cấp một
cách dài hạn khi tr không thể nhận đ ợc sự an tồn khi ở cùng gia đình. Dịch
v an sinh tr em nên dựa trên sức mạnh; ấy gia đình àm trọng tâm; các thơng
báo về th ơng tích, chấn th ơng; và tôn trọng niềm tin, nhu cầu, giá trị, văn h a
của từng gia đinh”.

Theo điều 2, mục 3 khoản 1, Luật về Hoạt động An sinh xã hội cho trẻ em
sửa đổi tháng 1 năm 2014 của Hàn Quốc: “Thuật ngữ "an sinh tr em" c nghĩa
à hỗ trợ kinh tế, xã hội và tình cảm dành cho tr em để tạo ra các điều kiện cơ
bản cho tr em để tận h ởng cuộc s ng hạnh phúc và ớn ên và phát triển hài
hòa .
Bên cạnh đó về Quyền An sinh trẻ em theo Luật trẻ em 2016 có hiệu lực
ngày 1.7.2017 tại Điều 32 – Quyền đƣợc bảo đảm an sinh xã hội, trẻ em là đối
tƣợng đƣợc bảo đảm an sinh xã hội phù hợp với nơi mà trẻ sinh sống cũng nhƣ

15


điều kiện kinh tế của gia đình. Theo điều 32 đƣợc nêu trong luật, trẻ em sẽ đƣợc
đảm bảo an sinh xã hội và trẻ có quyền đƣợc chăm sức khỏe, đƣợc ƣu tiên tiếp
cận, sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. Trẻ em cũng có quyền đƣợc giáo
dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân
và đƣợc bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục; đƣợc phát triển tài năng, năng
khiếu, sáng tạo, phát minh. Bên cạnh đó theo báo cáo An sinh trẻ em của tổ chức
World Vision năm 2014, an sinh trẻ em định hƣớng an sinh trẻ em theo những
mục tiêu cụ thể nhƣ: khả năng tiếp cận và chất lƣợng giáo dục cho trẻ em, giảm
tình trạng suy dinh dƣỡng ở trẻ dƣới 5 tuổi cũng nhƣ những vấn đề về sức khỏe
cho trẻ em, thúc đẩy và nâng cao năng lực cho cộng đồng và đối tác địa phƣơng
nhằm cải thiện vấn đề ASTE và cuối cùng là thúc đẩy quyền trẻ em[10].
Theo quy định tại Luật trẻ em 2016 tại điều 43: Nhà nƣớc có chính sách
phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ để hỗ trợ, bảo đảm
mọi trẻ em đƣợc chăm sóc sức khỏe, ƣu tiên cho trẻ em có hồn cảnh đặc biệt, trẻ
em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em đang sinh sống
tại các xã biên giới, miền núi, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc
biệt khó khăn. Những chính sách động đảm bảo cho trẻ em theo từng thời kỳ từ
khi còn trong bụng mẹ đều đƣợc đề rõ trong điều này. Nhà nƣớc cũng có biện

pháp thực hiện cho những khía cạnh liên quan tới sức khỏe, giáo dục, bảo hiểm
của trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hồn cảnh đặc biệt.
Về Chính sách của Nhà nƣớc về bảo hiểm y tế. Theo Luật Bảo hiểm y
tế, Nhà nƣớc đóng hoặc hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm y tế cho ngƣời có cơng với
cách mạng và một số nhóm đối tƣợng xã hội. Cụ thể Nhà nƣớc đóng tiền đóng
bảo hiểm y tế cho trẻ em dƣới 6 tuổi. Nhóm đƣợc ngân sách nhà nƣớc hỗ trợ
mức đóng, bao gồm: Học sinh, sinh viên.
Trẻ em có Quyền đƣợc giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu. Trẻ
em có quyền đƣợc giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất
tiềm năng của bản thân. Trẻ em đƣợc bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục;
đƣợc phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh.

16


Luật trẻ em 2016 tại Điều 44. Bảo đảm về giáo dục cho trẻ em: (i) Nhà
nƣớc có chính sách hỗ trợ, bảo đảm mọi trẻ em đƣợc đi học, giảm thiểu tình trạng
trẻ em bỏ học; có chính sách hỗ trợ trẻ em có hồn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ
nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em đang sinh sống tại các xã
biên giới, miền núi, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó
khăn đƣợc tiếp cận giáo dục phổ cập, giáo dục hòa nhập, đƣợc học nghề và giới
thiệu việc làm phù hợp với độ tuổi và pháp luật về lao động. (ii) Nhà nƣớc ƣu
tiên đầu tƣ cho giáo dục, bảo đảm công bằng về cơ hội tiếp cận giáo dục cho mọi
trẻ em; giáo dục hòa nhập cho trẻ em khuyết tật; có chính sách miễn, giảm học
phí cho từng nhóm đối tƣợng trẻ em phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã
hội từng thời kỳ. (iii) Chƣơng trình, nội dung giáo dục phải phù hợp với từng độ
tuổi, từng nhóm đối tƣợng trẻ em, bảo đảm chất lƣợng, đáp ứng yêu cầu phát
triển toàn diện và yêu cầu hội nhập; chú trọng giáo dục truyền thống lịch sử, văn
hóa dân tộc và phát triển nhân cách, kỹ năng sống, tài năng, năng khiếu của trẻ
em; giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản cho trẻ em. (iv) Nhà nƣớc quy định mơi

trƣờng giáo dục an tồn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đƣờng.
(v) Nhà nƣớc có chính sách phù hợp để phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 05
tuổi và chính sách hỗ trợ để trẻ em trong độ tuổi đƣợc giáo dục mầm non phù
hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ; khuyến khích, thu hút
các nguồn đầu tƣ khác để phát triển giáo dục, đào tạo.
Theo quy định của Luật giáo dục học sinh tiểu học trƣờng cơng lập
khơng phải đóng học phí. Học sinh, sinh viên đƣợc hƣởng chế độ miễn, giảm
phí khi sử dụng các dịch vụ công cộng về giao thông, giải trí, khi tham quan
viện bảo tàng, di tích lịch sử, cơng trình văn hóa theo quy định của Chính phủ.
Nhà nƣớc có chính sách trợ cấp và miễn, giảm học phí cho ngƣời học là đối
tƣợng đƣợc hƣởng chính sách xã hội, ngƣời dân tộc thiểu số ở vùng có điều
kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, ngƣời mồ côi không nơi nƣơng tựa,
ngƣời tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế, ngƣời có hồn cảnh kinh tế
đặc biệt khó khăn vƣợt khó học tập. Cha, mẹ, giáo viên, ngƣời chăm sóc trẻ
em có trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em thực hiện quyền học tập, hoàn thành

17


×