Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Biến đổi quy mô gia đình ở hà nội nghiên cứu so sánh ở vùng nông thôn và đô thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 128 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------------------ĐOÀN NGỌC MỸ DUYÊN

BIẾN ĐỔI QUY MƠ GIA ĐÌNH Ở HÀ NỘI:
NGHIÊN CỨU SO SÁNH Ở VÙNG NÔNG THÔN VÀ ĐÔ THỊ

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Xã hội học
Mã số: 8310301.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Hoàng Bá Thịnh

Hà Nội – Năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học do chính tơi
nghiên cứu và thực hiện. Các số liệu nghiên cứu do tôi thu thập khách quan và
chưa từng được công bố trong bất cứ một cơng trình nào khác. Các thơng tin
trích dẫn trong Luận văn đúng và đầy đủ theo quy định.
Tác giả

Đoàn Ngọc Mỹ Duyên


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hồn thành Luận văn này, tôi đã nhận được nhiều sự động
viên, chia sẻ và giúp đỡ. Trước hết, tôi xin được bày tỏ sự trân trọng, lịng biết
ơn sâu sắc đến GS.TS Hồng Bá Thịnh – người đã trực tiếp hướng dẫn, tạo
động lực cho tơi trong suốt q trình nghiên cứu.
Tiếp đến, tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Xã hội học


– Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
đã tận tình chỉ dạy và trang bị cho tơi những kiến thức cần thiết trong suốt
thời gian ngồi trên ghế giảng đường để có thể làm nền tảng thực hiện nghiên
cứu.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các bạn sinh viên K61 Khoa Xã
hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã hỗ trợ tơi trong
suốt q trình thu thập dữ liệu, cảm ơn gia đình và bạn bè đã ln động viên
và làm chỗ dựa tinh thần cho tơi trong suốt q trình hồn thành luận văn này.
Mặc dù bản thân tơi đã rất nỗ lực cố gắng, song vì thời gian có hạn,
kinh năng lực của bản thân còn hạn chế nên luận văn khơng tránh khỏi những
thiếu sót. Rất mong nhận được những góp ý của các thầy cơ giáo để luận văn
của tơi được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2020
Tác giả

Đoàn Ngọc Mỹ Duyên


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 9
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 9
2. Ý nghĩa nghiên cứu ................................................................................... 10
2.1. Ý nghĩa lý luận ...................................................................................... 10
2.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................... 10
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................... 11
3.1. Mục đích nghiên cứu............................................................................. 11
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 11
4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu ............................................. 11
4.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 11

4.2. Khách thể nghiên cứu ........................................................................... 11
4.3. Phạm vi nghiên cứu............................................................................... 12
5. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................... 12
6. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................... 12
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 12
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ............................................................ 12
1.1.1. Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến biến đổi quy mơ gia
đình............................................................................................................ 13
1.1.2. Những cơng trình nghiên cứu về yếu tố tác động đến biến đổi quy
mơ gia đình ............................................................................................... 23
1.2. Các khái niệm cơng cụ ........................................................................ 27
1.2.1. Gia đình .......................................................................................... 27
1.2.2. Hộ gia đình ..................................................................................... 28
1.2.3. Quy mơ gia đình .............................................................................. 29
1.2.4. Biến đổi gia đình ............................................................................. 30
1.2.5. Biến đổi quy mơ gia đình ................................................................ 30
1.3. Lý thuyết .............................................................................................. 30
1.3.1. Lý thuyết biến đổi xã hội ................................................................. 30

4


1.3.2. Lý thuyết hiện đại hóa ..................................................................... 32
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................... 34
1.4.1. Phương pháp phân tích tài liệu ...................................................... 34
1.4.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ............................................. 35
1.4.3. Phương pháp phỏng vấn sâu .......................................................... 35
1.5. Khung phân tích .................................................................................. 35
1.6. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu............................................................. 36
Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 38

CHƢƠNG 2. BIẾN ĐỔI QUY MÔ GIA ĐÌNH Ở HÀ NỘI HIỆN NAY 39
2.1. Số thế hệ trong gia đình ........................................................................ 39
2.2. Số lượng con cái trong gia đình ............................................................ 49
2.3. Quan điểm của người dân về một số kiểu gia đình............................... 62
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 72
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN BIẾN ĐỔI QUY
MƠ GIA ĐÌNH Ở HÀ NỘI .......................................................................... 72
3.1. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến sự biến đổi quy mơ gia đình ở Hà Nội
hiện nay ....................................................................................................... 72
3.2. Xu hƣớng biến đổi quy mơ gia đình ở Hà Nội trong tƣơng lai....... 83
Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 89
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 94
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 101

5


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI

BĐDS

Biến động dân số

CNH – HĐH

Cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa

CBR


Tỷ suất sinh thô

ĐCSVN

Đảng Cộng sản Việt Nams

HĐND

Hội đồng Nhân dân

QHTD

Quan hệ tình dục

TSVM

Trong sạch vững mạnh

TSGTKS

Tỷ số giới tính khi sinh

TCTK

Tổng cục thống kê

TFR

Tổng tỷ suất sinh


XHCN

Xã hội chủ nghĩa

UBND

Ủy ban Nhân dân

6


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.2. Quy mơ hộ trung bình ở Hà Nội các năm 2019 (%) ................... 40
Bảng 2.1.3. Mơ hình chung sống của hộ gia đình (%).................................... 42
Bảng 2.1.4. Quy mơ hộ (người/hộ) trung bình tại thành thị và nông thôn qua
các năm (%) ..................................................................................................... 44
Bảng 2.1.5. Mức thu nhập của hộ gia đình ở hai địa bàn hiện nay so với 10
năm trước (%) ................................................................................................. 46
Bảng 2.2.1. CBR ở Hà Nội qua 3 kỳ Tổng điều tra (Đơn vị tính: Số trẻ sinh
sống/1000 dân) ................................................................................................ 50
Bảng 2.2.2. Tổng số con (còn sống) hiện tại ở các gia đình (%) .................... 50
Bảng 2.2.3. Tỷ số giới tính phân theo thành thị, nông thôn qua các kỳ Tổng
điều tra ở Hà Nội (Đơn vị tính: Nam/100 nữ)................................................. 52
Bảng 2.2.4. Gia đình hiện nay cần phải có con trai (%) ................................. 53
Bảng 2.2.5. Tỷ lệ phụ nữ 15 – 49 tuổi sinh con thứ ba trở lên phân chia theo
nơi cư trú từ năm 2014 – 2018 ........................................................................ 58
Bảng 2.3.1. Phân bố dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo tình trạng hơn nhân
với nơi cư trú, 1/4/2018 (%) ............................................................................ 64
Bảng 3.1.1.1. Tương quan giữa giới tính và việc phụ nữ có con mà khơng kết
hơn (%) ............................................................................................................ 72

Bảng 3.1.1.2. Tương quan giữa giới tính và chủ trương sống độc thân của một
số người hiện nay (%) ..................................................................................... 73
Bảng 3.1.1.3. Tương quan giữa giới tính và ý kiến về hiện tượng những người
cùng giới tính sống với nhau (%) .................................................................... 75
Bảng 3.1.1.4. Tương quan giữa giới tính và số con trai mong muốn (%) ...... 75
Bảng 3.1.1.5. Tương quan giữa giới tính và quan điểm ai nên là trụ cột kinh tế
trong gia đình (%) ........................................................................................... 78
Bảng 3.1.2.1. Tương quan giữa trình độ học vấn và nơi cư trú về hiện tượng
người có cùng giới tính sống cùng với nhau (%) ............................................ 79
Bảng 3.1.2.2. Tương quan giữa trình độ học vấn và nơi cư trú về việc phụ nữ
có con mà không kết hôn (%) ......................................................................... 81
Bảng 3.1.2.3. Tương quan giữa trình độ học vấn và nơi cư trú về việc gia đình
phải có con trai (%) ......................................................................................... 82
Bảng 3.2.1. Tỷ lệ phần trăm mong sống cùng ai khi về già theo giới tính tại xã
Hát Mơn và phường Nhân Chính (%) ............................................................. 84

7


Bảng 3.2.2. Tỷ lệ phần trăm những người trong độ tuổi 15 - 49 mong muốn đẻ
thêm con hiện nay (%) .................................................................................... 85
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu 2.1.1. Số thế hệ cùng chung sống ở xã Hát Môn và phường Nhân Chính
(%) ................................................................................................................... 41
Biểu 2.2.1. Phần trăm hộ gia đình có con trai và con gái (%) ........................ 53
Biểu 2.2.2. TSGTKS theo trình độ học vấn của người mẹ từ năm 2010 đến
2014 (%) .......................................................................................................... 56
Biểu 2.2.3. TSGTKS chia theo điều kiện kinh tế hộ gia đình, năm 2009 và
giai đoạn 2010 – 2014 (%) .............................................................................. 57
Biểu 2.2.4. Ý kiến hiện nay mỗi gia đình chỉ cần sinh 2 con (%) .................. 61

Biểu 2.3.1. Ý kiến về việc phụ nữ có con mà khơng kết hơn (%) .................. 65
Biểu 2.3.2. Ý kiến về hiện tượng những người cùng giới tính sống với nhau
(%)
69

8


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ xưa đến nay, gia đình vẫn ln là một trong những thiết chế xã hội
cơ bản nhất, có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống của mỗi cá nhân cũng như sự
tồn tại và phát triển của xã hội. Gia đình là một xã hội thu nhỏ, trong đó hiện
diện đầy đủ các quan hệ xã hội như quan hệ kinh tế, quan hệ giáo dục, quan
hệ văn hóa, quan hệ tổ chức,.. Do đó, có thể nói rằng, sự trường tồn của quốc
gia, dân tộc phụ thuộc rất nhiều vào sự tồn tại và phát triển của mỗi gia đình.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định trong cuốn Những lời kêu gọi của
Hồ Chủ tịch, (tập V, tr. 251) rằng: "Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội,
gia đình tốt thì xã hội sẽ tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã
hội là gia đình". Đảng, Nhà nước trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
hết sức quan tâm đến xây dựng gia đình. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội, mục tiêu xây dựng gia đình Việt Nam đã được Đảng ta chỉ rõ trong
Cương lĩnh 2011 là: "Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thực sự là
tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp
sống và tình hình nhân cách". (ĐCSVN, 2011)
Với con người Việt Nam, gia đình có vai trị hết sức quan trọng. Gia
đình không chỉ là nơi sinh sống, nuôi lớn mỗi cá nhân về mặt thể chất mà cịn
là cái nơi ni dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách cho mỗi người. Trong
suốt những năm qua, sự nghiệp xây dựng gia đình Việt Nam đã đạt được
nhiều thành tựu quan trọng, góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội

của đất nước, giữ gìn và phát huy văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc,
phát triển con người Việt Nam về mọi mặt.
Là một thiết chế xã hội đặc biệt, gia đình ln mang tính ổn định và
bền vững nhưng cũng hết sức linh hoạt. Nó ln vận động, để thích nghi với
sự thay đổi của xã hội. Tuy nhiên, cũng như mọi thiết chế khác, gia đình ln
chịu sự tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan, dẫn đến những biến
đổi sâu sắc, mà một trong những yếu tố tác động mạnh mẽ nhất là sự phát
triển của kinh tế - xã hội. Có thể thấy rõ ràng nhất sự thay đổi về cơ cấu gia
đình, trong đó bao gồm quy mơ gia đình và các quan hệ xã hội trong và ngồi
gia đình, giúp cho gia đình thích ứng với điều kiện kinh tế - xã hội mới; có giá
trị của gia đình truyền thống đã bị mất đi, biến đổi dần hoặc vẫn được bảo tồn

9


và phát huy như: các chức năng của gia đình; tình nghĩa vợ chồng; trách
nhiệm và sự hy sinh của cha mẹ đối với con cái; con cái hiếu thảo với cha mẹ,
ơng bà, tổ tiên,.. Đồng thời, gia đình Việt Nam hiện nay cũng đang tiếp thu
nhiều giá trị hiện đại như: sự tôn trọng tự do cá nhân, quan điểm và sự lựa
chọn của mỗi thành viên trong gia đình; sự bình đẳng vợ chồng, nam nữ,...
Điều này cho thấy, gia đình Việt Nam hiện nay đang được củng cố và xây
dựng theo xu hướng hiện đại hoá: dân chủ, bình đẳng, tự do và tiến bộ.
Bên cạnh những cơ hội thúc đẩy sự tiến bộ của gia đình Việt Nam hiện
nay thì sự tác động của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng
đang đặt gia đình Việt Nam đứng trước nhiều thách thức. Đặc biệt là ở các
khu đơ thị lớn, gia đình đang có dấu hiệu của sự khủng hoảng, những giá trị
của gia đình truyền thống bị biến đổi dẫn đến nhiều hệ luỵ.
Như vậy, có thể thấy những biến chuyển xã hội đã và đang tác động
đến gia đình trên mọi phương diện và đưa đến những hệ quả đa chiều. Thiết
chế có tính bền vững này cũng đang vận động, đổi mới và thích ứng với nhu

cầu của thời đại. Trên bình diện khoa học, nhất là xã hội học, nhân học, tâm lý
học…, nhiều tác giả đã phản ánh sự biến đổi đó trong các cơng trình nghiên
cứu của mình. Để nhận diện về sự biến đổi quy mơ của gia đình, tác giả quyết
định chọn đề tài: “Biến đổi quy mơ gia đình ở Hà Nội hiện nay: Nghiên
cứu so sánh ở vùng nông thôn và đô thị” làm đề tài nghiên cứu với hy vọng
góp thêm một vài nét chấm phá vào bức tranh gia đình ở Việt Nam hiện nay.
2. Ý nghĩa nghiên cứu
2.1. Ý nghĩa lý luận
Thông qua nghiên cứu này, những lý thuyết và kỹ năng xã hội học gia
đình sẽ được vận dụng để tìm hiểu, phân tích những biến đổi về quy mơ gia
đình ở Hà Nội hiện nay, đặc biệt là ở hai vùng nông thôn và thành thị. Nghiên
cứu góp phần làm phong phú thêm cho lĩnh vực này, đặc biệt trong hướng
nghiên cứu phân tích biến đổi gia đình nói chung.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu góp phần mơ tả được sự biến đổi quy mơ gia đình quy mơ
gia đình ở Hà Nội hiện nay, đặc biệt là ở hai vùng nông thôn và thành thị
cùng với một số yếu tố tác động đến sự biến đổi ấy. Từ đó, kết quả khảo sát

10


góp phần đề xuất những khuyến nghị giúp để phát huy những biến đổi tích
cực, hạn chế những biến đổi tiêu cực đến gia đình Việt Nam hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích sự biến đổi quy mơ gia đình cùng với những yếu
tố tác động đến quy mô gia đình ở Hà Nội hiện nay, luận văn đề xuất những
khuyến nghị giúp để phát huy những tích cực, hạn chế những tiêu cực đến gia
đình Việt Nam hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được mục đích trên, luận văn đặt ra những nhiệm vụ cơ
bản cần đạt được như sau:
Làm rõ lý thuyết được sử dụng và thao tác hóa các khái niệm. Các khái
niệm: gia đình, hộ gia đình, quy mơ gia đình, biến đổi gia đình, biến đổi quy
mơ gia đình,.. Lý thuyết được sử dụng: Lý thuyết biến đổi xã hội, lý thuyết
hiện đại hóa.
Mơ tả sự biến đổi, phân tích những vấn đề đặt ra về biến đổi quy mơ
gia đình Việt Nam hiện nay.
Chỉ rõ những ảnh hưởng đến sự biến đổi của gia đình Việt Nam.
Dự báo xu hướng biến đổi quy mơ gia đình trong tương lai.
Đề xuất những giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế những
mặt tiêu cực đến gia đình Việt Nam hiện nay.
4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Biến đổi quy mơ gia đình Việt Nam ở Hà Nội hiện nay: nghiên cứu so
sánh ở vùng nông thôn và thành thị.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Các hộ gia đình thuộc địa bàn xã Hát Mơn, huyện Phúc Thọ và hộ gia
đình tại phường Nhân Chính, quận Thanh Xn, Hà Nội.

11


4.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là khu vực Hà Nội, song tập trung chủ yếu hai địa
bàn là xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ và phường Nhân Chính, quận Thanh
Xuân, Hà Nội.
5. Câu hỏi nghiên cứu
5.1. Sự biến đổi quy mơ gia đình ở xã Hát Mơn và phường Nhân Chính
diễn ra như thế nào?

5.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự biến đổi về quy mô gia đình hiện
nay là gì?
5.3. Xu hướng biến đổi quy mơ gia đình trong tương lai như thế nào?
6. Giả thuyết nghiên cứu
6.1. Quy mơ gia đình ngày nay có xu hướng thu nhỏ so với trước kia,
số lượng thành viên trong gia đình trở nên ít đi. Gia đình Việt Nam hiện đại
chỉ có hai thế hệ cùng sống chung: cha mẹ - con cái, có một số ít gia đình đơn
thân, gia đình chung sống khơng kết hơn, gia đình đồng giới nhưng phổ biến
nhất vẫn là loại hình gia đình hạt nhân quy mơ nhỏ.
6.2. Giới tính và trình độ học vấn có ảnh hưởng đến sự biến đổi quy mơ
về gia đình.
6.3. Dự báo trong tương lai quy mơ gia đình tiếp tục nhỏ lại, xu hướng
gia đình đơn thân sẽ ngày càng tăng lên, mức sinh giảm.
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Gia đình là vấn đề được cộng đồng xã hội đặc biệt quan tâm. Điều này
khơng chỉ bắt nguồn bởi vai trị to lớn của gia đình trong đời sống của mỗi cá
nhân, của tồn xã hội mà cịn vì những biến đổi mạnh mẽ và tồn diện của nó.
Gia đình vẫn được coi là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học,
được tiếp cận từ các góc độ khác nhau như triết học, kinh tế học, luật học, xã
hội học, dân tộc học, tâm lý học, nhân khẩu học,.. Các kết quả nghiên cứu cho
thấy, tuy gần gũi thân quen nhưng gia đình cũng bao chứa nhiều khía cạnh đa
dạng, phức tạp.

12


1.1.1. Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến biến đổi quy mơ
gia đình
Những cơng trình nghiên cứu về gia đình, biến đổi gia đình, đặc biệt là

về quy mơ gia đình ln là vấn đề đặc biệt được các nhà nghiên cứu tìm hiểu
trong hơn hai thập kỷ qua bởi xã hội luôn vận động và biến đổi không ngừng.
Đã có rất nhiều những nghiên cứu khác nhau về quy mơ gia đình.
Cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 khơng chỉ là cuộc cách mạng xã
hội mà cịn là cuộc cách mạng về gia đình, nó đã tạo ra sự biến đổi lớn cho
gia đình, đặc biệt là tạo điều kiện để giải quyết các vấn đề bất công trong gia
đình như bất bình đẳng giới, giải phóng và giáo dục con người. Các chính
sách về gia đình trong Luật Hơn nhân và gia đình, Bộ luật Hình sự, Bộ luật
Dân sự, Luật Bình đẳng giới, Luật Phịng, chống bạo lực gia đình, Luật Chăm
sóc và bảo vệ trẻ em, Luật Người cao tuổi;.. Các chiến lược quốc gia về gia
đình đã nhất quán tư tưởng và quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước về
gia đình, đó là: thực hiện chế độ một vợ, một chồng; cha mẹ gương mẫu, con
cái hiếu thảo; anh em giúp đỡ, hịa thuận lẫn nhau; thực hiện bình đẳng giới,
tơn trọng phụ nữ; bảo vệ trẻ em; chăm sóc người cao tuổi; xác định quyền và
trách nhiệm của các cá nhân trong gia đình; quyền lợi và trách nhiệm của gia
đình với xã hội,...
Bài báo “Tương lai của gia đình hạt nhân” của Carle C. Zimmerman
trên Tạp chí Xã hội học Quốc tế về Gia đình đã chỉ ra gia đình hạt nhân (bao
gồm vợ - chồng và con cái) là một hiện tượng "sinh học" của xã hội loài
người, là dạng gia đình phổ biến trong xã hội lồi người. Loại hình gia đình
này có thể thiếu hụt nhưng về cơ bản thì hình thức của nó khơng hề thay đổi.
Gia đình có thể có xu hướng phụ thuộc và cha mẹ vợ hoặc chồng hoặc đôi khi
là họ hàng xa hơn, nhưng điều này xuất phát từ lòng hiếu thảo hoặc những
yếu tố thân tín hơn là những yếu tố khác. Trong các điều kiện xã hội khác
nhau, các gia đình hạt nhân được liên kết với xã hội bên ngồi bằng nhiều
cách khác nhau như thơng qua "thị tộc", các giai cấp, làng và luật công. Trong
tương lai, gia đình hạt nhân sẽ ngày càng có xu hướng gia tăng. (Zimmerman,
C. (1972))
Constance Sorrentino năm 1990 với nghiên cứu: “Biến đổi gia đình
trong viễn cảnh quốc tế” (The changing family in international perspective)

đã chỉ ra quy mơ gia đình trở nên nhỏ hơn, tỷ lệ sinh giảm và ngày càng có

13


nhiều người sống cô đơn hơn. Các nước Scandinavia là những nước đi đầu
trong việc phát triển các hình thức sống gia đình phi truyền thống, nhưng Hoa
Kỳ có tỷ lệ ly hơn và các hộ gia đình đơn thân cao nhất. Những thay đổi sâu
rộng đang diễn ra trong cấu trúc gia đình và cách sắp xếp cuộc sống hộ gia
đình ở các nước phát triển. Tuy tốc độ và thời gian thay đổi khác nhau giữa
các quốc gia, nhưng hướng chung trên thực tế là giống nhau ở mọi nơi. Quy
mơ gia đình ngày càng trở nên nhỏ hơn, loại hình gia đình trong vài thập kỷ
qua đã rời xa gia đình hạt nhân truyền thống: chỉ có chồng, vợ và con cái cùng
chung sống trong một hộ gia đình; xu hướng sẽ nhiều gia đình đơn thân hơn,
nhiều người sống một mình hơn, và nhiều cặp vợ chồng sống chung ngồi giá
thú. Đặc biệt, có sự gia tăng tỷ lệ tham gia vào lao động của phụ nữ.
(Constance Sorrentino, 1990)
Trong bài viết “Dư luận xã hội về số con” của tác giả Mai Quỳnh Nam
được đăng trên Tạp chí Xã hội học số 3 (47) năm 1994 đã chỉ ra rằng mục
tiêu quan trọng nhất của Cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình là
mỗi gia đình chỉ có từ 1 đến 2 con. Sở dĩ phải tìm hểu dư luận xã hội của
những người đang ở độ tuổi sinh đẻ về mục tiêu này là bởi vì tính thẩm quyền
(competence) của dư luận xã hội thể hiện hiệu lực của dư luận xã hội trong
hoạt động quản lý các quá trình xã hội. Việc tìm hiểu dư luận xã hội cho thấy
mối liên hệ ngược để các cơ quan hoạch định Chính sách dân số biết được
mức độ nhận thức và khả năng thực hiện mục tiêu mới gia đình chỉ có từ 1
đến 2 con của những người đang ở độ tuổi sinh đẻ. Kết quả của Chương trình
nghiên cứu kiến thức, tâm thế và thực hành kế hoạch hóa gia đình (KAP) do
Viện Xã hội học và Viện Khoa học thống kê thực hiện năm 1993 cho thấy có
72,2% số người được hỏi trả lời rằng họ mong muốn có từ 1 đến 2 con. Tỷ lệ

này không chỉ phản ánh rõ nét sự đánh giá xã hội đối với mục tiêu quan trọng
nhất của Cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình, khi vấn đề này đang
trở thành mối quan tâm chung của toàn xã hội mà cịn nó phản ánh quyền lợi
chung của tồn xã hội, của các nhóm, các thành viên trong xã hội, đặc biệt là
quyền lợi của phụ nữ và trẻ em. Dựa vào tính chất của dư luận xã hội, người
ta có thể dự báo được xu hướng vận động và phát triển của một vấn đề nào đó,
khi vấn đề ấy được phản ánh trong dư luận xã hội. (Mai Quỳnh Nam, 1994)
Bài viết của Charles Hirischman và Vũ Mạnh Lợi được in trong Tạp
chí Xã hội học số 3 (47) năm 1994 có tên “Gia đình và cơ cấu hộ gia đình

14


Việt Nam – Vài nét đại cương từ một cuộc khảo sát xã hội học dân số gần đây”
đã nhấn mạnh đến những khía cạnh của cấu trúc hộ gia đình (cụ thể là ai sống
với ai) và tần suất viếng thăm giữa cha mẹ và con cái đã trưởng thành, trên cơ
sở những đặc trưng quan trọng của xã hội Việt Nam đương đại. Nghiên cứu
phân tích dựa trên số liệu từ cuộc khảo sats lịch sử đời sống Việt Nam trong
khuôn khổ dự án VIE/88/P05, một cuộc điều tra chọn mẫu nhỏ gồm 403 hộ
gia đình tại 04 khu vực của Việt Nam, bao gồm cả miền Bắc và miền Nam, tại
mỗi miền lựa chọn một làng ở nông thôn và một khu vực ở đô thị. Kết quả
của cuộc điều tra đã cung cấp một bằng chứng phức hợp về bức tranh cơ cấu
gia đình Việt Nam. Hộ gia đình Việt Nam nói chung có quy mơ trung bình, và
hình thức gia đình hạt nhân là phổ biến. Quy mơ hộ gia đình khá khiêm tốn,
dao động từ khoảng 4,4 người trong thành phố ở miền Bắc và 6 người trong
thành phố ở miền Nam. Trong đó, vẫn có một tỷ lệ nhỏ hộ gia đình có từ 4
đến 6 thành viên. Quy mơ gia đình nơng thơn phù hợp với cấu trúc gia đình
gia trưởng, trong khi mơ hình cấu trúc gia đình thành ở cả hai miền là nữ
chiếm một nửa số hộ được khảo sát. Từ cuộc nghiên cứu này, tác giả cũng chỉ
ra có sự kết hợp giữa văn hóa nho giáo Đơng Á trong tổ chức gia đình, nhưng

có sự linh hoạt đáng kể về vai trò giới và những nghĩa vụ được coi là đặc
trưng của cơ cấu gia đình Đơng Nam Á ở Việt Nam. Trái với tập quán lâu đời
của Nho giáo, có một bộ phận nhỏ người trả lời rằng đang sống chung cùng
với họ hàng đằng bố hồi cịn nhỏ. Có bằng chứng mạnh mẽ về tầm quan trọng
của những quan hệ gia đình mở rộng với hầu hết những người trả lời thăm bố
mẹ hàng tuần hoặc hàng ngày. Thực tế những quan hệ viếng thăm này của
nam giới mạnh hơn nữ giới, chứng minh cho tầm quan trọng tương đối của họ
hàng về phía bố. (Vũ Mạnh Lợi, Charles Hirshman, 1994)
Dưới góc độ xã hội học, các nhà nghiên cứu tập trung nghiên cứu sự
biến đổi gia đình, lý giải những chiều cạnh của sự biến đổi, phân tích những
hệ lụy xã hội của quá trình này dưới tác động của nhiều yếu tố khác nhau.
Những phân tích biến đổi trong cơ cấu gia đình đều cho thấy sự khác nhau
giữa các gia đình ở nông thôn và thành thị từ những đặc điểm gia đình, quy
mơ, số lượng con cái, thu nhập, đến sự phân cơng lao động trong gia đình. Từ
cơng cuộc đổi mới (năm 1986), các cuộc điều tra xã hội học về gia đình do
nhiều cơ quan tiến hành đã đưa ra cái nhìn tồn diện hơn về gia đình Việt
Nam hiện đại. Có thể kể đến một số tác phẩm về gia đình như: Trung tâm
nghiên cứu gia đình và phụ nữ với “Gia đình và vấn đề giáo dục gia đình”
15


năm 1994; Lê Thi năm 2002 với “Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước
đổi mới”; “Gia đình học” năm 2009 của Đặng Cảnh Khanh và Lê Thị Quý đã
trình bày tương đối tồn diện về vấn đề gia đình ở Việt Nam và một số nghiên
cứu của gia đình trên thế giới; hay Mai Huy Bích năm 2011 với “Xã hội học
gia đình”;; Lê Ngọc Văn năm 2011 với “Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt
Nam”,..
Lê Thi với cuốn sách “Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi
mới” đã đề cập đến sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất
nước đổi mới chuyển sang thế kỷ 21. Chương 1, tác giả đi vào đề cập đến

những biến đổi chung, sau đó đi sâu vào nghiên cứu những biến đổi của hơn
nhân, vấn đề xã hội hố trẻ em và việc thực hiện mục tiêu nghị quyết Đại hội
Đảng lần thứ IX. Chương 2, tác giả đi từ góc độ giới để nghiên cứu các vấn
đề gia đình cụ thể như mối quan hệ trong gia đình nhìn từ cách tiếp cận giới;
bất bình đẳng trong việc thực hiện chiến lược dân số và phát triển bền vững ở
Việt Nam; bạo lực gia đình, phân biệt đối xử giữa con trai và con gái, ly hôn
phụ nữ đơn thân... Cuốn sách cũng đề cập tới vấn đề xây dựng văn hóa gia
đình và gia đình văn hóa. (Lê Thi, 2002)
Một nghiên cứu khác năm 2003 của Val Gillies có tên “Family and
Intimate Relationships: A Review of the Sociological Research” đã đưa ra các
quan điểm nhằm giải thích sự biến đổi của gia đình, cấu trúc gia đình, mối
quan hệ gia đình, thân tộc. Qua đó làm bật lên vấn đề chính: Gia đình ở xã hội
hiện đại khác hẳn với gia đình ở xã hội tiền cơng nghiệp. Gia đình vốn được
coi là trụ cột của sự gắn kết xã hội, nền văn minh và trật tự,và như một cấu
trúc thể hiện sức khỏe đạo đức của xã hội. Theo quan điểm của Tacolt Parson,
nền kinh tế ngày càng phát triển thì nó càng phân biệt hình thức gia đình và
gia đình hạt nhân đã phát triển như một phản ứng với nhu cầu của xã hội công
nghiệp hiện đại. Thách thức tồn diện và có hệ thống nhất đối với hệ tư tưởng
về gia đình xuất hiện từ đầu làn sóng thứ hai của phong trào nữ quyền. Đi đầu
là sự bác bỏ khái niệm rằng cấu trúc gia đình theo bất kỳ cách nào là tự nhiên,
không thể tránh khỏi hoặc cần thiết và là sự nhấn mạnh thay thế về vai trị
trung tâm của gia đình trong việc tái sản xuất chế độ phụ hệ và chủ nghĩa tư
bản. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đã chỉ ra sự thay đổi trong quan hệ họ hàng,
gia đình dưới cách tiếp cận của các lý thuyết xã hội học. Đồng thời từ những
quan điểm được trích dẫn trong nghiên cứu, chúng ta có cái nhìn rõ hơn về

16


cách lý giải và giải thích sự biến đổi trong gia đình nói chung và biến đổi về

quy mơ gia đình nói riêng dưới cách nhìn của xã hội học. (Val Gillies, 2003)
Lê Ngọc Văn năm 2004 với cuốn “Thực trạng và những vấn đề đặt ra
đối với gia đình Việt Nam hiện nay”. Đây là cơng trình phân tích các tài liệu
nghiên cứu và điều tra về gia đình Việt Nam được tiến hành trong vòng 15
năm (từ năm 1990 đến năm 2004). Cuốn sách được kết cấu thành 3 phần với
các nội dung: thực trạng cấu trúc gia đình Việt Nam, thực trạng chức năng gia
đình, dự báo xu hướng biến đổi gia đình và những vấn đề đặt ra đối với gia
đình Việt Nam. Cuốn sách là một bức tranh tồn cảnh về gia đình Việt Nam
được các tác giả thể hiện thông qua việc mô tả, phân tích thực trạng cấu trúc
và chức năng của gia đình. Đồng thời, dựa trên sự phân tích những thuận lợi,
khó khăn, thách thức đặt ra đối với gia đình Việt Nam, tác giả còn đề xuất
một số giải pháp xã hội nhằm không ngừng củng cố sự bền vững của gia đình,
phát huy vai trị và năng lực to lớn của gia đình trong thời kỳ CNH, HĐH đất
nước.
Trong bài viết được đăng trên tạp chí Dân số và Phát triển số 12 (93)
năm 2008 của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình có tên: “Sự thay đổi
về quy mơ và cơ cấu hộ gia đình ở Việt Nam” của tác giả Lê Văn Dụy, đã
phân tích sự thay đổi về quy mơ và cơ cấu hộ gia đình ở Việt Nam trong vịng
13 năm (từ năm 1994 – 2007) và chỉ ra rằng quy mô hộgia đình ở Việt Nam
đang ngày một thu nhỏ. Số người bình quân/hộ gia đình ở Việt Nam đã giảm
một cách đáng kể từ 5,8 người/ hộ năm 1994 xuống còn 4,1 người/ hộ năm
2007. Tác giả cũng chỉ ra nguyên nhân của hiện tượng này là do tỷ lệ sinh đã
giảm một cách mạnh mẽ và mơ hình gia đình truyền thống ngày càng khơng
có vị trí lớn trong xã hội Việt Nam. Nghiên cứu cũng chỉ ra sự khác biệt giữa
các vùng giữa quy mô và cơ cấu hộ gia đình. Cụ thể, Tây Nguyên và Tây Bắc,
hai vùng có đồng bào dân tộc sinh sống, có quy mơ bình qn cao nhất; tiếp
đến là các vùng Đơng Bắc, Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải miền
Trung; duy nhất chỉ có Đồng bằng sơng Hồng là có quy mơ hộ thấp hơn mức
bình qn của cả nước. Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn chưa chỉ ra được nguyên
nhân của sự khác biệt đó. (Lê Văn Dụy, 2008)

Nghiên cứu “Families as Roommates: Changes in US” của Alejandrina,
Todd Schoellman và Michele Tertilt đã chỉ ra sự biến đổi quy mô gia đình tại
Mỹ từ những năm 1850 đến năm 2000. Nghiên cứu chỉ ra rằng người Mỹ
17


trung bình ngày nay sống trong một hộ gia đình chỉ có ba người, tuy nhiên
vào năm 1850, quy mơ hộ gia đình đã tăng gấp đơi con số đó. Hơn nữa, cả số
trẻ em và số lượng người lớn trong một hộ gia đình đều giảm đáng kể. Các tác
giả cho rằng nhìn việc sống chung với những người khác trong gia đình giống
như là những người bạn cùng phịng, bởi điều này chỉ có lợi vì chi phí hàng
hóa cơng cộng của hộ gia đình có thể được chia sẻ. Cơ chế của mơ hình là thu
nhập tăng dẫn đến tỷ trọng chi tiêu cho hàng hóa cơng cộng của hộ gia đình
giảm xuống, điều này nội sinh khiến việc hình thành hộ gia đình ít có lợi hơn
và quyền riêng tư trở nên hấp dẫn hơn. Số thành viên là người lớn/hộ giảm từ
6,2 người năm 1985 xuống còn 3,1 người trong năm 2000, số trẻ em giảm từ
2,7 xuống còn 0,8 trẻ em/hộ. Nghiên cứu này cũng đã chỉ ra xu hướng không
chỉ suy giảm trong hơn nhân và khả năng sinh sản mà cịn suy giảm trong quy
mơ hộ gia đình. (Alejandrina, Todd Schoellman, Michele Tertilt, 2009)
Hồng Bá Thịnh năm 2009 với bài viết “Cơng nghiệp hóa nơng thơn và
những biến đổi trong gia đình nông thôn hiện nay” (Nghiên cứu trường hợp
xã Ái Quốc, Nam Sách - Hải Dương) được đăng trong Kỷ yếu Hội thảo Quốc
tế Việt Nam học lần thứ ba đã chỉ ra rằng q trình cơng nghiệp hố nơng
thơn đã gây nên những biến đổi về gia đình. Cụ thể, theo kết quả Điều tra gia
đình Việt Nam cho thấy, gia đình có hai thế hệ (gồm cha mẹ và con cái)
chiếm 63,4%, và loại hình gia đình này phổ biến hơn ở các khu vực Đông Bắc
(67,2%), Tây Bắc (70,3%) và Tây Nguyên (76,4%). Số lượng gia đình hạt
nhân chiếm tỷ lệ cao ở các đô thị trong khi đa số gia đình mở rộng ở các vùng
nơng thơn, miền núi. Sự chuyển đổi từ gia đình mở rộng sang gia đình hạt
nhân, xét từ địa bàn cư trú thì có “loại hình q độ” là các gia đình hạt nhân

tách ra những vẫn sinh sống xung quanh gia đình gốc (con cái sống gần cha
mẹ, ơng bà), để tiện chăm nom, săn sóc cha mẹ cao tuổi. Kiểu cư trú này khá
phổ biến ở các vùng nông thôn hiện nay và nó đặc biệt có ý nghĩa khi mà tốc
độ già hoá dân số ở Việt Nam đang tăng trong khi chính sách an sinh xã hội
với người cao tuổi chưa đáp ứng được nhu cầu. Nghiên cứu ở xã Ái Quốc cho
thấy, trong số 817 gia đình được hỏi thì có 70.1% số gia đình có hai thế hệ,
26,1% ba thế hệ, và 3,7% gia đình có một thế hệ. Về quy mơ gia đình, ở xã Ái
Quốc có 65,2% gia đình có 4 đến 5 người; từ 6 người trở lên có 12,6%, và
15,5% gia đình có 2 đến 3 người. Quy mơ gia đình như vậy, cũng tương tự
với kết quả điều tra về biến động dân số trên phạm vi toàn quốc. (Hoàng Bá
Thịnh, 2009)
18


Gavin W.Jones năm 2012 với chủ đề “Biến đổi quy mơ, cấu trúc và
chức năng gia đình ở Châu Á” (Changing family sizes, structures and
functions in Asia) đã chỉ ra rằng sự thay đổi trong gia đình đang diễn ra trên
khắp châu Á, đặc biệt là giữa các tiểu vùng và các Quốc gia. Hầu hết sự thay
đổi này là do trình độ học vấn và sự tham gia lao động của người phụ nữ tăng
lên, tỷ lệ phân công lao động theo giới giảm, mức sinh giảm (một phần do trì
hỗn kết hơn) và tỷ lệ ly hơn ngày càng tăng. Độ tuổi kết hơn trung bình đang
tăng đối với cả nam và nữ trên toàn châu Á, già hóa dân số là một xu hướng
gần như phổ biến và mặc dù tỷ lệ người cao tuổi sống cùng con cháu cao hơn
nhiều so với phương Tây nhưng tỷ lệ này đang có xu hướng giảm. Vai trị của
gia đình, cộng đồng và Nhà nước trong việc hỗ trợ người cao tuổi là một
trong những vấn đề quan trọng cần đảm bảo trong tương lai. (G.Jones, 2012)
Bài viết “Những biến đổi trong hơn nhân và gia đình của cư dân ven đơ
ở Nam bộ trong q trình đơ thị hóa” của Trần Thị Kim Xuyến năm 2013 chỉ
ra có sự chuyển đổi khá lớn trong quan niệm hành vi của cư dân ven đô trong
việc thực hiện chức năng sinh sản, làm cho quy mơ gia đình nhỏ đi và cơ cấu

gia đình đơn giản hơn. Với sự thay đổi quan niệm về số con, về thời điểm và
khoảng cách lần sinh và việc thực hiện chức năng sinh sản chuyển từ trọng
tâm gia đình, dịng họ sang mối quan tâm cùa cá nhân và thỏa mãn được nhu
cầu xã hội. Sự trùng khớp về số con lý tưởng, số con mong muốn và số con
thực tế trong quan niệm và hành vi của giới trẻ cho thấy hiệu quả của chính
sách dân số cũng như tính thích ứng của sự chuyển đổi hình thái gia đình với
tiến trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa. Ngày nay, các cặp vợ chồng trẻ tuồi,
có trình độ học vấn cao hơn, được tiếp cận với các hình thức truyền thơng
khác nhau, nhận thức của họ đã thay đổi nhiều so với thế hệ trước. Mặt khác,
cũng do bối cảnh công nghiệp hóa hiện đại hóa, lối sống cộng đồng theo
nghĩa thực hành kiểm soát xã hội bằng các chuẩn mực cũ đã khác, do vậy, sự
phụ thuộc của thế hệ con cái vào cha mẹ và họ hàng khơng cịn chặt chẽ như
trước. Giới trẻ ngày nay lấy các tiêu chuẩn pháp luật và quy tắc đoàn thể để
định hướng cho hành động của mình, vì thế, họ tự do hơn trong quan niệm và
hành vi sinh sản. (Trần Thị Kim Xuyến, 2013)
Hoàng Bá Thịnh và Đoàn Thị Thanh Huyền trong bài viết trên Tạp chí
Khoa học xã hội Việt Nam, số 5 (90), 55 - 61 có tên “Đơ thị hóa ở Việt Nam
hiện nay” đã chỉ ra rằng mặc dù tỷ lệ đơ thị hố ở Việt Nam còn ở mức thấp

19


so với các quốc gia trong khu vực, nhưng Việt Nam đã và đang đối diện với
những mặt trái của đơ thị hố như: di cư tự do, q tải về các dịch vụ xã hội,..
Điều này đã kéo theo những biến đổi về quy mô dân số và quy hoạch đô thị.
Bản thân quy mô dân số phụ thuộc và quy mơ gia đình ở đơ thị. Đơ thị hóa là
một quy luật tất yếu, tỷ lệ đơ thị hóa được xem là một chỉ báo về sự phát triển
của một quốc gia, vùng miền, địa phương. Đô thị hóa khơng chỉ là sự mở
rộng khơng gian địa lý của các thành phố, thị xã, mà còn là quá trình biến đổi
dân cư. Bởi vậy, từ bài viết này chúng ta có thể một lần nữa chứng minh được

mối quan hệ giữa đơ thị hóa và quy mơ gia đình hiện nay. Những biến đổi này
khơng mâu thuẫn với sự biến đổi không ngừng của xã hội mà là sự tác động
qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố cấu thành xã hội đó. (Hồng Bá Thịnh, Đồn
Thị Thanh Huyền, 2015)
Nguyễn Hữu Minh năm 2015 với bài viết “Gia đình Việt Nam sau 30
năm đổi mới” được in trên Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 11(96) đã
chỉ ra rằng sau gần 30 năm Đổi mới, cùng với những biến chuyển tích cực về
kinh tế - xã hội, đời sống gia đình Việt Nam cũng có nhiều thay đổi, đặt ra
những vấn đề mới cần quan tâm. Đặc biệt là vấn đề trước đây người cao tuổi
thường sống chung với con cháu trong gia đình mở rộng và điều này đã trở
thành thứ bản sắc riêng ở các gia đình Việt Nam. Việc chăm sóc của con cái
đặc biệt có ý nghĩa về mặt tinh thần đối với người cao tuổi. Tuy nhiên, hệ
thống trợ giúp của gia đình cho người cao tuổi trong tương lai gần sẽ gặp
những trở ngại do những biến động của quy mơ dân số và xu thế hạt nhân hóa
gia đình. Việc giảm số con trong gia đình sẽ làm giảm nguồn hỗ trợ cho cha
mẹ khi tuổi già. Sự tham gia của phụ nữ vào lực lượng lao động xã hội, nhiều
thanh niên di cư tìm kiếm việc làm khiến cho người cao tuổi càng cô đơn và
thiếu nơi nương tựa. Bài viết tập trung phân tích những thành tựu về cơng tác
gia đình, những hạn chế chủ yếu về nhận thức cũng như những bất cập trong
đời sống gia đình hiện nay, các ngun nhân của tình hình đó. Trên cơ sở các
phân tích cụ thể bài viết đã trình bày một số vấn đề chủ yếu cần quan tâm về
mặt chính sách nhằm xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ và hạnh
phúc. (Nguyễn Hữu Minh, 2015)
Phillip Klever năm 2015 với nghiên cứu “Mối quan hệ trong gia đình
đa thế hệ và chức năng gia đình hạt nhân” (Multigenerational Relationships
and Nuclear Family Functioning) đã kiểm định các mối quan hệ của một cá

20



nhân với ông/bà, cô, chú và anh/chị/em họ trong gia đình. Nghiên cứu chỉ ra
rằng, gia đình như một hệ thống cảm xúc điều khiển cả mặt sinh học và hành
vi của các cá nhân. Sự liên hệ và khả năng thích ứng khiến cho sự vận hành
của các thành viên trong gia đình phụ thuộc lẫn nhau. Nhưng về thực tế các
thành viên trong gia đình thường cởi mở với cha mẹ của mình hơn các mối
quan hệ khác, các mối quan hệ anh em họ chỉ xảy ra trong bối cảnh cha mẹ
của anh em họ duy trì liên hệ tình cảm với nhau. Nói cách khác, những mối
quan hệ trong gia đình được mở rộng nếu có sự tham gia của cha mẹ và
ngược lại. Tác giả cũng đồng ý với học thuyết hệ thống gia đình Bowen rằng
bản chất của gia đình là các thành viên gắn kết chặt chẽ với nhau về tình cảm,
các thành viên gia đình ảnh hưởng mạnh mẽ đến các suy nghĩ, cảm xúc và
hành động của nhau. Sự thay đổi về chức năng của một cá nhân sẽ nảy sinh
những thay đổi trong vận hành chức năng của các cá nhân khác và điều này
có thể tiên đốn trước. (Phillip Klever, 2015)
Trần Thị Minh Thi năm 2020 với bài viết “Những biến đổi của gia đình
Việt Nam hiện nay và một số khuyến nghị chính sách” đã chỉ ra rằng trong
những thập niên qua, gia đình Việt Nam đã trải qua những biến chuyển quan
trọng, từ gia đình truyền thống sang gia đình với những đặc điểm mới, hiện
đại và tự do hơn. Quá trình hội nhập quốc tế, trong đó có hội nhập và giao lưu
văn hóa làm xuất hiện những quan điểm cởi mở hơn về hôn nhân và gia đình
Việt Nam. Gia đình Việt Nam đã có sự biến đổi từ các giá trị gia đình truyền
thống sang giá trị gia đình hiện đại, đồng thời có sự bền vững tương đối của
văn hóa trong q trình hiện đại hóa. Sự xuất hiện các nhân tố mới, như di cư
lao động, tôn trọng tự do cá nhân, sự độc lập về kinh tế giữa bố mẹ và con cái
trong đời sống gia đình hiện đại cũng góp phần làm chuyển dịch từ gia đình
lớn nhiều thế hệ (ông bà – cha mẹ – con cháu) sang gia đình nhỏ (1 hoặc 2 thế
hệ). Quan hệ của gia đình với dịng họ trong xã hội Việt Nam hiện nay còn
khá chặt chẽ, gắn kết, mức độ gắn kết mạnh mẽ hơn ở nhóm mang những đặc
điểm truyền thống (như cao tuổi, học vấn thấp, nghèo, cư trú ở nông thôn).
Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, một bộ phận người dân, chủ yếu là người

dân tộc Kinh, trẻ tuổi, học vấn cao, ở thành thị có tỷ lệ chấp nhận những kiểu
loại gia đình mới cao hơn, tuy rằng có thể chưa thực sự hiểu rõ những hệ quả
tiêu cực của nó. Đồng thời, bài viết cũng đề xuất một số khuyến nghị nhằm
gìn giữ các giá trị gia đình. (Trần Thị Minh Thi, 2020)

21


Hội thảo quốc tế với chủ đề: “Gia đình trong các xã hội hiện đại và
mang tính tồn cầu: Truyền thống được bảo lưu và Biến đổi“ được tổ chức tại
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, trong 02 ngày 18 và 19 tháng 10
năm 2019 do Hội Xã hội học Việt Nam (VSA) phối hợp với Ủy ban Nghiên
cứu Gia đình (RC06) thuộc Hiệp hội Xã hội học Quốc tế (ISA) tổ chức với sự
tham gia của hơn 180 đại biểu đến từ 25 nước và vùng lãnh thổ tham dự. Hội
thảo có tổng số 2 phiên họp toàn thể, 27 phiên họp chuyên đề, 130 bài tham
luận trình bày. Trong báo cáo chính với chủ đề “Gia đình châu Á: Quá khứ,
Hiện tại và Tương lai” được trình bày tại phiên tồn thể, GS. Charles
Hirschman, GS Danh dự, Khoa Xã hội học, Đại học Tổng hợp Washington
(Seattle, Hoa Kỳ), Nguyên Chủ tịch Hiệp hội Dân số học Hoa Kỳ, Phó Chủ
tịch Hiệp hội Xã hội học Hoa Kỳ, Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Tự nhiên
và Xã hội Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng cấu trúc gia đình châu Á ngày nay đa dạng
hơn so với trong q khứ; Quy mơ gia đình, mơ hình chung sống sau hôn
nhân, mối quan hệ giới và sự tan vỡ hơn nhân có nhiều biến thể ở các địa bàn
khác nhau; Trong giai đoạn hiện nay, một số xã hội châu Á đang có mức sinh
đặc biệt thấp và tỷ lệ không kết hôn tương đối cao, trong khi đó ở những xã
hội khác có sự giao thoa mạnh mẽ giữa các yếu tố hiện đại và truyền thống.
(Trần Nguyệt Minh Thu, 2020)
Để có thể nhìn một cách tổng qt về tình hình biến đổi quy mơ gia
đình không thể không kể đến một số cuộc điều tra lớn như: Điều tra Biến
động dân số - kế hoạch hóa gia đình, Tổng điều tra Dân số và Nhà ở, Điều tra

mức sống dân cư của Tổng cục Thống kê hàng năm. Cả ba cuộc điều tra nói
trên đều có dữ liệu liên quan đến hộ gia đình, cụ thể là quy mơ gia đình của
Tồn quốc và các tỉnh thành nói riêng.
Nhìn chung, các tác giả và các nghiên cứu cả ở trong nước và ngoài
nước về vấn đề gia đình, cơ cấu, quy mơ gia đình rất phong phú. Tuy nhiên,
do điều kiện phát triển ở mỗi đất nước khác nhau nên từng địa bàn nghiên cứu
lại có những biến đổi khác nhau. Từ những bài viết, bài nghiên cứu trên có thể
thấy rằng đề tài có thể tham khảo được một nền tảng nghiên cứu vấn đề đa
dạng và phong phú với nhiều quan điểm, phương pháp nghiên cứu và khía
cạnh nghiên cứu.

22


1.1.2. Những cơng trình nghiên cứu về yếu tố tác động đến biến đổi
quy mơ gia đình
Ở phương Tây, sự phát triển mạnh mẽ của CHN - HĐH đã nhanh
chóng làm lu mờ đi những giá trị tốt đẹp vốn có của gia đình thời trung đại.
Việc nền kinh tế sản xuất phát triển thúc đẩy xu hướng giải phóng cá nhân ra
khỏi gia đình đã làm cho đời sống gia đình trở nên nghèo nàn, thiếu thốn về
mặt tình cảm. Có thể gặp vấn đề này trong một số cơng trình như: “The
Development of the family and marriage in Europe (Sự phát triển của hơn
nhân và gia đình ở châu Âu)” của J.Goody năm 1983; hoặc điển hình là
“World Revolution and Family Paterns (Cách mạng thế giới và những loại
hình gia đình)” của W.Goode năm 1963. Trong nghiên cứu này, Goode đã
cho rằng sự biến đổi các mẫu hình gia đình ở nhiều nơi trên thế giới là do ảnh
hưởng của biến đổi xã hội mà ông gọi là cơng nghiệp hóa. Sự thay đổi này là
kết quả của sự thích nghi của các cá nhân và các thành viên trong gia đình với
những điều kiện kinh tế, nhân khẩu học, cơng nghệ và văn hóa. Theo ơng,
cơng nghiệp hóa phát triển thu hút giới trẻ nơng thơn di cư ra đơ thị, thốt

khỏi sự kiểm sốt của thế hệ già và họ hàng, tự lựa chọn lựa đối tượng kết hôn
tại nơi ở. Như vậy theo nhà nghiên cứu này có thể thấy rằng, quy mơ gia đình
dưới những tác động của cơng nghiệp hóa, di cư, đơ thị hóa đã được tiến hành
rất lâu trước đó.
Trong một bài viết của mình trên tạp chí Xã hội học số 3 (47), 1994:74
- 76 có tên: “Chung quanh vấn đề dân số: Mối quan hệ giữa dân số và phát
triển – phương hướng nghiên cứu và khả năng ứng dụng” tác giả Nguyễn
Đình Cử đã phân tích và chỉ ra một số vấn đề về mối quan hệ giữa dân số và
phát triển. Cụ thể, đối với mỗi cá nhân thì những đặc trưng về tuổi, giới tính,
tình trạng hơn nhân, số con và các yếu tố khác có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau. Ngồi ra q trình phát trển dân số ở mỗi thời kỳ cũng khác nhau, tùy
thuộc vào sự phát triển của đất nước. (Nguyễn Đình Cử, 1994)
Tác giả Vũ Tuấn Huy trong bài viết trên tạp chí Xã hội học số 4 năm
1995 có tên “Những khía cạnh của sự biến đổi gia đình” đã bước đầu phân
tích được sự đa dạng trong biến đổi gia đình của Việt Nam. Gia đình Việt
Nam đã và đang biến đổi dưới sự tác động của những biến đổi - xã hội và giao
lưu văn hóa. Thực tế cơng cuộc hiện đại hóa, gắn liền nó là q trình cơng
nghiệp hóa và đơ thị hóa ở nước ta và các quá trình dân số là những yếu tố tác

23


động đến đời sống gia đình. Sự biến đổi trong mơ hình nơi ở và quan hệ thân
tộc phản ánh một xu hướng hạt nhân hóa gia đình, trong đó yếu tố kinh tế
đóng một vai trị quan trọng. Tuy nhiên, sự phát triển của cơng nghiệp hóa và
đơ thị hóa chưa đủ mạnh để tạo ra những biến đổi căn bản trọng mơ hình nơi
ở và các quan hệ thân tộc. Đó là tỷ lệ gia đình mở rộng ở đô thị cao hơn ở
nông thôn, mặc dù tỷ lệ sống chung với bố mẹ sau khi kết hôn ở độ thị thấp
hơn ở nông thôn. Những quan hệ họ hàng cũng được củng cố trong những
quan hệ thăm viếng và sự giúp đỡ lẫn nhau. Anh em họ hàng vẫn là nguồn trợ

giúp chủ yếu về kinh tế khi cần thiết. Tuy nhiên, một định hướng đến sự thay
đổi khi các thiết chế ngồi gia đình hoạt động hiệu quả và thuận tiện. Ngồi ra,
có một sự biến đổi đáng kể trong mơ hình hơn nhân. Đó là xu hướng con cái
tự quyết định trong việc tìm hiểu và xây dựng gia đình ngày càng tăng, một
đặc trưng hướng đến gia đình hạt nhân. Những biến đổi đó gắn liền với lối
sống đô thị, sự tác động của việc nâng cao trình độ học vấn và thu nhập. Tuy
nhiên, tính tự chủ trong hơn nhân gắn liền với tính tự chủ về kinh tế của con
cái khi trưởng thành. Cuối cùng, tác giả cho rằng có những biến đổi trong gia
đình sẽ tác động tích cực đến cơng cuộc cơng nghiệp hóa và phát triển kinh tế
xã hội ở Việt Nam; Nhưng đồng thời lại có những biến đổi cản trở sự phát
triển này. (Vũ Tuấn Huy, 1995)
Tamara K. Haraven năm 1978 với cuốn sách có tên “The Family and
the Life Course in Historical Perspective” (Gia đình và chu kỳ đời sống trong
viễn cảnh lịch sử) đã nghiên cứu về sự phát triển của cuộc đời dựa trên những
sự thay đổi của lịch sử, từ đó đưa ra kết luận rằng bản thân hệ thống gia đình
phương Tây biến đổi trước khi cơng nghiệp hóa xảy ra. Hơn nữa, cơng nghiệp
hóa chỉ có thể phát triển được ở giai đoạn đầu của nó với sự tác động của các
yếu tố truyền thống là những quan hệ họ hàng mở rộng. Nhìn dưới góc độ
kinh tế thì trong cộng đồng cơng nghiệp, gia đình hoạt động như một đơn vị
kinh tế. Quan hệ họ hàng vẫn là tác nhân quan trọng trong việc giúp đỡ lẫn
nhau về nơi ở khi chuyển từ lao động nông nghiệp ở nông thôn sang lao động
cơng nghiệp ở thành thị. Gia đình là một tác nhân tích cực của q trình cơng
nghiệp hóa. Và cơng nghiệp hóa đã dẫn đến sự chuyển đổi những hình thái
trong gia đình. Điều này cũng cho thấy, nghiên cứu về những thay đổi trong
gia đình dưới tác động của cuộc cách mạng Cơng nghiệp hóa đã có từ rất lâu
và đã đạt được những hiệu quả nghiên cứu lớn trên thế giới. (Tamara K.
Haraven, 1978)
24



Mai Văn Hai và Nguyễn Phan Lâm năm 2001 với bài đăng trên tạp chí
Xã hội học số 1 (73) có tên: “Luật đất đai và tác động ban đầu tới cơ cấu gia
đình một làng châu thổ sơng Hồng” đã phân tích hiện tượng tách hộ dẫn đến
sự biến đổi cơ cấu gia đình ở làng Đào Xá, xã An Bình, huyện Nam Thanh,
Hải Dương (nay là Nam Sách, Hải Dương). Điều này đã làm bật lên đặc điểm
của hộ gia đình ở châu thổ sơng Hồng, đó là sự cố kết gia đình vừa bền vững,
lại vừa lỏng lẻo, bền vững là kiểu loại hình gia đình hạt nhân 2 thế hệ, lỏng
llero là ở các kiểu phi hạt nhân, nhất là ở những hộ gia đình có từ 3 – 4 thế hệ
trở lên. Những số liệu trên của cuộc nghiên cứu đã cho thấy có mối quan hệ
giữa sự thay đổi trong Luật đất đai với sự biến đổi cơ cấu gia đình ở nơng
thơn đồng bằng sông Hồng. Từ cuộc nghiên cứu này, cho thấy sự biến đổi cơ
cấu gia đình nói chung và quy mơ gia đình nói riêng chịu sự tác động của
nhiều yếu tố. (Mai Văn Hai, Nguyễn Phan Lâm, 2001)
Các tác giả Xiao-Tian Feng, Dudley L Poston Jr., và Xiao-Tao Wang
năm 2014 với nghiên cứu “Chính sách một con của Trung Quốc và sự biến
đổi gia đình” (China‟s One-child Policy and the Changing Family) đã cchir ra
rằng kể từ khi Chính sách một con của Trung Quốc được ban hành vào cuối
năm 1979, gần 150 triệu trẻ em đơn thân đã được sinh ra. Điều này đã làm
thay đổi đáng kể cấu trúc gia đình, các mối quan hệ trong gia đình và lối sống
trong gia đình ở Trung Quốc. Cụ thể, quy mơ gia đình nhỏ hơn, loại gia đình
lấy cha mẹ làm trung tâm sang gia đình lấy con làm trung tâm, con cái trở
thành trọng tâm của gia đình, dẫn đến thay đổi cách sống, và lối sống trong
gia đình. Ngồi ra, chính sách này cũng làm giảm cơ sở hỗ trợ cho người cao
tuổi. (Feng, X., Poston, D., & Wang, X., 2014)
Nguyễn Hữu Minh (chủ biên) năm 2014 với cuốn “Gia đình Việt Nam
trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập từ cách tiếp cận so
sánh”. Cuốn sách gồm 31 bài tham luận có chất lượng của các học giả trong
và ngồi nước tại hội thảo cùng tên, được Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới
lựa chọn và biên tập. Các tác giả đã cố gắng đánh giá đầy đủ hơn những thành
tựu và thách thức trong việc xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam trong

những năm Đổi mới, đặc biệt là trong thập niên qua, nêu ra nhiều vấn đề đáng
quan tâm về các khía cạnh khác nhau trong đời sống gia đình Việt Nam và so
sánh với những xu hướng phát triển của gia đình ở các nước trên thế giới. Nội
dung cuốn sách được trình bày trong 5 phần. Trong đó, tại phần II, các tác giả

25


×