Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tổ chức và hoạt động của Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (872.24 KB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

LÊ MINH HÙNG

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
CỤC HẢI QUAN TỈNH ĐẮK LẮK

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

ĐẮK LẮK – NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN
VIỆN HÀNH
HÀNH CHÍNH
CHÍNH QUỐC
QUỐC GIA
GIA
HỌC

LÊ MINH HÙNG
LÊ MINH HÙNG


TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
CỤC HẢI QUAN TỈNH ĐẮK LẮK
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
CỤC HẢI QUAN TỈNH ĐẮK LẮK

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CƠNG
Chun ngành: Quản lý cơng
Mã số: 60 34 04 03
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. CHU XUÂN KHÁNH

ĐẮK LẮK – NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN

Đây là cơng trình nghiên cứu của riêng bản thân tôi dưới sự hướng dẫn
của TS. Chu Xuân Khánh – Học viện Hành chính Quốc gia. Các tài liệu tham
khảo và cơng trình nghiên cứu của các tác giả khác về các vấn đề có liên quan
đều được chỉ dẫn nguồn cụ thể. Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu trong luận
văn là trung thực và không có sự sao chép, trùng lặp với bất kỳ cơng trình nào
đã cơng bố./.
TÁC GIẢ

LÊ MINH HÙNG


LỜI CẢM ƠN


Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thiện luận văn này, em
ln nhận được sự hướng dẫn, chỉ dạy, giúp đỡ, góp ý của quý Thầy, Cơ, bạn
bè và các đồng nghiệp. Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất, em xin
được bày tỏ lời cám ơn chân thành tới:
Ban Giám đốc, Học viện hành chính Quốc gia phân viện Tây Nguyên,
Khoa Sau đại học đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt q trình học
tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn này.
TS. Chu Xuân Khánh – Học viện Hành chính Quốc gia, người Thầy kính
mến đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn, góp ý và tạo mọi điều kiện thuận lợi để
em hoàn thành luận văn.
Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk, các đươn vị tham mưu: Văn phòng, phòng
Nghiệp vụ, Đội Kiểm soát Hải quan, các Chi cục: Hải quan Buôn Ma Thuột,
Hải quan Đà Lạt, Hải quan cửa khẩu Buprăng đã tạo điều kiện thuận lợi để tơi
hồn thành luận văn.
Các Thầy, Cô trong Hội đồng chấm luận văn đã cho em những ý kiến
góp ý quý báu để em hoàn chỉnh luận văn này.
Và lời cảm ơn tới tất cả bạn bè, đồng nghiệp đã chia sẻ những kinh
nghiệm, kiến thức, những ý kiến góp ý hay góp phần để tơi hồn thiện luận văn.
Tuy bản thân đã cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu, chỉnh sửa nhưng luận văn khơng
thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của Thầy, Cơ và
các bạn./.
Đắk Lắk, ngày

tháng 02 năm 2018
TÁC GIẢ

LÊ MINH HÙNG


MỤC LỤC

1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn ............................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 5
3.1. Mục đích nghiên cứu.......................................................................... 5
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................... 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 5
4.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 5
4.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................ 6
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ...................................... 6
5.1. Phương pháp luận............................................................................... 6
5.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................... 6
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn đề tài ............................................................. 7
7. Kết cấu của luận văn ................................................................................... 7
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC, HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA CỤC HẢI QUAN ......................................................... 8
1.1. Khái quát chung về Hải quan ................................................................. 8
1.1.1. Sự ra đời và phát triển của Hải quan Việt Nam .............................. 8
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Hải quan Việt Nam ............................. 12
1.1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hải quan Việt Nam ............................. 14
1.2. Cơ cấu tổ chức ........................................................................................ 14
1.1.1. Khái niệm và ý nghĩa .................................................................... 14
1.2.2. Các thuộc tính cơ bản của cơ cấu tổ chức ..................................... 16
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu tổ chức .................................... 21
1.2.4. Q trình hồn thiện tổ chức ......................................................... 24
1.3. Khái niệm hiệu quả hoạt động .............................................................. 27
1.4. Hiệu quả hoạt động của hành chính Nhà nước ................................... 28
1.4.1. Khái niệm hiệu quả hành chính Nhà nước.................................... 28


1.4.2. Hiệu quả hành chính Nhà nước được thể hiện trên những phương

diện nào? ................................................................................................. 28
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA
CỤC HẢI QUAN TỈNH ĐẮK LẮK HIỆN NAY ....................................... 33
2.1. Tổng quan Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk .............................................. 33
2.1.1. Lịch sử hình thành Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk ........................... 33
2.1.2. Thành tựu đạt được ....................................................................... 34
2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ................................................................. 38
2.2. Thực trạng tổ chức bộ máy của Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk theo từng
thuộc tính ảnh hưởng đến các mặt công tác nghiệp vụ hải quan của Cục
Hải quan tỉnh Đắk Lắk ................................................................................. 40
2.2.1. Thực trạng tổ chức bộ máy của ngành Hải Quan ......................... 40
2.2.2. Cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk........................... 42
2.3. Hoạt động của Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua ...... 45
2.3.1. Tình hình hoạt động của Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk .................. 45
2.3.2. Công tác cải cách hành chính tại Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk ..... 49
2.3.3. Cơng tác hiện đại hóa Hải quan .................................................... 51
2.3.4. Công tác hỗ trợ doanh nghiệp ....................................................... 52
2.4. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực Hải quan ............................................ 53
2.5. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong tổ chức bộ máy và
hoạt động của Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk ................................................ 57
2.5.1. Những hạn chế .............................................................................. 57
2.5.2. Nguyên nhân của hạn chế ............................................................. 58
Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 61
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ
CHỨC VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CỤC HẢI QUAN TỈNH ĐẮK
LẮK ................................................................................................................ 62
3.1. Định hướng hoạt động hải quan trong thời gian tới ........................... 62
3.1.1. Tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam ........................................ 62
3.1.2. Yêu cầu và nhiệm vụ của Hải quan Việt Nam trong tình hình
mới........................................................................................................... 66



3.2. Phương hướng phát triển thương mại quốc tế và Việt Nam giai đoạn
từ nay cho đến năm 2020 .............................................................................. 67
3.2.1. Những điều kiện thuận lợi............................................................. 67
3.2.2. Một số khó khăn và thách thức ..................................................... 71
3.3. Giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy của Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk
nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới ............................. 74
3.3.1 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức phù hợp với sự thay đổi chức năng,
nhiệm vụ .................................................................................................. 74
3.3.2 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức phù hợp với thể chế ............................. 77
3.3.3 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức đáp ứng đòi hỏi của hội nhập kinh tế
quốc tế ..................................................................................................... 78
3.3.4. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk ............... 78
3.3.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Cục Hải quan tỉnh Đắk
Lắk trong thời gian tới ............................................................................ 85
KẾT LUẬN .................................................................................................... 91


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CCHC

Cải cách hành chính

TTHC

Thủ tục hành chính

CNTT


Cơng nghệ thơng tin

XNK

Xuất nhập khẩu

XNC

Xuất nhập cảnh

VNACCS/VCIS

Hệ thống thơng quan hàng hóa tự động

WCO

Tổ chức Hải quan thế giới

TCHQ

Tổng cục Hải quan

UBND

Ủy ban nhân dân

QLNN

Quản lý nhà nước


DN

Doanh nghiệp


DANH SÁCH CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ

Bảng/
Sơ đồ

Nội dung

Trang

1.1

Lôgic của quá trình hồn thiện cơ cấu tổ chức

23

1.2

Q trình chun mơn hóa cơng việc

24

2.1

Sơ đồ tổ chức bộ máy của Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk


42

2.2

Thống kê số thu thuế và kim ngạch xuất nhập khẩu tại
Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk qua các năm

46

3.1

Mơ hình tổ chức của Chi cục Hải quan sân bay quốc tế
Liên Khương

76

3.2

Mơ hình tổ chức của Chi cục Hải quan Đà Lạt

77

3.3

Mơ hình tổ chức của Chi cục Hải quan Gia Nghĩa

79

3.4


Mơ hình tổ chức của Chi cục Hải quan cửa khẩu Buprăng

79

3.5

Mơ hình tổ chức bộ máy của Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk

80


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, ngày 10 tháng 9
năm 1945, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp thay mặt Chủ tịch Chính phủ
lâm thời ký Sắc lệnh số 27/SL thành lập Sở Thuế quan và Thuế gián thu “để
đảm nhiệm công việc của Sở Tổng Thanh tra độc quyền muối và thuốc phiện
và các Sở thương chính Bắc, Trung và Nam Bộ”. Sự kiện này có ý nghĩa lịch
sử rất quan trọng, đánh dấu sự ra đời của Hải quan Việt Nam, không chỉ để đáp
ứng nhu cầu của đất nước, mà còn khẳng định Hải quan là một công cụ không
thể thiếu của Quốc gia độc lập có chủ quyền.
Q trình xây dựng và phát triển của Hải quan Việt Nam luôn gắn liền
với các giai đoạn lịch sử cách mạng trọng đại của đất nước. Trong hơn 70 năm
qua, Hải quan Việt Nam đã vượt qua rất nhiều khó khăn và thách thức, khơng
ngừng phấn đấu và trưởng thành lớn mạnh, thu được những thành tựu quan
trọng, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Do tính chất đặc thù của mình, hoạt động hải quan ln gắn liền với hoạt
động đối ngoại, an ninh Quốc gia, hoạt động xuất nhập khẩu (XNK), đầu tư và
du lịch quốc tế, Hải quan Việt Nam luôn chủ động tiến hành cải cách và hiện

đại hóa, đã có những bước đi mạnh mẽ trong hội nhập quốc tế.
Ngày 7 tháng 11 năm 2006, Việt Nam chính thức được kết nạp vào Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO), đây là một dấu mốc quan trọng đánh dấu sự hội
nhập và phát triển của Việt Nam trên trường thế giới, gia nhập WTO cũng đồng
nghĩa Việt Nam phải chấp nhận các Hiệp định của WTO, trong đó có Hiệp định
liên quan tới lĩnh vực hải quan. Để thực thi các cam kết trên, ngành Hải quan phải
hoàn thiện tổ chức bộ máy và hoạt động của ngành đảm bảo theo hướng vừa quản
lý chặt chẽ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, thu đúng, thu đủ tiền thuế cho Nhà
nước, vừa tạo thuận lợi cho hoạt động tự do hóa thương mại.
1


Bên cạnh đó, cũng như nhiều ngành khác trong nước, càng hội nhập sâu
rộng vào nền kinh tế thế giới và khu vực, Hải quan Việt Nam càng phải đối mặt
với rất nhiều khó khăn và thách thức trong bối cảnh thương mại quốc tế tăng
trưởng mạnh cả về giá trị và khối lượng, cả thương mại hàng hóa và thương
mại dịch vụ. Sản xuất trong nước phát triển với tốc độ cao vẫn tiếp tục cần nhập
khẩu thiết bị, máy móc và ngun vật liệu. Kim ngạch hàng hố xuất khẩu tiếp
tục gia tăng với con số cao. Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng tiếp tục tăng
với tốc độ cao hơn, nhất là khi Việt Nam trở thành thành viên WTO và tham
gia vào các khu vực mậu dịch tự do. Về tình hình quốc tế: Sự phát triển của
thương mại quốc tế tiếp tục ngày một tăng cả về nội dung và hình thức. Tồn
cầu hố và các hiệp định tự do thương mại làm cho kim ngạch xuất nhập khẩu
hàng hoá của mỗi quốc gia tăng lên nhanh chóng. Bên cạnh việc hàng rào thuế
quan được giảm dần theo lộ trình cụ thể thì việc xuất hiện các hình thức bảo hộ
mới như hàng rào kỹ thuật, vệ sinh an tồn, mơi trường, chống bán phá giá, độc
quyền…ngày càng gia tăng và mâu thuẫn sâu sắc. Yêu cầu về vận chuyển, trao
đổi hàng hoá trong thương mại quốc tế phải nhanh chóng và đa dạng các loại
hình vận chuyển. Trong khi đó thương mại điện tử và nhiều hình thức thương
mại mới như các loại hình cung ứng và làm dịch vụ cho nước ngồi, kinh doanh

qua mạng đã phát triển nhanh chóng và trở lên phổ biến. Sự xuất hiện các nguy
cơ khủng bố quốc tế, buôn lậu, vận chuyển trái phép chất thải các loại, chất độc
gây nguy hiểm, các chất ma tuý, vũ khí, rửa tiền dưới nhiều hình thức khác dẫn
đến những nguy cơ bất ổn cho nền kinh tế và bất an cho lợi ích của cộng đồng.
Trước bối cảnh đó các cơ quan Hải quan trên thế giới đều phải thay đổi
để thích ứng với tình hình mới, phức tạp nhằm mục đích vừa đảm bảo tạo thuận
lợi tối đa cho hoạt động thương mại quốc tế qua việc áp dụng kỹ thuật quản lý
rủi ro, đầu tư trang thiết bị hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản
lý hải quan hiện đại vừa phải đảm bảo việc chấp hành và tuân thủ các quy định
2


của luật pháp hải quan nhằm đảm bảo an ninh, lợi ích kinh tế quốc gia, đảm
bảo an tồn cho dây chuyền cung ứng thương mại quốc tế.
Hải quan Việt Nam cũng khơng nằm ngồi xu hướng đó, chính vì thế đòi
hỏi Hải quan Việt nam phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách, phát triển và hiện đại
hoá. Ngày 14/3/2008 Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký Quyết định số 456/QĐBTC ban hành Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hoá ngành Hải quan
giai đoạn 2008 - 2010. Mục tiêu của Kế hoạch là đổi mới, hiện đại hóa một
cách mạnh mẽ, tồn diện các mặt cơng tác Hải quan nhằm nâng cao năng lực
quản lý, tạo thuận lợi cho hoạt động giao lưu thương mại và thực hiện đầy đủ
các cam kết Quốc tế. Nội dung hiện đại hố hải quan: Đến năm 2010 phải hồn
thành việc cải cách chuyển đổi các hoạt động nghiệp vụ hải quan theo chuẩn
mực của một tổ chức Hải quan hiện đại. Phù hợp với khu vực và Quốc tế, thực
hiện các cam kết quốc tế liên quan đến lĩnh vực Hải quan như: Công ước
KYOTO, Hiệp định trị giá GATT/WTO, Công ước HS, gồm: Chuyển đổi
phương pháp quản lý nghiệp vụ, cải cách quy trình một cửa, tăng cường sự
kiểm sốt của cơ quan Hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, giải quyết
được thách thức về sự gia tăng nhanh chóng của cơng việc với năng lực của cơ
quan Hải quan. Nâng cao khả năng thu thuế, góp phần tăng sức cạnh tranh của
doanh nghiệp trong nước.

Trong bối cảnh phát triển chung của tồn ngành, tơi chọn nghiên cứu vấn
đề về “Tổ chức và hoạt động của Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk” để làm đề tài
luận văn cao học chuyên ngành Quản lý công tại Học viện Hành chính Quốc gia.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Trên thực tế, trong những năm qua các cơng trình nghiên cứu có giá trị về
QLNN đối với tổ chức và hoạt động của Hải quan Việt Nam, Hải quan Đắk Lắk
là chưa có nhiều mà thường nghiêng về cải cách, hiện đại hóa Hải quan như:

3


“Tiếp tục cải cách thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu qua
cảng biển Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế” của TS. Nguyễn
Ngọc Túc, Tổng cục Hải quan, năm 2002; Báo cáo về chương trình “Hiện đại
hóa, tự động hóa” nhằm tăng cường năng lực Hải quan Việt Nam của TSKH.
Nguyễn Cát Hồ, Viện Nghiên cứu chiến lược Việt Nam, năm 2002; Dự án
Vie97/059 của (UNDP) về “ Nâng cao năng lực Hải quan Việt Nam”; Đề tài
cấp Bộ “Chiến lược phát triển ngành Hải quan 2004 – 2010” do ThS. Trương
Chí Trung, chủ nhiệm đề tài, năm 2004; “Cải cách thủ tục hành chính trong
lĩnh vực Hải quan” luận văn chun ngành quản lý cơng, Học viện Hành chính
Quốc gia của Nguyễn Đức Hạnh (2000).
Luận văn về “Đổi mới hoạt động của Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương”, chuyên ngành quản lý nhà nước, Học viện hành
chính Quốc gia của Vũ Hồng Dương (2002). Trong giai đoạn này, bộ máy hải
quan có các Cục Hải quan liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, vừa là
cấp trung gian, vừa là cấp trực tiếp tổ chức thực hiện các hoạt động hải quan.
Vì vậy, quá trình tổ chức hoạt động còn nhiều bất cập, đặc biệt là việc thực
hiện các nghiệp vụ hải quan, gây phiền hà cho các tổ chức kinh tế, vi phạm
pháp luật của một bộ phận cán bộ công chức hải quan… đã được luận văn chỉ
rõ nhằm hoàn thiện tổ chức, thể chế, hoạt động của hải quan, đáp ứng yêu cầu

của xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam giai đoạn đầu những năm
2000. Tuy nhiên, đến nay bộ máy, cơ cấu, tổ chức hải quan đã thay đổi căn
bản, nội dung đổi mới của luận văn đã khơng cịn nhiều giá trị thực tiễn.
Luận văn về “Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan”,
chun ngành Quản lý hành chính cơng, Học viện Hành chính Quốc gia của
Nguyễn Đức Hạnh (2000). Luận văn đã đánh giá thực trạng thủ tục hành chính
trong lĩnh vực hải quan để đề xuất các giải pháp cải cách thủ tục hành chính.

4


Tuy nhiên, các giải pháp này chỉ thực sự có ý nghĩa về mặt thực tiễn trong giai
đoạn những năm 2000.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về tổ chức bộ máy và hoạt động của Cục
Hải quan tỉnh Đắk Lắk, làm rõ cơ sở khoa học của việc cần phải tiếp tục hoàn
thiện bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động trong điều kiện mới.
- Đánh giá thực trạng tổ chức bộ máy và hoạt động của Cục Hải quan
tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua.
- Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện tổ chức bộ máy và hiệu quả hoạt
động của Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của Hải
quan Đắk Lắk trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được các mục đích nghiên cứu, đề tài thực hiện các nhiệm vụ cơ
bản sau:
- Hệ thống hóa và tiếp tục phát triển cơ sở lý luận quản lý nhà nước về
cơ cấu tổ chức, hiệu quả hoạt động.
- Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động của Cục
Hải quan tỉnh Đắk Lắk qua đó chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần phải được khắc

phục trong tổ chức bộ máy và hoạt động của Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức và hiệu quả hoạt động
của Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tổ chức bộ máy và hoạt động của Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk.

5


4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về đối tượng: Bao gồm các phịng ban chun mơn, các Chi
cục Hải quan và các tổ, đội thuộc, trực thuộc Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk. Phân
tích, đánh giá số liệu về số thu thuế XNK nộp ngân sách Nhà nước qua các
năm.
- Phạm vi về không gian: Được tiến hành ở các đơn vị thuộc và trực thuộc
Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk.
- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu được thực hiện dựa trên nguồn tài
liệu thu thập trong khoảng thời gian từ 2010 đến 2016.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta
về tổ chức bộ máy và hoạt động của Hải quan Việt Nam và Cục Hải quan tỉnh
Đắk Lắk.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng kết hợp đồng thời nhiều phương pháp nghiên cứu để
làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu, trong đó tập trung vào một số phương pháp cơ
bản sau đây:
- Phương pháp khảo cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu có liên quan để

có luận cứ khoa học cho việc đánh giá công tác tổ chức bộ máy và hoạt động
của Hải quan Đắk Lắk làm cơ sở để đánh giá thực trạng công tác này ở chương
2 của luận văn.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Được sử dụng nhằm phân tích, đánh
giá thực trạng việc tổ chức bộ máy và hoạt động của Hải quan Đắk Lắk, để từ
đó chỉ ra những tồn tại, nguyên nhân của những tồn tại làm cơ sở cho việc
nghiên cứu, đề xuất những giải pháp ở chương 3
6


- Phương pháp thống kê: Được tác giả sử dụng để xử lý các số liệu thu
thập được trong quá trình nghiên cứu đề tài.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn đề tài
Ý nghĩa lý luận của đề tài: Đề tài nghiên cứu, bổ sung để làm rõ các khái
niệm về cơ cấu tổ chức bộ máy, hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ hải quan.
Qua đó làm phong phú hơn lý luận về cơ cấu tổ chức bộ máy và hiệu quả hoạt
động của Hải quan Việt Nam nói chung và Hải quan Đắk Lắk nối riêng.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần
tăng cường hiệu lực hiệu quả hoạt động và cơ cấu tổ chức bộ máy của Cục Hải
quan tỉnh Đắk Lắk.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần mục lục, mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về cơ cấu tổ chức, hiệu quả hoạt động.
Chương 2: Phân tích thực trạng hoạt động và cơ cấu tổ chức của Cục
Hải quan tỉnh Đắk Lắk hiện nay.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức và hiệu
quả hoạt động của Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk.

7



Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA CỤC HẢI QUAN

1.1. Khái quát chung về Hải quan
1.1.1. Sự ra đời và phát triển của Hải quan Việt Nam
“Hải quan” là cụm từ được phiên dịch từ chữ Hán, theo khái niệm này
Hải quan là cơ quan Nhà nước phụ trách việc kiểm tra, giám sát., kiểm soát
hàng hoá, vật phẩm và phương tiện vận tải được phép đưa vào, đưa ra khỏi lãnh
thổ Quốc gia và thu thuế quan các loại động sản này.
Xét về lịch sử phát triển, từ Hải quan có nguồn gốc từ từ “Douane" của
người Ai Cập ngay từ khi Nhà nước của quốc gia này hình thành - từ này có
nghĩa là “thu quốc gia”. Sau đó từ này được La tinh hoá, rồi Pháp cũng sử dụng
từ này. Cịn Hi Lạp và Đức gọi là Zull cũng có nghĩa là “thu quốc gia”, Anh và
các nước nói tiếng Anh gọi là “Customs” - “tập quán”. Ban đầu. Hải quan được
thành lập với chức năng cơ bản là thu thuế đối với hàng hóa, phương tiện và
hành khách di chuyển qua biên giới quốc gia. Do chức năng cơ bản này, hiện
nay cơ quan Hải quan của nhiều nước trực thuộc Bộ Tài chính.
Theo tập qn và thơng lệ quốc tế Hải quan là công cụ hành pháp mà bất
cứ một Nhà nước nào cũng đều phải tổ chức ra để bảo vệ lợi ích, chủ quyền và
an ninh quốc gia trong hoạt động đối ngoại và kinh tế đối ngoại.
Tuỳ theo tình hình chính trị, hồn cảnh lịch sử, điều kiện kinh tế - xã hội
và mối quan hệ quốc tế của mỗi nước, mỗi khu vực trong từng thời kỳ mà chức
năng nhiệm vụ, hình thức tổ chức, tên gọi, phạm vi địa bàn hoạt động, vị trí
trong hệ thống bộ máy Nhà nước có thể khác nhau, nhưng xét về tính chất cơ
bản, Hải quan các nước đều có vai trị quan trọng như nhau: Đó là binh chủng

8



đặc biệt gác cửa đất nước về kinh tế, gắn liền với hoạt động đối ngoại, kinh tế
đối ngoại và an ninh quốc gia.
Theo sử sách, hoạt động thuế quan của Việt Nam xuất hiện từ thời Lý
(thế kỷ XI) và trở thành một bộ phận hữu cơ của nền ngoại thương. Năm 1858,
thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, đến năm 1884 Pháp thiết lập hệ thống thuế
quan khá hoàn chỉnh từ Trung ương đến địa phương.
Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, lập nên nước Việt Nam Dân
Chủ Cộng Hòa. Sự kiện này mở ra một trang sử mới cho đất nước Việt Nam
nói chung và cho ngành Hải quan nói riêng. Ngày 10/09/1945 Bộ trưởng Bộ
Nội vụ Võ Nguyên Giáp, thừa ủy quyền Chủ tịch Chính phủ lâm thời đã ký sắc
lệnh số 27- SL thành lập Sở Thuế quan và Thuế giám quản tiền thân của ngành
Hải quan, đánh dấu sự khởi đầu của Hải quan cách mạng Việt Nam. Trải qua
từng giai đoạn cách mạng, ngành Hải quan đã không ngừng phát triển, đảm bảo
đáp ứng yêu cầu các nhiệm vụ quản lý, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp cách
mạng của dân tộc.
Ngay sau khi thành lập, Hải quan Việt Nam đã tổ chức kiểm sốt chặt
chẽ hàng hóa xuất nhập khẩu, đấu tranh chống buôn lậu giữa vùng tự do với
vùng bị tạm chiến và phối hợp với các lực lượng khác thực hiện chủ trương
chống bao vây kinh tế của địch, bảo vệ chủ quyền thuế quan của Nhà nước, tạo
nguồn thu cho ngân sách quốc gia.
- Hải quan Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu
tranh thống nhất đất nước.
Nhiệm vụ của ngành Hải quan là cùng với cả nước xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ giải phóng Miền Nam thống
nhất đất nước. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, tháng 10 năm 1954 Hội đồng
Chính phủ đã quyết định giao Bộ Công Thương quản lý hoạt động ngoại thương
và thành lập Sở Hải quan thuộc Bộ Công Thương.
9



Ngày 27/2/1960, Chính phủ ban hành Nghị định 03/CP ban hành điều lệ
Hải quan, đây là văn bản pháp quy tương đối hoàn chỉnh đầu tiên về các luật
lệ, thủ tục Hải quan, được Nhà nước công bố và xác định lực lượng Hải quan
là “công cụ” đảm bảo thực hiện đúng chế độ Nhà nước độc quyền ngoại thương,
ngoại hối, thi hành chính sách thuế quan, tiếp nhận hàng viện trợ và chống buôn
lậu qua biên giới.
Đến năm 1962, Bộ Ngoại thương ban hành quyết định số 490 BNgT-QĐ
ngày 17/6/1962 đổi tên Sở Hải quan thành Cục Hải quan Trung ương trực thuộc
Bộ Ngoại Thương.
Sau giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, hệ thống Hải quan triển
khai hoạt động trên địa bàn cả nước. Do yêu cầu quản lý tồn diện, tập trung
thống nhất về cơng tác Hải quan, Chính phủ đã có Chỉ thị số 80/CT ngày
5/3/1979 quyết định chuyển tổ chức Hải quan ở các địa phương trực thuộc
UBND Tỉnh, Thành phố sang trực thuộc Cục Hải quan Trung ương.
Ngày 30/8/1984 Hội đồng Nhà nước đã có Nghị quyết số
547/NQ/HĐNN phê chuẩn việc thành lập Tổng cục Hải quan trực thuộc Hội
đồng Bộ trưởng. Sau đó, ngày 20/10/1984 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị
định số 139/HĐBT quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng
cục Hải quan. Theo đó, Ngành Hải quan được xác định là “cơng cụ chun
chính nửa vũ trang của Đảng và Nhà nước”. Đến năm 1990, Hội đồng Nhà
nước thông qua pháp lệnh Hải quan đánh dấu bước phát triển mới của ngành
Hải quan.
Kế thừa những thành tựu và kinh nghiệm thực tiễn trong công tác quản
lý Nhà nước về Hải quan qua những năm thực hiện pháp lệnh Hải quan, xuất
phát từ những yêu cầu khách quan của sự nghiệp đổi mới, của tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế và các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, tham gia.

10



Ngày 29/6/2001 tại kỳ họp thứ 9 Quốc Hội khóa X đã thông qua Luật
Hải quan và ngày 12/7/2001 Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam đã ký Lệnh số 09/2001/L/CTN công bố Luật Hải quan. Sự ra đời của Luật
Hải quan năm 2001 đã đánh dấu “một định hướng lớn” trong chính sách quản
lý Nhà nước về Hải quan và là một bước ngoặc khẳng định sự trưởng thành và
lớn mạnh của Hải quan Việt Nam. Xuyên suốt hơn nửa thế kỷ, lần đầu tiên hoạt
động quản lý Hải quan được ghi nhận trong một văn bản pháp luật có cấp độ
pháp lý chỉ đứng sau Hiến pháp – đạo luật cơ bản cao nhất Việt Nam.
Trước tác động của yêu cầu hội nhập quốc tế, yêu cầu đặt ra là phải hội
nhập tối đa các chuẩn mực quốc tế có liên quan đến Hải quan trên cơ sở phù
hợp với điều kiện, tình hình và mục tiêu hướng tới của Việt Nam. Mặc khác,
do yêu cầu của cải cách hành chính cũng như yêu cầu thay đổi mạnh về phương
thức quản lý và những vấn đề mới phát sinh, ngày 25/5/2005 Quốc hội Khóa
XI, kỳ họp thứ 7 đã thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Hải
quan. Hệ thống pháp luật về thủ tục Hải quan được từng bước điều chỉnh, sửa
đổi, bổ sung, thay thế theo hướng đơn giản, minh bạch, công khai, thuận tiện
và thống nhất, tạo cơ sở pháp lý cho việc từng bước triển khai hiện đại hóa thủ
tục Hải quan và quản lý Hải quan.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và định hướng phát triển kinh
tế của nước ta, ngành Hải quan đứng trước những nhiệm vụ ngày càng nặng nề
và phức tạp hơn, để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành và tạo điều kiện phối
hợp dễ dàng hơn với các cơ quan Nhà nước có liên quan, và theo u cầu của
q trình cải cách hành chính Nhà nước và để thực hiện cải cách bộ máy Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 113/2002/QĐ-TTg ngày
10/9/2002 về việc chuyển Tổng cục Hải quan vào Bộ Tài chính cho đến nay.

11



1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Hải quan Việt Nam
Chức năng, nhiệm vụ truyền thống của Hải quan là bảo vệ chủ quyền an
ninh kinh tế của quốc gia. Mục tiêu tổng quát của chức năng nhiệm vụ này là
đảm bảo việc bảo vệ và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế đất nước.
Chức năng của Hải quan trong xã hội thể hiện qua những mục tiêu mà
Hải quan nhằm đạt được thông qua các hoạt động của mình. Những mục tiêu
này thay đổi tuỳ theo hình thái ý thức xã hội và mơ hình phát triển kinh tế của
mỗi quốc gia.
Hải quan Việt Nam qua các thời kỳ phát triển của mình có những chức
năng cụ thể khác nhau. Theo nghị định 139/HĐBT ngày 20/10/1984, ngành Hải
quan có chức năng: kiểm tra, quản lý hàng hố, hành lý, ngoại hối và các công
cụ vận tải xuất nhập khẩu qua biên giới nước CHXHCN Việt Nam, thi hành
chính sách thuế nhập khẩu, ngăn ngừa, chống các hành vi vi phạm luật lệ Hải
quan và các luật lệ khác liên quan đến xuất nhập khẩu, chống các hoạt động
bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hố, tiền tệ qua biên giới, nhằm đảm bảo
đúng đắn chính sách Nhà nước độc quyền về ngoại thương, ngoại hối, góp phần
bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, phục vụ
cơng tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
Sau đó, Pháp lệnh Hải quan quy định chức năng Hải quan Việt Nam là
thực hiện “quản lý Nhà nước bằng Hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập
khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, mượn đường Việt Nam; đấu tranh chống
buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, ngoại hối và tiền Việt Nam qua
biên giới”
Việc xác định chức năng của Hải quan Việt Nam nói trên là xuất phát từ
yêu cầu khách quan của đất nước và trên cơ sở những điều ước quốc tế mà Việt
Nam ký kết hoặc tham gia, để góp phần “bảo đảm thực hiện chính sách của
Nhà nước về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học và công nghệ; hợp
12



tác và giao lưu quốc tế; bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia, lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân;” (Luật Hải quan 2001)
Như vậy, Hải quan Việt Nam có hai chức năng cơ bản là chức năng quản
lý Nhà nước về Hải quan và chức năng chống buôn lậu hoặc vận chuyển trái
phép hàng hóa qua biên giới.
Chức năng “quản lý Nhà nước về Hải quan” đối với hoạt động xuất khẩu,
nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh Việt Nam là nói đến cơ quan Hải
quan sử dụng quyền lực Nhà nước được thể chế hóa thành các quy phạm pháp
luật để điều chỉnh hoạt động của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp
luật Hải quan, tức là các hành vi của tổ chức và cá nhân thực hiện việc xuất
khẩu, nhập khẩu hàng hóa, vật phẩm và xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương
tiện vận tải ra, vào lãnh thổ Việt Nam, áp dụng các nghiệp vụ Hải quan nhằm
bảo vệ lợi ích, chủ quyền và an ninh quốc gia của Việt Nam.
Chức năng “đấu tranh chống buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng
hóa qua biên giới” là việc cơ quan Hải quan sử dụng quyền lực Nhà nước, được
xác định theo pháp luật, như trong điều 97, Bộ luật hình sự, điều 93 Bộ luật tố
tụng hình sự, chương 4 Luật Hải quan ... về khởi tố, điều tra ban đầu đối với
hai tội xâm phạm an ninh đối nội đối ngoại của Việt Nam là tội buôn lậu và tội
vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Theo điều 4 Luật Hải quan thì
hàng hóa bao gồm hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; hành lý, ngoại
hối, tiền Việt nam của người xuất cảnh, nhập cảnh; vật dụng trên phương tiện
vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; kim khí q, đá q, cổ vật, văn hóa
phẩm, bưu phẩm, các tài sản khác xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc lưu giữ
trong địa bàn hoạt động Hải quan.
Hai chức năng này là hai mặt của vấn đề thuộc quyền lực Nhà nước về
Hải quan để bảo vệ lợi ích, chủ quyền và an ninh quốc gia trong hoạt động đối
ngoại và kinh tế đối ngoại. Do đó, hai chức năng này có mối quan hệ tương hỗ
13



và tạo nên sức mạnh tổng hợp thuộc quyền lực của Hải quan Việt Nam, được
Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
1.1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hải quan Việt Nam
Điều 11 - Luật Hải quan quy định rõ: “Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ
thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hố, phương tiện vận tải; phịng, chống bn
lậu, vận chuyển trái phép hàng hố qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật
về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê hàng hố xuất khẩu,
nhập khẩu, kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý Nhà nước về Hải quan đối
với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính
sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu”.
Với những nhiệm vụ trên, Hải quan là người trực tiếp thực hiện các quy
định đối với các đối tượng chịu sự quản lý Hải quan, bao gồm các quy phạm
pháp luật do cơ quan Hải quan và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác
ban hành nghĩa là thực hiện cả “Luật nội dung” và “Luật hình thức”, nếu các
đối tượng đó khơng làm đúng các quy định của Nhà nước thì Hải quan có quyền
khơng cho các đối tượng đó xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh.
Những nhiệm vụ này vừa mang tính kinh tế vừa mang tính chính trị,
nhằm bảo vệ nền sản xuất trong nước và giữ gìn an ninh xã hội. Hoạt động xuất
nhập khẩu càng phát triển thì các vi phạm về quản lý Nhà nước về Hải quan
cũng có dấu hiệu tăng nhanh. Vì vậy nhiệm vụ này ngày càng mang tính phức
tạp, khó khăn hơn, địi hỏi sự nỗ lực khơng ngừng của cơ quan Hải quan, đặc
biệt là cấp thừa hành.
1.2. Cơ cấu tổ chức
1.1.1. Khái niệm và ý nghĩa
1.1.1.1. Khái niệm
Cơ cấu tổ chức thể hiện các mối quan hệ chính thức hoặc phi chính thức
giữa những con người trong tổ chức. Sự phân biệt hai loại mối quan hệ đó làm
14



xuất hiện hai dạng cơ cấu trong tổ chức là cơ cấu chính thức và cơ cấu phi chính
thức.
Cơ cấu tổ chức là tổng hợp các bộ phận (đơn vị và cá nhân) có mối quan
hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chun mơn hố, có những nhiệm vụ, quyền hạn và
trách nhiệm nhất định, được bố trí theo từng cấp, những khâu khác nhau nhằm
thực hiện các hoạt động của tổ chức và tiến tới những mục tiêu đã xác định.
Cơ cấu tổ chức thể hiện cách thức trong đó các hoạt động của tổ chức
được phân công giữa các phân hệ, bộ phận và cá nhân. Nó xác định rõ mối
tương quan giữa các hoạt động cụ thể; những nhiệm vụ, quyền hạn và trách
nhiệm gắn liền với các cá nhân, bộ phận, phân hệ của tổ chức; và các mối quan
hệ quyền lực bên trong tổ chức.
1.1.1.2. Ý nghĩa của cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức thể hiện cách thức trong đó các hoạt động của tổ chức
được phân công giữa các phân hệ, bộ phận và cá nhân. Nó xác đinh rõ mối
tương quan giữa các hoạt động cụ thể; những nhiệm vụ, quyền hạn và trách
nhiệm gắn liền với các cá nhân, bộ phận, phân hệ của tổ chức; và các mối quan
hệ quyền lực bên trong của tổ chức.
Nhờ việc cụ thể hoá tổ chức ra thành cơ cấu tổ chức mà từ đó, kể cả lãnh
đạo và các cán bộ công nhân viên trong cơng ty có thể thấy được vị trí của mình
trong cơng ty. Nhờ đó biết được trách nhiệm của mình mà cơng ty giao phó
trong khn khổ quyền hạn. Vì vậy, mọi người sẽ làm việc theo đúng thẩm
quyền của mình. Cơ cấu tổ chức cũng giúp cho nhà lãnh đạo quản lý nhân viên
được tốt hơn. Bởi vì qua cơ cấu tổ chức nhà lãnh đạo biết khá rõ về công việc
cũng như quyền hạn của nhân viên cấp dưới, từ đó sẽ biết được nhân viên có
làm theo đúng quyền hạn và trách nhiệm của mình khơng.
Cơ cấu tổ chức sẽ mơ hình hố các bộ phận và từ đó chỉ ra được mối
quan hệ giữa các bộ phận đó. Nhờ vậy các bộ phận sẽ biết được sự tương quan
15



với nhau nhiều hơn, kết quả của bộ phận này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của
bộ phận kia. Do vậy các bộ phận sẽ phối hợp với nhau nhịp nhàng để có được
kết quả cao nhất.
1.2.2. Các thuộc tính cơ bản của cơ cấu tổ chức
Các thuộc tính cơ bản của cơ cấu tổ chức là các chỉ tiêu hoặc các tham
số nói lên các mặt đặc trưng của cơ cấu tổ chức. Thơng qua những thuộc tính
này có thể hiểu được tình hình cơ bản của một tổ chức, xác định tính chất của
một tổ chức. Những thuộc tính này là cơ sở để đánh giá, so sánh đối với cơ cấu
tổ chức doanh nghiệp. các thuộc tính chủ yếu của cơ cấu tổ chúc bao gồm những
mặt sau:
1.2.2.1. Chun mơn hóa
Chun mơn hóa là một thuật ngữ dùng để chỉ việc phân chia một công
việc lớn thành các công việc nhỏ do các bộ phận chuyên trách đảm nhiệm.
Chính việc làm này đã giúp cho các cơng việc lớn phức tạp trở thành hàng loạt
các công việc nhỏ khơng địi hỏi q nhiều kỹ năng lao động ở một người công
nhân. Và như thế năng suất lao động của cả nhóm sẽ tăng lên.
Trong cuốn “Của cải của các dân tộc” Adam Smith đã đưa ra một ví dụ
tương đối điển hình về cơng dụng của chun mơn hóa bằng cách miêu tả lại
cơng việc của một xưởng sản xuất kim. Ông viết “Một người thợ kéo sắt thành
sợi mảnh, một người khác làm thẳng sợi sắt, người thứ 3 cắt kim, người thứ 4
tạo lỗ kim xâu, người thứ 5 mài dũa để thành một cây kim. Mười người trong
một ngày làm được 4800 cây kim trong khi đó nếu làm việc hồn tồn độc lập,
mỗi người chỉ có thể làm được 20 cây kim trong một ngày. Như thế có thể thấy
năng suất lao động đã tăng lên hơn 200 lần. Rất nhiều người đã đặt câu hỏi tại
sao chun mơn hóa lại tạo ra được một sự diệu kỳ như thế. Câu trả lời là ở
chỗ, về phương diện tâm sinh lý không một cơng nhân nào có đủ tất cả những
kỹ năng cần thiết để thực hiên tất cả các khâu của một công việc phức tạp.
16



×